Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

- Lưu lượng thải: Tối đa 100 m3 /ngày đêm.

- Nguồn phát sinh:


+ Nước thải sinh hoạt : Từ quá trình tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh của cán bộ công
nhân viên
+ Nước giải nhiệt cho thiết bị : được thải ra từ các khâu nhiệt luyện, ép xuất,

- Đặc trưng nước thải: Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như N, COD,
BOD.
STT Thông số Đơn vị tính Gía trị
1 pH - 4,5-6.5
2 BOD mg/l 30-60
3 COD mg/l 60-100
4 Tổng Nitơ mg/l 30-40

Bảng… : Thành phần nước thải


- Nguồn tiếp nhận nước thải: Là các đường ống gom về bề thu gom nước thải.
- Biện pháp xử lý: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải dựa trên thiết bị lọc sinh
học
Hình V.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

 Quy trình vận hành:


Nước thải phát sinh từ các khu vực sẽ theo đường ống thu gom chảy qua song
chắn rác nhằm loại bỏ các rác có kích thước lớn trước khi tập trung về bể thu gom.
Nước thải từ bể thu gom được bơm WP01-A/B (hoạt động theo tín hiệu replay
phao đặt trong bể và theo chế độ luân phiên) sẽ bơm nước thải về bể tách dầu mỡ để
giữ lại dầu mỡ có trong nước thải.
Sau đó, nước thải tiếp tục tự chảy qua bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và
nồng độ nước thải. Tại đây, không khí được cung cấp vào bể nhờ 2 máy thổi khí
AB05-A/B (hoạt động theo tín hiệu của timer thời gian quy định 2 máy chạy luân phiên
24/24) nhằm xáo trộn nước thải, tránh hiện tượng yếm khí xảy ra ở đáy bể.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm WP03-A/B (hoạt động theo tín hiệu replay
phao đặt trong bể và theo timer thời gian quy định 2 bơm chạy luân phiên) sẽ bơm
nước thải qua thiết bị lọc sinh học thiếu khí.
Nước từ thiết bị lọc sinh học thiếu khí sẽ tự chảy qua thiết bị lọc sinh học hiếu
khí. Tại đây, oxy được cung cấp vào bể nhờ 2 máy thổi khí AB05-A/B (hoạt động theo
tín hiệu của timer thời gian quy định 2 máy chạy luân phiên) nhằm tạo môi trường hiếu
khí cho vi sinh vật sống, phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
Một lượng nước thải từ thiết bị lọc sinh học hiếu khí được bơm WP05-A/B (hoạt
động theo tín hiệu của timer thời gian quy định 2 máy chạy luân phiên 24/24) bơm tuần
hoàn về thiết bị lọc sinh học thiếu khí để khử nitrat.
Nước thải từ thiết bị lọc sinh học hiếu khí tự chảy thiết bị lắng nhằm lắng các
bông cặn sinh học trong nước thải. Tại đường ống dẫn nước thải ra nguồn tiếp nhận,
hóa chất Clorine được châm vào nhờ bơm định lượng DP (hoạt động theo tín hiệu của
bơm WP03-AB) nhằm loại bỏ các vi sinh vật có hại có trong nước thải. Nước thải sau
khi qua hệ thống xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) được xả ra nguồn tiếp nhận.
[7]
 Quy trình xả bùn:
- Quy trình xả bùn thiết bị lọc sinh học thiếu khí (quá trình này chỉ thực hiện khi
hệ thống đi vào hoạt động ổn định, việc xả bùn không thường xuyên và chỉ mở khi có
chỉ thị của quản lý):
Sau thời gian hoạt động lượng bùn sinh học trong thiết bị lọc sinh học thiếu khi
tăng lên nhiều nên cần xả lượng bùn dự về bể chứa bùn, (khi xả bùn dư thì người vận
hành tốt bom điều hòa 30 phút cho bùn lắng xuống đáy thiết bị sau đó mở van xả đáy
của thiết bị lọc sinh học thiếu khí), thời gian xả bùn dự từ 2 - 5 phút tùy theo lượng bùn
dư trong thiết bị lọc sinh học thiểu khí.
- Quy trình xả bùn và thiết bị lọc sinh học hiếu khí (quá trình này chỉ thực hiện
khi hệ thống đi vào hoạt động ổn định, việc xả bùn không thuờng xuyên và chỉ mở khi
có chỉ thị của quản lý):
Sau thời gian hoạt động lượng bùn sinh học trong trong thiết bị lọc sinh học hiếu
khí tăng lên nhiều nên cần xả lượng bùn dư về bể chứa bùn (Khi xả bùn dư thì người
vận hành tốt bơm điều hòa và máy thổi khi khoảng 30 phút cho bạn lắng xuống đáy
thiết bị sau đó mở van xả đáy của thiết bị lọc sinh học thiếu khí), thời gian xả bùn dư từ
2 - 5 phút tùy theo lượng bùn dư trong thiết bị lọc sinh học hiếu khí.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lí đạt QCVN 40:2011/BTNMT ( cột A ) được
xả ra nguồn tiếp nhận.
Quá trình xử lý Nitơ
Nitơ trong nước thải được xử lý tại các công trình sau:
Cụm thiết bị sinh học thiếu khí kết hợp hiếu khí xử lý Nitơ thông qua 2 quá trình
là:
Quá trình Nitrat hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất Nitơ ở dạng hữu cơ
thành Nitơ ở dạng Nitrit, Nitrat nhờ các vi sinh hiếu khí trong bể sinh học hiếu khí.
Nitrosomonas + NH3 + 3/2O2 → NO2 − + H + + H2O + Nitrosomonas
Nitrobacter + NO2 − + 1/2O2 → NO3 − + Nitrobacter
Quá trình khử Nitrat: là quá trình khử các hợp chất Nitơ ở dạng Nitrat thành Nitơ
tự do nhờ các vi sinh vật thiếu khí trong thiết bị lọc sinh học thiếu khí.
NO3 − + 1.08CH3OH + H + → 0.065C5H7O2N + 0.47N2 + 0.76CO2 + 2.44H2
Quá trình xử lý chất hữu cơ
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải nhờ bùn hoạt tính hiếu khí ở
trạng thái lơ lửng và sục khí liên tục theo phương trình sau:
CxHyOz + O2 Enzyme → CO2 + H2O + ΔH
• Cx-HyOz : chất hữu cơ trong nước thải.
- Quy trình xả bùn thiết bị lắng 2 (xả hàng ngày):
Bùn từ thiết bị lắng 2 được xả về bể chứa bùn, định kỳ xả 2 lần/ngày. Khi xả bùn
thiết bị lắng 2 ta tiến hành mở van xả đáy của thiết bị lắng, thời gian xả bùn từ 4-5 phút
tùy theo lượng bùn dư trong thiết bị lắng 2.
- Quy trình vớt dầu, mỡ:
Sau một thời gian lượng dầu, mỡ trong bể tách dầu mỡ nhiều lên, ta phải tiến
hành xả van để cho dầu mỡ chảy qua bồn chứa dầu mỡ. Lớp dầu mỡ trên mặt của bồn
chứa dầu mỡ sẽ được vớt và cho vào thùng chứa trước khi hợp đồng thu gom bởi công
ty có chức năng. [7]

Thông tin thêm :


Thông số sau khi ra khỏi thiết bị lọc sinh học thiếu khí :
STT Thông số Đơn vị tính Gía trị
1 pH -
2 BOD mg/l
3 COD mg/l
4 Tổng Nitơ mg/l
Thống số sau khi ra khỏi thiết bị lọc sinh học hiếu khí :
STT Thông số Đơn vị tính Gía trị
1 pH -
2 BOD mg/l
3 COD mg/l
4 Tổng Nitơ mg/l
Thông số sau khi ra khỏi hệ thống xử lí nước thải :
STT Thông số Đơn vị tính Gía trị
1 pH - 6-9
2 BOD mg/l 30
3 COD mg/l 75
4 Tổng Nitơ mg/l 20
Công suất bơm:
Công suất máy nén :

You might also like