Nhom (4) Duan

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ


KINH DOANH

DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHÂN


LOẠI THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thảo Nguyên


Mã lớp học phần : 21C1STA50800518
Sinh viên thực hiện - MSSV : 1. Huỳnh Ngọc Kim Hân – 31201026283
2. Võ Nhật Khuyên – 31201026507
3. Nguyễn Ngọc Thiên Kim – 31201026718
4. Nguyễn Trịnh Hoàng Ngân – 31201021420
5. Lâm Tú Như - 31201027084

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

Tên thành viên MSSV


Huỳnh Ngọc Kim Hân 31201026283
Võ Nhật Khuyên 31201026507
Nguyễn Ngọc Thiên Kim 31201026718
Nguyễn Trịnh Hoàng Ngân 31201021420
Lâm Tú Như 31201027084

1
MỤC LỤC
1. TÓM TẮT .................................................................................................................... 3
2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ ......................................... 3
2.1. Tổng quan và thực trạng ..................................................................................... 3
2.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 4
2.3. Khái quát phương pháp thực hiện khảo sát ...................................................... 4
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN................................................................................. 4
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................... 7
4.1. Thông tin đáp viên (có 3 đáp viên từ chối trả lời thông tin cá nhân) ............. 7
4.2. Phân loại người sử dụng ...................................................................................... 7
4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cách tiếp cận và phân loại thông tin
trên MXH Facebook ...................................................................................................... 8
5. HẠN CHẾ .................................................................................................................. 18
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 19
6.1. Kết luận tiếp cận ................................................................................................ 19
6.2. Kết luận phân loại .............................................................................................. 20
6.3. Khuyến nghị: ...................................................................................................... 21
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 21

2
1. TÓM TẮT
Facebook đến với Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2006 nhưng mãi đến khi Yahoo
ngừng hoạt động vào tháng 7 năm 2009 thì Facebook bắt đầu phổ biến đến người dùng
Việt Nam. Cho đến nay, lượng người sử dụng Facebook ở nước ta đã lên đến gần 76 triệu
người bởi tính đa dạng nguồn thông tin của nó. Mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm, chia
sẻ mọi thông tin mình cần, vì thế Facebook càng ngày càng xuất hiện nhiều thông tin rác,
nguồn thông tin không chính xác, hàng loạt những trang báo lá cải. Từ đó, nhóm nghiên
cứu nhận thấy sự cần thiết của việc tiếp cận cũng như phân loại thông tin trên nền tảng
Facebook. Bài nghiên cứu được thực hiện bởi 200 người sử dụng Facebook và được phân
tích theo phương pháp thống kê mô tả. Kết quả cuối cùng cho thấy phần lớn người sử dụng
Facebook quan tâm đến nguồn thông tin mà họ đã và đang theo dõi, từ đó, họ có thể tránh
khỏi hoặc báo cáo các nguồn thông tin sai lệch và thiếu chính xác.
2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
2.1. Tổng quan và thực trạng

“Facebook là một phương tiện


truyền thông xã hội và dịch vụ mạng xã
hội trực tuyến thành lập vào năm 2004
của Mỹ” - theo Wikipedia tiếng Việt.
Facebook đã quá phổ biến với cư dân
mạng Việt Nam, nó giúp mọi người có
thể liên lạc, kết bạn, chia sẻ kinh
nghiệm, cập nhật tin tức, tiếp cận nhiều
kiến thức mới lạ. Cùng với sự tăng lên
của lượng người dùng Facebook, “nạn tin rác” cũng không ngừng tăng theo và đã gây ra
những tranh cãi, ảnh hưởng tiêu cực, gây hoang mang đối với bản thân người sử dụng và
lớn hơn là ảnh hưởng đến xã hội. Gần đây nhất, vấn nạn tin rác đã bùng nổ một cách mạnh
mẽ trong thời buổi dịch bệnh và đã gây ảnh hưởng không ít đối với an ninh quốc gia và trật
tự an toàn xã hội.
Theo nhà báo Phan Hữu Minh, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban kiểm tra Hội Nhà
báo Việt Nam được phỏng vấn bởi trang thông tin ANTV cho biết: "Nhà báo không được
phép đưa những gì chưa được kiểm chứng, nhà báo không được suy diễn làm sai lệch bản
chất sự việc. Tất cả những điều đó là vi phạm quy tắc ứng xử của báo chí trên mạng xã
hội." Tuy nhiên, Facebook là nơi mà mọi người đều có quyền đăng tải, chia sẻ thông tin,

3
không cần thiết phải là những người có nghề báo hay những người có tầm ảnh hưởng.Vì
vậy, theo bài đăng của trang thông tin ANTV: “Theo thống kê, 6 tháng đầu năm nay, trung
tâm cũng đã nhận được hơn 1,1 nghìn lượt báo cáo tin giả, xuất hiện nhiều nhất trên các
mạng xã hội xuyên biên giới, như Facebook, YouTube và TikTok”.
Vì thế, là một người sử dụng Facebook, chúng ta cần phải sáng suốt, tỉnh táo, thường
xuyên kiểm tra, kiểm chứng các nguồn thông tin mà mình truy cập hay chia sẻ, cũng như
tố cáo, phê phán những tài khoản cá nhân, trang, blog đưa tin sai lệch, chưa được xác thực
hay cố tình truyền bá những nội dung vi phạm pháp luật.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Cuộc khảo sát “Nghiên cứu về cách tiếp cận và phân loại thông tin trên MXH
Facebook” được thực hiện với mục tiêu:
- Hiểu được những khó khăn/cản trở khi người dùng tiếp cận và phân loại thông tin
trên mạng xã hội Facebook.
- Tổng quan kiến thức và góc nhìn của người dùng Facebook về Luật an ninh mạng.
- Đề xuất giải pháp và tuyên truyền nâng cao hiểu biết và nhận thức về Luật an ninh
mạng, cũng như biết cách chọn lọc thông tin, nâng cao cảnh giác trước thông tin
giả, thông tin rác.
2.3. Khái quát phương pháp thực hiện khảo sát
o Phương pháp khảo sát: Nghiên cứu trực tuyến (Internet)
o Thời gian khảo sát: 14 - 28/09/2021
o Số mẫu khảo sát: 200
o Địa điểm khảo sát: Toàn quốc
o Đối tượng khảo sát: Nam và Nữ trên 13 tuổi
o Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu về cách tiếp cận & phân loại thông tin trên
vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvMXH Facebook
o Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

4
Dữ liệu của bài nghiên cứu được lấy từ bảng
câu hỏi khảo sát bằng hình thức trực tuyến
(Google Form) trên cỡ mẫu là 200 người ở độ
tuổi lớn hơn 13 đang sử dụng mạng xã hội
Facebook trên toàn quốc. Sau khi thu thập dữ
liệu, nhóm bắt đầu sử dụng các công cụ để thực
hiện thống kê mô tả (bảng số liệu, biểu đồ…)
dựa trên những thông tin có được từ bảng câu
hỏi khảo sát gồm 16 câu hỏi với các thang đo
phù hợp, cụ thể như sau:

Nội dung khảo sát Thang đo

Độ tuổi Thứ bậc

Giới tính Danh nghĩa

Thời gian sử dụng Facebook trong một ngày Thứ bậc

Mục đích sử dụng Facebook của đáp viên Danh nghĩa

Nguồn tiếp nhận thông tin của đáp viên trên Facebook Danh nghĩa

Số lượng trang thông tin đáp viên theo dõi trên Facebook Tỷ lệ

Số lượng bài viết mà đáp viên chia sẻ trên Facebook trong một ngày Tỷ lệ

Lượt thích/follow của các trang mà đáp viên đang theo dõi Thứ bậc

Trở ngại đáp viên gặp phải trong lúc tiếp cận và phân loại thông tin Danh nghĩa
trên Facebook

Mức độ kiểm tra nguồn thông tin/độ xác thực trước khi yêu thích/chia Thứ bậc
sẻ một bài viết nào đó

5
Đánh giá mức độ sử dụng các yếu tố quyết định tiếp nhận 1 thông Thứ bậc
tin và độ “sạch” của thông tin:
Số lượng react
Lượng bình luận
Độ nổi tiếng của kênh đăng tải
Phải tự đọc nội dung, kiểm chứng rồi mới quyết định
Sự xuất hiện của thông tin ở nhiều trang, blog khác

Mức độ chia sẻ những thông tin, hiểu biết của đáp viên lên Facebook Thứ bậc

Đánh giá mức độ phản ứng của đáp viên nếu bắt gặp một bài viết Thứ bậc
có nội dung sai lệch:
Bỏ qua
Báo cáo với Facebook và bỏ theo dõi trang đó
Tiếp tục theo dõi nhưng mất một phần niềm tin
Tìm thêm những bài tương tự rồi xác thực
Bàn tán với bạn bè về bài viết đó

Đánh giá mức độ phản ứng của đáp viên sau khi gặp một bài viết Thứ bậc
mà họ hứng thú, yêu thích:
React rồi tiếp tục lướt qua
Chia sẻ lên trang cá nhân của mình
Xác thực thông tin rồi chia sẻ lên dòng thời gian
Vào trang/blog... đăng bài để xem các bài viết khác
Bàn tán với bạn bè về bài viết đó

Lượng tin giả mà luật an ninh mạng lọc được Khoảng

Suy nghĩ của đáp viên về luật an ninh mạng Danh nghĩa

6
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thông tin đáp viên (có 3 đáp viên từ chối trả lời thông tin cá nhân)

4.2. Phân loại người sử dụng


4.2.1. Thời gian sử dụng Facebook trong một ngày

Nhận xét: Qua việc khảo sát vấn đề “Thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày dựa trên
độ tuổi”, có thể thấy ở nhóm tuổi Dưới 18, đa số người dùng sử dụng Facebook Dưới 3
tiếng mỗi ngày (gần 50%), và chưa đến 20% người sử dụng Facebook Trên 5 tiếng. Ở hai
độ tuổi từ 18-30 và Trên 30 tuổi, đa số người dùng sử dụng Facebook nhiều hơn, Từ 3 - 5

7
tiếng chiếm vị trí cao nhất. Nhìn chung, tỉ lệ người dùng sử dụng Facebook nhiều nhất
(trên 5 tiếng) nằm ở nhóm người Trên 30 tuổi.
Qua đó, có thể thấy thời gian sử dụng trung bình của mọi người nằm ở từ 3 - 5 tiếng
một ngày. Trẻ em dưới 18 tuổi đã có sự điều tiết, bảo ban hoặc quản lý của gia đình nên sử
dụng ít hơn.
4.2.2. Mục đích sử dụng Facebook

Nhận xét: Dựa trên thông tin khảo sát, có thể thấy gần như hầu hết người dùng Facebook
sử dụng mạng xã hội này nhằm mục đích Giải trí (92.5%). Các lựa chọn như “Cập nhật
tin tức”, “Kết nối bạn bè” và “Công việc - Học tập” cũng lần lượt chiếm những vị trí khá
cao. Thấp nhất trong đó là “Lưu giữ kỷ niệm” chiếm 39.5%.
Qua đó, dễ thấy ngày nay nhu cầu giải trí được phần lớn người dùng đặt lên vị trí hàng
đầu, sau đó mới là các mục đích khác. Trong đó việc cập nhật tin tức đứng ở vị trí thứ tư,
có thể hiểu rằng người dùng lựa chọn tiếp cận thông tin/cập nhật tin tức ở một nơi khác
nhiều hơn trên mạng xã hội Facebook.
4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cách tiếp cận và phân loại thông tin
trên MXH Facebook

8
4.3.1. Nơi tiếp cận các nguồn thông tin

Nhận xét: Dựa trên biểu đồ, những người sử dụng Facebook từ Dưới 18 tuổi và 18 - 30
tuổi thường có xu hướng tiếp nhận các nguồn thông tin từ Các page/blog/group. Tuy
nhiên, đối với người sử dụng ở độ tuổi Trên 30, họ thường tiếp cận thông tin từ Vòng bạn
bè của họ hơn các nguồn thông tin khác (40.7%)
Ngoài ra, có thể thấy, ở mọi lứa tuổi, mọi người thường ít quan tâm, tiếp cận đến những
trang thông tin có tích xanh (chiếm chưa đến ⅓ trên tổng số).
4.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc theo dõi một trang thông tin

9
Nhận xét: Trong bài khảo sát về “Những yếu tố nào khiến bạn quyết định theo dõi
một trang thông tin”, các Trang thông tin/thời sự có thông tin CHÍNH XÁC được đa
số người sử dụng Facebook lựa chọn (152/200 người khảo sát). Tuy nhiên, chỉ có 69/200
chọn các Trang thông tin/thời sự đưa thông tin nhanh.
Có thể thấy, mọi người thường có xu hướng quan tâm đến độ chính xác của thông tin
hơn sự nhanh chóng hay độ nổi tiếng của trang đó.
4.3.3. Số lượng trang thông tin theo dõi/thích trên Facebook

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 200 người từ nhiều độ tuổi về “Số lượng trang thông
tin mà bạn theo dõi/thích trên FB là bao nhiêu?”, có đến 105/200 ý kiến (chiếm tỷ lệ
52%) lựa chọn Dưới 50 trang. Trong khi đó chỉ có 12% người được khảo sát chọn Trên
100 trang. Còn lại 50 - 100 trang thông tin mà bạn theo dõi/ thích trên FB được 36%
(72/200 người) lựa chọn.
Kết quả của cuộc khảo sát đã phản ánh tỷ lệ người dùng FB theo dõi/thích khá ít các
trang thông tin được đăng tải trên MXH FB dù hiện nay có rất nhiều trang thông tin được
thành lập và chia sẻ đến người dùng.
4.3.4. Số lượng bài viết thường chia sẻ trong một ngày trên Facebook

10
Nhận xét: Trong số 200 người dùng Facebook được khảo sát về “Số lượng bài đăng
họ chia sẻ trong một ngày”, có thể thấy phần đông mọi người ít/hiếm khi chia sẻ: 71%
(142/200) người dùng chia sẻ ít hơn hoặc 1 bài/ngày, 26% (53/200) người dùng chia sẻ
Từ 2 - 5 bài mỗi ngày, còn lại chỉ có 5/200 người dùng chia sẻ Nhiều hơn 5 bài mỗi ngày.
Từ kết quả trên, có thể thấy tỷ lệ người dùng Facebook tiếp cận và lựa chọn chia sẻ
những thông tin họ bắt gặp trên Facebook với bạn bè không nhiều. Họ thường có xu hướng
chỉ chia sẻ những bài hay, tâm đắc, hoặc chia sẻ vào những dịp đặc biệt. Qua đó có thể thấy
phần lớn người dùng có nhận thức rõ ràng về sự ảnh hưởng của việc chia sẻ thông tin trên
mạng xã hội, biết phân loại và chọn lọc thông tin để chia sẻ rộng rãi.
4.3.5. Số lượng lượt thích/lượt follow của các trang thông tin bạn theo dõi

Nhận xét: Qua khảo sát 200 người sử dụng Facebook về câu hỏi “Các trang thông tin
bạn theo dõi thường có lượt thích/lượt follow là?”, nhóm thu được kết quả: hơn một nửa
11
đáp viên (60.5%) trả lời từ 500 ngàn - 2 triệu; 30.5% chọn Dưới 500 ngàn và 9% là Trên
2 triệu. Điều này thể hiện hơn một nửa người dùng Facebook lựa chọn theo dõi các trang
thông tin có lượt thích/lượt follow ở khoảng 500 ngàn - 2 triệu. Từ đó, ta có thể thấy lượng
thích hoặc follow của các trang thông tin trên Facebook phổ biến nhất là 500 ngàn - 2 triệu.
4.3.6. Những trở ngại trong lúc tiếp cận và phân loại thông tin trên Facebook

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát, có 153/200 người dùng từng gặp trở ngại trong việc
tiếp cận thông tin do Thông tin rác xuất hiện quá nhiều (76.5%), trở ngại tiếp theo với
101 người dùng gặp phải đến từ Hai luồng thông tin trái chiều (50.5%), 53 người Không
tìm ra thông tin cần tiếp nhận (26.5%). Các trở ngại Khác bao gồm việc chưa có/ít biện
pháp xác nhận thông tin, thông tin chưa xác nhận nhưng được lan truyền quá nhiều, kết nối
không ổn định với 3 người (1.5%). Chỉ có 2 người dùng xác nhận Không gặp trở ngại
trong việc tiếp cận, phân loại (1%) và một trong số đó từng gặp hai luồng thông tin trái
chiều nhưng không nhận định nó như một trở ngại.
Từ khảo sát, có thể thấy hầu như các người dùng đều gặp ít nhất một trở ngại trong quá
trình tiếp cận và phân loại thông tin, số lượng người gặp cùng lúc 2 trở ngại trở lên chiếm
một lượng đáng kể với 188 người dùng. Thông tin rác quá nhiều và hai luồng thông tin trái
chiều là 2 trở ngại chính, vậy nên chúng ta cần có biện pháp khắc phục cải thiện để tạo nên
môi trường thông tin lành mạnh trên FB.
4.3.7. Kiểm tra nguồn thông tin/độ xác thực trước khi yêu thích/chia sẻ một bài
viết

12
Nhận xét: Hiện nay có rất nhiều bài viết được chia sẻ, đăng tải rộng rãi trên các trang
mạng xã hội. Tùy vào mục đích của mỗi bài viết, có thể chia thành các loại như: Bài viết
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ; Bài viết cập nhật tin tức; Bài viết chia sẻ thông tin hữu ích;
Bài viết giải trí…
Dưới đây là biểu đồ cột thể hiện Mức độ kiểm tra nguồn thông tin/độ xác thực của
các người khảo sát trước khi yêu thích/chia sẻ một bài viết nào đó theo các nhóm tuổi.
Qua khảo sát trực tuyến, với phương án lựa chọn Luôn luôn kiểm tra độ xác thực của thông
tin, những người Trên 30 tuổi có số lượng phần trăm cao nhất (58,8%). Ngoài ra mức độ
Thường xuyên cũng chiếm ưu thế ở độ tuổi này. Trong khi đó, chỉ có 28,1% người dùng
Dưới 18 tuổi Thường xuyên kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ và 18,8% trong số đó chỉ
Thỉnh thoảng kiểm tra độ xác thực. Với độ tuổi 18 - 30, có đến 2,7% người dùng Không
bao giờ xem xét thông tin mình chia sẻ có chính xác hay không. Mặt khác, 2 nhóm tuổi
Dưới 18 và Trên 30 đều kiểm tra kỹ lưỡng thông tin đó.
Qua dữ liệu trên, ta có thể thấy rằng phần lớn người dùng mạng xã hội, đặc biệt là FB,
luôn quan tâm đến độ tin cậy, xác thực của thông tin trước khi họ chia sẻ nó dù trong ở độ
tuổi nào. Ngược lại, còn một số it người ở độ tuổi 18 - 30 không quan tâm đến mức độ tin
cậy của bài viết mà mình đăng tải/ yêu thích. Từ những thông tin trên, ta nhận ra người
dùng đa phần chọn lọc những thông tin mà mình yêu thích/chia sẻ, đây cũng là ưu điểm
của việc tiếp cận và phân loại thông tin trên FB.
4.3.8. Bạn đã từng dùng yếu tố nào sau đây để quyết định tiếp nhận 1 thông tin
và độ “sạch” của thông tin đó?:

13
Nhận xét: Qua khảo sát 200 người, có thể thấy đa số người dùng có xu hướng “Tự đọc
nội dung rồi mới quyết định”, mức độ luôn luôn chiếm trên 50%. Người dùng cũng
thường xuyên dựa vào “Độ nổi tiếng của kênh theo dõi” để đánh giá độ sạch của thông
tin, cũng như chỉ thỉnh thoảng dựa vào “Số lượt react”. Ở các yếu tố còn lại là “Tiêu đề”
và “Sự xuất hiện của thông tin ở nhiều nơi”, có thể thấy người dùng dường như phân bố
đều ở các trạng thái.
Qua đó, dễ thấy người dùng mạng xã hội Facebook tương đối tỉnh táo đối với việc phân
loại và kiểm tra độ xác thực của thông tin trên mạng xã hội Facebook, không đánh giá một
chiều mà nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, việc tự đọc và kiểm tra nội dung
chiếm vị trí quan trọng nhất.
4.3.9. Bạn có thường chia sẻ những thông tin, hiểu biết của mình lên FB?:

14
Nhận xét: Dựa trên khảo sát, tần suất chia sẻ những thông tin, hiểu biết lên FB của người
dùng lần lượt như sau: 64% người dùng thỉnh thoảng chia sẻ; 29.5% không bao giờ chia
sẻ 5.05% thường xuyên chia sẻ và chiếm thiểu số là 1% luôn luôn chia sẻ.
Từ đó ta có thể thấy, có khá ít người dùng chủ động, tự tin chia sẻ những thông tin, hiểu
biết của mình lên FB (luôn luôn, thường xuyên) vậy nên có thể xem đó như một điều kiện
thuận lợi của việc hạn chế những thông tin không chính xác được lan truyền nhiều trên FB.
Tuy nhiên 64% người dùng vẫn thỉnh thoảng chia sẻ nên rủi ro phát tán những thông tin
kém chất lượng vẫn là rất cao và đáng được xem xét.
4.3.10.Bạn sẽ làm gì nếu bắt gặp một bài viết có nội dung sai lệch?:

Nhận xét: Khảo sát hành vi của đáp viên ở một tình huống cụ thể “Bắt gặp một bài viết
có nội dung sai lệch” đã đánh giá được mức độ phản ứng của đáp viên trong tình huống
này. Nhìn từ biểu đồ, ta nhận thấy đối với hành vi “Bỏ qua” gần 80% trả lời “luôn luôn”
(40.5%) và “thường xuyên” (36.5%). Ngược lại, hơn 80% đáp viên trả lời “không bao
giờ” (43.5%) và “thỉnh thoảng” (37.5%) cho lựa chọn “Tiếp tục theo dõi nhưng mất
một phần niềm tin”. Ở các lựa chọn còn lại mức độ “thỉnh thoảng” là mức độ đáp viên
lựa chọn nhiều nhất với “Bàn tán với bạn bè về bài viết đó” - 42.5%; “Tìm thêm những
bài tương tự rồi xác thực” - 39%; “Báo cáo với Facebook và bỏ theo dõi trang đó” -
45.5%.
Từ kết quả này, ta thấy được phần lớn người dùng (khoảng 80%) quan tâm đến tính xác
thực của nội dung các bài viết được đăng trên Facebook. Đa số người dùng luôn luôn bỏ

15
qua, không tương tác và thậm chí ngừng việc theo dõi trang/kênh đăng tải bài viết sai lệch.
Hơn nữa, chưa đến ¼ người dùng (khoảng 22%) không bao giờ báo cáo với Facebook và
bỏ theo dõi trang đăng tải, trong khi, gần một nửa người dùng không bao giờ tiếp tục theo
dõi. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn các trang/kênh/nhóm/blog/cá nhân
đăng tải những nội dung không xác thực, sai sự thật. Bởi việc đăng tải một bài viết có nội
dung sai lệch khiến họ mất phần lớn lượng tương tác của mình.
4.3.11.Sau khi gặp một bài viết mà bạn hứng thú, yêu thích thì bạn sẽ

Nhận xét: Ở một tình huống cụ thể khác “Một bài viết mà bạn hứng thú, yêu thích”,
mức độ phản ứng của đáp viên cũng có những khác biệt nhưng không quá lớn. Với hành
vi “React rồi tiếp tục lướt qua”, hơn 60% đáp viên chọn mức độ “luôn luôn” (32%) và
“thường xuyên” (32.5%). Cũng giống như câu trên, mức độ “thỉnh thoảng” là mức độ
dược lựa chọn nhiều nhất bởi các đáp viên cho các hành vi còn lại: “Bàn tán với bạn bè
về bài viết đó” - 47%; “Vào trang/blog… đăng bài để xem các bài viết khác” - 37.5%;
“Xác thực thông tin rồi chia sẻ lên dòng thời gian” - 49.5%; “Chia sẻ lên trang cá nhân
của mình” - 58%. Điều đáng chú ý ở biểu đồ này là hành vi chia sẻ bài viết, ta có gần 80%
đáp viên lựa chọn “thỉnh thoảng” và “không bao giờ” ở cả hành vi “Xác thực rồi chia
sẻ lên dòng thời gian” (58% và 20%) và chỉ “Chia sẻ lên trang cá nhân của mình”
(49.5% và 27%).
Kết quả này cho thấy người dùng thật sự ít - thậm chí là không, chủ động trong việc chia
sẻ bài viết lên Facebook kể cả một bài viết họ hứng thú và yêu thích. Tuy nhiên, ta nhận
thấy rằng việc xác thực thông tin đã làm thay đổi phần trăm người ở hai mức độ này. Sự
thay đổi này như sau: lượng người chỉ chia sẻ nhiều hơn gần 10% so với lượng người xác
thực rồi mới chia sẻ và lượng người chọn không bao giờ chia sẻ ít hơn 7% so với lượng
16
người chọn không bao giờ xác thực rồi mới chia sẻ. Điều này thể hiện khi người dùng chia
sẻ một bài viết mà họ hứng thú, yêu thích có khoảng 7% không xác thực trước khi chia sẻ.
Nếu nhìn tổng quát hơn thì con số này không quá đáng ngại trong việc phát tán các thông
tin chưa xác thực hoặc không xác thực trên Facebook.
4.3.12. Bạn nghĩ Luật an ninh mạng sẽ lọc được bao nhiêu tin giả?:

Nhận xét: Qua bảng khảo sát 200 người về vấn đề “Bạn nghĩ Luật an ninh mạng sẽ
lọc được bao nhiêu tin giả?”, có thể thấy ý kiến của người khảo sát có sự đa dạng. Trong
đó, “25 - 50%” chiếm vị trí cao nhất, lên đến gần một nửa số người tham gia khảo sát. Tiếp
sau đó là “50 - 75%” ở vị trí thứ hai, “0-25%” ở vị trí thứ ba và cuối cùng là “75 - 100%”.
Từ đó, có thể thấy mặc dù đa số người dùng Facebook có nhận thức và phần nào tin
tưởng vào Luật an ninh mạng, nhưng họ vẫn chưa hoàn toàn tin vào nó. Phần lớn người
dùng Facebook cho rằng Luật an ninh mạng chỉ có thể phân loại được một nửa tin giả trở
xuống, rất ít người tin tưởng hoàn toàn.
4.3.13.Bạn nghĩ gì về Luật an ninh mạng?

17
Nhận xét: Luật an ninh mạng đang ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi với người
dùng FB. Phần lớn người dùng (94%) nghĩ rằng Luật ANM “Cần thiết, vì sẽ bảo đảm cho
môi trường mạng an toàn, chính xác”. Mặt khác, sự lựa chọn “Không cần thiết, vì như
vậy là vi phạm quyền tự do ngôn luận và thông tin cá nhân của người dân” chiếm 5%
cuộc khảo sát (11/200 người). Bên cạnh đó, có 1 ý kiến “Khác” cho rằng còn tùy vào
trường hợp và hoàn cảnh đặt ra.
Từ những thông số trên, ta có thể kết luận hầu hết người được khảo sát quan tâm và am
hiểu về Luật ANM. Họ cho rằng nó cần thiết và nên áp dụng vào các trang MXH nói chung
và FB nói riêng. Ngược lại, còn một số ít người chưa thực sự tán thành việc đưa Luật này
vào FB vì họ nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến một số quyền cá nhân của họ. Từ đó, ta có thể
thấy một số hạn chế của việc Luật ANM chưa phổ biến rộng rãi đến người dùng và cần có
một số giải pháp đề ra để giúp họ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
5. HẠN CHẾ
Hạn chế rõ ràng nhất của bài nghiên cứu là việc khảo sát diễn ra với quy mô nhỏ nên
chưa thu hút được lượng lớn người tham gia dẫn đến lượng người tham gia khảo sát bị
lệch. Cụ thể là nhóm tuổi đa số ở độ tuổi 18 -30 và giới tính đa số là nữ. Đồng thời, trong
quá trình khảo sát, đáp viên có thể đưa ra những câu trả lời chưa thực sự chính xác. Bên
cạnh đó, bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc sử dụng các công cụ của phương pháp thống
kê mô tả khai thác những vấn đề cơ bản nhất của xu hướng tiếp cận và phân loại thông tin
trên MXH Facebook, chưa đào sâu về vấn đề này. Chính vì thế, những số liệu, kết quả có
được chỉ mang tính tổng quát chưa thể phản ánh một cách chính xác xu hướng của người
dùng trên MXH Facebook; cũng như các khuyến nghị, đề xuất trong bài nghiên cứu chỉ
dựa trên lý thuyết, mang tính tham khảo, chưa thể áp dụng trực tiếp vào thực tế, cần thêm
những cuộc nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để chứng minh độ hiệu quả của các khuyến
nghị này.

18
Tuy nhiên, bài nghiên cứu về “Cách tiếp cận và phân loại thông tin trên MXH Facebook”
đã phần nào mô tả được xu hướng tiếp cận và phân loại của người dùng Facebook hiện
nay. Các dữ liệu trong bài nghiên cứu có thể được xem như nền tảng giúp các nhà nghiên
cứu có thể hình dung và phát triển các cuộc nghiên cứu định tính chuyên sâu hơn. Đồng
thời, bài nghiên cứu cũng có thể tạo tiền đề cho các cuộc nghiên cứu định lượng hoặc các
dự án có tính ứng dụng cao giúp đưa ra những khuyến nghị thiết thực hơn trong việc kiểm
soát và giảm thiểu sự phát tán những thông tin sai lệch, không xác thực trên nhiều nền tảng
kỹ thuật số chứ không chỉ riêng ở Facebook.
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1. Kết luận tiếp cận
Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến
đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự
phát triển mạnh mẽ của nhiều trang mạng xã hội, điển hình là Facebook, người dùng có
nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ
tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Bài khảo sát này đã tóm gọn được xu hướng tiếp cận
và phân loại thông tin trên FB, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, đề ra giải pháp giúp
người dùng cải thiện vấn đề tiếp nhận thông tin hơn.
Đầu tiên, chúng ta có thể thấy rằng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày được được
tăng lên ở độ tuổi Trên 30 và ít dần ở nhóm Dưới 18. Việc sử dụng Facebook ngày càng
được phổ biến hơn ở các đối tượng lớn tuổi, ta có thể nói rằng trẻ em đang được kiểm soát
chặt chẽ hơn về việc sử dụng mạng xã hội hoặc có nhiều trang mạng xã hội phát triển cạnh
tranh với Facebook.
Thứ hai, mọi người thường hay sử dụng Facebook để Giải trí, Cập nhật tin tức, Kết nối
bạn bè, Công việc - Học tập, Lưu giữ kỉ niệm… Nhưng mục đích được ưu tiên hàng đầu
đó chính là Giải trí, điều này nói lên nhu cầu giải trí của người dùng đang ngày càng tăng
cao, đồng thời số lượng bài viết trên Facebook cũng tăng lên. Điều này có thể dẫn đến một
số sai lệch đáng kể trong thông tin làm cản trở người sử dụng Facebook. Phần lớn ở độ
tuổi, người được khảo sát chọn tiếp cận thông tin ở Các page/blog/group. Trong khi đó,
Những trang thông tin có tích xanh lại kém được ưa chuộng hơn. Những người ở độ tuổi
Trên 30 lại ưu tiên chọn Vòng bạn bè, từ đó có thể thấy tùy vào độ tuổi mọi người có cách
tiếp cận thông tin khác nhau.
Thứ ba, Có thông tin chính xác luôn là lựa chọn hàng đầu đối với người dùng khi họ
quyết định theo dõi/thích một trang thông tin nào đó. Như vậy, mọi người luôn quan tâm
đến độ chính xác của một thông tin hơn là Độ nổi tiếng hay Thông tin nhanh. Tỷ lệ người
được khảo sát theo dõi/thích trang thông tin còn ít so với số lượng trang thông tin hiện tại

19
trên Facebook. Họ không hay chia sẻ bài viết của mình lên mạng xã hội, nếu có thì phải
kiểm tra độ tin cậy của thông tin rồi mới chia sẻ cũng như số lượng follow của trang thông
tin mà họ theo dõi khá nhiều 500 - 2 triệu. Những điều này đã thể hiện được nhận thức, sự
chọn lọc các thông tin của người dùng luôn được quản lý nghiêm ngặt để không gặp phải
tình trạng quá tải, sai lệch thông tin.
6.2. Kết luận phân loại
Người dùng FB thường gặp trở ngại trong việc phân loại khi hai luồng thông tin trái
chiều xuất hiện và các biện pháp để xác nhận, chứng minh vẫn còn khá hạn chế nên việc
phân loại vẫn phụ thuộc nhiều vào quan điểm của người dùng. Thông tin rác là yếu tố chính
gây nhiễu trong quá trình chọn lọc thông tin, việc một lượng lớn thông tin rác phân bố lẫn
lộn trên FB khiến người dùng dễ bị bối rối, nhầm lẫn.
Có khá ít người dùng chủ động, tự tin chia sẻ những thông tin, hiểu biết của mình lên
FB vậy nên có thể xem đó như một điều kiện thuận lợi của việc hạn chế những thông tin
không chính xác được lan truyền nhiều trên FB. Song, phần đông người dùng vẫn thỉnh
thoảng chia sẻ nên rủi ro phát tán những thông tin kém chất lượng vẫn là rất cao và đáng
được xem xét. Tuy nhiên một khía cạnh khác cần đề cập đến chính là trường hợp những
hiểu biết cũng như thông tin của nhóm người dùng là chính xác, đáng tin cậy thì đây sẽ là
một cơ hội đáng tiếc khi họ không lựa chọn phổ cập chúng thường xuyên để mọi người
nắm bắt.
Với những bài viết, nội dung bản thân hứng thú, yêu thích, ở mức độ luôn luôn và thường
xuyên, sự chênh lệch giữa việc có hay không có xác thực rồi mới chia sẻ là khá nhỏ. Điều
này có thể cho thấy lượng người dùng phân loại và chấp nhận thông tin dựa trên mức độ
yêu thích cũng như sở thích cá nhân đang xấp xỉ với nhóm người dùng kiểm chửng rồi mới
phân loại.
Phần lớn người dùng (khoảng 80%) quan tâm đến tính xác thực của nội dung các bài
viết được đăng trên Facebook. Đa số người dùng luôn luôn bỏ qua, không tương tác và
thậm chí ngừng việc theo dõi trang/kênh đăng tải bài viết sai lệch. Việc luôn luôn bỏ qua
chiếm phần đa có thể hạn chế sự lan truyền của các bài viết không chất lượng, tuy nhiên,
số lượng người dùng quyết định báo cáo bài viết rơi nhiều vào mục thỉnh thoảng là một
việc cần được cải thiện, điều đó cho thấy người dùng có thể tự phân loại thông tin nhưng
họ vẫn chưa chủ động để loại bỏ hoàn toàn những thông tin “xấu”. Rất đông người dùng
quyết định dừng theo dõi trang nếu trang đăng tải bài viết sai lệch, phản ứng này giúp ích
rất nhiều trong việc hạn chế thông tin kém chất lượng vì các trang sẽ lo ngại việc mất lượng
theo dõi. Tiếp đến người dùng có khuynh hướng tìm kiếm các bài viết tương tự để xác thực
là một điểm sáng, điều đó giúp họ có thêm cơ sở để củng cố đánh giá của mình về nội dung

20
bắt gặp. Ngoài ra họ còn bàn tán với bạn bè về các nội dung sai lệch, việc này có thể tác
động đến khả năng phân loại của người tham gia bàn tán, họ có thể nuông theo ý kiến của
bạn bè, hoặc sẽ giúp thông tin xấu bị hạn chế, hoặc sẽ phát tán thêm và điều tương tự với
thông tin chính thống.
Để quyết định một thông tin là “sạch”, người dùng ưu tiên việc tự đọc nội dung rồi mới
quyết định thay vì chỉ thông qua tiêu đề, lượng bình luận hay react. Đây là phương cách
phân loại tốt, đáng được phát huy giữa một trang mạng xã hội phức hợp thông tin và nhiều
người dùng từ “lướt” khi sử dụng. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng người dùng vẫn quyết định
dựa trên độ nổi tiếng của kênh đưa tin hay việc thông tin đó xuất hiện ở nhiều trang/blog,
từ đó có thể thấy hệ thống các trang thông tin là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc
phân loại của người dùng. Bài viết từ kênh nổi tiếng có thể làm tăng độ tin cậy của thông
tin hay việc tần suất xuất hiện thường xuyên ở nhiều nơi sẽ khiến cho thông tin có vẻ hợp
lý hóa trong mắt người dùng.
6.3. Khuyến nghị:
- Mạnh tay và nghiêm khắc hơn trong việc xử phạt những đối tượng lan truyền thông
tin giả, đặc biệt ở những trang báo lá cải, các trang/nhóm trên mạng xã hội Facebook.
- Tăng cường tuyên truyền đến người dùng về Luật an ninh mạng, về cách hoạt động,
thông tin, lợi ích,...
- Nâng cao cảnh giác cho người dân về những thủ đoạn lừa đảo dư luận, về những
thông tin giả/thông tin rác và ảnh hưởng của nó đến với đời sống để người dân có thể tự
phòng tránh.
- Tạo tường lửa ngăn những bài viết/video mang tính độc hại
- Thành lập những địa chỉ chuyên xử lý thông tin rác và tuyên truyền đến người dùng
để họ có thể báo cáo mỗi khi gặp thông tin rác.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.vanlanguni.edu.vn/images/AttachFile/bai-bao-KH/khoa-hoc-xa-hoi/tac-
dong-cua-mang-xa-hoi-facebook-doi-voi-sinh-vien-khoa-pr-truong-dh-van-lang.pdf

21

You might also like