Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

BIỂU MÔ

(Epithelium)

Bài giảng các lớp Y khoa K23, HUBT


(tháng 8-9/2019)

TS.BS Võ Đình Vinh


Trưởng Bộ môn Cơ sở KHSK, ĐH Thăng Long

1
MỤC TIÊU:
1. Hiểu & phân tích được định nghĩa & chức năng
của biểu mô.
2. Mô tả được đặc điểm chung của biểu mô.
3. Nêu được nguyên tắc phân loại & mô tả đặc điểm
cấu tạo của các loại thuộc biểu mô phủ & biểu
mô tuyến.

2
1. ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG BIỂU MÔ
1.1. Định nghĩa:
Biểu mô/Epithelium
(BM) là loại mô được
tạo bởi những tế bào
(TB) đa diện nằm sát
& gắn kết chặt chẽ với
nhau, rất ít chất gian
bào; BM làm nhiệm vụ [3]

che phủ bề mặt cơ thể


hoặc đảm nhiệm chức
phận chế tiết.
(BM có nguồn gốc từ B. MÔ

3 lá phôi: Nội bì, trung


bì & ngoại bì).
Màng đáy
Tuyến chế tiết
Cầu thận
1.2. Chức năng của BM
 Bảo vệ: Do phủ mặt ngoài/lót
mặt trong các khoang cơ Biểu bì da
thể=>chống được tác nhân: lý,
hóa & sinh học (VD biểu bì
Tận cùng
da). thần kinh

 Hấp thu, tái hấp thu chất dinh [2]


Biểu bì da là BM bảo Nước tiểu đầu được lọc ở cầu
dưỡng, ch/hóa (BM ống thận). vệ điển hình thận, BM ống thận tái hấp thu:
H₂O, Na, K, glucose, amino
 Chế tiết các chất cần thiết cho acid & bài tiết NH3,..

hoạt động sống cơ thể (tuyến


nội tiết, tuyến ngoại tiết).
 Trao đổi chất trên bề mặt TB
hoặc qua TB (TB nội mô mao
mạch).
 Thu nhận cảm giác: BM có các
đầu tận cùng thần kinh=>biết
nóng lạnh, đau (Biểu bì da). 4
2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BIỂU MÔ

Mặt ngọn

Mặt bên
Mặt đáy [5] 5
2.5.1. Cấu trúc đặc biệt của mặt bên TB biểu mô
Mặt ngọn TB
a) Dải bịt/Zonula occludens:
Sát mặt ngọn TB; là vùng
kết dính lớp ngoài của 2
màng TB bởi các protein
Dải bịt xuyên màng=>không cho
các chất từ mặt ngọn qua lại
Vòng dính
khe gian bào bên dưới.
b) Vòng dính/Zonula adherens:
Dưới dải bịt; có khoảng gian
Khớp bào rộng; có chất gắn & lưới
mộng xơ actin (giống đường chỉ
Phía trong khâu).
màng TB
c) “Khớp mộng”: Do phần lồi
của TB này lồng vào phần
lõm của TB bên cạnh.
6
d) Thể liên kết/Desmosomes:
Giống “mối hàn” liên kết
Vi nhung mao từng điểm của 2 màng TB
cạnh nhau, gồm: Cặp tấm
bào tương tụ đặc; các xơ
trương lực/siêu sợi trung gian
Thể gắn với tấm đặc tỏa về bào
liên kết
tương; khoảng gian bào rộng
có các protein xuyên màng.

e) Liên kết khe/Gap junction:


Có những sợi kết nối hình
ống chạy xuyên qua khoảng
gian bào hẹp & 2 đầu bào
tương của mỗi TB.

Cấu trúc đặc biệt mặt bên TB [4] 7


2.5.2. Cấu trúc đặc biệt ở mặt ngọn/
mặt tự do TB
a) Vi nhung mao/Microvilli: Cấu trúc do
bào tương đẩy màng TB lồi về phía
mặt tự do làm tăng diện tích bề mặt;
bào tương của vi nhung mao có xơ
actin & các men trao đổi chất.

[4] 8
b) Lông/Hair: Ở mặt tự do TBBM
một số cơ quan có những lông
chuyển hoặc lông bất động:
 Lông chuyển/Cilia: là cấu trúc do
bào tương kéo dài & lay động được
trên bề mặt một số TBBM (đường
hô hấp, vòi trứng). Lông
 Lông bất động/Stereocilia: Thực chuyển
chất là vi nhung mao nhưng dài, có
phân nhánh & lớn hơn microvilli
(BM mào tinh hoàn).

TB có lông chuyển
(vận chuyển chất nhầy)

TB hình đài
(sx chất
nhầy)

Mô liên kết 9
2.5.3. Cấu trúc đặc biệt mặt đáy Bờ bàn chải
(vi nhung mao)
TB:
a) Nếp gấp đáy/Mê đạo đáy: Do
màng TB lõm vào bào tương
mặt đáy tạo các nếp gấp; xen Mê
đạo
giữa các nếp gấp là các ngăn đáy
Ty thể
bào tương chứa ty thể.
Tác dụng: tăng S tiếp xúc &
tăng tái hấp thu ở mặt đáy TB
(BM ống lượn gần & ống lượn
xa của Thận).
a) Thể bán liên
kết/Hemidesmosome: Cấu
trúc giống ½ của thể liên kết;
giúp TBBM liên kết chặt chẽ
với màng đáy (ảnh a & b
dưới).
3. PHÂN LOẠI BIỂU MÔ (BM)
Dựa vào chức năng, chia 2 nhóm: BM
phủ & BM tuyến.
 BM phủ (BMP): Phủ mặt ngoài hoặc
lót mặt trong các khoang & các cấu trúc
ống của cơ thể.
Ngoài 5 đặc điểm chung (ph.2-slide 5),
BMP còn có kh/năng tái tạo mạnh.
 BM tuyến (BMT): Các TB biệt hóa
thành các TB tuyến chế tiết.

Tuyến
chế tiết

[3] [4]
3.1. BIỂU MÔ PHỦ (BMP)
 2 tiêu chí phân loại BMP:
• Dựa vào số hàng TB, có 2 loại: BM đơn, BM tầng.
• Dựa vào hình dáng TB của hàng trên cùng, có 3 loại: BM lát,
BM vuông, BM trụ.
 Tổ hợp 2 tiêu chí (SV kể tên 6 loại BMP?). Một số BM không
thuộc 6 loại trên được gọi BM trụ giả tầng & BM chuyển tiếp.
BIỂU MÔ ĐƠN BIỂU MÔ TẦNG
[5]

12
3.1.1. Biểu mô lát đơn/Simple BM lát đơn
squamous epithelium:
 Gồm 1 hàng TB đa diện dẹt,
ranh giới TB không đều; Nhân
dẹt nằm giữa TB;
Mạch máu
 Có ở: màng bụng, màng phổi, Màng bụng
màng tim, mặt trong thành
mạch máu, lá ngoài của bao BM lát đơn

Bownman tiểu cầu thận,…;


 BM lát đơn thường nhẵn &
ướt cho phép các tạng chuyển
động dễ dàng=>gọi là BM
trượt.
Tiểu cầu thận

SSE: BM lát đơn ở lớp ngoài


của bao Bownman tiểu cầu thận
[4]
3.1.2. Biểu mô vuông đơn/Simble
cubuidal epithelium: BM vuông đơn
 Gồm 1 hàng TB hình khối vuông;
Nhân tròn nằm giữa TB.
 Có ở: thành nang tuyến giáp, ống
góp của thận, bề mặt tự do của
buồng trứng, thành ống bài xuất một
số tuyến ngoại tiết.
BM vuông đơn

Tuyến giáp Ống góp thận Buồng trứng


3.1.3. BM trụ đơn/Simple columnar BM trụ đơn
epithelium:
• Gồm 1 hàng TB hình trụ, nhân hình
trứng nằm lệch phía cực đáy.
• Lợp mặt trong ống tiêu hoá, ống cổ
tử cung, đường bài xuất một số
tuyến.
• BM trụ đơn có lông chuyển ở vòi
trứng, phế quản.
BM trụ đơn
BM trụ đơn có lông chuyển

BM niêm mạc ruột


BM phế quản
3.1.4. BM lát tầng (BMLT): Nhiều hàng
TB & hàng TB trên cùng dẹt; 2 loại:
sừng hóa & không sừng hóa.
a) BMLT sừng hóa/B.bì da: Nhiều hàng
TB, hình dáng thay đổi từ dưới lên,
lớp trên cùng tạo lá sừng; 5 lớp:
 Lớp đáy/s.sản (SB): 1 hàng TB trụ.
 Lớp sợi (SS): Nhiều hàng TB đa diện [3]
gắn với nhau=thể lên kết (sợi/gai).
 Lớp hạt (SGr): 2-4 hàng TB dẹt; bào
tương chứa hạt tạo sừng
(keratohyalin).
 Lớp bóng: Mỏng; các TB thoái hoá
mất nhân, khó thấy.
 Lớp sừng (SC): TB thoái hoá hoàn
toàn tạo các lá sừng (keratin).
[4] 16
b) BMLT không sừng A
(iii)
hóa/BMLT không sừng:
• Lợp mặt trong các
khoang cơ thể, nơi (ii)

thường xuyên cọ sát (i)


như: khoang miệng, thực
quản (A), âm đạo (B),…
• Gồm 3 lớp: (i) Lớp [3]
đáy/lớp sinh sản; (ii) Lớp B (iii)
sợi. Cấu trúc 2 lớp này
giống BMLT sừng hoá;
(iii) Lớp bề mặt: các TB (ii)
dẹt còn nhân & bào
tương không có các hạt
tạo ra chất sừng
(keratohyalin). (i) [4]
17
3.1.5. BM vuông tầng/Stratified cuboidal:
 Gồm 2 hàng TB trở lên, hàng trên cùng hình khối vuông.
 Có ở thành ống bài xuất của tuyến mồ hôi (A).
3.1.6. BM trụ tầng/Stratified columnar:
• Gồm 2 hàng TB trở lên, hàng trên cùng hình trụ.
• Có ở ống bài xuất gian tiểu thùy của tuyến nước bọt (B).
A B
Tuyến mồ hôi

Phần
bài
xuất
của
tuyến
mồ hôi

[2]
3.1.7. BM trụ giả tầng có lông
chuyển/Pseudostratified ciliated
columnar epithelium: 1
• Thực chất là BM trụ đơn; các TB
cùng trên 1 màng đáy, nhân TB
nằm ở độ cao khác nhau tạo
cảm giác đa tầng (chú thích 1).
• Có ở BM đường hô hấp; BM ở
niệu đạo nam.
Biểu mô đường hô hấp (3 ảnh là BM trụ giả tầng)

TB có lông chuyển
(vận chuyển chất nhầy)
1
TB hình đài
1 (sx chất
nhầy)

Mô liên kết 19
3.1.8. BM chuyển tiếp/Transitional
epithelium:
 Có ở mặt trong thành bàng quang
& niệu quản=>Biểu mô niệu.
 Là hình thái trung gian giữa BM trụ
tầng & BM lát tầng không sừng,
gồm 3 loại TB:
• Lớp đáy: TB hình khối vuông/trụ.
• Lớp giữa: TB đa diện.
• Lớp trên cùng: TB đa diện lớn
hình vợt.
 Khi bàng quang rỗng: Lớp TB trên
cùng hình trụ; khi chứa đầy nước
tiểu, lớp TB này dẹt lại giống BM
lát tầng không sừng.
BM thành bàng quang khi
giãn (A) và lúc căng (B) 20
3.2. BIỂU MÔ TUYẾN (BMT)/GLANDS Hạt chế tiết Giọt mỡ
A

3.2.1. Định nghĩa: Là loại BM mà các TB đã


biệt hóa thành TB tuyến có khả năng tổng
hợp & chế tiết sản phẩm đặc hiệu (protid,
lipid, polysaccarid, lipoprotein,
glycoprotein).
3.2.2. Đặc điểm TB chế tiết:
• Nếu sản phẩm là protein (A): Lưới nội bào
hạt phát triển ở cực đáy; bộ Golgi trên
nhân; cực ngọn nhiều hạt chế tiết.
B
• Sản phẩm steroid (A): Lưới nội bào trơn
phát triển; giàu không bào (chứa lipid là tiền
thân của steroid).
• TBBM vận chuyển ion (B): Màng bào tương
nhiều vi nhung mao; ty thể nhiều ở cực đáy;
vòng dính & giải bịt phát triển. 21
Các kiểu chế tiết ra khỏi TB:
• Chế tiết kiểu nguyên A
vẹn/Merocrine: Sản phẩm ra khỏi
TB theo kiểu xuất bào & không
làm thay đổi hình dạng
TB=>nguyên vẹn: 1 số tuyến
ngoại tiết & đa số tuyến nội tiết.
• Chế tiết bán huỷ /Apocrine: Một
phần bào tương cực ngọn TB
cùng sản phẩm chế tiết được ra B
khỏi TB; ví dụ TB chế tiết của
tuyến sữa (A).
• Chế tiết toàn huỷ/Holocrine: Cả
TB tuyến biến thành chất tiết &
được đưa ra ngoài. Ví dụ: Tuyến
bã ở da (ảnh B).
22
3.2.3. Phân loại tuyến: 3 tiêu chí
 Theo số lượng TB tạo ra chất tiết, có 2 loại:
o Tuyến đơn bào: Tuyến chỉ gồm 1 TB chế tiết (A).
o Tuyến đa bào: Nhiều TB tham gia tạo chất tiết (B, C).
 Theo vị trí đầu tiên nhận sản phẩm chế tiết, chia 2 loại:
o Tuyến ngọai tiết: Chất tiết được bài xuất ra bề mặt da hoặc
khoang cơ thể; luôn có 2 phần: chế tiết & bài xuất (B).
o Tuyến nội tiết: Sản phẩm được đưa thẳng vào máu; chỉ có phần
chế tiết; các TB tuyến liên hệ chặt chẽ với mao mạch máu (C).
A
TB đài
Ph.bài xuất

Mao mạch

B
C

TB nội tiết đường ruột Ph.chế tiết 23


3.2.4. Tuyến ngoại tiết: Dựa vào hình dạng phần chế tiết, chia
3 loại: Tuyến ống, tuyến túi & tuyến ống–túi.
a) Tuyến ống: Phần chế tiết tạo thành ống, có thể ống đơn
hoặc chia nhánh, có thể cong hoặc thẳng, vì vậy có 4 loại:
• Tuyến ống đơn thẳng: Tuyến Lieberkuhn ở niêm mạc ruột.
• Tuyến ống đơn cong: Tuyến mồ hôi ở da.
• Tuyến ống chia nhánh thẳng: Tuyến đáy vị.
• Tuyến ống chia nhánh cong: Tuyến tâm vị, tuyến môn vị.

T.ống đơn thẳng T.ống đơn cong T.ống chia nhánh thẳng T.túi đơn giản

T. ống-túi T.ống chia nhánh cong T. túi phức tạp (kiểu chùm nho) T. Đáy vị
b) Tuyến túi: Phần chế tiết phình ra thành túi: 2 loại
• Tuyến túi đơn giản (b1): nhiều nang mở vào 1 ống bài xuất
(tuyến bã).
• Tuyến túi phức tạp (kiểu chùm nho –b2): Mỗi nang mở vào 1
nhánh nhỏ của hệ thống ống bài xuất chia nhánh kiểu cành
cây (tuyến nước bọt, phần tụy ngoại tiết).
c) Tuyến ống-túi (c): Tuyến ống nhưng có phần nở rộng thành túi
đổ chung vào ống bài xuất (tuyến tiền liệt).

b1 b2 c [5]

T. tiền liệt

T.bã
[5]

Tụy ngoại tiết


[4]
3.2.5. Tuyến nội tiết: 3 loại
 Tuyến kiểu lưới: Các TB chế tiết tạo
A
thành dây nối với nhau dạng lưới,
giữa các lưới TB là lưới mao mạch
máu: Thùy trước tuyến yên; tuyến
thượng thận (A); tuyến cận giáp
trạng; tụy nội tiết; hoàng thể,... B
 Tuyến kiểu túi: Các TB chế tiết tạo
thành các túi, bên ngoài nang tuyến
là MLK có mạch máu sát nang
tuyến: Tuyến giáp (B).
 Tuyến kiểu tản mác: Các TB chế [5]
tiết nằm rải rác hoặc tập trung C
thành đám tản mát trong mô LK &
tiếp xúc mật thiết với các mao mạch
máu: Tuyến kẽ tinh hoàn (C).
TÓM TẮT CÁC LOẠI BIỂU MÔ
LOẠI BM HÌNH DẠNG TB BỀ MẶT VÍ DỤ
BIỂU MÔ ĐƠN
1. BM lát đơn Dẹt Lót lòng mạch máu, mạch bạch huyết
(nội mô), màng phổi, màng bụng.

2. BM vuông đơn Khối vuông Lót lòng ống dẫn của hầu hết tuyến.

3. BM trụ đơn Khối trụ Lót lòng ống tiêu hóa, túi mật.

4. BM trụ giả tầng Tất cả TB trên 1 màng đáy, Lót lòng niêm mạc hô hấp từ khoang
TB vươn tới bề mặt hình trụ mũi đến phế quản, ống mào tinh.

BIỂU MÔ TẦNG Dẹt (không nhân) Biểu bì da


5. BM lát tầng S.hóa

6. BM lát tầng không Dẹt (có nhân) Lót lòng niêm mạc miệng, thực quản,
sừng âm đạo.

7. BM vuông tầng Khối vuông Lót lòng ống dẫn của tuyến mồ hôi

8. BM trụ tầng Khối trụ Lót lòng ống dẫn lớn các tuyến nước
bọt.
9. BM chuyển tiếp Hình vợt lớn khi bàng quang Lót lòng đài, bể thận, niệu quản, bàng
rỗng, dẹt khi BQ căng quang, đoạn gần của niệu đạo.
TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM TUYẾN NGOẠI TIẾT
THÀNH PHẦN TẾ BÀO VÍ DỤ
Đơn bào (một tế bào) Tế bào hình đài
Đa bào (nhiều hơn một tế bào) Đa số các tuyến
CẤU TRÚC ỐNG VÍ DỤ
Ống đơn Tuyến mồ hôi
Ống phức Tuyến vú
DẠNG CHẤT TIẾT VÍ DỤ
Thanh dịch (nước) Tuyến mang tai
Chất nhầy (nhớt) Tuyến vòm miệng
Hỗn hợp (thanh dịch & nhầy) Tuyến dưới lưỡi
PHƯƠNG THỨC BÀI TIẾT VÍ DỤ
Tuyến nguyên vẹn (chế tiết dạng xuất bào) Tuyến mang tai
Tuyến bán hủy (sản phẩm tiết cùng với 1 phần bào Tuyến vú lúc cho con bú
tương)
Tuyến toàn hủy (TB chết trở thành chất tiết) Tuyến bã
TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
A B

Nhìn vào ảnh A, anh/chị hãy:


* Câu 1: Xác định loại mô được giới hạn bởi Nhìn vào ảnh B, anh/chị hãy:
khung chữ nhật 1? * Câu 1: Xác định cấu trúc bên trong
* Câu 2: Xác định loại mô ở đầu mũi tên? khung chữ nhật?
* Câu 3: Xác định cấu trúc trong vùng khoanh tròn?
* Câu 4: Xác định cấu trúc bên trong khung chữ
nhật 2? 29
ĐÁP ÁN CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Ảnh A: Ảnh B:
* Câu 1: Biểu mô lát tầng không * Câu 1: Tuyến bã, tuyến
sừng hóa. nhờn.
* Câu 2: Mô liên kết.
* Câu 3: Lòng nang tuyến chế
tiết, lòng nang tiết nhầy.
* Câu 4: Nang nhầy, các tế bào
tiết nhầy.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS Trịnh Bình: Mô – Phôi, phần Mô học.
Nhà xuất bản Y học 2013.
[2] PGS.TS Trần Công Toại: Mô học. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2016.
[3] PGS-TS Bùi Mỹ Hạnh và GS.TS Trịnh Bình: Mô
học. Nhà xuất bản Y học 2016.
[4] Vojciech Pawlina: Histology: A Text and Atlas With
Correlated Cell and Molecular Biology, Seventh Edition.
Copyright 2016 Wolters Kluwer Health.
 [5] William K. Ovalle, Patrick C. Nahirney: Netter’s
essential histology, 2nd ed. Copyright © 2013 by
Saunders, an imprint of Elsevier Inc.

31
Mọi ý kiến thắc mắc, xin liên hệ với Giảng viên theo e-mail:
vodinhvinhvpqg@gmail.com
hoặc mob. 0913 237 239/0982 948 056 32

You might also like