Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

FL061

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ Module Input, Output, 7-Segment LEDs

1. Giới thiệu
Kit thí nghiệm vi điều khiển là một bộ công cụ học tập cho các sinh viên ngành cơ điện tử
trong việc thực hành cách sử dụng các tính năng cơ bản của vi điều khiển. Tất cả các thành phần
cơ bản đều được tích hợp sẵn trên bo mạch giúp người học thuận tiện và dễ dàng tiếp cận việc
ứng dụng vi điều khiển vào các ứng dụng thực tế như xuất tín hiệu, đọc tín hiệu số, đọc tín hiệu
analog từ cảm biến, hiển thị LCD, hiển thị LED 7 đoạn, điều khiển động cơ,…
Để có thể tiến hành việc thí nghiệm, sinh viên cần trang bị các thiết bị sau:
- Kit thí nghiệm vi điều khiển
- Mạch nạp Pickit 2 (3)
- Dây nối
- Phần mềm viết code cho vi điều khiển ( MPLab + Cxx Compiler, Hi-TechC, CCS-C hoặc
MicroC )

Mục tiêu:
 Hiểu biết về Kit thí nghiệm vi điều khiển.
 Cài đặt một số phần mềm thông dụng trong việc lập trình cho vi điều khiển (Ví dụ:
MPLab + Cxx Compiler, Hi-TechC, CCS-C hoặc MicroC.
 Biết cách cơ bản để có thể xuất nhập dữ liệu, thực hiện các lệnh về xử lý bit, định thời cơ
bản bằng delay, truyền dữ liệu và từ đó ứng dụng CCS-C viết chương trình hiển thị dữ
liệu lên LCD, LED 7 đoạn và dãy 8 Led đơn.

2. Thiết bị thực hành/thí nghiệm: Kit thí nghiệm vi điều khiển


2.1 Các module trên Kit thí nghiệm vi điều khiển
- Mạch ra chân của PIC16F877A
- Nguồn tổ ong 5V, 12V
- Đèn LED đơn, nút nhấn
- Màn hình LCD
- Module 4 LED 7 đoạn
- Keypad 4x4
- LED ma trận
- Động cơ DC và driver
- Động cơ bước và driver
- Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 1


FL061

Hình 1: Các module trên Kit thí nghiệm vi điều khiển

2.2 Sử dụng PICKit2


Kết nối mạch nạp PICKit2 với vi điều khiển và máy tính. Sau đó bật phần mềm PICKit2 lên để
kiểm tra kết nối như hình 2.

Hình 2: Phần mềm nhận diện được mạch nạp và vi điều khiển.
Sau đó nhấn: File>>Import để nhập file .hex. Quá trình thực hiện được thể hiện trong các hình
3, 4, và 5.

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 2


FL061

Hình 3: Nhập file dùng lệnh Import

Hình 4: Lựa chọn file .hex

Hình 5: Nhấn Open để nhập file.

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 3


FL061
Cuối cùng, nhấn Write để nạp chương trình cho VĐK (hình 6).

Hình 6: Nạp chương trình thành công

3. Nội dung thực hành, thí nghiệm


3.1 Thời lượng: 5 tiết cho mỗi nhóm sinh viên.
3.2 Nội dung thí nghiệm
Bài thí nghiệm 1: Thực hành nạp chương trình xuống VĐK sử dụng PICKit2
Viết một chương trình điều khiển 8 đèn LED sáng nhấp nháy thông qua lần lượt các cổng
(PORTA, PORTB, PORTC, PORTD) của VĐK như sau: tất cả 8 đèn sáng 1 giây và tắt 1 giây,
cứ thế tiếp diễn?

Bài thí nghiệm 2: Thực hiện kết nối PORTD đến các chân đèn LED
a) Viết chương trình điều khiển các đèn LED sáng dần theo thứ tự D0 => D7 cứ mỗi 1s như sau:
D0 sáng, D0D1 sáng, D0D1D2 sáng, …, D0D1D2D3D4D5D6D7 sáng, rồi quay trở lại D0 sáng
và cứ thế tiếp tục?
b) Viết chương trình điều khiển đèn LED sáng tuần tự theo trình tự D0-D1-D2-D3-D4-D5-D6-
D7-D6-D5-D4-D3-D2-D1 sau mỗi 1s như sau: D0 sáng =>1s => D0 tắt, D1 sáng =>1s => D1
tắt, D2 sáng, … , D6 tắt, D7 sáng, D7 tắt D6 sáng, D6 tắt D5 sáng, …

Bài thí nghiệm 3: Sử dụng các nút nhấn SW1, SW2, SW3, SW4, và SW5 điều khiển các đèn
LED theo 5 chế độ (mode) như sau:
a) Nhấn SW1 thì các đèn sáng tuần tự như sau: D0-D2-D4-D6
b) Nhấn SW2 thì các đèn sáng tuần tự như sau: D1-D3-D5-D7

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 4


FL061
c) Nhấn SW3 thì các đèn sáng dần như sau: D0-D0D1-D0D1D2-D0D1D2D3-D0D1D2D3D4-
D0D1D2D3D4D5-D0D1D2D3D4D5D6-D0D1D2D3D4D5D6D7
d) Nhấn SW4 thì các đèn tắt như sau: D0D1D2D3D4D5D6D7 - D0D1D2D3D4D5D6 -
D0D1D2D3D4D5 - D0D1D2D3D4 - D0D1D2D3 - D0D1D2 - D0D1 - D0
e) Nhấn SW5 thì các đèn đều tắt

Bài thí nghiệm 4: Xuất dữ liệu ra module LED 7 đoạn


a) Thực hiện gọi tất cả các hàm trong thư viện với IC TM1637 để hiển thị ra module LED 7 đoạn
số 1234?
b) Viết chương trình hiển thị ra module LED 7 đoạn, bắt đầu từ số 1 cứ sau 0.25 giây tăng lên 1
đơn vị cho đến khi đạt giá trị 9999 thì dừng lại.
c) Viết chương trình lựa chọn sử dụng 2 nút nhấn: nhấn SW1 thì đếm tăng, nhấn SW2 thì đếm
giảm xuống?

Bài thí nghiệm 5: Hiển thị tên tất cả thành viên trong nhóm ra module LED 14 đoạn
Thiết kế và lập trình mạch điện sử dụng linh kiện 14SEG-MPX6-CC-RED, … với các nút nhấn
SW hiển thị tên của các thành viên trong nhóm sao cho:

● Nhấn SW1 thì hiển thị tên thành viên 1

● Nhấn SW2 thì hiển thị tên thành viên 2

● Nhấn SW3 thì hiển thị tên thành viên 3


Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 5


FL061
4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (Lưu ý: Sinh viên nộp lại tờ này cho Giảng viên hướng dẫn
sau buổi thí nghiệm)
Bài thí nghiệm 1:

Không chạy □ Chạy không hoàn chỉnh □ Chạy tốt □


Ý kiến khác:

Bài thí nghiệm 2:

Không chạy □ Chạy không hoàn chỉnh □ Chạy tốt □


Ý kiến khác:

Bài thí nghiệm 3:

Không chạy □ Chạy không hoàn chỉnh □ Chạy tốt □


Ý kiến khác:

Bài thí nghiệm 4:

Không chạy □ Chạy không hoàn chỉnh □ Chạy tốt □


Ý kiến khác:

Bài thí nghiệm 5:

Không chạy □ Chạy không hoàn chỉnh □ Chạy tốt □


Ý kiến khác:

Tài liệu tham khảo


[1] Datasheet của PIC16F877A
Họ và tên sinh viên:…………………………………MSSV:…………….Nhóm:………………
Họ và tên sinh viên:…………………………………MSSV:…………….Nhóm:………………
Họ và tên sinh viên:…………………………………MSSV:…………….Nhóm:………………
Họ và tên sinh viên:…………………………………MSSV:…………….Nhóm:………………
Họ và tên sinh viên:…………………………………MSSV:…………….Nhóm:………………
Họ và tên sinh viên:…………………………………MSSV:…………….Nhóm:………………

Ngày thực hành / thí nghiệm:……………………….Ký tên: ……………………………………

Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 6

You might also like