Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

HỆ TIẾT NIỆU

(Urinary System)
ThS. BS. Nguyễn Thị Chuyên
Khoa Y - HUBT

1
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Mô tả được cấu tạo đại cương của thận.

2. Mô tả được cấu tạo và giải thích được


chức năng của các đoạn ống sinh niệu.

3. Mô tả được cấu tạo và liên hệ với chức năng


nội tiết của các cấu trúc trong phức hợp
cận tiểu cầu.

4. Mô tả được hệ tuần hoàn đặc biệt ở thận.

2
− Hệ tiết niệu gồm:
 Thận
 Những đường bài xuất
nước tiểu: đài thận, bể thận,
niệu quản, bàng quang,
niệu đạo.
− Nước tiểu: được tạo ra ở thận
→ Bàng quang → niệu đạo
→ ra ngoài.
− Chức năng thận:
 Tạo nước tiểu
 Chức năng nội tiết:
renin, erythropoietin
 Tham gia chuyển hóa vitamin D.
3
1. THẬN
1.1. CẤU TẠO ĐẠI CƯƠNG
− Hình hạt đậu
− Dài 10-12cm, Rộng 5-6cm, Dày 3-4cm
− 1 bờ lồi, 1 bờ lõm
− Vỏ xơ bọc ngoài
− Rốn thận:
Mạch máu ra vào → nuôi thận,
Niệu quản thông với bể thận
− Thiết đồ bổ đôi thận:
→ 2 vùng màu sắc khác nhau,
xen kẽ nhau:
vùng vỏ (màu đỏ nâu thẫm),
vùng tủy (màu nhạt hơn)
4
1.1.1. VÙNG TỦY
− Gồm: 6-10 tháp thận (tháp Malpighi):
 Khối hình tháp
 Đỉnh hướng về phía bể thận
 Đáy quay về phía bờ cong lồi
của thận.
 Ở đỉnh tháp có miệng những
ống nhú → mở vào đài thận nhỏ
− Từ mặt đáy mỗi tháp thận, có những
khía dọc gọi là tia tủy (tháp Ferrein):
 Khối hình tháp nhỏ, cao
 Đáy nằm trên đáy tháp thận
 Đỉnh quay về phía vỏ xơ.
1.1.2. VÙNG VỎ: 3 Phần:
− Phần giáp vỏ: nằm sát vỏ xơ
− Mê đạo: xen giữa các tháp Ferrein
− Cột thận (trụ Bertin): nằm xen giữa các tháp Malpighi 5
1.2. CẤU TẠO VI THỂ VÀ SIÊU VI THỂ
− Nhu mô thận được tạo thành bởi những đơn vị cấu tạo và
chức năng gọi là ống sinh niệu.
− Các ống sinh niệu được vùi trong mô liên kết gọi là mô kẽ.

6
1.2.1. ỐNG SINH NIỆU
− Ống sinh niệu là một ống
nhỏ cong queo, dài khoảng
5cm, chia thành nhiều đoạn,
mỗi đoạn có vị trí, cấu tạo
và chức năng khác nhau:
 Tiểu cầu thận:
ở vùng vỏ
 Ống gần: ở vùng vỏ
 Ống trung gian:
ở vùng tủy,
gồm 2 ngành:
ngành xuống và ngành lên
 Ống xa: ở vùng vỏ
 Ống góp và ống nhú:
ở vùng tủy
7
8
1.2.1.1. TIỂU CẦU THẬN:
− Là đoạn đầu tiên của ống sinh niệu,
− Hình cầu, đk 200-300m
− Được cấu tạo bởi
chùm mao mạch Malpighi và bao Bowman.

9
1.2.1.1. TIỂU CẦU THẬN:

− Bao Bowman có 2 lá,


giữa 2 lá là khoang
Bowman chứa nước tiểu
đầu tiên.

− Hai lá nối tiếp với nhau


ở cực mạch,
ở đó tiểu động mạch đến
tiến vào tiểu cầu thận và
tiểu động mạch đi ra khỏi
tiểu cầu thận.

− Đối diện với cực mạch là


cực niệu, ở đó khoang
Bowman thông với ống gần.
10
1.2.1.1. TIỂU CẦU THẬN:
− Chùm mao mạch Malpighi:
* Tiểu động mạch đến tiểu cầu thận chia
làm 5 nhánh nhỏ, mỗi nhánh tỏa ra 1 lưới
mao mạch.
* Thành của mao mạch thuộc chùm mao
mạch Malpighi từ trong ra ngoài gồm có:
lớp nội mô, màng đáy, các tế bào gian
mao mạch.

11
1.2.1.1. TIỂU CẦU THẬN:
− Chùm mao mạch Malpighi
• Lớp tế bào nội mô:
tế bào dẹt, bào tương trải rộng
thành 1 lớp rất mỏng và có nhiều
lỗ thủng thật đường kính 70-90 nm.
• Màng đáy:
dày 0,10-0,15m, không bọc kín
từng mao mạch một mà bọc toàn bộ
1 lưới mao mạch; có cấu tạo giống
như các màng đáy khác.
• Tế bào gian mao mạch:
xen giữa các mao mạch thuộc
cùng lưới mao mạch; các nhánh
bào tương to nhỏ không đều;
vai trò: chỗng đỡ + thực bào,
ẩm bào.
12
− Bao Bowman
* Lá ngoài: biểu mô lát đơn lót ngoài bởi màng đáy.
Ở cực niệu, biểu mô này nối tiếp với biểu mô của ống gần.
* Lá trong: được cấu tạo bởi những tế bào hình sao gọi là
tế bào có chân.

13
− Bao Bowman
* Từ thân tế bào có chân tỏa ra những nhánh bào tương bậc 1
và bậc 2 đến tiếp xúc với màng đáy bởi những chân phình.
Những nhánh của các tế bào có chân cách nhau bởi những
khe lọc rộng 25-35nm.

14
HÌNH ẢNH
SIÊU VI THỂ
TẾ BÀO
CÓ CHÂN
(CHỤP SEM)

15
― Chức năng của tiểu cầu thận:
* Lọc các chất trong huyết tương → tạo ra nước tiểu đầu tiên
chứa trong khoang của bao Bowman.
* Máu trong các mao mạch của chùm mao mạch Malpighi
→ nội mô có lỗ thủng của mao mạch
→ màng đáy lót ngoài nội mô
→ những khe xen vào giữa những chân của tế bào có chân
→ khoang của bao Bowman.

16
* Bình thường: mỗi phút có 120-130cm3 chất siêu lọc của
huyết tương lọt qua bộ phận lọc của tiểu cầu thận.
* Chất siêu lọc gồm có: Nước chứa như glucose, ure, acid uric
…, Chất điện giải, Acid amin, các protein có phân tử lượng
<68000.

* Áp lực máu trong các chùm mao mạch Malpighi:


70-90mmHg → lọc bình thường,
<40mmHg → ngừng lọc.

* Thận lọc # 100 lít máu/ngày,


→ chỉ có 1,5 lít nước tiểu được đào thải ra ngoài
vì phần lớn nước được tái hấp thụ ở các đoạn khác của
ống sinh niệu.

17
1.2.1.2. ỐNG GẦN
― Ống gần là đoạn tiếp theo tiểu cầu thận.
― Có 2 đoạn:
+ 1đoạn cong queo, uốn khúc nhiều lần
 ống lượn gần
+ 1 đoạn tương đối thẳng.

― Quan sát dưới kính


hiển vi quang học:
* Với phương pháp
nhuộm thông thường(H.E),
Tế bào biểu mô lợp thành
ống: Hình tháp; Nằm trên
màng đáy; Có 1 nhân hình
cầu, sáng; Bào tương ưa
eosin.
18
1.2.1.2. ỐNG GẦN
― Quan sát dưới kính hiển vi quang học:

* Với phương pháp nhuộm đặc biệt,


tế bào này có 2 đặc điểm:

+ Ở mặt ngọn tế bào có 1 vùng


bào tương đã được biệt hóa
 gọi là diềm bàn chải, cấu tạo bởi những
khía dọc thẳng góc với mặt tế bào.
Vùng này có phản ứng PAS (+) và chứa
enzyme phosphatase base.

+ Khi nhuộm bằng hematoxylin sắt, thấy:


ở nửa đáy tế bào có những vạch song song
và thẳng góc với mặt đáy tế bào
 gọi là que Heidenhain.
19
1.2.1.2. ỐNG GẦN
― Quan sát bằng KHV điện tử:
* Diềm bàn chải thực chất là
những vi nhung mao giống như
những vi nhung mao ở ruột.
* Những que Heidenhain
thực chất là những ty thể hình
que dài.
* Xen giữa các ti thể này, màng
bào tương từ mặt tế bào lõm
sâu vào bào tương tạo thành
những con đường cụt gọi là mê
đạo đáy.
* Bào tương tế bào biểu mô ống gần chứa nhiều bào quan:
bộ Golgi, những riboxom tự do, lưới nội bào kém phát triển.

20
1.2.1.2. ỐNG GẦN
― Chức năng:
* Chức năng (chủ yếu)
+ Tái hấp thụ lại toàn bộ glucose và acid amin,
70-85% nước, các ion Na+, Cl- và gần như toàn bộ Ca++;
+ Không tái hấp thụ những sản phẩm chuyển hóa
(ure, acid uric, creatinin).
+ Khả năng tái hấp thụ nhờ những vi nhung mao ở
mặt ngọn tế bào biểu mô, những enzyme phosphatase
và những ti thể ở phần đáy tế bào.

* Tham gia bài tiết các chất như đỏ phenol,


phenolsulfophtalein (PSP) và các dược phẩm như
penicillin, streptomycin.

21
HÌNH ẢNH VI THỂ
TIỂU CẦU THẬN,
ỐNG GẦN, ỐNG XA

• PC: Ống gần


• DC: Ống xa
• MD: Vết đặc
• Pod: Tế bào có chân
• BC: lá thành bao
Bowman
• *: Khoang Bowman

22
23
1.2.1.3. ỐNG TRUNG GIAN:

― Là những ống nhỏ.


― Thành ống:
mỏng, biểu mô đơn
― Nhân nằm giữa tế bào.
― Chức năng: tái hấp thụ
 Ngành xuống chủ yếu
Hấp thụ nước,
 Ngành lên chủ yếu
Hấp thụ muối và vận chuyển
tích cực Na+ từ lòng ống tới
dịch kẽ.

24
1.2.1.4. ỐNG XA
― Gồm 2 đoạn: Đoạn thẳng và
Đoạn ống lượn xa.
― Lòng rộng hơn lòng ống gần.
― Thành ống:
biểu mô vuông đơn.
― Cực ngọn của tế bào biểu mô
không có diềm bàn chải,
nhưng ở một số tế bào,
mặt ngọn có một ít vi nhung
mao ngắn.
― Cực đáy tế bào
có ít que Heidenhain.
― Bào tương chứa 1 ít lưới nội
bào có hạt và bộ Golgi.
― Nhân hình cầu và hình trứng, nằm gần lòng ống.
― Chức năng: Tái hấp thụ nước và Na+, Bài tiết K+.
Duy trì sự cân bằng acid-base của nước tiểu.
25
HÌNH ẢNH VI THỂ
TIỂU CẦU THẬN,
ỐNG GẦN, ỐNG XA

• PC: Ống gần


• DC: Ống xa
• MD: Vết đặc
• Pod: Tế bào có chân
• BC: lá thành bao
Bowman
• *: Khoang Bowman

26
27
1.2.1.5. ỐNG GÓP VÀ ỐNG NHÚ
― Ống góp có kích thước lớn dần,
 đến đỉnh tháp Malpighi
thì mở vào nhú thận,
 lúc đó đoạn này gọi là ống nhú.
― Thành ống:
 Đoạn đầu:
biểu mô vuông đơn
 Đoạn sau:
các tế bào cao dần lên
 trở thành biểu mô trụ đơn.

―Chức năng:
Tái hấp thụ nước, ure
Vận chuyển tích cực các ion Na+, K+
dưới tác dụng của aldosteron (hormon tuyến vỏ thượng thận).
28
1.2.2. MÔ KẼ
― Là những phần đặc biệt trong vùng vỏ thận và vùng tủy thận
nằm giữa các mạch máu, các ống thận, các bạch mạch
― Cấu tạo bởi:
 Những tế bào sợi, tế bào đơn nhân,
 Những sợi collagen vùi trong chất nền giàu proteoglycan.
 Loại tế bào đặc biệt: tế bào kẽ
― Từ tế bào kẽ vùng tủy tiết ra medullippin I

29
1.2.3. TUẦN HOÀN
1.2.3.1. ĐỘNG MẠCH
― Động mạch thận, trước khi rời thận, chia thành 3-4 nhánh
 vào rốn thận  tiếp tục chia nhánh
 cho những nhánh chạy trong trụ Bertin
(gọi là động mạch quanh tháp)
 khi tới đáy tháp Malpighi,
nó uốn cong
thành động mạch bán cung.

 Từ động mạch bán cung


phát sinh những nhánh chạy
trong mê đạo
gọi là động mạch nan hoa

30
1.2.3. TUẦN HOÀN
1.2.3.1. ĐỘNG MẠCH
― Từ động mạch nan hoa
chia ra những nhánh bên
tiến vào tiểu cầu thận
gọi là tiểu động mạch đến

 tỏa ra các lưới mao mạch


trong chùm mao mạch Malpighi
của tiểu cầu thận
 tập trung thành tiểu động mạch đi
ra khỏi tiểu cầu thận

 từ đó tỏa ra lưới mao mạch vây


quanh các đoạn ống sinh niệu
nằm trong vùng vỏ và trong các
tia tủy.
 Hệ tuần hoàn máu ở thận: HỆ THỐNG CỬA ĐỘNG MẠCH.
31
1.2.3. TUẦN HOÀN
1.2.3.1. ĐỘNG MẠCH
Từ động mạch bán cung
 phát sinh những nhánh
động mạch thẳng
 tiến vào tháp thận

 tỏa ra lưới mao mạch


vây quanh các đoạn ống
sinh niệu nằm trong tháp.

32
1.2.3.2. TĨNH MẠCH
Những tĩnh mạch thận
có 3 nguồn gốc:
― Những tĩnh mạch hình sao
thuộc vùng vỏ bắt nguồn
từ lưới mao mạch
nằm ở gần mặt thận.
― Những tĩnh mạch bên
phát sinh từ những lưới
mao mạch vây quanh
các đoạn ống sinh niệu
nằm trong vùng vỏ và
trong các tia tủy.
― Những tĩnh mạch thẳng
phát sinh từ những lưới mao
mạch nằm trong tháp thận.

33
1.2.3.2. TĨNH MẠCH
Những tĩnh mạch thận
có 3 nguồn gốc:
― Những tĩnh mạch hình
sao thuộc vùng vỏ
bắt nguồn từ lưới
mao mạch nằm ở gần
mặt thận.
― Những tĩnh mạch bên
phát sinh từ những
lưới mao mạch vây
quanh các đoạn ống
sinh niệu nằm trong
vùng vỏ và trong các
tia tủy.
― Những tĩnh mạch thẳng
phát sinh từ những lưới
mao mạch nằm trong
tháp thận. 34
1.2.3.3. MẠCH BẠCH HUYẾT
― Những mạch bạch huyết nhận bạch huyết từ những
lưới mao mạch bạch huyết vây quanh các động mạch và
tĩnh mạch nằm trong vùng tủy của thận.
― Lưới mạch bạch huyết vây quanh động mạch bán cung
 dần dần hợp với nhau thành những mạch bạch huyết lớn
 dẫn bạch huyết ra khỏi thận.

35
1.2.4. PHỨC HỢP CẬN TIỂU CẦU
― Là một tập hợp những ống và cấu trúc mạch có những tác động
phối hợp để điều hòa áp lực máu động mạch
 chi phối tới mức độ lọc máu của tiểu cầu thận.
― Phức hợp cận tiểu cầu gồm:
+ Vết đặc
+ Những tế bào cận tiểu cầu
(tế bào biểu mô có hạt)
+ Những tế bào gian mạch
ngoài tiểu cầu (lưới cận tiểu cầu)
+ Tiểu đảo cận cửa

36
1.2.4.1. VẾT ĐẶC
― Ống xa có 1 đoạn nằm ở cực mạch của tiểu cầu thận,
xen giữa tiểu động mạch đến và đi.
― Những tế bào ở thành ống
hướng về phía cực mạch
có cấu tạo đặc biệt và
họp thành đám tế bào
gọi là vết đặc.
― Cực ngọn tế bào có
nhiều vi nhung mao.
― Bào tương vùng cực ngọn
chứa những hạt chế tiết nhỏ.
― Cực đáy có ít ti thể.

37
1.2.4.2. TẾ BÀO CẬN TIỂU CẦU
― Ở lớp áo giữa của đoạn tiểu động mạch đến nằm sát với
cực mạch của tiểu cầu thận, các tế bào cơ trơn biến đổi
cấu tạo:

 Nhân hình cầu


 Tơ cơ có ít / không có
 Bào tương chứa những
hạt chế tiết
Tế bào cận tiểu cầu
còn được gọi là
tế bào biểu mô có hạt.

38
1.2.4.3. NHỮNG TẾ BÀO GIAN MẠCH NGOÀI TIỂU CẦU
― Những tế bào này họp
thành một đám xen vào
giữa vết đặc, các tiểu động
mạch đến và đi, và cực
mạch của tiểu cầu thận
― Hình dáng không đều.
― Nhân sáng.
― Bào tương chứa ít bào
quan. Có nơi bào tương
phát sinh các nhánh dài
hay ngắn, có nơi màng
tế bào lõm vào bào tương
thành những khe sâu
 Bởi vậy tế bào trông giống
như 1 cái lưới và được gọi
là tế bào lưới. 39
1.2.4.4. TIỂU ĐẢO CẬN CỬA
― Đó là những đám tế bào nằm bên cạnh cực mạch của
tiểu cầu thận.
― Đôi khi những tế bào đó tạo thành 1 cái túi chứa 1 chất
thuộc loại lipid.

40
 Các tế bào của phức hợp cận tiểu cầu tiết ra renin.

 Thận tiết ra erythropoietin tác động vào tủy xương


 gây tăng sinh các tế bào thuộc dòng hồng cầu
và làm tăng sự phóng thích hồng cầu từ tủy xương vào máu.
 Thận tham gia vào sự chuyển hóa vitamin D
 sản phẩm chuyển hóa theo máu tới tác động vào các tế bào
biểu mô ở ruột
 làm các tế bào này hấp thụ lại canxi đủ mức cần thiết cho
cơ thể.
Sự chuyển hóa vitamin D ở thận chịu sự kiểm soát của hormon
tuyến cận giáp.

41
2. NHỮNG ĐƯỜNG BÀI XUẤT NƯỚC TIỂU

3 đoạn
(Từ nhú thận → ra ngoài):
―Đoạn trên bàng quang
(đài thận lớn & nhỏ,
bể thận, niệu quản)
―Bàng quang
―Niệu đạo

42
2.1. ĐỌAN TRÊN BÀNG QUANG:
- Các đài thận lớn và nhỏ, bể thận, niệu quản có cấu tạo giống nhau.
- Thành (trong → ngoài): 3 tầng mô:
tầng niêm mạc, tầng cơ và tầng vỏ ngoài.
2.1.1. Tầng niêm mạc:
- Niêm mạc niệu quản có những nếp
nhăn dọc → lòng niệu quản có hình khế.
- Biểu mô lát tầng.
- Lớp đệm: mô liên kết mỏng, có nhiều
sợi chun, các đám mô bạch huyết nhỏ(+/-)
2.1.2. Tầng cơ:
- 2 lớp cơ trơn (trong: dọc, ngoài: vòng).
- Ở 1/3 dưới niệu quản:
còn có thêm lớp cơ dọc ở phía ngoài.
2.1.3. Tầng vỏ ngoài
Màng xơ cấu tạo bởi những bó sợi
liên kết dọc và một lưới sợi chun
khá phong phú 43
44
2.2. BÀNG QUANG (BQ): 3 tầng mô
2.2.1. Tầng niêm mạc: niêm mạc nhẵn (khi BQ đầy nước tiểu),
có nhiều nếp nhăn (BQ rỗng)
― Biểu mô: biểu mô chuyển tiếp, gồm 5-6 hàng tế bào,
những tế bào nằm trên bề mặt có hình cầu/ hình vợt
→ tế bào dẹt (khi BQ chứa đầy nước tiểu)
― Lớp đệm: mô liên kết thưa (nhiều sợi chun + mạch máu)
2.2.2. Tầng cơ:
3 lớp cơ (dọc- vòng-dọc),
các lớp phân biệt nhau
không rõ.
2.2.3. Tầng vỏ ngoài:
Mô liên kết thưa.
Một phần mặt sau và mặt bên
được phủ bởi màng bụng.
45
2.3. NIỆU ĐẠO:
Thành : 2 tầng mô:
tầng niêm mạc + tầng cơ
2.3.1. Tầng niêm mạc:
Ở ♂, ♀: biểu mô phủ khác nhau
 Ở ♂:
 Niệu đạo tiền liệt :
Biểu mô chuyển tiếp
(ở đoạn gần ống phóng tinh),
Biểu mô trụ tầng/ trụ giả tầng
(ở đoạn xa ống phóng tinh).
 Niệu đạo màng:
Biểu mô trụ tầng.
 Niệu đạo dương vật:
Biểu mô lát tầng.
 Ở ♀: biểu mô lát tầng
2.3.2. Tầng cơ: 2 lớp cơ trơn
(trong: cơ dọc, ngoài: cơ vòng) 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng; giáo trình do Bộ môn Mô – Phôi, Khoa Y,
HUBT biên soạn.
2. Mô – Phôi, phần Mô học. Chủ biên: GS.TS Trịnh Bình,
Nhà Xuất bản Y học – tái bản năm 2015.
3. Mô học. Chủ biên: PGS-TS Trần Công Toại.
NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2016.
4. Mô học. Chủ biên: PGS-TS Bùi Mỹ Hạnh & GS-TS Trịnh Bình.
NXB Y học 2016.
5. Netters essential histology, 2nd edition, William K. Ovalle,
Patrick C. Nahirney, Frank H. Netter.
6. Histology: A Text and Atlas: With Correlated Cell and Molecular
Biology, 6th edition, Ross H.M. and Pawlina W.
7. Basic Histology: Text and Atlas 11th edition, 2005, Junqueira
L.C. and Carneido J.

47
THE END!

48

You might also like