Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

EDU GAME

Tên trò chơi Dành phúc âm


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự
Rèn luyện Phân biệt sự khác nhau của lời nói mà thực hiện hành động

Giáo dục Chú ý vào lời nói mà hành động một cách nhanh nhẹn và
chính xác.
Luật chơi Chia làm 2 phe đều nhau. Với mỗi phe 5 người thì
đặt ở giữa 5 quyển sách tượng trưng 5 cuốn Phúc Âm. Từ chỗ
để 5 Phúc Âm cách xa mỗi phe 3m.
* Qt đứng giữa, ngoài đường chạy của 2 phe. Khi Qt hô
“Phúc Âm” thì mỗi người cố chạy đến dành cho được 1 Phúc
ÂÂm. Qt có thể hô: “Phúc Âm”, “Phúc lành”, “Phúc đức”...
Ai di động chân sẽ thua.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, có sự tranh đua
Vật dụng 03 cuốn sách.

Tên trò chơi Chiên ta thì nghe tiếng ta


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự
Rèn luyện Phân biệt sự khác nhau của tiếng kêu mà thực hiện hành động

Giáo dục Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách nhanh nhẹn và chính
xác
Luật chơi Chơi theo hàng đội, mỗi đội chọn 1 con vật. Trừ đội trưởng,
tất cả đội viên bịt mắt. Qt chỉ cho các đội trưởng đi cách xa
nơi đó 5m, các đội trưởng đứng lộn xộn nhau. Qt thổi một
tiếng còi, mỗi đội trưởng kêu tiếng của con vật đội mình. Các
đội viên nghe tiếng đội trưởng kêu ở đâu thì tìm về nơi ấy và
xếp hàng nghiêm chỉnh. Đội nào xong trước là thắng
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua
Vật dụng 03 cuốn sách

Tên trò chơi BỒ CÂU TRẮNG và BỒ CÂU ĐEN


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Phân biệt sự khác nhau của lời nói mà thực hiện hành động.

Giáo dục Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách chính xác và nhanh
nhẹn.
Luật chơi Chia thành 2 phe, 01 phe làm bồ câu trắng 01 phe làm bồ câu
đen. 2 phe đứng đối diện nhau, cách nhau 2m. Sau lưng
mỗi phe có 1 lằn mức cách đó 2m. Qt đứng giữa 2 phe.
Khi Qt hô “bồ câu trắng” thì phe bồ câu trắng rượt
đánh chạm tay vào người của phe bồ câu đen. Khi Qt
hô “Bồ câu đen” thì ngược lại.
* Qt hô bồ câu vàng, xám, đen... ai nhốm chân thì bị loại.
* Không được vượt qúa lằn ranh phía sau.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua
Vật dụng Phấn để vẽ đường

Tên trò chơi Truyền phán


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có khoảng 04-08 đội
tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm.

Luật chơi Chơi theo hàng đội. Mỗi đội ngồi thành 1 vòng tròn và mỗi
đội có 1 cục phấn.
* Khi Qt thổi 1 tiếng còi:
- Mỗi đội cử 1 người cầm phấn qua đội khác cố gạch dấu thập
(+) vào vòng tròn của họ.
- Trong khi đó những người còn lại của mỗi đội bắt 1 bài hát,
được quyền vỗ tay, nghiêng qua lại, chứ không được dùng 2
bàn tay che vòng tròn.
- Khi người kia gạch được dấu (+) rồi, thì cầm phấn chạy về
đội mình đưa cho người thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục như người
thứ 1, và như thế tiếp tục cho hết cả đội.
- Kết thúc, đội nào ít dấu (+) nhất là thắng đội nào nhiều dấu
(+) nhất là thua.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng Phấn viết.

Tên trò chơi THỎ CÓC THI ĐUA


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Chú ý vào tiếng còi mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.

Luật chơi Số người chẵn, 1 người làm thỏ, 1 người làm cóc.
* Thỏ: đứng chống nạnh.
* Cóc: ngồi chống nạnh.
- Mức khởi hành cách mức tới 4m.
- Khi Qt thổi 1 tiếng còi thì Thỏ bước.
* 1 bước dài tối đa có thể, còn cóc thì nhảy 2 cái
dài tối đa có thể.
.* Ai đến mức trước thì thắng.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng Phấn viết

Tên trò chơi TÌM DÉP


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người (04-08
đội) tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Chú ý vào tiếng còi mà tương trợ và sẵn sàng thừa kế lẫn nhau
để thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Luật chơi 1. Tập trung thành vòng tròn. Mọi người gom dép lại để giữa
vòng tròn, trộn dép lộn xộn. Bắt đầu một bài hát,
đang khi hát vỗ tay, mọi người di chuyển theo
chiều kim đồng hồ. Bất thần Qt thổi 1 tiếng còi,
mỗi người chạy vào xỏ chân vào dép rồi chạy về
chỗ cũ, không được dùng tay. Người sau cùng sẽ
bị phạt.
2. Hàng đội. Tập họp hàng dọc.
* Gom dép của cả đội, để lộn xộn, cách xa người thứ I của đội
3m. Số người mỗi đội bằng nhau.
* Có tiếng còi, người thứ I của mỗi đội chạy đến xỏ chân vào
dép mình, rồi chạy về đánh vào người thứ II,
người thứ II chạy lên... cứ thế tiếp tục cho hết cả
đội.
* Đội nào xong trước thì thắng
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua
Vật dụng Dép

Tên trò chơi SĂN CỌP


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Chú ý để thực hiện một cách nhanh nhẹn để tranh đua với đối
phương.
Luật chơi 1 người làm thờ săn, 1 số người làm cọp. Thợ săn rượt đuổi cọp,
đánh vào người cọp bất cứ chỗ nào: cọp chết, ngồi xuống
tại chỗ.
* Nếu cọp chạy không kịp, để khỏi bị đánh chết, thì cọp đưa
tay phải vòng xuống chân phải (co chân phải lên), rồi
ngược tay lên, khum đầu xuống, bóp mũi. Làm như thế,
thợ săn không được quyền đánh cọp.
* Trong thời gian 3 phút, cọp nào chết sẽ bị phạt, cọp nào còn
sống sẽ được thưởng.
* Đội nào xong trước thì thắng.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua
Vật dụng

Tên trò chơi ĐUA XÍCH LÔ


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham
dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm.
Luật chơi 3 người làm thành 1 xích lô.
2 người đứng sát nhau, choàng tay trên vai, chân phải của
người này cột với chân trái của người kia. 2 chân
bị cột này co lên.
Người thứ ba, lái xích lô, đứng sau 2 người kia, 2 tây cầm 2
chân bị cột của họ làm cần lái.
Nhiều chiếc xích lô sẵn sàng ở mức khởi hành, cách mức tới
4m, đợi còi hiệu xuất phát.
Chiếc nào đến đích trước: thắng.
. Chiếc nào lật giữa đường: thua
. Những chiếc đụng nhau: thua.

Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.


Vật dụng Dây cột cho mỗi đội.

9.

Tên trò chơi VƯỢT LẦY


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham
dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm.
*Lưu ý: cần sự nhẫn nại và tinh thần đồng đội. Càng tham
càng dễ chết.
Luật chơi Tập trung thành hàng đội. Mỗi đội phải vượt qua 1
vùng đất sình lầy 5m, với điều kiện: chân không được đụng
đất, tay không được chấm đất, chỉ được mỗi người 1 đôi dép.
Cách thực hiện: cả đội ngồi xuống theo hàng dọc. Chân trên
quai dép. Người cuối của đội co chân lên, tay lấy chiếc dép đó
chuyền lên cho người đầu của đội. Người đầu đặt chiếc dép
đó, về trước 3 tấc, rồi bước 1 bàn chân lên dép đó. Mọi người
trong đội từ từ bước lên 1 chân. Người cuối tếp tục lấy 1 chiếc
lấy nữa (như lần trước) để chuyền lên cho người đầu... cứ thế
tiếp tục cho đến khi cả đội vượt qua vùng lầy.
Mục đích Làm sôi động, tinh thần đòan kết và có sự tranh đua.
Vật dụng Dép

10.
Tên trò chơi BÁN NHÀ
Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn và chính xác.
Giáo dục Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách chính xác và nhanh
nhẹn.
Luật chơi Tập trung thành vòng tròn. Qt cho đếm số và mỗi người mang
1 con số, số đó là số nhà của mình:
Qt: Bán nhà, bán nhà
TC: Số mấy, số mấy?
Qt: 3, 5, 8, 10, 15....
* Ai mang những số đó phải chạy đổi chỗ nhau. Trong khi đó,
Qt coi nhà nào trống thì nhào vô thêm, như thế sẽ có 1 người
không có nhà. Người đó tiếp Qt và tiếp tục rao bán nhà.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng

11.

Tên trò chơi CHIM VỀ TỔ


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, trên dưới 04-08 người
tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn và đúng cách.
Giáo dục Chú ý vào lời nói mà thực hiện kịp thời và nhanh nhẹn

Luật chơi Các dự chơi đứng ở mức khởi hành, co một chân, 2 tay để trên
đầu. Khi còi hiệu xuất phát, các dự chơi cò đến
mức tới, rồi lại cò về mức khởi hành.
 Ai về sớm nhất là thắng cuộc.
 Quản trò nên giải thích và làm nháp trước.
“Lạy Chúa, xin ban cho con các linh hồn còn tất cả những gì
khác, xin Ngài hãy lấy đi” (Don Bosco).
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng Phấn viết.

12.

Tên trò chơi THỔI CÒI TRỘM


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng thính giác
và xúc giác.
Giáo dục Chú ý, tập trung một cách linh hoạt để bắt người thổi còi
trộm.
Luật chơi Đứng vòng tròn. Một dự chơi ở giữa vòng, bịt mắt, đeo còi ở
phiá sau lưng. Mọi người thi nhau đến thổi còi, sao đừng cho
bị người này đánh trúng. Ai bị đánh trúng sẽ thế người này.
Người đeo còi được quyền di chuyển, tay quơ lung tung, đụng
ai, người đó phải thế chỗ.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, vui tươi.
Vật dụng

13.

Tên trò chơi CHÚA Ở ĐÂU ?


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng mắt.

Giáo dục Chú ý, tập trung quan sát mọi tạo vật để biết có Chúa.

Luật chơi Đang sinh hoạt hứng thú. Qt ra lệnh cho giải tán, với điều
kiện mọi người phải chạy 1 vòng trong khu vực nào đó
do Qt ấn định. Khi trở vào, tập hợp lại vòng tròn.
* Qt hỏi từng người: Em thấy những gì trên quãng đường đã
chạy qua?
* Chắc chắn các em đua nhau kể đủ thứ. Nhưng 1 điều không ai
thấy đó là Chúa, Chúa ở đâu ? Khắp nơi. Sau đó bắt
hát 1 bài ca giáo lý nào đó về tạo dựng.
+ Có thể áp dụng trò chơi này vào việc dạy giáo lý.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, tập quan sát.
Vật dụng

14.

Tên trò chơi ĐUA RÍT


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham
dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm.
Luật chơi Đứng thành hàng đội, có số người đều nhau. Mỗi đội làm
thành 1 con rít. Cả đội ngồi, người sau để 2 chân
lên đùi người trước và kẹp lấy eo của họ. Rít di
chuyển bằng những bàn tay. Mức khởi hành cách
mức tới 5m.
 Có tiếng còi, những con rít bắt đầu bò. Rít nào đứt
khúc thì chết. Rít nào về đến mức trước thì thắng.
Trò chơi này dành cho nam. Cần có tinh thần đồng đội. Muốn
đi nhanh và không đứt khúc, cần có 1 người điều khiển, hô “1,
2 – 1, 2”: 1 chống tay đẩy tới, 2 kéo tay đặt lên trước. Rập và
đều là đi nhanh thôi.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, với tinh thần đòan kết và có sự tranh
đua.
Vật dụng

15.
Tên trò chơi ĐUA TÔM
Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Chú ý tập trung nghe tiếng còi mà thực hiện nhanh nhẹn và
đúng cách.
Luật chơi Đặc tính của tôm là đi lùi. Chơi cá nhân. Mỗi người là một
con tôm. Những con tôm đứng ngang nhau ở mức khởi
hành, cách mức tới 5m. Mỗi người khum sâu xuống, 2
bàn tay nắm lấy cổ chân, gối phải thẳng.
* Có tiếng còi, tôm đi lùi về mức tới. Tôm nào về trước là
thắng.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua.
Vật dụng

16.

Tên trò chơi GIÁN ĐIỆP – PHẢN GIÁN


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Chú ý tập trung mà thực hiện nhanh nhẹn và đúng luật.

Luật chơi Một người làm phản gián, tất cả còn lại làm gián điệp. Phản
gián đứng ở đầu sân, các gián điệp đứng ở cuối sân, cách
nhau 5m.
* Phản gián đứng quay lưng về phía gián điệp. Phản gián đếm:
1, 2, 3, 4, 5 rồi quay lại xem ai đang di chuyển hay đang
cử động thì gọi tên người đó. Người được gọi tên ngồi
xuống, kể là chết.
* Trong khi phản gián đếm 1, 2, 3, 4, 5 thì các gián điệp được
quyền tiến lên về phía phản gián. Khi phản gián quay lại thì
mọi người đứng im. Gián điệp tiến đến gần phản gián, ai tới
trước thì đánh vào vai phản gián rồi chạy nhanh về mức khởi
hành. Phản gián được quyền rượt người đó đánh lại nếu đánh
kịp thì phản gián thắng, nếu không thì người kia thắng. Trò
chơi bắt đầu lại.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua, khéo léo.
Vật dụng

17.

Tên trò chơi CHẠY SAO THOÁT?


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Chú ý tập trung mà thực hiện một cách khéo léo, nhanh nhẹn.

Luật chơi Đứng thành vòng tròn, và ở giữa vẽ 1 vòng tròn nhỏ 4 tấc
đường kính. Đếm số từ 1 đến hết. Mỗi người mang 1
số.
* Qt gọi 1 số nào đó bất kì, người mang số đó nhanh chân
chạy vào đứng ở vòng tròn nhỏ. Còn 2 người 2 bên phải làm
sao giữ người đó lại, nếu để họ thoát thì 2 người phải vào giữa
làm kiệu khiêng người đó về.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn.
Vật dụng Phấn vẽ vòng tròn.

18.

Tên trò chơi THẰN LẰN CỤT ĐUÔI


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, cho trên dưới 04-08 đội
tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.

Giáo dục Chú ý tập trung mà thực hiện một cách khéo léo, nhanh nhẹn.

Luật chơi Đứng thành hàng đội, với số người đều nhau. Mỗi người có 1
cái khăn vắt vào lưng quần ở phiá sau để làm
đuôi. Hai đội đứng đối diện cách nhau 3m. Khi có
hiệu còi, 2 bên xáp lại vừa cố giựt đứt đuôi bên
kia, vừa lo bảo vệ đuôi của mình. Sau 3 phút, còi
thổi kết thúc. Bên nào ít bị đứt đuôi thì thắng.
* Liền đó, hát và ra cử điệu bài: “Hai con thằn lằn con”.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn trong
tinh thần đồng đội.
Vật dụng Khăn cho các đội.

19.

Tên trò chơi LƯỢM MANNA


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, cho trên dưới 04-08 đội
tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Chú ý tập trung mà tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo,
nhanh nhẹn.
Luật chơi Đứng vòng tròn (kết trò chơi: Hàng đội) Qt tung một nắm
“tăm gỗ” lên, tăm rơi xuống đất, Qt thổi còi. Mọi
người đua nhau lượm Manna (tăm gỗ) bằng cách
dùng ngón tay giữa và ngón áp út (ngón tay đeo
nhẫn) của bàn tay trái, rồi đặt tăm vào tay phải.
* Sau 3 phút, Qt thổi còi, mọi người đứng lên. Mỗi đội gom số
tăm lượm được lại, đếm xem được bao nhiêu.
* Đội nào nhặt được nhiều tăm nhất thì thắng.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn trong
tinh thần đồng đội của sự tranh đua.
Vật dụng Tăm để làm Manna.
20.

Tên trò chơi GẬY BAY


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, cho trên dưới 04-08
đội tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Chú ý tập trung mà tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo,
nhanh nhẹn.
Luật chơi Sân rộng (bãi biển). Đứng thành hàng đội, đều nhau. Mỗi đội
có 1 cái gậy. Cách mức khởi hành 20m để trước mỗi đội
có đóng 1 gậy làm dấu “đích”.
* Tiếng còi xuất phát. Người thứ I của mỗi đội cầm gậy chạy
vòng qua đích rồi chạy về.
* Người thứ I về đến đội, người thứ II tiếp lấy gậy, rồi cả 2
cầm gậy đó chạy vòng qua đích và trở về đội.
. Người thứ III tiếp lấy gậy đó và cả 3 cùng chạy qua đích và
trở về đội...
Cứ thế cho đến người cuối cùng của đội. Cả đội cùng cầm gậy
đó chạy vòng qua đích, rồi trở về vị trí cũ, tập họp. Đội
nào xong trước thắng.
* Qt lưu ý cách tổ chức của mỗi đội vì có người.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, và có tinh thần đồng đội trong sự
tranh đua.
Vật dụng Cây để làm gậy cho các đội.

21.

Tên trò chơi NGƯỜI BA CHÂN


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn và cùng
nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi Qt cho một băng reo để có nhiều cặp, mỗi cặp 2 người. 2
người này làm sao chỉ có 3 chân chạm đất mà
thôi. Theo lệnh Qt, những người 3 chân này thi
nhau đi đến đích, điểm đã vạch sẵn, ai tới trước
thắng.
* Số người, số chân theo lệnh Qt:
* Tất cả làm theo lệnh Qt:
- 1 người 3 chân – 2 người 3 chân –
3 người 3 chân – 5 người 6 chân –
8 người 20 chân...
* Qt kiểm lại đủ số người tụm lại và đủ số chân chạm đất theo
như lệnh đã ra. Nhóm nào thiếu, hoặc dư (cả người lẫn số
chân) thì bị phạt.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua.
Vật dụng Phấn viết.

22.

Tên trò chơi ĐƯỜNG ĐI KHÓ


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, sân rộng hay bãi biển, có nhiều
người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Tương trợ lẫn nhau một cách nhanh nhẹn và cùng nhau gánh
vác trách nhiệm.
Luật chơi Chia làm 2 phe. Qt vẽ 1 đường ngoằn nghèo rồi gom tất cả
giày dép lại, xếp đều trên đường cong queo đó.
* Mỗi phe trú đóng ở mỗi đầu của đường ngoằn nghèo đó.
Nghe hiệu còi, 2 người đầu tiên của 2 phe đi
nhanh (không được chạy) bằng cách 2 chân 2 bên
con đường. Giáp mặt nhau thì dừng lại đánh “tù
tì” (búa, kéo, bao). Ai thắng đi tiếp, ai thua ra
khỏi đường ngay. Trong khi đó, 1 người khác của
phe thua khởi hành ngay để chặn bên thắng lại,
đánh “tù tì” tiếp.
- Mỗi người của mỗi phe chỉ được ra chiến đấu 1 lần mà thôi.
- Bên nào lọt vào ranh giới địch trước thắng.
- Bên nào hết quân trước là thua.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua.
Vật dụng Phấn viết.

23.

Tên trò chơi VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một
cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Tập trung chú ý và linh hoạt

Luật chơi 1 người làm “cảnh sát” điều tra xem ra thổi còi. Người này đi
khuất xa một lúc. Qt mời 1 người nào đó trong vòng tròn
dùng kim băng ghim dây còi vào cổ áo phía sau lưng, để
còi thòng xuống lưng. Sau đó gọi cảnh sát vào, để tìm
xem ai trong vòng đang giữ còi.
* Qt khéo léo di chuyển mặt đối mặt với cảnh sát, khi cảnh sát
ngó lơ, Qt xe lưng cho 1 người nào đó thổi còi, rồi Qt
nhanh nhẹ di chuyển chỗ khác và tỏ vẻ ngạc nhiên.
* Cuối cùng cảnh sát phát giác, chính Qt là người “vừa ăn
cướp vừa la làng”.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi, vui tươi.
Vật dụng Phấn viết.

24

Tên trò chơi . VĂN SĨ TỔNG HỢP


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng trên dưới 04-
08 đọâi tham dự
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau một cách linh hoạt.

Luật chơi Đứng thành hàng đội, với số người đều nhau, đứng ngang
nhau. Mỗi đội có 1 tờ giấy trắng và 1 cây bút để cách
đội 3m.
* Nghe hiệu còi, người thứ I của mỗi đội chạy lên, viết vào tờ
giấy (1 chữ) rồi chạy về đánh tay người thứ II của đội
mình; người thứ II chạy lên viết “1 chữ”, rồi chạy về
đánh tay người thứ III ... cứ thế cho hết những người
trong đội.
* Mỗi người chỉ được viết 1 chữ nhưng gom cả đội lại thành 1
câu có ý nghĩa.
* Đội nào xong trước và có ý nghĩa hay là thắng.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua
Vật dụng Phấn viết, viết, giấy.

25.

Tên trò chơi ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham
dự.
Rèn luyện Tập trung chú ý để lắng nghe, nhận định chính xác và tìm
nhau.
Giáo dục tinh thần đoàn kết, hòa đồng, dạn dĩ.

Luật chơi Qt viết tên 1 số bài hát vào 1 số giấy: Mỗi mảnh giấy ghi tên 1
bài hát, 1 bài hát ghi vào 5, 7 mảnh giấy. Số mảnh
giấy có tên bài hát bằng số người chơi.
* Tất cả đứng vòng tròn. Qt tung giấy lên. Mỗi người lượm 1
mảnh và xem coi bài gì. Rồi ngậm miệng dùng âm a ê
bài hát đó. Vừa a ê bài hát đó, vừa đi tìm nhau, những
ai cùng 1 bài hát thì nắm tay nhau.
* Những ai lẻ loi sẽ bị phạt.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua và ôn tập lại các
bài hát.
Vật dụng Viết, giấy.

26.

Tên trò chơi THEO NGÔI SAO


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham
đự tham dự.
Rèn luyện sự quan sát, nhận định chính xác, nhanh nhẹn, khéo léo.

Giáo dục Tập kiên nhẫn và tinh thần kỷ luật, sự trung thực.

Luật chơi Mỗi người là 1 nhà đạo sĩ. Tất cả đứng ngang nhau ở mức
khởi hành. Qt đứng ở mức tới cách có 10m, quay
mặt về các đạo sĩ. Qt một tay cầm 1 ngôi sao, tay
kia cầm 1 khăn xám.
* Khi ngôi sao xuất hiện (Qt đưa ngôi sao lên cao) thì các đạo
sĩ tiến lên (bước đi không chạy). Khi ngôi sao bị
mây che khuất (Qt hạ ngôi sao xuống, và phất
khăn xám trên cao) thì các đạo sĩ dừng lại. Thấy ai
còn tiến bước, kể cả nhúc nhích tay chân thì Qt
gọi tên người đó. Người đó phải trở về mức khởi
hành bắt đầu lại.
* Ai tiến đến ngôi sao trước nhất: thắng
(cần sự khéo léo, nhanh tay của Qt).
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng 01 cái khăn, 01 ngôi sao.

27.
Tên trò chơi TẮT LỬA
Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham
dự.
Rèn luyện óc quan sát, phản xạ nhanh, chính xác

Giáo dục Tập vâng phục, chấp hành kỷ luật.

Luật chơi Đứng thành vòng tròn. Mỗi người vẽ 1 vòng tròn nhỏ quanh
chỗ mình đứng, làm nhà ở.
* Khi nghe hiệu còi, báo hiệu trời tối, dân chúng hay bỏ nhà đi
chơi đêm (mọi người đi cách xa đó 10m).
* Trong khi đó, Qt xoá đi 1 vòng tròn nhỏ (khi về, đứng vào
vòng nào cũng được).
* Khi nghe Qt hô “Tắt lửa”, mọi người chạy về đứng vào 1
căn nhà nhỏ, ai không có nhà thì vào giữa giúp Qt xoá
thêm 1 vòng tròn nhỏ nữa, và trò chơi bắt đầu lại. Mỗi
lần xoá thêm 1 vòng tròn.
* Ai không có nhà sẽ được giúp đỡ bằng một trò chơi khác.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng Phấn viết.

28.

Tên trò chơi VẬT TRIỀU CỐNG


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng 04-08 đội
tham dự.
Rèn luyện óc quan sát và sáng tạo, tìm kiếm một cách nhanh nhẹn.

Giáo dục Tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách
nhiệm.
Luật chơi Viết sẵn một số vật “cống”, mỗi vật vào 1 mảnh giấy (chữ khá
lớn), rồi bỏ vào 1 hộp nhỏ.
* Tất cả ngồi vòng tròn theo đội. Một người làm “Hoàng Đế”
ngồi giữa. Mỗi đội cử 1 sứ thần đại diện đứng
trước mặt “Hoàng Đế”.
* Hoàng Đế rút 1 mảnh giấy giơ cho các sứ thần xem. Sau đó
Hoàng Đế vỗ tay, các sứ thần chạy về đội mình
báo cho đội mình biết vật cần tìm để sứ thần triều
cống.
* Đội nào đem trước sẽ được 1 điểm. Sau 5 lần, đội nào nhiều
điểm thì thắng.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua
Vật dụng Giấy, viết, hộp.

29.

Tên trò chơi MÒ KIM ĐÁY BIỂN


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng 04-08 đội
tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng sự quan
sát và thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục Tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách
nhiệm trong tinh thần đồng đội.
Luật chơi Đứng thành hàng đội, có số người bằng nhau. Các đội đứng
ngang nhau. Mỗi đội có 1 cái bao để cách đó 5m.
* Lần I: Người đầu tiên của mỗi đội nghe hiệu còi, chân đi
dép (giày) chạy đến cái bao của đội mình, cởi dép
bỏ vào bao, rồi chạy về đánh tay người kế tiếp, và
đi về chỗ sau cùng của đội; những người kế tiếp
của đội cũng làm như thế.

* Lần II: Khi mọi người của đội đã bỏ dép vào bao rồi, thì
người thứ I chạy lên lục trong bao tìm đôi dép của mình, mang
vào cẩn thận rồi chạy về đánh tay người kế tiếp... cứ thế cho
đến khi cả đội đã có đủ dép và xếp hàng nghiêm chỉnh. Đội
nào xong trước, hát lên 1 bài thì đội đó thắng.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng Bao, dép (giày).
30.
Tên trò chơi KỊCH SĨ TÀI BA
Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khỏang 04-08 đội tham
dự.
Rèn luyện vận dụng óc tưởng tượng, thực tập khả năng diễn tả bằng lời
nói và cử chỉ, điệu bộ.
Giáo dục tập bạo dạn

Luật chơi Qt dùng một số mảnh giấy, ghi vào mỗi mảnh 1 tác động. Thí
dụ: Mẹ ru con, người say rượu, bé cầu nguyện,
linh mục làm lễ vv... Rồi xếp lại bỏ vào hộp để ở
giữa. Tất cả ngồi vòng tròn. Qt tuần tự gọi mỗi đội
cho 1 người lên bốc 1 mảnh giấy, rồi vừa đi vừa
bắt chước động tác của nhân vật ghi trong giấy. Đi
hết 1 vòng về chỗ. Qt mời 1 người của đội khác,
cũng làm như trong giấy.
- Có thể gọi một lúc 2, 3 người.
- Chỉ bắt chước động tác đã ghi sẵn chứ không được nói gì. Ai
nói, ai cười bị phạt.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi,vui cười
Vật dụng Giấy, viết, hộp.

31.

Tên trò chơi KHÉO BÒ


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khỏang 04-04-08 đội
tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác
và xúc giác.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm.
Luật chơi Chia làm 2 phe: A, B.
* Phe A đứng vòng tròn, quay lưng vào nhau, nắm tay nhau,
chân dang ra (bàn chân người này vừa chạm bàn
chân người kia), mắt nhắm.
* Phe B đứng trong vòng, tìm cách bò khéo ra ngoài, sao cho
phe A không chạm vào người.
* Những người phe A không được rời tay nhau, không được
mở mắt, có thể vung tay, hay bất thần ngồi xuống.
* Sau 3 phút, đổi lại, phe A vào trong vòng, phe B đứng vòng
tròn nắm tay nhau như trên cũng 3 phút.
* Tổng kết: Phe nào bò ra được nhiều nhất thắng
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi,vui cười và có sự tranh đua
Vật dụng

32.

Tên trò chơi LONG XÀ QUYẾT ĐẤU


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, sân rộng (bãi biển), khỏang 02 - 04-
08 đội tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường xung quanh với tinh thần
đồng đội.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm.
Luật chơi Chia làm 2 đội, 1 đội làm Rồng, 1 đội làm Rắn. Người sau ôm
chắc bụng của người trước. 2 đội cách xa nhau
5m. Khi có hiệu còi, đầu Rồng vừa có bổn phận
bảo vệ đuôi, vừa tìm bắt đuôi Rắn. Đội Rắn cũng
vậy.
* Đang thi đấu, nghe lệnh còi, đầu đổi làm đuôi, đuôi đổi làm
đầu.
- Đội nào bị đứt khúc: thua
- Đuôi đội nào bị bắt: thua.
* Trong khuôn khổ buổi sinh hoạt, có thể vẽ hình vuông hay
chữ nhật và cho đi theo đường đã vẽ sẵn, nhớ buộc phải quẹo
vuông góc. Người sau nắm vạt áo phía sau của người trước.
Đầu đội này bắt được đuôi đội kia thì thắng
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua, phấn đấu.
Vật dụng

33.

Tên trò chơi THOÁT CHẠY


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường xung quanh với tinh thần
đồng đội.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng cùng nhau chu toàn trách nhiệm.

Luật chơi : Đứng vòng tròn. Một quả bóng mủ nhỏ vừa cầm tay. Một
người đứng giữa ném bóng.
* Qt ra hiệu còi, người đứng giữa cầm bóng tung lên cao 3m,
khi bóng rớt xuống vào người đứng giữa bắt được
thì Qt thổi hiệu còi thứ II.
* Trong khi nghe hiệu còi thứ I, mọi người cố chạy ra xa; nghe
hiệu còi II, mọi người phải đứng lại tại chỗ.
Và người đứng giữa cầm bóng cố ném cho trúng một người
nào đó
(họ có thể uốn mình để né tránh). Nếu trúng, người đó vào
thay.
Nếu hụt, người ném bóng tiếp tục, và trò chơi bắt đầu lại.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua
Vật dụng Trái bóng nhỏ.

34.
Tên trò chơi ĐUA NGỰA
Thể loại Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có 02 hay nhiều đội tham
dự.
Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn của tập thể.

Giáo dục Tinh thần đồng đội, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm để vượt đến đích.
Luật chơi Chia nhóm: 3 người – 02 người làm Ngựa, 01 người cỡi:
người thứ I đứng thẳng, người thứ II: 2 tay vịn vài
người thứ I, 02 chân thẳng, mình cúi sâu làm
Ngựa. Người thứ III ngồi lên lưng người thứ II,
mặt quay lại, phía sau, miệng ngậm cán muỗng cà
phê, trên muỗng cà phê có để 1 trái pingpong (hay
1 quả trứng). Người cỡi không được dựa lưng
người thứ I, cũng không được dùng tay vịn vào
bất cứ ở đâu.
* Tiếng còi khởi hành, các con ngựa bắt đầu chạy về điểm tới
cách đó 5m. Ngựa nào tới đích trước, còn nguyên vẹn, không
té, không rớt quả banh, không dựa lưng: thắng.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần
đồng đội.
Vật dụng Trái banh pingpong nhỏ, muỗng, trứng.

35.

Tên trò chơi SẤP NGỬA


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có 02 hoặc nhiều đội tham
dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng việc lắng
nghe và thực hiện với tinh thần đồng đội.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm để vượt đến đích.
Luật chơi Chia thành hai đội đều nhau, xếp hàng dọc, đứng quay lưng
vào nhau. Trước mặt mỗi đội có vạch 1 đường dài làm
giới hạn.
* 1 đội “sấp”, 1 đội “ngửa”
* Qt tung đồng bạc cắc lên, rơi xuống đất nếu là sấp, Qt hô
“sấp”, nếu là ngửa thì hô “ngửa”.
- Sấp: đội sấp chạy về đường giới hạn, đội ngửa quay lại đuổi
theo, cố vỗ vào lưng. Ai bị vỗ vào lưng: chết
- Ngửa: đội ngửa chạy, đội sấp đuổi.
* Ai chết bị loại. Bắt đầu lại với số người còn sống. Cuối cùng
đội nào chết hết: thua.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần
đồng đội.
Vật dụng đồng bạc cắc.

36.

Tên trò chơi DĨA BAY


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với
tinh thần đồng đội.
Giáo dục Tương trợ nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến
đích một cách nhanh chóng
Luật chơi Ấn định mức khởi hành (trái đất) và mức tới (là 1 hành tinh
nào đó).
* Mỗi đội đứng vòng tròn, quàng 2 tay lên vai nhau thật chặt,
làm dĩa bay.
* Dĩa bay di chuyển bằng cách vừa quay tròn vừa đi tới hành
tinh.
- Nghe hiệu còi, các dĩa bay bắt đầu di chuyển đến hành tinh
đã định, rồi bay về trái đất (điểm khởi hành).
- Đang di chuyển, nghe hiệu còi thì đổi vòng quay.
- Các dĩa bay không được đụng nhau. Dĩa bay nào về đến trái
đất trước, mà không có hư hại gì thì thắng
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần
đồng đội.
Vật dụng
37.

Tên trò chơi CÓC THA MỒI


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với
tinh thần đồng đội.
Giáo dục Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau , cùng gánh vác trách
nhiệm để vượt đến đích một cách nhanh chóng.
Luật chơi Tập trung thành vòng tròn, ngồi theo đội, số người mỗi đội
bằng nhau.
* Vẽ 1 vòng tròn đường kính 1m ở giữa. Rồi đặt rải rác vào đó
một số khăn quàng tương ứng với số người chơi
(mỗi người 1 cái).
* Tất cả ngồi chồm hổm, tay trên hông. Nghe tiếng còi, người
thứ I của mỗi đội nhảy như cóc đến vòng tròn (để
khăn quàng). Rồi khum xuống, 2 gối chạm đất,
dùng miệng tha mồi (cắn lấy 1 khăn quàng), rồi
nhảy về chỗ. Người thứ II nhảy lên, làm như
trên...
* Đội nào tha đủ mồi trước thì thắng. Đội nào có người té là
thua.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần
đồng đội.
Vật dụng Khăn quàng

38.

Tên trò chơi THI ĐUA CỨU TRỢ


Thể loại Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều nhiều đội tham
dự.
Rèn luyện Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với
tinh thần đồng đội.
Giáo dục Tương trợ lẫn nhau , cùng gánh vác trách nhiệm để tìm kiếm
một cách nhanh nhất.

Luật chơi Qt quảng diễn nội dung: Bão lụt miền Trung. Cảnh màn trời
chiếu đất. Kêu gọi cứu trợ.
* Mỗi đội là 1 nhóm cứu trợ, có bổn phận cung ứng bất cứ thứ
gì nạn nhân đòi hỏi.
* Qt là nạn nhân, đòi hỏi những gì có ở khu vực sinh hoạt, hay
chính nơi các bạn sinh hoạt.
* Thí dụ: nước cuốn mất của tôi 1 chiếc giày, hãy cho tôi
chiếc giày.
* Gió thổi đứt của tôi 1 nút áo, hãy cho tôi 1 nút áo.
- Đội nào đem tới trước nhất được 1 điểm kết thúc, đội nào
nhiều điểm nhất: thắng.
- Qt có thể đòi hỏi cái khó tìm hơn như 10 sợi tóc bạ, 2 con chí
hoặc 1 vật vui hơn như 1 hàm răng giả.
Mục đích Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần
đồng đội.
Vật dụng Các vật dụng để làm vật cứu trợ

Tên trò chơi ĐUỔI BẮT


Thể loại sân rộng, có khoảng từ 20-25 người tham dự.
Rèn luyện nhanh trí, tháo vát, dai sức.
Giáo dục

Luật chơi Đây là trò chơi bài hát đuổi bắt từng 2 người trong 1 vòng tròn.
1. Đưa ra 2 người, 1 chạy, 1 rượt, cùng phát xuất 1 lượt đầu nhịp
mạnh.
2. Vòng tròn nắm tay giang rộng để có thể chạy đuổi dễ dàng .
3. Người bị đuổi chạy theo đường nào, người đuổi phải chạy theo
đường đó, không được chặn đầu, hoặc chạy tắt ngang.
4. Bài hát được hát hai hoặc ba lần tuỳ theo qui định, mỗi lần
nhanh hơn.
5. Hát xong mà người đuổi không bắt được coi như thua, còn nếu
người bị đuổi bị bắt thì phải đuổi người khác.
Lưu ý: Quản trò có thể sáng kiến một loại hình khác tương tự như
vậy với điều kiện chạy (nhảy từng bước) theo nhịp, miễn bước
được xa là có thể thắng.
Mục đích

Vật dụng
Tên trò chơi Cao cẳng cùng cò

Mục đích tạo không khí vui nhộn


Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt - Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng
cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)

Chú ý Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên,
người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng
nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát

Tên trò chơi Múa đôi

Mục đích tạo không khí vui nhộn


Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò
bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt
vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn,
nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau

Tên trò chơi Gia đình nhà gà

Mục đích tạo không khí vui nhộn


Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát
bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai
tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà
mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có
con gà”…
Chú ý

Tên trò chơi Bữa tiệc bò

Mục đích tạo không khí vui nhộn


Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng
xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác
sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”

Chú ý Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng
tròn.

Tên trò chơi Vịt béo 33


Mục đích tạo không khí vui nhộn
Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó
xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất
lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy
qua lại
Chú ý

Tên trò chơi Chú vịt lạ kì


Mục đích tạo không khí vui nhộn
Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng
hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi
kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô
“vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.

Chú ý - Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay


- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”,
“vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt
trò khác

Tên trò chơi mèo đáng yêu


Mục đích tạo không khí vui nhộn
Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo
meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác
của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

Chú ý

Tên trò chơi Vịt đẻ trứng vàng


Mục đích tạo không khí vui nhộn
Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp,
te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát
thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
Chú ý

Tên trò chơi Âm vang Tây Nguyên


Mục đích tạo không khí vui nhộn
Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc
cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm
động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún
lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị
phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc
nhích sẽ bị phạt trò khác.

Chú ý

Tên trò chơi Chú ếch lông bông


Mục đích tạo không khí vui nhộn
Số lượng 4-10 người
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng
Dụng cụ
Cách phạt Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất
lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như
đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui
Chú ý

17 Trò chơi tạo không khí vui vẻ

Tên trò chơi Đứng, ngồi, nằm, ngủ


Mục đích Tạo không khí vui vẻ trong sinh hoạt, phát triển phản xạ, rèn luyện
trí nhớ.

Số lượng Tập thể


Địa điểm Ngòai trời, trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
-Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
-Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cách tay vuông góc, bàn tay giơ
ngang mặt.
-Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
-Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

*&* Cách chơi:


+ Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
+ Quản trò có thể hô đúng làm đúng hoặc hô đúng làm sai.
+ Người chơi phải làm đúng theo lời hô của người quản trò và các
động tác quy định của người quản trò.

*&* Phạm luật:Những trường hợp sau phải chịu phạt:


+Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

(--): Chú ý:
+ Tốc độ nhanh chậm tuỳ thuộc vào đối tượng chơi.
+ Quản trò dùng những từ khác để đánh lừa người chơi như tiến,
lùi, khò... tạo không khí

Tên trò chơi Mèo bắt chuột

Mục đích Tạo không khí vui vẻ

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Vòng tròn đứng rộng ra một chút, tất cả nắm lấy tay nhau và giơ
lên thật cao để tạo ra khoảng trống cho mèo và chuột dễ luồng
lách.
Chuột và mèo đứng cách nhau một khoảng cách, sau khi nghe
tiếng còi thì mèo bắt đầu đuổi theo bắt chuột. Cả hai chạy zích zắc
luồng lạch giữa hàng rào được tạp ra bởi vòng tròn. Nếu chạy hết
được một vòng mà mèo vẫn chưa bắt được chuột thì chuột thắng.

Tên trò chơi Trồng cây

Mục đích Tạo không khí vui vẻ


Số lượng Tập thể
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Vòng tròn ngồi chồm hổm.
Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn và hô (vừa làm động tác theo):
Gieo hạt>
Vòng tròn: Gieo hạt (và làm theo)
Quản trò: (lần lượt hô) Tưới nước, bón phân, tưới nước,...

Vòng tròn hô theo:

Quản trò: Hạt nẩy mầm (đồng thời ngồi xổm cao hơn một tí)

Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

Quản trò: tưới nước - bón phân - tưới nước,... cây lớn thêm một tí
(ngồi xổm cao hơn một tí) - cây lớn lên tí nữa,...

Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

Đến khi cây cao đến một mức nào đó (chú ý, không được đứng
thẳng dậy)

Quản trò: Gió thổi (hoặc Bão tới, hoặc Tưới nước quá liều, Bón
phân quá độ,...) - Cây rung rinh, rung rinh - Cây héo (ngồi xuống
lại như cũ)

Vòng tròn: (làm theo Quản trò)


Tên trò chơi Tàu điện

Mục đích Tạo không khí vui vẻ


Số lượng Tập thể
Địa điểm Ngòai trời
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy
lưng của người bên cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai
người trước. Quản trò chọn ra một số cặp đứng làm hầm (từng cặp
một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có thể di chuyển
nhanh qua "hầm"). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu "vòng tròn" nối
đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò thổi còi,
tất cả các hầm phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng
nhiều toa tàu càng tốt). Sau 3 lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt,
và các hầm không hề bắt được một ai hết sẽ bị ra giữa vòng tròn
chịu phạt

Tên trò chơi Bỏ khăn

Mục đích Tạo không khí vui vẻ, thỏai mái

Số lượng
Địa điểm Ngòai trời, hoặc trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi .
Vòng tròn ngồi. Cử một người bị, đi quanh vòng ngoài của vòng
tròn, trên tay cầm một chiếc khăn. Nếu người bị đột nhiên cuối
xuống, bỏ chiếc khăn xuống vị trí người một thành viên đang ngồi
ở trong vòng tròn, thì người đó phải đứng dậy thật nhanh và chạy
theo để vổ vào vai người bị (chạy quanh vòng tròn) trước khi
người bị kịp chạy về vị trí chiếc khăn. Nếu không đập được thì
người kia sẽ phải bị và làm nhiệm vụ đi bỏ khăn thế cho người bị
cũ.
Tên trò chơi Muỗi bay

Mục đích Tạo không khí vui vẻ

Số lượng 50 -> 70 người


Địa điểm ngoài sân, trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.

Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên,
đưa tay bay qua bay lại)

Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.

Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)

Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân
thể của "nạn nhân".

Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh tay
"đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập
không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).

Tên trò chơi xem Cá bơi


Mục đích Tạo không khí vui vẻ

Số lượng Tập thể


Địa điểm Ngòai trời
Thời gian 5-10p
dụng cụ
Cách chơi . Nguyên tắc: người chơi hô và lặp theo động tác (cánh tay của
người quản trò)
Quản trò: Nước đâu, nước đâu? (giơ một cánh tay ngang ra trước
mặt)
Vòng tròn: Nước đây, nước đây.
Quản trò: Cá đâu, cá đâu? (giơ cánh tay còn lại ra, nhưng ở bên
dưới cánh tay trước - cá ở dưới nước)
Vòng tròn: Cá đây, cá đây.
Quản trò: Cá bơi, cá bơi. (làm động tác uốn éo như cá đang bơi)
Vòng tròn: ẻo ẻo ẻo ẻo ẻo...
Quản trò: Chiếu (như là cá đang nhảy ra khỏi mặt nước) (đưa cánh
tay ở dưới - cá - lên trên cao, ra khỏi cánh tay còn lại - nước)
Vòng tròn: Chiếu
Quản trò: Bủm (cá rơi trở lại mặt nước)
Vòng tròn: Bùm
Bắt: Nước phải có trước cá - Quản trò có thể giơ tay lên - cá - cao
dần liên tục, thì vòng tròn phải hô: Chiếu chiếu chiếu - Quản trò
có thể đưa tay - cá - xuống đột ngột, nhưng nếu vẫn chưa đưa
xuống dưới cánh tay còn lại - nước - thì vòng tròn vẫn chưa được
hô: Bủm

Tên trò chơi Thụt thò

Mục đích tạo không khí vui tươi

Số lượng không hạn chế

Địa điểm ngoài sân, trong phòng

Thời gian 2 -> 3 phút

Cách chơi người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời
khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người
chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và
hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác

Tên trò chơi Này bạn vui

Mục đích tạo không khí sinh động

Số lượng Không hạn chế


Địa điểm trong phòng
Thời gian 3 -> 5 phút
Cách chơi người chơi trong hội trường, quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà
muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ
đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao
cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1,
2)” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò
có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”

Tên trò chơi Trò chơi nơm cá

Mục đích tạo vui tươi, sôi động


Số lượng 50 -> 70 người
Địa điểm ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút
Cách chơi các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng
người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng (cứ 10 người thì
đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá). Nơm cá
do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo
vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm
cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá
sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài
hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai
bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt
Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi
nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát

Tên trò chơi Trò chơi biểu tượng

Mục đích tạo vui nhộn

Số lượng 70 -> 100 người


Địa điểm ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút
Cách chơi người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa.
Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở
tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục
nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì
bạn đó sẽ bị phạt

Tên trò chơi Có - Không ?

Mục đích tạo vui nhộn, hồi hộp


Số lượng không hạn chế
Địa điểm trong phòng hoặc ngoài trời
Dụng cụ nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …
Cách chơi _ Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ
bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở
trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ
được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người
bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người
được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi
- Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng
gỗ không? Vật đó có màu xanh? …
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải
chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói
nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ
người bị có thể quan sát được

Tên trò chơi Bà Ba buồn Bà Bảy


Mục đích tạo vui nhộn

Số lượng 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy
Địa điểm trong phòng
Thời gian
Cách chơi - Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ –
tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người
đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó
thua

** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói

Tên trò chơi Dàn nhạc giao hưởng

Mục đích vui tươi, tình cảm

Số lượng mỗi đội (nhóm) có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội (nhiều nhất
7 đội). Ban tổ chức: 1 -> 2 người
Địa điểm trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, …
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể (tất cả đều thuộc),
sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê – mi – fa …).
Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào
đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng
vần nốt nhạc của đội mình (còn tất cả im lặng)

** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay
người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải
chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn,

Tên trò chơi Liên khúc đầu và đuôi

Mục đích như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì
hai đội cùng thi hát

Số lượng Số lượng: 30 -> 40 người


Địa điểm trong phòng rộng, sân bãi tập trung
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở
cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B
Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng
tổ quốc yên vui …
- Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay …

Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng
tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có
chữ: Hoa, Xuân, Mưa, …

Tên trò chơi Tìm bạn

Mục đích tạo sự vui tươi, thân mật

Số lượng Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ


Địa điểm trong phòng hội trường
Thời gian
dụng cụ hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường
cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

Cách chơi phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của
Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất
cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh
nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết
của mình
Tên trò chơi Nếu thì

Mục đích tạo không khí vui tươi, thân mật

Số lượng không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ


Địa điểm chơi trong phòng học
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ.
Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” –
còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn
Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu
của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt
tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp),
câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm

Tên trò chơi Cùng nhau giải toán

Mục đích phán đoán nhanh

Số lượng 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội

Địa điểm ngoài sân, trong phòng

Thời gian 3 -> 5 phút

Cách chơi quản trò chia người chơi ra thành từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện.
Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội
1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng
thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi
trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng
phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng
đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết
quả lên báo vói người quản trò
Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số
các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói
Tên trò chơi Ba - Má – Tôi

Mục đích Rèn luyện phản xạ nhanh

Số lượng 70 -> 100 người


Địa điểm ngoài sân, trong phòng
Thời gian 3 -> 5 phút
Cách chơi người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói
đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và
nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò.
Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay
chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …

Tên trò chơi Tai đây - mũi này

Mục đích Rèn luyện tính phản xạ nhanh


Số lượng 50 người, không chia đội
Địa điểm trong phòng, trên xe
Thời gian 20 phút
Cách chơi tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả).
Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay –
tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau
khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người
quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm
lỗi để phạt

Tên trò chơi Trăm nghe không bằng một thấy

Mục đích sự suy đoán

Số lượng không hạn chế . Ban tổ chức: 1 người quản trò nhanh nhẹn
Địa điểm Trong phòng
Thời gian
dụng cụ mỗi người 1 tờ giấy (có thể giống nhau)

Cách chơi - người quản trò sẽ hò, cầm giấy lên, gấp đôi dọc, gấp tiếp, gấp
ngang, …, xé 1 góc đối diện. Sau khi xé, người quản trò quay lại
đề nghị mọi người mở tờ giấy ra

** Chú ý: chắc chắn rằng sẽ có rất ít người có miếng giấy có


những lỗ khuyết giống người quản trò. Sau đó mời 1 người lên
làm hướng dẫn: có thể ra điều kiện ai giống mảnh giấy của người
hướng dẫn, thì người đó được quà

Tên trò chơi Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc

Mục đích sự hiểu biết, suy đoán nhanh

Số lượng có nhiều đội (mỗi đội 10 người) – ngồi táchbiệt nhau trong phòng,
trên xe, …* Ban tổ chức: 1 người
Địa điểm trong phòng
Thời gian
dụng cụ phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
Cách chơi
Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối trong
bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát. Đội
nào trả lời nhanh, đúng (tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài hát
đó) thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi
cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng

6.

Tên trò chơi Phản xạ nhanh

Mục đích tạo sự nhanh nhạy, phản xạ

Số lượng cả tập thể, 1 quản trò

Địa điểm trong phòng, …


Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên,
ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm
theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy
… Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó
hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng
lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động
tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi
xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai
làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng
Tên trò chơi TRÒ CHƠI " ĐÁNH TRỐNG LÃNG "

Mục đích Phản xạ.

Số lượng 5 -> 10 người


Địa điểm Trong nhà
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất
ngờ đứng trước một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì
tới câu hỏi hết.
( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu "yes-no", dễ "dính" lắm. )
Ví dụ:
QT: "Bạn ăn cơm chưa?"
DV: "Chưa" hoặc "rồi" là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
------> Có thể trả lời mấy câu đại loại như: "Bồ tui có ở nhà.",
"Hôm nay trời đẹp."....

Tên trò chơi TRÒ CHƠI " NGƯỜI, HỔ VÀ SÚNG"


Mục đích Phản xạ

Số lượng

Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và
bất ngờ đứng trước một bạn rồi thực hiện một trong ba động tác
sau:
- Người: Đứng yên, giậm chân một cái.
- Hổ: Giơ tay ra như hổ rồi... "grừ!!"
- Súng: Tay như cây súng rồi "Đùng" thui.
Quy định như sau: Người khắc súng, súng khắc hổ, hổ khắc
người. Ai sai thì bị phạt.
( Cái này là kết hợp của trò "Bắn súng" và "Oẳn tù tì")
Tên trò chơi TRÒ CHƠI " BẮN SÚNG "

Mục đích Phản xạ.

Số lượng 4, 5 đội, mỗi đội 2,3 người


Địa điểm Trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và
bất ngờ đứng trước một bạn nói "Đùng!" hoặc "Á!"
Nếu người quản trò nói "Đùng!" thì người chơi phải nói "Á!" và
ngược lại.
Thực hiện động tác "Đùng!" bạn dùng tay làm như cây súng và
chỉ vào người kia.
Thực hiện động tác "Á!" bạn giang hai tay ra và hơi ngã về sau.
(Có hai động tác thôi mà cũng dễ lộn lém đó *_*)

Tên trò chơi Ta là Vua:

Mục đích Phản xạ nhanh

Số lượng 30 người trở xuống


Địa điểm Trong phòng hoặc ngòai trời
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Quản trò chỉ bất kỳ vào một người trong vòng và thổi còi, ngay
lập tức ngưới đó đưa hai tay lên trời, hô thật to lên "TA LÀ
VUA", lúc đó, hai người bên cạnh sẽ biến thành hai cận thần của
vị vua kia, đồng thời phải tức khắc hướng về vị vua của mình,
chắp tay, cuối đầu sao cho đầu của mình phải thấp hơn vua và hô
trả "MUÔN TÂU BỆ HẠ".

Nguyên tắc: vua phải hô thật to và nhanh, cận thần của vua lúc
nào cũng phải cuối đầu thấp hơn vị vua của mình.

Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống, hoặc nằm hẳn
ra đất thì hai cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu
của mình phải thấp hơn đầu của vua
Tên trò chơi Tôi cần

Mục đích Phản xạ nhanh

Số lượng 2 -> 5 đội


Địa điểm Ngoài trời
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Quản trò: tôi cần, tôi cần.

Vòng tròn: Cần gì, cần gì.

Quản trò - hô lên một mệnh lệnh để cả vòng tròn thực hiện theo.

Tên trò chơi Chanh chua, cua kẹp

Mục đích Phản xạ nhanh

Số lượng Tập thể


Địa điểm Ngòai trời, trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người
bên trái, tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người
bên phải mình. Quản trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu
có nói đến hai chữ "cua kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay
trái chụp lấy tay phải của người bên trái mình và đồng thời rút
nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng
tay mình.

Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên
đùi người bên cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người
ta đã nhắc tay lên trước khi mình kịp chup. Quản trò có thể đánh
lạc hướng bởi những từ có chữ "cua" như "cua đi chơi, cua đi
học,..." để tăng thêm sự hồi hộp cho trò chơi.

Tên trò chơi Bão thổi

Mục đích Phản xạ nhanh

Số lượng 10 -> 30 người


Địa điểm Ngòai trời, trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Quản trò: Bão thổi, bảo thổi

Vòng tròn: Thổi ai, thổi ai

Quản trò: (hô một câu lệnh, ví dụ: thổi nam không được đứng gần
nam,...)

Vòng tròn: (làm theo lời Quản trò nói)

Tên trò chơi Chim sổ lồng


Mục đích Phản xạ nhanh

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Chia thành từng nhóm 3 người, hai người đứng hai bên đối diện
và cần tay nhau tạo thành một cái lồng chim. Người đứng ở giữa
làm chim.
Ở giữa vòng tròn có một hoặc hai con chim mồi (người bị) lạc loài
đang tìm lồng.
Tất cả các lồng khép lại (nắm tay nhau nhưng hạ xuống), khi nghe
tiếng còi, tất cả các lồng đồng loạt mở ra (giơ tay cao lên) để chim
sổ lồng, bay đi và "giành" lồng mới. Những con chim đứng giữa
vòng tròn cũng phải thật nhanh "bay đi" giành lồng với những con
chim khác. Cuối cùng, con nào không giành được lồng thì sẽ đứng
ra giữa vòng tròn để mà làm chim mồi.

Tên trò chơi KỂ CHUYỆN

Mục đích Phản xạ, sáng tạo

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
Vật dụng,
dụng cụ
Cách chơi Người điều khiển bắt đầu câu chuyện tùy ý (chuyện vui
hoặc lồng mẫu chuyện đạo ...). Khi nghe người điều khiển nói đến
tên mình, người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện sao cho tình
tiết không bị gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng.

Thí dụ: Người đầu tiên kể: (Sáng hôm ấy thời tiết thật dễ chịu, tôi
bỗng nhiên thích đi dạo. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh
có thêm vài đoá hồng...” Người có tên Hồng phải tiếp tục câu
chuyện và lập lại từ đầu “Sáng hôm ấy...”.

Tên trò chơi TRÒ CHƠI BỊT MẮT BẮT DÊ

Mục đích Phản xạ

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
-chọn khoảng sân rộng, bằng phẳng và sạch sẻ, thoáng mát.lấy
một chiếc khăn nhỏ, không nhìn qua được. người chơi đứng quanh
làm hàng rào(rộng khoảng 5 đến 7m) cùng vỗ tay cổ vũ cho bạn
chơi.

chọn hai ngườI vào chơi. một ngườI làm dê và một ngườI đi bắt
dê.cả hai đều bịt mắt.

Người hướng dẫn đưa hai bạn vào giữa vòng, đứng quay lưng vào
nhau cách nhau một cánh tay.qui định ai là người làm dê và ai là
người đi tìm.
dê phải vừa đi vừa kêu, người đi tìm dê phảI chú ý nghe tiếng dê
kêu mà đuổI bắt
Người hướng dẫn hô "bắt đầu" và đẩy hai bạn sang bên.cuộc chơi
bắt đầu,dê kêu, người đi bắt,các bạn xung quanh hò reo. nếu bắt
được dê thì thắng cuộc,chọn hai bạn khác vào chơi như từ đầu.

Luật chơi:
Bịt kín mắt không được ti hí(do ngườI khác bịt cho,tự mình không
được động vào).
Dừng lạI (cách 5 đến 10giây), dê phảI kêu be,be.
Các bạn xung quanh không được mách cho bạn dê hoặc cho ngườI
đi tìm.
Không được chui ra khỏi hàng rào.
Nếu sau một thời gian nào đó mà không bắt được dê thì coi như
bên dê thắng, thay hai ngườI khác vào chơi.
Tên trò chơi Bom nổ chậm

Mục đích Phản xạ

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
Mọi người ngồi thành vòng tròn,người quản trò đứng ở giữa bắt
giọng vài bài hát tập thể. Trong khi đó, một người khác ở ngoài
vòng tròn có nhiệm vụ lén lút đặt quả bom vào sau lưng một ai đó.
Người bị cài bom nếu như trước khi hết bài hát mà phát hiện quả
bom sau lưng mình thì phải nhanh chóng đem nó âm thầm đặt vào
sau lưng người khác. Cứ như thế, đến khi bài hát kết thúc, ai bị cài
bom sau lưng hoặc đang cầm bom trên tay thì bị phạt.

Tên trò chơi SỜ ĐẦU

Mục đích Phản xạ

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
Vật dụng,
Cách chơi Cách chơi:

Một khoảng đất trống trên sân trường, lớp học , hàng lang làm chổ
chơi.
Số người chơi không hạn chế, khoảng 6 đến 8 người một lần.
Dùng luật oẳn tù tỳ để chia đôi số người. người chơi của hai bên
dùng tay vừa để che, đỡ để không cho đối phương sờ vào đầu
mình,vừa cố gắn sờ dược vào đầu đối phương.
Ai bị sờ vào đầu là bị thua và phải ra ngoài.cuộc chơi cứ thế tiếp
tục đến khi bên nào còn một người chưa bị sờ đầu thì chuyển sang
chơi chọi nhau, tức là bên còn nhiều người lần lượt cử từng người
ra chọi với 1 người còn của bên kia. cuộc thi kết thúc khi một bên
hết người để chọi .
bên nào còn người chơi là thắng. cuộc chơi lại tiếp tục từ đầu.

Luật chơi:

MọI người di chuyển lung tung trên sân. Ai sờ vào đầu đối
phương trước là thắng, ngườI thua phảI ra ngoài , người thắng đi
tìm người khác để sờ tiếp.
khi một bên nào đó còn lại một người thì bên kia cử một người ra
chội. luật chơi vãn là dùng tay sờ vào đầu bạn.

Tên trò chơi HƠI Ù

Mục đích Phản xạ

Số lượng người chơi không hạn chế , ít nhất khoảng 8-10 bạn.
Địa điểm chọn khoảng đất trống, bằng phẳng và sạch sẻ
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
Bên A_______________:Bên B
1 ________________ 1
2 ________________ 2
3 ________________ 3
4 ________________ 4
5 ________________ 5
-.kẻ hai vạch giữa hai sân làm giới hạn.,
-người chơi từng đôi một oẳn tù tỳ hoặc xi xằng xô.tất cả nhất
người nhất về một bên.
-mỗI ben đứng về một phía của vạch giới hạn của bên mình.một
người điều khiển chơi đứng bên vạch và hô bắt đầu. người chơi
của mỗi bên điều kêu “ù, ù ù…”liên tục,vừa cố chạy sang bên kia
vạch giới hạn để đập được một bạn nào đó rồi chạy về. bạn nào bị
đập thì coi như bị chết. nếu đập được vào bạn nhưng bị bạn khác
giữ lạI(đến tắt hơi) thì cũng bị chết. trò chơi có thế tiếp tục. đến
thờI hạn , bên nào nhiều ngườI chết nhất là thua, hoặc bên nào
chết hết trước là thua.

Luật chơi:

-số người hai bên bằng nhau.


-Người nào từ khi bắt đầu chạy sang sân bạn và về đều phải kêu ù
ù ù..liên tục.nếu bị đứt quãng tiếng ù(đứt hơi)trên sân bạn thì bị
chết(kể cả giẫm vạch).
-Nếu chạy sang sân bạn , đập được vào ai(có thể một vài người)rồi
chạy về bên mình mà không bị đứt hơi (ù) thì tất cả các bạn vừa bị
đập đều bị chết . những bạn bị giam mà được đồng đội mình sang
đập vào thì coi như được cứu sống lại, được chạy về bên mình để
tiếp tục chơi.
-Nếu bị bạn giữ lại mà chưa bị dứt tiếng ù thì chưa bị chết. chỉ khi
nào dứt tiếng ù thì mới coi là chết.
-khi một trong hai đội đều bị chết hết trước thì kết thúc một ván
chơi. độI đó bị thua, phảI chịu phạt(búng tai nhẹ hoặc từng đôi
cổng nhau qua sông rồi trở về chổ cũ hoặc nhảy lò cò qua rồi quay
lại) rồi trò chơi lại tiếp tục

Tên trò chơi Điện giật

Mục đích Phản xạ

Số lượng Số lượng không hạn chế. tập hợp mọi người thành vòng tròn. quản
trò ngồi giữa vòng.
Địa điểm
Thời gian
Vật dụng
Cách chơi mọi người xoè tay trái ra để phía bên trái, còn tay phải thì dùng
ngón trỏ để vào tay trái của người bên phải mình , sao cho tạo
thành một vòng tròn khép kín. quản trò phải chọn một người làm
mốc. khi bắt đầu trò chơi quản trò hô "điện chạy" thì người làm
mốc dùng tay trái của mình nắm lấy tay phải của người bên trái đã
để lên trước đó và run run. và người bên trái khi nhận được "điện"
run từ người bên phải ngay lập tức cũng dùng tay trái run như vậy.
và cứ thế điện sẽ chạy xung quanh vòng tròn. điện sẽ ngưng khi
quản trò hô "điện giật" và điện giật người nào thì người đó sẽ bị
bắt phạt.
chú ý để cho công bằng thì khi điện đang chạy thì quản trò phải
nhắm mắt lại cho đến khi điện giật.
và cứ thế ta lặp lại trò chơi cho đến khi bắt đủ số người cần phạt.
_________________

Tên trò chơi Chức năng

Mục đích Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức
năng của các bộ phận cơ thể con người.

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.
- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
Mắt: Nhìn
Tai: Nghe
Mũi: Ngửi
Miệng: Ăn
Cách chơi:
- Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và
nói tên các bộ phận.
- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ
đúng.
Ví dụ:
- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào
mắt...
Phạm luật:
- Chỉ sai với chức năng.
- Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
- Không nhìn quản trò.
- Chú ý:
- Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để
tăng mức độ khó của trò chơi.
- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

Tên trò chơi Lời chào

Mục đích Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người
lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.

Số lượng tập thể


Địa điểm
Thời gian
Vật dụng
Cách chơi Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
Cách chơi:
- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to
và làm theo.
- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
Luật chơi:
- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
- Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý:
- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ
khó của trò chơi.
Tên trò chơi Tập tự chủ

Mục đích Phản xạ, khả năng kiền chế, tự chủ

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
Vật dụng,
Cách chơi Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người
trong vòng tròn và làm được 3 động tác thật hài hước hoặc một
câu hỏi dí dỏm sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối
diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ
thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.

Tên trò chơi Đường hiểm hóc

Mục đích Nhanh nhẹn, khéo léo

Số lượng 12 đến 40 người.


Địa điểm Đường dài ít nhất 20 thước.
Thời gian
Vật dụng,
dụng cụ
Cách chơi
Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội
chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật, máy bạn này đứng cách nhau
độ 7, 8 thước. Bạn đầu cúi lưng xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng, bạn
thứ 3 đứng 2 chân dang ra. Tất cả các bạn khác đứng theo từng
đội, ở đầu đường.
Cách chơi: Nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước
mặt bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ
nhì thì chạy vòng quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn
qua giữa hai chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui
gặp 3 chướng ngại vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào
tay bạn số 2 để bạn này chạy tiếp.
Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay
chạy vòng quanh.
Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.
Tên trò chơi Cướp cờ

Mục đích Nhanh nhẹn, khéo léo

Số lượng 20 sắp lên


Địa điểm Sân rộng hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20
thước.
Thời gian
dụng cụ 8 cây cờ
Cách chơi Xếp đặt: Chia Đoàn làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau
lưng mỗi phe có 4 cây cờ, cắm theo hàng ngang đều nhau.
Cách chơi:Các bạn phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chỗ
cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi, không ai có quyền bắt họ
nữa. Vào được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung dung không còn
lo như khi đi qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất cả
tù binh thuộc phe mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ
phải thì ở tù. Phe nào đem về địa phận mình cả 8 cây cờ thì thắng
cuộc

Tên trò chơi NHẢY BAO BỐ TIẾP SỨC

Mục đích Phản xạ, nhanh nhẹn

Số lượng Nhiều đội, mỗi đội (2Nam+2Nữ)


Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi -Yêu cầu: Khoảng cách nhảy là 20m, bạn nữ chồng hai
chân vào bao bố và nhảy đến vị trí bạn nam đang đứng, nhanh
chóng tháo bao và chuyển cho bạn nam, để bạn nam chồng hai
chân vào bao và nhảy ngược trở lại, liên tục như vậy cho đến
người cuối cùng. Trong quá trình nhảy, nếu bị té vẫn được đứng
dậy và nhảy tiếp. Đội về đích nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Bắt buộc
phải nhảy đến vạch mới được chuyển bao. Nếu chuyển bao khi
chưa tới vạch qui định xem như bị loại.

Tên trò chơi KÉO CO KỴ MÃ

Mục đích Phản xạ, sức mạnh, sự khéo léo

Số lượng Nhiều đội (5Nam+5Nữ)


Địa điểm Ngòai trời
Thời gian
dụng cụ Dây kéo
Cách chơi -Yêu cầu: Sử dụng dây luộc, trên sợi dây có làm dấu hiệu
chia giữa, khoảng cách người đứng đầu mỗi đội đến vạch qui định
là 1-2m, 5 bạn nam sẽ cỗng 5 bạn nữ trên lưng và nữ sẽ nắm chắc
dây còn các bạn nam kéo, khi kéo được đội đối phương qua vạch
mức qui định sẽ thắng cuộc. Trường hợp đội nào té hoặc để chân
bạn nữ chạm đất sẽ xem như phạm luật và sẽ bị xử thua.

Tên trò chơi Bùm sát


Mục đích Phản xạ

Số lượng Hai người một lượt.

Địa điểm Ngòai trời


Thời gian
dụng cụ Khăn làm đạn
Cách chơi Tất cả những người không chơi đứng hay ngồi thành vòng
tròn, hai người chơi vào giữa vòng. Tiếng còi đầu cho phép hai xạ
thủ chuẩn bị bằng cách buộc hay vo viên chiếc khăn quàng. Tiếng
còi ra lệnh chơi: hai xạ thủ được phép ném vào đầu đối địch. Bên
nào bị khăn trúng đầu thì kể là thất trận.
Nên nhớ : Trong khi chơi, hai xạ thủ chỉ được tránh né hay
di động trong vòng người mà thôi. Đàng khác hai xạ thủ luôn phải
xa nhau ít là 2m.

Tên trò chơi Đố nghề

Mục đích rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng 30 người trở lên


Địa điểm trong phòng, ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút
Cách chơi Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1
nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2
phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải
diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được
thêm 1 điểm.

Tên trò chơi Thi tìm những con vật có từ láy

Mục đích : rèn luyện trí nhớ, khéo léo, chơi theo bài hát

Số lượng 30 người trở lên


Địa điểm trong phòng, ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút
Cách chơi : trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4
nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn
là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác
lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật
có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.

Tên trò chơi Nói và làm ngược

Mục đích : rèn luyện trí nhớ, khéo léo


Số lượng 30 người trở lên
Địa điểm trong phòng, ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút
Cách chơi : người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó
thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng
hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì
sẽ bị phạt
Tên trò chơi Đếm sao

Mục đích rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng 30 người trở lên


Địa điểm trong phòng, ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút
Cách chơi quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh
chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được
chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4
ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm
không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt

Tên trò chơi Ngón tay nhúc nhích

Mục đích rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng 30 người trở lên


Địa điểm trong phòng, ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút
Cách chơi quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích
nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui
rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón

Tên trò chơi Con thỏ

Mục đích rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng 30 người trở lên


Địa điểm trong phòng, ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút

Cách chơi - Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô
“thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò
chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và
làm khác nhau)

Tên trò chơi Hát đếm số

Mục đích : rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng 30 người trở lên


Địa điểm trong phòng, ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút

Cách chơi quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số
ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào
không bắt được bài hát sẽ bị phạt

Tên trò chơi Thi đố về trái cây

Mục đích rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng 50 -> 70 người, chia thành 2 đội


Địa điểm trong phòng, ngoài sân
Thời gian 5 -> 7 phút
Cách chơi Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó
quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua
lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho.
Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong
thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem
như thua cuộc

Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào
có mẫu tự là “M” như: me, mít, mãng cầu, mơ, … cho đến khi kết
thúc cuộc chơi
Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời
rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác

Tên trò chơi Tin mật

Mục đích rèn luyện khả năng nhớ

Số lượng mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội. Ban tổ chức: 1 người, soạn
sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng)
Địa điểm trong phòng hoặc ngoài sân
Thời gian
dụng cụ 1 cây viết + mảnh giấy trắng
Cách chơi
tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho
người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng
chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai
bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho
người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho
người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc
nhất là đội đó thắng

Tên trò chơi Bà Ba đi chợ

Mục đích rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh

Số lượng ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người. Ban tổ chức : 1
trọng tài điều khiển
Địa điểm trong phòng
Thời gian trong vòng 10 phút
dụng cụ mỗi đội gồm giấy + viết
Cách chơi
tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng
biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m.
Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những
trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút
trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những
người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều
nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua
trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …)
Tên trò chơi Du lịch quanh thành phố

Mục đích tạo phản ứng nhanh, nhớ giỏi

Số lượng : mỗi nhóm 5 -> 10 người, có từ 2 nhóm trở lên, 1 trọng tài hướng
dẫn
Địa điểm chơi trong phòng (có thể ngoài trời)
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi trước mỗi nhóm là giấy và viết, sau khi có hiệu lệnh thứ tự từng
người của nhóm lên liệt kê tên các con đường trong thành phố theo
quy định: chữ đầu từ cuối của đường trước là chữ đầu của từ đầu
con đường sau:
Thí dụ: - Đường Trần Hưng Đạo
- Đường Đặng Văn Ngữ
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai
………………………………………………………
Thời gian dành cho 1 người là 1 phút. Nghe hiệu lệnh lên xuống,
đội nào có số tên đường nhiều, đúng luật là đội đó thắng

** Chú ý: Chỉ áp dụng cho người chơi cùng cư trú tại một vùng
(VD: áp dụng cho các bạn cùng đang sống tại TP. Hồ Chí Minh)

Tên trò chơi Trí nhớ dai

Mục đích Rèn luyện trí nhớ, sự tập trung

Số lượng 5 => 10 người


Địa điểm Trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Vòng tròn ngồi lại, Quản trò bắt đầu hô tên một thứ (đã thống nhất
trước như trong các loại thú, các loại hoa,...)

Người bên cạnh sẽ tiếp tục hô lại tên vật mà người thứ nhất đã hô
và thêm vào một vật khác cùng chủ đề.

Ví dụ: A - chó, B - chó+mèo, C - chó+mèo+gà,...

Phạt: như trò Bội số 7

Lưu ý: nếu ai mà không đọc được đúng hết tên các vật đã được
người trước đọc, hoặc đọc không đúng thứ tự, hoặc không kể thêm
được tên một con vật nào khác, hoặc kể trùng tên, hoặc chậm chạp
làm gián đoạn vòng chạy,... thì sẽ bị bắt phạt. Và người đó được
quyền ưu tiên bắt đầu lại một vòng mới.

Tên trò chơi Bội số của Bảy

Mục đích Rèn luyện trí nhớ

Số lượng (Trò này thích hợp chơi với vòng tròn từ 5 cho đến 10 người).

Địa điểm Trong nhà.


Thời gian
Vật dụng,
dụng cụ
Cách chơi Ngồi thành vòng tròn. Lần lượt Quản trò đếm số trước (bất kỳ,
nhưng mới tập chơi thì nên từ số 1 để làm quen), sau đó người bên
cạnh (trái hoặc phải tùy theo quy ước của vòng tròn), sẽ hô số tiếp
theo - ví dụ là 2, người thứ ba sẽ hô 3,... cho đến người nào đến số
7, thay vì hô số thì người đó vỗ tay một cái, và vòng tròn sẽ bắt
đầu chạy ngược chiều lại, và cứ thế trò chơi tiếp diễn.
Ví dụ:
A hô 1, B-2, C-3, D-4, E-5, F-6, G vỗ tay, F-8, E-9, D-10, C-11,
B-12,...

Nguyên tắc: những số tận cùng là 7 (như 7, 17, 27,...) hoặc những
số chia hết cho 7 (như 7, 14, 21,...) khi tới lượt ai thì người đó
không hô số mà chỉ vỗ tay và vòng tròn chạy theo chiều ngược lại.

Có nghĩa là: A hô 12, B hô 13, C sẽ vỗ tay (vì đến lượt là số 14) -


vòng tròn đổi chiều thì - B sẽ hô tiếp là 15, A hô 16...

Lưu ý: nếu ai hô nhầm số, hoặc làm đứt quãng vòng chạy của số
thì sẽ bị. Người bị sẽ bị hai người bên cạnh mình đánh vào bàn tay
(hoặc hình phạt nào đó do vòng tròn quy định), và nên nhớ rằng,
chỉ có người nào bị (vòng tròn dừng chỗ nào) thì người đó mới có
quyền hô lại để bắt đầu vòng số mới. Ai bon chen hô "giùm" bị
phạt ráng chịu

Tên trò chơi Làm chậm sau một động tác

Mục đích Rèn luyện trí nhớ, sự tập trung, quan sát
Số lượng Tập thể
Địa điểm Ngoài trời, hội trường
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh
hoạt (nên chọn những bài nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước,
ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. Quản trò
chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn mới bắt đầu
thực hiện động tác VỖ TAY. Quản trò tiếp tục chống hai tay lên
hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ
hai của Quản trò đó là DẬM CHÂN,... trò chơi cứ thế tiếp diễn
theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của Quản trò thực hiện,
nhưng mà chậm đi một động tác.

Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động
tác liên tục, và vận động mạnh như Hít đất,... nhưng chú ý, phải
thay đổi động tác liên tục (mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng
2 nhịp) và không bị trùng lặp.

Tên trò chơi Múa hình tượng

Mục đích trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng,
rèn luyện trí nhớ
Số lượng có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người
Địa điểm trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng
Thời gian có thể quy định
Vật dụng, hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất
dụng cụ nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng … đã trở
thành hình tượng (hình ảnh quen thuộc trong lòng dân)
Cách chơi : mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu (đứng trước đội
mình) diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân,
anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi
đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần,
đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng

** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước
cho trọng tài

Tên trò chơi Chuyền bóng bằng thìa

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng 3, 4 đội, mỗi đội 5 – 7 ngừời


Địa điểm Ngòai trời
Thời gian 10 -15 p
Vật dụng muỗng, trái banh bóng bàn cho trò chơi
Cách chơi người trong đội ngậm muỗng (thìa), lần lượt đi 1 đoạn đường 10
rồi quay về chuyền bóng bàn cho người kế tiếp (chỉ bằng muỗng).
Khi người cuối cùng quay về và thả vào rổ chứa thì đội được tính
1 trái. Trường hợp một thành viên làm rơi bóng bàn, đội phải bắt
đầu chuyền lại từ người đầu tiên.

Tên trò chơi Truyền tin

Mục đích Nhanh nhẹn, khéo léo, nắm bắt thôgn tin chính xác

Số lượng cần có 2 hoặc 3 nhóm chơi


Địa điểm Trong nhà, ngòai trời
Thời gian 5-7 p
dụng cụ
Cách chơi . quản trò phải chuẩn bị một tin nhắn có thể dài hay là khó nhớ
càng tốt, nhưng cũng đừng dài quá.
mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc, và số lượng mỗi nhóm phải
bằng nhau.
khi bắt đầu chơi, người đầu tiên của mỗi hàng tiến về phía quản
trò. quản trò đưa tin nhắn cho những người đó, cho thời gian
khoảng một phút để nhớ, sau đó thu lại tin nhắn và cho bắt đầu
chơi.
ngưòi đầu tiên chạy về hàng và nói thông tin đó cho người thứ 2
và người thứ 2 truyền cho người thứ 3 ,... và cho đến người cuối
cùng của hàng. người này phải chạy nhanh lên phía quản trò và
nói tin nhăn mình nhận được cho quản trò. đội nào truyền tin
nhanh nhất và chính xác nhất là đội thắng cuộc

Tên trò chơi Trò chơi với viên đá


Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Mỗi đội từ 5 - 10 người


Địa điểm
Thời gian
dụng cụ Đá
Cách chơi
mỗi thành viên lần lượt tham gia đua từ điểm xuất phát đến đích.
Đội nào đến đích trước là thắng.

Có 4 quy tắc đua như sau:


- Đặt viên đá lên bàn chân và nhảy lò cò đến đích
- Kẹp viên đá giữa 2 đầu gối và "đi kiểu vịt bầu" về đến đích
- Kẹp viên đá giữa cổ và cằm đi về đến đích
- Đặt viên đá lên vai phải và đi về đến đích
Trong quá trình về đích, ai làm rơi viên đá thì phải chạy về vị trí

Tên trò chơi Gánh nước thi

Mục đích Khéo léo, nhanh nhẹn

Số lượng 30 - 40 người.
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng.
Thời gian
dụng cụ Mỗi đội 2 chén nước đầy
Cách chơi
Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10
thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một
chén nước đầy.
Cách chơi: Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu một hàng chạy
lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay bạn
thứ nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy
lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.
Đội nào chạy mau nhất và còn nhiều nước nhất thì thắng cuộc.

Tên trò chơi Người cụt đội nón

Mục đích Nhanh nhẹn, khéo léo

Số lượng 10-40.
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng.
Thời gian
dụng cụ Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.
Cách chơi Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội
chạy lên dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách
đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón lên ghế, lật úp lại. Không được
dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi, chạy về đánh vào
tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình, đội nào làm xong trước
thắng cuộc.

Tên trò chơi Ai say ai tỉnh

Mục đích Nhanh nhẹn, khéo léo

Số lượng 5-40.
Địa điểm Sân rộng có một cây.
Thời gian
Vật dụng, Một vòng tròn đường kính 2 tắc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng
dụng cụ tròn trên vào một canh cây cách mặt đất độ một thước 50.
Cách chơi Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng
tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót,
đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào
trong vòng treo.

Ai đưa được cánh tay vào giữa vòng tròn thì được 5 điểm. Nếu bị
đổ lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra
ngoài vòng thì bị loại.

Tên trò chơi Cua bò

Mục đích Nhanh nhẹn, khéo léo

Số lượng 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người chơi.
Địa điểm Sân hoặc phòng rộng.
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
Xếp đặt: Nằm ngửa mặt và bụng lên trời.Chống với 2 chân, 2 tay,
người này nằm nối đuôi người kia.
Cách chơi:Nghe còi lệnh, bò ngang với 2 chân, 2 tay, ai đến sau
cùng thì phải cõng người đến đầu tiên một vòng, nếu chỗ chơi
hẹp, người chơi đông thì chơi loại dần.

Tên trò chơi ĂN CỦ SẮN. ĂN TÁO…

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn

Số lượng - nhiều đội (1Nam+1Nữ/ đội)


Địa điểm Ngòai trời, trong phòng
Thời gian
dụng cụ Qủa để ăn, dây treo
Cách chơi -Yêu cầu: Củ sắn được treo trên sợi dây, hai thành viên
tham gia chỉ được quyền sử dụng miệng, làm sao ăn hết củ sắn
sớm nhất.
Tên trò chơi BA NGƯỜI BỐN CHÂN

Mục đích Sự khéo léo, tinh thần đồng đội, sự ganh đua

Số lượng Nhiều đội. mỗi đội (1Nam+2Nữ)


Địa điểm Ngòai sân
Thời gian
Vật dụng Dây buộc
Cách chơi -Yêu cầu: 1 nam ở vị trí giữa và 2 nữ ở hai bên, dùng dây
buộc 2 chân nam với 2 chân của hai nữ bên trái và bên phải, đội
nào sẽ đi về đích trước sẽ là đội thắng cuộc, khoảng cách đoạn
đường 15-20m.

Tên trò chơi Cõng Bạn - Ăn Chuối

Mục đích . rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau
Địa điểm Trong phòng, hoặc ngòai trời
Thời gian
dụng cụ Chuối
Cách chơi . Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.
Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây
quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp
nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực
hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.
Ø Luật chơi:
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa
chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối

Tên trò chơi "Dùng.... chuối dập lửa"


Mục đích Rèn luyện sự khéo léo, tạo không khí vui vẻ

Số lượng Số lượng tham gia: cũng khoảng 4-6 cặp


Địa điểm
Thời gian
dụng cụ Chuối, nến, bật lửa, dây buộc
Cách chơi
- Nam được bịt mắt.
- Quản trò cột 1 sợi dây vòng quanh eo và thòng xuống dưới, phía
dưới cột 1 trái..chuối . Tất nhiên trái chuối ở giữa 2 chân hehe
(Lưu ý độ dài của sợi dây để trái chuối..."lủng lẳng" tầm đầu gối).
- Quản trò đốt 1 cây nến cho mỗi cặp.
- Nam đứng dang chân, cho cây nến ở giữa, trái chuối phía trên.
- Nữ đứng cách xa 2m, hướng dẫn ng nam dập tắt ngọn nến = trái
chuối.

Chống chỉ định:


- Nam không được dùng tay, cứ tư thế đứng tấn mà, chỉ được hạ
ng lên xuống.
- Nến ko nên to quá, lửa lớn dễ phỏng .

Tất nhiên cặp nào dập nến tắt trước thì đc thắng.

Tên trò chơi Đấu Gà


Mục đích Sự khéo léo, khôgn khí vui vẻ

Số lượng Hai em đại diện cho hai phe.


Địa điểm Ngòai sân
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Hai em đứng trong vòng tròn đường kính 1,5 m (nhớ chỉ đứng một
chân mà thôi). Hai tay nắm để sau lưng . chỉ được dùng đầu vai để
đẩy địch thủ ra khỏi vòng. Ai bị đẩy ra khỏi vòng tròn là coi như
bị thua cuộc.

Tên trò chơi Thi mặc áo ngược

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Mỗi đội cử ra người (nếu là chơi cả đoàn) hoặc là các đội
viên trong một đội chơi với nhau cũng được.
Địa điểm Ngòai trời, trong nhà
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Người điều khiển ra một hồi còi chuẩn bị, rồi sau một tiếng
còi khởi hành là các người chơi phải làm sao cởi rất nhanh chiếc
áo mình đang mặc xuôi, rồi mặc ngược lại, cài cúc chỉnh tề. Em
nào xong trước và gọn gàng hơn cả thì thắng cuộc.
Trước khi ra hiệu còi khởi hành thì người điều khiển nên
kiểm soát kỹ xem các em chơi có tháo một cúc nào chưa !

Tên trò chơi Tìm Số Nhà

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Chừng 5 người một lượt.


Địa điểm Ngòai trời, trong nhà
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Cắt cát tông làm 6 hình khác nhau. Trên 6 hình cát tông đó
có ghi lần lượt 6 số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Những người chơi đứng xung
quanh để quan sát kỹ 6 hình cát tông đó. Sau đó đi ra xa, cách
nhưng hình cát tông đó 10 m. Người nào cũng phải dùng khăn
quàng bịt mắt lại. Sau tiếng còi hiệu của người điều khiển, những
người chơi tìm lại chỗ những hình cát tông đó, rờ kỹ và cầm một
hình giơ cao, nói lớn số của nó. Nói đúng số của nó là được 1
điểm, nói sai thì phải trừ đi 1 điểm.

Tên trò chơi Bà cõng cháu

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Tất cả hay chừng 10 người .


Địa điểm Ngòai trời, trong nhà
Thời gian
dụng cụ khăn
Cách chơi
Tất cả người chơi cũng như người không chơi đứng xếp
thành vòng tròn.
Tiếng còi chuẩn bị : những ai chơi đều phải cúi mình, co
một giò lên, Người bên cạnh gấp gọn khăn quàng, để trên lưng
người chơi.
Tiếng còi khởi hành, những người chơi cò một chân vòng
quanh vòng tròn người, làm sao đừng để cho khăn rơi xuống đất,
rồi trở về chỗ mình. Ai về trước hết mà không rơi khăn thì thắng
cuộc.
Tên trò chơi Trao trả tù binh

Mục đích Sự khéo léo, nhanh nhẹn

Số lượng Bao nhiêu người cũng được, nhưng với điều kiện số người chơi
phải chẵn.
Địa điểm Ngòai trời
Thời gian
Vật dụng dép
Cách chơi Vẽ hai mức cách nhau chừng 1 m. những người chơi đứng
xếp hai hàng trên hai mức và quay vào nhau đôi một, tất cả trong
thế sẵn sàng.
Sau tiếng còi hiệu, người bên này trao cho người bên kia
chiếc dép đang xỏ ở chân, người bên kia giơ chân đỡ chiếc dép và
xỏ vào chân mình. Nhớ cả hai người không được phép bỏ chân
xuống đất trong khi trao dép. Đôi nào trao xong trước hết và
không sai luật thì kể là thắng cuộc.

Tên trò chơi Thiện xạ

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Thi đua từng đội (số người nhiều bằng nhau).
Địa điểm Ngòai trời, trong nhà
Thời gian
dụng cụ Lon, bóng tennis
Cách chơi Mỗi đội cử một người chơi trong đợt đầu. Chồng 5 ống lon
lên nhau. Mỗi người lần lượt dùng banh tennis đổ 5 ống lon một
lượt thì được 1 điểm. Rồi lần lượt tới những người sau…đội nào
được nhiều điểm hơn cả là đội đó thắng cuộc.

Tên trò chơi Săn thỏ

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo


Số lượng Hai người một lần.
Địa điểm Ngòai trời, trong nhà
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
Tất cả những người không chơi xếp thành vòng tròn. Một
em làm thỏ và một làm người săn đuổi nhau. Cả hai đều phải đi
trong vòng tròn và đi bằng 10 ngón chân, đi trong thế ngồi xổm.
Khi nào người săn bắt được thỏ thì tất cả reo to lên một tiếng.

Tên trò chơi Thầy bói

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Chơi cho cả đoàn hay cả đội.


Địa điểm Ngòai trời, trong nhà
Thời gian
dụng cụ Khăn bịt mắt
Cách chơi Người làm thầy bói, bịt mắt đứng vào giữa vòng người.
Những anh chị trưởng đụng vào người thầy bói. Thầy bói nói
đúng tên người đụng thì người đó vào làm thầy bói thay. Nếu
thầy bói nói không đúng thì cứ tiếp tục làm thầy bói.

Tên trò chơi Tiếng vọng

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Chơi cả đoàn hay cả đội.


Địa điểm Ngòai trời, trong nhà
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
Người điều khiển nói lên một tiếng nào thì mọi người phải
đáp lại một tiếng ngược nghĩa. Thí dụ : người điều khiển nói “ăn”
thì mọi người phải đáp lại “xuống”. Ai nói sai thì tự động cò một
vòng xung quanh những người chơi.
Tên trò chơi Trao quyền

Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Chừng 10 người với 5 cái mũ.


Địa điểm Ngòai trời, trong nhà
Thời gian
dụng cụ mũ
Cách chơi
Tất cả những người chơi đứng xếp thành hai hàng, người
này cách người kia chừng 0,5m. hai hàng quay vào nhau, dùng
đầu trao nhau mũ trên đầu mình. Trao đi rồi lại trao lại. đôi nào
trao xong trước mà không bị rơi xuống đất thì tất cả những người
đứng xung quanh cho một tràng pháo tay.

Tên trò chơi Mù dẫn mù


Mục đích Rèn luyện sự khéo léo

Số lượng Cử ra hai em để chơi, tất cả những người không chơi ngồi xung
quanh.
Địa điểm Ngòai trời,
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
Hai em chơi dùng khăn bịt mắt, nghe hiệu còi, dắt nhau tới
rờ vào cái cọc cắm tại đích trong một thời gian nào đó. Nếu chưa
tới giờ mà rờ được cái cột thì kể là thắng cuộc. Ngược lại nếu hết
giờ mà chưa mó được cột thì người điều khiển thổi còi để chấm
dứt để đổi cho phiên người khác.

Tên trò chơi Tìm nhạc trưởng


Mục đích Tính đồng đội , khéo léo

Số lượng 5 -> 10 người


Địa điểm Trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Vòng tròn cử ra một người bị., người đó xoay mặt đi ra một chỗ
khuất. Sau đó những người còn lại trong vòng sẽ chọn ra một
người làm nhạc trưởng. Khi nghe vòng tròn bắt đầu hát thì người
bị sẽ quay lại vòng tròn, để tìm bắt cho được người nhạc trưởng
đó. Người nhạc trưởng trong vòng tròn có nhiệm vụ làm những
động tác theo nhịp của bài hát, ví dụ như vỗ tay, dậm chân, lắc
đầu,... tất cả những thành viên trong vòng tròn khác phải theo dõi
và bắt chước theo những thay đổi động tác của người nhạc trưởng,
nhưng phải làm đồng bộ, đều đặn, và đừng quá nhìn tập trung vào
người nhạc trưởng vì làm như thế người bị rất dễ dàng nhận ra ai
là nhạc trưởng trong vòng tròn.

Tên trò chơi Người khổng lồ (hoặc bước chân, hoặc mưa rào):

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng Tập thể


Địa điểm Ngòai trời, trong phòng
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Quản trò bước từng bước chậm rãi quanh vòng tròn, mỗi khi chân
Quản trò chạm đất thì Vòng tròn vỗ tay một cái.

(thay vì dậm chân thì Quản trò dơ tay cao hoặc thấp: nếu dơ tay
thấp thì Vòng tròn vỗ tay chậm rãi, Quản trò giơ tay cao hơn thì
Vòng tròn vỗ tay nhanh và mạnh hơn.)

Tên trò chơi Đoàn kết (hay Dính chùm):

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng 30 – 50 người
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi . (trò này chơi vui, và cũng có thể dùng khi Quản trò muốn chia
Vòng tròn thành từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò
chơi tiếp theo)
Quản trò: Đoàn kết.

Vòng tròn: Thì sống

Quản trò: Chia rẻ.


Vòng tròn: Thì chết

Quản trò: Kết chùm

Vòng tròn: Chùm mấy, chùm mấy?

Quản trò: (hô theo dự đính của mình - ví dụ: chùm ba, chùm ba
hoặc 4 đầu 4 chân,...)

Vòng tròn: (thực hiện theo mệnh lệnh của Quản trò)

Tên trò chơi Vòng tròn nhấp nhô

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Vòng tròn đứng sát vào nhau và choàng vai nhau (như chơi trò
sóng biển). Quản trò bắt đầu chạy quanh vòng tròn (phía trong và
sát với vòng tròn đang choàng vai nhau). Đồng thời Quản trò cũng
giơ một tay ra, hướng về phía vòng tròn. Nếu tay Quản trò ở phía
trên đầu thì vòng tròn sẽ cùng nhau hụp xuống khi thấy tay Quản
trò chỉ về hướng của mình, nếu tay Quản trò chỉ xuống chân thì
vòng tròn ở hướng đó phải đồng loạt nhảy lên.

Chú ý: chỉ thực hiện động tác nhảy lên hoặc hụp xuống khi thấy
Quản trò chỉ tay về hướng của mình và đồng thời thổi còi.

Tên trò chơi DỘI BOM

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng mỗi đội khoảng 5-10 người

Địa điểm Ngòai trời


Thời gian
Vật dụng, Bóng bay
dụng cụ
Cách chơi , xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần lượt từng người dùng
một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến đích, người chơi
đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về vạch xuất
phát, đến người khác…

Tên trò chơi QUẢ BÓNG TÌNH YÊU

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ.


Địa điểm
Thời gian
dụng cụ Bóng bay
Cách chơi mỗi cặp được phát 1 cai bong bóng, bạn nam sẽ dung tay cầm
bong bóng cho bạn nữ thổI (bạn nữ không được chạm vŕo bóng),
khi quả bóng đủ to, bạn nam cột bong bóng lạI rồI đặt vŕo giữa má
của hai người. cứ thế hai ngườI phảI giữ cho quả bong không rớt
đi về đích, đưa cho trọng tài rồI trở về vạch xuất phát. đến cặp
khác.

Tên trò chơi ĐẤU THƯƠNG

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng mỗI độI gồm 6 ngườI, 4 nam 2 nữ

Địa điểm
Thời gian
dụng cụ que dài 1,5-2m, bóng bay
Cách chơi cứ 2 bạn nam chắp tay lam kiệu cho một bạn nữ ngồI lên. bạn nữ
cầm trên tay một que dài 1,5-2m đầu que có cột một quả bóng đã
thổI sẵn. tất cả các độI chơi bước vào trong một vòng tròn lớn.
nhiệm vụ của ngườI chơi là phảI vừa giữ cho bong của mình
không bể vừa dùng gậy chọc bể bóng của ngườI khác. kiệu nào bị
chọc bể bóng hoặc để rơi ngườI thì phảI bước ra khỏI vòng. kiệu
nào còn lạI sau cùng là chiến thắng.
*chú ý: khoảng cách từ bong bóng đến đầu các que phảI bằng
nhau, nếu đề kiện cho phép thì có thể mở rộng khu vực chơi cho
thêm phần hào hứng

Tên trò chơi KHIÊU VŨ

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng mỗI độI hai cặp nam nữ


Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi cột mỗI ngườI một chân vào vớI nhau, trên chân tự do của mỗI
ngườI cột một quả bong bóng đã thổI sẵn. tất cả cùng khiêu “vũ”
trong một vòng tròn và tìm cách đạp bể bong bóng của ngườI khác
nhưng phảI giữ bong bóng của mình không bị bể. cặp nào còn giữ
lạI bong bóng cuốI cùng thì thắng.

Tên trò chơi Dàn nhạc hòa tấu

Mục đích Tinh thần đồng đội, ko khí vui vẻ

Số lượng Tập thểchia làm 4 nhóm


Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi N1:làm tiếng trống:thùng thình
N2:làm tiếng đàn:tưng từng,tưng.
N3:làm tiếng mõ:cốc,cốc,cốc.
N4:làm tiếng kèn:tò tò tò te
Quản trò đư tay vaìo nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng
của mình.Quản trò co thể 1 lúc đièu khiển cả 2 tay và khi đưa cao
thì 4 nhạc cụ đều kêu vang và ngân dài.
Chúc các bạn vui!

Tên trò chơi Trò chơi đi tìm kho báu

Mục đích Tinh thần đồng đội, khả năng phán đoán, lanh đạo
Số lượng 2- 4 đội
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi
Chia làm 3->4 nhóm ,mõi nhóm chừng 10 người xuất phát tại 3,4
địa điểm khác nhau mỗi nhóm có 1 trọng tài .Mỗi nhóm xuất phát
tại 1 địa điểm đi và tìm những tờ giấy chỉ dẫn ,làm theo chỉ dẫn
cho tới khi tìm được kho báu .Đội nào tìm được kho báu trước sẽ
thắng .

Tên trò chơi Trò truyền dây thun

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng 5 cặp nam nữ là đủ, nhiều quá thì nhàm


Địa điểm Trong phòng, ngòai trời
Thời gian
dụng cụ tăm tre, que diêm, hoặc 1 que của chiếc chổi tre, day chun, hoặc
ống hút
Cách chơi (bằng tăm tre, que diêm, hoặc 1 que của chiếc chổi tre(có cái gì ta
dùng cái đó)...bất cứ thứ gì nho nhỏ, càng ngắn càng tốt)
. 10 người đứng so le nhau, cứ 1 nam rồi lại 1 nữ. Hay hơn nếu có
thì cứ 1 cao rồi lại 1 thấp(cảnh thế mới đẹp) Tất cả nhét tay vào túi
áo, quần (tất nhiên của mình:D) bỏ tay ra sau,...nói chung là trò
này ko đc dùng tay sờ mó, động chạm,... Người đầu tiên ngậm
tăm, trên tăm cài dây thun vòng rồi sau đó truyền cho người bên
cạnh. 2 người làm sao mà dây thun từ tăm tre ng thứ 1 sang đc tăm
tre ng thứ 2 mà ko bị rơi xuống đất, ko đc dùng tay chân hay bất
cứ bộ phận nào tiếp xúc vào quá trình truyền dây. Cứ thế truyền
cho đến ng cuối cùng. Ai làm rơi tất nhiên sẽ có 1 hình phạt thích
đáng tùy vào yêu cầu số đông. Hoặc là bẻ đôi que tăm đó đi, que
càng ngắn càng vui mà
Có thể chia làm 2 đội, thi xem dây thun bên nào về đích trước. Tất
nhiên là bên nào về sau thì là đội thua cuộc hì hì
Ai đã chơi hoặc xem trò này rồi thì chắc chắn biết rằng ko vỡ
bụng thì ko fải là ng chơi, fvdang xem!
Ai chưa có ng yêu, chưa ấy ấy thì nên thử trò này 1 lần cho có
kinh nghiệm

Tên trò chơi Mưa - nắng


Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng Tập thể


Địa điểm Trong phòng, ngòai trời
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi Vòng tròn chia thành từng cặp đứng đối lưng vào nhau, sau đó
từng cặp một lồng hai cánh tay vào nhau. Khi nghe Quản trò hô
"Nắng" thì tất cả những người đứng bên phải dùng sức, khom
người xuống và cõng bạn của mình nằm hẳn lên lưng của mình
(người kia sẽ nằm trên lưng người cõng, ngửa mặt lên trời và co
chân lên cho không đụng đất). Khi nghe Quản trò hô "Mưa" thì
người bên trái cũng thực hiện như vậy, sẽ cõng người bên phải
trên lưng của mình

Tên trò chơi Sóng biển

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng Tập thể


Địa điểm Ngòai trời, hội trường
Thời gian
Vật dụng
Cách chơi Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó
choàng vai nhau kết thành một vòng dây.

Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.

Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình tại chỗ qua trái
qua phải thật nhịp nhàng theo vòng tròn)

(lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)

Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.

Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi lên, hụp xuống
theo tiếng reo)

Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.

Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.

Quản trò: Biển chồm về phía trước - Biển ngã ra phía sau - Biển
nghiêng qua bên trái - Nghiêng qua tí nữa... nghiêng qua tí nữa,...
Quản trò: Biển sóng, biển sóng

Vòng tròn: Rì rào rì rào.

(trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên càng lúc càng
nhanh cho đến khi vòng

Tên trò chơi Suy luận

Mục đích tinh thần đồng đội, phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và

Số lượng 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội, 1 quản trò


Địa điểm trong phòng, trên xe
Thời gian
Vật dụng
Cách chơi
người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B), đồng thời
chỉ định đội nào sẽ chơi trước
Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng
tài (người quản trò): “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó
đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm)

Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi, …


Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1
người đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu
không đúng là thua

** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn
xộn

Tên trò chơi Trò chơi xếp thư

Mục đích Tinh thần đồng đội

Số lượng Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ


Địa điểm
Thời gian
Vật dụng các tờ báo khổ lớn
Cách chơi
1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo.
2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi.
3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không
lọt khỏi phạm vi tờ báo.
4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại.
Trò chơi cứ thế tiếp tục...Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu
cầu cuối cùng là người thắng cuộc.
Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng...1 nắm
tay (nam cõng nữ & ... nhón 1 chân).

Tên trò chơi Nhà báo tìm dũng sĩ

Mục đích tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới

Số lượng từ 10 đến 30 người, không chia đội. 1 người vừa là trọng tài
Địa điểm
Thời gian
dụng cụ
Cách chơi trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra
khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng
tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi
người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời
nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3
đến 5 câu hỏi tuỳ quy định

Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?


- Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc
đầu)

** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết
đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ
đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể
đề ra: múa, hát, …)
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và
cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian, …

You might also like