Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 178

Best Artisan Keycaps Brands In The World

[Artisan/Finger/Custom/Nolvety/Hand-made/Hand-craft/Hand-painted] Keycaps
[Resin/Clay/Polymer/Plastic/Metal] Keycaps
 JellyKey/Jelly Key Artisan Keycaps – JK [TV  Clack Factory Artisan Keycaps – CF
Series/Typewrite/8-BIT/Artifact Series/Mummy  LandCaps Artisan Keycaps – LC
In Panty/Men v. Droids]  KeyKollectiv/Key Kolective Artisan Keycaps – KK
 ArtKey Universe Artisan Keycaps – AKU [Sirius/  Booper Artisan Keycaps – BAK Team
Bull-Buffalo/Joker/Exmor/HIPO/Skudu/Felix/  Eat_The_Food Artisan Keycaps – ETF [Fugu]
Ursa MKX/Voidwalker/EscApe]  Z-Butt (ZappyCappys) Artisan Keycaps
 Melonkeys Artisan Keycaps – MK [SUMO/Wind  The Kapco Artisan Keycaps
Breaker]  Tinymakesthings Artisan Keycaps
 Golden Star Kingdom Artisan Keycaps – GSK  THOK Design Artisan Keycaps
[BARA/Sokratis Owl/WooLoo]  Clackeys x Team Liquids Artisan Keycaps
 DCCaps Artisan Keycaps – DCK [NightOwl]  DROP Artisan Keycaps
 Dwarf Factory Artisan Keycaps – DF [The Eye/  Mihi Mini Studio Artisan Keycaps [Miyazakey]
Mystic Dragon/Moondust/Bear/Boss Carrier/  KUST Artisan Keycaps [Among Us]
Terrarium/McWhale/The Apollo/Albert XI]  TheEyeKey/The Eye Key Artisan Keycaps –
 ZYCap Artisan Keycaps – ZAK [Eagle/Amerindians/Horus/Anubis]
 MMCAPS Artisan Keycaps – MMK  Gen.S Artisan Keycaps [Prism/Processor/
 HotKeysProject/ Hot Keys Project Artisan Monitor]
Keycaps – HKP [Specter/Dark Warrior]  ZUNO Studio Artisan Keycaps [Serika Oink]
 CCcoolArt Artisan Keycaps – CCA  GeekSocial Artisan Keycaps
 PiCaps Artisan Keycaps – PCK [Master Rua/ The  Zomoplus+ Artisan Keycaps
Rhino/Don Pizzza/Debuto/Butora]  M-ART Artisan Keycaps [Alistar]
 Crystal Pieces Artisan Keycaps – CrP [DOGO  Hammer Artisan Keycap [Fidget Spinner]
Squad]  Memeda Artisan Keycaps
 GAIA’s Creature Artisan Keycaps –  KeyStone Artisan Keycaps – KS
[Aubrey/Finn /Paddle/Glossa]  KeyForge Artisan Keycaps – KF [ShiShi/Orochi]
 Archetypemade Artisan Keycaps – [Kolkraba]  Dellakey/Della Key Artisan Keycaps [Wooly]
 Bossgear Artisan Keycaps – BGK  SUN Handcraft Artisan Keycaps – [Chubby Owl]
 HartieCaps Artisan Keycaps – HC  Mad Labs Artisan Keycaps – ML [Sinister]
 CraftKey Artisan Keycaps – CK [Chameleon/  Navacaps Artisan Keycaps [Taka G2]
Parrot]  Snowy Fuji Artisan Keycaps
 Noob Studio Artisan Keycaps – NS/N.S [Wukong]  AFA Studio Artisan Keycaps
 Antidote Studio Artisan Keycaps – [Maneki  Monstera Artisan Keycaps
Neko]  Hirosarts Artisan Keycaps [ETSY]
 TheBoxKeycap/The Box Keycap Artisan Keycaps  Setupaholic Artisan Keycaps
– TBK  Keycapkings Artisan Keycaps
 Brocaps Artisan Keycaps – BAK  GilchiArt Artisan Keycaps
 Hunger Work Studios Artisan Keycaps – HWS  BroCaps Artisan Keycaps
[Binge]  Girlycaps Studios Artisan Keycaps – [Cattie]
 BingeCaps Artisan Keycaps – BC  Infinity & Caty Artisan Keycaps
 Nubbinator Artisan Keycaps – NAK  SandunArt Artisan Keycaps
 Majstor Artisan Keycaps – MAK  SmyleeyCaps Artisan Keycaps
 Kurplop Artisan Keycaps – KAK  Adelia Artisan Keycaps
 Suited Up Artisan Keycaps – SUK  EZKeys Artisan Keycaps – [Dragon Eye]
 S-Craft Studio Keycaps – SCS
 Winkeys Artisan Keycaps  LOKI/LO-KI Artisan Keycaps
 ZYCaps/ZY.Caps Artisan Keycaps – [Tiny Telly/  Idea23 Artisan Keycaps
No Internet Dinosaurus]  Lofikey Artisan Keycaps
 GS Keycaps Artisan Keycaps – [Dalbo]  ZeroSky Artisans Keycaps
 Win Keys Artisan Keycaps – [Goober/Goobear]  HolyOOPS Artisan Keycaps
 M7 Artisan Keycaps – [Game Console] [Aluminum/Gamepad Controller/RTX 3080-
 KBDfans Artisan Keycaps – [One Step 1969] 3090]
 Falconkey Artisan Keycaps – [Mummy]  RATHCaps Artisan Keycaps
 KPrepublic Artisan Keycaps – [T-Pai  Gooey Keys Artisan Keycaps
Dragonbone]  LividityCaps Artisan Keycaps
 ALPHA Artisan Keycaps – [Keypora Owl]  Nighcaps Artisan Keycaps
 Namong Artisan Keycaps – [Lessy]  Kosmo Artisan Keycaps
 ChickenCaps Artisan Keycaps – [Bloody Skull]  Wildstory Caps Artisan Keycaps – [LOLA Quinn]
 BobKeycaps Artisan Keycaps – [Reaper  Primecaps Artisan Keycaps
Terminal]  Keycult Artisan Keycaps
 WoB Artisan Keycaps – [Skull Trooper]  Sirrealcap Artisan Keycaps
 RAMA Works Artisan Keycaps – [GMK Polybius]  M.7 Artisan Keycaps
 Baby Yoda Artisan Keycaps  RTG Caps Artisan Keycaps
 NZ Caps Artisan Keycaps  RATH Caps Artisan Keycaps
 CYSMCaps Artisan Keycaps  Baddchad Artisan Keycaps – BAD
 Breakwood Artisan Keycaps  Bombass Artisan Keycaps
 Bludgeoned Caps Artisan Keycaps  Tarabyte Artisan Keycaps [ETSY]
 Hello Caps! Artisan Keycaps [Bongo Cats]  Ceceland Artisan Keycaps [ETSY]
 Sludgekidd Artisan Keycaps  Mr.Midnight Artisan Keycaps [ETSY]
 HexCap Artisan Keycaps  KevCap Marble Artisan Keycaps [ETSY]
 Capsmiths Artisan Keycaps  KlayKap Artisan Keycaps [ETSY]
 Capsmiths x ONI Artisan Keycaps  Shibui Labs Artisan Keycaps [ETSY]
 Grimey As Fvck Artisan Keycaps - GAF [Fugus]  Setupaholic Artisan Keycaps [ETSY-KOI Fish
 ClickClack Artisan Keycaps – CC Resin]
 Pornhub Artisan Keycaps  Waddledees Artisan Keycaps – [ETSY-Pokemon]
 Maos Keys/Maos Store Artisan Keycaps  JV Woodworx Artisan Keycaps [ETSY]
 SlimzKeycaps/Slimz Keycaps Artisan Keycaps  FunKeysFactory Artisan Keycaps [ETSY]
 Meof Studio Artisan Keycaps  KareemsKaps Artisan Keycaps [ETSY]
 Asceny Herocaps Artisan Keycaps  GilchiArt Artisan Keycaps [ETSY]
 ACKeys Artisan Keycaps - [BearCat]  Keycapper Artisan Keycaps [ETSY]
 B.O.B/BOB Handcraft Artisan Keycaps - [Spades/  Chrisp3DPrints Artisan Keycaps [ETSY]
Skeleton Gengar]  Geekzik Artisan Keycaps [ETSY-StarCraft]
 AVARI Artisan Keycaps  HiJenney Artisan Keycaps [ETSY-KOI Fish Resin]
 Ritual Master Artisan Keycaps  Resintreasurezz Artisan Keycaps [ETSY-Flower
 Robot Candy Company Artisan Keycaps Resin]
 ZorbCaps Artisan Keycaps  KeycapEmpire Artisan Keycaps [ETSY-Cat in Box]
 Breaking Bad Artisan Keycaps – BAD  F2Aaaaaa Artisan Keycaps [ETSY-Starcraft]
 Polymer Salon Artisan Keycaps - PS  ResinAllen Artisan Keycaps [ETSY-Anubis]
 Kocaps Artisan Keycaps - KO  KareemsKaps Artisan Keycaps [ETSY-PVC/Anime
 RADcaps Artisan Keycaps Figures]
 GMK Copper/Lazurite/DOT Artisan Keycaps  KeycapStudio Artisan Keycaps [ETSY-Game
 AKKO Metal Artisan Keycaps Machine]
 Lofree DOT Artisan Keycaps  WasabiStudios Artisan Keycaps [ETSY]
 MrMawArt Artisan Keycaps [ETSY]  Okeydokey/Okey Dokey Studio Artisan Keycaps
 HappyKeyFriends Artisan Keycaps [ETSY-  RAMA Works Artisan Keycaps
Rainbow Fat Cat]  RAMA Works x Keycult Artisan Keycaps
 MattKeycaps Artisan Keycaps [ETSY-Cute Cats]  RAMA Works x Bushido Artisan Keycaps
 Fraktal Kaps Artisan Keycaps  Just Another Keymaker Artisan Keycaps
 Frumpzkeys Artisan Keycaps  @Aumipon/@Tulipclays/@DylanAdila [TikTok]
 Makited Resin Artisan Keycaps – [Resin]  Thái Hào Artisan Keycaps [Facebooker]
 Tinton Life Artisan Keycaps – [Landcapes Resin]  Hoàng Kun/KUCO Artisan Keycaps [Facebooker-
 The Key Company Artisan Keycaps – TKC https://www.facebook.com/hoang.kun.1]
 FrostGear/Frost Gear Artisan Keycaps – FG

+ Wongbox+ Aluminium Artisan Display Case


+ Keycadets Aluminium Artisan Display Case
+ KBDfans Acrylic Keycap Collector Box
Artisan Keycap - Hướng dẫn, kinh nghiệm, thảo luận về phím
thủ công
Sau chục năm tham gia voz thì hnay lần đầu tiên mình có chút đóng góp nho nhỏ cho các anh em nào
đam mê artisan keycap.
Công nghê in 3d hiện nay rất phổ biến và cực kỳ chi tiết, anh em hãy tận dụng mọi cơ hội để kiếm tiền
đừng bỏ phí.
Nhất là những anh em am hiểu dựng 3d, in 3d, khéo tay, sáng tạo.. thì sẽ cực kỳ lợi thế trong bộ môn hái
ra tiền này.
Như anh em biết, artisan keycap đa số rất mắc tiền ko phải vì nguyên liệu, mà vì để làm ra 1 nút tốn khá
nhiều công sức, thời gian, sự sáng tạo, khéo léo, và quan trọng là kiên nhẫn vì chỉ cần sai 1 bước có thể
phải bỏ đi làm lại từ đầu rất mất thời gian.
Đam mê này của mình bắt đầu khi mình thấy trên instagram, khi tìm ra được cách mua thì thực sự ko
dám mua, vì nó ko nằm trong khả năng mình lúc đó. R mình suy nghĩ rằng, tại sao mình ko tự làm nhỉ.
Sau khi tìm hiểu thì mình cũng có chút căn bản và tự thiết kế và in 3d bộ phận nhựa để tạo khuôn.

I-Các bộ phận khác nhau để tạo ra 1 bộ khuôn:


1-Đít cắm (Stem Cavity):
-Nó có hình dáng như mặt dưới của 1 nút bình thường, nhưng nó được thiết kế thêm những trụ nhỏ,
mục đích là tạo lỗ thoát, lỗ thoát này để khi ta đổ nhựa vào khuôn, nhựa dư sẽ thoát ra ngoài qua những
lỗ này.
-Bộ phận này sẽ được dùng để tạo ra nắp khuôn.Nắp khuôn là cục màu xanh trong hình này.

2-Phần đế(Master Base):


-Dùng để tạo ra khuôn(màu xanh lá trong hình). Bác sẽ cần 1 nút chính/nút phôi(master key-màu đỏ) Đặt
nút phôi lên base và đổ silicon vào, bác sẽ có khuôn silicon rỗng hình thù y chang cái nút chính mà bác đã
đặt vào đế, kể cả vết trầy trên nút phôi cũng sẽ nằm trong khuôn đó luôn. Cho nên nút phôi rất quan
trọng. Đây cũng là 1 cách clone/copy 1 nút khác.

3-Đế điêu khắc(sculpting base): Nếu bác có hoa tay, bác cần bộ phận này, đặt đất sét lên và nặn ra hình
bác muốn để làm phôi(màu nâu), đổ silicon vào và kết quả bác sẽ có khuôn rỗng có hình dạng mà bác
vừa nặn xong(màu vàng). Lưu ý phải dùng đúng loại đất sét dành cho silicon(google để tìm hiểu thêm).
4-Hộp chứa silicon tạo khuôn: bác sẽ cần hộp này để đặt những bộ phận trên vào bên trong, rót silicon
và nó sẽ tạo tạo hình cho bộ khuôn hoàn chỉnh vuông vức.
Có nhiều cách khác nhau để tạo hộp đổ khuôn như ráp lego, giấy bìa bọc băng keo trong, in 3d ...

Sau khi có đủ các bộ phận trên thì bác có thể đổ silicon để tạo khuôn rỗng. Từ khuôn silicon rỗng đó, bác
chỉ cần đổ resin vào khuôn, đợi 1-2 ngày tháo khuôn thì sẽ ra nút thành phẩm.
Ảnh trái là sau khi đổ silicon tạo khuôn, sau khi tháo ra ta sẽ được bộ khuôn như ảnh phải.

https://www.youtube.com/channel/UCRd4awekP5GDqTQ3Q87syvA/videos
5-Kiếm mấy cái bộ phận này đâu ra?:
-In ra, file tải về trong link ở mục IV-2, các bác có máy in 3d DLP/SLA sẽ là 1 lợi thế, nếu bác nào ko có
máy in này thì có thể sử dụng dịch vụ in thuê. Hoặc các bác có thể tìm mua trong link cuối bài luôn. Hiện
tại thì Zbutt đã bán bộ kit tạo khuôn bằng nhôm giá khá ổn, lại còn V2 pro.

II-Công cụ, dụng cụ, nguyên liệu:


1-Silicon:
-Thường thì các loại silicon đều chia ra 2 part, khi trộn với nhau theo tỉ lệ của nhà sản xuất thì nó sẽ có
phản ứng hoá học và sẽ đông lại, nếu pha sai hoặc khuấy ko đều sẽ hỏng.
-Sau 1 thời gian tìm hiểu thì thấy nhiều bác dùng loại silicon sữa tỉ lệ 100:3 hoặc tương tự, loại này dễ
rách, ko bền, nhưng rẻ, loại này rất dính khuôn, phải dùng kèm bình xịt chống dính.
-Nên dùng loại silicon tỉ lệ 1:1 hoặc tương tự, nhưng nhược điểm là rất dị ứng thành phần hóa học của
mực in 3d LSA, base in ra từ máy in này phải được phơi ngoài trời dưới bóng râm vài ngày để khô hẳn rồi
mới đổ khuôn silicon được. Tránh phơi base trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời sẽ bị nứt base.

2-Nhựa epoxy resin:


-Giống như trên, các bác phải tự tìm hiểu thị trường VN vì nhựa resin có rất nhiều loại, mỗi loại có 1 công
dụng khác nhau, độ trong và độ cứng khác nhau. Nếu mua thì nên tư vấn chỗ cung cấp.
-Thường thì nhựa resin cũng giống silicon, đều chia ra 2 part, khi trộn với nhau thì sẽ bắt đầu phản ứng
hoá học và toả nhiệt, cho nên khuôn silicon sau khi đúc nhiều lần sẽ hỏng vì nhiệt từ resin tạo ra do phản
ứng hóa học, tuy nhiên đừng vứt đi vì bác có thể cắt vụn khuôn hỏng này trộn với silicon lỏng để tạo
khuôn mới, sẽ tiết kiệm được khá nhiều.

-Lượng nhựa càng nhiều thì nhiệt toả ra càng cao, càng nhanh khô hơn cho nên khuôn càng rộng thì
nhựa càng mau khô, ví dụ nếu bác đúc nút spacebar thì nó sẽ nhanh khô hơn nút esc.
-Muốn resin nhanh khô hơn nữa thì bác có thể ủ trên bàn gia nhiệt, nhưng mình khuyên ko nên vì sẽ làm
hỏng khuôn nhanh hơn.

3-Lựa chọn máy in 3d:


-Nếu chuyên về dựng 3d các bác sẽ rất cần máy in 3d. Tốt nhất nên dùng máy in 3d DLP/SLA vì mẫu khi in
ra sẽ cực kỳ chi tiết tinh xảo, ko nên dùng máy in 3d truyền thống(FDM). Hiện tại máy được chuộng nhất
theo mình biết là anycubic photon S, giá shopee thấy khoảng 10tr là khá rẻ. Ngoài ra có thể tham khảo
nhiều loại máy in DLP/SLA khác nếu bác thấy rẻ hơn. Dân kim hoàn và nha khoa giờ dùng máy này rất
nhiều.
-Máy in 3d FDM chỉ dùng để in những bộ phận chính để tạo khuôn.
-Sử dụng máy in 3d ko phải để in ra sản phẩm hoàn chỉnh mà chỉ là công cụ hỗ trợ để tạo ra những bộ
phận quan trọng, tạo ra mẫu chính, từ mẫu chính thì bác đổ khuôn silicon để clone ra nhiều khuôn và
đúc số lượng lớn nếu cần. Hoặc in những chi tiết nhỏ bổ sung cho sản phẩm. Vì nhựa UV resin rất dòn,
dễ gãy.
-Bộ phận hoặc mẫu in ra từ máy DLP/SLA cần phải phơi khô dưới ánh nắng mặt trời 1-2 ngày để chắc
chắn là nhựa khô hoàn toàn, nếu ko thì khi đổ khuôn sẽ hỏng. Tránh phơi quá lâu sẽ gây nứt mẫu/bộ
phận.
-Nhựa UV resin dùng cho máy in có nhiều hãng khác nhau, mỗi hãng 1 kiểu, resin của Anycubic có vẻ ổn
nhất so với giá, resin có độ cứng nhất hiện tại của hãng siraya tech, resin có tốc độ in nhanh nhất của
hãng Amera Lab.

Nhựa UV cho máy in mình đang dùng của hãng anycubic và ameralab.
Máy mình đang dùng là anycubic photon đời đầu, phải cải tiến thêm để loại bỏ nhược điểm, nếu đầu tư
thì bác nên mua máy photon S.
Nếu giàu vãi lol thì bác mua máy phrozen suffle 4K độ phân giải cao nhất hiện tại giá khoảng $1.3K,
photon S độ phân giải chỉ được 2K.

UPDATE: Hiện tại thì dòng máy Phrozen Sonic Mini 4k là ổn áp nhất cho các anh em muốn đầu tư, máy
này diện tích in tuy nhỏ nhưng chất lượng đầu ra thì tuyệt vời, rất phù hợp cho anh em muốn làm
keycap. Giá máy khoảng $700AUD.
4-Khử bọt bong bóng:
-Để cho ra sản phẩm đẹp, bác sẽ cần máy hút chân không và nồi chân không. Dùng cho cả silicon và resin
luôn.
-Không nên dùng nồi to quá vì để hút hết không khí trong nồi to sẽ mất thời gian hơn nhiều. Nếu chơi nồi
to, bác sẽ cần máy hút nhanh và mạnh, tốn kém hơn.
-Đa số nồi chân không có nắp trong suốt, nên theo dõi lúc hút có thể bị trào ra ngoài ly đựng, cả silicon
và resin đều có thể bị. Nên dùng ly đựng lớn, nếu gần trào thì xả khí vào 1 chút r hút tiếp cho tới khi nào
cảm thấy clear.
-Anh em nào tập tành thì ko cần nhưng sẽ khó khăn hơn, nếu ko có máy thì khi khuấy resin phải từ từ
nhẹ nhàng tránh tạo bọt.
-Máy hút chân không cũng ko loại bỏ hoàn toàn bong bóng trong resin, lúc này bác sẽ cần nồi áp suất.
Cho vào nồi lúc mới đúc khuôn, bơm khoảng 40-50psi và đợi qua ngày mở nồi ra, tháo khuôn, bác sẽ có
nút long lanh lấp lánh ko 1 hạt bong bóng nào, áp suất sẽ nén bong bóng lại nhỏ tới mức mắt thường ko
thấy được, resin cứng lại sẽ nén luôn những bong bóng dó. Tuy nhiên làm việc với nồi áp suất khá nguy
hiểm anh em nên cẩn thận.
-Nồi áp suất chỉ dùng cho resin, ko dùng cho silicon.
-Có 1 cách khử bong bóng khác nếu ko dùng máy móc, bác dùng hộp quẹt khò hơ lên bề mặt resin khi
vừa khuấy xong, những bong bóng trên bề mặt sẽ biến mất, cách thủ công này không khử được hoàn
toàn bong bóng chìm sâu dưới bề mặt. Và cách khò lửa này chỉ dùng cho resin, ko dùng cho silicon được.
Ngoài ra bác còn có thể dùng tăm hay que nhọn vớt những bong bóng lớn ra cũng được.

III-Các dạng nút khác nhau, kỹ thuật liên quan:


1-Random petri:
-Dạng này thuộc hàng đơn giản nhất, muốn làm khuôn này bác cần1 nút trơn ko có chữ cái (blank key) và
dùng nó làm nút chính/phôi để tạo khuôn.
-Để cho thành phẩm đẹp và trong nhất có thể, bác nên đánh bóng nút chính này thật kỹ.
-Bác chỉ cần đổ đầy resin vào khuôn, nhỏ mực vào, đóng nắp khuôn rồi đợi sang ngày sẽ có thành phẩm.
-Cách nhỏ mực: ví dụ bác muốn kc nửa xanh nửa đỏ thì bác nhỏ mỗi màu 1 giọt cạnh nhau đừng nhỏ đè
lên nhau. Sau đó bác nhỏ màu trắng đè lên 2 màu đó, mỗi màu 1 giọt trắng. Tổng cộng 4 giọt. Ko nên nhỏ
quá 6 giọt mực.

-Làm nút dạng này nên lưu ý tới thời gian, khi đổ resin đầy khuôn bác nhỏ mực sớm quá thì mực sẽ chìm
hết xuống đáy vì resin còn quá lỏng. Còn nếu nhỏ mực trễ quá thì màu sẽ không chìm xuống tạo thành
cột màu vì resin đã bắt đầu đông đặc. Cái này tùy vào chất lượng của nguồn nguyên liệu cho nên bác
phải thử trước.
-Mực này là loại alcohol ink, mình dùng mực pinata của hãng jacquard, khá mắc.

2-Encapsulation keycap:
-Dạng này bác có thể nhét bất kỳ thứ j bác có thể nghĩ ra vào bên trong 1 nút trong suốt, từ đơn giản tới
phức tạp đều có, đòi hỏi độ khéo léo và sáng tạo, cần có đầy đủ máy móc hỗ trợ như hút chân không, nồi
áp suất, kính hiển vi, máy in 3d... để cho ra sản phẩm đẹp nhất.
-Có thể dùng sơn airbrush, cọ để sơn những mẫu vật này. Tuy sơn dễ trầy nhưng sau khi ta đúc khuôn
bọc thì lớp resin trong suốt sẽ bảo vệ lớp sơn này luôn.

-Có 1 cách khác đó là kỹ thuật prefill/multishot cũng có thể được áp dụng. Thay vì sơn lên mẫu thì mình
lấp đầy chi tiết trong khuôn bằng resin đã pha màu, cách này tuy khá nhiều công đoạn nhưng cho ra sản
phẩm bền hơn và đẹp hơn.
-Ví dụ như ảnh dưới:
In 3d đế tạo khuôn kèm logo(1) > tạo khuôn silicon > lấp resin đã pha màu tím vào logo(2), đợi vài tiếng>
lấp đầy khuôn bằng resin pha màu xám, đóng nắp khuôn, đợi 1/2 ngày tháo khuôn thì ta sẽ có (4) > đổ
đầy resin trong suốt vào khuôn(5), úp cả (4) vào khuôn và đợi 1 ngày > Thành phẩm(6)
-3 bước fill resin để làm ra nút này gọi là 3 shot/triple shot.

-Còn như dạng này thì in 3d con cá ra, đổ 1 lớp resin mỏng vô khuôn chờ 1-2 tiếng cho nhựa hơi khô thì
setup cá vô, sau đó đổ nhựa lần 2 cho đầy khuôn, cho mực màu vô, r đóng nắp khuôn lại. Nút này đổ
resin 2 lần thì gọi là 2 shot/double shot.
3-Sculpting keycap/ nút điêu khắc:
-Dạng này thuộc loại phổ biến nhất hiện tại, nếu bác có hoa tay thì điêu khắc mẫu lên đất sét(1), nếu ko
thì tập tành dựng 3d rồi in ra(2).
-Dạng điêu khắc này vì ko được bảo vệ bởi resin cho nên sơn lên sẽ ko bền, ngta sẽ sử dụng kỹ thuật
prefill/multishot giống như trên.
-Ví dụ cá mập màu xanh ở hình 3, bác làm tương tự như logo transformer bên trên nhưng nhiều công
đoạn hơn, bác fill resin pha màu đen vào khuôn rỗng vị trí 2 mắt, đợi khô. Lần fill thứ 2 cho resin pha
màu trắng ngà vào hàm răng, đợi khô. Lần fill thứ 3 thì cho resin pha màu xanh, đợi khô. Lần fill 4 cũng là
lần fill cuối bác cho resin pha màu trắng vào đầy khuôn và đóng nắp khuôn. Đợi 1 ngày sẽ ra thành phẩm.
Nút này 4 lần fill resin thì gọi nó là 4 shot/quadra shot.

IV-Một số link tham khảo:


1-Bác có thể mua đồ trên shopee về tập tành nghịch ngợm thử nếu chưa muốn đầu tư như trên, link
mang tính tham khảo:
Khuôn đổ keycap - khuôn này dạng mua về nghịch thử, ko giống loại chuyên, cách dùng cũng tương tự.
Loại này stem không có lỗ thoát nhựa thì phải refill nhựa vô lỗ stem trước khi úp vào khuôn như hình
Nhựa epoxy resin
Màu alcohol ink
Cân tiểu ly - bác sẽ rất cần món này để pha hàm lượng nhựa/silicon chính xác. Hoặc có thể dùng ống
tiêm.
Silicon làm khuôn
Ly nhựa khuấy resin/silicon - nên dùng loại ly này vì nó dẻo, tái sử dụng được, nên khuấy resin bằng que
kim loại sẽ ít bọt hơn.
Dịch vụ in 3d hi-res
=>Sơ sơ khoảng 250k là bác có thể thử sức.

2-Link tải/mua các bộ phận cần thiết:


Zbutt keycap mould system cherry MX-Link này chứa toàn bộ file hệ thống đúc khuôn 3d cho keycap từ
1u cho tới 10u, hiện tại thì đã có V2, cải tiến hơn V1.
Mua các bộ phận cơ bản của Zbutt

(Zbutt là hệ thống khuôn đúc keycap nguồn mở của thanh niên người mẽo thiết kế, nghệ danh là
ZappyCappys, bác ấy có trang bán keycap riêng, các bác có thể google)

V-Vài tips cho anh em có ý định chơi lớn:


1-Clone những bộ phận tạo khuôn trước khi làm khuôn:
-Vì nhựa in 3d UV resin rất dòn nên khi thao tác sẽ rất dễ gãy, nhất là khuôn đít cắm vì nó có những cột
nhỏ, cho nên bác có thể làm theo cách sau:
-Nếu dùng lego để đổ khuôn thì ráp 1 ô trống 5x5, chiều cao phải cao hơn bộ phận cần clone. Sau đó đặt
bộ phận cần clone vào chính giữa, cố định bằng băng keo 2 mặt, hoặc đất sét...
Chuẩn bị clone sculpting base.
Rót silicon ngập khuôn và đợi khô rồi tháo khuôn lego thì sẽ được khuôn silicon như dưới đây.
Từ khuôn silicon này bác đổ resin đúc thành nhiều base khác nhau để tiện cho việc sử dụng sau này.
Khuôn này ko có nắp đậy nên chỉ cần đổ resin ngập khuôn rồi đợi khô là được. Có thể thêm màu mè hoa
lá cành tùy ý.

2-Clone liền khối, đẩy nhanh tiến độ công việc.


Ví dụ bác cần 10 khuôn mà chỉ có 1 nút phôi, mỗi lần làm khuôn phải đợi silicon khô, tháo ra r lại đổ tiếp
tốn khá nhiều thời gian. Cách nhanh nhất là tạo phôi liền khối với base.
Cách làm tương tự như trên:
-Cho nút phôi nằm trên base vô khuôn lego 5x5, xếp lego khoảng 3 tầng cho cao hơn nút.
-Đổ silicon ngập khuôn lego, sau khi tháo ra thì sẽ có khuôn liền khối của nút phôi + base.
-Đổ resin ngập khuôn silicon này. Đợi resin khô thì thành quả sẽ là như này. Từ đây cục liền khối này sẽ là
phôi chính của bác, đổ resin làm thêm vài cục phôi như vầy nữa để làm nhiều khuôn silicon cùng 1 lúc sẽ
rút ngắn được thời gian.

VI-Giữ an toàn khi làm việc với silicon, resin:

Bất kể là resin có nguồn gốc xuất xứ ở đâu thì đó cũng là hóa chất, vì vậy bác phải trang bị đầy đủ dụng
cụ bảo hộ lao động. Dòng nhựa resin nói chung cần tránh tiếp xúc chất xúc tác B với da. Chất B sẽ thẩm
thấu qua da và ngấm vào cơ thể bác. Cho dù sản phẩm của hãng nào, thì lọ dung dịch xúc tác cũng là chất
có khả năng gây hại cho bác.
Mình hay dùng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế. Nếu có thể thì nên xài khẩu trang có lọc carbon hữu
cơ.
Đeo găng tay cao su, mình ko đeo kính bảo hộ vì mình đeo kính cận. Bác nên đeo kính bảo hộ vì bắn vào
mắt coi như mù.
Mỗi lần làm việc thì luôn mở cửa sổ cho thoáng khí. Hoặc dùng máy lọc không khí .
Tránh truyệt đối để chất xúc tác resin dính lên da, nếu lỡ dính phải rửa thật kỹ bằng cồn, xối nước vài
phút và rửa tiếp bằng xà phòng vài lần vì nó khá độc và ảnh hưởng về lâu dài.
https://voz.vn/t/artisan-keycap-huong-dan-kinh-nghiem-thao-luan-ve-phim-thu-cong-cho-anh-em-nao-
dam-me-boi-het-vo-day.26986/
ZappyCappys [Z-Butt] Artisan Keycap
Z-Butt is one of my passion projects. That being said, I really do hope that all that use it find it to be an
easier way to make two piece molds for their artisan keycaps. When I set out to design this, I wanted to
explore a more cost effective solution that did not require milled aluminum or expensive 3rd party
services.
The different Parts
Stem Cavity: The stem cavity is what gives your keycap butts shape, it is also what gives it structure since
it is what shapes the stem. You would use this part to form one of the top most mold piece.

Sculpting Base: Can be used to sculpt artisan keycaps out of your preferred medium (I use Hard modeling
clay).This would be used (along with your sculpt) to produce the bottom mold.
Master Base: Can be used to sit your master on. This would be used (along with the keycap you choose
to place on it) to produce the bottom mold in a two piece mold.
Purchase/print Z-Butt: You can either choose to purchase the Z-butt system from me here, or use your
own printing service.

Obtain Z-Butt files:

Z-Butt Discord
Z-Butt Files
My designs on Thiniverse

Purchase other supplies (Note All are affiliate links to Amazon, any bit helps! Do not click if you are
opposed to using affiliate links, just look them up):

Note: Use this list as a guide when purchasing. You do not need all of these supplies to start sculpting
and making keycaps, this is just the list of materials to cover sculpting-bubble free casting. Anything with
an * is the bare bones of what you will need to make a keycap.
Silicone*: I strongly recommend the use of Mold Star 30 by Smooth On, but i have used Mold Star 20T
(great for prototyping since it cures in 30min) and Oomoo 30 with great success in the past.
Lego Blocks: If you did not print the No Hassle containers, you will need Lego blocks. I would recommend
a cheap no brand 1000pc lego set.
Resin*: This is for when you are ready to start making keycaps. I would recommend Smooth Cast 300 for
White, Black, Grays or Pastel colors. Smooth cast 325 for every other color. Also have used Aluminite
Water Clear resin for when I need more work time, and Art'n Glow resin for even longer work times
(Though the cure time is 24hrs).
Casting misc: As far as casting tools goes, you'll probably need dyes to change the color of the resin, I use
Aluminite dyes, since they come in dropper bottles, but some might prefer Smooth On's selection. Also
to consider are mixing cups and stirring sticks. I like to use graduated cups, and craft sticks to stir.
Sculpting materials: For when you will make the keycaps. I would recommend Hard Sulfur free modeling
clay like Chavant NSP Hard. I have also used Self hardening epoxy clay like Apoxie, but it is a bit tricky to
get working. You can also you polymer clay, like Sculpey, but you wont be able to bake it in the oven
unless you print the sculpting bases in a thermo-resistant plastic. You will also need tools for sculpting. I
would recommend to get some metal sculpting tools and some silicone based sculpting tools.
Pressure pot & Air Compressor: You only need a pressure pot and air compressor if you want your casts
to be bubble free. I would recommend a TCP Global 2.5 pot and a California Air Tools 8010. You also
need an air hose to connect the pressure pot to the air compressor. Note: The pressure pot needs to be
converted to be used for casting resin. There are many great tutorials out there but Casey does a great
job explaining it in his Youtube video.
Make the Molds:
You'll want to have either your sculpt done on the sculpting base, or your Master-base with the keycap
you want to make a mold of ready.

Now you'll want to get a Lego base and some lego briks and build a wall around them. For the stem
cavity, you'll only need to do it 2 Lego blocks high and for the sculpt keep it at 3 minimum. Z-butt in the
1U size was designed to fit perfectly within a 4x4 lego pip space.
Mix your desired silicone, in this case I used Mold Star 30, but I have since been using 20T with faster
results. Remember to prefill your stems using a toothpick before pouring all the silicone over it. This is
essential to getting that perfect stem and removing any bubbles. After doing that, pour the Stem-Cavity
side being careful not to overfill it past the sprues as you need the sprues sticking out. Pour the keycap
side now and cover it completely.
Place in the pot and wait until the silicone is cured. (read the instructions on your selection of silicone)
Once its fully cured, you can take it out of the mold and carefully remove the Lego blocks around it.
Clean up excess flashing and carefully separate the silicone from the Stem Cavity. I usually turn it
clockwise lifting little by little.
Once you separate the silicone from the respective Z-butt pieces, now its time to cleanup flashing and
test fitment. They should sit snug on-top of each other like so:
https://www.zappycappys.com/pages/z-butt
Melonkeys Artisan Keycap - Linh hồn bàn phím và sức sáng tạo vô
hạn của người Việt trẻ
(Ngày Nay) - Tồn tại một khoảng cách rõ ràng giữa những người làm nghệ thuật và những người đam mê
công nghệ số/phát triển ứng dụng. Thế nhưng, sự bay bổng, không giới hạn, điên cuồng trong sáng tạo
lại có thể tìm thấy tiếng nói chung với sự tỉ mỉ, chính xác đến khô khốc của công nghệ, thông qua những
nút nhựa nhiều màu.

Artisan keycap, hay phím nghệ thuật không chỉ đơn giản là một hòn nhựa vô tri nằm trên bàn phím, mà
còn là một tác phẩm điêu khắc thủ công mang hơi thở của sáng tạo. Trên một bàn phím cơ học, sự xuất
hiện của những phím nghệ thuật có thể mang lại cảm hứng nhiều hơn cho người sử dụng, được ví như
"linh hồn bàn phím". Artisan keycap có thể đại diện cho cá tính, gu thẩm mỹ, độ “chịu chi” của người sử
dụng, mặt khác, cũng có thể kể ra những câu chuyện về nghệ nhân làm ra chúng.

Trong mắt đa số công chúng Việt Nam, artisan keycap có thể vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng với dân công
nghệ, đặc biệt là những người sử dụng bàn phím cơ trong nước, thì phím nghệ thuật và cái tên
“Melonkeys” đã đạt được tiếng tăm nhất định. Tạp chí Ngày nay đã có cơ hội được kết nối với những
người sáng lập ra thương hiệu artisan keycap đầy triển vọng này.

Câu chuyện bắt đầu từ những cơm áo gạo tiền

Từ những năm cấp 2, Huỳnh Thái (nickname: Melon, sn 1995) đã tìm thấy được đam mê với máy tính và
trò chơi điện tử. Năm 2014, cuộc sống du học sinh tại Nhật Bản, một cường quốc về công nghệ, đã trao
cho Huỳnh cơ hội tìm hiểu sâu hơn về sở thích của mình. Huỳnh tham gia những group máy tính và say
mê học hỏi về lắp ráp, linh kiện.
Cũng từ đó, Huỳnh thu nhặt được nhiều kiến thức xoay quanh bàn phím cơ (mechanical keyboard) và
phím nghệ thuật. Không riêng gì bàn phím, cả PC lẫn các phụ kiện đi kèm đều được cầu kỳ hóa theo thời
gian và nhu cầu của người sử dụng. Vốn theo học chuyên ngành cơ khí, Huỳnh có thể mau chóng hiểu
được cơ bản quá trình làm ra artisan keycap. Cậu nhận thấy mặc dù chi phí để làm ra nút phím này
không quá lớn (khoảng 300,000 đồng), giá bán ra thị trường của một keycap lại rất cao (khoảng 2 triệu).
Vì vậy, Huỳnh nung nấu việc làm artisan keycap để bán với mục đích trang trải cho chi phí sinh hoạt và
học tập tại Nhật của mình.

Tuy nhiên, “càng làm càng thấy nó không đơn giản như mình nghĩ”, Huỳnh trải lòng về những khó khăn.
Trong từ điển của Huỳnh không có từ “bỏ cuộc”, thế nhưng, những sản phẩm nút phím của cậu vẫn
không được đón nhận. Mất một năm loay hoay, Huỳnh mới nhận ra vấn đề nằm ở khâu tạo hình. Cậu
quyết định đi tìm một người có khả năng nặn, có thể điêu khắc trên nút phím, thể hiện được những ý
tưởng sáng tạo điên rồ nhất, một người có thể đồng hành cùng cậu trên con đường xây dựng sự nghiệp
artisan keycap.

Tháng 1/2020, Huỳnh gặp được Duy Anh (nickname: Wasabi, sn 1991) tại thành phố Kagoshima, Nhật
Bản. Điểm chung giữa hai người là niềm đam mê sáng tạo ra những thứ độc đáo và mới lạ. Huỳnh đã nói
với Duy Anh về ước mơ của mình và tiềm năng vô tận trong việc làm artisan keycap. Rồi cậu đưa cho Duy
Anh một khối đất nặn và nói đơn giản: “Anh cứ nặn thử đi.”

Sau một ngày, Duy Anh đã cho ra đời mẫu sculpt (điêu khắc) đầu tiên. Sản phẩm còn nhiều điểm chưa
hoàn thiện, thô sơ, cùng kích cỡ quá khổ so với một keycap tiêu chuẩn 18x18mm. “Nhưng mình có thể
nhận thấy đó là một sản phẩm có hồn, có độ chi tiết và có phong cách rất riêng”.

Huỳnh biết, cậu đã gặp được người bạn đồng hành mình đang kiếm tìm. Cả hai bắt tay tạo nên cái tên
“Melonkeys”.

Thời gian sau đó, Duy Anh liên tục nặn và nặn, cho ra đời thêm nhiều sculpt đa dạng. Độ hoàn thiện của
các phím nghệ thuật ngày một cao hơn. Tràn đầy hy vọng, cả hai lên kế hoạch để tung những sản phẩm
đầu tiên ra thị trường. Cuối tháng 2/2020, Melonkeys đã "chào sân" những thiết kế đầu tiên theo dạng
mua theo nhóm (group buy).
Huỳnh cười: “Kết quả là khi đó chúng mình chỉ bán được duy nhất một nút. Khách bảo mua ủng hộ team
mới, nhưng cho đến tận giờ, dù đã thanh toán đầy đủ, vị khách đó cũng chưa nhận hàng.” Đơn hàng đầu
tiên đó vẫn nằm trang trọng tại Melonkeys, như một lời nhắc nhở về những ngày đầu gian khó.

Không chùn bước, Huỳnh và Duy Anh tiếp tục lao vào nâng cao tay nghề cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng
về chiến lược bán hàng, marketing. Sau lần bán đầu tiên, Melonkeys đã hoàn thiện cơ bản được website
bán hàng cũng như các khâu liên quan đến đóng gói và gửi hàng. Lần thứ hai, thiên thời, địa lợi, nhân
hòa, Melonkeys đã ghi nhận doanh số khả quan hơn.

Dần dần, cái tên Melonkeys bắt đầu nhận được sự chú ý của cộng đồng chơi bàn phím cơ và artisan
keycap trong và ngoài nước. Huỳnh cùng Duy Anh cũng nhận ra để bán được hàng thì ngoài cải thiện nút,
cần tạo được một cộng đồng những người thích sản phẩm của mình.

Vốn dĩ, những người có thú sưu tầm artisan keycap đa phần không có xuất phát điểm từ trong lĩnh vực
nghệ thuật. Họ là dân công nghệ, những coder hay developer, thuộc dạng gắn liền phần đời mình với
màn hình và bàn phím. Hai anh em đã quyết định lập ra sever Melonkeys trên discord, một phần mềm
kết nối những người sử dụng bàn phím. Trên server này, Melonkey thông báo về các đợt mở bán, chia sẻ
câu chuyện về các mẫu sculpt mới, từ tạo hình đến màu sắc.

Nút phím nghệ thuật không chỉ đẹp, mà còn cần phải "độc"

Nói về hình thức mua artisan keycap, người mua có 2 lựa chọn chính: group buy (một dạng pre-order,
đặt hàng trước theo mẫu có sẵn) và raffle (quay xổ số và lựa chọn ngẫu nhiên người có thể mua những
phiên bản giới hạn).

Đa số cộng đồng những người “chơi” bàn phím cơ và artisan keycap đều thích sưu tầm. Khách hàng săn
đón những thứ hiếm, ít người có, thậm chí độc nhất vô nhị. Việc tiếp xúc với bàn phím gần như 24/7 đã
kéo theo nhu cầu cá nhân hóa công cụ, một nhu cầu vô cùng chính đáng. Một phím nghệ thuật độc đáo,
thậm chí độc nhất chính là lựa chọn hàng đầu dành cho dân “chơi” bàn phím. Các nút theo dạng raffle sẽ
có giá cao hơn group buy, cũng như nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ cộng đồng.

Sau hai lần chạy group buy đầu tiên, Melonkeys chính thức chuyển sang bán hàng theo dạng raffle.
Duy Anh chia sẻ: “Một nút phím nghệ thuật ngoài đẹp, còn cần khả năng “kể chuyện”, về lịch sử ra đời,
cảm hứng sáng tác, một sự liên kết đến những nghệ nhân tạo ra chúng”. Melonkeys mong muốn có thể
tạo nên một hệ sinh thái với những câu chuyện, những chuyến phiêu lưu xuyên suốt qua những sản
phẩm như figure, phụ kiện phím cơ hay artisan box.

Các thành phẩm của Melonkeys được hai người sáng lập kỳ vọng đem đến cho khách hàng những trải
nghiệm tuyệt vời, sự hồi hộp lúc chờ đợi, lúc nhận hộp sản phẩm, lúc khui ra và sự thăng hoa cảm xúc khi
chiêm ngưỡng sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Duy Anh nhận định: “Cũng như một món ăn, một bài hát,
một bức tranh, người khen kẻ chê - chỉ cần những nút phím mang lại cảm xúc cho người trải nghiệm, là
Melonkeys đã bước đầu chạm đến thành công.”
Nhìn từ góc độ sản phẩm, có hai yếu tố chính làm nên giá trị một nút artisan, thứ nhất là tạo hình, thứ
hai là kỹ thuật sản xuất.

Về mặt tạo hình, hiện tại Melonkeys đã dành được chỗ đứng nhất định trong cộng đồng những người
yêu thích artisan keycap Việt nam và quốc tế.
Thông thường, một nhóm làm artisan keycap sẽ có 1, 2 mẫu sculpt nổi bật. Sau đó sẽ ra mắt thật nhiều
phối màu trên sculpt đó, có thể lên đến 300-400 màu. Tuy nhiên, điểm độc đáo của Melonkeys nằm ở
chỗ sở hữu kho mẫu nặn khổng lồ với gần 100 mẫu.

Huỳnh nhận xét về người cộng sự của mình: “Lúc năng suất, Duy Anh có thể nặn đến 2,3 mẫu một ngày.
Việc có một kho mẫu đồ sộ, phong phú vừa là điểm mạnh, cũng là điểm yếu của Melonkeys. Mạnh là
khiến cộng đồng chú ý đến nhờ có nhiều mẫu đẹp, ý tưởng hay. Điểm yếu ở chỗ mọi người chú ý đến
nhưng lại ngại bỏ tiền ra mua vì nghĩ Melonkeys rồi sẽ có thể có mẫu mới trong thời gian tới. Nhận ra
điểm yếu đó nhưng mình vẫn muốn Duy Anh nặn thêm nhiều mẫu. Càng làm nhiều thì chất lượng sản
phẩm của nút Melonkeys sẽ càng đẹp lên.”

Mặt khác, khâu kỹ thuật sản xuất lại đang đứng trước những thách thức rất lớn. Huỳnh bắt đầu tìm hiểu
về cách đúc nhựa khoảng 1 năm trước đây. Các sản phẩm artisan keycap của Melonkeys dựa trên kỹ
thuật mà hiện tại đa số các tên tuổi khác trên thị trường sử dụng, kỹ thuật multishot cast (đúc nhựa
nhiều lớp). Các sản phẩm đúc nhựa từng lớp một, chồng nhiều lớp sẽ bền màu hơn các sản phẩm sơn tay
(handpainting). Theo đó, từng lớp nhựa đều sẽ có màu, chứ không phải chỉ sơn một lớp màu cuối trên bề
mặt. Đa phần các mẫu có giá cao trên thị trường đều là đúc nhựa 100%. Việc đúc nhựa đòi hỏi tính toán
kỹ lưỡng, tránh việc màu các lớp nhựa có thể lem vào nhau trong quá trình cast màu. Mỗi một lớp nhựa
như vậy sẽ mất khoảng 6 tiếng để cứng lại. Và thường các mẫu của Melonkeys sẽ phải làm khoảng 15-20
lớp nhựa cho tới khi ra được thành phẩm.
Một tuần, Melonkeys có thể cho ra đời 150 nút, trừ đi những mẫu hỏng do lem màu, sẽ có 100-120 nút
đủ điều kiện mang ra bán. Huỳnh nhớ lại: “Hồi đầu mới làm, số sản phẩm thất bại phải lên đến 70-80%.
Còn hiện tại con số nút phím bị sai, hỏng đã xuống thấp hơn 5%. Đây là một sự nỗ lực và tiến bộ rõ ràng
của Melonkeys.” Cậu cũng bổ sung là thời tiết mùa đông khiến cho các sản phẩm khó khô hơn và bề mặt
dễ nổi bọt khí, tỷ lệ sai hỏng cũng vì thế mà cao hơn so với mùa hè. “Có lẽ đây là một trong những lý do
khiến Hà Nội ít người làm artisan keycap hơn so với Hồ Chí Minh.”

Vấn đề vật liệu cũng là một khó khăn cần giải quyết. Ở Nhật chỉ bán phổ biến loại nhựa gốc epoxy (epoxy
resin), loại này có nhược điểm lớn trong việc làm nút là thời gian đóng cứng rất lâu (24-48 tiếng) nên
không thể áp dụng làm các nút của Melonkeys. Qua sự tư vấn của Girly studio, một nhóm làm artisan
keycap khác, Huỳnh đã đặt hàng loại nhựa urethane resin từ Mỹ. Ưu điểm là dòng này chỉ cần khoảng 4-
6 tiếng để đông cứng. Tuy nhiên, vật liệu phải đặt từ Mỹ về Nhật, lại còn là hoá chất dễ cháy nổ và có cả
ảnh hưởng từ yếu tố dịch bệnh, Melonkeys phải chịu phí vận chuyển hàng cao và mất rất lâu mới có vật
liệu để làm.

Theo đúng quy trình, mẫu nặn được Duy Anh hoàn thành sau khoảng 1-2 ngày. Sau đó mất thêm 1 ngày
để xử lý bề mặt, tạo khuôn gốc mất khoảng 3 ngày. Tiếp theo đến phần đúc nhựa của Huỳnh. Tùy vào độ
phức tạp của mẫu và phối màu mà thời gian cho ra đời một mẫu sẽ khác nhau. Trung bình mất khoảng 1
tuần để hoàn thành phần đúc nhựa, mài và đánh bóng. Tính ra, Melonkeys sẽ mất quãng 10 ngày để một
nút phím ra đời. Với những đơn hàng lớn, có khi mất nửa năm Melonkeys mới hoàn thiện xong sản
phẩm và tiến đến bước trả hàng. Dù thời gian đợi có kéo dài bao lâu, những vị khách khi nhận được nút
phím Melonkeys chắc chắn sẽ mỉm cười. Đến với Melonkeys, Huỳnh khẳng định "sự chờ đợi và tin tưởng
của tất cả các bạn là xứng đáng".
Con đường vẫn còn dài và mở rộng ra phía trước

Hiện tại, Melonkeys có bốn thành viên người Việt, ngoài hai người sáng lập Huỳnh và Duy Anh ở Nhật,
còn một thành viên phụ trách marketing hiện đang ở Ba Lan và một thành viên chuyên phối màu sinh
sống tại Việt Nam. Cả nhóm đang chờ ngày có thể đoàn tụ ở quê nhà một khi dịch bệnh qua đi.
Melonkeys cũng có dự định tuyển thêm người mới tham gia vào những khâu điêu khắc, đi màu, làm kho
nút phím càng phong phú, đa dạng và đậm bản sắc Việt hơn nữa.

Nói về định hướng trong tương lai, Duy Anh háo hức chia sẻ: "Melonkeys có hoài bão xây dựng một “đế
chế” artisan alliance - Liên minh những nghệ nhân artisan keycap Việt Nam. Đó sẽ là một sân chơi chung,
một nơi hội ngộ anh tài đất Việt chung niềm đam mê về chế tác phím nghệ thuật. Rồi tất cả chúng mình
sẽ tạo nên tiếng vang lớn, và thế giới sẽ nhận ra sức sáng tạo của người Việt to lớn, mãnh liệt đến
nhường nào."
Và hơi thở của Việt Nam sẽ ẩn hiện trong những nút phím bé nhỏ, đi khắp thế gian.

Để biết thêm về các mẫu mới nhất, các quy trình thực hiện một artisan keycap, hay đọc những mẩu
chuyện thú vị hậu trường, độc giả có thể truy cập vào các trang Instgram, Facebook, Twitter hay Discord
của Melonkeys.
https://ngaynay.vn/linh-hon-ban-phim-va-suc-sang-tao-vo-han-cua-nguoi-viet-tre-post107504.html
Artkey Artisan Keycap – Tác phẩm điêu khắc trên bàn phím
Trên một bàn phím cơ học, sự xuất hiện của những chiếc keycap đầy tính nghệ thuật dường như mang lại nhiều
cảm hứng làm việc hơn cho người sử dụng. Gia nhập cuộc chơi từ sớm và định hình được phong cách riêng, Artkey
hiện đang là một trong những nhóm thiết kế Artisan Keycap nổi bật với dấu ấn sáng tạo độc đáo.

Hồ Tuấn Vũ, Võ Đình Khương và Phạm Minh Hiếu là những người bạn học chung trường cấp ba. Lên đại học, Hiếu
và Khương theo đuổi ngành kiến trúc, trong khi Vũ theo học ngân hàng. Vốn yêu thích bàn phím cơ và phụ kiện
máy tính, cùng với con mắt của người làm kinh tế, Vũ nhanh chóng phát hiện một “ngách nhỏ” về sản phẩm
custom keycap (nắp bàn phím) trên thị trường. Tháng 3/2017, anh chàng rủ Hiếu cùng làm những sản phẩm
keycap thủ công (artisan keycap) đầu tiên. Bốn tháng sau, Khương bắt đầu gia nhập để hoàn thiện những kỹ thuật
mà hai người bạn của mình chưa thực hiện được. Và như thế, Artkey ra đời.
Theo chia sẻ của Vũ, tác phẩm artisan keycap đầu tiên xuất hiện vào năm 2011 ở Mỹ nhưng phải đến năm 2014,
thú chơi này mới thực sự phát triển. Ở Việt Nam, vào những năm 2015-2016, chỉ có 2 thương hiệu làm keycap
xuất hiện. Dù người chơi keycap thời điểm đó không quá nhiều nhưng vẫn đầy tiềm năng so với khả năng cung
ứng của thị trường. Gia nhập cuộc chơi từ sớm là một lợi thế rất lớn của Artkey. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của eSport (thể thao điện tử) và những công việc cần sử dụng bàn phím máy tính hằng ngày, đến nay, cộng đồng
chơi keycap ngày càng đông và Artkey cũng đã khẳng định được vị trí của mình. Dẫu vậy, Vũ vẫn khiêm tốn cho
rằng đó là kết quả của may mắn hơn là sự nhạy bén trong việc đón đầu xu hướng của bản thân.
Khi nhắc đến những ngày đầu làm artisan keycap, Khương vừa cười vừa nói rằng bạn chỉ có… một chút cảm giác về
nghệ thuật, tất cả mọi thứ còn lại đều phải tự tìm tòi, học hỏi. Có thể kỹ năng kiến trúc giúp các bạn bắt đầu dễ
dàng hơn người khác nhờ có nền tảng vẽ 3D, phác họa, phối màu… nhưng kiến thức về hóa học, chất liệu, máy
móc hầu như là con số 0. Ảnh: Nhân Huỳnh, NVCC.
Cho đến tận bây giờ, Khương vẫn không dám khẳng định mình đã có thể làm chủ chất liệu hay chưa, vì quá trình
học hỏi có lẽ sẽ không ngừng lại. Tuy nhiên, anh bạn đã tìm thấy niềm vui trong sự bất ngờ và khó đoán của màu
sắc, cũng như nghiên cứu ứng dụng thêm màu mới và đa dạng hóa vật liệu, từ epoxy resin, màu acrylic, mực, màu
cồn cho đến kim tuyến, tritium… Ảnh: Nhân Huỳnh, NVCC.

Ba chàng trai thừa nhận rằng mình đến với artisan keycap để thử nghiệm cái mới và thỏa mãn sở thích chứ không
xem đó là con đường sự nghiệp để theo đuổi ngay từ đầu. Thời gian đầu, Vũ vẫn làm ngân hàng, Khương và Hiếu
vẫn làm kiến trúc, chỉ dành một ít thời gian buổi tối để tập làm sản phẩm. Thế nhưng, từ một quyết định có vẻ rất
ngẫu hứng, các sản phẩm của Artkey lại được đón nhận ngoài sức tưởng tượng. Từ đó, các bạn mới tập trung làm
việc một cách nghiêm túc và cuối cùng là dành toàn bộ thời gian để phát triển thương hiệu của riêng mình.
Sau này, bên cạnh việc bổ sung công cụ, máy móc giúp khắc phục lỗi của nguyên vật liệu và cải thiện vấn đề ngấm
ẩm như máy hút chân không, máy nén áp suất, nhóm cũng ứng dụng công nghệ in 3D để hoàn thiện khâu tạo mẫu,
còn toàn bộ quy trình sản xuất vẫn làm thủ công để đảm bảo tính nguyên bản của từng sản phẩm. Ảnh: Nhân
Huỳnh, NVCC.
“TẠO NÊN MỘT SẢN PHẨM ĐƠN GIẢN THỰC RA LẠI KHÓ HƠN, VÌ PHẢI CHỌN LỌC NHỮNG CHI TIẾT THẬT SỰ ĐẮT
GIÁ. SỰ “ĐƠN GIẢN” ĐÓ Ở MỘT MỨC ĐỘ CAO HƠN LÀ ĐIỀU ARTKEY VẪN ĐANG THEO ĐUỔI”.
Dĩ nhiên, không có điều tuyệt vời nào đến một cách dễ dàng. Hành trình của Artkey là một chặng đường dài của nỗ
lực. Mỗi ngày đều tràn đầy ý tưởng, màu sắc và cả những thất bại. Dẫu vậy, điều quý giá nhất mà ba bạn trẻ tìm
thấy chính là sự tự do khi được tự quyết định sản phẩm của mình. Đó cũng là tiền đề cho những sáng tạo độc nhất
vô nhị. Keycap của Artkey khiến người khác phải trầm trồ bởi độ tỉ mỉ cao trong từng chi tiết cùng phối màu vô
cùng bắt mắt. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi những tác phẩm thu nhỏ có độ hoàn thiện cao này lại được làm thủ
công hoàn toàn, từ điêu khắc, đổ khuôn cho đến lên màu. Bên cạnh đó, việc tung ra sản phẩm theo từng phối màu
duy nhất với số lượng giới hạn đi kèm ID card khiến cho keycap của Artkey còn được săn đón như một vật phẩm
sưu tầm và có giá trị chuyển nhượng ngày càng tăng theo thời gian.
Trong tương lai, Artkey muốn thiết kế các keycap mang tính ứng dụng cao hơn chứ không đơn thuần chỉ để trưng
bày. Sản phẩm sẽ có bề mặt bằng phẳng hoặc lõm vào theo đầu ngón tay, không quá nhọn hay gồ ghề để tạo cảm
giác dễ chịu khi sử dụng. Ảnh: Nhân Huỳnh, NVCC.
Không phải đến khi đại dịch xảy ra, làm việc tại nhà trở nên phổ biến và không gian cá nhân được chăm chút hơn
thì người ta mới đầu tư cho công cụ làm việc của mình. Xu hướng làm việc tự do, làm việc từ xa đã phát triển từ
nhiều năm trước; những ngành nghề sử dụng bàn phím máy tính đang là những ngành “hot” hiện tại và không
ngừng được mở rộng. Không riêng gì bàn phím, cả PC hay các phụ kiện khác đều đã được cầu kỳ hóa từ sớm,
không đơn thuần là một sản phẩm vuông vức nữa. Việc tiếp xúc với những công cụ này cả ngày khiến người ta
muốn đem tính thẩm mỹ cá nhân vào sản phẩm nhiều hơn. Tạo ra dấu ấn độc nhất cho bản thân đã trở thành nhu
cầu hoàn toàn chính đáng. Và còn gì phù hợp cho công cuộc cá nhân hóa bàn làm việc hơn những tác phẩm nghệ
thuật bé nhỏ nhưng đậm đặc tính “unique” của Artkey, nhất là khi nhóm còn cho phép người dùng đặt hàng thiết
kế theo bản vẽ của riêng mình. Có thể nói, dù may mắn hay hữu ý, Artkey cũng đã rất nhanh nhạy trong việc nắm
bắt nhịp sống và chuyển mình theo xu hướng của thời đại.

CÓ AI NGỜ TRÊN MỘT CHIẾC GHẾ KEYCAP CÓ KÍCH THƯỚC CHỈ VỎN VẸN 18x18mm, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO LẠI
RỘNG MỞ ĐẾN THẾ.
https://www.elledecoration.vn/cultural-special/people/artkey-artisan-keycap-diieu-khac-ban-phim
Keycap là gì? Các loại keycap, profile keycap phổ biến nhất hiện nay
Bạn là người mới tìm hiểu về bàn phím và keycap và không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các
khái niệm về keycap, profile keycap cũng như chất liệu và các profile keycap phổ biến trên thị trường ngày nay.

I. Keycap, profile keycap là gì?


1. Keycap
Keycap là phím dùng trên bàn phím cơ. Công dụng chính của keycap là tạo ra trải nghiệm gõ phím tốt hơn cho
người dùng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người ta có thể tạo ra các mẫu keycap vô cùng đẹp mắt, đa
dạng về màu sắc, kích thước và chất liệu mà giá thành lại phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng
khác nhau.

2. Profile keycap
Profile keycap là thông số về độ cao và độ nghiêng của keycap. Tùy mỗi profile keycap sẽ mang lại cho bạn trải
nghiệm gõ phím và thẩm mỹ khác nhau. Tuy có sự khác biệt nhưng các hãng đều hướng đến việc tạo ra một không
gian làm việc thoải mái và linh hoạt cho người dùng.

II. Keycap được làm bằng chất liệu gì?


1. Nhựa ABS
Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene) là loại nhựa có tính đàn hồi cao và khả năng chống chịu va đập tốt.
Nhựa ABS thường được dùng trên các mẫu bàn phím cơ có giá thành rẻ. Màu phím làm bằng nhựa ABS rất đẹp và
hút mắt do bản thân màu nền của nhựa này đã tươi sẵn, cộng thêm việc sờ vào phím cho cảm giác chắc chắn
khiến bạn có thể dễ dàng nhận biết loại nhựa này.

Một ví dụ của nhựa ABS là gạch LEGO. Tưởng tượng cảnh bạn dẫm phải một mẩu LEGO thì bạn sẽ hình dung được
độ cứng cáp của loại nhựa này. Keycap ABS khi gõ sẽ nghe tiếng *tách tách* trong trẻo đặc trưng.
Ưu điểm

Giá thành rẻ.


Chống va đập tốt.
Tính đàn hồi cao.
Mẫu mã đa dạng do nhựa dẻo, dễ đúc khuôn.
Nhược điểm

Bề mặt bị bóng sau một thời gian sử dụng.


Dễ bị ngả vàng khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Bám tay kém hơn do có độ trơn.
2. Nhựa PBT
Nhựa PBT (Polybutylene Terephthalate) có bề mặt nhám, cứng cáp hơn và có độ co nhiều hơn so với ABS. Keycap
PBT khi gõ bạn sẽ nghe thấy âm thanh "bụp bụp". Hầu như chỉ có các bàn phím thuộc tầm cận cao cấp trở lên mới
sử dụng loại nhựa này, do nhựa có tốc độ kết tinh nhanh nên đòi hỏi kỹ thuật chế tác cao hơn. Còn các bàn phím
có giá thành rẻ hơn sẽ sử dụng nhựa PBT cho keycap còn phần switch (khung bàn phím) sẽ dùng cả 2 loại nhựa
PBT và ABS.

Ưu điểm

Độ bền cao và khả năng chống bụi bẩn tốt.


Bề mặt nhám hơn ABS.
Không bị bóng hoặc ngả màu sau một thời gian sử dụng.
Dễ vệ sinh do trơ với các hóa chất.
Chống chịu nhiệt độ tốt.
Nhược điểm

Giá thành cao


Dễ vỡ do chất liệu nhựa giòn.
Dễ cong vênh do co ngót chênh lệch cao.
Không có các tông màu tươi sáng.
3. Nhựa PC
Nhựa PC (Polycarbonate) trải qua điều kiện sấy nhất định nên có độ cứng cao. Nhờ độ trong suốt, nhựa PC thường
được dùng cho các bàn phím có đèn LED. Tuy không phổ biến như PBT hay ABS nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy
chất liệu này trên các thiết kế cao cấp của Razer. Nhựa PC có thể được sản xuất riêng hoặc trộn với ABS để tạo
thành ABS-PC.

Ưu điểm

Độ bền ngang ngửa ABS.


Không bị ngả vàng sau lâu ngày sử dụng.
Khả năng chống va đập tốt.
Tính thẩm mỹ cao do có độ trong suốt đặc trưng.
Tính ổn định nhiệt độ tốt.
Nhược điểm

Dễ nhìn thấy các vết trầy xước do va đập mạnh.


Cần vệ sinh keycap thường xuyên để đảm bảo tính thẩm mỹ.
4. Nhựa POM
Nhựa POM (Polyoxymethylene) có độ chống chịu rất cao, kèm theo khả năng chống trầy xước - chống
chất tẩy rửa nên nó được xếp vào hàng cực phẩm. Do giá thành quá đắt và quá khó để tùy biến nên có
rất ít nhà sản xuất chọn loại nhựa này để làm keycap. Thường thì những dòng keycap cao cấp kiểu này sẽ
được dùng để đánh dấu sự độc quyền hay đẳng cấp của hãng.
Ưu điểm

Bền bỉ, chống va đập cực tốt.


Chống hóa chất tẩy rửa giúp bạn dễ dàng vệ sinh keycap.
Chống trầy xước.
Tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm

Giá thành cao, ít nguồn sản xuất.


Khó chế tác.
Độ bám bề mặt ít, có cảm giác trơn trượt.
5. Nhựa PVC
Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) khá cứng, chủ yếu được dùng để làm keycap. Độ phổ biến chỉ đứng sau
ABS, được các hãng công nghệ lớn sử dụng do có giá thành rẻ. Tuy nhiên nhựa PVC chỉ có độ cứng và độ
bền trung bình, kèm theo đó là dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Ưu điểm

Giá thành phải chăng.


Màu sắc và kiểu dáng đa dạng.
Dễ vệ sinh và làm sạch do có bề mặt mịn.
Ít bị cong vênh.
Nhược điểm

Khả năng chịu nhiệt kém.


Độ cứng trung bình.
Độ bám tay không quá cao.
6. Kim loại
Ngày nay, nhiều nghệ nhân keycap cũng bắt đầu nâng tầm cuộc chơi khi sử dụng kim loại để tạo nên
những mẫu keycap độc lạ, có một không hai trên thị trường. Kim loại được sử dụng chủ yêu là nhôm,
kẽm hoặc hợp kim của chúng (do có trọng lượng nhẹ). Keycap kim loại sẽ có giá thành nhỉnh hơn ABS do
tốn chi phí gia công nhưng đổi lại, thành phẩm sẽ vô cùng ưng ý và đẹp mắt. Hơn thế, bạn còn có thể tùy
ý in chữ/hình hoặc khắc chữ/hình nổi lên keycap của riêng mình.
Ưu điểm

Khá bền, chống chịu nhiệt và va đập tốt.


Thành phẩm đẹp mắt, độc đáo.
Đa dạng màu sắc và kiểu dáng.
Nhược điểm

Giá thành cao.


Tạo tiếng ồn lớn khi gõ.
Một số keycap kim loại bám vân tay.
III. Một số keycap profile phổ biến nhất hiện nay
1. OEM
OEM (Original Equipment Manufacturer) là loại keycap profile thông dụng nhất. Dạng keycap này thuộc
loại sculpted profile (phím ở mỗi hàng sẽ có độ cao và nghiêng khác nhau để phù hợp với chuyển động
của các ngón tay khi gõ) nên độ cao và độ nghiêng giữa các hàng sẽ có sự chênh lệch và bề mặt các
keycap hơi cong lên như hình trụ để ôm các ngón tay, hay còn được gọi là phím Grab.

Giống như tên gọi của nó, OEM profile được áp dụng cho các bàn phím gốc của các hãng khi vừa tung ra
thị trường. Hầu hết các hãng lớn như Razer, Corsair, Logitech,... đều sử dụng OEM keycap profile cho sản
phẩm của họ. Nhưng vì quá phổ biến nên các OEM profile thường được đánh giá là gây ra cảm giác
"nhàm chán" khi gõ.
Ưu điểm

Độ cao và độ nghiêng được thiết kế vừa phải.


Độ cong bề mặt được dàn đều theo chiều ngang giúp phân bố lực hợp lý cho các ngón tay, giúp các đầu
ngón dễ phân biệt các phím từ đó gõ nhanh và chính xác hơn.
Dễ làm quen, dễ sử dụng.
Giá thành phải chăng.
Phổ biến trên thị trường nên dễ tìm mua.
Nhược điểm

Không thể thay đổi vị trí của keycap.


Tùy mỗi hãng thì OEM profile sẽ được tinh chỉnh riêng nên cần lưu ý về kích thước và hình dạng khi
muốn đổi keycap mới.
Không phù hợp với các bạn có bàn tay nhỏ do phải vươn tay nhiều, gây mỏi tay.
2. Cherry
Cherry profile có nguồn gốc từ hãng Cherry - "ông trùm switch cơ" đến từ Đức. Profile này có bề mặt
phẳng đều, độ nghiêng khá lớn ở các hàng cuối. Đây là dạng keycap được đánh giá là dễ sử dụng, có tính
thẩm mỹ cao và tạo cảm giác chắc chắn, êm ái khi gõ. Tuy không phổ biến như OEM nhưng Cherry cũng
được rất nhiều người ưa chuộng do có nhiều kiểu dáng, mẫu mã thiết kế đẹp mắt, cộng thêm sự tỉ mỉ
đến từng chi tiết của các kỹ sư người Đức.

Cherry khá giống với OEM nhưng độ cao có phần thấp hơn. Do vậy mà độ nghiêng ở các hàng cuối cũng
được tinh chỉnh để cân bằng lực của tay khi thao tác. Cherry đặc biệt phù hợp với các bạn có bàn tay nhỏ
hơn hoặc không muốn vươn tay quá nhiều khi gõ. Đây cũng là lý do chủ yếu mà nhiều người chuyển từ
OEM sang Cherry, dù giữa chúng không có quá nhiều sự khác biệt.
Ưu điểm

Cho trải nghiệm gõ phím cực tốt, ít mỏi tay khi phải gõ trong thời gian dài.
Phím gõ chắc và êm ngay cả khi gõ với tốc độ nhanh.
Thoải mái, dễ sử dụng.
Tính thẩm mỹ cao, nhiều kiểu dáng độc lạ.
Nhược điểm

Không tương thích với switch có đèn LED nằm dưới cùng.
Giá thành cao.
3. SA
SA profile được thiết kế bởi hãng Signature Plastics của Mỹ, hãng nổi tiếng với sự chỉn chu trong từng
công đoạn sản xuất khi mỗi keycap đều được đúc theo công nghệ doubleshot và cho ra chất lượng hàng
đầu. Keycap SA thuộc dạng "hardcore", với độ cao phím hơn hẳn OEM, thích hợp với những người dùng
nhiều lực khi gõ phím hay những người thích cảm giác mạnh. Profile này có độ lõm vừa phải, dáng cao và
khi kết hợp với nhựa ABS tạo ra độ bóng mượt đặc trưng cho các phím, tạo cảm giác vô cùng thuận mắt
và lên hình cực đẹp.

Tuy không cho trải nghiệm gõ tối ưu như OEM hay Cherry nhưng SA lại rất được săn đón do thiết kế đẹp
mắt mà lại rất hiếm trên thị trường. Đối với dân chơi bàn phím cơ thì việc sở hữu keycap profile SA
chứng tỏ được niềm đam mê to lớn cũng như sự kiên nhẫn của họ bởi phải mất vài tháng, thậm chí vài
năm để mua được, chưa kể trường hợp bạn không tìm được nơi bán dòng profile này.
Ưu điểm

Keycap cực bền bỉ với công nghệ gia công doubleshot.


Thiết kế đẹp mắt với các đường cong rõ ràng, chắc nịch nhưng không kém phần hài hòa.
Trình tự sắp xếp các hàng hợp lý tạo cảm giác hút mắt.
Nhiều kiểu dáng độc lạ, tạo nên chất riêng của bạn.
Nhược điểm

Không tối ưu như OEM hay Cherry.


Giá thành cao.
Độ cao phím dễ gây mỏi tay, thường phải mua kèm miếng đệm kê tay.
4. DSA
DSA profile cũng đến từ nhà SP. Khác với người anh em SA, keycap DSA có độ cao keycap thấp và mỗi
hàng đều cao bằng nhau. Bề mặt có phần hơi lõm nhẹ để ôm các ngón khi thao tác. Ngoài ra các phím
cũng được thiết kế với bề mặt rộng, giúp người dùng tránh cảm giác gò bó khi sử dụng. Tổng thể DSA cho
người dùng cảm giác đơn giản, hài hòa và thanh lịch. Tuy nhiên với độ thấp đặc trưng thì DSA không phù
hợp với các loại switch tactile hay clicky, âm thanh bật ra sẽ không trong hay sáng như các loại high
profile (phím cao).
Ưu điểm

Keycap thấp nên gõ lâu không bị mỏi tay.


Đơn giản, gọn nhẹ, thanh lịch.
Bề mặt rộng và lõm vào trung tâm cho trải nghiệm gõ tốt.
Kí tự to dễ nhìn nằm chính giữa keycap.
Dễ làm quen, dễ sử dụng.
Nhược điểm

Không phù hợp với switch dạng tactile hay clicky.


https://www.thegioididong.com/game-app/keycap-la-gi-cac-loai-keycap-profile-keycap-pho-bien-nhat-
1379630
Keycaps Artisan Là Gì?
Mua Keycaps Artinsan Uy Tín Và Chất Lượng Tại Hà Nội

Keycap Artisan hay còn gọi là keycap nghệ thuật - được làm bởi các nghệ nhân làm keycap. Đặc điểm của
chúng đó là không được sản xuất đại trà. Mỗi một keycap artisan đều được thiết kế và làm theo một
cách riêng biệt.
1.Ưu điểm:

- keycap artisan có thể chiều lòng tất cả mọi người, ngay cả những người khó tính nhất. Chỉ cần bạn biết
mình muốn gì, và muốn keycap của mình trông như thế nào. Bạn có thể làm một mẫu keycap với khuôn
mặt một chú chó, một hồ cá, một hàng cây ... mọi thứ đều có thể đưa lên các mẫu keycap artisan, miễn
là bạn có sức tưởng tượng là được.

- Chất liệu làm nên các mẫu keycap artisan thường rất đa dạng, có thể là nhựa, đất sét, gỗ, acrylic, thậm
chí là cả các kim loại quý như bạc hoặc vàng. Bạn có thể tùy chọn chất liệu mà mình mong muốn, sao cho
phù hợp với sở thích cũng như thói quen của mình.

- Keycap artinsan đại diện cho cá tính và gu thẩm mỹ của bạn: một khi bạn đã chọn mua và thay vào bàn
phím của mình, những mẫu keycap artisan sẽ thể hiện sự tinh tế, khác biệt cũng như "độ chất" của chủ
sở hữu. Keycap artisan cũng giúp cho tổng thể, ngoại hình bàn phím của bạn được nâng lên một tầm cao
mới

2.Nhược điểm:
- Điều đầu tiên phải nói về các mẫu keycap này, đó là chúng rất đắt. Vì như đã nói ở trên, mỗi một mẫu
keycap artisan làm ra đều theo một cách riêng, chất liệu riêng và "độ chất" riêng. Việc chế tác ra một
mẫu keycap artisan được ví von như tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ vậy.

Nó vô cùng phức tạp, và tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức, sự sáng tạo của những nghệ nhân
làm ra. Vì lẽ đó, hãy cân nhắc về chuyện tiền nong trước khi chọn cho mình một mẫu keycap artisan nhé.

- Vì là các sản phẩm handmade, nên thời gian đặt hàng của những mẫu keycap này sẽ khá lâu. Có thể lên
tới vài tháng cũng có. Chấp nhận thôi, muốn chất thì phải từ từ mà :D

- Như ở trên đã đề cập, có rất nhiều chất liệu để có thể chế tác ra keycap artisan. Và dĩ nhiên, khi làm
bằng những chất liệu khác nhau thì cảm giác bấm ít nhiều sẽ bị thay đổi. Vì lẽ đó, thường các vị trí được
chọn để dùng keycap artinsan sẽ là phím ESC hoặc các phím ít khi phải dùng tới.

- Và cuối cùng đó chính là chất lượng. Hiện tại có rất nhiều những mẫu keycap artisan trên thị trường,
bạn nên chọn mua ở những cơ sở, trang wed uy tín để tránh bị lừa đảo và mua phải những keycap kém
chất lượng.
3. Cách làm Keycap Artisan:

Dù cầu kì thế nào đi chăng nữa thì keycap artisan vẫn được làm bằng phương pháp đổ khuôn truyền
thống mà thôi.

Bạn sẽ lấy khuôn, và đổ các chất liệu như nhựa, đất sét ... để hình thành những hình dạng đầu tiên của
keycap. Bước tiếp đến mới là quan trọng và phức tạp. Đó là bước tạo hình. Sẽ có 3 dạng nút khác nhau
và áp dụng những kỹ thuật khác nhau, đó là:
- Random Petri (dạng keycap đổ mực để tạo hiệu ứng)
- Encapsulation keycap (dạng keycap sử dụng những hình in 3D, hoặc những khuôn hình có sẵn và đổ
mực vào bên trong)
- Sculpting keycap (hay còn gọi là nút điêu khắc):
Ok, giờ mình sẽ giới với các bạn bộ sưu tầm keycap artisan đẹp nhất 2020 nhé!
https://ezpc.vn/keycap-artisan-la-gi-mua-keycaps-artinsan-o-dau-chat-luong.html
Jelly Key Keycaps - Quá tự hào, nút bấm của người Việt đoạt giải
keycap đẹp nhất thế giới 2016
Xin được chúc mừng đội ngũ sản xuất keycap Việt Jelly Key với giải thưởng danh giá này đến từ
cộng đồng bàn phím cơ thế giới Deskthority.
Ra mắt cộng đồng game thủ nói chung và những người hâm mộ bàn phím cơ tại Việt Nam cũng
như trên thế giới nói riêng từ hồi tháng 03, ngay lập tức Jelly Key, dự án sản xuất các nút bấm
dành cho bàn phím cơ của người Việt Nam đã bùng nổ và nhận được rất nhiều sự ủng hộ và
quan tâm của toàn thế giới chứ chẳng hề gói gọn trong khuôn khổ làng game Việt.

Mới đây nhất, trong cuộc bầu chọn để tìm ra keycap sản xuất thủ công (artisan keycap) xuất sắc
nhất năm 2016 của cộng đồng diễn đàn Deskthority, quy tụ những người đam mê bàn phím trên
toàn thế giới vừa kết thúc vào ngày 10/12 vừa qua, Jelly Key đã giành được giải thưởng danh giá,
ghi nhận công sức của toàn bộ đội ngũ phát triển và sản xuất nút bấm bàn phím cơ đến từ thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam này. Đáng chú ý, cuộc bình chọn được thực hiện lấy ý kiến của chính
những thành viên đang hoạt động trong diễn đàn, chính vì thế ý kiến của họ là trung lập, khách
quan và đáng tin cậy nhất.

Nhìn lại những "đối thủ", những mẫu keycap được sản xuất thủ công cạnh tranh giải thưởng với
Jelly Key đều có ngoại hình và chất lượng vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên với chất lượng, ngoại hình
và cả số lượng mẫu mã đa dạng đã khiến Jelly Key thời gian qua trở thành một cơn sốt đúng
nghĩa với cộng đồng bàn phím toàn cầu. Trong khi đó, mời các bạn cùng theo dõi những cái tên
được xướng danh trong cuộc bình chọn mang tên DTA 2016 này:

Kosmonavt là sản phẩm hợp tác giữa KeyCollectiv và Booper, hai cái tên sản xuất keycap khá nổi
trên thế giới. Mang đậm phong cách "lạc lối ngoài không gian", những chiếc nút với hình các anh
chàng phi hành gia vũ trụ nhưng bên trong chiếc mũ tiếp dưỡng khí là những chiếc đầu lâu vừa
khiến người sử dụng ám ảnh và ấn tượng vì mức độ chi tiết của chúng.
Fugu của Eat_the_food thực sự là một sản phẩm ấn tượng cả bề ngoài lẫn chất lượng hoàn
thiện. Lấy tên món cá nóc cực độc nhưng lại là một trong những món quốc hồn quốc túy của
người Nhật Bản, mẫu keycap này vừa cảm giác nguy hiểm lại vừa... đáng yêu.

Bạn hẳn còn nhớ Back to the Future chứ? Lò phản ứng Flux Capacitor chắc chắn không bao giờ
nhỏ nhắn xinh xắn như trong chiếc keycap này đâu. Thậm chí bên trong keycap, ba "lõi" của lò
phản ứng được Clank Factory sản xuất này còn biết tự phát sáng trong đêm nữa, quá chất!
Những cô nàng game thủ hay những người yêu thiên nhiên chắc chắn sẽ mê tít những mẫu
keycap mang tên Fruit Reboot này của Key Kollective. Trước đó hãng đã tung ra series keycap
mang tên Snackeys, thế nhưng sau khi chứng minh được độ hot của chúng, họ buộc phải "hồi
sinh" và tạo ra những phiên bản mới tuyệt đẹp như thế này.
Cuối cùng không ai khác chính là Jelly Key của người Việt Nam. "Nhồi nhét" cả dải ngân hà lung
linh vào bên trong một chiếc keycap có kích thước bề mặt chỉ bằng đầu ngón tay cái là điều
không hề dễ dàng. Thế nhưng họ đã làm được, và không chỉ dừng lại ở đó, những mẫu keycap
được giới thiệu trong thời gian qua đã tạo ra cơn sốt đúng nghĩa đen trong cộng đồng người yêu
bàn phím cơ trên toàn thế giới.
Bạn có thể bỏ cả triệu Đồng mua một nút bấm của HolyOops bằng nhôm, tinh xảo và ấn tượng,
với những thiết kế đẹp đến rớt tim, điều đó không quan trọng bằng việc chiếc keycap mà chúng
tôi từng giới thiệu tới các bạn độc giả trong bài viết trước được anh Hùng cùng đồng sự bỏ
những hạt đá quý thường dùng để làm tranh đá vào bên trong. Kết quả là, khi kết hợp với đèn
LED của phím cơ, chiếc keycap trở nên lung linh, như một món trang sức trong cửa hàng được
rọi đèn vào khoe ra những đường nét đẹp nhất vậy.
Jelly Key không đi vào lối mòn của những chiếc keycap xuyên LED hay những bộ cap màu sắc sặc
sỡ PBT hay ABS mà người ta hay tìm mua ngoài cửa hàng gear. Họ làm keycap đúng với mục tiêu
sống của bản thân. Họ không chạy theo thị trường, mà trái lại, tạo ra những món đồ độc, không
làm số lượng lớn, nhưng mỗi chiếc cap đều được làm vô cùng tỉ mỉ với nhiều công đoạn hoàn
thiện.
Nhìn vào chiếc keycap galaxy là thấy, chẳng riêng gì chúng ta, không chỉ có những người mê
phím cơ Việt, mà ngay cả cộng đồng thế giới cũng phát cuồng lên vì sản phẩm mà anh tạo ra, sắp
bán ngoài thị trường. Chưa bao giờ, cần phải nhắc lại để nhấn mạnh bất chấp lỗi lặp từ mà tôi rất
ghét, chưa bao giờ cộng đồng phím cơ Việt lại sôi động và được nhiều người chơi mech trên
toàn thế giới biết đến như khi dự án Jelly Key. Ai cũng muốn sở hữu cho mình những món đồ
độc chưa từng có bất chấp cái giá trên trời của một chiếc keycap do anh làm thủ công.

Một lần nữa, xin được chúc mừng Jelly Key với giải thưởng danh giá này. Hy vọng rằng nó sẽ tiếp
sức cho đội ngũ phát triển sản phẩm có được thêm thật nhiều những dự án, những mẫu keycap
bàn phím cơ ấn tượng nữa để chứng minh bằng hành động, bằng sản phẩm cụ thể với thế giới
rằng, người Việt Nam có đôi bàn tay, khối óc và sức sáng tạo chẳng hề thua kém gì nước ngoài,
nếu không muốn nói là hơn.
Cuối cùng, mời các bạn chiêm ngưỡng những mẫu keycap ấn tượng trong thời gian qua của Jelly
Key:
https://genk.vn/qua-tu-hao-nut-bam-cua-nguoi-viet-doat-giai-keycap-dep-nhat-the-gioi-2016-
20161213143204653.chn
Jelly Key Việt Nam đạt giải keycap thủ công đẹp nhất năm 2016 theo bầu chọn trên Deskthority

Deskthority - diễn đàn bàn phím cơ lớn nhất và uy tín nhất thế giới đã vừa tổ chức cuộc thi bầu
chọn thiết kế keycap được chế tạo thủ công đẹp nhất năm 2016 và sau 6 ngày bầu chọn trong
khuôn khổ vòng 3 cuộc thi, Jelly Key - thương hiệu keycap thủ công của anh Trần Mạnh Hùng đã
giành giải nhất với 73 phiếu bầu, vượt qua các đối thủ nổi tiếng khác trong làng chế tạo keycap
thủ công trên thế giới điển hình là Clack Factory.

Theo thông tin từ Deskthority, ở vòng 3 có 5 bộ keycap dự thi bao gồm Kosmonavt của
KeyKollectiv x Booper; Fugu của eat_the_food, Flux Keypacitor của Clack Factory, Fruit Reboot
của Key Kollective và Nebula của Jelly Key.
Mỗi bộ keycap được chế tác theo một chủ đề riêng. Chẳng hạn như Kosmonavt khai thác ý
tưởng từ bộ phim "Lost in space", keycap có hình dạng như một phi hành gia với bộ đồ bảo hộ
đủ màu sắc.

Trong khi đó, Fugu - cái tên nói lên tất cả, một chiếc keycap hình con cá nóc độc và cũng là món
ăn nổi tiếng tại Nhật. Cá nóc chứa độc tố thần kinh tetrodotoxin, chỉ một lượng nhỏ là đủ giết
chết một người trưởng thành và bạn sẽ có nguy cơ tử vong rất cao nếu ăn cá nóc Fugu không
được chuẩn bị kỹ. Nếu ăn cái keycap hình cá nóc này thì có thể bạn không chết nhưng keycap
đẹp là thứ sẽ giết chết chiếc ví của bạn (đắt lắm 😆.
QUẢNG CÁO
Clack Factory với bộ keycap Flux Keypacitor lấy ý tưởng từ Flux Capacitor - thiết bị giúp chiếc xe
DeLorean trở thành cỗ máy thời gian trong phim Back from the future.
Chuyển sang Fruit Reboot, những keycap với chủ đề đồ ăn là đặc sản của Key Kollective và nhìn
vào nó, bạn sẽ có cảm giác muốn ăn ngay mẩu dưa hấu hay thanh long ngon mắt đó.
Và cuối cùng là keycap Nebula của Jelly Key với thiết kế rất ấn tượng, chứa cả đám mây tinh vân
trong một chiếc nút bấm, rất vi diệu. Mình có hỏi anh Trần Mạnh Hùng, người thiết kế ra chiếc
keycap này thì anh cho biết đây là 1 trong số 6 keycap thuộc bộ sưu tập Gem Collection, trong đó
mỗi keycap sẽ chứa một thiên hà hay một nơi nào đó trong vũ trụ. Điều đáng tiếc là Gem
Collection không bán nhưng Jelly Key còn sản xuất nhiều loại keycap khác rất độc đáo mà anh em
có thể tham khảo tại đây.

Jelly Key là một thương hiệu thuộc Joinhandmade (Joiha) - một công ty do anh Trần Mạnh Hùng
và 3 anh em khác thành lập và sản phẩm đầu tiên được anh tung ra thị trường chính là chiếc tai
nghe làm thủ công Made in Vietnam - Jellyear.

 Trên tay tai nghe Jellyear: thiết kế đẹp, hoàn thiện tốt...
Một lần nữa xin chúc mừng Jelly Key và mời anh em xem toàn bộ 6 keycap trong bộ sưu tập Gem
Collection:
 

 
 

 
 

https://tinhte.vn/thread/jelly-key-viet-nam-dat-giai-keycap-thu-cong-dep-nhat-nam-2016-theo-
bau-chon-tren-deskthority.2665016/
Offline chia sẻ về Keycap Artisan ARTKEY

Mình là newbie mới tìm hiểu về phím cơ custom được tầm 3 tháng, mình đã tìm được chiếc bàn phím
đúng sở thích (anh em hay gọi là endgame) nên có lân la tìm hiểu qua keycap. Lúc này mới biết có 2 loại
keycap: 1 loại dùng để gõ và 1 loại dùng để ngắm. Loại để gõ thì đủ kiểu, từ vài trăm đến hàng triệu, chục
triệu đồng một bộ. Còn “keycap ngắm” không phải là không gõ được mà bởi giá trị của nó quá lớn nên gõ
rất xót nên thành ra anh em chỉ gắn phím để ngắm, nhiều quá thì cất hộp luôn. Cả 2 loại gõ và ngắm đều
mang lại một cảm giác gì đó rất khó tả, nên cộng đồng chơi phím cơ hay gọi là “nghiện nhựa”. Từ “nghiện
nhựa” chỉ chung tất cả những thứ có trên bàn phím: case, switch, keycap…
Mình chỉ mới tìm hiểu gần đây được vài tháng, đầu tiên là ở kênh facebook vì công việc chính của mình
trên facebook nhiều. Rất ấn tượng bởi những keycap artisan từ các team Artkey, Golden Star Keycap
(GSK), Melonkeys, DCcaps, Jellykey, Dwarf Factor, Zy Cap, The box keycap, …

Cuối tuần rồi ngày 4.4, một trong những ngày đẹp của “tháng tư là lời nói dối của em”. Team Artkey có
buổi offline nhỏ tại quán cà phê ở quận 10, đây cũng là địa điểm mà anh em Vietnam Mechanical
Keyboard (VNMK) hay offline. Mình đã tranh thủ đi sớm và mang theo phím để anh em VNMK “bắt
bệnh” và “phát thuốc”. Cuối cùng mình được "kê đơn" bộ keycap CRP và mình đang viết bài này bằng bộ
keycaps đó.
Đúng 10h sáng hơn, anh Hồ Tuấn Vũ (Founder, phụ trách truyền thông, quản lý tài chính và bán hàng
team Artkey) đã đến và chọn vị trí gần anh em VNMK. Buổi offline diễn ra khá vui vẻ, vì bàn phím cơ và
keycap artisan đều có sự liên kết nên anh em giao lưu qua lại thoải mái. Những buổi offline về bàn phím
cơ tại cafe Tinhte anh Hiệp cũng có chia sẻ nhiều, mọi người có thể tham khảo trên diễn đàn hoặc bài
gần nhất tại đây: https://tinhte.vn/thread/hinh-anh-anh-em-phim-co-cafe-sang-qua.3297493/
Giới thiệu sơ về Artkey, là một team của Việt Nam được thành lập bởi 3 anh Hồ Tuấn Vũ, Võ Đình
Khương và Phạm Minh Hiếu. Vốn yêu thích bàn phím cơ và phụ kiện máy tính, cùng với con mắt của
người làm kinh tế, Vũ nhanh chóng phát hiện một “ngách nhỏ” về sản phẩm custom keycap (nắp bàn
phím) trên thị trường. Tháng 3/2017, anh chàng rủ Hiếu cùng làm những sản phẩm keycap thủ công
(artisan keycap) đầu tiên. Bốn tháng sau, Khương bắt đầu gia nhập để hoàn thiện những kỹ thuật mà hai
người bạn của mình chưa thực hiện được. Và như thế, Artkey ra đời.

Những mẫu keycap của Artkey có giá tầm 70-100$/1unit nhưng chỉ bán bằng hình thức raffle (người mua
điền thông tin vào form để tham gia danh sách, Artkey sẽ chọn ra bạn may mắn trong danh sách được
mua). Khác với Give away trên tinhte anh em hay chơi, trúng là nhận luôn 😁
Chính bởi vì số lượng có giới hạn (10-15 nút/mẫu) trên toàn thế giới, nên việc sở hữu là cực kì khó. Đôi
khi người trúng ở ngước ngoài, nếu muốn sở hữu được chúng bạn phải trao đổi và phải săn tìm mua trên
chợ Discord, reddit.
Theo anh Vũ chia sẻ, team Artkey thường có những hoạt động dành cho cộng đồng, cụ thể vào ngày 2.4
vừa rồi Artkey đã đấu giá “Bé heo vũ trụ”, toàn bộ số tiền được ủng hộ cho chương trình IDONTMIND.
Cập nhật đến hiện tại số tiền đấu giá được là 6000$.
Mẫu Sirius Batman từng mang đấu giá từ thiện 100.000.000đ. Tất cả số tiền đấu giá được đều dùng cho
mục đích từ thiện.
Tại Việt Nam cũng không thiếu “chủ tịch” chơi artisan, vừa qua cộng đồng Vietnam Gaming Setup cho
đấu giá 2 em Sirius Milky do Artkey làm được tài trợ bởi mod Thạnh Q Nguyễn. 1 bé đấu giá được
26.000.000đ ủng hộ cho quỹ Tấm lòng vàng của VTV và 1 em đấu giá ủng hộ cho quỹ Cặp lá yêu thương
của VTV với số tiền 14.500.000đ.

Và năm 2020 vừa qua thì admin cộng đồng Vietnam Artisan Keycap - Xuan Dat đã đấu giá 1 bé Sirius
Dracula với số tiền 31.500.000đ ủng hộ cho 1 quỹ từ thiện để giúp đỡ cộng đồng miền trung.
Ban Nam Michael đấu giá nút Sirius Noel trên cộng đồng Vietnam Mechanical Keyboard ủng hộ Quỹ
phòng chống dịch với số tiền 50.000.000đ (Giữ kỷ lục nhất Việt Nam thời điểm 2020).
Buổi offline anh Hồ Tuấn Vũ có mang đến 2 chiếc bàn phím Matrix Noah (có giá trị tầm 10-14tr) theo anh
chia sẻ đây là dụng cụ gắn keycap lên chụp hình. Artkey luôn có những hoạt động vì cộng đồng, toàn bộ
số tiền đấu giá đều được dùng cho mục đích từ thiện. Năm 2021 anh Vũ có chia sẻ Artkey sẽ làm một
hoạt động lớn cho cộng đồng như xây trường học (cười).

Anh em tham gia buổi offline đều có mang theo keycap mà minh đã sưu tầm được từ các maker VN và
quốc tế không chỉ riêng Artkey. Mình khá ấn tượng bởi một bạn trẻ, hiện đang là sinh viên ĐH Hoa Sen
mang theo một bộ sưu tập keycap của mình với nhiều mẫu cực đẹp và hiếm, có những bé giá trị mua
bán/ trao đổi hiện tại có giá trị khá lớn.
“Hiện tại hộp em còn trống khá nhiều, nên mục tiêu của em là phải lấp hết chỗ đó, mà em chỉ sưu tầm
mấy con số lượng cực giới hạn” – Lâm Tuấn Kiệt.
Khoảng 30 phút sau một bạn trẻ xuất hiện, bắt đầu lôi trong ba lô ra 3 hộp keycap mà anh em xem qua
đều trầm trồ. Theo một số bạn chia sẻ thì đây là những mẫu đầu tiên của Artkey (tức là đã có từ 4 năm
trước) và những mẫu có colorway cực hiếm, chủ nhân của bộ sưu tập trên không có tại buổi off mà ủy
quyền cho bạn Bảo mang theo giới thiệu cho anh em.

Một trong số các hộp Bảo mang theo. 9 x 6 = 54 em. Theo anh em chia sẻ hàng A đầu tiên mỗi em hơn 1K
Biden, hộp này đâu đó tầm “1 tỷ” các bạn ạ.
Hộp thứ 2 với những mẫu có colorway cực hiếm và cực đẹp rất được nhiều anh em săn đón, không chỉ
tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhất là mấy anh TQ chơi cực đậm chất khó nhả, và bé 420 được mấy
anh bên Mỹ rất thích.
Hiện tại mình chưa sở hữu bé Sirius nào cả, mình chỉ mới đặt mua lại 1 slot Sirius fulfillment từ các anh
em trên chợ. Vì vậy mình có tìm hiểu một vài cách để sở hữu Keycap Artisan Artkey và nhiều maker khác
ở Vietnam và toàn thế giới.

1. Tham gia Raffle:


Mỗi tuần các team sẽ mở bán số lượng 10 - 20kc theo hình thức raffle. Anh em follow các kênh discord,
facebook, instagram…. điền form và chờ đợi nhận invoce paypal. Kiểu này phụ thuộc nhân phẩm và khả
năng tích cực quay tay. mình có hỏi anh em thì thời gian trúng tùy team, có thể là 1-2 năm, nhân phẩm
tốt thì vài tháng có khi vài tuần :D
- Cách tham gia raffle Artkey: Truy cập website https://artkeyuniverse.com/ để theo dõi, có thông báo
thời gian cụ thể.
- Tham gia Raffle keycap Artisan khác tại post anh Sinh Tran: LINK
2. Mua các phiên bản Fulfillment:
Các phiên bản này có số lượng nhiều hơn, thỉnh thoảng sẽ cho mở bán tùy vào team. Form mở bán các
bạn cũng phải nhanh, vì thông tin để 24H nhưng điền chậm là hết. Đợt Sirius Fulfillment gần nhất Artkey
mở trong vòng 30 phút đã đóng form vì hết số lượng.
3. Mua lại từ người sở hữu:
Việc mua lại cũng khó hay dễ còn tùy thuộc vào sản phẩm bạn cần mua. Những mẫu fulfillment thì tương
đối dễ, tốn hơn chút so với giá gốc. Còn những mẫu Raffle thì việc mua lại cực khó, thậm chí bạn phải trả
gấp 3 - 10 lần giá trị tùy vào độ đẹp và hiếm. Chưa kể người sở hữu có chịu nhả cho bạn hay không nữa.
Có khi bạn phải tốn khá nhiều thời gian để “gạ” mua hoặc nâng cao trình độ tiếng anh để “gạ” các anh
phương tây.
4. TRADE (trao đổi):
Nếu bạn muốn săn mẫu mình cần sở hữu nhưng nó khá hiếm thì trade là việc dễ dàng hơn nhưng bạn
phải sở hữu sản phẩm mà bên kia cần. Việc trade dựa vào Trade Value (giá trị trao đổi) tùy vào sản phẩm
và thỏa thuận 2 bên. Tham khảo về Trade Value tại đây.
5. BID (đấu giá):
Danh cho các “chủ tịch”. Những mẫu mang đi bid thường có số lượng cực giới hạn và Artkey thường bid
cho mục đích từ thiện nên các sản phẩm thường có giá trị cực lớn mang tính chất tinh thần hơn nên
không định giá được :D
6. Ngắm và sờ (Nếu bạn chưa sẵn sàng cho cuộc chơi hoặc tài chính chưa cho phép):
Bạn có thể lướt các kênh như Facebook, Instagram, Discord, Reddit… để ngắm những em mà mình thích
và chờ đợi một ngày offline để đi sờ để cảm nhận và hít mùi “nhựa” :D
Bài viết từ góc nhìn và tìm hiểu của newbie tại thị trường Việt Nam.
Hy vọng sắp tới Tinhte có buổi offline cho anh em chơi phím và anh em chơi Keycap Artisan.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài!
Nguồn thông tin: Artkey, elledecoration, Vietnam Artisan Community, Vietnam Gaming Setup, Vietnam
Mechianical Keyboard. Và một số anh em đã cung cấp ảnh.
https://tinhte.vn/thread/offline-chia-se-ve-keycap-artisan-artkey.3306933/
Dân chơi sẽ không thể chối từ những mẫu keycap tinh xảo,
sang chảnh như thế này

Nói tới keycap là nói tới niềm đam mê vô tận, thậm chí bị người ngoài coi là “ghiền vô độ”. Làm mới keycap,
thay keycap, custom keycap đều là cách nói khác nhau của dân chơi. Keycap có sức hút mãnh liệt một phần là
vì nó dễ chơi. Ai cũng có thể làm được, chỉ cần có bàn phím cơ, có chút ngân lượng và nhiều hơn một đam
mê là đã đủ làm vốn, không cần phải biết quá nhiều về kỹ thuật hay các kỹ năng phức tạp mà vẫn custom
được bàn phím một cách điệu nghệ.
Nguyên nhân thứ hai là vì keycap là một thế giới không bao giờ có điểm dừng (ít nhất là cho tới thời điểm
mình viết bài này). Với muôn hình vạn trạng, từ chất liệu, màu sắc, hình dạng, kiểu ký tự, kiểu thiết kế cho tới
profile khác nhau. Mỗi một bộ keycap tương thích khi gắn vào đều mang lại cảm giác mới lạ riêng cho bàn
phím cơ của bạn.
Nguyên nhân cuối cùng là vì keycap còn là thước đo “đẳng cấp” người chơi. Có những loại keycap rất đắt vì
nhiều lý do, lại có những keycap đặc biệt quý hiếm mà dù nhiều tiền chưa chắc đã mua được. Nếu có chúng
trong tay hẳn bạn sẽ tự hào lắm.
Và trong bài viết này mình muốn giới thiệu tới anh em một vài mẫu keycap từ đơn tới bộ, từ cổ điển tới hiện
đại, đang rất được lòng dân ngành hiện nay. Xem như một bài tham khảo bỏ túi trước khi mua một bộ mới về
xài ^_^
Keycap cổ điển
Đặc điểm chung của các keycap (bộ/lẻ) cổ điển
 Tất nhiên là không đèn
 Tương thích với stem chữ thập kinh điển của Cherry và cloned-Cherry switch.
 Có các màu sắc cổ điển, đa phần là đơn sắc
 Phong cách thiết kế tối giản, từ font chữ đến màu nền và hình dáng bên ngoài
 Keycap cổ điển đa phần chú trọng vào chất lượng, độ bền và sự tinh tế. Nên nếu đã dùng của các
thương hiệu lớn thì giá cũng từ tầm khá cao trở lên.
 Thường có chất liệu ABS hoặc PBT
Các loại keycap cổ điển này khi dùng mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, chơi game được mà dùng bình
thường cũng đẹp, hợp. Nói chung không có bất cứ rào cản nào cho người dùng. Chỉ cần thích và ưng mắt là
được.
Mẹo khi mua keycap cổ điển
1/ Chơi tone màu thật tinh tế
Có thể là tone màu trái ngược với nền bàn phím đang dùng hoặc có thể hòa lẫn thành một thể thống nhất
nhưng có điểm nhấn. Chơi cách nào là tùy người dùng. Nhưng cách phối màu là yếu tố đầu tiên bạn cần xác
định trước khi mua các keycap cổ điển.

Keyc
ap Filco High profile Doubleshot dành cho bàn phím Filco Minila-AIR tone màu Ice nhẹ nhàng, mát mắt
(Tham khảo thêm các tone màu khác của Keycap bộ Filco high-profile Doubleshot Minila-AIR tại đây)
2/ Chọn profile
Profile keycap đại khái dễ hiểu la độ nghiêng và độ cao của các hàng keycap. Mỗi profile sẽ có đặc điểm và ưu
nhược điểm riêng. Nhưng theo mình thì phổ biến nhất, dễ chơi nhất là profile OEM và profile SA.
OEM thì vừa tầm, không quá cao không quá thấp, có độ lài nhẹ, mặt lõm nhẹ ôm lấy ngón tay, thân thiện, dễ
làm quen, chạm tay là dùng được ngay và có độ phổ biến cao nhất. Nhược điểm là vì quá thường thấy nên
đâm ra trông cũng hơi chán thật.

Keycap lịch Filco dùng profile OEM thân thiện, dùng khá hay ho vì có tích hợp lịch số dễ nhìn, tinh xảo
(Tham khảo thêm các mẫu keycap Filco lẻ profile OEM tại đây)
SA profile là các keycap dạng cao, có các đường vát và độ nghiêng đặc trưng rất đẹp mắt. Ưu điểm là rất
ngầu, chất, chụp hình đảm bảo ăn ảnh 110%, có tác dụng làm nổi bàn phím dù là lẻ hay bộ. Nhược điểm là
cần một thời gian ngắn để làm quen đặc biệt với ai đã quen dùng profile thấp hơn, cũng dễ mỏi tay hơn nên
nếu dùng có thể đi kèm với đồ kê cổ tay cho thoải mái. Giá cũng thường đắt hơn vì chất liệu và số lượng
nguyên vật liệu cùng cách sản xuất phức tạp hơn.

Đây là mẫu Keycap Filco High profile Doubleshot (Yellow) có giá 1.870.000, không thua kém gì so với các SA keycap
bộ từ Mỹ, nhưng giá lại tiết kiệm hơn nhiều, màu sắc lại bắt mắt
(Tham khảo thêm rất nhiều tone màu tinh tế của các bộ keycap Filco SA profile doubleshot tại  đây. Hình bên
dưới là sau khi đã ráp mẫu vào bàn phím. Trông đồ sộ và chắc nịch mọi người nhỉ)
Còn đây là một mẫu keycap lẻ SA profile Kamaboko cũng từ Filco. Anh em xem khi ráp vào chiếc bàn phím
Filco Minila-R (profile medium), chỉ có hai chiếc vàng trắng thôi mà nổi lên bần bật. Các bạn chơi game có hai
nút Fn tanh tách thế này thì còn gì bằng.
(Tham khảo thêm các mẫu SA keycap lẻ Filco tại đây)
Lưu ý là dù mua keycap lẻ hay keycap bộ thì anh em cũng cần chọn profile cho khớp với bàn phím đang có ở
nhà nhé, nếu không nó lởm chởm một cách không dụng ý nhìn kỳ lắm, lại còn khó gõ nữa.
3/ Keycap cổ điển lẻ hay bộ nhỏ, đã chơi thì phải cho chất
Mình có một kinh nghiệm hay hay muốn chia sẻ với anh em trong phần chơi keycap cổ điển này. Đó là khi
muốn custom bàn phím với một hoặc một vài keycap lẻ kiểu cổ điển thì tốt nhất là nên cho nó thật sự nổi
luôn, bằng màu sắc, kết cấu, chất liệu và độ cao, cho những vị trí thực sự “đắt địa”.
Như mình vẫn hay dùng 1-3 em keycap Esc Filco để lồng ghép vô bộ phím, hoặc lâu lâu cao hứng lại đổi một
bộ WASD mới, khi tụt mood lại cho một hai cái keycap lá cờ vô làm cảm hứng sáng tạo. Chỉ cần một thay đổi
nhỏ, nhưng đáng, sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Bộ này mình cho lên đĩa bàn phím Filco Shibuki Black kèm 3 món ăn phụ:
 Keycap sơn mài Aritisan Filco
 Bộ nhỏ keycap WASD Filco tone vàng
 Và bộ 5 màu keycap logo Filco
Nhìn thôi đã muốn bay vào gõ ^_^
Còn đây là một trong các em keycap Filco lá cờ mình đang có ở nhà.
Đây, trọn bộ quốc kỳ hehe
Keycap hiện đại
Là các mẫu keycap thường dùng cho các bàn phím cơ gaming hiện đại bây giờ. Thường có điểm chung là:
 Đi chung với hiệu ứng xuyên đèn, ký tự xuyên đèn, các chất liệu trong suốt hoặc trong nhẹ để tạo
cảm giác lung linh nhẹ nhàng cho dàn đèn phía dưới.
 Phù hợp với các chân switch Cherry và cloned-Cherry
 Thường có phối màu hiện đại như gradient, in cùng họa tiết hoặc hình ảnh phong phú
 Chất liệu dùng để sản xuất đa dạng từ ABS, PBT, nhựa tổng hợp khác đủ cả.
 Giá cả đa dạng từ thấp tơi trung bình hoặc cao cấp đều có.
Đề xuất vài bộ keycap PBT trường phái hiện đại và thiết kế tinh tế
Đầu tiên là các bộ keycap Aura PBT của Glorious, thương hiệu hotswap keyboard đầu tiên trên thế giới
chuyên về bàn phím hot-swap và custom. Hiện ở ViệT Nam thì dòng keycap bộ này có hai màu đen trắng, với
đặc trưng là thiết kế pudding, xuyên LED ở phần nhựa trong ở mặt dưới và phần ký tự xuyên LED ở trên. Như
anh em có thể thấy độ dịu dàng sáng nhẹ của em nó như trong hình.Pudding cũng là kiểu thiết kế xuyên LED
rất được chuộng hiện nay trên thế giới.
Hình thực, trên tay của bộ keycap Pudding Aura Glorious đen
Tiếp theo là các bộ keycap GPBT cũng của Glorious. Điểm đặc trưng là làm từ nhựa PBT hảo hạng, layout
ANSI, phù hợp với tất cả các cỡ bàn phím cơ, ký tự không xuyên LED. Mình thích dòng keycap này ở chỗ phối
màu của nó rất đã, rất rất đã. Chỉ nhìn thôi đã muốn ăn muốn cắn rồi, hiện đại, ngon bổ, giá thành lại tiết
kiệm. Giá tại nhà phân phối Phong Cách Xanh cho mỗi bộ này là 1.155.000 vnd.
Keycap Artisan
Là các keycap được làm đặc biệt với hình dáng cầu kỳ, có thể 2D hoặc 3D nhưng theo một chủ đề, một nhân
vật hoặc một ý tưởng đặc biệt nào đó. Và bản thân cái tên cũng đủ nói lên mức độ ngẫu hứng của các keycap
Artisan này. Nghệ nhân tạo ra chúng cũng dùng phong phú chất liệu, màu sắc và kỹ thuật tạo hình khác nhau
để làm ra thành phẩm.
Các Artisan keycap thường được dùng lẻ, làm điểm nhấn cho những điểm quan trọng trên bàn phím, có thời
gian sản xuất lâu, thậm chí phải đặt làm riêng mới có, và tất nhiên giá cũng từ đắt trở lên, không có chuyện
trung bình thấp ^_^
Đề xuất vài mẫu keycap Artisan đẹp với anh em
Một trong ba mẫu keycap sơn mài Filco với kỹ thuật chế tác sơn mài độc đáo từ chất liệu vàng, bạc, sơn mài và
quy trình làm hoàn toàn thủ công
Còn đây là vài mẫu artisan sưu tầm từ Reddit
Anh em nào có cùng thú đam mê chia sẻ thêm hình với newsphongcachxanh nhé.
Chúc bằng hữu có được những màn độ phím tuyệt vời lưu danh thiên hạ.
https://news.phongcachxanh.vn/meo-hay/dan-choi-se-khong-the-choi-tu-nhung-mau-keycap-bo-tinh-
xao-sang-chanh-nhu-the-nay/
Trên tay nhanh bộ 3 artisan tuyệt đẹp "Retro TV Series - Life
on Planets" đến từ team JellyKey

Trước thời điểm diễn ra kèo GroupBuy (GB) đợt 16/8/2021 (bên NÀY), mình chưa từng sở hữu bất cứ nút artisan
nào của JellyKey. Vốn là người khá cầu toàn & kén chọn, chỉ những sculpt thật sự kích thích & hợp gu mới khiến
mình sẵn sàng móc hầu bao để xuống tay, trong đó Retro TV Series nằm trong số những nút artisan hiếm hoi như
vậy. Kèo GB vừa qua khiến mình vô cùng hưng phấn, không chỉ đơn thuần bởi sự sinh động, tự nhiên trong cách
phối màu mà còn bởi JellyKey cho phép bá tánh tuỳ chọn 10 mẫu monitor cùng 9 mẫu screen để phối ghép theo ý
riêng. Được biết ngoài các nút 1u thông thường để gắn trực tiếp lên bàn phím cơ, JellyKey cũng tung ra thêm 2
option với kích thước siêu to khổng lồ (55.5x55.5x47.6mm & 74x74x63.5mm) làm vật trang trí cho những AE yêu
thích decor với mức giá 199-349$/slot, tiếc rằng mình chỉ có nhu cầu gắn lên phím cũng như cất trong Sisi Box r2
nên không quá mặn mà với kích thước bự chảng như vậy. Sau khi cân nhắc tới lui, mình chỉ dám pick up 3 mẫu:
RBY monitor + Milky Way Greetings screen, WBY MicroTV + First Visitor screen, Rustic Show Station monitor +
Milky Way Greetings (Black) screen. Mình chính thức pre-order trên trang chủ của JellyKey sau khi nhận được sự
tư vấn hết sức nhiệt tình từ một bạn CSKH với nickname: Danielle…

Theo quan sát của mình, kèo GB này diễn ra trong 6 ngày, bất cứ ai cũng có thể tham gia & chủ động thanh toán
dù chỉ tậu 1-2 slot, miễn sao chưa vượt ngưỡng quá tải của JellyKey. Vì địa chỉ nhận hàng nằm trong lãnh thổ Việt
Nam nên mình được free-shipping, nếu ở nước ngoài chỉ được miễn phí vận chuyển khi mua từ 6 slot trở lên (áp
dụng với loại 1u), mua 1/2/3/4/5 slot sẽ mất phí ship tương ứng 9/12/16/20/20$. Nếu mua Art Toy thì shipping-
fee mặc định là $16, mua từ 2 nút trở lên không mất phí vận chuyển. Đặc biệt với những ai tậu đủ bundle (10 slot)
sẽ được khuyến mại thêm một chiếc bàn nhỏ nhắn, xinh xắn (không bán lẻ) với màu random. Thời gian trả hàng
ước tính chậm nhất là 80 ngày kể từ lúc đóng kèo (dự tính là 8/11), tuy nhiên do tình hình dịch bệnh nCoV cũng
như độ phức tạp trong quá trình chế tác nên mãi tới 16/12 (trễ hơn dự tính 38 ngày) hàng mới về đến tay mình.
Không rõ mình có phải người đầu tiên nhận được loạt nút Retro TV Series hay không nhưng từ hôm nhận đến ngày
chính thức unbox & làm clip trên tay (19/12), mình chưa thấy bất cứ ai show hàng trên các hội nhóm Facebook.
Mời AE cùng quá bộ chiêm ngưỡng các góc cạnh tuyệt đẹp của loạt nút Retro TV Series qua loạt ảnh đính kèm bên
dưới...

Phụ kiện bên trong gồm: nút Retro TV, hộp đựng bằng gỗ, bàn tích hợp chân đế màu hồng đầy
nam tính cùng thẻ kim loại khắc số Serial Number, logo cũng như lời giới thiệu ngắn gọn từ
JellyKey.
Trước lúc đặt hàng, mình đã phải dùng Photoshop để kéo thả, lồng ghép từng cặp để có cái nhìn
toàn cảnh & dễ hình dung nhất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng do JellyKey tung ra quá
trời các mẫu monitor & screen.
Toàn bộ 3 nút phím đều được lót foam rất cẩn thận nhằm tránh va đập trong quá trình vận
chuyển.
Mẫu đầu tiên cũng là mẫu mình ưng nhất trong 3 nút đặt mua, đó là sự kết hợp giữa RBY
monitor với Milky Way Greetings screen, các gam màu xanh, đỏ, trắng, vàng đan xen thật sự rất
đẹp & lung linh.

Tiếp theo là mẫu WBY MicroTV monitor & First Visitor screen với phong cách phối khá giống với
RBY, gợi cho mình nét gì đó rất thiên nhiên cùng những màu sắc của cuộc sống. Mình thích các
tông màu kiểu này hơn là các gam trầm & tối như nâu, đen, xám...
Cuối cùng là mẫu Rustic Show Station monitor kết hợp với Milky Way Greetings (Black) screen,
thực tế mình chưa thật sự hài lòng, ban đầu tính ghép với First Visitor screen nhưng có lẽ Milky
Way Greetings (Black) vẫn đẹp hơn khi cặp với Rustic Show Station.
 
Tổng thể mặt trước, mặt sau & cạnh sườn của loạt nút Retro TV.
Mặt dưới là chân stem có dòng chữ JellyKey kèm Serial Number của từng nút.
Cả 3 sculpt mình tậu đều thuộc loại 1u với profile cao hơn chút đỉnh so với SA r3, mình thích như
vậy hơn là Cherry/OEM r1, có lẽ do đã quá quen với việc dùng SA. Ảnh bên dưới mình đặt Retro
TV cạnh loạt các nút SA r1 (đỏ), r2 (xanh), r3 (vàng) để dễ bề so sánh profile.

Các góc cạnh của loạt Retro TV tràn ngập màu sắc, mang đậm hơi hướng nghệ thuật, thậm chí tỉ
mỉ tới từng chi tiết nhỏ... đem đến cho những tay mơ mới tập tành chơi artisan như mình một
cảm giác bồng bềnh, phiêu dạt giữa những mảng sắc màu rực rỡ của các chi tiết bên
trong keycap.
Theo thông tin trên website của JellyKey, mình thấy kèo GB đợt này xuất hiện 2 phiên bản bé bự
với size x32/77, giá bán cũng mắc hơn khá nhiều so với loại 1u mình chọn (cụ thể size x32 là 199-
230$, size x77 là 299-349$ tuỳ loại monitor & screen mà AE chọn để phối). Ảnh minh hoạ đính
kèm bên dưới mình lấy từ web của JellyKey để AE dễ mường tượng ra kích thước thực tế của
những cục chặn giấy cao cấp có giá ngót… 7 triệu/nút 😁
Nếu theo full kèo 1u + Art Toy size x32/77 cùng toàn bộ 10 monitor + 9 screen thì cái giá phải trả
sẽ khiến gần 3 triệu mem Tinh Tế thiện lành phải giật mình cái thót. Sơ sơ những con số như
mình tính bên dưới thì số tiền này thậm chí còn dư để mua một chiếc phân khối lớn của Ducati
hoặc một em Madza CX5 đời 2021 luôn òi 😂

(558+495*9) + (230*10+199*9*10) + (349*10+299*9*10)


= 5013+20210+30400 = $55.623 (~1.112.460.000VNĐ)
(Đơn vị tính: USD, tỷ giá mà JellyKey áp dụng là $1~20.000đ).

Có một điểm mình vô cùng thấy tiếc, đó là việc JellyKey thiết kế màn hình quay về phía trước
thay vì hướng lên trên như hầu hết các loại artisan khác, trong khi đây lại là khu vực hiển thị
những gì đẹp & tinh tuý nhất của một nút artisan. Chính vì vậy với những người xài layout 75 đổ
lại hoặc bàn phím không có khoảng trống giữa hàng phím F & phím số có thể sẽ không ưng ý do
phần hiển thị của screen không như kỳ vọng, nhất là nhìn từ phía trước hoặc theo phương thẳng
đứng từ trên xuống.
Theo những gì đại diện JellyKey từng chia sẻ trực tiếp với mình trên Discord (đợt 19/12/2021),
screen quay về phía trước nhằm ưu tiên show linh kiện của tivi, độ sâu của màu & độ nổi khối
3D, cũng như muốn khơi gợi lại kiểu dáng bầu bĩnh đặc trưng của các dòng tivi CRT ngày xưa.
Quả thiệt nếu nhìn nhận theo hướng này, mình nghĩ cũng không phải không có lý nhưng cất
trong hộp để ngắm sẽ hợp hơn là gắn lên phím. Có lẽ JellyKey đã phải trằn trọc trong khoảng
thời gian rất lâu khi đứng trước sự đánh đổi rất lớn giữa một phong cách thiết kế truyền thống
với một quan điểm khác biệt như vậy.
https://tinhte.vn/thread/tren-tay-nhanh-bo-3-artisan-tuyet-dep-retro-tv-series-life-on-planets-den-tu-team-
jellykey.3452422/
The World at Your Fingertips: How Vietnamese Studios Lead the Art of Artisan Keycaps

Read this article in Vietnamese.


Although custom keycaps are somewhat of a recent development in Vietnam, some local artisan studios have
become key players in making these tech-art fusions that bring the world to your fingertips.

For most people, the humble keyboard belongs to the realm of mundane office gadgets, which one
doesn’t expect much out of apart from it being intact and functional.
But to tech aficionados, a keyboard means a whole lot more than that. Just like how musicians are
meticulous with their instruments, some tech fans are very particular when it comes to finding their
ultimate keyset.
A supposedly proper keyboard should offer a "buttery" typing experience, produce ASMR-like "click
clack" sounds, and have a dependable build quality. Some typists have even gone the extra mile by
switching to mechanical keyboards, a past iteration that some believe can outperform its successor.
Many tech enthusiasts drop big bucks to upgrade to mechanical keyboards. Photo courtesy of Jelly Key.

While most common keyboards use a rubber dome and membrane to allow for the depression and
recording of keystrokes, mechanical keyboards have a physical lever or switch that activates when the
key is pressed. This feature not only makes mechanical keyboards more durable and pleasant to use, but
also optimal for disassembling and modifying according to one’s needs.
Such ease of customization has given space for a sub-segment to form in the mechanical keyboard
community. These enthusiastic users hunt for keyboards with rare and distinctive designs, which they
are willing to drop a fortune on, as a way of imbuing individuality and colors into their typewares.
Over the past ten years, that sub-segment has grown into its own robust community, where people
make and trade with one another unique sets of keys, called artisan keycaps, custom keycaps, or keycaps
for short. The movement is said to have originated in the US and was initiated by a number of
mechanical keyboard users with expertise in toy manufacturing and industrial design. By 2015 and 2016,
keycaps had made their way to Vietnam and carved out a niche in the local market.
The Moondust collection embodies the spirit of space exploration. Photo courtesy of Dwarf Factory.

Keycaps are highly sought-after for different reasons. Not only are they an emblem of good
craftsmanship and design, which even laymen find alluring, keycaps are also trademarks of their owner's
interests and aesthetics.
Dwarf Factory, one of the leading keycap makers in Vietnam, told Saigoneer that they once received an
order from an employee at NASA. To no one’s surprise, the product in question was from the studio’s
Moondust collection, which embodies humanity's passion for exploring the cosmos.
As their products revolve heavily around world-building elements, keycap makers can be considered
both artisans and storytellers. Just a quick browse of prominent Vietnamese keycap studio websites,
such as Dwarf Factory, ArtKey Universe or Jelly Key, can prove that the concept of the product is just as
important as the manufacturing quality.
Each keycap is a miniature world, like a post-apocalyptic metropolis, or a tiny hamburger restaurant.
Photo courtesy of Jelly Key (left), Dwarf Factory (right).
Each collection comes with its own lore, inspired by a multitude of diverse subjects like fantasy tales,
mythical creatures, popular video games, a post-apocalyptic metropolis, or even a tiny hamburger shop.
It is no exaggeration to say that each keycap is a portal to a miniature world.
According to Dwarf Factory, in order to build these details into a keycap barely bigger than a knuckle, the
makers have to go down a road strewn with “turnarounds.” Lancen, a representative of the studio, said:
"We start by drawing all the ideas out on paper, then render them in 3D, then 3D-print the design to
make the mold, then use the mold to make the detailed workpieces and then fit them into the tiny slot."
The process of making a keycap, from coming up with the concept to adding the finishing touches, is a
tedious journey. Photo courtesy of Jelly Key.

So where is the first “turnaround”? It’s when a concept that looks good on the blueprint doesn’t
translate to a desirable real-life result. “When that happens, we have to adjust the size and the shape of
the design. Or we get a new idea so we add something in and take something out,” Lancen explained.
After modeling and coloring the components, makers will pour over a clear layer of resin as a protective
coating. “This is where a lot of ‘turnarounds’ take place. Due to the light-bending effect of the resin, the
internal parts might end up looking odd. So we have to go back to the 3D rendering to fix the
dimensions. It’s a back and forth struggle until we have a perfect demo.”
“It’s been difficult for us to manage international orders during the pandemic. Keycaps are made by
humans so they’re prone to human errors. It’s one thing to fix these errors while they’re still in the
studio, it’s another thing when they’ve been shipped out across the world. Fortunately, most of our
customers are collectors who are knowledgeable about keycaps, so they are somewhat understanding of
the situation,” says a representative of ArtKey studio.
Steps to making a keycap. Photo courtesy of Jelly Key.

While most Vietnamese are still unfamiliar with keycaps, many local studios are already making a name
in the global market. In 2016, when Deskthority, an exchange forum for mechanical keyboard
enthusiasts from all over the world, held a poll for the best artisan keycap maker of the year, Vietnamese
representative Jelly Key took the top spot for its stellar customer reviews.
ArtKey Universe commented: “Good craftsmanship is a tradition of our people. We preserve that
tradition through different practices, artisan keycap making is just a small part of that effort. With their
creative and ingenious nature, Vietnamese can hold their own in the keycap game.”
With their creative and ingenious nature, Vietnamese can hold their own in the keycap game. Photo
courtesy of ArtKey Universe.

As production often requires tremendous resources, expertise and artistry, the price of a keycap tends to
fall on the higher side. Moreover, the process of making a custom piece, from product conceptualization
to customer delivery, is complicated, making it difficult for the keycap community to extend its reach.
Still, with the rise of e-sports and remote working, mechanical keyboards and keycaps have more
chances to succeed now than ever. Dwarf Factory said that the studio is looking into reducing manual
processing, which would help it rely less on manpower and speed up production, thereby making it
easier for the general public to access this exclusive art form.
But apart from their economic potential, the mainstay of keycaps is still the joy that they bring to their
makers and collectors. “The greatest joy is probably being able to do what I love every day, to play with
ideas, and to take it seriously. When we see our idea go from the blueprint, the computer screen to the
finished product, which can be attached to the keyboard and used immediately, the feeling is
indescribable,” Lancen says.
https://saigoneer.com/saigon-music-art/20464-the-world-at-your-fingertips-how-vietnamese-studios-lead-the-
art-of-artisan-keycaps
What are Artisan Keycaps?
An artisan keycap is a miniature sculpt, typically hand made, that fits on the switch of a mechanical keyboard to
add some flair. Keycaps are available in many different shapes and sizes, and can be made using a variety of
materials and methods. The first known artisan keycaps appeared circa late 2009 or early 2010, and spawned a
niche community of part-time indie makers and supportive collectors, initially selling and trading on Geekhack.

Makers now number in the hundreds, with several of them producing keycaps full-time to sell to thousands of
hobbyists around the globe. Platforms have grown in number and scale since the early days, with a vibrant
community posting hundreds of retail and aftermarket keycap listings each week. In this guide, we will cover the
fundamentals of artisan keycaps, the various stem and profile types, how they are typically made, and where you
can learn more about the makers and their sculpts.

Common Keycap Profiles

Cherry

OEM

DSA

KAM
KAT

MT3

SA

Artisan Keycap Profiles and Stems


There are no set rules in terms of artisan shape or size, as long as it has a stem that can fit on
one of the common mechanical switch types, such as Cherry MX or Topre (T), or less
commonly, Alps or Buckling Spring (BS). While MX is by far the most common artisan stem, some
makers have adopted "TMX" stem designs, which support both MX and T switches. TMX designs
have been through various iterations over the years, some better than others. Brocaps and KWK
are examples of makers who have adopted TMX stems in several of their sculpts.
MX
Topre
Alps
BS
Many hobbyists traditionally use artisans on the top row (row 1) in the Esc key or upper Function
key positions. Therefore, artisans are often sculpted on, or to match the profile of, a row 1 cap,
most often Cherry or OEM. (See illustration of common keycap profiles, with top row profile
highlighted.) That said, you can use artisans on any row you like. Overly tall or wide sculpts that
deviate significantly from standard keycap shapes exist, but are not as sought after as those that
fit closer to conventional keycap profiles.
Various Clack Artisans with Different Stems (Nheller)
HWS Sweet, Peppered Buffalo DWI Jack on Row 4 (down arrow), Zorbcaps Blazstone Golem v2, Nightcaps Carbonated
Halfshell v2
Nightcaps Ballon Blue, Life Aquatic, and Submarine Yellow Prismatic Fugus on Row 1
 
Artisan “blanks” are handmade caps that conform closely or exactly to the standard profile
keycaps, while incorporating various artisanal qualities such a multi-color resin or subtle texture
or encapsulated objects within the cap. Gamer sets are common examples of blanks, which are
made to replace WASD or arrow keys, along with ESC and function key pairs. Artisan "mods" are
hand-made caps that replace modifier keys around the alphas, such as tab, caps lock, shift, alt,
ctrl, enter, etc. These keys are larger than 1 unit (1u) in width, and less commonly made than 1u
width artisan keycaps.
How Artisans are Made
The topic of how artisan keycaps are created warrants its own dedicated site, but is worth
describing at a high-level here to appreciate the process and multiple disciplines involved, and
understand why certain keycaps are more sought after.
Artisans can be made using a variety of materials and methods. Making traditional, hand
sculpted and casted keycaps consists of pouring liquid resin, mixed with optional colorants and
other additives, into a silicone mold made of a master sculpt and base stem, which then hardens
into a keycap. This process requires several stages, each of which provide ample opportunity for
both creativity and mastery for the artisan maker.
Traditional Artisan Keycap Making Process

 
1. Sculpting
 
The first step is to create a three dimensional object that is the subject of the keycap. There are
typically two ways to do this from scratch: (1) hand sculpting with some form of clay or wax
media, or (2) three dimensional modeling with software, usually followed by 3d printing or
machining (which could also be used as a master for hand casted caps). While both require
creativity and artistry, hand sculpted masters are generally considered to require more skill
across multiple disciplines, and closer to the traditional handmade art form by some collectors.
For the purposes of this section we will be focusing primarily on the former, hand-sculpted
artisan keycaps.
Creating detailed sculpts at the scale of a keycap require fine tools often used by sculptors in
other sculpture art domains. In some cases, makers have been known to design their own tools
to implement specific techniques or fit their preferred workflow. Sculpting material usually
consists of various clay or wax media. Monster clay, CX5, and Sculpy are common brands of
choice. Artists will have their preferred workflow and choose material based on personal
preferences.
Some artists sculpt from a piece of clay in the general size of a keycap, others may use an
existing keycap and add clay shapes to it, while others may sculpt their keycaps on 3rd party
platforms that are designed to assist with making artisans, such as the :~$ynth or ZButt.
Sometimes, pre-made objects are added to a clay sculpt to form parts of the object, such as
small ball bearings for eyeballs. Sculpting is usually an iterative process that refines the artisan's
vision over multiple versions. One area that makers sometimes overlook is ensuring that there is
enough clearance around the sculpt to accommodate other keycaps or high profile cases. The
symptom of this issue is when you cannot fit multiple of the sculpt next to one another, or a
single one rubs on other surrounding caps when pressed.
HWS Hungrkey Sculpt in Progress (Binge)
Artkey Sirius Sculpt in Progress (Capupu)
Certain elements of the sculpt will impact the ease or difficulty of the subsequent casting and
mold making steps. For example, larger smooth surfaces make it easier to employ resin writing
techniques, careful placement of ridges may help with color separation, while deep indentations
may damage or weaken parts of the mold when removing the resin cast. These are elements
that the maker must consider, and envision the inverse of the surface in a mold, as they sculpt.
With experience, artisan keycap makers become more adept at understanding how the
geometry of a sculpt will impact subsequent aspects of the process.

 
2. Mold Making
 
After the sculpt is ready, one or more molds will be made from the original art. This is typically
done using mold-making silicone to create a two part mold: one for the top half with the sculpt,
and another for the bottom half with the base and stem. A structure is created that surrounds
the sculpt and base, and the silicone is poured carefully into a corner of the structure until it fills
to the top without any bubbles. Lego bricks can be used to create the structure for the mold, or
if you are using a solution like the :~$ynth, it comes with it's own box to pour the silicone into.
The bottom part of the mold is created in a similar fashion, but using sprues that attach to
certain parts of the cap base, to enable air and excess resin to escape through. Sprues are usually
placed on the corners of the cap base, and can also be added to the stem. Mold release is
applied to the sculpt and base so that the silicone can be removed more easily once it is cured.
Makers creating multiple caps for larger sales usually make multiple molds for higher-volume
casting sessions. As molds are successively used to create casts, they tend to become worn over
time, losing fine details and eventually forming cracks. At some point, the molds will need to be
retired and new ones will need to be made to continue casting the sculpt. Some makers retire
the sculpt once the initial molds wear out.

 
3. Resin Preparation
 
The core ingredient of an artisan keycap is a 2-part liquid synthetic resin, which is mixed with
colorants or additives, and then poured into the mold. By default, the resin is colorless and
transparent, unless dye or pigment is mixed into it. Virtually unlimited options exist for colored
dyes, pigments, metallic powders, UV activated powders, and other additives, giving makers a
wide choice of creative options to realize their vision. The sourcing and mixing of these additives
lends further individuality and uniqueness to the cap.
Different types of resin have different curing timeframes. Depending on how many color
applications and the type of surface texture, the maker may choose to use slower or faster
curing resin. Matching keyset colors can add a further challenge to the mix, where a maker must
try test applications to see how the color looks when cured. All these variables add enormous
permutations and combinations at this phase of the artisan making process.
HWS Color Match Testing Before Casting (Binge)
 
4. Resin Placement
 

Imagine having to place tiny drops of liquid into several sockets less than a millimeter in
diameter, multiple times, across a sculpted surface no bigger than your fingernail, within a
specific time limit. If you mess up just one drop, or run out of time, you have to start all over
again. Now repeat the process multiple times for every cap you want to make, ensuring there
are no discernible differences between each one. Keycap casting difficulty can range from simple
single-color casts to complex, multi-shot casting with resin writing and other techniques that can
take hours of painstaking, meticulous work.
In this step of the process, the maker has to place the resin they mixed, which has a certain time
limit before it cures, into the appropriate place into the mold. It is challenging to visualize the
final output, because the surface of the mold is an inverse of the sculpt, and the resin color
appears different in liquid form versus when it is cured.
Each placement of individual color is called a "shot". If the design calls for multiple areas to be
colored differently, each color may require a separate shot, with a different resin mixture. You
also have multiple shots with the same color in certain cases, such as layering. If a sculpt has
elements on the sides of the mold that need to be colored separately, the mold will have to be
tilted to allow the resin to fill that area properly. This means that other areas of the mold may
need to be cured first, elongating the process time and complexity.
GAF TypeBeast Shot Plan (Kudos)
GAF TypeBeast Shot Placement in Mold (Kudos)
The illustration above from GAF showcases an example of shot placement planning for a
Typebeast. Note that this is a slightly taller sculpt which results in separate elements across the
sides of the mold and deeply inset eyes and nose. As a result, shots placed on either side of the
sculpt need to be cast and cured first, with the mold placed on each side during curing cycles.
For example, casting teeth in a separate color requires three shots: one on each side of the mold
and a third at the bottom of the mouth at the lower part of the mold. Separate colors for the
tongue, nose, each eye socket, ear tips, snout, upper fur, and lower fur result in a total of 13
shots with multiple cure cycles.
The close-up photo of the Typebeast mold shows a syringe applicator being used to place the
resin shots into each eye socket. Depending on the colorway complexity and sculpt geometry,
the production time for a batch of caps like this can take as much as 8 or more hours to fully
produce. Furthermore, depending how particular the maker is about bleed or other
imperfections, the "yield" of a-stock caps may be lower, resulting in lost time and corresponding
revenue. Therefore, some makers price their caps based on the shot complexity and yield, with
simple single shot colorways of the same sculpt priced lower than sophisticated multi-shot
colorways.
Common techniques used during resin placement include:

Masking

Masking is where a resin color is specifically limited to a certain area of the sculpt, and adjacent
colors are clearly delineated. This is a common technique on many artisans, but not easily
executed, as evidenced when you see areas of color "bleed" from one section of the sculpt to
another. Bongos, like this Tanuki by Hello Caps, are great examples of masking technique, and
show how a sculpt with simple, symmetric form can provide ample opportunities for colorway
variation and creativity.

Blending
Blending is where two or more resin colors are blended together where they meet in the mold,
to create a gradient or ombre effect. The tentacles of the sea creature perched on the head of
this Ikkakujuu Ama from Wildstory showcase some vibrant resin blending work.

Marbling

Marbling is where two or more resin colors are mixed without blending, then poured into the
mold to create a swirling or marbled pattern. This Vitamin Fugthulhu from Nightcaps (a
collaboration sculpt with Hunger Work Studio) showcases a sophisticated marbling effect with at
least six distinct resin colors.

Slush Casting

Slush casting is the process of pouring a small amount of resin into the mold and rotating it
around until a the color pools into the deeper parts of the sculpt, resulting in a “shading” or
layered effect when combined with subsequent shots. Can sometimes look like blending, but
with a vertical gradation between the colors. Keyforge uses slush casting heavily in his colorways,
such as this Vocanic Shishi.

Resin Writing
Resin writing, or resin painting, is when the artist uses a fine point applicator to "write" or
"paint" shapes on the surface of the mold with different colors. This requires the resin to
partially cure to a certain level of tackiness, and/or using a filler to make the resin more viscous,
so it doesn't drip or blend into other colors. Some Nightcaps colorways demonstrate fantastic
resin writing proficiency, such as this Through the Looking Glass Mad Hatter Smegface (a
collaboration sculpt with GAF). Note the character's iconic "10/6" card, written in resin on the
top part of the sculpt.

Cold Casting

Cold casting is when the maker mixes metal powder into the resin to create a cast that gives the
appearance of solid metal. These powders can simulate various metals such as bronze, steel,
silver, gold, and copper, and can be polished in areas to give a smoother appearance. Artisans
made using this process are often heavier than their non-cold cast counterparts. This Zorbcaps
Entling v2 was made using a bronze cold cast process.

Encapsulation

Some artisans incorporate "encapsulation" of other cast elements or pre-made objects into the
sculpt. A well-known early example of this type of design is by Keykollectiv, who collaborated
with Omniclectic to create the "Kosmo". This design includes cast skull encapsulated inside of an
astronaut suit sculpt, based on Omniclectic's Cosmo. This example is the X15 Kosmo v2 from
the Kosmonavt Reissue sale, which was released in both MX and Topre stem variants.
These, and other resin placement methods and techniques that makers have developed, can be
combined in different ways to achieve incredibly varied results across the same sculpt. Makers
are continually pushing the creative and technical envelope to release amazing new sculpts and
colorways each year. Given the increasing number of sculpts and colorways, many hobbyists
now focus their efforts on collecting and curating colorway variations of a few sculpts that they
really like, or match a certain subject theme.
 
5. Curing
 

Once the resin shots have been placed in the mold, the two parts of the mold are sealed
together and the resin inside needs to be left to cure. The most vital aspect during the curing
process is to ensure that all the air is removed from the mold. Excess air causes bubbles to get
trapped, resulting in defects on the surface of the cap or internal weakness, which can be
especially problematic on the stem.
The simplest method of curing is to avoid any equipment and rely on gravity to settle the resin
into the mold parts, known as "gravity casting". However, most makers who produce high-
quality keycaps place their resin in a vacuum chamber or resin-filled mold into pressure pot (not
the cooking type) connected to an air pump, which pressurizes the chamber during curing to
minimize and reduce the size of air bubbles in the resin. Some makers add external heat sources
to the chamber during curing to speed up the process.
Sometimes, the mold may have individual shots that need to be partially cured before
subsequent resin is added to the mold, in which case the previous step is repeated until the final
resin is poured into the two part mold and cured.

 
6. Finishing
 
After the keycap is cured and removed from the mold, the excess resin and sprues need to be
clipped and the base is sanded. The cap is examined for any bubbles or flaws that would result in
it not meeting the maker's standards to be considered "a-stock" for a sale. Some makers may sell
slightly imperfect, or "b-stock" keycaps for lower amounts, give them away, or re-purpose them
into magnets or keychains.
Additional finishing touches may include adding anti-counterfeit markings or elements, such as
serial numbers or other markings in an inconspicuous place, such as the underside of the cap.
The completed artisan keycaps are then photographed and ready for sale and to be sent to their
lucky new owners.

 
Artisan Categories
As you can see from the steps involved, hand-sculpted, resin-cast artisans involve a non-trivial
amount of effort across multiple disciplines and media. While the barrier to entry is low, the time
required to master these elements and techniques can be considerable. Each artisan keycap
made this way is unique, whether the maker produces 10 or 100 of them. It is fascinating to see
how the art has evolved over time, and to watch makers progressively improve their techniques
and capabilities.

This guide is by no means a comprehensive review of the process, nor does it cover other types
of materials or creative options such as 3d printing, injection molding, painting, metal, and
wood. However, understanding the fundamentals hopefully imparts an appreciation for the
amount of creativity, artistry, and effort that is packed into roughly 1.5 cubic centimeters, surely
making artisan keycaps one of the highest density art forms. These are also the characteristics
make traditional hand-sculpted, hand-cast keycaps typically more sought after relative to ones
that use other media or methods of creation.
In the illustration below, we briefly describe other categories of artisans beyond the
aforementioned hand-sculpted and resin cast keycaps, so you can understand the various types
available and how to distinguish them...
Common Artisan Categories and Examples
(Under review, may be updated)

Hand Sculpted, Resin Cast Artisans


This category covers all traditionally-made artisans following the
process described in this guide above. While great artisan keycaps
can be made using other methods, hand sculpted, hand cast resin
caps represent some of the most impressive feats of manual
artisanal labor across multiple disciplines, and garner critical
acclaim from aficionados. 
Numerous popular makers and artisans fall within this category, and are likely to comprise the
majority of many hobbyists' collections. There are almost too many examples of artisans in this
category to mention, but recognizable ones include the prized Garbo v1 or v2 from GAF, and
iconic Fugu from Nightcaps (and any other caps from those well-known makers).

3D Sculpted, Painted Artisans


At another end of the spectrum are digital 3D sculpted and
painted artisans. These are sculpted in 3D software, 3D printed,
and then either painted directly, or cast as a single shot cap from
a mold of the 3D master and then hand painted. There are some
fantastic artisans made using this method, and it certainly takes
skill to master 3D sculpting software and hand painting. However,
because of the physical limitations that would otherwise be
present with hand sculpting and resin shot casting, artisans in this
category are normally not as broadly sought after or as highly
valued in the secondary market. 
T
he availability and price point of some of the keycaps in this category often make them natural
options for beginners or casual hobbyists. Some examples of these artisans are the pirate-
themed Big Willie sculpt from Clackeys, and the impressively-detailed, retro-looking Jelly Key
Arcade Cabinet series.
Mixed Media Sculpts (including "Found Objects")
At the intersection of the aforementioned two categories are artisans that are
made from some combination of 3D or hand sculpting, with resin cast or painted
colors. For example, Artkey has a very popular artisan sculpt called Bull v2, that
combines 3D sculpting, hand sculpting (layered on top of the 3D print), and
multi-shot resin casting.
 

Dwarf Factory, another popular Vietnamese maker that is broadly followed by many casual
hobbyists, makes finely detailed resin cast and hand-painted artisans. Their Albert XI series is a
collaboration with Artkey that combines 3d printing, hand sculpting, casting, and painting. It is
interesting to note that several popular makers started out making mixed media sculpts,
including Binge from HungerWorkStudio (HWS), whose earliest work included hand sculpted and
painted artisans.
Also included in this mixed media category is the concept of "Found Object" art. This is when a
maker incorporates pre-existing objects into the sculpt. There is no hard and fast rule of how
much portion of the sculpt constitutes found object art, but a good general rule of thumb is if
the found components constitute more than 10% of the sculpt or is the primary focus of the
sculpt, it would be included in this category. This would exclude sculpts that use small ball
bearings as eyes, but include those that are predominantly made from third-party objects.
Examples include Bro Caps early.

Brobot v1, which used a toy robot head (subsequent versions of Brobot evolved into an original
design that became one of the most iconic artisans), and Killed by Kaps Conspire, which
incorporated a doll head into a clay sculpt. Found objects may also be used in other mixed media
categories, such as encapsulating a pre-made object into a blank.

Resin Cast Blanks


The third major category of artisans is resin cast blanks. These are
artisans that conform to the exact or general profile and surface
texture of a keycap, but made with resin, colorants, and other
additives. Effects range from simple solid colors to sophisticated,
multi-color designs. The common thread is that they are hand cast,
match a keycap profile, and do not have sculpted surfaces. Some
examples of resin cast artisan blanks are Latrialum's elaborate ink
swirl with gold leaf sets, and Mitchcapped's custom Topre sets.
Sculpted Blanks
Another popular category is the intersection of hand sculpted artisans
and resin cast blanks. These are sculpted artisans that more closely
follows the shape and profile of a keycap than freeform sculpts. They are
typically made either by adding clay media to an existing keycap
(additive), or sculpted by removing material from keycap shaped clay
base (negative), or a combination of both. 

These tend to be popular because they show off the sculpting and casting skills of the maker just
like any other hand sculpted and resin cast artisan, but conform closer to a keycap profile and fit
well on a keyboard without looking too extravagant or elaborate. One of the best examples of a
sculpted blank artisan is the HWS Earl, which manages to fit a complete character with face on
top, and draped with clothes around the sides, all on a cap that fits perfectly next to a Cherry or
OEM row 1 cap. Another example is the Deathcaps Cross cap, with a simple inverted cross shape
that the maker has cast into hundreds of interesting colorways.

Mixed Media Blanks


The final category lies at the intersection of 3D sculpted,
hand painted caps and resin cast blanks. These are artisan
blanks that are made from some combination of 3D printed
or casts of actual blanks, with resin cast or painted colors.
They may also include other pre-made found objects or be
made partially or completely from non-resin materials such
as wood or metal. A popular example of a mixed media
artisan blank are the brass or aluminum artisan blanks from
RAMA WORKS, which are machined and sometimes include
enamel infill. Other examples are hand painted blanks from
older makers like Hypnocaps, although hand painted blanks
are rarely made these days.
 
Discover Makers and their Sculpts
Before you venture too far into purchasing artisans, it is a good idea to spend some time learning
about the makers, past and present, and discovering their corresponding sculpting and casting
styles, to see what suits your tastes. The good news for those of you who are joining the hobby
after this site is launched, is that there are more maker and sculpt choices than ever before, to
appeal to almost any art style preference.
The taxonomy of how makers and sculpts are organized is pretty straightforward:

 Maker: the brand that sells the keycap, sometimes used interchangeably with the username
of the main artist (eg. Nightcaps/ETF)
 Sculpt (version): the name of the sculpt, which may include a version number if multiple
iterations have been released
 Colorway: the name that describes a color design variant that is produced of the sculpt. A
colorway may be as few as one instance of the sculpt, or hundreds, as in the case of a
fulfillment or group buy colorway where many are produced. The notation "1/[number
produced]" is sometimes listed next to the colorway in parenthesis to denote how many
were made. A unique artisan where only one of a colorway was produced would be a 1/1
artisan.
While there is no exhaustive and perfectly accurate catalog of all artisan keycaps, the following
resources are good places to start discovering artisan keycap makers and learning about their
sculpts...
Where to Discover Artisan Makers and Sculpts

The Hatchery
keycap.info
The original collection of maker catalogs, managed by individual contributors around the
community. This site is actually an index that links to a Google Document for each maker, inside
which you will find a list of sculpts and colorway photos. Despite some occasional inaccuracies
and missing colorways, it is the most comprehensive effort to catalog popular makers, and even
includes some unreleased works.

Keycap Archivist
keycap-archivist.com
The Google Doc format of The Hatchery can be somewhat unwieldy, especially for makers with a
larger body of art, and is not searchable across catalogs. Keycap Archivist solves both these
problems by periodically extracting the entries in each of the maker Google Docs into a
searchable web catalog. A nice added touch is the ability to generate a visual wishlist for trading
purposes, which are being used more often in discord marketplace channels.

Artisan Collector
artisancollector.com
The catalogs are great way to browse a maker's body of work. However, knowing a bit more
about the artist and how they approach their work can often give us deeper appreciation of the
art. The maker pages on Artisan Collector attempt to provide more particulars, with links to the
maker's web site, Instagram profile, chat server, Geekhack thread, interviews, and other
information about the artist wherever it exists.
Geekhack
geehack.org
The Artisan Services Forum on Geekhack is one of the earliest on-line gathering places for
artisans to showcase and sell their work. While no longer an all-encompassing destination where
newer artisans can be found, it is where OG makers like Clack, Brocaps, Hot Keys Project, Killed
by Kaps, and Binge Caps all started out, and is mandatory reading for any serious collector (or
maker) to learn the historical foundations of the hobby.

Instagram #artisankeycaps
#artisankeycaps
Instagram is rapidly becoming the platform of choice for both collectors and makers to share
artisan photos. Many posters also add hashtags to their posts, making it easier to search for
maker names or themes. The #artisankeycaps hashtag has over 55 thousand posts as this guide
is being authored, and is a convenient way to browse and discover artisans. Makers also use
Instagram as a notification channel for sales, so make sure to follow the makers you like on this
platform.

Reddit ArtisanMacro
/r/artisanmacro
ArtisanMacro is a relatively recent and less trafficked gem of a subreddit with great close-up
photos of individual artisans, contributed by the community. Best of all, they are tagged by
maker, so if you can browse or search based on makers that you like. The top 5 or 6 voted
photos each month are put into a poll, and the winning artisan photo is featured in the banner.
(Disclosure: editor is a mod of this subreddit.)

Do's and Dont's for Hobbyists Starting Out


If you're new to the hobby and you've read this far, you're probably itching to buy your first
artisan. If you don't have time to read the other guides before embarking on that journey, here
are a few quick tips to consider, and things to avoid if you can...

Do's Don'ts

 Check out the catalogs and other resources (see  Do not try to chase down what appears to be the
above) where you can browse makers and sculpts most popular or hyped caps without getting to
to discover what appeals to your personal tastes know market values and what you actually like
 Join the discord servers of makers that you like, to  Do not try to take shortcuts or get discouraged by
monitor for sales, interact with other collectors and raffle losses: building a decent collection takes
meet the makers themselves months and patience
 Monitor the market activity (buy and sell posts) to  Do not enter sales just to win items to flip for
get an idea of trade and sale values before money, you will build a negative reputation quickly
spending a lot of money and have doors shut within the community
 Invest the time to interact with people, to help you  Do not spam people with unsolicited purchase
learn and develop friendships that make the hobby offers. If you must reach out about a cap, ask them
more enjoyable, accessible, and affordable (see The to let you know if they decide to let it go in the
3 Artisan Collector Resources) future.

https://artisancollector.com/guides/what-are-artisan-keycaps/
The Three Artisan Collector Resources
Artisan keycap collecting can be enjoyed by both casual and serious hobbyists alike. If you are a
casual collector, entering a few raffles from your favorite makers, and occasionally trading or
dabbling in the aftermarket, you don't have to invest significant time or resources into the
hobby. If, however, you decide to become a serious collector, attempting to complete sets, find
off-sale menu colorways, or hunt down rare vintage sculpts, it is worth understanding the three
main resources that govern your ability to collect, and the relationship between them: (1)
reputation and network, (2) time and effort, and (3) money and trade caps.
Reputation is your level of trustworthiness, fairness, and reliability. Network is your reach in the
community via friends and contacts. The broader your network, the more people who can help
you find what you are looking for. The stronger your reputation, the more likely people will be
open to dealing with you.
3 Artisan Collector Resources

The Three Artisan Collector Resources


Time and effort determine how much availability you have to dedicate towards monitoring for
flash sales or trade posts, having the patience to wait for deals, building your knowledge of
market values, gaining more trade experience, and broadening your network by interacting with
and helping others.
Money is required to enter raffles and build up your collection, including trade caps. Aftermarket
values can be high for rare or more sought-after caps, so the more funds you have, the more
artisans you can buy. Sometimes, people prefer to trade caps rather than sell them, at which
point your trade cap inventory will determine your ability to obtain those caps.
Reputation and Network
This is probably the most powerful resource to have when it comes to locating rare artisans and
helping you obtain them, while also making the hobby more enjoyable for you and others.
Building up a network of friends, of both collectors and makers, and helping them achieve their
own goals, can be an extremely rewarding aspect of the hobby. Many rare caps are with people
who aren’t looking to sell or trade unless it is to people they know or to help friends.
The stronger your network, the less time and money will be required, since your network helps
you locate caps, find good deals, or offer caps to you that typically are not on the market. If
money gives you ability, then network gives you access.
You can also build up a negative balance in this area by violating community norms (see table
below for reputation boosters and detractors). If you have a poor reputation, your ability to find
the things you want in the aftermarket will be curtailed. Also, if makers observe or hear of your
negative reputation, your ability to win raffles may also be impacted.

Reputation Boosters Reputation Detractors

 Helping others find caps and facilitating  Arrogant, selfish, or dishonest behavior in
trades that benefit others community interactions
 Discretion and easy-going approach to  Overly aggressive trade behavior or
offers and negotiations extremely high public offers that skew
 Being responsive and courteous in market values
communications  Ghosting or not responding to people
 Selling at retail or under-market prices, or during discussions
not always trying to get the upper hand  Frequently flipping wins for excessive prices
 Trading at reasonable or under-market before or shortly after receiving caps
values  Demanding unreasonable trade valuations
 Doing giveaways or giving people gifts  Reneging or changing terms on trade or
 Shipping reliably and on-time sale agreements
 Delayed or unreliable shipping practices

Time and Effort


An important aspect of artisan collecting is having and investing the time and effort across four
areas:

1. Channel monitoring: Expand your chances of being in the right place at the right time: being
able to watch for deals, enter flash sales, catch reddit or discord market posts, monitor discord
or slack server chats, etc. (Your network can also help with this, which is why a stronger network
leads to less required time)
2. Building your market knowledge: understanding trade values, where/how to transact, how to
structure trades, etc.
3. Patience: being able to hold out for good deals, or waiting until someone is ready to trade
4. Expanding your network: building a network of friends takes time. There is no shortcut to this.
Building trust and helping people out takes time and effort.
This resource is often determined by your current stage in life: whether you have a busy class
schedule, have a demanding career, work multiple jobs, have a family to attend to, or other
personal or professional priorities.
 
Money and Trade Caps
Clearly, having financial resources is required to enter raffles and build up your collection,
including trade inventory. Increasingly, both retail and aftermarket values can be high for rare or
more popular caps, so the more funds you have, the more artisans you can buy.

Your limitations here will be dictated by your own personal financial situation. However, even if
you are wealthy, there are many rare caps with well-to-do collectors who aren’t looking to sell.
Being overly aggressive with purchase attempts or flaunting your wealth with public offers can
lead to a negative reputation (no one likes it when market prices get inflated), which will impact
your ability to obtain what you are looking for.
If you don’t have much wealth, be careful with your funds, be patient, and build a network of
friends to help you find good deals. If you are lucky enough to have wealth, it is a powerful
multiplier when combined with reputation and time. Be humble, use it to help others, and you
will ultimately find what you seek.
Beginner Profile: Beginners do not have a network
or trade inventory. They need to spend money to
join sales or make aftermarket purchases, and time
to build market knowledge and a network of fellow
hobbyists. A casual hobbyist profile might trend
more toward the money dimension.

Intermediate Profile: Once a hobbyist gains experience, they tend to spend more time hunting
specific makers or sculpts, and leverage more
of a mix of resources including their growing
network of contacts. Serious intermediate
collectors will start to join private groups and
spend more time building their network.
Veteran Profile: Veteran hobbyists likely have
sizable collections that can be used as trade
inventory, and a network of contacts and friends
who help each other. They are often alerted to
sales or aftermarket caps through their network,
and can post trades to find what they need.

If you are deficient in one resource area, you will


need correspondingly more of the other resource(s) to make up for it. For example, if you have a
poor reputation, you will need to spend more money and time to find what you need.
Conversely, if you have a lot of one resource, you need less of the other(s). For example, veteran
collectors often have a strong network to help them find caps, and therefore need to spend less
time and effort searching.
Hobbyists with an optimal balance of all three resources tend to have the most impressive
collections at a reasonable expense. That said, many people feel that the most enjoyable aspect
of the community is often the interaction and making lasting friendships. Furthermore, those
who spend time enjoying the journey as they collect, rather than rushing to acquire with high
financial expense, tend to last the longest in the hobby.
https://artisancollector.com/guides/3-artisan-collecting-resources/

You might also like