Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

Chương 3:

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU

Mục tiêu của chương này cung cấp cho người đọc những nội dung, kiến thức
cơ bản sau:
- Tiếp cận phân tích Báo cáo tài chính đi theo nhóm nội dung kinh tế để cung cấp
những thông tin quan trọng phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu.
- Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh gồm khái niệm, công thức và cách tính, giải
thích ý nghĩa, tình huống nghiên cứu, nhận xét và đánh giá.
- Phân tích khả năng thanh toán: chủ yếu tập trung vào phân tích các khoản phải
thu và các khoản phải trả, khả năng thanh toán nhanh bằng tiền, khả năng thanh toán
hiện thời, và khả năng thanh toán nhanh gồm khái niệm, công thức và cách tính, giải
thích ý nghĩa, tình huống nghiên cứu, nhận xét và đánh giá.
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn gồm khái niệm, công
thức và cách tính, giải thích ý nghĩa, tình huống nghiên cứu, nhận xét và đánh giá.
- Tính toán tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, hiểu được tại sao tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản suất kinh doanh, tại sao cần
phải so sánh bình quân ngành.

3.1. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG PHÂN TÍCH


3.1.1. Mục đích phân tích
Các tỷ số là những công cụ phân tích tài chính được sử dụng phổ biến và rộng rãi
nhất. Tuy nhiên, chức năng của chúng thường bị hiểu sai, kéo theo ý nghĩa cũng bị đánh
giá sai. Một tỷ số biểu hiện mối quan hệ toán học giữa hai đại lượng. Dù cách tính một tỷ
số đơn giản về mặt toán học, việc diễn đạt nó lại rất phức tạp. Để có ý nghĩa, một tỷ số
phải ngụ ý mối quan hệ kinh tế quan trọng.
Tỷ số là các công cụ cung cấp cho chúng ta những đầu mối và triệu chứng về các
điều kiện cơ bản. Các tỷ số, nếu được diễn giải đúng đắn sẽ chỉ ra những lĩnh vực cần
điều tra thêm.Phân tích tỷ số sẽ làm rõ các mối quan hệ quan trọng và các cơ sở so sánh
khi khám phá các điều kiện và xu hướng bằng cách điều tra các yếu tố cấu thành tỷ số.
Các tỷ số giống như các công cụ phân tích khác có định hướng tương lai và chúng ta phải
điều chỉnh các nhân tố có ảnh hưởng đến xu hướng tương lai và độ lớn của tỷ số. Chúng
ta cũng phải đánh giá các nhân tố có tiềm năng ảnh hưởng đến các tỷ số trong tương lai.
Tóm lại, tính hữu dụng của các tỷ số phụ thuộc vào khả năng diễn đạt chúng của
chúng ta và đây cũng là khía cạnh thử thách nhất của phân tích tỷ số.
3.1.2. Các nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ số
Ngoài các điều kiện kinh doanh nội bộ có ảnh hưởng đến các tỷ số của một công ty,
chúng ta cũng phải cảnh giác với ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế, các nhân tố ngành,
các chính sách quản lý và các phương pháp kế toán. Mọi sự sai lầm trong phương pháp
đo lường kế toán đều có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tỷ số.
Trước khi tính toán các tỷ số, hoặc các thước đo tương tự như tỷ lệ phát triển hay
các mối quan hệ kết cấu, chúng ta phải đảm bảo rằng các con số cơ bản sử dụng trong
quá trình tính toán là hợp lý và nhất quán. Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng tính hữu dụng
của các tỷ số phụ thuộc vào chất lượng của các con số trong quá trình tính toán của chúng.
3.1.3. Nội dung phân tích
Phân tích các tỷ số tài chính gồm các nội dung sau:
- Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh và tình hình đảm bảo khả năng thanh toán
- Phân tích các khoản thu của khách hàng, các khoản phải trả người bán
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn
- Phân tích hiệu quả kinh doanh
3.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO
KHẢ NĂNG THANH TOÁN
3.2.1.Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh
a) Tỷ số nợ
Các nhà phân tích báo cáo tài chính luôn luôn quan tâm đến phần tài sản của doanh
nghiệp do cổ đông đóng góp và phần vốn có được do đi vay.
Tỷ số nợ phản ánh quan hệ giữa nợ vay dài hạn và nợ ngắn hạn trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu nhiều sức ép từ bên ngoài hơn khi tỷ lệ vốn
vay trong tổng nguồn vốn càng cao.
Nợ phải trả (MS 300-BCĐKT)
Tỷ số nợ = x 100%
Tổng cộng nguồn vốn (MS 440-BCĐKT)
b) Tỷ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn
Để hiểu rõ nợ vay của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn cần
tính toán thêm tỷ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn.
Tỷ số nợ dài hạn trên Nợ dài hạn (MS 330-BCĐKT)
= x 100%
tổng nguồn vốn Tổng cộng nguồn vốn (MS 440-BCĐKT)

c) Tỷ số tự tài trợ
Tỷ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn riêng (tự có) của doanh nghiệp trong tổng số
vốn. Tỷ số tự tài trợ càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc
lập cao do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của nợ vay.
Vốn chủ sở hữu (MS 400-BCĐKT)
Tỷ số tự tài trợ = x 100%
Tổng cộng nguồn vốn (MS 440-BCĐKT)
Tổng của hai chỉ tiêu tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ là 100% vì nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu là 2 yếu tố cấu thành nguồn vốn.
Qua việc tính toán tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ, ta sẽ đánh giá được mức độ độc lập
hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp
đối với vốn kinh doanh của mình.
Các nhà cho vay thường quan tâm đến các tỷ số này. Họ thích tỷ số tự tài trợ của
DN càng cao càng tốt vì điều này chứng tỏ vốn của bản thân doanh nghiệp chiếm phần
lớn trong tổng số vốn, do đó nếu có rủi ro trong kinh doanh thì phần thiệt hại của các chủ
nợ sẽ đỡ hơn so với trường hợp vốn tự có của doanh nghiệp thấp.
d)Tỷ số tự tài trợ tài sản cố định.
Tỷ số tự tài trợ tài sản cố định cho biết số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để đầu
tư tài sản cố định là bao nhiêu. Doanh nghiệp nào có khả năng tài chính vững vàng và
lành mạnh thì tỷ số này thường lớn hơn 1 (>1). Và sẽ là mạo hiểm khi doanh nghiệp phải
đi vay ngắn hạn để mua sắm TSCĐ vì TSCĐ thể hiện năng lực SXKD lâu dài nên không
thể thu hồi nhanh chóng được và không trực tiếp sinh lợi, mà lợi nhuận tạo ra trong kinh
doanh chủ yếu do sự lưu chuyển của tài sản lưu động.
Vốn chủ sở hữu (MS 400-BCĐKT)
Tỷ số tự tài trợ TSCĐ = x 100%
Giá trị TSCĐ (MS 220-BCĐKT)

Ví dụ 3.1: Trích báo cáo tài chính của công ty Thành Đạt trong 3 năm (ĐVT: 1000đ).

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

TÀI SẢN Mã số 31/12/N 32/12/N-1 31/12/N-2


A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 10.494.123 9.695.397 10.624.191
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 634.065 1.660.350 986.550
1. Tiền 111 634.065 1.660.350 986.550
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.372.698 1.606.770 1.765.133
1. Phải thu ngắn hạncủa khách hàng 131 1.308.660 1.597.020 1.750.053
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 64.038 9.750 15.080
IV. Hàng tồn kho 140 8.259.345 6.130.581 7.565.808
1. Hàng tồn kho 141 8.259.345 6.130.581 7.565.808
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 229.035 297.696 306.700
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 4.035 9.804 5.450
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 225.000 287.892 301.250
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 12.031.086 4.620.900 3.964.825
II. Tài sản cố định 220 12.031.086 4.620.900 3.964.825
1. Tài sản cố định hữu hình 221 12.031.086 4.620.900 3.964.825
- Nguyên giá 222 13.293.396 5.050.692 4.250.675
- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (1.262.310) (429.792) (285.850)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 22.525.209 14.316.297 14.589.016
NGUỒN VỐN Mã số 31/12/N 32/12/N-1 31/12/N-2
C- NỢ PHẢI TRẢ 300 9.932.004 2.897.244 3.709.331
I. Nợ ngắn hạn 310 5.432.004 1.817.244 2.859.331
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 3.990.324 1.261.350 2.138.243
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 106.440 120.600 97.588
4. Phải trả người lao động 314 135.240 195.294 118.500
10. Vay và nợ thuê TC ngắn hạn 320 1.200.000 240.000 505.000
II. Nợ dài hạn 330 4.500.000 1.080.000 850.000
8. Vay và nợ thuê TC dài hạn 338 4.500.000 1.080.000 850.000
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 12.593.205 11.419.053 10.879.685
I. Vốn chủ sở hữu 410 12.593.205 11.419.053 10.879.685
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 9.000.000 9.000.000 9.000.000
9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 3.593.205 2.419.053 1.879.685
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 22.525.209 14.316.297 14.589.016
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHỈ TIÊU Mã số Năm N Năm N-1 Năm N-2
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 01
21.539.280 19.682.430 15.073.600
dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1.127.670 362.250 588.640
3. Doanh thu thuần về bán hàng và 10
20.411.610 19.320.180 14.484.960
cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 11 17.160.120 13.980.792 9.525.766
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20
3.251.490 5.339.388 4.959.194
cung cấp dịch vụ
7. Chi phí tài chính 22 150.600 8.520 32.560
8. Chi phí bán hàng 25 915.720 792.600 885.069
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 1.142.040 1.080.858 1.026.850
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30
1.043.130 3.457.410 3.014.715
kinh doanh
11. Thu nhập khác 31 1.927.485 1.640.400 1.752.640
12. Chi phí khác 32 1.339.851 2.038.014 2.486.970
13. Lợi nhuận khác 40 587.634 (397.614) (734.330)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1.630.764 3.059.796 2.280.385
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 326.153 611.959 456.077
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 1.304611 2.447.837 1.824.308

Yêu cầu: Căn cứ vào số liệu trích Báo cáo tài chính của công ty Thành Đạt hãy
phân tích các tỷ số về cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm N và năm N-1
và nhận xét.
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ
Các tỷ số phân tích về cơ cấu vốn kinh doanh được thể hiện trong bảng dưới đây:
BẢNG TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN KINH DOANH
CỦA CÔNG TY THÀNH ĐẠT
Chênh
Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 31/12/N 31/12/ N-1
lệch
1. Tỷ số nợ NPT/Tổng NV*100 % 20,2% 44,1% 23,9%
2. Tỷ số nợ dài hạn NDH/tổng NV*100 % 7,5% 19,9%
12,4%
trên tổng nguồn vốn
3. Tỷ số tự tài trợ VCSH/Tổng NV*100 % 79,7% 55,9% -23,9%
4. Tỷ số tự tài trợ VCSH/TSCĐ Lần 2,4 1,1
-1,4
TSCĐ
5. Hệ số đảm bảo nợ TSCĐ&ĐTDH/NDH Lần 4,3 2,7
-1,6
dài hạn

Nhận xét: Từ kết quả trên bảng tính cho thấy:


+Tại thời điểm 31/12/ N tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đã
tăng lên 23,9% so với thời điểm 31/12/N-1 trong đó nợ dài hạn tăng lên 12,4%.
+ Tại thời điểm 31/12/N, khoản vay dài hạn lên 12,4% so với năm N-1 nhưng do
tỷ lệ vay dài hạn chỉ chiếm 19,9% nên doanh nghiệp vẫn chủ yếu vay ngắn hạn.
+ Tỷ số tự tài trợ tài sản cố định thời điểm 31/12/N-1 là 2,4 lần nhưng đến thời
điểm 31/12/N đã giảm xuống còn 1,1 lần. Điều này chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã
đầu tư mua sắm quá nhiều TSCĐ đến nỗi vượt quá khả năng tự tài trợ. Đây là một vấn đề
doanh nghiệp cần lưu tâm, cần tổ chức sử dụng tài sản cố định sao cho có hiệu quả.
+ Hệ số đảm bảo nợ dài hạn được đánh giá là an toàn khi có giá trị bằng 2 (=2).
Tuy nhiên, để có kết quả đúng đắn phải xem xét giá trị của TSCĐ vì các giá trị ghi sổ
thường thấp hơn giá trị thanh lý tài sản. Do vậy, có thể sử dụng giá trị thanh lý tài sản làm
thước đo hệ số đảm bảo nợ dài hạn. Kết quả tính toán cho thấy hệ số đảm bảo nợ dài hạn
thời điểm 31/12/N tuy có giảm so với thời điểm 31/12/ N-1 nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
3.2.2. Các hệ số đảm bảo mức độ đảm bảo nợ và khả năng thanh toán
3.2.2.1. Hệ số phản ánh mức độ đảm bảo nợ dài hạn
Các DN thiếu vốn kinh doanh thường phải vay nợ và thế chấp tài sản thông qua
việc phát hành phiếu nợ hoặc trái phiếu có bảo đảm bằng một số loại TSCĐ nhất định
nào đó của DN. Các chủ nợ dài hạn rất quan tâm đến hệ số đảm bảo nợ dài hạn.
Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn
Hệ số đảm bảo nợ dài hạn
= (MS 220+MS 250-BCĐKT)
(lần)
Nợ dài hạn (MS 330-BCĐKT)

Vấn đề đặt ra là phải xác định đúng giá trị TSCĐ. Đối với TSCĐ, giá trị TSCĐ
được tính là giá trị còn lại của TSCĐ ở kỳ hệ số đảm bảo nợ dài hạn.
3.2.2.2. Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn
a) Vốn luân chuyển
Doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các
khoản nợ ngắn hạn, duy trì đủ các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động
SXKD thuận lợi. Ở các nước theo cơ chế thị trường, căn cứ vào luật phá sản, doanh
nghiệpcó thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả. Luật về doanh nghiệp Việt Nam cũng quy
định tương tự như vậy. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến các khoản nợ đến
hạn phải trả để chuẩn bị sẵn các nguồn thanh toán chúng.
Vốn luân chuyển có thể được hiểu là số tiền chênh lệch của tài sản ngắn hạn so với
nợ ngắn hạn. Vốn luân phản ánh số tiền hiện được tài trợ từ các nguồn dài hạn mà không
đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn.

Vốn luân Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
= -
chuyển (MS 100-BCĐKT) (MS 310-BCĐKT)

Ví dụ 3.2: Căn cứ vào số liệu của doanh nghiệp (X) và (Y) tại thời điểm 31/12/N, hãy
tính vốn luân chuyển của (X) và (Y) và nhận xét,
CHỈ TIÊU DN (X) DN (Y) X/Y
Tài sản ngắn hạn 3.000 600 5
Nợ ngắn hạn 2.700 300 9
Vốn luân chuyển 300 300 1
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ
Doanh nghiệp (X) và doanh nghiệp (Y) có cùng quy mô vốn luân chuyển nhưng nợ
ngắn hạn của DN (X) gấp 9 lần nợ ngắn hạn của DN (Y) trong khi tài sản ngắn hạn của DN
(X) chỉ gấp 5 lần tài sản ngắn hạn của DN (Y). Điều này cho thấy việc thanh toán đúng hạn
đối với các khoản nợ ngắn hạn của DN (X) sẽ khó khăn hơn so với DN (Y).
Như vậy, để đánh giá khả năng thanh toán của vốn luân chuyển ở một doanh
nghiệp mà chỉ dựa trên quy mô vốn luân chuyển để đánh giá thì có thể chưa phản ánh
đúng khả năng đó. Do đó, cần phải sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán để đánh giá khả
năng thanh toán của vốn luân chuyển.
Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn đánh giá trực tiếp khả năng
thanh toán bằng tiền mặt của một DN, cung cấp những dấu hiệu liên quan với việc xem
xét liệu doanh nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không.
b) Hệ số thanh toán hiện hành (K)
Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn
với nợ ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn (MS 100-BCĐKT)
Hệ số thanh toán hiện hành = (lần)
Nợ ngắn hạn (MS 310-BCĐKT)
Hệ số thanh toán hiện hành có giá trị càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu giá trị của hệ số thanh toán hiện
hành quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức
vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của DN. Và tài sản lưu động dư thừa thường không
tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vốn của mình vào tài sản
ngắn hạn, số vốn đó sẽ không được sử dụng có hiệu quả.
Hệ số thanh toán hiện hành được các chủ nợ chấp nhận K=2 nhưng để đánh giá hệ
số thanh toán hiện hành của một doanh nghiệp tốt hay xấu thì ngoài việc dựa vào hệ số K
còn phải xem xét 3 yếu tố sau:
+ Bản chất ngành kinh doanh
+ Cơ cấu tài sản ngắn hạn
+ Hệ số quay vòng của một số loại tài sản ngắn hạn như: Hệ số quay vòng các khoản
phải thu khách hàng, hệ số quay vòng hàng tồn kho, hệ số quay vòng vốn lưu động.
Tài sản ngắn hạn của DN phụ thuộc vào bản chất kinh doanh. Thí dụ, DN phục vụ
không cần nhiều hàng hoá tồn kho nên hệ số thanh toán K=1 vẫn có thể đảm bảo thanh
toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, ở DN kinh doanh quần áo thời trang, nếu đánh giá sai nhu
cầu thị trường, hàng tồn kho sẽ nhiều và hệ số K sẽ cao hơn 2 nhưng không phải là tốt, vì
đó là hàng ế ẩm không thể chuyển nhanh thành tiền mặt được.
Do đó, khi nghiên cứu tính hợp lý của hệ số khả năng thanh toán cũng cần nghiên
cứu ngành kinh doanh của DN đó. Hệ số nào là hợp lý. Có thể lấy hệ số bình quân của
ngành kinh doanh và hệ số thanh toán của kỳ trước, cơ cấu loại tài sản ngắn hạn cũng cần
được nghiên cứu khi đánh giá khả năng thanh toán của DN. Các khoản tiền mặt và đầu tư
ngắn hạn thường có tính thanh khoản hơn các khoản phải thu. Phiếu nợ phải thu và các
khoản phải thu lại dễ chuyển thành tiền hơn. Hàng tồn kho dưới dạng tiền có thể được
dùng để thanh toán nợ ngay nhưng các khoản phải thu và hàng hoá tồn kho phải được
chuyển thành tiền trước khi thanh toán nợ.
c) Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn có khả
năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết với số vốn
bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền, doanh nghiệp
có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Hệ số thanh toán nhanh có giá trị nhỏ là một dấu hiệu cảnh báo cho DN về nguy
cơ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán công nợ khi đến hạn có khả năng phải bán
gấp tài sản để trả nợ. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này quá lớn lại phản ánh tình hình
sử dụng tiền không tốt, vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Nói chung, hệ số này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên giống như trường
hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn, để kết luận trị giá của hệ số thanh toán nhanh là tốt
hay xấu ở một DN cụ thể còn cần xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh
của DN đó. Nhưng nói chung, nếu hệ số này quá nhỏ (< 0,5) thì DN nhất định sẽ gặp khó
khăn trong việc thanh toán nợ và vào lúc cần kíp DN có thể buộc phải sử dụng các biện
pháp bất lợi như bán vội số cổ phiếu đầu tư để có đủ tiền thanh toán.
Tiền và khoản tương đương tiền + Đầu tư tài
Hệ số thanh toán
= chính ngắn hạn(MS 110+MS 120- BCĐKT)
nhanh (lần)
Nợ ngắn hạn (MS 310 - BCĐKT)
Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng
chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.
d) Hệ số thanh toán chung
Hệ số thanh toán chung phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp.
Hệ số này cho biết, với toàn bộ giá trị tài sản hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp hay không. Hệ số có giá trị càng lớn ,
khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số thanh toán Tổng cộng tài sản (MS 270-BCĐKT)
= (lần)
chung Tổng cộng nợ phải trả (MS 300-BCĐKT)
Ví dụ 3.3: Căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty Thành Đạt tại ví dụ 3.1 hãy
phân tích các tỷ số khả năng thanh toán của DN trong năm N, năm N-1 và nhận xét.
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ
BẢNG TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ NỢ VÀ KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA CÔNG TY THÀNH ĐẠT
Công thức
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/N 31/12/N-1 Chênh lệch
tính
1. Hệ số đảm bảo TSCĐ&ĐTDH/ lần 4,3 2,7
-1,6
nợ dài hạn NDH
2. Vốn luân chuyển TSNH-NNH Tr.đồng 7.878.153 5.062.119 -2.816.034
3. Hệ số thanh toán TSNH/NNH lần 5,3 1,9
-3,4
hiện hành
4. Hệ số thanh toán (Tiền &TĐ tiền + lần 0,9 0,1
-0,8
nhanh ĐTTC NH)/NNH
5. Hệ số thanh toán Tổng TS/Tổng nợ lần 4,9 2,3 -2,7
chung
Nhận xét: Từ kết quả trên bảng tính cho thấy:
+ Vốn luân chuyển của DN thời điểm 31/12/N giảm 2.816.034 triệu đồng so với
cùng thời điểm năm N-1 điều đó chứng tỏ năm N mức vốn luân chuyển đề duy trì hoạt
động kinh doanh của DN bị giảm nhưng để đánh giá khả năng thanh toán của vốn luân
chuyển của DN chưa thể chỉ dựa vào quy mô mà còn cần tính toán thêm các hệ số về khả
năng thanh toán.
+ Hệ số thanh toán hiện hành tại thời điểm 31/12/ N-1 có giá trị quá cao (5,3 lần)
nhưng đến thời điểm 31/12/N đã được điều chỉnh giảm thoả đáng. Theo kết quả phân tích
này, trong năm, doanh nghiệp tuy đã vay thêm khá nhiều nợ ngắn hạn nhưng khả năng
thanh toán nói chung vẫn tương đối đảm bảo. Để có thể đánh giá chính xác hơn khả năng
thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn này đến hạn trả, cần tính thêm hệ số thanh toán
nhanh.
+ Hệ số thanh toán nhanh thời điểm 31/12/ N-1 và 31/12/ N đều nhỏ hơn 1 nhưng
năm N quá thấp (0,1<0,5). Với kết quả này cho thấy khả năng thanh toán nhanh khi nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp đến hạn là không có, doanh nghiệp vẫn có thể gặp các nguy
cơ như được trình bày ở trên. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần phải lưu ý để tìm
biện pháp giải quyết nguy cơ thiếu tiền mặt chi trả nợ.
+ Hệ số thanh toán chung thời điểm 31/12/N thấp hơn hệ số thanh toán năm N-1,
khả năng trả nợ năm N tuy tương đối kém nhưng vẫn có thể đảm bảo được về khả năng
thanh toán.
Đánh giá chung: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm do doanh nghiệp tăng nợ
phải trả người bán để tăng hàng tồn kho, mở rộng sản xuất.
3.3. PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG, CÁC
KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
Phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả người bán nhằm đánh giá tình
hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả. Nội dung phân tích được thực
hiện qua các chỉ tiêu:
Đối với các khoản phải thu:
- Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
- Thời gian 1 vòng quay phải thu khách hàng
Đối với các khoản phải trả:
- Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
- Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán
3.3.1. Các khoản phải thu
3.3.1.1.Số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng
Tổng tiền hàng bán chịu
Số vòng luân chuyển các (doanh thu hoặc doanh thu thuần)
=
khoản phải thu khách hàng Số dư bình quân các khoản phải thu của
khách hàng
Chỉ tiêu số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng cho biết trong kỳ
phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
DN thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có
thể phương thức thanh toán tiền của DN quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng
hàng hóa tiêu thụ. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu đối với
từng mặt hàng cụ thể của DN trên thị trường.

Số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng được tính như sau:
Số dư phải thu khách hàng hàng
Số dư bình quân các khoản
= đầu kỳ và cuối kỳ
phải thu của khách hàng
2
Trong đó:
- Số dư các khoản phải thu khách hàng đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ chỉ tiêu mã
số 131, 211 trên Bảng cân đối kế toán.
- Tổng số tiền hàng bán chịu = Tổng doanh thu thực tế trong kỳ - Tổng tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng thu ngay từ hoạt động bán hàng trong kỳ (lấy từ TMBCTC). Trong
trường hợp không có thông tin về tổng số tiền hàng bán chịu sẽ sử dụng chỉ tiêu doanh
thu hoặc doanh thu thuần.
- Doanh thu hoặc doanh thu thuần lấy từ chỉ tiêu mã số 01, mã số 10 thuộc báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh. Trong thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng chỉ tiêu
Doanh thu thuần (mã số 10).
3.3.1.2. Thời gian 1 vòng quay khoản phải thu khách hàng
Thời gian 1 vòng quay khoản phải thu khách hàng phản ánh một vòng quay của
các khoản phải thu của khách hàng cần bao nhiêu ngày.

Thời gian 1 vòng quay khoản = Số ngày của kỳ


phải thu khách hàng (ngày) Số vòng luân chuyển của các khoản phải
thu của khách hàng
Chỉ tiêu này càng ngắn, tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm
dụng vốn. Chỉ tiêu này sẽ được so sánh với thời gian quy định cho khách hàng. Nếu lớn
hơn, việc thực hiện thu nợ các khoản phải thu bị chậm so với kế hoạch.
Theo nguyên tắc chung, thời gian 1 vòng quay khoản phải thu khách hàng của
doanh nghiệp không được quá (1 + 1/3) x số ngày của kỳ hạn thanh toán.
Thời gian 1 vòng quay khoản phải thu khách hàngcũng có thể tính theo công thức sau:
Số dư bình quân các khoản
Thời gian 1 vòng
phải thu của khách hàng x 365 (ngày)
quay khoản phải thu
= Tổng tiền hàng bán chịu
khách hàng (ngày)
(DT hoặc DT thuần)
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, DN ít bị chiếm dụng vốn.
Ngược lại, số ngày thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền chậm, số vốn của DN bị
chiếm dụng nhiều.
Ví dụ 3.4: Trích số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD của công ty cổ
phần Xây dựng số 8 như sau: (đơn vị tính: 1.000 đ)
Chỉ tiêu Mã số Năm N-2 Năm N-1 Năm N
1. Số dư phải thu khách hàng 131+211 35.600 45.700 47.890
(Thời điểm ngày 31/12 hàng năm)
2. Doanh thu thuần 10 400.320 406.500 514.745
3. Doanh thu 01 565.758 579.650 587.420

Yêu cầu: Phân tích tình hình các khoản phải thu của khách hàng, biết thời hạn ghi
trong hợp đồng kinh tế của người mua là 30 ngày.
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ:
Ta lập bảng phân tích như sau:
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Chênh lệch
1. Số dư BQ phải thu khách hàng (nghìn đồng) 40.650 46.795 6.145
2. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (vòng) 10 11 1
- tính theo chỉ tiêu DT thuần
3. Thời gian 1 vòng quay khoản phải thu khách 36,5 33,2 -3,3
hàng (ngày)
Qua kết quả tính toán ta thấy, Số vòng luân chuyển các khoản phải thu của khách
hàng năm N là 11 vòng tăng so với năm N-1 là 1 vòng, do vậy kỳ thu tiền bình quân của
doanh thu bán chịu năm N giảm so với năm N-1 là 3,3 ngày. Chứng tỏ vốn của doanh
nghiệp năm N ít bị chiếm dụng hơn so với năm N-1. Thời gian 1 vòng quay khoản phải
thu khách hàng là 33,2 đối chiếu với hợp đồng kinh tế của người mua, thời hạn 30 ngày,
thì số phải thu của khách hàng năm nay vẫn chậm hơn so với hợp đồng là 3,2 ngày nghĩa
là doanh nghiệp vẫn bị chiếm dụng vốn so với hợp đồng kinh tế của người mua nhưng
vẫn nằm trong giới hạn cho phép là (1 + 1/3) x 30 = 40 ngày. Doanh nghiệp nên duy trì
hoặc có thể có thêm những biện pháp thu hồi công nợ nhanh chóng để giảm bớt vốn bị
chiếm dụng hơn nữa thì càng tốt.

3.3.2. Các khoản phải trả


3.3.2.1. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Tổng tiền hàng mua chịu
Số vòng luân chuyển
(Giá vốn hàng bán)
các khoản phải trả =
Số dư bình quân các khoản phải trả
người bán
người bán
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay được
bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi
chiếm dụng vốn của các đối tượng và có thể nhận được chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên,
chỉ tiêu này cao quá có thể do DN thừa tiền luôn thanh toán trước hạn, ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải trả đối với
từng mặt hàng cụ thể của DN mua trên thị trường.
Số dư bình quân các khoản phải trả người bán được tính như sau:
Số dư phải trả người bán đầu kỳ
Số dư bình quân các khoản
= và cuối kỳ
phải trả người bán
2
- Số dư các khoản phải trả người bán đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ chỉ tiêu trên
Bảng cân đối kế toán
- Tổng tiền hàng mua chịu = Tổng giá thực tế hàng mua trong kỳ- Tổng tiền mặt,
TGNH đã thanh toán ngay cho người bán trong kỳ (lấy từ TMBCTC). Trong trường hợp
không có thông tin về tổng số tiền hàng mua chịu sẽ sử dụng chỉ tiêu giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán lấy từ chỉ tiêu mã số 11 của BCKQKD.
3.3.2.2. Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán
Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán phản ánh một vòng quay của các khoản
phải trả người bán cần bao nhiêu ngày.
Số ngày của kỳ
Thời gian 1 vòng quay
= Số vòng luân chuyển của các
phải trả người bán
khoản phải trả người bán
Chỉ tiêu này càng ngắn, tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít chiếm
dụng vốn. Chỉ tiêu này sẽ được so sánh với thời gian người bán quy định cho doanh
nghiệp. Nếu lớn hơn, việc thực hiện thanh toán các khoản nợ người bán bị chậm trễ so
với kỳ hạn, phải tìm hiểu nguyên nhân và điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và thương
hiệu của DN trên thương trường.
Thời gian 1 vòng quay phải trả người báncó thể được tính theo công thức sau:
Số dư bình quân các khoản phải
Thời gian 1 vòng quay trả của khách hàng x 365 (ngày)
phải trả người bán = Tổng tiền hàng mua chịu
(Giá vốn hàng bán)

Ví dụ 3.5: Trích số liệu trên bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐKD của công ty cổ phần
thương mại Hoàng Mai như sau: (đơn vị tính: nghìn đồng).

Chỉ tiêu Mã số Năm N-2 Năm N- 1 Năm N

1. Số dư phải trả người bán (Tại thời 311 + 331 45.630 55.760 57.870
điểm ngày 31/12 hàng năm)
2. Giá vốn hàng bán 11 410.260 430.610 554.725
3. Tiền hàng mua chịu TMBCTC 396.680 405.560 511.335

Yêu cầu: Phân tích tình hình các khoản phải trả nhà cung cấp, biết thời hạn ghi
trong hợp đồng kinh tế của người bán là 35 ngày.
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ
Ta lập bảng phân tích như sau:
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Chênh lệch
1. Số dư bình quân các khoản phải trả người bán 50.695 56.815 6.120
(nghìn đồng)
2. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả người bán 8 9 1
(vòng)- (tính theo Thông tin tiền hàng mua chịu)
3. Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán(ngày) 45,6 40,6 -5
Qua kết quả tính toán ta thấy, số vòng luân chuyển các khoản phải trả người bán
năm N tăng so với năm N- 1 là 1 vòng, do vậy thời gian 1 vòng quay phải trả người bán
năm N giảm so với năm N-1 là 5 ngày. Chứng tỏ DN năm N ít chiếm dụng vốn của nhà
cung cấp so với năm N-1. Tuy nhiên, đối chiếu với hợp đồng kinh tế của người bán, thời
hạn thanh toán là 35 ngày, thì thời gian thanh toán nợ phải trả người bán của doanh
nghiệp năm nay vẫn chậm hơn so với hợp đồng là 5,6 ngày, như vậy DN đã chiếm dụng
vốn của nhà cung cấp so với hợp đồng kinh tế ghi nhận. Qua phân tích các nhà quản trị
cần đưa ra các biện pháp thanh toán công nợ nhanh chóng nhằm giảm bớt vốn chiếm
dụng, góp phần nâng cao uy tín cho DN.
3.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn bao gồm các nội dung
sau đây:
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:
- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
- HIệu quả sử dụng hàng tồn kho
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
- Phân tích chung tình hình sử dụng vốn
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần
3.4.1. Phân tích hiệu qủa sử dụng tài sản
3.4.1.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả
về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ
với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất.
Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ
thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài
sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp phân tích
thích hợp. Việc phân tích phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó
tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai
thác hết công suất các tài sản đã đầu tư.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản được phản ánh qua các chỉ tiêu;
- Sức sản xuất của tổng tài sản
- Sức sinh lợi của tổng tài sản
- Suất hao phí tài sản
a) Sức sản xuất của tổng tài sản
Sức sản xuất của từng tài sản phản ảnh với một đồng tài sản sử dụng bình quân
trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Sức sản xuất của = Doanh thu thuần (MS 10-BCKQHĐKD)
tổng tài sản Tổng tài sản bình quân

Tổng tài sản bình = Tổng giá trị tài sản hiện có đầu kỳ và cuối kỳ
quân 2
Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng
cao, và ngược lại.
b) Sức sinh lợi của tổng tài sản
Sức sinh lợi của tổng tài sản phản ảnh với một đồng tài sản sử dụng bình quân
trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Sức sinh lợi của tổng Lợi nhuận sau thuế (MS 60- BCKQHĐKD)
=
tài sản (ROA) Tổng tài sản bình quân
Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng
cao, và ngược lại.
Để phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của tổng tài sản ROA có
thể sử dụng mô hình (phương pháp) Dupont là phương pháp để phân tích khả năng sinh
lợi của doanh nghiệp dựa trên mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính. Theo
phương pháp này, trên cơ sở chỉ tiêu gốc ban đầu, dựa vào mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
tài chính, chỉ tiêu gốc sẽ được biến đổi thành một hàm số của hàng loạt biến số. Tiếp theo
đó sẽ tiến hành xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố (biến số) đến chỉ tiêu gốc trong
kỳ cũng như sự thay đổi của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố (biến số).
Xuất phát từ công thức gốc của chỉ tiêu sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) ban đầu:
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản bình quân
Sử dụng mô hình Dupont, nhân cả tử số và mẫu số với chỉ tiêu “Doanh thu thuần”,
ROA có thể biến đổi như sau:
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
ROA = x
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
ROA= Hệ số lợi nhuận trên DTT (ROS) x Sức sản xuất của tổng tài sản
Nhìn vào công thức cho thấy chỉ tiêu ROA phụ thuộc vào ảnh hưởng của 2 nhân tố
đó là: Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) và sức sản xuất của tổng tài sản.
- Nhân tố hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) cho biết một đồng doanh thu
thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất
lượng quản lý chi phí của doanh nghiệp đã được nâng cao, doanh nghiệp đã tiết kiệm
được những khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh bao gồm cả chi phí sản
xuất và chi phí ngoài sản xuất.

- Nhân tố sức sản xuất của tổng tài sản cho biết khả năng tạo ra doanh thu thuần
trong kỳ của tổng tài sản. Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử
dụng tài sản càng cao, lượng doanh thu thuần tạo ra càng nhiều.
Qua phân tích trên có thể thấy, để nâng cao trị số của chỉ tiêu ROA cần phảiđẩy
mạnh hai nhân tố đó là hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) và sức sản xuất của
tổng tài sản. Nói cách khác, trị số của chỉ tiêu ROA có thể được cải thiện bằng một trong
các cách sau:
+ Đẩy mạnh sức sản xuất của tổng tài sản hay nâng cao hiệu năng hoạt động
+ Cải thiện sức sinh lợi của doanh thu thuần hay nâng cao hiệu quả hoạt động
+ Kết hợp cải thiện cả sức sinh lợi của doanh thu thuần và cả sức sản xuất của tổng
tài sản hay vừa nâng cao hiệu năng, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động.
c) Suất hao phí của tổng tài sản
Suất hao phí của tổng tài sản cho biết để có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần
bình quân bao nhiêu đồng tài sản.
Tổng tài sản bình quân
Suất hao phí tài sản =
Doanh thu thuần (MS10-BCKQHĐKD)
Suất hao phí tài sản càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng thấp và ngược lại.
Ví dụ 3.6: Căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty Thành Đạt, hãy phân tích hiệu quả
sử dụng tổng tài sản của DN trong năm N và N-1 và nhận xét?
Chỉ tiêu Công thức Năm N Năm N-1 Chênh lệch

1. Sức sản xuất của tổng tài MS 10-BCKQKD/Tổng 1,11 1,34 -0,23
sản (lần) TS bình quân
2. Sức sinh lời của tổng tài MS 60-BCKQKD/Tổng 0,07 0,16 -0,09
sản (lần) TS bình quân
3. Suất hao phí của tổng tài Tổng TS bình quân/MS 0,90 0,75 0,15
sản (lần) 10-BCKQKD
Nhận xét: Căn cứ vào kết quả tính toán cho thấy, trong năm N, cứ 1 đồng tổng tài
sản bình quân sử dụng trong kỳ đã tạo ra được 1,11 đồng doanh thu thuần, ít hơn so với
năm N-1 0,23 đồng (nói cách khác, để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần, năm N doanh
nghiệp cần đầu tư 0,90 đồng tổng tài sản bình quân, nhiều hơn so với năm N-1 là 0,15
đồng) và cứ 1 đồng tổng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ năm N tạo ra 0,07 đồng lãi
thuần, ít hơn so với năm N-1 là 0,09 đồng.
Như vậy, với cùng 1 đồng tổng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ, năm N doanh
nghiệp đã tạo ra được ít doanh thu thuần hơn, và lợi nhuận để lại cũng giảm hơn so với
năm N-1. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản của DN đang giảm sút.
Ví dụ 3.7: Trích tài liệu Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty Sao Mai trong 3 năm (ĐVT: triệu đồng).

Tài sản 31/12/ N-2 31/12/ N-1 31/12/ N

A. Tài sản ngắn hạn 246.000 238.000 255.000

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 32.000 34.000 38.000


2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 54.000 48.000 62.000
3. Phải thu ngắn hạn 62.000 68.000 73.000
4. Hàng tồn kho 98.000 88.000 80.000
B. Tài sản dài hạn 264.000 273.000 302.000
1. Tài sản cố định 140.000 150.000 160.000
2. Bất động sản đầu tư 90.000 90.000 110.000
3. Đầu tư tài chính dài hạn 34.000 33.000 32.000
Tổng cộng 510.000 511.000 555.000
Nguồn vốn 31/12/ N-2 31/12/ N-1 31/12/ N
A. Nợ phải trả 270.000 250.000 275.000
1. Nợ ngắn hạn 130.000 111.000 115.000
2. Nợ dài hạn 140.000 140.000 160.000
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 240.000 260.000 280.000
Tổng cộng 510.000 511.000 555.000
Bổ sung các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

1. Doanh thu thuần 1.780.980 1.870.000


2. Giá vốn hàng bán 1.450.890 1.520.000
3. Lợi nhuận gộp 330.090 350.000
4. Chi phí hoạt động 138.490 106.000
5. Chi phí lãi vay (15% năm) 25.000 28.000
6. Lợi nhuận thuần 166.600 216.000
7. Chi phí thuế thu nhận doanh nghiệp 41.650 54.000
8. Lợi nhuận sau thuế 124.950 162.000

Yêu cầu: Phân tích chỉ tiêu ROA của công ty Sao Mai trong năm N và năm N-1
theo mô hình Dupont và nhận xét.
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ

Lợi nhuận sau thuế


ROA năm N-1 =
Tổng tài sản bình quân

124.950
ROA năm N-1 =
510.500
ROA năm N-1 = 24,48%

Theo mô hình Dupont, triển khai phân tích như sau:


ROA năm N-1 = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
124.950 1.780.980
24,48% = x
1.780.980 510.500

24,48% = 7,02% x 3,48

Lợi nhuận sau thuế


ROAnăm N =
Tổng tài sản bình quân

162.000
ROAnăm N =
533.000
30,39%
ROAnăm N =

Theo mô hình Dupont, triển khai phân tích như sau:


Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
ROA năm N = x
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
162.000 1.870.000
30,39% = x
1.870.000 533.000
30,39% = 8,66% x 3,5
Nhận xét: Như vậy ROA năm N tăng so với năm N-1 là 5,91% chứng tỏ hiệu quả
sử dụng tổng tài sản đã nâng cao đây là nhân tố thúc đẩy nhà quản trị mở rộng quy mô
sản xuất. Việc tăng đó là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
- Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần tăng 1,64% chứng tỏ khả năng kiểm soát
chi phí của doanh nghiệp tốt.
- Sức sản xuất cuả tổng tài sản N tăng so với năm N-1 là 0,02 vòng chứng tỏ khả năng
sản xuất của các tài sản đã nâng cao, đây là nhân tố tích cực giúp nhà quản trị tăng ROA.
3.4.1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được phản ánh qua các chỉ tiêu;
- Sức sản xuất của tài sản cố định
- Sức sinh lợi của tài sản cố định
- Suất hao phí của tài sản cố định
a) Sức sản xuất của tài sản cố định
Sức sản xuất của TSCĐ phản ánh với 1đồng nguyên giá (giá trị còn lại) bình quân
của tài sản cố định sử dụng trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần (MS 10 -BCĐKT)
Sức sản xuất của
= Nguyên giá bình quân
TSCĐ
(giá trị còn lại bình quân) của TSCĐ

Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố
định càng cao, và ngược lại.
+ Công thức tình nguyên giá bình quân của tài sản cố định
NG bình quân của Nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ và cuối kỳ
=
TSCĐ 2

+ Công thức tính giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định

Giá trị còn lại của TSCĐ hiện có đầu kỳ


Giá trị còn lại bình quân
= và cuối kỳ
của TSCĐ
2
b) Sức sinh lợi của tài sản cố định
Sức sinh lợi của tài sản cố định phản ảnh với 1 đồng nguyên giá (giá trị còn lại)
bình quân của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế (MS 60-BCKQHĐKD)
Sức sinh lợi
= Nguyên giá bình quân
của TSCĐ
(giá trị còn lại bình quân) của TSCĐ

Sức sinh lợi của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định
càng cao, và ngược lại.
c) Suất hao phí của tài sản cố định
Suất hao phí của TSCĐ cho biết để có một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bình
quân bao nhiêu đồng nguyên giá (giá trị còn lại) TSCĐ.
Suất hao phí Nguyên giá bình quân (giá trị còn lại bình quân) TSCĐ
=
của TSCĐ Doanh thu thuần (MS 10-BCKQHĐKD)
Suất hao phí của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định
càng thấp, và ngược lại.
Ví dụ 3.8: Căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty Thành Đạt, hãy phân tích hiệu quả
sử dụng tài sản cố định của DN trong năm N và N-1 và nhận xét?
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ
Chỉ tiêu Công thức Năm N Năm N-1 Chênh lệch
1. Sức sản xuất của tài sản cố MS 10-BCKQKD/GTCL 2,45 4,50 -2,05
định theo Giá trị còn lại (lần) của TSCĐ bình quân
2. Sức sinh lời của tài sản cố MS 60-BCKQKD/GTCL 0,16 0,57 -0,41
định theo Giá trị còn lại (lần) của TSCĐ bình quân
3. Suất hao phí của tài sản cố GTCL của TSCĐ bình 0,41 0,22 0,19
định theo Giá trị còn lại (lần) quân/MS 10-BCKQKD

Nhận xét: Căn cứ vào kết quả tính toán cho thấy, trong năm N, cứ 1 đồng giá trị
còn lại của TSCĐ bình quân sử dụng trong kỳ đã tạo ra được 2,45 đồng doanh thu thuần,
ít hơn so với năm N-1 là 2,05 đồng (nói cách khác, để tạo ra được 1 đồng doanh thu
thuần, năm N doanh nghiệp cần đầu tư 0,41 đồng giá trị còn lại bình quân của TSCĐ,
nhiều hơn so với năm N-1 là 0,19 đồng) và cứ 1 đồng giá trị còn lại bình quân của TSCĐ
sử dụng trong kỳ năm N tạo ra 0,16 đồng lãi thuần, ít hơn so với năm N-1 là 0,41 đồng.
Như vậy, với cùng 1 đồng giá trị bình quân của TSCĐ sử dụng trong kỳ, năm N
doanh nghiệp đã tạo ra được ít doanh thu thuần hơn, và lợi nhuận để lại cũng giảm mạnh
so với năm N-1. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp
đang giảm sút nghiêm trọng.
3.4.1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được phản ánh qua các chỉ tiêu:
- Sức sản xuât của tài sản ngắn hạn
- Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn
- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn
a) Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn phản ánh với 1 đồng tài sản ngắn hạn sử dụng bình
quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất).
Sức sản xuất của = Doanh thu thuần (MS10-BCKQHĐKD)
tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn bình quân
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn càng cao, và ngược lại.
Trong đó:
Tài sản ngắn Tổng tài sản ngắn hạn hiện có đầu kỳ + cuối kỳ
=
hạn bình quân 2
b) Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn:
Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn cho biết với một đồng giá trị tài sản ngắn hạn sử dụng
bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lợi của Lợi nhuận sau thuế (MS 60- BCKQHĐKD)
=
tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn bình quân
Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn càng cao và ngược lại

c) Suất hao phí của tài sản ngắn hạn


Suất hao phí của tài sản ngắn hạn cho biết để có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ
cần bình quân bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Suất hao phí của tài Tài sản ngắn hạn bình quân
=
sản ngắn hạn Doanh thu thuần (MS 10-BCKQHĐKD)

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn càng thấp và ngược lại
Ví dụ 3.9: Căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty Thành Đạt, hãy phân tích hiệu quả
sử dụng tài sản ngắn hạn của DN trong năm N và N-1 và nhận xét?
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ

Chỉ tiêu Công thức Năm N Năm N-1 Chênh lệch


1. Sức sản xuất của TSNH MS 10-BCKQKD/TSNH
bình quân 2,02 1,90 0,12
2. Sức sinh lời của TSNH MS 60-BCKQKD/TSNH
bình quân 0,13 0,24 -0,11
3. Suất hao phí của TSNH TSNH bình quân/MS 10-
BCKQKD 0,49 0,53 -0.03

Nhận xét: Căn cứ vào kết quả tính toán cho thấy, trong năm N, cứ 1 đồng TSNH
bình quân sử dụng trong kỳ đã tạo ra được 2,02 đồng doanh thu thuần, nhiều hơn so với
năm N-1 là 0,12 đồng (nói cách khác, để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần, năm N
doanh nghiệp cần đầu tư 0,49 đồng tổng TSNH bình quân, ít hơn so với năm N-1 là 0,03
đồng) và cứ 1 đồng TSNH bình quân sử dụng trong kỳ năm N tạo ra 0,13 đồng lãi thuần,
ít hơn so với năm N-1 là 0,11 đồng.
Như vậy, với cùng 1 đồng TSNH bình quân sử dụng trong kỳ, năm N doanh
nghiệp đã tạo ra được nhiều doanh thu thuần hơn, nhưng lợi nhuận để lại lại giảm hơn so
với năm N-1. Điều này chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp chưa tốt,
hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chưa cao.
3.4.1.4. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Để đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho sử dụng 2 chỉ tiêu sau:
- Hệ số quay vòng hàng tồn kho
- Số ngày bình quân của một vòng quay kho
a) Hệ số quay vòng hàng tồn kho
Hệ số quay vòng hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá đã
bán với hàng hoá dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần mà hàng hoá tồn kho bình
quân được bán trong kỳ.

Hệ số quay vòng Giá vốn hàng bán (MS 11-BCKQHĐKD)


hàng tồn kho = Trị giá hàng tồn kho bình quân
Trị giá hàng tồn kho BQ được tính bằng cách lấy trị giá hàng tồn kho đầu kỳ cộng
với cuối kỳ rồi chia 2.
Nên tính hệ số này cho từng loại hàng: hàng hóa, thành phẩm, công cụ dụng cụ,
hoặc từng loại hàng hóa, thành phẩm cụ thể, vv....
Nói chung, hệ số quay vòng hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt
động có hiệu quả, giảm được vốn đầu tư cho hàng hoá dự trữ, rút ngắn được chu kỳ
chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng tồn kho thanh hàng ứ
đọng. Tuy nhiên, hệ số quay vòng hàng tồn kho quá cao có thể dẫn đến nguy cơ doanh
nghiệp không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầu bán hàng và điều này có thể gây ảnh hưởng
không tốt cho công việc kinh doanh về lâu dài của doanh nghiệp. Hệ số quay vòng hàng
tồn kho thấp cho thấy có sự tồn kho quá mức hàng hoá làm tăng chi phí một cách lãng
phí. Sự quay vòng hàng hoá tồn kho chậm có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn
về tài chính trong tương lai.
b) Số ngày bình quân của một vòng quay kho
Số ngày bình quân của một vòng quay kho phản ánh độ dài của thời gian dự trữ
hàng hoá và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy.

Số ngày bình quân của 365


=
một vòng quay kho Hệ số quay vòng hàng tồn kho
Ví dụ 3.10: Căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty Thành Đạt, hãy phân tích hiệu quả
sử dụng hàng tồn kho của DN trong năm N và N-1 và nhận xét?
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ
Chỉ tiêu Công thức Năm N Năm N-1 Chênh lệch
1. Hệ số quay vòng HTK MS 11/HTK bình 2,39 2,04 0,34
quân
2. Số ngày bình quân của 365/Hệ số quay vòng 153,04 178,79 -25,75
một vòng quay kho HTK
Nhận xét: Căn cứ vào kết quả tính toán, ta thấy, năm N hệ số quay vòng của hàng
tồn kho là 2,39 lần, nhiều hơn so với năm N-1 là 0,34 lần, như vậy 1 đợt hàng hoá tồn
kho của DN cần 153,04 ngày để quay vòng hay nói cách khác, kỳ đặt hàng bình quân của
DN là 153,04 ngày, ít hơn so với năm N-1 là 25,75 ngày. Như vậy, số ngày cần thiết để
quay vòng hàng tồn kho kéo dài khoảng 5 đến 6 tháng, là khá dài, có thể sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Các nội dung phân tích:
- Phân tích chung tình hình sử dụng vốn
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần
3.4.2.1. Phân tích chung tình hình sử dụng vốn
Các chỉ tiêu phân tích:
- Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh
- Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần
- Hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kỳ
- Suất hao phí của vốn
a) Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh phản ánh một đồng vốn kinh doanh đem lại
mấy đồng lợi nhuận trong kỳ.
Hệ số lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế (MS 60-BCKQHĐKD)
trên vốn kinh
Vốn kinh doanh bình quân
doanh bình quân
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh càng lớn so với kỳ trước hay so với các DN
cùng nghành chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
b) Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần
Hê số lợi nhuận trên doanh thu thuần phản ánh một đồng doanh thu trong kỳ đem
lại mấy đồng lợi nhuận.

Hệ số lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế (MS 60- BCKQHĐKD)
=
doanh thu thuần (ROS) Doanh thu thuần (MS 02- BCKQHĐKD)
Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn
càng cao và doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả.
c) Hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kỳ
Hệ số lợi nhuận trên tổng doanh thu trong kỳ phản ánh trong một đồng doanh thu
trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hệ số lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế (MS 60- BCKQHĐKD)
=
tổng thu trong kỳ Tổng thu trong kỳ
Hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kỳ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh
doanh càng hiệu quả.
Công thức tính tổng thu trong kỳ

Tổng thu Tổng doanh thu Tổng doanh thu thuần Tổng thu thuần từ
= + +
trong kỳ thuần về tiêu thụ hoạt động tài chính hoạt động khác
d) Suất hao phí của vốn
Suất hao phí của vốn là chỉ tiêu cho biết để có một đồng lợi nhuận, doanh nghiệp
đã đầu tư bao nhiêu đồng vốn.
Suất hao phí Vốn kinh doanh bình quân
=
của vốn Lợi nhuận sau thuế (MS 60- BCKQHĐKD)
Suất hao phí càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn càng cao, doanh nghiệp kinh
doanh càng hiệu quả.
3.4.2.2. Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá khả năng sinh lợi của
vốn chủ sở hữu. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được tính theo công thức:
Hệ số lợi nhuận trên vốn Lợi nhuận sau thuế (MS 60- BCKQHĐKD)
=
chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân

Vận dụng mô hình (phương pháp) Dupont để phân tích các nhân tố tác động đến
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ROE như sau:
Xuất phát từ công thức gốc của chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) ban đầu:
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Sử dụng mô hình Dupont nhân cả tử số và mẫu số với cùng chỉ tiêu "Doanh thu
thuần" và "Tổng tài sản bình quân" ta được:
Tổng tài sản bình
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
quân
ROE = x x
Tổng tài sản bình
Doanh thu thuần Vốn CSH bình quân
quân

Hệ số lợi nhuận trên Sức sản xuất của Đòn bẩy tài chính
ROE = x x
doanh thu thuần (ROS) tổng tài sản bình quân

= Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) x Đòn bẩy tài chính bình quân
Nhìn vào công thức trên có thể thấy:
- Trong mối quan hệ với tài sản và doanh thu thuần, ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố
là hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS), sức sản xuất của tổng tài sản và đòn bẩy
tài chính bình quân. Như vậy, để tăng ROE thì tùy thuộc vào điều kiện và tình hình cụ thể
của DN có thể áp dụng một số biện pháp để tăng ROS, tăng hiệu quả sử dụng tài sản
(tương tự như khi sử dụng mô hình Dupont phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ở
mục 3.4.1) và tăng đòn bẩy tài chính.(Đòn bẩy tài chính là hệ số tài sản so với vốn chủ sở
hữu. Chỉ số này càng lớn, số nợ phải trả sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp càng
cao và ngược lại). Để tăng đòn bẩy tài chính bình quân phải căn cứ vào tình hình kinh
doanh của DN. Nếu kinh doanh thuận lợi, sản phẩm, hàng hóa bán chạy, việc tái cơ cấu
nguồn vốn bằng cách tăng đòn bẩy tài chính tức là tăng cường sử dụng nợ phải trả là
hoàn toàn phù hợp. Ngược lại nếu kinh doanh không thuận lợi, DN cần cân nhắc khi sử
dụng công cụ đòn bẩy tài chính.
- Trong mối quan hê với tài sản, ROE phụ thuộc vào 2 yếu tố là sức sinh lợi của
tài sản (ROA) và đòn bẩy tài chính bình quân. Tùy thuộc vào điều kiện và tình hình cụ
thể, để tăng ROE, các nhà quản lý có thể áp dụng một số biện pháp để tăng ROA và tăng
đòn bẩy tài chính bình quân.
Ví dụ 3.11: Căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty Thành Đạt, hãy phân tích hiệu quả
chung tình hình sử dụng vốn của DN trong năm N và N-1 và nhận xét?
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ

Chỉ tiêu Công thức Năm N Năm N-1 Chênh lệch

1. Hệ số lợi nhuận trên MS 60-BCKQKD/VKD 0,07 0,17 -0,10


vố kinh doanh bình quân
2. Hệ số lợi nhuận trên MS 60-BCKQKD/MS 0,06 0,13 -0,06
doanh thu thuần (ROE) 10-BCKQKD
3. Hệ số lợi nhuận trên MS 60-BCKQKD/tổng 0,06 1,49 -1,43
tổng thu trong kỳ thu trong kỳ
4. Suất hao phí của vốn VKD bình quân/MS 60- 14,12 5,90 8,22
BCKQKD
Nhận xét: Kết quả tính toán được cho thấy 1 đồng vốn kinh doanh trong năm N
mang lại 0,07 đồng lãi thuần sau thuế, thấp hơn 0,10 đồng so với năm N-1. Kết quả này
thấp chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả hơn, DN cần tìm hiểu nguyên
nhân và biện pháp gia tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
+ Trong năm N, trong 1 đồng doanh thu thuần có 0,06 đồng lãi thuần sau thuế, hệ
số này cũng thấp hơn 0,06 đồng so với năm N-1, chứng tỏ việc kinh doanh của doanh
nghiệp chưa hiệu quả.
+ Hệ số lợi nhuận trên tổng thu năm N là 0,06, giảm 1,43 lần so với năm N-1
chứng tỏ với mỗi đồng doanh thu thu được trong kỳ, năm N doanh nghiệp để lại được
0,06 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm đi 1,43 đồng so với năm N-1.
+ Suất hao phí của vốn năm N là 14,12, cao hơn năm N-1 là 8,22 lần có nghĩa là
để cùng tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế, năm N doanh nghiệp cần sử dụng nhiều hơn
8,22 đồng vốn kinh doanh bình quân so với năm N-1. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi.
Đánh giá chung: Như vậy, tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp năm N đều giảm sút so với năm N-1, chứng tỏ việc sử dụng vốn đang kém
hiệu quả hơn, doanh nghiệp cần có các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ 3.12: Căn cứ vào thông tin ở VD 3.7, vận dụng mô hình Dupont để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến ROE?
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ

Lợi nhuận sau thuế


ROE năm N-1 =
Vốn chủ sở hữu bình quân
124.950
ROE năm N-1 =
250.000
ROE năm N-1 = 49,98%

Theo mô hình Dupont, triển khai phân tích như sau:

Lợi nhuận sau Doanh thu Tổng tài sản bình


thuế thuần quân
ROE năm N-1 = x x
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần
bình quân bình quân

124.950 1.780.980 510.500


ROE năm N-1 = x x
1.780.980 510.500 250.000

49,98% = 7,02% x 3,48 x 2,04

Lợi nhuận sau thuế


ROE năm N =
Vốn chủ sở hữu bình quân

162.000
ROE năm N =
270.000

ROE năm N = 60%

Theo mô hình Dupont, triển khai phân tích như sau:

Lợi nhuận sau Tổng tài sản bình


Doanh thu thuần
thuế quân
ROE năm N = x x
Tổng tài sản bình Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần
quân bình quân

162.000 1.870.000 533.000


ROE năm N = x x
1.870.000 533.000 270.000
60% = 8.66% x 3,5 x 1,97
Nhận xét: Như vậy có thể thấy rằng ROE năm N cao hơn năm N-1 là 10,02%
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đã nâng cao. Việc tăng hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
- Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần tăng 1,64% chứng tỏ doanh nghiệp đã mở
rộng thị phần, kiểm soát chi phí tốt, đây là nhân tố tích cực cần phát huy.
- Sức sản xuất cuả tổng tài sản N tăng so với năm N-1 là 0,02 vòng chứng tỏ sức
sản xuất của các tài sản đã nâng cao, đó cũng là nhân tố tích cực đóng góp chỉ tiêu ROE
tăng.
- Đòn bẩy tài chính năm N là 1,97 giảm so với năm N-1 là 2,04 như vậy DN cần
thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay, DN cần vay thêm nhiều tiền để đầu tư tài sản
trng điều kiện ROA khá cao, khi đó làm cho độ lớn của đòn bẩy tài chính cao giúp ROE
tăng nhanh.
3.4.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần, sử dụng các tỷ số phản ánh khả năng
sinh lợi của cổ phần, gồm các tỷ số sau:
- Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông
- Thu nhập của một cổ phiếu thường
- Tỷ giá thị trường/Thu nhập của một cổ phiếu thường
- Tỷ lệ trả lãi cổ phần
- Tỷ suất sinh lãi cổ phần
a) Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông
Mục tiêu hoạt động đầu tiên của DN là tạo ra thu nhập cho các chủ nhân của mình.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này.
Lợi nhuận sau thuế (MS 60-
Tỷ suất lợi nhuận BCKQHĐKD)
= x 100 %
của vốn cổ đông
Vốn cổ đông bình quân

Vốn cổ đông bình quân thường được tính bằng cách lấy vốn cổ đông đầu kỳ cộng
với vốn cổ đông cuối kỳ rồi chia cho 2.
Khi có cổ phiếu ưu đãi thì phần lợi tức sau thuế dành để chia cho cổ đông thường là
phần còn lại của lợi tức sau thuế sau khi đã trừ cho cổ tức của cổ phiếu ưu đãi.
So sánh tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông với tỷ suất lợi nhuận của vốn sử dụng
sẽ có tác dụng giúp ta đánh gía việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu tỷ suất
lợi nhuận của vốn cổ đông lớn hơn vì tỷ suất lợi nhuận của vốn sử dụng thì doanh
nghiệp được đánh giá là đã sử dụng hiệu quả vốn vay để tạo ra một tỷ suất lợi nhuận cao
hơn lãi suất phải trả cho chủ nợ và ngược lại.
Ví dụ 3.13: Có các tài liệu dưới đây tại công ty Cổ phần Phương Nam
Lợi tức sau thuế 80.000.000
Vốn sử dụng bình quân 960.000.000
Vốn cổ đông bình quân 630.000.000
Yêu cầu: Hãy tính tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông và vốn sử dụng và nhận xét.
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ

+ Tỷ suất lợi nhuận của 80.000.000


= x 100 = 8,3%
vốn sử dụng 960.000.000
+ Tỷ suất lợi nhuận của 80.000.000
= x 100 = 12,7%
vốn cổ đông 630.000.000
Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông lớn hơn tỷ suất lợi nhuận của vốn sử dụng
(12,7% lớn hơn 8,3%). Vậy, doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả vốn vay nên đã tạo ra tỷ
suất lợi nhuận của vốn sở hữu lớn hơn lãi suất phải trả cho chủ nợ.
b) Thu nhập của một cổ phiếu thường
Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều có mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong
tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Vì lãi suất của một cổ phiếu thường là căn
cứ để trả lãi nên các nhà đầu tư thường quan tâm đến các báo cáo của doanh nghiệp về lãi
suất của một cổ phiếu thường để quyết định chọn cổ phiếu đầu tư.
Thu nhập của một Lãi thuần sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi
=
cổ phiếu thường Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành bình quân
Doanh nghiệp nào có cổ phiếu thường có thu nhập cao hơn so với thu nhập của cổ
phiếu thường của doanh nghiệp khác thì sẽ thu hút đầu tư hơn.
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành bình quân bằng số lượng cổ phiếu
thường đang lưu hành ở cuối kỳ hạch toán, nếu không có cổ phiếu được phát hành hay
thu hồi trong năm. nếu có cổ phiếu được phát hành thêm hay mua lại thì bình quân số
lượng cổ phiếu phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền.
Giả sử nếu có 10.000 cổ phiếu được phát hành vào ngày 1/6 thì số lượng cổ phiếu
thường này tính bình quân cho cả năm là 5.000 cổ phiếu.
c) Tỷ giá thị trường/Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường
Mối quan hệ giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu thường với thu nhập hiện hành
của mỗi cổ phiếu được gọi là tỷ giá thị trường/Thu nhập của mỗi cổ phiếu.
Chỉ tiêu này phản ánh ở một mức độ nhất định tiềm năng phát triển và sự đánh giá
của thị trường đối với khả năng sinh lợi của nó.
Tỷ giá thị trường/Thu nhập Giá thị trường của 1 cổ phiếu
=
của mỗi cổ phiếu thường Thu nhập của một cổ phiếu thường

Tỷ giá thị trường/Thu nhập của 1 cổ phiếu thường phản ánh thị trường sẽ trả giá
như thế nào cho thu nhập hiện hành của mỗi cổ phiếu.
Giả sử Tỷ giá thị trường/Thu nhập của một cổ phiếu thường là 15:1 có nghĩa là thị
trường đang trả 15đồng cho mỗi đồng thu nhập hiện hành của cổ phiếu thường.
Tỷ giá thị trường/Thu nhập của mỗi cổ phiếu được các nhà đầu tư qua tâm nhiều
vì họ cho đó là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của cổ phiếu. Một tỷ giá thị trường đang
tăng nói chung được coi là một dấu hiệu tăng trưởng thuận lợi và phản ánh một chiển
vọng kinh doanh có hiệu quả cao, và ngược lại, một tỷ giá thấp khi doanh nghiệp hoạt
động tài chính kém hiệu quả.
d) Tỷ lệ trả lãi cổ phần
Tỷ lệ trả lãi cổ phần phản ánh số thu nhập của cổ phiếu thường mà đã được chi trả
cổ tức.
Tiền mặt trả cổ tức mỗi cổ phiếu thường
Tỷ lệ trả lãi cổ phần = x 100
Thu nhập mỗi cổ phiếu thường

Các DN có HĐKD và hoạt động tài chính tốt thường cho tỷ suất sinh lời trên tài
sản cao và có khuynh hướng có tỷ lệ trả lãi cổ phần thấp. Và ngược lại, những DN có tỷ
lệ sinh lời trên tài sản thấp lại có khuynh hướng có tỷ lệ trả lãi cổ phần cao.
Vì vậy, tỷ lệ trả lãi cổ phần một mặt phản ánh chính sách trả lãi của doanh nghiệp,
mặt khác phản ánh phần nào những điều không chắc chắn có thể xảy ra đối với thu nhập
trong tương lai của doanh nghiệp.
e) Tỷ suất sinh lãi cổ phần
Tỷ suất sinh lãi cổ phần phản ánh tỷ lệ hoàn vốn tổng quát cho một chu kỳ đầu tư
vào cổ phiếu thường, là một cơ sở để các nhà đầu tư chứng khoán dựa vào để quyết định
nên mua hay nên bán một loại cổ phiếu nhất định nào đó.

Tỷ suất sinh lãi = Tiền mặt trả cổ tức mỗi cổ phiếu thường x 100
cổ phần Trị giá cổ phiếu thường

3.5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH


Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Những số liệu cần thiết cho việc đánh giá
chức năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN gồm:
- Tỷ lệ lãi gộp
- Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế
3.5.1. Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp thể hiện quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu.
Lãi gộp từ HĐKD (MS 20-BCKQHĐKD)
Tỷ lệ lãi gộp = x 100
Doanh thu thuần (MS 10- BCKQHĐKD)
Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí,
là chìa khoá quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược
kinh doanh. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp vẫn giảm thì ta có thể kết
luận là chi phí đã tăng lên. Lúc này vấn đề cần đặt ra là phải xét xem có phải doanh
nghiệp đang ở trong tình thế cần phải gia tăng chi phí để giữ vững thị phần hay không?
Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất
để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và DN càng được đánh giá cao.
Tỷ lệ lãi gộp càng thấp giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất càng nhỏ và
nguy cơ bị lỗ càng cao.
3.5.2. Tỷ lệ lãi thuần hoạt động kinh doanh trước thuế
Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thể hiện qua hệ giữa lãi thuần từ
hoạt động kinh doanh trước thuế với doanh thu. Lãi thuần từ hoạt động khác được để ra
ngoài chỉ tiêu này.

Lãi thuần từ HĐKD trước thuế


Tỷ lệ lãi thuần từ (MS 30- BCKQHĐKD)
= x 100
HĐKD trước thuế
Doanh thu thuần (MS 10- BCKQHĐKD)

Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế càng có giá trị cao phản ánh lợi
nhuận sinh ra từ HĐKD càng lớn, phần lãi trong doanh thu có tỷ trọng lớn và doanh
nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả.
Ví dụ 3.14: Căn cứ vào kết quả HĐKD của công ty Thành Đạt, hãy tính tỷ lệ lãi
gộp và tỷ lệ lãi thuần và nhận xét?
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ
Theo số liệu của báo cáo kết quả HĐKD công ty Thành Đạt, ta có bảng phân tích sau:
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Chênh lệch (+/)
1. Tỷ lệ lãi gộp 27,64 15,93 - 11,71
2. Tỷ lệ lãi thuần 17,90 5,11 -12,78

Nhận xét: Căn cứ vào kết quả tính toán cho thấy: Tỷ lệ lãi gộp năm N giảm so với
năm N-1 là 11,71%, tương ứng trong 100 đồng doanh thu giảm 11,71 đồng lãi gộp.Tỷ lệ
lãi thuần năm N giảm so với năm N-1 là 12,78%, tương ứng trong 100 đồng doanh thu
thuần, giảm 12,78 đồng lãi thuần trước thuế. Như vậy cả tỷ lệ lãi gộp và lãi thuần của
công ty đều giảm, công ty nên nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để
mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này đã giới thiệu cho người đọc các nội dung về:
- Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh và tình hình đảm bảo khả năng thanh toán.
- Phân tích các khoản thu của khách hàng, các khoản phải trả người bán.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh.
Thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính kết hợp với phân tích khái quát tình
hình tài chính đã đề cập đến ở chương 2 sẽ đưa ra nhận định chính xác về tình hình tài
chính của doanh nghiệp từ đó đó đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn phục vụ
nhu cầu quản trị tài chính trong doanh nghiệp.
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày nội dung, ý nghĩa phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của doanh
nghiệp?
Câu 2: Trình bày nội dung, ý nghĩa phân tích về tình hình khả năng thanh toán của
doanh nghiệp?
Câu 3: Trình bày nội dung, ý nghĩa phân tích hiệu quả sử dụng vốn của DN?
Câu 4: Trình bày nội dung, ý nghĩa phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh của DN?
Câu 5: Trên cương vị là giám đốc doanh nghiệp, ngân hàng, cổ đông hãy chọn một
chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất hữu ích cho từng đối tượng. Giải thích?

You might also like