Khoa Luan Tot Nghiep

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




LÊ THỊ HUỲNH MAI

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU


CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG
PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


LÊ THỊ HUỲNH MAI

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU


CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG
PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD:Thạc sĩ TRIỆU QUỐC AN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014.


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Hóa học nói chung và thầy cô
trong bộ môn Hóa Phân tích nói riêng đã truyền đạt cho các thế hệ sinh viên chúng em
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Triệu Quốc An, người trực tiếp hướng dẫn em thực
hiện đề tài đồng thời là người cho em nhiều ý kiến về cách làm việc và suy nghĩ logic
trong nghiên cứu.

Em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Đông, người đưa những ý kiến hay về đề
tài cũng như trong định hướng nghiên cứu khoa học.

Em cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Thành Nho, người thường xuyên đóng góp nhiều
ý kiến về cách trình bày ý tưởng trong đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hướng Việt, giảng viên khoa Điện tử Viễn
thông đã hỗ trợ em trong quá trình chụp mẫu vật liệu điều chế.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình bạn bè, những người đã ủng
hộ tinh thần, động viên và sát cánh bên tôi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014.
Lê Thị Huỳnh Mai
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

MỤC LỤC
PHẦN 1. TỔNG QUAN............................................................................................................. 1
1.1. Một số tính chất lý hóa của thủy ngân ................................................................................. 1
1.2. Ứng dụng của thủy ngân ..................................................................................................... 1
1.3. Dạng tồn tại – Chu trình của thủy ngân ............................................................................... 2
1.4. Độc tính của thủy ngân và các hợp chất .............................................................................. 3
1.5. Các vật liệu bắt giữ thủy ngân ............................................................................................. 4
1.6. Vật liệu bắt giữ thủy ngân dựa trên quá trình tạo hỗn hống ................................................ 5
1.6.1. Nguyên tắc tạo hỗn hống giữa vàng và thủy ngân ....................................................... 6
1.6.2. Các phương pháp mạ, phủ vàng lên bề mặt vật liệu .................................................... 6
1.6.2.1. Phương pháp mạ điện hóa ................................................................................. 6
1.6.2.2. Phương pháp mạ hóa học .................................................................................. 7
1.6.2.3. Phương pháp phún xạ (Sputtering) ................................................................... 8
1.7. Mục tiêu đề tài…………………………………………………………………………...8
PHẦN 2. THỰC NGHIỆM ...................................................................................................... 10
2.1. Dụng cụ - Thiết bị ............................................................................................................. 10
2.2. Hóa chất ............................................................................................................................. 10
2.3. Các thông số vận hành máy ............................................................................................... 12
2.4. Quy trình phủ vàng lên bề mặt cát .................................................................................... 12
2.5. Khảo sát điều kiện pH ảnh hưởng trong quá trình phủ vàng ............................................. 14
2.6. Khảo sát dung lượng thủy ngân hấp phụ lên mẫu cát phủ vàng ........................................ 15
2.7. Xác định hàm lượng vàng phủ trên cát.............................................................................. 16
2.8. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng bắt giữ thủy ngân ................................... 16
2.9. Khảo sát ảnh hưởng của acid lên khả năng bắt giữ thủy ngân .......................................... 16
2.10. Ứng dụng vật liệu cát phủ vàng để xác định thủy ngân trong mẫu bùn .......................... 17
2.11. Nghiên cứu khả năng phủ vàng và platin lên bề mặt cát ................................................ 17
PHẦN 3. KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN ........................................................................................ 18
3.1. Chọn vật liệu nền để phủ vàng .......................................................................................... 18
3.2. Tối ưu pH của dung dịch HAuCl4 ..................................................................................... 19
3.3. Quá trình xử lí bề mặt và biến tính bề mặt cát với APTES ............................................... 21
3.4. Đường chuẩn trên mẫu cát phủ vàng ................................................................................. 24
3.5. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng bắt giữ thủy ngân .................................... 24
3.6. Khảo sát ảnh hưởng của acid trong quá trình bắt giữ thủy ngân ....................................... 25
3.6.1. Ảnh hưởng của HNO3 ................................................................................................. 25
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

3.6.2. Ảnh hưởng của HCl.................................................................................................... 27


3.6.3. Ảnh hưởng của H2SO4................................................................................................ 29
3.7. Khảo sát ảnh hưởng của khí oxy ....................................................................................... 29
3.8. Xác định nồng độ thủy ngân trong mẫu bùn ..................................................................... 30
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 34
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 36
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

LỜI MỞ ĐẦU
Thủy ngân là một trong số các nguyên tố được phát hiện sớm nhất và được ứng dụng
nhiều trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, nghiên cứu khoa học,... Tuy nhiên
thủy ngân và các hợp chất của nó lại có ảnh hưởng xấu lên môi trường và cả con người.
Việc nghiên cứu các dạng tồn tại, độc tính, tác hại của thủy ngân đã được tiến hành từ
lâu nhưng với tính chất đặc biệt của thủy ngân thì việc lấy mẫu, bảo quản, xử lí, phân
tích mẫu cũng có những đặc thù riêng cần được chú trọng.
Bẫy vàng (Gold trap) được sử dụng như là một phần không thể thiếu khi phân tích
thuỷ ngân trong kỹ thuật CV-Amalgam-AAS với vai trò chính là để làm giàu mẫu, tích
góp thủy ngân giúp cho phương pháp CV-AAS thông thường đạt hiệu suất cao hơn.
Trước đây, bẫy vàng thường được sử dụng là vàng nguyên chất, kéo sợi dài và bó lại
thành cuộn làm cho diện tích bề mặt không lớn trong khi lượng vàng phải sử dụng nhiều,
dẫn tới khả năng bắt giữ thủy ngân không đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, sau một thời
gian sử dụng, các nguyên tử vàng lại kết hợp với nhau, khiến cho hình dạng bẫy có sự
thay đổi và bẫy vàng mất hoạt tính, cần phải hoạt hóa lại bằng acid trước khi sử dụng.
Với mong muốn sử dụng một lượng vàng ít hơn nhưng tạo ra được dạng bẫy vàng
với diện tích bề mặt tăng lên đáng kể, hiệu quả bắt giữ thủy ngân cao hơn, quá trình điều
chế đơn giản, có khả năng chịu được nhiều yếu tố ảnh hưởng của nền mẫu, trong đề tài
này quy trình điều chế vật liệu cát phủ vàng được nghiên cứu nhằm thay thế bẫy vàng
nguyên chất ứng dụng trong phân tích thủy ngân. Bên cạnh đó các yếu ảnh hưởng đến
quá trình bắt giữ thủy ngân được khảo sát kỹ lưỡng để đánh giá khả năng tương thích
của vật liệu này trên nhiều nền mẫu khác nhau.
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Chu trình thủy ngân trong tự nhiên ............................................................................... 2
Hình 2. Quặng cinnabar ............................................................................................................. 3
Hình 3. Quá trình phún xạ phủ vàng lên bề mặt vật liệu nền .................................................... 8
Hình 4. Quy trình phủ vàng lên bề mặt cát .............................................................................. 13
Hình 5. Ống thạch anh nhồi cát phủ vàng................................................................................ 13
Hình 6. Phổ UV-VIS tại các pH khác nhau của nano vàng ..................................................... 14
Hình 7. Sơ đồ hệ thống kiểm tra dung lượng mẫu cát phủ vàng ............................................. 15
Hình 8. Silica phủ vàng............................................................................................................ 18
Hình 9. (a)Tín hiệu sau khi cho một lượng lớn thủy ngân qua bẫy cát phủ vàng, chưa giải hấp
(b)Tín hiệu sau khi giải hấp nhiệt bẫy vàng ............................................................................. 20
Hình 10. Mẫu cát phủ vàng tại pH 7.38, 7.8 và 8.53 ............................................................... 21
Hình 11. Công thức APTES (3 – aminopropyl triethoxysilane) .............................................. 21
Hình 12. Quy trình phủ vàng lên cát ........................................................................................ 22
Hình 13. Ảnh chụp dưới kính hiển vi cúa các mẫu cát phủ vàng theo các quy trình phủ khác
nhau .......................................................................................................................................... 23
Hình 14. Đường chuẩn tuyến tính dựng trên mẫu cát phủ vàng .............................................. 24
Hình 15. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ thủy ngân của cát phủ vàng
.................................................................................................................................................. 25
Hình 16. Khảo sát ảnh hưởng của HNO3 lên độ nhạy bẫy vàng.............................................. 26
Hình 17. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ nhạy bẫy cát vàng khi loại trừ ảnh hưởng
của HNO3 .................................................................................................................................. 27
Hình 18. Khảo sát ảnh hưởng của HCl lên độ nhạy bẫy vàng ................................................. 28
Hình 19. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ nhạy bẫy cát vàng khi loại trừ ảnh hưởng
của HCl ..................................................................................................................................... 28
Hình 20. Khảo sát ảnh hưởng của H2SO4 lên độ nhạy bẫy vàng ............................................. 29
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Các thông số của quá trình mạ vàng với dung dịch KAu(CN)2 ................................... 7
Bảng 2. Các thông số vận hành hệ CV-AAS trên máy Shimadzu 6300 .................................. 12
Bảng 3. Lượng thủy ngân hấp phụ và hàm lượng vàng trên cát (Tính trên 1g cát phủ vàng) . 20
Bảng 4. Dung lượng và hàm lượng vàng trong mẫu cát phủ vàng .......................................... 22
Bảng 5. Ảnh hưởng của HNO3 3.0 M lên bẫy cát phủ vàng khi có bẫy nước ......................... 27
Bảng 6. Khảo sát ảnh hưởng của khí mang oxy....................................................................... 30
Bảng 7. Kết quả phân tích thủy ngân trong mẫu bùn ............................................................... 31
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

DANH MỤC VIẾT TẮT


APTMS 3 – Aminopropyl trimethoxysilane
APTES 3 – Aminopropyl triethoxysilane
MeOH Methanol
MeHg Methyl thủy ngân
DMHg Dimethyl thủy ngân
CV-Amalgam-AAS Cold Vapour Amalgam Atomic Absorption Spectrometry
XRD X-Ray Diffraction
SEM Scanning Electron Microscopy
TEM Tranmission Electron Microscopy
STM Scanning Tunneling Microscopy
AFM Atomic Force Microscopy
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

PHẦN 1. TỔNG QUAN


1.1. Một số tính chất lý hóa của thủy ngân [1]

Thủy ngân là nguyên tố thuộc chu kì 6, phân nhóm phụ IIB trong bảng phân loại
tuần hoàn hóa học, số điện tích hạt nhân là 80, nguyên tử khối 200.59 ± 0.02 đvC. Thủy
ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng tại nhiệt độ thường với tnc = -38.86 oC, tỉ
trọng 13.534 g cm-3. Thủy ngân là chất lỏng linh động, màu trắng bạc, khi đun nóng thì
trở nên dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
Các trạng thái oxy hóa thường gặp của thủy ngân là Hgo, Hg+, Hg2+. Thủy ngân thể
hiện tính khử yếu, không phản ứng với oxy ở nhiệt độ thường nhưng khi tăng nhiệt độ
lên 300 oC tạo ra HgO, sau đó phân hủy thành Hgo ở 400 oC. Phản ứng được với các acid
có tính oxy hóa mạnh như HNO3, H2SO4.
Thủy ngân tạo được các hợp chất cơ kim như RHgX, R2Hg (R là các alkyl, phenyl;
còn X là các halogenur, OH-, CN-). Ngoài ra, khả năng tạo hỗn hống với nhiều nguyên
tố như: Pd, Au, Ag, Cu, Zn,… cũng là một tính chất rất đặc trưng của thủy ngân. Mỗi
amalgam có một độ bền khác nhau, theo nhiệt độ bị phân hủy tạo ra hơi thủy ngân. Tùy
thuộc vào tỉ lệ kim loại tan trong thủy ngân mà ta có hỗn hống dạng lỏng hay dạng rắn.

1.2. Ứng dụng của thủy ngân

Trong sản xuất hóa chất, thủy ngân được sử dụng với số lượng đáng kể để làm điện
cực trong ngành công nghiệp chlor-alkali với anode thủy ngân hoặc tinh chế vàng từ các
quặng sa khoáng trong lĩnh vực khai thác vàng [1, 2].
Trong nông nghiệp, người ta sử dụng lượng lớn các hợp chất thủy ngân hữu cơ để
chống nấm và làm sạch các hạt giống làm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu[3].
Các loại hợp chất thủy ngân hữu cơ dưới dạng dược phẩm được dùng trong y tế như:
Neptal (thuốc lợi niệu), Mercurochrome chứa hợp chất C20H8Br2HgNa2O6 (thuốc sát
trùng, dùng ngoài da). Ngoài ra lợi dụng đặc tính tạo hỗn hống với kim loại mà thủy
ngân còn được sử dụng trong nha khoa.
Bên cạnh đó thủy ngân kim loại được dùng trong nhiệt kế, khí áp kế [3].
Trong hóa học phân tích: thủy ngân dùng trong điện cực calomen bão hòa, điện cực
thủy ngân trong phương pháp cực phổ.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 1


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

1.3. Dạng tồn tại – Chu trình của thủy ngân [2, 4]

Hình 1. Chu trình thủy ngân trong tự nhiên[2]

Thủy ngân có tất cả 7 đồng vị (195Hg, 198Hg, 199Hg, 200Hg, 201Hg, 202Hg, 204Hg), được
tìm thấy trong môi trường ở các dạng khác nhau như thủy ngân kim loại, hoặc dạng vô
cơ, hoặc dạng hữu cơ. Chu trình của thủy ngân trong tự nhiên được bắt đầu từ sự giải
phóng thủy ngân từ hoạt động địa chất hay hoạt động công nghiệp vào môi trường (nước
và không khí). Sau đó thủy ngân lắng đọng vào nước, đất, trầm tích và thông qua quá
trình khuếch đại sinh học (biomagnification) qua chuỗi thức ăn mà đi vào cơ thể sinh
vật, con người và chuyển hóa thành các dạng khác nhau.
Trong không khí, thông qua các nguồn phát thải tự nhiên và hoạt động của con người,
dạng Hgo được phát thải trực tiếp hoặc hình thành gián tiếp bởi sự phân hủy các hợp
chất thủy ngân ở nhiệt độ cao. Đồng hành cùng với Hgo trong không khí (95 %) là các
dạng Hg2+ và các dạng thủy ngân hấp phụ trong các hạt lơ lửng. Nhờ các quá trình lắng
đọng khô ướt mà thủy ngân thâm nhập vào môi trường nước và đất.
Trong hệ sinh thái nước, thủy ngân ở các dạng như Hgo, Hg2+ ở dạng phức với các
ligand vô cơ hoặc các hợp chất hữu cơ hòa tan đặc biệt là MeHg - dạng có độc tính cao
nhất. Tuy nhiên những dạng tồn tại này phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện môi trường

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 2


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

như pH, nồng độ của halogenur, sulfur, các chất hữu cơ hòa tan,điều kiện oxy hóa-khử,
mức độ hiếu khí – yếm khí và sự tồn tại của các vi khuẩn… Trong nước ngầm hàm
lượng thủy ngân thấp, không quá 0.1 mg L-1 nhưng nếu gần các vùng mỏ thì hàm lượng
có thể tăng lên đến 80 mg L-1. Thủy ngân trong nước hoặc lắng tụ xuống bùn hoặc
chuyển hóa thành MeHg dưới tác động của vi khuẩn khử sulfate.
Trong đất, khoảng 97-99 % thủy ngân tồn tại dưới dạng Hg2+. Trong đất, khoáng vật
thường gặp có nhiều thủy ngân là cinnabar (thần sa) - hợp chất HgS (Hình 2).

Hình 2. Quặng cinnabar

Các loài sinh vật qua quá trình trao đổi chất đưa thủy ngân vào trong cơ thể nhưng
lượng thủy ngân đó sẽ được trả lại môi trường sau khi sau khi chúng chết đi. Các loài
sinh vật nào càng nằm ở phía cuối của chuỗi thức ăn sẽ tích lũy càng nhiều thủy ngân.
Các loại vi sinh vật còn có khả năng chuyển đổi lẫn nhau dạng thủy ngân hữu cơ và vô
cơ.

1.4. Độc tính của thủy ngân và các hợp chất [2], [5]

Thủy ngân là một chất độc tích lũy từ từ, độ độc hại của nó còn phụ thuộc nhiều vào
dạng tồn tại. Hấp thụ các dạng thủy ngân như nguyên tố, vô cơ hay hữu cơ đều gây ra
nguy hiểm đến cơ thể sinh vật. Thủy ngân có khả năng liên kết với nhóm sulfhydryl
(–C–SH or R–SH) từ đó làm bất hoạt các enzyme trong cơ thể. Ngoài ra, thủy ngân còn
ảnh hưởng đến não bộ vì nó phá hủy các ống vi thể . Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự
tổn hại đến não, thận, tim, phổi sau khi phơi nhiễm một lượng lớn hơi thủy ngân ở chuột.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 3


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

1.4.1. Thủy ngân dạng hơi

Hít thở hơi thủy ngân ở nồng độ thấp từ 0.06-0.1 µg L-1 gây ra triệu chứng mất ngủ,
ăn không ngon; còn tiếp xúc với thủy ngân nồng độ khoảng 1 µg L-1 trong thời gian dài
sẽ gây viêm phổi cấp tính.

1.4.2. Thủy ngân vô cơ

Một số hợp chất thủy ngân vô cơ như Hg(CN)2 rất độc, gây triệu chứng buồn nôn.
HgCl2 lại có tác dụng ăn mòn và kích ứng, độc tính rất cao, gây ra nhiễm độc mãn tính
khi nồng độ nhiễm qua da ở 0.5-1.4 mg, còn nếu nhiễm độc từ 150 mg đến 1 g trong
một lần thì gây tử vong.

1.4.3. Thủy ngân hữu cơ

Con người có thể bị phơi nhiễm thủy ngân ở dạng thủy ngân hữu cơ thông qua hô
hấp, qua đường miệng, qua da. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi phơi nhiễm
như buồn nôn, ớn lạnh. Dạng hợp chất cơ kim như MeHg ảnh hưởng khá lớn đến phụ
nữ có thai và trẻ nhỏ. Khi mang thai, MeHg có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai,
còn với trẻ sơ sinh thì qua sữa mẹ, khiến cho trẻ nhỏ bị dị tật bẩm sinh ngay từ lúc sinh
ra và gặp các bệnh như chậm phát triển, chứng loạn nhịp tim,…

1.5. Các vật liệu bắt giữ thủy ngân

Có nhiều vật liệu được nghiên cứu để bắt giữ các dạng thủy ngân như dạng hơi, dạng
vô cơ hay hữu cơ từ các nền mẫu khác nhau nhưng thường gặp nhất là vàng, bạc, than
hoạt tính, tro bay (fly ash), Tenax, Carbotrap, Bond Elut ENV,…
Vàng và bạc bắt giữ dạng hơi thủy ngân nhờ vào quá trình tạo hỗn hống. Hình dạng
của bẫy vàng hay bạc khi sử dụng thường gặp là dạng sợi, dạng lưới, hay được phủ một
lớp mỏng trên nền vật liệu silica [6], hoặc được phủ lên bề mặt cát [7] . Bề mặt vàng và
bạc có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tạo hỗn hống của thủy ngân và hiệu quả bắt
giữ các dạng thủy ngân của hai loại bẫy trên đã được nghiên cứu dựa trên tốc độ và thời
gian lấy mẫu.
Than hoạt tính cũng là một vật liệu dùng để hấp phụ thủy ngân khá tốt [7], ngoài ra
tro bay cũng được nghiên cứu để loại bỏ Hgo có trong mẫu khí thải với mục đích thay
thế than hoạt tính nhằm làm giảm chi phí nhưng vẫn đạt hiểu quả cao [8, 9]. Để đánh giá

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 4


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

khả năng hấp phụ thủy ngân của than hoạt tính hay tro bay thì cần quan tâm đến các
thông số hàm lượng carbon, nhiệt độ hấp phụ và diện tích bề mặt của vật liệu.
Tenax, Carbotrap, Bond Elut ENV là những vật liệu được đưa vào sử dụng để hấp
phụ các dạng thủy ngân hữu cơ như MeHg hay DMHg có trong mẫu phân tích thường
là mẫu khí[10]. Ưu điểm của các vật liệu này là thời gian lưu mẫu trong một khoảng thời
gian dài khoảng 1-4 tháng sau khi lẫy mẫu.
- Tenax (2,6-diphenyl-p-phenylene oxide) (DPPO), được dùng làm chất hấp phụ
MeHg trong mẫu nước hay trầm tích, còn đối với DMHg thì khả năng hấp phụ
của nó là không cao.
- Carbotrap có thành phần cấu tạo là Graphite carbon black (GCB). Đây là vật
liệu không có lỗ xốp, độ tinh khiết rất cao, độ ổn định nhiệt tốt và đảm bảo khả
năng bắt giữ cũng như giải hấp nhiệt trước khi đưa vào hệ phân tích. Vật liệu
này có bề mặt hấp phụ lớn hơn nhiều so với Tenax, có khả năng bắt giữ cả dạng
thủy ngân hữu cơ nên có thể thay thế Tenax trong phân tích MHg và DMHg tuy
nhiên lại gặp ảnh hưởng từ độ ẩm trong mẫu nhiều hơn Tenax.
- Bond Elut ENV là tên thương mại của vật liệu mới tổng hợp từ dạng gốc ban
đầu là divinylbenzene (DVB), được sử dụng để tích góp đồng thời MeHg và
DMHg với thể tích “breakthrough” rất lớn. Đây cũng là vật liệu hấp phụ thích
hợp để phân tích MeHg bằng phương pháp purge and trap (sục và bẫy).

1.6. Vật liệu bắt giữ thủy ngân dựa trên quá trình tạo hỗn hống

Trong phân tích thủy ngân tại phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật Cold Vapour
Amalgam Atomic Absorption Spectrometry (CV – Amalgam – AAS) thì bẫy vàng là
một phần không thể thiếu. Đối với quá trình phân tích thủy ngân trong mẫu nước, mẫu
khí, bẫy vàng được sử dụng như một phương pháp làm giàu mẫu, tăng độ nhạy của
phương pháp, giúp xác định được hàm lượng Hg thấp [11, 12]
. Đối mẫu có lượng thủy
ngân khá lớn như mẫu trầm tích tại các vùng nhiễm thủy ngân hay mẫu sinh vật như cá
biển thì vẫn bẫy vàng vẫn là sự lựa chọn tối ưu [13]
. Trong phương pháp
CV-AAS, thủy ngân trong mẫu sau khi xử lí được khử về Hgo bằng SnCl2 hay NaBH4,
dòng khí trơ (Argon (Ar) hay N2) sẽ dẫn toàn bộ lượng Hgo tới bẫy vàng, tại đây thủy
ngân sẽ được bắt giữ (amalgamation), sau đó giải hấp nhiệt toàn bộ lượng thủy ngân và
ghi nhận tín hiệu độ hấp thu của đám hơi thủy ngân trong cell đo của máy AAS.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 5


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Hình thái của bề mặt vàng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp phụ các dạng thủy
ngân. Nếu bề mặt trơn nhẵn thì chọn lọc với dạng thủy ngân nguyên tố Hgo, trong khi
cấu trúc nano lại giữ được tất cả các dạng thủy ngân tồn tại trong nước (Hgo, Hg2+,
MeHg+). Cơ chế hấp phụ Hg2+ và MeHg+ được giải thích dựa trên hoạt tính xúc tác bề
mặt nano còn cơ chế hấp phụ dạng Hgo là quá trình tạo hỗn hống [14, 15].

1.6.1. Nguyên tắc tạo hỗn hống giữa vàng và thủy ngân [15-17]

Cơ chế quá trình hấp phụ hơi Hgo lên bề mặt vàng là quá trình tạo hỗn hống. Các
nguyên tử Hg đầu tiên sẽ tiếp xúc với bề mặt vàng nhưng sau đó sẽ có sự tráo đổi vị trí
giữa Hg và các nguyên tử Au vì chúng có bán kính tương tự nhau và bằng cách này mà
hỗn hống Au-Hg được hình thành. Quá trình tạo hỗn hống Au-Hg có ý nghĩa trong việc
làm giàu mẫu và để loại bỏ ảnh hưởng lên quá trình phân tích thủy ngân.
Hầu hết các nghiên cứu hiện nay về cơ chế thủy ngân hấp phụ lên bề mặt vàng đều
dựa trên việc khảo sát hình thái bề mặt của vàng trước và sau khi cho một lượng thủy
ngân tạo hỗn hống bằng các phương pháp như: STM, XRD, SEM, TEM, AFM… [6], [18]
Bề mặt vàng bình thường khi chưa cho thủy ngân có các khoảng bằng phẳng rộng
khoảng 100-300 nm, chỉ xuất hiện vài vị trí lồi lên nhưng số lượng rất ít. Việc hấp phụ
thủy ngân có thể làm thay đổi bề mặt vàng, nó tạo ra các vị trí lồi lõm trên khắp bề mặt
thường được gọi là các ‘đảo’ và ‘hốc’ có đường kính khoảng 2-30 nm nhưng kích thước
và số lượng của chúng còn tùy thuộc vào lượng thủy ngân sử dụng cũng như thời gian
tiếp xúc giữa vàng và thủy ngân dài hay ngắn. Sự biến đổi này sẽ trải qua bốn bước: (i)
xuất hiện các vết lõm có đường kính khoảng 2-5 nm, chiều sâu khoảng 0.2-0.3 nm; (ii)
sự tăng mật độ các vết lõm nhưng không đều trên toàn bộ bề mặt; (iii) Khi mật độ các
vết lõm đã đạt tối đa thì các vị trí lồi lên xuất hiện ngay tại các cầu nối các vết lõm với
nhau; (iv) quá trình tăng kích cỡ các ‘đảo’ đến khoảng 10-30 nm đồng thời với mật độ
các ‘hốc’ giảm đi [16].

1.6.2. Các phương pháp mạ, phủ vàng lên bề mặt vật liệu

1.6.2.1. Phương pháp mạ điện hóa [19]

Đây là phương pháp ứng dụng quá trình điện hóa để phủ vàng lên trên bề mặt của
vật liệu cần mạ với hệ thống hai điện cực mà vật cần mạ gắn ở cathode, còn vàng được
gắn ở anode của hệ điện phân. Các dung dịch mạ thường sử dụng trong mạ vàng điện
hóa là muối cyanide KAu(CN)2, hay muối sulfite ở dạng KAu(SO3)2,… Điều kiện điện
SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 6
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

hóa vàng lên bề mặt vật liệu khác nhau theo từng dung dịch mạ phụ thuộc vào về các
thông số như: nhiệt độ, mật độ dòng, tốc độ khuấy trộn dung dịch, pH dung dịch, thời
gian mạ tối ưu,…
Quy trình mạ vàng với dung dịch cyanide tại pH > 8.5 có các thông số điển hình như
sau [20].
Bảng 1. Các thông số của quá trình mạ vàng với dung dịch KAu(CN)2

Nồng độ KAu(CN)2 (g L-1) 12


Nồng độ KCN (g L-1) 20
Nồng độ K2HPO4 (g L-1) 20
Nồng độ K2CO3 (g L-1) 20
Nhiệt độ điện phân (oC) 50 - 70
Mật độ dòng cathode (mA cm-2) 1 -5

1.6.2.2. Phương pháp mạ hóa học

Mạ hóa học là phương pháp mạ không cần dòng điện tác dụng từ bên ngoài mà sử
dụng phản ứng khử dung dịch muối vàng thành vàng kim loại lên bề mặt vật liệu cần
mạ. Vật liệu nền thường là kim loại hay phi kim loại.
Trong trường hợp mạ vàng lên nền vật liệu kim loại kim loại như đồng hay niken thì
muối hòa tan của vàng sẽ trao đổi điện tử với các chất khử ngay trên bề mặt của kim loại
từ đó hình thành lớp mạ vàng. Phương pháp mạ này rất nhanh, không cần thiết bị quá
phức tạp, hình thành được lớp mạ dày tuy nhiên giá thành khá cao và cần liên tục bổ
sung dung dịch trong quá trình thực hiện.
Nếu mạ vàng lên nền không kim loại như silica hay cát thì cần phải sử dụng thêm
chất khử như H2O2, muối citrate, NH2OH,… để chuyển toàn bộ Au(III) trong muối về
Au. Ngoài ra để tăng khả năng phủ vàng lên vật liệu thì nên có các bước xử lí bề mặt,
biến tính bề mặt, tạo các mầm tinh thể vàng để hoạt hóa bề mặt.
Một số quy trình mạ hóa học đã thực hiện:
- Quy trình phủ vàng lên silica: Cho dung dịch HAuCl4 vào một lượng silica đã
cân, sử dụng dung dịch NaOH để chỉnh pH dung dịch đến khoảng 7-8. Sau đó
dùng NH2OH để khử toàn bộ Au(III) về Au và đem nung trong 4 giờ ở 260oC [21].
- Quy trình phủ vàng lên nền mica: Tấm mica mỏng sau khi được xử lí bề mặt được
đưa vào môi trường chân không và được nung trong 12 giờ ở 260oC. Tăng tiếp

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 7


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

nhiệt độ lên 360oC trước khi thực hiện phủ vàng. Vàng nguyên chất (99.99%)
được làm bay hơi thổi qua tấm mica trong khoảng 1 giờ rồi hạ nhiệt độ xuống
mức nhiệt độ phòng [6, 16].
- Quy trình phủ vàng lên thủy tinh: Tấm thủy tinh sau xử lí bề mặt với dung dịch
piranha (H2SO4:H2O2, 7:3 (v:v)) được ngâm trong dung dịch 3-aminopropyl
trimethoxysilane (APTMS) 10 % trong methanol (MeOH) 16 tiếng. Rửa sạch tấm
thủy tinh với MeOH, nước cất và sấy khô rồi tiếp túc ngâm 6 tiếng trong dung
dịch nano Au. Bước cuối cùng là dùng dung dịch HAuCl4 100 mg L-1 và H2O2
(30 %) để phủ vàng lên bề mặt thủy tinh.

1.6.2.3. Phương pháp phún xạ (Sputtering)

Đây là phương pháp dùng ion với tốc độ rất nhanh đập vào kim loại đẩy các hạt kim
loại ra khỏi bề mặt và bám lên bề mặt vật liệu cần phủ như thủy tinh, nhựa,… trong
trường plasma. Trong quá trình phủ vàng (Hình 3) sử dụng khí Ar thổi vào buồng chân
không, Ar bị ion hóa thành Ar+ dưới điện trường. Thủy tinh Borosilicate đường kính
1 mm cũng được phủ bằng phương pháp này với chiều dày lớp Au phủ được là khoảng
300 Å. Phương pháp này thực hiện nhanh, có thể điều khiển được độ dày của lớp vàng
phủ trên bề mặt, ứng dụng cho nhiều nền khác nhau.

Hình 3. Quá trình phún xạ phủ vàng lên bề mặt vật liệu nền

1.7. Mục tiêu đề tài

Xuất phát từ nhu cầu tìm ra vật liệu thay thế với khả năng bắt giữ thủy ngân tốt hơn,
lượng vàng sử dụng ít hơn và khả năng ứng dụng rộng rãi hơn so với vật liệu vàng
nguyên chất, đề tài hướng đến
i. Nghiên cứu quy trình phủ vàng lên bề mặt cát biển đơn giản, nhanh, rẻ tiền có
khả năng bắt giữ hiệu quả thủy ngân.
SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 8
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

ii. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bắt giữ hơi thủy ngân của bẫy cát
phủ vàng, tìm ra biện pháp khắc phục khi bẫy bị mất hoạt tính.
iii. Ứng dụng để phân tích thủy ngân trong phương pháp CV-Amalgam-AAS và
phương pháp phân hủy nhiệt kết hợp đầu dò quang phổ hấp thu nguyên tử.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 9


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

PHẦN 2. THỰC NGHIỆM


2.1. Dụng cụ - Thiết bị

- Ống nhựa 50 mL
- Ống thủy tinh 40 mL
- Ống đong 25 mL, 100 mL
- Becher 100 mL, 250 mL
- Pipette 10 mL
- Bình định mức 25 mL, 500 mL
- Micropipette 1 mL, 5 mL
- Pasteur pipette thủy tinh
- Chén thạch anh
- Máy quang phổ nguyên tử Shimadzu 6300
- Máy quang phổ nguyên tử Shimadzu 6650
- Máy siêu âm
- Máy pH (Scott)
- Cân Shimadzu

2.2. Hóa chất

- Dung dịch HAuCl4 1000 mg L-1


- Dung dịch H2PtCl6 1000 mg L-1
- NH2OH.HCl (Trung Quốc)
- NaOH (Merck)
- HCl 37%, d = 1.19 g cm-3 (Merck)
- H2SO4 98%, d = 1.84 g cm-3 (Merck)
- HNO3 65%, d = 1.39 g cm-3 (Merck)
- H2O2 30%, d =1.11 g cm-3 (Merck)
- K2Cr2O7 (Trung Quốc)
- Acetone (Trung Quốc)
- Methanol (Merck)
- Isobutanol
- 3-aminopropyl triethoxysilane (APTES)

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 10


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

- Các dung dịch đệm chuẩn: 4, 7, 10 (Hanna Instrusment)


 Pha chế dung dịch
- Dung dịch HAuCl4 1000 mg L-1: cân chính xác 0.5 g Au (99.99 %), dùng nước
cường thủy (HNO3:HCl tỉ lệ 1:3, v:v) hòa tan toàn bộ lượng vàng, định mức thành
500 mL.
- Dung dịch H2PtCl6 1000 mg L-1: cân 0.25 g Pt, thêm 4 mL nước cường thủy để
hòa tan, khi xuất hiện kết tủa thì thêm tiếp 0.5 mL HCl đậm đặc cho tới khi tan
hoàn toàn. Định mức lên thành 250 mL.
- Nano Au: 10 mL dung dịch HAuCl4 1000 mg L-1 được cho vào bình teflon, thêm
nước cất đến 100 mL, lắc mạnh. Thêm tiếp 1 mL dung dịch natri citrate 1 %, sau
1 phút cho thêm 1 mL NaBH4 0.11 % trong natri citrate 1 %, lắc đều và để yên.
Bảo quản ở 4 oC trong tủ lạnh [22].
- Dung dịch NH2OH 0.22 M: cân khoảng 0.8 g NH2OH.HCl hòa tan trong nước
cất hai lần thành 50 mL dung dịch.
- Dung dịch NaOH ~ 7 M: cân 14 g NaOH, hòa tan trong nước cất hai lần thành
50 mL dung dịch.
- Dung dịch HCl ~ 6 M: thêm 25 mL dung dịch HCl đậm đặc vào 25 mL nước cất
một lần.
- Dung dịch H2SO4 ~ 6 M: thêm 50 mL H2SO4 đậm đặc vào 100 mL nước cất một
lần
- Dung dịch HNO3 ~ 6 M: thêm 40 mL dung dịch HNO3 đậm đặc vào 60 mL nước
cất một lần
- Dung dịch HNO3 0.5 %: rút 4 mL dung dịch HNO3 đậm đặc hòa tan vào 2.5 L
nước cất một lần.
- Dung dịch K2Cr2O7 5 %: cân 2.5 g K2Cr2O7 hòa tan vào 50 mL nước cất một lần
có sẵn 3.8 mL HNO3 đậm đặc.
- Dung dịch chuẩn thủy ngân 20 mg L-1: từ chuẩn thủy ngân 1000 ± 2 mg L-1, cân
chính xác 0.8 g, thêm 0.4 mL dung dịch K2Cr2O7 5 %, thêm HNO3 0.5 % để được
40 g dung dịch chuẩn 20 mg L-1. Dung dịch được pha và bảo quản nửa tháng.
- Dung dịch chuẩn thủy ngân 500 µg L-1: từ chuẩn 20 mg L-1, cân chính xác 1 g,
thêm 0.4 g dung dịch K2Cr2O7 5 %, thêm HNO3 0.5 % để được 40 g. Dung dịch
được pha hàng ngày.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 11


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

- Dung dịch chuẩn thủy ngân 10 µg L-1: cân chính xác 0.8 g chuẩn thủy ngân
500 µg L-1, thêm 0.4 g dung dịch K2Cr2O7 5 % , thêm HNO3 0.5 % được 40 g
dung dịch. Dung dịch được pha hàng ngày.
- Dung dịch SnCl2 1 %: cân 10 g muối SnCl2.2H2O, thêm nước cất một lần để được
100 g dung dịch, đánh siêu âm trong khoảng 15 phút, để lắng và lấy phần dung
dịch trong, thêm vào 3 mL HCl đậm đặc, lắc đều để được dung dịch trong suốt.
Dung dịch được pha hàng ngày.
Bảo quản các dung dịch chuẩn Hg và dung dịch SnCl2 trong tủ lạnh.

2.3. Các thông số vận hành máy


Bảng 2. Các thông số vận hành hệ CV-AAS trên máy Shimadzu 6300

Cường độ đèn 6 mA
Bước sóng 253.7 nm
Bề rộng khe đo 0.7 nm
Chế độ không hiệu chỉnh nền
Thời gian lấy tín hiệu 25 giây
Tốc độ khí Ar 200 mL phút-1
Thời gian sục mẫu 4 phút
Thổi khô hệ thống 1 phút
Thời gian gia nhiệt bẫy vàng 25 giây
Nhiệt độ giải hấp thủy ngân 500oC

2.4. Quy trình phủ vàng lên bề mặt cát

Tiến hành khảo sát trên ba quy trình phủ vàng lên bề mặt vật liệu như sau:
- Quy trình 1: không xử lí bề mặt, không biến tính bề mặt, chỉ phủ vàng [21]
- Quy trình 2: chỉ có bước xử lí bề mặt và phủ vàng
- Quy trình 3: gồm các giai đoạn xử lí bề mặt, biến tính bề mặt, tẩm nano vàng
và phủ vàng [21, 22]

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 12


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Xử lí bề mặt
- Đánh siêu âm 30 phút lần lượt với: acetone, MeOH, MeOH:HCl (1:1),
H2SO4 đậm đặc. Rửa sạch với nước cất, isobutanol rồi sấy khô.
- Ngâm 1 giờ với H2SO4:H2O2 (7:3) ở 70oC. Rửa lại với nước cất.

Biến tính bề mặt


- Ngâm trong dung dịch APTES 10% / MeOH 16 giờ. Rửa sạch với MeOH,
nước cất và sấy khô.

Tẩm nano
- Rửa với nước cường thủy, nước cất và ngâm trong nano Au 6 giờ. Rửa lại
với nước cất.

Phủ vàng
- Lấy 20 mL HAuCl4 1000 mg L-1, chỉnh pH đến khoảng 7.5 đến 8. Cho thật
nhanh 5 mL NH2OH 0.22 M, lắc mạnh trong 25 phút.
- Rửa sạch với nước cất, sấy khô ở 260oC trong 4 giờ.

Hình 4. Quy trình phủ vàng lên bề mặt cát


Vật liệu sau khi chế tạo được nhồi vào ống thạch anh dài 125 mm, đường kính trong
3 mm với chiều dài cát phủ vàng trong ống khoảng 28 mm, hai đầu ống được nhồi bông
thủy tinh, cách một khoảng trống khoảng 5 mm ở phần tiếp xúc giữa cát và bông thủy
tinh như Hình 5.

Hình 5. Ống thạch anh nhồi cát phủ vàng

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 13


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Khảo sát trên cả ba quy trình và đưa ra quy trình hoàn thiện cuối cùng cho toàn bộ
quá trình phủ vàng lên bề mặt cát sau khi thông qua quá trình khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình phủ, dung lượng của bẫy, hàm lượng vàng phủ được trên bề mặt
vật liệu, các yếu tố ảnh hưởng lên cát phủ vàng khi ứng dụng phân tích thủy ngân.

2.5. Khảo sát điều kiện pH ảnh hưởng trong quá trình phủ vàng

Trong quá trình phủ vàng lên bề mặt cát, yếu tố pH ảnh hưởng một phần không nhỏ
đến sự khử ion [AuCl4]- về Au. Nếu pH dưới 7 thì dạng tồn tại [AuCl4]- bền và cần một
lượng lớn chất khử để tạo hạt nano vàng. Trong khi pH trên 8 lại gây ra sự mất ổn định
trong dung dịch, phản ứng tạo ra các hạt nano Au vẫn diễn ra nhưng chúng vừa tạo ra
lại kết hợp lại với nhau tạo thành mảng, không phủ lên bề mặt của chất nền được[21].
Kích thước hạt nano vàng cũng sẽ thay đổi theo pH. Tùy vào từng khoảng pH khác
nhau mà hạt nano có kích cỡ và màu sắc khác nhau như Hình 6 dưới đây. Các nghiên
cứu cho thấy khi kích thước hạt nano từ 2.5-100 nm thì cực đại hấp thu trong phổ UV-
VIS của dung dịch khoảng 520-580 nm. Kích thước hạt càng lớn thì cực đại hấp thu
chuyển dần về bước sóng dài.

Hình 6. Phổ UV-VIS tại các pH khác nhau của nano vàng[23]

Khảo sát khoảng pH của dung dịch trong quá trình phủ vàng từ 6.5 đến 10 bằng cách
rút 20 mL dung dịch HAuCl4 1000 mg L-1 cho vào ống thủy tinh 40 mL có chứa 2.5 g
cát sau khi xử lí bề mặt, dùng dung dịch NaOH 7 M và NaOH 1% chỉnh lại pH dung
dịch đến các giá trị cần khảo sát. Thêm 5 mL dung dịch NH2OH 0.22 M để khử [AuCl4]-

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 14


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

về Au sau đó quan sát sự chuyển màu của dung dịch, của bề mặt cát, theo dõi thời gian
khử hoàn toàn và kiểm tra lại dung lượng thủy ngân hấp phụ được tối đa trên các mẫu
đã phủ tại từng pH khác nhau.

2.6. Khảo sát dung lượng thủy ngân hấp phụ lên mẫu cát phủ vàng

Dung lượng thủy ngân mà cát phủ vàng hấp phụ được là vấn đề được quan tâm nhất
trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài vì nó thể hiện được tính chất, hiệu quả khi phủ
một lượng vàng không quá lớn lên bề mặt cát nhưng khả năng bắt giữ thủy ngân vẫn
cao. Theo các tài liệu tham khảo, dung lượng của vật liệu được ứng dụng trong phân
tích thủy ngân trong mẫu khí thường được xác định bằng cách thổi liên tục một dòng
khí mang trơ (thường là Ar) chứa một lượng cố định hơi Hgo qua vật liệu với lưu lượng
khí mang không đổi. Đến một thời điểm nhất định, vật liệu sẽ bão hòa và lượng Hgo
không thể bắt giữ được phát hiện bằng các đầu dò đặc trưng nguyên tố như: AAS hoặc
AFS[7, 24].
Tuy nhiên, điều kiện phòng thí nghiệm không tạo ra được một dòng khí liên tục có
chức cố định một lượng thủy ngân để chúng tôi thực hiện được khảo sát như trên. Do
đó, chúng tôi tiến hành khảo sát dung lượng vật liệu cát phủ vàng trên dựa trên việc lắp
hệ thống như Hình 7 dưới đây.

Hình 7. Sơ đồ hệ thống kiểm tra dung lượng mẫu cát phủ vàng

- Bẫy thứ nhất có chức năng bắt giữ lượng thủy ngân thổi qua hệ mỗi lần, không
gia nhiệt trong quá trình khảo sát dung lượng.
- Bẫy thứ hai có chức năng xác định sự thất thoát và thời điểm mà vật liệu trong
bẫy thứ nhất không còn khả năng bắt giữ hơi Hg.
Sau khi lắp đặt hệ thống như trên, lôi cuốn từng đợt thủy ngân 100 ng như nhau qua
hệ, gia nhiệt giải hấp bẫy thứ hai. Nếu tín hiệu của Hg không xuất hiện, tiếp tục lôi cuốn
lượng Hg như trên đến bẫy 1 cho đến khi gia nhiệt bẫy 2 mà thấy tín hiệu Hg xuất hiệu
thì dừng quá trình khảo sát dung lượng. Định lượng lượng thủy ngân thoát ra ở bẫy thứ

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 15


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

hai sau đó tính toán ngược lại dung lượng bẫy thứ nhất và quy về dung lượng thủy ngân
hấp phụ trên 1 g cát phủ vàng.

2.7. Xác định hàm lượng vàng phủ trên cát

Nhằm kiểm tra xem lượng vàng phủ được lên bề mặt cát có tương quan như thế nào
đến khả năng hấp phụ thủy ngân của từng mẫu vật liệu, chúng tôi tiến hành phân tích
hàm lượng vàng trong các mẫu cát bằng phương pháp phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa.
Quy trình như sau: cân 0.2 g mẫu cát phủ vàng, thêm 0.5 mL HNO3 đậm đặc, 1.5
mL HCl đậm đặc cho vào ống thủy tinh có nắp dung tích 10 mL, nung mẫu trong 3 giờ
ở 150oC. Chuyển toàn bộ phần dung dịch vào bình định mức, thêm nước cất hai lần đến
25 mL. Xây dựng đường chuẩn của vàng và dựa vào đó để xác định lượng vàng phủ
được trên bề mặt cát.

2.8. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng bắt giữ thủy ngân

Quá trình bắt giữ thủy ngân ở bẫy cát phủ vàng khi chạy trên mẫu chuẩn thường tiến
hành ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, nếu ứng dụng phân tích thủy ngân trong mẫu khí,
hoặc trong phương pháp đốt/phân hủy nhiệt để phân tích thủy ngân thì nền mẫu khí hoặc
các sản phẩm cháy có thể chứa các hợp chất hữu cơ, các khí SOx, NOx, halogen và ảnh
hưởng đến hiệu năng bắt giữ của vật liệu [25]. Để xác định được khoảng nhiệt độ nào mà
hơi Hg vẫn bắt được trên bẫy vàng mà không bị thất thoát trong suốt quá trình gia nhiệt
bẫy chúng tôi tiến hành khảo sát từ 80-240oC.
Quy trình tiến hành tương tự như thí nghiệm khảo sát dung lượng nhưng hệ thống có
thêm lò điều nhiệt để gia nhiệt đến các giá trị nhiệt độ khảo sát đồng thời giữ cố định
nhiệt độ bẫy thứ nhất trong suốt thời gian thực hiện. Hệ thống bao gồm hai bẫy cát phủ
vàng liên tiếp tương tự như hệ kiểm tra dung lượng nhưng bẫy thứ nhất đặt trong lò điều
nhiệt, bẫy thứ hai để kiểm tra sự thất thoát thủy ngân. Tại mỗi nhiệt độ tiến hành làm
lặp hai lần.

2.9. Khảo sát ảnh hưởng của acid lên khả năng bắt giữ thủy ngân

Trong quá trình xử lí mẫu để xác định thủy ngân, phân tích viên có thể sử dụng các
loại acid khác nhau để phá hủy mẫu như HCl, HNO3, H2SO4 hoặc HClO4. Những acid
này còn sót lại sau quá trình xử lý và đều là những acid dễ bay hơi, từ đó ảnh hưởng đến
khả năng hấp phụ Hg của bẫy hoặc thông qua việc cạnh tranh với Hg trong quá trình

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 16


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

hấp phụ lên bề mặt vật liệu hoặc giảm hoạt tính của bẫy khi chính những acid này hấp
phụ lên bề mặt vật liệu.
Ba acid được sử dụng trong khảo sát này bao gồm HNO3, HCl, H2SO4 là những acid
thường được sử dụng nhất trong các quy trình xử lý mẫu để phân tích kim loại nói chung
và thủy ngân nói riêng. Mỗi acid lại có ảnh hưởng lên bẫy vàng theo cách thức khác
nhau, HNO3 và HCl là hai acid dễ bay hơi ở điều kiện thường nên có thể theo dòng khí
Ar đến bẫy cát phủ vàng, che mất các nguyên tử vàng trên bề mặt cát khiến Hg không
thể tạo hỗn hống với vàng. Còn H2SO4 lại có chứa thủy ngân trong nền acid khiến cho
tín hiệu độ hấp thu ghi nhận được không chính xác. Vì vậy cần thiết phải khảo sát ảnh
hưởng của ba acid kể trên, sau đó tìm ra hướng khắc phục phù hợp nhất.
Quy trình thực nghiệm như sau: khử 10 ng Hg2+ trong 25 mL acid tại các nồng độ
khác nhau (1 M, 2 M, 3 M) và lôi cuốn hơi Hg đến ống thạch anh chứa cát phủ vàng
trong 4 phút, thổi khô bẫy cát trong 1 phút sau đó gia nhiệt giải hấp ghi nhận tín hiệu.
Tại mỗi nồng độ tiến hành lặp lại thí nghiệm ba lần để khảo sát ảnh hưởng.

2.10. Ứng dụng vật liệu cát phủ vàng để xác định thủy ngân trong mẫu bùn

Để đánh giá khả năng ứng dụng của vật liệu này, chúng tôi sử dụng cát phủ vàng có
dung lượng cao nhất đặt vào lò điều nhiệt ở khoảng 150-170oC để bắt giữ hơi Hgo thoát
ra từ hệ đốt/nhiệt phân mẫu bùn. Mẫu bùn sẽ được xử lí bằng nhiệt độ 850oC lò đốt/nhiệt
phân, lượng thủy ngân thoát ra khỏi mẫu sẽ được dòng khi Ar thổi tới bẫy cát phủ vàng.
Sau khoảng thời gian cố định, ống thạch anh chứa cát phủ vàng được gia nhiệt giải hấp
Hg vào cell đo trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử, ghi nhận tín hiệu độ hấp thu và
dựa vào đường chuẩn của bẫy cát phủ vàng được xây dựng trên dung dịch chuẩn để tính
toán lại nồng độ thủy ngân có trong mẫu.

2.11. Nghiên cứu khả năng phủ vàng và platin lên bề mặt cát

Trong phân tích thủy ngân, bẫy Au/Pt cũng được nghiên cứu sử dụng để tăng khả
năng phân tích trên các dạng thủy ngân khác có trong mẫu[15, 26]. Để kiểm tra khả năng
hấp phụ thủy ngân lên vàng khi có mặt Pt, tiến hành phủ đồng thời Au và Pt lên bề mặt
cát theo quy trình tương tự như quy trình phủ vàng. Tỉ lệ Au:Pt (m:m) trong dung dịch
được điều chỉnh trong dung dịch theo hai tỉ lệ 1:1 và 9:1 với mong muốn tỉ lệ Au:Pt
tương ứng sẽ được phủ trên cát. Tiến hành kiểm tra lại dung lượng vật liệu đã chế tạo.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 17


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

PHẦN 3. KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN


Quá trình phủ vàng lên cát chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó pH ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả. Do đó chúng tôi quyết định khảo sát yếu tố này đầu tiên, đồng thời
tiến hành thêm một số khảo sát khác để đưa ra những đánh giá sau cùng cho toàn bộ quá
trình thực hiện đề tài.

3.1. Chọn vật liệu nền để phủ vàng

Mục tiêu ban đầu của đề tài là phủ được vàng lên bề mặt hạt thủy tinh có đường kính
hạt là khoảng 1 mm. Tuy nhiên, sau khi thực hiện theo Quy trình 1 thì khả năng phủ lên
bề mặt hạt thủy tinh là không cao do bề mặt khá trơ, không có các tâm tương tác khiến
cho các nguyên tử Au sau khi tạo thành không có các tâm tương tác để bám vào. Vì vậy,
hạt thủy tinh không được lựa chọn trong nghiên cứu này.
Nhận thấy vấn đề nằm ở cách xử lí bề mặt, đồng thời là cấu trúc của vật liệu nền
chưa phù hợp cho quá trình thực hiện mà chúng tôi đã chuyển sang phủ vàng lên bề mặt
hạt silica dùng trong sắc kí có kích thước từ 40 - 60 µm. Sau khi tiến hành theo Quy
trình 1 như đối với hạt thủy tinh, kết quả (Hình 8) cho thấy vàng nano sau khi tạo ra
phủ đều lên bề mặt hạt silica, không thấy xuất hiện các mảng vàng trong toàn bộ vật liệu
sau khi phủ.

Hình 8. Silica phủ vàng

Nhưng một vấn đề mà chúng tôi gặp phải khi kiểm tra khả năng ứng dụng của
silica đó là kích thước hạt silica phủ vàng quá nhỏ nên trong quá trình nhồi vào ống
thạch anh để hấp phụ hơi Hg thì vật liệu dãn nở rất mạnh khi giải hấp nhiệt khiến cho
hơi Hg không thể tới được cell đo đồng thời gây ra áp suất ngược cho hệ. Vì vậy vật liệu
nền silica kích thước 40-60 µm không phù hợp cho nghiên cứu này.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 18


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Mẫu cát biển được chọn thay cho hạt thủy tinh và silica. Vật liệu này dễ tìm, rẻ
tiền và có thể sàng lọc kích cỡ phù hợp cho quá trình phủ vàng cũng như nhồi ống thạch
anh để sử dụng. Kích thước hạt cát được chọn là từ 300 -500 µm. Yêu cầu quan trọng
trước khi phủ vàng lên bề mặt cát là xử lí bề mặt (mục 2.4) thật sạch các chất vô cơ và
hữu cơ, tạo ra các nhóm hydroxyl trên bề mặt cát và sử dụng cho quá trình phủ vàng để
khảo sát bên dưới.

3.2. Tối ưu pH của dung dịch HAuCl4

Tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của pH đến quá trình phủ vàng lên bề mặt cát (Quy
trình 2) thông qua việc khảo sát dung lượng bắt giữ hơi Hg của từng mẫu, bên cạnh đó
phân tích và xác định hàm lượng vàng phủ được trên bề mặt vật liệu (mục 2.7) để đánh
giá tương quan giữa chúng. Kết quả sau quá trình khảo sát được thể hiện như Bảng 3.
Trước khi khảo sát dung lượng bẫy, các mẫu vật liệu này được hoạt hóa. Quá trình
hoạt hóa bẫy vàng được tiến hành sau khi mẫu cát phủ vàng được nung ở 260oC. Lắp
bẫy cát phủ vàng vào hệ đo, gia nhiệt vài lần ở khoảng 600 – 800 oC và theo dõi tín hiệu
đầu dò thu nhận hiển thị trên màn hình máy tính vì có thể lúc nhồi cát phủ vàng thì hơi
nước, các hợp chất hữu cơ bám vào bề mặt dẫn đến hiện tượng khi gia nhiệt bẫy vàng
sẽ xuất hiện tín hiệu. Khi không thấy xuất hiện tín hiệu sau gia nhiệt chúng tôi tiến hành
dẫn từng đợt hơi Hg có hàm lượng khoảng 100 ng cho đến khi bão hòa. Dấu hiệu cho
biết bẫy cát phủ vàng đã bão hòa là khi xuất hiện tín hiệu trong quá trình bắt giữ hơi Hgo
như Hình 9a.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 19


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Hình 9. (a)Tín hiệu sau khi cho một lượng lớn thủy ngân qua bẫy cát phủ vàng, chưa giải hấp
(b)Tín hiệu sau khi giải hấp nhiệt bẫy vàng

Tiến hành kiểm tra dung lượng của từng mẫu vật liệu. Kết quả thống kê trên 7 mẫu
vật liệu được tổng hợp tại các giá trị pH khảo sát như Bảng 3 bên dưới.
Bảng 3. Lượng thủy ngân hấp phụ và hàm lượng vàng trên cát
(Tính trên 1g cát phủ vàng)

Lượng Hg hấp phụ Lượng Au phủ trên bề mặt


pH
(ng) (µg)
6.27 600 1194
7.38 618 1102
7.77 1337 1722
8.06 1367 1730
8.28 1253 1752
8.53 1361 1984
10.28 1004 1096

Bảng 3 cho thấy sự tỉ lên thuận giữa dung lượng hấp phụ thủy ngân và hàm lượng
vàng trên bề mặt cát. Khoảng pH thích hợp cho quá trình phủ vàng lên bề mặt cát là từ
7.8 - 8 mặc dù ở một vài điểm dưới và trên khoảng này cho dung lượng cao, lượng vàng
phủ nhiều nhưng lại gặp phải hạn chế khác.
Đối với những mẫu được tổng hợp tại pH < 7.8, sự thay đổi màu của dung dịch sau
khi cho dung dịch NH2OH 0.22 M chậm hơn, thời gian thực hiện phản ứng lâu, màu sắc
bề mặt cát có màu tím nhạt do lượng vàng lên không nhiều, cùng với hiện tượng vàng
SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 20
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

không phủ hết toàn bộ mà vẫn xuất hiện trong dung dịch khiến dung dịch vẫn còn màu
nâu nhạt. Với các mẫu có pH > 8, dù tốc độ phản ứng nhanh hơn nhưng gặp phải vấn đề
là lượng vàng tụ lại với nhau sau phản ứng nhiều hơn như trong Hình 10 ở mẫu pH 8.53.

Hình 10. Mẫu cát phủ vàng tại pH 7.38, 7.8 và 8.53

Vì vậy, khoảng pH được chọn trong quy trình phủ vàng lên bề mặt cát trong suốt
thời gian thực hiện đề tài này là khoảng 7.8 - 8.

3.3. Quá trình xử lí bề mặt và biến tính bề mặt cát với APTES [22, 27, 28]

Vấn đề đặt ra sau khi khảo sát ảnh hưởng của pH lên quá trình điều chế là làm sao
có thể phủ vàng đều hơn, nhiều hơn lên bề mặt cát, khắc phục hiện tượng vàng kết tụ
với nhau sau khi khử. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu phủ vàng lên bề mặt thủy tinh[22,
27]
trong đó sử dụng chất biến tính bề mặt (APTMS), chúng tôi khảo sát quá trình biến
tính bề mặt cát với APTES (Hình 11) với vai trò tương tự như APTMS. Thực hiện theo
Quy trình 2 trong phần 2.2 (mô phỏng ở Hình 12 ), và tiến hành kiểm tra dung lượng
của mẫu cũng như xác định lượng vàng phủ trên bề mặt cát.

Hình 11. Công thức APTES (3 – aminopropyl triethoxysilane)

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 21


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

1 2 3 4

Hình 12. Quy trình phủ vàng lên cát

Sau khi xử lí (1), các chất hữu cơ được loại bỏ và các nhóm hydroxyl được gắn lên
bề mặt cát. Bề mặt cát tiếp tục được biến tính bằng APTES (2), đây còn gọi là quá trình
silane hóa, các nhóm -NH2 bao bọc bên ngoài bề mặt cát hỗ trợ cho quá trình tẩm nano
Au (3). Các hạt nano vàng bám lên bề mặt như các mầm tinh thể tạo điều kiện cho các
hạt nano vàng sau khi hình thành bằng cách khử Au(III) về Au và phủ nhanh lên toàn
bộ bề mặt cát.
Để thấy rõ vai trò của từng giai đoạn trong quá trình phủ vàng lên bề mặt cát, chúng
tôi tiến hành bỏ qua, thay đổi một trong bốn giai đoạn của quy trình, cụ thể như sau:

i. Xử lí bề mặt, không biến tính bề mặt, tẩm nano Au, phủ Au với dung dịch HAuCl4
100 mg L-1 (Q1)
ii. Xử lí bề mặt, biến tính bề mặt, tẩm nano, phủ Au với dung dịch HAuCl4 100 mg L-1 (Q2)
iii. Xử lí bề mặt, biến tính bề mặt, không tẩm nano, phủ với dung dịch HAuCl4
1000 mg L-1 (Q3)
iv. Xử lí bề mặt, biến tính bề mặt, tẩm nano, phủ với dung dịch HAuCl4 1000 mg L-1 (Q4)

Bảng 4. Dung lượng và hàm lượng vàng trong mẫu cát phủ vàng
Mẫu Lượng Hg hấp phụ Lượng Au phủ trên bề mặt
(ng) (µg)
Q1 412 61
Q2 577 80
Q3 16372 1278
Q4 21080 4485

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 22


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Hình 13. Ảnh chụp dưới kính hiển vi cúa các mẫu cát phủ vàng theo các quy trình phủ khác nhau
C. Mẫu Q1 D. Mẫu Q2 E. Mẫu Q3 F. Mẫu Q4
Hình 13C cho thấy quy trình phủ vàng không biến tính bề mặt (Q1) thì lượng vàng
phủ lên không chỉ ít mà còn có sự không đồng đều giữa các hạt. Các vị trí lồi hay lõm
lại tập trung lượng vàng phủ lên nhiều hơn so với các vị trí có bề mặt tương đối bằng
phẳng.
Các mẫu Q3 và Q4 được thể hiện qua hình 13E và 13F. Đây là hai mẫu vật liệu có
dung lượng cao nhất nhưng hình ảnh dưới kính hiển vi của mẫu Q3 cho thấy vẫn còn
hiện tượng vàng kết tụ lại thành mảng nằm riêng rẽ thể hiện rõ hơn mẫu Q4.
Chúng tôi cũng nhận thấy các giai đoạn trong quy trình có mối liên hệ mật thiết và
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phủ vàng. Nếu việc xử lí bề mặt cát không tốt hoặc
không được tiến hành thì quá trình biến tính cũng diễn ra không hiệu quả, hệ quả là bề
mặt cát không được biến tính đồng đều từ đó lớp nano phủ trên bề mặt cát không đồng
nhất và ảnh hưởng đến các giai đoạn phủ Au tiếp theo.
Số liệu trong Bảng 4 cũng phản ánh một sự thay đổi rất lớn về dung lượng hấp phụ
hơi Hgo và lượng vàng phủ lên bề mặt cát giữa quy trình 2 (Q2) và quy trình 4 (Q4). Sự
khác nhau giữa 2 quy trình chỉ ở nồng độ vàng được sử dụng trong giai đoạn khử cuối
cùng của quy trình có lẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình phủ vàng lên bề
mặt cát.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 23


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

3.4. Đường chuẩn trên mẫu cát phủ vàng

Đường chuẩn được xây dựng trong phương CV-Amalgam-AAS trên cát phủ vàng
tốt nhất để đánh giá hiệu năng của bẫy vàng với kết quả được biểu diễn trong phụ lục 1
và Hình 14.
Abs
7.00

6.00
y = 0.0888x + 0.0525
5.00 R² = 0.9990

4.00

3.00

2.00

1.00

0.00
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Hg (ng)

Hình 14. Đường chuẩn tuyến tính dựng trên mẫu cát phủ vàng

Khoảng tuyến tính của đường chuẩn khá rộng đến 70 ng, hệ số góc đường chuẩn lên
đến 0.0888 cao hơn hẳn so với bẫy vàng nguyên chất trước đây khi khoảng tuyến tính
chỉ đến 25 ng và có hệ số góc là khoảng 0.0517 [29]. Với khoảng tuyến tính của đường
chuẩn như trên cho phép xác định được các mẫu có nồng độ từ thấp đến cao mà không
cần làm giàu mẫu hay pha loãng mẫu quá nhiều.

3.5. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng bắt giữ thủy ngân

Thực hiện theo quy trình đã nêu trong mục 2.8, kết quả được thể hiện qua Hình 15
và số liệu trong phụ lục 2.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 24


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Độ nhạy
0.0792 0.0797
0.090
0.080 0.0759 0.0764 0.0747 0.0753 0.0728 0.0730
0.070
0.060
0.050
0.040
0.030
0.020
0.010
0.000
100 120 140 160 180 200 220 240

Nhiệt độ (oC)
Hình 15. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ thủy ngân của cát phủ vàng

Trong quá trình khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng bắt giữ thủy ngân của
vật liệu cát phủ vàng thì đến khoảng nhiệt độ 140oC, độ nhạy của bẫy cát phủ vàng bắt
đầu giảm dần. Thực tế do độ nhạy của đầu dò AAS không đủ cao nên đến nhiệt độ 220oC
tín hiệu thủy ngân ở bẫy thứ hai (bẫy kiểm tra sự thất thoát thủy ngân từ bẫy thứ nhất)
mới xuất hiện.
Việc gia nhiệt bẫy cát phủ vàng trong quá trình bắt giữ thủy ngân có ý nghĩa quan
trọng nếu nền mẫu chứa những hợp chất bay hơi có khả năng ảnh hưởng đến bẫy cát
phủ vàng. Theo một số nghiên cứu phân tích các dạng thủy ngân trong khí thiên nhiên
thì việc điều nhiệt bẫy cát phủ vàng ở 80oC[30] hoặc 200oC[25] rất cần thiết khi nền mẫu
có các hydrocarbon.

3.6. Khảo sát ảnh hưởng của acid trong quá trình bắt giữ thủy ngân

Nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của các acid trong quá trình bắt giữ Hgo sử dụng
bẫy vàng nguyên chất đã cho thấy sự suy giảm tín hiệu khi nồng độ acid tăng. Với vật
liệu cát phủ vàng được sử dụng trong đề tài này, việc khảo sát ảnh hưởng của acid cũng
rất cần thiết để đánh giá khả năng tương thích của bẫy cát phủ vàng mới này trên nhiều
nền mẫu khác nhau.

3.6.1. Ảnh hưởng của HNO3

Độ nhạy của bẫy cát phủ vàng khi thay đổi nồng độ acid HNO3 được theo dõi và kết
quả được thể hiện như trong Hình 15 và phụ lục 3.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 25


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Độ nhạy

0.100
0.090 0.082 0.079
0.080
0.070
0.060 0.054
0.050
0.040
0.030
0.020
0.010
0.000
1.0 2.0 3.0
CM HNO3 (M)

Hình 16. Khảo sát ảnh hưởng của HNO3 lên độ nhạy bẫy vàng

HNO3 là acid dễ bay hơi ở điều kiện thường, có tính oxy hóa mạnh, khi đưa vào ống
sục, một phần hơi acid sẽ theo dòng khí Ar thổi tới bẫy cát phủ vàng, trong khi phần lớn
acid phản ứng với chất khử SnCl2 dùng để chuyển toàn bộ Hg2+ về Hgo nên cần sử dụng
thể tích SnCl2 lớn hơn quy trình thông thường là 2 mL. Hơi acid thổi tới bẫy vàng bám
lại trên bề mặt của vật liệu làm cho lượng Hg tới được bẫy vàng không thể tương tác
được với các nguyên tử vàng và tạo hỗn hống Au/Hg. Khi giải hấp nhiệt Hg tín hiệu
không bằng so với khi tiến hành trên nền HNO3 0.5 %. Nồng độ HNO3 càng cao thì ảnh
hưởng càng lớn lên bẫy vàng như đã thể hiện thông qua Hình 16.
Để khắc phục hiện tượng này chúng tôi đã sử dụng phương pháp gia nhiệt bẫy vàng
liên tục trong khi bắt giữ hơi Hgo. Khoảng nhiệt độ được khảo sát 80 –180 oC và nồng
độ HNO3 3.0 M được dùng trong khảo sát này. Hình 17 cùng phụ lục 4 thể hiện độ nhạy
của bẫy cát phủ vàng tại các nhiệt độ bắt giữ hơi Hg với 3 lần thí nghiệm lặp tại mỗi
nhiệt độ khảo sát.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 26


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Độ nhạy
0.090
0.081 0.080 0.079 0.079
0.080
0.070
0.060
0.050
0.040
0.030
0.020
0.010
0.000
80 120 160 180
Nhiệt độ (oC)

Hình 17. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ nhạy bẫy cát vàng
khi loại trừ ảnh hưởng của HNO3

Khi dùng nhiệt độ để giảm thiểu ảnh hưởng của hơi HNO3 lên bề mặt bẫy cát phủ
vàng thì kết quả thu được là rất khả quan. Hơi acid không bám lại trên bề mặt bẫy cát
phủ vàng để cản trở sự tiếp xúc của hơi Hg và do đó quá trình vẫn diễn ra ổn định mà
không cần hoạt hóa.
Ngoài ra, một biện pháp khác mà chúng tôi đã thực hiện đó là sử dụng bẫy nước để
giữ lại hơi acid. Tuy nhiên, việc sử dụng bẫy nước không phải là giải pháp tối ưu vì khi
tiến hành sục khí vào mẫu với nồng độ 2.0 M thì sau 5 lần sục mà không thay bẫy nước
sẽ ảnh hưởng đến bẫy cát phủ vàng, còn khi tăng lên 3.0 M dù có bẫy nước thì hiện
tượng mất khả năng bắt giữ hơi Hg vẫn xảy ra. Ảnh hưởng của HNO3 3.0 M đến độ
nhạy đã thể hiện trong Bảng 5 dưới đây.
Bảng 5. Ảnh hưởng của HNO3 3.0 M lên bẫy cát phủ vàng khi có bẫy nước
HNO3 Abs m cân (g) mHg (ng) Độ nhạy
Nền 0.5% 0.8374 0.945 10.141 0.0826
Nền 3.0 M 0.5369 0.962 10.323 0.0520
Nền 0.5% 0.8166 0.93 9.980 0.0818
Nền 3.0 M 0.4532 1.074 10.014 0.0453

3.6.2. Ảnh hưởng của HCl

Sự thay đổi độ nhạy của bẫy vàng khi thay đổi nồng độ HCl được thể hiện trong hình
dưới đây và phụ lục 5.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 27


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Độ nhạy
0.100

0.0814
0.080

0.060

0.040

0.020
0.0036 0.0062

0.000
1.0 2.0 3.0
Nồng độ HCl (M)

Hình 18. Khảo sát ảnh hưởng của HCl lên độ nhạy bẫy vàng

So với HNO3, HCl cũng là một acid rất dễ bay hơi (Tos = 110 oC, dung dịch 20.2 %
và 48 oC, dung dịch 38 %) đồng thời Cl- lại là ligand tạo phức bền với Hg2+. Do đó, acid
này có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến hiệu năng bắt giữ hơi Hgo so với acid
HNO3. Kết quả trong Hình 18 cho thấy độ nhạy bẫy cát phủ vàng giảm xuống đột ngột
khi nồng độ HCl 2M, gần như không thể bắt giữ hoàn toàn lượng Hg thổi tới.
Tương tự như đối với acid HNO3, chúng tôi đã xem xét khả năng giảm thiểu ảnh
hưởng của acid HCl bằng cách tăng nhiệt độ của bẫy cát phù vàng trong quá trình bắt
giữ. Khoảng nhiệt độ được khảo sát là từ 80-180 oC.

Độ nhạy
0.080 0.070

0.070 0.058
0.063
0.060

0.050

0.040

0.030

0.020

0.010

0.000
120 140 180

Nhiệt độ (oC)

Hình 19. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ nhạy bẫy cát vàng khi loại trừ ảnh hưởng của HCl

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 28


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Kết quả trong Hình 19 cho thấy tuy không giảm hoàn toàn nhưng nhiệt độ có thể
hạn chế ảnh hưởng. Trong thực tế, nồng độ acid trong mẫu sau khi xử thường không quá
cao để có thể ảnh hưởng xấu đến bẫy cát phủ vàng nhờ các giai đoạn đun đuổi acid hay
pha loãng. Tuy nhiên, để giảm thiểu ảnh hưởng đến mức tối đa các yếu tố ảnh hưởng
đến bẫy cát phủ vàng trong quá trình bắt giữ hơi Hgo, chúng tôi đề nghị nhiệt độ của bẫy
cát phủ vàng trong quá trình tích góp hơi Hgo nên được giữ ổn định trong khoảng 130-
150 oC.

3.6.3. Ảnh hưởng của H2SO4

Sự ảnh hưởng của acid H2SO4 lên độ nhạy của bẫy vàng được thể hiện qua Hình 20
và phụ lục 7.

Độ nhạy
0.100
0.0846 0.0825
0.090
0.0787
0.080
0.070
0.060
0.050
0.040
0.030
0.020
0.010
0.000
1.0 2.0 3.0
Nồng độ H2SO4 (M)

Hình 20. Khảo sát ảnh hưởng của H2SO4 lên độ nhạy bẫy vàng

Độ nhạy bẫy vàng khi dùng nền acid là H2SO4 lại tăng lên rất nhiều so với mẫu chuẩn
thực hiện trong nền acid 0.5%. Nguyên nhân là do trong H2SO4 đã có sẵn một lượng
thủy ngân không thể loại đi khi điều chế. Để xác định lại chính xác độ nhạy của bẫy
vàng thì cần trừ đi mẫu trắng chỉ có nền acid tại các nồng độ khảo sát như ở phụ lục 7
và Hình 20. Độ nhạy của bẫy vàng vẫn ổn định (sau khi trừ đi tín hiệu mẫu trắng) không
thay đổi quá nhiều so với khi chạy trên nền HNO3 0.5%.

3.7. Khảo sát ảnh hưởng của khí oxy

Khí mang được sử dụng trong toàn bộ quá trình khảo sát trên là khí Ar, vì là khí trơ
nên không ảnh hưởng đến kết quả phân tích thủy ngân. Hiện nay, một số phương pháp

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 29


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

đã được phát triển để phân tích thủy ngân thông qua quá trình đốt/nhiệt phân nền mẫu
mà trong đó sử dụng oxy là khí mang để hỗ trợ quá trình thiêu đốt nền mẫu, một số dòng
thiết bị đã được thương mại hóa bao gồm DMA-80 (Milestone Inc., USA), AMA-254
(Leco Co., USA), SMS-100 (Perkin Elmer Inc., USA). Để đánh giá khí oxy có ảnh
hưởng hay không chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng bắt giữ thủy ngân sử dụng khí
mang là oxy trong phương pháp CV-Amalgam-AAS.
Bảng 6. Khảo sát ảnh hưởng của khí mang oxy

Mẫu Abs m cân (g) mHg (ng) Độ nhạy Trung bình SD


Chuẩn 10 ng 0.8496 0.52 10.223 0.0831 0.08294 0.00024
kiểm tra độ nhạy 0.9211 0.566 11.128 0.0828
1.0015 0.561 11.029 0.0908
1.0272 0.564 11.088 0.0926
Sục 10 ng trong 0.9264 0.544 10.695 0.0866 0.0889 0.0024
30 phút 0.9421 0.549 10.793 0.0873
1.0299 0.59 11.599 0.0888
0.8856 0.518 10.184 0.0870
Chuẩn 10 ng 0.9062 0.548 10.774 0.0841
0.08453 0.00059
kiểm tra độ nhạy 0.9186 0.550 10.813 0.0849

Kết quả trình bày trong Bảng 6 cho thấy việc sử dụng oxy như là một khí mang thay
cho Argon không ảnh hưởng đến sự hấp phụ thủy ngân lên bẫy cát phủ vàng. Mẫu chuẩn
10 ng Hg được đo lúc đầu và sau khi sục 30 phút với oxy cho kết quả độ nhạy tương
đương nhau. Từ đó, chúng tôi nhận thấy việc dùng oxy làm khí mang vẫn có thể thực
hiện được mà không làm mất hoạt tính của bẫy cát phủ vàng.

3.8. Xác định nồng độ thủy ngân trong mẫu bùn

Quá trình ứng dụng bẫy cát phủ vàng trong việc xác định nồng độ thủy ngân trong
mẫu bùn được thực hiện tại phòng thí nghiệm bởi sinh viên Hà Nhất Sao Mai trong đề
tài Mẫu cát phủ vàng được điều chế theo Quy trình 3 được ổn nhiệt ở khoảng 150-170oC
để bắt giữ hơi Hgo.
Quy trình cụ thể như sau: cân chính xác khoảng 1 g mẫu bùn vào thuyền cân và đưa
vào lò đốt ở nhiệt độ khoảng 850oC. Đốt mẫu trong 30 phút và dẫn hơi thủy ngân thoát
ra tới hấp phụ lên bẫy cát phủ vàng bằng khí Ar (lưu lượng. Giải hấp nhiệt thủy ngân từ
bẫy cát phủ vàng vào cell đo của máy AAS.
Kết quả phân tích trên mẫu bùn như Bảng 7 và phụ lục 8.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 30


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Bảng 7. Kết quả phân tích thủy ngân trong mẫu bùn

Ngày phân tích C Hg (ng g-1) Trung bình RSD (%)


53.9471
49.7264
23-06-2014 41.2815 47.1 5.5
48.8705
41.6182
50.6277
54.4772
11-07-2014 56.5 8.6
60.3750
60.6816

Kết quả cho thấy qua các ngày tiến hành thực hiện quy trình phân tích mẫu bùn trên
hệ đốt thì kết quả trong ngày khá lặp nhưng giữa các ngày lại có sự chênh lệch, có thể
do mẫu không đồng nhất nhưng cũng có thể là do bẫy vàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
trong mẫu khi đốt ở nhiệt độ cao.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 31


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Trong đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu thành công quy trình phủ vàng lên bề mặt
cát sau khi tiến hành xử lí bề mặt, biến tính bề mặt cát. Quy trình dựa trên các phản ứng
hóa học thông thường, các bước tổng hợp vật liệu đơn giản và không cần đến các thiết
bị phức tạp. Qua quá trình khảo sát dung lượng, và các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi cũng
nhận thấy chất lượng vật liệu cát phủ vàng này cao hơn nhiều so với vàng nguyên chất.
Như trước đây, chúng tôi sử dụng 0.8 g vàng nguyên chất làm thành một bẫy vàng
để bắt giữ thủy ngân. Còn theo quy trình điều chế như đã nghiên cứu trong đề tài này,
một lần điều chế chỉ cần 20 mg Au là có được khoảng 8 bẫy cát phủ vàng. Như vậy với
cùng một lượng 0.8 g Au nguyên chất chúng tôi có thể điều chế và nhồi ống thạch anh
sử dụng được khoảng 320 bẫy cát phủ vàng.
Bên cạnh đó đã tiến hành thêm các khảo sát nhằm kiểm tra ảnh hưởng của các yếu
tố như nền acid sử dụng, khí mang, nhiệt độ trong quá trình bắt giữ và xác định thủy
ngân trong phương pháp CV-AAS.
Vật liệu chế tạo được đã được dùng làm bẫy bắt giữ thủy ngân tại hệ CV-Amalgam-
AAS để xác định thủy ngân trong nước, trong cá. Ngoài ra bước đầu sử dụng bẫy cát
phủ vàng trong quá trình xử lí mẫu bùn trên hệ đốt để bắt lượng thủy ngân hóa hơi từ
mẫu sau đó đem đo trực tiếp.
Do bề mặt cát không đồng đều nên quá trình phủ vàng chưa thực sự đạt đến hiệu quả
cao nhất. Nên tiến hành phủ vàng lên các vật liệu khác có độ tương đồng cao như bông
thủy tinh, hạt thủy tinh,… và tăng lượng vật liệu phủ được trong một lần để đáp ứng nhu
cầu sử dụng như việc làm giàu mẫu ngay trong những bước xử lí ban đầu.
Trong thời gian tới cần xác định thời gian lưu thủy ngân sau khi hấp phụ vào vật liệu
bằng cách cho một lượng cố định thủy ngân qua bẫy vàng, lưu mẫu trong các khoảng
thời gian khác nhau sau đó gia nhiệt giải hấp xác định lượng thủy ngân còn lại. Khảo sát
ảnh hưởng của các loại khí khác nhau như các hydrocarbon, NOx, SOx, N2,... lên cát phủ
vàng, cát phủ vàng và platin.
Nghiên cứu ứng dụng bẫy cát phủ vàng bắt giữ các nguyên tố hay hợp chất khác và
cách thức sử dụng đồng thời tìm hiểu và ứng dụng đưa vật liệu cát phủ vàng ra hiện
trường để lấy mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân tích.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 32


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Bên cạnh đó, vật liệu cát phủ đồng thời Pt và Au cũng đã được điều chế nhưng chỉ
mới khảo sát được một phần nhỏ tính chất vật liệu là dung lượng thủy ngân bị bắt giữ.
Thời gian tới chúng tôi mong muốn sẽ khảo sát kỹ hơn loại vật liệu này, về khả năng
bắt giữ các dạng thủy ngân khác nhau trong nền mẫu khí hay nền mẫu nước.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 33


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Patnaik, P., Handbook of inorganic chemicals. 2002: p. 559-81.
2. Wexler, P., Encyclopedia of Toxicology, Third Edition-Academic Press. 2014. 3: p. 201-216.
3. Lê Huy Bá., Độc học môi trường - Tập 2. 2006: p. 389-427.
4. Eisler, R., Mercury Hazards to Living Organisms. 2006: p. 23-31.
5. Leonid, F.K., Steve, C.H., Mercury Handbook: Chemistry, Applications and Environmental
Impact. 2013: p. P001-P004.
6. Levlin, M., Ikãvano, E., Laitinen, T., Adsorption of mercury on gold and silver surfaces. Fresenius
Journal Analytical Chemistry, 1999. 365(365): p. 577-586.
7. Ronny Dumarey, R.D., Hoste, J., Comparison of the collection and desorption efficiency of
activated charcoal, silver and gold for the determination of vapor phase atmospheric mercury.
Analytical Chemistry, 1985. 57(13): p. 2638-2643.
8. Serre, S.D., Silcox, G.D., Adsorption of Elemental Mercury on the Residual Carbon in Coal Fly
Ash. Industrial & Engineering Chemistry Research, 2000. 39(6): p. 1723-1730.
9. Hower, J.C., Senior, C.L., Suuberg, E.M., Hurt, R.H., Wilcox, J.L., Olson, E.S., Mercury capture
by native fly ash carbons in coal-fired power plants. Progress in Energy and Combustion Science,
2010. 36(4).
10. Baya, P.A., Hollinsworth, J.L., Hintelmann, H., Evaluation and optimization of solid adsorbents
for the sampling of gaseous methylated mercury species. Analytical Chimical Acta, 2013. 786: p.
61-9.
11. Zierhut, A., Leopold, K., Harwardt, L., Schuster, M., Analysis of total dissolved mercury in waters
after on-line preconcentration on an active gold column. Talanta, 2010. 81(4-5): p. 1529-35.
12. Leopold, K., Foulkes, M., Worsfold, P., Methods for the determination and speciation of mercury
in natural waters—A review. Analytica Chimica Acta, 2010. 663(2): p. 127-138.
13. Costley, C.T., Mossop, K.F., Dean, J.R., Garden, L.M., Marshall, J., Carroll, J., Determination of
mercury in environmental and biological samples using pyrolysis atomic absorption spectrometry
with gold amalgamation. Analytica Chimica Acta, 2000. 405(1–2): p. 179-183.
14. Darbha, G.K., Singh, A.K., Rai, U.S., Yu, E., Yu, H., Chandra Ray, P., Selective Detection of
Mercury (II) Ion Using Nonlinear Optical Properties of Gold Nanoparticles. Journal of the
American Chemical Society, 2008. 130(25): p. 8038-8043.
15. Zierhut, A., Leopold, K., Harwardt, L., Worsfold, P., Schuster, M., Activated gold surfaces for the
direct preconcentration of mercury species from natural waters. Journal of Analytical Atomic
Spectrometry, 2009. 24(6): p. 767-774.
16. Levlin, M., Niemi, M., Hautojarvi, P., Ikãvalo, E., Laitinen, T., Mercury adsorption on gold
surfaces employed in the sampling and determination of vaporous mercury: a scanning tunneling
microscopy study. Fresenius Journal Analytical Chemistry, 1996. 365: p. 2-9.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 34


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

17. Fiałkowski, M., Patrycja, G., Robert, N., Robert, H., Absorption of Mercury in Gold Films and Its
Further Desorption:  Quantitative Morphological Study of the Surface Patterns. The Journal of
Physical Chemistry B, 2004. 108(16): p. 5026-5030.
18. Kobiela, T., Kaszkur, Z., Duś, R., Fabrication of Au nanostructures in the process of amalgam
formation followed by Au–Hg alloy thermal decomposition. Thin Solid Films, 2005. 478(1–2): p.
152-158.
19. Okinaka, Y., Hoshino, M., Some recent topics in gold plating for electronics applications. Gold
Bulletin, 1998. 31(1): p. 3-13.
20. Kohl, P.A., Electrodeposition of gold. Modern Electroplating, 2010. 5: p. 115-130.
21. Leopold K., Foulkes, M., Worsfold, P., Gold-Coated Silica as a Preconcentration Phase for the
Determination of Total Dissolved Mercury in. Analytical Chemistry, 2009. 81: p. 3421-3428.
22. Hu, J., Li, W., Chen, J., Zhang, X., Zhao, X., Novel plating solution for electroless deposition of
gold film onto glass surface. Surface and Coatings Technology, 2008. 202(13): p. 2922-2926.
23. Sang-Eun, P., Min-Yim, P., Po-Keun, H., Sang-Wha, L., The effect of pH-adjusted gold colloids
on the formation of gold clusters over APTMS-coated silica cores. Bulletin of the Korean Chemical
Society, 2006. 27(9): p. 1341-1345.
24. Liu, Y., Kelly, D.J.A., Yang, H., Lin, C.C.H, Kuznicki, S.M, Xu, Z., Novel Regenerable Sorbent
for Mercury Capture from Flue Gases of Coal-Fired Power Plant. Environmental Science &
Technology, 2008. 42(16): p. 6205-6210.
25. Frech, W., Baxter, D.C, Bakke, B., Snell, J., Y. Thomassen, Determination and speciation of
mercury in natural gases and gas condensates. Analytical Communications, 1996. 33(5): p. 7H.
26. Debrah, E., Denoyer, E.R., Tyson, J.F., Flow injection determination of mercury with
preconcentration by amalgamation on a gold-platinum gauze by inductively coupled plasma mass
spectrometry. Journal of Analytical Atomic Spectrometry, 1996. 11(2): p. 127-132.
27. Yang, Y., Hori, M., Hayakawa, T., Nogami, M., Self-assembled 3-dimensional arrays of Au-SiO2
core-shell nanoparticles for enhanced optical nonlinearities. Surface Science, 2005. 579(2–3): p.
215-224.
28. Freeman R.G, Grabar, K.C, Hommer M.B, Natan M.J, Self assembled metal colloid monoplayer -
an apptoach to sers substrates. Analytical Chemistry, 1995. 267: p. 1629-1632.
29. Nguyễn Văn Đông, Nghiên cứu khả năng nâng cao độ nhạy xác định thủy ngân và xác định riêng
rẽ thủy ngân bằng phương pháp CV-Amalgam-AAS, Bộ môn Hóa Phân tích, 1998, Đại học Khoa
học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.
30. Shafawi, A., Ebdon, L., Foulkes, M., Stockwell, P., Corns, W., Determination of total mercury in
hydrocarbons and natural gas condensate by atomic fluorescence spectrometry. The Analyst,
1999. 124(2): p. 185-189.

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 35


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Số liệu xậy dựng đường chuẩn trên mẫu cát phủ vàng
Abs (Area) m chuẩn Hg (g ) m Hg (ng) A corrected TB SD
0.4368 0.107 5.212 0.4190
5 ng 0.5800 0.106 5.164 0.5616 0.468 0.081
0.5093 0.123 5.992 0.4250
0.9696 0.214 10.425 0.9301
10 ng 0.9820 0.239 11.642 0.8435 0.881 0.044
0.8819 0.208 10.132 0.8704
1.7552 0.399 19.436 1.8061
20 ng 1.9488 0.446 21.726 1.7940 1.7985 0.0066
2.1340 0.488 23.772 1.7954
2.6487 0.595 28.984 2.7415
30 ng 2.9213 0.629 30.640 2.8603 2.80 0.15
2.7284 0.654 31.858 2.5693
3.5794 0.812 39.555 3.6197
40 ng 3.8600 0.836 40.724 3.7914 3.698 0.087
3.7223 0.830 40.431 3.6826
4.5239 1.026 49.979 4.5258
50 ng 4.5521 1.046 50.953 4.4669 4.516 0.045
4.8809 1.100 53.584 4.5544
5.6429 1.251 60.940 5.5559
60 ng 5.5512 1.279 62.303 5.3460 5.39 0.15
5.1305 1.200 58.455 5.2661
6.1804 1.452 70.731 6.1165
70 ng 6.171 0.076
6.2202 1.436 69.951 6.2245

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 36


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Phụ lục 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng bắt giữ thủy ngân của cát phủ vàng
Nhiệt độ
Abs 1 m cân (g) m Hg (ng) Độ nhạy Trung bình SD
(oC)
1.6204 0.996 20.1812 0.0803
20ng trên 0.0796 0.0010
bẫy thứ nhất 1.5536 0.972 19.6949 0.0789
20ng trên 1.5378 0.969 19.6342 0.0783
0.0793 0.0013
bẫy thứ hai 1.5990 0.984 19.9381 0.0802
1.5895 0.986 19.979 0.0796
80 0.0807 0.0016
1.6456 0.992 20.100 0.0819
1.5521 0.982 19.898 0.0780
100 0.0792 0.0018
1.5984 0.980 19.857 0.0805
1.5689 0.987 19.999 0.0784
120 0.0797 0.0017
1.6063 0.980 19.857 0.0809
1.5369 0.997 20.202 0.0761
140 0.07585 0.00032
1.5292 0.998 20.222 0.0756
1.5349 0.988 20.019 0.0767
160 0.07640 0.00039
1.5209 0.986 19.979 0.0761
1.5285 1.000 20.262 0.0754
180 0.0747 0.0011
1.5503 1.035 20.971 0.0739
1.5987 1.053 21.336 0.0749
200 0.07531 0.00054
1.5505 1.011 20.485 0.0757
1.5446 1.050 21.28 0.0726
220 0.07276 0.00022
1.4804 1.002 20.30 0.0729
1.5121 1.077 20.85 0.0725
240 0.07303 0.00070
1.6239 1.141 22.09 0.0735

Phụ lục 3. Khảo sát ảnh hưởng của HNO3 lên độ nhạy bẫy cát phủ vàng
CM HNO3 (M) Abs m cân (g) mHg (ng) Độ nhạy Trung bình SD
0.8414 1.027 10.272 0.0819
1.0 0.8130 0.993 9.932 0.0819 0.082 6.3 * 10-5
0.8249 1.006 10.062 0.0820
0.7973 0.996 9.962 0.0800
2.0 0.8053 1.014 10.142 0.0794 0.079 6.7 * 10-4
0.8067 1.025 10.252 0.0787
0.5417 0.946 10.152 0.0534
3.0 0.5369 0.962 10.323 0.0520 0.054 1.7 * 10-3
0.5824 1.052 10.522 0.0554

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 37


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Phụ lục 4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ để loại trừ ảnh hưởng của HNO3
Nhiệt độ (oC) Abs m cân (g) mHg (ng) Độ nhạy Trung bình SD
1.7727 1.097 22.133 0.080
80 1.6750 1.030 20.782 0.081 0.0810 0.0012
1.8117 1.090 21.992 0.082
1.6819 1.039 21.105 0.080
120 1.5785 0.981 19.927 0.079 0.07969 0.00047
1.7437 1.071 21.755 0.080
1.6728 1.025 20.681 0.081
160 1.5872 0.997 20.116 0.079 0.0791 0.0018
1.5319 0.981 19.793 0.077
1.5513 0.996 20.096 0.077
180 1.5854 0.993 20.035 0.079 0.0788 0.0014
1.6873 1.045 21.084 0.080

Phụ lục 5. Khảo sát ảnh hưởng của HCl lên độ nhạy bẫy cát phủ vàng
CM HCl (M) Abs m cân (g) mHg (ng) Độ nhạy Trung bình SD
0.8237 0.958 10.071 0.0818
1.0 0.8161 0.971 10.208 0.0800 0.0814 0.0013
0.8616 0.994 10.449 0.0825
0.0614 0.970 10.197 0.0060
2.0 0.0153 0.950 9.987 0.0015 0.0036 0.0023
0.0338 0.957 10.060 0.0034
0.0525 0.969 10.187 0.0052
3.0 0.0675 0.960 10.092 0.0067 0.0062 0.00087
0.0650 0.930 9.777 0.0066

Phụ lục 6. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ để loại trừ ảnh hưởng của HCl
Nhiệt độ
Abs m cân (g) mHg (ng) Độ nhạy Trung bình SD
(oC)
1.3452 1.047 21.442 0.0627
120 1.1929 1.076 22.036 0.0541 0.0578 0.0044
1.2088 1.044 21.381 0.0565
1.4917 1.003 20.541 0.0726
1.5749 1.065 21.811 0.0722
1.4670 1.010 20.684 0.0709
140 0.0700 0.0023
2.1195 1.511 30.643 0.0692
1.4204 1.020 20.685 0.0687
1.5231 1.130 22.916 0.0665
1.6468 1.26 25.804 0.0638
160 1.3906 1.098 22.487 0.0618 0.0628 0.0010
1.3543 1.053 21.565 0.0628

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 38


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CÁT PHỦ VÀNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỦY NGÂN

Phụ lục 7. Khảo sát ảnh hưởng của H2SO4 lên bẫy cát phủ vàng
Abs m cân (g) m Hg (ng) Độ nhạy Trung bình SD
0.9028 0.526 10.341 0.0873
kiểm tra 10 ng 0.08768 0.00053
0.8985 0.519 10.204 0.0881
blank 1.0 M 5.819
0.7969 0.507 9.968 0.0800
nền 1.0 M 0.8949 0.517 10.164 0.0881 0.0846 0.0042
0.8788 0.521 10.243 0.0858
blank 2.0 M 12.715
0.8107 0.539 10.597 0.0765
nền 2.0 M 0.8953 0.554 10.892 0.0822 0.0787 0.0031
0.8232 0.542 10.656 0.0773
blank 3.0 M 16.630
0.8661 0.549 10.793 0.0803
nền 3.0 M 0.9707 0.556 10.931 0.0888 0.0825 0.0056
0.7974 0.518 10.184 0.0783

Phụ lục 8. Kết quả phân tích mẫu bùn trên bẫy cát phủ vàng
Trung
Ngày phân tích Mẫu Abs mmẫu (g) m Hg (ng) C Hg ( ng L-1) SD
bình
blank 0.3260 3.080
mẫu 5.1165 1.0694 57.0270 53.9471
4.7417 1.0304 52.8063 49.7264
23-06-2014
3.9918 1.0177 44.3615 41.2815 47.1 5.5
4.6657 1.1348 51.9505 48.8705
4.0217 1.0125 44.6982 41.6182
blank 0.3584 3.445
mẫu 4.8955 1.1687 54.0725 50.6277
11-07-2014 5.2458 1.0583 57.9220 54.4772
56.5 4.9
5.7825 1.1293 63.8198 60.3750
5.8104 1.1633 64.1264 60.6816

SVTH: LÊ THỊ HUỲNH MAI TRANG 39

You might also like