V Ghi KTVM 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ VĨ MÔ ..........................................................

1
I. Kinh tế vĩ mô và các khái niệm liên quan .................................................................. 1
II. Hệ thống kinh tế vĩ mô ................................................................................................. 1
III. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 1
1. Tổng sản phẩm trong nước - Gross Domestic Product (GDP) .................................. 1
2. Thất nghiệp ................................................................................................................. 2
3. Lạm phát (inflation) .................................................................................................... 2
4. Cán cân thanh toán .................................................................................................... 2
5. Chính sách tài khóa .................................................................................................... 2
IV. Chính sách và công cụ điều tiết KTVM.................................................................. 2
CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ ....................................... 2
I. Gross Domestic Product (GDP – Tổng sản phẩm quốc nội) .................................... 2
1. Định nghĩa .................................................................................................................. 2
2. Đo lường GDP ............................................................................................................ 3
2.1. .................................................................................................................................. 3
2.2. Các phương pháp đo lường GDP ......................................................................... 3
2.2.1. Phương pháp chi tiêu (expenditure method) ................................................. 3
2.2.2. Phương pháp thu nhập (income method) ...................................................... 4
2.2.3. Phương pháp sản xuất/giá trị gia tăng (production/value added method) ... 4
3. GDP danh nghĩa và GDP thực tế ............................................................................... 4
II. Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác .......................................................................... 5
III. Consumer Price Index (CPI – chỉ số giá tiêu dùng) .............................................. 6
1. Định nghĩa .................................................................................................................. 6
2. Đo lường ..................................................................................................................... 6
3. Những vấn đề phát sinh khi đo lường CPI ................................................................. 7
4. Vận dụng CPI trong thực tiễn..................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA........................................... 7
I. Giới thiệu mô hình giao điểm Keynes (phương pháp tiếp cận chi tiêu) .................. 7
1. Mô hình giao điểm của Keynes................................................................................... 7
2. Tổng chi tiêu dự kiến (Aggregate planned expenditure – APE / AE) ......................... 8
2.1. Khái niệm.............................................................................................................. 8
2.2. Các thành phần trong tổng chi tiêu dự kiến ......................................................... 8
2.2.1. a. Tiêu dùng ................................................................................................... 8
2.2.2. b. Đầu tư (I) ................................................................................................... 8
2.2.3. c. Chi tiêu Chính phủ..................................................................................... 8
2.2.4. d. Xuất khẩu ròng: NX = X – M .................................................................... 9
2.3. Xác định sản lượng cân bằng ............................................................................... 9
2.3.1. Trường hợp đánh thuế vào thu nhập: T = t.Y ............................................. 10
2.3.2. Trường hợp chính phủ đánh thuế tư định: T = 𝑻 ........................................ 10
2.3.3. Trường hợp chính chủ đánh thuế hỗn hợp: T = t.Y + 𝑻............................. 11
II. Chính sách tài khóa .................................................................................................... 12
1. Khái niệm.................................................................................................................. 12
2. Cơ sở của CSTK ....................................................................................................... 12
3. Phân loại .................................................................................................................. 12
3.1. CSTK dài hạn ..................................................................................................... 12
3.2. CSTK ngắn hạn................................................................................................... 12
4. Hạn chế của CSTK khi vận dụng trong thực tế ........................................................ 12
5. Cơ chế tự ổn định ..................................................................................................... 13
CHƯƠNG 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .................................................. 13
I. Khái niệm, chức năng & đo lường tiền tệ................................................................. 13
1. Khái niệm.................................................................................................................. 13
2. Chức năng................................................................................................................. 13
3. Các thước đo khối lượng tiền tệ ............................................................................... 13
II. Hoạt động tạo tiền của hệ thống NHTM .................................................................. 13
1. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc 100% dự trữ (không cho vay) ..................... 14
2. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 1 phần .............................................. 14
III. NHTƯ và công cụ điều tiết cung tiền .................................................................... 14
1. Ngân hàng trung ương.............................................................................................. 14
2. Công cụ kiểm soát mức cung tiền ............................................................................. 15
2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 15
2.2. Các công cụ điều tiết cung tiền .......................................................................... 16
2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở OMO (Open Market Operation) ......................... 16
2.2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Required Reserved Ratio) ....................................... 16
2.2.3. Lãi suất chiết khấu (Discount rate) ............................................................. 17
IV. Thị trường tiền tệ .................................................................................................... 17
1. Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes ............................................................. 17
1.1. Cung tiền ............................................................................................................ 17
1.2. Cầu tiền .............................................................................................................. 17
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 17
1.2.2. Các yếu tố tác động ..................................................................................... 17
2. Chính sách tiền tệ ..................................................................................................... 19
2.1. Khái niệm............................................................................................................ 19
2.1.1. CSTT mở rộng ............................................................................................. 19
2.1.2. CSTT thắt chặt............................................................................................. 20
2.2. Hiệu quả của CSTT ............................................................................................ 20
2.3. Hạn chế của CSTT .............................................................................................. 21
CHƯƠNG 5: TỔNG CUNG – TỔNG CẦU ................................................................... 21
I. Mô hình tổng cung – tổng cầu ................................................................................... 21
1. Tổng quan về mô hình .............................................................................................. 21
2. Tổng cầu (AD) .......................................................................................................... 22
2.1. Định nghĩa .......................................................................................................... 22
2.2. Thành phần cấu thành tổng cầu ......................................................................... 22
2.3. Độ dốc của đường tổng cầu................................................................................ 22
2.3.1. Hiệu ứng của cải (P và C) ........................................................................... 22
2.3.2. Hiệu ứng lãi suất (P và I) ............................................................................ 22
2.3.3. Hiệu ứng tỷ giá (P và NX) ........................................................................... 23
2.4. Sự di chuyển của đường tổng cầu....................................................................... 23
2.5. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu ................................................................... 23
3. Tổng cung (AS) ......................................................................................................... 24
3.1. Khái niệm............................................................................................................ 24
3.2. Đường AS dài hạn (LRAS).................................................................................. 24
3.3. Đường AS ngắn hạn (SRAS) ............................................................................... 24
4. Cân bằng mô hình AS-AD ........................................................................................ 25
II. Vận dụng mô hình AS-AD giải thích các biến động kinh tế ................................... 25
1. Cú sốc từ phía tổng cầu ............................................................................................ 26
1.1. Trường hợp tổng cầu giảm ................................................................................. 26
1.2. Trường hợp tổng cầu tăng .................................................................................. 26
2. Cú sốc từ phía cung .................................................................................................. 26
2.1. Trường hợp tổng cung giảm ............................................................................... 26
2.2. Trường hợp tổng cung tăng (không xét) ............................................................. 27
CHƯƠNG 6: LẠM PHÁT – THẤT NGHIỆP ............................................................... 27
I. Khái niệm .................................................................................................................... 27
1. Khái niệm lạm phát .................................................................................................. 27
2. Đo lường lạm phát .................................................................................................... 27
2.1. Tỷ lệ lạm phát ..................................................................................................... 27
3. Phân loại lạm phát ................................................................................................... 27
3.1. Theo mức độ của tỷ lệ lạm phát .......................................................................... 27
3.1.1. Lạm phát vừa phải....................................................................................... 27
3.1.2. Lạm phát phi mã (galooping inflation) ....................................................... 28
3.1.3. Siêu lạm phát (hyperinflation)..................................................................... 28
3.2. Theo nguyên nhân lạm phát ............................................................................... 28
3.2.1. Lạm phát theo cầu kéo (demand inflation).................................................. 28
3.2.2. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation) ........................................... 28
3.2.3. Lạm phát ỳ (dự kiến – inertial inflation) ..................................................... 28
3.3. Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ ......................................................................... 28
4. Tác động của lạm phát ............................................................................................. 29
4.1. Lạm phát trong dự kiến ...................................................................................... 29
4.2. Lạm phát ngoài dự kiến ...................................................................................... 29
4.2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất........................................................ 29
4.2.2. Phương trình Fisher: i = r + π ................................................................... 29
II. Thất nghiệp ................................................................................................................. 30
1. Thất nghiệp và các khái niệm liên quan ................................................................... 30
2. Đo lường thất nghiệp ................................................................................................ 30
3. Phân loại thất nghiệp ............................................................................................... 30
3.1. Thất nghiệp tự nhiên ........................................................................................... 31
3.1.1. Thất nghiệp tạm thời ................................................................................... 31
3.1.2. Thất nghiệp cơ cấu ...................................................................................... 31
3.1.3. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển .............................................................. 31
3.2. Thất nghiệp chu kỳ.............................................................................................. 31
CHƯƠNG 7: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................................................................... 32
I. Khái niệm và đo lường tăng trưởng.......................................................................... 32
1. Khái niệm.................................................................................................................. 32
2. Đo lường ................................................................................................................... 32
II. Mqh giữa năng suất và tăng trưởng ......................................................................... 33
III. Các yếu tố quyết định năng suất ........................................................................... 33
IV. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế ......................................................................... 33
1. Lý thuyết tăng trưởng của Keynes – mô hình Harrod – Domar ............................... 33
1.1. Giả định .............................................................................................................. 33
1.2. Nội dung ............................................................................................................. 33
2. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển – mô hình Solow ................................................. 33
2.1. Giả định .............................................................................................................. 33
2.2. Nội dung ............................................................................................................. 34
2.3. Ứng dụng mô hình Solow trong thực tiễn........................................................... 34
2.3.1. Chính sách tiết kiệm và đầu tư .................................................................... 34
2.3.2. Hiệu ứng đuổi kịp (catchup effect/conditional convergence) ..................... 34
CHƯƠNG 8: TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.......................... 35
I. Hệ thống tài chính ...................................................................................................... 35
1. Khái niệm.................................................................................................................. 35
2. Phân loại .................................................................................................................. 35
2.1. Thị trường tài chính: kênh trực tiếp kết nối giữa người đi vay và cho vay ........ 35
2.2. Trung gian tài chính: kênh gíán tiếp kết nối giữa người đi vay và cho vay ....... 35
II. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống kinh tế ................................ 35
1. Các dạng tiết kiệm và đầu tư .................................................................................... 35
1.1. Tiết kiệm ............................................................................................................. 35
1.1.1. Tiết kiệm khu vực tư nhân ........................................................................... 35
1.1.2. Tiết kiệm khu vực chính phủ ........................................................................ 35
1.1.3. Tiết kiệm quốc dân (S) ................................................................................. 36
1.2. Đầu tư ................................................................................................................. 36
2. Đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế đóng/mở ....................... 36
2.1. Trong nền kinh tế đóng ....................................................................................... 36
III. Mô hình thị trường vốn vay ................................................................................... 36
1. Khái niệm.................................................................................................................. 36
2. Giả định .................................................................................................................... 36
3. Cung, cầu trên thị trường vốn vay ............................................................................ 37
IV. Một số chính sách ảnh hưởng tới thị trường vốn vay ......................................... 38
1. Chính sách khuyến khích tiết kiệm ........................................................................... 38
2. Chính sách khuyến khích đầu tư ............................................................................... 39
CHƯƠNG 9: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ........... 39
I. Cán cân thanh toán .................................................................................................... 39
1. Khái niệm.................................................................................................................. 39
2. Hình thức của cán cân thanh toán............................................................................ 39
3. Kết cấu ...................................................................................................................... 39
3.1. Cán cân vãng lai (Current Account Balance: CA) ............................................. 39
3.1.1. Cán cân thương mại .................................................................................... 39
3.1.2. Cán cân thu nhập ........................................................................................ 39
3.1.3. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều .................................................... 39
3.2. Cán cân vốn vài tài chính (Capital and Financial Account Balance: KA) ........ 40
3.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 40
3.2.2. Bao gồm các hạng mục sau ......................................................................... 40
3.3. Cán cân tổng thể ................................................................................................. 40
3.4. Cán cân bù đắp chính thức ................................................................................. 41
II. Tỷ giá hối đoái ............................................................................................................. 41
1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ....................................................................................... 41
1.1. Khái niệm............................................................................................................ 41
1.2. Quy ước .............................................................................................................. 41
1.3. Một số thuật ngữ liên quan ................................................................................. 41
2. Tỷ giá hối đoái thực tế .............................................................................................. 41
III. Thị trường ngoại hối............................................................................................... 41
1. Khái niệm.................................................................................................................. 41
2. Cầu ngoại tệ ............................................................................................................. 42
3. Cung ngoại tệ ........................................................................................................... 42
4. Cân bằng trên thị trường ngoại hối.......................................................................... 43
5. Di chuyển và dịch chuyển đường cung – cầu trên thị trường ngoại hối .................. 43
5.1. Di chuyển ............................................................................................................ 43
5.2. Dịch chuyển ........................................................................................................ 43
5.2.1. Giá hàng hóa xuất khẩu .............................................................................. 43
5.2.2. Giá hàng hóa nhập khẩu ............................................................................. 43
5.2.3. Sự vận động của luồng vốn ......................................................................... 43
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
I. Kinh tế vĩ mô và các khái niệm liên quan
− Quy luật khan hiếm (scarcity): mẫu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và nguồn lực có hạn
trong nền kinh tế
− Hệ quả: con người phải lựa chọn đánh đổi (trade off)
− Chi phí cơ hội (opportunity cost): là giá trị của phương án tốt nhất phải hy sinh khi
đưa ra một quyết định lựa chọn
− Kinh tế học (economics) là bộ môn khoa học nghiên cứu về cách xã hội giải quyết sự
khan hiếm của nguồn lực
− Kinh tế học vi mô (microeconomics): nghiên cứu cách ra quyết định của các cá nhân,
hộ gia đình và các doanh nghiệp cũng như sự tương tác của họ trên thị trường cụ thể
− Kinh tế học vĩ mô (macroeconomics): nghiên cứu hoạt động của tổng thể nền kinh tế
II. Hệ thống kinh tế vĩ mô
− Hệ thống kinh tế vĩ mô: được đặc trưng bởi 3 yếu tố, đó là đầu vào, đầu ra và hộp đen
KTVM
− Đầu vào gồm:
+ Những tác động phi kinh tế từ bên ngoài như: thời tiết, dân số, chiến tranh,…
+ Những tác động từ các chính sách nhà nước
− Đầu ra gồm: sản lượng, việc làm, giá cả
− Hộp đen kinh tế
− Tổng cung của nền kinh tế (Aggregate supply – AS): AS là tổng lượng HH&DV mà
các hãng sẵn sàng và có khả năng sản xuất tại mỗi mức giá
− Tổng cầu của nền kinh tế (aggregate demand - AD) tổng lượng hàng hóa và dịch vụ
mà các tác nhân trong nền kinh tế có khả năng và sẵn sàng mua tại mỗi mức giá.
− Sản lượng cân bằng: tại điểm cân bằng bao nhiêu sản phẩm được sản xuất ra thì được
tiêu dùng bấy nhiều, không có sản phẩm dư thừa

III. Đối tượng nghiên cứu


1. Tổng sản phẩm trong nước - Gross Domestic Product (GDP)

− Một trong những thước đo quan trọng về thành tựu kinh tế của một quốc gia là tổng
sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP)
− Kinh tế vĩ mô nghiên cứu: sự gia tăng GDP theo thời gian (tăng trưởng kinh tế
economic growth) và sự biến động GDP trong ngắn hạn (chu kỳ kinh doanh - business
cycle)

1
+ Pha suy thoái: GDP liên tục giảm
+ Pha tăng trưởng nóng: GDP liên tục tăng
2. Thất nghiệp
− Đối tượng thất nghiệp: những người trong độ tuổi lao động, có năng lực làm việc,
chưa có việc làm nhưng mong muốn tim việc làm
− Kinh tế vĩ mô nghiên cứu: phân loại thất nghiệp, tác động của thất nghiệp và các biện
pháp hạn chế thất nghiệp
3. Lạm phát (inflation)
− Là sự gia tăng liên tục của mức giá chung (sự sụt giảm sức mua của đồng tiền). Ngược
lại với lạm phát là giảm phát (deflation)
− Kinh tế vĩ mô nghiên cứu: yếu tố quyết định tỷ lệ lạm phát trong ngắn hạn? Tác động
như thế nào tới nền kinh tế? Chính sách nào để chống lạm phát?
4. Cán cân thanh toán
− Bảng cán cân thanh toán là một bảng số liệu thống kê tất cả các giao dịch kinh tế giữa
cư dân trong nước và cư dân nước ngoài trong một thời gian nhất định
− Kinh tế vĩ mô trả lời câu hỏi: Yếu tố quyết định các biến động của cán cân thanh toán?
và tác động của nó tới tổng thể nền kinh tế ?
5. Chính sách tài khóa
− Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập (thuế) và chi tiêu của chính phủ để
hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn
− Công cụ của chính sách tài khóa: T (thuế), G (chi tiêu chính phủ)
− Cơ chế tác động: tác động đến tổng cung -> sản lượng
− Mục tiêu: ổn định…

IV. Chính sách và công cụ điều tiết KTVM


− Chính sách tiền tệ
− Công cụ: cung tiền và lãi suất
− MS (Thay đổi cung tiền) -> i (lãi suất thay đổi) -> I (đầu tư tư nhân thay đổi)
− Mục tiêu: ổn định sản lượng và tiền tệ

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ


I. Gross Domestic Product (GDP – Tổng sản phẩm quốc nội)
1. Định nghĩa
− GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong 1 nước trong thời kì nhất định
− Giá trị thị trường: hàng hóa, dịch vụ được trao đổi 1 cách hợp pháp trên thì trường và
được quy về (ngoại lệ: những hàng hóa, dịch vụ không được trao đổi/trao đổi bất hợp
pháp trên thị trường)
− Tất cả các hàng hóa (hữu hình) và dịch vụ (vô hình): được trao đổi hợp pháp trên thị
trường
− Cuối cùng: giá trị hàng hóa trung gian (yếu tố đầu vào tạo ra hàng hóa cuối cùng), chỉ
tính giá trị của hàng hóa cuối cùng, nếu tính cả HHTG sẽ tạo ra tính trùng (ngoại lệ:
HHTG k tính vào GDP, nhưng vẫn có trường hợp được tính vào GDP: hàng xuất
khẩu, hàng tồn kho: thành phẩm, bán thành phẩm,…)
− Được sản xuất ra: hàng hóa được sản xuất ở kì nào thì được tính vào GDP của kì đó
2
− Trong 1 nước: quan tâm đến phạm vi lãnh thổ sản xuất hàng hóa dịch vụ, không quan
tâm tới quốc tịch người sản xuất
− Trong 1 thời kì nhất định: tính GDP trong 1 khoảng thời gian trong 1 thời kì chứ
không phải 1 thời điểm
2. Đo lường GDP
2.1.

2.2. Các phương pháp đo lường GDP


2.2.1. Phương pháp chi tiêu (expenditure method)
GDP = C + I + G + NX
C (consumption) – chi tiêu cho tiêu dùng
I (investment) – đầu tư
G (Government Purchases of goods and services) – mua hàng hóa và dv của cp
NX (net export) – xuất khẩu ròng
Tiêu dùng ( C )
Định nghĩa: là giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được mua bởi HGĐ, bao
gồm
Hàng hóa lâu bền (ô tô, đồ gia dụng)
Hàng hóa không lâu bền (quần áo, thức ăn)
Dịch vụ (cắt tóc, du lịch)
Hàng hóa mua nhưng không tính vào C: mua nhà ở mới
Đầu tư (I)
Định nghĩa: chi tiêu cho các nhân tố sản xuất (vốn). Bao gồm
Đầu tư tài sản cố định: chi tiêu cho mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà máy phục vụ cho
quá trình sản xuất HHDV
Đầu tư mua sắm tài sản cố định của dân cư: đầu tư mua sắm nhà ở mới
Đầu tư hàng tồn kho: sự thay đổi trong giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp
Chi tiêu chính phỉ (G)
G bao gồm chi tiêu của chính phủ để mua sắm hàng hóa và dịch vụ
G không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập (ví dụ: trợ cấp thất nghiệp) và tiền lãi
chính phủ trả cho các khoản vay (sự chu chuyển của dòng tiền từ đối tượng này sang đối
tượng khác)
Xuất khẩu ròng (NX = EX – IM)
3
Xuất khẩu ròng ( Net export – NX ) bằng giá trị của hàng xuất khẩu ( Export - EX )
trừ giá trị của hàng nhập khẩu (Import – IM)
Trong đó:
Hàng xuất khẩu là hàng hóa được sản xuất trong nước nhưng bán cho khu vực nước
ngoài sử dụng Hàng nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài nhưng được
mua để phục vụ nhu cầu trong nước
2.2.2. Phương pháp thu nhập (income method)
GDP = w + r + Pr + Te + Dep
W (wage) – tiền công trả cho lao động
I (interest) – tiền lãi trả cho các khoàn tiền vốn vay
R (rental income) – tiền thuê đất và tài sản
Pr (profit) – lợi nhuận trả cho các chủ sở hữu doanh nghiệp
Dep (depreciation) – khấu hau tài sản
Te (indirect tax) – thuế gián thu ròng (= thuế gián thu (T) – chuyển giao thu nhập (Tr) )
2.2.3. Phương pháp sản xuất/giá trị gia tăng (production/value added
method)
GDP còn được tính theo phương pháp sản xuất – đo lường đóng góp

BT1: Một người nông dân trồng lúa mỳ và bán lúa mỳ cho người làm bột mỳ với giá $1
Người làm bột mỳ ché biến lúa mỳ thành bột mỳ và bán cho thợ làm bánh với giá $3
Thợ làm bánh sử dụng bột để làm 1 ổ bánh mỳ và bán cho 1 người công nhân với giá $6
Hãy tunhs giá trị gia tăng tạo ra ở mỗi công đoạn sản xuất và giá trị đóng góp vào GDP
VA1 = 1 – 0 = 1
VA2 = 3 – 1 = 2
VA2 = 6 – 3 = 3
3. GDP danh nghĩa và GDP thực tế
GDP danh nghĩa (nominal GDP) là giá trị sản lượng HHDV tính theo giá hiện hành

i biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i với i = 1,2,…


t biểu thị cho thời kì tính toán
q biểu thị lượng từng mặt hang
p biểu thị giá của từng mặt hàng
GDP thực tế (real GDP) là giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được
đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở
Công thức:

Với giả định t=0 ở năm cơ sở hay năm gốc

4
a. GDP2006n = 30.900 + 100.192 =
Chỉ số điều chỉnh GDP
o Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá chung
Một phương pháp để đo lường mức giá chung đó chính là chỉ số điều chỉnh GDP, công thức:

II. Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác


- Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product- GNP): giá trị thị trường của hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ
nhất định
GNP = GDP +NFA
- Sản phẩm quốc dân ròng (Net national Product- NNP): bằng GNP trừ đi khấu hao của
tài sản cố định như nhà xưởng, thiết bị, máy móc
NNP = GNP-Dep
- Thu nhập quốc dân (National Income =NI)
NI=NNP-Te
- Thu nhập cá nhân (Personal Income-PI)

5
PI = NI – Pr(giữ lại, không chia) + Tr
- Thu nhập khả dụng (Disposable Income – Yd)
Yd = PI – Td – Các khoản phí khác
III. Consumer Price Index (CPI – chỉ số giá tiêu dùng)
1. Định nghĩa
Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer price index) đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng
hóa dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội
CPI: đo lường P (giá chung/trung bình)
Hàng họ
2. Đo lường
Xây dựng cách tính chỉ số giá tiêu dùng (3 bước )
Bước 1: Xác định giỏ hàng hóa cho năm cơ sở (gồm lượng – q0i và giá – p0i từng mặt hàng) và
tính chi phí giỏ hàng năm cơ sở
Chi phí giỏ hàng năm cơ sở = ∑ p0i x q0i
Bước 2: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi các năm (pti)
Chi phí giỏ hàng năm t = ∑ pti x q0i (cố định lượng HHDV theo năm cơ sở)
Bước 3: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm

Pt − Pt −1
Tỷ lệ lạm phát πt = x 100%
𝑃𝑡−1
CPIt−CPIt−1
 πt = CPIt−1

35.500+24.1000
a. CPI2012 = 30.500+20.1000 x 100 = 800/7
40.500+28.1000
CPI2013 = 30.500+20.1000 x 100 = 960/7

800
−100
b. π2012 = 7
= 1/7
100
π2013 = 1/5

6
3. Những vấn đề phát sinh khi đo lường CPI
- Lệch do hàng hóa thay thế: Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các
mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở
nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI
đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.
VD: Khi táo trở nên đắt hơn thì người tiêu dùng có xu hướng chuyển qua mua cam, khi đó
lượng táo cung cấp ra cũng giảm nhưng CPI lại tính dựa trên lượng táo giữ nguyên đó.
- Lệch do sự xuất hiện của hàng hóa mới: CPI không phản ánh được sự xuất hiện của
những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới
xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không
phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá
cao hơn thực tế.
VD: Việt Nam thời gian gần đây cũng đã trồng được nhiều loại quả đến từ nước ngoài như dâu
tây, điều này làm cho người tiêu dùng có khả năng sử dụng được dâu tây với mức giá hợp lý
hơn
- Lệch do sự thay đổi về chất lượng hàng hóa: . Không phản ánh được sự thay đổi của
chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất
lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất
lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã
phóng đại mức giá.
VD: Việt Nam nhờ công nghệ hiện đại đã làm ra được loại gạo có chất lượng cao hơn nhưng
trên thực tế số vốn bỏ ra cũng tương tự thì trên thực tế không có sự tăng giá gạo mà chỉ do
vốn tăng làm cho giá tăng.
 Những vấn đề phát sinh đều do cố định lượng của giỏ hàng hóa dịch vụ theo năm gốc
BT: So sánh CPI và chỉ số điều chỉnh GDP
VD: Giá thịt lợn tăng lên =>
4. Vận dụng CPI trong thực tiễn
- Loại trừ lạm phát khi so sánh giá trị những con số tính bằng đô la tại các thời điểm
khác nhau
VD: Bạn A ra trường 2019, lương là 120tr/năm. Năm 2020, A được tăng lương lên
150tr. Nhưng CPI2019 = 100, CPI2020 = 200, nên lương của A năm 2019 quy về 2020
lên tới 120x200:100=240 triệu, nên thực tế lương của A giảm
- Điều chỉnh các yếu tố danh nghĩa để đảm bảo giá trị thực tế không bị suy giảm:
r=i-π
Trong đó r là lãi suất thực tế (real interest rate), i là lãi suất danh nghĩa (nominal
interest rate), π là tỷ lệ lạm phát (inflation rate)

CHƯƠNG 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA


I. Giới thiệu mô hình giao điểm Keynes (phương pháp tiếp cận chi tiêu)
1. Mô hình giao điểm của Keynes
- Cơ sở lý luận: Mô hình giao điểm của Keynes nghiên cứu tác động qua lại giữa sản
lượng, thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế: Chi tiêu tác động sản lượng, thu nhập
nhưng sản lượng, thu nhập lại tác động tới chi tiêu
- Giả định
+ Trong ngắn hạn, tất cả các mức giá là cứng nhắc, cố định tại mức đã xác định trước.
+ Doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng hh&dv tại mức giá đã xác định ở trên với mọi
khối lượng mà người mua mong muốn
7
+ Đồng nhất thu nhập và sản lượng, kí hiệu: Y
2. Tổng chi tiêu dự kiến (Aggregate planned expenditure – APE / AE)
2.1. Khái niệm
Tổng chi tiêu dự kiến phản ánh mức chi tiêu dự kiến tại mỗi mức thu nhập với giả định mức
giá cho trước
2.2. Các thành phần trong tổng chi tiêu dự kiến
- Chi tiêu hộ gia đình dự kiến (C)
- Đầu tư dự kiến (I)
- Chi tiêu chính phủ dự kiến (G)
- Xuất khẩu ròng dự kiến (NX)
AE = C+ I + G + NX = f(Y)
Các thành phần trong tổng chi tiêu
2.2.1. a. Tiêu dùng
C = 𝐶 + MPC*Yd
Trong đó:
Yd (disposable income): thu nhập khả dụng (Yd = Y – T = C + S)
(T đánh vào thu nhập cá nhân hộ gia đình)
cách 1: đánh thuế lũy tiến: T = tY
cách 2: thuế tự định: T= 𝑇
cách 3: thuế hỗn hợp: T = tY + 𝑇
𝐶 (autonomous consumption): tiêu dùng tự định
MPC (marginal propensity to consume) : xu hướng td cận biên
Δ𝐶
MPC = , 0 < MPC <1
Δ𝑌𝑑
Δ𝐶
Ý nghĩa của MPC: MPC = => Δ𝐶 = MPC x Δ𝑌𝑑 (khi thu nhập thay đổi 1
Δ𝑌𝑑
đơn vị, tiêu dùng thay đổi bấy nhiêu đơn vị)
Giới hạn MPC: 0 < MPC < 1
2. Tiêu dùng
Tiết kiệm(S): phần còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng
Δ𝑆
S = Yd – C = Yd – (Δ𝐶 + MPC x Δ𝑌𝑑) = -𝐶+ (1-MPC)𝑌𝑑 = -𝐶 + x Yd = -𝐶 + MPS x
Δ𝑌𝑑
Yd
MPS – Marginal Propensity to Save
MPS + MPC = 1
2.2.2. b. Đầu tư (I)
- Bao gồm đầu tư dự kiến cho kinh doanh, mua nhà ở mới và hàng tồn kho
- Trong ngắn hạn, giả định đầu tư không đổi bất kể thu nhập hay sản lượng trong năm
thay đổi
- Hàm đầu tư: I = I
2.2.3. c. Chi tiêu Chính phủ
- Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của các Bộ, Ban, Ngành các cấp, Quốc hội ấn
định mức chi tiêu và từ đó quyết định mức thu
- Chi tiêu chính phủ là một biến ngoại sinh
- Hàm chi tiêu Chính phủ: G = G (không phụ thuộc vào Y)
8
2.2.4. d. Xuất khẩu ròng: NX = X – M
- Lượng xuất khẩu X: X = X
- Lượng nhập khẩu M: IM = MPM *Y
- Trong đó :
Δ𝐼𝑀
MPM = là xu hướng nhập khẩu cận biên
Δ𝑌
- Hàm xuất khẩu ròng: NX=X-MPM*Y
 Tổng chi tiêu dự kiến
AE = C + I + G + NX
= 𝐶 + MPC x Yd + I + G + X – MPM x Y
= 𝐶 + MPC x (Y – T) + I + G + X – MPM x Y
= f(Y) = (𝐶 + I + G + X – MPC x T) + {(1 – t)MPC – MPM} x Y
=A+αxY
A: tổng chi tiêu tự định (A > 0)
0<α<1

2.3. Xác định sản lượng cân bằng


- Y = Sản lượng thực tế
AE = C +I +G +NX = Chi tiêu dự kiến
- Chênh lệch giữa chi tiêu dự kiến và sản lượng thực tế được gọi là hàng tồn kho ngoài
dự định (unexpected inventory - UI)
- Điều kiện cân bằng : không còn hàng tồn kho ngoài dự định (UI = 0 ), hay :
Y = AE <=> UI = 0

=> Sản lượng cân bằng theo mô hình giao điểm của Keynes:
Y = AE
hay Y = C + I + G + NX

9
= 𝐶 + MPC x Yd + I + G + X – MPM x Y
Tùy vào cách chính phủ đánh thuế, ta có các trường hợp sau:
2.3.1. Trường hợp đánh thuế vào thu nhập: T = t.Y

=> Khi chi tiêu tự định A thay đổi 1 đơn vị, sản lượng cân bằng ΔY thay đổi m
đơn vị
Giới hạn m: m >1
Chứng minh: 1
Y = AE m=
1− α
Y= A + α x Y
1
(1 – α) x Y = A 0 < α < 1 => >1
1− α
A 1
Y= = xA
1− α 1− α
=> Khi chi tiêu tự định A thay đổi 1 đơn vị, sản lượng cân bằng ΔY thay đổi
nhiều hơn 1 đơn vị => m khuếch đại sự thay đổi của A lên Y

2.3.2. Trường hợp chính phủ đánh thuế tư định: T = 𝑻

ΔY = mT x ΔT
- Số nhân thuế (Tax-cut multiplier – mT) cho biết khi thuế tự định thay
đổi 1 đơn vị thì sản lượng cân bằng thay đổi bao nhiêu đơn vị
ΔY
mT =
ΔT
- Giới hạn của mT? Ý nghĩa?
mT < 0 => mqh giữa T và Y là ngược chiều

10
Nếu tăng thuế tự định 𝑇, hộ gia đình sẽ phải trả nhiều thuế hơn, phần thu
nhập giảm và từ đó hộ gia đình sẽ giảm chi tiêu C, vì C là 1 phần của AE nên
AE giảm, vậy Y cũng giảm, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất (và ngược lại)
2.3.3. Trường hợp chính chủ đánh thuế hỗn hợp: T = t.Y + 𝑻

𝐶 = 550
𝐼 = 200
𝐺 = 250
𝑋 = 100
t= 10%
MPC = 0,8
MPM = 0,1
a. AE= C + I + G + NX
= 𝐶 + 𝐼 + 𝐺 + 𝑋 + MPC x (Y – tY) - MPM x Y
= 550 + 200 + 250 + 100 + 0,62Y = 1100 + 0,62Y
1100
b. Y = AE = 1100 + 0,62Y <=> Y =
0,38
1 50
m= =
1−0,62 19
c. Sản lượng Y tăng 50, thì chi tiêu sẽ phải thay đổi, mà chi tiêu nằm trong A nên A cũng sẽ
thay đổi

11
𝑌 50
=> Δ𝐴 = = = 19
𝑚 50
19
Vậy chi tiêu chính phủ phải tăng lên 19
d. T = t.Y = 0,15 x Y
AE = C + I + G + NX
= 𝐶 + 𝐼 + 𝐺 + 𝑋 + MPC x (Y – tY) - MPM x Y
= 550 + 200 + 250 + 100 + 0,58Y = 1100 + 0,58Y
1100
Y = AE = 1100 + 0,58Y <=> Y = 0,42
=> Sản lượng Y giảm đi khi tăng thuế suất lên 15%
II. Chính sách tài khóa
1. Khái niệm
Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng công cụ thuế và chi tiêu chính phủ nhằm điều
tiết nền kinh tế
2. Cơ sở của CSTK
Lý thuyết về AE (mô hình giao điểm Keynes)
3. Phân loại
3.1. CSTK dài hạn
- Được sử dụng để thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng
3.2. CSTK ngắn hạn
- Nhằm chống suy thoái, lạm phát, thất nghiệp hoặc cân bằng ngân sách
- Gồm: CSTK mở rộng và thắt chặt
a. Chính sách tài khóa mở rộng
❖ Khái niệm: CSTK mở rộng (expanded fiscal policy) là chính sách tài
khóa nhằm mục tiêu tăng tổng cầu cho nền kinh tế
❖ Công cụ: tăng chi tiêu chính phủ G và/hoặc giảm thuế T
❖ Áp dụng: nền kinh tế đang hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng
(tình trạng tổng cầu thấp, thất nghiệp cao, giảm phát, mức tăng trưởng
thấp,...)
 Khi nền kinh tế rơi vào pha suy thoái (Y < Y* (sản lượng tiềm năng))
b. CSTK thu hẹp
❖ Khái niệm: CSTK thu hẹp (contractionary fiscal policy) là chính sách tài
khóa nhằm mục tiêu giảm tổng cầu cho nền kinh tế
❖ Công cụ: giảm chi tiêu chính phủ G và/hoặc tăng thuế T
❖ Áp dụng: nền kinh tế hoạt động trên mức sản lượng tiềm năng (tình
trạng tăng trưởng nóng, hiện tượng bong bóng trong nền kinh tế, hay khi
nền kinh tế có lạm phát cao,..)
 Khi nền kinh tế rơi vào pha tăng trưởng nóng (Y > Y* (sản lượng
tiềm năng))
4. Hạn chế của CSTK khi vận dụng trong thực tế
Hạn chế của việc sử dụng chính sách tài khóa
- Khó tính toán chính xác liều lượng của chính sách (m, mT phải chính xác, nhưng m,
mT phụ thuộc và MPC, MPM và t nên rất khó)
- Độ trễ khá lớn
+ Độ trễ trong (inside lag): thời gian để xây dựng chính sách (> độ trễ ngoài)

12
+ Độ trễ ngoài (outside lag): thời gian để đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống của
xã hội
- Hiệu ứng lấn át (crowding out effect): Chính phủ tăng chi tiêu gây lấn át đầu tư tư
nhân (↑G -> ↑r (lãi suất đầu tư) -> ↑chi phí đầu tư -> ↓I)
5. Cơ chế tự ổn định
- Khái niệm: Nền kinh tế có thể tự vận động dẫn tới ổn định thông qua một cơ chế tự
động khi chính sách tài khóa phản ứng chậm hơn những biến động xảy ra trong nền
kinh tế thị trường (do có độ trễ)
- Công cụ:
+ Thuế lũy tiến (T = tY): hệ thống thuế bao gồm thuế thu nhập lũy tiến với
thu nhập cá nhân, doanh nghiệp. Thu nhập càng cao thì thuế suất đánh vào
càng cao
Trong thời kì suy thoái, tức là sản lượng Y giảm, thì thuế lũy tiến T cũng sẽ giảm theo, từ đó
hộ gia đình đóng ít thuế hơn, phần chi tiêu C tăng, AE sẽ tăng, thì sản lượng Y sẽ tăng
Trong thời kì tăng trưởng nóng, tức là sản lượng Y tăng, thì thuế lũy tiến T cũng sẽ tăng theo,
từ đó hộ gia đình đóng nhiều thuế hơn, phần chi tiêu C giảm, AE sẽ giảm, thì sản lượng Y sẽ
giảm
+ Các chương trình trợ cấp an sinh xã hội (Tr: chuyển giao thu nhập): chương
trình hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho mọi người trong xã hội
nhằm tránh việc tổng cầu giảm mạnh
Trong thời kì suy thoái, tức là sản lượng Y giảm, doanh nghiệp sẽ sa thải bớt nhân công, làm
tăng tỉ lệ thất nghiệp U tăng, trợ cấp thất nghiệp Tr sẽ tăng lên, C sẽ tăng, AE tăng và sản
lượng Y tăng
Trong thời kì tăng trưởng nóng, tức là sản lượng Y giảm, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất
và thuê thêm nhân công, làm tăng tỉ lệ thất nghiệp U giảm, trợ cấp thất nghiệp Tr sẽ giảm, C
giảm, AE giảm và sản lượng Y giảm
- Vai trò: Cơ chế tự điều tiết chỉ có thể giúp hạn chế những biến động nhỏ, suy thoái
hay tăng trưởng nóng ở mức độ nhất định

CHƯƠNG 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


I. Khái niệm, chức năng & đo lường tiền tệ
1. Khái niệm
Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy
hàng hóa, dịch vụ hoặc trả các khoản nợ
2. Chức năng
Phương tiện hạch toán: chức năng niêm yết giá, ghi các khoản nợ
3. Các thước đo khối lượng tiền tệ
Cơ sở đo lường: Dựa trên tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản (liquidity)
• M0 (tiền mặt)= tiền giấy + tiền xu
• M1 (tiền giao dịch)= M0 + các khoản tiền gửi không kì hạn (không có lãi suất, rút bất kì lúc
nào, VD: séc)
• M2 (tiền rộng) = M1 + các khoản tiền gửi có kì hạn (có lãi suất, rút theo kì hạn, nếu rút
trước sẽ chịu phạt từ ngân hàng, VD: tk tiết kiệm
 Từ M0 đến M2, tính thanh khoản của tài sản giảm dần
II. Hoạt động tạo tiền của hệ thống NHTM
Xét 2 trường hợp

13
1. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc 100% dự trữ (không cho vay)
Giả sử NHTƯ phát hành 1 tỷ VND, người dân không nắm giữ đồng tiền mặt nào trong tay
(Cu=0) mà gửi toàn bộ số tiền vào NHTM dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn (D =1)
• MS = Cu + D = 0 +1 =1 tỷ => NHTM không tạo thêm tiền cho hệ thống kinh tế
Ban đầu: MS (tổng khối lượng tiền) = 1 tỷ VNĐ
Khi người dân gửi toàn bộ tiền và NHTM: MS = Cu + D = 0 + 1 = 1 tỷ VNĐ
2. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 1 phần
Giả sử các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi giữ lại 10%, cho vay 90%

 Số tiền tăng thêm là 9 tỷ. Ở đây phần tăng thêm là phương tiện trao đổi, còn
tiền thật là 1 tỷ => của cải không tăng thêm
 NH1, NH2,... NHn thì n ở đây không phải là số ngân hàng mà là số lần NH1 cho
vay
III. NHTƯ và công cụ điều tiết cung tiền
1. Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương (NHTƯ) là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và có chức năng điều
hành chính sách tiền tệ trong nền kinh tế (điều tiết cung tiền)

14
2. Công cụ kiểm soát mức cung tiền
2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Cung tiền (Money Supply – MS): là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền
kinh tế
MS = Cu + D
Trong đó:
Cu (Currency outside banks): tiền mặt trong lưu thông
D (Demand deposits): tiền gửi tại các NHTM
- Cơ sở tiền (Monetary Base – MB/B) là lượng tiền do NHTƯ phát hành
B = Cu + R
Trong đó
R – Reverse: lượng tiền dự trữ của NHTM
Cu - Currency in circulation : tiền mặt trong lưu thông

- Số nhân tiền được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền và lượng tiền cơ sở

Trong đó:
cr là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi
ra là tỷ lệ dự trữ thực tế
mM là số nhân tiền
?NHTƯ có kiểm soát được hoàn toàn MS hay không
- Tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi: cr = Cu/D
+ cr phụ thuộc vào một số yếu tố như: thói quen thanh toán của công chúng, khả
năng sẵn sàng đáp ứng tiền của hệ thống NHTM, tính thời vụ...
+ cr ↑ (↓) → mM ↓ (↑) → MS ↓ (↑)

15
Khi tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiển gửi cr tăng lên, tiền mặt gửi tại các
NHTM D sẽ giảm xuống, các NHTM sẽ cho vay ít đi, lượng tiền mới tạo ra trong
lưu thông ít đi, từ đó làm số nhân tiền mM giảm, làm cho cung tiền MS giảm xuống
(và ngược lại)
 mM phụ thuộc vào tiền gửi NH và việc cho vay của NHTM
𝐶𝑢
+ Trường hợp đặc biệt: cr = , Cu = 0 => cr = 0 được gọi là không có rò ri
𝐷
tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng
+ cr =0 → mM = 1/ ra
- Tỷ lệ dự trữ thực tế: ra = R/D
Dự trữ trong NHTM bao gồm 2 thành phần: dự trữ bắt buộc và dự trữ dôi ra
ra = rrr + err
+ Dự trữ bắt buộc (rrr – required reserve ratio) là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các
NHTM phải chấp hành theo quy định của NHTƯ
+ Dự trữ dôi ra (err – excess reserve ratio) tỷ lệ dự trữ do NHTM quyết định (dự
phòng khi NHTM thiếu thanh khoản) => là hành vi của NHTM
ra ↑ (↓) → mM ↓ (↑) → MS ↓ (↑)
Khi tỷ lệ dự trữ thực tế ra tăng, NHTM sẽ tăng dự trữ và giảm cho vay, lượng tiền mới tạo ra
trong lưu thông giảm, từ đó làm cho số nhân tiền mM giảm, làm cho cung tiền MS giảm
 Kết luận: NHTƯ không thể kiếm soát được cung tiền hoàn toàn.Trên thực tế,
lượng cung tiền bị tác động bởi 3 chủ thể là NHTU, NHTM và công chúng.
Trong công thức xác định lượng cung tiền, tỷ lệ dự trữ dôi ra phụ thuộc vào
chủ quan của các NHTM và tỷ lệ tiền mặt ngoài NH phụ thuộc vào công
chúng. Do đó, NHTU chỉ kiểm soát hoàn toàn lượng tiền cơ sở mà không kiểm
soát hoàn toàn lượng cung tiền
2.2. Các công cụ điều tiết cung tiền
2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở OMO (Open Market Operation)
- Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation – OMO) là hoạt động
mua bán các giấy tờ có giá do NHTƯ thực hiện
- Cơ chế tác động
+ Khi mua các giấy tờ có giá, B tăng (nghĩa là, NHTƯ đang bơm thêm tiền mặt vào
lưu thông, từ đó làm cho cở sở tiền B tăng, do B là cung ứng của NHTƯ) → MS
tăng
+ Khi bán các giấy tờ có giá, B giảm → MS giảm
2.2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Required Reserved Ratio)
- Khái niệm: Là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các NHTM phải chấp hành theo quy định của
NHTƯ
- Cơ chế tác động
+ rrr tăng - > mM giảm - > MS giảm
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc rrr tăng, NHTM sẽ tăng dự trữ lên, cho vay ít đi, làm cho
lượng tiền mới tạo ra trong lưu thông ít đi, làm số nhân tiền mM giảm đi, cung tiền MS
giảm
+ rrr giảm - > mM tăng - > MS tăng
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc rrr giảm, NHTM sẽ giảm dự trữ đi, cho vay nhiều hơn, làm
cho lượng tiền mới tạo ra trong lưu thông tăng lên, làm số nhân tiền mM tăng lên, cung
tiền MS tăng

16
2.2.3. Lãi suất chiết khấu (Discount rate)
- Khái niệm: Lãi suất chiết khấu (discount rate) là
mức lãi suất mà NHTƯ cho ngân hàng thương mại
vay
- Cơ chế tác động
+ Thông qua cơ sở tiền tệ: Lãi suất chiết khấu
tăng (giảm) - > mM giảm (tăng) - > MS giảm
(tăng)
Khi lãi suất chiết khấu tăng, NHTM sẽ vay NHTƯ
ít hơn, tăng dự trữ và giảm cho vay, lượng tiền mới
tạo ra trong lưu thông ít hơn, số nhân tiền giảm,
cung tiền sẽ giảm
+ Thông qua số nhân tiền: Lãi suất chiết khấu tăng (giảm) - > mM giảm (tăng) - > MS
giảm (tăng)
Khi lãi suất chiết khấu giảm, NHTM sẽ vay NHTƯ nhiều hơn, giảm dự trữ và tăng cho
vay, lượng tiền mới tạo ra trong lưu thông nhiều hơn, số nhân tiền tăng, cung tiền sẽ
tăng
Bài tập:

IV. Thị trường tiền tệ


1. Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes
Lãi suất là yếu tố quyết định cân bằng cung tiền và cầu tiền trên thị trường tiền tệ
1.1.Cung tiền
Với giả định mức cung tiền do NHTƯ quyết định, không phụ thuộc và lãi suất i nên khi lãi
suất thay đổi, cung tiền không thay đổi và cố định tại mức M0 => Cung tiền là một đường
thẳng đứng song song với trục lãi suất
1.2. Cầu tiền
1.2.1. Khái niệm
- Cầu tiền (money demand – MD) là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên phục vụ
nhu cầu của các tác nhân trong nền kinh tế
- Gồm có: Cầu tiền thực tế (MDr – real money demand) (tính tại giá năm gốc) và cầu
tiền danh nghĩa (MDn: nominal money demand) (tính theo giá năm hiện hành)
1.2.2. Các yếu tố tác động
- Mức giá (P) ảnh hưởng đến MDn mà không ảnh hưởng tới MDr

17
Khi các nhân tố khác không đổi
P ↓ → MD ↓
P ↑ → MD ↑
- Lãi suất (i) : chi phí cơ hội của việc giữ tiền
Khi các nhân tố khác không đổi
i ↓→ MD ↑ (Khi lãi suất giảm, tài sản tài chính sẽ kém hấp dẫn hơn, nhu cầu nắm giữ
tiền sẽ tăng, làm cầu tiền tăng)
i ↑→ MD ↓ (Khi lãi suất tăng, tài sản tài chính sẽ hấp dẫn hơn, nhu cầu nắm giữ tiền
sẽ giảm, làm cầu tiền giảm)
- Thu nhập thực tế (Y)
Khi các nhân tố khác không đổi
Y ↓→ MD ↓ (Khi thu nhập thực tế giảm, việc chi tiêu cũng giảm lại, cầu tiền sẽ giảm)

Y ↑→ MD↑ (Khi thu nhập thực tế tăng, việc chi tiêu cũng tăng lên, cầu tiền sẽ tăng)
Theo lý thuyết sự ưa thích thanh khoản của Keynes
Trong ngắn hạn, P cứng nhắc, ít thay đổi
Hàm cầu tiền có dạng :
MD = f(Y, i) = kY – hi
Trong đó:Y là thu nhập thực tế; i là lãi suất; k,h > 0 lần lượt là độ nhạy cảm của cầu tiền với
thu nhập và lãi suất

MD di chuyển từ A đến B là sự thay đổi của lãi suất i


MD dịch chuyển từ MD1 đến MD2
Y ↑ => MD dịch chuyển sang phải
Y ↓ => MD dịch chuyển sang trái

18
i1 < i0: MD > MS => thiếu hụt tiền => bán TSTC => lãi suất i tăng
i2 > i0: MD < MS => dư thừa tiền => mua TSTC => lãi suất i giảm
2. Chính sách tiền tệ
2.1. Khái niệm
- Chính sách tiền tệ (CSTT): là việc thiết lập cung tiền bởi các nhà làm chính sách tại
NHTƯ nhằm quản lý cung tiền và lãi suất, để đạt được các mục tiêu vĩ mô (sản lượng
, giá cả và công ăn việc làm )
- Gồm có: CSTT mở rộng (lỏng) và CSTT thắt chặt (chặt)
2.1.1. CSTT mở rộng
- Sử dụng trong trường hợp: nền kinh tế rơi vào suy thoái, đầu tư giảm, thất nghiệp
tăng... (nền kinh tế rơi vào pha suy thoái)
- Cơ chế tác động:
MS tăng → i giảm → I (đầu tư) tăng → AD tăng → Y tăng
Pha 1: MS tăng → i giảm
Pha 2: i giảm → I (đầu tư) tăng
Pha 3: I (đầu tư) tăng → AD tăng → Y tăng

19
 Chi phí vay vốn đầu tư giảm

Pha 1 Pha 2

Pha 3

2.1.2. CSTT thắt chặt


MS giảm→ i tăng → I giảm → AD giảm → Y giảm

2.2. Hiệu quả của CSTT


Hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào các yếu tố
- Hệ số co giãn của cầu tiền với lãi suất
+ Cầu tiền (MD) ít co giãn với lãi suất (đường dốc)

20
+ Cầu tiền (MD) co giãn nhiều với lãi suất (đường thoải)

 Pha 1 sẽ hiệu quả khi cầu tiền là đường dốc, ít co giãn với lãi suất
- Độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất: khi đầu tư nhạy cảm với lãi suất, CSTT sẽ hiệu
quả
- Giá trị của số nhân chi tiêu:
I = 𝐼 => 𝐴 => Y (số nhân chi tiêu m: Δ𝑌 = 𝑚. Δ𝐴 )
 Khi m lớn, chính sách tiền tệ sẽ hiệu quả (pha 3)
2.3. Hạn chế của CSTT
− CSTT thay đổi lãi suất ngắn hạn mà thay đổi GDP đòi hỏi thay đổi lãi suất dài hạn
− Độ trễ bên ngoài lớn (MS => i => I => AD =Y)
− CSTT có thể không có tác dụng nếu:
+ Thay đổi cung tiền không tác động đến lãi suất (MD là 1 đường nằm ngang)
+ Lãi suất thay đổi không tác động đến đầu tư (I là 1 đường thẳng đứng)

CHƯƠNG 5: TỔNG CUNG – TỔNG CẦU


I. Mô hình tổng cung – tổng cầu
1. Tổng quan về mô hình
− Mô hình chỉ ra cách thức tổng cung (Aggregate supply–AS), tổng cầu (Aggregate
demand–AD) tác động lên mức giá, sản lượng của một nền kinh tế
− Hai biến số được mô hình tập trung giải thích là tổng giá trị sản lượng hàng hóa dịch
vụ được sản xuất trong nước - Y (GDP thực tế) và mức giá chung - P (chỉ số CPI/ chỉ
số điều chỉnh GDP)

21
2. Tổng cầu (AD)
2.1. Định nghĩa
− Đường AD biểu diễn lượng hang hóa và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế có
khả năng và sẵn sàng mua tại mỗi mức giá.


2.2. Thành phần cấu thành tổng cầu
• Tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình (C)
• Đầu tư (I)
• Chi tiêu Chính phủ (G)
• Xuất khẩu ròng (NX)
• Phương trình đường tổng cầu
AD = C+ I + G + NX
2.3. Độ dốc của đường tổng cầu
AD = C + I + G + NX
Giả sử G cố định bởi ngân sách chính phủ
Để hiểu vì sao AD dốc xuống thì phải phân tích sự thay đổi của P tác động tới C, I, NX như
thế nào?
2.3.1. Hiệu ứng của cải (P và C)
− Giả sử P tăng
+ Với số tiền như cũ mọi người mua được ít HH&DV hơn
+ Mọi người cảm thấy nghèo hơn.
− Kết quả: C giảm.
2.3.2. Hiệu ứng lãi suất (P và I)
− Giả sử P tăng.

22
+ Mua HH& DV cần nhiều tiền hơn.
+ Để có nhiều tiền mọi người bán trái phiếu hoặc các tài sản tài chính
khác
+ Hành động này đẩy lãi suất tăng.
+ Làm tăng chi phí vay vốn đầu tư tăng
− Kết quả: I giảm.
2.3.3. Hiệu ứng tỷ giá (P và NX)
Giả sử P tăng.
+ Lãi suất VND tăng (hiệu ứng lãi suất).
+ Nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nhiều trái phiếu VN hơn.
+ Cầu VND trên thị trường ngoại hối tăng.
+ Đồng VN tăng giá trên thị trường.
+ Xuất khẩu từ VN sang nước ngoài trở nên đắt hơn và nhập khẩu từ
nước ngoài vào VN rẻ hơn
Kết quả: NX giảm
2.4. Sự di chuyển của đường tổng cầu
− Sự trượt dọc trên đường tổng cầu
− Nguyên nhân: lượng cầu thay đổi do sự thay đổi của mức giá trong khi các yếu tố khác
không đổi.
2.5.Sự dịch chuyển của đường tổng cầu
− Sự thay đổi vị trí của đường tổng cầu
− Nguyên nhân dịch chuyển đường tổng cầu
+ Thay đổi trong tiêu dùng
+ Thay đổi trong đầu tư
+ Thay đổi trong chi tiêu chính phủ
+ Thay đổi trong xuất khẩu ròng
Các hộ gia đình tiết kiệm -> đường tổng cầu thay đổi ntn
Giá chung hang hóa dịch vụ giảm -> đường tổng cầu thay đổi ntn

23
3. Tổng cung (AS)
3.1. Khái niệm
− AS là tổng lượng HH&DV mà các hãng sản xuất và có khả năng sản xuất tại mỗi mức
giá
− Đường AS:
+ Thẳng đứng trong dài hạn (LRAS)
+ Dốc lên từ trái qua phải trong ngắn hạn (SRAS)
3.2. Đường AS dài hạn (LRAS)
− Đường AS trong dài hạn là 1 đường thẳng đứng, đi qua mức sản lượng tiềm năng
(Potential output – Y*)
− Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà 1 nền kinh tế có thể đạt được với các
nguồn lực sẵn có mà không ra lạm phát tăng


− Các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của LRAS (làm thay đổi Y* bao gồm)
+ Dịch chuyển xuất phát từ lao động
+ Dịch chuyển xuất phát từ tư bản
+ Dịch chuyển xuất phát từ TNTN
+ Dịch chuyển xuất phát từ tiến bộ công nghệ
3.3. Đường AS ngắn hạn (SRAS)
− Đường AS ngắn hạn dốc lên: một sự gia tăng trong mức giá làm tăng lượng HH&DV
được cung ứng

− Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển AS ngắn hạn


+ Các yếu tố làm đường AS dài hạn dịch chuyển cũng làm cho AS ngắn hạn di
chuyển
+ Mức giá yếu tố đầu vào (lương, giá nguyên nhiên vật liệu,..)

24
4. Cân bằng mô hình AS-AD

II.Vận dụng mô hình AS-AD giải thích các biến động kinh tế
− Biển động kinh tế (củ sốc kinh tế) làm đường AS/AD dịch chuyển.
− 4 bước phân tích ảnh hưởng cú sốc kinh tế:
1. Giả định: trước khi có biến động xảy ra, nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn
(SRAS, AD, LRAS)
2. Xác định cú sốc làm dịch chuyển AS hay AD. Sử dụng mô hình AS - ngan han AD
phân tích cũ sốc tác động tới P. Y trong
3. Trong ngắn hạn nếu Chính phủ can thiệp để ổn định nền kinh tế thi sẽ đưa ra chính
sách như thế nào? (↑AD (=CSTK/CSTT mở rộng)/↓AD (=CSTK/CSTT thắt chặt))
4. Nếu như Chính phủ không can thiệp thì nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh trong dài hạn như
thế nào?

25
1. Cú sốc từ phía tổng cầu
− Giả định: Trước khi có biển động xảy ra, nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài
hạn hay cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng
− Những biến động do sự thay đổi của tổng cầu (cú sốc cầu)
1.1. Trường hợp tổng cầu giảm
B1: Ban đầu. nền kinh tế đang cân bằng trong dài hạn
tại A với P = P0, Y = Y*
B2: Khi tổng cầu giảm
Đường AD0 dịch trái thành AD1
Điểm cân bằng là B với P1 < P0, Y1 < Y
B3: chính phủ can thiệp trong ngắn hạn: ↑AD (thông
qua CSTT/CSTK mở rộng (giảm thuế T và tăng chi
tiêu G))

B4: Khi nền kinh tế tự điều chỉnh trong dài hạn


- Khi cú sốc cầu giảm xảy ra thì nền kinh tế cân bằng
tại B (P1 < P0, Y1 < Y*)
- ↓Y -> doanh nghiệp thu hẹp sản xuất -> DN sa thải
nhân công -> ↑thất nghiệp -> ↓tiền lương -> ↓chi phí
sản xuất -> DN mở rộng sx -> SRAS0 dịch chuyển
thành SRAS1
- Điểm cân bằng của nền kinh tế trong dài hạn là điểm
1.2. Trường hợp tổng cầu tăng C

2. Cú sốc từ phía cung


Những biến động do sự thay đổi của cung (cú sốc cung)
2.1.Trường hợp tổng cung giảm
- B1: Ban đầu, nền kte đang cân bằng trong dài hạn tại A (P
= P0 , Y = Y*
- B2: Cú sốc cung bất lợi xảy ra (tổng cung giảm): đường
SRAS0 dịch trái thành SRAS1
Điểm cân bằng: A -> B
Tại B: P1 > P0: lạm phát
Y1 <Y*: suy thoái
 Đình lạm
- B3: Nếu chính phủ
+ ↑AD: AD0 dịch phải thành AD1, Điểm cân bằng lúc này là
C (với P2 > P1 > P0, Y = Y*) => chống được suy thoái nhưng
tăng lạm phát
26
+ ↓AD: AD0 dịch trái thành AD2, điểm cân bằng lúc này là
D (với Y2 < Y1 < Y*, P = P0) => chống được lạm phát nhưng
gây suy thoái
Giải pháp của Chính phủ trong ngắn hạn
- Kích tổng cầu (CSTT/CSTK mở rộng) dể ngăn chặn sự tác động bất lợi của sự suy
giảm tổng cung đến Y (giải quyết suy thoái)
- Cắt giảm tổng cầu (CSTT/CSTK thu hẹp) để ngăn chặn sự tác động bất lợi của sự suy
giảm tổng cung đến P (giải quyết lạm phát)

- B4: CP k can thiệp và để nền KT tự điều chỉnh

↓Y -> DN thu hẹp sản suất -> DN sa thải bớt


nhân công -> ↑thất nghiệp -> ↓giảm tiền lương ->
↓ chi phí sản xuất -> DN mở rộng sx -> SRAS1
dịch chuyển sang phải thành SRAS0
Điểm cân bằng là A
=> Biện pháp trong dài hạn, gây ảnh hưởng đến
nền kinh tế, vẫn cần chính sách của chính phủ vì
là chính sách trong ngắn hạn

2.2.Trường hợp tổng cung tăng (không xét)

CHƯƠNG 6: LẠM PHÁT – THẤT NGHIỆP


I. Khái niệm
1. Khái niệm lạm phát
- Lạm phát (inflation) là sự gia tăng mức giá chung theo thời gian
- Hoặc có thể hiểu là sự sụt giảm sức mua của đồng tiền
- Ngược lại, khi mức giá chung liên tục giảm xuống theo thời gian gọi là giảm phát
(deflation)
2. Đo lường lạm phát
2.1. Tỷ lệ lạm phát

Trong đó, mức giá chung được đo lường thông qua các chỉ tiêu phổ biến: chỉ số điều chỉnh
GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI
3. Phân loại lạm phát
3.1. Theo mức độ của tỷ lệ lạm phát
Tùy theo mức độ của tỷ lệ lạm phát người ta chia lạm phát thành 3 loại
3.1.1. Lạm phát vừa phải
- Là mức giá tăng chậm và nhìn chung có thể dự đoán được (thường là một con số)
- Nhìn chung người dân vẫn giữ tiền để thực hiện các giao dịch dài hạn
27
- Với các nước đang phát triển thì lạm phát vừa phải nhìn chung là có thể chấp nhận
được
3.1.2. Lạm phát phi mã (galooping inflation)
- Là lạm phát trong phạm vi 2 -3 con số
- Thường gắn với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế; nếu duy trì trong thời gian dài sẽ dễ
gây biến dạng nền kinh tế
- Trong bối cảnh đó, mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng hoặc
ngoại tệ mạnh…
3.1.3. Siêu lạm phát (hyperinflation)
- Định nghĩa: Mức lạm phát từ 50%/ tháng trở lên
- Siêu lạm phát xuất hiện trong các hệ thông sử dụng tiền pháp định, xảy ra trong điều
kiện chiến tranh, nội chiến hoặc các cuộc cách mạng
- Nguyên nhân xuất từ sự gia tăng quá mức trong cung tiền để tài trợ thâm hụt ngân
sách quá lớn
3.2. Theo nguyên nhân lạm phát
3.2.1. Lạm phát theo cầu kéo (demand inflation)
- Lạm phát xảy ra tổng cầu vượt quá mức, đặc biệt khi sản lượng vượt quá mức tự nhiên
- Lạm phát hình thành do sự gia tăng đột biến trong cầu tiêu dùng và cầu đầu tư hoặc sự
giá tăng quá mức trong chi tiêu của chính phủ; hoặc nhu cầu tăng mạnh về hàng xuất
- Tổng cầu AD dịch chuyển sang phải, giá tăng & sản lượng tăng

3.2.2. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation)


- Một số loại chi phí đồng loạt tăng trong toàn bộ nền kinh tế - tiền lương, thuế và giá
nguyên vật liệu
- Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái, giá tăng & sản lượng giảm -> nền
kinh tế vừa lạm phát vừa suy thoái ( stagflation – đình lạm)
3.2.3. Lạm phát ỳ (dự kiến – inertial inflation)
- Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát tương đối ổn địnhtrong thời gian dài → các tác nhân
trong nền kinh tế tự điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát này
- Cung - cầu cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau, sản lượng luôn duy trì ở
mức tự nhiên, giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian
3.3. Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ
Lạm phát là hiện tượng tiền tệ và chỉ xuất hiện khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng
Đồng nhất thức:

M = V = P = Y (1)

28
Trong đó: Y là sản lượng thực tế nền kinh tế tạo ra trong một năm, P là mức giá chung, M là
cung tiền danh nghĩa, V- tốc độ chu chuyển tiền tệ
Tốc độ chu chuyển tiền tệ V
Định nghĩa: là số lần mà một đơn vị tiền tệ được trao tay trong một khoảng thời gian xác định
Ví dụ: Năm 2003, 500 tỷ USD được sử dụng trong các giao dịch của nền kinh tế
Cung tiền = 100 tỷ USD
Trung bình mỗi USD được sử dụng cho 5 giao dịch năm 2003
Vì vậy, tốc độ chu chuyển tiền tệ = 5
Chuyển công thức (1) về dạng như sau:
P=MxV/Y
- Với giả định là V tương đối ổn định theo thời gian, ta có kết luận sau:
- Trong ngắn hạn, khi tốc độ tăng trưởng tiền tệ lớn hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng
thì sẽ tạo ra lạm phát
- Trong dài hạn, sự thay đổi của cung tiền tệ sẽ dẫn tới sự thay đổi tương ứng với tỷ lệ
lạm phát
4. Tác động của lạm phát
4.1. Lạm phát trong dự kiến
- Lạm phát giống như hình thức thuế đánh vào những người giữ
- Lạm phát gây ra chi phí thực đơn
- Lạm phát gây ra chi phí mòn giày
- Lạm phát tạo ra những thay đổi không mong muốn trong giá tương đối
- Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn và bất tiện
- Làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý định của người làm luật
4.2. Lạm phát ngoài dự kiến
4.2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất
- Lãi suất danh nghĩa (nominal interest) – i là lãi suất mà người đi vay phải trả cho
người cho vay ấn định trên hợp đồng, i không được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát
- Lãi suất thực tế (real interest) – r , đo lường sức mua của đồng tiền người đi vay trả
cho người cho vay, được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát
r=i–π
4.2.2. Phương trình Fisher: i = r + π
- Mô hình thị trường vốn vay quyết định r
- Vì vậy, một sự gia tăng tốc độ lạm phát π sẽ dẫn đến sự gia tăng tương ứng lãi suất
danh nghĩa i.
- Mối quan hệ 1-1 trên được gọi là hiệu ứng Fisher.
- Khi người cho vay và người vay thỏa thuận một mức lãi suất thực tế, họ không biết
tốc độ lạm phát trong tương lai sẽ như thế nào. Vì vậy, phương trình Fisher đã được
điều chỉnh:

i = r + πe
+ Nếu π > πe thì i – π (=r) < i - πe (=re) thì người đi vay sẽ có lợi hơn người cho vay
+ Nếu π < πe thì i – π (=r) > i - πe (=re) thì người cho vay sẽ có lợi hơn người đi vay
Trong đó: πe là lạm phát kỳ vọng – đo lường sự thay đổi mức giá mà mọi người kỳ vọng

29
II. Thất nghiệp
1. Thất nghiệp và các khái niệm liên quan
− Dân số được chia làm 2 nhóm: người trong độ tuổi lao động (dân số trưởng thành) và
người ngoài độ tuổi lao động
− Người trong độ tuổi lao động: là những người ở độ tuổi được Hiến pháp quy định là có
quyền lợi và nghĩa vụ lao động
− Người trong độ tuổi lao động bao gồm 2 nhóm người: nhóm thuộc lực lượng lao động
(LLLĐ) và nhóm không thuộc LLLĐ
− Lực lượng lao động: là bộ phận dân số ở độ tuổi lao động có tham gia lao động và
những người chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm
− Người có việc làm: là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi
nhuận hoặc thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động
mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình không được nhận
tiền công hoặc hiện vật
− Người thất nghiệp: là những người ở độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nghĩa
vụ lao động, mong muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

2. Đo lường thất nghiệp


LLLĐ = số người có việc làm + số người thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp/LLLĐ *100%
Tỷ lệ LLLĐ = LLLĐ/ Dân số trưởng thành*100%
3. Phân loại thất nghiệp
KTVM thường chia thất nghiệp làm 2 nhóm: thất nghiệp tự nhiên (thất nghiệp dài hạn và thất
nghiệp chu kỳ (thất nghiệp ngắn hạn)

30
3.1. Thất nghiệp tự nhiên
− Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): mức thất nghiệp bình thường mà nền
kinh tế phải trải qua, không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay cả khI thị trường lao
động cân bằng (toàn dụng nguồn lực)
− Thất nghiệp tự nhiên bao gồm: thất nghiệp tạm thời(frictional unemployment), thất
nghiệp cơ cấu (structural unemployment), thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (classical
unemployment)
3.1.1. Thất nghiệp tạm thời
− Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): thất nghiệp xảy ra khi có một số lao
động đang trong thời gian tìm việc làm hoặc công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn với
nhu cầu của mình
− Là vấn đề mang tính chất tạm thời đối với mỗi cá nhân lao động nhưng lại là vẫn đề
mang tính thường xuyên trên thị trường lao động và đối với một nền kinh tế
− Nguyên nhân chủ yếu:
+ Mới gia nhập LLLĐ nhưng chưa có việc làm
+ Tái gia nhập LLLĐ nhưng chưa có việc làm
+ Bỏ việc
3.1.2. Thất nghiệp cơ cấu
− Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) xuất hiện khi có sự dịch chuyển cơ cấu
giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất của một
ngành
− Các lao động tăng lên ở các khu vực đang mở rộng và có triển vọng, trong khi đó giảm
ở các khu vực đang bị thu hẹp hoặc ít triển vọng hơn
− Gắn với khả năng điều chỉnh của cung trên thị trường lao động
3.1.3. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
− Là loại thất nghiệp do các yếu tố ngoài thị trường tạo ra, khi tiền công bị ấn định cao
hơn mức cân bằng của thị trường
− Nguyên nhân tạo ra thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển:
+ luật tiền lương tối thiểu (tác động từ Chính phủ)
+ công đoàn (tác động từ người lao động)
+ lý thuyết tiền lương hiệu quả (tác động từ Doanh nghiệp)
3.2. Thất nghiệp chu kỳ
− Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment) xảy ra tương ứng với giai đoạn suy thoái
trong chu kỳ kinh tế và sẽ mất đi trong dài hạn
− Khi đó, sản lượng suy giảm (Y < Y*) -> doanh nghiệp thu hẹp sản xuất -> cắt giảm
nhân công
− Thất nghiệp chu kỳ - “ thất nghiệp kiểu Keynes” hay là “ thất nghiệp thiếu cầu” xuất
hiện khi tổng cầu không đủ để cân đối với toàn bộ sản lượng tiềm năng của nền kinh tế
và gây ra suy thoái

31
CHƯƠNG 7: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. Khái niệm và đo lường tăng trưởng
1. Khái niệm
Tăng trưởng là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian
Bản chất của tăng trưởng kinh tế là tăng về lượng
Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở của phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế hợp lý
Bảo vệ môi trường
2. Đo lường
Tốc độ tăng trưởng: là phần trăm thay đổi GDP trong thời kì/năm này so với thời kì/năm
trước
Gt = (Yt – Yt-1) / Yt-1 x 100%
Trong đó: gt là tốc độ tang trưởng thời kì t; Y là GPD thực tế hoặc GDP thực tế bình quân đầu
người ( = GDP thực tế / tổng quy mô dân số)
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn

Trong đó: Y0 ; Yt lần lượt là GDP thực tế/GDP thực tế bình quân đầu người đầu kì; cuối kì
g là

(0; t) =>
Y0 => Y1 = Y0 + Y0 x g = Y0 (1+g)
Y2 = Y1 + Y1 x g = Y1 (1+g) = Y0 (1+g)2
Yt = Y0 (1 + g)t
Quy tắc 70: nếu 1 biến số tăng trưởng với tốc độ bình quân g% mỗi năm thì sau 70/g năm nó
sẽ tăng lên gấp đôi
70
n=
𝑔
32
II. Mqh giữa năng suất và tăng trưởng
- Năng suất đề cập tới lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong 1 đơn vị thời gian
bởi 1 người lao động
Năng suất lao động = Y/L
Y = GDP thực tế = sản lượng đầu ra
L = số lượng lao động
- Một nền kinh tế sản xuất đạt năng suất cao thì GDP thực tế cao => thúc đẩy tăng
trưởng
- Yếu tố quyết định năng suất và tốc độ tăng trưởng kinh tế
III. Các yếu tố quyết định năng suất
- Tài nguyên thiên nhiên (N)
- Tư bản hiện vật (K): trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng phục vụ quá trình sản xuất
- Vốn nhân lực (H): trình độ, kiến thức, kĩ năng của người lao động
- Tri thức công nghệ (A)
IV. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
1. Lý thuyết tăng trưởng của Keynes – mô hình Harrod – Domar
Lý thuyết ra đời vào những năm 40, thế kỷ XX do 2 nhà kinh tế Harrod – Anh và Domar –
Mỹ độc lập công bố, dựa trên tư tưởng của trường phái Keynes
1.1. Giả định
- Sản lượng là hàm tuyến tính theo vốn (Y = aK)
- Sự gia tăng của vốn phụ thuộc hoàn toàn vào đầu tư (ΔK = I)
- Tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư trong 1 nền kinh tế (S = sY = I)
1.2. Nội dung
Mức tăng đầu ra tỷ lệ với vốn theo 1 hệ số bất biến ICOR (Incermental capital output ratio)
ΔK s
ICOR = =
ΔY g
s
 g = s/ICOR = I/ΔY = S/ΔY = sY/ΔY = ΔY => ICOR = s/g
Y
Khi s tăng thì S tăng, I tăng, K tăng, năng suất tăng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh
2. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển – mô hình Solow
2.1. Giả định
Hàm sản xuất có dạng: Y = f(K,L)
Hiệu suất không đỏi theo quy mô (constant returns to scale) nên zY = f(z.K, z.L)
Nếu z=1/L => Y/L = f(K/L, 1) => y = f(k)
y = f(k) chính là hàm sản xuất trung bình APF
Năng suất cận biên của vốn giảm dần (diminishing marginal product of capital)
k tăng => y tăng nhưng với tốc tộ tăng trưởng

33
2.2. Nội dung
Khi chưa có yếu tố công nghệ, tư bản cao hơn mang lại năng suất cao hơn nhưng khong mang
lại tăng trưởng năng suất trong dài hạn
Tiến bộ công nghệ mang lại năng suất cao hơn trong dài hạn

2.3. Ứng dụng mô hình Solow trong thực tiễn


2.3.1. Chính sách tiết kiệm và đầu tư
Tăng tiết kiệm => tăng tích lũy tư bản => nâng cao năng suất => đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
Ý nghĩa của chính sách tiết kiệm trong dài hạn
2.3.2. Hiệu ứng đuổi kịp (catchup effect/conditional convergence)
Hai quốc gia có xuất phát điểm khác nhau nhưng có chung tỷ lệ tiết kiệm và tốc độ phát triển
khoa học kĩ thuật thì sau một thời gian sẽ có quy mô tương đương nhau nghĩa của hiệu ứng
đuổi kịp ?

34
Ý nghĩa của hiệu ứng đuổi kịp: không có nước nào mãi nghèo/giàu, đến 1 thời điểm nước
nghèo sẽ vượt nước giàu

CHƯƠNG 8: TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH


I. Hệ thống tài chính
1. Khái niệm
Hệ thống tài chính (Financial system) bao gồm một loạt các tổ chức tài chính cho phép các cá
nhân có tiết kiệm (có chi tiêu ít hơn thu nhập) có thể dễ dàng cung cấp vốn cho những người
có nhu cầu vay vốn (những người chi tiêu nhiều hơn thu nhập)
Người có tiết kiệm -> cung cấp vốn -> HTTC -> cung cấp vốn -> người đi vay (đầu tư)
2. Phân loại
Hệ thống tài chính gồm 2 nhóm:
2.1. Thị trường tài chính: kênh trực tiếp kết nối giữa người đi vay và cho vay
VD: thị trường cổ phiếu, trái phiếu
2.2. Trung gian tài chính: kênh gíán tiếp kết nối giữa người đi vay và cho vay
VD: NHTM, công ty bảo hiểm, tài chính
II. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống kinh tế
1. Các dạng tiết kiệm và đầu tư
1.1. Tiết kiệm
1.1.1. Tiết kiệm khu vực tư nhân
- Là thu nhập mà hộ gia đình còn lại sau khi trả thuế và chi tiêu
Sp = Y – C – T
- Hành vi tiết kiệm của tư nhân (Sp) phụ thuộc:
+ Thu nhập hiện tại (+)
+ Số thuế mà hộ gia đình phải nộp (-)
+ Thu nhập kỳ vọng trong tương lai (-) (tăng tiêu dùng C ở hiện tại -> giảm Sp)
+ Lãi suất thực tế (+): r (↑r => tiết kiệm hấp dẫn hơn => tăng tiết kiệm Sp)
1.1.2. Tiết kiệm khu vực chính phủ
- Là doanh thu từ thuế chính phủ còn lại sau khi chi trả cho hàng hóa và dịch vụ
Sg = T – G (= cán cân ngân sách chính phủ)
- Hành vi tiết kiệm của Chính phủ (Sg) phụ thuộc
+ Số thuế Chính phủ thu được (+)
35
+ Chương trình chi tiêu của Chính phủ (-)
1.1.3. Tiết kiệm quốc dân (S)
S = Tiết kiệm khu vực tư nhân + tiết kiệm khu vực Chính phủ
= (Y – T – C) + (T – G)
S=Y–C–G
Là phần thu nhập quốc dân không sử dụng cho mục đích tiêu dùng của hộ gia đình hay
mua sắm hàng hóa - dv của Chính phủ
1.2. Đầu tư
- Đầu tư bao gồm : (1) chi tiêu đầu tư của hộ gia đình mua nhà ở mới ; (2) chi tiêu của
doanh nghiệp mua sắm trang thiết bị, máy móc & nhà xưởng (tăng tư bản hiện vật);
(3) sự thay đổi hàng tồn kho
- Hành vi đầu tư phụ thuộc
+ Lợi ích kỳ vọng: triển vọng kinh tế (+); tiến bộ công nghệ (+); chính sách thuế (-)
+ Lãi suất thực tế (-): ↑r => ↑ chi phí vay vốn => ↓ I
2. Đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế đóng/mở
2.1. Trong nền kinh tế đóng
- Nhớ lại GDP gồm 4 yếu tố theo cách tiếp cận chi tiêu: tiêu dùng (C); đầu tư (I), chi
tiêu Chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX)
Y= C + I + G + NX
- Giả định trong một nền kinh tế đóng có chính phủ (NX=0)
Y= C + I + G
Y=C+I+G
Y–C–G=I
(Y - C - T) + (T - G) = I
Sp + Sg = I
Sn = I
SP + Sg = Sn = I

SP – Private saving: tiết kiệm khu vực tư nhân


Sg - Public saving : tiết kiệm khu vực Chính phủ
Sn - national saving: tiết kiệm quốc gia
I - investment spending: chi tiêu đầu tư quốc gia
→ Như vậy trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm luôn bằng chi tiêu đầu tư (Sn = I)
III. Mô hình thị trường vốn vay
1. Khái niệm
Thị trường vốn vay (the market for loanable funds) chính là mô hình cung – cầu của thị
trường tài chính
Giúp chúng ta hiểu:
Thị trường tài chính kết nối tiết kiệm – đầu tư như thế nào
Chính sách của Chính phủ và các tác nhân khác ảnh hưởng tới tiết kiệm, đầu tư và lãi suất
2. Giả định
- Nền kinh tế đóng, NX=0
- Chỉ tồn tại duy nhất một kênh giao dịch giữa người tiết kiệm và người đi vay gọi là thị
trường vốn vay
- Chỉ tồn tại một mức lãi suất chung cho mọi kỳ hạn, mọi loại tài sản tài chính => lãi
suất thực tế r
36
3. Cung, cầu trên thị trường vốn vay
➢ Cung vốn vay xuất phát từ tiết kiệm:
- Tiết kiệm khu vực tư nhân
- Tiết kiệm khu vực Chính phủ,
+ Nếu Sg > 0 (ngân sách chính phủ thặng dư) làm tăng tiết kiệm quốc gia và cung vốn
vay (↑Sg => ↑S => ↑ cung vốn vay)
+ Nếu Sg < 0 (ngân sách chính phủ thâm hụt) làm giảm tiết kiệm quốc gia và cung
vốn vay (↓Sg => ↓S => ↓ cung vốn vay)

➢ Cầu vốn vay xuất phát từ đầu tư


- Các hãng vay vốn để trả cho việc mua sắm các trang thiết bị , máy móc...
- Các hộ gia đình vay vốn để mua sắm nhà ở
Khi r tăng, làm chi phí vay vốn đầu tư tăng, làm giảm đầu tư, làm giảm cầu vốn vay,
làm đường cầu vốn vay dốc xuống

- Thị trường vốn vay hoạt động như tất cả các thị trường khác trong nền kinh tế.
- Cân bằng cung – cầu trên thị trường vốn vay quyết định mức lãi suất thực tế

37
IV. Một số chính sách ảnh hưởng tới thị trường vốn vay
1. Chính sách khuyến khích tiết kiệm
Khi Chính phủ giảm thuế đánh vào tiền lãi tiết kiệm giảm khiến công chúng tăng tiết kiệm tại
mọi mức lãi suất cho trước
- Đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải
- Lãi suất cân bằng giảm
- Lượng vỗn vay cân bằng tăng lên

38
2. Chính sách khuyến khích đầu tư
Khi Chính phủ giảm bớt thuế đối với doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư mới, các doanh
nghiệp sẽ có xu hướng muốn vay vốn đầu tư nhiều hơn tại mỗi mức lãi suất cho trước (↑I =>
↑nhu cầu vay vốn => ↑
- Đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải.
- Lãi suất tăng lên
- Lượng vốn vay cân bằng tăng lên

CHƯƠNG 9: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ


I. Cán cân thanh toán
1. Khái niệm
Cán cân thanh toán là một bảng số liệu thống kê ghi chép lại một cách có hệ thống và khoa
học tất cả các giao dịch kinh tế giữa cư dân trong nước và cư dân nước ngoài trong một thời
gian nhất định, thường là một năm.
2. Hình thức của cán cân thanh toán
CCTT có hình thức như một tài khoản gồm bên có và bên nợ
Các giao dịch có “tính chất XK” (đem lại ngoại tệ cho quốc gia) thì được ghi vào bên có và
được ghi chép như một khoản dương (+).
Các giao dịch có “tính chất NK” (tiêu tốn ngoại tệ của quốc gia) thì được ghi vào bên nợ và
được ghi chép như một khoản âm (-).
3. Kết cấu
3.1.Cán cân vãng lai (Current Account Balance: CA)
Phản ánh luồng thu nhập ròng (chênh lệch giữa nhận và trả) giữa cư dân trong nước và cư dân
nước ngoài. Bao gồm có 3 tiểu khoản:
3.1.1. Cán cân thương mại
Phản ánh chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (= NX
= XK – NK)
- Giá trị xuất khẩu > giá trị nhập khẩu → CCTM thặng dư
- Giá trị nhập khẩu > giá trị xuất khẩu →CCTM thâm hụt
- Giá trị nhập khẩu = giá trị xuất khẩu → CCTM cân bằng
3.1.2. Cán cân thu nhập
- CCTN bao gồm các khoản thu nhập liên quan tới: thu nhập từ lao động (tiền lương,
tiền thưởng, thu nhập khác) hay thu nhập từ các hoạt động đầu tư (tiền lãi, cổ tức...)
- Các khoản thu được của người dân trong nước từ nước ngoài ghi vào bên có và các
khoản thu của đối tượng nước ngoài trong nước ghi vào bên nợ
3.1.3. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Ghi chép các giao dịch giữa các quốc gia mà không có khoản đối ứng: viện trợ không hoàn
lại; các khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu, trợ cấp Chính phủ, các khoản chuyển giao bằng
tiền và hiện vật ...

39
3.2. Cán cân vốn vài tài chính (Capital and Financial Account Balance: KA)
3.2.1. Khái niệm
Cán cân vốn và tài chính (KA – Capital and Fiancial Account Balance): Ghi chép các khoản
giao dịch có liên quan đến các khoản vay hay cho vay nước ngoài, các dòng đầu tư trực tiếp
và gián tiếp với nước ngoài.(liên quan đến hoạt động vay&cho vay/đầu tư)
3.2.2. Bao gồm các hạng mục sau
- Cán cân di chuyển vốn dài hạn: bao gồm các giao dịch liên quan tới đầu tư trực tiếp,
đầu tư gián tiếp
- Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn: bao gồm các giao dịch liên quan tới vay, trả nợ nước
ngoài, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng
- Cán cân chuyển giao vốn một chiều: bao gồm các giao dịch liên quan tới các khoản
xóa nợ, viện trợ đơn phương giữa các chính phủ
3.3. Cán cân tổng thể
Cán cân TT (OB – Overal Balance): Cán cân TT biểu thị luồng tiền ròng từ thế giới bên ngoài
chảy vào một quốc gia (sau khi đã tính đến sai số thống kê và các khoản mục bị bỏ sót)
OB = cán cân TK vãng lai + cán cân TK vốn và tài chính + sai số
= CA + KA + sai số (nếu có)
= dòng tiền chảy vào – dòng tiền chảy ra
Trường hợp nếu như Việt Nam nhập siêu 2 triệu USD. Chính phủ Việt Nam bù đắp hoạt động
này bằng cách vay từ nước ngoài dưới dạng tiền gửi của người nước ngoài là 2 triệu USD.
Phân tích tình huống trên ảnh hưởng như thế nào tới các tài khoản của bảng cán cân thanh
toán. Kết quả sẽ thayđổi thế nàonếu như chính phủ Việt Nam chỉ có thể vay được 1 triệu
USD, mà vẫn còn 1triệu USD nữa bị thiếu hụt?

40
3.4. Cán cân bù đắp chính thức
Cán cân bù đắp chính thức (OFB – Official Financing Balance): phản ánh lượng dự trữ quốc
tế mà NHTƯ phải sử dụng để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm ổn định cán cân thanh
toán
Cán cân bù đắp chính thức = - cán cân tổng thể
OFB = - OB
Tóm tắt: BOP = OB + OFB
OB = - OFB
CA = CCTM + CCTN + CC chuyển giao vốn 1 chiều
II. Tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
1.1. Khái niệm
Thuần túy phản ánh mối quan hệ về tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia.
Ví dụ: Ở VN, TGHĐ được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn
vị ngoại tệ.
1USD = 22.000 VND; 1EUR = 25.000 VND
Tại Mỹ, TGHĐ được yết dưới dạng lượng ngoại tệ để mua được một đơn vị nội tệ 1USD =
0.66 GBP; 1USD = 60 RUB
1.2. Quy ước
e: TGHĐ của đồng nội tệ tính theo đồng ngoại tệ (yết giá gián tiếp)
E: TGHĐ của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ (yết giá trực tiếp).
Ở VN chúng ta có

1.3. Một số thuật ngữ liên quan


- Lên giá Appreciation ( hay “mạnh lên”): là sự tăng lên trong giá trị của một
đồng tiền
- được thể hiện bằng lượng ngoại tệ mà nó có thể mua được
- Giảm giá Depreciation (hay “yếu đi”): là sự giảm sút trong giá trị của một
đồng tiền được thể hiện bằng lượng ngoại tệ mà nó có thể mua được
- Phá giá đồng tiền (Devaluation) là việc giảm giá đồng tiền này so với đồng
tiền khác một cách có chủ ý, ngược lại là nâng giá (Revaluation)
- Khi CCTTQT bị thâm hụt lớn thì việc phá giá đồng tiền sẽ giúp giảm bớt
thâm hụt CCTTQT
2. Tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá thực tế (theo cách niêm yết trực tiếp): là tỉ lệ mà HHDV của quốc gia này được trao
đổi với HHDV của quốc gia khác
ε = (E x P* ) / P

Trong đó: E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa


P* là chỉ số giá nước ngoài
P là chỉ số giá trong nước
III. Thị trường ngoại hối
1. Khái niệm
Thị trường ngoại hối (Forex): là thị trường quốc tế mà ở đó đồng tiền của quốc gia
nàycó thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác
41
2. Cầu ngoại tệ
Cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối phụ thuộc vào các yếu tố:
- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ/đầu tư trong nước ra nước ngoài
- Nắm giữ các tài sản nước ngoài như trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi ghi bằng ngoại tệ,
bất động sản ở nước ngoài

↑E => USD đắt hơn => hàng hóa Mỹ đắt hơn => ↓NK => ↓cầu ngoại tệ => ↓Q
3. Cung ngoại tệ
Nguồn cung ngoại tệ trên thị trường xuất ngoại hối phụ thuộc và các yếu tố:
- Hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó
- Hoạt động đầu tư nước ngoài vào một quốc gia

↑E => VND rẻ hơn => hàng hóa VN rẻ hơn => ↑XK => ↑cầu ngoại tệ => ↑Q

42
4. Cân bằng trên thị trường ngoại hối

5. Di chuyển và dịch chuyển đường cung – cầu trên thị trường ngoại hối
5.1. Di chuyển
Khi TGHĐ thay đổi, các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ có sự di chuyển trên đường cung
và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối.
5.2. Dịch chuyển
Nếu các yếu tố khác thay đổi mà không phải là TGHĐ sẽ làm dịch chuyển đường cung hoặc
cầu về tiền ra khỏi vị trí cũ.
Bao gồm các yếu tố sau:
5.2.1. Giá hàng hóa xuất khẩu
Pxk ↓ → X ↑→ E ↓→VND↑
Như vậy, nếu một nước XK được càng nhiều HH - DV thì đồng tiền nước đó càng có xu
hướng lên giá.
5.2.2. Giá hàng hóa nhập khẩu
Pnk ↓ → M ↑→ E ↑ →VND ↓
Như vậy, nếu một nước NK càng nhiều HH - DV thì đồng tiền nước đó càng có xu hướng mất
giá.
5.2.3. Sự vận động của luồng vốn
ivn > iTG => E

43

You might also like