Tài Lịu Gioan

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

1.

NHÂN VẬT MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊ-SU YÊU MẾN VÀ Ý NGHĨA


a. Tin mừng trình bày nhân vật này như thế nào?
“Môn đệ Đức Giê-su yêu mến” là môn đệ vô danh thứ tư trong Tin Mừng. Tên gọi này
xuất hiện 5 lần trong Tin Mừng bao gồm: trong bữa tiệc ly (13,23); dưới chân Thập giá
(19,26); sáng sớm ngày phục sinh (20,2); đánh cá ở biển hồ Ti-bê-ri-a (21,7) và số phận
của người “môn đệ Đức Giê-su yêu mến (21,20).
b. So với các môn đệ khác? (nổi bật, lý tưởng hóa)
- Môn đệ Đức Giê-su yêu mến là một nhân vật lịch sử đã được cộng đoàn lý tưởng hóa
lên. Không nên đồng hóa “người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” với bất kỳ ai và với
Gio-an Tông đồ, nhằm đề cao vai trò và sứ mệnh của người môn đệ này.
- Về phía Đức Giê-su, tên gọi này xác định rõ tình yêu của Đức Giê-su dành cho môn
đệ này. Về phía người môn đệ, chính tình yêu của Đức Giê-su làm nên tên gọi cũng
như căn tính của môn đệ này. Nói cách khác, môn đệ này hiện hữu, sống và tồn tại nhờ
tình yêu của Đức Giê-su.
- Tên gọi đầy đủ “môn đệ Đức Giê-su yêu mến” cũng làm nổi bật tình yêu của Người
dành cho tất cả các môn đệ khác. Nói cách khác, tình yêu của Đức Giê-su dành cho tất
cả các môn đệ được cụ thể hóa nơi môn đệ Người yêu mến, và tất cả các môn đệ được
mời gọi đồng hóa với chính người môn đệ này.
c. Vai trò đối với bản văn và biên soạn Tin Mừng?
- Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến giữ vai trò then chốt trong việc hình thành Tin
Mừng thứ tư. Chính người môn đệ này bảo đảm tính xác thực của Tin Mừng.
+Trước hết, người môn đệ này là một môn đệ lý tưởng và khuôn mẫu về lòng tin và
tương quan với Đức Giê-su.
+Kế đến, môn đệ này là người đã chứng kiến, đã làm chứng về cuộc đời Đức Giê-su
và đã viết ra.
+Người môn đệ này cũng là chứng nhân trực tiếp biến cố Thương Khó – Phục Sinh
(Ga 19,35) và đã viết ra lời chứng (21,24).
+Đặc biệt, người môn đệ này đã để lại bút tích trong Tin Mừng thứ tư.
d. Ý nghĩa dành cho độc giả? (5 lĩnh vực)
Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến là môn đệ trổi vượt trên tất cả các môn đệ khác và
là khuôn mẫu cho độc giả về năm lãnh vực:
- Tình yêu: Tình yêu của Đức Giê-su làm nên tên gọi người môn đệ này, và người môn
đệ này cũng bày tỏ tình yêu dành cho Đức Giê-su.
- Lòng trung tín: Người môn đệ này trung tín với Thầy khi can đảm hiện diện dưới
chân thập giá.
- Lòng tin: Sau khi thấy ngôi mộ trống, môn đệ này “đã thấy và đã tin” dù chưa thấy
Đức Giê-su Phục Sinh.
- Sự hiểu biết. Môn đệ này là người đầu tiên trong nhóm các môn đệ nhận ra Đức Giê-
su Phục Sinh trên bờ biển hồ Ti-bê-ri-a.
- Làm chứng. Lời chứng của người môn đệ này có uy tín, bảo đảm tính xác thực nội
dung mặc khải trong Tin Mừng.
Với những đặc tính trổi vượt trên, Tin Mừng Gio-an mời gọi độc giả qua mọi thời đại
hãy sống và hãy đi vào tương quan với Đức Giê-su như người môn đệ này.

2. ÐẤNG PA-RÁC-LÊ.
a- Tại sao giữ nguyên ngữ
Danh xưng “Đấng Pa-rác-lê” là chuyển âm từ tiếng Hy-lạp “paraklêtos”. Trong Tin
Mừng thứ tư, “Đấng Pa-rác-lê” là “Thánh Thần” (Ga 14,26) và là “Thần Khí sự thật”
(Ga 14,17; 15,26). Trong toàn bộ Kinh Thánh, “Đấng Pa-rác-lê, Thần Khí sự thật” chỉ
xuất hiện trong Tin Mừng Gio-an (không xuất hiện trong tất cả các sách khác của bộ
Kinh Thánh). Trong thư thứ nhất Gio-an, xuất hiện 1 lần từ “paraklêtos” và áp dụng
cho Đức Giê-su (1Ga 2,1) chứ không phải là Đấng Pa-rác-lê – Thánh Thần.
Danh từ “paraklêtos” trong văn chương Hy-lạp chỉ người bênh vực (défenseur) hay
luật sư (avocat). Tóm lại, “paraklêtos” là người có vai trò pháp lý trong khung cảnh
Từ chuyển âm sang tiếng Việt là “Pa-rác-lê”, ba âm tiết này dễ đọc và gần gũi với tiếng
Việt hơn.
b- Ðấng Pa-rác-lê và Đức Giê-su
Trước hết, Ðấng Pa-rác-lê có tương quan chặt chẽ với Đức Giê-su, cụ thể: (1) Cả hai
Đấng đều giống nhau trong cương vị (đều có nơi xuất phát (Chúa Cha) và nơi đến (các
môn đệ)), trong sứ vụ (nghe, đón nhận và giảng dạy), trong tương quan (Đức Giêsu tôn
vinh Cha; Đấng Pa-rác-lê tôn vinh Đức Giêsu), trong sự làm chứng và nội dung lời
chứng (làm chứng cho Đức Giêsu). (2) Cả hai Đấng đều khác nhau: Về thời điểm thi
hành sứ vụ và sự hiện diện trong thế gian, Về đối tượng rao giảng, Về điểm quy chiếu,
Về tương quan với Chúa Cha và các môn đệ. (3) Cuối cùng, cả hai Đấng đều hiện diện
và ở với các môn đệ sau biến cố Phục Sinh. Ðấng Pa-rác-lê không thay thế, không kế
vị, nhưng tiếp nối sứ vụ của Đức Giêsu, làm chứng cho Đức Giêsu và lấy những gì của
Người mà loan báo cho các môn đệ.
c- Ðấng Pa-rác-lê và thế gian
Thứ đến, về tương quan giữa Ðấng Pa-rác-lê và thế gian, ta thấy có những điểm sau:
(1) Thế gian được cho là không có khả năng đón nhận Thần Khí sự thật, vì thế gian
không thấy và không biết Người (14, 15-17). (2) Ðấng Pa-rác-lê làm chứng về Đức
Giêsu, và các môn đệ chỉ có thể làm chứng nhờ lời chứng của Ðấng Pa-rác-lê trước và
trong các môn đệ (15, 26-27). (3) Nhiệm vụ của Ðấng Pa-rác-lê là chứng minh thế gian
sai lầm về tội, về sự công chính và về sự xét xử (16, 7-11). Thế gian có tội vì không tin
vào Đức Giê-su (16,9). Sự công chính thuộc về Đức Giê-su vì Người đi về với
Cha (16,10). Khi sự thật được bày tỏ thì đến phần tuyên án dành cho thủ lãnh thế gian
(16,11) tức là Xa-tan. Như thế, sự xét xử đi tới gốc rễ của thế lực bóng tối.
d- Ðấng Pa-rác-lê và các môn đệ
Cuối cùng, về tương quan giữa Ðấng Pa-rác-lê và các môn đệ, ta thấy có bốn điểm sau:
1) Đấng Pa-rác-lê là ĐẤNG Ở VỚI, Người ở trong các môn đệ mãi mãi với điều kiện:
“Yêu mến Đức Giê-su và giữ các điều răn của Người”.
2) Đấng Pa-rác-lê là THẦY DẠY, Người sẽ dạy và nhắc nhớ lại cho các môn đệ tất cả
những gì Đức Giê-su đã nói; Người dạy các môn đệ biết sự thật về thế gian và sự thật
về Đức Giê-su.
3) Đấng Pa-rác-lê là ĐẤNG LÀM CHỨNG, Người sẽ làm chứng về Đức Giê-su trước
và trong các môn đệ, nhờ đó các môn đệ có thể làm chứng cho Đức Giê-su.
4) Đấng Pa-rác-lê là ĐẤNG DẪN ĐƯỜNG, Người sẽ dẫn các môn đệ đi trong sự thật
toàn vẹn.
Với những vai trò quan trọng như trên người môn đệ không thể sống niềm tin và học
hỏi về Đức Giê-su mà không có sự hướng dẫn và dạy dỗ của Đấng Pa-rác-lê.

Câu 3: KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN VÀ GIẢI PHÁP


Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng:
1. Lời Đức Giêsu: Đức Giêsu đã mặc khải về Người cho các môn đệ, nhưng nhiều
môn đệ đã không đón nhận. Nguyên nhân là vì những mặc khải của Đức Giêsu đầy
nghịch lý, họ hiểu theo nghĩa “xác thịt” và ho ̣ đã vấ p ngã vì họ không mở lòng ra đón
nhận giáo huấn như là điều kiện để tin vào Đức Giêsu. Nghịch lý về nguồn gốc con
Giuse mà lại từ trời đến. Đấng ban sự sống mà lại phải chết.
2. Thuộc về “bóng tối”: Bối cảnh Đức Giêsu tiên báo có một trong nhóm 12 là quỷ
(Giuđa Ítcariốt), nghĩa là thuộc về bóng tối, thế lực đen tối, “thuộc về quỷ”. Đây là
khủng hoảng trầm trọng đối với chính Giuđa và cả nhóm môn đệ; và đó là khủng hoảng
vì lòng trung tín.
3. Không hiểu biết: Các môn đệ xao xuyến, sợ hãi vì không biết về căn tính, nguồn
gốc, vai trò và sứ vụ của Đức Giêsu, là những yếu tố gây khủng hoảng niềm tin. Qua
viê ̣c tiên báo về cuô ̣c Thương Khó và sự phản bội của Giuđa, Phêrô và các môn đê ̣ đã
hoàn toàn không biết, không hiểu ý nghĩa việc Đức Giêsu làm, hay ý nghĩa Giờ của
Đức Giêsu và không biết Thầy đi đâu mà theo.
4. Nghĩ rằng Đức Giêsu vắng mặt: Các môn đệ bi ̣ khủng hoảng (x.Ga 13-16) vì
Đức Giêsu sắp về với Cha qua biến cố Thương Khó – Phục Sinh; do đó, các ông cảm
thấy bị mồ côi, buồn rầu, xao xuyến và sợ hãi. Điề u này cũng gơ ̣i lên hoàn cảnh của
Cộng đoàn Gioan cũng rơi vào khủng hoảng này vì đang bị bách hại, mà dường như
Đức Giêsu lại vắng mặt.
5. Khủng hoảng vì bị thế gian thù ghét và bách hại (bên ngoài): Đức Giêsu tiên
báo cho các môn đệ biết họ sẽ bị thế gian thù ghét và bách hại, vì các ông không thuộc
về thế gian. Các môn đê ̣ và những người tin qua mọi thời đại bi ̣ đă ̣t trong tı̀nh tra ̣ng
tiến thoái lưỡng nan không biế t “thuộc về ai”: nế u tin vào Đức Giêsu thì có sự sống đời
đời, nhưng lại bị thù ghét – bách hại; nế u thuộc về thế gian thì được yêu mến, nhưng
lại bị mất sự sống của Thiên Chúa nơi mình.
Giải pháp để giữ vững niềm tin: Tin Mừng đề nghị năm giải pháp
1. Hiểu và sống lời Đức Giêsu: Qua viê ̣c lắng nghe, học hỏi và tìm hiểu giáo huấn
dưới sự hướng dẫn của Đấng Paráclê, ho ̣ sẽ tìm được ý nghĩa cao quý của lựa chọn tin
vào Đức Giêsu và thuộc về Người.
2. “Ở lại trong nhau” với Đức Giêsu: đem lại sự sống đích thực cho người môn
đệ, nhưng cũng hàm ẩn sự can đảm đón nhận thử thách gian nan. Đức Giêsu mời gọi
các môn đệ ở lại trong Người và để Người ở lại trong từng môn đệ, đây là lời mời gọi
hiệp thông trong tương quan lòng mến với Đức Giêsu và là một trong những giải pháp
giúp các môn đệ vượt qua khủng hoảng niềm tin.
3. Có Đức Giêsu, Cha, Đấng Pa-rác-lê ở lại với mình: Để được như thế, Đức
Giêsu mời gọi các môn đệ “yêu mến và giữ các điều răn” (14,15-16), nghĩa là toàn bộ
giáo huấn của Đức Giêsu; và như thế ba Đấng sẽ hiện diện mãi luôn trong các môn đệ.
Bởi lẽ, ai yêu mến Đức Giêsu thì được Cha yêu mến.
4. Sống bình an và niềm vui Đức Giêsu ban tặng: Với cách hiểu theo chiều ngang,
biến cố Phục Sinh mang lại cho các môn đệ một niềm vui không ai lấy mất được. Theo
chiều dọc, niềm vui và bình an không làm biến đi những khó khăn thử thách trong hiện
tại, nhưng “quà tặng đến từ trên cao” này, giúp người tin đón nhận và sống trọn vẹn
thực tại trần thế; bởi vì niềm vui và bình an của Đức Giêsu đã trở thành niềm vui và
bình an của chính mình và đó là niềm vui và bình an đích thực.
5. Để Đấng Pa-rác-lê hoạt động nơi mình: Đấng Pa-rác-lê được ban, sẽ “ở với, ở
giữa, ở trong” (14,16-17) nơi các môn đệ, để “dạy” cũng như “làm cho nhớ la ̣i” những
gì đã biết mà quên và làm chứng về ĐGS “trước” các môn đệ. Nếu các môn đệ hiểu
biết và đón nhận tất cả vai trò và hoạt động phong phú của Đấng Pa-rác-lê thì niềm tin
của họ sẽ được củng cố mạnh mẽ và vững vàng.
Kết luận: Tin Mừng Gioan trình bày những yếu tố gây khủng hoảng trong cộng đoàn
các môn đệ, đồng thời gợi lên nơi độc giả những yếu tố khủng hoảng đức tin ngày
hôm nay. Tin Mừng Gio-an giúp ai đang khủng hoảng niềm tin, lạnh nhạt với niềm
tin, thậm chí đã mất niềm tin, có cơ may tìm lại được sức sống, lòng can đảm, niềm
vui và bình an nhờ tin vào Đức Giêsu. Dù thử thách xảy ra ở đâu, vào lúc nào đi nữa,
người tin luôn được mời gọi đọc Tin Mừng để đứng vững và sống niềm vui và bình
an Đức Giêsu ban tặng.
Câu 4: ĐIỀU RĂN MỚI VÀ ĐẶC ĐIỂM
Bối cảnh và nội dung: Trước khi bước vào cuộc Thương Khó, Đức Giêsu nói với các
môn đệ ở Ga 13,34: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em
hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến anh em.” Đức Giêsu lặp lại điều răn này với
các môn đệ ở 15,12: “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu mến nhau như Thầy
đã yêu mến anh em.”; và ở 15,17: “Những điều này, Thầy truyền dạy anh em, để anh
em yêu mến nhau.”
Đặc điểm của “điều răn mới”:
1. Điều răn mới, nền tảng đời sống các môn đệ: “Điều răn mới” là đặc trưng quan
trọng của “điều răn yêu thương” và đây là trọng tâm đời sống các môn đệ. “Điều răn
mới” là căn tính của người môn đệ và làm nên dân mới của Thiên Chúa. Khi người tin
giữ điều răn này thì mọi người sẽ nhận biết họ là môn đệ Đức Giêsu (13,35).
2. Điều răn mới so với Cựu Ước: Điều răn này vừa nối kết, vừa mới mẻ so với
Cựu Ước. Nối kết với Cựu Ước vì “điều răn mới” bắt nguồn từ tình yêu giữa Đức Giêsu
và Cha của Người. Mới mẻ so với Cựu Ước qua bốn ghi nhận sau: (a) Tình yêu giữa
các thành viên dân Chúa trong Cựu Ước (yêu thương người thân cận) nay trở thành
tình yêu giữa các môn đệ Đức Giêsu (yêu mến nhau). (b) “Yêu thương người thân cận
như chính mình” (Lv 19,18b) trở thành “yêu thương nhau như Đức Giêsu đã yêu
thương” (Ga 13,34; 15,12). (c) Điều răn của Đức Chúa (Lv 19,18b) nay trở thành điều
răn của Đức Giêsu (Ga 15,12). (d) yêu mến Đức Chúa trong Cựu Ước, nay trở thành
yêu mến Đức Giêsu (Ga 14,15-21) trong Tân Ước.
3. “Điều răn mới” là “điều răn cũ” trong các thư Gio-an: Tác giả thư thứ nhất
Gio-an nói về “điều răn mới” bằng cách chơi chữ “cũ - mới”. Cách chơi chữ “cũ - mới”
trong thư thứ nhất Gio-an đề cao “điều răn mới”. Tóm lại, “điều răn cũ” là cũ về thời
gian, vì đã có ngay từ đầu, nhưng lại là “điều răn mới” vì đây là tên gọi của điều răn
yêu thương.
4. Điều răn của Đức Giêsu: Điều răn mới là điều răn của Đức Giêsu và chính Người
đã ban cho các môn đệ. Với tư cách là “người sở hữu” và là “người ban” điều răn, Đức
Giêsu được đặt song song với ĐỨC CHÚA là Đấng sở hữu và ban các điều răn cho
dân Ít-ra-en trong Cựu Ước. (đặc điểm Ki-tô học quan trọng của “điều răn mới”)
5. Cách thức yêu thương trong điều răn mới: Vế thứ hai của điều răn mới: “...như
(kathôs) Thầy đã yêu thương anh em” chỉ ra cách thức yêu thương. Từ “như” (kathôs)
vừa khẳng định tình yêu Đức Giêsu dành cho các môn đệ, vừa là nền tảng, là nguồn
mạch cho các môn đệ trong hành động “yêu thương lẫn nhau”. Vậy tình yêu của Đức
Giêsu liên lỷ “sinh ra” tình yêu giữa các môn đệ. “Yêu thương lẫn nhau” giữa các môn
đệ chỉ có thể hiện hữu “trong”, “nhờ” và “với” tình yêu của Đức Giêsu dành cho họ.
Kết luận: Như thế, “điều răn mới” trong Tân Ước đi xa hơn, mở rộng hơn so với điều
răn yêu thương trong Cựu Ước. Đức Giêsu ban điều răn mới cho các môn đệ và điều
răn này chỉ dành cho người tin. Chỉ người tin mới cảm nhận và sống tình yêu của Đức
Giêsu dành cho mình và yêu thương nhau bằng tình yêu ấy. Sống và thực hành điều
răn mới là lời chứng tuyệt vời về tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại và về tình
yêu của người môn đệ dành cho Đức Giêsu.
Câu 5: Phân tích dấu lạ hóa nước thành rượu ngon (Ga 2,1-12)

Dấu lạ hóa nước thành rượu ngon (2,1-12) có vị trí đặc biệt quan trọng trong Tin
Mừng với nhiều đề tài thần học quan trọng. Chúng ta có thể tóm kết qua ba điểm:
1. Những chi tiết lạ lùng giúp độc giả hiểu ý nghĩa câu chuyện. Có thể xếp
thành ba nhóm:
a. Về bối cảnh: câu chuyện đặt trong khung cảnh tiệc cưới nhưng không nói về
cô dâu và chú rể; câu chuyện không nói gì về niềm vui tiệc cưới mà lại mô tả sáu chum
đựng nước (2,3)
b. Về nhân vật, có hiện tượng đảo lộn và thay thế lẫn nhau, thân mẫu và Đức
Giê-su như thể chủ tiệc cưới.
c. Về dấu lạ, với độc giả hóa nước thánh rượu ngon là dấu lạ lớn lao cả về số
lượng lẫn chất lượng, nhưng lại xảy ra âm thầm
2. Dấu lạ Ca-na là dấu lạ duy nhất trong Tin Mừng, làm biến đổi bản chất
sự vật: từ nước trở thành rượu ngon. Dấu lạ này diễn tả bước chuyển biến từ Cựu Ước
sang Tân Ước, qua hai giai đoạn: a) Những điều chưa trọn vẹn trong Cựu Ước, đó là:
một là tình trạng thiếu rượu không có rượu của tiệc cưới (2,3); hai là số lượng sáu chum
đựng nước dùng vào nghi thức thanh tẩy là chưa trọn vẹn (6 = 7-1); ba là sáu chum này
ở trong tình trạng không có nước. Đức Giê-su lấp đầy và làm trọn những điều còn thiếu
trong cựu ước, qua hình ảnh đổ đầy nước đến trên miệng các chum (2,7). b) Dấu lạ
Ca-na gợi về lời tác giả trong lời tựa ở 1,17: “Vì lề luật đã được ban nhờ Mô-sê, ân
sủng và sự thật đã có nhờ Đức Giê-su Ki-tô“. Nghi thức thanh tẩy của người Do-thái
tượng trưng cho Lề Luật của Cựu Ước; rượu ngon tràn trề tượng trưng “ân sủng và sự
thật“ thời Tân Ước. Vậy dấu lạ Ca-na khai mạc sứ vụ của Đức Giê-su, và mở đầu giai
đọa mới trong lịch sử cứu độ.
Rượu ngon tràn đầy biểu tượng niềm vui và sự sống đích thực, là quà tặng thời
Tân ước. Điều kiện để được thưởng thức rượu ngon là tin vào Đức Giê-su. Qua dấu lạ,
Đức Giê-su bày tỏ vinh quan của Người (2,11b) song song với Đức Chúa bày tỏ vinh
quang trên núi Xi-nai (Xh 24,17). Vì thế, Đức Giê-su có đầy đủ tư cách làm trọn Cựu
Ước và mở đầu thời Tân Ước.
3. Với “khởi đầu các dấu lạ“, dấu lạ Ca-na vừa là nền tảng của các dấu lạ khác, vừa
giới thiệu toàn bộ sứ vụ của Đức Giê-su. Sứ vụ đó được diễn tả qua các đề tài: “vào
ngày thứ ba“ (2,1a) song song với dựng lại Cung Thánh trong ba ngày“ (2, 19-20); Giờ
chưa đến ở 2,4b và Giờ đã đến ở 12,23; bày tỏ vinh quan qua dấu lạ và bày tỏ vinh
quang qua cuộc thương khó. Vậy dấu lạ Ca-na dẫn độc giả vào nội dung Tin Mừng.
Một khi đã biết Đức Giê-su là ai, từ đâu tới và làm gì, độc giả được mời gọi tin vào
Người để nếm hưởng rượu ngon của thời Tân Ước.
Tóm lại, trình thuật dấu lạ Ca-na độc đáo trong cách kể chuyện và dùng từ ngữ.
Câu chuyện trở thành lời chứng của tác giả dành cho độc giả, về vinh quang của Đức
Giê-su.
6. GA 9,1-41: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH NGHĨA “THẤY” VÀ “MÙ”.
1. Bối cảnh và cấu trúc
Các tranh luận liên quan đến căn tính và nguồn gốc thần linh của Đức Giêsu dẫn dến
những xung đột và thù nghịch. Điều này xuất hiện trong 4 chương 7,8,9,10 qua các hành
động: tìm giết Đức Giêsu, ném đá Người và tìm bắt Người. Trong bối cảnh thù địch trên,
ánh sáng của thế gian là Đức Giêsu vẫn tỏa sáng và được diễn tả qua hai chi tiết: (a) anh
mù từ thuở mới sinh được thấy (9,7) và tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu (9,38); (b)
Đức Giêsu tự nguyện hy sinh mạng sống và có quyền lấy lại nó (10, 17-18a)
Chương 9 có cấu trúc đồng tâm với bảy yếu tố: A,B,C,D,C’,B’,A’.
Yếu tố A (9,1-5) giới thiệu nhân vật chính: người mù từ thuở mới sinh (9,1) và giới
thiệu đề tài: “tôi” qua câu hỏi của các môn đệ. Yếu tố song song A’ (9,39-41) kết luận dấu
lạ qua tuyên bố của Đức Giêsu: “phân định”, “thấy”, “mù” và “tội”.
Trong yếu tố B’ (9,6-12) gồm Đức Giêsu thực hiện dấu lạ (9,6-7), tiếp theo là phản ứng
của những người láng giềng (9,8-12), anh mù biết người mở mắt cho anh là Đức Giêsu
(9,11a) nhưng không biết người ở đâu (9,12). Yếu tố song song B’ (9,35-38) cho biết anh
ta thực sự thấy và biết Đức Giêsu là Con Người (9,35-37) khi anh quyết định tin và bái
lạy Người (9,38)
Hai yếu tố song song C (9,13-17) những người Pharisêu chất vấn anh mù được thấy
và C’ (9,24-34) anh mù được thấy tranh luận với “họ” lần thứ hai và họ trục xuất anh ta.
Yếu tố trung tâm D’ (9,18-23): Người Do thái chất vấn cha mẹ anh mù để nói về nỗi
sợ “bị khai trừ khỏi hội đường” của cộng đoàn Gioan cuối thế kỷ I. Cha mẹ anh mù đại diện
cho những thành viên cộng đoàn vì sợ bị trục xuất khỏi hội đường mà không dám tuyên
xưng Đức Kitô là Đấng Kitô.
2. Thế nào là “thấy” thực sự
Hành trình của anh mù bắt đầu với “thấy thể lý” và kết thúc bằng “thấy tâm linh” qua
hành động tuyên xưng lòng tin vào Đức Giêsu và bái lạy Người.
Thấy thể lý là một phần dấu lạ. Nhờ khả năng nghe đúng và thực hiện lời của Đức
Giêsu mà anh mù được thấy, nhưng anh chưa thực sự thấy và biết Đức Giêsu. Thấy thể lý
phải đối diện với thử thách trong sự phân định để nhìn nhận mặc khải của Đức Giêsu.
3. Tương quan giữa “mù” và “tội”
Lời Đức Giêsu “nếu các ông là những người mù, các ông đã chẳng có tôi. Nhưng giờ đây
các ông nói rằng: “chúng tôi thấy” nên tội tội các ông vẫn còn” là mặc khải về tương quan
giữa “thấy”, “mù” và “tội”. Việc anh mù từ thuở mới sinh, đó là tội của ai? Của anh ta hay
cha mẹ anh ta? Đức Giêsu không cho biết lý do tại sao anh mù mà chú trọng đến tình trạng
hiện tại: đó là dịp Thiên Chúa bày tỏ quyền năng của Người.
Giới lãnh đạo Do thái trong tình trạng thấy về thể lý, nhưng họ lại mù quáng tâm linh
nên họ kết tội Đức Giêsu và anh mù được thấy. Tuy vậy, lời họ không có giá trị vì lập luận
cho rằng người tội lỗi không thể làm cho người mù được thấy nên đức Giêsu không phải là
người tội lỗi.
Mù thể lý không phải là tội, mà tội chính là mù tâm linh. Giới lãnh đạo Do thái tự cho
mình hiểu biết nên không đón nhận lời Đức Giêsu và dấu lạ người thực hiện nên họ mù về
tâm linh nên có tội. Vậy, “mù” và “tội” không theo nghĩa thể lý mà theo nghĩa thần học.

You might also like