Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Chương

3
KẾ TOÁN
HÀNG TỒN KHO

GIỚI THIỆU MỤC TIÊU


Hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn quan Sau khi nghiên cứu chương này, người
trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động đọc có thể:
trong lĩnh vực sản xuất, thương mại cũng - Hiểu được khái niệm và cách thức
như kinh doanh dịch vụ. Ở cac đơn vị phân loại hàng tồn kho.
thương mạ i, hà ng tò n kho chủ yế u là hà ng
- Hiểu được các thủ tục kiểm soát
hoa mua về để ban. Cò n ở đơn vị sả n xuá t,
nội bộ hàng tồn kho.
hà ng tò n kho thường bao gò m cac loạ i:
nguyên vạ t liệ u, cong cụ dụ ng cụ , sả n - Hiểu được cách thức tổ chức kế
phả m dở dang và thà nh phả m. Dù ở lĩnh toán hàng tồn kho.
vực kinh doanh nào, giá trị hàng tồn kho - Trình bày thông tin về hàng tồn
vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài kho trên báo cáo tài chính.
sản của các doanh nghiệp.
- Hiểu được cách thức sử dụng
Thông tin về giá trị hàng tồn kho chủ yếu thông tin về hàng tồn kho trong
được trình bày trên báo cáo tình hình tài phân tích để ra quyết định kinh tế.
chính phần tài sản ngắn hạn. Ngoài ra,
bản thuyết minh báo cáo tài chính còn
cung cấp những thông tin bổ sung về
chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn
kho cũng như số liệu chi tiết cho từng loại
tài sản thuộc nhóm hàng tồn kho.
42 Chương 3

3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


3.1.1 Khái niệm và phân loại hàng tồn kho
Hà ng tò n kho là tà i sả n nam trong khau dự trư củ a qua trì̀nh sả n xuá t kinh doanh, là loạ i
tà i sả n ngá n hạ n vì̀ thường được ban đi, hoặc sử dụng trong doanh nghiệp trong vò ng mọ t
nam hay trong vò ng mọ t chu kỳ hoạ t đọ ng kinh doanh thong thường.
Ở cac đơn vị thương mạ i, hà ng tò n kho chủ yế u là hà ng hoa mua về để ban. Ở đơn vị sả n
xuá t, thì̀ co cac loạ i: nguyên vạ t liệ u, cong cụ dụ ng cụ , sả n phả m dở dang và thà nh phả m.
Việc phân loại hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức và lựa chọn phương pháp
kế toan hà ng tò n kho. Tù y và o mụ c đìch dự trư, hà ng tò n kho co thể được chia thà nh hai
loạ i, đo là : hà ng tò n kho sê được ban cho khach hà ng và hà ng tò n kho sê được doanh
nghiệ p sử dụ ng trong cac hoạ t đọ ng sả n xuá t kinh doanh.
Thêo quy định của VAS 02 - Hàng tồn kho, thì hàng tồn kho được chia thành 3 loại:

- Hàng tồn kho được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường, bao gò m:
Hà ng hoa tò n kho, hà ng hoa mua và o đang đi trên đường, hà ng hoa gởi đi gia cong chế
biế n, thà nh phả m tò n kho, thà nh phả m, hà ng hoa gởi đi ban;

- Hàng tồn kho đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, bao gò m: Sả n phả m
chưa hoà n thà nh (sả n phả m đang chế tạ o), sả n phả m hoà n thà nh nhưng chưa là m thủ tụ c
nhạ p kho thà nh phả m và chi phì sản xuất dở dang.
- Hàng tồn kho là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản
xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, bao gò m: Nguyên liệ u, vạ t liệ u, cong cụ , dụ ng cụ tò n
kho, gởi đi gia cong chế biế n và đa mua đang đi đường.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được sử dụng kết hợp với tư liệu lao động dưới tác
động của sức lao động để tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Công cụ, dụng cụ là các loại tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định.
Ngoài cách phân loại hàng tồn kho một cách tổng quát như trên, người ta còn căn cứ vào
vai trò, tác dụng và yêu cầu quản lý để phân loại hàng tồn kho một cách chi tiết hơn. Thêo
cách phân loại này, mỗi một đối tượng cụ thể của hàng tồn kho như: nguyên liệu, vật liệu,
hàng hóa sẽ được chia thành nhiều loại, mỗi loại bao gồm nhiều nhóm, mỗi nhóm bao gồm
nhiều thứ khác nhau với những tên gọi, nhãn hiệu, quy cách khác nhau. Trong đó, mỗi loại,
nhóm và từng thứ của từng đối tượng hàng tồn kho sẽ có một ký hiệu riêng. Ký hiệu đó là
một cách mã hoá để thuận tiện trong việc phân loại và được sử dụng thống nhất trong
phạm vi toàn doanh nghiệp. Đây là cách phân loại giúp cho các bộ phận trong doanh
nghiệp cùng phối hợp kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho. Qua đó nhận biết một cách cụ thể
tình hình hiện có và sự biến động của từng thứ hàng tồn kho, giúp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Kế toán hàng tồn kho 43

3.1.2 Kiểm soát nội bộ hàng tồn kho


Việc quản lý hàng tồn kho là một yêu cầu hết sức quan trọng. Trách nhiệm quản lý hàng
trong kho là thủ kho. Mọi trường hợp nhập xuất kho, thủ kho đều phải căn cứ vào phiếu
nhạ p kho, phiế u xuá t kho. Bên cạ nh đo, sỏ kế toan được dù ng để ghi chêp, thêo doi só hiệ n
co và sự biế n đọ ng củ a từng chủ ng loạ i hà ng trong kho, vơi nhưng ky hiệ u riêng gọ i là “sỏ
chi tiế t vạ t liệ u, dụ ng cụ , sả n phả m, hà ng hoa”. Đay là mã u sỏ dù ng cho cac loạ i hà ng tò n
kho được bả o quả n trong kho như là nguyên liệ u, vạ t liệ u, cong cụ , dụ ng cụ , thà nh phả m,
hà ng hoa. Sỏ nà y trì̀nh bà y cả só lượng và só tiề n củ a từng chủ ng loạ i hà ng trong kho thêo
qua trì̀nh biế n đọ ng củ a no, giup cho việ c cung cá p cac thong tin về hà ng tò n kho mọ t cach
kịp thời, cụ thể . Trong thực tế , cac sỏ chi tiế t nà y cung co thể chì̉ trì̀nh bà y sự biế n đọ ng củ a
hà ng trong kho thêo chì̉ tiêu só lượng. Ngoà i ra, tạ i mõ i doanh nghiệ p, can cư và o đạ c điể m
tổ chức quản lý riêng tại doanh nghiệp mình và đặc thù đối tượng hàng tồn kho mình đang
nắm giữ để xây dựng các thủ tục kiểm soát nội bộ như tách biệt chức năng người thủ kho
với kế toán kho, định kỳ đối chiếu sổ sách với thực tế, thực hiện kiểm kê kho nhằm quản lý
hàng tồn kho một cách hữu hiệu và hiệu quả.

3.1.3 Phương pháp kế toán hàng tồn kho


Để triển khai công tác kế toán hàng tồn kho trong thực tế, doanh nghiệp lựa chọn một
trong hai phương phap kế toan hà ng tò n kho, đo là kê khai thường xuyên và kiể m kê định
kỳ . Tuy nhiên, sự lựa chọ n nà o cung phả i duy trì̀ ìt nhá t trong 1 niên đọ kế toan và phả i
được ap dụ ng thó ng nhá t cho tá t cả cac loạ i hà ng tò n kho trong doanh nghiệ p.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp thêo dõi và phản ánh thường xuyên,
liên tụ c, co hệ thó ng tì̀nh hì̀nh biế n đọ ng củ a hà ng tò n kho trên sỏ kế toan. Trong trường
hợp ap dụ ng phương phap kê khai thường xuyên, cac tà i khoả n hà ng tò n kho được dù ng
để phả n anh só hiệ n co, tì̀nh hì̀nh biế n đọ ng tang, giả m củ a hà ng tò n kho. Vì vậy, số lượng
và giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế
toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho, và so
sánh, đối chiếu với số liệu vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc tồn kho
thực tế luôn phù hợp với số tồn trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân
và có giải pháp xử lý thích hợp.

Phương pháp kê khai thường xuyên dựa trên hệ thống sổ Phương pháp kê khai
sách được thêo dõi một cách chi tiết nên cung cấp được thường xuyên cập nhật
thông tin cập nhật về số lượng và giá trị hàng tồn kho, giúp liên tục sự thay đổi cả
về số lượng lẫn giá trị
phát hiện sự thất thoát hàng tồn kho cũng như các sai phạm hàng tồn kho.
trong ghi chép kế toán. Phương pháp này đòi hỏi công việc
ghi chép nhiều hơn và chi phí tốn kém hơn phương pháp
kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin, những nhược điểm này được giảm thiểu đáng kể.
44 Chương 3

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạ ch toan can cư và o kế t quả kiể m kê thực tế
để phả n anh gia trị tò n cuó i kỳ củ a hà ng tò n kho trên sỏ kế toan và từ đo tình gia trị củ a
hà ng tò n kho đa xuá t trong kỳ thêo cong thưc:
Trị giá hàng Trị giá hàng Tổng trị giá hàng Trị giá hàng
= + -
xuất kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ tồn kho cuối kỳ
Thêo phương phap kiể m kê định kỳ , mọ i biế n đọ ng củ a Giá trị hàng tồn kho
hà ng tò n kho (nhạ p kho, xuá t kho) khong phả n ánh trên các cuối kỳ và giá trị hàng
tài khoản hàng tồn kho. Giá trị của hàng mua trong kỳ được xuất ra chỉ được xác
định vào cuối kỳ kế
thêo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng là tài toán sau khi thực hiện
khoản “Mua hàng”. Các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng công tác kiểm kê.
ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế
toán (để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ thêo kết quả
kiểm kê). Công tác kiểm kê hàng hoá, vật tư được tiến hành
cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá hàng tồn kho thực tế
và làm căn cứ ghi sổ kế toán của các tài khoản hàng tồn kho.
Đồng thời căn cứ vào giá trị hàng tồn kho để xác định giá trị
hàng xuất trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán).

Phương pháp kiểm kê định kỳ có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng, giảm nhẹ khối lượng
công việc ghi chép dẫn đến chi phí thấp nhưng lại có hạn chế là hàng ngày không cập nhật
được về số lượng và giá trị hàng tồn kho; hơn nữa độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hoá
xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng bởi chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
Điều này có thể dẫn đến các hậu quả là không phát hiện được các trường hợp thất thoát
hàng tồn kho vì chúng được tính vào chi phí trong kỳ, đồng thời không thể kịp thời phát
hiện được các sai phạm trong công tác kế toán.
Ví dụ 3.1:
Công ty Hải Đăng tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) thêo phương pháp khấu trừ, kinh doanh
mặt hàng A chịu thuế suất thuế GTGT 10%. Đầu kỳ, công ty không có tồn kho. Trong kỳ tại
công ty có phát sinh một số nghiệp vụ sau:
1. Nhập kho 5.000 đơn vị hàng A với đơn giá chưa thuế 52.000 đ/đơn vị, chưa thanh
toán.
2. Xuất kho trả lại 100 đơn vị hàng A đã nhập ở nghiệp vụ 1 vì kém phẩm chất.
3. Xuất bán 2.000 đơn vị hàng A thu ngay bằng tiền mặt với đơn giá bán chưa thuế là
60.000 đ/đơn vị.
4. Cuối kỳ, kiểm kê kho thấy còn 2.900 đơn vị hàng A.
Yêu cầu: Ghi nhận bút toán liên quan đến các nghiệp vụ trên thêo hai phương pháp kế toán
hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
Kế toán hàng tồn kho 45

Đvt: Ngàn đồng

NV Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kiểm kê định kỳ


1 Nợ TK 156: 260.000 Nợ TK 611: 260.000
Nợ TK 133: 26.000 Nợ TK 133: 26.000
Có TK 331: 286.000 Có TK 331: 286.000
2 Nợ TK 331: 5.720 Nợ TK 331: 5.720
Có TK 156: 5.200 Có TK 611: 5.200
Có TK 133: 520 Có TK 133: 520
3 - Nợ TK 632: 104.000 - Nợ TK 111: 132.000
Có TK 156: 104.000 Có TK 511: 120.000
- Nợ TK 111: 132.000 Có TK 3331: 12.000
Có TK 511: 120.000
Có TK 3331: 12.000
4 - Nợ TK 156: 150.800
Có TK 611: 150.800
- Nợ TK 632: 104.000
Có TK 611: 104.000

Trong phạm vi giáo trình này, từ phần tiếp thêo chúng tôi chủ yếu tập trung trình bày kế
toán hàng tồn kho thêo phương pháp kê khai thường xuyên vì tính phổ biến của nó trong
việc áp dụng trong thực tế tại các doanh nghiệp.

3.1.4 Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho
Thêo chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho, hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu thêo
giá gốc. Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Mọ t loạ i hà ng tò n kho mua và o ở nhưng thời điể m khac nhau sê co nhưng gia gó c khac
nhau. Do đo, khi tình gia trị hà ng tò n kho xuá t ra trong kỳ cung như gia trị hà ng tò n kho
tò n cuó i kỳ , kế toan phả i sử dụ ng mọ t phương phap nhá t định để xác định gia trị hà ng tò n
kho. Sự lựa chọn này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và giá trị hàng tồn kho trên báo
cáo tài chính.
Thêo quy định hiệ n hà nh, gia trị hà ng tò n kho được tình thêo mọ t trong cac phương phap sau:
Một số quốc gia còn cho phép
- Phương phap thêo gia đìch danh.
doanh nghiệp tính giá theo
- Phương phap nhạ p trươc, xuá t trươc (FIFO). phương pháp nhập sau xuất
trước (LIFO). Phương pháp này
- Phương phap bì̀nh quan gia quyề n. giúp doanh nghiệp giảm khoản
thuế thu nhập trong giai đoạn
giá cả tăng cao.
46 Chương 3

Phương pháp theo giá đích danh co thể được ap dụ ng đó i vơi doanh nghiệ p co ìt chủ ng loạ i
hà ng hoạ c mạ t hà ng ỏ n định và dễ nhạ n diệ n. Thêo phương phap nà y, gia gó c củ a sả n
phẩm, hàng hóa được thêo dõi thêo từng món hàng và giá trị hàng tồn kho được phản ánh
thêo đung gia gó c củ a chình mon hà ng đo. Đay là phương phap hợp ly nhá t trong ba
phương phap. Tuy nhiên đay cung là phương phap đò i hỏ i nhiề u cong sưc nhá t vì̀ phả i
nhạ n biế t cho được gia gó c củ a mõ i đơn vị hà ng tò n kho, do đó phương pháp tính thêo giá
đích danh chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận
diện được.
Phương pháp nhập trước, xuất trước được ap dụ ng dựa trên giả định là hà ng tò n kho được
mua trươc hoạ c sả n xuá t trươc thì̀ được xuá t trươc, và hà ng tò n kho cò n lạ i cuó i kỳ là hà ng
tò n kho được mua hoạ c sả n xuá t gà n thời điể m cuó i kỳ . Thêo phương phap nà y thì̀ gia trị
hà ng xuá t kho được tình thêo gia củ a lo hà ng nhạ p kho ở thời điể m đà u kỳ hoạ c gà n đà u
kỳ , gia trị hà ng tò n kho được tình thêo gia củ a hà ng nhạ p kho ở thời điể m cuó i kỳ hoạ c gà n
cuó i kỳ cò n tò n kho.
Phương pháp bình quân gia quyền được ap dụ ng dựa trên giả định là tá t cả hà ng đang co
sã n trong kho đề u bị trọ n lã n và o nhau, khong phan biệ t được thêo cac là n nhạ p kho khac
nhau. Thêo phương phap nà y, gia trị củ a từng loạ i hà ng tò n kho được tình thêo gia trị
trung bì̀nh củ a hà ng tò n kho hiệ n co luc đà u kỳ và gia trị cac lo hà ng nhạ p kho trong kỳ .
Trường hợp giá trị trung bình này được tính sau mỗi lần nhập thì gọi là “bình quân gia
quyền liên hoàn”. Trường hợp giá trị trung bình này được tính một lần vào cuối kỳ thì gọi
là “bình quân gia quyền cố định”.
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có Doanh nghiệp phải công bố
những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và thông tin về phương pháp tính
độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu giá hàng tồn kho áp dụng.
quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang
Việc lựa chọn các phương
bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của
pháp tính giá này có ảnh
doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu
hưởng trực tiếp đến lợi
bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự
biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp. nhuận và giá trị hàng tồn
kho trên báo cáo tài chính.
Ví dụ 3.2:
Tình hình nhập xuất tồn hàng A tại một doanh nghiệp trong tháng 1 năm 201X như sau:
Ngày Diễn giải Số lượng Đơn giá (ng.đ) Thành tiền (ng.đ)
1/1/201X Tồn đầu kỳ 10.000 20 200.000
5/1/201X Mua hàng 5.000 22 110.000
8/1/201X Xuất bán 8.000
13/1/201X Mua hàng 3.000 25 75.000
21/1/201X Xuất bán 2.000
Yêu cầu: Tính giá trị hàng xuất trong từng lần xuất và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ thêo các
phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO), bình quân gia quyền liên hoàn và bình quân
Kế toán hàng tồn kho 47

gia quyền cố định, biết rằng đơn vị áp dụng hệ thống kê khai thường xuyên.
 Thêo phương pháp FIFO:

Nhập Xuất Tồn


Ngày Diễn giải
SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
1/1/201X Tồn đầu kỳ 10.000 20 200.000
5/1/201X Mua hàng 5.000 22 110.000
8/1/201X Xuất bán 8.000 20 160.000
13/1/201X Mua hàng 3.000 25 75.000
21/1/201X Xuất bán 2.000 20 40.000
Tồn cuối kỳ 5.000 22 110.000
31/1/201X
3.000 25 75.000

 Thêo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Diễn Nhập Xuất Tồn


Ngày
giải SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Tồn
1/1/201X 10.000 20 200.000
đầu kỳ
Mua
5/1/201X 5.000 22 110.000
hàng
Xuất
8/1/201X 8.000 20,67 165.333
bán
Mua
13/1/201X 3.000 25 75.000
hàng
Xuất
21/1/201X 2.000 21,97 43.933
bán
31/1/201X Tồn cuối kỳ 8.000 21,97 175.733

 Thêo phương pháp bình quân gia quyền cố định:

Nhập Xuất Tồn


Ngày Diễn giải
SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
1/1/201X Tồn đầu kỳ 10.000 20 200.000
5/1/201X Mua hàng 5.000 22 110.000
8/1/201X Xuất bán 8.000 21,39 171.111
13/1/201X Mua hàng 3.000 25 75.000
21/1/201X Xuất bán 2.000 21,39 42.778
31/1/201X Tồn cuối kỳ 8.000 21,39 171.111
48 Chương 3

Qua vì dụ về việ c tình gia hà ng tò n kho, co thể thá y: trong điề u kiệ n co sự thay đỏ i về gia cả
thì̀ mõ i mọ t phương phap tình gia khac nhau sê cho ra nhưng só liệ u khac nhau về gia vó n
hà ng ban và hà ng tò n kho cuó i kỳ . Nghìa là phương phap tình gia hà ng tò n kho sê ả nh
hưởng đế n cac chì̉ tiêu co liên quan đế n hà ng tò n kho được trì̀nh bà y trên cac bao cao tà i
chình như: gia vó n hà ng ban trên bao cao kế t quả hoạ t đọ ng; hà ng tò n kho cuó i kỳ trên báo
cáo tình hình tài chính. Việ c lựa chọ n phương phap nà o trong cac phương phap trên tù y
thuọ c và o tình chá t củ a hà ng hoa, quan hệ giưa chi phì và lợi ìch cung như xêt đoan củ a
nhà quả n ly. Co quan điể m cho rang phương phap tó t nhá t là phương phap tình ra gia trị
hà ng tò n kho cuó i kỳ và gia vó n hà ng ban sat vơi thực tế nhá t. Điề u nà y cung rá t phưc tạ p
và kho co thể đap ưng mọ t cach trọ n vệ n.
Trong điều kiện giá cả có biến động lớn, phương pháp nhập trước - xuất trước thể hiện giá
trị hàng tồn kho tồn cuối kỳ gần với giá của lần mua sau cùng, nhưng giá trị hàng xuất ra
thì gần với giá tồn đầu kỳ và những lần mua đầu tiên trong kỳ. Do đó, phương pháp này
được cho là phản ánh tình hình tài chính tốt hơn cả, tuy nhiên phương pháp này lại có hạn
chế về việc trình bày kết quả kinh doanh khi phản ánh giá hàng xuất gần với giá tồn đầu kỳ.

3.2 TỔ CHỨC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
3.2.1 Kế toán nghiệp vụ tăng giảm hàng tồn kho
Trong doanh nghiệp, vật tư, hàng hóa tăng lên chủ yếu do mua ngoài nhập kho. Vì vậy, các
chứng từ liên quan đến tăng hàng tồn kho bao gồm các chứng từ do bên bán giao như Hóa
đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng. Trong trường hợp bên bán không có hóa đơn thì bộ
phận mua hàng phải lập “Phiếu kê mua hàng”có đủ chữ ký của bên mua và bán, do người
có thẩm quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho. Khi hàng về, bộ phận mua hàng lập Phiếu
nhập kho.
Phiếu xuất kho là căn cứ để thêo dõi vật tư, hàng hóa xuất ra. Ngoài ra, để thêo dõi hàng
tồn kho điều chuyển từ kho này sang kho khác trong nội bộ đơn vị hoặc giao gia công chế
biến, kế toán còn sử dụng chứng từ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Để thêo dõi cho các đối tượng hàng tồn kho, kế toán sử dụng nhóm tài khoản 15*, ví dụ
như Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu; Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ; Tài khoản 155
- Thành phẩm chủ yếu dùng cho hoạt động sản xuất; Tài khoản 156 - Hàng hóa;…
Hàng tồn kho rất phong phú về chủng loại, lại biến động thường xuyên, liên tục. Do vậy, để
quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, các doanh nghiệp thường mở sổ chi tiết để thêo dõi tình
hình nhập xuất tồn của từng đối tượng.
Ví dụ 3.3:
Doanh nghiệp sản xuất K áp dụng kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, trong tháng có phát sinh một số nghiệp vụ sau:
1. Mua lô vật liệu trị giá chưa thuế 300.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã mang về nhập kho,
chưa trả tiền người bán.
Kế toán hàng tồn kho 49

2. Xuất kho vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm: 200.000.000đ
- Cho bộ phận bán hàng: 10.000.000đ
Kế toán ghi nhận các bút toán như sau:
1. Nợ TK 152 (Nguyên liệu, vật liệu): 300.000.000
Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ): 30.000.000
Có TK 331 (Phải trả cho người bán): 330.000.000
2. Nợ TK 621 (Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp): 200.000.000
Nợ TK 641 (Chi phí bán hàng): 10.000.000
Có TK 152 (Nguyên liệu, vật liệu): 210.000.000
Như vậy, khi mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, kế toán ghi tăng tài sản là
hàng tồn kho. Ngược lại, khi xuất vật liệu, công cụ ra sử dụng, kế toán sẽ chuyển giá trị các
tài sản này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Riêng đối với công cụ, dụng cụ, đồ
dùng cho thuê… liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán thì khi xuất
công cụ, dụng cụ, kế toán ghi nhận vào tài khoản “Chi phí trả trước”, rồi căn cứ vào kế
hoạch để phân bổ dần vào chi phí của các kỳ kế toán có liên quan.
Ví dụ 3.4:
Doanh nghiệp sản xuất M áp dụng kê khai thường xuyên hàng tồn kho, trong tháng có phát
sinh một số nghiệp vụ sau:
1. Xuất kho dụng cụ trị giá 1.000.000đ phục vụ cho phân xưởng sản xuất, phân bổ 1 lần,
2. Xuất kho công cụ sử dụng ở cửa hàng trị giá 18.000.000đ, thời gian phân bổ 6 tháng,
bắt đầu từ tháng này.
Kế toán ghi nhận các bút toán như sau:
1. Nợ TK 627 (Chi phí sản xuất chung): 1. 000.000
Có TK 153 (Công cụ, dụng cụ): 1.000.000
2. Căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi nhận:
Nợ TK 242 (Chi phí trả trước): 18.000.000
Có TK 153 (Công cụ, dụng cụ): 18.000.000
Sau đó, căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ để ghi:
Nợ TK 641 (Chi phí bán hàng): 3.000.000
Có TK 242 (Chi phí trả trước): 3.000.000
50 Chương 3

3.2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm trong kỳ kế toán.
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định.
Như vậy, giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan
giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được.
Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ
cho việc tổ chức, thêo dõi, tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và kiểm soát
chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh.
Một trong những tiêu thức phân loại chi phí sản xuất là phân loại thêo khoản mục (tức
phân loại thêo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh): thêo cách phân loại này thì chi phí
sản xuất được xếp vào một số khoản mục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau để
phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Thêo quy định hiện nay chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi chi phí cần được
tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tùy thêo đặc
điểm về tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý,... mà đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất có thể là: từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất, phân
xưởng sản xuất …
Đối tượng tính giá thành là những kết quả sản xuất nhất định đòi hỏi phải xác định tổng giá
thành và giá thành đơn vị, nói cách khác là đối tượng mà hao phí vật chất được doanh
nghiệp bỏ ra để sản xuất đã kết tinh trong đó, nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp
cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy thêo đặc điểm sản xuất, tính chất quy
trình công nghệ và phương pháp sản xuất sản phẩm, cũng như yêu cầu và trình độ quản
lý... mà đối tượng tính giá thành có thể là: chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm
hoàn chỉnh, đơn đặt hàng, hạng mục công trình …
Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất sản phẩm, các chi phí
phát sinh được tập hợp trên 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân
công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung.
 Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại vật
liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về sử dụng ngay hoặc do tự
sản xuất ra và đưa vào sử dụng, vật liệu thừa còn để tại kho cuối kỳ trước tiếp tục sản xuất
trong kỳ này.
Kế toán hàng tồn kho 51

Căn cứ vào các chứng từ như Phiếu xuất kho, hóa đơn, phiếu chi, phiếu báo vật liệu thừa để
lại phân xưởng cuối kỳ trước … để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để thêo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 621 - Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả chi phí về nguyên
nhiên, vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Tài khoản này
được mở chi tiết thêo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành.
 Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao
động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như: tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về
bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và kinh phí
công đoàn (KPCĐ) tính vào chi phí thêo quy định.
Căn cứ vào các chứng từ như Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc
công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, phiếu báo làm thêm giờ … để tập hợp chi phí
nhân công trực tiếp.
Để thêo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 622 - Chi phí nhân công
trực tiếp. Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ
phận lao động trực tiếp sản phẩm. Tài khoản này mở chi tiết thêo từng đối tượng hạch
toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành.
 Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với phân xưởng sản
xuất. Đây là chi phí tổng hợp bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật
liệu và dụng cụ xuất dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng, chi
phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng… Vì vậy để
tăng cường hiệu quả trong việc quản lý chi phí, chi phí sản xuất chung được phân loại
thành: chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi (biến phí): là chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ
hoạt động (số sản phẩm, số giờ máy sản xuất …) thay đổi. Ví dụ: Chi phí nguyên vật
liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp …
- Chi phí sản xuất chung cố định (định phí): là chi phí không thay đổi về tổng số khi
mức độ hoạt động thay đổi. Ví dụ: Chi phí khấu hao (thêo phương pháp đường
thẳng), chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị … Thêo quy định,chi phí sản
xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm
thêo mức công suất bình thường; Phần chi phí sản xuất chung cố định không phân
bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Do đây là loại chi phí tổng hợp nên để thêo dõi và tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán
mở sổ chi tiết thêo nơi phát sinh chi phí (phân xưởng/ tổ/ đội) và căn cứ để ghi chép là các
chứng từ như: phiếu xuất kho vật tư, công cụ; bảng phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ; bảng
chấm công, phiếu báo làm thêm giờ; bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định; hoá
52 Chương 3

đơn, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu chi…


Để thêo dõi chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng và
cuối kỳ phân bổ hoặc kết chuyển vào các đối tượng để tính giá thành.
 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán sử dụng Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phản ánh tổng
hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp
áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho.
3.2.3 Kế toán dự phòng giảm giá Hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất kinh
doanh phần giá trị hàng tồn kho bị giảm xuống thấp hơn giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do
vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá và để phản ánh trung thực và hợp lý giá trị
hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị Việc lập dự phòngđược
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ thực hiện trên cơ sở
hơn giá gốc (vào thời điểm lập báo cáo tài chính) và từng mặt hàng.
được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dự Số dự phòng được lập là
phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là phần chênh phần chênh lệch giữa giá
lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị gốc của hàng tồn kho
thuần có thể thực hiện được của chúng. lớn hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập báo cáo tài chính. Đối với các
doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tài chính giữa niên độ, khi lập báo cáo tài chính
giữa niên độ (báo cáo quý, báo cáo bán niên), kế toán cũng cần xêm xét và điều chỉnh số dự
phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cho phù hợp với tình hình thực tế thêo nguyên tắc giá
trị hàng tồn kho trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính thêo giá thấp hơn giữa giá gốc
và giá trị thuần có thể thực hiện được.
Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng
thứ vật tư, hàng hóa, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp thêo:
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này
lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số
chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này
nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số
chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng
Kế toán hàng tồn kho 53

bán.
Kế toán thêo dõi khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Tài khoản 229 - Dự phòng tổn
thất tài sản, chi tiết là Tài khoản 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Ví dụ 3.5:
Tại công ty Thương mại Thành Công mới thành lập vào đầu năm 2015. Vào cuối niên độ kế
toán 2015, cong ty lạ p bả ng tình về việ c lạ p dự phò ng giả m gia hà ng tò n kho cho từng mạ t
hà ng bị giả m gia, trên cơ sở đo cong ty xac định mưc dự phò ng giả m gia hà ng tò n kho phả i
lạ p cho niên đọ kế toan nà y là 180.000.000đ. Việc lập dự phòng này tác động lên các yếu tố
của báo cáo tài chính như sau:

Báo cáo tình hình tài chính Báo cáo kết quả hoạt động BC LCTT
TÀI SẢN = NỢ VỐN CSH LN =DOANH THU - CHI PHÍ
P.TRẢ +
-180.000.000 -180.000.000 -180.000.000 +180.000.000 không ảnh
hưởng

Kế toán ghi nhận bút toán:

Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán) 180.000.000

Có TK 2294 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho) 180.000.000

Cuó i niên đọ kế toan 2016, sau khi lập bảng chiết tính về số dự phòng phải lập cho những
hàng tồn kho bị giảm giá, kế toan xac định khoả n dự phò ng giả m gia hà ng tò n kho phả i lạ p
là 150.000.000đ. Kế toan thực hiệ n hoà n nhạ p dự phò ng giả m gia hà ng tò n kho
30.000.000đ, điều này làm cho các yếu tố của báo cáo tài chính bị tác động như sau:

Báo cáo tình hình tài chính Báo cáo kết quả hoạt động BC LCTT

TÀI SẢN = NỢ P.TRẢ +VỐN CSH LN = DOANH THU - CHI PHÍ

+30.000.000 +30.000.000 +30.000.000 -30.000.000 không ảnh


hưởng
Kế toán ghi nhận bút toán:

Nợ TK 2294 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho) 30.000.000


Có TK 632 (Giá vốn hàng bán) 30.000.000

3.3 THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 Trình bày thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính.
54 Chương 3

Thông tin về trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được trình bày Hàng tồn kho được
trên Báo cáo tình hình tài chính, phần Tài sản ngắn trình bày theo giá
hạn, mục Hàng tồn kho theo giá thấp hơn giữa giá gốc thấp hơn giữa giá gốc
và giá trị thuần có thể thực hiện được. và giá trị thuần có thể
thực hiện được.

 Trình bày thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động
Trên Báo cáo kết quả hoạt động thể hiện giá gốc của hàng tồn kho bán trong kỳ và các
khoản thiệt hại về hàng tồn kho phải tính vào chi phí , ở chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”.
 Trình bày thông tin trên Thuyết minh báo cáo tài chính.
Trên Thuyết minh báo cáo tài chính, mục IV trình bày một số thông tin về hàng tồn kho
như: các chính sách kế toán áp dụng trong việc ghi nhận hàng tồn kho (nguyên tắc ghi
nhận hàng tồn kho, phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho,…); Mục VI trình bày thông tin bổ sung cho khoản mục hàng tồn kho trên
Báo cáo tình hình tài chính, trong đó trình bày chi tiết trị giá (thời điểm đầu năm và cuối
năm) của hàng tồn kho thêo từng loại, từng trạng thái tồn tại (Hàng mua đang đi đường,
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán,…)
Thông tin về hàng tồn kho trên báo cáo tài chính được sử dụng khá phổ biến trong việc
phân tích, đánh giá để ra các quyết định kinh tế. Các tỷ số đánh giá hàng tồn kho như: số
vòng quay của hàng tồn kho, số ngày lưu kho bình quân cho thấy tốc độ luân chuyển hàng
tồn kho tại các doanh nghiệp.
Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xêm xét số vòng quay các loại hàng tồn
kho, số ngày lưu kho bình quân, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh chậm của nó ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán.
Kế toán hàng tồn kho 55

Giá vốn hàng bán


Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu số ngày bình quân 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh số vòng quay hàng hoá tồn
kho bình quân trong kỳ, hay thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian
này càng giảm thì khả năng chuyển hoá thành tiền của hàng hoá tồn kho càng nhanh. Số
vòng quay hàng tồn kho chậm có thể hàng hoá kém phẩm chất không tiêu thụ được hoặc
tồn kho quá mức cần thiết.

Số ngày trong chu kỳ


Số ngày bình quân 1 vòng quay hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho nhanh thể hiện tình hình bán ra tốt. Tuy nhiên khi phân tích
cũng cần phải thận trọng vì điều này cũng có thể do lượng hàng tồn kho thấp. Do vậy, khối
lượng tiêu thụ hàng hoá bị hạn chế.

TÓM TẮT
Chương này trình bày khái niệm, cách thức phân loại và các thủ tục kiểm soát nội bộ hàng
tồn kho. Bên cạnh đó, nội dung chương còn giới thiệu cách thức tổ chức kế toán hàng tồn
kho cũng như việc trình bày thông tin về hàng tồn kho trên báo cáo tài chính. Ngoài ra,
chương này còn đưa ra một số gợi ý về việc sử dụng thông tin hàng tồn kho trong phân tích
để ra quyết định kinh tế.

KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ


Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Giá gốc của tài sản: Là số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính thêo
giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản
xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí
ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh
56 Chương 3

toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

BÀI TẬP
BT 3.1
Doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, kinh
doanh duy nhất mặt hàng A.
Trong tháng 6 phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho như sau:

Ngày Nội dung nghiệp vụ Số lượng Đơn giá gốc (ng.đồng)


01/06 Tồn kho đầu kỳ 200 50
05/06 Mua nhập kho 90 52
06/06 Xuất kho Bán 140 ?
15/06 Mua nhập kho 300 53
18/06 Xuất kho Bán 200 ?
30/06 Mua nhập kho 150 54
Yêu cầu:
a. Tính chỉ tiêu giá vốn hàng bán tháng 6 và giá trị hàng tồn kho cuối tháng thêo các
phương pháp FIFO, Bình quân gia quyền liên hoàn, bình quân gia quyền cuối kỳ.
b. Giả sử giá bán hàng trong tháng thống nhất là 60 ngàn đồng/đơn vị. Tính lãi gộp tháng
6 thêo các phương pháp tính giá hàng tồn kho (FIFO, Bình quân gia quyền liên hoàn,
bình quân gia quyền cuối kỳ).
BT 3.2
Tại một DN kế toán hàng tồn kho thêo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT
thêo phương pháp khấu trừ, xác định giá trị hàng tồn kho thêo phương pháp FIFO, có tình
hình về hàng tồn kho như sau:
 Tồn kho đầu tháng vật liệu N: 200kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
 Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua vật liệu N nhập kho 500kg, đơn giá chưa thuế 5.200đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả
bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu đã trả bằng tiền nặt
110.000đ, trong đó thuế GTGT 10%.
2. Mua vật liệu N của công ty K chưa trả tiền, số lượng nhập kho 1.300kg, đơn giá chưa
thuế 5.400 đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã được trả bằng tiền
tạm ứng 330.000đ, trong đó thuế GTGT 30.000đ.
3. Do mua khối lượng lớn, công ty K cho DN hưởng khoản chiết khấu thương mại
120.000đ, thuế GTGT 10%. Vật liệu còn tồn trong kho.
4. Nhập kho một số công cụ chưa trả tiền, thêo hoá đơn giá chưa thuế 2.000.000đ, thuế
Kế toán hàng tồn kho 57

GTGT 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 120.000đ, trong đó thuế GTGT 10.000đ.
5. Chuyển TGNH ứng trước cho công ty X tiền mua hàng hóa B là 4.000.000đ, đã nhận
được giấy báo Nợ của ngân hàng.
6. Nhập kho lô hàng hóa của công ty H thêo hoá đơn GTGT gồm 1.000 đơn vị, đơn giá
chưa thuế 30.000 đ/đơn vị, thuế GTGT 5% chưa trả tiền. Chi phí vận chuyển đã chi
bằng tiền tạm ứng là 1.100.000đ (trong đó thuế GTGT 100.000đ).
7. Nhận được hàng và hoá đơn GTGT của công ty X gửi đến gồm 600 đơn vị hàng B, đơn
giá chưa thuế 10.000 đ/đơn vị, thuế GTGT 10%, đã nhập kho đủ.
8. Chuyển tiền gửi NH trả hết nợ cho công ty X sau khi trừ đi khoản chiết khấu thanh toán
được hưởng bằng 1% giá thanh toán trên hóa đơn, đã được ngân hàng báo Nợ.
9. Xuất vật liệu N dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm 1.000kg và dùng cho cửa hàng
200kg.
10. Mua một số công cụ nhập kho giá hoá đơn chưa thuế là 8.000.000đ, thuế GTGT 10%,
chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ về đến DN là
300.000đ đã trả bằng tiền mặt.
11. DN dùng TGNH chuyển trả hết nợ cho bên bán (NV 10) sau khi trừ đi khoản chiết
khấu thanh toán được hưởng bằng 1% trên giá hoá đơn chưa thuế.
12. Xuất kho công cụ (loại phân bổ 1 lần) dùng cho các bộ phận sau:
 Phân xưởng: 3.000.000đ
 Bộ phận bán hàng : 1.500.000đ
 Bộ phận QLDN: 2.000.000đ
13. Mua một số công cụ chuyên dùng giá hoá đơn chưa thuế 1.600.000đ, thuế GTGT 10%
đã trả bằng tiền mặt, chuyển sử dụng ngay trong kỳ ở Phân xưởng sản xuất.
14. Mua một số công cụ về nhập kho, giá hoá đơn chưa thuế 9.600.000đ, thuế GTGT 10%
đã trả bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ về đến DN là 220.000đ, trong
đó thuế GTGT 20.000đ, đã trả bằng tiền mặt.
15. Xuất dùng công cụ loại phân bổ dần dùng cho bộ phận văn phòng trị giá 4.000.000đ.
Số công cụ này được phân bổ trong 4 tháng kể từ tháng này.
Yêu cầu
a. Phân tích ảnh hưởng của từng nghiệp vụ trên lên các yếu tố của báo cáo tài chính.
b. Ghi nhận các bút toán liên quan.

BT 3.3
Danh mục hàng hoá ngày 31/12/201X của công ty Bình Long và giá trị của chúng như sau:
58 Chương 3

(Đvt: triệu đồng)


Giá trị thấp hơn giữa giá gốc và
Giá trị thuần có thể
Tên hàng Giá gốc giá trị thuần có thể thực hiện
thực hiện được
được
Máy cưa 155 170 155
Xẻng 25 20 20
Búa đinh 17 20 17
Máy khoan 95 100 95
Máy hàn 78 100 78
Máy phát điện 270 305 270
Máy bơm nước 167 150 150
Máy tiện 52 50 50
Tay quay 21 18 18

Yêu cầu:
a. Tính số dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi bút toán cần thiết biết số dư trên tài
khoản 2294 hiện có là 10 triệu đồng.
b. Trình bày thông tin về Hàng tồn kho và Dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo
tình hình tài chính ngày 31/12/201X (cột Số cuối năm).
c. Giả sử toàn bộ Máy phát điện và Máy bơm nước của công ty đã được ký hợp đồng cung
cấp cho khách hàng ở Nha Trang với giá lần lượt là 300 triệu đồng và 170 triệu đồng
(đây là hợp đồng với giá cố định không được quyền hủy ngang), dự kiến sẽ giao hàng
đầu tháng 1 tới. Thực hiện lại yêu cầu a và b với giả định các thông tin về hàng hóa còn
lại không thay đổi.
BT 3.4
Kết quả kiểm kê hàng tồn kho của công ty A ngày 05/01/N+1 là 20 tỷ đồng. Biết rằng từ
ngày 01/01/N+1 đến ngày 05/01/N+1, công ty có tình hình mua bán hàng tồn kho như sau:
- Tổng trị giá hàng mua : 3 tỷ đồng
- Tổng doanh thu bán hàng: 6 tỷ đồng
Yêu cầu: Tính giá trị hàng tồn kho của công ty ngày 31/12/N nếu công ty có lãi gộp 25%
trên giá vốn hàng bán
(Lưu ý: Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán)

BT 3.5
Kế toán hàng tồn kho 59

Công ty Hoàng Lan có dữ liệu về hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/N như sau:

Số lượng Đơn giá (triệu đồng)


Mặt hàng
(sản phẩm) Giá gốc Giá trị thuần có thể thực hiện được
A 57 3,0 3,5
B 30 7,0 6,0
C 12 24,0 20,0
D 65 4,0 4,0
E 50 6,0 4,5
Yêu cầu:
1. Xác định tổng giá gốc hàng tồn kho tại ngày 31/12/N
2. Xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho ngày 31/12/N
3. Thực hiện bút toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho từng trường hợp sau:
a) SDĐK (TK 2294) = 0
b) SDĐK (TK 2294) = 92
c) SDĐK (TK 2294) = 210
4. Xác định giá trị nhóm hàng tồn kho trên Báo cáo tình hình tài chính ngày 31/12/N
tương ứng với từng trường hợp trên.

TÌNH HUỐNG
TH 3.1
Công ty Thắng Lợi áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, kỳ kế toán
thêo năm dương lịch, không lập BCTC giữa niên độ. Ngày 22/8/2017, công ty nhập một lô
công cụ trị giá 72 triệu đồng, đưa ngay vào sử dụng ở bộ phận bán hàng, dự kiến sử dụng
khoảng 8 tháng. Kế toán công ty chưa thống nhất về cách thức xử lý đối với nghiệp vụ này.
Có 3 ý kiến đưa ra cách xử lý như sau:
Ý kiến 1: Trước hết phải ghi tăng “Công cụ dụng cụ”, rồi sau đó phân bổ dần vào chi phí
bán hàng mỗi tháng.
Ý kiến 2: Trước hết phản ánh giá trị công cụ vào tài khoản Chi phí trả trước, rồi mỗi tháng
sẽ phân bổ dần vào chi phí bán hàng.
Ý kiến 3: Phản ánh ngay giá trị công cụ vào chi phí bán hàng kỳ này.
Thêo bạn, kế toán nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Với mỗi ý kiến trên sẽ ảnh hưởng
đến BCTC như thế nào?
TH 3.2
Công ty MC và công ty AB có thông tin liên quan đến hàng tồn kho trên báo cáo tài chính 2
năm gần đây như sau (đơn vị tính: triệu đồng) :
Công ty MC Công ty AB
60 Chương 3

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2017


Doanh thu 5.425 4.902 4.370 4.862
thuần
Giá vốn 3.740 3.624 3.214 3.719
Hàng tồn kho 1.256 985 539 850
(ngày 31/12)
Yêu cầu:
1. Tính tỷ suất lợi nhuận gộp, vòng quay hàng tồn kho, và số ngày lưu kho bình quân
của 2 công ty trong năm 2017.
2. Với 1 số thông tin trên, giả sử từ năm 2016 – 2017, về cơ bản công ty MC và công ty
AB đều không thay đổi chiến lược kinh doanh, bạn hãy đánh giá mức độ hiệu quả
trong việc quản lý hàng tồn kho tại các công ty này qua 2 năm?
o

You might also like