Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


---------------------

LÊ NGUYÊN CÔNG

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI


SAU SÁP NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ NGUYÊN CÔNG

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI


SAU SÁP NHẬP
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÀ


XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN

TS. Nguyễn Phú Hà PGS. TS. Trịnh Hoa Mai

Hà Nội – 2016
MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ............................................ Error! Bookmark not defined.
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...................................... 3
5. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH
GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................. 5
1.1.Tổng quan tài liệu............................................................................................ 5
1.2.Cơ sở lý luận về định giá cổ phiếu
............................................................................................................................... E
rror! Bookmark not defined.
1.2.1.Các khái niệm chung ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.Định giá cổ phiếu ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.3.Vai trò ý nghĩa của việc định giá cổ phiếu . Error! Bookmark not defined.
1.2.4.Các nguyên tắc cơ bản trong việc định giá cổ phiếuError! Bookmark not
defined.
1.3.Mua bán sáp nhập và Định giá cổ phiếu ngân hàng thương mại sau sáp nhập
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
1.3.1.Mua bán sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàngError! Bookmark not
defined.
1.3.2.Định giá cổ phiếu ngân hàng ...................... Error! Bookmark not defined.
1.4.Các phương pháp định giá
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
1.4.1.Phương pháp tính dựa trên giá trị tài sản ròng có điều chỉnh ............Error!
Bookmark not defined.
1.4.2.Phương pháp chiết khấu luồng tiền thu nhập DCFError! Bookmark not
defined.
1.4.3.Phương pháp hệ số so sánh ........................ Error! Bookmark not defined.
1.4.4.Phương pháp giá trị kinh tế gia tăng (EVA)Error! Bookmark not
defined.
1.5.Một số yếu tố cần xem xét đến khi định giá cổ phiếu
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
1.5.1.Thuế ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.2.Lạm phát...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.3.Can thiệp của Chính phủ............................. Error! Bookmark not defined.
1.5.4.Sự khác biệt về chuẩn mực kế toán ............. Error! Bookmark not defined.
1.5.5.Một số yếu tố đặc thù khác.......................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...............Error!
Bookmark not defined.
2.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
2.2. Phương pháp phân tích
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp – phân tích ............. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp Case Study ............................ Error! Bookmark not defined.
2.3. Giả định của nghiên cứu
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI SAU SÁP NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark
not defined.
3.1. Thực trạng hoạt động định giá Doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
3.1.1. Các phương pháp định giá phổ biến ........... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Những kết quả đạt được .............................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Các vấn đề đặt ra đối với hoạt động định giá Doanh nghiệp ở Việt Nam
.............................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng hoạt động M&A và định giá Ngân hàng Thương Mại tại Việt Nam
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
3.2.1. Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt NamError! Bookmark
not defined.
3.2.2. Diễn biến quá trình sáp nhập của 4 trường hợp điển hìnhError! Bookmark
not defined.
3.2.3. Những hạn chế và ảnh hưởng của hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng trong thời gian qua .............................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Định giá ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
3.3.1. Xây dựng bộ số liệu chuẩn .......................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Tiến hành quá trình định giá cổ phiếu......... Error! Bookmark not defined.
3.3. Đánh giá về các phương pháp định giá cổ phiếu: áp dụng cho trường hợp
M&A của HBB và SHB, MHB và BIDV
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
3.3.1. So sánh kết quả của 4 phương pháp ............ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Một số kết luận rút ra từ việc tiến hành định giá cổ phiếu bằng 4 phương
pháp
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3 ................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG SAU SÁP NHẬPError! Bookmark not
defined.
4.1. Triển vọng phát triển của thị trường mua bán sáp nhập Ngân hàng và việc định
giá cổ phiếu Ngân hàng Thương mại
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
4.1.1. Định hướng phát triển của cơ quan quản lý Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Mục tiêu phát triển của thị trường............... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Kỳ vọng của nhà đầu tư............................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Kết quả nghiên cứu rút ra
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
4.3. Kiến nghị và đề xuất
............................................................................................................................. Er
ror! Bookmark not defined.
4.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý ..................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Kiến nghị với nhà quản trị điều hành .......... Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Kiến nghị đề xuất với nhà đầu tư................. Error! Bookmark not defined.
4.3.4. Kiến nghị về mô hình nghiên cứu định giá cổ phiếuError! Bookmark not
defined.
Kết luận chương 4 ................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 8
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với Việt Nam, tái cấu trúc nền kinh tế để hướng tới hội nhập và phát
triển kinh tế bền vững là xu hướng tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện
nay.Trong đó, tái cấu trúc Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính được
xem là lĩnh vực chủ đạo, then chốt, quyết liệt nhất. Quyết liệt không chỉ từ chỉ
đạo của các cơ quan quản lý, của thị trường, mà còn từ nội bộ các Ngân hàng
thương mại.Là một trong những biện pháp được khuyến khích từ phía các cơ
quan quản lý, Mua bán sáp nhập(M&A) được xem là biện pháp hữu hiệu hàng
đầu trong việc đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Trên thực tế, trong thời
gian qua, đã có trên 10 vụ M&A diễn ra trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Các
hình thức, cách thức tiến hành, đối tượng tham gia rất đa dạng, với giá trị các
thương vụ ngày càng lớn.Vấn đề được quan tâm ở đây là làm sao để đánh giá
được thương vụ M&A đó có thành công hay không, thành công ở mức độ
nào?Trong nhiều tiêu thức để đánh giá hiệu quả của M&A thì giá của cổ phiếu
ngân hàng sau sáp nhập là một tiêu thức đánh giá vô cùng quan trọng.
Trước và sau khi tiến hành M&A, đều cần phải định giá chính xác giá trị
thực sự của tổ chức đó, từ đó mới tận dụng được nguồn lực, đánh giá chính xác
vị thế giá trị của tổ chức, giúp vững tin cho các nhà đầu tư tham gia. Việc định
giá này phải tiến hành bởi các tổ chức tư vấn độc lập, uy tín, phải là sự nghiên
cứu kỹ lưỡng của tất cả các bên tham gia. Nghiên cứu của Bain & Company
(2013) thực hiện khảo sát với 352 nhà điều hành trên thế giới của các doanh
nghiệp Ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất và doanh nhiệp trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe chỉ ra rằng 70% các doanh nghiệp đánh giá quá cao lợi ích cộng
hưởng từ các thương vụ sáp nhập.

1
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là việc định giá sau sáp nhập đã chính xác
với giá trị thực của tổ chức mới hình thành chưa? Cụ thể trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng tại Việt Nam, khi định giá Ngân hàng thương mại sau sáp nhập đã
được tính toán như thế nào và làm cách nào để đánh giá được giá đó có chính
xác hay không, rộng hơn là góp phần đánh giá hiệu quả của hoạt động M&A.
Nhận thấy vấn đề trên chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu,trong khi lại
có tính thực tiễn cao, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài :” Định giá cổ phiếu
Ngân hàng Thƣơng mại sau sáp nhập” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về M&A, trong đó nhấn mạnh các
giai đoạn tiến hành của một hoạt động M&A tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh
vực Ngân hàng.
- Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết của việc định giá cổ phiếu, áp dụng
lý thuyết vào việc định giá cổ phiếu của các ngân hàng trong thời gian qua.
Trong đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu với giá trị sổ
sách, thị giá của cổ phiếu ngân hàng trước và sau sáp nhập.
- Nghiên cứu các phương pháp định giá, tìm kiếm một mô hình định
giá, phương pháp định giá tốt nhất cho cổ phiếu của Ngân hàng thương mại niêm
yết. Từ đó áp dụng định giá cổ phiếu của một Ngân hàng thương mại sau thời
điểm sáp nhập.
- Đề tài nghiên cứu đề xuất và kiến nghị về việc áp dụng phương
pháp định giá phù hợp nhất cho cổ phiếu ngân hàng hình thành sau sáp nhập.
Câu hỏi nghiên cứu:
Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đi vào giải quyết các câu hỏi

2
nghiên cứu sau:
- Một là, cơ sở, căn cứ định giá cổ phiếu hiện nay đang áp dụng ,
Phương pháp định giá cổ phiếu hiện nay đang áp dụng như thế nào?
- Hai là, các nhân tố nào ảnh hưởng tới giá cổ phiếu và việc định giá
cổ phiếu trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam hiện nay?
- Ba là, các đặc thù của mua bán sáp nhập trong lĩnh vực Ngân hàng ?
- Bốn là, phương pháp nào là phù hợp nhất cho việc định giá cổ phiếu
của Ngân hàng ở Việt Nam, áp dụng cho trường hợp sáp nhập hợp nhất ?
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là : Cổ phiếu của một Ngân hàng
thương mại sau sáp nhập, hoạt động định giá cổ phiếu của một Ngân hàng
thương mại cổ phần sau sáp nhập.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đề cập nghiên cứu việc định giá đối với cổ
phiếu phổ thông(cổ phiếu thường) của các Ngân hàng thương mại cổ phần đã
niêm yết trên sàn chứng khoán. Các loại hình cổ phiếu khác như cổ phiếu ưu đãi,
hoặc cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần chưa niêm yết,v.v… nằm
ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Về không gian: Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết sau sáp nhập.
- Về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu là 2012 – 2015, có tham vấn vài
sự kiện diễn ra trước đó trên thế giới
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn của
việc định giá cổ phiếu trong bối cảnh sau khi các doanh nghiệp và tổ chức tín
dụng thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập.

3
- Nghiên cứu các phương pháp định giá cổ phiếu ngân hàng sau sáp
nhập, chỉ ra các điểm cần chú ý nhằm khắc phục sai sót và đề xuất các kiến nghị
với các chủ thể tham gia M&A, với cơ quan quản lý các giải pháp hoàn chỉnh
công tác định giá cổ phiếu.
- Giúp cho các nhà đầu tư một cách thức định giá chính xác giá trị
của các Ngân hàng Thương mại sau M&A.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần tóm tắt, tài liệu tham khảo, lời nói đầu và các phụ lục đính
kèm, luận văn bao gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về định giá cổ phiếu
Ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu luận văn
Chương 3: Thực trạng định giá cổ phiếu Ngân hàng thương mại sau
sáp nhập ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Kiến nghị và đề xuất hoàn thiện việc Định giá cổ phiếu
Ngân hàng Thương mại sau sáp nhập

4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH
GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Tổng quan tài liệu


Sau giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục và dần
lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ của mình. Theo số liệu của Tổng cục thống kê,
tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2015 đạt 6,68%, cao nhất 5 năm. Trên thị
trường, xuất hiện các nhu cầu giải quyết tồn đọng của khủng hoảng, xử lý các
doanh nghiệp yếu kém, đồng thời củng cố vị thế và thâu tóm thị trường từ các
doanh nghiệp đang đà phát triển. Mua bán sáp nhập nổi lên là giải pháp hữu hiệu
nhất, nhanh gọn nhất để giải quyết các vấn đề này. Đây là đề tài được tập trung
nghiên cứu từ lâu, với nhiều đề tài công trình nghiên cứu lớn, tuy nhiên do
những diễn biến nhanh chóng từ thị trường gần đây cho thấy rằng các nhà nghiên
cứu và nhà thực tiễn rất cần thiết phải bổ sung những nghiên cứu mới, đặc biệt là
trong lĩnh vực định giá cổ phiếu.
Ngay từ đầu những năm 2000, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbirght
đã có hàng loạt bài viết truyền tải các kiến thức về định giá cổ phiếu thường và
cách thức tiến hành M&A. Các phương pháp định giá cổ phiếu và ưu nhược
điểm từng phương pháp được trình bày rõ ràng đầy đủ trong các tài liệu của
chương trình. Mặc dù chúng rất hữu ích nhưng vẫn chưa chỉ rõ sử dụng phương
pháp nào trong điều kiện Việt Nam sẽ hiệu quả.
Trong hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Tiến sĩ:
“Luận cứ khoa học về phương pháp định giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” bảo vệ thành công năm 2003, tác giả Vũ Thị Kim Liên đã đề
cập và phân tích các lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về phương pháp

5
định giá cổ phiếu, sắp xếp, phân loại các nhóm phương pháp và chỉ ra các
phương pháp phổ biến áp dụng trên thế giới. Luận án đã nêu bật ưu, nhược điểm
từng phương pháp, đồng thời chỉ ra các điểm quan trọng cần chú ý khi áp dụng
từng phương pháp. Tác giả đã chỉ ra điểm mấu chốt trong cách định giá cổ phiếu
tại Việt Nam là việc chưa tính toán được hết các yếu tố tạo nên giá trị doanh
nghiệp, việc sử dụng các phương pháp cứng nhắc và không phù hợp với loại
hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận án vẫn chưa giải thích rõ các nhân tố ảnh
hưởng đến giá trị cổ phiếu, giá cả trên thị trường, chưa phân biệt rõ định giá trên
thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ như thế nào.
Trong bài viết “Nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán của Việt Nam –
Một số điểm cần lưu ý” đăng trên mục nghiên cứu và trao đổi, tạp chí Phát triển
và Hội nhập số 8 tháng 1 năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung có phân loại
các nhân tố tác động tới giá chứng khoán theo nguồn gốc hình thành, đó là nhân
tố nội sinh, nhân tố ngoại sinh, và các nhân tố ảnh hưởng khác. Tác giả đưa ra
những luận điểm cần chú ý khi tiến hành phân tích giá cổ phiếu, qua đó đã chỉ ra
và làm rõ hơn các nhân tố vô hình, các lợi thế thương mại của công ty, đồng thời
đề cập đến tác động của các yếu tố đặc biệt. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa làm rõ
được tác động và mối liên hệ căn bản của các nhân tố với nhau, chưa chỉ rõ sự
ảnh hưởng lan tỏa dây chuyền giữa các nhân tố. Các điểm cần chú ý mà bài viết
đưa ra vẫn chưa thực sự là cách giải quyết các vấn đề được đề cập. Bản thân
cách phân chia các nhân tố theo tác giả vẫn chưa thật sự hợp lý.
Dựa trên kinh nghiệm làm việc lâu năm tại nước ngoài, tác giả Mạc Quang
Huy trong cuốn “cẩm nang ngân hàng đầu tư” xuất bản năm 2009 đã hệ thống
hóa lại các phương pháp định giá chứng khoán thành 3 loại: Phương pháp định
giá dựa theo thu nhập (bao gồm GGM, DCF, EVA), phương pháp dựa trên hệ số

6
so sánh (PER, PEB, EBITDA) và phương pháp hỗn hợp (sử dụng đồng thời kết
hợp hai phương pháp). Cuốn sách được đánh giá rất cao vì đã đề cập đến phương
pháp hay và rất mới trên thế giới, đồng thời chỉ ra cách thức vận hành kết hợp nhiều
phương pháp định giá sẽ tăng hiệu quả định giá và giảm thiểu sai lệch. Tác giả đã
có những ý kiến rất quan trọng về việc định giá cổ phiếu khi tiến hành sáp nhập.
Trong luận án tiến sĩ đề tài:”Cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp của các
tổ chức định giá ở Việt Nam năm 2010” tác giả Phạm Tiến Đạt đã làm nổi bật
vấn đề thực trạng cơ chế xác định giá trị, những tồn tại và hạn chế của các cơ chế
xác định giá trong điều kiện kinh tế Việt Nam. Nhìn thẳng vào thực tế hoạt động
định giá tại các tổ chức định giá, tác giả chỉ rõ những bất cập, hạn chế, những
điểm cần chú ý cần hoàn thiện và nguyên nhân. Điểm thiếu sót của luận án là
chưa đề cập đến rủi ro trong hoạt động định giá, phải làm sao để hạn chế được
rủi ro và sai số của phép đo, và cách thưc khắc phục sai số, rủi ro trong hoạt
động định giá.
Về lĩnh vực M&A, đầu những năm 2000 đã có một vài công trình nghiên
cứu sâu về M&A và triển vọng M&A trên thị trường Việt Nam. Khi đó, trên thị
trường đã xuất hiện nhiều thương vụ mua bán sáp nhập gây chấn động, như vụ
mua lại kem đánh răng Dạ Lan, vụ sáp nhập Ngân hàng nông thôn Đồng
Tháp,v.v… Liên tục trong các báo cáo thường niên M&A từ năm 2007 đến
2012, STOXPLUS đánh giá rất cao thị trường Việt Nam, chỉ ra sự tăng trưởng
nóng của thị trường đặc biệt là trong năm 2012, năm vàng của hoạt động M&A.
Báo cáo M&A 2013-2014 của diễn đàn M&A Việt Nam cho thấy, năm 2014 là
năm bắt đầu của làn song thứ hai sau làn sóng 2003-2013. Ngoài ra báo cáo cũng
đề cập, trong tương lai M&A trong lĩnh vực Tài chính sẽ phát triển mạnh, tiệm
cận với tỷ trọng giá trị các thương vụ trong tổng giá trị M&A của thế giới.

7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Bảo Anh, 2006. Tham luận về khung pháp lý liên quan đến vấn
đề mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Trình bày tại website:
Baolawfirm.com.vn.
2. Chính phủ, 2012. Quyết định 254 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ
thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Hà Nội, ngày 01/03/2012.
3. Nguyễn Đình Cung – Nguyễn Minh Đức, 2007. Thâu tóm và hợp
nhất về khía cạnh quản trị công ty: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế trung ương.
4. Cục quản lý cạnh tranh, 2014. Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam.
Tháng 1/2014.
5. Nguyễn Thị Mỹ Dung ,2013. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Một số điểm cần lưu ý. Tạp chí
Phát triển và hội nhập, số 8 – tháng 1/2013, tr 42-45.
6. Phạm Tiến Đạt, 2010. Cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp của các
tổ chức định giá ở Việt Nam. Luận án Tiến Sĩ kinh tế. Học viện Tài Chính.
7. Lương Minh Hà, 2009. Hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực Tài
Chính Ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, Số 08 – tháng 9/2009, tr 8 -9.
8. Mạc Quang Huy, 2009. Cẩm nang Ngân hàng đầu tư. Hà Nội: Nxb
Thống kê.
9. Nguyễn Thị Ngọc Khuyên, 2009. Định giá trong hoạt động mua lại và
sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam. luận văn thạc sĩ. ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
10. Vũ Thị Bích Liên, 2003. Luận cứ khoa học về phương pháp định
giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến Sĩ kinh tế.
Học viện Ngân hàng
11. Lê Thị Ái Linh, 2008. Giải pháp cho Ngân hàng Thương mại Việt
Nam trước xu thế sáp nhập và mua lại. Luận văn thạc sĩ. ĐH Ngân hàng Tp Hồ
Chí Minh

8
12. Nguyễn Sơn Nam, 2006. Mua bán sáp nhập doanh nghiệp Những
bước đường thành công. Hà Nội: Nhà xuất bản Công An nhân dân.
13. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Thông tư 36/2010/TT – NHNN về
việc sáp nhập hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng, ngày 11/02/2010
14. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam. Ban hành ngày
ngày 26/10/2010.
15. Quốc hội, 2004. Luật cạnh tranh. Ban hành ngày 03/12/2004
16. Quốc hội, 2013. Luật Chứng Khoán. Ban hành ngày 18/12/2013
17. Quốc hội, 2014. Luật Doanh nghiệp. Ban hành ngày 26/11/2014.
18. STOXPLUS. Báo cáo M&A Việt Nam, các năm từ 2011 đến 2015
Tài liệu tiếng Anh
1 Gary A.Dymski, 2002. The Global Bank merger wave: Implication
for developing country. April 8th.
2 Markowitz, H.M. (1959). Portfolio Selection: Efficient
Diversification of Investments. New York: John Wiley & Sons. (reprinted by
Yale University Press, 1970, ISBN 978-0-300-01372-6; 2nd ed. Basil Blackwell,
1991, ISBN 978-1-55786-108-5)
3 Rym Ayadi and Georges Pujals, 2005. Bank merger and
Acquisitions in the EU: Overview, assessment an Prospects. The European
Money and Finance Forum Vienna.
4 Yener Altunbas – David Marques Ibanez, 2004. Merger and
acquisitions and bank performance in Europe – the role of strategic Bank.
Các website tham khảo
www.sbv.gov.vn : website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
www.cafef.vn : Trang thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán
www.maf.vn Diễn đàn mua bán sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam
www.gso.gov.vn : website của Tổng cục thống kê

9
www.saga.vn : Chuyên trang về tài chính, quản trị doanh nghiệp

10

You might also like