Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

XIN KHOANH TRÒN SỐ ĐIỂM

TRUNG TÂM HỌC VẤN ĐA MINH Thang điểm Xếp Thang điểm
10 hạng UST
9.75–10.00 1.00
9.50 Xuất 1.10
9.25 sắc 1.15
Họ và tên : Phêrô Nguyễn Hữu Phước 9.00 1.20
8.75 1.30
MSSV: DHV 17036 8.50 1.35
Giỏi
8.25 1.40
Đơn vị: Dòng Thánh Thể 8.00 1.45
7.75 1.55
Lớp: Thần II 7.50 1.65
Khá
7.25 1.75
Môn thi: Ngôn Sứ 7.00 1.85
6.75 1.95
Khóa Thi: Cuối Khóa 6.50
Trung
2.10
bình
6.25 2.25
Niên khóa: 2021-2022 6.00
khá
2.40
5.75 2.55
5.50 Trung 2.70
5.25 bình 2.85
5.00 3.00
4,99–1.00 Rớt 3.01–5.00

Đề tài : Lời Mời Gọi Trở Về Nhận Biết Đức Chúa Và Tình Yêu Của Người
(Hs 14,2-10)

Nhận xét của giáo sư:

1
I. Dẫn Nhập
Ngôn sứ Hô-sê thuộc vương quốc phía Bắc. Ông rao giảng tại quê hương của ông mà
ông thường gọi là Ít-ra-en hay Gia-cóp, và thường xuyên hơn, ông gọi là Ép-ra-im. Ông bắt
đầu sứ vụ của ông trong thời kỳ thịnh vượng của đất nước, tức vào những năm cuối cùng của
vua Gio-ráp-am II (783-743 B.C). Thời kỳ này được tiếp nối bằng một giai đoạn bất ổn trong
nội bộ, với các amm mưu tại triều đình dẫn tới suộc ám sát dăm ba vị vua. Hô-sê chứng kiến
sự phục hồi của nước Át-sua, cuộc chiến tranh giữa Si-ri-a và Ép-ra-im, và nhiều hiệp ước của
các vua Ít-ra-en ký kết với Ai Cập và Át-sua để được tồn tại. Sự vụ dài của ông (giữa khoảng
750-725) xem ra được kết thúc với việc Sa-ma-ri bị thất thủ vào năm 722/721.
Bản văn của Hô-sê cung cấp cho chúng ta một thông tin duy nhất về đời sống liên
quan đến cuộc hôn nhân của ông. Cho dù chúng ta không thể tái dựng lại cách chính xác về
cuộc hôn nhân này, nhưng dựa vào bản văn ngôn sứ của ông mà nay ta hiện có trong tay, thì
chúng ta có được lời giải đáp về ba giai đoạn của mối liên hệ trong cuộc hôn nhân của ông:
tình yêu ban đầu, sự chia tay, và tái hợp. Cuộc hôn nhân này là biểu tượng cho giao ước giữa
Đức Chúa và dân Ít-ra-en. Hô-sê nói về tình yêu ban đầu như là giai đoạn ngắn của sự chung
thủy của Ít-ra-en với Đức Chúa tại sa mạc, giai đoạn này được tiếp nối bởi một lịch sử dài
đằng đẳng sự bất trung kéo dài cho tới thời đại của ông. Hô-sê tố cáo Ít-ra-en cách riêng về ba
tội. Thay vì đặt niềm tin cậy vào duy Đức Chúa mà thôi, thì dân đã phá vỡ giao ước: (1) vì
cậy dựa vào sức mạnh quân sự riêng của họ, (2) xuyên qua việc ký kết giao ước với các quyền
lực ngoại bang, và (3) bằng việc chạy theo các thần Ba-an, là các thần sản lực. Thế là Ít-ra-en
quên mất rằng chỉ có Đức Chúa mới là sức mạnh của nó, đối tác chân chính cho một giao ước
với nó, và Đấng ban dồi dào sản lực. Thái độ thất trung này sẽ dẫn Ít-ra-en tới họa diệt vong
bởi tay ngoại bang, nhưng tình yêu của Thiên Chúa vẫn là tiếng nói sau cùng. Sự chuyển động
quay lưng khỏi án phạt để tiến tới ơn cứu độ chính là đặc trưng của sách ngôn sứ Hô-sê.1
Chương cuối cùng trong sách Hô-sê thể hiện cho thấy lời kêu gọi quay trở lại với Đức Chúa
để nhận lấy sự tha thứ, đồng thời nhận lấy những ơn ban của Ngài và là sự chân nhận quyền
năng cũng như sự làm chủ của Thiên Chúa.
II. Bản Văn và Bố Cục
1. Bản Văn
2
Hỡi Ít-ra-en, hãy trở về với ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ngươi.
Chính vì tội ác của ngươi mà ngươi đã vấp ngã.
3
Hãy trở về với ĐỨC CHÚA, mang theo lời cầu nguyện.
Hãy thưa với Người :
“Xin thứ tha mọi gian ác, xin vui nhận lời ngợi khen
chúng con dâng lên Ngài làm lễ vật thay thế bò tơ.
4
Chúng con sẽ không cầu cứu với Át-sua,
sẽ không cậy nhờ vào chiến mã,

1
Đaminh Phạm Xuân Uyên, SDB, Các Ngôn Sứ Tiền Lưu Đày, Học Viện Thần Học Don Bosco, tr. 60.

2
cũng chẳng gọi là thần những sản phẩm tay chúng con làm ra m,
vì chỉ ở nơi Ngài kẻ mồ côi mới tìm được lòng thương cảm.”
5
Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung,
sẽ yêu thương chúng hết tình,
vì cơn giận của Ta sẽ không còn đeo đuổi chúng.
6
Với Ít-ra-en Ta sẽ như làn sương mai
làm nó vươn lên như bông huệ,
cho bén rễ sâu như cây ngàn Li-băng.
7
Họ sẽ đâm chồi nẩy lộc, sum sê tựa ô-liu tươi tốt,
toả hương thơm ngát như rừng Li-băng.
8
Chúng sẽ trở về cư ngụ dưới bóng Ta,
sẽ làm cho lúa miến hồi sinh nơi đồng ruộng,
tựa vườn nho, chúng sẽ sinh sôi nảy nở,
danh tiếng lẫy lừng như rượu Li-băng.
9
Ép-ra-im còn liên hệ gì với các ngẫu tượng ?
Còn Ta, Ta đã nhậm lời và đoái nhìn đến nó.
Ta như một cây trắc bá xanh tươi,
chính nhờ Ta mà ngươi trổ sinh hoa trái.
10
Ai đủ khôn ngoan để hiểu được điều này,
đủ thông minh để biết được điều ấy ?
Quả thật đường lối ĐỨC CHÚA rất mực thẳng ngay.
Trên con đường này, người công chính sẽ hiên ngang tiến bước,
còn kẻ gian ác sẽ phải té nhào.
2. Bố Cục2
A(14:2-4) 14:2 Hỡi Ít-ra-en, hãy trở về với ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ngươi (14:2)
B(14:5-8) 14:5 Ta sẽ yêu thương chúng hết tình (14:5)
A'(14:9-10) 14:9 Ép-ra-im còn liên hệ gì với các ngẫu tượng ? (14:9)
A: Lời mời gọi hoán cải. B: Tình Yêu Của Thiên Chúa.

2
http://www.bible.literarystructure.info/bible/28_Hosea_pericope_e.html#13. Truy cập ngày 10/04/2022.

3
III. Giải Thích Bản Văn
Hỡi Ít-ra-en, hãy trở về với ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ngươi. (Hs 14,2)
Động từ “trở về” không là mới mẻ dưới ngòi bút cuả Hô-sê. Thậm chí động từ “trở
về” làm nên từ vựng ưu tiên để nói lên sự thay đổi mà ngôn sứ hy vọng từ phía các thính giả,
mong họ có tương quan tốt với Thiên Chúa. “Trở về với Đức Chúa” trước tiên là quyết định
canh tân giao ước, vì người ta nhìn nhận đã phản bội một vài yêu sách của giao ước. Vấn đền
rõ ràng là phải có một lời nguyện thống hối. Mà dân chúng thì không hoàn toàn tự mình nói
lên lời nguyện, thế nhưng ngôn sứ trình bày lời nguyện này như một điều kiện cần thiết để
cho dân chúng có thể bắt đầu hy vọng. Tuy nhiên thành ngữ không dừng lại ở chiều kích
thống hối. Nếu người ta nhìn nhận rằng lời sấm sau cùng đã có thể được soạn ra sau thời lưu
đày, thì ta sẽ dễ dàng hiểu rằng động từ “trở về” có thể ám chỉ đến sự trở về từ Lưu Đày, thí
dụ như trường hợp, trong thánh vịnh 126 (c.1). Vả lại, ý nghĩa này có thể biện phân được sau
này ở câu 8: “chúng sẽ trở về cư ngụ dưới bóng Ta”. Như vậy, ở đây người ta có một thí dụ
đọc lại và hiện tại hóa các sấm ngôn chiếu theo hoàn cảnh mới. Sự trở về từ Lưu Đày, vào thứ
kỷ thứ 6, là một xác quyết cho niềm hy vọng mà ngôn sứ Hô-sê đã rao giảng trước đó hai thế
kỷ.3
“Xin thứ tha mọi gian ác, xin vui nhận lời ngợi khen
chúng con dâng lên Ngài làm lễ vật thay thế bò tơ. (Hs 14,3)
Sự hoán thì không đủ, hoặc ít nữa, cần phải nói rằng không đủ nếu chỉ thay đổi các
thái độ. Điều mà vị ngôn sứ yêu cầu dân mình, không gì khác hơn một sự trở về với đức tin
đích thực. Vị ngôn sứ đã nói nhiều và nói mạnh mẽ về các bất trung của dân mình. Nhưng ta
biết điều này từ đầu cuộc phiêu lưu của ngôn sứ, cuộc đời của ngôn sứ Hô-sê đã bị xáo trộn
bởi mạc khải về tình yêu nhưng không, và hay thương xót dân ngài. Rồi đến phần dâng lễ vật:
“xin vui nhận lời ngợi khen chúng con dâng lên Ngài làm lễ vật thay thế bò tơ”. Suốt chiều
dài cuốn sách, ngôn sứ đã tố cáo dân chúng thờ ngẫu tượng và thiếu lòng thành thật khi thờ
phượng Yhwh. Ở đây, Ít-ra-en tuyên bố sẵn sàng tiến dâng “lời khen ngợi” và thôi không
nhấn mạnh đến bò tơ và các hy lễ, để chỉ tập trung nhiều hơn vào sự thành thật của mình khi
tuyên xưng đức tin.4
Chúng con sẽ không cầu cứu với Át-sua,
sẽ không cậy nhờ vào chiến mã,
cũng chẳng gọi là thần những sản phẩm tay chúng con làm ra,
vì chỉ ở nơi Ngài kẻ mồ côi mới tìm được lòng thương cảm. (Hs 14, 4)
Vị ngôn sứ nêu bật rằng nguy hiểm đích thực không phải là Át-sua, nhưng là sự thiếu
tin tưởng vào Thiên Chúa; do đó, có ký kết giao ước với Át-sua cũng chẳng cải thiện được
tình trạng của dân chúng, trái lại chỉ làm cho thêm trầm trọng. Những ý cầu xin tốt lành hứa
hẹn một sự thay đổi hoàn toàn các tội lỗi của nó: nó không còn cậy dựa vào Át-sua nữa, tức là
dựa trên các giao ước với ngoại bang (ngôn sứ Hô-sê thường lên án các giao ước với Át-sua

3
Chantal Reynier, Để Đọc Các Ngôn Sứ, Thiên Hựu và Xuân Hùng, chuyển ngữ, (Tp. HCM: Phương Đông,
2017), tr. 116.
4
Chantal Reynier, Sđd, tr. 117

4
và Ai Cập, là hai quyền lực bá quyền khi đó), dựa trên “các con ngựa chiến”, tức là tên quyền
lực của con người (10, 13), và trên việc thờ cúng các ngẫu tượng (8,4-6; 13,2). Ít-ra-en sẽ chỉ
tin cậy vào Đức Chúa mà thôi.5
Với Ít-ra-en Ta sẽ như làn sương mai (Hs 14, 6)
Để nói rằng Thiên Chúa phục hưng dân ngài, thì các câu 5 đến 9 gia tăng các hình ảnh
như: chữa lành, yêu thương hết tình, không còn giận nữa, đâm chồi nảy lộc, sinh sôi nảy nở.
Nhưng không một hình ảnh nào trong số các hình ảnh này có thể chứng tỏ rõ ràng ở điểm nào
Thiên Chúa đảo ngược số phận của dân ngài để cho nó được hạnh phúc, không có hình ảnh
nào rõ ràng hơn hình ảnh “sương mai”. Người ta nhớ rằng chính Thiên Chúa đã trách m óc
dân ngài tỏ ra tình yêu mong manh và chóng qua như sương mai. Bây giờ đây, Thiên Chúa
láy lại hình ảnh đó cho ngài, và lần này, để diễn tả sự mới mẻ, sự đẹp đẽ của hoa trái trong
tương lai: “Với Ít-ra-en, Ta sẽ như làn sương mai...”. chỉ có tình yêu trung thành, vĩnh cửu
mới, của Thiên Chúa là có thể thay đổi số phận của một dân tộc mà tình yêu của dân ấy thì rất
mong manh và dẽ tan biến.6
Ép-ra-im còn liên hệ gì với các ngẫu tượng ?
Còn Ta, Ta đã nhậm lời và đoái nhìn đến nó. (Hs 14, 9a)
Thờ ngẫu tượng là mối bận tâm chính của Hô-sê. Vào thời ấy, trong dân chúng phổ
biến nền phụng tự dành cho thần Ba-an của Ca-na-an, là chúa tể của mưa, của các mùa và do
đó, của sự phồn thịnh. Dân con Ít-ra-en chấp nhận các nghi thức được liên kết với nghề điếm
thánh và với các nền phụng tự phồn thực, bởi vì họ nghĩ rằng Yhwh, Thiên Chúa của sa mạc
và các người chăn chiên, sẽ chẳng giúp gì được bao nhiêu cho ngành trồng trọt và để đạt được
những vụ thu hoạch dồi dào. Do đó, cho dù không bỏ Yhwh, họ thờ cúng Ba-an, bởi vì chính
thần này thỏa mãn các nhu cầu sơ đẳng của họ: bánh và nước, len và vải lanh, rượu và dầu.
Như thế, khi được hưởng thụ các tặng vật ấy, Ít-ra-en không tạ ơn Yhwh, nhưng tạ ơn Ba-an.
Đó là hoàn cảnh mà Hô-sê kịch liệt chỉ trích trong ch.4, một bản văn biểu tượng, phản ánh rất
rõ hoàn cảnh xã hội và tôn giáo của Bắc quốc, cũng như mối bận tâm của ngôn sứ.
Ý định của Hô-sê không chỉ tố giác hoàn cảnh tội lỗi bi đát của Ít-ra-en, mà còn cho
thấy gương mặt thật của Thiên Chúa. Trong quan hệ giữa Thiên Chúa và Ít-ra-en, có một cái
gì đó bền vững, vô phương lay chuyển, đó là Hesed nơi lòng Thiên Chúa: người quá yêu
thương, không thể bỏ mặc dân Người, không nỡ tiêu diệt nó. Như thế có nghĩa là Thiên Chúa
tha thứ ngay cả trước khi dân chúng ( người con, người vợ) hoán cải. Hơn nữa, phải nói là
Người tha thứ ngay cả khi nó không hoán cải. Thiên Chúa luôn tha thứ.7
Ta như một cây trắc bá xanh tươi,
chính nhờ Ta mà ngươi trổ sinh hoa trái. (Hs 14, 9b)
Thiên Chúa như một cây trắc bá xanh tươi: đây là một cách sử dụng hình ảnh mà ngôn
sứ Hô-sê thường dùng và là một trong những nét riêng của sách Hô-sê. Hình ảnh không phải
chỉ diễn tả thái độ của dân, nhưng còn mô tả hành động và chính bản thân Thiên Chúa nữa.

5
Sđd, tr. 119.
6
Sđd, tr. 118.
7
Xc. Vũ Phan Long, OFM, Các Sách Ngôn Sứ, (Tp. HCM: Đồng Nai, 2021), tr. 79-86.

5
Những hình ảnh này rất là nhiều, được rút ra từ những tương quan giữa người với người
(cha/con, vợ/chồng) cũng như từ thế giới loài vật: Ít-ra-en tựa bồ câu khờ dại (7,1); con dê
thuần thục (10,11); Thiên Chúa như sư tử (5,14; 13,7), tựa con báo, như gấu mất con, như sư
tử cái (13,7-8); và rút ra từ thế giới thảo mộc nữa: Ít-ra-en vốn là cây nho sum sê (10,1), khác
nào chùm nho trong sa mạc (9,10). Ngoài ra, cách sống của dân chúng cũng như của giới lãnh
đạo chính trị được ví như hỏa lò (7,4.7), họ trở về cùng Chúa và yêu mến Chúa chỉ như mây
buổi sáng, mau tan tựa sương mai (6,1.4).
Ở đây cần phải đế ý tới một đặc tính căn bản trong việc ngôn sứ Hô-sê dùng các hình
ảnh áp dụng vào Thiên Chúa. Ông quả là người đổi mới hẳn trong lãnh vực này, nhưng mỗi
lần ông đều nhấn mạnh rằng không được lẫn hình ảnh với điều ông muốn nói, vì Thiên Chúa
không thể bị rút gọn vào hình ảnh được, và hình ảnh vẫn chỉ là hình ảnh mà thôi. Chẳng hạn
như trường hợp hình dung Thiên Chúa như người cha trong chương 11: câu 8 cho thấy Thiên
Chúa xử sự có lợi cho dân của Người là Thiên Chúa, chứ không phải cho người phàm, dù cho
là con người tốt nhất thiên hạ và là người cha trọn hảo đi nữa! Cũng vậy, 14,9 nói về Thiên
Chúa như cội nguồn mọi hoa trái, nghĩa là Thiên Chúa được ví như một cây ăn trái, nhưng ở
đây ngôn sứ lại nói Người là cây trắc bá xanh tươi, mà trắc bá đâu phải là cây ăn trái.8
Cây trắc bá xanh tươi: đó là biểu tượng của sự sống lâu dài, ngược với các cây thiêng
dùng trong việc thờ cúng thần Ba-an (4,13). Đức Chúa cung cấp hoa trái (the “fruit” (peri))
cho Ít-ra-en (2,7), và chúng ta lại có trước mắt một lối chơi chữ giữa chữ “hoa trái” (peri) và
chữ Ép-ra-im.9 Hô-sê hay chơi chữ bằng cách khai thác các kiểu láy nguyên âm hoặc phụ âm
và các hình ảnh tương tự. Ví dụ với từ “Ép-ra-im” để chỉ vương quốc miền Bắc, ông ám chỉ
“con lừa hoang – Pere” (8,9), lúc thì “hoa trái – pơri” (9,16), hoặc có khi “chữa lành – râpâ”
(11,3). Động từ sub (= xoay lại, trở về, hối cải,v.v.) trong tiếng Híp-ri được ông Hô-sê khai
thác đủ cách để trình bày thần học của ông.10
IV. Sứ Điệp Thần Học
Hô-sê trình bày cuộc sống của dân Ít-ra-en như một cuộc gặp gỡ riêng tư với Thiên
Chúa, chính xác hơn, như một câu chuyện tình giữa Thiên Chúa và dân Người, một câu
truyện đan xen những phản bội và sự chung thủy, những vi phạm và những lời hứa, tội lỗi và
sự tha thứ. Ngôn sứ lật tẩy tội lỗi của con người bằng một ngôn ngữ mạnh mẽ và đôi khi dữ
dội, cho thấy tội lỗi hệ tại việc bất trung với Thiên Chúa, trong khi Người vẫn không ngừng
yêu thương Ít-ra-en bằng một tình yêu tuyển chọn.11
Việc thiếu nhận biết Đức Chúa dẫn đến thiếu vắng tình yêu và không còn trung tín
trong tương quan với Người nữa. Một khi tương quan với Thiên Chúa bị phá vỡ, thì tương
quan giữa các thành viên trong cộng đoàn cũng không đảm bảo, mà thậm chí còn bị rạn nứt
trầm trọng. Ít-ra-en cần tuyên xưng trọn vẹn niềm tin duy nhất vào Đức Chúa như là Thiên
Chúa: Ngoài Người ra không có thần nào khác và Người là “Đấng Cứu Độ duy nhất”. Niềm
tin như thế đòi hỏi một sự trung tín tuyệt đối với Đức Chúa. Nó không được để chỗ cho một

8
Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao, O.P, Các Sách Ngôn Sứ, TTHV Đaminh, 2006, tr.72.
9
Đaminh Phạm Xuân Uyên, SDB, Sđd tr. 121.
10
Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao, O.P, Sđd, tr. 72
11
Vũ Phan Long, OFM, Sđd, tr.74.

6
đối tượng nào khác, bằng không sẽ xảy ra bất trung và gây thiệt hại trầm trọng cho tương
quan giao ước.12
Các triều đại thay đổi chính sách liên tục, lúc thì nghiêng về Ai Cập, lúc lại chạy theo
Át-sua, để mong tìm bình an và thịnh vượng (Hs 7,8-12; 8,11-14). Nhưng kết quả chỉ là điêu
tàn đổ vỡ. Dân Chúa cần tìm sức mạnh đích thực nơi Chúa, cần trung thành với giao ước tình
yêu đã ký kết với Chúa (Hs 14, 2-9). Đừng tìm kiếm sự thành công và phát triển dựa vào
những thế lực trần gian như tiền bạc, tính toán chính trị, quyền lực. Lịch sử Giáo Hội làm
chứng rằng những thành công và phát triển đó, nếu có, chỉ là những thành công bên ngoài và
chóng qua. Chúa Giê-su chịu đóng đinh thập giá và các thánh tử đạo là lời nhắc nhở thường
xuyên về sự thành công sâu xa, đích thực của Nước Trời. Tin tưởng vào tình yêu tha thứ của
Thiên Chúa không có nghĩa là an tâm ở lại mãi trong tội lỗi vì không sợ Thiên Chúa trừng
phạt. Niềm tin đích thực vào tình yêu thúc đẩy ta hoán cải không ngừng. Đồng thời một khi
cảm nghiệm được tình yêu tha thứ của Chúa, cảm nghiệm đó dẫn ta vào một lối sống mới
trong tương quan với tha nhân, lối sống quảng đại và tha thứ.13
V. Kết Luận
Chủ đề được ngôn sứ Hô-sê đưa ra là một điểm chính trong đạo Ít-ra-en: ai ban cho sự
sống, Đức Chúa hay Ba-an? Ngôn sứ đã đặt vấn đề thật khéo; vợ chồng là hình ảnh rất hợp để
diễn tả điều đó. Nhờ thế ông trình bày một trong các nét mà ông cho là căn bản của Thiên
Chúa: Thiên Chúa không ngừng đào sâu hơn mối tương quan với dân Người, vì Người là tình
yêu. Và tình yêu này phải chan hòa trong mọi tương quan giữa Người với những người trong
Ít-ra-en. Sau này trong Tân Ước, tình yêu vợ chồng Ki-tô hữu phải phát xuất từ, và làm chứng
cho tình yêu giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh.14

12
Xc. Nguyễn Đình Chiến, Vì Ta Muốn Lòng Nhân, (Hà Nội: Hồng Đức, 2021), tr. 136-146.
13
Gm. Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, Đường Về Em-mau (Học Hỏi Kinh Thánh Trong 100 Tuần), (Hà Nội: Tôn
Giáo, 2012), tr. 194-196.
14
Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao, O.P, Sđd, tr. 77.

7
Thư Mục Tham Khảo
1. Kinh Thánh
Kinh Thánh, Bản dịch của nhóm CGKPV, Tôn giáo, Hà Nội 2011.
2. Sách Tham Khảo
Nguyễn Đình Chiến, Vì Ta Muốn Lòng Nhân, Hà Nội, Hồng Đức 2021.
Nguyễn Ngọc Rao, O.P, Các Sách Ngôn Sứ, TTHV Đaminh 2006.
Nguyễn Văn Khảm, Đường Về Em-mau (Học Hỏi Kinh Thánh Trong 100 Tuần), Hà Nội, Tôn
Giáo 2012.
Phạm Xuân Uyên, SDB, Các Ngôn Sứ Tiền Lưu Đày, Học Viện Thần Học Don Bosco.
Reynier C., Để Đọc Các Ngôn Sứ, Thiên Hựu và Xuân Hùng, chuyển ngữ, Tp. HCM, Phương
Đông 2017.
Vũ Phan Long, OFM, Các Sách Ngôn Sứ, Tp. HCM, Đồng Nai 2021.

You might also like