GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho
tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra
môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Vậy Giấy phép môi trường có ý nghĩa gì, nó quan trọng như thế nào và tại sao doanh
nghiệp cần giấy phép môi trường? Hãy cùng Trung tâm Môi trường ETC làm rõ tất cả
các vấn đề xoay quanh Giấy phép môi trường nhé!

1. Tại sao cần phải có giấy phép môi trường


Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được cấp giấy phép môi trường sẽ có những lợi ích
quan trọng sau đây:
- Đánh giá tiêu chuẩn môi trường giúp doanh nghiệp chứng minh được nghĩa vụ và
trách nhiệm của mình trước pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường. Giảm thiểu
những rủi ro không mong muốn trong quá trình vận hành/ sản xuất của doanh
nghiệp.
- Xu hướng xanh hóa sản xuất đang dần trở thành một trào lưu và ngày càng được
quan tâm trong cộng đồng doanh nghiệp, chính vì thế việc có được giấy phép môi
trường giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đối tác mới so với khi chưa có giấy phép
môi trường.
- Bên cạnh đó, Người tiêu dùng cũng dần chuyển sang xu hướng xanh hóa lối sống,
tiêu dùng xanh, nên sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được sản xuất không ảnh
hưởng đến môi trường.
2. Đối tượng cần phải có giấy phép môi trường
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra
môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy
định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có phát sinh nước thải, bụi,
khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại.
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra
môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy
định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức nhưng thuộc trường hợp dự án
đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép
môi trường.
3. Thời điểm cấp giấy phép môi trường
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có
giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải
có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn
bản như: Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm
dò, khai thác dầu khí; Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư; Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự
án đầu tư xây dựng;
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn
về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây
dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm, quyền
cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật BVMT 2020  đã đi vào vận hành chính
thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời
hạn 36 tháng kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường
trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất
thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công
trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi
trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của
giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ
ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần
không xác định thời hạn.
Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị
tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời
với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo
nghiên cứu khả thi của dự án.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 11 năm
2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, ban hành ngày 10/01/2022, quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, ban hành ngày 10/01/2022, quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
5. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Xây dựng
- Sở Giao thông Vận tải
6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường, bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh
dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
7. Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/2022. Giấy phép môi trường sẽ có thời hạn khác nhau đối với từng đối tượng
cụ thể:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm
a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
8. Nội dung Giấy phép môi trường
Căn cứ theo Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường, nội dung Giấy phép môi trường gồm
thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của
giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
9. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 43, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, trình tự,
thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có
thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường
bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và
kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép
môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực
tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực
hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công
trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép
môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà
nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản
của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
Sau khi tham khảo bài viết trên, chắc hẳn Quý vị đã thấy, Giấy phép môi trường có
nội dung chi tiết và đặc thù đối với từng loại hình doanh nghiệp, vì thế nếu chủ doanh
nghiệp không am hiểu rõ các quy định pháp lý mà luật đã ban hành sẽ khó có thể nắm bắt
và thực hiện theo đúng quy định.
Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường (ETC) có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực môi trường nói chung và trong việc thực hiện Báo cáo đánh giá tác
động môi trường nói riêng, luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về các vấn đề xoay
quanh việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Với kinh nghiệm 20 năm cũng đội
ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam đoan sẽ tư vấn rõ ràng, đầy đủ và hỗ trợ
Quý khách hàng hoàn thành công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường từ những
thủ tục đầu tiên đến khi nhận được giấy xác nhận hoàn thành của cơ quan chức năng.
- Để được tư vấn chi tiết và báo giá ngay hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline:
0916.014.343 hoặc (028)39162814 hoặc Email:yennhi.etc@gmail.com

You might also like