LAW607 Bai2 v1.0020103219

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

BÀI 2: KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt

1
V1.0020103219
Mục tiêu bài học

• Trình bày được khái niệm kết hôn trái pháp luật.
• Phân tích được định nghĩa, nguyên tắc, quyền yêu cầu và căn cứ hủy
việc kết hôn trái pháp luật.
• Trình bày được đường lối giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp
luật cụ thể.
• Phân biệt được hậu quả pháp lí của việc hủy kết hôn trái pháp luật về tài
sản, về nhân thân, về quan hệ giữa cha mẹ và con.
• Trình bày được đường lối xử lí hành chính và hình sự đối với kết hôn trái
pháp luật.

2
V1.0020103219
Các kiến thức cần có

Để học được môn này, sinh viên phải học xong các môn học sau:
• Lí luận nhà nước và pháp luật;
• Luật Hiến pháp;
• Luật Dân sự.

3
V1.0020103219
Hướng dẫn học

• Đọc tài liệu tham khảo;


• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ;
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài;
• Đọc, tìm hiểu về những tình huống thực tiễn.

4
V1.0020103219
Cấu trúc nội dung

2.1 Nguyên tắc xử lí và căn cứ để xử hủy kết hôn trái pháp luật

2.2 Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật

2.3 Đường lối xử lí cụ thể

2.4 Hậu quả pháp lí của hủy kết hôn trái pháp luật

2.5 Xử lí hành chính và hình sự đối với kết hôn trái pháp luật

5
V1.0020103219
2.1. Nguyên tắc xử lí và căn cứ để xử hủy kết hôn trái pháp luật

• Khái niệm: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định (Điều 3, Điều 8 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014).
• Hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lí đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn
nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và gia đình.
• Nhà nước không thừa nhận và phủ định đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật thông qua Tòa án.
 Khi có yêu cầu, Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật.

6
V1.0020103219
2.1. Nguyên tắc xử lí và căn cứ để xử hủy kết hôn trái pháp luật (tiếp theo)

Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã kết hôn.

Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ.

Căn cứ chung Cưỡng ép, đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần, vật chất hoặc lừa dối…
để xử lí hủy kết hôn
trái pháp luật Người đang có vợ (có chồng) lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác.

Người mất năng lực hành vi dân sự mà kết hôn.

Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau.

7
V1.0020103219
2.2. Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật

• Bên bị lừa dối, cưỡng ép kết hôn tự mình yêu cầu.


• Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc
người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật.
• Cơ quan quản lí nhà nước về gia đình.
• Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền tự mình yêu cầu.
• Cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em.
• Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy kết hôn
trái pháp luật.

8
V1.0020103219
2.3. Đường lối xử lí cụ thể

• Vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn luật định. Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:
 Một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi  Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật;
 Cả hai bên đủ tuổi nhưng cuộc sống không hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng  Tòa án ra quyết
định hủy kết hôn trái pháp luật;
 Cả hai bên đủ tuổi mà cuộc sống hạnh phúc, có tình cảm vợ chồng, có con chung, có tài sản chung 
Tòa án không ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật; Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa
án giải quyết li hôn  Tòa án sẽ giải quyết li hôn theo thủ tục chung.
• Đối với những trường hợp vi phạm nguyên tắc tự nguyện. Nếu sau khi bị cưỡng ép, bị lừa dối mà:
 Cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng  Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái
pháp luật;
 Cuộc sống có hạnh phúc, có tình cảm gia đình, có con chung, tài sản chung cho dù đã biết bị lừa dối, bị
cưỡng ép  Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật;
 Nếu sau đó mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết li hôn  Tòa án sẽ thụ lí để giải
quyết theo thủ tục chung.

9
V1.0020103219
2.3. Đường lối xử lí cụ thể (tiếp theo)

• Vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng:


 Về nguyên tắc, Tòa án sẽ ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật hoặc ra quyết định chấm dứt cuộc sống
chung trái pháp luật đó.
 Trường hợp ngoại lệ:
- Cán bộ, bộ đội miền Nam ra Bắc hoặc ngược lại trong chiến tranh và sau chiến tranh…
- Một người đang có vợ, có chồng nhưng tình trạng đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà
kết hôn với người khác, khi có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật sau khi họ đã li hôn với người cũ của
lần kết hôn trước  Tòa án không ra quyết định hủy kết hôn sau.
• Đối với những vi phạm theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014  Tòa
án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật mà không có ngoại lệ nào khi có đủ căn cứ.

10
V1.0020103219
2.3. Đường lối xử lí cụ thể (tiếp theo)

• Đối với những vi phạm về thẩm quyền đăng kí kết hôn (Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):
 Hôn nhân lúc này không có giá trị pháp lí.
 Tòa án ra quyết định không công nhận họ là vợ chồng dù có vi phạm các quy định tại Điều 9 hay không
và dù có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật của các chủ thể có quyền yêu cầu.
 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật
về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng kí kết hôn trước.

11
V1.0020103219
2.3. Đường lối xử lí cụ thể (tiếp theo)

• Đối với vi phạm chung sống với nhau không đăng kí kết hôn theo Điều 9  Tòa án căn cứ vào thời điểm
chung sống và thời điểm có hiệu lực của Luật Hôn nhân gia đình để giải quyết cụ thể:
 Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng kí kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối
với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định pháp luật.
 Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật
Hôn nhân gia đình 2014 nhưng sau đó thực hiện việc đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật thì
quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng kí kết hôn.

12
V1.0020103219
2.4. Hậu quả pháp lí của hủy kết hôn trái pháp luật

• Quan hệ nhân thân:


 Nhà nước không thừa nhận quan hệ vợ chồng  Khi quyết định của Tòa án có hiệu lực đối với việc kết
hôn trái pháp luật thì hai người phải chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật đó.
 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha,
mẹ có hợp pháp hay không hợp pháp, còn tồn tại hay chấm dứt.
 Khi Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật của bố, mẹ thì quyền lợi của con được giải quyết như khi cha,
mẹ li hôn.
• Quan hệ tài sản:
 Tài sản riêng của ai vẫn thuộc sở hữu của người đó (phải chứng minh được tài sản riêng của mình);
 Tài sản chung không phải là tài sản chung hợp nhất nên chia theo thỏa thuận của hai bên;
 Hoặc nếu không thỏa thuận được sẽ do Tòa án giải quyết với nguyên tắc chia theo công sức đóng góp
của mỗi bên và ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của mẹ và con.
 Nếu không chứng minh được tài sản riêng của mình thì sao?
 Tài sản đó sẽ là tài sản chung.

13
V1.0020103219
2.5. Xử lí hành chính và hình sự đối với kết hôn trái pháp luật

• Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn (Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định
87/2001).
• Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho
người chưa đủ tuổi kết hôn.
• Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật
với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
• Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (Điều 48 Nghị định
110/2013/NĐ-CP).
• Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
 Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
 Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
 Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

14
V1.0020103219
2.5. Xử lí hành chính và hình sự đối với kết hôn trái pháp luật (tiếp theo)

• Về hình sự: Nam nữ kết hôn vi phạm các đăng kí kết hôn, ngoài bị hủy hôn nhân trái pháp luật, nếu mức độ
vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây:
 Điều 146 Bộ luật Hình sự 2009: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
 Điều 147 Bộ luật Hình sự 2009: Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng;
 Điều 148 Bộ luật Hình sự 2009: Tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn;
 Điều 149 Bộ luật Hình sự 2009: Tội đăng kí kết hôn trái pháp luật;
 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2009: Tội loạn luân.
• Những hành vi cấu thành tội phạm kể trên khi:
 Có tình tiết nghiêm trọng;
 Hành vi phạm tội có hệ thống, có tổ chức;
 Hành vi có thủ đoạn xảo quyệt, thô bạo;
 Hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn vi phạm;
 Đã bị Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật mà vẫn duy trì.
15
V1.0020103219
2.5. Xử lí hành chính và hình sự đối với kết hôn trái pháp luật (tiếp theo)

• Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội
phạm thì:
 Toà án yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp không đồng ý
thì Toà án có thể kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên xem xét;
 Nếu Viện kiểm sát cấp trên cũng không đồng ý thì Toà án tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái
pháp luật theo thủ tục chung.

16
V1.0020103219
Tóm lược cuối bài

Trong bài này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung sau:
• Khái niệm kết hôn trái pháp luật;
• Định nghĩa, nguyên tắc, quyền yêu cầu và căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật;
• Đường lối giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật cụ thể;
• Hậu quả pháp lí của việc hủy kết hôn trái pháp luật về tài sản, về nhân thân, về quan hệ giữa cha mẹ và con;
• Đường lối xử lí hành chính và hình sự đối với kết hôn trái pháp luật.

17
V1.0020103219

You might also like