Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Pháp quyền:
1.1. Lịch sử hình thành:
Rule of Law, hay pháp quyền/nguyên tắc pháp quyền.
Thuật ngữ Rule of Law được nhà Hiến pháp học người Anh, Dicey, lần đầu tiên, trình bày
một cách hệ thống trong tác phẩm Introduction to the Study of the Law of
Constitution (Giới thiệu về nghiên cứu luật hiến pháp), với ba biểu hiện đặc trưng:
a) Thứ nhất (và là cốt lõi), sự bình đẳng trước pháp luật và trước quyền tài phán của
tòa án: không ai đứng trên pháp luật; tất cả mọi người, bất kể địa vị hay điều kiện,
đều là đối tượng của pháp luật và chịu sự xét xử của cơ quan tư pháp;
b) Thứ hai, sự đối ngược với quyền lực tùy tiện: không ai bị trừng phạt hoặc phải
chịu tổn hại về thân thể hay lợi ích trừ khi có sự vi phạm pháp luật rõ ràng theo
các thủ tục pháp lý trước tòa án;
c) Thứ ba, các nguyên tắc hiến pháp, dựa trên nền tảng Rule of Law, không phải là
nguồn gốc, mà là kết quả của các quyền con người, hình thành qua án lệ của tòa
án.
1.2. Định nghĩa:
Rule of Law là việc lấy pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật làm yếu tố cơ sở,
định hướng, chi phối hoạt động của một xã hội. Nói cách khác, Rule of Law buộc mọi
chủ thể trong xã hội (nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân) vào một “luật chơi” chung, trong
đó pháp luật là chuẩn mực đối chiếu. Tuy nhiên, pháp luật theo Rule of Law phải đáp ứng
những yêu cầu nhất định và được gìn giữ, bảo đảm bởi các định chế chính trị-pháp lý và
truyền thống. Đây chính là điều làm cho Rule of Law khác với Rule by Law (pháp trị/
dụng pháp trị). Rule of Law cũng có nội hàm rộng và bao trùm hơn so với thuật ngữ Nhà
nước pháp quyền đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và hai thuật ngữ khác “gần
gũi” với nó là Rechtsstaat và État de droit.
1.3. Giá trị:
Ngày nay, Rule of Law đã được thừa nhận là một giá trị có tính phổ quát trên thế giới, cả
trong nghiên cứu học thuật và thực tiễn chính trị-pháp lý. Ở cấp độ quốc tế, Liên hợp
quốc coi Rule of Law là một nguyên tắc về quản trị nhà nước và xã hội, có tính toàn cầu
và đóng vai trò nền tảng cho các quan hệ quốc tế. Nghị viện châu Âu cũng coi Rule of
Law là một nguyên tắc chung cho tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước của các quốc
gia trong khu vực.
2. Nhà nước pháp quyền:
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình
thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại
như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xixêrôn (l06-43 Tr.CN). Những
tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John
Locke (1632 - 1704), Montesquieu (1698 - 1755), J.J.Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724
- 1804), Hêghen (1770 - 1831)… phát triển như một thế giới quan pháp lý mới.
2.2. Khái niệm:
Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ
thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con người.
Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân, có cơ
chế phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, tự
do cá nhân. Nhà nước pháp quyền là công cụ để phục vụ xã hội, phục vụ con người,
mang lại lợi ích cho công dân, bảo vệ tự do cá nhân và công bằng xã hội. Nhà nước cũng
như các chủ thể khác trong xã hội đều luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách
nghiêm chỉnh.
Tóm lại, có thể hiểu: Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong
đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật
dần chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyên nhân dãn, phân công và kiểm soát
quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, công bằng, bình
đắng trong xã hội.
2.3. Đặc trưng cơ bản NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến
pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
- Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối
thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người,
các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa
Nhà nước và xã hội
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Hoàng Thị, Huệ, 2021. Pháp quyền là gì? Mối quan hệ giữa pháp quyền và quyền
làm chủ của Nhân dân ở Việt Nam hiện nay.Luật Minh Khuê. Available at:
<https://luatminhkhue.vn/phap-quyen-la-gi-moi-quan-he-giua-phap-quyen-va-
quyen-lam-chu-cua-nhan-dan-o-viet-nam-hien-nay.aspx>

 Xaydungdang.Org.Vn, 2021, http://www.xaydungdang.org.vn/uploads/thuhuyen/3-


chuyendenhanuocphapquyen.pdf.
 Lê, T., 2021. Nhà nước pháp quyền là gì ? Phân tích các quan điểm về nhà nước
pháp quyền. Luật Minh Khuê. Available at: <https://luatminhkhue.vn/nha-nuoc-
phap-quyen-la-gi----phan-tich-cac-quan-diem-ve-nha-nuoc-phap-quyen.aspx>

You might also like