Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NHÓM 2:

1. KỸ THUẬT QUAN SÁT


- Ưu điểm:
+ Cung cấp thông tin về hành vi thực tế của đối tượng được điều tra, cho phép hiểu rõ hơn
hành vi được nghiên cứu.
+ Nhà nghiên cứu có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu
hiệu hành vi người quan sát. Thậm chí đôi khi có thể gián tiếp quan sát các dấu hiệu phản
ánh hành vi.
+ Các dữ liệu thu thập thường khách quan, chính xác do được quan sát và ghi chép trực tiếp
thay vì dựa vào câu trả lời hay trí nhớ của đối tượng.
+ Nhờ vào những ưu điểm này, nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp quan sát trong
trường hợp đối tượng nghiên cứu có xu hướng từ chối phỏng vấn, đặc biệt trong các nghiên
cứu mang tính riêng tư.
+ Nó cũng được sử dụng trong các trường hợp đối tượng nghiên cứu có xu hướng trả lời sai
sự thật khi được hỏi trực tiếp. Có thể đó là những điều được phóng đại qua câu trả lời cho
câu hỏi đã từng từ thiện bao nhiêu tiền. Hoặc cũng có thể là cho những câu hỏi về thông tin
mà đối tượng cho là không quan trọng hoặc không thể nhớ nổi
- Nhược điểm:
+ Chỉ có thể sử dụng cho đối tượng xảy ra trong hiện tại. Có nghĩa là các đối tượng trong quá
khứ và tương lai thì không thể sử dụng phương pháp quan sát.
+ Cỡ mẫu nghiên cứu thường bị hạn chế do nhà nghiên cứu không thể quan sát trên cỡ mẫu
lớn vì lý do hạn chế về thời gian và ngân sách.
+ Mặc dù dữ liệu thu thập được là tương đối khách quan và chính xác, nhưng nhà nghiên cứu
không vững vàng có thể mắc phải sự suy đoán chủ quan hoặc mang định kiến khi suy đoán
đối tượng.
2. KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
- Ưu điểm:
+ Cho phép thay đổi bản chất cấu trúc và cơ chế của đối tượng, thay đổi điều kiện, ảnh hưởng
của những tác động bên ngoài bằng cách thay đổi những yếu tố nào đó của môi trường.
+ Có khả năng đi sâu vào quan hệ bản chất, xác định được các quy luật, phát hiện ra các
thành phần và cơ chế chính xác.Nhà nghiên cứu không thụ động chờ đợi sự xuất hiện các
hiện tượng mà tự mình tạo ra các điều kiện, nên có khả năng tính đến một cách đầy đủ hơn
các điều kiện đó, cũng như những ảnh hưởng mà các điều kiện ấy gây ra cho đối tượng.
+ Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thực hiện với những kết quả giống nhau, chứng tỏ một mối
quan hệ có tính quy luật và đảm bảo được tính tin cậy
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này thực hiện không đơn giản, nó đòi hỏi sự chuẩn bị công phu cả về lý luận
và công cụ thực hiện, nhiều khi nó đòi hỏi những trang thiết bị đặc biệt mà người sử dụng nó
phải được đào tạo thực hiện.
+ Mỗi thực nghiệm chỉ kiểm nghiệm và xác định được mối quan hệ giữa hai nhân tố, trong
khi đó một đề tài nghiên cứu lại đòi hỏi phải kiểm nghiệm nhiều nhân tố.
3. KỸ THUẬT ĐIỀU TRA THĂM DÒ
- Ưu điểm:
+ Phương pháp này mang đến một góc nhìn thực tế hơn, và miêu tả hành vi của khách hàng
tốt hơn những phương pháp mang tính giả thuyết khác
+ Có thể quan sát sự khác biệt của hành vi khách hàng khi ra quyết định mua hàng theo cá
nhân và theo nhóm.
+ Phương pháp cho phép nhà nghiên cứu tạo ra tình huống giả định và thu thập được phản
ứng thực tế của khách hàng, thay vì phải dự đoán nó qua dự liệu
+ Việc quan sát hành vi ban đầu theo nhân khẩu học sẽ hiệu quả hơn
+ Nếu chân dung khách hàng đòi hỏi các thông tin phi ngôn ngữ, phương pháp quan sát sẽ là
lựa chọn hợp lý
+ Phương pháp cung cấp những thang đo đáng tin cậy hơn về hành vi thực tế của khách hàng
so với những báo cáo dựa trên những dữ liệu thông thường
- Nhược điểm:
+ Nếu không được khuyến khích đúng cách người được khảo sát thường không đưa ra những
câu trả lời chính xác và chân thật.
+ Những người được hỏi có thể cảm thấy không thoải mái khi phải cung cấp các thông tin
mang tính cá nhân hoặc các liên quan đến các vấn đề nhạy cảm.
+ Câu trả lời của đối tượng khảo sát có thể thiếu chính xác vì họ không nhớ rõ vấn đề hoặc
đơn giản là cảm thấy nhàm chán với cuộc khảo sát.
+ Các câu hỏi đóng có thể mang lại thông tin ít có giá trị hơn các loại câu hỏi khác.
+ Lỗi dữ liệu có thể xảy ra khi người được khảo sát không trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi.
Nguyên nhân là do sự khác nhau trong đặc điểm của tập mẫu người chọn trả lời và không trả
lời câu hỏi.
+ Mỗi người khảo sát có thể hiểu các lựa chọn trả lời theo cách khác nhau, từ đó dẫn đến sự
thiếu chính xác trong dữ liệu thu thập được. Ví dụ, câu trả lời “khá đồng ý” có thể được hiểu
khác nhau tùy vào chủ đề và đối tượng trả lời.
+ Khảo sát tùy chỉnh có thể có khả năng mắc một số loại lỗi nhất định

You might also like