Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

NGÂN HÀNG CÂU HỎI GIỮA KỲ 2 – VẬT LÝ 11

I. Trắc nghiệm

CHƯƠNG 4:
Câu 1. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích.
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong
nó.
Câu 2. Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Dòng điện không đổi B. Hạt mang điện chuyển động
C. Hạt mang điện đứng yên D. Nam châm chữ U
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh. B. Chỉ có cực Bắc.
C. Cả hai cực từ. D. Mọi chỗ đều hút sắt như nhau.
Câu 4. Để xác định một điểm trong không gian có từ trường hay không, ta đặt tại đó một
A. điện tích. B. kim nam châm C. sợi dây dẫn. D. sợi dây tơ.
Câu 5. Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường
A. thẳng. B. song song. C. thẳng song song. D. thẳng song song và cách đều
nhau.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau. B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng
nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. các đặc điểm bao gồm cả phương
án A và B.
Câu 7. Tính chất cơ bản của từ trường là
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 8. Chọn câu trả lời sai.
A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.
C. Xung quanh 1 điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.
D. Ta chỉ vẽ được một đường sức từ qua mỗi điểm trong từ trường.
Câu 9. Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài có dạng là các đường
A. thẳng vuông góc với dòng điện
B. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện
C. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện, tâm trên dòng điện
D. tròn vuông góc với dòng điện
Câu 10. Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 11. Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi
A. Các đường sức từ dày đặc hơn. B. Các đường sức từ nằm cách xa
nhau.
C. Các đường sức từ gần như song song nhau. D. Các đường sức từ nằm phân kì
nhiều.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các đường sức từ là những đường cong kín.
B. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
D. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
Câu 13. Chọn câu đúng. Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện thẳng dài gây ra tại một điểm
cách dây một đoạn r được tính bởi công thức

A. B = 2.10-7 . B. B = 2.107 C. B = 2.10-7 D. B = 2.107.


Câu 14. Chọn câu đúng. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện tròn gây ra tại tâm 0 của vòng dây
được tính bởi công thức

A. B. C. D.
Câu 15. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng một ống dây hình trụ có dòng điện chạy qua tính bằng
biểu thức

A. . B. C. D.
Câu 16. Chọn câu đúng. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại tâm 0 của vòng dây(
có N vòng sít nhau) được tính bởi công thức

A. B. C. D.
Câu 17. Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất
hiện
A. Xung quanh dòng điện thẳng B. Xung quanh một thanh nam châm
thẳng
C. Trong lòng của một nam châm chữ U D. Xung quanh một dòng điện tròn.
Câu 18. Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là
A. Những đường thẳng song song cách đều nhau.
B. Những đường cong, cách đều nhau.
C. Những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
D. Những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
Câu 19. Thanh nam châm hình chữ U hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở
A. phần cong của nam châm. B. từ cực Bắc của nam châm.
C. hai từ cực của nam châm. D. phần thẳng của nam châm.
Câu 20. Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ
A. luôn bằng 0 B. tỉ lệ nghịch với chiều dài ống dây
C. là đồng đều B. tỉ lệ nghịch với tiết diện ống dây
Câu 21. Phát biếu nào dưới đây là sai? Lực từ là lực tương tác
A. giữa hai nam châm. B. giữa hai điện tích đứng yên.
C. giữa hai dòng điện. D. giữa một nam châm và một dòng điện.
Câu 22. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định
bằng quy tắc
A. vặn đinh ốc 1. B. vặn đinh ốc 2. C. bàn tay trái. D. bàn tay phải.
Câu 23. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. độ lớn cảm ứng từ. B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
C. chiều dài dây dẫn mang dòng điện. D. điện trở dây dẫn.
Câu 24. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau
đây?
A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện.
B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện.
D. Song song với các đường sức từ.
Câu 25. Khi hai dây dẫn thẳng, đặt gần nhau, song song với nhau và có hai dòng điện cùng
chiều chạy qua thì
A. Chúng đẩy nhau. B. Chúng hút nhau.
C. Lực đẩy lớn hơn lực hút. D. Có lúc hút, có lúc đẩy.
Câu 26. Khi hai dây dẫn thẳng, đặt gần nhau, song song với nhau và có hai dòng điện ngược
chiều chạy qua thì
A. Chúng đẩy nhau. B. Chúng hút nhau.
C. Lực đẩy lớn hơn lực hút. D. Có lúc hút, có lúc đẩy.
Câu 27. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích chuyển động. B. nam châm đứng yên.
C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động.
Câu 28. Trong các trường họp sau đây trường hợp nào là tương tác từ
A. Trái Đất hút Mặt Trăng.
B. Lược nhựa sau khi cọ xát với dạ có thể hút những mẫu giấy vụn.
C. Hai quả cầu tích điện đặt gần nhau.
D. Hai dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt gần nhau.
Câu 29. Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện ngược chiều là I1, I2. Xét điểm M
nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách đều hai dây dẫn. Gọi B1 và B2 lần lượt là độ lớn
cảm ứng từ tại đó do các dòng I1, I2 gây ra tại M. Cảm ứng từ tổng hợp tại M có độ lớn là
A. B = B1 + B2 B. B = |B1 – B2| C. B = 0 D. B = 2B1 – B2
Câu 30. Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện cùng chiều là I1, I2. Xét điểm M
nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách đều hai dây dẫn. Gọi B1 và B2 lần lượt là độ lớn
cảm ứng từ tại do các dòng I1, I2 gây ra tại M. Cảm ứng từ tổng hợp lại M có độ lớn là
A. B = B1 + B2 B. B = |B1 – B2| C. B = 0 D. B = 2B1 – B2
Câu 31. Một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đều . Để lực từ tác dụng lên
dây dẫn cực đại thì góc giữa dây dẫn và phải bằng
A. = 00 . B. = 300. C. = 600. D. = 900.
Câu 32. Một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đều . Để lực từ tác dụng lên
dây dẫn cực tiểu thì góc giữa dây dẫn và phải bằng
A. = 00 . B. = 300. C. = 600. D. = 900.
Câu 33. Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như
hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang hướng sang trái.
I
B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.
D. phương thẳng đứng hướng xuống.
( Thay đổi câu dẫn để có đáp án B, C, D)
Câu 34. Một dây dẫn thẳng dài 50cm có cường độ dòng điện chạy qua I= 8A, đặt trong từ
trường đều có B= 2T. Dây dẫn hợp với một góc 300. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn
bằng
A. 2 N B. 4N C. 8N D. 0
Câu 35. Một dây dẫn thẳng dài 50cm có cường độ dòng điện chạy qua I= 4A, đặt trong từ
trường đều có B= 2T. Dây dẫn hợp với một góc 300. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn
bằng
A. 2 N B. 4N C. 8N D. 0
Câu 36. Một đoạn dây dẫn dài 0,80 m đặt nghiêng một góc 60° so với hướng của các đường
sức từ trong một từ trường đều có cảm ứng từ B= 0,50 T. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây
dẫn này có cường độ I= 7,5 A, thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ bằng
A. 4,2 N. B. 2,6 N. C. 3,6 N. D. 1,5 N.
Câu 37. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 128 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ trong
một từ trường đều có cảm ứng từ B= 0,83 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn khi dòng điện
chạy qua đoạn dây dẫn này có cường độ I= 18 A là
A. 19 N. B. 1,9 N. C. 191 N. D. 1910 N.
Câu 38. Dòng điện I = 1(A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây
dẫn 10 (cm) có độ lớn là
A. 2.10-8(T) B. 4.10-6(T) C. 2.10-6(T) D. 4.10-7(T)
Câu 39. Cho dòng điện cường độ 12A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại
những điểm cách dây 15cm có độ lớn
A. 2.10−6T B. 1,6.10−5T C. 5.10−6 T D. 0,5.10−6 T
Câu 40. Cho dòng điện cường độ 15A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại
những điểm cách dây 5cm có độ lớn
A. 2.10−6T B. 6.10−5T C. 5.10−6 T D. 0,5.10−6 T
Câu 41. Cho dòng điện cường độ 6A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại
những điểm cách dây 5cm có độ lớn
A. 2,4.10−5T B. 2.10−5T C. 5.10−6 T D. 0,5.10−6 T
Câu 42. Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào
A. Chiều chuyển động của hạt mang điện. B. Chiều của đường sức từ.
C. Điện tích của hạt mang điện. D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 43. Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức
A. f =|q|vB B. f =|q|vBsin α C. f =qvB tan α D. f =|q|vBcos α
Câu 44. Lực Lorenxơ là
A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.
B. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
C. lực từ tác dụng lên dòng điện.
D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia.
Câu 45. Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng
A. Qui tắc bàn tay trái. B. Qui tắc cái đinh ốc.
C. Qui tắc bàn tay phải. D. Qui tắc vặn nút chai.
Câu 46. Đưa một nam châm mạnh lại gần ống phóng điện tử của máy thu hình thì hình ảnh
trên màn hình bị nhiễu. Giải thích nào là đúng
A. Từ trường của nam châm tác dụng lên sóng điện từ của đài truyền hình
B. Từ trường của nam châm tác dụng lên dòng điện trong dây dẫn
C. Nam châm làm lệch đường đi của ánh sáng trong máy thu hình
D. Từ trường của nam châm làm lệch đường đi của các electron trong đèn hình
Câu 47. Chọn hiện tượng đúng. Nếu dùng một nam châm vĩnh cửu đưa qua đưa lại trước
màn hình ti vi đang có hình ảnh thì hiện tượng gì xảy ra?
A. Vẫn bình thường. C. Hình ảnh và mầu sắc bị biến dạng.
B. Hình ảnh sáng hơn. D. Hình ảnh tối hơn.
Câu 48. Một hạt proton chuyển động với vận tốc ⃗ v 0 vào trong từ trường theo phương song
song với đường sức từ thì
A. động năng của proton tăng
B. vận tốc của proton tăng
C. hướng chuyển động của proton không đổi
D. tốc độ không đổi nhưng hướng chuyển động của proton thay đổi
Câu 49. Lực Lorenxơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường có đặc
điểm
A. luôn hướng về tâm của quỹ đạo B. luôn tiếp tuyến với quỹ đạo
C. chỉ hướng vào tâm khi q >0 D. chưa kết luận được vì phụ thuộc vào hướng của ⃗B.
Câu 50. Một điện tích q = 3,2.10 C đang chuyển động với vận tốc v = 5.106m/s thì gặp miền
-19

không gian từ trường đều B = 0,036T có hướng vuông góc với vận tốc. Độ lớn lực Lorenxơ
tác dụng lên điện tích q là
A. 5,76.10-14N B. 5,76.10-15N C. 2,88.10-14N D. 2,88.10-15N
Câu 51. Một điện tích q = 1,6.10-19C đang chuyển động với vận tốc v = 5.106m/s thì gặp miền
không gian từ trường đều B = 0,036T có hướng vuông góc với vận tốc. Độ lớn lực Lorenxơ
tác dụng lên điện tích q là
A. 5,76.10-14N B. 5,76.10-15N C. 2,88.10-14N D. 2,88.10-15N
Câu 52. Một hạt prôtôn chuyển động với vận tốc 2.106(m/s) vào vùng không gian có từ
trường đều B = 0,02(T) theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Biết điện tích của
hạt prôtôn là 1,6.10-19(C). Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn là
A. 3,2.10-14 (N) B. 6,4.10-14 (N) C. 3,2.10-15 (N) D. 6,4.10-15 (N)
Câu 53. Một điện tích q = 1,6.10-19C bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ
B=0,2(T) với vận tốc ban đầu v0 = 2.105(m/s) vuông góc với . Lực Lorenxơ tác dụng vào
electron là
A. 6,4.10-13(N) B. 6,4.10-15(N) C. 0,64.10-15(N) D. 6,4.10-10(N)
CHƯƠNG 5 :
Câu 1. Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ
và cectơ pháp tuyến là α .Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức
A. Ф = BS.sinα B. Ф = BS.tanα C. Ф = BS.cotgα D. Ф = BS.cosα
Câu 2. Chọn công thức định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ xét trong hệ SI.

A. B. C. D.
Câu 3. Hãy chọn cụm từ mô tả đại lượng ( ).
A. Tốc độ biến thiên của cảm ứng từ. B. Lượng từ thông đi qua diện tích S.
C. Suất điện động cảm ứng. D. Độ thay đổi của từ thông.

Câu 4. Hãy chọn cụm từ mô tả đại lượng ( ).


A. Tốc độ biến thiên của từ thông. B. Lượng từ thông đi qua diện tích S.
C. Suất điện động cảm ứng. D. Độ thay đổi của từ thông.
Câu 5. 1 vêbe bằng
A. 1T.m2.      B. 1T/m. C. 1T.m.     D. 1T/ m2.
Câu 6. Đơn vị của từ thông có thể là
A. Tesla trên mét (T/m) B. Tesla nhân với mét (T.m)
C. Tesla trên mét bình phương (T/m )2
D. Tesla nhân mét bình phương (T.m2)
Câu 7. Đơn vị của từ thông là
A. Tesla (T). B. Ampe (A). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V).
Câu 8. Đơn vị của suất điện động cảm ứng là
A. Vôn (V) B. Ampe (A) C. Tesla (T). D. Oát (W)
Câu 9. Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi
A. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây
B. Các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
C. Các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 30o
D. Các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 45o
Câu 10. Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực tiểu
khi
A. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây
B. Các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
C. Các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 30o
D. Các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 45o
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông?
A. Biểu thức định nghĩa của từ thông là Φ = B.S.cosα B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb)
C. Từ thông là một đại lượng đại số D. Từ thông là một đại lượng có hướng.
Câu 12. Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. độ lớn cảm ứng từ B. diện tích đang xét
C. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ D. nhiệt độ môi trường.
Câu 13. Muốn cho trong một khung dây kín xuất hiện một suất điện động cảm ứng thì một
trong các cách đó là
A. làm thay đổi diện tích của khung dây. B. đưa khung dây kín vào trong từ
trường đều.
C. làm cho từ thông qua khung dây biến thiên. D. quay khung dây quanh trục đối
xứng của nó.
Câu 14. Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi
A. trong mạch có một nguồn điện.
B. mạch điện được đặt trong một từ trường đều.
C. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều.
D. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian.
Câu 15. Cách làm nào dưới dây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của ắc qui từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 16. Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
B. hoàn toàn ngẫu nhiên.
C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
Câu 17. Khi một mạch kín phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch
trong một từ trường, thì suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong
A. 1 vòng quay. B. 2 vòng quay. C. 1/2 vòng quay. D. 1/4 vòng quay.
Câu 18. Khi một mạch kín phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch
trong một từ trường, thì suất điện động cảm ứng không đổi chiều trong
A. 1 vòng quay. B. 2 vòng quay. C. 1/2 vòng quay. D. 1/4 vòng quay.
Câu 19. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa vào hiện tượng
A. lực điện do điện trường tác dụng lên hạt mang điện.
B. cảm ứng điện từ.
C. lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện.
Câu 20. Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên
A. hiện tượng mao dẫn. B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. hiện tượng điện phân. D. hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 21. Định luật Len-xơ là hệ quả của định luật bảo toàn
A. điện tích. B. động năng. C. động lượng. D. năng lượng.
Câu 22. Chọn câu sai. Định luật Len−xơ là định luật
A. cho phép xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
B. khẳng định dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm
ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
C. khẳng định dòng điện cảm ứng xuất hiện khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả
của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động này.
D. cho phép xác định lượng nhiệt toả ra trong vật dẫn có dòng điện chạy qua.
Câu 23. Định luật Len - xơ được dùng để xác định
A. độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín.
B. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
C. cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
D. sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng với Định luật Len - xơ
A. dòng điện cảm ứng có chiều mà có số đường sức giảm đi.
B. dòng điện cảm ứng có chiều mà có số đường sức tăng lên.
C. dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra cùng chiều với nguyên nhân
sinh ra nó.
D. dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra nó có tác dụng chống lại
nguyên nhân sinh ra nó.
Câu 25. Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích S = 5cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ
B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc α = 30°. Tính từ thông qua S.
A. 3.10-4Wb B. 3.10-5 Wb C. 4,5.10-5 Wb D. 2,5.10-5 Wb
Câu 26. Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích S = 6cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ
B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc α = 30°. Tính từ thông qua S.
A. 3.10-4Wb B. 3.10-5 Wb C. 4,5.10-5 Wb D. 2,5.10-5 Wb
Câu 27. Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích S = 9cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ
B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc α = 30°. Tính từ thông qua S.
A. 3.10-4Wb B. 3.10-5 Wb C. 4,5.10-5 Wb D. 2,5.10-5 Wb
Câu 28. Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích S = 10cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng
từ B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc α = 30°. Tính từ thông qua
S.
A. 5.10-5Wb B. 3.10-5 Wb C. 4,5.10-5 Wb D. 2,5.10-5 Wb
Câu 29. Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2(s) từ thông
giảm từ 1,2(Wb) xuống còn 0,4(Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ
lớn bằng
A. 6 (V). B. 4 (V). C. 2 (V). D. 1 (V).
Câu 30. Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2(s) từ thông
giảm từ 1,6(Wb) xuống còn 0,4(Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ
lớn bằng
A. 4 (V). B. 6(V). C. 2 (V). D. 1 (V).
Câu 31. Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1(s) từ thông
tăng từ 0 (Wb) đến 1,6(Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng
A. 6(V). B. 10(V). C. 16(V). D. 22(V).
Câu 32. Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1(s) từ thông tăng
từ 0,6 (Wb) đến 1,6(Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng
A. 6(V). B. 10(V). C. 16(V). D. 22(V).
Câu 33. Một hình vuông cạnh 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T. Từ
thông qua diện tích hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ
pháp tuyến của hình vuông đó là
A. α = 0° B. α = 30°. C. α = 60°. D. α = 90°.
Câu 34. Một khung dây hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B =
8.10-4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Tính góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và
Vectơ pháp tuyến của hình vuông đó.
A. α = 0°. B. α = 30°. C. α = 60°. D. α = 90°.
Câu 35. Một hình vuông cạnh 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T. Từ
thông qua diện tích hình vuông đó bằng 5.10-7 Wb. Góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ
pháp tuyến của hình vuông đó là
A. α = 0° B. α = 30°. C. α = 60°. D. α = 90°.
Câu 36. Một hình vuông cạnh 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 8.10-4 T. Từ
thông qua diện tích hình vuông đó bằng 2.10-6 Wb. Góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ
pháp tuyến của hình vuông đó là
A. α = 0° B. α = 30°. C. α = 60°. D. α = 90°.
Câu 37. Hãy chọn cụm từ mô tả đại lượng ( ).
A.Tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện. B. Lượng từ thông đi qua diện tích S.
C. Suất điện động cảm ứng. D. Độ thay đổi của từ thông.
Câu 38. Biểu thức tính suất điện động tự cảm là
A. B. etc = L.I C. etc = 4π. 10-7.n2.V D.
Câu 39: Đơn vị của hệ số tự cảm là
A. Vôn (V). B. Tesla (T). C. Vêbe (Wb). D. Henri (H).
Câu 40: Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây dài là

A. B. L = Φ.I        C. D.
Câu 41. Hiện tượng tự cảm thực chất là hiện tượng
A. dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu.
B. cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên.
C. xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường.
D. cảm ứng điện từ trong một mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó gây ra.
Câu 42: Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện qua mạch. B. điện trở của mạch.
C. chiều dài dây dẫn. D. tiết diện dây dẫn.
Câu 43: Suất  điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A. điện trở của mạch.
B. từ thông cực đại qua mạch
C. từ thông cực tiểu qua mạch.
D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
Câu 44: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua
mạch gây ra bởi
A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
B. sự chuyển động của nam châm với mạch
C. sự chuyển động của mạch với nam châm.
D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.
Câu 45: Ống dây điện hình trụ có chiều dài tăng gấp đôi thì độ tự cảm
A. không đổi. B. tăng 4 lần. C. tăng hai lần. D. giảm hai lần.
Câu 46: Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng bốn lần và chiều dài tăng hai lần thì độ tự
cảm
A. tăng tám lần. B. tăng bốn lần. C. giảm hai lần. D. giảm bấn lần.
Câu 47: Ống dây điện hình trụ có chiều dài giảm đi một nửa thì độ tự cảm
A. không đổi. B. tăng 4 lần. C. tăng hai lần. D. giảm hai lần.
Câu 48: Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng hai lần thì độ tự cảm
A. tăng hai lần. B. tăng bốn lần. C. giảm hai lần. D. giảm 4 lần.
Câu 49: Một ống dây có hệ số tự cảm 2mH đang có dòng điện với cường độ 5A chạy qua.
Trong thời gian 0,1s dòng điện giảm đều về 0. Suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn

A. 0,01 V. B. 0,1 V. C. 100 V. D. 1V.
Câu 50: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1(H), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều
đặn từ 2(A) về 0 trong khoảng thời gian là 4(s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống
trong khoảng thời gian đó là
A. 0,03(V). B. 0,04(V). C. 0,05(V). D. 0,06(V).
Câu 51: Dòng điện qua ống dây tăng dần theo thời gian từ I1 = 0,2(A) đến I2 = 1,8(A) trong
khoảng thời gian 0,01(s). ống dây có hệ số tự cảm L = 0,5(H). Suất điện động tự cảm trong
ống dây là
A. 10 (V). B. 80 (V). C. 90 (V). D. 100 (V).
Câu 52. Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Trong khoảng thời gian 0,05 s, dòng điện trong
cuộn cảm có cường độ giảm đều từ 2 A xuống 0 thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong
cuộn cảm có độ lớn là
A. 4V. B. 0,4 V. C. 0,02 V. D. 8 V.
Câu 53. Cho dòng điện 10A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua vòng dây là
5.10−2 Wb. Độ tự cảm của vòng dây là
A. 5mH. B. 50mH. C. 500mH. D. 5H.
Câu 54. Cho dòng điện 20A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua vòng dây là
5.10−2 Wb. Độ tự cảm của vòng dây là
A. 2,5mH. B. 5mH. C. 50mH. D. 5H.
Câu 55. Tính độ tự cảm của một ống dây hình trụ có chiều dài 0,5 m gồm 1000 vòng dây,
mỗi vòng dây có đường kính 20cm.
A. 0,088 H. B. 0,079 H. C. 0,125 H. D. 0,064 H.

II. Tự luận

1. Từ trường ( 3NB)
Câu 1. Phát biểu định nghĩa từ trường?
Câu 2. Tính chất cơ bản của từ trường?
Câu 3. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất? Để xác định một điểm trong không
gian có từ trường hay không, ta làm thế nào?

Câu 4. Tính chất của đường sức từ?

Câu 5. Đặc điểm của đường sức từ trong từ trường đều? So sánh đường sức từ với đường sức
điện?

2. Lực từ - Cảm ứng từ ( 3NB; 5TH, 2VD)


Câu 1. Đặc điểm Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U?

Câu 2. Định nghĩa lực từ, biểu thức, đơn vị của lực từ?

Câu 3. Cách xác định lực từ( theo qui tắc bàn tay trái)?

Câu 4. Một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đều . Để lực từ tác dụng lên dây

dẫn cực đại( cực tiểu) thì góc giữa dây dẫn và phải bằng?
Câu 5. Một dây dẫn thẳng dài 50cm có cường độ dòng điện chạy qua I= 8A, đặt trong từ
trường đều có B= 2T. Dây dẫn hợp với một góc 300. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên dây
dẫn ? ( Thay bài toán trên với góc 00, 600, 900)
Câu 6. Định nghĩa cảm ứng từ, biểu thức, đơn vị của cảm ứng từ?

Câu 7. Cách xác định cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt?
Biểu thức? Ý nghĩa từng đại lượng có trong biểu thức

Câu 8. Dòng điện I = 1(A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm M
cách dây dẫn 10 (cm) ? ( Thay bài toán trên với khoảng cách khác.)
Câu 9. Từ trường của nhiều dòng điện? Nguyên lý chồng chất của từ trường?

Câu 10. Hai dòng điện cường độ I1 = 3A; I2 = 2A chạy cùng chiều trong hai dây dẫn song
song và cách nhau 50cm.
a. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách dòng I1 30cm; dòng I2 20cm
b. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm N cách dòng I1 30cm; dòng I2 40cm
c. Hãy xác định những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng không.
3. Lực Lo-ren-xơ( 2NB-1TH)
Câu 1. Lực Lo-ren-xơ là gì? Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức nào?

Câu 2. Lực Lorenxơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường có đặc
điểm?
Câu 3. Lực Lo-ren-xơ được xác đinh theo qui tắc nào?

Câu 4. Một điện tích q = 3,2.10-19C đang chuyển động với vận tốc v = 5.106m/s thì gặp miền
không gian từ trường đều B = 0,036T có hướng vuông góc với vận tốc. Tính độ lớn lực
Lorenxơ tác dụng lên điện tích q?
4. Từ thông. Cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng. ( 5NB - 4TH -2VD)
Câu 1. Từ thông là gì? Biểu thức? Đơn vị từ thông? Từ thông phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu 2. Cụm từ mô tả đại lượng ( ); ( ).


Câu 3. Định nghĩa dòng điện cảm ứng, Hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường cảm ứng?

Câu 4. Định luật Len – xơ về chiều của dòng điện cảm ứng?
Câu 5 Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích S = 6cm 2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B
= 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc α = 30°. Tính từ thông qua S.
( Thay bài toán trên với góc α khác)
Câu 6. Suất điện động cảm ứng là gì? Biểu thức? Đơn vị?

Câu 8. Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2(s) từ thông giảm
từ 1,2(Wb) xuống còn 0,4(Wb). Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung?
Câu 9. Một hình vuông cạnh 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T. Từ
thông qua diện tích hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ
pháp tuyến của hình vuông đó bằng bao nhiêu?
5. TỰ CẢM ( 3NB - 2TH)
Câu 1. Phát biểu định nghĩa từ thông riêng, độ tự cảm của mạch kín?

Câu 2. Biểu thức tính độ tự cảm? Đơn vị và ý nghĩa từng đại lượng trong biểu thức?

Câu 3. Cụm từ mô tả đại lượng ( );


Câu 4. Ống dây điện hình trụ có chiều dài tăng gấp đôi thì độ tự cảm tăng( giảm) bao nhiêu?
Câu 5. Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng bốn lần và chiều dài tăng hai lần thì độ tự
cảm tăng( giảm) bao nhiêu?
Câu 6. Cho dòng điện 10A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua vòng dây là 5.10−2
Wb. Xác định Độ tự cảm của vòng dây?
Câu 7. Ống dây hình trụ có lõi chân không, chiều dài l = 20cm, có 1000 vòng, diện tích mỗi
vòng dây là S = 100cm2. Dòng điện qua cuộn dây tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1s.
a. Tính độ tự cảm L trong ống dây.
b. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.
Câu 8. Một ống dây điện hình trụ chiều dài 62,8 cm, được quấn thành 1000 vòng dây, mỗi
vòng có điện tích S = 50 cm2. cường độ dòng điện qua vòng dây là 4A.
a/ Xác định cảm ứng từ B trong lòng ống dây.
b/ Xác định từ thông qua ống dây. c/ Xác định độ tự cảm ống dây.

You might also like