Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài tập nhóm 5 lần 2 môn kinh tế chính trị

Khái niệm lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện trong những điều kiện tồn tại xã hội
của con người. Hay nói khác, lợi ích kinh tế là mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế
của các chủ thể kinh tế. Những nhu cầu kinh tế của con người khi nó được xác định về mặt xã hội thì
nó trở thành cơ sở, nội dung của lợi ích kinh tế.
Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, nó được quy định một cách khách quan
bởi phương thức sản xuất, bởi hệ thống quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất. Ph. Ăngghen viết: “Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết
dưới hình thức lợi ích”.
Mỗi một con người hay xã hội muốn tồn tại và phát triển thì nhu cầu của họ phải được đáp ứng. Lợi
ích và nhu cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lợi ích bắt nguồn từ nhu cầu và là cái để đáp ứng
nhu cầu, nhu cầu làm nảy sinh lợi ích.

Những đặc trưng cơ bản của lợi ích kinh tế:

- Lợi ích kinh tế mang tính khách quan


- Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của quan hệ phân phối
- Lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội
- Lợi ích kinh kế mang tính lịch sử

Thực hiện hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội:

Tối ưu hóa quan hệ nhà nước và thị trường Lý luận và thực tiễn đều khẳng định :

nhà nước và thị trường đều rất cần thiết . Tuy nhiên , sử dụng nhà nước và thị trường như thế nào
để phát triển kinh tế - xã hội thì vẫn có nhiều quan điểm khác nhau . Kinh tế thị trường có rất nhiều
ưu việt nhưng kinh tế thị trường cũng có không ít khuyết tật : phát triển không ổn định ; không đáp
ứng được yêu cầu về hàng hóa công cộng ; sự xuất hiện của độc quyền ; hiện tượng ngoại ứng ; hiện
tượng thiếu hụt và méo mó thông tin ; xuất hiện nhiều vấn đề xã hội và môi trường ... Đặc biệt , kinh
tế thị trường làm phân hóa giàu – nghèo ngày càng sâu sắc , ảnh hưởng xấu đến sự hài hòa giữa các
lợi ích kinh tế . Do đó , nhà nước phải can thiệp , nhằm hạn chế và khắc phục những khuyết tật nêu
trên . Tuy nhiên , nhà nước cũng có không ít khuyết tật . Cán bộ , công chức nhà nước dễ chủ quan ,
duy ý chí , lạm quyền ... Do đó , nhà nước càng can thiệp sâu , rộng vào nền kinh tế ; duy trì cơ chế “
xin - cho ” thì khuyết tật nhà nước cũng càng nhiều .

Xử lý kịp thời những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế

Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan , nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến động lực của các hoạt động kinh tế . Do đó , khi các mâu thuẫn phát sinh cần được giải quyết kịp
thời . Muốn vậy , các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện
mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó . Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi
ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan , có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước
lên trên hết . Ngăn ngừa là chính nhưng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thể dẫn
đến xung đột ( đình công , bãi công ... ) . Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế , cần có sự tham gia
hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan , đặc biệt là nhà nước .

Chống mọi hình thức thu nhập bất hợp pháp


Trong cơ chế thị trường , thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu , làm hàng giả ,
hàng nhái ; lừa đảo ; tham nhũng . tồn tại khá phổ biến . Các hoạt động này càng gia tăng , càng làm
tổn hại lợi ích kinh tế của các chủ thể làm ăn chân chính . Để chống các hình thức thu nhập bất hợp
pháp , bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế cần : Trước hết , phải có bộ máy nhà nước liêm chính , có
hiệu lực . Bộ máy nhà nước phải tuyển dụng , sử dụng được những người có tài , có tâm ; sàng lọc
được những người không đủ tiêu chuẩn . Cán bộ , công chức nhà nước phải được đãi ngộ xứng đáng
và chịu trách nhiệm đến cùng mọi quyết định trong phạm vi , chức trách của họ .
Nhà nước phải kiểm soát được thu nhập của công dân , trước hết là thu nhập của cán bộ , công chức
nhà nước . Sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet ; của hệ thống các ngân hàng
thương mại ... là cơ hội thuận lợi để kiểm soát thu nhập . Xây dựng , hoàn thiện hệ thống luật pháp .
Trong điều kiện mở cửa , hội nhập , việc xây dựng và hoàn thiện luật pháp phải phù hợp với thông lệ
quốc tế . Luật pháp là công cụ quan trọng góp phần chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp chỉ
khi việc thực thi luật pháp thật sự nghiêm túc . Trước pháp luật , mọi người dân và cán bộ , công
chức nhà nước phải thực sự bình đẳng ; mọi vi phạm phải được xét xử theo quy định của pháp luật .
Phải công khai , minh bạch mọi cơ chế , chính sách và quy định của nhà nước ... Nhờ đó , người dân ,
doanh nghiệp và cán bộ , công chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi , trách nhiệm của mình . Đồng
thời , các cơ quan công quyền , cán bộ , công chức nhà nước được giám sát , tránh được tình trạng
lạm quyền , thiếu trách nhiệm , tham nhũng…
Hạn chế mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể:

Dưới sự tác động của các quy luật thị trường , sự phân hóa về mức thu nhập , mức sống giữa các
tầng lớp dân cư mang tính tất yếu . Điều đó có nghĩa là việc thực hiện các lợi ích kinh tế sẽ rất khác
nhau , nguy cơ căng thẳng , xung đột giữa các tầng lớp dân cư hoàn toàn có thể xảy ra . Lịch sử phát
triển của các nước đi trước đã minh chứng cho điều đó . Hạn chế gia tăng giãn cách về thu nhập
không phải bằng hạn chế gia tăng thu nhập của người giàu , mà vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi để
họ giàu hơn vì điều đó phù hợp với lợi ích xã hội . Điều quan trọng là tạo điều kiện để người nghèo ,
người thu nhập thấp gia tăng nhanh thu nhập của họ . Để hạn chế mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh
tế , Nhà nước còn phải đánh thuế thu nhập với những người có thu nhập cao và trợ cấp , hỗ trợ cho
những người thu nhập thấp . Điều quan trọng hơn , các chính sách phân phối và phân phối lại thu
nhập của nhà nước phải công bằng , hợp lý và được các chủ thể có liên quan tự giác thực hiện .

Đảm bảo hài hoà lợi ích trong một số quan hệ lợi ích cụ thể trong phát triển ở Việt Nam
- Đảm bảo hài hòa trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động và những người sử
dụng lao động .
- Đảm bảo hài hoà trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động . Những
người sử dụng lao động trước hết.
- Đảm bảo hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
- Đảm bảo hài hòa trong quan hệ giữa lợi ích người lao động , lợi ích người sử dụng lao động
và lợi ích xã hội .

You might also like