Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÀI THI GIỮA KỲ


Tên học phần: Địa lý kinh tế thế giới
Giai đoạn I Học kỳ II Năm học 2021-2022

Họ và tên: Phan Công Huy Lớp tín chỉ: TMA201.6


Ngày sinh: 07/09/2002 STT: 35
Mã sinh viên: 2014110116 Số trang làm bài: 12

Điểm bài thi Họ tên và chữ ký của giám thị chấm thi
Bằng số Bằng chữ
GV chấm thi 1:

GV chấm thi 2:

Đề bài: Trình bày những hiểu biết về địa lý kinh tế của một quốc gia trên thế giới.
Cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu?
PHẦN BÀI LÀM
Canada là một quốc gia có diện tích lớn thứ 2 thế giới nằm ở Bắc Mỹ, quốc gia
này nổi tiếng với sự đa dạng chủng tộc sinh sống, chính sách nhập cư dễ dàng,
bởi vậy Canada được mệnh danh là quốc gia đáng sống nhất thế giới. Sau đây em
xin được trình bày phần tìm hiểu của bản thân về đất nước Lá Phong xinh đẹp
này.
1. Địa lý tự nhiên
Địa hình
Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới với lãnh thổ trải dài từ Đại Tây Dương
ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây; giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc;
và phía Nam, giáp với Hoa Kỳ bằng một đường biên giới không bảo vệ dài nhất
thế giới.
Sông ngòi
Hai con sông dài nhất ở Canada là sông Mackenziev đổ vào Bắc Băng Dương và
thoát nước cho phần lớn vùng Đông Bắc của Canada cùng với sông St. Lawrence
thoát nước cho Ngũ Đại Hồ và đổ ra vịnh St. Lawrencewhich. Sông Mackenzie
dài hơn 4.200 km (2.600 dặm) và sông St. Lawrence dài hơn 3.000 km
(1.900 dặm). Mười con sông dài nhất nằm trong lãnh thổ của Canada là các sông
Nelson, Churchill, Peace, Fraser, North Saskatchewan, Ottawa, Athabasca và
Yukon.
Khí hậu
Giống như cảnh quan, khí hậu Canada cũng đa dạng và khác biệt giữa các vùng
miền trên cả nước.
Mùa hè kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, thời tiết ấm dần theo thời gian,
nền nhiệt ban ngày dao động từ 200C đến 300C, thậm chí cao hơn. Riêng miền
nam Ontario và Quebec, khí hậu mùa hè có thể rất ẩm ướt.
Khí hậu mùa hè ở Toronto cũng như tại một số thành phố khác ở phương Tây:
khá dễ chịu sau một mùa đông dài, lạnh và không có nắng. Không những đối với

1
người châu Á mà hầu như người dân vào ở xứ sở này ai cũng thích mùa hè nhất,
khi thời tiết ấm lên là cơ hội để người ta làm đẹp và đổ ra phố và cũng là mùa của
lễ hội và du lịch.
Mùa thu và mùa xuân là những mùa chuyển tiếp trong năm. Giai đoạn này, thời
tiết thường trở nên lạnh hoặc ấm hơn bình thường, lượng mưa tăng lên rõ rệt.
Vào mùa đông thì khí hậu Canada thường rất lạnh, nhiệt độ luôn ở mức dưới 00C.
Khắp nơi đều có tuyết bao phủ suốt từ tháng 12 đến tháng 3, tháng 4. Chỉ riêng
khu vực phía Tây Nam British Columbia (bao gồm cả thành phố Victoria
và Vancouver), dù đang trong mùa đông nhưng nhiệt độ vẫn trên 00C và có mưa
nhiều hơn là tuyết.
Tài nguyên thiên nhiên
Canada đã đưa ra kế hoạch hành động đa dạng sinh học để đáp ứng hiệp định quốc
tế năm 1992; kế hoạch đề cập đến việc bảo tồn những loài nguy cấp và một số
môi trường sống nhất định. Quần xã sinh vật chính ở Canada là:
• Đài nguyên
• Rừng taiga
• Rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới
• Đồng cỏ Bắc Mỹ
• Dãy núi Rocky, thảm thực vật bao gồm nhiều loại đài nguyên và rừng.
• Rừng lá kim ôn đới, trong đó điển hình là rừng mưa ôn đới ở bờ biển British
Columbia
Ngành thủy sản từng là một trong những ngành mạnh nhất trong lịch sử Canada.
Trữ lượng cá tuyết khổng lồ ở các bãi ngầm Grand của Newfoundland là khởi đầu
cho ngành công nghiệp này vào thế kỷ 16. nLâm nghiệp từ lâu đã là một ngành
công nghiệp lớn ở Canada. Năm 2017, xuất khẩu lâm sản Canada đạt giá trị 35,7
tỷ USD. Gần 5% diện tích đất của Canada là đất trồng trọt, hầu như không có
phần đất nào dành để trồng các cây trồng lâu dài. Ba phần trăm diện tích đất của
Canada được bao phủ bởi các đồng cỏ vĩnh viễn. Tài nguyên khoáng sản của

2
Canada rất đa dạng và phong phú. Trên khắp khu vực Canadian Shield và ở phía
bắc có lượng lớn sắt, niken, kẽm, đồng, vàng, chì, molypden và uranium dự trữ.
2. Địa lý chính trị
Canada là quốc gia quân chủ lập hiến; theo mô hình nhà nước liên bang và có
nền dân chủ nghị viện. Canada gồm mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ. Canada có hai
ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là Nữ Hoàng Canada và là nguyên thủ quốc gia. Bà
ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada. Thủ tướng và Nội các
thực hiện quyền hành pháp.
Quyền lập pháp Canada nằm ở Quốc hội với hai viện: Thượng viện bao gồm các
Thượng Nghị sĩ được chỉ định và Hạ viện bao gồm các Hạ nghị sỹ (một người
cho mỗi khu vực bỏ phiếu) được bầu cử tự do.
Hạ viện, cơ quan lập pháp chính, thường được bầu bốn năm một lần với nhiệm
kỳ tối đa là năm năm. Người dân bỏ phiếu bầu ra người đại điện cho khu vực của
họ. Đảng nào có nhiều đại diện tại Hạ viện nhất sẽ đứng ra thành lập chính phủ.
Hiến pháp Canada quy định cấu trúc liên bang của chính phủ và các chức năng
nhiệm vụ cũng như quyền hạn của chính phủ liên bang.
Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm về các vấn đề của cả nước như quan hệ
đối ngoại, giao thương quốc tế, quốc phòng, ngư nghiệp, giao thông vận tải, truyền
thông, thuế, hệ thống tiền tệ và ngân hàng, luật hình sự, nhập cư và nhân quyền.
Các tỉnh chịu trách nhiệm ở các lĩnh vực như thực thi luật pháp, quyền công dân,
tài nguyên thiên nhiên, thuế của tỉnh, giáo dục, văn hóa và chính quyền cấp địa
phương.
Chính quyền liên bang và các tỉnh và các vùng lãnh thổ cùng có trách nhiệm với
vấn đề môi trường. Chính quyền mỗi tỉnh/vùng lãnh thổ đều có hệ thống lập pháp
được lập nên qua quá trình bỏ phiếu phổ thông.
Hiến pháp Canada cũng có Chương về Quyền và Tự do – nêu rõ các quyền cơ
bản của bất kỳ ai sống trên đất nước Canada. Chương này bảo vệ quyền tự do

3
ngôn luận và tôn giáo, quyền dân chủ, tự do đi lại và lựa chọn ngôn ngữ; nó cũng
bảo vệ người dân không bị phân biệt đối xử do khác biệt về giới tính, sắc tộc, dân
tộc, tôn giáo cũng khuyết tật vận động hoặc tâm lý.
Canada hiện nay có hai hệ thống luật pháp: Hệ thống thông luật của Anh, là nền
tảng cho luật của liên bang; luật của chín trên mười tỉnh, và luật của các vùng lãnh
thổ; và hệ thống dân luật áp dụng tỉnh Quebec.
3. Địa lý văn hoá
Chiếm ⅔ tỷ lệ dân số ở Canada là người nhập cư từ nhiều quốc gia trên thế giới
nên nền văn hóa của Canada rất đa dạng, phong phú. Trong đó thể hiện rõ rệt nhất
qua các khía cạnh:
• Văn hóa giao tiếp: Trong giao tiếp hàng ngày người Canada rất thân thiện,
cởi mở và lịch sự. Hai câu “xin lỗi” và “cảm ơn” cũng được sử dụng thường
xuyên trong giao tiếp của Canada.
• Văn hóa ẩm thực: Các món ăn đặc sản “chuẩn vị” Canada phải kể đến là
siro lá phong đỏ, rượu vang đá, tôm hùm đút lò, bánh đường cây phong, cá
hồi nướng, thịt bò bít tết
• Lễ hội: Có rất nhiều lễ hội được tổ chức ở Canada hàng năm như lễ hội di
sản, lễ hội thi bắn pháo hoa, lễ hội mùa đông Quebec, lễ hội hoa tulip
• Văn hóa ăn uống con người Canada: Trong các bữa ăn, người Canada rất
chú trọng tới tác phong ăn uống, hạn chế phát ra tiếng động, giảm âm lượng
điện thoại, trong bữa ăn phải có rau và trái cây
4. Địa lý xã hội
Dân số
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Canada ước tính là 38.229.482
người, tăng 325.756 người so với dân số 37.906.374 người năm trước. Năm 2021,
tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết
đến 89.715 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 236.041 người. Tỷ lệ giới tính
trong tổng dân số là 0,986 (986 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn

4
cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2021 khoảng 1.017 nam trên 1.000
nữ. (Nguồn: https://danso.org/canada/)
Ngôn ngữ
Có rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng ở Canada nên rất khó phân biệt được người
Canada nói tiếng gì trong lần đầu tới đây. Hai ngôn ngữ phổ biến ở Canada là
tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra, người dân nhập cư Canada vẫn có thể sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ ở nhà giao tiếp với bạn bè, người thân.
Giáo dục
Canada đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục. Trên thực tế, Canada là một trong
những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới và có mặt trong ba quốc
gia đứng đầu thế giới về mức đầu tư bình quân đầu người dành cho giáo dục sau
trung học, theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
5. Địa lý kinh tế Canada
Canada là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, với thu nhập bình
quân đầu người cao. Đây là một trong mười quốc gia thương mại hàng đầu thế
giới. Những bạn hàng nhập khẩu lớn nhất hàng hóa của Canada là Hoa Kỳ, Vương
quốc Anh và Nhật Bản. Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới (tính theo
giá trị đô la Mỹ theo tỷ giá thị trường), và là một trong các quốc gia giàu nhất trên
thế giới, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc
nhóm tám quốc gia phát triển (G8). Giống như các quốc gia phát triển khác,
ngành dịch vụ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Canada, chiếm 3/4 nền kinh
tế Canada. Khác với các nước phát triển khác, Canada chú trọng vào khu vực sơ
khai, với khai thác gỗ và khai thác dầu mỏ là hai ngành quan trọng
nhất. Canada cũng có một khu vực chế tạo tương đối lớn, tập trung ở trung
tâm Canada, với ngành công nghiệp ô tô – xe máy là đặc biệt quan trọng nhất.
Công nghiệp
Theo Cơ quan Thống kê Canada, trong giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất công
nghiệp của Canada theo xu hướng tăng dần, từ mức thấp nhất 97,31 điểm vào
tháng 4/2016 tăng lên mức cao nhất 111,79 điểm vào tháng 4/2019, sau đó có xu

5
hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại
dịch Covid-19 khiến sản xuất công nghiệp của Canada giảm xuống mức thấp kỷ
lục 93,20 điểm vào tháng 4/2020, sau đó có xu hướng phục hồi trở lại.
Trong quý II/2021, các ngành công nghiệp của Canada hoạt động với 82% công
suất, tăng từ 81,4% trong quý I/2021. Đây là mức tăng hàng quý thứ tư liên tiếp
sau sự sụt giảm mạnh do đóng cửa các nhà máy liên quan đến đại dịch Covid-19
trong quý II/2020. Sự gia tăng trong quý II/2021 được thúc đẩy bởi lợi nhuận
trong lĩnh vực chế tạo và xây dựng, bù đắp cho sự sụt giảm của ngành khai thác
dầu khí.
Trong lĩnh vực xây dựng, công suất sử dụng đã tăng quý thứ tư liên tiếp, lên
93,3% trong quý II/2021. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ quý 3 năm 1990. Mức tăng
trong quý II/2021 đồng thời với tỷ lệ thế chấp thấp và những diễn biến thuận lợi
về nhu cầu nhà ở.
Sau khi tăng mạnh trong quý I/2021, tỷ lệ sử dụng công suất trong ngành khai
khoáng (trừ dầu khí) tăng 1,5 điểm phần trăm lên 84% trong quý II/2021. Sự gia
tăng này được thúc đẩy bởi mức độ hoạt động cao hơn trong các hoạt động hỗ trợ
khai thác mỏ và ngành khai thác dầu khí, bao gồm cả dịch vụ khoan và giàn khoan.
So với quý II/2020, tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất tăng 13,2 điểm phần trăm
lên 77% trong quý II/2021, nhưng vẫn thấp hơn so với quý II/2019 (80,2%). Tính
chung 6 tháng đầu năm 2021, việc sử dụng công suất đã tăng lên 20 trong số 21
ngành sản xuất chính, chiếm khoảng 95% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực
sản xuất.
Tỷ lệ sử dụng công suất của ngành sản xuất thiết bị giao thông vận tải tăng 24,9
điểm phần trăm lên 68,2% trong quý II/2021. Tuy nhiên, mức hiệu suất sử dụng
vẫn thấp hơn so với quý II/2019 (84,1%). Ngành công nghiệp này đã bị ảnh hưởng
nặng nề bởi tình trạng thiếu chip bán dẫn do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19
buộc một số nhà máy sản xuất ô tô phải đóng cửa khiến nguồn cung khan hiếm,
trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Ngoài ra, nhập khẩu xe có động cơ và phụ tùng
đã giảm 17,7%.

6
Quý II/2021, tỷ lệ sử dụng công suất trong ngành sản xuất máy móc tăng 12,1
điểm phần trăm so với quý II/2020, lên 76,2%, nhưng vẫn thấp hơn so với 80,2%
trong quý II/2019. Theo Khảo sát Hàng tháng về sản xuất, ngành công nghiệp này
đã trải qua tình trạng thiếu nguyên liệu thô, bao gồm cả chip bán dẫn và sự chậm
trễ trong các chuyến hàng.
Trong số các nhà sản xuất xăng dầu và sản phẩm than, tỷ lệ sử dụng công suất
tăng 15 điểm phần trăm so với quý II/2020 lên 81,9% trong quý II/2021, nhưng
vẫn thấp hơn so với 85,9% trong quý II/2019.
So với quý II/2020, ngành sản xuất sản phẩm gỗ của Canada đã tăng 16,8 điểm
phần trăm trong quý II/2021. Tỷ lệ sử dụng công suất ngành gỗ đạt 86,5%. Sự gia
tăng này là do nhu cầu xây dựng khu dân cư liên tục. Xuất khẩu lâm sản và vật
liệu xây dựng, bao bì tăng 15,3% trong quý II/2021. Sự tăng trưởng này đồng thời
với nhu cầu xây dựng khu dân cư đang diễn ra và nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ. Sản
xuất sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2021, với doanh số
đạt mức cao nhất vào tháng 3/2021.
Dữ liệu sản xuất công nghiệp của Canada cho thấy, sản xuất công nghiệp của
nước này có xu hướng phục hồi trong năm 2021 nhờ việc mở rộng hoạt động của
các nhà máy. Các đơn hàng mới và sản lượng tăng mạnh, được củng cố bởi nhu
cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu tăng
mạnh. Do đó, Canada tăng nhập khẩu hàng hóa nhằm phục vụ cho ngành công
nghiệp chế biến và tiêu dùng nội địa.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, giai đoạn 2016 - 2020,
nhập khẩu hàng hóa của Canada tăng trưởng bình quân 0,4%/năm, từ mức thấp
nhất 402,64 tỷ USD năm 2016 tăng lên mức cao nhất 466,11 tỷ USD vào năm
2018, nhưng sau đó giảm dần xuống 404,28 tỷ USD năm 2020, do ảnh hưởng tiêu
cực của đại dịch Covid-19.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Canada tiếp tục tăng mạnh
25,8% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 235 tỷ USD. Tốc độ nhập khẩu nhiều mặt
hàng thuộc lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng của Canada tăng mạnh. Đơn cử, kim

7
ngạch nhập khẩu đồ nội thất, giường, đệm, giá đỡ đệm, đệm và đồ nội thất nhồi
bông (HS 94) tăng 38,3%, đạt trên 5 tỷ USD. Trong đó, Canada nhập khẩu mặt
hàng này từ Việt Nam đạt 326 triệu USD, tăng 80,6%, cao hơn nhiều so với tốc
độ tăng trưởng 13,9% trong giai đoạn 2016 - 2020. Thị phần mặt hàng đồ nội thất,
giường, đệm, giá đỡ đệm, đệm và đồ nội thất nhồi bông của Việt Nam trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Canada chiếm 6,45% trong 6 tháng đầu năm 2021, cao
hơn so với 4,94% trong 6 tháng đầu năm 2020.
Bên cạnh đó, Canada tăng mạnh nhập khẩu các nhóm hàng có thể mạnh xuất
khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép (HS 61, 62, 64), sắt thép (HS 72). 6
tháng đầu năm 2021 so với 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu các mặt
hàng may mặc và phụ kiện quần, áo, dệt kim hoặc móc (HS 61) của Canada tăng
41,1%, đạt 2,4 tỷ USD. Trong đó, Canada nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam
đạt 311 triệu USD, tăng 53,26%, cao hơn so với tốc độ nhập khẩu bình quân
11%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Thị phần mặt hàng may mặc và phụ kiện
quần, áo, dệt kim hoặc móc của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu của Canada
chiếm 12,99% trong 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn so với 11,93% trong 6 tháng
đầu năm 2020.
Qua số liệu thống kê trên cho thấy, Canada tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng
có thế mạnh của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 và trong nửa đẩu năm
2021. Tuy nhiên, nhập khẩu các mặt hàng trên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của Canada. Do đó, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường Canada trong thời gian tới, nhất là những mặt hàng
chủ lực, gồm: dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, hạt điều, túi
xách, va li, ô dù, sản phẩm từ chất dẻo, hàng rau quả.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-
19, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Canada ghi nhận
mức tăng mạnh 33,5% so với 7 tháng đầu năm 2020, đạt 2,94 tỷ USD. Trong đó,
có tới 24/26 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng. Đáng chú ý, có
tới 4 mặt hàng xuất khẩu sang Canada ghi nhận mức tăng trưởng 3 con số như:

8
kim loại thường khác và sản phẩm tăng 142,3%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm
tăng 126%; cao su tăng 224,5%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng
776,7%.
Có 8/10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Canada đều
ghi nhận mức tăng trưởng khả quan, như: Hàng dệt may, điện thoại các loại và
linh kiện, giày dép các loại, phương tiện vận tải và phụ tùng, gỗ và sản phẩm gỗ,
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, hàng thủy sản, hạt điều...
Dịch vụ
Lĩnh vực này chiếm 75% việc làm của Canada và 78% GDP của đất nước. Ngành
dịch vụ của Canada bao gồm các lĩnh vực sau; giao thông vận tải, kinh tế, chăm
sóc sức khỏe, xây dựng, ngân hàng, truyền thông, bán lẻ, du lịch và chính phủ. Là
một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Canada, lĩnh vực phổ biến nhất là bán lẻ
với một số tên tuổi nhượng quyền lớn bao gồm Walmart và Future Shop.
Trong những năm gần đây, các ngành dịch vụ tài chính, bất động sản và truyền
thông đã phát triển theo cấp số nhân, đặc biệt là ở các trung tâm kinh doanh
Vancouver, Montreal và Toronto.
Được biết đến với tên gọi “Hollywood North”, Canada đã trở thành cường quốc
của các bộ phim quốc tế và địa phương, với nhiều hãng phim Mỹ chọn chuyển
phim trường của họ đến đây.
Dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong các nền kinh tế trên thế giới và Canada
cũng không phải là ngoại lệ. Dần dần, tỷ trọng nền kinh tế nước ta làm từ dịch vụ
ngày càng tăng, từ 65% năm 2004 lên 69% năm 2013. Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của các ngành dịch vụ năm 2013 đạt 714 tỷ USD - gần gấp đôi năm 2001.
Nền kinh tế được chia thành hai khu vực: khu vực sản xuất hàng hóa, tạo ra các
sản phẩm hữu hình và khu vực sản xuất dịch vụ, về cơ bản là mọi thứ khác. Dịch
vụ bao gồm một loạt các hoạt động, bao gồm các công việc đòi hỏi nhiều kiến
thức và công nghệ cao, cũng như các công việc đòi hỏi kỹ năng thấp, sử dụng
nhiều lao động — mọi thứ từ nhà phát triển phần mềm đến máy chủ bán thức ăn
nhanh.

9
Nông nghiệp
Từ nông dân và chủ trang trại đến các nhà chế biến thực phẩm và đồ uống, các
nhà bán lẻ và người tiêu dùng, nền nông nghiệp phong phú và đa dạng của Canada
và hệ thống nông sản thực phẩm một vai trò quan trọng trong một nền kinh tế
ngày càng bị chi phối bởi sản xuất và các ngành dịch vụ, tạo ra 113,8 tỷ đô la -
6,6% GDP của Canada.
Ngành nông nghiệp của Canada cung cấp một trong tám việc làm ở Canada, sử
dụng hơn 2,3 triệu người - nhiều hơn một triệu công nhân so với những người
đang làm việc tại lĩnh vực năng lượng và tài nguyên tái tạo.
Canada hiện là nhà xuất khẩu nông sản thực phẩm lớn thứ năm toàn cầu tạo ra
doanh số xuất khẩu 55 tỷ đô la - 5,7% tổng giá trị lương thực thế giới và nông
nghiệp xuất khẩu.
Dân số thế giới đang tăng nhanh, thu nhập tăng ở các nước đang phát triển và xu
hướng thị trường toàn cầu thuận lợi dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu đối với nông sản
sản phẩm trên toàn thế giới, đóng góp vào mức tăng trưởng hàng năm ước tính là
2% trong Thương mại nông nghiệp của Canada vào năm 2025.
Đổi mới nông nghiệp là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngành,
tạo điều kiện cho khả năng cạnh tranh cao hơn cũng như cơ hội đáp ứng thực
phẩm các mục tiêu an ninh và bền vững ở Canada và trên thế giới.
Những đổi mới trong nông nghiệp đã góp phần to lớn vào việc chuyển đổi ngành
nông nghiệp của Canada trong 50 năm qua, tăng cường vị thế cạnh tranh trên
trường quốc tế.
Tuy nhiên, trong khi đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp tiếp tục chậm lại và sự
gia tăng sử dụng đất không còn nữa, sự cạnh tranh về công nghệ ngày càng tăng
từ các nước xuất khẩu nông sản mới nổi.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Việc nghiên cứu về địa lý kinh tế nói chung đã mang lại cho em những hiểu biết
nhất định về tình hình kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt việc nghiên

10
cứu về tình hình địa lý kinh tế Canada nói riêng cho em cái nhìn khái quát hơn về
nền kinh tế của nước bạn, từ đó mang lại bài học chiến lược cho Việt Nam để thúc
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng những thành tựu mà nước
bạn đã đạt được.
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu còn mang đến cho em sự hiểu biết về nền văn hoá
đa dạng, các đặc điểm khí hậu và con người xứ sở Lá Phong và đặc biệt là môi
trường đáng sinh sống và làm vịệc nhất thế giới có ảnh hưởng như thế nào đến
gây dựng nên những con người Canada văn minh, hiện đại ngày hôm nay.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LADIGI Academy. 2022. Địa lý Canada là gì? Chi tiết về Địa lý Canada mới
nhất 2021 | LADIGI. [ONLINE] Available at: https://ladigi.vn/dia-ly-canada-
la-gi-chi-tiet-ve-dia-ly-canada-moi-nhat-2021. [Accessed 03 March 2022].
2. https://uca.com.vn/. 2022. Dân số Canada năm 2021 là bao nhiêu?. [ONLINE]
Available at: https://uca.com.vn/dan-so-canada/. [Accessed 03 March 2022].
3. My blog. 2022. Canada nổi tiếng về điều gì?. [ONLINE] Available
at: https://www.congdantoancau.info/du-lich-canada-noi-tieng-ve-dieu-
gi/#:~:text=Thi%C3%AAn%20nhi%C3%AAn%2C%20%C4%91%E1%BB
%99ng%20v%E1%BA%ADt%20hoang,gia%20kh%C3%A1c%20tr%C3%A
An%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi.. [Accessed 03 March 2022].
4. Thư Viện Tài Chính. 2022. Canada và tổng quan nền kinh tế Canada.
[ONLINE] Available at: https://thuvientaichinh.com/nen-kinh-te-canada/.
[Accessed 03 March 2022].
5. DanSo.Org. 2022. Dân số Canada mới nhất (2022) - cập nhật hằng ngày -
DanSo.Org. [ONLINE] Available at: https://danso.org/canada/. [Accessed 03
March 2022]
6. Economic and political overview in Canada. 2022. Economic and political
overview in Canada. [ONLINE] Available
at: https://international.groupecreditagricole.com/en/international-
support/canada/economic-overview. [Accessed 03 March 2022].
7. www.aic.ca. 2022. No page title. [ONLINE] Available
at: https://www.aic.ca/wp-content/uploads/2021/04/AIC-An-Overview-of-
the-Canadian-Agricultural-Innovation-System-2017.pdf. [Accessed 03 March
2022].

You might also like