Biểu Đồ Khái Niệm

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 44-48

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG


HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đoàn Khắc Trung Ninh - Trường Trung học phổ thông Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Ngày nhận bài: 29/05/2018; ngày sửa chữa: 10/06/2018; ngày duyệt đăng: 26/06/2018.
Abstract: Maths teachers need to evaluate how well students approach the issue and how much
they master of knowledge and can apply in problem solving. Teachers need to know how students
think or which difficulties they can get in learning in order to help students improve their learning.
In fact, concept map used in Maths learning is possible and useful. It provides teachers and students
with needed information to adjust teaching and learning activities more effectively.
Keywords: Concept maps, assessments, learning activities, high school students.

1. Mở đầu HS, phát hiện ra những “lỗ hổng” kiến thức để có biện
Hiện nay, để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện pháp khắc phục. Bài viết đề cập vấn đề sử dụng BĐKN
GD-ĐT, hướng đến phát triển năng lực người học, bên cạnh trong đánh giá hoạt động học tập của HS nhằm nâng cao
việc đổi mới các phương pháp dạy học, cần đổi mới phương hiệu quả dạy học môn Toán.
pháp đánh giá hoạt động học tập của học sinh (HS). 2. Nội dung nghiên cứu
Hoạt động đánh giá cần được sử dụng như một phần 2.1. Khái niệm về bản đồ khái niệm
không tách rời của quá trình dạy học nhằm cải thiện việc Một khái niệm có thể hiểu là một ý tưởng, phản ánh
học tập của HS và nâng cao chất lượng giảng dạy của những thuộc tính chung hoặc bản chất của các đối tượng.
giáo viên (GV). Một trong những công cụ đánh giá hoạt BĐKN là công cụ giúp chúng ta thấy được một phần
động học tập của HS một cách hiệu quả và khả thi hiện hoặc toàn bộ các phần liên quan đến khái niệm như: hệ
nay là lập bản đồ khái niệm (BĐKN). Việc HS lập và thống khái niệm liên quan, định lí, ví dụ,…; tổ chức, sắp
quan sát BĐKN được hiểu như là một kĩ thuật đánh giá, xếp các ý tưởng và hiển thị cách thức liên kết giữa các
bởi BĐKN là một công cụ hình ảnh, giúp người học diễn nội dung có trong bản đồ.
đạt mức độ hiểu biết và cách thức sắp xếp kiến thức; từ Ví dụ về BĐKN “Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm”
đó, GV có thể nắm được mức độ nắm vững kiến thức của trong chương trình Đại số và Giải tích 11 (xem sơ đồ 1):
Đạo hàm

Bằng định nghĩa

Mối quan hệ giữa Ý nghĩa


Ý nghĩa vật lí
sự tồn tại của đạo hình học
hàm và tính liên
tục của hàm số

là hệ số góc
có đạo hàm của tiếp tuyến của đồ thị là vận tốc tức
hàm số tại thời của
tại
chuyển động
Chưa kết luận thì tại
được thời điểm t0.
Ta có phương
liên tục trình tiếp tuyến là cường độ
tại dòng điện tức
thời tại thời
điểm t0.

Sơ đồ 1. BĐKN “Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm” (Đại số và Giải tích 11)

44 Email: trungninhk30@yahoo.com
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 44-48

Vào những năm 1970, Joseph Donald Novak đã cùng một bản đồ. Liên kết chéo giúp chúng ta thấy được
nghiên cứu và phát triển BĐKN. Theo Novak: BĐKN mối liên hệ giữa các khái niệm trên các nhánh khác nhau
là công cụ trực quan, thiên về hình ảnh, đồ họa, dùng của bản đồ, tăng khả năng sáng tạo tri thức mới cho người
để tổ chức, sắp xếp, biểu diễn các kiến thức [1]. BĐKN học. Trong quá trình xây dựng BĐKN, tính năng cấu trúc
sử dụng khái niệm hoặc hệ thống khái niệm liên quan, phân cấp và liên kết chéo là hai yếu tố quan trọng, tạo
các khái niệm trong bản đồ được chứa trong hình tròn điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy sáng tạo cho
hoặc hình vuông, mối liên hệ giữa các khái niệm được người học.
chỉ ra thông qua một đường nối kèm từ nối. Quá trình Ví dụ 2: BĐKN về “Cực trị của hàm số” (Giải tích
học tập diễn ra theo một thứ tự, đó là các khái niệm mới 12) (xem sơ đồ 2 trang bên).
sẽ được đồng hóa vào khái niệm hiện tại và cách thức Một số công trình nghiên cứu của Novak đã cho thấy:
sắp xếp khái niệm cũ và mới với nhau được người học kĩ thuật học tập và ghi chép bằng BĐKN tạo điều kiện
tự đề ra theo cách hiểu của mình. Từ đó, Novak đề ra ý cho HS học có ý nghĩa (học hiểu), kiến thức mới được
tưởng dùng BĐKN để theo dõi sự thay đổi trong kiến sắp xếp và liên kết với kiến thức cũ, loại bỏ được cách
thức và nắm được mức độ nắm vững kiến thức của học vẹt, sắp xếp kiến thức rời rạc [1]. Novak cũng nghiên
người học [1]. cứu dùng BĐKN trong khám phá, đánh giá về cấu trúc
2.2. Một số đặc điểm của một bản đồ khái niệm và sự phức tạp trong kiến thức của HS. Một số cách thức
Không phải bản đồ có chứa các khái niệm đều được đánh giá HS thông thường chỉ yêu cầu các em nhắc lại
gọi là BĐKN. Một BĐKN có những đặc điểm riêng, thông tin mà GV đã truyền đạt thông qua câu hỏi hoặc
dùng để phân biệt với các công cụ mô tả kiến thức khác. bài kiểm tra. Với BĐKN, GV có thể thực hiện theo nhiều
Ngoài việc chứa đựng khái niệm chính hoặc ý tưởng cách khác nhau như: đặt câu hỏi và cùng HS lập BĐKN,
chính, BĐKN còn chứa hệ thống khái niệm liên quan, yêu cầu lập BĐKN theo một chủ đề. Quá trình lập
định lí, hệ quả, ý nghĩa, ví dụ,... nhằm làm rõ thêm cho BĐKN sẽ khuyến khích HS chủ động, tích cực tìm kiếm
khái niệm hoặc ý tưởng ban đầu. Bên cạnh đó, một câu trả lời và tìm ra mối quan hệ giữa các khái niệm xuất
BĐKN có chứa các đặc điểm sau (gồm: cấu trúc mệnh hiện trong câu hỏi.
đề, cấu trúc phân cấp, câu hỏi trọng tâm, liên kết và liên 2.3. Đề xuất một số biện pháp sử dụng bản đồ khái
kết chéo) [2]: niệm trong đánh giá hoạt động học tập môn Toán của
- Cấu trúc mệnh đề: Một BĐKN thể hiện rõ ràng mối học sinh
quan hệ giữa các khái niệm. Mối quan hệ này được mô 2.3.1. Sử dụng bản đồ khái niệm trong đánh giá hoạt
tả thông qua các cụm từ liên kết để hình thành mệnh đề. động học tập của học sinh
Khi xây dựng BĐKN, cần chú ý mỗi cặp khái niệm cùng Mục đích chính của đánh giá là để theo dõi quá trình
với cụm từ liên kết của chúng phải tạo thành một mệnh học tập của HS, cung cấp thông tin phản hồi một cách
đề có ý nghĩa. Một BĐKN là đại diện bằng hình ảnh cho liên tục, giúp GV sử dụng các thông tin đó để nâng cao
tập hợp các mệnh đề của một chủ đề, tránh việc mở rộng hiệu quả giảng dạy và cải thiện việc học tập của HS.
BĐKN sang các khái niệm không liên quan. Có nhiều từ Dùng BĐKN như một công cụ trong hoạt động đánh
nối được sử dụng trong BĐKN, do đó việc cho trước các giá, sau đó GV nhận xét về BĐKN mà HS lập được. GV
từ nối đôi khi sẽ làm hạn chế sự sáng tạo của người xây không dựa trên BĐKN để cho điểm mà chỉ xếp loại các
dựng BĐKN. BĐKN của HS theo các mức độ như: tốt, đạt hoặc không
- Cấu trúc phân cấp: Trong mỗi lĩnh vực, từng kiến đạt. Một số phương pháp đánh giá hoạt động học tập của
thức riêng biệt đều có hệ thống các khái niệm. Trong HS thông qua sử dụng BĐKN như: - HS lập một BĐKN
BĐKN, khái niệm chung nhất, tổng quát nhất được đặt về chủ đề vừa học để GV đánh giá mức độ hiểu biết, cách
trên cùng của bản đồ, các khái niệm liên quan được sắp thức sắp xếp kiến thức, các sai sót hoặc khả năng ghi nhớ
xếp theo thứ bậc từ trên xuống dưới. Trong một số lĩnh của các em; - Lập BĐKN về những nội dung trọng tâm
vực, không nhất thiết các khái niệm phải được sắp xếp từ của bài giảng; - Lập BĐKN cho một chương, học kì,
trên xuống, một số khái niệm trong cùng hệ thống được khóa học.
sắp xếp theo kiểu một chu kì tuần hoàn. Dùng BĐKN trong đánh giá hoạt động học tập của
- Câu hỏi trọng tâm: Là câu hỏi dùng để xác định rõ HS có một số ưu điểm so với các phương pháp khác. Về
vấn đề hoặc nhiệm vụ mà BĐKN cần giải quyết. lí thuyết, BĐKN tạo điều kiện cho HS được thể hiện mức
- Các liên kết chéo: Một đặc điểm quan trọng trong độ hiểu biết, sau đó GV quan sát và quyết định những
BĐKN là có chứa các liên kết chéo. Liên kết chéo dùng kiến thức HS cần bổ sung. Cụ thể: - Do là công cụ thiên
để liên kết khái niệm giữa các nhánh khác nhau trong về hình ảnh trực quan, BĐKN giúp GV nắm được cách

45
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 44-48

HS sắp xếp, kết nối nội dung kiến thức cũ và mới với Về ý nghĩa, đánh giá hoạt động học tập của HS là GV
nhau; - Phát hiện các sai sót như: sắp xếp sai, hiểu sai mối thu thập thông tin chi tiết về quá trình học tập của HS để
liên hệ giữa các nội dung; - GV có thể nhận ra những đặc nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như hoạt động học tập
điểm khác nhau của HS, cùng một chủ đề nhưng BĐKN của HS. Sau khi kết thúc một pha dạy học, tiết học, chủ
mà HS lập được tùy thuộc vào cách hiểu và sáng tạo của đề hay một chương,..., GV cần xác định mức độ nắm
mỗi cá nhân; - Lập BĐKN theo nhóm giúp các thành vững kiến thức bài học của HS. Để nắm được HS nắm
viên trong nhóm phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu, ưu vững bài học ở mức độ nào, ngoài việc kiểm tra thông
và khuyết điểm của mình, từ đó hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. qua một số hình thức như: vấn đáp, tự luận, trắc
2.3.2. Dùng bản đồ khái niệm trong đánh giá mức độ nghiệm,… GV có thể cho HS lập BĐKN.
nhận biết của học sinh Khả năng nhận biết kiến thức đã học của mỗi HS là
khác nhau, có em nhận biết tốt (nhớ và nhắc lại những kiến
Định lí 1

liên tục trên

thỏa mãn thỏa mãn


và có đạo hàm trên K
hoặc trên

trên khoảng
trên khoảng
trên
trên Định lí 2
khoảng
khoảng
Hàm số có
đạo hàm cấp 2 trên

thỏa mãn và thỏa mãn

thì
thì

CỰC TRỊ
CỦA HÀM SỐ
đạt cực đại tại đạt cực tiểu tại

được định nghĩa được định nghĩa

thì Tồn tại số h > 0 sao cho Tồn tại số h > 0 sao cho
thì
với mọi với mọi

và thì
thì và

gọi là điểm cực đại của hàm số gọi là điểm cực tiểu của hàm số
gọi là giá trị cực đại của hàm số gọi là giá trị cực tiểu của hàm số

gọi là điểm cực đại gọi là điểm cực tiểu


của đồ thị hàm số của đồ thị hàm số

Sơ đồ 2. BĐKN về “Cực trị của hàm số” (Giải tích 12)

46
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 44-48

thức đã học khi được yêu cầu) và có em nhận biết chưa tốt lẫn của các em. GV có thể thực hiện đánh giá mức độ
(không nhắc lại được hoặc nhầm lẫn giữa các nội dung). thông hiểu của HS thông qua các thao tác: - Cho một
Khi sử dụng BĐKN, GV có thể tiến hành đánh giá HS BĐKN và các từ liên kết, yêu cầu HS điền đúng từ nối vào
thông qua một số yêu cầu sau: - Nêu câu hỏi trọng tâm và BĐKN; - Cho một BĐKN còn thiếu các từ liên kết, yêu
yêu cầu HS nhắc lại, liệt kê, viết ra các khái niệm liên quan cầu HS tự điền từ liên kết dựa theo cách hiểu của mình;
đến câu hỏi trọng tâm; - Cho một danh sách các khái niệm, - Cho trước các khái niệm hoặc nội dung trả lời cho câu
yêu cầu HS chọn ra khái niệm dùng để trả lời cho câu hỏi hỏi trung tâm, yêu cầu HS xây dựng BĐKN; - Cho sẵn
trọng tâm; - Cung cấp cho HS một BĐKN, yêu cầu HS lấy một BĐKN nhưng thiếu đường liên kết và từ nối, yêu cầu
được ví dụ minh họa cho nội dung có trong bản đồ. HS liên kết đúng và dùng đúng từ nối; - Cho câu hỏi trung
Ví dụ: GV yêu cầu HS sắp xếp các bài toán sau: tâm, các từ khóa chính, yêu cầu HS xây dựng BĐKN;
- Cho câu hỏi trung tâm, yêu cầu HS xây dựng BĐKN.
 2   2 1 1 1 
lim  3  2  , lim  2   , lim  .  4  , Ví dụ: GV tiến hành đánh giá mức độ thông hiểu kiến
 n  n n n n 
thức của HS về hàm số liên tục bằng cách sử dụng
3n 2  1 1  4n 2 BĐKN dưới đây (xem sơ đồ 3) và yêu cầu các em điền
lim , lim về đúng vị trí trong BĐKN vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp. Từ sản phẩm của
n2  n 1  2n
HS, GV có thể đánh giá mức độ thông hiểu của các em
dưới đây:
đối với chủ đề này.

Thì

Ví dụ Ví dụ Ví dụ Ví dụ Ví dụ

? ? ? ? ?

2.3.3. Dùng bản đồ khái niệm trong đánh giá mức độ 3. Kết luận
thông hiểu của học sinh Thực tiễn dạy học cho thấy, dùng BĐKN trong quá
Để thông hiểu kiến thức, HS cần thông qua quá trình trình dạy học và đánh giá hoạt động học tập của HS
học tập, thực hiện được những thao tác như: giải thích, nhằm: - Tạo hứng thú và tăng tính chủ động, tích cực của
liên hệ, suy diễn,… Để đánh giá được mức độ thông hiểu HS; - HS có thể kết nối và chia sẻ kiến thức đã học với
kiến thức của HS, GV có thể đánh giá thông qua các hoạt các HS khác; - Tạo điều kiện cho HS suy nghĩ độc lập,
động như: yêu cầu HS giải thích, phân biệt, so sánh, cho kích thích sự sáng tạo; - Giúp HS thấy được những nội
ví dụ,… Các câu hỏi dùng trong đánh giá mức độ thông dung còn thiếu hay sai sót trong kiến thức; - Một số hạn
hiểu kiến thức nhằm kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối chế của các phương pháp đánh giá truyền thống.
thông tin có trong bài học, một số cách đặt câu hỏi như: Quá trình lập BĐKN hoặc thực hiện các thao tác liên
tại sao, phân tích, so sánh, liên hệ,… quan tới hoạt động lập BĐKN được dùng như một kĩ
Dùng BĐKN trong đánh giá mức độ thông hiểu của thuật đánh giá hoạt động học tập của HS. Từ BĐKN, GV
HS có nhiều ưu điểm: giúp GV nắm được cách HS kết nắm được khả năng nhận biết, thông hiểu của HS ở mức
nối các nội dung trong bài học, phát hiện ra sai sót, nhầm nào. Dựa vào thông tin mà BĐKN cung cấp, GV nắm

47
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 44-48

Định lí
về hàm số liên tục

Định lí 1
Định lí 2 Định lí 3

Hàm số đa thức Hàm số phân thức Hàm liên tục


Hàm và
hữu tỉ
trên
liên tục tại điểm x0
?
liên tục trên ?

?
Tập số thực R ? ?

Ví dụ ?
Hàm và
Hàm liên
? liên tục tại Tồn tại ít nhất một điểm
điểm x0 tục tại điểm x0

Ví dụ Nếu Sao cho

? ? ?

Sơ đồ 3. BĐKN “Định lí về hàm số liên tục” (Đại số và Giải tích 11)


được HS đã hoàn thành mục tiêu của bài học ở mức độ [6] David Jenninngs (2012). The use of concept map for
nào để đưa ra các hoạt động tiếp theo. Lập BĐKN cũng assessmennt. UCDTeaching and Learning, Ireland.
là một phần của quá trình giảng dạy, thông tin mà BĐKN [7] Nguyễn Bá Kim (2015). Phương pháp dạy học môn
của HS cung cấp giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng Toán. NXB Đại học Sư phạm.
dạy cho cho phù hợp với HS.

Tài liệu tham khảo KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA
[1] Novak, J. D. - Canas, A. J. (2008). The theory TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2018
underlying concept maps and how to construct and
Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua thuận tiện
use them. Florida Institute for Human and Machine
Cognition. tại các bưu cục địa phương, (Mã số C192) hoặc đặt mua
[2] Nguyễn Danh Nam - Đoàn Khắc Trung Ninh trực tiếp tại Tòa soạn (số lượng lớn) theo địa chỉ: TẠP
(2015). Vận dụng bản đồ khái niệm trong dạy học CHÍ GIÁO DỤC, 4 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa,
môn Toán. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6, tr Hà Nội.
103-105.
[3] Đoàn Khắc Trung Ninh (2017). Bồi dưỡng khả năng Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục, trường học
ghi nhớ kiến thức cho học sinh trong quá trình học đặt mua Tạp chí Giáo dục năm 2018. Mọi liên hệ xin
Toán bằng cách sử dụng bản đồ khái niệm. Tạp chí gửi về địa chỉ trên hoặc liên lạc qua số điện thoại:
Giáo dục, số 400, tr 43-45.
024.37345363; Fax: 024.37345363.
[4] Nguyễn Phúc Chỉnh (2010). Cơ sở lí thuyết của bản
đồ khái niệm. Tạp chí Giáo dục, số 210, tr 18-21. Xin trân trọng cảm ơn.
[5] Selen Turkay (2014). Concept maps as assessment TẠP CHÍ GIÁO DỤC
tools. Harvard GraduateSchool of Education.
Cambridge.

48

You might also like