BS PHẠM NGUYỄN HOÀNG VIỆT NGOẠI CHẤN THƯƠNG

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 60

SỞ Y TẾ NINH THUẬN

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ


NĂM 2022

KHẢO SÁT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT


THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN ĐƯỜNG MỔ
NHỎ SAU NGOÀI TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ
XƯƠNG ĐÙI Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI

Chủ nhiệm đề tài: BS.CKII. PHẠM NGUYỄN HOÀNG VIỆT


Cộng sự: BS. HUỲNH ĐỨC
CNĐD. NGUYỄN THỊ NGA

CNĐD. LỤC NGÔ HUYỀN TRÂN

TCĐD. NGUYỄN THỊ KIM OANH

Ninh Thuận, năm 2022


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................i


DANH MỤC BẢNG – HÌNH......................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................................iii
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHỚP HÁNG...................3
1.1.1. Hệ thống xương của khớp háng.........................................................................3
1.1.2. Hệ thống bao khớp và dây chằng.......................................................................5
1.1.3. Cấu trúc xương xốp bên trong...........................................................................5
1.1.4. Các cơ...............................................................................................................6
1.1.5. Mạch máu nuôi dưỡng cổ chỏm xương đùi........................................................6
1.1.6. Chức năng vận động..........................................................................................7
1.1.7. Chức năng chịu lực...........................................................................................8
1.1.8. Đánh giá chất lượng xương...............................................................................8
1.1.8.1. Loãng xương và liên quan với gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi...............8
1.1.8.2. Đánh giá chất lượng xương theo Singh.........................................................8
1.2. ĐẶC ĐIỂM GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI.................9
1.2.1. Ảnh hưởng của gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi đối với sức khỏe bệnh nhân
và xã hội......................................................................................................................... 9
1.2.1.1. Phân loại loãng xương................................................................................10
1.2.1.2. Loãng xương tuổi già..................................................................................11
1.2.2. Bệnh lý nội khoa phối hợp ở người cao tuổi.....................................................11
1.2.3. Chẩn đoán gãy cổ xương đùi...........................................................................13
1.2.4. Phân loại gãy cổ xương đùi..............................................................................13
1.2.4.1. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt phẳng ngang theo
Pauwels [59], [66]....................................................................................................13
1.2.4.2. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy của Garden RS...................................14
1.2.5. Chẩn đoán các bệnh kèm theo..........................................................................14
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI............................14
1.3.1. Điều trị bảo tồn...............................................................................................14
1.3.2. Điều trị phẫu thuật kết hợp xương....................................................................15
1.3.3. Phẫu thuật thay khớp háng...............................................................................15
1.4. GIỚI THIỆU KHỚP HÁNG BÁN PHẦN........................................................16
1.4.1. Thay khớp háng bán phần................................................................................16
1.4.2. Sự vận hành của khớp nhân tạo........................................................................17
1.4.3. Vai trò của phục hồi chức năng sau thay khớp háng.........................................17
1.5. LỊCH SỬ THAY KHỚP HÁNG........................................................................18
1.5.1. Trên thế giới....................................................................................................18
1.5.2. Tại Việt Nam..................................................................................................19
1.6. CÁC ĐƯỜNG MỔ TRONG THAY KHỚP HÁNG.........................................20
1.6.1. Đường mổ trước..............................................................................................20
1.6.2. Đường mổ ngoài.............................................................................................20
1.6.3. Đường mổ trước ngoài (Watson - Jones)..........................................................21
1.6.4. Đường mổ trực tiếp ngoài (Hardinge)..............................................................21
1.6.5. Đường mổ sau bên (Gibson)............................................................................22
1.7. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG PHẪU THUẬT THAY
KHỚP HÁNG.............................................................................................................23
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh......................................................................................25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................25
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu........................................................................25
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................................26
2.2.3.1. Đặc điểm chung..........................................................................................26
2.2.3.2. Đặc điểm lâm sàng......................................................................................26
2.2.3.3. Hình ảnh X-quang.......................................................................................27
2.2.3.4. Phẫu thuật thay khớp háng..........................................................................28
2.2.4. Phương tiện và phương pháp phẫu thuật..........................................................28
2.2.4.1. Phương tiện.................................................................................................28
2.2.4.2. Phương pháp phẫu thuật.............................................................................29
2.2.3.4. Săn sóc và theo dõi sau phẫu thuật..............................................................32
2.2.4. Quy trình luyện tập và phục hồi chức năng......................................................32
2.2.5. Đánh giá kết quả phẫu thuật.............................................................................33
2.2.6. Đánh giá kết quả sau 3 tháng, 6 tháng..............................................................35
2.3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................36
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................38
PHỤ LỤC 1: PHIẾU NGHIÊN CỨU.......................................................................45
PHỤ LỤC 2: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT.............................50
THAY KHỚP HÁNG................................................................................................50
i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASA : American Sociaty of Anesthesiologist


Hiệp hội gây mê hồi sức Mỹ
BN : Bệnh nhân
CS : Cộng sự
CXĐ : Cổ xương đùi
CTCH : Chất thương chỉnh hình
PHCN : Phục hồi chức năng
GCXĐ : Gãy cổ xương đùi
KHX : Kết hợp xương
TNSH : Tai nạn sinh hoạt
TNGT : Tai nạn giao thông
TNLĐ : Tai nạn lao động
TKH : Thay khớp háng
TKHBP : Thay khớp háng bán phần
TKHTP : Thay khớp háng toàn phần
ii

DANH MỤC BẢNG – HÌNH

HÌNH 1.1. GIẢI PHẪU KHỚP HÁNG [7].................................................................3


HÌNH 1.2. MINH HỌA CÁC THÀNH PHẦN KHỚP HÁNG [48].........................4
HÌNH 1.3. ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI BÊN PHẢI [48].............................................5
HÌNH 1.4. HỆ THỐNG DÂY CHẰNG KHỚP HÁNG [57].....................................5
HÌNH 1..5 MẠCH MÁU NUÔI DƯỠNG CHO CỔ, CHỎM XƯƠNG ĐÙI...........6
HÌNH 1.6. PHÂN ĐỘ LOÃNG XƯƠNG THEO CHỈ SỐ SINGH [62]..................9
HÌNH 1.7. PHÂN ĐỘ GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI [60]................................................13
HÌNH 1.8. GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI PHÂN LOẠI THEO GARDEN [46]..............14
HÌNH 1.9. KHỚP HÁNG BIPOLAR.......................................................................16
HÌNH 1.10. KHỚP HÁNG HÃNG GROUPE LÉPINE..........................................17
HÌNH 1.11. KHỚP HÃNG HÃNG IMPLANTCAST.............................................17
HÌNH 2.1. PHÂN ĐỘ GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI THEO GARDEN [32]..................28
HÌNH 2.2. DỤNG CỤ THAY KHỚP HÁNG...........................................................29
HÌNH 2.3. DỤNG CỤ THAY KHỚP HÁNG...........................................................29
HÌNH 2.4. TƯ THẾ BỆNH NHÂN, ĐƯỜNG RẠCH DA [31]...............................30
HÌNH 2.5. TÁCH CƠ MÔNG LỚN, BỌC LỘ CHỎM [31]...................................30
HÌNH 2.6. ĐƯỜNG CẮT CHỎM [4].......................................................................31
HÌNH 2.7. LẤY CHỎM……………………………………………………… 31

HÌNH 2.8. ĐO KÍCH THƯỚC CHỎM....................................................................31


HÌNH 2.9. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ KHỚP NHÂN TẠO TRÊN PHIM THẲNG........35
iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy cổ xương đùi là một trong những gãy xương thường gặp nhất ở người cao
tuổi, liên quan nhiều đến bệnh lý loãng xương. Cùng với sự gia tăng tuổi thọ, số
bệnh nhân gãy cổ xương đùi ngày càng nhiều. Hậu quả của gãy cổ xương đùi ở
người cao tuổi thường rất nặng nề, làm tăng chi phí điều trị cho bản thân người
bệnh cũng như cho xã hội. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tối ưu cho tổn
thương này ở người cao tuổi thật không đơn giản và đang là chủ đề được bàn luận
nhiều. Theo ước tính hàng năm ở Mỹ có khoảng 250.000 trường hợp có tổn thương
xương vùng đầu trên xương đùi trong đó có khoảng 50% gãy cổ xương đùi và dự
kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050 [5], [45], [59].
Cho đến nay có nhiều phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi bao gồm điều trị
bảo tồn, kết hợp xương hay thay khớp háng. Ở những bệnh nhân trẻ tuổi việc bảo tồn
được chỏm xương đùi là mục tiêu hàng đầu, vì thế điều trị kết hợp xương bên trong
được ưu tiên lựa chọn cho nhóm bệnh nhân này. Phẫu thuật kết hợp xương bên trong
còn được chỉ định ở bệnh nhân lớn tuổi trong trường hợp gãy cài, ít di lệch. Đối với
điều trị bảo tồn như bó bột hay nẹp chống xoay thường đem lại kết quả liền xương
thấp, tỷ lệ tử vong cao do đó chỉ được áp dụng cho các bệnh nhân đã già yếu, không
thể chịu được một cuộc phẫu thuật. Gãy cổ xương đùi di lệch tỷ lệ không liền xương
tương đối cao khoảng 15 - 30% và khoảng 30% dẫn đến hoại tử chỏm vì vậy vấn đề
thay khớp háng được đặt ra ở các bệnh nhân lớn tuổi gãy cổ xương đùi di lệch [22],
[33]. Thay khớp háng toàn phần nào đó đã giải quyết được vấn đề nhanh mòn ổ cối
nhưng lại có tỷ lệ trật khớp sau mổ cao, là một cuộc phẫu thuật lớn, thời gian phẫu
thuật kéo dài, mất nhiều máu đặc biệt trên những bệnh nhân cao tuổi có bệnh nền.
Khớp háng bán phần có ưu điểm là thời gian phẫu thuật nhanh, tỷ lệ trật khớp sau mổ
thấp 2,1% sau 10 năm [67]. Xu hướng hiện nay thay khớp háng bán phần trong gãy
cổ xương đùi được xem là ưu thế nhất là đối với người cao tuổi, ít vận động, có thêm
bệnh lý đi kèm do thời gian phẫu thuật nhanh, ít mất máu, giúp cho bệnh nhân vận
động sớm, hạn chế được các biến chứng do nằm lâu [30].
Có nhiều đường mổ để phẫu thuật thay khớp háng. Việc sử dụng đường mổ
nào tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và đào tạo của phẫu thuật viên. Những
đường mổ trước đây thì rộng rãi khoảng 15 - 18cm, dễ thao tác trong việc thay
khớp nhưng gây tổn thương nhiều mô mềm, mất nhiều máu, thời gian mổ kéo dài,
đau nhiều trong thời gian hậu phẫu ảnh hưởng đến việc tập phục hồi chức năng và
2

nguy cơ xuất hiện các biến chứng do ít vận động như thuyên tắc mạch, loét tỳ đè.
Ngày nay trên thế giới các phẫu thuật viên có khuynh hướng sử dụng đường mổ
nhỏ (chiều dài đường mổ nhỏ hơn 10cm) với kỹ thuật xâm nhập tối thiểu cho thay
khớp háng. Kỹ thuật này ít gây tổn thương mô mềm, ít mất máu, phục hồi vận động
sớm, tránh được các biến chứng nhưng đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kỹ năng tốt,
nhiều kinh nghiệm và đầy đủ trợ cụ.
Tại khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận chúng tôi đã
áp dụng phương pháp thay khớp háng bán phần để điều trị cho bệnh nhân gãy cổ
xương đùi với đường mổ nhỏ sau ngoài bảo tồn cơ hình lê đã mang lại những bước
đầu khả quan.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát
kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần đường mổ nhỏ sau ngoài trong gãy
cổ xương đùi ở bệnh nhân cao tuổi”, với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-quang gãy cổ xương đùi ở bệnh
nhân cao tuổi.
2. Khảo sát kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần đường mổ nhỏ sau
ngoài trong gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân cao tuổi.
3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHỚP HÁNG

Khớp háng là một khớp sâu trong cơ thể, là khớp duy nhất có sự cử động cũng
như sự vững chắc nhờ cấu trúc đặc biệt về giải phẫu học. Gồm có hệ thống xương của
khớp háng như (ổ cối, chỏm xương đùi, cổ xương đùi), hệ thống bao khớp dây chằng,
cấu trúc xương xốp bên trong, các cơ [25].

Hình 1.1. Giải phẫu khớp háng [7]


1.1.1. Hệ thống xương của khớp háng

Gồm có chỏm xương đùi và ổ cối của khung chậu.

Ổ cối lõm 2/5 quả cầu, được vây quanh bằng một bờ, bờ này khuyết ở dưới
thành khuyết ổ cối. Thành ổ cối bao gồm phần tiếp khớp và phần không tiếp khớp.
Phần không tiếp khớp nằm ở phần trung tâm và phần dưới ổ cối là hố ổ cối. Phần tiếp
khớp bao quanh hố ổ cối là một mặt khớp hình liềm gọi là diện nguyệt [11]. Ðộ lõm
của ổ cối phát triển tùy thuộc vào sự hiện diện của chỏm xương đùi. Ở trẻ nhỏ xương
chậu gồm 3 xương: xương chậu, xương ngồi và xương mu tạo thành với sụn hình chữ
Y. Trong phôi thai ổ cối được hình thành từ tuần lễ thứ 8 - 9 của thai kỳ. Ðứa trẻ lớn
lên đến tuổi trưởng thành, 3 xương trên dính vào nhau tạo thành ổ cối nhìn ra phía
trước bên ngoài và phía dưới một góc 15 0 và 450 trong khi đó thì cổ và chỏm xương
4

đùi quay vào trong ra trước 150. Sụn khớp của ổ cối có hình móng ngựa, dày nhất ở
phía trên do phải chịu lực nặng khi di chuyển (1,75 mm - 2,5 mm), chỗ mỏng nhất ở
phía sau trong (0,75mm - 1,25mm) Hughes PE, Hsu JC, Matava 2002 [53]. Ổ cối có
sụn viền giống như là sụn viền khớp vai. Sụn viền làm cho ổ cối sâu hơn phân nửa của
hình cầu và tạo cho khớp háng được vững hơn. Sụn viền rộng nhất ở phía sau dưới của
ổ cối (6,4 mm ± 1,7 mm) và dày nhất ở phía trên trước của ổ cối (5,5 mm ± 1,5 mm)
[64]. Đường kính ổ cối trung bình của người Việt Nam là 44,53 ± 3,29 mm [28]. Khi
doa ổ cối và đặt ổ cối nhân tạo phải đảm bảo ổ cối hướng xuống dưới 45 0 và ra trước
150 - 200.

Chỏm xương đùi bằng 2/3 hình cầu nhưng không hoàn toàn tròn như hình cầu
với đường kính từ 40 mm - 52 mm ở người châu Á, và từ 45 mm - 56 mm ở người
châu Âu. Chỏm xương đùi được bao một lớp sụn khớp trừ vùng có dây chằng tròn,
nơi dày nhất (khoảng 2,5 mm) ở phía trên trong hơi ra sau, là nơi chịu lực khi hoạt
động. Ðặc điểm của chỏm là có một vùng phía trong để gắn dây chằng tròn dính vào
trong ổ cối nơi đó có chứa nhiều mô sợi sụn và các mạch máu từ thần kinh bịt và các
dây thần kinh của thần kinh bịt Nguyễn Văn Quang (2004) [22].

Hình 1.2. Minh họa các thành phần khớp háng [48]
Cổ xương đùi dài khoảng từ 3 cm - 5 cm ở người lớn và có góc cổ thân 125 ± 5 0
khi trưởng thành và góc này lớn hơn vào khoảng 150 0 khi mới sinh ra. Ở mặt phẳng
ngang cổ xương đùi có độ lệch ra trước 150 [22].
Chỏm và cổ xương đùi được nuôi bằng các động mạch nhỏ từ động mạch mũ
đùi ngoài và trong, đi dọc sát ngoài cổ vào trong xương nơi tiếp giáp sụn chỏm và cổ
5

xương đùi. Vì vậy, khi cổ xương đùi bị gãy, ngay cả trường hợp không di lệch thì các
mạch máu nuôi chính cũng bị tổn thương một phần, tạo nên tình trạng không liền hay
hoại tử chỏm.

Hình 1.3. Đầu trên xương đùi bên phải [48]


1.1.2. Hệ thống bao khớp và dây chằng
Bao khớp háng chiếm hoàn toàn mặt trước của cổ xương đùi từ bờ ổ cối cho
đến đường liên mấu chuyển, mặt sau chỉ chiếm 2/3 chỏm và cổ xương đùi, còn để
trống phần dưới sau và ngoài. Bao khớp dày từ 7 mm - 10 mm và được dày lên ở mặt
trước nhờ hệ thống dây chằng chữ N gồm 2 dây chằng: chậu đùi là dây chằng chữ Y
ngược (dây chằng Bigelow) và dây chằng mu đùi, dây chằng Bigelow có nhiệm vụ
giới hạn độ duỗi của khớp háng trong khi dây chằng mu đùi giới hạn độ dạng khớp
háng và phía sau dây chằng mỏng hơn là dây chằng ngồi đùi. Do đó các trật khớp háng
thường trật ra sau nhiều do vùng đó bao khớp dây chằng mỏng cộng với tư thế bất lợi
của khớp háng khi ngồi chéo chân hoặc khi háng khép quá nhiều. Đây là tư thế cần
tránh sau thay khớp háng.

Hình 1.4. Hệ thống dây chằng khớp háng [57]


1.1.3. Cấu trúc xương xốp bên trong
6

Khi di chuyển chịu lực thì khớp háng chịu một lực rất lớn, các nghiên cứu cho
thấy các thớ xương được sắp xếp theo các đường bè xương chịu lực. Các thớ xương
này không có khi mới sinh ra và xuất hiện ngày càng nhiều khi trẻ lớn lên và trưởng
thành. Lớp xương xốp có cấu trúc gồm 5 nhóm bè xương: nhóm bè chính chịu lực ép,
nhóm bè phụ chịu lực ép, nhóm bè xương vùng mấu chuyển lớn, nhóm bè chính chịu
lực căng và nhóm bè phụ chịu lực căng. Giữa các nhóm bè xương này có vị trí không
có nhóm bè nào đi qua gọi là tam giác Ward, đây chính là điểm yếu của cổ xương đùi.
Khi lớn tuổi có hiện tượng loãng xương thì các thớ xương này ít dần. Lực chịu nhiều
nhất là ở phía trong tạo thành vùng cựa (calcar) là nơi dày nhất có nhiệm vụ chống đỡ
sau cùng cho sự chịu đựng của khớp háng khi di chuyển [22].
1.1.4. Các cơ
Cơ được chia làm 3 nhóm theo chức năng gấp - duỗi, dạng - khép, xoay ngoài -
xoay trong của khớp háng. Các cơ lớn quan trọng cần chú ý: cơ thắt lưng chậu gấp
khớp háng, cơ mông lớn duỗi khớp háng, cơ mông nhỡ dạng khớp háng, cơ khép dài,
khép lớn khép khớp háng. Các cơ xoay tương đối nhỏ, các cơ lớn quan trọng trong sự
chuyển lực khi di chuyển, giúp cho khớp háng và cơ thể có sự cân bằng, nhịp nhàng
khi đi.
1.1.5. Mạch máu nuôi dưỡng cổ chỏm xương đùi
Mạch máu nuôi dưỡng cổ, chỏm xương đùi rất nghèo nàn, mong manh, rất dễ
tổn thương khi xảy ra chấn thương hay gãy cổ xương đùi.

Hình 1..5 Mạch máu nuôi dưỡng cho cổ, chỏm xương đùi
theo Netter F.H [7]
7

Mạch máu chính nuôi dưỡng cổ chỏm đùi là động mạch mũ đùi sau. Động
mạch này xuất phát từ động mạch đùi sâu, đi vòng bờ sau dọc theo phần nối cổ và mấu
chuyển lớn. Từ đây xuất phát các nhánh lên tạo thành chùm WEIBRECHT tại bờ sau
dưới cổ xương đùi. Các nhánh lên nằm dưới hoạt mạch và sát xương tiếp tục hướng về
cổ chỏm và chui vào xương tại bờ sụn nơi tiếp giáp cổ chỏm. Nhánh lên quan trọng
nhất, giữ trách nhiệm nuôi dưỡng phần chỏm chịu nặng là động mạch cực trên.Động
mạch cực trên nuôi dưỡng 4/5 chỏm xương đùi.
Mặt trước cổ chỏm đùi phụ trách bởi động mạch mũ đùi trước. Là nhánh của
động mạch mũ đùi sâu, động mạch này cũng cho các nhánh lên, nằm dưới hoạt mạch,
sát xương, chui vào xương tại bờ dưới sụn nơi tiếp giáp cổ chỏm, nhưng rất kém phần
quan trọng trong việc nuôi dưỡng chỏm xương đùi.
Động mạch dây chằng tròn là nhánh cùng của động mạch bịt có vai trò rất
khiêm tốn, chỉ nuôi một phần nhỏ của chỏm xương đùi.
Như vậy, hệ mạch máu chính nuôi vùng cổ và chỏm xương đùi nằm ở phía sau.
Đây là một chùm vi mạch khá mỏng manh và dễ vỡ, gọi là chùm WEIBRECHT, nằm ở
ngay bờ sau dưới cổ xương đùi. Cổ xương đùi khi gãy thường nát nhiều mảnh ở bờ sau;
nhất là khi di lệch gây tổn thương nhiều hoặc ít hệ mạch máu này, ảnh hưởng tới sự cấp
máu, dẫn đến không liền xương hoặc hoại tử chỏm[13].
1.1.6. Chức năng vận động
Khớp háng có sự vững chắc và sự cử động tốt trong không gian 3 chiều.
Khớp háng gấp 1200 với khớp gối co và chỉ gấp được 90 0 khi khớp gối duỗi do
lực cản của các cơ ngồi chày. Khớp háng duỗi được từ 10 0 - 200 và độ duỗi thụ động là
300 trong khi gấp thụ động là 1400. Sự co rút của cơ thẳng đùi làm cho khớp háng
không duỗi được hết.
Khớp háng dạng được 500, khép 300 và xoay ngoài 450 - 600 và xoay trong 300 -
400. Khi tuổi càng cao thì tầm vận động khớp càng bị giới hạn từ đó cho thấy bước đi
của tuổi trẻ thường dài hơn bước đi của người lớn tuổi.
Khi đi khớp háng gấp từ 300 - 400 và duỗi từ 50 - 100 trong khi đó sự dạng khép
và xoay trong xoay ngoài của khớp háng khi đi từ 50 - 100. Do tầm độ khớp háng khi đi
không lớn lắm nên khi khớp háng bị hàn cứng ở tư thế chức năng thì ảnh hưởng đến
dáng đi không nhiều [22].
Tầm độ khớp háng tăng lên dần trong các hoạt động hằng ngày từ lúc xuống lầu
8

đến lên lầu và cao nhất khi ngồi xổm cột dây giày.
1.1.7. Chức năng chịu lực
Năm 1965, Pauwels xuất bản quyển sách tựa đề “Sinh cơ học của bộ máy vận
động” trong đó ông nêu kết quả như sau: khi đứng hai chân thì lực chịu ở mỗi khớp
háng bằng phân nửa của trọng lượng cơ thể và lực này tăng lên từ 2,5 - 4 lần trọng lượng
cơ thể khi đứng một chân. Dựa vào tính toán cơ học, Pauwels cho thấy khi đi vùng khớp
háng đó chịu một sức nặng là 175 kg ở một người có trọng lượng cơ thể 58,7 kg [59].
Một số tác giả có tính các lực cơ như sau, tác động của cơ mông lớn và mông nhỏ dùng
để co rút giúp cho khớp háng được vững khi di chuyển là gần 1 lần của trọng lượng cơ
thể, nếu chân đó được mang nẹp mà không chịu lực thì lực cơ ở đó lại tăng lên có khi
gần 2 lần trọng lượng của cơ thể. Một nghiên cứu khác cho thấy nếu bệnh nhân đang
nằm và dùng 2 gót chân để di chuyển cơ thể thì lúc đó khớp háng chịu một lực rất lớn
bằng 4 lần trọng lượng cơ thể, như vậy cho thấy khi di chuyển không chịu lực chân hổng
lên thì lực cơ co rút tác động lên khớp háng không phải là nhỏ. Trong trường hợp cố
định xương vùng khớp háng, lực các cơ lớn có thể là một trong những yếu tố làm cho
xương dễ bị di lệch nếu cố định xương không chắc và xương bị loãng. Ngoài ra tác động
đối với khớp háng khi chạy thì lực chịu tăng lên từ 4 lần - 8 lần trọng lượng của cơ thể
và người ta cho rằng trong trường hợp đó sự kết hợp chịu lực giữa sụn khớp và hoạt dịch
trong khớp giúp cho khớp háng chịu được một lực lớn như vậy. Khi làm các động tác
khác nhau như đi, đứng, ngồi… thì khớp háng chịu lực nén khác nhau [51].
1.1.8. Đánh giá chất lượng xương
1.1.8.1. Loãng xương và liên quan với gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi
Thưa xương làm giảm sự vững chắc của hệ thống các bè xương, thưa xương là
hậu quả không thể tránh được của tuổi già, nhất là phụ nữ, nó tiến triển tăng dần một
cách có hệ thống. Hiện nay trên thế giới có trên 200 triệu người bị loãng xương.
Khoảng 30% số phụ nữ tiền mãn kinh ở Mỹ và châu âu bị loãng xương, ít nhất 40% số
phụ nữ này và 15%-30% nam giới có ít nhất một lần bị gãy xương trong phần đời còn
lại.
1.1.8.2. Đánh giá chất lượng xương theo Singh
Dựa trên hình ảnh X-quang khung chậu thẳng, sự hiện diện của các bè xương
vùng liên mấu chuyển và cổ xương đùi để đánh giá mức độ loãng xương. Theo chỉ số
của Singh loãng xương được chia làm 6 độ. Độ 6 là xương bình thường, độ 1 là loãng
xương rất nặng, xác định có loãng xương khi chỉ số Singh ≤ 3 [4], [64].
9

- Phương pháp chụp X-quang thường.


Dựa trên sự tồn tại của các bè xương vùng mấu chuyển lớn, Singh M. và cộng
sự (1970) chia ra 6 độ loãng xương [41].
Độ 6: Tất cả các bè xương đều rõ trên X-quang, các bè xương nén ép và căng
dãn giao nhau rõ, thậm chí trong tam giác Ward vẫn thấy các bè xương mỏng tuy
không rõ ràng.
Độ 5: Thấy có cấu trúc của bè xương căng dãn và nén ép chính, lộ rõ tam giác
Ward, bè xương nén ép phụ không rõ.
Độ 4: Bè xương căng dãn chính giảm bớt số lượng, nhưng vẫn kéo dài từ vỏ xương
bên ngoài tới phần trên của cổ xương đùi, tam giác Ward mở rộng ra ngoài.
Độ 3: Mất liên tục của bè xương căng dãn chính ở mấu chuyển lớn, chỉ thấy bè
xương này ở phần trên của chỏm. Ở mức độ này mới xác định rõ độ loãng xương.
Độ 2: Trên X-quang chỉ còn bè xương của nhóm nén ép chính, tất cả đều mất
gần như hoàn toàn.
Độ 1: Tiếp tục mất các bè xương ngay cả bè xương nén ép cũng không nhìn
thấy trên X-quang.

Độ VI Độ V Độ IV

Độ III Độ II Độ I

Hình 1.6. Phân độ loãng xương theo chỉ số Singh [62]

1.2. ĐẶC ĐIỂM GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI

1.2.1. Ảnh hưởng của gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi đối với sức khỏe
bệnh nhân và xã hội
10

Gãy CXĐ ở người cao tuổi nếu không được điều trị tích cực sẽ gây ra các biến
chứng nặng nề như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét điểm tỳ... và hậu quả cuối
cùng là tử vong. Ngày nay nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giảm được đáng
kể tỉ lệ tử vong do gãy CXĐ, nhưng việc phục hồi chức năng sau gãy và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân còn nhiều hạn chế do bản chất thoái hóa hệ cơ xương
khớp của người cao tuổi.
1.2.1.1. Phân loại loãng xương
Loãng xương chia 3 loại: loãng xương nguyên phát, loãng xương thứ phát và
loãng xương vô căn.
- Loãng xương nguyên phát: (chiếm khoảng 80%) là loại loãng xương
xuất hiện một cách tự nhiên mà không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi
và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ [26]. Nguyên nhân do quá trình lão hóa của tạo
cốt bào dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương. Loãng xương
nguyên phát được chia thành 2 typ:
- Loãng xương sau mãn kinh - typ 1: nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt
estrogen, ngoài ra có sự giảm tiết PTH, tăng thải calci qua nước tiểu… thường gặp ở
phụ nữ 50-60 tuổi đã mãn kinh hoặc cắt bỏ buồng trứng khoảng 5-15 năm. Tổn thương
chủ yếu là sự mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện bằng sự gẫy lún các đốt sống
hoặc gẫy đầu dưới xương quay.
- Loãng xương tuổi già - typ 2: xuất hiện ở cả nam và nữ trên 70 tuổi, đây là
hậu quả của sự mất xương trong nhiều năm, liên quan đến hai tếu tố: giảm hấp thu
calci ở ruột và giảm chức năng tạo cốt bào gây cường cận giáp thứ phát làm tăng bài
tiết calci qua nước tiểu. Tổn thương cả ở phần xương xốp và xương vỏ, thường biểu
hiện bằng gãy cổ xương đùi.
- Loãng xương thứ phát: là loãng xương tìm thấy nguyên nhân do 1 số bệnh
hoặc thuốc gây nên.
+ Bệnh nội tiết: tăng tiết hormon vỏ thượng thận, giảm chức năng tuyến sinh
dục, cường giáp, cường cận giáp, đái tháo đường, cắt bỏ buồng trứng.
+ Bệnh tiêu hóa: cắt dạ dày, cắt đoạn ruột, rối loạn tiêu hóa kéo dài, bệnh gan
mãn, kém hấp thu…
+ Bệnh khớp: viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống.
+ Bệnh ung thư: kaler, ung thư di căn.
+ Bệnh di truyền: nhiễm sắc tố sắt, bệnh marfan.
11

+ Sử dụng corticoid kéo dài, heparin, thuốc chống động kinh, hay nằm bất động
lâu ngày.
Loãng xương vô căn: loãng xương thiếu niên và người trẻ tuổi, loãng xương ở
phụ nữ có thai [27].
1.2.1.2. Loãng xương tuổi già
Loãng xương xuất hiện ở cả giới nam và nữ trên 70 tuổi: là hậu quả của sự mất
xương từ từ trong nhiều năm [14], [26].
Nguyên nhân là do giảm chức năng tạo cốt bào, mất cân bằng giữa tạo xương
và hủy xương, tạo nên những cân bằng âm tại vị trí mất xương. Vì vậy làm cho vỏ
xương bị mỏng đi, liên kết giữa các bó xương bị đứt gãy do hậu quả của sự thiếu hụt
nhiều yếu tố kích thích tạo xương, gián tiếp làm các yếu tố kích thích hủy xương tăng
lên. Đồng thời có sự giảm hấp thu calci ở ruột, giảm tái hấp thu calci ở ống thận, dẫn
tới cường cận giáp thứ phát do đó tăng bài tiết calci qua nước tiểu, gây mất chất
khoáng toàn thể cả xương xốp và xương đặc. Vì vậy loãng xương ở người cao tuổi
biểu hiện chủ yếu là gẫy cổ xương đùi với tỷ lệ nam/nữ là 1/2 và thường xuất hiện
muộn [14].
Ngoài sự lão hóa của tạo cốt bào, các yếu tố khác không kém phần quan trọng
ảnh hưởng tới mật độ xương: sự hấp thu các chất dinh dưỡng giảm, người già dễ bị suy
dinh dưỡng, sức khỏe giảm sút, họ thường ít hoạt động thể lực, khối cơ yếu, thị lực
kém, ở trong nhà nhiều. Và thêm một điều quan trọng, khác với các đối tượng khác, đó
là người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính liên quan đến quá trình lão hóa có
thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương…
Như vậy, những người cao tuổi đồng thời có thể có rất nhiều nguy cơ gây loãng
xương điều đó đồng nghĩa với việc càng làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương
do loãng xương.
1.2.2. Bệnh lý nội khoa phối hợp ở người cao tuổi
Gãy cổ xương đùi thường gặp ở người cao tuổi. Những bệnh nhân cao tuổi
thường mắc các bệnh lý phối hợp làm cho tình trạng gãy cổ xương đùi nặng lên và gây
khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị.
Đối với các bệnh nhân cao tuổi, việc thăm khám toàn diện là điều hết sức cần
thiết để phát hiện các bệnh lý kèm theo như: bệnh lý về tim mạch, bệnh lí về hô hấp,
bệnh lí về tiết niệu...
Theo WHO năm 2015, bệnh lý về tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng
12

đầu trên thế giới, và đặc biệt là các nước đang phát triển. Mỗi năm, số người chết do
bệnh tim và đột quỵ cao hơn số người chết do lao, ung thư, sốt rét và HIV cộng lại. Tại
Việt Nam, theo thống kê của Hội Tim mạch, cứ 4 người trưởng thành thì có 1-2 người
có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Số người chết do riêng bệnh lí về mạch là khoảng
200.000 người, chiếm tỉ lệ ¼ tổng số người tử vong hàng năm. Theo nghiên cứu của
Trần Ngọc Diệu (2015), bệnh lí tim mạch chiếm 75% trong tổng số các bệnh phối hợp
ở người cao tuổi có gãy cổ xương đùi [3].
Bệnh lý hô hấp ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) (1990) bệnh lý hô hấp nói chung được xem là nguyên nhân gây tử vong xếp
hàng thứ 5 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có khoảng 300 triệu người
mắc bệnh lý hô hấp và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4. Theo dự đoán của
WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết
mỗi năm và đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân gây chết
đứng hàng thứ 3. Ở nước ta, theo các nghiên cứu về bệnh lý hô hấp, tỉ lệ bệnh nhân
ngày càng tăng, do môi trường và do tuổi thọ của nước ta ngày càng cao. Theo thống
kê tại khoa Lão khoa bệnh viện Bạch Mai, cứ 4 người nhập viện thì có 1 người mắc
bệnh về bệnh lí hô hấp. Bệnh nhân cao tuổi, gãy cổ xương đùi, mắc bệnh lí hô hấp
kèm theo thường có thời gian điều trị kéo dài hơn các bệnh nhân khác.
Việc thăm khám một cách toàn diện giúp các phẫu thuật viên đưa ra chỉ định điều
trị đúng đắn và phù hợp nhất cho các bệnh nhân cao tuổi.
Việc đánh giá về nguy cơ phẫu thuật đã được Hiệp hội gây mê Mỹ (ASA:
American Society of Anesthesiologists Clinical Status) đưa ra. Năm 1963, ASA đã
chấp nhận 5 tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật.
Tiêu chuẩn thứ 6 về sau mới được đưa thêm vào [63].
- ASA I: Bệnh nhân khoẻ mạnh, không mắc bệnh kèm theo.
- ASA II: Bệnh nhân mắc một bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến các chức năng các
cơ quan trong cơ thể.
- ASA III: Bệnh nhân mắc một bệnh nặng, gây ảnh hưởng đến các chức năng các
cơ quan trong cơ thể.
- ASA IV: Bệnh nhân mắc một bệnh nặng, thường xuyên đe dọa đến tính mạng
của bệnh nhân và gây suy sụp chức năng các cơ quan trong cơ thể.
- ASA V: Bệnh nhân đang hấp hối, có thể tử vong trong vòng 24 giờ dù mổ hay
không mổ.
- ASA VI: Bệnh nhân mất não mà các cơ quan được lấy với mục đích hiến,
13

tặng.
Gãy cổ xương đùi (CXĐ) là một gãy nội khớp xảy ra ở nhiều lứa tuổi từ thiếu
niên, người lao động, người già, thường sau ngã nghiêng và va vào vùng mấu chuyển.
Trước một bệnh nhân (BN) bị gãy cổ xương đùi bên cạnh việc chẩn đoán xác định cần
chẩn đoán mức độ gãy và các bệnh kèm theo để chỉ định điều trị cho phù hợp.
1.2.3. Chẩn đoán gãy cổ xương đùi
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng [15], [21]:
* Lâm sàng: thường sau một chấn thương ngã đập vùng mấu chuyển xuống nền
cứng, bệnh nhân thấy đau vùng khớp háng và mất vận động hoàn toàn bên gãy hoặc có
thể đi lại được vài bước rồi mất vận động hoàn toàn, không thể duỗi gối và nhấc gót
lên khỏi giường.
Khi khám thấy:
+ Bàn chân đổ ngoài.
+ Vùng háng ít sưng nề, thường không có máu tụ.
+ Chân bên gãy thường ngắn hơn chân bên lành.
+ Sờ nắn thấy mấu chuyển lớn lên cao trên đường Nestalon-Rose.
+ Ấn trực tiếp ở háng hoặc gõ dồn bàn chân lên bệnh nhân đau nhói ở háng
bên gãy.
* Cận lâm sàng: Chụp X-quang tiêu chuẩn có thể xác định đường gãy trong đa
số các trường hợp tuy nhiên một số trường hợp gãy không hoàn toàn, gãy không di
lệch, phim X-quang thường quy có thể không xác định được, trong trường hợp nghi
ngờ thì cần chụp CT scan.
1.2.4. Phân loại gãy cổ xương đùi
1.2.4.1. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt phẳng
ngang theo Pauwels [59], [66].
Dựa vào góc tạo bởi góc giữa đường gãy với mặt phẳng nằm ngang để phân độ:
14

Hình 1.7. Phân độ gãy cổ xương đùi [60]


Góc này càng lớn thì tiên lượng càng nặng, điều trị gặp khó khăn và thường để
lại di chứng.
1.2.4.2. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy của Garden RS
Năm 1961, Garden RS đã đưa ra cách phân loại sự di lệch này dựa vào sự di
lệch của các bè xương, chia làm 4 độ [46]:

Hình 1.8. Gãy cổ xương đùi phân loại theo Garden [46]

- Garden I: gãy xương không hoàn toàn, không di lệch, các bè xương còn
thẳng.
- Garden II: gãy hoàn toàn nhưng không di lệch, các bè xương không rời
nhau hướng vẫn như cũ.
- Garden III: gãy hoàn toàn di lệch, các bè xương ở chỏm hướng nằm ngang.
- Garden IV: gãy di lệch hoàn toàn, các bè xương hướng lên trên di lệch
hoàn toàn, chỏm trở lại vị trí bình thường trong ổ cối.
1.2.5. Chẩn đoán các bệnh kèm theo
Ở người già sự suy thoái các cơ quan dẫn đến xuất hiện các bệnh lý nội khoa mạn
tính với một tỷ lệ rất cao, đặc biệt xã hội càng phát triển thì tỷ lệ các bệnh tim mạch,
15

hô hấp, tăng huyết áp, nội tiết, rối loạn chuyển hóa... ngày càng tăng.
Khi xuất hiện các bệnh lý nội khoa, nó luôn là một thách thức đối với bệnh nhân gãy
cổ xương đùi, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho thầy thuốc trong quá trình điều trị,
phải thật sự chu đáo từ việc đánh giá tình trạng bệnh nhân để lên kế hoạch điều trị cho đến
gây mê hồi sức, chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật, cũng như tiên lượng khả
năng phục hồi.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI

1.3.1. Điều trị bảo tồn


Gồm phương pháp bó bột và phương pháp kéo liên tục.
Năm 1867, Phillips đưa ra kỹ thuật kéo liên tục dọc trục xương đùi ở tư thế dạng
chân. Tỉ lệ liền xương thấp, biến chứng cao.
Năm 1902, Whitman đã đưa ra phương pháp nắn chỉnh và bó bột ngực - chậu -
bàn chân. Kỹ thuật này đã làm giảm tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân gãy CXĐ, nhưng
kết quả liền xương chỉ đạt 30%. Với mục đích giảm đau chứ không phải với mục đích
tạo sự liền xương [23].
1.3.2. Điều trị phẫu thuật kết hợp xương
Năm 1850, Von-Langenbeck là người đầu tiên dùng đinh để điều trị gãy cổ
xương đùi.
Năm 1917, Smith-Peterson sử dụng đinh 3 cạnh có tác dụng chống xoay. Sự phát
triển các mẫu đinh dẫn đường và sự ra đời của bàn chỉnh hình, C-arm đã giúp cho phẫu
thuật này trở nên dễ dàng hơn [4].
Hiện nay điều trị cho gãy CXĐ không di lệch ở tất cả các bệnh nhân được ưu tiên
chọn lựa trước tiên là mổ kết hợp xương (KHX). Tuy nhiên, cần theo dõi kỹ vì tỷ lệ
không liền xương và hoại tử chỏm cao, đặt biệt ở những BN lớn tuổi. Các nghiên cứu
cũng cho thấy tỉ lệ các biến chứng sau mổ KHX ở BN lớn tuổi là khá cao: hoại tử
chỏm tới 40%, không liền xương 43%, và mổ lại tới 42% [6].
1.3.3. Phẫu thuật thay khớp háng
Thay khớp háng bán phần và toàn phần cho những bệnh nhân lớn tuổi đã khắc
phục được tình trạng không liền xương, hoại tử chỏm. Thay khớp háng sẽ giúp cho
bệnh nhân giảm đau tốt, vận động khớp sớm, trở lại sinh hoạt bình thường nhanh hơn,
thay khớp háng có 2 loại, bán phần và toàn phần.
Khớp háng bán phần là chỉ thay phần cổ chỏm, không can thiệp vào ổ cối gồm
có: chỏm đơn cực (Chỏm Moore), chỏm lưỡng cực (Bipolar).
16

Khớp háng toàn phần: hiện nay có hai loại, loại có xi măng và loại không có xi
măng.
+ Chỉ định điều trị GCXĐ bằng phương pháp TKHTP
Nói chung chỉ định TKHTP cho những bệnh nhân GCXĐ cho đến nay về cơ bản
đã thống nhất, tuy nhiên còn một số trường hợp vẫn đang được thảo luận. Đa số các
tác giả trên thế giới thống nhất chỉ định TKHTP trong những trường hợp GCXĐ tiên
lượng không thể bảo tồn được chỏm mà khả năng đi lại của BN còn tốt. Bên cạnh đó
còn có chỉ định đang thảo luận như GCXĐ Garden I, Garden II ở lứa tuổi 60 - 80. Lứa
tuổi này mà gẫy không di lệch có nhiều lựa chọn (KHX, TKHTP hay TKHBP). Để có
chỉ định đem lại hiệu quả cao thì cần phải dựa vào tình trạng cụ thể của từng người
bệnh.
+ Chỉ định điều trị GCXĐ bằng phương pháp TKHBP
Do những hạn chế của phương pháp TKHBP bằng chỏm đơn cực (tuổi thọ của khớp
không cao < 5 năm), mà cho tới nay chỏm Moore và chỏm Thompson rất ít được sử dụng.
Các tác giả đều cho rằng TKHBP bằng chỏm Moore hay Thompson chỉ nên áp dụng cho
những BN bị GCXĐ mà khả năng đi lại hạn chế hoặc bị liệt, ung thư vùng cổ xương đùi
hoặc Parkingson; thay khớp chỉ nhằm mục đích làm cho BN đỡ đau để tiện chăm sóc.
TKHBP bằng chỏm lưỡng cực thường được chỉ định GCXĐ ở người trên 80 tuổi hoặc
trên 60 tuổi mà khả năng đi lại hạn chế hoặc chỉ đi lại trong nhà.
1.4. GIỚI THIỆU KHỚP HÁNG BÁN PHẦN

1.4.1. Thay khớp háng bán phần


Là chỉ thay khối cổ chỏm mà không cần can thiệp vào các thành phần của ổ cối.
Gồm có: chỏm đơn cực (chỏm Moore, Thompson), chỏm lưỡng cực (Bipolar).
Sơ lược cấu tạo của khớp háng bán phần
- Chỏm và cuống chủ yếu được làm bằng kim loại, là một hợp chất gồm Sắt,
Niken, Cacbon, Chrom, Ceramic. Hiện nay người ta thường thêm vào một hàm lượng
Titan nhằm làm tăng độ bền, độ dung nạp của cơ thể. Các thế hệ mới cuống có chỏm
rời hoặc chỏm và cổ rời [20].
17

Hình 1.9. Khớp háng bipolar

Chỏm có đường kính từ 22, 26, 28, 32 mm,… chiều dài cổ chỏm (-3,5, 0, +3,5,
+7,0…), tương ứng với đường kính trong của ổ cối.
Cuống chỏm gồm có: cổ, ngấn, thân cuống và mũi cuống. Cuống có loại có chỏm
liền, có chỏm rời, ở cổ có ngấn hoặc không (chiều dài cuống có thể thay đổi) [20].
Khớp háng bán phần có xi măng
Thường được chỉ định cho những bệnh nhân lớn tuổi, và chất lượng xương
không còn tốt [4].
Xi măng là một hỗn hợp gồm phần bột là Prepolymecrized, Bariumsulfat và dung
dịch là Methylenmethacrylate.
Trong loại phẫu thuật này thì cuống được gắn vào xương bằng xi măng.
Khớp háng bán phần không xi măng
Chủ yếu sử dụng cho những bệnh nhân chất lượng xương còn tốt.
Phẫu thuật này thì cuống được gắn trực tiếp vào xương mà không cần xi
măng, cấu phần này có các khe nhỏ để cho xương mọc gắn vào ở phần xương đùi.

Hình 1.10. Khớp háng hãng Groupe lépine

Nguồn: Hãng Groupe lépine


18

Hình 1.11. Khớp hãng hãng Implantcast

Nguồn: Hãng Implantcast


1.4.2. Sự vận hành của khớp nhân tạo
Lực ma sát và sự bào mòn
Theo Charnley, những năm 1960 đã đưa ra khái niệm về lực ma sát trong khớp háng
có lớp đệm bằng polyethylene như trong nghiên cứu lịch sử của tốc độ bào mòn là 0,05 -
0,50 mm/năm, ngưỡng thấp là 0,1 mm/năm tương ứng với sự hoạt động của khớp khoảng
1 triệu vòng/năm. Lực ma sát và sự bào mòn tùy thuộc vào từng cấu tạo về chất liệu của
khớp nhân tạo, trọng lượng cơ thể [20].
1.4.3. Vai trò của phục hồi chức năng sau thay khớp háng
Việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật không kém phần quan trọng so với bản
chất ca phẫu thuật thay khớp, nó góp một phần lớn đảm bảo cho khớp nhân tạo đã thay
hoạt động tốt lâu dài về sau này. Nếu không chú ý đúng mức tới việc tập luyện sẽ làm
hạn chế rất nhiều tới hiệu quả sử dụng của khớp.
Theo quy trình tập vật lý trị liệu trước và sau thay khớp háng nó có vai trò quan
trọng là phục hồi lại chức năng khớp háng bị bệnh, ngăn ngừa các biến chứng sau mổ
[13].
1.5. LỊCH SỬ THAY KHỚP HÁNG

1.5.1. Trên thế giới


Ý tưởng thay khớp háng đã bắt đầu vào năm 1880 khi giáo sư Themistocles
Gluck sử dụng ngà voi để thiết kế và làm ra chỏm xương đùi nhân tạo. Năm 1923, khi
Marius Nygaard Smith-Petersen tạo hình lại và bọc chỏm xương đùi bằng Vitallium
với một vài trường hợp cho kết quả khả quan thì kỷ nguyên thay khớp bằng kim loại
được mở ra [35].
Ðến năm 1946 tại Paris, hai anh em bác sỹ chỉnh hình là Judet R. và Judet J. quay trở
19

lại với ý tưởng thay phần chỏm xương đùi với phần đầu chỏm bằng Poly (methyl
methacrylate) và phần chuôi Plastic để cắm sâu vào cổ xương đùi. Ý tưởng này cũng đã
không trụ được lâu do tình trạng khớp và ổ cối nhanh chóng bị bào mòn. Mặc dù vậy, ý
tưởng chuôi cắm vào ống tủy xương đùi đã được chấp nhận và phát triển bởi Austin
Moore vào năm 1942 và vài năm sau đó là Frederic Thompson với các loại khớp cùng tên
bằng kim loại, nhưng lại không có được phương pháp cố định vững chắc, quá trình bào
mòn ổ cối vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Cho đến những năm 60 khi John Charnley đưa ra
khái niệm ma sát thấp sử dụng chuôi khớp kim loại và ổ cối bằng
Polytetrafluoroethylene Teflon đồng thời sử dụng kỹ thuật xi măng
Methylmethacrylate để cố định khớp đã tạo ra bước ngoặt quan trọng cho TKHTP
[35].
Việc sử dụng xi măng được coi như nền tảng cho sự phát triển của kỹ thuật
TKHTP. Tuy nhiên, khi phải thay lại khớp gặp khó khăn do mất xương hay không thể
làm sạch hết xi măng. Mặc dù đã có các cải tiến đáng kể trong kỹ thuật xi măng nhưng
tình trạng lỏng khớp sớm vẫn xuất hiện [43], [47]. Vào cuối thập niên 60 đầu 70
những báo cáo về cố định sinh học giữa xương và kim loại có bề mặt nhám xuất hiện.
Hai loại hợp kim Cobalt-Chrome và Titanium đều được sử dụng với các loại bề mặt rỗ
hoặc sợi kim loại đan xen với nhau. Kết quả cho thấy hợp kim Titanium cho kết quả
tốt hơn nhiều.
Ngày nay người ta sử dụng hợp kim Cobalt-Chrome (Co-Cr), hợp kim Titanium
với 6% nhôm và 4% Vanadium (Ti-6Al-4V), hợp kim Tantanium hoặc chất hóa học
Hydroxyapatite (HA)Ca10(PO4)6(OH)2 phủ lên bề mặt khớp nhân tạo để có được sự hòa
hợp sinh học với xương tốt nhất và do đó đạt được sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của
xương lên bề mặt khớp, tạo nên một kiểu cố định khớp không cần xi măng. Cho đến nay
rất nhiều loại khớp nhân tạo không xi măng với nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau đang
được sử dụng trên thế giới và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu nhằm đạt được kết quả
tối ưu nhất cho bệnh nhân cả về chức năng vận động khớp và thời gian sử dụng.
Đầu thập niên 1990, Haddad, Cook và cộng sự đã thay khớp háng không xi
măng, sau đó nhiều phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình trên thế giới đã thực hiện
phương pháp phẫu thuật này khá phổ biến và thành công cao [50].
1.5.2. Tại Việt Nam
Từ những năm đầu của thập kỷ 70, các phẫu thuật viên chỉnh hình ở Việt Nam
cũng đã mày mò, mạnh dạn ứng dụng phẫu thuật thay khớp. Và những trường hợp
20

thay khớp háng đầu tiên đã được thực hiện và đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến việc thay khớp háng bán phần ở bệnh nhân gãy cổ xương đùi. Gần
đây nhất là những nghiên cứu của:
Năm 2008, Nguyễn Văn Hỷ và Lê Viết Cường báo cáo 35 trường hợp thay khớp
háng toàn phần có xi măng và không xi măng cho các bệnh nhân bị gãy có bệnh lý ở cổ
xương đùi cho kết quả tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ 90,63% [12].
Năm 2014, Lê Nghi Thành Nhân báo cáo kết quả thay khớp háng bán phần có xi
măng ở bệnh nhân 80 tuổi trở lên tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Huế [17].
Năm 2014, Lương Tích Thiện báo cáo kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán
phần qua đường mổ nhỏ điều trị gãy cổ xương đùi [25].
Năm 2014, Nguyễn Quang Vinh cũng đã nghiên cứu trên 53 bệnh nhân thay
khớp háng bán phần tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định [30].
Năm 2015, Trần Ngọc Diệu báo cáo kết quả điều trị gãy cổ xương đùi ở bệnh
nhân trên 80 tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng bán phần lưỡng cực không xi
măng [3].
Năm 2015, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Hồng Hải và cộng sự báo cáo kết quả phẫu
thuật thay khớp háng bán phần Bipolar có xi măng điều trị gãy cổ xương đùi ở người
cao tuổi [29].
Năm 2017, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Hỷ và Hồ Mẫn Trường Phú đã báo
cáo kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng bằng kỹ thuật xâm nhập tối thiểu
đường mổ trước tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy tỷ lệ biến chứng thấp, chức
năng khớp háng sau mổ phục hồi rõ rệt, tăng theo thời gian theo dõi [1].
Năm 2019, Trần Anh Dũng cũng đã nghiên cứu trên 37 bệnh nhân thay khớp
háng bán phần tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên [4].
1.6. CÁC ĐƯỜNG MỔ TRONG THAY KHỚP HÁNG

Để thay khớp háng thì có nhiều đường mổ, tùy theo từng phẫu thuật viên chọn
đường mổ nào cho phù hợp.
1.6.1. Đường mổ trước
Đường rạch da bắt đầu từ điểm cách gai chậu trước trên ra phía ngoài 1,5 cm và
xuống phía dưới 1,5 cm hơi cong ra ngoài xuống trước của đường nối hai mấu chuyển
dài khoảng 8cm. Khi tiếp cận phẫu trường ta có thể thấy rõ vách gian cơ của cơ may
và cơ căng mạc đùi, lúc này phẫu thuật viên nên đi ra phía ngoài cách vách gian cơ này
khoảng 1,5 cm tiếp cận bao khớp trước, nhằm để tránh thần kinh bì đùi ngoài nằm phía
21

trên cách cơ may khoảng 2.5 cm phía trước trên phần xa của khớp háng, rạch bao khớp
và đi vào cổ xương đùi, cắt bỏ chỏm xương đùi.
Ưu điểm
Bộc lộc dễ dàng. Ít xâm lấn.
Không cắt cơ nên phục hồi chức năng sớm.
Tránh được biến chứng trật khớp ra sau.
Nhược điểm: khó ráp xương đùi hơn.
1.6.2. Đường mổ ngoài
Là đường mổ liên quan đến tách 1/3 trước của cơ mông trung và cơ mông bé,
được Kocher mô tả năm 1903 sau này được cải tiến bởi Me –Farland và Osbrne năm
1954.
Phía đầu gần đường mổ bắt đầu cách khối mấu chuyển lớn khoảng 5cm, đi ngang
qua mấu chuyển, hướng dọc theo thân xương đùi dài khoảng 5 - 6cm. Bộc lộ cơ căng
mạc đùi, bộc lộ cơ mông lớn. Bảo vệ thần kinh ngồi bằng van kéo Charnley. Lúc này
mấu chuyển lớn đã được bộc lộ hoàn toàn, 1/3 trước cơ mông trung và cơ mông rộng
ngoài bám vào mấu chuyển lớn được tách dọc ra khỏi mấu chuyển lớn. Ở đây, cơ
mông bé được tách ra khỏi chỗ bám vào mấu chuyển lớn. Phẫu tích khối cơ mông này
không kéo dài quá 5cm về phía đầu gần nhằm tránh tổn thương tới thần kinh mông
trên. Sau đó cắt bao khớp hình chữ T, bộc lộ và cắt chỏm xương đùi.
Ưu điểm
Bộc lộ dễ dàng ổ cối trong lần mổ đầu hoặc mổ lại.
Hạn chế phá hủy giường mấu chuyển.
Bộc lộ đúng vị trí đầu gần xương đùi.
Tạo ổ khớp vững.
Nhược điểm
Thương tổn khối cơ dạng nên dễ dẫn đến lỏng khớp nếu không được sửa chữa.
Có thể làm tổn thương khi bộc lộ phía đầu xa xương đùi.
Động mạch mũ đùi ngoài có thể bị tổn thương khi kéo di động cơ rộng ngoài.
Bộc lộ ổ cối phía sau bị hạn chế khi mổ lại.
1.6.3. Đường mổ trước ngoài (Watson - Jones)
Rạch da cách 2.5cm từ phía dưới và phía ngoài gai chậu trước trên vòng ra phía
sau ngoài tới đỉnh mấu chuyển lớn và xuống thân xương đùi 5cm. Bộc lộ vùng giữa cơ
22

mông trung và cơ căng mạc đùi, ta sẽ đi vào đường này bằng cách kéo khối cơ mông
trung ra phía sau, cơ căng mạc đùi ra phía trước. Dùng Hohmann đặt hai bên cổ xương
đùi để vén khối cơ dạng và từ đây vào bao khớp trước. Cắt bao khớp hình chữ T để
vào ổ xương đùi.
Ưu điểm
 Bộc lộ tương đối dễ dàng
 Tiếp cận dễ. Hạn chế tối thiểu tổn thương cơ dạng. Bộc lộ đủ đầu gần xương
đùi, ít gây trật khớp
 Dễ ráp xương đùi hơn
Nhược điểm:
 Nguy cơ đặt cán chỏm (stem) ở tư thế varus, khoan ống tủy dễ gây thủng thành
xương ra phía sau nhất là khi thay lại khớp.
1.6.4. Đường mổ trực tiếp ngoài (Hardinge)
Đường rạch da từ phía hơi sau tới điểm chính giữa của mấu chuyển lớn. Khi tiếp
cận thì kéo cơ căng mạc đùi ra phía trước, cơ mông lớn ra phía sau. Tiếp cận bao khớp
bằng cách cắt giữa phần nối cơ mông trung và cơ rộng ngoài và cần phải cắt một phần
mấu chuyển lớn.
Ưu điểm: Bộc lộ tương đối dễ dàng.
Nhược điểm
Xâm lấn nhiều, cắt cơ nên đau sau mổ.
Không tạo được ổ khớp vững.
1.6.5. Đường mổ sau bên (Gibson)
Đây là đường mổ trước đây sử dụng nhiều, rạch da mặt ngoài mấu chuyển lớn
hướng ra phía gai chậu sau trên. Tách dọc cơ mông để vào bao khớp sau. Dùng van
kéo đặt phía trước cổ xương đùi vén cơ mông và một van kéo cong đầu rắn đặt dưới
cổ, cắt bao khớp trên và dưới đồng thời gấp khép và xoay trong khi để bộc lộ chỏm
xương đùi, cắt bỏ chỏm xương đùi. Dùng van kéo thân xương đùi ra phía trước, xoay
đùi để bộc lộ hết ổ cối.
Ưu điểm
 Bộc lộ rõ ràng vùng đầu trên xương đùi và ổ cối. Bộc lộ đúng mực ổ cối trong
thay khớp háng lần đầu cũng như thay lại.
 Cắt ít cơ nên phục hồi chức năng dễ hơn.
Nhược điểm
23

 Có nguy cơ tổn thương thần kinh tọa.


 Không tạo được ổ khớp vững do cắt bao khớp sau. Dễ trật khớp háng ra sau.
Tuy nhiên, mỗi đường mổ đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, không
có đường mổ nào là tối ưu. Sự lựa chọn đường mổ nào là tùy thuộc vào từng trường
hợp cụ thể.
Anderson Lewis D. nhấn mạnh “Chẳng có đường mổ nào vào khớp háng để
thay khớp háng là tốt nhất trong mọi trường hợp, việc lựa chọn đường mổ phải tùy
từng điều kiện người bệnh”.
Các đường vào khớp háng hiện nay đều bắt nguồn từ đường vào từ phía ngoài
được Charles White mô tả đầu tiên vào thế kỷ XVIII. Đường vào này được sử dụng
rộng rãi và trở thành đường vào chuẩn cho các phẫu thuật vùng khớp háng cho đến
cuối thế kỷ XIX. Do lý do thẩm mỹ, nhiều đường mổ mới ra đời. Bernard Von
Langenbeck là người đầu tiên đặt ra vấn đề này. Ông đã tìm ra con đường mới vào
khớp háng giúp dẫn lưu tư thế ổ mổ tốt hơn sau mổ so với đường ngoài trực tiếp.Vì
vậy, đường vào sau ngoài của Langenbeck đã nhanh chóng được phổ biến và sử dụng
rộng rãi giúp phòng ngừa hoại thư và nhiễm trùng một cách hiệu quả. Vào cuối thế kỷ
XIX, trên 25 đường vào khớp háng khác nhau được mô tả. Đường vào lối trước được
Maximilianus Schede và Karl Hueter mô tả đầu tiên vào giữa thế kỷ XIX. Marius
Smith-Petersen lại là người có công phổ biến rộng rãi đường mổ này vào đầu thế kỷ
XX. Đường trước của Smith-Peterson (Smith-Peterson I) và đường trước ngoài
(Smith-Peterson II) được sử dụng cho đến hiện nay. Reginald Watson-Jones đã áp
dụng biến thể của đường trước ngoài trong điều trị gãy cổ xương đùi. Đường mổ sau
ngoài của Langenbeck cũng được Theodor Kocher và Alexander Gibson cải tiến.
Đường vào của Gibson về sau này được phát triển thành lối sau thấp bởi Austin
Moore. Các đường vào thông dụng qua lối trước, sau, trước ngoài và sau ngoài đều rất
quen thuộc với các phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình ngày nay và các đường vào
xâm nhập tối thiểu cũng được phát triển từ các đường cơ bản này [18].
Kỹ thuật xâm nhập tối thiểu trong thay khớp háng sẽ cho kết quả tốt hơn và
những thuận lợi hơn ở thời kỳ sau mổ. Kết quả tốt đạt được chính nhờ sợ bảo vệ tối đa
mô mềm quanh khớp và phẫu thuật được tiến hành qua một đường mổ nhỏ. Ít đau, ít
mất máu, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi chức năng sớm và quay trở lại các hoạt
động hằng ngày sớm [18].
1.7. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG PHẪU THUẬT THAY
KHỚP HÁNG
24

- Nhiễm trùng: Cũng giống như mọi phẫu thuật khác đều có nguy cơ nhiễm
trùng. Có thể chỉ là nhiễm trùng nông vùng vết mổ, cũng có khi nhiễm trùng sâu bên
trong khớp, nhiễm trùng sớm xảy ra trong thời gian đầu sau mổ, có trường hợp nhiễm
trùng muộn xảy ra sau mổ vài năm [21].
- Sự ăn mòn ổ cối: Biến chứng này cũng thường hay gặp ở bệnh nhân sau khi
thay chỏm 4-5 năm, Sự ăn mòn này có nhiều nguyên nhân, cho đến nay chưa có tác
giả nào nêu được nguyên nhân chính xác [19].
- Chảy máu: Các mạch máu cần được lưu ý khi phẫu thuật thay khớp háng là:
nhánh bịt cấp máu cho dây chằng tròn, bó vòng đùi trong nơi bám cơ thắt lưng chậu ở
mấu chuyển bé, động tĩnh mạch đùi ở bao khớp trước, nhánh động mạch mông trên và
mông dưới [21].
- Thương tổn thần kinh: Trong quá trình phẫu thuật thay khớp háng, thần kinh
tọa, thần kinh đùi bị tổn thương có thể do bị cắt phải, bị chèn ép hoặc bị kéo dãn do
sức nóng của xi măng. Ngoài ra thần kinh đùi ở phía trước dễ bị tổn thương do kéo quá
mạnh về phía trước để bộc lộ ổ cối hoặc lúc cắt bao khớp trước [21].
- Gãy vỡ đầu trên xương đùi: Là biến chứng thường xảy ra trong lúc phẫu thuật
do nhiều nguyên nhân như: doa ống tủy không đúng kỹ thuật, kích thước ráp quá to so
với ống tủy, phẫu thuật nắn quả thô bạo nhất là ở những trường hợp loãng xương [21].
- Trật khớp háng sau mổ: Đây là biến chứng thường gặp, tùy theo loại khớp
nhân tạo, đường mổ, trình trạng sức khoẻ của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu
thuật viên mà tỷ lệ trật khớp sẽ khác nhau. Nguyên nhân thường gặp là do tư thế
vận động của bệnh nhân sau phẫu thuật chưa đúng hoặc trong quá trình phẫu thuật
ổ cối và cuống chưa được đặt đúng vị trí chức năng [21], [52].
- Thuyên tắc mạch: Là hiện tượng hình thành những cục máu đông trong lòng
mạch sau phẫu thuật thay khớp háng. Có thể do ít vận động chân được phẫu thuật hoặc
do sang chấn mạch máu trong quá trình phẫu thuật [21].
- Lỏng khớp: Theo thời gian sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương của
người bệnh sẽ bị yếu đi, khớp nhân tạo sẽ bị lỏng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau [4], [21].
Loại khớp nhân tạo: tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là 15 năm, có khi 10
năm nhưng cũng có khi kéo dài đến 20 năm.
25

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân > 65 tuổi gãy cổ xương đùi được phẫu thuật thay khớp háng bán phần
khoa ngoại Chấn thương – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận trong thời gian từ
tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Các trường hợp gãy cổ xương đùi di lệch (Garden II, III, IV) [46]. Có độ tuổi >
65.
- Khả năng đi lại độc lập nhưng hạn chế hoặc chỉ đi lại trong nhà.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Khớp háng đang ở trong tình trạng nhiễm trùng hoặc đang tiềm ẩn nguy cơ
nhiễm trùng.
- Bệnh gãy cổ xương đùi trên bệnh lý thoái hóa khớp háng.
- Bệnh lý bẩm sinh tại khớp háng.
- Bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật theo đánh giá của Hiệp hội gây mê Mỹ
(ASA) từ độ IV trở lên.
- Bệnh thần kinh đang tiến triển.
- Bệnh tâm thần.
- Bệnh nhân bị liệt, teo yếu cơ quanh khớp háng hoặc chấn thương khớp có khả
năng ảnh hướng đến chức năng khớp háng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu


- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu.
- Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng (X quang) trước và sau mổ của bệnh nhân
được thay khớp háng bán phần
- Đánh giá chức năng khớp háng bệnh nhân sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng
tái khám theo chỉ số khớp háng của Merle d’Aubigné – Postel [4], [20], [34].
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Bệnh nhân được có chỉ định thay khớp háng bán phần.
- Khám bệnh về lâm sàng và làm bệnh án điều trị theo mẫu nghiên cứu.
- Dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật.
26

- Dùng transamin 1g tiêm tĩnh mạch trước khi rạch da 15 phút, và transamin 1g
tiêm tĩnh mạch trước khi đóng vết mổ.
- Trực tiếp tham gia phẫu thuật, chăm sóc và hướng dẫn luyện tập sau phẫu thuật.
- Đánh giá kết quả phẫu thuật dựa vào chức năng vận động khớp và X-quang.
- Hẹn tái khám sau 3 tháng, 6 tháng.
- Phân tích và xử lý số liệu thu thập được.
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Đặc điểm chung
- Tuổi bệnh nhân: phân chia tuổi theo nhóm < 70,70 – 79, ≥ 80 tính độ tuổi trung
bình để xác định lứa tuổi có tỷ lệ thay khớp háng cao nhất.
- Giới tính.
- Nguyên nhân chấn thương: xác định nguyên nhân thường gặp nhất
của gãy cổ xương đùi.
+ Tai nạn giao thông.
+ Tai nạn sinh hoạt.
+ Tai nạn lao động
- Chỉ số khối cơ thể (BMI).
2.2.3.2. Đặc điểm lâm sàng
- Thời gian từ lúc bị tai nạn đến lúc vào viện điều trị.
- Vị trí gãy
+ Chân phải
+ Chân trái
- Các triệu chứng trên lâm sàng nổi bật: bệnh nhân có các triệu chứng như mất cơ
năng chi, xoay ngoài bàn chân, ngắn chi. Từ đó tính theo tỷ lệ % các triệu chứng
thường gặp.
Chúng tôi ghi nhận các triệu chứng lâm sàng như:
+ Mất cơ năng hoàn toàn: không thể nhấc chân lên khỏi mặt phẳng giường.
+ Bàn chân xoay ngoài: nhìn thấy bàn chân bị đổ và xoay ngoài, bàn chân nằm
áp xuống giường chứ không còn vuông góc với mặt giường.
+ Bầm tím và sưng nề: nhìn vào vùng mông và khớp háng sẽ thấy sưng nề
nhiều giữa chi bên gãy so với bên lành. Ngoài ra sẽ thấy bầm tím ở vùng mông và
khớp háng.
+ Ngắn chi: nhìn xem gót chi bên gãy có ngắn hơn so với bên lành hay không.
27

Đo chiều dài tương đối xương đùi bên gãy so với bên lành. Cách đo như sau: dùng
thước dây đo có độ chia bằng cm, xác định và đánh dấu khe khớp gối và gai chậu
trước trên. Sau đó tiến hành đo và ghi nhận chiều dài tương đối xương đùi, với chi đối
diện cũng làm tương tự. Trên cơ sở so sánh số đo chiều dài của hai chi sẽ xác định
được mức độ ngắn chi, chia thành 3 mức độ: 0cm, 1 – 2cm, > 2cm.
- Xác định tỷ lệ các bệnh nội khoa đi kèm như: bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp,
đái tháo đường…
2.2.3.3. Hình ảnh X-quang
X-quang
X-quang chụp theo 2 tư thế thẳng và nghiêng
X-quang chụp cả khung chậu và 2 khớp háng : xem độ trơn láng của ổ cối, hình
ảnh loãng xương.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng khác để phát hiện các bệnh nội khoa thường gặp ở
người cao tuổi.
- Bên bị tổn thương.
- Mức độ di lệch ổ gãy theo phân độ Garden.
Dựa vào mức độ di lệch ổ gãy Garden chia gãy cổ xương đùi thành 4 loại [4],
[24]: đánh giá về độ II, độ III và độ IV.
Độ II: Gãy hoàn toàn nhưng không di lệch, các bè xương không rời nhau
hướng vẫn như cũ.
Độ III: Gãy hoàn toàn di lệch, các bè xương ở chỏm hướng nằm ngang.
Độ IV: Gãy di lệch hoàn toàn, các bè xương hướng lên trên di lệch hoàn toàn,
chỏm trở lại vị trí bình thường trong ổ cối.
28

Hình 2.1. Phân độ gãy cổ xương đùi theo Garden [32]

2.2.3.4. Phẫu thuật thay khớp háng


* Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
- Trước phẫu thuật bệnh nhân được khám lâm sàng đầy đủ để đánh giá tình trạng
của khớp háng và toàn trạng, bệnh kèm theo và tiền sử.
- Kiểm tra các xét nghiệm có liên quan đến phẫu thuật để dự phòng và hạn chế
những tai biến, biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân được khám tiền mê trước để điều chỉnh các chỉ số bất
thường trước khi được gây mê, gây tê.
- Vệ sinh vùng mổ vào ngày trước hôm phẫu thuật.
- Dự trù máu phù hợp với bệnh nhân.
- Cho kháng sinh dự phòng trước mổ.
2.2.4. Phương tiện và phương pháp phẫu thuật
2.2.4.1. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cơ bản: dao, kéo phẫu tích, nhíp
phẫu tích, kẹp cong, van vén vết mổ, dao điện, gu gặm xương, kìm giữ xương,…
- Bộ dụng cụ thay khớp háng bán phần: các van Hohmann, cưa lắc, dụng cụ lấy
chỏm, đục định vị, khoan lòng tuỷ, khoan mềm, bộ khoan ống tủy, bộ doa ống tủy giải
phẫu (ráp) xương đùi, thước đo đường kính chỏm, bộ khớp thử đủ các kích cỡ và các
loại, bộ trộn và bơm xi măng…
- Bộ khớp háng bán phần.
29

Hình 2.2. Dụng cụ thay khớp háng

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Hình 2.3. Dụng cụ thay khớp háng

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận


2.2.4.2. Phương pháp phẫu thuật
- Chuẩn bị bệnh nhân
- Chọn phương pháp vô cảm thích hợp: Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc
gây tê ngoài màng cứng, hoặc gây mê nội khí quản. Việc lựa chọn phương pháp vô
cảm tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, các bệnh lý nội khoa kèm theo.
- Dùng transamin 1g tiêm tĩnh mạch trước khi rạch da 15 phút, và transamin 1g
tiêm tĩnh mạch trước khi đóng vết mổ.
- Chọn đường mổ: Kỹ thuật sử dụng đường mổ thay khớp háng bán phần sử dụng
đường mổ nhỏ sau ngoài khoảng 5 – 8 cm bảo toàn cơ hình lê.
* Thay khớp háng bán phần
Kỹ thuật sử dụng đường mổ thay khớp háng bán phần sử dụng đường mổ nhỏ
sau ngoài khoảng 5 – 8 cm bảo toàn cơ hình lê.
Bước 1: Rạch da, tách cân cơ
Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng 900.Rạch da 5 – 8 cm dọc mặt ngoài thân xương
đùi đi ngang qua mấu chuyển lớn và hơi cong ra phía sau qua tổ chức da và dưới
da.Tách cơ mông lớn ra sau. Vén hoặc cắt một phần nhóm cơ xoay vào bao khớp để
30

bộc lộ được cổ xương đùi và xác định được mấu chuyển bé, cắt bao khớp hình chữ L
ngược để bộc lộ cổ xương đùi và một phần chỏm xương đùi, bảo tồn cơ hình lê.

Hình 2.4. Tư thế bệnh nhân, đường rạch da [31]

- Bộc lộ cổ xương đùi:


Sau khi rạch tổ chức dưới da sẽ đến cơ mông lớn, tách dọc theo thớ cơ mông lớn
và một phần dải chậu chày. Vén hoặc cắt một phần cơ xoay ngoài đùi (giữ lại cơ hình
lê) cùng bao khớp một lần hình chữ L ngược. Gấp gối và xoay ngoài cẳng chân để bộc
lộ cổ xương đùi.

Hình 2.5. Tách cơ mông lớn, bọc lộ chỏm [31]

Bước 2: Lấy chỏm xương đùi


Sau khi mở bao khớp xác định mốc cắt xương, vị trí cắt chỏm thông thường cách
mấu chuyển bé từ 1 – 2cm. Hướng cắt chỏm xương đùi tạo với mặt phẳng ngang qua
trục thân xương một góc 450.
31

Hình 2.6. Đường cắt chỏm [4] Hình 2.7. Lấy chỏm

Hình 2.8. Đo kích thước chỏm

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Dùng cưa rung cắt lấy chỏm ra. Trong trường hợp khó có thể cắt chỏm ra thành
từng khối để lấy chỏm ra.
Bước 3: Đo chỏm xương đùi
Dùng thước chuyên biệt để đo chỏm xương đùi. Thước đo này được chia theo
đơn vị mm. Xác định đường kính lớn nhất của chỏm xương đùi.
Bước 4: Chuẩn bị ráp xương đùi
Dùng Hohmann để bộc lộ đầu trên xương đùi, khoan xương đùi theo số tăng dần
cho đến khi chọn được kích thước phù hợp (Thử độ vững của ráp tư thế khép, xoay).
Đây là thì rất quan trọng. Nếu chuẩn bị xương đùi không tốt sẽ đặt chuôi không
32

đúng hướng gây trật khớp háng hoặc gây đau kéo dài sau mổ.
- Chọn chuôi phù hợp với ống tủy xương đùi.
- Lắp cổ chỏm theo kích thước đã chọn.
- Lắp chỏm đúng kích thước đã đo. Kiểm tra độ vững của khớp, tầm vận động
khớp háng.
* Thử độ vững của khớp có thể áp dụng các cách sau :
+ Nghiệm pháp Piston : cho đùi ở tư thế cơ năng (gấp 100 ; dạng 100 ; xoay
ngoài 50) kéo nhẹ đùi nếu chỏm kéo xuống được 1 – 5mm là rất tốt.
+ Vận động khớp :
Gấp 700 Khép 200 Xoay trong 200
Duỗi 100 Dạng 200 Xoay ngoài 200
Nếu không trật là đảm bảo độ vững.
- Rửa sạch vết mổ, cầm máu, khâu lại cơ bị cắt và bao khớp.
- Dẫn lưu kín vết mổ, đóng vết mổ theo lớp.
2.2.3.4. Săn sóc và theo dõi sau phẫu thuật
- Tư thế bệnh nhân sau mổ : tránh tư thế dễ trật đùi khép và xoay trong.
- Theo dõi sát dấu hiệu sống.
- Dùng kháng sinh, giảm đau sau mổ.
- Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu bằng Enoxaparin tiêm dưới da
40mg/ngày liều đầu tiên 12 giờ sau mổ, các ngày sau tiêm ngày 1 lần cho đến khi đi
được hoặc dùng đường uống bằng Rivarixaban 10mg, liều đầu tiên sau mổ 6-10 giờ,
sau mỗi ngày uống 1 viên kéo dài trong 5 tuần.
- Rút ống dẫn lưu sau 24 – 48 giờ.
- Chụp X-quang khớp háng kiểm tra.
- Thay băng hàng ngày, cắt chỉ sau 10-12 ngày.
- Hướng dẫn tập vận động và phục hồi chức năng (phụ lục) [2].
- Xuất viện khi toàn trạng ổn định, vết mổ liền thì đầu, tập đi lại được, ổn định
bệnh nội khoa kèm theo nếu có.
2.2.4. Quy trình luyện tập và phục hồi chức năng
Tập phục hồi chức năng tại bệnh viện và hướng dẫn tập tại nhà.
- Bệnh nhân sau mổ thay khớp háng cần phải tập vận động càng sớm càng tốt, sẽ
tránh được các biến chứng do việc nằm lâu dài gây ra như viêm phổi do ứ đọng,
thuyên tắc phổi, thuyên tắc mạch sâu, hay loét do tỳ đè…
33

- Ngày thứ nhất bệnh nhân có thể ngồi dậy tại giường và tập các bài tập cơ như
tập cơ mông: co cơ mông và giữ trong 5 giây (làm 10 lần), nhắc lại 3 – 4 lần/ngày. Tập
cơ tứ đầu đùi: cố gắng giữ duỗi thẳng gối và giữ trong 5 giây ngày tập 10 lần, mỗi lần
10 phút. Tập dạng chân: tập 10 lần. Tập vận động khớp gối: ngày 3 – 4 lần. Tập khớp
cổ chân. Nhân viên vật lý trị liệu tập hướng dẫn cho BN tập thở.
- Ngày thứ hai bệnh nhân có thể tập: tiếp tục như ngày thứ nhất và hướng dẫn tập
đứng với khung hay có người hỗ trợ, tập nâng gối, dạng háng.
- Ngày thứ ba bệnh nhân được tập đi dần với khung đi đoạn ngắn. Chạm chân mổ
tăng dần trọng lượng lên. Sau đó bệnh nhân có thể thay thế khung bằng nạng và từ từ
bỏ 1 nạng rồi 2 nạng trong 3 tuần đầu.
- Sau 3 tuần: hướng dẫn bệnh nhân lên cầu thang. Người bệnh cũng được hướng
dẫn các tư thế trong sinh hoạt việc nên làm và không nên làm sau thay khớp háng.
- Bệnh nhân và người nhà được hướng dẫn tránh các tư thế xấu như ngồi xổm,
phải ngồi nghế cao, 2 chân không được bắt chéo, nằm nghiêng phải có gối kẹp giữa
nhằm để phòng ngừa trật khớp háng.
2.2.5. Đánh giá kết quả phẫu thuật
* Trước lúc phẫu thuật
- Chiều dài đường mổ 5-6cm hoặc 7-8cm.
* Đánh giá kết quả trong lúc phẫu thuật
- Thời gian phẫu thuật: tính từ lúc bắt đầu rạch da cho đến mũi khâu cuối
cùng.
- Kích thước chỏm.
- Chiều dài cổ chỏm.
- Kích thước chuôi khớp nhân tạo.
- Lượng máu truyền trong lúc phẫu thuật.
- Các tai biến:
+ Gãy vỡ đầu trên xương đùi: lúc doa ống tủy xương đùi.
+ Chảy máu.
+ Tổn thương mạch máu thần kinh.
+ Tử vong.
* Đánh giá kết quả sau phẫu thuật
- Đánh giá lượng mất máu sau phẫu thuật:
34

+ Công thức Moore ước tính tổng lượng máu của bệnh nhân [61]:
Nữ: ETBV (ml) = Weight(kg) x 65
Nam: ETBV (ml) = Weight(kg) x 70
ETBV: Estimation of total blood volume (Ước lượng tổng thể tích máu)
Ước tính lượng máu mất: Estimation of blood loss volume (EBLV)
+ Công thức Gross [49]:

EBLV (ml) = ETBV x

+ Công thức Camarasa [36] :

EBLV (ml) =

Hct initial : Hct trước mổ, Hct final : Hct sau mổ, Hct avg : Hct trung bình trước
và sau mổ, Transfusion RBC Volume : Thể tích lượng máu truyền.
- Đánh giá sự liền vết mổ:
+ Vết mổ liền tốt: hai mép vết thương áp sát nhau…
+ Nhiễm trùng nông: sưng nề đỏ xung quanh vết mổ…
+ Nhiễm trùng sâu: sưng nề lan tỏa rộng, rỉ nhiều dịch viêm hoặc mủ, toàn
thân sốt cao, siêu âm có thể thấy ổ dịch nằm sâu thông vào khớp.
- Chảy máu sau mổ.
- Tổn thương thần kinh.
- Đánh giá mức độ đau sau mổ dựa vào thang điểm đau VAS [39]: đau ít tương
ứng với VAS ≤ 3 cm, đau vừa hay đau trung bình khi VAS trong khoảng từ 4 đến 7
cm và đau nặng hay đau nhiều khi VAS > 7 cm.
- So sánh chiều dài hai chi: đo chiều dài tương đối từ gai chậu trước trên đến đỉnh
mắt cá trong giữa bên thay khớp và bên lành, đo trên X-quang. Bất tương xứng chiều
dài chi được cho phép đến 1 cm [69].
- Thời gian để bắt đầu tập phục hồi chức năng.
- Thời gian nằm viện sau phẫu thuật: tính từ lúc phẫu thuật đến khi xuất viện.
- Đánh giá kết quả chụp X-quang sau phẫu thuật:
+ Trật khớp háng: chỏm khớp không nằm trong ổ cối.
+ Hướng chuôi khớp: Hướng của chuôi được coi là đúng trục khi góc trục
35

chuôi và trục xương đùi < 50. Nếu đầu mút chuôi ở trong so với trục của xương đùi gọi
là vẹo ngoài còn ở ngoài thì gọi là vẹo trong [4].
+ Vẽ đường thẳng tiếp tuyến qua 2 ụ ngồi, đo khoảng cách từ bờ dưới mấu
chuyển bé đến đường thẳng trên. Bình thường khoảng cách này ở 2 bên bằng nhau.
+ Xác định tâm của chỏm nhân tạo, bình thường tâm điểm này ngang với bờ
trên mấu chuyển lớn.

Hình 2.9. Xác định vị trí khớp nhân tạo trên phim thẳng

- Các biến chứng khác trong thời gian hậu phẫu:


+ Nhiễm trùng đường niệu, nhiễm trùng đường hô hấp, loét da do tỳ đè.
+ Trật khớp háng sau mổ.
+ Thương tổn dây thần kinh hông to.
+ Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
+ Tử vong.
2.2.6. Đánh giá kết quả sau 3 tháng, 6 tháng
Mời bệnh nhân đến tái khám theo hẹn sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng.
* Đánh giá chức năng khớp háng: chúng tôi đánh giá theo chỉ số khớp háng
của Merle d’Aubigné – Postel [20], [34].
A. Mức độ đau Điểm
- Không đau 6
- Thỉnh thoảng đau nhưng không trở ngại vận động 5
- Đau khi đi bộ 30 phút 4
- Không đi bộ được hơn 20 phút 3
- Không đi bộ được hơn 10 phút 2
- Đau nhiều khi đi bộ được vài bước,chịu sức nặng 1
36

- Đau nhiều liên tục, không đi được bước nào 0


B. Biên độ vận động của khớp Điểm
- Biên độ gấp duỗi > 900 6
- Biên độ gấp duỗi từ: 750 – 850 5
- Biên độ gấp duỗi từ: 550 – 750 4
- Biên độ gấp duỗi từ: 350 – 550 3
- Biên độ gấp duỗi < 35 2
- Biên độ gấp <35 kèm theo tư thế xấu 1
- Biên độ gấp < 35 kèm theo tư thế rất xấu 0
Ghi chú: Tư thế xấu là khớp háng bị gấp hoặc khép hoặc dạng hoặc xoay trong
hoặc xoay ngoài.
C. Khả năng đi bộ: Tính theo độ vững Điểm
- Rất vững, đi không hạn chế 6
- Khập khiểng nhẹ, thỉnh thoảng dùng gậy khi đi xa 5
- Mất vững nhẹ, khập khiễng, thường dùng gậy: 4
- Mất vững nhẹ, khập khiễng nhiều, luôn đi với gậy: 3
- Mất vững nặng, đi dùng 2 gậy hoặc một nạng: 2
- Không thể đứng được 1 chân, đi 2 gậy hoặc nạng tỳ khuỷu: 1
- Không thể đứng hoặc chống chân: 0
Xếp loại theo tổng số điểm = A + B + C
- 17-18 điểm: Rất tốt.
- 15-16 điểm: Tốt.
- 13-14 điểm: Khá.
- 10-12 điểm: Trung bình.
- ≤ 9 điểm: Xấu.
Đánh giá X-quang khớp háng:
- Khớp nhân tạo có nằm đúng vị trí không?
- Có bị sai khớp không? Có bị gãy xương đùi không?
- Có bị lỏng chuôi không?
- Có thưa xương quanh khớp nhân tạo không?
2.3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
37

- Tính tỷ lệ % cho các biến định tính, tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
tối đa, giá trị tối thiểu cho các biến định lượng.
- Sử dụng χ2 để so sánh các tỷ lệ, T test để so sánh các giá trị trung bình. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu đã được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên
cứu trước khi tiến hành thu thập số liệu, chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác
tham gia của đối tượng nghiên cứu.
- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số liệu, thông
tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích
nào khác.
- Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Y đức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh
Thuận.
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của ban lãnh đạo của Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Hỷ và Hồ Mẫn Trường Phú (2017), "Thay
khớp háng toàn phần không xi măng bằng kỹ thuật xâm nhập tối thiểu đường
mổ trước tại Bệnh viện Trung ương Huế", Tạp chí Y Dược học Quân sự. số 5,
pp. tr. 150-158.
2. Bộ Y tế (2014), Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng, Hướng
dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng, Hà Nội.
3. Trần Ngọc Diệu (2015), "Đánh giá kết quả điều trị gãy cổ xương đùi ở bệnh
nhân trên 80 tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng bán phần lưỡng cực không xi
măng", Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam. số đặc biệt, tr. 115 - 119. .
4. Trần Anh Dũng (2019), Nghiên cứu phẫu thuật thay khớp háng bán phần không
xi măng trong gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân cao tuổiLuận văn Bác Sỹ Chuyên
Khoa Cấp II, Đại học Y Dược Huế. .
5. Trần Trung Dũng (2013), "Nhận xét đặc điểm tổn thương và các kỹ thuật phẫu
thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hà Nội", Y học thực hành.
11, tr. 62 - 64. .
6. Huỳnh Thống Em (2015), Nghiên cứu phẫu thuật thay khớp háng bán phần
không xi măng trong gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân cao tuổi, Luận văn Bác Sỹ
Chuyên Khoa Cấp II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Frank. H. Netter (2007), Xương và khớp hông, Atlas giải phẫu người, NXB Y
học, tr. 487.
8. Hoàng Đình Anh Hào (2016), Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán
phần trong điều trị gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên, Luận văn
thạc sĩ y học của bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
9. Nguyễn Văn Hoạt (2011), Nghiên cứu kết quả điều trị gãy cổ xương đùi do
chấn thương bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần với xi măng, Luận án
tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Hoàng Thế Hùng, Phạm Đăng Ninh, Vũ Nhất Định và cộng sự (2017), "Kết quả
phẫu thuật thay khớp háng với đường mổ nhỏ phía sau", Tạp chí chấn thương
chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt, tr. 274-276.
39

11. Nguyễn Văn Huy, Vũ Bá Anh (2006), Các xương và khớp của chi dưới, Giải
Phẫu Người, NXB Y Học, tr. 426-443.
12. Nguyễn Văn Hỷ, Lê Viết Cường (2008), "Đánh giá kết quả điều trị thay khớp
háng toàn phần tại Bệnh viện Trung ương Huế", Tạp chí Y học thực hành, số
596, tr. 602-606. .
13. Hà Hoàng Kiệm (2014), Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau phẫu thuật
thay khớp háng nhân tạo, trong Bộ môn VLTL - PHCN HVQY, chủ biên, Giáo
trình Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, NXB QĐND.
14. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Loãng xương nguyên phát, Bệnh học cơ xương
khớp nội khoa, NXB Giáo dục, tr. 274-285.
15. Phạm Văn Lình (2008), Gãy cổ xương đùi, Ngoại Bệnh Lý, NXB Y Học, tr.
268-278.
16. Nguyễn Thành Long (2017), Đánh giá kết quả điều trị gãy cổ xương đùi ở
người cao tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, Luận văn thạc sĩ của
Bác sĩ nội trú, Bệnh viện Trung ương Huế.
17. Lê Nghi Thành Nhân (2014), "Thay khớp háng bán phần có xi măng ở bệnh
nhân 80 tuổi trở lên tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Huế", Y học thực hành. 911,
tr. 527-534. .
18. Lê Nghi Thành Nhân (2016), Các đường mổ trong thay khớp háng, Phẫu thuật
can thiệp tối thiểu ứng dụng trong thay khớp háng toàn phần, Trường Đại học
Y Dược Huế, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 4-10.
19. Nguyễn Minh Phong (2013), "Đánh giá kết quả điều trị thay chỏm Bipolar điều
trị gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi tại bệnh viện 175", Tạp chí Y học thực
hành, số 6, tr. 10-12. .
20. Trần Mậu Phong (2017), Nghiên cứu kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc
sống ở bệnh nhân thay khớp háng toàn phần không xi măng, Luận văn chuyên
khoa 2, Đại học Y Dược Huế. .
21. Nguyễn Đức Phúc (2013), Gãy cổ cương đùi, Chấn Thương Chỉnh Hình, NXB
Y Học, Hà Nội, tr. 374-385.
22. Nguyễn Văn Quang (2004), "Sinh cơ học khớp háng", Kỷ yếu hội nghị thường
niên của hội CTCH TP Hồ Chí Minh 2004, tr. 142-150. .
40

23. Nguyễn Văn Quang (2005), Chấn thương vùng háng, Bài giảng bệnh học Chấn
Thương Chỉnh Hình - Phục Hồi Chức Năng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh,
tr. 24-30.
24. Cao Thỉ, Nguyễn Tường Quang (2014), "Kết quả phẫu thuật thay khớp háng
bán phần lưỡng cực trên bệnh nhân lớn tuổi", tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh. 9(3), tr. 371-376. .
25. Lương Tích Thiện (2014), "Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán
phần qua đường mổ nhỏ điều trị gãy cổ xương đùi", Tạp chí Chấn thương chỉnh
hình Việt Nam. số đặc biệt, tr. 99-104.
26. Trần Đức Thọ (2005), Bệnh loãng xương ở người cao tuổi, NXB Y học, Hà
Nội, tr. 23-34.
27. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Bệnh loãng xương, Chẩn đoán và điều trị những
bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
28. Lê Văn Tuấn, Lê Gia Vinh and Phạm Đăng Ninh và cs (2016), "Nghiên cứu
giải phẫu ổ cối và ứng dụng trong điều trị kết hợp xương gãy trật khớp háng
trung tâm", Tạp chí Y Học Việt Nam, số 1, tập 444, tr. 23-25. .
29. Nguyễn Anh Tuấn, Lê Hồng Hải and Nguyễn Quốc Dũng và cộng sự (2015),
"Kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar có xi măng điều trị gãy
cổ xương đùi ở người cao tuổi", Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam. số
đặc biệt, tr. 99-104. .
30. Nguyễn Quang Vinh (2014), "Đánh giá kết quả điều trị gãy cổ xương đùi ở
người cao tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar có xi măng tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định", Luận án Chuyên khoa cấp 2, trường Đại
học Y Dược Huế.

TIẾNG ANH

31. Azar F. M., Canale S. T. and Beaty J. H. (2020), Campbell's Operative


Orthopaedics, E-Book, Elsevier Health Sciences.
32. Beaupre L. A., et al (2005), "Best practices for elderly hip fracture patients",
Journal of general internal medicine. 20(11), pp. 1019-1025.
41

33. Bhandari M., et al (2003), "Internal fixation compared with arthroplasty for
displaced fractures of the femoral neck: a meta-analysis", JBJS. 85(9), pp.
1673-1681.
34. Biau D. J., Brand R. A. J. C. o. and research r. (2009), "Robert Merle
d’Aubigne, 1900–1989". 467(1), pp. 2-6.
35. Bodén H. (2006), A clinical study of uncemented hip arthroplasty: Radiological
findings of host-bone reaction to the stem, Karolinska Institutet, Danderyds
Sjukhus/Karolinska Institutet at Danderyds ….
36. Camarasa M., et al (2006), "Efficacy of aminocaproic, tranexamic acids in the
control of bleeding during total knee replacement: a randomized clinical trial".
96(5), pp. 576-582.
37. Chevillotte C., et al (2011), "Nine years follow-up of 100 ceramic-on-ceramic
total hip arthroplasty", International orthopaedics. 35(11), pp. 1599-1604.
38. Colville J., Raunio P. (1978), "Charnley low-friction arthroplasties of the hip in
rheumatoid arthritis. A study of the complications and results of 378
arthroplasties", The Journal of bone and joint surgery. British volume. 60(4),
pp. 498-503.
39. Crichton N. J. J. C. N. (2001), "Visual analogue scale (VAS)". 10(5), pp. 706-
706.
40. Desai A., Board T. (2010), A simple intra operative technique to avoid limb
length discrepancy in total hip arthroplasty, Orthopaedic Proceedings, The
British Editorial Society of Bone & Joint Surgery, pp. 394-394.
41. Diaz M., et al (1997), "The influence of family history of hip fracture on the
risk of verterbral deformity in men and women: The European vertebral
osteoporosis study", Bone. 20(2), pp. 145-149.
42. Eggli S., Pisan M. and Müller M. (1998), "The value of preoperative planning
for total hip arthroplasty", The Journal of bone and joint surgery. British
volume. 80(3), pp. 382-390.
43. Espehaug B., et al (2002), "The type of cement and failure of total hip
replacements", The Journal of bone and joint surgery. British volume. 84(6),
pp. 832-838.
42

44. Falez F., et al (2013), "Blood loss reduction in cementless total hip replacement
with fibrin spray or bipolar sealer: a randomised controlled trial on ninety five
patients", International orthopaedics. 37(7), pp. 1213-1217.
45. Florschutz A. V., et al (2015), "Femoral neck fractures: current management",
Journal of orthopaedic trauma. 29(3), pp. 121-129.
46. Garden R. S. (1961), "Low-angle fixation in fractures of the femoral neck", The
Journal of Bone and Joint Surgery. British Volume. 43(4), pp. 647-663.
47. Gardiner R., Hozack W. (1994), "Failure of the cement-bone interface. A
consequence of strengthening the cement-prosthesis interface?", The Journal of
bone and joint surgery. British volume. 76(1), pp. 49-52.
48. Gilroy A. M., et al (2008), Atlas of anatomy, Thieme Stuttgart.
49. Gross J. B. J. T. J. o. t. A. S. o. A. (1983), "Estimating allowable blood loss:
corrected for dilution". 58(3), pp. 277-280.
50. Haddad R. J., Cook S. D. and Brinker M. R. (1990), "A comparison of three
varieties of noncemented porous-coated hip replacement", The Journal of bone
and joint surgery. British volume. 72(1), pp. 2-8.
51. Harkess JW and Croskarell JR (2013), Applied biomechanics, Arthroplasty of
the hip, Campbell's Operative Orthopaedics 12th edition, Mosby, pp. 159-161.
52. Harkess JW and Croskarell JR (2013), Complication, Arthroplasty of the hip,
Campbell's Operative Orthopaedics 12th edition, Mosby, pp. 228-261.
53. Hughes P. E., Hsu J. C. and Matava M. J. (2002), "Hip anatomy and
biomechanics in the athlete", Sports medicine and arthroscopy review. 10(2),
pp. 103-114.
54. Kim M.-W., et al (2017), "Measuring the impact of femoral head size on
dislocation rates following total hip arthroplasty", Hip & pelvis. 29(2), pp. 91-
96.
55. Kress A. M., et al (2011), "Excellent results with cementless total hip
arthroplasty and alumina-on-alumina pairing: minimum ten-year follow-up",
International orthopaedics. 35(2), pp. 195-200.
56. Laffosse J., et al (2007), "Prospective and comparative study of the anterolateral
mini-invasive approach versus minimally invasive posterior approach for
primary total hip replacement. Early results", International orthopaedics. 31(5),
pp. 597-603.
43

57. Marieb EN W. P., Mallatt J, (2017), Joints, Human anatomy, Pearson


Education, pp. 264.
58. Oakes D. A., et al (2003), "The impact of the garden classification on proposed
operative treatment", Clinical Orthopaedics and Related Research®. 409, pp.
232-240.
59. Pauwels F (1980), The Fracture of Femoral Neck. A Mechanical Problem,
Biomechanics of the Locomotor Apparatus, Springer-Verlag, pp. 86.
60. Platzer P., Thalhammer G. and Kutscha-Lissberg F. (2010), "Femoral neck
fractures: reduction and fixation", Fractures of the Proximal Femur: Improving
Outcomes E-Book: Expert Consult, p. 67.
61. Riley K. J., Katz D. (2020), "Assessment of Intraoperative Blood Loss", in
Leibowitz, Andrew B. and Uysal, Suzan, Editors, Modern Monitoring in
Anesthesiology and Perioperative Care, Cambridge University Press,
Cambridge, pp. 139-147.
62. Salamat M., et al (2010), "Comparison of Singh index accurancy and dual
energy X-ray absorptiometry bone mineral density measurement for evaluating
pssteoporosis", Iran. J. Radiat. Research 8(2), pp. 123- 128.
63. Sankar A., et al (2015), "Reliability of the American Society of
Anesthesiologists physical status scale in clinical practice", British journal of
anaesthesia. 59(4), pp. 202-203.
64. Seldes R. M., et al (2001), "Anatomy, histologic features, and vascularity of the
adult acetabular labrum", Clinical Orthopaedics and Related Research®. 382,
pp. 232-240.
65. Sharma V., et al (2016), "Outcome analysis of hemiarthroplasty vs. total hip
replacement in displaced femoral neck fractures in the elderly", Journal of
clinical and diagnostic research: JCDR. 10(5), p. RC11.
66. Shen M., et al (2016), "An update on the Pauwels classification", Journal of
orthopaedic surgery and research. 11(1), pp. 1-7.
67. Sierra R. J., Schleck C. D. and Cabanela M. E. (2006), "Dislocation of bipolar
hemiarthroplasty: rate, contributing factors, and outcome", Clinical
Orthopaedics and Related ResearchŪ. 442, pp. 230-238.
44

68. Thürig G., et al (2016), "Safety of total hip arthroplasty for femoral neck
fractures using the direct anterior approach: a retrospective observational study
in 86 elderly patients", Patient safety in surgery. 10(1), pp. 1-8.
69. Vanrusselt J., et al (2015), "Postoperative radiograph of the hip arthroplasty:
what the radiologist should know", Insights into imaging. 6(6), pp. 591-600.
70. Wylde V., et al (2009), "Prevalence and functional impact of patient-perceived
leg length discrepancy after hip replacement", International orthopaedics.
33(4), pp. 905-909.
45

PHỤ LỤC 1

PHIẾU NGHIÊN CỨU

Phiếu số:….......
Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần đường mổ nhỏ sau ngoài
trong điều trị gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân cao tuổi
Số phiếu:...............
2. PHẦN HÀNH CHÍNH:
Họ và tên:.................................................................................... Tuổi:.....................
Giới: Nam  Nữ 
Dân tộc: Kinh  Khác 
Nghề nghiệp:  CBCC  Buôn bán.  Nông  Già/hưu.  Khác
Địa chỉ:  TP.  Nông thôn.  Miền núi
Ngày vào: …………………………………………. Số hồ sơ: .................................
Ngày ra: .....................................................................................................................
Số ngày nằm viện: ……… Ngày
Ngày mổ: ...................................................................................................................
Số ngày từ VV đến ngày mổ .......Ngày
II. Theo dõi trước mổ:

1. Lý do vào viện: Đau Mất cơ năng chi  Khác 


2. Nguyên nhân (chẩn đoán):

Tai nạn lao động  Tai nạn sinh hoạt  Tai nạn giao thông  Khác

3. Triệu chứng lâm sàng:


3.1. Vị trí chi gãy: Trái  Phải  Hai bên
3.2. Bệnh lý kèm theo: Tim mạch  ĐTĐ Khác Không
3.3. Phân loại gãy xương theo Garden: Garden III  Garden IV 
46

3.4. Thời gian gãy đến lúc phẫu thuật:

< 1 tuần  1 - < 2 tuần  > 2 tuần 

3.5. Đánh giá nguy cơ phẫu thuật theo ASA:

I II  III  IV
3.6. HCT trước phẫu thuật:................... %
II. Theo dõi trong mổ:

2. Phương pháp tiến hành


Cắt bán phần nhóm cơ xoay  Tách nhóm cơ xoay 
2. Kích thước (d) chỏm:................................
3. Độ dài cổ chỏm:........................................
4. Kích thước chuôi đùi:................................
5. Đường mổ. 5-6cm  7-8cm 
6. Số lượng máu truyền............... ml.
7. Thời gian phẫu thuật: ………. (phút)
8. Biến chứng: Vỡ đầu trên xương đùi  Tổn thương TK  Không 
9. HCT sau phẫu thuật:…................ %

V. Theo dõi sau mổ:

1. Liền vết mổ:

Liền thì đầu  Nhiễm trùng nông  Nhiễm trùng sâu 


47

2. Biến chứng: chảy máu Có  Không 


3. Liệt TK Có  Không 
4. Chiều dài chi phẫu thuật so với chi lành

Ngắn hơn  (…cm) Bằng nhau Dài hơn  (…cm)

5. Thời gian nằm viện sau mổ: ……………. Ngày

6. XQ sau mổ:

Trật khớp Có  Không 


Gãy xương Có  Không 
Trục cuống chỏm: Vẹo trong  Vẹo ngoài  Trung tâm 
48

V. Theo dõi xa:

Đánh giá chức năng khớp háng (3 tháng): theo chỉ số khớp háng của Merle
d’Aubigné
1.1 Mức độ đau Điểm
- Không đau 6
- Thỉnh thoảng đau nhẹ nhưng không trở ngại hoạt động 5
- Đau xuất hiện khi đi bộ trên 30 phút 4
- Đau xuất hiện khi đi bộ từ 10 đến 30 phút 3
- Đau xuất hiện khi đi bộ chưa đến 10 phút 2
- Đau nhiều, chỉ đi được vài bước 1
- Đau rất nhiều, liên tục, không đi được bước nào 0
1.2 Biên độ vận động của khớp
- Biên độ gấp ≥ 900 6
- Biên độ gấp từ 700 - < 900 5
- Biên độ gấp từ 500 - < 700 4
- Biên độ gấp từ 350 - < 500 3
- Biên độ gấp dưới 300 2
- Nếu biên độ gấp < 700, kèm biến dạng ở tư thế gấp, xoay ngoài thì trừ 1 điểm
- Nếu biên độ gấp < 70 0, kèm biến dạng ở tư thế khép hoặc dạng hoặc xoay trong thì 2 điểm
1.3 Khả năng đi lại: tính theo độ vững Điểm
- Rất vững, đi lại không hạn chế 6
- Khập khiễng nhẹ, thỉnh thoảng dùng gậy đi xa 5
- Mất vững nhẹ, khập khiễng, thường dùng gậy 4
- Mất vững nặng, đi hai gậy hoặc 1 nạng 3
- Không thể đứng một chân, đi hai nạng hoặc nạng nách 2
- Không thể đứng hoặc chống chân 1
Xếp loại theo tổng số điểm A + B + C = ……………(Điểm)
Tổng điểm = điểm:
17-18 điểm Rất tốt 
15-16 điểm Tốt 
49

13- 14 điểm Khá 


10-12 điểm TB 
≤ 9 điểm Xấu 
2. Bất tương xứng chi: < 1cm  1-2cm  > 2 cm  3

3. X-Quang khớp háng:

Hiện tượng lỏng chuôi: Có  Không 


Tiêu xương quanh khớp nhân tạo: Có  Không 
4. Biến chứng:
Nhiễm khuẩn, viêm dò Có  Không 
Trật khớp Có  Không 
Lỏng khớp Có  Không 
Đánh giá chức năng khớp háng (6 tháng): theo chỉ số khớp háng của Merle
d’Aubigné
1.1 Mức độ đau Điểm
- Không đau 6
- Thỉnh thoảng đau nhẹ nhưng không trở ngại hoạt động 5
- Đau xuất hiện khi đi bộ trên 30 phút 4
- Đau xuất hiện khi đi bộ từ 10 đến 30 phút 3
- Đau xuất hiện khi đi bộ chưa đến 10 phút 2
- Đau nhiều, chỉ đi được vài bước 1
- Đau rất nhiều, liên tục, không đi được bước nào 0
1.2 Biên độ vận động của khớp
- Biên độ gấp ≥ 900 6
- Biên độ gấp từ 700 - < 900 5
- Biên độ gấp từ 500 - < 700 4
- Biên độ gấp từ 350 - < 500 3
- Biên độ gấp dưới 300 2
- Nếu biên độ gấp < 700, kèm biến dạng ở tư thế gấp, xoay ngoài thì trừ 1 điểm
- Nếu biên độ gấp < 70 0, kèm biến dạng ở tư thế khép hoặc dạng hoặc xoay trong thì 2 điểm
1.3 Khả năng đi lại: tính theo độ vững Điểm
- Rất vững, đi lại không hạn chế 6
50

- Khập khiễng nhẹ, thỉnh thoảng dùng gậy đi xa 5


- Mất vững nhẹ, khập khiễng, thường dùng gậy 4
- Mất vững nặng, đi hai gậy hoặc 1 nạng 3
- Không thể đứng một chân, đi hai nạng hoặc nạng nách 2
- Không thể đứng hoặc chống chân 1
Xếp loại theo tổng số điểm A + B + C = ……………(Điểm)
Tổng điểm = điểm:
17-18 điểm Rất tốt 
15-16 điểm Tốt 
13- 14 điểm Khá 
10-12 điểm TB 
≤ 9 điểm Xấu 
2. Bất tương xứng chi: < 1cm  1-2cm  > 2 cm  3

3. X-Quang khớp háng:

Hiện tượng lỏng chuôi: Có  Không 


Tiêu xương quanh khớp nhân tạo: Có  Không 
4. Biến chứng:
Nhiễm khuẩn, viêm dò Có  Không 
Trật khớp Có  Không 
Lỏng khớp Có  Không 

Người lập phiếu

Phạm Nguyễn Hoàng Việt


51

PHỤ LỤC 2

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT

THAY KHỚP HÁNG

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị


- Giảm đau, giảm phù nề
- Gia tăng sức mạnh các nhóm cơ
- Tăng tầm vận động khớp háng
- Bảo vệ khớp háng mới
- Lấy lại hoạt động bình thường cho bệnh nhân
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
2.1. Ngày thứ 1 và 2 sau phẫu thuật
- Tập các bài tập vận động ở trên giường, thay đổi tư thế
- Khớp cổ chân: tập gấp duỗi và xoay khớp cổ chân, tập vài lần trong ngày, mỗi
lần 5-10 phút. Bài tập được tiến hành bắt đầu sau khi phẫu thuật cho đến khi khỏi
bệnh.
- Khớp gối: Bệnh nhân nằm ở tư thế 2 chân duỗi thẳng, mũi chân thẳng lên trần
nhà, tập gấp duỗi gối bằng cách nâng khớp gối lên thụ động hoặc chủ động 20 động
tác mỗi lần. Ngày khoảng 2 lần. Chú ý: không xoay khớp gối.
- Co cơ mông: bệnh nhân nằm ngửa, co cơ mông trong 5 giây sau đó nghỉ 5 giây,
tập mỗi lần 10 động tác và ngày tập 5 lần.
- Tập khớp háng: tập khép và dạng khớp háng. Bệnh nhân nằm ngửa 2 chân duỗi
thẳng, dạng khớp háng cả 2 chân (cả khép). Chú ý không xoay khớp háng vào trong và
luôn để ở tư thế hơi xoay ngoài.
- Tập co cơ tĩnh: bệnh nhân nằm với gối thẳng, co cơ tĩnh cả 2 chân, mỗi lần co 5
giây rồi nghỉ 5 giây nâng, tập 10 động tác trong 1 lần và 10 lần/ngày. Nằm nâng chân
lên khỏi mặt giường giữ trong 5-10 giây.
- Tập mạnh sức cơ tứ đầu đùi: bệnh nhân nằm thẳng đặt 1 gối dưới kheo chân,
giữ cho khớp gối gấp khoảng 30o-40o. Giữ chặt đùi và đưa cẳng chân lên trên giữ trong
khoảng 5 giây rồi từ từ đưa về vị trí cũ. Mỗi lần làm 10 động tác và 3-4 lần/ngày.
2.2. Từ ngày thứ 3-5 sau phẫu thuật
- Cho bệnh nhân ngồi dậy ở trên giường, tiếp tục tập các bài tập vận động ở trên
52

giường: khớp gối, khớp háng.


- Đưa 2 chân ra khỏi thành giường, tập đung đưa 2 chân và tập tăng sức mạnh
của cơ đùi. Bệnh nhân có thể tự di chuyển nhẹ nhàng ở trên giường.
2.3. Từ ngày 5 đến 4 tuần sau phẫu thuật
- Bệnh nhân tiếp tục các bài tập vận động khớp và tăng sức mạnh của cơ.
- Giai đoạn này có thể tập đứng và đi với nạng hoặc khung.
- Những lần đầu bệnh nhân có thể có người giữ sau đó tự đứng.
- Bệnh nhân đứng chịu trọng lực trên chân lành, 2 tay bám vào thành ghế.
Nâng gối của chân kia lên giữ trong 2-3 giây sau đó đặt chân xuống. Động tác
nữa là đứng chịu trọng lực trên chân lành giữ gối và háng bệnh trên 1 mặt phẳng rồi
tập khép và dạng khớp háng bằng cách đưa chân vào trong và ra ngoài.
- Động tác tập gấp và duỗi khớp háng: đưa chân phẫu thuật ra trước và ra sau.
Chú ý là không được gấp khớp háng trên 90o.
- Tập đi bộ, tập lên xuống cầu thang
- Tập mạnh sức cơ tư thế đứng bằng cách kéo chân bằng dây chun.
2.4. Từ 4-6 tuần sau phẫu thuật
- Bệnh nhân đi bộ với nạng hoặc gậy, lần đầu đi khoảng 5-10 phút trong 1 lần và
đi 3-4 lần/ngày. Những lần sau có thể đi 20-30 phút và 2-3 lần/ngày.
- Tập đạp xe đạp tại chỗ và tập tham gia các hoạt động hàng ngày: rửa bát, giặt giũ.
2.5. Từ 6-12 tuần sau phẫu thuật
- Bệnh nhân có thể tập đi bằng cách bỏ nạng
- Tập lái xe
2.6. Sau 12 tuần
- Bệnh nhân có thể trở lại công việc, lái xe, chạy, đánh golf..
* Những điều nên làm và không nên làm
- Không gấp khớp háng quá 90o và không xoay khớp háng vào trong.
- Không được ngồi xổm
- Không được ngồi trên ghế mà không có tay vịn
- Muốn đứng dậy từ ghế: đưa chân phẫu thuật ra trước sau đó từ từ đứng dậy
- Không được ngồi ghế hoặc toilet thấp.
- Không được xoay khớp gối khi đứng, ngồi, khi nằm và phải kê gối giữa 2 chân.
Thang điểm nhìn hình đồng dạng VAS (Visual Analog Scale)
Đây là thang điểm được sử dụng phổ biến nhất trên lâm sàng. Thước VAS được
53

cấu tạo gồm hai mặt. Mặt giành cho BN đánh giá ở phía trái ghi chữ “không đau” và
phía phải ghi chữ “đau không chịu nổi”. Để BN có thể xác nhận dễ hơn mức độ đau,
sau này người ta đã gắn thêm vào mặt này hình ảnh thể hiện nét mặt tương ứng với các
mức độ đau khác nhau. BN tự đánh giá bằng cách di chuyển con trỏ đến vị trí tương
ứng với mức độ đau của mình. Mặt giành cho người đánh giá được chia thành 11 vạch
đánh số từ 0 đến 10 (hoặc chia vạch từ 0 đến 100 mm). SSau khi BN chọn vị trí con
trỏ trên thước tương ứng với mức độ đau của họ người đánh giá xác nhận điểm đau
VAS là khoảng cách từ điểm 0 đến vị trí con trỏ.
Thang điểm này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu đối với BN và có thể thực hiện
nhanh và lặp lại nhiều lần để đánh giá mức độ đau và hiệu quả điều trị, BN chỉ nhìn
vào hình đồng dạng tương ứng là có thể diễn tả được mức đau của mình. Thang điểm
này cũng có thể áp dụng được cho BN còn ống NKQ, BN trong đơn vị chăm sóc tăng
cường. So với các phương pháp khác, cách đánh giá bằng thước này có độ nhạy, tin
cậy cao hơn. Tuy nhiên, trong khi đánh giá không được can thiệp hoặc giúp BN di
chuyển con trỏ trên thước. Thang điểm này cũng có những hạn chế khi áp dụng cho
những BN an thần sâu ngay sau phẫu thuật, BN có khó khăn khi tưởng tượng, khiếm
thị, khó hoặc không thể giao tiếp và trẻ em dưới 4 tuổi.

Thước đánh giá đau nhìn hình đồng dạng VAS, Astra – Zeneca [39]
Dựa vào thang điểm VAS cường độ đau được chia làm 3 mức độ; đau ít tương
ứng với VAS ≤ 3 cm, đau vừa hay đau trung bình khi VAS trong khoảng từ 4 đến 7
cm và đau nặng hay đau nhiều khi VAS > 7 cm. Trong giai đoạn hồi tỉnh BN diễn đạt
bằng lời nói bị hạn chế, lúc này VAS được cho là thang điểm thích hợp để đánh giá
đau và đa số tác giả thống nhất khi VAS từ 4cm trở lên là tương ứng với mức độ đau
cần điều trị. Ngoài ra, khi một hương pháp giảm đau có VAS ≤ 3 cm lúc nằm yên và ≤
5 cm lúc vận động được coi là giảm đau hiệu quả. Giảm trung bình 30 mm trên thang
điểm VAS 100 mm thể hiện khác biệt có ý nghĩa lâm sàng về mức độ đau tương ứng
với cảm nhận giảm đau có hiệu quả của BN.
54

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HỘI ĐỒNG KHKT

BS.CKII. PHẠM NGUYỄN HOÀNG VIỆT

You might also like