Nhóm 2 - Quản trị rủi ro trong hợp đồng nhập khẩu sữa

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 59

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH

PHÂN TÍCH RỦI RO CÁC ĐIỀU KHOẢN


TRONG HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SỮA

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Huỳnh Đăng Khoa


Mã lớp: ML20
Nhóm thực hiện: Nhóm 02
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 02

STT Họ và tên MSSV Hoàn thành

01 Trương Thị Minh Khuê 1911115212 100%

02 Đặng Võ Phúc Vinh 1911115608 100%

03 Nguyễn Thị Hoài Linh 1911115239 100%

04 Ngô Thúy Hiền 1911115151 100%

05 Ngô Thị Phương Quỳnh 1911115431 100%

06 Trịnh Phương Uyên 1911115594 100%

07 Đỗ Nguyễn Hiếu Trinh 1911115554 100%

08 Đặng Quang Vỹ 1911115631 100%

09 Liên Anh Thư 1911115505 100%

10 Võ Thị Hải Yến 1911115636 100%

11 Trần Ngọc Bảo Vy 1911115629 100%

12 Đỗ Nguyễn Tường Vy 1911115613 100%

13 Võ Thị Thanh Thủy 1911115521 100%

14 Lê Hoàng Thùy Trân 191115539 100%

1
MỤC LỤC
I. ĐIỀU KHOẢN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (DELIVERY) .......................................... 5
1. Nhận diện rủi ro: .............................................................................................................. 5
1.1. Rủi ro về chứng từ:..................................................................................................... 5
1.2. Rủi ro về khai báo hải quan: ...................................................................................... 5
1.3. Rủi ro về tàu, container: ............................................................................................. 6
1.4. Rủi ro về hàng hải: ..................................................................................................... 6
2. Phân tích rủi ro ................................................................................................................. 8
2.1. Rủi ro về chứng từ:..................................................................................................... 8
2.2. Rủi ro về khai báo hải quan: ...................................................................................... 8
2.3. Rủi ro về tàu, container: ............................................................................................. 8
2.4. Rủi ro về hàng hải .................................................................................................... 11
3. Đo lường rủi ro: .............................................................................................................. 15
4. Đánh giá rủi ro................................................................................................................ 15
4.1. Rủi ro về chứng từ:................................................................................................... 15
4.2. Rủi ro về khai báo hải quan: .................................................................................... 16
4.3. Rủi ro về thiếu container, tàu: ................................................................................. 16
4.4. Rủi ro về hàng hải: ................................................................................................... 16
5. Ứng phó rủi ro ................................................................................................................ 18
5.1. Rủi ro về chứng từ:................................................................................................... 18
5.2. Rủi ro về khai báo hải quan: .................................................................................... 19
5.3. Rủi ro về thiếu tàu, container: ................................................................................. 20
5.4. Rủi ro về hàng hải .................................................................................................... 20
II. ĐIỀU KHOẢN CHẤT LƯỢNG: .................................................................................... 21
1. Nhận định rủi ro.......................................................................................................... 21
1.1. Rủi ro trong quá trình sản xuất ........................................................................... 21
1.2 Rủi ro liên quan đến bao bì:...................................................................................... 22
1.3 Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia ....... 22
1.4.Rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng ................ 22
1.5 Rủi ro trong quá trình bảo quản ............................................................................... 24
1.6 Rủi ro trong công tác giám định chất lượng hàng hoá ........................................... 25
2. Phân tích rủi ro ............................................................................................................... 27
2.1. Rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất: ................................................................ 27

2
2.2 Rủi ro liên quan đến bao bì ....................................................................................... 28
2.3 Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia ....... 31
2.4. Rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng ............... 33
2.5. Rủi ro trong quá trình bảo quản: ............................................................................ 33
2.6. Rủi ro trong công tác giám định chất lượng hàng hoá: ......................................... 34
3. Đo lường rủi ro: .............................................................................................................. 35
4. Đánh giá rủi ro................................................................................................................ 36
4.1. Rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất .................................................................. 36
4.2. Rủi ro liên quan đến bao bì ...................................................................................... 36
4.3. Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia: ..... 37
4.4. Rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng ............... 37
4.5. Rủi ro trong quá trình bảo quản .............................................................................. 37
4.6. Rủi ro trong công tác giám định chất lượng hàng hoá .......................................... 37
5. Ứng phó rủi ro ................................................................................................................ 38
5.1. Rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất .................................................................. 38
5.2. Rủi ro liên quan đến bao bì ...................................................................................... 39
5.3. Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia ...... 39
5.4. Rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng ............... 40
5.5. Trong quá trình bảo quản ........................................................................................ 41
5.6. Rủi ro trong công tác giám định chất lượng hàng hoá .......................................... 41
III. RỦI RO TRONG ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI .......................................................... 42
1. Nhận diện rủi ro ............................................................................................................. 42
1.1. Rủi ro thỏa thuận trọng tài vô hiệu ......................................................................... 43
1.2. Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được ........................................... 43
1.3. Rủi ro liên quan đến trách nhiệm và chi phí sau phán quyết................................. 43
2. Phân tích rủi ro ............................................................................................................... 44
2.1. Rủi ro thỏa thuận trọng tài vô hiệu ......................................................................... 44
2.2. Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được ........................................... 46
2.3. Rủi ro liên quan đến trách nhiệm và chi phí sau phán quyết................................. 49
3. Đo lường rủi ro: .............................................................................................................. 50
4. Đánh giá rủi ro................................................................................................................ 51
4.1. Rủi ro thoả thuận trọng tài vô hiệu hoá & Rủi ro thoả thuận trọng tài không thể
thực hiện được ................................................................................................................. 51
4.2. Rủi ro liên quan đến trách nhiệm chi phí sau phán quyết ..................................... 51
3
5. Ứng phó rủi ro ................................................................................................................ 52
5.1. Rủi ro thỏa thuận trọng tài vô hiệu ......................................................................... 52
5.2. Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được ........................................... 53
5.3. Rủi ro liên quan đến trách nhiệm và chi phí sau phán quyết................................. 53
HỢP ĐỒNG ............................................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 57

4
I. ĐIỀU KHOẢN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (DELIVERY)
1. Nhận diện rủi ro:
1.1. Rủi ro về chứng từ:
Mặc dù phương thức thanh toán bằng L/C rất an toàn và uy tín, nhưng người mua vẫn
gặp rủi ro vì nó vẫn phụ thuộc vào sự thiện chí và sự trung thực của người bán. Vì vậy, khi
người bán không có sự thiện chí và cố ý xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp
với L/C cho Ngân hàng mà thực tế không có hàng giao, người nhập khẩu vẫn phải thanh toán
cho ngân hàng ngay cả trong trường hợp không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không
đúng theo hợp đồng từ người xuất khẩu bởi vì ngân hàng đã thanh toán cho người xuất khẩu
khi đã cung cấp đủ hồ sơ, chứng từ như yêu cầu trong L/C. Tại thời điểm đó, người nhập khẩu
dù nhận hàng không đúng chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng, nhưng vẫn mất số tiền
hàng cho người xuất khẩu.
Trong một số trường hợp, người nhập khẩu chấp nhận chứng từ do người xuất khẩu lập
ra dù đã biết chứng từ này không đúng với những chứng từ được yêu cầu trong L/C. Khi người
bán không cung cấp đầy đủ chứng từ hoặc chứng từ còn rất nhiều thiếu sót, ngân hàng sẽ từ
chối thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, người bán có thể chèo kéo, dụ dỗ người mua chấp
nhận với những lời cam kết về hàng tốt, những khuyến mãi và những lợi ích đi kèm cho người
mua. Và khi người mua nhận hàng và chấp nhận thanh toán thì có rủi ro là số hàng không đúng
yêu cầu có thể là cả về chất lượng cũng như số lượng và làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh
của người nhập khẩu.
Bên cạnh đó, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều dẫn chiếu và
tuân thủ UCP600 trong các giao dịch ngoại thương (khi thanh toán bằng L/C). Tuy nhiên, nhiều
doanh nhập khẩu lại không nghiên cứu kỹ UCP600 để biết rằng UCP600 không có điều khoản
nào nói về vấn đề gian lận và giả mạo chứng từ. Chính vì vậy, nhà nhập khẩu vẫn phải gánh
chịu phần lớn rủi ro khi xảy ra trường hợp này.

1.2. Rủi ro về khai báo hải quan:


Khai báo Hải Quan là khâu quan trọng và thường xuyên xảy ra rủi ro trong quá trình
nhập liệu để lên tờ khai. Người thông quan thường dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử
ECUS để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng, nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải
quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Nếu giấy tờ hải quan
không đủ điều kiện để xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa thì hàng hóa vận chuyển bị vào luồng
vàng hoặc luồng đỏ. Mất nhiều thời gian trong việc thực hiện các thủ tục hải quan.

5
Ngoài ra, người nhập khẩu cũng đối mặt với rủi ro không thể thông quan nhập khẩu vì
chứng từ người bán cung cấp không đủ hoặc không đúng pháp lý. Khi các thông tin trên bộ
chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính
tả,… thì sẽ đòi hỏi người khai hải quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu –
thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai hải quan.

1.3. Rủi ro về tàu, container:


Mặt hàng sữa thông thường được vận chuyển bằng container lạnh (20 FT hoặc 40 FT),
tùy thuộc vào số lượng. Cont 20FT hay cont 40FT có kích thước và dung tích giống với
container thông thường, nhưng được thiết kế có bình làm lạnh. Điều này đảm bảo chất lượng
và an toàn cho các hàng hóa yêu cầu về nhiệt độ: làm mát, làm lạnh, cấp đông. Khi vận chuyển
và làm thủ tục cho hàng đông lạnh là container cần được cắm điện để duy trì nhiệt độ. Do đó,
khi vận chuyển container đông lạnh bằng đường bộ từ nhà máy ra cảng, xe đầu kéo phải có
máy phát. Vì thế, chất lượng của container là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong khâu bảo
quản và vận chuyển hàng, chất lượng container ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa.
Trong vận tải quốc tế, container đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển
hàng từ nơi người bán đến nơi người mua. Các rủi ro như thiếu container, container không đạt
chất lượng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình vận chuyển hàng hoá. Và, container thường có
rất nhiều loại với kích thước và đặc thù các nhau nên việc chọn container phù hợp với hàng
hóa thường phải thật kỹ càng.
Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, lần lượt các hoạt động sản xuất quay lại với công suất
cao, đây là cơ hội bung sức đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đã bị dồn nén hơn 5
tháng qua). Chính vì thế, rủi ro về thiếu tàu hay container là những rủi ro hiện hữu, có mức độ
nghiêm trọng lớn. Vì việc thiếu tàu, container rỗng sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác như: vận
chuyển hàng kịp thời, chi phí vận chuyển, thời gian làm hàng, thời gian làm bộ chứng từ,... và
rất nhiều các khoản chi phí, khoản phạt khác liên quan đến việc làm hàng trễ, giao hàng trễ.

1.4. Rủi ro về hàng hải:


Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng
hàng hóa và phương tiện chuyên chở. Xét theo nguyên nhân của loại rủi ro này, ta có thể chia
làm 3 nhóm rủi ro, bao gồm:
Do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét,
thời tiết quá xấu ... mà con người không chống lại được.

6
Tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, đắm, bị phá huỷ, cháy, nổ, mất tích, đâm va với tàu
hoặc một vật thể cố định hay di động khác không phải là nước, phá hoại của thuyền trưởng và
thuỷ thủ trên tàu,..
Do những hành động của con người:
- Vô ý: bốc vác không cẩn thận, để cho hàng bị nhiễm mùi, vấy bẩn.
- Cố ý: ăn trộm, ăn cắp hàng, mất cướp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu...

Xét theo nghiệp vụ bảo hiểm, có 4 nhóm nguyên nhân của rủi ro là:
Rủi ro chính được bảo hiểm: là rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo hiểm
hàng hóa thông thường. Bao gồm các rủi ro mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va.
Rủi ro phụ có thể được bảo hiểm: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong vênh, hấp hơi, mất mùi, lây
hại, lây bẩn, va đập vào hàng hóa khác, nước mưa, hành vi ác ý, trộm, cắp, cướp, móc cẩu…
Rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt (hay còn gọi là loại rủi ro phải bảo
hiểm riêng): Là những rủi ro loại trừ đối với bảo hiểm hàng hải. Ðó là các rủi ro đặc biệt, phi
hàng hải như chiến tranh, đình công, bạo loạn... Các rủi ro này chỉ được bảo hiểm nếu có mua
riêng, mua thêm. Chỉ khi mình là nhà nhập khẩu, theo điều kiện FOB, mua bảo hiểm hàng hải
thì những rủi ro này sẽ bị loại trừ.
Rủi ro loại trừ (còn gọi là rủi ro không được bảo hiểm): Là những rủi ro thường không
được bảo hiểm trong mọi trường hợp. Bao gồm: buôn lậu, tịch thu, phá bao vây, các hành vi
sai lầm cố ý của người tham gia bảo hiểm, nội tỳ, ẩn tì, bao bì không đúng qui cách, vi phạm
thể lệ xuất nhậo khẩu hoặc vận chuyển chậm trễ làm mất thị trường, sụt giá, tàu không đủ khả
năng đi biển, tàu đi chệch hướng, chủ tàu mất khả năng tài chính…

Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Việc phân biệt
nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xác định rủi ro
gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không. Những tổn thất nào có nguyên nhân
trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm gây ra mới được bồi thường.

7
2. Phân tích rủi ro
2.1. Rủi ro về chứng từ:

2.2. Rủi ro về khai báo hải quan:

2.3. Rủi ro về tàu, container:


Mô hình 5-WHYS & mô hình xương cá:

8
Phân tích 5-why:

RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TÀU, CONTAINERS

WHY WHY WHY WHY WHY

Container đã quá
hạn sử dụng.

Thùng container Không kiểm tra chất


bị hở, vệ sinh lượng tàu. Nhân
kém. viên thiếu trách
Machine
nhiệm trong kiểm tra
Không đảm bảo Thiết bị điều hoà,
thùng container.
Rủi ro về điều kiện lưu trữ. làm lạnh trong
chất lượng thùng container
container hư hỏng.

Thời tiết khắc nghiệt


Côn trùng và vi
cộng thêm điều kiện
Environment sinh vật xâm
kém chất lượng của
nhập.
container.

Thùng bị méo mó, Man Nhân viên không Nhân viên thiếu

9
vấy bẩn - không kiểm soát tốt trách nhiệm, năng
đảm bảo vệ sinh khâu bốc dỡ hàng lực xử lý khâu bốc,
trong lúc bốc hàng hoá. dỡ container.
lên tàu.
Bất cẩn trong công
việc, quản lý lỏng
lẻo.

Cố tình hãm hại.

Bất cẩn khi bốc hàng


khiến đình trệ khâu

Khâu vận hành vận hành.


Man cảng không hiệu Năng lực quản lý
quả. kho bãi của nhân
viên kém.

Tắc nghẽn lưu


thông, các Thiên tai, sóng thần
container bị ùn ứ khiến các tàu không
hàng nên không thể vào cảng để dỡ
Rủi ro về Không chuẩn bị còn container hàng.
Environment
thiếu hụt kịp container trống.
container trống.
Kho bãi ùn ứ,
Thiếu nhân công bốc
không còn chỗ
hàng đại dịch.
cho bốc hàng.

Doanh nghiệp Chuỗi cung ứng đứt


đóng tàu không gãy vì Covid. Thiếu
sản xuất kịp nguyên liệu sản xuất
Material container. đầu vào.

Thiếu nhân công Giãn cách xã hội,


sản xuất. người lao động chưa

10
tiêm vắc xin để có
thể trở lại làm việc.

Doanh nghiệp
Phục hồi sản xuất
đẩy mạnh xuất
Nhu cầu đặt tàu sau covid-19.
Environment nhập khẩu
tăng đột biến
Thời tiết xấu Các tàu không thể
Rủi ro liên (bão) vào cảng.
quan đến
Đại dịch covid xuất
booking tàu
Nhà đóng tàu hiện, đứt gãy chuỗi
Material giảm sản lượng cung ứng, lượng
tàu. hàng hoá lưu thông
giảm.

Quản lý kém
Thiếu tàu Nhân viên thiếu
trong sắp xếp
Man năng lực chuyển
luồng di chuyển
môn.
của các tàu.

Thiên tai mưa bão,


Tàu không thể
Environment tình hình chiến sự
vào cảng.
căng thẳng.

2.4. Rủi ro về hàng hải


Mô hình xương cá phân tích rủi ro về hàng hải:

11
Lòng tham của con người

Thiếu khả năng xử lí tình huống

năng lực chuyên môn của sĩ quan thì chưa


đáp ứng được với vị trí công tác đảm nhận-
RỦI RO Bản thân người điều khiển tàu chưa nắm
LIÊN vững hoàn toàn các thông tin, đặc tính của
QUAN Thiếu trình độ, tàu mình đang điều khiển. Sỹ quan trực ca
MAN
ĐẾN năng lực còn thiếu trách nhiệm tìm hiểu tất cả các
HÀNG tính năng, hoạt động và đặc biệt là những
HẢI hạn chế của các thiết bị trên buồng lái cũng
như nắm chắc thiết bị đang được đặt ở chế
độ như thế nào liên quan đến việc an toàn
của tàu.

Thiếu sự chuẩn bị, đề phòng, dự đoán với khó khăn, rủi ro có

12
thể xảy ra.

Sự phối hợp chưa tốt

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi do đi tuyến đường dài

Cảnh sát biển làm việc chưa nghiêm túc: hỗ trợ, ngăn chặn
tội phạm trên biển một cách kịp thời, chặt chẽ

Khai thác tàu sai tuyến, chưa đúng quy định hoặc vượt vùng
hoạt động theo phân cấp

Chưa chấp hành theo đúng luật hàng hải quốc tế


METHOD
Cách vận hành tàu chưa đúng

Hệ thống quản lý an ninh, những vấn đề liên quan đến trộm


cắp, thất thoát hàng hóa) chưa được đầu tư bài bản, nghiêm
túc

Tàu già, kém chất lượng: thuê những loại tàu đã cũ, lâu,
không đủ khả năng đi biển đường dài, hoặc thiếu khả năng
vận chuyển hàng hóa.

Thiết bị định hướng sai


MACHINE Tàu đi chệch
hướng do Phương tiện liên lạc kết nối kém

Hư hỏng bất ngờ giữa biển

Nổ nồi hơi do hoạt động quá công suất

Phao tiêu báo hiệu hàng hải bị trôi dạt: gây nhầm lẫn về vị trí
luồng dẫn đến con tàu có thể bị mắc cạn trong luồng.
MATERIAL

Đèn báo hiệu trên biển bị hư hỏng

13
An ninh trên biển chưa được giám sát tốt.

Do luồng lạch hẹp: Khi điều khiển tàu trong luồng lạch hẹp -
đây là vùng nước có ảnh hưởng lớn đến lực cản con tàu, làm
thay đổi điều kiện hành trình so với khi tàu hành trình vùng
nước sâu. Trong vùng nước nông cạn có thể xảy ra các hiện
tượng sau: Khi hai tàu đi với tốc độ lớn cùng chiều hoặc
ngược chiều, tại thời điểm đối mặt nhau dễ xảy ra sự chênh
lệch áp suất vùng nước giữa hai mạn tàu dẫn đến hiện tượng
hút nhau giữa hai tàu. Trong luồng lạch hẹp, khi tàu hành
trình đến đoạn cong, lúc đổi hướng sẽ phát sinh lực ly tâm tác
động vào con tàu và có xu hướng đẩy tàu về bờ lở.

Tác động điều kiện thời tiết trên biển: Khi điều khiển tàu ra
vào cầu là một quá trình khó khăn phức tạp rất dễ gây tai nạn
cho tàu và cầu cảng. Tai nạn đâm va có thể xảy ra do ảnh
hưởng của điều kiện thay đổi, của gió, lốc xoáy, mưa lớn bất
thường. Hải lưu và dòng chảy sẽ làm tăng mức độ trôi dạt
NATURAL nhất là khi tốc độ tàu giảm.
ENVIRONMENT

Các điều kiện khí tượng – thủy văn như động đất, thủy triều
bất thường, bão gió tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm khi hành
hải trong khu vực đó mà con người không thể nắm hết được
dẫn đến việc phán đoán và xử lý sai lệch.

14
3. Đo lường rủi ro:
Bảng đo lường rủi ro

Rất Trung Rất


Mức độ nghiêm Cao Thấp
cao bình thấp
trọng / Tần suất (4) (2)
(5) (3) (1)

Rủi ro về chứng
từ
Rất nghiêm trọng Rủi ro về khai
(5) báo hải quan
Rủi ro về hàng
hải

Nghiêm trọng Rủi ro về thiếu Rủi ro về container, tàu


(4) tàu, container không đảm bảo chất lượng

Trung bình
(3)

Ít nghiêm trọng
(2)

Không nghiêm
trọng
(1)

4. Đánh giá rủi ro


4.1. Rủi ro về chứng từ:
Rủi ro chứng từ là một loại rủi ro phổ biến và khiến nhiều công ty đau đầu mỗi khi gặp
phải bởi vì chứng từ có thể liên quan đến nhiều khâu của quá trình thực hiện xuất nhập khẩu
hàng hóa. Ngoài ra vì mức độ nguy hiểm của nó (ví dụ L/C liên quan đến thanh toán, C/O và
CQ (Certificate of Quality) dùng để công bố tại Bộ Y tế để có thể đủ điều kiện thông quan nhập
khẩu) nên rủi ro chứng từ thường được các công ty nâng cao cảnh giác bằng nhiều biện pháp

15
quản trị rủi ro, từ đó góp phần hạn chế và giảm thiểu phần nào tổn thất khi loại rủi ro này xảy
ra.
4.2. Rủi ro về khai báo hải quan:
Quá trình chuẩn bị hồ sơ và thông quan là một trong những quy trình bắt buộc khi tham
gia hoạt động xuất nhập khẩu. Nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao, chính vì vậy các
loại giấy tờ mà công ty giải quyết cũng ngày một tăng lên với tần suất dày đặc. Sự sai sót trong
các chứng từ thủ tục hải quan còn có thể khiến cho hàng hoá không thể được đưa vào cảng của
nước nhập khẩu hay không thể kinh doanh trên thị trường vì những giấy tờ bắt buộc của hàng
nhập.
Đối với rủi ro này, mức độ rất nghiêm trọng và tần suất cũng xảy ra nhiều do sự bất
đồng về ngôn ngữ và sự thiếu hiểu biết về luật và quy định của các bên tham gia hợp đồng đối
với các quốc gia khác trên thế giới.

4.3. Rủi ro về thiếu container, tàu:


Về tần suất xuất hiện: Cuối năm thường là cao điểm của tình trạng khan hiếm container
rỗng, đặc biệt năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thời tiết phức tạp đã làm thay
đổi cán cân xuất nhập khẩu càng khiến tình trạng thiếu hụt container trở nên trầm trọng hơn.
Các hãng tàu đã phải bỏ trống nhiều tuyến vận tải do nhu cầu sụt giảm và không thể tiếp cận
nhiều cảng. Tuy nhiên, kể từ mùa thu năm ngoái, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ và
Châu Âu bùng nổ đã buộc các hãng tàu triển khai các tàu vận tải lớn với lượng container nhiều
hơn nhưng nhiều cảng biển tại khu vực nhập khẩu không có đủ nhân lực để bốc dỡ kịp, khiến
tình trạng tắc nghẽn và lượng lớn container bị kẹt tại các cảng xảy ra. Khi nền kinh tế trở lại
bình thường vào quý IV năm 2021, chắc chắn nhu cầu về container rỗng sẽ tăng đột biến, tần
suất thiếu hụt nguồn cung container sẽ gia tăng khiến việc đặt container rỗng rất khó khăn.

Về mức độ nghiêm trọng: Thiếu container sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình
giao thương, ảnh hưởng đến các vấn đề giao hàng, thanh toán, cũng tác động tiêu cực đến chất
lượng hàng hoá. Cụ thể, nếu việc khan hiếm container xảy ra, thời hạn giao hàng bị ảnh hưởng,
hàng hoá bị giao chậm trễ, ảnh hưởng chất lượng hàng hoá cũng như hoạt động thương mại.
Giá container mới hiện đang tăng mạnh với mức hơn 8000 USD/1 container 40 feet (8/2021),
tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá container tăng phi mã khiến chi phí vận tải container
trở nên đắt đỏ và làm gia tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

4.4. Rủi ro về hàng hải:


Rủi ro về hàng hải là một trong những rủi ro xảy ra khá thường xuyên ở Việt Nam. Một
trong những nguyên do đó là do tàu không đảm bảo chất lượng. Tàu biển là phương tiện vận

16
chuyển hàng hóa chủ yếu, đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng cũng như an toàn của
hàng hóa, các rủi ro liên quan đến hải quan trong quá trình vận chuyển. Khi một con tàu có
chất lượng kém, không đáp ứng đủ các điều kiện để được vận chuyển hàng hóa, hoặc đi biển
đường dài, có thể gây ra các rủi ro như hàng hóa bị ẩm mốc, chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng,
hoặc có thể gây ra các tai nạn trên biển như đắm, chìm tàu, mắc cạn. Bên cạnh đó tàu sẽ không
thể chống đỡ khi có thiên tai bất ngờ xảy ra. Do đó, mức độ nghiêm trọng là rất nghiêm trọng.
Hiện này số lượng tàu của Việt Nam đã tăng, tuy nhiên thì đa số các chủ tàu biển Việt Nam
phát triển nhỏ, trong 1.049 tàu vận tải có đến 550 chủ sở hữu. Cơ cấu đội tàu cũng phát triển
chưa hợp lý khi xu hướng vận tải hàng hóa trên thế giới theo hướng container hóa, đội tàu
container Việt Nam chỉ có 38 tàu, chiếm tỷ trọng nhỏ nhoi (3,7%) trong cơ cấu đội tàu vận tải
(đội tàu container thế giới chiếm 13% trong tổng cơ cấu đội tàu). Cùng đó, trên thế giới đã phát
triển loại tàu container có sức chở trên 20.000 TEUS, nhưng doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ
đầu tư được tàu có sức chở 1.800 TEUS.

Vì vậy, số lượng tàu tăng nhưng chất lượng thì vẫn còn chưa cao, dẫn tới xác suất xuất
hiện các con tàu không đủ điều kiện đi biển là khá cao. Cục Hàng hải VN cho biết, tính đến
ngày 15/12/2020, toàn quốc đã xảy ra 14 vụ tai nạn hàng hải, giảm 4 vụ (14/18) và giảm 4
người chết, mất tích (10/14) so với cùng kỳ năm 2019. Trong số này có những vụ tai nạn, sự
cố hàng hải nghiêm trọng trong năm 2020. Do đó, đây là một rủi ro có tần suất xuất hiện cao.

Ngoài ra, đứng trước những tai nạn bất ngờ trên biển, vì những lý do khách quan như
vùng biển mà tàu đi qua, chất lượng tàu mà ở Việt Nam thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn,
mắc cạn trên biển. Khi tàu gặp phải những tai nạn bất ngờ như vậy, sẽ dễ gây ra những rủi ro
về hàng hải, ảnh hướng đến tiến độ, chất lượng, an toàn của hàng hóa cũng như là người tham
gia vận chuyển.

Bên cạnh đó, khi tàu gặp thiên tai bất ngờ trên biển có thể dẫn đến các hiện tượng như
đắm tàu, chìm, hoặc hàng hóa bị ảnh hưởng, tàu đi chậm,.. đặc biệt là trong những khu vực
biển có tần suất thiên tai xảy ra nhiều như Biển Đông. Tuy nhiên, nhờ Khoa học Công nghệ
phát triển, chúng ta có thể đưa ra dự báo, để chủ động phòng tránh thiên tai trên biển, cũng như
là trang bị cho tàu thuyền khi vận chuyển.

Do vậy, việc tần suất các rủi ro hàng hải xảy ra là khá thường xuyên và có thể ảnh
hưởng 1 cách nghiêm trọng đến việc luân chuyển hàng hóa.

17
Dựa trên những đánh giá và đo lường rủi ro, các rủi ro được sắp xếp theo mức độ ưu
tiên để ứng phó như sau:

Mức độ nghiêm
Mức độ ưu tiên Loại rủi ro Tần suất Điểm đánh giá
trọng

Rủi ro về chứng từ
Rủi ro về khai báo hải
1 4 5 20
quan Rủi ro về hàng
hải

Rủi ro về thiếu tàu,


2 4 4 16
container

Rủi ro về container,
3 tàu không đảm bảo 2 4 8
chất lượng

Dựa trên nguồn lực cũng như thứ tự ưu tiên của từng loại rủi ro, doanh nghiệp sẽ thực
hiện ứng phó với 4 rủi ro đó là: rủi ro về chứng từ, rủi ro về khai báo hải quan, rủi ro về thiếu
tàu container và rủi ro về hàng hải.

5. Ứng phó rủi ro


5.1. Rủi ro về chứng từ:
a. Né tránh rủi ro:
Về đối tác: Lựa chọn đối tác uy tín, cẩn thận khi đàm phán các điều khoản.
Luôn có sự chuẩn bị tốt về các bộ luật/thông tin liên quan đến các loại chứng từ. Đối
với mặt hàng sữa, doanh nghiệp cần yêu cầu đối tác làm thêm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ) để kiểm chứng sản phẩm và công bố tại Bộ Y
tế trước khi nhập khẩu. Tránh tình trạng cập nhật trễ dẫn đến chuẩn bị thiếu chứng từ. Ước tính
thời gian làm giấy tờ để phân bổ thời gian hợp lý.

b. Ngăn ngừa tổn thất:


Về con người: Đề xuất điều chỉnh lương, tăng phúc lợi để nâng cao tinh thần của nhân
viên. Tổ chức kế hoạch training phù hợp để nâng cao chuyên môn cũng như tuyển chọn nhân
viên kỹ càng hơn.

Về quy trình làm việc:

18
+ Lựa chọn ngân hàng uy tín và có kinh nghiệm để mở L/C và kiểm tra bộ chứng từ kỹ
càng.
+ Người mua có thể kết hợp với Ngân hàng phát hành để tăng hiệu quả kiểm tra bộ
chứng từ.

c. Giảm thiểu tổn thất:


Quy định rõ điều khoản phạt đối với hai bên khi thực hiện sai nghĩa vụ trong hợp đồng.
Trường hợp xấu nhất có thể bán giảm giá các mặt hàng kém chất lượng sau khi nhập
về.

d. Tài trợ:

Tự khắc phục: Quỹ tự có nhằm chi cho các khoản rủi ro liên quan đến chứng từ.
5.2. Rủi ro về khai báo hải quan:
a. Né tránh rủi ro
Kiểm tra kỹ lưỡng, định kỳ các giấy tờ, nắm được quy trình, thủ tục khai báo hải quan
Kiểm tra bộ chứng từ mà người bán giao cho người nhập khẩu trước khi nhận hàng hóa.
Quy định, trao đổi rõ ràng trong hợp đồng về những chứng từ cần thiết để thông quan
xuất nhập khẩu.
Đào tạo nhân viên một cách bài bản, chuyên nghiệp
Kiểm tra thông tin của doanh nghiệp xuất khẩu trước khi tiến hành giao dịch.
Kiểm tra chất lượng, xuất xứ hàng hóa trước khi đặt mua. Yêu cầu giám định chất lượng
bằng gửi mẫu hàng hóa, và yêu cầu những chứng từ liên quan đến xuất sứ trước khi tiến hành
đặt hàng.

b. Ngăn ngừa tổn thất


Quản lý quy trình kiểm tra chứng từ chặt chẽ hơn.
Đảm bảo công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên bài bản, nâng cao chuyên môn, nghiệp
vụ của nhân viên.

19
c. Giảm thiểu tổn thất:
Chuẩn bị cho các trường hợp xấu khi thông quan, bổ sung giấy tờ kịp thời khi hải quan
kiểm tra.
Xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác để cùng chịu trách nhiệm bổ sung các chứng từ
cần cho quá trình thông quan kịp thời và nhanh chóng.
Kiểm tra lại toàn bộ chứng từ trước khi nhận hàng từ người bán

d. Tài trợ rủi ro:


Tự khắc phục bằng quỹ của công ty.

5.3. Rủi ro về thiếu tàu, container:


a. Né tránh rủi ro:
Nếu nhận định được khả năng khan hiếm container có thể xảy ra, dẫn đến chậm trễ
trong thời hạn giao nhận hàng, doanh nghiệp cần đề nghị chuyển sang các phương thức khác
để linh động trong điều kiện khó khăn của vận tải, chuỗi cung ứng quốc tế hiện tại.

b. Ngăn ngừa tổn thất


Các bên (đặc biệt là người mua) chủ động trong việc thường xuyên liên hệ với người
bán để cập nhật, nắm bắt thông tin kịp thời về container, tàu chở hàng.

Trong trường hợp người mua nhận thấy mình có nhiều hạn chế về nguồn lực để linh
động trong việc ứng phó với các tình huống bất ngờ, người mua cần chủ động thông báo cho
người bán về khả năng chuẩn bị và ứng phó của mình để nhận được sự hợp tác từ người bán.

c. Giảm thiểu tổn thất:


Thương lượng với các đối tác có liên quan để giải quyết thỏa đáng trong trường hợp
thiếu container vận chuyển dẫn đến chậm trễ trong giao hàng.

d. Tài trợ :
Chuyển giao rủi ro: mua bảo hiểm

5.4. Rủi ro về hàng hải


a. Né tránh rủi ro:
Kiểm tra chất lượng của tàu trước khi thuê.
Sử dụng khoa học công nghệ để dự báo thiên tai, thời tiết trên biển.
Kiểm tra trang thiết bị máy móc, phương tiện liên lạc trước khi khởi hành.
Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng xử lí tình huống của người tham gia vận
chuyển. Tăng cường an ninh trên biển
20
b. Ngăn ngừa tổn thất:
Đầu tư tài chính vào tàu biển để nâng cao chất lượng của tàu.
Đào tạo đội ngũ sĩ quan, cảnh sát biển
Trang bị những thiết bị, máy móc, ứng phó với thiên tai, thời tiết xấu.

c. Giảm thiểu tổn thất:


Chuẩn bị trường hợp xấu do thời tiết, thiên tai khi thông quan.
Liên lạc với đội cứu trợ sớm nhất.
Huấn luyện, trang bị kĩ năng cứu hộ, xử lí tình huống.

d. Tài trợ rủi ro:


Mua bảo hiểm cho lô hàng vận chuyển. Đối với sữa thì cần mức tối thiểu là mức bảo
hiểm loại A,và các loại bảo hiểm khác.

II. ĐIỀU KHOẢN CHẤT LƯỢNG:

1. Nhận định rủi ro


1.1.Rủi ro trong quá trình sản xuất
Rủi ro trong quy trình sản xuất là rủi ro về trang thiết bị, nguyên liệu, kỹ thuật không
đạt yêu cầu gây ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa. Vệ sinh an toàn thực phẩm và chất
lượng là hai vấn đề hàng đầu mà người tiêu dùng hiện nay cực kỳ chú trọng. Bởi xã hội phát
triển và mức sống của người tiêu dùng được nâng lên kéo theo nhu cầu về chất lượng và vệ
sinh cũng ngày càng khắt khe hơn. Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm của ngành thực phẩm
nói chung mà đặc biệt là ngành sữa nói riêng.

a. Rủi ro công nghệ không đạt chuẩn: để đảm bảo được chất lượng cũng như vệ sinh an
toàn trong quá trình sản xuất sữa đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư các công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp đều sẽ bỏ vốn ra để đầu tư công nghệ chế biến vì
chi phí công nghệ thường rất cao. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã quen với quy trình sản xuất
truyền thống, ngại thay đổi công nghệ mới khi việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí đào
tạo nhân viên và mua mới thiết bị.

b. Rủi ro bên bán dùng nguyên liệu kém chất lượng: Đối với ngành hàng thực phẩm khâu
chọn nguyên liệu đầu vào là vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa tạo ra.

c. Rủi ro cơ sở vật chất, máy móc không đảm bảo: sữa được sản xuất ra từ quy trình không
đảm bảo sẽ dẫn đến việc sữa còn tồn đọng nhiều vi sinh vật, tạp chất có hại cho sức khỏe. Việc

21
sản xuất bằng một mô hình không đạt chuẩn còn làm cho sữa mất đi hương vị nguyên chất của
nó và dễ bị hư hỏng hơn. Việc quy định chất lượng theo “tiêu chuẩn xuất khẩu” là chưa rõ ràng
để người mua có thể nắm rõ được sữa được giao được sản xuất theo công nghệ nào, quy trình
nào có thể gây ra tranh chấp về chất lượng khi giao hàng. Đồng thời, rủi ro nếu hàng hóa không
đạt chuẩn người mua cũng không thể bắt người bán bồi thường vì quy trình sản xuất không hề
được quy định để đảm bảo chất lượng mà người mua yêu cầu.

1.2 Rủi ro liên quan đến bao bì:


Bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản sữa trong suốt quá trình vận chuyển
cho tới khi đến tay người tiêu dùng. Do đó, khi có các rủi ro liên quan bao bì, chất lượng sữa
bên trong sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó không thể đáp ứng đúng chất lượng đã được
cam kết trước đó. Rủi ro bao bì có thể đến từ:
- Bên trong sữa có chứa nhiều protein và dễ dàng bị biến tính. Do đó, việc không tiệt trùng
ngoài bao bì hoặc tiệt trùng không đúng cách sẽ dẫn đến các tổn thất liên quan đến kết cấu dinh
dưỡng của sữa
- Các chất liệu sản xuất bao bì không tuân theo yêu cầu hàm lượng kim loại nặng trong
thành phần của chất liệu hoặc các thiết bị dụng cụ sản xuất bao bì chứa các thành phần này
vượt mức an toàn thì cũng là mối rủi ro lớn với chất lượng sữa. Bên cạnh đó, thực phẩm màu
và mực in được sử dụng ở bao bì nếu chứa các chất độc hại cũng sẽ gây nhiễm độc thực phẩm
ở người sử dụng.

1.3 Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia
Sữa là mặt hàng phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn xuất khẩu khác nhau, chẳng hạn như
hạn mức về protein ( không nhỏ hơn 2,7% theo TCVN 7774:2007), các kim loại nặng giới hạn
tối đa 0,02 ( TCVN 7933:2008), độc tố vi nấm giới hạn tối đa là 0,5 ( TCVN 6685:2009)

Theo hợp đồng, các bên không quy định rõ ràng về tiêu chuẩn xuất khẩu mặt hàng sữa.
Đây là một rủi ro lớn đối với cả hai bên vì hai bên có thể tranh chấp về việc sử dụng tiêu chuẩn
xuất khẩu nào cho chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, rủi ro này còn xuất phát từ việc chủ quan
hoặc thiếu kinh nghiệm khi không quy định điều khoản này trong hợp đồng. Đây cũng là một
rủi ro thường gặp ở nhân viên thực hiện công tác biên soạn hợp đồng.

1.4.Rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng
a. Rủi ro trong quá trình vận chuyển từ kho người xuất khẩu đến khi hàng hoá được thông
quan xuất khẩu

22
Sữa và hàng hóa thực phẩm thông thường được vận chuyển bằng container lạnh (20 FT
hoặc 40 FT), tùy thuộc vào số lượng. Cont 20FT hay cont 40FT có kích thước và dung tích
giống với container thông thường, nhưng được thiết kế có bình làm lạnh. Điều này đảm bảo
chất lượng và an toàn cho các hàng hóa yêu cầu về nhiệt độ: làm mát, làm lạnh, cấp đông.
Có lưu ý khi vận chuyển và làm thủ tục cho hàng đông lạnh là container cần được cắm
điện để duy trì nhiệt độ. Do đó, khi vận chuyển container đông lạnh bằng đường bộ từ nhà máy
ra cảng, xe đầu kéo phải có máy phát. Thủ tục hải quan phải được thực hiện nhanh để giảm tối
thiểu thời gian lưu bãi.
Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải các rủi ro như nhà xuất khẩu không đáp
ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hoá sữa dẫn đến hàng bị hư hại.

b. Hàng hoá hư hỏng khi bốc hàng lên tàu:


Theo điều kiện FOB, rủi ro người xuất khẩu phải chịu kết thúc khi đặt hàng hóa lên tàu,
nhưng trong quá trình xếp hàng, xuất hiện những rủi ro như hàng rơi xuống tàu hoặc cách sắp
xếp làm hàng bị móp méo, hư hại nhất là đối với hàng hóa dễ vỡ như sữa, rủi ro này có thể
người bán không chịu trách nhiệm vì không đàm phán về tập quán như thế nào là “On Board"
hoặc nếu mặc dù rủi ro này do người xuất khẩu chịu trách nhiệm nhưng cũng ảnh hưởng đáng
kể đến Doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp sẽ không có hàng để bán đúng thời hạn, tốn
thêm thời gian để chờ xử lý và vướng vào quy trình giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

c. Rủi ro doanh nghiệp thuê phải tàu kém chất lượng


Khi doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu sữa trên điều kiện FOB, doanh
nghiệp Việt Nam là người chịu trách nhiệm thuê tàu từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng, doanh
nghiệp có thể gặp phải những công ty vận chuyển lừa đảo, phải trả một chi phí lớn để đảm bảo
hàng hoá được an toàn nhưng công ty vận chuyển lại dùng tàu già, không phù hợp với vận
chuyển sữa dẫn đến tình trạng hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng,…

23
d. Rủi ro tàu đi tuyến đường xấu:
Khi ký kết hợp đồng vận chuyển, doanh nghiệp thường chủ quan bỏ qua các các điều
khoản chi tiết như lựa chọn tuyến đường và cứ phó mặc tất cả cho công ty vận chuyển, điều
này tạo ra cơ hội cho bên vận chuyển giảm chi phí của mình bằng cách lựa tuyến đường xấu
để giảm chi phí, dẫn đến rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hoá vì cướp biển,...

e. Rủi ro thiên tai, thời tiết:


Thời tiết vốn được xem như là một yếu tố quyết định cho tuyến đường vận tải trên biển
có diễn ra suôn sẻ thuận lợi hay không. Các hiện tượng bão, sóng lớn, biển động thường gây
ra các tình trạng như lật, nghiêng tàu, thậm chí nghiêm trọng hơn là làm gãy thân tàu khiến
hàng hóa bị rò rỉ, vỡ nát khi đè lên nhau. Ngoài ra, khi di tải trên biển nhiều ngày nhiều giờ
liền như vậy, nếu chẳng may sét đánh trúng sẽ khiến toàn bộ hàng hóa bốc cháy, hư hại, thất
thoát một số tiền đáng kể. Hoặc nếu vỏ trái đất bị biến dạng, thay đổi mạnh, nơi dâng cao chỗ
hạ thấp gây ra chấn động lớn sẽ gây ra hiện tượng sóng thần, dẫn đến hàng hóa bị trôi dạt, mất
mát.

1.5 Rủi ro trong quá trình bảo quản


Bảo quản là một quá trình quan trọng trong khâu cung ứng hàng hóa để xuất khẩu cũng
như đưa ra thị trường, đòi hỏi những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt. Đối với nhà nhập khẩu,
bảo quản cũng là một quá trình cực kỳ quan trọng để đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm
khi nhập khẩu vào trong nước và phân phối ra thị trường trong nước. Tuy nhiên, việc bảo quản
sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm sữa cũng gặp không ít những rủi ro. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, rủi ro trong việc sữa được chứa vào trong những thùng không chuyên dùng,
làm cho sữa bị biến đổi chất lượng: Theo quy định, thùng chứa sữa, đường ống dẫn sữa được
làm bằng vật liệu phù hợp với thực phẩm, không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa, bề mặt nhẵn,
không có ngóc ngách, dễ vệ sinh; thùng chứa sữa phải có nắp đậy kín; thùng và bồn chứa phải
có đủ dung tích để chứa đựng được toàn bộ lượng sữa vắt trong toàn bộ ca sản xuất. Vì vậy,
trong trường hợp khi bảo quản sữa trong thùng không đạt được những tiêu chuẩn trên có thể
làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa, bị ôi thiu và nhiễm trùng.

Thứ hai, rủi ro gặp phải những sự cố và tiêu chuẩn của kho bảo quản:
- Rủi ro nhiệt độ của kho bảo quản không phù hợp với sản phẩm sữa. Để đảm bảo được
chất lượng của sản phẩm, sữa cần được bảo quản trong môi trường có nhiệt độ phù hợp, thường
là nhiệt độ phòng và không được để sữa dưới nhiệt độ cao. Đối với sản phẩm sữa hạt, nhiệt độ
lý tưởng để đảm bảo được chất lượng của sữa là từ -3º C đến -5º C. Việc đáp ứng không đúng

24
tiêu chuẩn về nhiệt độ trong kho bảo quản sữa sẽ có tác động cực kỳ lớn đến chất lượng sản
phẩm sữa hạt.
- Rủi ro về kho bảo quản bị hư hỏng trong quá trình bảo quản sữa. Kho bảo quản là điều
kiện thiết yếu và cơ bản nhất trong quy trình bảo quản. Vì vậy, nếu có bất kỳ hư hỏng hay sự
cố nào đối với kho bảo quản thì quy trình bảo quản sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến kết quả của tất cả các quy trình trước đó và quan trọng hơn, chất lượng sản phẩm sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản phẩm có thể sẽ bị hư hỏng, ôi thiu,... nếu không có giải pháp
kịp thời.

Thứ ba, chất lượng tàu và container chứa sản phẩm sữa không đảm bảo được điều kiện
để bảo quản hàng hóa. Giao hàng theo điều kiện FOB, vì vậy, người nhập khẩu phải chịu trách
nhiệm thuê tàu và chịu mọi rủi ro kể từ khi người bán giao hàng. Việc tàu chuyên chở, đặc biệt
là container chứa sản phẩm có những tiêu chuẩn không đạt những yêu cầu cần thiết để bảo
quản sản phẩm sẽ gây ra những hậu quả to lớn đến chất lượng sản phẩm sữa.

1.6 Rủi ro trong công tác giám định chất lượng hàng hoá
a. Không có điều khoản giám định hàng hoá:
Kiểm định chất lượng đánh giá sự phù hợp thông qua việc đo lường, xem xét, thử
nghiệm một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự
phù hợp của mỗi đặc tính sản phẩm, hàng hóa, bao gồm máy móc, thiết bị.
Nếu không thực hiện giám định hàng hóa sẽ dẫn đến tình trạng sau:
- Tình trạng kỹ thuật, thiết bị, máy móc không an toàn, không đủ điều kiện để đưa vào hoạt
động hoặc phục vụ mục đích thương mại
- Không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng
- Không thể thông quan hàng hoá
- Làm mất uy tín của doanh nghiệp Việt Nam khi bán sản phẩm ra thị trường trong nước
- Gây ra những tranh chấp pháp lý, các thủ tục bảo hiểm cùng các chi phí liên quan khác.

b, Giám định ở nơi xuất khẩu nhưng không thực hiện ở nước nhập khẩu hoặc kết quả giám
định cuối cùng phụ thuộc vào giám định ở nơi xuất khẩu:
Nếu quy định điều khoản giám định như vậy trong hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam
có thể gặp rủi ro mặc dù đã giám định một lần ở nước người bán nhưng khi về đến nước người
mua giám định lại phát hiện hàng hoá không đúng theo tiêu chuẩn hai bên thoả thuận hoặc nếu
gặp phải tình huống trên sẽ vướng vào những rắc rối trong việc kiện người bán về chất lượng

25
hàng hoá khi người bán không chịu thỏa hiệp vì kết quả giám định làm quyết định là ở nước
người xuất khẩu.

c, Giám định không chính xác: Kết quả bị sai lệch.


Việc giám định không chính xác có thể do người bán thực hiện gian dối hoặc sơ suất
trong việc thực hiện của công ty giám định, dẫn đến hàng hóa về đến nơi nhưng chất lượng
không đạt chuẩn.

d, Giám định không đầy đủ:


Thiếu một số tiêu chí.
Ví dụ:
1. Các chỉ tiêu lý hoá của các sản phẩm sữa dạng lỏng theo quy chuẩn Việt Nam:
- Hàm lượng protein sữa, % khối lượng không nhỏ hơn 2.7%
- Tỷ trọng ở 20 độ C không nhỏ hơn 1.026%
2. Các chỉ tiêu nhiễm bẩn đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng theo quy chuẩn Việt Nam:
- Chì: giới hạn tối đa 0.02mg/kg
- Thiếc: 250mg/kg

e, Thiếu giấy chứng nhận để được nhập khẩu


Ví dụ: chứng nhận kiểm dịch thực vật.

f, Giám định không đảm bảo tiến độ: Chậm trễ so với thời gian quy định.
Việc giám định không đảm bảo tiến độ dẫn đến việc chậm trễ trong việc thông quan
hàng hoá lúc xuất khẩu cũng như nhập khẩu làm kéo dài thời gian nhận hàng không đảm bảo
hàng bán cho nhà nhập khẩu.

26
2. Phân tích rủi ro
2.1. Rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất:

Phân tích 5-Why:

Rủi ro trong Why is it Why Why Why Why


quy trình sản happening?
xuất

Thiếu sự -Khi đàm -Nhân viên -Thường -Các doanh


thống nhất phán ký kết đàm phán ký dùng các hợp nghiệp
giữa các bên hợp đồng chỉ kết hợp đồng đồng mẫu có thường có
chú trọng chưa có kinh sẵn nên khi tập quán,
vào các nghiệm. phát sinh vấn thói quen
thông số kỹ đề thực tế dùng hợp
thuật nhưng không kịp đồng mẫu để
quên mất chỉ nhận thức, tiết kiệm thời
ra hệ thống xử lý. gian, chi phí
tiêu chuẩn soạn thảo.
đánh giá
chung.

27
-Chưa tìm
hiểu kỹ về
các hệ thống
tiêu chuẩn
khác nhau
giữa các
quốc gia.

Các bên đã -Nhân viên -Chưa có -Công ty -Thiếu kinh


thống nhất soạn thảo kinh nghiệm chưa có chế phí, nhân lực
nhưng không hợp đồng bất về sản phẩm độ đào tạo đào tạo
được ghi vào cẩn không loại này, kịp thời cho -Phân công
hợp đồng. chú ý đến chưa được nhân viên. công việc
điều khoản tiếp cận -Nhân viên chưa hợp lý,
bổ sung này. trường hợp không sắp chưa đúng
-Người mua tương tự. xếp được người đúng
không kiểm -Công việc thời gian hợp việc.
tra kỹ hợp quá tải lý.
đồng trước không kịp rà
khi ký kết. soát.

2.2 Rủi ro liên quan đến bao bì

28
Rủi ro Why is this Why Why Why Why
happening

Rủi ro liên Quy trình tiệt Nhân viên Công ty Công ty


quan đến trùng không thiếu kinh không đào không muốn
bao bì đảm bảo nghiệm tạo phát sinh
đúng quy thêm chi phí
chuẩn đào tạo

Nhân viên
lười học hỏi

Nhân viên Có quá nhiều


không đủ công việc
thời gian học cùng một lúc
tập
Không biết
sắp xếp thời
gian

Máy móc, Do thiếu Công ty Công ty


thiết bị nguồn tài muốn cắt muốn tập
không đạt chính giảm chi phí trung nguồn
chuẩn lực vào các
lĩnh vực khác

Nhân viên Không được Hệ thống


làm việc cẩu giám sát chặt quản lý
thả chẽ không đảm
bảo

Không có ý Nhân viên


thức trách lười biếng
nhiệm

29
Chất lượng Nguyên vật Nhân viên Công ty Công ty
bao bì không liệu làm bao thiếu kinh không đào không muốn
đáp ứng yêu bì không đạt nghiệm tạo đầy đủ phát sinh
cầu chuẩn thêm chi phí
đào tạo

Nhân viên
lười học hỏi

Nhân viên Có quá nhiều


không đủ công việc
thời gian học cùng một lúc
tập
Không biết
sắp xếp thời
gian

Nhân viên Hệ thống


mua gian lận quản lý, kiểm
tra chưa chặt
chẽ

Nhà cung cấp Nhà cung Nhà cung


đưa hàng ứng muốn ứng muốn
kém chất bán giá cao tăng lợi
lượng với hàng chất nhuận
lượng thấp

30
2.3 Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia

RỦI RO Why is it Why Why Why


LIÊN happening?
QUAN ĐẾN
NHỮNG Thiếu sự Khi đàm phán ∙ Nhân viên đàm Việt Nam

KHÁC thống nhất về ký kết hợp đồng phán ký kết đa phần sử

BIỆT tiêu chuẩn chỉ chú trọng hợp đồng dụng hợp

TRONG giữa hai bên vào các thông số chưa có kinh đồng mẫu

TIÊU kỹ nghiệm. trong xuất

CHUẨN nhập khẩu

XUẤT
KHẨU CỦA
CÁC QUỐC
GIA

31
thuật nhưng ∙ Mua đi bán lại nên ít có sự
quên mất chỉ (bên trung thay đổi nội
ra hệ thống gian chưa dung trong
tiêu chuẩn tìm hiểu các điều
xuất khẩu những yêu khoản mẫu
đánh giá cầu kỹ thuật
chung của bên mua
Chưa tìm hiểu cuối cùng)
kỹ về các hệ
thống tiêu
chuẩn khác
nhau

Đã thống nhất Nhân viên bất Nhân sự không Người lãnh


nhưng quên cẩn, không tâm huyết, hoặc đạo chưa quan
ghi vào hợp tập trung vào do công việc quá tâm sâu sát
đồng công việc tải; nhân viên nhân viên,
Người quản lý mới chưa có chưa có chế độ
không kiểm kinh nghiệm đãi ngộ tốt;
tra lại kỹ hợp nhân viên
đồng trước chưa biết quản
khi ký kết lý thời gian tốt

32
2.4. Rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng

2.5. Rủi ro trong quá trình bảo quản:

33
2.6. Rủi ro trong công tác giám định chất lượng hàng hoá:

Rủi ro WHY WHY WHY WHY WHY


Giám Thiếu một Sai sót của Nhân viên bất Không đủ Bộ phận nhân sự
định số tiêu chí bên thực cẩn năng lực tuyển dụng người
không trong giấy hiện giám Thiếu kinh không phù hợp
đầy đủ chứng định nghiệm
nhận

Giám Chậm trễ Công ty Đơn vị sản Nhà cung


định so với thời cung cấp xuất/cung ứng cấp làm
không gian quy mẫu chậm cà phê nguyên việc không
đảm bảo định trễ liệu chậm trễ hiệu quả
tiến độ Không có 2 bên không thỏa
người theo thuận rõ ràng từ
dõi, đốc đầu
thúc
Nhân viên của Không đủ Bộ phận nhân sự
công ty làm năng lực tuyển dụng người
việc không hiệu không phù hợp
quả Thiếu kinh
nghiệm

34
Bên giám Nhân viên làm Không đủ Bộ phận nhân sự
định thực việc không hiệu năng lực tuyển dụng người
hiện lâu quả không phù hợp

Thiếu kinh
nghiệm

Máy móc gặp Không Nhân viên không


trục trặc được sử cẩn thận
dụng và bảo
Công ty tiết kiệm
trì đúng
chi phí, không sửa
cách
chữa, bảo trì
Chất lượng Người mua không
kém am hiểu về máy
móc
Cố tình mua rẻ để
tiết kiệm chi phí

3. Đo lường rủi ro:

Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp


(5) (4) (3) (2) (1)

Rất nghiêm Rủi ro liên


Rủi ro bảo
trọng quan đến bao
quản
(5) bì

Rủi ro về sự
Rủi ro liên
khác biệt
Nghiêm trọng quan đến quá
trong tiêu
(4) trình vận
chuẩn hàng
chuyển
hóa

Trung bình Rủi ro về quy


(3) trình sản xuất

35
Rủi ro trong
Ít nghiêm
công tác giám
trọng
định chất
(2)
lượng

Không
nghiêm trọng
(1)

4. Đánh giá rủi ro


4.1. Rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất
Rủi ro về quy trình sản xuất là một rủi ro thường thấy và mức độ nghiêm trọng rất cao
vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hàng hóa sản xuất ra. Do đó, việc không quy định về
quy trình sản xuất trong hợp đồng thương mại giữa bên mua và bên bán sẽ dễ gây ra tranh chấp
về chất lượng hàng hóa sản xuất ra. Một khi tranh chấp xảy ra rất khó để giải quyết cho bên
mua vì trong hợp đồng không hề quy định điều khoản về quy trình sản xuất. Đặc biệt đối với
các sản phẩm từ sữa quy trình sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định
chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng của sữa. Mỗi loại sữa đều cần có một quy trình sản xuất
phù hợp để giữ nguyên hương vị tự nhiên và dưỡng chất cần thiết, đảm bảo chất lượng sữa.
Việc không quy định về quy trình sản xuất gây bất lợi rất lớn cho người mua nếu hàng hóa
được giao không phải sản xuất từ quy trình mà người mua muốn.

4.2. Rủi ro liên quan đến bao bì


Bao bì tạo nên sự ngăn cách giữa chất nguy hại, môi trường bên ngoài với sản phẩm
sản phẩm. Bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và quản lý những chất
này hay gia tăng giá trị cho sản phẩm.
Sữa dùng cho hoạt động xuất khẩu thì yêu cầu hàng hóa được đóng gói phải đảm bảo
chắc chắn trong cả quá trình vận chuyển dài từ nhà máy đến tay khách hàng cuối cùng. Tuy
nhiên, thỉnh thoảng vẫn xảy ra các sai sót trong chọn lựa bao bì phù hợp với sản phẩm hoặc
một phần do việc gian lận của công nhân nhằm kiếm lời. Đây sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ làm ăn giữa hai bên, làm mất uy tín khi xuất khẩu.
Ngoài ra, sữa là mặt hàng đặc biệt có yêu cầu cao về độ tiệt trùng cũng như an toàn cho
sức khỏe nên phải trải qua bước tiệt trùng bao bì trước khi được đóng gói. Mặc dù rủi ro quá
trình tiệt trùng này khá ít nhưng nó sẽ gây ra hậu quả nghiệm trọng nếu không có biện pháp
ứng phó kịp thời cũng giống như các rủi ro từ việc dùng chất liệu kém làm bao bì.

36
4.3. Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia:
Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu xảy ra khá thường xuyên khi
nhân viên yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong việc soạn thảo hợp đồng và chỉ dựa trên hợp đồng
mẫu thay vì hợp đồng thực tế với một mẫu hàng cụ thể. Rủi ro này gây ra thiệt hại lớn cho nhà
nhập khẩu vì trong số trường hợp không may, nhà nhập khẩu sẽ từ chối nhận hàng và hàng hóa
sẽ bị trả về. Hàng hóa không xuất đi được sẽ bị ứ đọng lại và trong một thời gian ngắn rất khó
để tìm được đối tác mới nên việc xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn.

4.4. Rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng
Rủi ro liên quan tới chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển là một trong các rủi ro
lớn, và thường xảy ra đối với các mặt hàng thực phẩm cần bảo quản đặc biệt, nhất là đối với
sữa. Việc không đảm bảo chất lượng hàng hoá gây thiệt hại tới mục đích kinh doanh của doanh
nghiệp Việt Nam.

4.5. Rủi ro trong quá trình bảo quản


Trong quá trình bảo quản trong cả khâu vận chuyển và khi về đến nước nhập khẩu sẽ
phát sinh nhiều vấn đề như không đảm bảo được điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp để bảo quản,
tàu chứa hàng bị hư hỏng không về đúng thời gian để bảo quản, container chứa sữa gặp sự cố
phần điều chỉnh nhiệt độ hay chất lượng của kho bảo quản xuống cấp, bị hư hỏng do bất cẩn
của nhân viên,...

Đây là những rủi ro không diễn ra một cách thường xuyên, nhưng việc xảy ra các rủi
ro trong quá trình bảo quản và có thể mang lại hậu quả, tổn thất rất nghiêm trọng cho doanh
nghiệp. Vì vậy, vấn đề bảo quản cần được đặc biệt lưu tâm nếu không có biện pháp bảo quản
thích hợp và có nguy cơ gây ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.

4.6. Rủi ro trong công tác giám định chất lượng hàng hoá
Việc các bên quy định cụ thể về chất lượng và số lượng hàng hóa là cần thiết và bắt
buộc để bảo đảm quyền lợi cho các bên. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định hàng hóa phù hợp
với chất lượng và số lượng được mô tả trong hợp đồng, các bên cần phải có cơ chế kiểm định
hàng hóa. Thỏa thuận về kiểm định hàng hóa cần phù hợp với luật áp dụng.
Các rủi ro về giám định không đầy đủ (thiếu giấy chứng nhận cần thiết để hàng hóa
được chấp nhận), giám định không chính xác có thể sẽ gây ra những thiệt hại cho nhà nhập
khẩu. Phổ biến nhất chính là hàng hóa được giao đến cảng người nhập nhưng không được nhập
khẩu vào nước họ do vi phạm các tiêu chuẩn về chất lượng.

Dựa trên quá trình đo lường và đánh giá rủi ro, các rủi ro được sắp xếp theo mức độ ưu

37
tiên để ứng phó như sau:

Mức độ Tần Mức độ nghiêm


Loại rủi ro Điểm đánh giá
ưu tiên suất trọng

Rủi ro liên quan đến quá


1 3 4 12
trình vận chuyển

2 Rủi ro bảo quản 2 5 10

Rủi ro về sự khác biệt


3 2 4 8
trong tiêu chuẩn hàng hóa

Rủi ro trong công tác


4 3 2 6
giám định chất lượng

Rủi ro liên quan đến bao


5 1 5 5

Rủi ro trong quy trình sản


6 1 3 3
xuất

5. Ứng phó rủi ro


5.1. Rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất
a. Né tránh rủi ro
Chủ động tìm hiểu quy trình sản xuất của đối tác, đặc biệt là những quy trình sản xuất
mới tối ưu, đạt chuẩn quốc tế.
Tổ chức đào tạo nhân viên về những rủi ro về điều khoản này và chủ động hơn trong
quá trình soạn thảo hợp đồng.
Linh hoạt trong việc soạn thảo hợp đồng, chủ động tìm hiểu về hàng hóa giao dịch để
có điều chỉnh hợp lý.
Trong quá trình đàm phán phải đi đến sự thống nhất giữa các bên về quy trình sản xuất
mà nhà nhập khẩu yêu cầu và đem sự thống nhất đó làm thành văn bản.

b. Ngăn ngừa tổn thất

38
Cho người đến cơ sở sản xuất của đối tác kiểm tra cơ sở vật chất, công nghệ, quy trình
đảm bảo đúng theo yêu cầu.
Kiểm tra hàng mẫu, giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng

c. Giảm thiểu tổn thất


Đàm phán với đối tác về việc giảm giá lô hàng không đạt chuẩn.
Liên hệ người mua khác nếu lô hàng không phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công
ty.

d. Tài trợ:
Thiết lập quỹ dự phòng đề phòng trường hợp khi hàng không đạt tiêu chuẩn không thể
đưa ra thị trường, cung cấp cho đại lý phải đền bù cho bên thiệt hại, tránh ảnh hưởng uy tín của
doanh nghiệp.

5.2. Rủi ro liên quan đến bao bì


a. Né tránh rủi ro
Tìm hiểu rõ các thông tin liên quan đến quy trình tiệt trùng, các kiến thức liên
quan đến bao bì và phổ cập kiến thức tới nhân viên
Chọn đơn vị kiểm tra, kiểm soát quy trình đóng gói uy tín.
Phổ biến đến nhân viên các rủi ro thường gặp liên quan đến bao bì

b. Ngăn ngừa tổn thất


Kểm tra chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào làm bao bì hoặc chất lượng của bao
bì từ nhà cung ứng khác
Chọn lọc nhân viên có kinh nghiệm, tăng lương hoặc các phúc lợi để khuyến khích họ
học tập và làm việc tốt hơn
Lập dự phòng về sản phẩm thay thế để đề phòng các trường hợp khi có sự cố bao bì
hỏng ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Thương lượng với đối tác khi sản phẩm bị hư hỏng do bao bì
d. Tài trợ
Tự khắc phục bằng tài sản của mình
Chuyển giao rủi ro: mua bảo hiểm

5.3. Rủi ro liên quan đến khác biệt trong tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia
a. Né tránh rủi ro

39
Tìm hiểu kỹ về các tiêu chuẩn xuất khẩu của các thị trường xuất khẩu khác nhau, đặc
biệt là những thị trường xuất khẩu sữa chủ lực của Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc,
Thái Lan,..
Phổ biến cho nhân viên biết về những rủi ro liên quan đến việc sai khác về tiêu chuẩn
xuất khẩu của người mua và người bán để họ không mắc sai sót trong quá trình soạn thảo hợp
đồng.
Sử dụng hợp đồng mẫu có chọn lựa, cần linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với đối tác
nhập khẩu và các tiêu chuẩn của quốc gia nước nhập khẩu.

b. Ngăn ngừa tổn thất


Tuyển chọn nhân viên có kinh nghiệm, làm việc cẩn thận
Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, các bên cần thỏa thuận rõ ràng, chính xác
về tiêu chuẩn xuất khẩu trong điều khoản chất lượng hai bên muốn áp dụng

c. Giảm thiểu tổn thất


Đàm phán với đối tác để họ xem xét lại về thỏa thuận lại điều khoản chất lượng theo
tiêu chuẩn xuất khẩu nào
Trong trường hợp bên đối tác không chịu nhận hàng thì nên tìm cách thương lượng lại
với họ để nhận lô hàng hoặc tìm phương án giải quyết cho lô hàng
Dự phòng một số đối tác khác trong trường hợp hàng không xuất bán được do không
đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của bên mua

d. Tài trợ
Tự khắc phục bằng tài sản của mình
Chuyển giao rủi ro: mua bảo hiểm

5.4. Rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng
a, Né tránh rủi ro
Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín từ cảng đi đến cảng đến
Soạn thảo chi tiết trách nhiệm người vận chuyển phải chịu nếu hàng hoá bị mất mát hư
hại trong hợp đồng vận chuyển.
Soạn thảo chi tiết trách nhiệm người xuất khẩu về những rủi ro từ kho đến khi hàng lên
tàu.
Lựa chọn cảng có tập quán hàng xếp lên tàu thuận lợi cho người mua như: hàng xếp
lên tàu được hiểu là hàng phải được đặt an toàn lên tàu.

40
b, Ngăn ngừa tổn thất
Tuyển dụng nhân sự có năng lực để đàm phán ký kết hợp đồng vận tải
Lựa chọn ngày giao hàng thuận lợi như không có mưa bão

c, Giảm thiểu tổn thất


Thương lượng với đối tác: yêu cầu đền bù thiệt hại hoặc không chấp nhận lô hàng
Tìm kiếm nhà cung ứng khác uy tín hơn
Luôn có nhân viên sẵn sàng giải quyết với các tình huống xảy ra rủi ro.

d, Tài trợ
Mua bảo hiểm cho hàng hoá: chia một phần rủi ro cho bên bảo hiểm
Tự khắc phục: dùng quỹ tự có của doanh nghiệp

5.5. Trong quá trình bảo quản


a, Né tránh rủi ro
Làm việc với các đối tác uy tín đặc biệt là đối tác trực tiếp bán hàng cho mình, các công
ty vận tải và có thể là các dịch vụ cho thuê kho đông lạnh.
Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi hợp tác, chủ động né tránh những đối tác có lịch sử làm
ăn không uy tín, không đàng hoàng.
Tuyển nhân viên có trình độ, chuyên môn, đạo đức và trách nhiệm.

b, Ngăn ngừa rủi ro


Thường xuyên kiểm tra kho lưu trữ, các hệ thống báo cháy hay đông lạnh của kho.
Tổ chức tập huấn, bổ sung kiến thức chuyên ngành cần thiết cho nhân viên. Tăng phúc
lợi cho nhân viên để có ý thức và trách nhiệm trong khi làm việc.

c, Giảm thiểu tổn thất


Chuẩn bị các kho hàng dự phòng trong trường hợp kho hàng chính gặp sự cố.
Giữ mối liên hệ tốt với các đối tác để có thể mượn kho trong trường hợp cần thiết
d, Tài trợ rủi ro
Dùng quỹ dự phòng của doanh nghiệp để khắc phục.
Mua bảo hiểm cho hàng hóa.

5.6. Rủi ro trong công tác giám định chất lượng hàng hoá
a, Né tránh rủi ro

41
Phổ biến cho nhân viên biết về những rủi ro đã gặp về điều khoản kiểm tra phẩm chất
hàng hóa trong quá trình soạn thảo hợp đồng.
Làm việc với cơ quan giám định uy tín, có năng lực chuyên môn cao.
Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, các bên cần thỏa thuận rõ ràng, chính xác
về các loại giấy chứng nhận, tiêu chí chất lượng cần giám định.
Tìm hiểu rõ các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, giấy chứng nhận chất
lượng…

b, Ngăn ngừa tổn thất


Kiểm tra kỹ hàng mẫu, giấy chứng nhận khi giao nhận
Thực hiện giám định hai lần: một lần ở nước người bán trước khi thông quan, và lần
giám định còn lại khi hàng về đến cảng dỡ hàng làm là quyết định

c, Giảm thiểu tổn thất


Thương lượng với đối tác: yêu cầu đền bù thiệt hại hoặc không chấp nhận lô hàng vì
không đúng với chất lượng yêu cầu
Nếu công ty giám định không uy tín: yêu cầu thực hiện giám định lại và đền bù những
tổn thất
Dùng biện pháp về pháp lý: kiện tụng
Tìm kiếm nhà cung ứng khác hoặc công ty giám định khác uy tín hơn
Luôn có nhân viên sẵn sàng giải quyết với các tình huống xảy ra rủi ro.

d, Tài trợ
Mua bảo hiểm cho hàng hoá: chia một phần rủi ro cho bên bảo hiểm
Tự khắc phục: dùng quỹ tự có của doanh nghiệp

III. RỦI RO TRONG ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI

1. Nhận diện rủi ro


Trong nhiều trường hợp các bên chọn trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết khi
xảy ra tranh chấp với ưu điểm là sự chủ động về thời gian, địa điểm, tính bảo mật thông tin cao
cũng như sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc chọn ngôn ngữ và nguồn luật áp dụng. Tuy nhiên
khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan trọng tài được chọn không có thẩm quyền giải quyết vụ việc
khiến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, nguyên nhân liên quan
đến các yếu tố đề cập trong điều khoản hợp đồng như: cơ quan trọng tài, nguồn luật áp dụng,
ngôn ngữ, chi phí trọng tài,....

42
Từ đó, các bên đưa ra những bằng chứng, lập luận chống lại phán quyết của trọng tài,
sau đó thỏa thuận kết quả của trọng tài bị vô hiệu hóa và một trong hai bên sẽ tiếp tục nộp đơn
lên tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp và đồng thời gây mất thời gian cho các bên, hoặc
đôi khi khiến tranh chấp không giải quyết được.
Có các loại rủi ro cơ bản có thể kể đến như sau:

1.1. Rủi ro thỏa thuận trọng tài vô hiệu


Rủi ro thỏa thuận trọng tài vô hiệu: nghĩa là điều khoản trọng tài quy định không phù
hợp với quy định của pháp luật, khiến thỏa thuận căn bản đã bị vô hiệu ngay từ ban đầu

1.2. Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được
Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể được thực hiện: nghĩa là quy định của điều khoản
là đúng và phù hợp với luật pháp tuy nhiên lúc xảy ra tranh chấp lại xuất hiện những thay đổi
về các nhân tố trong điều khoản, khiến nó không thể được thực hiện.

1.3. Rủi ro liên quan đến trách nhiệm và chi phí sau phán quyết
Cùng với sự phát triển của thị trường, các rủi ro cũng xuất hiện nhiều hơn đặc biệt là
các rủi ro về mặt pháp lý – nguyên nhân chính và trực tiếp dẫn tới đổ bể thương vụ hoặc thậm
chí là các quá trình kiện tụng ồn ào và tốn kém sau đó. Theo đó, rủi ro tiềm tàng về việc thực
hiện các biện pháp chế tài nhất định như định nghĩa không rõ ràng về thị trường liên quan, hay
định nghĩa không rõ ràng về công ty đại chúng hay như cơ chế không rõ ràng về việc kế thừa
các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý và nợ trong trường hợp mua lại tài sản. Với vấn đề rủi ro này
chúng ta xét đến hai nhánh vấn đề rủi ro là rủi ro liên quan đến trách nhiệm và rủi ro liên quan
đến chi phí sau phán quyết.

43
2. Phân tích rủi ro
2.1. Rủi ro thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Mô hình xương cá về Thỏa thuận trọng tài vô hiệu


Phân tích 5-Why:

Thỏa thuận trọng


Chuyên môn của các trọng tài không đủ
tài được xác lập
để giải quyết
tranh chấp
không thuộc lĩnh
Rủi vực thuộc thẩm Chuyên môn của các trọng tài không cân xứng
ro quyền của Trọng
thỏa
tài
thuận
trọng
Trọng tài có mối quan
tài vô
hiệu Thành phần Hội đồng hệ thân thiết với một
Thỏa thuận trọng
trọng tài không phù hợp trong hai bên: Trọng tài
tài vi phạm điều
với thỏa thuận của các bên viên nhận tiền, tài sản
cấm của Pháp
hoặc trái với các quy định hoặc lợi ích vật chất
luật
của Luật này khác của một bên tranh
chấp làm ảnh hưởng

44
đến tính khách quan,
công bằng của phán
quyết trọng tài

Số lượng trọng tài


nhiều hoặc ít hơn quy
định

Không thực hiện đầy đủ


các bước của quy trình
tố tụng bằng trọng tài

Một trong hai bên vắng


mặt tại các buổi đàm
phán
Thủ tục tố tụng trọng tài
không phù hợp Việc công nhận và cho
thi hành bản án, quyết
định dân sự của Tòa án
nước ngoài tại Việt
Nam trái với các
nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam

Người xác lập


Người chưa thành niên
thoả thuận trọng
tài không có
năng lực hành vi Người mất năng lực hành vi dân sự
dân sự theo quy
định của Bộ luật
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
dân sự

Người xác lập Không phải là người đại diện theo Pháp luật của
thoả thuận trọng công ty

45
tài không có
Không phải là người được ủy quyền hợp pháp
thẩm quyền theo
quy định của
Người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá
Pháp luật
phạm vi được ủy quyền

Một trong các Do tâm lý và sức khỏe Bị bệnh đột xuất


bên bị lừa dối, đe người xác lập thỏa thuận
không ổn định, dễ bị lung Áp lực, gánh nặng tâm
dọa, cưỡng ép lay
lý từ phi vụ tranh chấp
trong quá trình
xác lập thoả Vị thế, sức mạnh thị
thuận trọng tài Do quyền lực, sức mạnh trường không cân xứng
và có yêu cầu đàm phán giữa hai bên
Một bên nắm được
tuyên bố thỏa không cân xứng, dẫn đến
điểm yếu của bên còn
thuận trọng tài việc một bên mất đi tiếng
nói riêng lại và dùng nó để đe
đó là vô hiệu
dọa, uy hiếp

2.2. Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được

Mô hình xương cá về Thỏa thuận trọng tài không thực hiện được

46
Phân tích 5-Why:

Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người Người tiêu dùng không có nhiều kiến
tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận thức trong việc tranh chấp bằng luật
trọng tài được ghi nhận trong các điều pháp
kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch
vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Vì người tiêu dùng không có nhiều
Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh thông tin trong việc chọn trọng tài, có
tranh chấp, người tiêu dùng không đồng thể dẫn đến việc trọng tài là người
ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh quen của nhà cung cấp
chấp.

Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh


chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng
Không tìm hiểu kỹ càng về quy định
Rủi ro thỏa lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng
của trung tâm trọng tài được chọn
thuận trọng của Trung tâm trọng tài khác và điều lệ
tài không
của Trung tâm trọng tài do các bên lựa
thể thực
hiện được chọn để giải quyết tranh chấp không cho
Không thỏa thuận được về việc lựa
phép điều đó, đồng thời các bên không
chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay
thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc
thế
tố tụng trọng tài thay thế.

Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc


Trọng tài viên có định kiến với vụ
lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc,
tranh chấp hoặc với một trong hai
nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp,
bên tham gia tranh chấp
Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định
hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ
định Trọng tài viên và các bên không Trọng tài viên có sức khỏe kém,
thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài không đủ sức để tham gia xét xử
viên khác để thay thế.

47
Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh
chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể
nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm
Trung tâm trọng tài bị thu hồi giấy
dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng
phép, giấy đăng ký hoạt động
tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận
được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài
khác để giải quyết tranh chấp.

Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc Thiếu hoặc không tìm thấy trọng tài
lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, viên phù hợp
nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì
sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại Trọng tài viên gặp sự cố, tai nạn bất
khách quan mà Trọng tài viên không thể khả kháng
tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc
Dịch covid: cấm người dân đi lại
Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể
giữa các quốc gia đang là tâm dịch,
tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa
hoặc cần thời gian cách ly dẫn đến
thuận và các bên không thỏa thuận được
không thể kịp thời tham gia giải
việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay
quyết tranh chấp
thế.

48
2.3. Rủi ro liên quan đến trách nhiệm và chi phí sau phán quyết

Mô hình xương cá về rủi ro liên quan đến trách nhiệm và chi phí sau phán quyết

Một trong hai bên không chấp nhận kết quả phán quyết

Chấp nhận kết quả phán quyết


Người có trách nhiệm gặp sự cố, tai nạn bất
Rủi ro nhưng sau đó không thực hiện trách
liên khả kháng
nhiệm sau phán quyết của mình
quan
đến
trách Bên thua kiện dừng hoạt động, bỏ trốn
nhiệm Bên thua kiện không hợp tác chi trả
và chi chi phí Bên thua kiện phá sản, không có khả năng
phí sau
chi trả chi phí tố tụng
phán
quyết Không xác định rõ phạm vi trách nhiệm của
mỗi bên
Không phân định thắng thua rõ ràng
Không xác định rõ phần chi phí phải chịu
của mỗi bên

49
3. Đo lường rủi ro:

Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp


Tần suất (5) (4) (3) (2) (1)

Mức độ

Rất nghiêm Rủi ro thoả


trọng thuận trọng
(5)
tài vô hiệu
hoá

Nghiêm Rủi ro thỏa


trọng thuận trọng
(4)
tài không thể
thực hiện
được

Trung bình Rủi ro liên


(3) quan đến
trách nhiệm
và chi phí
sau phán
quyết

Ít nghiêm
trọng
(2)

Không
nghiêm
trọng(1)

50
4. Đánh giá rủi ro
4.1. Rủi ro thoả thuận trọng tài vô hiệu hoá & Rủi ro thoả thuận trọng tài không thể thực
hiện được
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong việc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hóa hoặc
không được thực hiện là rất lớn, làm cho những tranh chấp không được giải quyết rõ ràng,
khiến cho hợp đồng bị hủy gây thiệt hại về hàng hóa và tiền bạc hoặc các bên của hợp đồng
nảy sinh những bất hòa không mong muốn trong mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài.
Tần suất rủi ro của việc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hóa hoặc không được thực hiện
là tương đối thấp. Theo quy định của Luật Trọng Tài Thương Mại “Tranh chấp được giải quyết
bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Do đó, việc hình thành một thỏa thuận trọng tài là điều kiện
tiên quyết và bắt buộc làm căn cứ phát sinh tham quyền giải quyết của Trọng tài. Thỏa thuận
trọng tài sẽ vẫn có hiệu lực kể cả khi hợp đồng có thay đổi, gia hạn, hủy bỏ, bị vô hiệu toàn
phần hoặc không thể thực hiện được.
Từ bảng phân tích trên, rút ra được mức độ ưu tiên để ứng phó cho từng rủi ro liên quan,
lần lượt như sau:
+ Rủi ro thoả thuận trọng tài vô hiệu hoá
+ Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được

4.2. Rủi ro liên quan đến trách nhiệm chi phí sau phán quyết
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro liên quan đến trách nhiệm sau phán quyết là tương đối
lớn, làm cho những chi phí phát sinh từ tranh chấp không có một bên đứng ra chịu trách nhiệm
phù hợp, có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý không đáng có.

Tần suất rủi ro của việc thỏa thuận trọng tài liên quan đến trách nhiệm sau phán quyết
là tương đối thấp với các trường hợp có liên quan rất hiếm khi xảy ra.

Dựa trên quá trình đo lường và đánh giá rủi ro, các rủi ro được sắp xếp theo
mức độ ưu tiên để ứng phó như sau:

Mức độ ưu Tần Mức độ nghiêm


Loại rủi ro Điểm đánh giá
tiên suất trọng

Rủi ro thoả thuận


1 trọng tài vô hiệu 3 5 15
hoá

51
Rủi ro thoả thuận
2 trọng tài không thể 3 4 12
thực hiện được
Rủi ro liên quan
3 đến trách nhiệm chi 2 3 6
phí sau phán quyết

5. Ứng phó rủi ro


5.1. Rủi ro thỏa thuận trọng tài vô hiệu
a. Né tránh rủi ro
Lựa chọn các đối tác uy tín, rõ ràng, chuyên nghiệp, có thiện chí, hoạt động minh bạch
và tài chính ổn định.
Lựa chọn nguồn luật phù hợp không quá mất cân bằng lợi thế giữa hai bên đối tác.
Quy định rõ về nguồn luật điều chỉnh sự hợp pháp của thỏa thuận.
Chọn lựa toà án có thẩm quyền phán quyết cao, có năng lực và có quyền hạn và rõ ràng
về pháp lý.
Thể hiện hợp đồng rõ ràng, bổ sung đầy đủ các điều khoản về tính pháp lý, chủ thể.
Đảm bảo đối tác và trọng tài viên là chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

b. Ngăn ngừa tổn thất


Không chấp nhận thỏa thuận trọng tài nếu chưa nắm rõ những đặc điểm về thẩm quyền
của trọng tài có thuộc loại được pháp luật quy định quyền giải quyết tranh chấp đối với trọng
tài hay không.
Đưa ra tranh chấp mà các bên dự kiến để xem xét lựa chọn trọng tài phù hợp.
Xem xét pháp luật được lựa chọn có bao gồm quy phạm xung đột hay không, tức là có
chấp nhận dẫn chiếu hay không.
Thường xuyên rà soát, kiểm tra, cập nhật các phiên bản của luật để tránh nhầm lẫn hoặc cố
tình hiểu lầm.
c. Giảm thiểu tổn thất
Thỏa thuận hoặc tìm cách thương lượng với đối tác thay cho phương án trọng tài nếu
hợp lý.
Đưa thêm các điều khoản về bù đắp tổn thất trước khi dẫn đến phán quyết trọng tài vào
hợp đồng.

d. Tài trợ rủi ro


Đưa ra những chiết khấu hoặc thiện chí bồi thường với giá trị nhỏ hơn chi phí thua kiện
hoặc đền hợp đồng bằng quỹ tự có của công ty.

52
Đàm phán lại với cơ quan trọng tài nếu chưa hài lòng với kết quả.
Khởi kiện lên cấp cao hơn nếu phán quyết trọng tài không hợp lý.
Mua bảo hiểm cho hợp đồng có điều khoản thỏa thuận trọng tài vô hiệu hóa.
Mua các tài sản đầu tư để có kinh phí bù đắp rủi ro.

5.2. Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được
a. Né tránh rủi ro
Đại diện là chủ thể có trình độ, chuyên môn về Trọng tài để đưa ra giám định, đề xuất
các phương án tạo thuận tiện cho đôi bên.
Lựa chọn trọng tài viên có chuyên môn cao, công bằng, có đầy đủ hành vi dân sự và
không có định kiến hoặc bất kỳ mối quan hệ thân cận với các bên liên quan.
Lựa chọn trung tâm trọng tài uy tín, chuyên nghiệp, có tầm cỡ, có giấy phép và có giấy
đăng ký hoạt động rõ ràng.

b. Ngăn ngừa tổn thất


Tìm hiểu kỹ các quy tắc tố tụng, liên quan đến luật và cơ quan giải quyết trước khi ký
hợp đồng.
Chọn lựa hoặc mời những chuyên gia có liên quan và thành thạo để cố vấn.
Thực hiện sẵn một phương án dự phòng thay thế khi cơ quan hoặc chủ thể trọng tài gặp
vấn đề bất khả kháng không thể giải quyết được vụ kiện.

c. Giảm thiểu tổn thất


Thay thế rủi ro bên phía trọng tài không xét xử được bằng một phương thức khác có
thể là thỏa thuận, thương lượng hoặc nhờ cơ quan có quyền hạn khác.
Bên phía trọng tài viên không có năng lực hành vi dân sự, có thể tạm hoãn hoặc mời
trọng tài viên khác có năng lực không kém hơn.

d. Tài trợ rủi ro


Tài trợ bằng quỹ của công ty.

5.3. Rủi ro liên quan đến trách nhiệm và chi phí sau phán quyết
a. Né tránh rủi ro
Tránh làm việc với các đối tác trước đó có hành vi lật lọng, thiếu trách nhiệm và hay
nảy sinh mâu thuẫn.
Ghi rõ trong hợp đồng về trách nhiệm và chi phí nếu có tranh chấp là ràng buộc nếu
không phải đền hợp đồng.
Cân nhắc chi phí khi lựa chọn hình thức trọng tài để đảm bảo được lợi nhuận và giảm
thiệt hại ở mức thấp nhất nếu thua kiện hoặc bị đối tác lật lọng.

53
b. Ngăn ngừa tổn thất
Làm cam kết thực hiện phán quyết trọng tài trước khi đưa ra xét xử.
Hai bên đặt cọc một khoảng tiền cho bên thứ ba để đảm bảo thanh toán chi phí sau khi
xét xử.

c. Giảm thiểu tổn thất


Chủ động đàm phán, thuyết phục đối tác chiết khấu một số tiền hỗ trợ.

d. Tài trợ rủi ro


Mua bảo hiểm cho trường hợp đối tác không có khả năng chi trả chi phí và chịu trách
nhiệm.

54
HỢP ĐỒNG

55
56
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các dạng sữa lỏng. Truy cập ngày 06 tháng 10 năm 2021,
từ http://www.fsi.org.vn/pic/files/qcvn-5-1_2010-byt-sua-dang-long_ruot.pdf
Tìm hiểu những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa. (2021). Truy cập ngày 06 tháng
10 năm 2021, từ https://ratracosolutions.com/n/rui-ro-trong-qua-trinh-van-chuyen-hang-
hoa/
Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Quy định Luật Trọng tài thương mại do
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Luật trọng tài thương mại 2010 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010
Thư Ký Luật (2018), Các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được,
nganhangphapluat.thukyluat.vn
Apolatlegal (2020), Các vấn đề cần lưu ý đối với thỏa thuận trọng tài trong các hợp đồng
thương mại, apolatlegal.com
Đội tàu biển Việt Nam thay đổi thế nào sau gần một thập kỷ? | CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM.
(2021). Truy cập ngày 6 tháng 10 năm, từ https://vinamarine.gov.vn/vi/tin-tuc/doi-tau-
bien-viet-nam-thay-doi-nao-sau-gan-mot-thap-ky
Hợp đồng nhập khẩu sữa hạt No.UP.VK.02 ngày 18 tháng 2 năm 2020 của công ty VK Import
Export Co.,LTD
Quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu - Hải quan Việt Nam : Hải Quan Việt
Nam. (2021). Truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2021, từ
https://www.customs.gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?List=74c6bc80%2D
f976%2D4544%2Da90e%2Da90f0cbefddc&ID=395&Web=c00daeed%2D988b%2D4
68d%2Db27c%2D717ca31ae3ff

58

You might also like