GDTDKP - The Enlightenment Education-Kien Tran (FINAL)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 374

1

MỤC LỤC
I. MỘT THẾ GIỚI HOÀN TOÀN MỚI 10
1 BỨC TRANH 10
2 TRÊN ĐỘ CAO 1500M 14
3 QUOTES—VÀI CÂU NÓI BẤT HỦ 16
4 GIỚI THIỆU 19
5 CUỐN SÁCH NÀY SẼ KHIẾN BẠN SỢ 22
6 DISCLAIMER 24
7 ĐỌC CHỦ ĐỘNG 26

II. HAI THÁI CỰC CỦA GIÁO DỤC 28


8 HAI THÁI CỰC CỦA GIÁO DỤC 28
9 SỰ THẬT LÀ CÁNH CỬA MỘT CHIỀU 31
10 GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG 32
11 NGUYÊN TẮC TỰ NGUYỆN—VOLUNTARYISM 36
12 TỰ NGUYỆN KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI MẶC KỆ 38
13 TƯ DUY NGHĨA VỤ 40
14 NGUYÊN TẮC ĐỦ—THE PRINCIPLE OF ENOUGHNESS 42
15 CON BẠN ỔN, CHỈ BẠN CHƯA ỔN 45
16 HỘI THOẠI VỚI CHA MẸ THÔNG MINH 47
17 NGUYÊN TẮC ĐẦU NGUỒN—THE FOUNTAINHEAD PRINCIPLE 48
18 GIÁO DỤC CHO CON HAY MÌNH? 49
19 "SCHOOL", "HOMESCHOOL", "UNSCHOOL" 50

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


2

20 TRỒNG CÂY—TẠO ĐIỀU KIỆN HAY CƯỠNG CHẾ 53


21 TUỔI THƠ KHÔNG THỜI GIAN 54
22 CON NGHIỆN DÁN NHÃN 55
23 "HOMESCHOOL" LÀ MỘT TỪ SAI 58
24 "UNSCHOOL" LÀ MỘT TỪ SAI 60
25 CỔ TÍCH TRƯỜNG HỌC 61
26 GIÁO DỤC "ĐỘC QUYỀN" CỪU 64
27 PHI TẬP TRUNG—DECENTRALIZATION 67
28 GIÁO DỤC TẬP TRUNG—CENTRALIZED EDUCATION 69
29 HOẶC TRƯỜNG CÔNG HOẶC TRƯỜNG TƯ? 72
30 GIÁO DỤC TẬP TRUNG CÓ KHAI PHÓNG? 73
31 NHÓM LỢI ÍCH THỂ CHẾ 76
32 GIÁO DỤC PHI TẬP TRUNG—DECENTRALIZED EDUCATION 77
33 PHI TẬP TRUNG VÀ KHU PHỐ ĐÈN ĐỎ 81
34 MÁNH KHÓE THI CỬ CỦA NHỮNG KẺ BÓC LỘT 82
35 ĐƯỜNG DÂY SƯ PHẠM NÔ BỘC 85
36 3 NHÓM NGƯỜI TRONG XÃ HỘI 89
37 TẠI SAO TRƯỜNG HỌC KHÔNG DẠY TƯ DUY PHẢN BIỆN? 89
38 HỌC KHÔNG CẦN ĐI 91
39 THIỆT HẠI TÀI CHÍNH 93
40 NHU CẦU TRÔNG TRẺ 93

III. TỪ TRONG RA NGOÀI 96


41 ĐÚNG THỜI ĐIỂM - TIMING 96
42 BẠN VẪN SỐNG TỐT ĐẤY THÔI 98
43 QUYỀN ĐƯỢC KHÔNG BIẾT 101
44 QUYỀN ĐƯỢC VÔ HƯỚNG 103

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


3

45 ĐỘNG LỰC SẠCH VÀ BẨN 105


46 CHIẾN THUẬT ĐÚT LÓT, HỐI LỘ CON NÍT 106
47 HỌC CHÍNH LÀ PHẦN THƯỞNG 109
48 ĐỘNG LỰC BÊN NGOÀI VS. BÊN TRONG 110
49 KHAI PHÓNG CÁI TÔI CHA MẸ 112
50 GIẢI THOÁT RANKING 114
51 “ĐẬU ĐẠI HỌC” VÀ SỰ CỨU RỖI 116
52 TÔI LÀM SAO MÀ DẠY ĐƯỢC CON TẤT CẢ 118
53 KỸ NĂNG CHỌN NGƯỜI DẠY 119
54 CHA MẸ HIỂU CON HƠN GIÁO VIÊN 120
55 BẠO HÀNH “HỌC THUỘC" 121
56 HIỂU HIỂU HIỂU 123
57 NGUYÊN TẮC THƯƠNG LƯỢNG 125
58 TÁC HẠI CỦA PHẠT 128
59 VỞ "GHI BÀI" 130
60 "BỌC SÁCH VỞ" 131
61 CẢM HỨNG THÍCH ĐỌC 132
62 NGUYÊN TẮC QUYỀN CON NGƯỜI—THE HUMAN RIGHTS
PRINCIPLE 134

IV. KHAI PHÓNG NGÔN NGỮ LỖI 136


63 "HIẾU ĐỘNG, TẬP TRUNG KÉM" 136
64 "LƯỜI" 137
65 "CÃI" 140
66 "HỖN LÁO", "VÔ LỄ" 142
67 "NGANG BƯỚNG" 145
68 "MẤT DẠY" 147

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


4

69 "DẠY DỖ" 147


70 "BẬC PHỤ HUYNH" 148
71 "PHẢI ĐI HỌC" 150
72 “HỌC GIỎI” 151
73 “NGHỈ HỌC” 154
74 "LIỀU LĨNH" 155
75 "CHO ĂN HỌC TỬ TẾ" 157
76 CHO HỌC "THÀNH NGƯỜI" 157
77 "ĐI HỌC QUAN TRỌNG LÀ PHẢI TỰ HỌC" 158
78 "ĐI HỌC NHƯNG KHÔNG QUAN TRỌNG ĐIỂM SỐ" 159
79 "ĐẾN TUỔI ĐI HỌC" 160
80 “TÔI KHÔNG BIẾT PHẢI GIÁO DỤC CON THẾ NÀO! LÀM SAO
GIỜ” 161
81 "NGHĨ ĐẾN CẢNH CON VÀO LỚP 1 MÀ XÓT" 162
82 "GIAI ĐOẠN VÀNG" CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 163
83 GIAI ĐOẠN KIM CƯƠNG 164
84 CHIẾN THUẬT LỪA PHỈNH CON NÍT 166
85 "BA MẸ QUÁ BẬN RỘN ĐI LÀM" 168
86 ẢO GIÁC "TƯƠNG LAI" 169
87 “KHỔ” NHƯ MỘT LOẠI TIỀN TỆ 171
88 SỢ "CHƠI NHIỀU" 174
89 CHƠI LÀ HỌC 176
90 "NGHIÊM KHẮC" 177
91 "MỖI NGÀY ĐI HỌC LÀ MỘT NGÀY VUI" 179
92 "LUYỆN TƯ DUY" 180
93 HỌC KHÓ VÀ HỌC NGU 182
94 KHÓ—AI THỰC SỰ ĐƯỢC LỢI? 185
95 "BIẾT ĐÂU SAU NÀY" 186

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


5

96 "THẾ CHO CÓ KỶ NIỆM" 189


97 "KỶ NIỆM TUỔI HỌC TRÒ" 191
98 "TRÁI NGÀNH TRÁI NGHỀ" 192
99 "BIẾT LÀ KHÔNG CẦN NHỮNG VẪN PHẢI CỐ" 195
100 "CẦN TRƯỜNG HỌC ĐỊNH HƯỚNG" 196
101 LỘ TRÌNH HỌC 197
102 CÁI GỌI LÀ "NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM" 200
103 "NGHỀ GIÁO KHỔ VÀ LƯƠNG THẤP" 201
104 U MÊ "THẦN ĐỒNG" 203
105 "BỘ GIÁO DỤC CẦN THAY ĐỔI" 205
106 "SỐ TRỪ, SỐ BỊ TRỪ" VÀ SỰ TỤT HẬU DAI DẲNG 206
107 "THÔNG MINH NHƯNG PHẢI NGOAN" 207
108 "NÉT CHỮ NẾT NGƯỜI" 209
109 ĐẶT GIÁO DỤC LÊN TRÊN GIA ĐÌNH 211
110 "PHẢI ĐI HỌC ĐỂ CẠNH TRANH!" 212
111 "CON TÔI THUỘC TUÝP NGƯỜI..." 213
112 "MÔN HỌC NĂNG KHIẾU" 215
113 "TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO" 216
114 "NHÀ TRƯỜNG" YÊU CẦU 218
115 "NẾU CON TÔI RẤT MUỐN ĐẾN TRƯỜNG THÌ SAO?" 219
116 "TẬP KHAI GIẢNG" 221

V. 4 NHÓM NGƯỜI 223


117 TÀU CHÌM 223
118 NHÓM 1—NHÓM NGỦ QUÊN 224
119 NHÓM 2—NHÓM BIẾT NHƯNG BIẾT SAO GIỜ? 226
120 NHÓM 3—NHÓM DỘI NƯỚC CỨU TÀU 228

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


6

121 NHÓM 4—NHÓM THUYỀN CỨU SINH 230


122 CẢI CÁCH TRƯỜNG HỌC? 232

VI. KHAI PHÓNG PHẨM HẠNH PHỔ QUÁT—


UNIVERSAL VIRTUES 234
123 3 VÒNG TRÒN NĂNG LỰC CỦA CON NGƯỜI 235
124 UNIVERSAL VIRTUES—PHẨM HẠNH PHỔ QUÁT 239
125 VIRTUE 1—SURVIVAL (SINH TỒN) 243
126 VIRTUE 2—WISDOM (THÔNG THÁI) 245
127 2.1 SELF-KNOWLEDGE —THẤU HIỂU BẢN THÂN 247
128 2.2 EMPATHY—NĂNG LỰC THẤU CẢM 250
129 2.3 CURIOSITY—NĂNG LỰC TÒ MÒ 252
130 2.4 REASON—NĂNG LỰC LÝ TRÍ 255
131 2.5 HUMILITY—NĂNG LỰC KHIÊM NHƯỜNG 258
132 2.6 VISION—TẦM NHÌN 259
133 2.7 TEMPERANCE—NĂNG LỰC CÂN BẰNG 260
134 2.8 SELF-HONESTY—THẲNG THỰC VỚI CHÍNH MÌNH 262
135 VIRTUE 3—PRODUCTIVITY (NĂNG SUẤT) 265
136 VIRTUE 4—HUMANITY (NHÂN TÍNH) 267
137 VIRTUE 5—COURAGE (CAN ĐẢM) 272
138 VIRTUE 6—RESPONSIBILITY (TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN) 275
139 LÀM THẾ NÀO XÂY DỰNG PHẨM HẠNH CHO CON? 276

VII. GIẢI ẢO "HỌC HÀM HỌC VỊ" 279


140 "TIẾN SĨ" CHỈ LÀ MỘT NGHỀ 279
141 NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỨC DANH ẢO 280
142 CHỐN BỒNG LAI TRÚ ẨN 283

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


7

143 “TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN” CHUẨN NÔ BỘC 285

VIII. GIẢI ẢO "NHÀ TUYỂN DỤNG" 288


144 THẾ GIỚI "RA TRƯỜNG" 288
145 KHÁM PHÁ THẢM DOANH NGHIỆP 290
146 THÁNH HÓA NHÀ TUYỂN DỤNG 291
147 DOANH NGHIỆP NÔ BỘC VÀ TỰ DO KHAI PHÓNG 293
148 “XIN” VIỆC 296
149 TỆ HƠN CẢ "XIN" VIỆC 297

IX. GIẢI ẢO ÁP LỰC XÃ HỘI VÀ GIÁO ĐIỀU


300
150 ÁP LỰC NGƯỜI NHÀ, BẠN BÈ 300
151 GIÁO HỘI “HOMESCHOOL” BẦY ĐÀN 302
152 "XÃ LUẬN" GIÁO DỤC NÔ BỘC 304
153 NHỜ NGƯỜI KHÁC ĐỊNH HƯỚNG CUỘC ĐỜI MÌNH 307
154 "NGHỊ LỰC HOMESCHOOL" 309

X. GIẢI ẢO "MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI" 311


155 GẮN KẾT CHIỀU DỌC—CHIỀU NGANG 311
156 TRƯỜNG HỌC CÓ PHẢI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI? 313
157 TẠI SAO CON KHÔNG MÁCH CÔ HAY MÁCH BẠN? 315
158 BẠN CẦN BAO NHIÊU BẠN? 317
159 TRẺ EM HÀNG XÓM 319
160 KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẾ NÀO? 320
161 GIẢI ẢO THỊ TRƯỜNG DU HỌC 321

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


8

162 DU HỌC XƯA VÀ NAY 322


163 DU HỌC—SO VỚI CÁI GÌ 323
164 MÂU THUẪN LỢI ÍCH TƯ VẤN DU HỌC 325
165 SIÊU LẠM PHÁT 327

XI. SANG CHẤN DÀI HẠN 330


166 SANG CHẤN TÂM LÝ 330
167 HỘI CHỨNG TRƯỜNG HỌC 331
168 SANG CHẤN CHƠI TRONG TỘI LỖI 333
169 SANG CHẤN THI CỬ 335
170 SANG CHẤN CHỨNG MINH 336
171 SANG CHẤN "GAP YEAR" 337
172 CHUYỂN NGÀNH HỌC KHÔNG XIN PHÉP 338
173 THIỆT HẠI TỚI PHỤ NỮ 340
174 THIỆT HẠI TỚI ĐÀN ÔNG 345

XII. XÂY DỰNG XÃ HỘI KHAI PHÓNG 349


175 XÂY THƯ VIỆN HAY XÂY TRƯỜNG HỌC 349
176 NẾU BẠN CÓ 1 TỶ 350
177 THƯ VIỆN HỘ GIA ĐÌNH 351
178 NGƯỜI DẠY TỰ DO 352
179 KHAI PHÓNG 4 NĂM 354
180 KHAI PHÓNG NGÔN NGỮ 355
181 KHAI PHÓNG GIẢNG VIÊN 357
182 KHAI PHÓNG HỌC PHÍ 359
183 KHAI PHÓNG NHÀ TÙ KHÔNG GIAN 361
184 KHAI PHÓNG NHÀ TÙ THỜI GIAN 363

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


9

185 KHAI PHÓNG KỸ NĂNG 364


186 SỰ NGHIỆP HAY SỨ MỆNH? 365

XIII. LỜI KẾT 368

XIV. PHỤ LỤC 370


187 CÁC SÁCH ĐƯỢC ĐỀ CẬP 370
188 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỰ DO KHAI PHÓNG 371

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


10

I.MỘT THẾ GIỚI


HOÀN TOÀN
MỚI

1 BỨC TRANH
Chị Liên và chồng vẫn cật lực pha nước ép và sinh tố trong tiết trời
nóng nực. Chị loay hoay mix nguyên liệu với nhau cho vào máy xay, anh
chồng cặm cụi liên tục ngồi gọt quả. Luôn chân luôn tay. Khách vẫn đang
đứng chờ từng người một.

Ít ai biết chị phải thức dậy từ sáng sớm tinh mơ ở chợ đầu mối để
lựa và nhập hoa quả. Và bán từ sáng đến tận 10 giờ đêm. Ngày nào cũng
lặp đi lặp lại như vậy.

Mỗi một ly nước ép, sinh tố chị chỉ lãi ra khoảng 5000 VND. Một ngày
bán được 100 ly là chị có 500 ngàn. Nhân 30 ngày là 15 triệu cho 2 vợ
chồng và 2 con.

Đang tất bật xay quả cho khách, đứa con lớn nhà chị chạy đến nói:

“Mẹ ơi cho con 5 triệu đóng tiền học thêm”

Lòng chị chợt chững lại, trùng xuống như có ai vừa thúc vào ngực.
Nghĩ bụng “Sao vừa đóng hôm trước xong hôm nay lại đóng”. Nhưng chị
không dám nói ra vì sợ con nghĩ mình tiếc tiền “học”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


11

Chị liền với lấy chiếc ví cũ kỹ trong túi đếm số tiền còn lại. Chỉ còn 3
triệu mà chị vừa ra ngân hàng rút để làm sinh hoạt phí, cộng thêm chút tiền
lẻ của khách vừa trả.

Chồng chị nghe vậy bỏ hết dao và quả đang gọt xuống: “Anh còn 2
triệu đây này”, tay anh vội vàng đưa 2 triệu cho con. Tiền đưa cho con vẫn
còn ướt ướt từ hoa quả. Vậy là xong “tiền học thêm” lần này.

Vậy là bao nhiêu công gọt quả, xay quả, tất bật của hai vợ chồng
sáng tối bốc hơi trong vài tích tắc—như vừa bị xay mịn giống chỗ sinh tố
kia rồi tuột vào bụng khách.

Đứa con bất lực chẳng biết làm gì vì “cô bắt đi học”. Cô bảo nếu
không đi “học thêm” sẽ “không theo kịp chương trình”. Ấy vậy mà sau bao
năm “đi học” và rất nhiều mồ hôi nước mắt của cha mẹ, mặt đứa bé luôn
trong trạng thái đờ đẫn, mệt mỏi, vô hướng. Bao nhiêu năm làm ăn, nhà
anh chị cũng không để lại dư dả được tiền vì tài chính gia đình bốc hơi hết
cho các loại học phí mà kết quả không thấy đâu. Anh chị cũng ngậm ngùi
bất lực và nghĩ chắc do “con mình tiếp thu kém”.

Đang ngồi uống nước ép, xa xa trên đường là một ông bố khác đèo
con gái “đi học” về. Ông bố cứ oang oang quát mắng chì chiết con vì tội
“điểm kém”, cô “phê bình”, con gái khóc tu tu đằng sau xe. Tình cảm cha
con rạn nứt chỉ vì lời nhận xét của một kẻ xa lạ.

Bạn mình ngồi cạnh, giơ điện thoại:

“Nhìn này, mẹ tôi (giáo viên) chụp cùng các cô ở trường (cấp 2), nhìn
mặt bà nào cũng đần đần đụt đụt. Bà này 45 tuổi chưa chồng con. Bà đứng
giữa là hiệu trưởng. Bà mặc áo tím cặp bồ. Bà kia tổ trưởng tổ Văn hách
dịch phách lối lắm, nhưng mọi người đều sợ và phải nịnh bà ấy. Tưởng
tượng những người này dạy con chúng ta không biết sẽ thế nào”

Chị Hoa, mẹ của một cậu bé đang học cấp 3 tại một trường THPT có
tiếng ở Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chị “chạy” cả gần chục triệu để con
được vào “lớp chọn”. Cố bằng được để vào chỉ để sau này nhận ra đây là

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


12

một ổ cưỡng chế “dạy thêm” có tổ chức. Không cho đi “học” thêm cô giáo
sẽ ăn vạ, dọa dẫm đủ trò, khủng bố tinh thần để ép đi.

Con chị Hoa cũng không có tiếng nói trong gia đình chỉ biết làm theo
chỉ đạo của những người ở trên, ngoài thời gian ngủ gật ở trường ra, còn
bị bắt đến các lớp “học thêm” của cô. Nhưng không phải để “học” mà để
“chữa bài”, làm “bài tập”, nhìn các bạn “chữa bài”. 9 giờ mới được về nhà
ăn cơm. Ngày nào cũng thế, đều như vắt chanh.

Trước đây gia đình chị vui lắm, ngày nào bữa cơm gia đình cũng
đông đủ, quây quần xem TV cùng nhau. Sau đó hai bố con đi dạo công
viên gần nhà.

Từ lúc vào trong cái ổ “lớp chọn” này, các bữa cơm gia đình nhà chị
luôn thiếu vắng người con, nên hai vợ chồng ăn bữa đực bữa cái, xong
mỗi người làm một việc không còn ấm cúng như trước.

Gần đây chị Hoa cũng âm thầm hậm hực chồng vì anh không chịu
đưa hết tiền lương cho vợ “đóng học cho con” mà lại giữ lại một khoản.
Không khí gia đình luôn trong trạng thái căng thẳng về vấn đề tiền bạc.
Nhưng họ không dám thừa nhận, chị Hoa không có chỗ nào để xả stress
liền lôi con ra để trách mắng kết quả “học tập”. Chị cũng bất lực lắm đôi
khi nghĩ nghỉ quách lớp “học thêm” nhưng lại thôi vì sợ rằng các bạn đều
đi mà riêng con mình không đi sẽ bị cô giáo bắt nạt, hành hạ trong suốt
những năm còn lại—chị đành chọn nhẫn nhục. Tự huyễn hoặc bản thân
rằng “học thêm rất tốt” để cảm thấy nhẹ nhõm. Đêm đang ngủ thi thoảng
bật tỉnh dậy ngẫm thấy thương con vì khốn khổ và chính mình vô cùng vì
mất quá nhiều tiền cho sự cẩu thả, ngu muội của bản thân. Tại sao gia
đình lại ra nông nỗi này?

Huyền, 35 tuổi, độc thân chưa chồng con, vẫn đang “cố nốt” cái luận
văn “tiến sĩ” ngành “tiếng Việt học”. Bao nhiêu chục năm nay cô chỉ mong
đến ngày lễ lấy bằng tốt nghiệp, được phong hàm “tiến sĩ” để làm “rạng
danh dòng họ”, được chụp ảnh và khoe lên Facebook. “Ước mơ” này tất
nhiên không phải của cô mà chỉ là sự ảo tưởng áp đặt của cha mẹ và ông
bà cô. Nhưng sau quá nhiều sự bạo hành nhân danh “quá yêu thương
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
13

con”, cô đã ngộ nhận đây là “của cô”. Thực ra chẳng có cái “dòng họ” nào
bắt cô phải theo ý họ cả, tất cả là sự ngu muội, độc tài của người sống.

Sau khi nhận “bằng” xong, cuộc sống của cô thậm chí tệ hơn, vì lúc
này cô chẳng có gì khác để “phấn đấu” và hướng tới, chẳng còn lý do gì
để bào chữa cho sự nhạt nhẽo của bản thân. Chẳng mấy ai quan tâm đến
cô, và hỏi bằng. Cô đành lấp đầy sự cô đơn trống trải bằng những công
việc không tên ngày qua ngày. Tấm “bằng” của cô vẫn còn đó, treo trong
phòng rất ngay ngắn. Gia đình vẫn đi khoe con gái “tiến sĩ” với hi vọng tìm
được một người bạn đời, nhưng người ta đều ra đi.

Tuấn, 24 tuổi, quyết định bỏ trường Đại Học “SP” để đi kinh doanh
khởi nghiệp và đã có những thành công nhất định. Lúc đầu cả nhà cấm
cản thậm chí còn “dọa chết” dai dẳng suốt nhiều tháng trời để khủng bố
tinh thần Tuấn. Câu chuyện tuy dài nhưng nay Tuấn đã có thể tự lo cho
bản thân và có một cuộc sống tự do.

Khi được hỏi tại sao Tuấn lại bỏ cái trường “danh giá” kia, Tuấn giơ
phần tin nhắn trên Zalo từ điện thoại ra và nói:

“Bạn nhìn đây, sau 1 năm bỏ trường, tôi đã làm được bao nhiêu thứ,
còn bọn nó [bạn học cùng SP] vẫn đang chạy theo các thầy cô đút lót tiền
qua môn, vẫn bị hành hạ, nhũng nhiễu bởi giảng viên, vẫn đang hì hục chạy
theo mấy bài thi cử nhảm nhí vô nghĩa như một lũ nô lệ.”

Tuấn lắc đầu nói thêm:

“Lớp trưởng lại đang huy động các bạn góp mỗi người 200K bắn cho
“thầy”, không những bọn nó không tức giận mà thậm chí còn sung sướng
khi được mất tiền để đút lót, tư duy bọn này quá thảm hại. Gần như phần
lớn những sinh viên mình tiếp xúc đều vào đây với mong muốn ăn bám cho
dễ. Một số bộ phận giảng viên nam còn gạ tình sinh viên nữ. Một môi
trường kinh dị. Từ lúc bỏ xong thấy cuộc đời sang trang mới. Dù tôi vẫn
đang trong quá trình chữa lành.

Tưởng tượng con mình về sau sẽ bị dạy bởi bọn họ trong nhiều năm.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


14

À không, dù có là người khác thì tất cả chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng


như nhau”

2 TRÊN ĐỘ CAO 1500M


Trên độ cao khoảng 1500m so với mặt nước biển. Xung quanh, đồi
núi, rừng rú. Bóng đêm bao phủ từ lúc 6 giờ chiều. Sương mù ẩm ướt, mờ
mịt, khiến cho những ánh đèn pin trở nên yếu ớt qua màn sương dày đặc.

Lác đác lưa thưa là những căn nhà nho nhỏ của người dân tộc. Nhà
có đèn, nhà không đèn. Bầu không khí xung quanh có thể nói là khá lạnh
lẽo, cô độc và tĩnh mịch đến mức bạn thậm chí có thể nghe được nhịp tim
đang đập thình thịch, những bước chân của bạn nhóp nhép rõ mồn một
trong buổi tối. Khó mà tin được lúc này đây mới chỉ khoảng 7 giờ.

Mình và vài người bạn thám hiểm đi tìm chỗ ăn. May thay có một
quán ăn nhỏ chuyên phục vụ khách du lịch. Bước vào trong đó cảm giác
ấm áp hơn hẳn thế giới bên ngoài. Sự niềm nở của hai vợ chồng chủ quán
ăn, khiến không khí trở nên dễ chịu. Nhìn những đứa con nít đang chơi
đùa cùng nhau rất hồn nhiên vô tư trong căn nhà.

Duy có một nhóc chắc cỡ 15 tuổi đang xem điện thoại, bật loa ngoài.
Những gì loa ngoài phát ra không phải tiếng Việt là tiếng Anh và điều đó
khiến cho mình tò mò. Đang chuẩn bị cho thức ăn vào miệng mình dừng
lại vài giây chú tâm lắng nghe. Một chất giọng rất quen thuộc. Có vẻ như
đó là giọng của Elon Musk (CEO Tesla). Lắng nghe kỹ hơn, đây là một tập
của Joe Rogan Podcast với Elon Musk trên YouTube mà mình vừa nghe
tuần trước.

Thật vi diệu. Đứa bé này 15 tuổi. Phần lớn người Việt Nam ở các
thành phố lớn thậm chí còn không biết đến Joe Rogan Podcast. Và có
nghe qua Elon Musk. Thậm chí phần lớn những người ở trời Tây còn chưa

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


15

từng nghe đến tập này. Vậy mà một nhóc 15 tuổi ở giữa vùng đồi núi rừng
rú, đang nghe tập 3 tiếng các chia sẻ của Elon Musk.

“Cháu cũng nghe Joe Rogan à?”

“À hôm nay cháu mới biết đến kênh này, cháu vừa Subscribe một
loạt các kênh khác nhau”

“Sao cháu nghe lại hiểu?”

“Có phụ đề tiếng Anh, nếu chỗ nào không hiểu cháu vào Google dịch
để hiểu”

“Tại sao cháu lại thích mấy cái này?”

“Cháu thích xe điện, cháu tìm mấy kênh liên quan đến xe điện thế là
tìm thấy Elon Musk, xong search thử Elon Musk thì ra kênh này”

“Cháu hiểu hết chứ?”

“Làm sao hiểu hết được chú. Nhưng bây giờ cháu hiểu hơn nhiều lúc
trước. Cháu ước một ngày có thể sang được nước Mỹ”

“Tại sao cháu muốn sang Mỹ?”

“Cháu xem phim Mỹ, đọc về văn hóa Mỹ, xem các Video về Mỹ, nên
cháu thấy thích”

Đang định buột miệng nói vô thức: “Cháu cứ học thật chăm chỉ rồi
sau này sẽ du học”. Mình dừng lại 30 giây và nghĩ: “Chẳng phải cháu đang
tiếp xúc với những bộ não đỉnh nhất của nhân loại đây sao? Tại sao phải
sau này? Sau này chắc gì đã bằng chính hiện tại”

Thứ mà mình đang nhìn thấy mới là một phép màu đúng nghĩa.

Một đứa trẻ 15 tuổi trên bản làng heo hút. Tự mày mò, vọc cả thế
giới, tiếp cận với tri thức đỉnh cao, tất cả chỉ với sự tò mò không đáy và

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


16

mạng Internet. Cháu bé có thể đi đến mọi ngóc ngách của Internet. Chạm
vào tri thức khổng lồ của nhân loại tích lũy hàng bao nhiêu năm mà không
cần đi đâu.

Mình chợt nói: “Cháu có biết đến những người ở thành phố lớn còn
không biết nhiều bằng cháu không? Họ bị bắt đến trường. Học những thứ
xấu xí trong môi trường đó và nghĩ đó là tri thức. Còn cháu, cháu đang là
một linh hồn tự do. Và hơn hết, cháu thấy vui, đúng không?”

“Cháu thấy rất vui. Cháu đang học vẽ trên YouTube, cho chú xem”

Trước đó, mình cũng tiếp xúc với một vài người làm giáo viên ở đây.
Họ cũng mộc mạc chân chất, thật thà chứ không ranh ma, tha hóa như
trên thành phố. Chỉ có điều, mình nhận ra, các cô chỉ dạy những thứ cơ
bản, đúng như chương trình.

Còn các con, trình độ nhận thức có thể đã vượt xa cô. Vượt xa gia
đình. Và cũng vượt xa phần lớn dân số trong thành phố lớn.

Chỉ có điều những người xung quanh, không ai nhận ra. Họ làm sao
có thể?

Mình gợi ý:

“Cháu có biết, cháu không cần đến University of Toronto cũng có thể
nghe các bài giảng của Jordan Peterson không? Miễn phí và không cần đi
đâu.”

“Cháu biết, cháu đã xem hết các bài giảng kinh tế của trường
Harvard”

3 QUOTES—VÀI CÂU NÓI BẤT HỦ

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


17

1. Lấy hư danh dòng đời để làm rạng danh dòng họ

2. Có hai loại người. Người mãi học và người mãi không chịu ra
trường

3. Đời người về cơ bản được chia làm ba giai đoạn

- Sinh ra

- “Cố nốt cho nó xong”

- Chết

4, Giáo dục không phải để sau này ra trường.

Giáo dục là để ra trường ngay từ đầu.

5. Có hai loại động lực, động lực bẩn và động lực sạch.

Động lực bẩn đến từ lòng tham, đe dọa, sợ hãi, cưỡng ép, cái tôi,
so sánh, cạnh tranh, chứng tỏ.

Động lực sạch đến từ tình yêu, lý trí, đam mê, tự nguyện.

6. Cá nhân tự do khai phóng thực sự đủ hiểu biết để không chôn


mình trong các môi trường doanh nghiệp nô bộc. Họ đã xác định từ lâu
môi trường đó không dành cho họ.

7. Giáo dục chỉ khai phóng khi bản thân cha mẹ khai phóng.

8. Giáo dục tự do không có nghĩa cha mẹ phải trực tiếp dạy.

Mà cha mẹ được tự do CHỌN người dạy, và CHỌN cái cần thiết


dạy

9. Không bao giờ có chuyện thừa lao động, chỉ có thừa lao động
không có năng lực.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


18

10. Tại sao giáo viên văn chuyên về văn nhưng không ra bất kỳ tác
phẩm văn học, tiểu thuyết nào cho nhân loại?

11. Thời đại này không còn là thời đại của thể chế nhà nước, thể
chế tập đoàn mà là thời đại của CÁ NHÂN độc lập.

12. Chỉ khi thoát được sang chấn tư duy nhị phân Trường Công-
Trường Tư, tầm nhìn của bạn sẽ rộng mở hơn nhiều. Khi tầm nhìn của
bạn đã rộng mở, bạn sẽ không thể nhìn theo góc nhìn hẹp lúc trước nữa.
Đây là lúc bạn tự do khai phóng.

13. Giáo dục không phải để ra trường.

Ra trường để giáo dục.

14. Nó tồn tại ngoài kia không đồng nghĩa với việc chúng ta cứ phải
đâm đầu vào bằng mọi giá. Nó tồn tại là việc của nó. Bạn cần hay không
là việc của bạn.

15. Con cái luôn luôn nghe theo lời cha mẹ là dấu hiệu của việc cha
mẹ đã kìm hãm khả năng tư duy độc lập của một con người đến mức
con họ bỏ cuộc với chính mình. Đây là biểu hiện của mối quan hệ độc
hại.

6. “Bận” khác với “năng suất”.

Cha mẹ nô bộc bận, cha mẹ khai phóng năng suất

7. Giáo dục tự do khai phóng không phải là một phương pháp, một
chương trình học, hay một lộ trình cụ thể. Nó là cả một hệ thống triết học.
Nó không phải là một căn phòng, hay một tòa nhà, hay một khu phố, nó
là cả thành phố.

8. Với trẻ em, chơi chính là học.

9. Với người lớn, học lại chính là chơi.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


19

10. Bạn không chờ người khác chấp thuận để tự do khai phóng.
Bạn tự do khai phóng BỞI bạn không cần người khác chấp thuận.

11. Giáo dục tự do khai phóng không bắt nguồn từ việc Con Học
mà từ Cha Mẹ Học.

12. Xã hội nhồi vào đầu bạn.


Bạn phải "thành công" thì mới hạnh phúc.
Sự thật là:
Việc bạn trúng số để được có mặt trên cuộc đời này đã là một thành
công không gì sánh được.

13. “Tôi không biết” ko phải lý do để kết thúc. “Tôi không biết”
chính là lý do tôi muốn biết

14. Chơi và học hòa quyện với nhau như âm với dương. Bổ trợ cho
nhau. Làm tiền đề cho nhau lớn mạnh.

4 GIỚI THIỆU
Ở thời đại trước, mỗi gia đình sẽ phải tốn hàng tỷ cho (các) con đến
các loại trường + trung tâm.

Trải qua hàng thập kỷ dai dẳng, đưa đi đón về, chạy theo các kỳ thi
vô bổ, những bữa ăn giáo huấn căng thẳng trong nước mắt, nuôi cả một
hệ thống nhân sự cồng kềnh thiếu năng lực, thiếu hiệu quả.

Và sau đó phải chờ hàng thập kỷ để hi vọng "gỡ vốn".

Ở thời đại này, nếu biết cách, mỗi gia đình chỉ phải tốn vài chục đến
vài trăm triệu (tất tần tật)

Và cũng không cần gỡ vốn. Nếu có cũng không đến hàng thập kỷ.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


20

Từ khóa ở đây là biết cách.

Biết cách sẽ tiết kiệm được 95-99% chi phí + tăng 1000-10000%
hiệu quả.

Bạn có nhắm mắt tiêu xài cực hoang phí chi cho giáo dục tự do trên
Internet cũng không bằng một góc lãng phí của nền giáo dục thể chế lạc
hậu kiểu cũ.

Nghĩ đến đây, mình lại càng thấy vững tin hơn về tài chính cá nhân
của gia đình mình.

Mình có thể tự tin “hoang phí” mà vẫn không thiệt hại bằng những
gia đình khác cho con đến trường (dù cực tiết kiệm), mà tư duy, độ khai
sáng vẫn đi trước 10-20-50 năm.

“Giáo dục” từ xưa đến nay vốn là khoản mang đến “thiệt hại” nhiều
nhất trong tài chính cá nhân hộ gia đình. Thậm chí hơn cả y tế, ăn ở, xăng
xe cộng lại. Ít khi chúng ta thực sự hỏi liệu có cần tốn kém khủng khiếp
như vậy? Và sau tất cả, hiệu quả của nó ra sao?

Người ta thường truyền nhau câu nói: Nếu bạn nghĩ giáo dục tốn
kém, hãy thử vô giáo dục.

Câu nói này ám chỉ giáo dục tuy tốn kém nhưng nếu thiếu giáo dục
thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Tuy nhiên câu nói này còn thiếu một vế. Có
thứ còn thiệt hại nặng hơn cả vô giáo dục. Đó là ngụy giáo dục.

Đầy đủ sẽ phải là:

Nếu bạn nghĩ giáo dục tốn kém, hãy thử vô giáo dục.

Nếu bạn nghĩ vô giáo dục tốn kém, hãy thử ngụy giáo dục.

Ngụy giáo dục cho bạn ảo giác, lớp vỏ của giáo dục. Nó còn nguy
hiểm hơn cả vô giáo dục bởi với vô giáo dục, bạn bắt đầu từ con số 0. Với
ngụy giáo dục, bạn bắt đầu bằng âm. Và tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


21

cơ hội để được âm.

Ví dụ điển hình của ngụy giáo dục là cái gọi là “học tiếng Anh” ở
trường học. Càng học càng hỏng. Cách phát âm bị làm hỏng, đam mê
ngôn ngữ bị vùi dập, thay thế bằng sang chấn, nỗi sợ. Sau 12 năm, phần
lớn học sinh ghét tiếng Anh, liệt khả năng giao tiếp, phát âm sai từ gốc gần
như không thể sửa. Muốn sửa phải tốn rất nhiều thời gian, quyết tâm, mà
không phải ai cũng có. Nếu có cũng không thể sửa được trọn vẹn. Thiệt
hại mà nó để lại khó có thể tưởng tượng được cho mỗi cá nhân. Bây giờ
nhân lên dân số triệu dân, bạn sẽ thấy khủng khiếp thế nào. Mà đây mới
chỉ là ngôn ngữ Tiếng Anh. Chưa kể những mục khác.

Trong khi đó người được cho là “vô giáo dục” chưa từng tiếp xúc
với tiếng Anh bao giờ, nếu không trải qua sự phá hoại của nền ngụy giáo
dục sẽ thoát hẳn quá trình dọn dẹp, sửa sai lãng phí không cần thiết.

Ngụy giáo dục giống như xây đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội.
Những cây hàng trăm năm ở con đường Nguyễn Trãi bị chặt hết, nhường
chỗ cho những cột bê tông. Công trình xây hàng chục năm mới xong, độn
vốn, bụi bặm, kẹt xe cả thập kỷ, chỉ để mang về công nghệ cũ và những
khối bê tông lù lù trên đầu. Chỉ để phục vụ một vài hành khách muốn “thử
trải nghiệm cho biết”. Không có ý nghĩa gì với phần lớn. Sự lãng phí, thiệt
hại, lạc hậu là không thể đong đếm.

Thì đây cũng giống như kết quả của hệ ngụy giáo dục mà phần lớn
đã và đang trải qua.

Giờ đống bê tông, con đường sắt ngồn ngộn trên đầu con đường
Nguyễn Trãi xấu xí. Nhưng người ta đã quen dần nên chẳng còn để ý.

Nhưng thay vì đường sắt Cát Linh-Hà Đông, thì đây là bản thể phần
hồn, tâm trí, thế giới bên trong của bạn. Tính phá hoại, ký sinh của quan
liêu, ngụy giáo dục đến con người là một thứ địa ngục trần gian. Nhưng
người ta đã quá quen đến mức chấp nhận (và thậm chí còn cho rằng không
thể sống thiếu nó).

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


22

Cuốn sách này là con thuyền cứu sinh giúp bạn thoát khỏi con tàu
đang chìm giữa đại dương trong vô vọng. Nó mở ra cho bạn một thế giới
mới về “Giáo dục Tự do Khai phóng” chưa từng có tiền lệ trong bất kỳ
cuốn sách nào tại Việt Nam. Bạn sẽ thu về những kiến thức tinh hoa, cực
sâu, giúp gia đình bạn không những giải phóng về mặt tiền bạc, thời gian
mà cả khai phóng nhận thức. Tiềm năng mà nó sẽ bung ra là rất lớn.

Nhưng trước khi nhìn thấy ánh sáng, chúng ta sẽ cần đi xuyên qua
rừng rậm tối tăm. Cánh rừng rậm tái hiện lên cảm xúc, nỗi đau, sang chấn
của bạn để nhắc nhở bạn tại sao bạn cần thoát nó. Những thiệt hại về
người và tài sản mà nền ngụy giáo dục đã để lại cho bạn và gia đình bạn
(mà bạn có thể quen rồi không còn thấy đau). Nó sẽ rất chân thực. Nhưng
băng qua cánh rừng một cách dũng cảm đầy mạnh mẽ, bạn sẽ đến vùng
đất của ánh sáng—của tự do khai phóng. Bạn sẽ không thể quay đầu.

5 CUỐN SÁCH NÀY SẼ KHIẾN BẠN SỢ


“Nhiều người kinh hãi kiến thức, vì kiến thức đi đôi với trách nhiệm”
- Stefan Molyneux

Kiến thức cho chúng ta sức mạnh.

Người có kiến thức là một người giàu đúng nghĩa. Giàu từ trong ra
ngoài. Thứ sức mạnh khiến bạn giải phóng, làm chủ cuộc đời thay vì trở
thành nô lệ (trên cái cõi đời vốn ngắn ngủi này)

Mặc dù chúng ta biết kiến thức mang đến sức mạnh, sâu thẳm bên
trong chúng ta vẫn sợ kiến thức. Nghe có vẻ vô lý, nhưng lại dễ hiểu.

Kiến thức thường sẽ khiến bạn phải bắt tay hành động và chịu trách
nhiệm cuộc đời mình. Chúng ta có sức ỳ và muốn “delay” hành động và
trách nhiệm cuộc đời, nên tự tìm cách tránh nó (một cách vô thức).

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


23

Sức ỳ khiến chúng ta tránh kiến thức, sợ kiến thức mặc dù vẫn luôn
miệng nói muốn thay đổi, muốn được giải phóng, muốn tự do, muốn làm
chủ, v.v.

Miệng nói kiến thức là bạn nhưng sâu thẳm ta kinh hãi và coi nó như
kẻ thù. Kiến thức khiến chúng ta phải đối mặt lại với những định kiến cố
hữu găm sâu vào não—chúng ta phải cậy nó ra. Giống như rất muốn răng
sạch nhưng lại âm thầm sợ và ghét đến nha sĩ. Hay giống như sống trong
bóng tối quá lâu chúng ta khiếp sợ ánh sáng.

Sâu thẳm bên trong, sự yếu đuối của chúng ta gào thét

“Xin đừng cho tôi biết nhiều, biết nhiều tôi lại phải nghĩ, lại phải sống,
lại phải hành động. Hãy cho tôi mãi ở trạng thái không biết gì, tôi muốn cứ
mãi chìm trong trạng thái hời hợt trôi hết cuộc đời”

Nhiều người không thay đổi, không phải vì họ không biết cách, mà
bởi sâu thẳm bên trong họ không muốn thay đổi. Họ thích xin lời khuyên,
không phải để thay đổi mà để được chú ý đến, được nghe cho hay, nhưng
sâu thẳm, họ ghét giải pháp. Tất cả giải pháp dù hay đến đâu đều gặp phải
những cái “nhưng” truyền thống.

Cuốn sách này sẽ khiến bạn sợ, giống như lần đầu bước ra ánh sáng
từ căn phòng tối. Bạn sẽ nghĩ ánh sáng là kẻ thù nhưng nhờ nó mọi thứ
được mở ra. Khi bạn sống trong ánh sáng, mặc dù phải chịu trách nhiệm
cuộc đời, nó rất xứng đáng. Kiến thức không chỉ đơn thuần là trách nhiệm,
nó còn là sức mạnh. Sức mạnh để bạn giết chết con quái vật yếu đuối, tư
duy nô lệ, tư duy nạn nhân, tư duy trời sập đang ngày ngày nhấn chìm bạn
xuống. Kiến thức cho bạn chùm chìa khóa để mở cánh cửa dễ dàng mà
không cần phải sử dụng lực đẩy một cách cục súc—như những gì chúng
ta đã làm trong bóng tối.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


24

6 DISCLAIMER

Một trong những điều khiến mình cực kỳ khó hiểu.

Có những bạn trẻ luôn vô hướng, khủng hoảng, cần lời khuyên, tự
nhận mình thiếu kỹ năng, yếu đuối, không biết giao tiếp, sợ sệt...

Nhưng đồng thời rất tôn sùng trường học và bảo vệ nó đến cùng.
Bảo anh Kiên "cực đoan", "phiến diện".

Giống như một người lạ đi qua nhìn thằng bé bị bố mẹ đánh bầm dập
cơ thể.

Người lạ nói: "Bạo hành gia đình kìa".

Thằng bé, mặc dù răng lợi rơi lả tả, quay sang nói người lạ:

"Ông cực đoan vừa thôi".

***

Nội dung cuốn sách này sẽ được viết một cách thẳng thắn, trực diện,
không vòng vo, thi thoảng pha chút hài hước, nên sẽ khó thể tránh khỏi
đụng chạm (dù đã cố).

Bạn đọc tránh vội vàng gán bản sắc cá nhân bạn với các nhãn hiệu
bên ngoài (tên trường, chức vụ, ngành nghề) để có cái nhìn khách quan
nhất (và không bị đụng chạm nếu có).

Nhận thức được rằng bạn và cái trường mà bạn từng tham dự không
phải là một.

Bạn và cái chuyên ngành của bạn không phải là một.

Bạn và cái lối đi của bạn không phải là một.

Bạn tách biệt với những ý niệm đó. Bạn là cá thể độc lập. Vì thế khi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


25

mình đề cập hay phân tích một ý niệm nào đó theo hướng tiêu cực, đừng
tự ám thị rằng mình đang tấn công bạn. Nếu bạn là một “tiến sĩ” và mình
chỉ trích khái niệm “tiến sĩ”, đừng tự ám thị rằng mình đang tấn công bạn
(vì mình không biết bạn là ai, cũng không kiếm được lợi gì từ việc này).

Nếu bạn đang cho con “học” trường nào đó, tốn rất nhiều tiền, với
đầy niềm tin và hi vọng, nghĩa là bạn có thể đang có một fantasy trong đầu
về một tương lai viên mãn tốt đẹp. Một happy ending. Bản chất con người
là không ai muốn bị người khác phá vỡ giấc mơ của họ. Họ sẽ bảo vệ giấc
mơ đó đến cùng, sẽ chủ động che đậy những thông tin trái với giấc mơ
của họ. Thậm chí đấu tranh đến cùng. Nên nếu điều này xảy ra, có khả
năng cao giấc mơ của bạn mong manh thật. Vì nếu giấc mơ đó thực tế và
lý trí vững vàng, nó sẽ không cần đến bạn phải bảo vệ. Tự nó sẽ cân hết.
Bạn sợ gì?

Mình hi vọng sẽ không vô tình phá vỡ giấc mơ mong manh nào của
bạn (nếu có hi vọng sẽ thay thế bằng một thực tế khác đẹp hơn)

Có thể ở một số phần, bạn sẽ cho rằng tác giả có vẻ hơi “tiêu cực”,
“cực đoan”, “phiến diện”, “so sánh khập khiễng”, chỉ bởi vì mình mổ xẻ hệ
thống cũ, lạc hậu, điên rồ một cách quá sâu và thực—có thể chưa từng
có tiền lệ.

Có thể đánh giá của bạn không sai. Nhưng cũng có thể bạn sai. Bạn
của tôi hãy lắng nghe thật kỹ. Nếu đánh giá của bạn đúng, bạn cũng không
thiệt hại nhiều (Ừ thì mình “cực đoan”, “phiến diện”, “tiêu cực”, gì gì đó
nhưng ít ra cũng không cắn bạn).

Nhưng nếu bạn đánh giá sai, nghĩa là vấn đề hệ trọng thực sự nhưng
bạn cố gắng tự huyễn, dối lòng, che lấp nó, bằng cách tấn công người
đưa tin (tác giả), thiệt hại bạn gây ra cho chính bạn sẽ khủng khiếp, vì đây
là những quyết định mang tính đời người.

Tưởng tượng trước mặt bạn là một chai nước, và bạn đang khát
nước. Nếu có người nói với bạn chai nước đó là Acid không mùi không
màu không vị, uống vào thủng dạ dày.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


26

Nếu người đó sai, thiệt hại của bạn chỉ đơn giản là chịu khát thêm
một chút và tìm chai khác.

Nếu bạn vẫn uống vì bạn nghĩ rằng người này “cực đoan”, “tiêu cực”,
nhưng người đó đúng, thiệt hại sẽ thế nào?

Mình không khẳng định mình đúng. Thậm chí ngược lại, mình có thể
sẽ sai, nhưng cái mình khao khát là mang đến cho bạn đọc những góc
nhìn chân thực và rõ ràng nhất, như một bước đệm để mở ra cánh cửa
của Giáo Dục Tự Do Khai Phóng. Mình tin bạn trả giá để đọc cuốn sách
với tinh thần như vậy. Không chỉ giá bằng tiền, mà còn cái giá của sự dũng
cảm, cái giá của sự tỉnh thức, cái giá của sự chuyển hóa.

7 ĐỌC CHỦ ĐỘNG


Khi nhận thức đã sai, thì giải pháp nào cũng là tệ—Kien Tran

Thêm một điều quan trọng nữa trước khi chúng ta bắt đầu.

Một số bạn đọc ở Việt Nam chưa biết cách đọc sách. Một số đọc
trong tâm thế thụ động, hời hợt, mong muốn người khác bưng sẵn câu
mọi câu trả lời, “định hướng”, rồi chỉ cần nhắm mắt áp dụng theo trong vô
thức.

Bản chất đây là tư duy nô lệ, thụ động. Ngược với khai phóng. Sang
chấn đến từ thời đến trường của chính bạn. Cũng là sang chấn từ tôn
giáo. Với vô số các giáo điều đủ chủng loại khác nhau.

Mình xin phép lịch sự đề nghị, bạn đọc hãy đọc trong tâm thế chủ
động. Mình rất tôn trọng trí tuệ của độc giả. Chính vì thế mình chấp nhận
rằng bạn đọc có khả năng suy luận tốt. Bạn có thể ngẫm và tự đưa ra đáp
án cho chính bản thân.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


27

Mình không tưởng tượng được việc nếu đưa ra mọi “giải pháp”,
“định hướng”, “đáp án”. Đồng nghĩa với việc mình không tin bạn có khả
năng suy luận độc lập. Nghĩa là mình coi thường trí tuệ của người đọc.
Bạn sẽ thấy rất nhàm chán.

Bạn sẽ không đặt ra những đòi hỏi vô lý như: “GIẢI PHÁP LÀ GÌ!”,
“CHO TÔI LỘ TRÌNH CỤ THỂ!!!”

Nếu bạn mong mỏi tìm kiếm một “lộ trình rõ ràng” từ 0 tuổi đến 80
tuổi, được người khác vẽ sẵn cho, bạn chưa sẵn sàng để đọc cuốn sách
này. Nếu bạn chỉ muốn thay đổi phần ngọn thay vì hiểu bản chất gốc rễ, đi
từ trong ra ngoài, cuốn sách này không dành cho bạn.

Nếu bạn kỳ vọng một câu trả lời dễ dàng, đọc xong và mọi thứ trở
nên mượt mà, bạn không cần dũng cảm, không cần đối mặt với nỗi sợ,
giải quyết chúng, không cần tìm hiểu, học hỏi, nỗ lực thay đổi bản thân tìm
kiếm giá trị nhân văn, mà chỉ cần đọc xong rồi cất đi. Cuốn sách này không
dành cho bạn.

Đọc chủ động. Vừa đọc vừa ngẫm và bạn sẽ thấy nó xứng đáng, ý
nghĩa.

Bạn sẽ nhận ra đáp án không ở trong sách. Đáp án ở ngay bên trong
bạn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


28

II.HAI THÁI CỰC


CỦA GIÁO DỤC

8 HAI THÁI CỰC CỦA GIÁO DỤC


“Learning is cheap, education is expensive”
“Học rẻ, giáo dục đắt”
- Naval Ravikant

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


29

Tất cả các hình thức “Giáo dục” đều rơi vào giữa 2 thái cực.

Nằm trên đỉnh là Giáo dục Tự do Khai phóng. Tận cùng của đáy là
Giáo dục Nô bộc Cưỡng chế.

Giáo dục tự do khai phóng mục đích khai phóng sự tự do, độc lập,
sáng tạo, tự chủ con người, khai phóng, giác ngộ cá nhân từ trong ra
ngoài, dựa trên Nguyên Lý Tự nguyện làm trung tâm, sử dụng nguồn năng
lượng sạch (động lực sạch)

Ngược lại, Giáo dục nô bộc cưỡng chế, mục đích đào tạo một nô
bộc được lập trình để nghe lời, răm rắp làm nhiệm vụ, mệnh lệnh từ quyền
lực như các cỗ máy, trở thành một nô bộc ngoan ngoãn, lướt hết một cuộc
đời robot vô hồn, lãng phí cuộc đời. Sử dụng nguồn năng lượng bẩn (động
lực bẩn).

Giáo dục tự do khai phóng giúp cá nhân làm chủ cá nhân. Không chỉ
cơ thể, mà còn bản thể phần hồn.

Giáo dục nô bộc cưỡng chế giúp quyền lực cai trị cá nhân (cả cơ thể
lẫn linh hồn). Và “cá nhân” lúc này không còn thực sự là cá nhân mà bị
biến thành một cỗ máy nghe lời tự động. Nghĩa là về mặt kỹ thuật, anh ta
“đã chết” từ bên trong.

Một bên mang đến sự sống thực sự. Một bên mang đến sự sống giả
tạo. Một bên tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời thực sự. Một bên mang ngộ nhận
ý nghĩa cuộc đời bằng các “ý nghĩa” ngụy tạo đặt ra bởi các nghĩa vụ, chức
tước, danh hiệu hư ảo—mục đích để đánh lạc hướng, dễ cai trị. Một bên
đến từ tình yêu, đam mê, niềm vui. Một bên đến từ sự đe dọa, tội lỗi, xấu
hổ, lòng tham, ganh tị.

Một bên hàn gắn gia đình, một bên bữa cơm chan nước mắt chỉ bởi
một lời nhận xét từ “giáo viên”.

Phần lớn cái gọi là “Giáo dục” thường gặp là hệ giáo dục nô bộc
cưỡng chế. Hay ngụy giáo dục.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


30

Ở hệ giáo dục nô bộc cưỡng chế, bạn gần như bị cưỡng chế, ép
buộc “phải” đăng ký. Phải cố, phải vượt qua, phải hoàn thành. Không lối
thoát.

Một đứa trẻ bị cha mẹ cưỡng ép đến trường. Bị cưỡng ép làm “bài
tập”, cưỡng ép giờ đến và giờ được thả tự do. Cưỡng ép làm bài thi để
“lên lớp”. Cưỡng ép làm theo các “mệnh lệnh”. Cưỡng ép trang phục.
Cưỡng ép đứng vào hàng. Cưỡng ép đi “học thêm”. Cưỡng ép ghi nhớ
theo đúng những gì được “dạy”, không được quyền làm khác. Cưỡng ép
nghe lời.

Sau khi trải qua 12 năm (~20% đời người) dưới sự cai quản của hệ
giáo dục nô bộc, con người cảm thấy “vô hướng”, mất tự tin, sống giả tạo,
nhu nhược nịnh nọt quyền lực, nhạt nhẽo, không có kỹ năng giao tiếp,
đồng hóa, mất kết nối với bản thể,… Vô vàn các thói xấu được sinh sôi
nảy nở, bung ra từ hệ giáo dục nô bộc—dần dần được bình thường hóa.

Ánh mắt con người của hệ giáo dục nô bộc vô hồn—như những xác
chết biết đi. Người lớn sống một cuộc đời mâu thuẫn, trẻ em luôn trong
trạng thái uể oải, khó hiểu, cáu giận, nhàm chán, chịu đựng. Cả hai đều
bất lực. Nhưng cả hai đều vẫn đâm đầu bận rộn với những “mục tiêu”
được gán bởi những người mâu thuẫn khác. Hệ thống “Trường lớp” của
hệ giáo dục nô bộc vận hành như những vở kịch, bên nọ diễn cho bên kia
xem. Những vở diễn được diễn cho nhau xem cho xong, “đúng quy trình”,
vì “phải như vậy”. Không có nhiều giá trị thực được tạo ra. Người dạy diễn
kiểu người dạy, cha mẹ diễn kiểu cha mẹ, trẻ em diễn kiểu trẻ em. Mới
đầu bọn họ không biết diễn, nhưng nhìn người khác diễn và bắt chước
theo riết thành quen.

Phần lớn chưa từng nếm trải Giáo dục Tự do Khai Phóng đủ lâu.

Ở giáo dục tự do khai phóng, không có vở kịch nào phải diễn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


31

9 SỰ THẬT LÀ CÁNH CỬA MỘT CHIỀU


“All truth is an one-way door”
“Sự thật là cánh cửa một chiều”
- Naval Ravikant

Một khi bạn đã thông, bạn không thể quay đầu (chính điều này cũng
khiến chúng ta sợ).

Bạn tự do hơn một bậc, bạn mạnh hơn một bậc. Sự thức tỉnh khiến
bạn không thể quay lại tư duy cũ.

Nhà tù kinh dị nhất không phải nhà tù truyền thống, mà là nhà tù của
sự ngu muội. Dù hai chân vẫn chạy, dù miệng vẫn nói, nhưng xiềng xích
chồng chéo trong tư duy. Tự do đi lại, nhưng bản chất vẫn là tù nhân. Lãng
phí cuộc đời trong một nhà tù tâm trí, quản ngục bởi con virus yếu đuối
bên trong mỗi người, gặm nhấm phần hồn của chúng ta.

Kiến thức sẽ bóp nghẹt con virus yếu đuối nô lệ này, nó sẽ gào thét,
nó sẽ thuyết phục bạn kiến thức là kẻ thù, kiến thức làm bạn đau. Để bạn
sợ kiến thức. Sợ biết “nhiều quá”.

Và đúng như vậy, bạn sẽ đau. Nhưng đau không đồng nghĩa với khổ.
Đau sẽ giúp bạn nhận thức và tìm cách giải thoát. Đau ngắn hạn cứu bạn
thoát khỏi khổ dài hạn.

Bạn đọc hãy cùng mình đọc trong trạng thái tỉnh thức cao. Vừa đọc
vừa quan sát cảm xúc của chính mình một cách chân thực nhất có thể.
Cùng nhau nhìn vào bên trong.

Cùng nhau dũng cảm bước lên từng bậc—chấp nhận rằng bạn sẽ
không thể quay đầu lại.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


32

10 GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG


“Education is not preparation for life; education is life itself”
“Giáo dục không phải để chuẩn bị cho cuộc đời, giáo dục chính là cuộc đời”
- John Dewey

Phần lớn cái gọi là “giáo dục” mà chúng ta được biết từ nhỏ là cưỡng
chế, ép buộc. Dựa trên nền đào tạo nô bộc, thay vì đào tạo một con người
độc lập, lành lặn.

Thưởng phạt, đe dọa, hối lộ, nịnh nọt, làm cho tội lỗi, xấu hổ, bất an,
nhục mạ, chịu đựng, khổ nhục là cách truyền thống, được chấp nhận rộng
rãi để thúc đẩy tinh thần “hiếu học”.

Khi áp dụng những phương pháp trên thất bại thảm hại, thay vì thừa
nhận sự lầm lạc, người áp dụng (thường là cha mẹ, giáo viên—người có
quyền) liền quay sang đổ lỗi cho người học (nạn nhân). Những nhãn dán
được họ phát minh ra dán lên trẻ em.

“Lười học”, “Mải chơi”, “Ngu”, “Dốt”, “Học sinh trung bình”, “Tiếp thu
chậm”, “Không có năng khiếu”, “Học lực yếu”, “Nói mãi không hiểu”,
“Không thích học”, “Không giỏi”, “Không ngoan”, Không chăm học”, “Hay
bị mất tập trung”…

Họ trở nên càng bất lực, như những người ức chế vì cây mãi không
chịu lên chồi, họ liền dội càng nhiều các loại nước khác nhau vào chậu
cây—với hi vọng sẽ có tác dụng. Sau đó la hét cái chậu cây.

Rất hiếm đứa trẻ nào được trải nghiệm giáo dục tự nguyện thực sự,
thậm chí tự do khai phóng. Đó là lý do rất hiếm người trong xã hội đương
đại ngày nay hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của giáo dục tự
do khai phóng.

Phần lớn người lớn ngày nay là sản phẩm lỗi của một nền “giáo dục”
cưỡng ép, lạc hậu, cục súc. Đều phải trải qua những biện pháp tra tấn
truyền thống gần giống nhau. Đều trải qua những “kỳ thi” dẫm đạp lên

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


33

nhau mà luật chơi là do quyền lực tạo ra. Cái nào phải “học”, cái nào phải
“thuộc”. Viết văn phải viết như thế nào và không được như thế nào. Quốc
gia nào nên căm hận, quốc gia nào nên yêu mến.

Tất cả những bi kịch này đều đã được chúng ta bình thường hóa,
phủi đi. Quen đến mức bị trơ lì cảm xúc, không còn cảm thấy đau nhói.
Những vết bầm tím về mặt tinh thần dường như đã đóng vẩy, nhưng nấp
dưới lớp vẩy là vô số những nỗi đau sâu thẳm bên trong—sau hàng thập
kỷ chịu đựng một nền giáo điều dông dài lãng phí, độc hại gần như không
bao giờ có hồi kết.

Chính vì người lớn (chúng ta) đã từng phải trải qua muôn vàn sự đau
khổ, bóc lột. Sự “khổ” lúc này trở thành một phần bản sắc cá nhân của
người lớn. Thậm chí có người còn thích vỗ ngực khoe “một thời khổ” như
một chiến công. Một thế giới quan hỗn tạp méo mó được hình thành. Dẫn
đến việc thay vì nghi ngờ, đặt câu hỏi, kháng cự lại cách mà họ bị bóc lột,
họ lại áp dụng chính xác vết xe đổ đó cho thế hệ sau (là con họ) một cách
vô thức. Không một chút hoài nghi, lăn tăn.

Họ rơi vào tư duy trời sập—không thể hình dung và tưởng tượng
được giáo dục không còn bạo lực, đe dọa, điểm số, thi cử, “bài tập về
nhà”, “sổ liên lạc”, bằng cấp, chứng nhận, cuộc thi, lên lớp, lên cấp như
thế nào. Với phần lớn chúng ta, cái thế giới này không có trong từ điển. Vì
đó là tất cả những gì chúng ta biết đến và trải nghiệm—suy ra nó “an toàn”
cho thế hệ sau và là con đường “duy nhất”.

Họ không ý thức được bản thân họ đã từng là nạn nhân. Họ đã từng


bị sang chấn. Tại sao không khám phá ra một con đường khác không còn
đe dọa, cưỡng chế, điểm số, ganh đua?

Kể cả khi chúng ta CHƯA nghĩ ra hướng đi, chưa biết cách, vô


hướng, chẳng lẽ cứ vô hướng là phải chui vào ngõ cụt? Chỉ để có cảm
giác “an toàn”? Chỉ vì thấy tất cả mọi người chui vào ngõ cụt nên mình sẽ
nhắm mắt theo họ? Khi bạn vô hướng, chưa tìm ra cách, đây chưa phải
tận cùng thế giới. Việc quyết định chui vào ngõ cụt mới thực sự là tận
cùng.
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
34

Trước mặt bạn là 2 con ngõ. Một là ngõ cụt. Hai là ngõ chưa biết cụt
hay không nếu chưa đi. Bạn sẽ chọn ngõ nào?

Phần lớn cha mẹ ra quyết định không dựa trên Logic, bằng chứng,
thực tế, mà qua việc bắt chước đám đông (hàng xóm, bạn bè), quảng cáo,
truyền thông, hoặc lối mòn cũ của chính mình. Việc đám đông bắt chước
lẫn nhau cho họ một ảo giác “an toàn”—theo kiểu “nếu có chết thì tất cả
cùng chết sợ gì?”

Đấy chính xác là những gì đang diễn ra.

Đã bao giờ chứng kiến học sinh đốt 12 năm nhưng không biết sửa
bóng đèn?

Các sinh viên tốt nghiệp sau 4 năm, tự tin và không có khả năng giao
tiếp tối thiểu?

Các nhà tuyển dụng ngao ngán vì chất lượng đầu ra “đại học” gần
như không đủ đáp ứng.

Sau 16 năm trầy trật ròng rã ở trường, luôn ca ngợi cần phải đến
trường, nhưng bản thân luôn cảm thấy như một mớ hỗn độn, luôn trong
tình trạng “vô hướng”, “không biết phải làm gì”.

Câu hỏi đặt ra:

→ Vậy 16 năm qua bạn làm cái quái gì?

Tổng số tiền bạn đóng cho các tổ chức đó là bao nhiêu? Tổng số thời
gian cuộc đời bạn tiêu tốn và chi phí cơ hội cho những nơi đó là bao nhiêu?

Tại sao bạn vẫn nói bạn “tự ti”, tại sao vẫn không thể thuyết trình
trước đám đông? Tại sao vẫn cảm thấy “vô hướng?”. Tại sao vẫn phải làm
“trái ngành trái nghề?” Tại sao vẫn không thể giao tiếp Tiếng Anh thành
thạo?

16 năm qua chúng ta làm gì? Chúng ta “đi học”, chúng ta “học ngày

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


35

học đêm”, chúng ta “bận ôn thi”, vân vân và mây mây.

Tất cả đống này để làm gì? Chẳng lẽ chỉ để “luyện tư duy?”—như


một lối bào chữa rất phổ biến. Nếu thực sự 16 năm lãng phí chỉ để “luyện
tư duy” vậy chắc hẳn học sinh sinh viên tư duy phải rất tốt đúng không?
Bạn nhìn họ thấy thế nào? Bạn nhìn bạn lúc mới “ra trường” trông thế nào?

Cuốn sách này sẽ cùng bạn mở ra một chân trời mới của giáo dục—
một ốc đảo trù phú tính nhân văn, ý nghĩa, giữa một sa mạc vô tình, khắc
nghiệt, mênh mông của sự u mê, giáo điều, sự sợ hãi, cưỡng chế.

Bạn sẽ thấy Giáo Dục Tự Do Khai Phóng là thứ bạn vốn thực sự khao
khát bấy lâu nay—chỉ có điều bạn bị vây quay bởi zombie sa mạc. Môi
trường xã hội độc hại tác động không thể không khiến chúng ta bị xuôi
theo một phần.

Nhưng nó xứng đáng.

Xin trích dẫn câu nói của Rudyard Kipling:

“Mỗi cá thể sẽ luôn luôn phải đấu tranh với việc bị lấn át bởi các hội
nhóm. Nếu bạn làm được, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy cô đơn, thậm
chí khiếp đảm. Nhưng không có cái giá nào quá cao để trả cho đặc quyền
được sở hữu chính mình”

“The individual has always had to struggle to keep from being


overwhelmed by the tribe. If you try it, you will be lonely often, and
sometimes frightened. But no price is too high to pay for the privilege of
owning yourself.”

Giáo dục tự do khai phóng tuân theo những Nguyên Tắc Cốt Lõi sẽ
được giới thiệu trong suốt cuốn sách.

- Nguyên tắc Tự Nguyện—Voluntaryism

- Nguyên tắc Đủ—The Principle of Enoughness

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


36

- Nguyên tắc Đầu Nguồn—The Fountainhead Principle

- Nguyên tắc Thương Lượng—Negotiation

- Nguyên tắc Quyền Con Người—The Human Rights Principle

- Nguyên tắc 6 Phẩm Hạnh Phổ Quát—The Universal Human Virtues

Nắm được những nguyên tắc này và bạn đầy đủ công cụ. Bạn không
cần ghi nhớ, chỉ cần cảm nhận và áp dụng.

11 NGUYÊN TẮC TỰ NGUYỆN—


VOLUNTARYISM
“History is the same story with different costumes.”
“Lịch sử là những câu chuyện lặp lại với những trang phục khác nhau”
Stefan Molyneux

“Tự nguyện” (Voluntaryism) là nguyên lý cốt lõi sâu nhất trong triết
học tự do khai phóng, cụ thể hơn là giáo dục tự do khai phóng.

Bạn sẽ thấy ở tất cả các phần, mình đều dựa trên và luận ra từ
Nguyên lý Tự Nguyện như một nền tảng. Đây không chỉ là một nguyên lý
trong triết học, mà còn là lối sống của mình, trong công việc, trong tình
yêu, giáo dục, trong mối quan hệ, v.v.

Tất cả những thứ không đến từ tự nguyện sẽ rơi vào nhóm cưỡng
chế (bao gồm cả thao túng).

Thao túng là một dạng của cưỡng chế vì người đối diện không tự
nguyện muốn mà bị dẫn dắt bằng sự tội lỗi, xấu hổ, nỗi sợ hãi. Về bản chất
họ không TỰ quyết mà bị điều khiển. Bạo lực, đe dọa chúng ta đều hiểu
là cưỡng chế, không có gì phải bàn thêm.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


37

Cái gọi là “Giáo dục” thường gặp nhiều nhất, ngay lập tức hiện ra khi
nhắc đến 2 chữ “giáo dục” khả năng cao vi phạm nguyên lý tự nguyện.

Người học (khách hàng) bị ép đến một nơi để ngày ngày nghe và làm
theo các mệnh lệnh đề ra. Trong vòng một cơ số năm. Lặp lại ngày qua
ngày. Phải “học” những thứ được kê sẵn bởi một nhóm người nào đó chỉ
đạo ở trên—không biết còn sống hay đã chết—một cách cưỡng ép. Khi
nào hết ngần ấy năm và được nhóm người này cho ra mới được ra.

Đứa trẻ cũng gần như không có tiếng nói trong gia đình mà họ ở.

Nếu cô giao “bài tập về nhà”, đừng hòng thoát. Đố ai dám nói bài tập
của “cô” là nhảm nhí không đáng để làm. Đố ai dám nói “cô” giao nhiều
bài tập như vậy vì bản thân cô lười biếng, dạy chán không thể truyền cảm
hứng nên phải lấp liếm bằng việc nhồi nhét thêm những mớ “bài tập” để
gia đình tự kèm nhau ở nhà—ngoài cái khung giờ nhàm chán trên lớp của
“cô” đếm từng giây để được thoát.

Cha mẹ, con cái, đứng trước đống bài tập vô hồn mà “cô” giao. Tối
thứ 7.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Mấy giờ thì con được thật sự nghỉ
ngơi?

Dần dần bạn sẽ thấy “Tự Nguyện” là cốt lõi của giáo dục tự do khai
phóng. Xa hơn nữa là tình yêu, đam mê, ý nghĩa cuộc đời, nhân văn, mối
quan hệ, kinh doanh… Những giá trị mà đến người trưởng thành còn
không định nghĩa và cảm được, dẫn đến vòng luẩn quẩn bế tắc tiếp diễn
thế hệ sau. Yếu tố tự nguyện mang đến sự văn minh, phi cưỡng chế, phi
bạo lực—mở ra cánh cửa cho vô số giải pháp thông minh cho cuộc sống,
sức sáng tạo vô bờ bến, không còn tính cục súc, cưỡng ép, ức chế mà
bộ não đóng của chúng ta thường nghĩ đây là “cách duy nhất”.

Thả sự tự nguyện vào bất kỳ thứ gì, thứ đó khai phóng, ý nghĩa, nhân
văn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


38

Thả sự cưỡng chế vào bất kỳ thứ gì, thứ đó cục súc, ức chế, đục, u
mê, giả tạo.

12 TỰ NGUYỆN KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI


MẶC KỆ
“Governments want efficient technicians, not human beings, because human
beings become dangerous to governments – and to organized religions as well.
That is why governments and religious organizations seek to control
education.”
“Chính phủ muốn kỹ thuật viên giỏi, không phải một con người đúng nghĩa,
bởi con người đúng nghĩa nguy hiểm cho sự tồn tại của chính phủ và các tổ
chức tôn giáo. Đó là lý do chính phủ và các tổ chức tôn giáo tìm cách kiểm
soát giáo dục”
—Jiddu Krishnamurti

Từ “Tự nguyện” xa lạ với những ai quen tồn tại trong môi trường
cưỡng chế—như chúng ta.

Nhắc đến “tự nguyện”, phần sang chấn tâm lý bên trong chúng ta sẽ
toát lên một nỗi lo sợ. Chúng ta gần như ngay lập tức đánh đồng “Tự
Nguyện” (Voluntary) với “Mặc Kệ” (Neglect). Đây là nguyên nhân của nỗi
sợ—con người sợ bị bỏ mặc, và tất nhiên không thể bỏ mặc con mình.
Điều này khá dễ hiểu.

Nhưng tự nguyện là khái niệm không liên quan tới mặc kệ hay bỏ
mặc. Ngược lại mới đúng.

Tình yêu, đam mê, cảm hứng chỉ có thể đến từ sự tự nguyện. Cảm
hứng học không thể bị cưỡng ép. Hai khái niệm này không thể cùng tồn
tại vì tự hoại (Self-contradicting).

Mặc kệ là không quan tâm. Nhưng tự nguyện lại rất quan tâm.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


39

Khi một chàng trai thực sự yêu một cô gái, anh ta để cô ấy tự nguyện
ra quyết định liệu có lấy anh này làm chồng. Chính vì có sự tự nguyện nên
chàng trai trước đó đã cố gắng khiến cô gái được thuyết phục và tin tưởng
vào lựa chọn của mình. Nếu cô gái từ chối thì làm sao giờ? Chàng trai có
thể sẽ hơi buồn, nhưng biết làm sao? Tình yêu chỉ tồn tại nếu tự nguyện,
sự từ chối đồng nghĩa với việc cô gái không yêu đủ. Vậy suy cho cùng,
chàng trai buồn trong ngắn hạn nhưng tiết kiệm thời gian với một người
không yêu mình đủ. Đây là điều tốt.

Điều này khác với trường hợp chàng trai mặc kệ cô gái. Nếu vậy, khi
bị từ chối chàng trai cũng không buồn, sự mặc kệ chứng tỏ tình yêu cũng
không đủ lớn. Vậy mặc kệ không có yếu tố tình yêu ngay từ đầu. Còn tự
nguyện thì có.

Cha mẹ mặc kệ con là mặc kệ mong muốn, tín hiệu cảm xúc, nhu cầu
của con. Họ không quan tâm.

Cha mẹ yêu thương con lấy tự nguyện làm nền móng để hiểu mong
muốn, cảm xúc, nhu cầu của con. Từ đó kết nối với con ở tầng sâu. Họ
liên tục đặt câu hỏi

“Làm thế nào để con mình tự nguyện học cái này?”

“Tại sao con mình chưa tự nguyện thích Piano?”

“Mình có phải ông bố độc tài cưỡng ép”

“Làm thế nào để con mình hiểu tại sao thứ này cần biết?”

“Cách học nào khiến con có cảm hứng nhất để tự nguyện thấy phê?”

“Tại sao con mình bị chán?”

Cha mẹ tự nguyện là cha mẹ thực sự muốn tìm ra chìa khóa để cánh


cửa tự mở dễ dàng. Cha mẹ cưỡng chế là cha mẹ cục súc dùng sức lực

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


40

để đẩy đổ cánh cửa bằng mọi giá, bằng sự ức chế—sau đó chiếc cửa
cũng hỏng luôn không thể dùng lại.

Vì vậy, người lớn cần chữa lành khái niệm “tự nguyện” để nó không
còn tự động biến thể sang “mặc kệ”. Chữa lành khái niệm “cưỡng chế”
để nó không còn tự động biến thể sang “quan tâm”.

Khi đứng trước một cánh cửa đóng. Bạn sẽ bình tĩnh đi tìm chìa khóa
hay ngay lập tức nhảy vào đẩy đổ nó?

13 TƯ DUY NGHĨA VỤ
““Duty” destroys self-esteem: it leaves no self to be esteemed.”
”Nghĩa vụ phá hủy lòng tự tôn, nó không để lại chút bản thể nào để mà tôn
trọng”
—Ayn Rand

Hệ giáo dục nô bộc cưỡng chế được thiết kế với mục đích cốt lõi là
đào tạo thành công một nô bộc.

Một nô bộc biết răm rắp vâng lời theo chỉ thị của quyền lực là điều
đáng khen. Làm tròn “nghĩa vụ” sẽ được vinh danh, đáng “tự hào”, tán
thưởng, trao thưởng—không cần biết “nghĩa vụ” đó là gì. Kể cả đó là nghĩa
vụ vô nghĩa, thậm chí sai trái.

Với Tư duy Nghĩa vụ, không gì cao hơn chỉ thị, mệnh lệnh của quyền
lực. Mọi chuẩn mực tốt xấu với họ được định nghĩa không phải hành động
đó tốt xấu một cách khách quan, phổ quát hay không mà bởi làm hay
không làm theo mệnh lệnh đề ra.

“Nghĩa vụ” được sùng bái. Cấp trên trở thành các lãnh chúa.

Một người tốt là một người làm theo răm rắp nghĩa vụ. Một người

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


41

xấu là một người không làm theo răm rắp nghĩa vụ. Chỉ đơn giản như vậy.

Nếu một người sử dụng hệ quy chiếu nghĩa vụ, mệnh lệnh cấp trên
như một nguyên tắc sống, anh ta về bản chất đã được đào tạo thành một
nô bộc đúng nghĩa. Giáo dục nô bộc cưỡng chế lúc này không thất bại,
mà thành công. Nó làm theo đúng những gì nó được thiết kế.

“Nghĩa vụ” là một phản khái niệm (anti-concept) sáng chế ra bởi
quyền lực, phục vụ mục đích quyền lực. Với cái giá cao ngất ngưởng là
phản bội cá nhân, chân lý khách quan. Sau đó đánh tráo khái niệm phẩm
hạnh con người sang thành “hoàn thành nghĩa vụ được giao”.

Ayn Rand từng nói về “Nghĩa Vụ” như sau:

“Một trong những phản khái niệm có tính phá hoại lớn nhất trong lịch sử triết
học là “Nghĩa vụ”.
Nghĩa của Nghĩa vụ về bản chất là ngoan ngoãn phục tùng bất chấp theo
mệnh lệnh bởi bề trên, không cần quan tâm tính hợp lý hay phi lý.
“Nghĩa vụ” phá hủy lý trí: Nó đè nén kiến thức và các phán xét cá nhân của
anh ta. Làm cho quá trình suy nghĩ, đánh giá trở nên vô nghĩa.
“Nghĩa vụ” phá hủy các “giá trị”. Nó bắt ép anh ta phản bội, hi sinh giá trị cao
nhất của anh ta chỉ để theo đuổi những mệnh lệnh của kẻ khác.
“Nghĩa vụ” phá hủy tình yêu. Ai muốn yêu chỉ bởi đó là nghĩa vụ?
“Nghĩa vụ” phá hủy lòng tự tôn. Bởi người sùng bái nghĩa vụ bắt buộc phải
chối bỏ, phản bội bản thể.

Có bao giờ bạn tranh biện với một nhân viên chăm sóc khách hàng
đòi quyền lợi hợp lý, và họ nói không được vì đây là “Chính sách của công
ty?”, không kèm theo bất kỳ lời giải thích nào khác. Đây là một dạng tư
duy nghĩa vụ độc hại.

Hay làm “bài tập về nhà” không phải bởi vì nó giá trị, cần thiết, mà
bởi đây là “nhiệm vụ được giao” và “Phải hoàn thành”. Đây là tư duy nghĩa
vụ độc hại.

Giáo dục tự do khai phóng chối bỏ tất cả các hình thái của “Nghĩa

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


42

vụ”. Rõ ràng vì đây là bản chất của hệ giáo dục nô bộc.

Để khai phóng, tất cả các nghĩa vụ cần được thay thế bằng lý lẽ.

“Tôi làm BỞI tôi nhìn thấy được giá trị thực sự và tính hợp lý. Tôi làm
một cách tự nguyện, đến từ ý chí tự do của tôi”. Thay vì

“Tôi làm BỞI đây là một nghĩa vụ được giao”

“Tôi làm BỞI đây là một nhiệm vụ cao cả”

“Tôi làm BỞI nếu không làm sẽ bị phạt, nếu làm sẽ được thưởng”

“Tôi làm BỞI tôi muốn làm rạng danh dòng họ”

“Tôi làm BỞI tôi muốn làm bố mẹ vui lòng”

“Tôi làm BỞI tôi là niềm tự hào và không muốn để những người xung
quanh tôi thất vọng”

Không khác nào:

“Tôi yêu bởi bố mẹ tôi giao nhiệm vụ phải yêu”

14 NGUYÊN TẮC ĐỦ—THE PRINCIPLE OF


ENOUGHNESS
“The whole purpose of education is to turn mirrors into windows.”
“Mục đích cao cả nhất của giáo dục là biến chiếc gương thành cửa sổ”
—Sydney J. Harris

Cha mẹ đặc biệt ám ảnh trước sự thiếu sót, yếu kém, không hoàn
hảo của con mình.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


43

Dù trên mạng xã hội họ thường hay khoe con. Nhưng bên trong họ
luôn khiếp sợ, tìm cách “chữa trị”, “chấn chỉnh”, “kê thuốc” bằng cách loại
chương trình, khóa học bên ngoài để mong con “khỏi bệnh”. Sự thiếu sót
của con mà họ nhìn thấy khiến họ luôn trong trạng thái bất an, lo lắng.

Cho con đến các trại trường nô bộc, họ cũng thường xuyên nhận
được những lời nhận xét từ giáo viên về các “vấn đề” của con. Con hư,
lười học, kém tập trung, không nghe lời, không có năng khiếu, tiếp thu
kém, không nhanh nhạy… những nhận xét từ những người lạ bên ngoài
càng khiến cha mẹ đứng ngồi không yên. Họ dần dần nhìn con mình như
một bức tranh đầy lỗi. Từ đó vô thức liên tục săn lùng các loại giải pháp,
các loại thầy danh tiếng, nhét con vào những chỗ được người nọ người
kia giới thiệu, mách cho. Không nhận ra đây là mong muốn đến từ sự sợ
hãi của cha mẹ thay vì của con.

Họ không chấp nhận được rằng con mình đang đủ. Bức tranh của
con bị cha mẹ lấy bút tô lông vẽ càng nguệch ngoạc.

Một đứa trẻ đang hồn nhiên sống một cách rất bình thường—không
hoàn hảo như bao người khác. Một đứa trẻ không biết nhiều thứ và còn
cả cuộc đời để tìm hiểu và học. Việc đứa trẻ không biết hoặc không thích
những thứ mà cha mẹ áp đặt, những thứ mà xã hội chạy theo vốn dĩ là
điều bình thường và dễ hiểu.

Thứ nhất, phần lớn những chương trình học ngoài kia lạc hậu, được
dạy bởi những người giáo viên kém không chỉ về năng lực mà còn trí tuệ
cảm xúc. Đây là những thứ không đáng để học theo, vừa tốn tiền vừa tốn
thời gian, vừa giết chết đam mê. Để lại những sang chấn dài hạn.

Thứ hai, chẳng bao giờ là quá muộn. Những kiến thức mà chính bạn
đã từng “học” ở trên trường ngày xưa bạn đâu còn nhớ gì. Bạn vẫn sống
rất bình thường đấy thôi. Bạn còn nhớ về ba định luật của Newton? Bạn
còn nhớ về nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học? Bạn còn thuộc thơ
của Trần Đăng Khoa? Bạn còn làm được bài kiểm tra vẽ đồ thị hàm số?
Bạn vẫn sống tốt đấy thôi. Bạn có biết sửa điện khi điện nhà bạn hỏng?
Mà bạn cũng đâu có cần, cùng lắm bạn sẽ gọi thợ. Hoặc nếu bạn hứng
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
44

thú bạn có thể tự học hoặc nhờ người khác hướng dẫn. Bao nhiêu người
học hết lớp 12 vật lý biết sửa điện?

Nếu con bạn đang là một đứa trẻ, hãy để yên cho con bạn được làm
đứa trẻ đúng với tuổi của nó. Con bạn đã ĐỦ. Con bạn không bị bệnh. Con
bạn không thiếu sót. Nó chỉ “bệnh”, chỉ “thiếu sót” khi đang yên đang lành
bị lôi ra so sánh, phán xét. Khi bị đặt những kỳ vọng phi thực tế.

Chỉ khi bạn thấy con bạn đủ bạn mới thực sự chấp nhận con bạn.
Chỉ khi bạn thực sự chấp nhận con bạn, bạn mới thực sự yêu con bạn.
Kỳ vọng là thứ giết chết tình yêu thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Biết
đủ là cách để chữa lành. Biết đủ là nền móng cho sự khai phóng vô hạn.
Sức mạnh đến từ tình yêu dữ dội và mạnh mẽ hơn nhiều so với sức mạnh
của những kỳ vọng tầm thường, sự cưỡng chế, áp đặt.

Bạn cũng như vậy. Chỉ khi bạn nhìn thấy bản thân bạn đã đủ, bạn
mới thực sự tôn trọng và yêu thương chính mình. Bạn mới sống ở thực
tại. Bạn mới cảm thấy thực sự bình yên. Chính sự bình yên này mới giúp
cho bạn phát triển chứ không phải căm ghét bản thân. Không phải chỉ khi
đạt được mục tiêu bạn mới cho phép bản thân được bình yên. Bình yên
có điều kiện là triệu chứng của việc ghét bản thân. Khi bạn cảm nhận được
điều này, bạn mới thấy con bạn cũng xứng đáng được bình yên trước khi
phát triển, trước khi đạt được bất cứ thứ gì. Bình yên là điều kiện tối thiểu,
nền tảng.

Nhiều cha mẹ dùng phương pháp hạ nhục, đánh vào cái tôi để “kích
thích” con. Đây là phương pháp độc hại. Đứa trẻ có thể kích thích trong
khoảng thời gian ngắn nhưng dài hạn sống trong tình trạng xấu hổ, luôn
tự phán xét chính mình, giằng xé bên trong.

Nguyên lý đủ sẽ cần sự nhận thức rất cao và sự luyện tập. Luyện tập
để chữa lành sau những năm tháng chính bản thân bạn bị coi là không đủ
bởi cha mẹ, xã hội, giáo viên.

Con không cần thêm gì hết. Con không cần lo lắng, sợ hãi, bất an.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


45

Con đã hơn cả đủ. Ba/mẹ yêu con.

15 CON BẠN ỔN, CHỈ BẠN CHƯA ỔN


“The first half of my life I went to school, the second half of my life I got an
education.”
“Nửa cuộc đời tôi phải đến trường, nửa còn lại tôi được giáo dục.”
—Mark Twain

Trong trường hợp mà bạn thấy con bạn chưa ổn, khả năng cao người
chưa ổn là bạn.

Thử quan sát các nỗi sợ hãi mà bạn đang đối mặt, chúng đến từ đâu?
Chúng đến ở trong bạn hay con bạn? Nếu chúng ở trong bạn, thì ai đã
gieo cho bạn những nỗi sợ này? Có phải chúng đến từ quá khứ của bạn?
Bạn có chắc quá khứ của bạn không có những sang chấn tâm lý?

Nếu còn tồn tại những sang chấn tâm lý trong quá khứ mà bạn chưa
giải quyết, liệu bạn có chắc những nỗi sợ của bạn là hợp lý với thực tế?
Liệu bạn có chắc những nỗi sợ này không ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa bạn và con bạn?

Phần lớn chúng ta bị những nỗi sợ, các nỗi lo lắng vô hình chi phối
mà không nhận ra.

Những nỗi sợ, lo âu này phần lớn không được nhìn nhận. Có thể bởi
chúng ta biết nhưng chưa đủ từ ngữ để mô tả. Có thể bởi chúng ta quá
bận với những bộn bề công việc hằng ngày không còn thời gian cho chính
bản thân.

Dần dần những nỗi sợ, nỗi lo âu này bị chôn sâu trong các khe kẽ
của bộ não, bám bụi. Nó cứ thế vận hành chúng ta ngày qua ngày tự động.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


46

Khi bạn không nhận thức được nỗi sợ của bạn nên thường bạn sẽ
phóng chiếu lên con bạn. Bạn sẽ nhìn thấy vấn đề của nó thay vì của bạn.
Càng nhìn vào nó bạn càng nhìn thấy vấn đề, bạn càng sợ, bạn càng tức,
bạn càng lo lắng. Không nhận ra chúng đang rất bình thường với tuổi thơ
bay bổng, hồn nhiên, đáng yêu của chúng.

Những nỗi sợ làm người lớn của chính bạn kéo theo việc bạn không
cho phép chúng được làm trẻ con. Bạn nhồi nhét ty tỷ các thứ “kiến thức”
mà bạn cho là “cần” và bắt con chạy theo. Bạn tự mày mò các nơi “học
thêm”, thầy nọ cô kia danh giá và bắt ép con theo bằng được. Xoa dịu sự
lo lắng và sợ hãi của chính bạn (thay vì con bạn).

Nhưng càng cố xoa dịu bạn càng tạo ra các nỗi sợ, nỗi lo mới. Chúng
tiếp diễn và càng lớn dần theo thời gian.

Đứa trẻ đang từ không có vấn đề chuyển sang thành có vấn đề.

Mầm cây đang mọc rất tự nhiên bị can thiệp, cắt tỉa, bẻ cong, dội
nước, đào xới tung tóe.

Cây trở nên xiêu vẹo, xấu xí. Và lúc này cái cây bị đổ lỗi chứ không
phải người chăm cây. Cây bị đổ lỗi “hiếu động”, “chậm hiểu”, “lực học
kém”, “hay cãi”, “ngang bướng” chứ không phải do người chăm cây.

Người chăm cây lúc này giống như một đứa trẻ vứt đồ chơi bừa bãi
sau đó ức chế vì sự bừa bãi và đổ lỗi cho đồ chơi.

Người lớn lúc này như một đứa trẻ cáu kỉnh. Nếu có camera soi các
hành vi của họ, và cho họ tự xem lại thước phim, họ sẽ thấy rất buồn cười
về chính họ. Họ mới thấy mình chưa ổn đến mức nào.

Khi được nghe lại chính giọng nói của họ, họ mới nhận ra mình la
mắng quá nhiều. Mình quá khắt khe. Đây là ai vậy? Đây là mình sao? Tại
sao mình lại nỡ đối xử với con mình như vậy?

Một đứa trẻ rất ngây thơ hồn nhiên trong sáng mỏng manh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


47

Lúc này bạn nhận ra một sự thật. Người cần đến giáo dục khai phóng
chưa phải con bạn, mà là bạn.

16 HỘI THOẠI VỚI CHA MẸ THÔNG MINH


“When you love someone, the best thing you can offer is your presence. How
can you love if you are not there?”
”Khi bạn yêu ai đó, thứ tốt nhất bạn có thể cho họ là sự hiện diện của bạn.
Làm sao bạn có thể yêu nếu bạn không ở đó?”
Thich Nhat Hanh

Khi cha mẹ tăng sự giáo dục cho bản thân. Đứa con sẽ TỰ ĐỘNG
thông minh lên mà không cần chủ động học.

Thông minh lên chỉ qua việc nói chuyện, tương tác, quan sát, sống
cùng người thông minh.

Giáo dục đỉnh cao không nằm ở lớp học, mà ở HỘI THOẠI.

Cụ thể là HỘI THOẠI với người THÔNG MINH.

Cụ thể hơn nữa là HỘI THOẠI với người THÔNG MINH, ngày này qua
ngày khác, năm này qua năm khác.

Sự ngu dốt là điều KHÔNG thể.

Vấn đề ở chỗ, phần lớn cha mẹ thường không được thông minh cho
lắm. Chính bản thân họ dị ứng với việc học.

Học thực sự chứ không phải đến trường. Học hiểu bản thân chứ
không phải các “kiến thức” rác.

Và phần lớn trẻ em phải tương tác với những người không quá thông
minh quá lâu (cha mẹ, công chức nhà nước, tôn giáo, chính trị, giáo viên

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


48

biên chế). Nhóm này lại thường say quyền lực nên rất độc đoán.

Giải pháp ở chỗ, cha mẹ phải thông minh.

17 NGUYÊN TẮC ĐẦU NGUỒN—THE


FOUNTAINHEAD PRINCIPLE
“Khi cha mẹ thông minh và nhân tính, con cái không thể ngu và vô nhân tính.
Dù có cố để ngu cũng không thể.” - Kien Tran

Giáo dục tự do khai phóng không xuất phát từ trẻ em. Mà xuất phát
từ cha mẹ.

Bạn hãy thực sự ngẫm sâu và thẩm thấu nguyên tắc này.

Tưởng tượng một con suối chảy từ trên đỉnh núi xuống thung lũng.
Nếu trên đỉnh núi có người xả rác, nước thải sinh hoạt xuống suối, liệu khi
chảy xuống thung lũng, nước còn sạch. Bạn còn dám uống thứ nước này?

Có thể bạn sẽ mang nó đi lọc. Nhưng hằng ngày, hàng giờ nước thải
sinh hoạt và rác vẫn liên tục xả xuống. Liệu bạn sẽ lọc được đến bao giờ?
Dù bạn có làm đủ mọi cách làm sạch nước ở cuối nguồn thì nước bẩn đầu
nguồn vẫn liên tục được xả xuống.

Nếu nước ở đầu nguồn sạch, bạn may ra mới có nước sạch (cuối
nguồn) để uống.

Đó là lý do nếu cha mẹ u mê, con gần như không thể khai phóng.
Nếu cha mẹ khai phóng, con gần như không thể u mê. Dù có cố cũng rất
khó.

Cha mẹ mới là người cần học thay vì con học. Con học chỉ là phụ.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


49

Con chủ yếu sẽ thừa hưởng gián tiếp sự thông minh và phẩm hạnh
từ cha mẹ mà không cần “dạy” hay “học”. Không cần đến sự “chỉ đạo”.
Tất cả chỉ thông qua sống, quan sát, bắt chước, thẩm thấu cùng người
thông minh qua nhiều năm.

Giống như mê tín dị đoan, chỉ khi trong gia đình có ông bà, cha mẹ u
mê, con cái mới u mê theo. Mới bắt chước theo những cái “bát quái”, “tử
vi”, “con giáp”, “thiên mệnh”, “hóa vàng”, “cúng kiếc”. Ông bà cha mẹ chối
bỏ lý trí, thế hệ sau cũng chối bỏ lý trí theo. Từ đó giảm năng lực sinh tồn
và phát triển trong thế giới thực.

Mỗi khi vấp ngã lại đổ lỗi cho “số mệnh” (bắt chước) thay vì tìm ra
nguyên nhân và sửa sai. Dẫn đến lún sâu vào u mê. Điều này cho thấy nếu
đầu nguồn đầy rác thải thì cuối nguồn ô nhiễm.

Bạn sẽ thấy những thứ mê tín dị đoan nhân danh “văn hóa”, “truyền
thống”, “tín ngưỡng” tồn tại từ đời cụ kị đến cháu chắt không thoát được.
Cả dòng họ sống trong nỗi sợ và sự ảo tưởng phi thực tế. Trong dòng họ
không có ai đủ khai phóng để khai sáng đầu óc cho họ. Chấm dứt sự tự
bạo hành mê tín.

Và họ cứ mãi tắc như vậy suốt bao nhiêu thế hệ.

Khi cha mẹ hiểu nguyên tắc này, thay vì ép con học và phát triển, họ
học và phát triển cho chính họ.

Bạn nghĩ xem, không đứa trẻ nào may mắn hơn đứa trẻ có cha mẹ
đam mê học.

Và ngược lại, không đứa trẻ nào tệ hơn đứa trẻ có cha mẹ ghét học
nhưng lại bắt mình học.

18 GIÁO DỤC CHO CON HAY MÌNH?


GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
50

“Giáo dục chỉ khai phóng khi cha mẹ khai phóng.” - Kien Tran

Phần lớn hỏi giáo dục cho con.

Ít ai hỏi giáo dục cho mình.

Phần lớn đóng tiền tỷ cho con học bảng cửu chương vẫn thấy rẻ.

Nhưng giáo dục cho chính mình nếu miễn phí thì trì hoãn còn mất phí
thì kêu đắt.

Nếu xét về bài toán kinh tế.

Cha mẹ thiếu hiểu biết sẽ mang đến thiệt hại cực khủng. Nhưng chi
phí để giáo dục cha mẹ lại rẻ.

Con cái thiếu hiểu biết mang đến thiệt hại không nhiều. Nhưng chi
phí tính theo nhà đất.

19 "SCHOOL", "HOMESCHOOL",
"UNSCHOOL"
“When you take the free will out of education, that turns it into schooling.”
“Khi bạn tước đi ý chí tự do ra khỏi giáo dục, nó biến thể thành đến trường”
― John Taylor Gatto (Weapons of Mass Instruction)

Khi nhắc đến trẻ em, người lớn sẽ có một sự thúc giục quen thuộc—
ngay lập tức nhảy vào dán nhãn lên trán.

Câu hỏi cửa miệng tự động bật ra thường sẽ là “Cháu học lớp mấy”.

Đứa trẻ sẽ thường trả lời “Cháu học lớp 2”. “Lớp 2” trở thành cái
nhãn để những người xung quanh định nghĩa và phân loại đứa trẻ (con

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


51

người), một cách hẹp và nông cạn. Cái nhãn này sẽ theo đứa trẻ suốt “năm
học” đó cho đến khi lên lớp tiếp theo, sẽ được “chính thức” công nhận cái
nhãn khác là “Lớp 3”. Ngoài ra, đây còn được gọi là “Học sinh cấp 1” hay
“Học sinh tiểu học”—vốn cũng là những lớp nhãn khác được dán chồng
chéo lên nhau.

Điều này cứ tiếp diễn cho đến hết cái gọi là “Lớp 12”. Những cái nhãn
cũ bắt đầu được tháo gỡ dần. Lúc này những chiếc nhãn mới được sinh
ra như “Sinh viên đại học năm nhất”, “Sinh viên cao đẳng”, “Dân kỹ thuật”,
“Du học sinh”, “Thủ khoa”, “Sinh viên năm cuối”…

Tư duy dán nhãn có hệ thống trở thành thói quen gần như tự động
khiến con người thất bại trong việc cảm nhận người đối diện đúng nghĩa
là HỌ—một con người có cảm xúc toàn vẹn bằng xương bằng thịt—chứ
không phải lớp vỏ bọc nhựa nhân tạo vô hồn.

Nếu đứa trẻ không phải đến trường “School” thì bắt buộc phải được
gọi là “Homeschool”, hay “Unschool”.

Theo kiểu “Em không cho cháu đến trường vậy có nghĩa là
Homeschool à hay là Unschool?”

Tại sao cứ phải là “homeschool” hay “unschool”?

Thế hiện giờ, bạn—một “người lớn” đang homeschool hay unschool?
Bạn đang học “lớp” mấy? Có thể bạn sẽ dán nhãn bạn là một “người đi
làm”. Nhưng bạn cũng đang học hỏi mỗi ngày, bạn vẫn đang đọc cuốn
sách này, mà không cần đến trường, vậy nếu người khác nói bạn
“Homeschool” hay “Unschool” có được không? Bạn sẽ không biết phải
trả lời thế nào—vì bạn chỉ đơn thuần đang sống bình thường.

Khi hiểu ra bạn sẽ thấy giật mình khi những cái mác này CHỈ áp dụng
lên trẻ em.

Tại sao trạng thái mặc định của trẻ em luôn luôn phải là “School”,
“Homeschool” hay “Unschool”?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


52

Tại sao trạng thái mặc định của người lớn là không có gì, chỉ đang
sống bình thường nhưng trẻ em bắt buộc phải “đi học”. Điều này dẫn đến
hệ quả “Nếu không đến trường có nghĩa là không bình thường”. Suy ra bắt
buộc phải đăng ký một trường nào đó nếu không “con mình không bình
thường” hoặc “không giống ai”.

Tại sao không thể công nhận đây là một con người đang sống một
cách rất bình thường (như bao người khác?) Tại sao phải dán hàng trăm
lớp nhãn mác nhân tạo khác nhau để phân loại một con người toàn vẹn
bình thường một cách khiên cưỡng, tự động?

Để khi ta gặp một đứa trẻ (người ít tuổi) không đến trường, lập tức
ai ai cũng hoảng sợ, cảm thấy kỳ quặc. Chẳng lẽ làm con người toàn vẹn,
sống một cách bình thường khó đến thế? Bắt buộc phải “lớp mấy”,
“trường gì”, “ngành gì”, “cấp gì”… Nếu là “homeschool” thì bắt buộc phải
“theo một chương trình nào đó” của ”quốc tế” giống như những người
khác. Và “Unschool” ngay lập tức toát lên điều gì đó cực đoan, chống lại
xã hội.

Chẳng lẽ không đến trường là không bình thường? Đây là một con
người bằng xương bằng thịt đang sống, đang thở, đang sinh hoạt, đang
tương tác với thực tế, đang ước mơ, đang giao tiếp với gia đình, làm điều
họ thích, chẳng lẽ điều này “trái với tự nhiên”—hoặc đến “trường” hoặc
phải “homeschool”, hoặc phải “unschool”, không thể là một cái gì khác!

Những cái nhãn mà bản thân người lớn đã từng bị người lớn hơn
dán từ thời họ còn nhỏ. Họ dường như không có khả năng hình dung ra
một thế giới mà ở đó trẻ em không có nhãn dán lên trán. Đồng phục mặc
lên người “giống như các bạn”. Phải trải qua từng cấp độ được định sẵn
bởi giới quan lại bụng phệ vô hồn. Phải trải qua và chịu đựng đủ “12 lớp”
đề ra một cách rập khuôn như thể đây là một thực tế khách quan nghiễm
nhiên đúng.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


53

20 TRỒNG CÂY—TẠO ĐIỀU KIỆN HAY


CƯỠNG CHẾ
“Knowledge which is acquired under compulsion has no hold on the mind.
Therefore do not use compulsion, but let early education be a sort of
amusement; you will then be better able to discover the child's natural bent.
“Kiến thức lĩnh hội từ sự ép buộc không bám được vào đầu. Vì thế, đừng sử
dụng cưỡng chế, mà làm cho giáo dục mang tính tiêu khiển, giải trí; Bạn sẽ
khám phá được khiếu tự nhiên của đứa trẻ”
- Plato

Khi gieo hạt xuống đất, bạn không thể cưỡng ép cây phải mọc luôn.
Dù bạn rất muốn.

Thứ duy nhất bạn có thể làm là tạo điều kiện thích hợp nhất để cây
mọc. Đây là thứ duy nhất bạn có thể làm.

Sau đó bạn sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi, quan sát. Duy trì điều kiện
không khí, đất, độ ẩm thích hợp cho cây. Những chiếc chồi non có thể sẽ
lên sau vài ngày nếu bạn làm đúng cách. Nếu bạn không làm đúng cách
(mà nghĩ mình đúng), bạn sẽ mất dần kiên nhẫn, ức chế, cảm thấy bất lực
không hiểu tại sao không có cái chồi nào ngoi lên.

Nhưng kể cả trong trạng thái ức chế tột độ, bạn cũng vẫn không thể
cưỡng chế bắt ép chồi non phải nảy mầm bằng mọi giá. Đây là điều không
tưởng.

Sau vài ngày trấn tĩnh lại, bạn bắt đầu đi hỏi kinh nghiệm trồng cây,
đọc sách về nó, hoặc lên mạng tham khảo. Lúc này bạn mới biết bạn sai
ở đâu. AHA!

Bạn thử lại, có vẻ như bạn tưới nước hơi nhiều, có vẻ như đất không
phù hợp. Sau một vài ngày kiên nhẫn chờ đợi, cuối cùng cũng thấy chồi
non ngoi lên từ đất—tuy bé nhỏ nhưng đầy sự sống.

Bẵng đi vài tháng, bạn vẫn ngày ngày tạo điều kiện tốt nhất có thể

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


54

cho cây. Cây lớn dần, những tán lá tỏa ra từ những cành khác nhau. Bạn
có thể cảm nhận thấy cây lúc này mọc rất khỏe, gần như độc lập khi để
ngoài trời.

Hứng thú, tình yêu, đam mê, nhiệt huyết—động lực bên trong cũng
như vậy. Bạn không thể cưỡng chế. Bạn chỉ có thể tạo điều kiện. Nếu bạn
tạo điều kiện chưa được, không vấn đề gì, bạn cần xem lại, có thể bạn
đang sai ở đâu đấy, có thể chưa đến lúc. Và quan trọng nhất là kiên nhẫn.
Nếu bị vội vã, sử dụng biện pháp đe dọa, cưỡng ép, thưởng phạt truyền
thống, chồi non sẽ không thể mọc.

Hoặc sẽ mọc trong tình trạng biến dị, què quặt mãi mãi.

21 TUỔI THƠ KHÔNG THỜI GIAN


“Most humans are never fully present in the now, because unconsciously they
believe that the next moment must be more important than this one. But then
you miss your whole life, which is never not now.”
”Phần lớn mọi người không bao giờ sống trọn vẹn được thực tại, bởi trong vô
thức họ tin rằng khoảnh khắc tiếp theo luôn quan trọng hơn chính khoảnh khắc
này. Và thế là bạn lỡ mất cả cuộc đời.
Eckhart Tolle

Khi còn nhỏ, bạn bị nhồi vào đầu những cái “Về sau”

Khi lớn lên, bạn chỉ ước được quay lại vô tư như lúc nhỏ.

Một đứa trẻ sinh ra đặt chân đến cuộc đời này sẽ không có khái niệm
thời gian. Chúng ta được sống trong thực tại đúng nghĩa (Presence).
Không có ảo giác quá khứ, cũng không có ảo giác tương lai. Chúng ta—
thời tuổi thơ—tồn tại trong thực tại 100%.

Nếu xét theo chuẩn xã hội hiện đại, một đứa trẻ nghèo, lệ thuộc,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


55

không tiền, không quyền, chẳng có gì trong tay. Thua xa người lớn.

Nếu xét theo chuẩn “giác ngộ”, đứa trẻ đạt đến trạng thái tỷ phú về
thực tại. Trạng thái mang đến sự bình yên, hồn nhiên, vô tư, thanh thoát
mà người lớn thường nghèo nàn.

Bản chất của bình yên, hồn nhiên, vô tư, thanh thoát bạn thường thấy
ở trẻ em bắt buộc phải đi từ bên trong. Nghĩa là nó không thể gồng hoặc
cưỡng ép. Khái niệm “cưỡng ép sự hồn nhiên” tự hoại.

Người lớn đạt đến trạng thái bình yên thực sự—đòi hỏi khả năng kết
nối và sống 100% trong thực tại (Presence). Người lớn không bình yên bởi
họ chìm trong ảo giác quá khứ (tiếc nuối, buồn sầu…) hoặc xâu xé bởi ảo
giác tương lai (lo âu, sợ hãi, nghi ngờ, tham vọng, ham muốn…). Họ trở
nên nghèo nàn, cùn, héo, gắt gỏng, gồng, mặt nạ, trên mây. Ảo giác “quá
khứ” và ảo giác “tương lai” giống như đám mây đen che khuất bầu trời vĩ
đại. Vấn đề ở chỗ những đám mây đen này gần như luôn ở đó, ngày càng
kéo đến nhiều, càng dày đặc qua thời gian.

Trong khi đó, trong tâm hồn một đứa trẻ (bạn ngày xưa), những đám
mây đen này không tồn tại.

Nếu như cha mẹ của chúng ta, mặt ai cũng chứa đựng những mây
đen nỗi khổ, lo âu đặc thù của “người lớn”, thì bạn-con nít tung tăng dưới
bầu trời trong vắt cùng ánh nắng sáng rực.

Hai thế giới đối lập nhau dù tồn tại chung trong một căn nhà.

Một bên nặng trĩu ảo giác thời gian. Hiện tại tối tăm.

Bên kia không có khái niệm thời gian. Hiện tại trọn vẹn.

22 CON NGHIỆN DÁN NHÃN

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


56

"Fundamentally, you can never be someone else. You can only be less of who
you are."
”Về bản chất, bạn không thể biến thành người khác. Bạn chỉ có thể mất dần
mình”
—Stefan Molyneux

Khi dán nhãn trở thành một căn bệnh, con người dãn nhán lên nhau
để sống qua ngày.

Lúc này nhãn mác trở thành một người “bạn”—khiến cho chủ thể
phần nào cảm thấy bớt cô đơn, vô hướng, lạc lối. Nhưng chỉ là “giải pháp”
chắp vá ngắn hạn. Và làm vấn đề trong dài hạn thêm trầm trọng.

Chúng ta dán cả nhãn lên chính mình. Dán nhiều đến mức nó được
coi là “con người” của chính chúng ta. Nhãn mác và bản thể thực sự (True
Self) của bạn hòa quện thành 1. Có thể ví von trạng thái này giống như bị
“nhập hồn”—xa hơn nữa như Dr. Jordan Peterson mô tả như một dạng bị
Hệ Tư Tưởng nhập và kiểm soát (Ideologically possessed). Chủ thể bị kiểm
soát không thực sự tự nghĩ và nói suy nghĩ độc lập của mình. Phần lớn
những gì đang nghĩ và nói ra do Hệ Tư Tưởng điều khiển, xui khiến một
cách tự động như được lập trình sẵn (mà không nhận ra).

Carl Jung (tâm lý học) từng nói “People don’t have ideas, ideas have
people” — “Bạn không sở hữu ý niệm, các ý niệm sở hữu bạn”

Nếu quan sát kỹ, chúng ta thấy đó chính xác là những gì đang diễn
ra ở phần lớn cá nhân trong xã hội hiện nay. Nhãn mác ký sinh, kiểm soát,
sở hữu, thống trị, điều khiển con người của họ—thay vì chiều ngược lại
như chúng ta vẫn tưởng.

Con người sẵn sàng lao đầu bất chấp tất cả, đầy cục xúc và phi lý trí
theo đuổi một ý niệm là họ “Cần bằng thạc sĩ”. Ý niệm “Thạc sĩ” không đến
từ bản thể thực sự của họ mà từ thói so sánh, khát khao danh vọng của
tập thể mà họ tồn tại.

Ở thế giới thực, khái niệm “Thạc sĩ”, “Tiến sĩ”, “Đại Học”, “Lớp 2”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


57

không tồn tại.

Đây là những chiếc nhãn do các nhóm người đủ đông quy ước chung
với nhau—bắt nguồn từ mấy hội đồng “học thuật” nào đó rồi truyền ra cho
toàn dân số—qua thời gian những ý niệm này càng có sức ảnh hưởng
kiểm soát con người. Dần dần chúng ta tự huyễn với nhau và coi nó như
một khái niệm nghiêm túc đến từ thực tế khách quan.

Nếu để liệt kê một danh sách những nhãn mác con người chế ra để
dán lên nhau có lẽ danh sách sẽ dài không tưởng vì quá dài. Con người
sẵn sàng chà đạp lên nhau, vùi dập tuổi trẻ, phá vỡ hạnh phúc gia đình,
lãng phí rất nhiều tiền, thời gian, chấp nhận vùi dập tình yêu trong sáng.
chỉ để có được cái nhãn mác đó dán lên mặt. Một sự sùng bái mù quáng
hơn cả những tôn giáo thường thấy. Chỉ để chui vào những cái nhà tù ý
niệm chật hẹp—được người ta trang trí lung linh. Không nhận ra dù trang
trí lung linh tráng lệ bản chất vẫn là cái nhà tù chật hẹp.

Những bà mẹ u mê sẵn sàng chì chiết, lăng mạ con vì thiếu 0.5 “điểm”
không được “Học sinh giỏi”—bỏ lỡ mất “giấy khen”. Ngày 20/11 mang lễ
vật (hoa và tiền) đi cúng tế cho các mục sư, với tia hi vọng các nữ mục sư
sẽ lỏng tay với con mình. Hoặc ít nhất không gây khó dễ cho hành trình
được “học sinh giỏi”. Sự mù quáng của đám đông kết hợp với sự tha hóa
có sẵn của mục sư khiến ngày 20/11 là một trong những ngày tham nhũng
đút lót nhất trong năm. Ai cũng khoác lên bộ mặt cười tươi còn trẻ em thì
ngơ ngác—dần dần thích ứng với những quy luật mục ruỗng đến từ cái
thế giới ngầm này.

Những con người tí hon đang sống rất bình thường, yêu đời, xứng
đáng được tôn trọng, yêu thương bị đập ngay một cái nhãn “Học sinh
trung bình” lên trán. Từ lúc này mỗi khi đi đâu đều bị người khác coi như
một “Công dân hạng bét”. Đứa trẻ không còn được sống đúng nghĩa mà
luôn mang trên mình cái nhãn “Mình kém, mình tệ, mình là học sinh trung
bình”. Trong khi đó, “học sinh giỏi” đang từ hồn nhiền khi được tung hô,
học cách huênh hoang, phân biệt đẳng cấp, thói so sánh, dán nhãn từ phía
người lớn và hội mục sư. Càng khiến cho môi trường này trở nên khốc liệt

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


58

và tàn bạo—thậm chí hơn cả thế giới bên ngoài vốn chủ yếu dựa trên tinh
thần tự nguyện.

Những tình yêu trong sáng tan vỡ trong độc dược của so sánh “Em
là bậc thạc sĩ mà anh không có tấm bằng nào nên bị lệch. Em muốn tìm
một chàng trai ít nhất phải tiến sĩ”. Không nhận ra bản thân đã ngáo nhãn
38 năm và chưa một mảnh tình vắt vai.

Những “sinh viên” chấp nhận chịu đựng cày cục những môn học vô
nghĩa tạo ra bởi những vị quan lại vô hồn vô nhân tính, chỉ để “cố nốt cho
xong cái bằng”. Không nhận ra trong quá trình “cố nốt”, bao nhiêu tình yêu,
đam mê của sự học đã bị vùi dập. Tất cả chỉ để đổi lấy một cái nhãn (mà
ai ai cũng có) —“cử nhân tốt nghiệp đại học”

Tưởng tượng nếu bạn không còn dán nhãn chính mình.

Tưởng tượng nếu bạn từ chối những cái nhãn đã dán vào bạn.

Bạn còn lại cái gì? Đây mới thực sự là bạn. Một con người đúng
nghĩa, toàn vẹn. Một bản thể lớn vượt xa mấy cái nhãn mác tầm thường
mà đám đông sùng bái một cách mê muội.

Bạn không còn là “thạc sĩ” hay “cử nhân”. Con bạn không còn là “học
sinh lớp 1” hay “học sinh giỏi”.

Bạn là một người. Con bạn là một người. Chúng ta là con người. Chỉ
có vậy. Không cần nhãn.

23 "HOMESCHOOL" LÀ MỘT TỪ SAI


“Homeschool” không liên quan đến “Home” và cũng không liên quan
đến “School”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


59

Sử dụng từ “Homeschool” để ám chỉ giáo dục tự do là sai bản chất.


Tuy vậy, nó là một trong những từ được dùng đại trà nhiều nhất khi nói về
giáo dục không trường lớp—nhưng trớ trêu thay lại vẫn dùng từ “School”.

Điều gì hiện lên trong đầu bạn khi nhắc đến “Homeschool?”

- Ở nhà suốt ngày không được đi đâu (Home)

- Vẫn phải theo một chương trình định sẵn (School)

- Vẫn phải thi cử, được cấp các thể loại “chứng nhận”, “bằng”
(School)

- Vẫn phải bị cưỡng ép học những môn học quyết định bởi cha mẹ,
hàng xóm, xã hội.

- Vẫn phải theo một trường phái nào đó (School)

- Vẫn phải bấu víu, thần thánh hóa những nhãn mác kiểu Cambridge,
Oxford, blah blah (School).

Nếu “Homeschool” tạo ra những hình ảnh trên trong đầu bạn, đây là
một từ có hại nhiều hơn có lợi.

Về bản chất, bạn chỉ đang chuyển từ hình thái nô lệ này sang hình
thái nô lệ khác.

“Homeschool” nếu đúng bản chất của giáo dục tự do sẽ không có


yếu tố “Home” và không còn yếu tố “School”.

Không có yếu tố “Home” mà còn ngược lại. Người học được giải
phóng khỏi 4 bức tường xám ngoét của cái nhà để vươn ra ngoài trải
nghiệm thực. “Lớp học” không còn ở trên cái bàn học và kệ sách truyền
thống mà khắp nơi. Từ trong sân vườn, từ con phố quen thuộc xung quanh
nhà cho đến trong rừng, trên núi, dưới biển.

Không còn yếu tố “School” mà còn ngược lại. Những chương trình

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


60

định sẵn quyết định bởi thể chế, quyền lực, đám đông, sự u mê, cưỡng
chế, lý thuyết suông, nhồi sọ giáo điều, bài tập về nhà, sổ ghi đầu bài, bằng
cấp, “thi đua”, chứng nhận, giấy khen, tốt nghiệp, kỷ yếu, rơi vào bãi rác
của lịch sử—giống như chiếc đĩa mềm Floppy Disk, máy Fax, Windows 95.

Nếu để dùng từ homeschool một cách chính xác, thì trẻ em đến hệ
giáo dục nô bộc mới đích thực đang homeschool.

“Homeschool” không những là một từ sai bản chất mà còn bị ngược


bản chất.

Chính trẻ em đến trường hiện nay mới đang homeschool. Không phải
trẻ em được Giáo dục Tự do Khai Phóng.

Không những phải bị “School” mà còn phải làm “Homework”. Bị giam


cầm ở School (Trường) sau đó về nhà bị giam cầm tiếp ở Home (Nhà).
Hôm sau lại giam cầm ở School rồi về nhà lại giam cầm ở Home.

Nếu như School đã tệ. Homeschool còn tệ hơn. Tại sao lại dùng
“Homeschool” để mô tả Giáo dục Tự do Khai Phóng? Khác gì dùng màu
đen để mô tả màu trắng?

24 "UNSCHOOL" LÀ MỘT TỪ SAI


Một từ dùng sai phổ biến khác là “Unschool”, dù mức độ sai không
bằng Homeschool.

Khi dùng từ “Unschool” bạn liên tưởng đến điều gì? Nghe có vẻ rất
“cực đoan” phải không? Cảnh tượng đứa trẻ thiệt thòi “không được đến
trường” cùng các bạn. Cảnh tượng cha mẹ độc đoán ép con ở nhà ngồi
thu lu một mình. Cảnh tượng tách biệt khỏi xã hội, dị hợm, đồng bóng,
không hòa nhập. Cảnh tượng đứa trẻ buồn bã.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


61

Ngoài ra “Unschool” ngầm ám chỉ “School” là trạng thái mặc định,


bình thường, tự nhiên của con người. Rằng bất cứ ai cũng phải đến
trường. Không còn lựa chọn nào khác. Dán mác “Unschool” lên đầu một
đứa trẻ khơi dậy một sự biến dị, không bình thường, trái nghịch với “luân
thường đạo lý”.

Đó là lý do “Unschool” là một từ sai bản chất khi mô tả Giáo Dục Tự


Do Khai Phóng.

Nhưng công bằng mà nói, “Unschool” có thể được sử dụng như một
cách mô tả quá trình cai nghiện, chữa lành những căn bệnh mà School
gây ra cho con người. Thay vì sử dụng từ “Unschool” để mô tả bản chất
của Giáo Dục Tự Do Khai Phóng.

Ví dụ, một đứa trẻ “Unschool” (động từ) để chữa lành các vết sẹo
tâm lý, sau đó theo đuổi Giáo Dục Tự Do Khai Phóng. Thay vì áp đặt một
đứa trẻ không đi học nghĩa là “Unschool” (danh từ) như một cách dán
nhãn.

25 CỔ TÍCH TRƯỜNG HỌC


“Nếu bạn nghĩ có thể MUA được sự tận tâm của người ngoài để giáo dục con
bạn toàn diện. Hết năm này qua năm khác—chỉ bằng cách đóng vài đồng học
phí. Thì chắc bạn cũng là người tin vào cổ tích thần tiên”
- Page Mẹ Phan Homeschool

Khi xem Tây Du Ký quá nhiều, chúng ta tin Phật Tổ có thật.

Tây Du Ký đã đi vào tuổi thơ của rất nhiều người, một thế giới cổ tích
có “tam giới”. Có “trời”, “đất”, “trần gian”. Có Ngưu Ma Vương, Đường
Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Na Tra Thái Tử, Diêm Vương, Ngọc
Hoàng…

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


62

Đọc Doremon quá nhiều, chúng ta tin mèo máy và túi thần kỳ có thật.
Hoặc ít ra không dám phủ nhận hoàn toàn.

Ở một khía cạnh nào đó, con người luôn muốn tin vào phép màu. Tin
vào những điều thần kỳ phía cuối con đường đang rộng cửa đón chờ họ.
Tin vào “kiếp sau”, vào một khoảnh khắc cứu rỗi nào đó trong “tương lai”.
Tin vào những người hùng xuất hiện và giải cứu hết vấn đề của họ. Tin vào
một tương lai “biết đâu sau này”, một “đấng” cứu thế nào đó luôn soi chiếu
họ.

Con người thường sẽ có một thế giới cổ tích (fantasy) tồn tại song
song thế giới thực. Cái thế giới ảo ảnh để họ có nơi bấu víu sự hi vọng.
Dù biết vô lý, dù chướng tai gai mắt đến mấy, dù bị bóc lột, họ vẫn khao
khát duy trì cái ảo ảnh đó như những con nghiện cần bơm thêm liều ma
túy. Dù biết nó không tốt cho mình.

Trải qua quá nhiều tuyên truyền (propaganda) từ hệ giáo dục nô bộc,
chúng ta tin vào cái cổ tích mà nó vẽ ra. Như một dạng ngáo đá trong vô
thức.

Không chỉ giáo dục nô bộc nội địa mà cả thị trường du học.

Họ bơm cổ tích vào đầu ngày này qua ngày khác. Khiến bạn thần
thánh hóa cái thế giới cổ tích “trường lớp”.

- Ngày đầu tiên đi học!

- Mỗi ngày đi học là một ngày vui!

- Các thầy cô luôn tận tâm với nghề!

- Những người lái đò đưa các em đến chân trời mới!

- Chắp cánh ước mơ!

- Vì một tương lai sáng ngời!

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


63

- Trở thành chủ nhân tương lai của đất nước!

- Cánh cổng đại học cao vời vợi!

- Cùng sánh vai!

- Ra trường sẽ có việc làm ổn định

- Điểm chuẩn năm nay, đề thi năm nay…

- Học ngành này ra dễ xin việc…

- Nghiệp vụ sư phạm!

- Các nhà tuyển dụng sẽ được gây ấn tượng

- Sẽ được trang bị những kỹ năng thiết yếu

Những người học mặc dù không học được gì, thậm chí bị ngược đãi,
sai bảo như những kẻ ăn xin, bất lực, nhưng vẫn “cố nốt” vì họ tin vào cái
cổ tích ”ra trường”. Dẫn đến họ không thật sự sống trong hiện tại mà bám
tạm vào một cái tương lai ảo ảnh của tuyên truyền cổ tích.

Những “nhà giáo” tận tâm với “nghề”, những người “thầy tốt”, những
nhà giáo ưu tú sẽ cùng các em đến với “chân trời ước mơ!”. Họ luôn luôn
quan tâm, chú ý tới con bạn. Họ không bao giờ tham nhũng, ăn chặn tiền,
bóc lột, đe dọa. Có chăng nếu có thì cũng là vì muốn “tốt cho các em”.
Muốn các em “tốt lên”. Nếu bị ép đi học thêm buổi tối là bởi các thầy cô
muốn ôn luyện cho các em chứ không phải cần tiền mua ô tô. Và tất nhiên
càng không phải ở lớp dạy không hiệu quả (vô tình hoặc cố tình) để có cớ
“dạy thêm” cưỡng ép (ngầm) bòn rút tiền sức lao động từ những cha mẹ
nhẹ dạ cả tin.

Nêm một chút cổ tích khiến cuộc sống thêm phần đậm đà, thú vị.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


64

Dốc một xô cổ tích khiến cuộc sống mặn chát, vật vã, bể khổ.

Bạn có nhận ra—một trong những đau khổ lớn nhất của cuộc đời
người được dốc nhiều nhất từ chiếc xô cổ tích trường “học”.

26 GIÁO DỤC "ĐỘC QUYỀN" CỪU


“Whatever an education is, it should make you a unique individual, not a
conformist.”
“"Dù nền giáo dục là gì, nó nên khiến bạn trở thành một cá nhân độc nhất,
không phải là một người theo chủ nghĩa tuân thủ."
—John Taylor Gatto

Sẽ rất dễ để nói giáo dục ngày nay bị thâu tóm, độc quyền. Bởi một
cái “bộ” nào đó.

Giống như một trại gia súc, số phận của gia súc lệ thuộc vào “chỉ thị”,
mệnh lệnh, thậm chí tâm trạng của người chủ trại gia súc. Hay như số
phận của “học sinh”, “giáo viên”, “cha mẹ” gần như lệ thuộc hoàn toàn
vào cái một cái “bộ” độc quyền, hay “hiệu trưởng”—vốn là điều diễn ra
bao thập kỷ nay.

Tuy nhiên, có một sự thật là ở trại gia súc đó…không hề có hàng rào.
Nó là một cái trại ở giữa một bãi đất trống rộng mênh mông. Nhưng hàng
bao năm nay số cừu chạy mất chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn cừu
đều ở lại.

Tại sao lại thế?

Bởi cừu có một lòng tin chắc nịch rằng trại gia súc là nơi duy nhất
cừu có thể trú ẩn. Cừu tin rằng thế giới ngoài kia khắc nghiệt, nếu không
có chủ trại gia súc bảo kê, dẫn dắt, cừu sẽ vô hướng, loạn lạc. Cừu tin
rằng người chủ này luôn yêu quý, lo lắng, cho chúng. Cừu cho rằng người

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


65

chủ cái gì cũng biết—như một dạng “God” của cừu. Dù cho chủ trại gia
súc có bạo hành, bóc lột cừu thế nào đi nữa, cừu vẫn cho đây là điều là
“bình thường”. Cừu học cách chấp nhận nó.

Bất cứ con cừu nhỏ lẻ nào tỏ ra nghi ngờ trại dù chỉ một chút, chia
sẻ cho những con cừu khác rời bỏ trại gia súc đều bị bầy đàn vùi dập, răn
đe, khuyên bảo—không phải bởi chủ trại gia súc mà bởi đám đông bầy
cừu.

Lực hút đám đông của bầy đàn cực lớn. Bầy cừu tự quản lẫn nhau.
Tự đào tạo lẫn nhau và tự follow nhau. Mặc dù cũng có “xã luận” của bầy
cừu nhưng chỉ mang tính tượng trưng—để bầy cừu có ảo giác là chúng
rất “tự do”. Đó là lý do gần như không con nào bỏ chạy tìm tự do. Vì nó
nghĩ ở lại chính là tự do. Ở lại là một “đặc quyền”.

Chủ trại không cần hàng rào. Vì không có hàng rào nào chắc bằng
hàng rào của sự ngu muội. Sự ngu muội, tâm lý bầy đàn, giáo điều tuyên
truyền là hàng rào mạnh nhất khiến không con nào tự nguyện vượt quá
ranh giới. Những “ranh giới” ảo giác trong tâm trí của bầy cừu.

Trừ những con cừu đen (số ít).

Cừu đen nhìn thấy rõ ràng sự nhảm nhí, kịch tuồng, lố bịch của những
thông điệp chủ trại gia súc và những cuộc hội thoại của bầy cừu trắng với
nhau. Với cừu trắng ngây ngô, những thông điệp tuyên truyền của chủ gia
súc như một dạng chân lý, “sắc lệnh” nào đó cực kỳ nghiêm túc. Bầy cừu
trắng sống dựa trên các “sắc lệnh” của chủ gia súc như thể số mệnh của
mình lệ thuộc vào đó. Chúng sống trong trại thái vòng luẩn quẩn trông
ngóng, hi vọng, thất vọng, ao ước, viển vông, cầu nguyện…

Cừu đen tỏ ra thương hại cừu trắng vì kẻ thù của cừu trắng KHÔNG
phải chủ trại gia súc mà là chính là cừu trắng và bầy đàn của chúng.

Tự chúng bỏ tù lẫn nhau. Bất cứ khi nào có con cừu trắng nào chuẩn
bị hóa cừu đen đều bị đám đông lao vào hội đồng “chỉnh đốn”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


66

Đám đông bầy cừu luôn khẳng định một cách tự tin:

“Nếu không có chủ trại gia súc thì làm sao mày được như ngày hôm
nay?”

“Chủ trại luôn quan tâm yêu thương chúng ta”

“Chủ trại tuy không hoàn hảo nhưng sẽ có cải cách! Phải chờ”

“Hi vọng thời gian tới chủ trại sẽ lắng nghe ý kiến của cừu!”

“Nếu không có trại, ra ngoài kia chỉ có ngỏm vì đói”

“Nếu không có trại, ngoài kia làm gì có môi trường xã hội!”

Những thông điệp này thực chất được cài vào đầu của bầy cừu từ
lâu khiến chúng chỉ đang nhai lại như những cỗ máy auto. Rồi tự chúng
răn dạy lẫn nhau cho đến bây giờ.

Một số con cừu trắng cũng hiểu rằng đây là độc quyền. Và chấp nhận
số phận.

Nhưng với cừu đen, cừu đen tự giải thoát được, tự khai sáng được
và không còn nằm trong sự độc quyền của người chủ trại gia súc.

Hóa ra bị “độc quyền” là một lựa chọn.

Giống như người nghiện ma túy bị độc quyền chỉ mua được một chỗ
phân phối ma túy. Nhưng sự độc quyền này chỉ áp dụng với kẻ nghiện.
Hoàn toàn không có ảnh hưởng tới người không bị nghiện.

“Độc quyền” chỉ phát huy tác dụng với bầy cừu trắng. Và vô tác dụng
với cừu đen.

Trước khi đi mất, cừu đen đi lướt qua nhà chủ trại gia súc chào một
câu rồi mới đi. Nhìn đàn cừu trắng vẫn mướt mải chạy theo những kỳ thi,
20/11, làm bài tập, ôn luyện, đứng xếp hàng, ganh đua dẫm đạp lên nhau

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


67

giành giật mấy cái màn kịch thi đua giải thưởng chết tiệt của chủ trại, cừu
đen thở phào nhẹ nhõm rồi ngoảnh mặt bước đi.

27 PHI TẬP TRUNG—DECENTRALIZATION


“Be water”
“Hãy linh hoạt như nước”
- Bruce Lee

Hệ giáo dục nô bộc vận hành theo hướng thể chế tập trung
(centralized institutions), trên bảo dưới phải nghe (Top-down). Cứng nhắc,
chậm chạp, quan liêu, nô bộc, đối phó.

Hệ giáo dục tự do khai phóng, ngược lại, phi tập trung


(decentralized), không còn trên dưới. Linh hoạt như nước. Như câu nói nổi
tiếng của Lý Tiểu Long: “Be water, my friend”

Mô hình thể chế tập trung vốn chiếm ưu thế trong lịch sử thời kỳ
trước Internet. Từ ngân hàng, chính phủ, cho đến nhà xuất bản, truyền
thông trước thời Internet đều bị kiểm soát bởi quyền lực của các thể chế
lớn tập trung. Khi thể chế nắm quá nhiều quyền lực tập trung, sức mạnh
cá nhân giảm đi, mỗi cá nhân trở nên lệ thuộc vào quyết định những kẻ
giữ cổng (Gate-keeper) của thể chế.

Ở hệ thống thể chế tập trung, xã hội chia thành 2 giai cấp rõ ràng.

1. Xuôi dòng thể chế—bơi xuôi dòng

2. Ngược dòng thể chế—bơi ngược dòng

Thể chế tập trung chỉ cho bạn một dòng sông chảy một chiều. Bạn
gần như không có nhiều lựa chọn nào khác. Đó là lý do thời xưa ông bà ta
rất muốn thế hệ sau được một chân vào thể chế nhà nước bằng mọi giá—

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


68

như một cách bơi xuôi dòng. Thời bọn họ, bơi ngược dòng rất khó vì nước
chảy xiết và mạnh. Chỉ có một dòng sông duy nhất. Làm cu li cũng được.
Thậm chí bỏ tiền ra để được một chân cu li trong nhà nước.

Thời ba mẹ chúng ta bắt đầu đỡ sùng bái nhà nước hơn. Chuyển
sang sùng bái đi làm ở các “công ty”.

Thời ông bà học làm nô bộc cho thể chế nhà nước. Thời ba mẹ học
làm nô bộc cho thể chế tập đoàn. Cả hai thể chế đều thứ 2 đến thứ 6, từ
8 giờ đến 5 giờ, lặp lại đến hết đời rồi chết. Nhưng thằng tập đoàn phi tập
trung hơn. Vì thằng nhà nước chỉ có một, thằng tập đoàn là số nhiều. Ở
cả 2 thời đại này, bơi ngược dòng sẽ mệt, bơi xuôi dòng sẽ dễ dàng (trong
ngắn hạn).

Nhưng Internet xuất hiện làm thay đổi tất cả. Nó biến con sông nước
đang chảy xiết kia yếu hẳn. Ai cũng có thể lội ngược dòng mà không bị
mệt. Những người lội xuôi dòng không còn lợi thế như trước nữa. Chưa
kể, ngoài việc nước chảy chậm ra, người ta còn xây cầu, xây đường ven
sông. Người ta không cần phải cắm đầu lội sông như trước mà có vô số
lựa chọn khác.

Con sông kia không còn là độc nhất. Nó đã từng thống trị, giờ đây nó
chỉ là một lựa chọn tầm thường trong vô số lựa chọn khác.

Thời đại này không còn là thời đại của thể chế nhà nước, thể chế tập
đoàn mà là thời đại của CÁ NHÂN độc lập.

Từ tiền giấy độc quyền của thể chế, nay đã có Bitcoin (phi tập trung)

Từ Taxi thống trị, nay đã có xe ôm Grab (phi tập trung)

Từ báo chí độc quyền thể chế, nay đã có báo chí cá nhân (phi tập
trung)

Từ nhà xuất bản độc quyền, nay ai cũng có thể tự xuất bản (phi tập
trung)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


69

Trong quá khứ, cá nhân phải chạy theo nịnh nọt thể chế. Bơi xuôi
dòng là chịu đựng quyền lực, dựa hơi quyền lực, ganh đua nhau để lấy
lòng quyền lực, tranh giành giẫm đạp lên nhau vị trí quyền lực thể chế.

Trong hiện tại và tương lai, xu hướng đảo chiều, thể chế phải theo
nịnh cá nhân. Nhà tuyển dụng khát “nhân viên” vì nhân viên tự mở startup
hết. Tòa soạn báo khát người viết, vì người viết tự xuất bản. Ngân hàng
chết dần, vì Cryptocurrency mang đến quyền lực khổng lồ chưa từng có
tiền lệ cho cá nhân. Cắt dần những thể chế trung gian ở giữa.

Con sông kia trở nên vắng lặng.

Đây là sức mạnh của phi tập trung. Câu hỏi không còn là nên bơi xuôi
dòng hay bơi ngược dòng, câu hỏi là “Tại sao cứ phải bơi?”

28 GIÁO DỤC TẬP TRUNG—CENTRALIZED


EDUCATION
“Never let formal education get in the way of your learning.”
“Đừng để giáo dục thể chế ngăn chặn đường học của bạn”
–Mark Twain

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


70

Kết hợp thêm chiều Phi Tập Trung-Tập Trung vào Tự do khai phóng-
Nô Bộc, ta được mô hình cực kỳ rõ ràng như hình minh họa trên.

Hệ giáo dục nô bộc cưỡng chế, thể chế tập trung có thể kể đến như
Trường Công và Trường Tư. Trường Công nằm trong nhóm nô bộc thì dễ
hiểu. Bạn sẽ thắc mắc tại sao Trường Tư lại nằm trong nhóm nô bộc. Câu
trả lời bởi, phần lớn Trường Tư vẫn bị kiểm soát, cấp phép, cai trị, áp đặt
theo một chương trình nô bộc bắt buộc. Vẫn bị gắn liền với quan chức
chính trị.

Trường tư sẽ khai phóng hơn một chút nhưng mục đích vẫn là để
chuẩn bị cho những “kỳ thi” vô nghĩa. Vẫn sùng thành tích, ngáo bằng,
ganh đua (mặc dù có thể đỡ hơn trường công). Đó là lý do phần lớn
Trường Tư về bản chất vẫn giống trường công. Một số trường như Dân
Lập Lương Thế Vinh ở Hà Nội có văn hóa ôn thi cày đề cực nặng—vốn
được cổ vũ rất nhiệt tình từ những người u mê khác và còn được cho là
một điều “Tích cực” chỉ vì “tỷ lệ đỗ đại học cao”. Mặc dù là Trường Tư

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


71

nhưng do nhu cầu nô bộc của người dân quá cao và sự mù quáng của họ
nên nó đáp ứng vẫn đúng theo thị trường. Chủ nghĩa ôn thi cày đề mù
quáng là một dạng ngụy giáo dục nhưng ở nền giáo dục nô bộc nó là “chân
lý”.

Các giám đốc trường tư nếu dạy theo hướng tự do khai phóng có
thể sẽ không đạt lợi nhuận đủ cao để sinh tồn, bởi tư duy của phần lớn
dân cũng chưa tới để thấu được tại sao nó quan trọng. Dân số đã ngáo
bằng thì trường tư ít nhất trong ngắn hạn cũng sẽ phải đáp ứng được nhu
cầu này để sản sinh lợi nhuận ngắn hạn. Lâu dần thành dài hạn luôn, cuốn
vào vòng xoáy ôn thi cày đề nô bộc không khác gì trường công.

Ngoài ra, “Trường tư” cũng không thực sự “tư”.

Một số trường tư vẫn vận hành theo mô hình giống trường công. Chỉ
là “tư” hơn ở một số chỗ nhưng vẫn chỉ là “tư” trên danh nghĩa. Cái “tư”
ở đây là tiền, rất nhiều tiền. Thậm chí những trường tư gắn thêm những
cái mác hư ảo như “Quốc tế”, “liên kết”, “chuẩn Mỹ”, “hàng đầu thế giới”
chỉ để người ta lóa mắt mà cộp thêm tập polime. Chỉ vì nó nghe sang và
“đẳng cấp”. Có một đội ngũ marketing nhận lương chỉ để làm màu. Bản
thân mình nghe những từ buzzword đó chỉ biết cười trừ, kèm chút đau xót
nhẹ cho túi tiền của phụ huynh—dù sao cũng không phải tiền của mình
nên lại thấy vui trở lại.

Tất nhiên nếu so với trường công vốn ở dưới đáy tận cùng của giáo
dục, một sự suy đồi đến thê thảm không gì cứu chữa nổi. Thì trường tư
vẫn hơn một bậc.

Một điểm cộng rất lớn ở trường tư đó là cơ chế đào thải người dạy.

Hệ thống “biên chế” ngu xuẩn của trường công khiến giáo viên gần
như bám trụ lấy cái ghế suốt đời một khi đã chắc chân. Họ gần như không
bị sa thải dù chất lượng dở tệ, dù tha hóa đến đâu. Đó là lý do mật độ giáo
viên già, dở, nhảm, nhàm, lạc hậu ở trường công lớn hơn trường tư rất

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


72

nhiều. Họ cứ ở đó kiên nhẫn, đều đặn bòn rút ngân sách đến hết đời. Nếu
họ có tâm với giáo dục thật sự họ đã tự nghỉ việc để làm việc khác mang
lại giá trị thực sự cho xã hội.

Tất nhiên bạn sẽ nói ở đâu cũng có người này người kia (cái này miễn
bàn vì mình không phủ nhận). Trong suốt 12 năm bị cưỡng ép đến trường
của mình, mình may mắn tiếp xúc được 3 người giáo viên tuyệt vời. Trong
tổng số vài chục. Còn lại đều là thảm họa. Đúng là ở đâu cũng có người
này người kia.

Trường tư sẽ ít có chuyện như vậy hơn, vì ít ra bộ phận ban quản trị


công ty trường tư lệ thuộc vào học phí của phụ huynh. Nếu phụ huynh bỏ
trường sang đối thủ cạnh tranh khác, họ mất nguồn thu. Chính vì thế ở
mức độ nào đó họ vẫn buộc phải coi phụ huynh và học sinh như những
khách hàng. Vẫn phải chiều chuộng (ở một mức độ nào đó). Trong khi
trường công coi phụ huynh và học sinh như quan với dân. Như bố mẹ với
con cái.

Những giáo viên tệ thường sẽ bị sa thải dễ dàng. Đầu vào tuyển dụng
giáo viên cũng sạch sẽ hơn so với trường công. Không còn nhiều hiện
tượng mua chức, chạy “biên chế”, tham nhũng nên thực lực được ưu tiên.
Giáo viên rác sẽ ít hơn nhiều, không còn đóng cọc lộng hành làm mưa làm
gió hàng chục năm như trường công.

29 HOẶC TRƯỜNG CÔNG HOẶC TRƯỜNG


TƯ?
“Bạn có chắc bạn chỉ có duy nhất 2 lựa chọn để đi từ A-B?” —Kien Tran

Biểu hiện của việc thể chế hóa giáo dục khiến phần lớn chúng ta
không thoát được tư duy Hoặc trường Công-Hoặc Trường Tư.

Đây là một loại sang chấn tâm lý. Thông điệp ngầm là “Giáo dục mà

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


73

không thể chế hóa tập trung thì không phải giáo dục.”. Nôm na “Giáo dục
bắt buộc phải gắn liền với trường lớp”. Mà trường lớp chỉ có 2 loại:
Trường công hoặc trường tư. Suy ra nếu trường công dở thì bắt buộc phải
là trường tư (không còn cách nào khác)

Trong đầu phần lớn dân số hiện nay, chỉ tồn tại hai lựa chọn như vậy
(hoặc đi du học là 3). Du học thực chất vẫn là thể chế tập trung—trường
công, trường tư (dù có phần khai phóng hơn).

Chúng ta bị tắc bởi hai lựa chọn, giống như đi từ nhà đến công viên
chỉ được phép đi hoặc Xe Máy hoặc hoặc Ô Tô. Nếu không đi xe máy thì
phải là ô tô và ngược lại. Tại sao không thể là đi xe đạp? Tại sao không
phải đi bộ? Tại sao không phải đi tàu điện? Xe bus?

Chỉ khi thoát được sang chấn tư duy nhị phân Trường Công-Trường
Tư, tầm nhìn của bạn sẽ rộng mở hơn nhiều. Khi tầm nhìn của bạn đã rộng
mở, bạn sẽ không thể nhìn theo góc nhìn hẹp lúc trước nữa. Đây là lúc
bạn tự do khai phóng.

30 GIÁO DỤC TẬP TRUNG CÓ KHAI PHÓNG?


“Children have an innate love of learning. A passion for it. The gift is to not rob
them of it. And, harder, not to let schools or other outside institutions rob them
of it.”
“Trẻ em có tình yêu với học bẩm sinh. Một niềm đam mê. Đừng cướp nó khỏi
trẻ em. Và khó hơn nữa, đừng để trường học và các thể chế cướp đi thứ tình
yêu bẩm sinh này.
- Sasha Alyson

Giáo dục thể chế tập trung dựa trên thương hiệu, tên tuổi, uy tín thể
chế. Dù cho nó là thương hiệu chính đáng hay dựa trên sự sùng bái u mê.

Người ta vào Harvard, Oxford, Cambridge, Stanford vì thương hiệu,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


74

uy tín từ hàng trăm năm nay. Những cái tên này từ trước đến nay vốn rất
đắt giá, ở thời kỳ trước Internet, nó là những nơi tạo ra các nhà khoa học
vĩ đại, tụ điểm học thuật tập trung. Nếu bạn sinh ra cách đây 50 năm và có
nhiều tiền, đây sẽ là những nơi xứng đáng.

Nhưng bạn đang ở năm 2022—thời đại vàng của giáo dục tự do khai
phóng. Những tên tuổi này không còn thống trị như trước.

Một trong những đặc điểm dễ đánh lừa bộ não của Giáo dục Tự do
Khai phóng đó là bạn thậm chí không nghĩ nó là “giáo dục”. Bạn bị lập trình
lối suy nghĩ lối mòn “giáo dục” cứ phải đồng nghĩa với “Trường lớp” tập
trung, phải có “cô giáo” đứng “lớp”, phải theo một chương trình áp đặt
bởi một cái “Bộ” của mấy thằng quan chức. Phải mặc đồng phục. Phải thi
cử. Vân vân. Đây là định kiến bám dính vào não chúng ta từ lâu vì phần
lớn chúng ta sinh ra trong môi trường giáo dục nô bộc cưỡng chế, thể chế
tập trung.

Phần lớn giáo dục tập trung KHÔNG khai phóng. Nhưng tất nhiên có
một vài ngoại lệ.

Mình xin phác họa về giáo dục thể chế qua loa như sau (không phải
tuyệt đối 100%)

Giáo dục Bắc Âu có thể được cho là khá khai phóng.

Giáo dục Mỹ, Canada, Anh, Úc, NZ chỉ khai phóng ở mức độ trung
bình. Khác với định kiến thông thường về một “nền giáo dục Mỹ tiên tiến”.
Những trường ở Mỹ vẫn tồn tại giáo điều, tuyên truyền nhà nước. Tất nhiên
so với trường công Việt Nam thì đây đã là một bước tiến rất xa. Nhưng so
với giáo dục tự do khai phóng đúng nghĩa, giáo dục Mỹ chưa phải lý tưởng.

(Đọc thêm: Inside American Education - Thomas Sowell)

Số “ngành học” nhảm nhí vô dụng, thậm chí độc hại ở trường Đại
Học Mỹ cũng rất nhiều, với mức học phí cũng lạm phát kỷ lục (hơn cả bất
động sản). Hiện tượng dân Mỹ chìm vào khối nợ giáo dục (Student Loans)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


75

không thể trả nổi, ôm những tấm bằng vô giá trị.

(Đọc thêm: Drop Out And Get Schooled: The Case For Thinking Twice
About College - Patrick Bet-David)

Những tấm “bằng” có giá trị tại những ngôi trường TOP có thương
hiệu cũng có mức chi phí không hề nhỏ. Trừ khi gia đình bạn ĐÃ là một tài
phiệt với khối tài sản kếch sù thì may ra. Với phần lớn số đông, đây không
phải lựa chọn tối ưu, kể cả khi nó tốt hơn nhiều mặt bằng chung.

Một ly trà đá cực kỳ xịn, bao bì rất đẹp, thương hiệu nổi tiếng có giá
5 tỷ liệu có ngon hơn ly trà đá 5 ngàn? Thậm chí vẫn là đắt so với ly trà tự
pha ở nhà.

Đó là lý do lúc trước chúng ta nói đến Sang chấn Trường Công-


Trường Tư. Nếu chúng ta bị tư duy nhị phân này, chúng ta sẽ mãi bị mắc
kẹt vào mạng lưới của thể chế.

Thể chế độc hại như trường công cưỡng chế Việt Nam có giá tiền
trên giấy tờ có vẻ “rẻ”, nhưng cái giá thực sự phải trả lại độn lên.

Thể chế đỡ hơn như trường tư giá tiền lại đắt, và cái giá thực sự vẫn
đắt.

Thể chế khá-tốt như mấy thương hiệu Harvard, Oxford, vân vân lại
cực đắt, cực hiếm nhưng chỉ ở mức khá-tốt. Không dành cho phần lớn
đám đông và không thể nhân rộng (Scale).

Bạn sẽ bị tắc ở đây. Vì bạn luôn âm thầm tự cho rằng bạn “cần” đến
thể chế. Nhưng thực chất bạn không cần. Họ làm cho bạn nghĩ rằng bạn
cần. Đó là sức mạnh của marketing.

Nó tồn tại ngoài kia không đồng nghĩa với việc chúng ta cứ phải đâm
đầu vào bằng mọi giá. Cạnh nhà bạn có chỗ bán đồ GUCCI không nhất
thiết bạn phải cần đến nó. Nó tồn tại là việc của nó. Bạn cần đến nó hay
không là việc của bạn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


76

31 NHÓM LỢI ÍCH THỂ CHẾ


“Man will never be free until the last king is strangled with the entrails of the last
priest.”
“Con người sẽ không bao giờ tự do cho đến khi tên vua cuối cùng bị siết cổ
bằng ruột của tên mục sư cuối cùng”
Denis Diderot

Đã là thể chế tập trung sẽ tồn tại các nhóm lợi ích bên trong thể chế.

Một công ty không phải một thực thể đơn lẻ, mà tồn tại nhiều nhóm
người trong công ty đó. Có mâu thuẫn ngay cả giữa những phòng ban.
Lẫn từng cá nhân bên trong từng phòng ban. Thể chế không phải lúc nào
cũng đồng nhất, nó rất dễ bị chia rẽ. Chia rẽ bởi mâu thuẫn lợi ích, mâu
thuẫn về mục tiêu, hướng đi, mâu thuẫn về phân chia nguồn tài nguyên…

Đó là lý do thể chế thường rất khó thay đổi, phức tạp, kém linh hoạt,
cồng kềnh, quan liêu, lãng phí, thiếu hiệu quả.

Để hoạt động hiệu quả, thể chế phải có lãnh đạo xuất sắc và có tầm
nhìn dài hạn (con số này không nhiều). Rất nhiều lãnh đạo thể chế không
thông minh như bạn nghĩ, rất nhiều người trong số bọn họ là sản phẩm
của hệ giáo dục nô bộc được bổ nhiệm. Những bộ óc tầm thường quản
lý chính mình còn không nổi, nhưng cho rằng mình quản lý được cả bầy
đàn các nhóm lợi ích trong thể chế?

Joe Biden có con trai—Hunter Biden—là một gã nghiện ngập bê tha


dưới đáy của xã hội. Gia đình còn không quản nổi nhưng nhiều người lại
tin ông này có khả năng…lãnh đạo nước Mỹ.

Kỳ vọng thể chế phải thay đổi nhanh là một việc làm lãng phí. Dù bạn
có khai phóng đến đâu mà chui vào môi trường thể chế nô bộc, nhất là
những thể chế cố hữu, công thần, họ sẽ đấu tranh đến cùng để ngăn chặn
bạn. Vì sự thay đổi của bạn tuy tốt nhưng đi lại lợi ích ngắn hạn của họ.
Đây là tính quan liêu tồn tại ở gần như tất cả các thể chế qua thời gian.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


77

Cho nên nếu bạn quá đặt vận mệnh vào thể chế, bạn như đang đánh
bạc. Một ván bạc mà bạn sẽ bị bất lợi.

Cuộc cách mạng thực sự là cuộc cách mạng cá nhân, không phải
cách mạng thể chế.

32 GIÁO DỤC PHI TẬP TRUNG—


DECENTRALIZED EDUCATION
“Free education is abundant, all over the Internet. It's the desire to learn that's
scarce.”
“Giáo dục miễn phí dồi dào, phủ khắp Internet. Chỉ có ham muốn học là hiếm”
- Naval Ravikant

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


78

Sau khi chữa lành sang chấn thể chế kiểu cũ, cánh cửa của cơ hội
mở ra trước mắt bạn.

Khái niệm mà trước đây chưa từng xuất hiện—Giáo Dục Phi Tập
Trung.

Nói một cách nôm na dễ hiểu, cuốn sách này là một dạng Giáo Dục
Phi Tập Trung. Bạn mua cuốn sách này với một mức giá rất rẻ so với giá
trị, bạn có cơ hội được lĩnh hội những kiến thức gần như không ở bất cứ
trường lớp nào, hay sách nào hiện có trên thị trường.

Mình dành hàng nghìn giờ chỉ để viết nên cuốn này. Và hàng chục
ngàn giờ trước đó để trải nghiệm, quan sát, trả giá, đọc, nghiên cứu, phản
biện, giác ngộ. Tất cả số giờ lao động và trả giá đó đến với bạn qua một
vài cái click chuột và một mức chi phí vỏn vẹn bằng vài bữa ăn.

Nhưng với bữa ăn, cái khoái cảm của bạn chỉ kéo dài 30 phút. Với
cuốn sách, khoái cảm của bạn kéo dài cả đời và sự thay đổi trong tư duy
nhận thức mang đến cho bạn lợi ích vĩnh cửu. Mọi khía cạnh trong cuộc
đời bạn được nâng cấp. Chưa hết, không chỉ bạn, mà còn cả những người
bạn tiếp xúc—từ người thân đến người lại. Chưa hết, nếu những người
đó thấy có ích, những người mà họ tiếp xúc cũng sẽ nhận được lợi ích
vĩnh cửu giống bạn.

Bạn có cảm nhận được sức mạnh kinh khủng khiếp mà nó mang lại?
Bạn có cảm nhận được mối quan hệ giữa chúng ta?

Đây là giáo dục tự do khai phóng phi tập trung. Đây mới chỉ là một
cuốn sách, trong số hàng triệu cuốn sách ngoài kia.

Bạn hoàn toàn có thể gọi cuốn sách này là một “Trường Đại Học”
nếu muốn một chút không gian vintage của thời cũ. Bạn có thể gọi chính
mình (một cá nhân nhỏ bé) là một “Trường đại học” nếu muốn.

Mình coi mỗi cuốn sách là một “trường đại học”. Mỗi cá nhân có thể
học hỏi được bản thân họ là một “trường đại học”. Mỗi kênh YouTube giáo

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


79

dục là một “trường đại học”. Mỗi kênh Podcast là một “trường đại học”…

Những trường đại học này bắt bạn đóng học phí bao nhiêu tiền một
năm? Họ có đòi quà ngày 20 tháng 11 không? Họ có chầy bửa biên chế
giống cái gọi là Trường học “chính thống” không? Họ có tham nhũng
không? Có tình trạng quyền lực lớn bắt nạt bé không? Có “tiên học lễ hậu
học văn” không? Có bắt con bạn đứng “chào cờ” giữa trời nắng sáng thứ
2 đầu tuần không?

Có bị giới hạn số môn học không? Có bị hên xui bốc thăm giáo viên
hay giáo viên dở không? Có bị giới hạn bởi số tiết học trong một kỳ không?
Có bắt bạn phải học thuộc lòng không? Có bắt bạn chịu đựng suốt 1 tiếng
nghe giáo viên than phiền về việc “học sinh lười học” không?

Có phải đi lại, hít khói xe, tốn 5 ngàn gửi xe mỗi lượt, rồi lại đi về
không? Có phải đến các phòng ban làm các loại thủ tục giấy tờ hành chính
nhập học, đăng ký “tín chỉ” chết tiệt không?

Tất cả những cái rác rưởi đấy chỉ thuộc về hệ thống thể chế nô bộc
lỗi thời ngu độn. Nhiều người nhầm lẫn giáo dục phải gắn liền với những
thứ rác rưởi đó. Họ bị sang chấn. Chúng ta bị sang chấn.

Cho đến khi chúng ta tiếp xúc với giáo dục tự do khai phóng phi tập
trung. Dù nó ở ngay trước mắt, chúng ta không quen. Thậm chí chống chế.
Đây là sang chấn.

Kể cả khi chúng ta đã thấy và đã quyết nhưng vẫn không yên tâm.


Cái đám đông bầy cừu kia vẫn tự chui vào lò mổ. Bạn tự hỏi “TẠI SAO?”.
Tại sao họ không thay đổi? Chắc phải có điều gì đó, chẳng lẽ lại dễ thế.
Nếu dễ thế thì tất cả người ta đã làm rồi.

Bạn nói đúng, nó không hề dễ. Nếu dễ thế thì tất cả người ta đã làm
rồi. Nó rất khó so với những người bị sang chấn nặng. Phần lớn dân số sẽ
tiếp tục làm nô lệ cho cái sang chấn này. Họ chịu thua nó, không thể vượt
qua. Họ sẽ phải chờ đến khi nào cả xã hội thay đổi, họ mới làm theo. Đây
là đặc tính của đám đông. Không có cuộc cách mạng cá nhân nào diễn ra

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


80

cho đến khi cuộc cách mạng xã hội diễn ra. Họ không nhận ra cách mạng
xã hội chỉ đến từ cách mạng cá nhân.

Sự sang chấn sẽ nói với họ những câu nói bào chữa kiểu như:

“Thế giới trên mạng rất loạn! Tôi muốn có lộ trình cụ thể. Định hướng
cụ thể”

Họ không tự phản biện để nhận ra cái gọi là “lộ trình cụ thể” đấy đã
mang đến sự vô hướng sau 16 năm đốt tiền cho rất nhiều người. Hoặc
làm nô bộc cho một công xưởng, ngân hàng nào đó chỉ để bị thay thế bởi
tự động hóa.

Tại sao bạn cần một cái bản đồ sai? Nếu Google Maps của bạn từ
năm 1900 bạn có dám dùng không?

Sự linh hoạt là tính năng của giáo dục phi tập trung, chứ không phải
lỗi.

Cái gọi là “lộ trình” chỉ là một sự bào chữa lối mòn ngây thơ. Cái họ
thực sự muốn không phải “lộ trình” mà là sự sắp đặt sẵn, ăn sẵn, sự an
bài, sự nô lệ. Họ muốn được người khác chỉ đạo để họ không phải nghĩ,
không phải tìm kiếm, không phải tự ra quyết định. Chính vì cần đến “lộ
trình”, họ bị cám dỗ bởi thể chế, quyền lực. Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả
chỉ để lấy một bản đồ nô bộc.

Tại sao bạn không tự tìm bản đồ cho chính mình? Tại sao phải lệ
thuộc vào bản đồ của những con người có bộ óc tầm thường hơn bạn?
Steve Jobs từng nói “Những thứ mà bạn đang thấy hằng ngày được tạo
ra bởi những con người có đầu óc tầm thường hơn bạn”. Tại sao bạn phải
follow cái sự tầm thường này của họ?

Tại sao bạn không thể tự CHỌN cho mình những người “thầy” thực
sự?

Nếu bạn ở thời kỳ trước Internet, bạn sẽ có lý do chính đáng hoàn


hảo cho việc chui vào hệ thống nô bộc. Đã 40 năm kể từ ngày Internet
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
81

được tạo ra, lý do của bạn là gì?

33 PHI TẬP TRUNG VÀ KHU PHỐ ĐÈN ĐỎ


Ngoài sự hào nhoáng toát lên từ những tòa chọc trời, thiên nhiên
xanh mướt, con người năng động, khu Geylang nổi tiếng là một khu phố
đèn đỏ (bán dâm) tại Singapore.

Đây là một khu trông có vẻ lụp xụp hơn so với mặt bằng chung, xung
quanh rất nhiều con hẻm nhỏ, xen kẽ là những nhà nghỉ (khách sạn). Lác
đác buổi tối trong những con hẻm là gái mại dâm.

Bạn sẽ thấy Phi tập trung cũng giống như Singapore. Nó tạo nên sự
đa dạng, linh hoạt, nhưng không đồng nghĩa với việc nó luôn “tốt”. Ở thế
giới phi tập trung, tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra.

Sẽ có những cuốn sách chất lượng, tồn tại song song những cuốn
sách dở tệ, thậm chí độc hại. Sẽ có những lớp học văn minh, khai sáng,
tồn tại song song với những lò luyện thi nô bộc ngụy giáo dục.

Những lớp “học thêm” hay những lò “luyện thi” cũng giống như khu
phố đèn đỏ bán dâm. Nó cũng lụp xụp, cũ cũ, nhồi nhét, căng thẳng.
Những nam thanh nữ tú đang tuổi phát triển nhưng đã học cách cắm mặt
vào làm các “bài tập” để “ôn thi”. Trông ai cũng nhếch nhác, mệt mỏi. Có
những người 9 giờ tối mới được về ăn cơm. Ăn cơm xong nghỉ ngơi tắm
rửa đến 10 giờ ngồi vào bàn “làm bài tập” rồi đi ngủ để sáng mai lại lặp lại
vòng lặp.

Hay những lớp về “thần số học” với tỉ lệ chém gió thượng thừa còn
thua cả đoán bừa. Những con người u mê tin sái cổ lời của những chuyên
gia marketing nói xằng nói bậy về “ý nghĩa của những con số”. Họ tự ám
thị vào bản thân và khao khát tin vào những điều mù quáng, như một cách
để trốn tránh cuộc đời thực.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


82

Ngoài ra còn cả “tử vi”, “tâm linh”, “tần số rung động”, “tâm thức”,
“luật hấp dẫn”, “tiền kiếp”, “luân hồi”, “cung hoàng đạo” phản khoa học
bóc lột đàn cừu u mê với mức lợi nhuận siêu khủng. Tạo ra hàng trăm loại
tôn giáo khác nhau.

Thế giới phi tập trung cũng tồn tại hai chiều, tự do khai phóng và nô
bộc.

Bạn muốn ngày càng đi lên chiều khai phóng, thay vì trôi xuống chiều
nô bộc như đám đông.

Những thứ đó sẽ luôn tồn tại. Giống như công ty thuốc lá sẽ vẫn luôn
tồn tại. Hay khu mại dâm ở Singapore. Nhưng việc nó tồn tại và nhiều
người làm theo không đồng nghĩa với việc bạn phải bắt chước theo bằng
được. Nó có quyền tồn tại và bạn cũng có quyền chối bỏ.

Thứ còn sót lại sau tất cả là một nền giáo dục tự do khai phóng phi
tập trung phi u mê đúng nghĩa—chân lý mà bạn thật sự đang đi tìm bấy
lâu nay (nhưng bị mất tập trung vào những tiếng ồn của xã hội quá lâu)

34 MÁNH KHÓE THI CỬ CỦA NHỮNG KẺ BÓC


LỘT
“When a measure becomes a target, it ceases to be a good measure”
“Khi một thước đo trở thành một mục tiêu, thước đo đó chấm dứt là một
thước đo giá trị”
- Goodhart’s Law

Những tên bóc lột ký sinh bên trong hệ thống bám vào một loại mánh
khóe rất tinh vi, ít ai ngờ tới—Đó là Thi cử.

Nếu là giáo dục đúng nghĩa, thi cử không tồn tại, nếu có chỉ chiếm
một phần rất nhỏ, đến mức không còn được gọi là “Thi cử” nữa mà chỉ
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
83

đơn thuần là một dạng thử sức. Mục đích của thử sức không phải ganh
đua mà để khám phá giới hạn bản thân. Không phải để chọi, so sánh, đánh
giá nhân phẩm, thể hiện đẳng cấp, làm “rạng danh” dòng tộc, đáp ứng kỳ
vọng của bất kỳ ai.

Ganh đua là trò phản giáo dục của những bộ não tủn mủn, nông cạn.
Bởi giáo dục đúng nghĩa hướng tới sự giải phóng cho tất cả. Ganh đua để
tạo “môi trường hiếu học” không khác nào cha mẹ khiến các con ganh đua
xem ai yêu cha mẹ hơn.

Thi cử không phải là mục tiêu của giáo dục. Mục tiêu của giáo dục là
khai phóng con người. Nếu thi cử trở thành mục tiêu của giáo dục, nó
chấm dứt trở thành thước đo có ích (Theo Goodhart’s Law).

Nhưng khai phóng con người lại mâu thuẫn lợi ích ngắn hạn của đám
ký sinh hệ thống. Người học khai phóng có khả năng tự chủ cao, không
tôn thờ, không lãng phí tiền vào những thứ vô ích, không thích dông dài
dai dẳng, theo đuổi giá trị thực sự. Đồng nghĩa với nhu cầu thị trường của
người dạy chất lượng thấp sụt giảm. Những con ký sinh trùng bấu víu hệ
thống kiếm ăn không còn đất sống, bị đào thải. Giống như cỏ dại bị loại bỏ
khỏi vườn hoa.

Những người dạy chất lượng thấp (hiện đang ký sinh vào môi trường
giáo dục nô bộc) sẽ phải làm mọi cách để điều này không xảy ra. Làm mọi
cách để bảo vệ vị thế quyền lực của bản thân.

Đó là lý do sau hàng bao nhiêu năm “đổi mới”, “cải cách”, về bản
chất vẫn là hệ giáo dục thi cử đến level bệnh hoạn. Từ đời cha chú của
bạn cho đến đời con cháu của bạn. “Cải cách giáo dục” hay “đổi mới”
ngay từ đầu không phải nhằm mục đích giải phóng cho người học mà để
khai thác bóc lột người học nhiều hơn nữa. Vì người cải cách không phải
người “học”, mà là chủ của hệ thống.

Nhắc đến “giáo dục” ngay lập tức bộ não hiện ra hình ảnh “ôn thi”,
“luyện đề”, “học thêm”, “cày cuốc”. Căn bệnh đã được bình thường hóa
đến nỗi người ta không còn chút thắc mắc. Mà chỉ biết cắm mặt chạy theo

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


84

hoặc chấp nhận “nốt”.

Người ta không còn yêu thích kiến thức một cách tự nhiên mà trở
thành những tín đồ sùng bái điểm số, lời khen, danh hiệu. Những đứa trẻ
từ hồn nhiên học thói ganh đua, cạnh tranh, so sánh, ganh ghét đố kỵ. Bao
nhiêu tình bạn hồn nhiên tuổi thơ bị chà đạp bởi sự so sánh điểm số—như
một cách phân loại nhân phẩm con người. Bao nhiêu tình cảm gia đình bị
trì hoãn hoặc vô hiệu hóa vì kỳ vọng đặt ra cho các danh hiệu hư ảo của
người “lớn”. Bao nhiêu lòng tự tôn của con người—thành phần thiết yếu
để trưởng thành—bị phá hủy qua cách đánh giá thực lực bằng thi cử.

Những mánh khóe ngắn hạn thiển cận được cổ vũ bởi đám ký sinh
trùng giáo dục nhung nhúc trong hệ thống, ngày ngày bóc lột trẻ em và
những cha mẹ bận rộn. Ngày ngày đe dọa, hùa theo, lừa dối chỉ để mở
lớp “luyện thi” như những mớ kiến thức vô dụng. Bằng chứng là những
mớ kiến thức ôn thi vội vã đó sau này không những không để làm gì mà
còn tốn thời gian, hạn chế khả năng phát triển những thứ thực sự quan
trọng khác.

Đến trường không phải để “học” mà để “làm bài tập”, “Luyện thi”,
“ôn bài”, “ghi nhớ”. Đó là lý do cổ vũ thi cử dù ở bất kỳ hình thức nào là
một ngành nghề thất đức. Thất đức vì không phải họ không biết, mà họ
biết nhưng càng hùa theo cho lợi ích cá nhân.

Một cuộc đời học sinh là một cuộc đời thi cử miên man không hồi
kết.

Làm nô lệ cho thi cử đến khi cạn kiệt tài chính, tinh thần, sức lực.

Mình thường nói một người quen nghiện đốt tiền cho con đi “học
thêm ôn thi”

“Đã nghèo còn giúp “thầy cô” mua BMW.”

Họ chỉ nghe thoáng qua nhưng không lọt tai. Sự ngu muội của họ đã
nằm ngoài khả năng chữa trị. Bao năm qua họ vẫn nghèo. Bao nhiêu tiền

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


85

kiếm được nuôi hết hệ thống. Con họ vẫn uể oải, mệt mỏi. Nhưng họ vẫn
làm. Vì ai ai cũng làm. Thiệt hại đến từ sự ngu dốt của người “lớn” khủng
hơn nhiều thiệt hại đến từ sự thiếu hiểu biết của trẻ em.

Tin buồn là họ vẫn còn phải chịu đựng thêm hơn 10 năm bị ký sinh
hút máu. Nhưng với họ đó là điều tự hào. Việc cho con “đi học thêm” ngày
đêm, gần như không có thời gian làm bất kỳ việc gì khác là một điều rất
hãnh diện. Thậm chí còn đi khuyên người khác “học cô này tốt lắm”.

Việc con ngồi vào bàn làm “bài tập cô giao” trở thành một “phẩm
hạnh” đáng được tuyên dương. Được gắn với những tính từ như “Chăm
chỉ”, “ngoan ngoãn”, “tốt”, “giỏi”, “cần cù”.

Chỉ đến khi chục năm đối mặt với thực tế, tất cả những gì còn sót lại
chỉ còn là những cái xác không hồn bơ vơ vô hướng tự trách móc chính
mình.

Khi không hiểu và bị dẫn dắt bởi đám ký sinh luyện thi, bạn là một
nạn nhân đáng thương.

Khi đã hiểu mà vẫn tự nguyện lao đầu vào để bị hút máu, bạn là một
đồng phạm khiến ký sinh mạnh hơn và sinh sản nhiều hơn.

Khi hiểu và dũng cảm chối bỏ tham gia tất cả những vở kịch thế kỷ
của đám ký sinh luyện thi, bạn góp phần làm ký sinh yếu đi, tất cả được
lợi.

35 ĐƯỜNG DÂY SƯ PHẠM NÔ BỘC


“Bureaucracy is like a fungus that contaminates everything.”
“Bọn quan liêu giống như nấm mốc, gây ô nhiễm mọi thứ nó chạm tới”
—Jaime Lerner

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


86

Sau khi Huyền “tốt nghiệp” xong cái gọi là “trường đại học sư
phạm”—một trong những ổ lăng loàn tham nhũng lố bịch nhất của giáo
dục. Mẹ cô cũng có mặt ở đó dự cái lễ “tốt nghiệp” của cô. Chụp rất nhiều
ảnh, đầy tự hào up lên Facebook.

Nhà cô truyền thống cả cha mẹ, ông bà đều làm “giáo viên”, cách
đây chục năm nhờ quan hệ và đút lót các nơi hàng trăm triệu cũng “mua”
được một “suất” chắc ghế ổn định tại một trường công cấp 2, và bám vào
đường dây này đến tận bây giờ.

Trong nhà luôn đầy ắp các loại giấy khen, danh hiệu, thành tích treo
kín tường và tủ. Luôn âm thầm mong khách khứa đến nhà để wow họ. Bà
luôn nghĩ bà và gia đình bà ở một vị thế thượng đẳng hơn xã hội chỉ vì bà
là một “giáo viên chính ngạch”, được xã hội trọng vọng tôn thờ suýt xoa
về độ “danh giá”.

Bà cũng thừa nhận “Nghề” này rất kiếm vì học sinh từ xưa đến nay
ai cũng bị cưỡng ép đến trường, cha mẹ chúng luôn trong tình trạng nô
bộc, sợ hãi, không có khả năng tự vấn, và cũng quá bận rộn nên nhắm
mắt phó mặc hết cho hệ thống bất chấp rủi ro, thiệt hại.

“Thôi thì trăm sự nhờ các thầy cô”

Mà mình đã vào “biên chế” không bao giờ bị đào thải. Ngoài tiền
“lương” chắc nịch hàng tháng ra, còn nguồn thu khác khủng hơn đó là mở
lớp “Luyện thi”—tranh thủ bóc lột học sinh và cha mẹ nhờ cậy vào nền
giáo dục nặng mùi thi cử bệnh hoạn. Để mở được các lớp “luyện thi” thì
sẽ phải ra đề thật khó. Đồng thời liên tục đe dọa để người ta sợ co rúm
người. Thao túng họ rằng “học trên lớp không đủ”—mà đúng là không đủ
thật vì nếu đã mở lớp “luyện thi” thì sẽ phải rất chầy bửa chuyện dạy chính
trên lớp, dạy như không dạy. Phải phân lớp ra thành 2 tầng lớp khác
nhau—nhóm các bạn đi “học thêm” và nhóm không đi “học thêm”.

Nhóm không đi “học thêm” sẽ chỉ dạy thoáng qua vu vơ, làng nhàng
cho có lệ. Nhóm đi “học thêm” sẽ được “ôn” trực tiếp mấy câu hỏi trong
đề thi trước. Ôn đi ôn lại cho nhớ. Thậm chí chấm bài “thi” cũng sẽ được

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


87

nới lỏng hơn, các bạn không đi “học thêm” sẽ bị bắt lỗi gắt gao hơn nhiều.

Sau khi có điểm thi, chỉ cần đọc điểm thi công khai trên lớp cho học
sinh và các gia đình của họ tự so sánh lẫn nhau, tự cảm thấy hổ thẹn hoặc
sung sướng. Ah, những bạn này đi “học thêm” điểm cao chót vót. Ah,
những bạn này không đi “học thêm” toàn điểm kém.

Như vậy là “Học thêm có tác dụng”, “cô dạy chất lượng” vì cháu nhà
tôi trước 4, 5 sau khi học cô điểm toàn 9, 10.

Từ đó người ta ào ào đến xin cho con đăng ký đi học “cô”. Tiền cứ


chất đầy bàn từng tập, xếp hàng để đóng cho “cô”. “Cô” tủm tỉm cười
trong bụng, kiếm tiền không bao giờ dễ thế. Bao nhiêu trăm triệu mua chức
của “cô” được “hoàn vốn” chỉ sau vài năm. Phụ huynh thì cứ u mê như
một bầy cừu ngoan đạo—luôn trong trạng thái yếu đuối, lo âu miên man,
hy vọng, bấu víu, cầu xin trông rất thảm hại.

Chưa kể 20/11, cái ngày đại tham nhũng và là quốc nhục. Phụ huynh
xếp hàng nườm nượp để tới phúng viếng cô cùng các sấp lễ cúng. Bó
hoa thôi chưa đủ, phải kẹp cả phong bì. Vì hoa không đổi ra BMW được.
Họ làm vậy không phải vì “yêu” giáo viên mà bởi họ ý thức được cái luật
ngầm tệ nạn trù dập, bắt nạt trẻ em.

Có rất nhiều kiểu trù dập, bắt nạt ngầm mà không bị quá lộ liễu. Giả
sử chỉ cần liên tục gọi lên bảng kiểm tra “bài cũ” và cho điểm thấp có thể
khiến tinh thần một đứa trẻ lụi bại, đứa trẻ về nhà cũng không được sự
đồng cảm của cha mẹ mà thậm chí còn bị mắng thêm vì nhiều cha mẹ
cũng đồng lõa với “giáo viên”. Hoặc cũng bất lực vì cha mẹ bị nắm thóp.
Hoặc “giáo viên” bịa ra một cái lỗi nào đấy như “nói chuyện” hay “không
nghe lời” để sỉ vả. Tất cả những chiêu trò bắt nạt trù dập bẩn thỉu này đều
rất tinh vi để không ai cáo buộc mình là “trù dập”. Họ vẫn có thể hiên ngang
tỏ ra rất “công bằng”, “liêm chính”.

Người nước ngoài đến Việt Nam gãi tai không hiểu “giáo viên” là cái
“nghề” gì mà lại được cái nước này “tri ân” khủng khiếp đến thế. Các nghề
khác chẳng lẽ không danh giá và không được tri ân? Những công nhân

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


88

xây dựng xây nên những tòa nhà, chị quét rác làm thành phố sạch khi trời
tối mịt, người chạy bàn chẳng lẽ không danh giá bằng?

Tại sao lại phân biệt đẳng cấp nghề nghiệp, thậm chí còn xếp cái
nghề với mức độ tha hóa lăng loàn cao nhất ở trên cả những nghề sạch
sẽ chân chính khác? Cô bốc rác chỉ bốc rác chứ không hề bóc lột ai. Anh
công nhân xây dựng người tuy bề ngoài nhếch nhác nhưng sạch sẽ với
tha hóa đút lót. Một số nghề trông bề ngoài bóng lộn, hào nhoáng nhưng
bên trong đầy quỷ quyệt.

Và mẹ Huyền vỗ ngực khi cho cô tiếp nối dòng họ đầy tự hào của
mình. Trong sâu thẳm, Huyền không hề muốn theo cái “nghiệp” bất lương
này. Cô yêu quý trẻ em thực sự, cô muốn đã dạy thì phải dạy bằng tình
yêu đam mê, dạy một cách chân chính. Cô cảm thấy ghê tởm khi nườm
nượp người lạ (cha mẹ) đến cúng lễ mẹ cô vào ngày 20/11. Những bộ mặt
sợ hãi nơm nớp của họ, những sự hỏi han quan tâm giả tạo và đáng
thương. Những câu nói giả dối, khen ngợi rỗng tuếch của mẹ cô khi nhận
được tiền đút lót, và nói xấu sau lưng khi số tiền đút lót được cho là ít.
Huyền đã quá quen thuộc từ lúc nhỏ.

Chẳng lẽ cuộc đời mình sẽ chỉ tới đây thôi sao?

Vì bổng lộc, mẹ Huyền nhất mực sẽ tiếp tục dùng quan hệ và tiền đút
lót cho cái gọi là “thầy hiệu trưởng” để cho Huyền vào trường công dạy
bằng được.

Có những lúc Huyền tỏ ý không muốn đều bị bà nắn gân. Mẹ Huyền


đã được đào tạo trong môi trường sư phạm lăng loàn từ lâu nên quen thói
quân phiệt áp đặt. Huyền là người rõ nhất sự ngột ngạt đó, kế đến là các
bạn học sinh (nạn nhân) bị “dạy” bởi mẹ Huyền. Thứ quyền lực, danh vọng
hão khiến bà càng chìm trong u mê, tha hóa.

Nhưng điểm “cộng” là bà vẫn chịu khó đi lễ chùa thường xuyên. Bà


hay nhắc đến “giác ngộ”, “sống thiện”, “tích đức cho con cháu”. Vẫn hay
nói “lời Phật dạy” cho các đồng nghiệp, cha mẹ học sinh hay học sinh của
bà.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


89

Còn Huyền có lẽ sẽ vẫn nghe theo mẹ chui vào đường dây đó. Ban
đầu khó chịu, nhưng có thể lâu dần sẽ quen. Ánh nến của sự khai phóng
le lói nhưng quá yếu đuối rồi lại vụt tắt trước ngọn gió giáo điều của ác
quỷ.

36 3 NHÓM NGƯỜI TRONG XÃ HỘI


“Man’s mind, once stretched by a new idea, never regains its original
dimensions.”
“Trí óc của một người, một khi đã được mở rộng bởi tư duy mới, sẽ không
bao giờ quay lại chiều không gian trước đó”
–Oliver Wendell Holmes

Có 3 nhóm người trong xã hội:

1. Người suy nghĩ chậm thời đại (lạc hậu)

2. Người suy nghĩ hợp thời đại (văn minh)

3. Người suy nghĩ vượt thời đại (khai phóng)

Người chậm thời đại khó hòa nhập và khó thịnh vượng trong xã hội.

Người hợp thời đại dễ hòa nhập và dễ thịnh vượng.

Người vượt thời đại khó hòa nhập nhưng cực kỳ thịnh vượng.

Đến trường là cách nhanh nhất để rơi vào nhóm 1.

37 TẠI SAO TRƯỜNG HỌC KHÔNG DẠY TƯ

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


90

DUY PHẢN BIỆN?


“The way kids learn to make good decisions is by making decisions, not by
following directions.”
”Cách trẻ em học ra quyết định đúng nằm ở việc tự ra quyết định, không phải
làm theo mệnh lệnh”
—Alfie Kohn

Thỏ nhìn vào mắt rắn và thắc mắc:

“Tại sao bạn không thể ăn rau? Tại sao bạn cứ phải ăn thịt chúng
tôi?”

Vừa nói hết câu, rắn há miệng, thoăn thoắt lao mình đớp trọn con thỏ.
Miệng nhồm nhoàm rồi nuốt chửng.

Tại sao trường học không dạy tư duy phản biện? Tại sao rắn không
thể ăn rau?

Tại sao hệ giáo dục nô bộc không dạy tư duy khai phóng? Tại sao tủ
lạnh không thể giặt được quần áo? Tại sao cà phê lại không có mùi nước
ép táo? Tại sao vào hàng sửa xe lại không bán váy?

Bạn nhìn ra vấn đề chưa?

Trường học không phải là nơi để học tư duy phản biện. Nó là nơi để
ngăn chặn tư duy phản biện. Đây không phải là lỗi, đây là tính năng. Nó
được thiết kế như vậy. Nếu có “cải cách”, nó sẽ cải cách không phải theo
hướng tăng tư duy phản biện mà là giảm.

Mục đích là để đào tạo thế hệ nô bộc ngoan ngoãn, lệ thuộc vào thể
chế, dễ sai bảo, không phải một cá thể độc lập khai phóng biết tư duy.

Trường học đề cao chữ “lễ” tức tôn sùng quyền lực. Chữ “nghĩa”,
tức mệnh lệnh là nghĩa vụ, chân lý. Đây là nền tảng của tư duy nô bộc.

Tư duy phản biện không thể tồn tại trong môi trường đào tạo nô bộc

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


91

vì sai mục đích. Tư duy phản biện cũng không thể được dạy bởi những
con người mà bản thân họ cũng là nô bộc.

Giống như “giáo viên” tiếng Anh ở trường không hề dạy tiếng Anh.
Nếu họ dạy tiếng Anh đúng nghĩa, cả Việt Nam đã có khả năng giao tiếp
tiếng Anh sau 12 năm. Họ phá khả năng ngoại ngữ bằng cách vũ khí hóa
ngữ pháp (để học thêm), chép từ mới, dạy phát âm sai để người học sau
này không thể sửa được. Ngoài ra khiến người học ám ảnh suốt đời với
ngoại ngữ.

Giống như “giáo viên” Văn không hề dạy Văn. Họ dạy tôn thờ “nhà
thơ”, “nhà văn”. Họ dạy giáo điều, họ dạy cách bộc lộ cảm xúc một cách
giả tạo, công thức. Họ dạy học thuộc lòng, vẹt hóa thế hệ trẻ. Bản thân họ
cũng không thể sáng tạo, họ gần như không viết ra bất kỳ tác phẩm nào
có giá trị cho nhân loại. Họ vẹt lại những gì được vẹt, sau đó ép người học
cũng vẹt. Tạo ra một tầng lớp vẹt văn tiếp nối. Ra trường ám ảnh không
còn dám đụng đến viết.

Bạn muốn học tiếng Anh? Tránh trường học. Bạn muốn học Văn?
Tránh trường học. Bạn muốn học Tư duy phản biện? Tránh trường học.
Đây mới là điều kiện cần.

38 HỌC KHÔNG CẦN ĐI


“When people ask me if I went to film school I tell them, 'no, I went to films.’”
“Khi người khác hỏi tôi liệu tôi có đến trường điện ảnh, tôi trả lời ‘không, tôi
đến điện ảnh’”
Quentin Tarantino

Từ “học” thường bị gắn liền với từ “đi”—“đi học”.

Cửa miệng chúng ta bật ngay ra từ “Đi học” ám chỉ học là phải đi (di
chuyển) đến một nơi cụ thể nào đó, ví dụ trường lớp để “học”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


92

Hôm nay mấy giờ “đi học”?

Giáo dục tự do khai phóng tách hai khái niệm này ra để giải phóng
cho từ “Học” khỏi từ “Đi”.

Khi “học” được giải phóng khỏi từ “đi”, bạn sẽ thoát được tư duy
“trường lớp”. Vì ở đâu cũng có thể học chứ không cần đi.

Việc ngồi xem phim cũng được coi là một cách học nghiêm túc chứ
không chỉ đơn thuần là giải trí. Ngồi cả ngày mần mò lắp lego là một cách
học nghiêm túc. Ngồi nói chuyện với một người thông minh là một cách
học nghiêm túc. Lướt Wikipedia cũng không kém phần nghiêm túc…

Tất cả những việc này đều có thể làm ở nhà, bến xe, bãi biển, hay
nhà vệ sinh.

Chỉ khi “học” được giải phóng bởi giới hạn địa lý mới phát huy được
hết tiềm năng. Học mà bị nhốt ở trong những trại trường (dù là trại nào đi
nữa) là sự tự kìm hãm.

Hiểu được điều này nếu con bạn không “đi” học như “chúng bạn”
bạn cũng sẽ cảm thấy bình thường.

Bản chất của con người là không ngừng học hỏi. Con người có một
nhu cầu học hỏi tự nhiên rất khủng, luôn tò mò về thế giới xung quanh. Vì
học chính là đang sống, được nhìn thấy mình lớn mạnh hơn, rất gây
nghiện. Chỉ khi “học” bị giới hạn vào trường lớp như đám đông nô bộc cái
đam mê này bị giảm đi.

Thay vì “học” người ta chuyển sang “đi học”.

“Đi học” về là đủ không cần học nữa. Đến trường là đủ. Đối phó là
đủ. Điểm cao là đủ. Danh hiệu là đủ. Có cái khoe là đủ.

Đánh đổi “học” để lấy “đi học” là đánh đổi học thật lấy học dởm.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


93

39 THIỆT HẠI TÀI CHÍNH


“Beware of little expenses. A small leak will sink a great ship.”
“Cẩn thận với những khoản phí. Một lỗ thủng có thể chìm cả con tàu”
Benjamin Franklin

Giáo dục nô bộc cưỡng chế chiếm 60-70% thiệt hại tài chính gia đình.
Nếu tiết kiệm.

Giáo dục tự do khai phóng chiếm 5-10% tài chính gia đình. Nếu
hoang phí.

Với giáo dục tự do khai phóng, cha mẹ lười, hiệu quả vẫn hơn 10x
hệ nô bộc chỉ bởi con được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng xấu.

Với cha mẹ hiểu biết, hiệu quả có thể lên đến 100x, tư duy vượt 50
đến 100 năm bạn bè cùng trang lứa. Chỉ bởi bạn bè bị tụt hậu.

Giáo dục nô bộc như đun bếp than. Giáo dục tự do khai phóng như
đun bếp điện.

Một bên thiếu hiệu quả, độc hại, xả khói phá hủy môi trường. Một
bên gọn, an toàn, hiệu suất.

Nếu bạn không tin, thử tự hỏi bạn mua cuốn sách này với giá bao
nhiêu tiền, để có những tư duy mang tính đột phá không cuốn sách nào ở
Việt Nam có?

Và thử nhẩm tính thiệt hại trong quá khứ, hiện tại, và những năm tới
cho con bạn “đến trường” là bao nhiêu? Cuối cùng con bạn thu về được
gì? Một công việc “ổn định” lương 5 triệu (Sau 16 năm đốt tiền?)

40 NHU CẦU TRÔNG TRẺ


GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
94

Công bằng mà nói, trường học, đặc biệt là trường học hệ nô bộc có
một chức năng quan trọng không thể chối cãi.

Đó là dịch vụ nhà trẻ—phục vụ cha mẹ đi làm hoặc muốn tạm thoát


phải nhìn mặt con.

Ở một góc độ nào đó, ngoài cái sự cồng kềnh, thiếu hiệu quả, dai
dẳng, giết thời gian, lãng phí ra, vẫn tồn tại một mặt tích cực. Cha mẹ khao
khát con mình được giam cầm cả ngày để họ yên tâm đi làm hoặc có cuộc
sống của họ. Họ cảm thấy vô cùng nhẹ gánh khi con đến trường. Và mình
rất đồng cảm.

Đấy cũng là rào cản lớn của giáo dục tự do khai phóng. Bởi giáo dục
tự do khai phóng không có “dịch vụ” giam cầm trông trẻ cả ngày từ 6-18
tuổi. Nghĩa là bạn—cha mẹ sẽ cần phải mất công tự thiết kế nơi để con
bạn đến đó. Bạn không quen với việc con ở nhà quá nhiều, hoặc đến
trường quá ít.

Nhưng ít ra ở đây chúng ta dám dũng cảm thừa nhận, giáo dục không
phải giá trị nó mang lại, gọi là trường học nhưng thực chất là nhà trẻ trá
hình. Nhận thức sớm điều này bao nhiêu, bạn càng đỡ bị huyễn hoặc bản
thân, bạn mới tìm ra giải pháp thực sự.

Nếu bạn muốn nhà trẻ trọn gói, “trường học” giải quyết nhu cầu thị
trường khổng lồ này.

Nếu bạn thực sự muốn giáo dục, cho vào đây và bạn nhận lại phiên
bản ngụy giáo dục, đối phó, bạo hành.

Lợi ích của trông trẻ với bạn có thể lớn, cái thực sự giá là rất đắt.

Thay vì hỏi: “Tôi muốn tìm trường tốt cho con”, bạn sẽ tự huyễn hoặc
và quyết định sai.

Câu hỏi thực tế là: “Tôi muốn tìm chỗ trông trẻ tốt cho con để tôi
được đi làm” bạn tiến gần hơn đến quyết định đúng. Vì bạn đặt đúng câu
hỏi.
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
95

Lúc này bạn tập trung tìm chỗ trông trẻ tử tế. Giải quyết vấn đề của
trông trẻ. Chưa phải giáo dục.

Giáo dục bạn sẽ tìm chỗ khác tử tế. Không phải những thứ nhân
danh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


96

III.TỪ TRONG RA
NGOÀI

41 ĐÚNG THỜI ĐIỂM - TIMING


“Life is a journey, not a destination.”
“Cuộc đời là một hành trình, không phải một điểm đến”
—Ralph Waldo Emerson

Nếu bạn vừa ăn tối no nê xong.

Sau đó được rủ đi ăn Buffet Combo lẩu nướng sushi miễn phí, tại
một nhà hàng mà bạn ao ước thử bấy lâu nay, bạn có muốn đi?

Dù cho suất ăn rất giá trị với cả bạn và với cả người mời, nhưng
không đúng thời điểm, bạn vẫn không thể nuốt trôi. Miếng Sushi hấp dẫn
kia trở thành cơn ác mộng.

Nếu người “lớn” thực sự có năng lực tự vấn, họ sẽ phải thừa nhận
rất nhiều “môn học” giá trị với họ chỉ trong một thời điểm nào đó.

Đợt mình học kế toán và rất hứng thú, đọc nhiều sách về nó. Mình đã
ngây thơ nghĩ sau này sẽ dạy con kế toán. Đây là một dạng áp đặt mong
muốn của mình sang người khác không đúng thời điểm. Tất nhiên cái đam
mê kế toán của mình cũng chỉ kéo dài vài năm. Sau đó cũng biến mất. Nếu
hiện tại ai rủ mình đi học kế toán mình sẽ rùng mình. Bất chấp việc mình
đã từng đam mê nó.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


97

Bất cứ môn học, sở thích nào dù giá trị đến đâu nếu không đúng thời
điểm cũng vô nghĩa.

Tư duy lỗi phổ biến thường gặp là:

“Tại sao tôi thấy nó rất giá trị, rất quan trọng mà con tôi không hứng
thú, tôi thậm chí đã mời thầy giỏi nhất về, cũng thuyết phục tự nguyện,
thấu cảm, khai phá những cái WHY lớn rồi nhưng không ăn thua?”

Không đúng thời điểm.

Khi không đúng thời điểm, bắt ép vô ích. Nhưng tin vui là bạn có thể
tạo điều kiện cho thời điểm xuất hiện.

Bố của Ngọc rất thích xem chương trình thế giới động vật hoang dã.
Nhưng mỗi lần rủ Ngọc xem cùng cô đều ngáp, rồi lấy điện thoại ra nghịch
thay vì xem cùng. Bố Ngọc thấy vậy không hài lòng, đang chuẩn bị bật ra
theo bản năng “Cái này hay như thế mà không tập trung xem”. Nhưng may
sao một phút thức tỉnh nhận ra con mình không thích không phải vì nó
chán mà vì không đúng thời điểm.

Bố Ngọc chấp nhận thực tế này và không còn khó chịu với Ngọc. Sau
đó ông book vé cho cả nhà đi Singapore một chuyến. Một trong những
điểm đến của chuyến Singapore là Singapore Zoo (Vườn thú Singapore)—
một trong những vườn thú quy mô nhất trên thế giới.

Đây là lần đầu tiên Ngọc được nhìn thấy con hổ ngoài đời. Ngọc há
hốc mồm nhìn từng bước chân, cử chỉ của nó. Ngọc không thể giấu nổi
sự tò mò liền hỏi bố rất nhiều câu hỏi. Ngoài ra cô còn xem những biển
hướng dẫn thông tin về con hổ. Cô không biết tiếng Anh nên tự Google
dịch, và cũng cảm nhận luôn tầm quan trọng của tiếng Anh.

Ra quầy lưu niệm, Ngọc xin bố mua cuốn sách màu bằng Tiếng Anh
về các loài động vật hoang dã. Bố Ngọc đồng ý, ông không thể giấu nổi
niềm vui sướng khi thấy sự tò mò của con. Trên đường về, Ngọc chỉ tập
trung lật hết trang này sang trang khác, đắm chìm vào thế giới các loài

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


98

động vật. Rồi sau đó liên tục hỏi bố.

“Con thấy không, đây là những thứ sẽ không bao giờ tồn tại ở trường
học”.

Tại sao cô lại hứng thú với nó đến vậy?

Việc tận mắt nhìn thấy con hổ sừng sững, đáng sợ ngoài đời, ở giữa
rừng cây Singapore tạo ra cảm xúc trong cô khác thế nào so với nhìn con
hổ trên TV?

Đây là cách sự tò mò tự nhiên bên trong mỗi người đâm trồi và nảy
nở trong môi trường và thời điểm thích hợp.

42 BẠN VẪN SỐNG TỐT ĐẤY THÔI


“A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from
a wise answer.”
“Một người thông thái học nhiều từ một câu hỏi ngớ ngẩn hơn một kẻ ngỡ
ngẩn học được từ câu trả lời thông thái”
Bruce Lee

Nhưng nếu giả sử Ngọc được đi Singapore Zoo rồi nhưng cô vẫn
không cảm thấy hứng thú. Tưởng tượng cô nhìn con hổ kia chỉ “wow” một
cái, sau đó không có gì chuyển biến. Liệu bố của Ngọc có nên lo lắng?

Bố Ngọc đang định toát ra ý nghĩ “Bố bất lực về con rồi, bố đã làm
hết cách, tốn rất nhiều tiền nhưng vẫn không ăn thua”. Nhưng một giây
thức tỉnh, ông nhận ra giờ hơn 40 tuổi, ông mới bắt đầu có hứng thú với
động vật hoang dã. Ông cũng từng đi sở thú, xem clip, nhưng chỉ dừng lại
ở đó. Mãi đến thời điểm cụ thể hiện tại trong cuộc đời của bố Ngọc, ông
mới có chút cảm hứng mọc lên. Sự nhận thức này của ông khiến ông đồng
cảm hơn với con và suy nghĩ thực tế hơn—thay thế bằng ý nghĩ:

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


99

“Biết đâu 40 tuổi con mình mới thích động vật hoang dã thì sao? Đâu
có chết ai?”

Đúng vậy. Đâu có chết ai.

Rất nhiều môn học ở trường lẫn “homeschool” dựa trên nguyên tắc
cưỡng chế sai thời điểm. Kiểu ép ăn khi chưa đói, ép ngủ khi chưa buồn
ngủ. Sau đó tự huyễn hoặc phải ăn nếu không chết đói. Giống như phải
ép học ngay lập tức nếu không sau này ra đời sẽ “thất bại”. Cái tư duy trời
sập, ganh đua luôn đè nét tâm trí họ.

Nhiều người “lớn” ngộ nhận cái tư duy lạc hậu sai lệch về “theo kịp”
với “theo đúng” chương trình. Biến nó thành một cuộc đua sau đó đua
nhau đút, nhồi nhét cho người học sai thời điểm. Cuối cùng làm hỏng tất
cả. Và trách người học tại sao lại nôn ọe. “Món ăn này rất ngon mà!”

Bao nhiêu đam mê đã bị dẫm nát chỉ vì sai thời điểm, dù môn học thú
vị. Người học sau khi bị ép học sai thời điểm bị sang chấn tâm lý. Nghĩ đến
môn đó là ngao ngán—như bị dị ứng đậu phộng. Phải mất một thời gian
dài mới bắt đầu cảm thấy hứng thú trở lại (nếu may mắn).

Phần lớn trẻ em rất ghét học lịch sử là vì vậy. Chưa nói đến chất
lượng tồi tệ, giáo điều mà mới chỉ là thời điểm chưa thích hợp. Nhưng
người lớn lại thường tò mò về lịch sử (sự thật). Tò mò về nguồn gốc của
mình và thế giới mình đang sống.

Bạn có để ý phải mãi đến sau khi “ra trường” (ra tù), người lớn mới
bắt đầu hứng thú trở lại tìm hiểu thế giới xung quanh? Còn khoảng thời
gian bị giam cầm ở các trại trường cưỡng chế, chúng ta luôn trong tình
trạng sinh tồn, nghẹt thở, không có hứng thú với sự kỳ diệu của thế giới?

Giờ bạn có nhớ chút gì về kiến thức Sinh Học hay Vật Lý đã được
nhồi ở trường ngày xưa không?

Bạn vẫn sống tốt đấy thôi.

Biết đâu 3 năm nữa, vào một ngày đẹp trời, bạn lại tình cờ thấy một
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
100

cuốn sách về Vật Lý bằng hình ảnh trong một nhà sách ngẫu nhiên nào đó.
Tự dưng chút tò mò trong đúng thời điểm đó trỗi dậy, bạn cầm nó lướt
thử vài chục trang—chợt nghĩ “Wow cách giải thích dễ hiểu hơn nhiều
những gì mình từng được nghe”. Bạn ra quầy thanh toán và cuối cùng nhờ
nó bạn mới thật sự hiểu ra rất nhiều thứ đã bị làm xáo trộn thời ở trại
trường.

Tất cả chỉ với một mức giá chưa bằng một buổi “học” ngày xưa của
bạn.

Hoặc tình cờ, một ngày nọ điện nhà bạn bị hỏng. Bạn cảm thấy bất
lực khi lần nào cũng phải gọi thợ đến sửa. Cái cảm giác bị lệ thuộc khiến
bạn tê liệt, thôi thúc bạn tìm tự do bằng cách nghiên cứu về nó. Bạn thử
Google cách sửa điện và hàng loạt các trang hiện ra chia sẻ một cách chi
tiết, dễ hiểu, thậm chí có cả Video hướng dẫn rất trực quan.

Bạn nhận ra nó cũng không khó như bạn nghĩ lúc đầu. Càng tìm hiểu
bạn càng wow và phá vỡ được định kiến về bản thân. Bạn đã từng cho
rằng thứ này không dành cho mình. Nhưng chính xác hơn là chưa đúng
thời điểm. Thời điểm đã tới và giờ bạn mới cảm thấy rất vào. Đau đớn hơn
bạn nhận ra cái thời đi “học” “vật lý” của bạn gần như vô ích.

Tại sao trẻ em 14 tuổi phải nắm được công thức hóa học của Acid
Sulfuric? Ngay cả người lớn đi đánh ghen còn không biết đến công thức
của loại acid này. Mình không phủ định sự quan trọng của kiến thức này,
nhưng liệu có cần phải biết vào năm 14 tuổi—một cách gượng ép? Nếu
không biết sẽ không thể sống tốt? Không thể trở thành một con người bình
thường? Và bao nhiêu người “lớn” hiện tại thuộc thơ Tố Hữu? Bao nhiêu
“giáo viên” văn thực sự viết và cho ra đời những sản phẩm nghệ thuật để
lại cho đời?

Điều mình muốn nhấn mạnh với bạn là kể cả khi thời điểm không đến,
bạn vẫn sống tốt đấy thôi.

Đời người bị giới hạn bởi thời gian. Chúng ta chỉ sống được ngần ấy
năm. Mỗi ngày chỉ thức được ngần ấy giờ. Nhưng kiến thức là vô hạn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


101

Chúng ta không cần biết hết để sống. Chúng ta chỉ cần biết đủ đã đủ sống
tốt rồi. Còn lại nếu hơn nữa chỉ là bonus.

Cũng giống như ăn. Dù bạn giàu có đến bao nhiêu, thì dạ dày cũng
chỉ chứa được từng đấy thức ăn. Bạn gần như không thể ăn tối 3 lần. Nếu
ăn được thì cũng chỉ là bonus.

Giây phút thức tỉnh sẽ cho bạn thấy bạn đang không hề chạy đua
như bạn nghĩ. Tại sao bạn phải thở dốc?

Bạn không biết rất nhiều nhưng vẫn sống tốt đấy thôi. Tại sao con
bạn không được phép?

43 QUYỀN ĐƯỢC KHÔNG BIẾT


“I am learning all the time. The tombstone will be my diploma.”
“Tôi học suốt đời. Bia mộ của tôi chính là tấm bằng”
—Eartha Kitt

Người “lớn” tự trao cho mình cái quyền được không biết. Nhưng trẻ
em thì không.

Người “lớn” không biết nhiều thứ, phần lớn những gì bị nhồi ở
“trường học” giờ đều quên hết, họ vẫn sống bình thường. Nhưng với trẻ
em, cảnh tượng trời sập hiện ra trước mắt họ. Nếu trẻ không giỏi toán,
nghĩa là sau này lớn lên sẽ chết đói. Trẻ lớp 6 phải thành thạo Hóa Học,
phải biết “giải bài tập”, phải thành thạo tiếng Anh (trong khi người lớn
không biết tiếng Anh), phải thuộc Sử, phải đến biết các “tác phẩm văn”.

Phải biết hết tất cả các lĩnh vực để không bị “tụt hậu”. Biết 10 ngoại
ngữ càng tốt. Thậm chí phải “học” thêm cả lập trình từ khi còn bé.

Với họ không bao giờ là đủ. “Không biết” được coi như một loại dịch

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


102

bệnh—chỉ áp dụng cho trẻ em.

Trẻ em không biết là một thứ đáng sợ. Trong khi chính người “lớn”
cũng không biết. Tại sao người lớn không biết vẫn sống ổn nhưng trẻ em
không biết lại là một điều kinh dị đến vậy?

Tại sao con “phải” biết ngay bây giờ?

Cái quyền được không biết này rõ ràng bị phân biệt đối xử. Không
những thế nó còn bị lệch.

Nếu có thiệt hại từ việc không biết, thì người lớn không biết sẽ gây
thiệt hại lớn hơn nhiều việc trẻ em không biết. Sự ngu dốt của người “lớn”
tạo ra tính phá hoại ở nhiều tầng khác nhau với độ lan truyền không tưởng.
Vì họ là người ra quyết định. Họ là người tác động trực tiếp quyền lực với
con cái.

Việc trẻ em không biết tưởng chừng kinh khủng lại không gây ra
nhiều thiệt hại. Trẻ em không bị kỳ vọng phải sửa điện, phải thuyết phục,
phải kiếm tiền, phải tư vấn tâm lý, phải dạy dỗ người khác, phải xây nhà,
phải mua đồ ăn healthy hay không healthy.

Việc đứa trẻ không biết ăn gì healthy không gây ra thiệt hại bằng việc
người “lớn” không biết.

Việc đứa trẻ không biết mua sách khoa học hay u mê không gây ra
thiệt hại bằng việc người “lớn” không biết.

Nếu người lớn u mê, phản khoa học, phi lý trí, thiệt hại là không
tưởng—về cả tài chính, tinh thần, mối quan hệ.

Còn nếu trẻ em u mê, phản khoa học, phi lý trí, thiệt hại là gì?

Cán cân về Quyền được không biết (nếu có) nên nghiên về trẻ em
nhiều hơn người lớn. Vì người lớn nắm giữ quyền lực. Mà quyền lực nếu
không đi kèm trách nhiệm (kiến thức) sẽ tha hóa. Giống như trao súng liên
thanh đã nạp full đạn cho tinh tinh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


103

Người “lớn” không có kiến thức giống như tinh tinh sở hữu súng liên
thanh đã nạp đầy đạn thật.

Trẻ em không có kiến thức chỉ như cầm súng phun nước. Thiệt hại
là gì?

Nếu người lớn không biết vẫn sống được, thì trẻ em không biết
CÀNG là điều chấp nhận được.

Là người ham học hỏi mỗi ngày cho đến hết đời, tất cả con người
chúng ta có một cái quyền.

Quyền được không biết.

44 QUYỀN ĐƯỢC VÔ HƯỚNG


“If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail.”
“Nếu công cụ duy nhất bạn có là chiếc búa, bạn có xu hướng nhìn mọi vấn đề
như một cái đinh”
—Abraham Maslow

Tất cả chúng ta đều “vô hướng”.

Kể cả những người bạn vốn ngưỡng mộ. Kể cả những người bạn


nhìn vẻ bề ngoài rất tự tin, hào nhoáng. Họ cũng vô hướng.

Sự vô hướng là điều vốn dĩ rất bình thường vì thế giới chúng ta liên
tục thay đổi.

99.99% các doanh nghiệp trên thế giới trong lịch sử bị xóa xổ, hoặc
bị thâu tóm. Những gì bạn nhìn thấy chỉ là nhóm 0.01% còn lại sống sót
cộng thêm số khác mới ra đời. Trong tương lai, nó sẽ lại thay máu.

Con phố thời trang Chùa Bộc ở Hà Nội vẫn tấp nập như vậy với một

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


104

dãy các cửa hàng thời trang. Mỗi lần đi qua không để ý kĩ bạn sẽ dễ dàng
kết luận rằng nó vẫn rất thịnh vượng. Chỉ đến khi quan sát kỹ, phần lớn
các shop cũ đã bốc hơi, nhường chỗ cho những shop mới. Nó không thay
máu đồng loạt mà thay một cách từ từ, từng cái một nên bạn không thấy
được tính khốc liệt. Cho đến khi cả con phố gần như toàn là các shop mới.
Những shop cũ một thời nổi đã bay màu.

Tập đoàn top như Apple có vô hướng? Họ phải liên tục sáng tạo, tìm
kiếm, thay đổi, thí nghiệm. Bởi chỉ cần 1 năm doanh thu giảm dưới kỳ
vọng, sản phẩm không thay đổi qua từng năm và cổ phiếu bay màu, chìm
vào dĩ vãng như các đế chế một thời Nokia, BlackBerry, Motorola, v.v.

Những công chức nhà nước ăn lương 7 triệu, “biên chế cứng”, liệu
có vô hướng? Khi mà họ không có chút kỹ năng khác nào để sinh tồn khi
nghỉ việc, nên phải bám trụ vào hệ thống?

Mỗi ngày chúng ta thức dậy là một ngày mới. Khác hoàn toàn với
ngày hôm qua. Thế giới đã thay đổi 1 nhịp.

Cái tư duy phải “rõ ràng hướng đi cả cuộc đời” là một tư duy sai lệch,
thiếu trưởng thành, thiếu thực tế. Tư duy này có thể là hệ quả của tư duy
“sự nghiệp ổn định” lạc hậu. Cái thời mà con người làm nô lệ tại các
xưởng, nhà máy hay dân văn phòng hành chính. Những người này thiếu
kỹ năng khi thoát ra khỏi môi trường chuyên biệt này và ngày càng trở nên
thụt lùi, lệ thuộc chứ không hề “ổn định”.

Chính vì thế, những gì bạn áp đặt con bạn chưa chắc đã còn đúng
trong vài năm tới. Thậm chí chưa chắc còn đúng trong thời điểm hiện tại.
Bạn sẽ không biết sắp tới có gì mới và điều này bình thường.

“Không biết” là điều bình thường. “Vô hướng” là điều kiện để con
người tìm kiếm, thí nghiệm, học, vấp ngã, vực dậy. Nếu con người “có
hướng” rồi anh ta cần gì đi tìm? Và “Có hướng” liệu được bao nhiêu năm?

Đến Jeff Bezos (CEO Amazon) còn vô hướng. Thí nghiệm hàng trăm
sản phẩm thất bại, chỉ trông chờ được một vài sản phẩm xuất sắc.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


105

Kỳ vọng sự “có hướng” để cho bạn cái ảo giác “an toàn” sẽ đẩy bạn
vào bể khổ. Bạn mắc kẹt trong những nỗi bất an—không phải do ngoại
cảnh nữa mà do tự tạo.

Điều gì tệ hơn cảm giác bất lực do tự mình trói chính mình?

45 ĐỘNG LỰC SẠCH VÀ BẨN


“Punishments erode relationships and moral growth.”
“Phạt phá hủy mối quan hệ và sự phát triển nhận thức đạo đức”
-- Alfie Kohn

Có hai loại động lực. Động lực sạch và động lực bẩn.

Động lực sạch giống như điện. Động lực bẩn giống như than. Cả hai
đều mang đến năng lượng, giải quyết được vấn đề trước mắt, nhưng
ngoài ra than còn sinh ra khói độc.

Động lực sạch đến từ tình yêu, đam mê, lý trí, tự nguyện.

Động lực bẩn đến từ lòng tham, đe dọa, sợ hãi, cưỡng ép, cái tôi, so
sánh, cạnh tranh, chứng tỏ.

Động lực sạch giống như khi bạn làm việc quên mình (Egoless).
“Quên mình” ở đây được hiểu theo nghĩa không còn bị cái tôi (ego) kiểm
soát. Bạn tự nguyện muốn làm một cách tận hưởng, phiêu, không quan
tâm, để ý việc người khác nghĩ gì, không quan tâm đến danh hiệu, phần
thưởng từ bên ngoài, lời khen, chê, kỳ vọng của người khác.

Động lực bẩn giống như khi bạn làm việc vì các toan tính, để chứng
tỏ, chạy theo kỳ vọng, danh hiệu, phần thưởng bên ngoài, hoặc bị ép, vì
sợ, vì tội lỗi, vì lòng tham, so sánh, cạnh tranh, hơn người, ham muốn được
người đời “ngưỡng mộ”. Thứ cặn ô nhiễm khiến cho động lực này bị bẩn

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


106

là cái tôi (Ego). Ở đây việc học đến từ cái tôi, ngay cả khi nó vẫn đem lại
“thành công” thì vẫn là thành công bề nổi, thành công bên ngoài, không
phải thành công thực sự từ xuất phát từ bên trong. Thành công bề nổi,
dẫn dắt, chi phối bởi cái tôi khiến người ta rơi vào vòng xoáy theo đuổi
“danh vọng” giống trong mấy phim Drama. Kịch tính nhưng sáo rỗng. Bên
ngoài hào nhoáng, bên trong tối tăm.

Người “lớn” theo hệ nô bộc thường hay dùng cách “kích” vào lòng
tự trọng của trẻ em.

“Con nhìn bạn kìa, bạn học giỏi, con học kém” - Bị đem ra so sánh,
làm xấu hổ

“Cái này khó lắm con không làm được đâu, hehe” - Nếu làm thì cũng
làm vì muốn chứng tỏ.

“Cả dòng họ này trông chờ vào mỗi con” - Kích động ham muốn
chứng tỏ cái tôi

Giáo dục tự do khai phóng chạy bằng động lực sạch được nâng niu
và nuôi dưỡng bởi tình yêu, đam mê thuần khiết—đến từ tự nguyện.

Giáo dục nô bộc cưỡng chế chạy bằng động lực bẩn ô nhiễm bởi cái
tôi, hủy hoại bản thể phần hồn của con người. Con người hướng đến
những mục tiêu ngắn hạn, nông cạn thay vì những mục tiêu vượt bản thân.
Cái động lực khiến người ta càng chạy càng túng quẫn, mâu thuẫn, đau
khổ, u mê thay vì bình an, hạnh phúc, tự do.

46 CHIẾN THUẬT ĐÚT LÓT, HỐI LỘ CON NÍT

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


107

“Nếu con điểm cao, mẹ sẽ cho chơi điện thoại”

“Nếu con được học sinh giỏi, con thích gì bố cũng cho”

“Nếu con ngoan, mẹ sẽ yêu con”

Đây là cách phổ biến mà phần lớn cha mẹ, giáo viên tạo “động lực”
cho con.

Họ không nhận ra bản chất đây là một hình thức đút lót hối lộ.

Chúng ta chỉ đút lót hối lộ khi người kia không muốn làm. Hay nói
cách khác, không tìm thấy ý nghĩa, giá trị từ việc phải làm nó. Người kia
nhìn nó là một công việc vô nghĩa, chưa đủ thuyết phục.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


108

Alfie Kohn đã dẫn ra một loạt dẫn chứng trong Cuốn Punished By
Rewards (Trừng Phạt Bằng Phần Thưởng)—cho thấy dùng phần thưởng
để tạo động lực là một ý tưởng tồi tệ đến mức nào. Nó làm ăn mòn phần
động lực bên trong (Intrinsic Motivation) của con người, thay thế bằng
động lực bên ngoài (Extrinsic Motivation).

Ban đầu đứa trẻ sẽ làm vì tự cảm thấy thích. Sau khi quen được hối
lộ, đứa trẻ không còn cảm thấy thích, trừ khi có phần thưởng. Không
những thế giá trị phần thưởng còn phải lớn dần theo thời gian. Giống như
một dạng nghiện.

Tưởng tượng một ngày khoản hối lộ bị dừng lại, đứa trẻ sẽ nghĩ gì?
“Làm làm gì nhỉ? Thôi từ từ, khi nào được thưởng mới làm. Mà phần
thưởng là gì nhỉ? Có đáng không?”

Nếu đứa trẻ chưa từng thích, trao thưởng chỉ có tác dụng trong
khoảng thời gian chớp nhoáng. Nhưng tình yêu đam mê, ý nghĩa bị can
thiệp, kìm hãm, gây ức chế trong dài hạn.

Hối lộ đút lót trẻ để “học”, hoặc nghe lời giống như cho đường vào
salad để khuyến khích trẻ ăn salad nhiều hơn.

Alfie Kohn: “Phần thưởng tạo ra nhiều thiệt hại nhất đến hứng thú khi
bản chất công việc đó vốn dĩ rất thú vị”

Vì thiếu hiểu biết, cha mẹ, giáo viên phá vỡ đam mê của trẻ là có thật.
Đứa trẻ đã dần dần hứng thú, họ ngay lập tức đổ một đống đường vào,
treo một đống thưởng, danh hiệu, hứa hẹn. Vì quá vội vã, sợ hãi, kết hợp
thiếu hiểu biết, họ phá hoại tình yêu tự nhiên đến từ bên trong.

Mối quan hệ chuyển từ nhân văn sang thể hối lộ rẻ tiền—phổ biến ở
giới quan chức, công chức. Cái thế giới vẩn đục mà họ, nhiều người lớn,
còn đang muốn dứt ra không được. Nhưng họ lại áp dụng với con họ một
cách rất vô tư.

Nếu salad bạn làm vốn dĩ đã hấp dẫn, sao phải cho đường?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


109

Nếu học vốn dĩ đã tạo ra một niềm đam mê từ bên trong, sao cần
phần thưởng?

Nếu học là một “đặc quyền”, sao phải cưỡng ép, đe dọa?

47 HỌC CHÍNH LÀ PHẦN THƯỞNG


“Đừng khen thưởng việc học. Vì học chính là phần thưởng giá trị nhất.” —Kien
Tran

Không ai “thưởng” nếu bạn chơi game. Cũng không ai thưởng nếu
bạn xem phim.

Nhưng nhiều người lại thưởng việc học, và thưởng rất nhiều. Điểm
cao sẽ có tất cả. Sự yêu thương của cha mẹ, vật chất, đặc quyền trong
nhà, được khen, được bình yên, các loại giải thưởng, danh hiệu, bằng
khen…

Tại sao trẻ em chơi game không cần thưởng mà vẫn say mê, nhưng
“học” lại cần thưởng nhiều đến vậy? Điều này truyền lên đầu trẻ thông
điệp gì?

Học là một sự chịu đựng, đánh vật. Học là phải “cố”. Cố vì nó nhàm,
nó khó, nó mệt.

Bản thân chơi game chính là phần thưởng. Học thậm chí còn hơn
thế. Học không chỉ là phần thưởng mà còn hơn cả phần thưởng.

Nếu cho mình lựa chọn giữa học một cái mình thích và chơi game,
mình sẽ chọn học. Không phải vì mình bị hấp dẫn bởi “thành công” hay
“giàu có” trong một tương lai nào đó, mà bản thân mình tận hưởng ngay
trong chính giây phút này.

Việc học (hiện tại) là phần thưởng lớn hơn nhiều kết quả của việc học

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


110

(tương lai)

Chúng ta không cần phải chờ đợi “một ngày nào đó sẽ thành công”.
Bản thân việc chúng ta thích học chính là thứ thành công rõ ràng, hiện thực
nhất.

Hứa hẹn quả ngọt của tương lai sẽ làm giảm đi quả ngọt trong hiện
tại. Giảm quả ngọt trong hiện tại lại khiến quả ngọt trong tương lai giảm
theo.

Tập trung vào quả ngọt trong hiện tại, thay vì hứa hẹn tương lai, lại
vô thức làm tăng xác suất quả ngọt trong tương lai.

Học chính là phần thưởng. Phần thưởng nằm ở hiện tại. Bất kỳ phần
thưởng bên ngoài nào khác cho vào chỉ làm loãng và làm giảm đi giá trị
của phần thưởng thực sự.

Phần lớn cha mẹ theo hệ nô bộc đánh đổi học thật lấy học dởm. Học
dởm ít ra còn “bằng bạn bằng bè”. Ít ra sau này còn có cái “bằng”.

Sự giàu có đáng kinh ngạc của kiến thức mà chúng ta được thừa
hưởng—toàn bộ quá trình nghiên cứu và học hỏi của con người, từ thời
đại cổ đại đến nay—là một món quà.

Nó xứng đáng được nghiên cứu với đầy sự trầm trồ và kinh ngạc.

Dạy những đứa trẻ bị cuốn hút bởi nó, chứ không phải những đứa
trẻ nghĩ rằng học là một trải nghiệm đau khổ.

(Tham khảo thêm Tập 73—Đừng Khen Thưởng Việc Học—Podcast


Đừng Chạy Theo Số Đông)

48 ĐỘNG LỰC BÊN NGOÀI VS. BÊN TRONG

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


111

Động lực bên ngoài rỗng hồn nhưng tạo lòng tham vô đáy.

Động lực bên trong phiêu, sâu trong tâm hồn và không còn tính tham.

Động lực bên ngoài giống như đường. Tạo cảm giác no, thảo mãn
ảo. Nhưng rỗng dinh dưỡng. Gây nghiện, tạo sự lệ thuộc, thèm khát, vật
lộn không đáng có.

Động lực bên trong giống như rau xanh. Giàu có dinh dưỡng, thiết
yếu và khiến cuộc đời đáng sống.

Nếu như dinh dưỡng khai phóng chối bỏ chất gây nghiện như đường.
Giáo dục khai phóng chối bỏ động lực bên ngoài.

Điều này không ám chỉ bạn không bao giờ được dùng phần thưởng
vật chất. Bạn vẫn có thể dùng phần thưởng, đây là lựa chọn cá nhân,
nhưng cần nhận thức phần thưởng vật chất không thuộc phạm trù của
giáo dục khai phóng.

Khi bạn tiêm phần thưởng (giải thưởng) vào dòng máu nhiệt huyết
với mong muốn “tạo động lực”, bạn đang đốt cháy giai đoạn. Sự vội vàng,
hấp tấp của bạn giống như muốn cây mau lớn phải đổ thật nhiều nước.
Cây không những không mọc nhanh hơn mà ngập úng không thể mọc bình
thường.

Ý niệm khai phóng xuất phát 100% từ khai phóng thế giới bên trong
(Inner World). Thế giới bên trong giống như mảnh vườn cần được chăm
sóc tử tế, cần mẫn, tỉ mỉ, chậm rãi, không thể vội. Bạn cần hiểu nó trước,
mỗi ngày hiểu thêm một chút, những chiếc lá đầu tiên sẽ mọc.

Mọi tình yêu, đam mê, nhiệt huyết, ý nghĩa đều xuất phát từ bên trong
một cách tự nguyện. Giống lá cây sẽ mọc một cách tự nguyện.

Câu hỏi cốt lõi: Điều gì khiến việc “học” thứ này quá xứng đáng?

Nếu chính người hỏi không trả lời được, sao phải tốn tiền, thời gian,
tâm trí cho nó?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


112

Sao phải cắm đầu vào làm một thứ một cách đầy cục súc mà bản
thân chưa khai phóng được tại sao?

49 KHAI PHÓNG CÁI TÔI CHA MẸ


“Ego is probably one of the biggest poisons we can have - it's toxic to any
environment.”
”Cái tôi là thứ chất độc lớn nhất mà chúng ta có - nó độc hại ở tất cả mọi nơi”
Jonny Kim

Khai phóng phần lớn không phải vấn đề của con. Mà là vấn đề của
cha mẹ.

Khi cha mẹ trong sâu thẳm vẫn còn sân si, thích khoe, con không thể
khai phóng.

Nếu bạn chưa giải quyết vấn đề cái tôi thích thể hiện, thích khoe,
thích được những người bên ngoài công nhận, ngưỡng mộ, chú ý đến
mình và con mình, mê những danh hiệu, “thành tích”, thích được chứng
tỏ, tất cả những việc bạn làm sẽ chỉ xoay quanh những thứ này.

Bạn cho con “học Piano” mục đích chính để thỏa mãn cái tôi thích
khoe con chơi piano của riêng bạn. Trong sâu thẳm, bạn đang âm thầm so
sánh bạn với người bạn ngưỡng mộ. Những người bạn muốn bằng hoặc
vượt mặt họ. Nhưng bạn lại nói với bản thân, bạn muốn con “học thêm
nhạc cụ”. Thực chất bạn cảm thấy bất an và muốn xoa dịu sự bất an này—
thông qua đứa con của bạn.

Có những người bị ám ảnh drama Hàn với những “thần đồng” âm


nhạc, “con nhà nòi”, cạnh tranh nhau, giành giật lấy những “giải thưởng
danh giá”. Phim Drama thường đẩy mọi thứ lên đỉnh điểm, tạo mâu thuẫn,
bất công để bạn hút vào màn ảnh không dứt ra được. Những tình tiết trong
phim khiến bạn như đang sống trong đó. Nhiều người từ đó ép con như

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


113

trong phim, trở nên sân si cực độ vì nghĩ rằng cuộc đời giống như thế và
con mình luôn phải gồng mình để tồn tại—giống trên phim.

Cho con “học” theo các phong trào để một ngày nào đó sẽ “thi”,
“giành giải” dạy đứa trẻ chạy theo các hình thức “công nhận” từ bên ngoài.
Họ thường giải thích rằng như vậy để “đứa trẻ tự tin hơn”—nhưng đang
biến con thành những người sùng bái danh hiệu ảo, thèm được công
nhận, thích khoe, sân si giống như cha mẹ chúng. Để rồi làm nô lệ cho cái
tôi yếu đuối khao khát được thể hiện.

Thay vì dạy con hướng vào bên trong, làm giàu thế giới bên trong,
hiểu bản thân, họ hướng ra bên ngoài. Bởi chính bản thân cha mẹ cũng có
những mảng tối bên trong. Chính bản thân cha mẹ cũng sang chấn tâm lý
và bị cái tôi chi phối 90% tâm trí. Họ không thể tỉnh táo. Gần như mọi cử
chỉ, ý nghĩ, cảm xúc quyết định bởi cái tôi. Chưa bao giờ biết đến ánh sáng
thực sự—ánh sáng của sự thức tỉnh, mục đích thực sự, biết mình thực sự
muốn gì.

Tưởng tượng, bạn sống ở một thung lũng, nơi có những con người
nhân hậu, không ai còn muốn chứng tỏ với ai bất cứ điều gì. Tất cả mọi
người đều biết nhau, tôn trọng, trân trọng nhau. Một cuộc sống bình yên
ngày qua ngày. Bạn hạnh phúc làm những việc bạn làm. Con bạn thỏa sức
chơi đùa cùng những đứa trẻ trong làng—những đứa trẻ không bao giờ
phải gánh chịu những áp lực “học hành”, “thi đua”, “chương trình” rác
rưởi. Mà được sống thực sự. Không còn những phán xét, so sánh của
đám đông luôn xuất hiện văng vẳng trong đầu bạn. Một thiên đường trên
mặt đất.

Lúc này bạn mới thấy rõ, bạn không còn nhu cầu “thể hiện” hay
“gồng”. Cái tôi trở nên bé nhỏ hơn bao giờ hết.

Lúc này bạn mới thực sự tỉnh táo. Bạn và con bạn muốn gì?

Chưa muốn gì có được không? Tại sao phải muốn?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


114

50 GIẢI THOÁT RANKING


“A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat
others.”
“Một người khai phóng được thúc đẩy bởi mong muốn đạt được, không phải
ham muốn thắng người khác”
Ayn Rand

Tình bạn quan trọng hơn thứ hạng, đẳng cấp.

Dù bạn kém hay giỏi hơn tôi thì ở tầng Human Being chúng ta vẫn là
hai con người ngang hàng. Tôi và bạn đều xứng đáng được tôn trọng, đều
xứng đáng được yêu. Dù tôi và bạn có khác quan điểm về một số vấn đề,
suy cho cùng chúng ta vẫn là hai con người. Không hơn kém nhau về mặt
đẳng cấp thứ bậc xã hội.

Hệ thống trường học nô bộc huấn luyện bộ não của cha mẹ và trẻ
em rằng thứ bậc xã hội là cách sống bình thường. Điểm số nói lên người
này xứng đáng được yêu hay bị ghét. Danh hiệu quyết định giá trị một con
người. Người ta khi bị ép vào môi trường này thường sẽ bị cuốn theo dòng
chảy của đám đông. Đám đông sẽ phải chơi những trò chơi được thiết kế
sẵn. Những trò chơi mang tính giành giật, đấu đá nhau, để giành “giải
thưởng”, “danh hiệu”. Rất nhiều tình bạn hồn nhiên tuổi học trò bị ảnh
hưởng xấu từ chính sự phân biệt đẳng cấp của cha mẹ và giáo viên. Có
thể họ không nói ra trực tiếp nhưng nó âm thầm đủ để đứa trẻ cảm nhận
được.

Cha mẹ thi nhau khoe con trên mạng xã hội. Vô hình chung tạo ra một
văn hóa thành tích ảo. Nếu không khoe sẽ cảm thấy kém miếng khó chịu.
Cảm thấy bất an. Sự bất an này lại đổ hết lên đầu đứa trẻ, những áp lực
không tên được tạo ra để biến con từ một con người hồn nhiên, tự nhiên
thành một con gà chọi—luôn sống trong tình trạng chứng tỏ, không hài
lòng về bản thân.

Những danh hiệu “thủ khoa” được tạo ra như một chuẩn mực cần
hướng tới. Về bản chất, “thủ khoa” chỉ là người điểm cao nhất chứ chưa

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


115

chắc đã là người tốt toàn diện nhất. Điểm cao ở hệ giáo dục nô bộc thường
đồng nghĩa với việc bị bạo hành nhiều nhất. Khổ nhất. Bị cưỡng ép, nhồi
nhét nhiều nhất. Bản thân nhiều “thủ khoa” cũng là nạn nhân. Không có
tuổi thơ. Cả tuổi thơ bị ép cắm đầu vào luyện đề thi các loại, chạy theo
những giáo điều nô bộc. Nhưng khi được tôn vinh, cả xã hội sẽ chỉ nhìn
vào lớp vỏ bọc và ước ao.

Trường học cũng hay tạo ra các cuộc thi tranh giành các giải như
một cách để marketing. Phần lớn những giải thưởng của họ được tài trợ
bởi bên quảng cáo hoặc lấy từ ngân sách marketing. Về mặt kinh doanh
thì không có gì đặc biệt. Nhưng những người tham gia lại thường hay ngộ
nhận những cuộc thi này quyết định sự “thành bại”, “giá trị” của một con
người.

Những loại danh hiệu ảo này như hớp hồn cha mẹ. Khiến cha mẹ mất
tỉnh táo. Luôn trong tình trạng sôi sùng sục chạy theo các loại kỳ thi danh
hiệu. Luôn trong tình trạng làm “công tác tư tưởng” với con. Họ bị dẫn dắt,
tẩy não, bị điều khiển như những con rối mà không nhận ra.

Không chỉ vậy, đến tầng lớp thợ dạy cũng bị lôi ra tham gia mấy cuộc
“thi đua” ngớ ngẩn của trường. Thử văn hóa thi đua không khác gì văn
hóa “dự giờ” diễn kịch nhảm nhí. Chủ yếu để làm hình ảnh hoặc giải ngân.
Đồng thời che đậy những giá trị thực bằng những giá trị ảo.

Giáo dục tự do khai phóng đặt phần nhân tính, nhân văn lên trên đẳng
cấp xã hội.

Gốc rễ của khai phóng nằm ở sự phối hợp chứ không phải cạnh
tranh. Đôi bên cùng có lợi. Nghĩ cách tăng kích cỡ miếng bánh cho tất cả
thay vì dậm đạp lên nhau giành giật chia phần. Ở giáo dục nô bộc chúng
ta nhìn thấy rõ ràng sự giành giật. Giành giật từ cái đầu vào cho đến đầu
ra. Giáo dục đi đôi với giành giật, thiệt hơn. Sự chen lấn xô đẩy, dìm hàng
nhau, đề cao bản thân mình. Tất cả chúng ta đều là loài người. Tất cả
chúng ta đều cùng tồn tại trên một hành tinh.

Tư duy cạnh tranh đến từ cây tôi bất an mong manh dễ vỡ của mỗi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


116

con người. Sự khai sáng đến từ việc hiểu và nhận thức rõ ràng tác động
của cái tôi để vô hiệu hóa nó. Vô hiệu hóa cái tôi mới có thể giúp cho các
mối quan hệ khai phóng. Trường học là môi trường không những không
giúp khai sáng, vô hiệu hóa cái tôi nó thậm chí còn ra sức kích thích liên
tục cái tôi sân si.

Để ý kỹ bạn sẽ thấy khi chúng ta thoát khỏi môi trường trường học.
Thời gian đầu tiên chúng ta vẫn để tư tưởng cạnh tranh lấn át. Vẫn quen
thói so sánh cấp bậc, xếp loại con người thông qua địa vị. Vẫn quen thói
giành giật. Mãi một thời gian sau khi chúng ta có thời gian chữa lành hoặc
tăng cường kiến thức giác ngộ, tư duy cạnh tranh so sánh mới dần dần
phai nhạt.

Lúc này chúng ta mới bắt đầu thực sự học cách kết nối với con
người, kết nối với bản thân, học cách yêu thương thực sự đúng nghĩa.

51 “ĐẬU ĐẠI HỌC” VÀ SỰ CỨU RỖI


“Desire is a contract that you make with yourself to be unhappy until you get
what you want.”
“Ham muốn là bản hợp đồng tự ký với chính bạn với điều kiện bạn bất hạnh
cho đến khi có được nó”
Naval Ravikant

Có lẽ trong tất cả các ảo giác tương lai cứu rỗi thời tuổi thơ, “Đậu
đại học” là nặng nhất.

Nếu so với tôn giáo, “đậu đại học” có thể đứng cùng hàng với “đắc
đạo”, hoặc “lên thiên đường”.

Sau khi bị người lớn nhồi nhét quá nhiều vào đầu, kết hợp truyền
thông liên tục đưa tin, cả thế giới tuổi thơ của trẻ em bị nhuốm màu “Đậu
đại học”—như một dạng chân lý cuộc đời.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


117

“Đậu đại học” được xem như cách tốt nhất để làm hài lòng cha mẹ.
Muốn ba mẹ vui? Chỉ cần tỏ ra “học ngày học đêm”, cày đề, ôn thi, điểm
cao và “trúng tuyển” vào đại học.

Ngày xưa ba mẹ mình nói với mình: “Con chỉ cần học tốt, không phải
lo nghĩ gì chuyện khác”. Ám chỉ trên đời này không có gì quan trọng, ý
nghĩa hơn việc được nhận vào trường đại học. “Đậu đại học” sẽ mang đến
một “tương lai” sáng rực, một bầu trời lung linh, thiên đường. Chỉ khi đậu
đại học mới được phép sống trong hạnh phúc vĩnh cửu. Chỉ khi đậu đại
học mới được phép yêu và tôn trọng bản thân. Mới được phép cảm thấy
bản thân mình đủ đầy.

Ngược lại chưa “đậu đại học” nghĩa là mình chưa đủ, không xứng
đáng được tôn trọng, yêu thương, “không có trình độ”, hoặc tệ hơn “không
có hiếu với cha mẹ”.

Việc thần thánh hóa “Đậu đại học” của đám đông tạo ra một thứ văn
hóa bất chấp, dẫm đạp lên nhau để có được sự công nhận, chấp nhận từ
bên ngoài về “trình độ” của bản thân. Bằng cấp, giấy chứng nhận được in
ra một cách vô tội vạ bừa bãi, gần như chẳng còn nhiều giá trị nhưng được
sùng bái mù quáng—dù sâu thẳm bên trong chúng ta thấy sai sai và ý thức
được nó không có nhiều giá trị.

Em họ mình sắp lên “lớp 6”, chưa “nhập học” đã bị “cô giáo” bắt đi
“học thêm” trước chương trình. Xong được dặn dò nếu ai hỏi cấm không
được xì ra là cô mở lớp dạy thêm. Về phía cha mẹ, họ dọa dẫm con những
kịch bản như “Không theo kịp chương trình”, rồi “chương trình khó lắm”
để khiến họ cống tiền dựa trên nỗi sợ thay vì lý trí.

Nhiều “Học sinh lớp 10” đã phải rục rịch học trước chương trình “lớp
12” để sẵn sàng “ôn thi Đại Học”. Vì lớp 11 mà học trước lớp 12 là yên
tâm, giờ phải học trước từ lớp 10.

Câu hỏi đặt ra, liệu sắp tới “học sinh lớp 1” có phải chuẩn bị “luyện
thi đại học?”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


118

52 TÔI LÀM SAO MÀ DẠY ĐƯỢC CON TẤT CẢ


“Giáo dục tự do không có nghĩa cha mẹ trực tiếp dạy.
Mà cha mẹ được tự do CHỌN người dạy và cái cần thiết dạy” - Kien Tran

Có một hiểu lầm trong giáo dục tự do khai phóng.

Đó là cha mẹ phải thuộc bậc “giáo sư”, “thiền sư” gì đó, trình độ phải
thật “cao siêu”, biết đủ lĩnh vực, thì lúc này mới có thể dạy được con.
Ngoài ra phải có thời gian rảnh 24/24 để kèm cặp. Điều kiện này sẽ không
bao giờ được đáp ứng, dù bạn có là Elon Musk.

Giáo dục tự do không phải cha mẹ “dạy tất cả”. Giáo dục tự do là
cha mẹ được tự do chọn người dạy, tự chọn chương trình học, tự do thoát
khi không còn thấy phù hợp, tự do trả khoản chi phí.

Như vậy, cha mẹ được làm chủ người dạy, chương trình học, khả
năng thoát, tài chính. Sự linh hoạt tăng vọt—trái ngược hoàn toàn với hệ
giáo dục nô bộc thường biết.

Ở hệ giáo dục đào tạo nô bộc:

- Cha mẹ không được chọn người dạy. Người dạy sẽ thường do


quan chức bổ nhiệm, mang tính hên xui, rủi ro cao.

- Chương trình “học” cũng do quan lại đương thời phê duyệt, áp đặt.
Bạn phải theo đến cùng.

- Bạn khó thoát vì sẽ bị đe dọa, sợ hãi.

- Bạn phải chấp nhận các khoản phí không tên (tiền đút lót tham
nhũng 20/11, tiền “xây dựng trường”, tiền quỹ “hội phụ huynh”, tiền
“đoàn”, tiền “học thêm” để cô mua nhà, mua ô tô và cho các con cô đi du
học.

- Chưa tính đến sự thiệt hại về mặt tinh thần của trẻ trong suốt quãng
đời về sau là khoản thiệt hại không thể đo đếm được.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


119

Giáo dục tự do khai phóng có thể khiến bạn mới đầu vô hướng,
nhưng bạn không bao giờ còn phải đau đầu với những mớ rác tâm trí như
vậy. Thà vô hướng vẫn còn hơn chui vào ngõ cụt.

Về bản chất, cha mẹ đấu thầu từ thị trường người dạy tự do ở ngoài.
Những người dạy, chương trình dạy sẽ phải đấu thầu về chi phí, chất
lượng, thời gian, sự phù hợp. Đây là mối quan hệ tư bản cạnh tranh rất
công bằng, hòa bình, văn minh, chất lượng cao.

Nếu chẳng may vớ phải người không phù hợp? Bạn hoàn toàn không
phải cố chịu thêm hàng năm trời nhũng nhiễu như hệ giáo dục nô bộc, mà
có thể nhanh chóng chấm dứt hợp đồng. Sau đó nhẹ nhàng rút ra bài học,
và chọn người dạy khác phù hợp hơn. Lúc này xác suất chọn đúng sẽ cao
hơn.

Xin được nhắc lại bạn đọc một lần nữa, giáo dục tự do không phải
cha mẹ phải trực tiếp dạy mà được tự do CHỌN người dạy phù hợp.

Như vậy, quyền lực lúc này thuộc về bạn thay vì băng đảng trường
học. Bạn có cảm nhận được thứ sức mạnh này không? Lâu rồi không có
cảm giác mình được làm chủ vận mệnh phải không?

Tất nhiên, trong đầu bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những kháng cự quen
thuộc như:

“Nhưng mà chọn kiểu gì bây giờ! Làm sao biết chọn ai với ai! Làm gì
có ai định hướng!”

53 KỸ NĂNG CHỌN NGƯỜI DẠY


“Tôi không biết” ko phải lý do để kết thúc. “Tôi không biết” là lý do tôi muốn
biết - Kien Tran

Bạn có thể không dạy được một số môn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


120

Cha mẹ có thể ủy thác việc dạy, nhưng không thể ủy thác kỹ năng
chọn người dạy.

Bạn có thể không biết dạy một số cái. Nhưng bạn ít nhất phải có kĩ
năng chọn người dạy một cách chuyên nghiệp. Bạn phải học cách đánh
giá tính hiệu quả của chương trình dạy với độ chính xác cao. Đây là kỹ
năng tối thiểu không thể ủy thác. Việc bạn thất bại ban đầu là điều dễ hiểu.
Chúng ta sẽ chọn sai, nhưng ít ra chúng ta rút kinh nghiệm và chọn đúng
hơn lần sau.

Nếu kỹ năng chọn người dạy mà bạn còn bất lực không muốn cải
thiện, mài dũa, theo đuổi. Thì mình không tin bạn thực sự quan tâm đến
giáo dục. Bạn chỉ đang ra vẻ quan tâm. Bạn chỉ đang muốn “tỏ ra” quan
tâm để nhận được sự giúp đỡ mà không cần bỏ bất cứ công sức tìm hiểu.
Chính bởi bạn không thực sự quan tâm cho nên bạn sẽ hút phải những cá
nhân bóc lột, hoặc nhận lời khuyên theo trào lưu “danh tiếng”—thay vì giá
trị thực sự. Chỉ khi bạn quan tâm thực sự, minh chứng bằng việc bạn có
khả năng đánh giá chương trình học về tính hiệu quả, chi phí, lúc này xác
suất bạn chọn đúng người, đúng chương trình sẽ cao. Bạn sẽ tránh được
các đám lang băm “luyện thi” nhân danh giáo dục.

Mình xin nhấn mạnh đây là kỹ năng không thể thương lượng, không
thể ủy thác.

Chính vì vậy, nếu bạn nói rằng “tôi không biết phải làm sao” thì đúng
thực sự không ai có thể giúp được bạn.

54 CHA MẸ HIỂU CON HƠN GIÁO VIÊN


“Tưởng tượng trao con cho một người hoàn toàn xa lạ, và huyễn tưởng rằng
họ hiểu và yêu con mình hơn mình”
—Kien Tran

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


121

Cha mẹ thường ngộ rằng giáo viên là những người có “nghiệp vụ sư


phạm”, hiểu cách dạy thế nào cho tốt nhất.

Nhưng họ quên mất với giáo viên, con của họ chỉ là một người xa lạ
trong số hàng ngàn đứa trẻ phiền toái khác nhau. Dù có tốt đến mấy đi
chăng nữa, tại sao họ phải dành sự quan tâm đặc biệt tới con bạn? Họ
không phá cho đã là may. Việc ngộ nhận rằng giáo viên dành hết tuổi xuân,
tâm trí, sự kiễn nhẫn, trình độ, sự quan tâm cho đứa con bé bỏng của mình
để mình không phải làm gì là một dạng mơ tưởng huyễn hoặc—để cảm
thấy nhẹ nhõm ảo.

Sự thật là nếu có yêu và hiểu thì không ai yêu và hiểu con hơn cha
mẹ.

Đây là lý do cha mẹ sẽ cần phải giành lại phần lớn giáo dục. Chỉ nên
ủy thác những phần phụ. Kể cả có ủy thác cũng vẫn phải chọn lọc kỹ lưỡng
như tuyển dụng.

“Trăm sự nhờ cô” là tư duy của những người thích huyễn tưởng
muốn vứt đi gánh nặng nuôi dạy con cái.

Suy cho cùng, chỉ có cha mẹ yêu và hiểu con nhất.

Dù mơ tưởng đến đâu đi chăng nữa, đứa con này vẫn là của mình.
Và chỉ mình.

55 BẠO HÀNH “HỌC THUỘC"


“Never memorize something that you can look up”
“Không bao giờ học thuộc cái gì mà bạn có thể tìm được”
Albert Einstein

Hệ giáo dục nô bộc có một cách bạo hành quen thuộc đó là bắt “học

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


122

thuộc”.

“Học thuộc” là một phương pháp tra tấn vô cùng dã man bởi nó
không khác gì việc liên tục bị nhét cơm trắng vào miệng—khiến chúng ta
muốn nôn ọe. Nhưng vẫn phải cố nuốt bằng được để đối phó với “kiểm
tra”.

Sự thâm hiểm của một số thợ dạy nằm ở việc thay vì tìm cách cho
trẻ em HIỂU (Understand), họ lại bắt phải ghi nhớ mà không cần hiểu.

Nhiệm vụ của người thợ dạy đáng lẽ ra nằm ở làm cho Hiểu. Nếu
người học không hiểu, điều đó có nghĩa người thợ dạy đã thất bại và cần
thay đổi chiến lược. Nhưng thay vì thừa nhận thất bại này, họ chơi trò
“giao bài tập” và bắt ghi nhớ để hôm sau “kiểm tra bài cũ” lấy điểm. Đẩy
trách nhiệm đó cho người học.

Sau đó khi người học bị dư chấn tinh thần không thể nhớ nổi khi
không hiểu, người học bị cáo buộc “học lực kém” hoặc “lười”. Sau đó bị
mách với “phụ huynh”, lại kéo dài thêm chu kỳ bạo hành ở nhà. Phụ huynh
nếu hiểu biết một chút sẽ nói “Thôi cố đi con ạ, bố mẹ cũng chịu” khiến
đứa trẻ rối loạn. Phụ huynh nếu kém hiểu biết hùa theo thợ dạy sẽ ra sức
“dạy dỗ” con mình.

Nhớ là hệ quả của hiểu. Nhưng hiểu lại không phải hệ quả của nhớ.

Bạn phải hiểu thì mới nhớ. Nhưng bạn nhớ không chắc đã hiểu. Học
theo kiểu nhớ thay vì hiểu không khác gì trồng cây mà không có rễ, chỉ
cắm cái lá xuống đất.

Thợ dạy lười biếng hoặc bất tài trong việc dạy sẽ tập trung vào ghi
nhớ. Tạo ra sự bạo hành não bộ rất kinh khủng tới những đứa trẻ bất lực
yếu đuối không có ai bênh vực (kể cả cha mẹ chúng).

Không những vậy, những đứa trẻ còn bị bắt nhớ những thông tin rác
và vô nghĩa như năm sinh năm mất của mấy gã nhà thơ, nhà văn nào đó.
Phải thuộc cả thơ của những người lạ. Thuộc sau đó chép lại trong cái gọi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


123

là “bài kiểm tra”.

Những “điểm 10” toàn hư ảo vì bài kiểm tra đánh giá năng lực nhớ-
chép. Bài kiểm tra thử sức chịu đựng khi bị tra tấn.

Bạn sẽ thấy cái gọi là “nghiệp vụ sư phạm” chỉ là một trò hề khi một
điều tối thiểu như vậy họ cũng không nắm được. Hoặc là có nhưng bản
thân họ cũng không còn phần nhân tính để thấu cảm với đứa trẻ.

Môn tiếng Anh thì bắt “chép từ mới” đúng kiểu bạo hành bản kiểm
điểm rất Bolshevik. Có những ma giáo thậm chí còn bắt thuộc và viết lại
cách phát âm theo IPA…

Nếu bạn không nhìn thì mọi thứ có vẻ vẫn đang “tốt đẹp” như những
khẩu hiệu. Càng nhìn bạn càng thấy ớn lạnh.

Ngay lúc này đây, ở Việt Nam, hàng triệu trẻ em vẫn đang cặm cụi bị
ép ngồi “học thuộc” để mai thi. Học thuộc để lấp đầy cho sự không hiểu—
cái trách nhiệm đáng ra thuộc về thợ dạy (đã lĩnh lương).

Tuổi thơ trẻ em Việt Nam là một tuổi thơ đầy cay đắng.

56 HIỂU HIỂU HIỂU


“Understanding causes memory
Memory does not cause understanding.”
“Hiểu tạo ra nhớ.
Nhớ không tạo ra hiểu.”

Cốt lõi của mọi loại giáo dục là hiểu. Hiểu là mục tiêu chứ không phải
ghi nhớ.

Hiểu là gốc, nhớ chỉ là ngọn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


124

Nhớ chỉ là hệ quả tất yếu của hiểu. Nếu bạn không hiểu, bạn phải tìm
cách hiểu chứ không phải cố gắng ghi nhớ. Để hiểu, bạn phải nắm được
bản chất, cách vận hành, mối liên hệ và sau đó liên hệ thực tế tới cuộc
sống thực của bạn.

Ghi nhớ là ngụy giáo dục. Hiểu là giáo dục đúng nghĩa.

Khi hiểu bạn có thể cảm nhận được mọi thứ trở nên thông suốt, khai
sáng. Trên lưng của bạn không còn những gánh nặng. Bạn nhẹ gánh hơn.
Trong khi đó ghi nhớ làm cho bạn càng thêm nặng gánh. Giống như việc
leo núi bạn phải bám vào khe đá một cách rất lỏng lẻo. Bạn phải cố lưu
những cái mà đáng ra không cần cố.

Qua thời gian não của bạn tích trữ đầy rác. Nó trở nên càng càng
chậm, ù lỳ, như một chiếc xe chạy 10 năm mà không thay dầu. Trong khi
đó người hiểu không cần nhớ. Một khi đã hiểu, nó đã trở thành một phần
của bạn. Nhưng nếu chưa hiểu mà chỉ nhớ, không khác nào mang theo
đống rác trên người.

Đó là lý do bạn cần bài trừ hành động ghi nhớ, học thuộc bằng mọi
giá nếu muốn bảo tồn sức khỏe tinh thần.

Cách nhanh nhất để hiểu đó là minh họa nó một cách trực quan, nếu
được sống nó. Tìm cách áp dụng nó ở trong đời thực. Sờ vào nó, cảm
nhận nó bằng giác quan.

Với những kiến thức trừu tượng và học thuật hơn, bạn sẽ cần học
thêm kỹ năng đơn giản hóa để hiểu. Hiểu là mục tiêu tối thượng.

Chính bởi chúng ta bị sang chấn nhiều năm qua việc bị ép học thuộc
trong quá khứ, nên chúng ta thường tự động gắn liền việc học với học
thuộc. Đây là lý do mỗi khi bạn chưa hiểu, bạn sẽ lại quay lại con đường
cố để ghi nhớ. Mỗi khi bạn chuẩn bị nghĩ đến ý định “mình sẽ cố nhớ”, hãy
dừng lại một bước và suy nghĩ thức tỉnh, nhắc nhở bản thân.

“Mình muốn hiểu”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


125

57 NGUYÊN TẮC THƯƠNG LƯỢNG


“Any negotiation involves compromise and no one will get everything they
want.”
”Bất cứ cuộc thương lượng nào cũng tồn tại sự thỏa hiệp, và không ai có
được tất cả mọi thứ họ muốn”
—Nicky Morgan

Giáo dục tự do khai phóng khi mối quan hệ tự do khai phóng.

Mối quan hệ tự do khai phóng đến từ nguyên tắc phụ của nguyên tắc
Tự Nguyện—Đó là Nguyên tắc Thương Lượng.

Thương lượng không chỉ nằm trong kinh doanh, thương trường ở
trong phòng họp các giám đốc như chúng ta vẫn tưởng. Nó ở khắp nơi.
Thương lượng là phương pháp giao tiếp cơ bản, lành mạnh giữa người
với người. Tạo ra mối quan hệ cả hai cùng thắng, dựa trên các điều khoản
định sẵn và đồng ý bởi cả hai bên.

Từ khóa ở đây là: Cùng thắng, đồng ý bởi cả hai bên.

(1) Cùng thắng bởi nếu không đây là sự cạnh tranh đối đầu.

(2) Đồng ý bởi cả hai bên nếu không đây là mối quan hệ cưỡng chế,
độc tài.

Chúng ta trong tiềm thức hiểu khá rõ và áp dụng rất nhiều thương
lượng trong giao tiếp với bạn bè, khách hàng, người lạ.

Khi mua bán, chúng ta thương lượng về mức giá, điều khoản. Khi đề
nghị đi ăn ở quán nào với những người bạn, chúng ta cũng thương lượng
với nhau. Khi đề xuất việc ngủ sớm hay thức muộn xem phim với bạn đời,
chúng ta cũng thương lượng.

Nhưng thương lượng lại trở nên xa lạ khó hiểu khi người lớn nói
chuyện với trẻ em. Hay giáo viên với học sinh. Khoảng cách quyền lực
khiến con người bị tha hóa một phần—dẫn đến thay vì dùng thương lượng

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


126

hòa bình, chúng ta dễ bị cuốn vào áp đặt mà không cần sự đồng thuận từ
bên kia (yếu thế hơn).

Khôi phục lại nguyên tắc thương lượng sẽ khôi phục sự lành mạnh
trong mối quan hệ cha mẹ-con cái.

Thay vì áp đặt, chuyển sang thương lượng.

Thay vì mẹ cấm con chơi điện thoại. Nếu không ăn đòn.

Chuyển sang:

Nếu con chơi trong vòng 1 tiếng, và đồng ý với điều khoản này, con
sẽ được chơi. Nếu hết một tiếng mà con từ chối trả lại. Mẹ sẽ lấy lại điện
thoại và giảm thời gian cho mượn những lần sau. Nếu tuân thủ đúng
nguyên tắc đề ra, tăng tín dụng, mẹ sẽ tăng thời gian lên.

Con được lựa chọn. Đồng ý, từ chối hoặc đưa ra đề xuất khác.

Giả sử con bạn đề xuất: “Con muốn chơi 2 tiếng thay vì 1 tiếng”. Đây
là biểu hiện của năng lực thương lượng tốt—không vội vã đồng ý với lời
đề nghị đầu tiên mà khảo sát thêm. Bạn nên hoan nghênh hành động này
của con.

Lúc này bạn chỉ cần hỏi lại như sau: “Điều gì khiến con nghĩ 2 tiếng
là phù hợp?”

Bản thân câu hỏi này đến từ sự tôn trọng lắng nghe ý kiến của con.
Con cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy người mạnh đang lắng nghe và
tôn trọng người yếu thế. Câu hỏi đơn giản này cũng khiến con bạn thấy
mẹ rất tò mò và vì thế muốn chia sẻ thêm thay vì chọn cách ăn vạ.

“Con thấy 1 tiếng hơi ít. Con muốn chơi 2 tiếng cho thoải mái”

Tất nhiên lý lẽ chưa đủ thuyết phục, bạn hoàn toàn có thê đào sâu
thêm để con tăng khả năng thuyết phục. Hoặc bạn cũng có thể từ chối.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


127

“Không, mẹ không cảm thấy thoải mái khi con chơi 2 tiếng. Nếu con
muốn chơi 2 tiếng, con cần thêm thời gian chứng minh cho mẹ thấy 1 tiếng
là giá trị và vô hại. Lúc này mẹ mới dám tăng thêm thời gian chơi từ từ”.

Con bạn sẽ nghĩ gì?

“Mẹ mình có ranh giới rõ ràng cần tôn trọng. Tuy vậy, mẹ mình vẫn
mở ra cho mình cơ hội, mẹ mình vẫn rất công bằng chứ không áp đặt.
Mình muốn chơi thêm, mình sẽ cần phải tăng tín dụng, mình phải thể hiện
mình không ham mê. Đây là cái giá phải trả. Có vẻ hợp lý và cả 2 cùng
thắng”

Con đồng ý với điều khoản của mẹ.

*Hai mẹ con bắt tay* DEAL!

Tự nguyện, thương lượng tạo ra mối quan hệ khai phóng và những


con người khai phóng.

Thương lượng cũng tồn tại bởi mâu thuẫn giữa cha mẹ/con cái là
không thể tránh khỏi. Nó chắc chắn sẽ xảy ra và xảy ra nhiều. Chính vì thế
nếu bạn không có phương pháp để giải quyết mâu thuẫn, bạn sẽ mặc định
sang bạo lực, cưỡng chế, áp đặt, thao túng và đưa văn minh con người
về kỷ nguyên đồ đá. Thương lượng hòa bình chính là “thuốc” để giải quyết
mâu thuẫn tận gốc. Từ đó mọi sự cao trào, đổ vỡ, rạn nứt, sứt mẻ, độc
hại trong mối quan hệ không đáng có được giảm thiểu về gần Zero.

Mâu thuẫn sẽ luôn tồn tại. Điều này khỏi bàn cãi. Nhưng không phải
mâu thuẫn nào cũng có thương lượng. Câu hỏi không phải “làm thế nào
để không có mâu thuẫn” mà là “khi mâu thuẫn xảy ra bạn sẽ dùng thương
lượng hay cưỡng chế?”

Thương lượng sẽ đòi hỏi sự thỏa hiệp nào đó từ phía mỗi bên. Đây
là bản chất của thương lượng. Vì vậy, việc cha mẹ hay con cái đều sẽ chịu
thiệt thòi là điều hết sức bình thường. Chúng ta nên làm quen với điều này
thay vì đòi hỏi phải có tất cả. Bởi có tất cả thường sẽ đồng nghĩa với không

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


128

có gì.

58 TÁC HẠI CỦA PHẠT


“Khi yếu lý lẽ, chúng ta thường sẽ chọn phạt cho nhanh. Bạn ức chế không
phải vì con làm “sai”, bạn ức chế vì bạn yếu lý lẽ.”
—Kien Tran

Phạt là cách để huấn luyện động vật, thay vì áp dụng cho con người.

Động vật không có khả năng hiểu lý lẽ, tự vấn, lắng nghe bạn nói
chuyện. Bạn sử dụng hình phạt (nhẹ) như một cách để tác động lên cơ
chế đau (Pain mechanism) lên hành vi của động vật, giúp bảo vệ chúng.
Sở dĩ chúng ta dùng yếu tố thưởng-phạt với động vật vì gần như không
còn cách nào khác. Động vật không có năng lực ngôn ngữ hay tự vấn.
Phạt (có chủ đích kỹ càng) tạo ra những kích thích mang tính phản xạ có
điều kiện giúp chúng sinh tồn thích hợp trong thế giới khắc nghiệt của loài
người.

Tưởng tượng nếu một ngày, thú cưng của bạn có khả năng lắng nghe
và hiểu, bạn có cần phạt không? Mình tin bạn sẽ chọn cách giao tiếp. Giải
thích với chúng tại sao không nên chạy ra đường xe cộ, tại sao không nên
tè bậy chỗ làm việc của bạn, vân vân.

Con của bạn cũng vậy, không chỉ vậy, mà còn là con người toàn vẹn,
có khả năng sử dụng lý trí (Reasoning), lắng nghe lý trí, có ý chí tự do
(Freewill).

Con người toàn vẹn được khai sáng bởi ánh sáng nhận thức, chứ
không phải những hình phạt cưỡng chế. Phạt giải quyết vấn đề ngắn hạn,
nhưng để lại hậu quả dài hạn. Con bạn không cảm thấy được tôn trọng,
và nghĩ rằng bạo lực, cưỡng chế du thủ du thục là cách duy nhất để giải
quyết vấn đề. Bạn tạo ra vết nứt giữa mình và con. Khoảng cách của quyền

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


129

lực-nạn nhân.

Phạt khiến con bạn không thực sự học được bài học. Mà sẽ chọn
cách đối phó, học sự nhu nhược, lươn lẹo để thoát phạt. Ngoài ra cái gọi
là “bài học” mà bạn muốn truyền tải cho con phần nhiều đến từ hệ giáo
dục nô bộc, những “bài học” không đáng để học. “Làm bài tập về nhà” là
biểu hiện của một nền giáo dục thất bại trong dạy chính khi bắt ép đến
trường sáng chiều xong tối vẫn không tha. Nô dịch hóa trẻ em. Tại sao
phải phạt vì không làm bài tập trong khi con bạn cần nghỉ ngơi?

Hình phạt này không những không giải quyết được vấn đề mà nó còn
muốn giải quyết SAI vấn đề. Nghĩa là sự lãng phí nhân đôi.

Thuế của phạt đó là lần sau con bạn mắc sai lầm sẽ lảng tránh, nói
dối bạn. Lúc này bạn lại quay sang trách móc, chì chiết con vì “nói dối”.
Không nhận ra gốc rễ của “nói dối” là do bạn đã áp dụng hình phạt. Bỏ
phương pháp “Phạt” và con bạn không còn muốn nói dối. Nói dối ở đây là
cách để sinh tồn trước bên nắm quyền, trước những kẻ độc tài. Nói dối là
giải pháp chứ không phải vấn đề. Vấn đề nằm ở Phạt. Vấn đề nằm ở sự
thiếu tôn trọng, sự đuối lý, sự cẩu thả khi vẩy quyền lực làm hỏng mọi thứ.

Có rất nhiều thứ phạt vô ích.

- Chơi nhiều quá cũng phạt

- Ra khỏi chỗ giờ 5 phút cũng phạt

- Nói chuyện trong lớp cũng phạt

Xã hội văn minh khai phóng không dùng “phạt” mà dùng thương
lượng, lý trí, lắng nghe thấu cảm, tự vấn. Mục đích là truy ra tận gốc vấn
đề. Khi con người đã thực sự thông, thấu, họ sẽ tự làm theo.

Khi yếu lý lẽ, chúng ta thường sẽ chọn phạt cho nhanh. Bạn ức chế
không phải vì con làm “sai”, bạn ức chế vì bạn yếu lý lẽ.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


130

59 VỞ "GHI BÀI"
“Study without desire spoils the memory, and it retains nothing that it takes in.”
“Học mà không đến từ sự ham muốn làm vẩn đục trí nhớ, và chẳng lưu lại cái
gì”
—Leonardo da Vinci

Bạn còn nhớ vở “ghi bài”?

Thời bị ép đến trường, mỗi ngày chúng ta đều phải mang theo “sách”
và “vở” tương ứng. Quyển vở đó để chúng ta ghi chép những thứ tinh hoa
được “học” trên lớp.

Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, bạn gần như không bao giờ giở ra
để đọc những gì bạn viết?

Vậy chẳng phải việc viết lại là vô nghĩa?

Thế nhưng vở ghi bài lại đóng một vai trò đó là tạo ảo giác “năng
suất” để tất cả mọi người, trong đó có chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang
“học” rất năng suất. Cha mẹ của chúng ta cũng thường kiểm tra xem ngày
hôm nay chúng ta “học” được những gì thông qua vở ghi bài. Nếu họ nhìn
thấy nhiều chữ có nghĩa rằng chúng ta đã học được nhiều. Nếu không có
chữ nào họ sẽ tỏ thái độ hoảng hốt, nghĩ rằng chúng ta đến đó chỉ chơi,
lười học. Họ chuyển sang tra khảo, đối chất như công an với tội phạm.

Trong khi đó cái gọi là vở ghi bài chủ yếu là chép lại một cách vô hồn,
theo mệnh lệnh. Chính bản thân giáo viên cũng muốn trong vở ghi bài có
một cái gì đấy để đối phó, rằng mình có dạy. Đối phó như những giờ dự
giờ mà họ biên kịch, đạo diễn, nhập vai.

Nếu không phải chép lại những lời họ dậy thì cũng là chép lại y
nguyên những gì ở trong sách. Người học lúc này không hề học mà đang
làm máy photocopy. Những máy photocopy “năng suất”, chép được nhiều
sẽ nằm ở trong vùng an toàn, thoát khỏi sự tra khảo.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


131

Hết năm học đó, đúng vở ghi bài trở thành giấy lộn đúng nghĩa. Nhà
nào thực tế sẽ gom lại để bán ve chai. Nhà nào mơ tưởng sẽ vẫn giữ lại ở
trên tủ lại càng rác nhà. Họ nghĩ rằng những thứ ở trong này có giá trị, cho
đến khi để lâu họ mới ngộ ra nó vô giá trị thật và tống khứ nó đi càng nhanh
càng tốt. Bởi không chỉ rác của năm nay mà còn rác của những năm về
sau sẽ lại liên tục tích lũy, không bao giờ đụng đến.

Vấn đề là ở chỗ những đứa trẻ đã bị huấn luyện quen kiểu đối phó.
Chép không phải đi học mà để sinh tồn, để còn về nhà nhìn mặt bố mẹ
không sưng sỉa. Để còn sinh tồn tiếp những ngày tiếp theo.

Chưa bao giờ đời học sinh được dạy ghi chép một cách tử tế. Chép
chỉ hiệu quả khi nó ngắn gọn, cần thiết, được giở lại để nhìn. Nếu nó không
quá quan trọng, nếu biết chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ giở lại
chúng ta nên chấm dứt việc trở thành máy photocopy. Đỡ làm rác não và
rác nhà.

Cha mẹ nên chấm dứt việc kiểm tra vở của con. Thậm chí, nếu phát
hiện ra vở của con có những hình vẽ do chính con tự vẽ. Thay vì bực bội
khó chịu vì con không chịu viết bài, hãy cảm thấy may mắn vì bạn đang
nhìn thấy những chồi non của sự sáng tạo, của phần hồn hiếm hoi trên sa
mạc khô cằn mênh mông.

60 "BỌC SÁCH VỞ"


Mẹ Tuân nhắc cậu bọc sách vở, dán nhãn vở để “chuẩn bị cho năm
học mới”.

Những cuốn sách mà chẳng bao giờ cậu tự nguyện mở ra đọc, trừ
khi bị bắt ép. Mất cả tiếng đồng hồ để bọc chúng một lớp nilon rất cẩn
thận “cho mới”.

Mặc dù mẹ cậu từ chối dùng ống hút nhựa, ly nhựa, tỏ ra rất ý thức

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


132

“bảo vệ môi trường”, nhưng lại bắt con bọc sách vì “cô giáo yêu cầu thế”.
Không hiểu giữ “cho mới” để làm gì khi mà những đống sách giáo khoa cũ
sau mỗi năm cậu đều vứt đi không bao giờ giở lại. Và năm tới đây cũng
vậy.

Hóa ra chỉ là tư duy đám đông vô thức. Bố mẹ thấy người khác bọc
mình cũng phải bọc cho “bằng bạn bằng bè”. Cậu bị mẹ nhắc bọc và mua
bọc nên cũng bọc trong vô thức. Chẳng ai biết bọc hay giữ mới để làm gì.
Nhưng họ vẫn cứ làm. Trong khi đáng lý ra cái họ nên quan tâm là nội dung
BÊN TRONG của cuốn sách đó.

Tại sao họ lại đặc biệt quan tâm đến vẻ bề ngoài của sách còn bên
trong thì không?

Nền giáo dục nô bộc—giống như lớp nilon bọc sách, chỉ mang tính
hình thức bên ngoài. Còn bên trong ra sao, ai quan tâm.

Thay vì tìm cách tăng chất lượng cái bên trong. Họ tự hào cuốn sách
giáo khoa ai ai cũng có và chẳng ai đọc được bọc một cách chỉnh chu, và
dán một lớp nhãn ngay ngắn.

Con người nô bộc chỉ giống như bọc nilon và những lớp nhãn vở.

61 CẢM HỨNG THÍCH ĐỌC


Để thích đọc, hãy đọc thứ bạn thích.
Lỗi sai của nhiều người là bắt đầu bằng thứ họ không thích. Và sang chấn dài
hạn với đọc.
—Kien Tran

Sách giáo khoa giết chết cảm hứng thích đọc.

Truyện tranh truyền cảm hứng thích đọc.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


133

Cảm hứng là thứ không thể bắt ép. Nó bắt buộc phải đến tự nhiên,
tự nguyện. Nếu là bắt ép, khái niệm “cảm hứng” trở nên tự hoại và không
còn tồn tại vì mâu thuẫn. Giống như “giết mổ nhân đạo”.

Gần như tất cả trẻ em đều có hứng thú đọc truyện tranh. Và gần như
chẳng ai có cảm hứng đọc sách giáo khoa.

Chính bởi trẻ thích đọc truyện tranh, trẻ vô thức xây dựng lòng tin với
đọc và cho rằng “đọc” mang lại tính giải trí và giá trị. Đọc mở ra cả những
thế giới mới mà trẻ chưa từng biết đến. Trẻ cảm nhận sức mạnh của đọc.
Dẫn đến thói quen và ham muốn đọc được hình thành.

Sau khi thỏa mãn khoái cảm truyện tranh. Lúc này tự khắc trẻ sẽ
muốn thử những thể loại khác mới hơn. Con người chúng ta luôn muốn
thử, tìm tòi, khám phá những cái mới. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi chúng ta
phải thích, làm quen với cái dễ, cái thú vị trước. Giống như cây phải mọc
đủ cứng thì mới chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Thứ khiến cho phần lớn chúng ta và trẻ ghét đọc là sách giáo khoa,
sách “ôn thi”, các sách giáo trình và những cuốn sách nhàm chán, thơ văn
chất lượng thấp tràn lan trên thị trường. Mỗi khi chúng ta có cảm hứng
muốn tìm tòi một thứ gì đó và những cuốn đó giết chết tia hi vọng. Qua
thời gian, nhiều người không còn tin đọc sách có thể giúp được họ. Vì
đúng là những cuốn sách mà họ đọc vô dụng thật. Mà chúng lại quá nhiều.

Các nhà xuất bản, công ty sách thường phàn nàn, cá thán về việc
“Văn hóa đọc kém”. Đây là một sự phóng chiếu. Bởi do các ông liên tục ra
những cuốn sách chất lượng thấp ra thị trường. Nhiều cuốn trong số đó
dù tựa rất hay, tác giả nổi tiếng nhưng không nhai nổi. Hóa ra “nổi tiếng”
là nhờ PR và quan hệ chứ không phải giá trị nhân văn. Thị trường sách
chất lượng thấp là lý do cảm hứng thích đọc của người dân thấp. Giống
như thức ăn chán không thể đổ lỗi cho người đọc “lười ăn”.

Để thích đọc, hãy đọc thứ bạn thích.

Lỗi sai của nhiều người là bắt đầu bằng thứ họ không thích. Và rồi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


134

sang chấn dài hạn với đọc.

Áp dụng cho cả hệ thống giáo dục, và bạn thấy một thảm họa. Nếu
cảm hứng của người đọc là gia cầm, thì sách giáo khoa là gã đồ tể.

62 NGUYÊN TẮC QUYỀN CON NGƯỜI—THE


HUMAN RIGHTS PRINCIPLE
Nguyên tắc quyền con người rất đơn giản:

Trước khi rao giảng bất cứ “bài giảng” hay ho, cao siêu, hay mong
muốn kỳ vọng cao siêu nào, quyền con người của trẻ em cần được đảm
bảo.

Quyền con người thường chỉ áp dụng cho người lớn. Bởi người lớn
có thể phản kháng lại và tự bảo vệ. Nhưng với trẻ em, quyền con người
thường bị xâm phạm—bằng cách nhân danh “dạy dỗ”, nhân danh “kỷ
cương”, nhân danh “giáo dục”…

Cha mẹ sử dụng roi vọt, mắng nhiếc, bạo hành tinh thần là xâm phạm
quyền con người. Trên thực tế điều này xảy ra phải đến trên 90% hộ gia
đình. Bạn sẽ thấy cha mẹ đặt rất nhiều mục tiêu cao vời vợi và nghe rất
kêu nhưng quyền con người tối thiểu của con còn không được đảm bảo.
Ngôn ngữ của họ thường chỉ thấy sự nhân danh.

Những đứa trẻ bị ép đến trường và chịu đựng suốt hàng bao nhiêu
giờ đồng hồ, kết hợp ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác
không lối thoát là một sự xâm hại quyền con người. Mỗi lần “bị điểm kém”
hoặc “cô phê bình” đều bị trừng phạt như một tội phạm. Đây là sự vi phạm
quyền con người.

Ngoài ra, những đứa con cũng bị cha mẹ coi như vật sở hữu thay vì
một con người toàn vẹn, có linh hồn. Con cái phải có “nghĩa vụ” sau này
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
135

làm rạng danh dòng họ ảo (bằng những thứ hư danh dòng đời rẻ tiền),
phải tuân theo định hướng của cha mẹ vì sự “nợ ơn”. Họ quên mất con họ
không hề yêu cầu được sinh ra, việc sinh con ra là ý muốn, quyết định ích
kỷ từ phía cha mẹ. Nhưng khi con ra đời, họ lại kể công, tạo cho con những
gánh nặng về “ơn huệ” để kiểm soát cơ thể và phần hồn đứa trẻ. Đây cũng
là sự xâm phạm về quyền con người. (Tham khảo thêm Podcast Tập 74 -
Con Cái Nợ Ơn - Đừng Chạy Theo Số Đông)

Nếu con chưa được tôn trọng, trân trọng, coi như một con người
toàn vẹn đúng nghĩa, vậy mấy cái “giáo dục” cao siêu kia để làm gì? Phải
chăng chỉ để là lý do để người ta tiếp tục cái chu kỳ bạo hành lẫn nhau?

Giáo dục không có nền tảng quyền con người làm gốc là giáo dục
rác. Là phản giáo dục.

Vì vậy, bước đầu tiên, đó là bạn không còn coi con bạn là “của bạn”
theo cách sở hữu đồ vật. Con bạn là một con người toàn vẹn. Con bạn sẽ
có cuộc đời riêng. Rất nhiều quyết định sẽ khác với mong muốn của bạn.
Đây là điều không thể tránh khỏi và cũng rất bình thường.

Việc của bạn là làm tốt nhất có thể bảo vệ quyền con người, tưới đủ
tình yêu (thực sự), cảm hứng. Bạn đã vượt xa phần lớn đồng loại. Nếu bạn
thích cạnh tranh, thì đây mới thực sự là lợi thế cạnh tranh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


136

IV.KHAI PHÓNG
NGÔN NGỮ LỖI

63 "HIẾU ĐỘNG, TẬP TRUNG KÉM"


Trẻ em bị cưỡng ép ngồi nghe những thứ

- Hoặc bản chất vô vị, nhàm chán

- Hoặc không thể cảm nhận được giá trị

- Hoặc bản chất thú vị nhưng chưa đúng thời điểm

Khi trẻ từ chối tuân lệnh, người “lớn” ngay lập tức chẩn đoán cho trẻ
những căn “bệnh” như “hiếu động” hoặc “tập trung kém”.

Văn của người “lớn” là văn đổ lỗi.

Trẻ em thường chưa đủ khả năng phản biện lại, hoặc nếu có cũng
sẽ bị la mắng vì không “nghe lời”.

“Thằng con tôi rất hiếu động, nó không tập trung nghe” - Một người
lớn tự tin chẩn đoán.

Họ gần như không có khả năng tự vấn để tự soi chính mình.

Nếu mình là con mình, mình có ngồi nghe được không? Nếu mình từ
chối làm theo, tại sao mình không chẩn đoán chính mình là “hiếu động”?

Tại sao người “lớn” không có bệnh. Còn trẻ em, hàng ngàn căn
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
137

“bệnh” khác nhau?

64 "LƯỜI"
Có một sự thật như sau:

“Lười” là một từ không có nghĩa.

Chúng ta dùng từ “Lười” khi một người từ chối làm thứ mà chúng ta
thấy giá trị. Tương tự, người khác dùng từ “Lười” để nói chung ta khi
chúng ta không làm thứ mà cá nhân HỌ thấy có giá trị. Từ đó chúng ta
dùng từ “Lười” một cách vô thức.

Người “lớn” nói trẻ em “lười” khi không rửa bát. Theo ý muốn của
họ.

“Giáo viên” nói “học sinh” lười khi không làm thứ “bài tập” mà họ ra
mệnh lệnh. Theo ý muốn của họ. Trẻ em bị cưỡng ép đến trường cả một
ngày từ sáng đến tối, nếu không “làm bài tập” theo mệnh lệnh của những
con người vô nhân tính ngay lập tức bị cho là “lười”. Không một chút thấu
cảm, sự thương cảm nào tới trẻ em. Lại còn bị bôi nhọ. Đây là sự vô nhân
tính tàn nhẫn.

Chúng ta cũng lại dùng từ “lười” để nói những người dưới cấp chúng
ta.

Khi người khác không làm theo mệnh lệnh, mong muốn, kỳ vọng, từ
“lười” được bật ra một cách tự động vô thức—như một cách tấn công
nhân phẩm của người kia, thay vì nói lên bản chất thật của vấn đề.

“Con lười lắm”, “Các em rất lười vì không làm bài tập”, “Các em lười
đọc sách”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


138

Đây là cách giao tiếp nghèo nàn năng lực thấu cảm (Empathy). Bởi
người “lớn” không nhận ra điều giá trị với họ chưa chắc đã giá trị với trẻ
em. Tương tự, điều giá trị với trẻ em chưa chắc đã giá trị với người “lớn”.

Ngay cả với người “lớn”, khi làm một thứ mà bản thân chúng ta thực
sự thấy tận hưởng, chúng ta có thể làm quên thời gian. Không cần bất cứ
tác động từ bên ngoài nào.

Chúng ta không “lười” xem phim. Vì xem phim khiến chúng ta tận
hưởng. Ngay cả “phim” chán chúng ta từ chối xem không phải vì chúng ta
“lười” mà bởi không tìm thấy giá trị trong nó.

Trẻ em không “lười” chơi game. Vì chơi game khiến trẻ em cảm thấy
kiểm soát và sức mạnh. Chơi game có yếu tố gây hấp dẫn. Thậm chí, một
số game còn khó hơn cả làm bài tập.

Nếu bạn làm việc nhà vì bạn nghĩ rằng đây là nghĩa vụ phải hoàn thành
(Tư duy nghĩa vụ), bạn sẽ muốn tránh nó. Hoặc làm trong trạng thái chịu
đựng, cực khổ, nhìn đồng hồ từng phút trôi qua. Bạn chìm trong địa ngục
trần gian. Nếu bạn làm việc nhà vì bạn nghĩ rằng đây là cơ hội hiếm hoi để
bạn tương tác với đồ vật xung quanh, bạn được hòa mình vào không gian
sống sạch sẽ, bạn sẽ làm vì bạn thấy tận hưởng, vừa làm vừa được nghe
nhạc, được sống.

Tương tự, khi bạn học một thứ mà bạn cảm thấy tận hưởng, bạn rơi
vào trạng thái Flow, học quên thời gian. Học mà như chơi. Nhưng khi chơi
một trò chơi mà bạn cảm thấy vô nghĩa, nhàm chán, bạn không thể tận
hưởng, bạn sẽ phải bỏ cuộc.

Vấn đề ở chỗ phần lớn chương trình “học” của hệ giáo dục nô bộc
thô kệch, nhàm chán một cách vô duyên, đau đớn một cách thảm hại. Trẻ
em uể oải chịu đựng hàng giờ ngồi nghe những bài giảng pháp rồi lại phải
về nhà nhìn chằm chằm vào tập giấy photo bài tập nhảm nhí mà họ ra lệnh
cưỡng ép. Kèm theo sự đe dọa hình phạt nếu không hoàn thành.

Khi giáo dục không đến từ sự tự nguyện, những gì còn sót lại là sự

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


139

đe dọa, nhục mạ, sợ hãi, thao túng, bạo lực.

Khi bạn đến nhà hàng và ăn phải món khiến bạn buồn nôn, chủ nhà
hàng không thể nói bạn “lười” ăn. Họ sẽ phải xem lại món ăn của họ. Bạn
được đối xử như một khách hàng.

Nhưng khi con bạn đến trường và cố nhai bài “giảng” và sự đe dọa,
bắt nạt của họ, chịu đựng sự nhàm chán liên miên như tra tấn não bộ, họ
lại nói trẻ “lười học”. Và cha mẹ như thường lệ sẽ thường về phe những
kẻ bạo hành, chấp nhận lời phán xét của người dạy rằng con mình “Lười
học”. Con bạn bị đối xử như một kẻ đầy tớ nô bộc.

Cha mẹ độc hại đồng lõa với giáo viên độc hại phán xét trẻ em.

Một xã hội được xây dựng trên nền của giáo dục nô bộc cưỡng chế
khiến năng lực thấu cảm bị bóp nghẹt.

Người ta nếu không cưỡng ép được người kia làm theo ý muốn,
mệnh lệnh của họ sẽ ngay lập tức tấn công nhân phẩm bằng từ “Lười”.

Khi trẻ em bị người “lớn” thiếu hiểu biết tô vẽ bừa bãi lên nhâm phẩm
bằng từ “Lười”, trẻ em sẽ nghĩ vấn đề là ở trẻ em chứ không phải môn
học. Giống như sự buồn nôn của bạn và rất nhiều người xung quanh không
phải lỗi do món ăn, hay nhà hàng, mà là lỗi do bạn “lười ăn”.

Giáo viên lười, thất bại trong việc làm cho bài giảng hấp dẫn sẽ nói
học sinh “lười học.” Cha mẹ lười, thất bại trong việc thuyết phục con bằng
thấu cảm sẽ nói con “lười làm”.

Từ “Lười” không nên nằm trong từ điển. Và trớ trêu thay người dùng
từ “Lười” thường...mới đích thực là người “lười”.

Họ “lười” hỏi tại sao người kia “lười”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


140

65 "CÃI"
“Cãi” là khái niệm được chế ra bởi hệ giáo dục nô bộc. Đây là khái
niệm không tồn tại về mặt Logic

Ở môi trường quyền lực trị, khi một kẻ bề dưới (ít quyền lực) giao
tiếp với một kẻ bề trên (có quyền lực) mà kẻ bề trên không thích hoặc đuối
lý. Kẻ bề trên sẽ kết tội kẻ bề dưới một tội danh được chế ra, đó là “Cãi”.

Ví dụ:

Bố: “Chơi điện thoại suốt ngày thế! Làm bài tập cô giao đi”

Con: “Con thấy bố cũng chơi suốt ngày mà”

Bố: “Lại cãi!”

Mẹ: “Cô bảo ở lớp con hỗn láo lắm nhé, hay cãi người lớn”

Con: “Con có cãi đâu?”

Bố: “Đấy, mày đang cãi đấy, cãi cham chảm cái mồm!”

Con: “Con chỉ đang nói những gì con thấy thôi mà”

Bố: “Mày lại thích cãi nữa không?”

Mẹ: “Bố mẹ dạy bảo thì im cái miệng lại đi, nói một câu cãi một câu
lấy được”

Bạn thấy quen không?

Những cuộc nói chuyện kiểu này sẽ không bao giờ xuất hiện trong
giáo dục tự do khai phóng. Nhưng nó lại tràn lan trong các gia đình theo
hệ giáo dục nô bộc. Họ quá quen phong cách lớn bắt nạt bé, thằng có
quyền ra lệnh thằng ở dưới—phải ngoan ngoãn làm theo không được
“cãi”. Thời phong kiến, các phiên bản của "cãi" là tội "khi quân" hay "phạm

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


141

thượng”. Những tên “vua” thời xưa lạm quyền thời đó chế ra “tội” để cai
trị kẻ bề dưới thì thời nay chúng ta có “cãi”.

Một cuộc nói chuyện khai phóng sẽ diễn ra như thế này:

Bố: “Bố thấy con chơi điện thoại rất nhiều” (Chia sẻ quan sát cá nhân)

Con: “Con cũng thấy bố chơi điện thoại mà?” (Chia sẻ quan sát cá
nhân)

Bố: “Con nói cũng đúng, đúng là bố cũng dùng hơi nhiều, và con
cũng vậy, có lẽ chúng ta cần dùng ít đi” (Thừa nhận quan sát, đồng thời
đưa ra hướng đi có tính đồng đội, thay vì cạnh tranh)

Con: “Nhưng ngoài điện thoại ra con chẳng biết làm gì?” (Thẳng thắn
chia sẻ vấn đề)

Bố: “Bố hiểu, trong nhà mình chẳng có nhiều thứ để chơi. Con có
sáng kiến gì không?” (Thừa nhận cảm xúc, kích thích sự sáng tạo, giao
tiếp sự tin tưởng)

Bao nhiêu người “lớn” làm được điều cơ bản trên?

Cuộc hội thoại đầu sử dụng chiến thuật của những kẻ bắt nạt, hội
đồng. Qua thời gian họ sẽ khống chế được con của mình. Họ có thể sẽ
đạt được sự “nghe lời” (chịu đựng) của con trong tương lai dễ dàng hơn.
Nhưng đổi lại bên trong đứa com nuôi dưỡng một nỗi uất hận, thậm chí
trả thù, lớn lên dần theo thời gian. Tư duy phản biện của con cũng bị phá
vỡ vì đứa trẻ học được quyền là trên hết. Dẫn đến đứa trẻ khi lớn lên thay
vì sử dụng lý trí trong giao tiếp như một con người văn minh, lại sử dụng
chiêu trò quyền lực.

Cuộc hội thoại thứ hai, những tưởng người bố nói vậy là “chịu thua”
nhưng thực chất ông giành được (earn) sự tôn trọng đúng nghĩa của con
một cách xứng đáng. Sự tôn trọng không thể bị cưỡng chế mà bắt buộc
phải giành được một cách xứng đáng. Đứa con không những không coi
thường bố mà còn tôn trọng. Đó là lý do lúc này con không còn muốn đổ
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
142

lỗi hay bào chữa mà thực sự nhìn vào bên trong vấn đề của mình và chia
sẻ nó một cách thẳng thắn. “Nhưng ngoài điện thoại ra con chẳng biết làm
gì?”

Đây mới là mối quan hệ nhân văn khai phóng đúng nghĩa giữa cha
mẹ và con cái. Không còn tính đối đầu, áp đặt, áp quyền, bắt nạt, coi
thường…

66 "HỖN LÁO", "VÔ LỄ"


Đồng đội của “Cãi” là khái niệm “Hỗn láo” hay “Vô Lễ”.

Bản chất khái niệm này cũng không tồn tại về mặt Logic. Tưởng
tượng bạn và mình bất đồng quan điểm và một trong hai cáo buộc bên kia
tội “Hỗn láo” hay “Vô Lễ”. Bạn sẽ thấy rất buồn cười phải không?

GIống như “Cãi”, “Hỗn láo” hay “Vô Lễ” là một tội trạng vô nghĩa
được bịa ra bởi văn hóa quyền lực, thằng lớn bắt nạt thằng bé trong cái
xã hội nô bộc tụt hậu.

Tuổi tác là một yếu tố phân chia quyền lực, đẳng cấp. Bạn để ý trong
tiếng Việt có các danh xưng chia theo chênh lệch độ tuổi. Anh-em, ông bà-
cháu, bố mẹ-con, cô chú-cháu, bác-cháu, thầy cô-các em. Thay vì trong
tiếng Anh là You-I, tiếng Trung là Nǐ-wǒ, tiếng Pháp vous-moi, tiếng Tây
Ban Nha Tú-yo.

Người ít tuổi hơn khi trả lời người lớn tuổi sẽ bắt đầu bằng “Vâng”,
“Dạ” và kết thúc bằng “Ạ” như một phép tắc bất biến của người bản địa.
Cách giao tiếp này gần như không tồn tại trong các ngôn ngữ khác ngoài
tiếng Việt. Nếu thiếu “Vâng”, “Dạ”, “Ạ” sẽ bị cho là “hỗn láo”, “vô lễ”, “bất
kính”, “ăn nói cộc lốc”, bị đám đông xã hội đánh giá một cách gần như bản
năng.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


143

Người ít tuổi hơn được kỳ vọng phải chào người lớn tuổi trước, thay
vì chiều ngược lại. Nếu làm được sẽ được cho là “Ngoan”. Nếu không
chào sẽ bị đánh giá là “Hư”. Thậm chí có những thành phần già dẩm lao
vào phán xét cả cách “giáo dục dạy dỗ con cái” của cha mẹ khi đứa con
không chào người lớn trước.

Bản thân mình sinh ra trong văn hóa này nên cũng khó tránh khỏi
sang chấn tâm lý. Khi người trẻ tuổi hơn đến nhà mình và không chào mình
trước, một thứ cảm xúc khó chịu chạy dọc cơ thể. Chắc bạn cũng có cảm
nhận tương tự. Không phải tự dưng chúng ta có thứ cảm xúc này, chúng
ta đã được lập trình từ rất lâu và gần như nó đã ngấm vào máu rất khó
thay đổi. Nhưng khi bạn ra nước ngoài, bạn sẽ thấy gần như ngay lập tức
cảm xúc này biến mất. Khi người trẻ tuổi hơn bạn (nước ngoài) bạn gần
như không kỳ vọng người này phải “Lễ”, “Kính” với bạn. Bạn không còn
phán xét người ta. Có vẻ như cái văn hóa này chỉ người Việt áp dụng với
người Việt.

Bạn cũng có thể quan sát cách một người lớn tuổi (thậm chí già) ở
Việt Nam tiếp xúc với người trẻ tuổi da trắng (“Tây”). Họ không còn tỏ thái
độ trịnh thượng thông thường như với người trẻ ở Việt Nam. Mà lúc này
tỏ ra rất “hiếu khách”, thân thiện, tử tế, công bằng. Thậm chí một số trường
hợp còn tôn sùng.

Tất nhiên các ngoại ngữ khác cũng có những đại từ đẳng cấp nhưng
rất hiếm khi dùng trong giao tiếp hằng ngày. Sự cách điệu đại từ dựa trên
độ tuổi được tích hợp sâu vào ngôn ngữ đời thường mặc định trong tiếng
Việt. Chữ “Lễ” được tung hô trong các khẩu hiệu tuyên truyền của quyền
lực, từ gia đình, giáo dục nô bộc cho đến chính trị.

“Tiên học lễ, hậu học văn”, khẩu hiệu cổ vũ cho việc tôn sùng bất cứ
ai hơn tuổi hoặc có địa vị cao hơn. “Lễ” ở đây là sự sùng bái bề trên nhưng
được phô diễn như một dạng “phẩm hạnh cao quý” của con người. Các
nô bộc bị nhiễm cái “đạo” này luôn ra sức thể hiện, chứng minh, khoe sự
“cao đẹp” bằng cách tỏ ra mình rất “Kính”, “lễ”, tâng bốc với bề trên. Thậm
chí cạnh tranh nhau để khoe sự “ngoan ngoãn”, “chấp hành” mệnh lệnh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


144

Thái độ này được cho là “Tốt”.

Ở nhà, thứ “đạo” được cổ vũ là “lễ phép với ba mẹ, ông bà”. Ở trại
giáo nô bộc, “lễ phép với các thầy các cô”. Ở thế giới công quyền, “Kính
trọng” các “vua”, “quan”. Người không có quyền bị là một kẻ bề tôi thấp
kém. Người có quyền được coi như một “vị”, “ngài” cấp cao. Điều này cho
thấy mặc dù công nghệ phát triển đến ngưỡng cho cả Internet vào túi
quần, sóng 5G, AI, máy in 3D, chip điện thoại bình dân nhanh gấp hàng
ngàn lần máy tính khủng nhất của NASA năm 1980, nhưng văn hóa gần
như dậm chân tại chỗ ở thể Quyền lực-Nô bộc. Nhiều người chưa từng
thực sự nếm và trải nghiệm thử một xã hội công bằng văn minh thực sự.

Trong khi người ta ra rả tuyên truyền đến nhức não về “bình đẳng
giới”, nhưng khi nhắc đến bình đẳng độ tuổi thì gần như im bặt. Đấu tranh
cho cái gọi là “bình đẳng giới” dễ dàng hơn nhiều so với bình đẳng tuổi
tác, quyền lực. Trong khi bất bình đẳng về tuổi tác động lớn hơn nhiều bất
bình đẳng giới tính.

Hiếm khi nào trẻ em được dạy về tính chất gây tha hóa của quyền
lực để đề phòng. Hiếm khi nào trẻ được dạy về sự tối thượng của chân lý
khách quan thay vì mệnh lệch của những kẻ bề trên. Khả năng tranh biện
văn minh bị hủy hoại bởi trong mọi cuộc thảo luận, chữ “kính”, “lễ” luôn
phải đặt lên trên đầu một cách cục súc, bất chấp sự thật. Dẫn đến khả
năng sự dụng lý trí bị hãm so với bình thường, đổi lại thói lạm quyền bị
tiêm nhiễm từ nhỏ bởi những con người lạm quyền.

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao người già, hoặc cha mẹ rất hay dỗi
vặt trẻ con? Có để ý hiện tượng ngược vai khi mà trẻ em phải chạy theo
dỗ dành người “lớn”? Đây là hệ quả của cái thứ văn hóa “kính”, “lễ” tuổi
tác là đẳng cấp.

Giáo dục tự do khai phóng bác bỏ khái niệm “Lễ”, “Kính” không phải
vì nó lạc hậu mà bởi nó là một khái niệm không tồn tại về mặt Logic. Nó
phản khoa học, phản lý trí vì tiền đề “Tuổi tác quyết định đẳng cấp” là
không có căn cứ, và vì thế bị bác bỏ.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


145

Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, mình ý thức được sự thay đổi này ở Việt
Nam về mặt hệ thống là chưa khả thi. Bản thân mình vẫn xưng hô “Vâng,
dạ” có lựa chọn và tỉnh thức, thay vì mù quáng như trước. Vẫn dùng những
đại từ xưng hô như “Anh, chị, em, cô, chú, bác, ông, bà”, nhưng bên trong
coi họ là một con người ngang hàng với mình giữa người với người. Mình
nhận thức chứ không “đấu tranh”.

67 "NGANG BƯỚNG"
Hy vọng đến phần này, bạn đã thấy được một dải những khái niệm
phi lý, phản khoa học được bịa ra nhiều như thế nào trong tiếng Việt.

Gần như không bao giờ hết cảm hứng từ những “tội trạng” mà những
“người làm luật” chế ra để buộc tội người yếu thế hơn—cho sự thất bại
của chính họ.

Khi họ không “thuyết phục” được bạn, không áp đặt được bạn, bạn
biết bạn vừa mắc tội gì chưa?

“Ngang bướng!”, “Cứng đầu”, “Khó bảo!”

Chỉ cần họ có một gram khả năng tự vấn, một vài giây suy nghĩ soi
lại bản thân, họ sẽ tỉnh ra việc bạn không nghe theo họ là điều…bình
thường.

Việc hai người không nghe lời nhau, chưa tin nhau bình thường đến
nỗi trời có lúc nắng lúc mưa. Thậm chí nói gì cũng nghe theo mới là không
bình thường, thể hiện người này không có khả năng tự suy nghĩ. Đây mới
là điều nguy hiểm. Giống như ngày nào cũng nắng không ngày nào mưa.

Trải qua hệ thống giáo dục nô bộc, xã hội quen cách mà thợ giáo áp
đặt, cưỡng chế. Chúng ta vô thức bắt chước theo với cả các mối quan hệ
bên ngoài. Chúng ta khó chịu khi người khác không làm theo, không tin

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


146

chúng ta.

Cha mẹ nói: “Con tôi nó rất cứng đầu, ngang bướng” không chỉ thể
hiện sự thất bại trong thuyết phục mà bản chất là thất bại trong cả mối
quan hệ này. Một mối quan hệ khai phóng không tồn tại khái niệm “ngang
bướng”, “cứng đầu”. Phát biểu đó của cha mẹ là chứng minh đây là một
mối quan hệ nô bộc.

Cha mẹ tự do khai phóng sẽ nói như sau:

“Tôi đã dùng mọi cách thuyết phục nhưng con tôi từ chối làm theo,
điều này có nghĩa lý lẽ của tôi chưa đủ thuyết phục với con tôi. Hoặc tôi
chưa thật sự hiểu suy nghĩ của con tôi để đưa ra lý lẽ phù hợp hơn. Tôi sẽ
cần thêm suy nghĩ, thời gian, tôi sẽ thử cách khác. Nếu tôi có bỏ cuộc, tôi
cũng coi đây là điều bình thường, vì tôi hiểu tự do là mỗi người được tự
chọn cách sống của riêng mình. Tôi chỉ là người đưa ra ý kiến, không phải
là người áp đặt”

Đây là cách mà một người tự do khai phóng tư duy.

Bản thân nó đôi khi lại chính là giải pháp. Khi con của họ nhận thức
được sự tôn trọng, không áp đặt, yêu thương từ cha mẹ, bạn ấy sẽ không
còn muốn chống đối.

Sự chống đối, cái gọi là “ngang bướng”, “cứng đầu” không phải là
nguyên nhân mà là hệ quả của sự áp đặt, cưỡng chế, đòi hỏi từ cha mẹ.
Điều này có nghĩa để giảm sự “ngang bướng”, “cứng đầu”, chống đối, cha
mẹ cần giảm độc đoán, áp đặt trước. Khi sự áp đặt giảm xuống, con bạn
chẳng có lý do gì để chống đối, vì làm gì có đối thủ.

Cái này giống như định luật 3 của Issac Newton: Khi một vật tác dụng
lực lên vật thể thứ hai, vật thứ hai sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn và
ngược chiều về phía vật thứ nhất.

Nếu không tác dụng lực thì làm gì có đáp trả. Nếu không có áp đặt,
cưỡng chế, thì làm gì có “ngang bướng”?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


147

Thi thoảng không đồng ý, không làm theo lời nhau là biểu hiện của
mối quan hệ bình thường và lành mạnh.

Luôn luôn làm theo lời nhau là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại
(ngầm).

Con cái luôn luôn nghe theo lời cha mẹ là dấu hiệu của việc đã bị cha
mẹ vùi dập, kìm hãm khả năng tư duy độc lập của một con người bình
thường đến mức con họ bỏ cuộc với chính mình.

68 "MẤT DẠY"
Một bà mẹ quát con: "Tao tát chết mẹ mày bây giờ"

Không nhận ra mình là mẹ nó và mình đang tự tát chính mình.

Một ông bố mắng con: "Mày đúng là bố láo"

Không nhận ra mình là bố và mình đang láo.

Vậy nếu bố mẹ nói con là "đồ mất dạy" thì sao nhỉ?

69 "DẠY DỖ"
Người lớn hay nói trẻ “mất dạy” là không hề sai.

Đứa trẻ đúng là mất đi sự dạy dỗ tử tế. Ở Việt Nam, người ta thường
đánh đồng “đánh đập”, “la mắng”, “nhục mạ” với “dạy dỗ”.

Họ hay nói những câu như:

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


148

“Tao dạy dỗ mày bao nhiêu năm để bây giờ mày như thế này”

Dịch ra đúng sự thật sẽ là:

“Tao nhục mạ, đánh đập, khủng bố tinh thần mày bao nhiêu năm để
bây giờ mày như thế này”

Nếu họ nói đứa trẻ “mất dạy” thì điều này không sai. Vì đúng là mất
dạy thật.

Nhưng nếu họ nói họ đã “dạy dỗ” bao nhiêu năm thì điều này sai. Vì
nếu đúng nghĩa là “dạy dỗ” sẽ không bao giờ có tình trạng như họ phóng
chiếu.

70 "BẬC PHỤ HUYNH"


Tiếng Việt là một ngôn ngữ với mình là khá đẹp.

Chỉ có điều thi thoảng chúng ta sẽ trang trí nó quá đà. Tâng bốc,
thánh hóa một cách vô tội vạ xa rời với bản chất thực. Qua thời gian,
những từ ngữ tâng bốc thánh hóa sáo rỗng trở thành ngôn ngữ đời
thường—làm mờ ranh giới giữa thực tại khách quan và ảo giác. Con người
giao tiếp với nhau không còn đúng bản chất khách quan mà chuyển thành
sáo ngữ, hoa mỹ nhưng sáo rỗng.

Những từ như “Bậc phụ huynh”, “Nhà giáo nhân dân”, “Người thầy”
là một dạng nói cách điệu quá đà—vốn được hình thành dựa trên sự bắt
chước lẫn nhau vô thức.

Chính trị hay tôn giáo là bậc thầy trong áp dụng sáo ngữ thánh hóa.

Cứ ai nắm quyền đều được thánh hóa lên làm các “Ngài”, các “Vị”,
các “Đức”, các “Bậc”, các “Đấng” một cách cẩu thả, bừa bãi—một phần

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


149

làm hư quyền lực, mặt khác làm cho dân trở nên nịnh hót, hèn nhát, yếu
đuối, nhu nhược. Hèn nhát, vâng lời, ngoan ngoãn trước quyền lực được
xem như một “phẩm hạnh” cao đẹp của con người. Nó lan truyền từ người
lớn đến trẻ em cái thứ tư duy tôn sùng quyền, nịnh quyền, sợ quyền, hám
quyền.

Giáo dục khai phóng chối bỏ căn bệnh nhu nhược u mê của phần
đông xã hội này. Chừng nào con người còn công nhận những đại từ sáo
ngữ, chừng đó họ không bao giờ tự do.

Hai người quan hệ tình dục với nhau, rồi đẻ ra một người—tự động
được phong thánh thành các “bậc phụ huynh”

Tốt nghiệp xong cái trường “Sư phạm” quản trị bơi hệ quan chức
quan liêu, đút lót, quen biết con ông cháu cha để xin vào được một chân
dạy quèn chắc cái ghế ở trong các trại công lập—tự động được phong
thánh lên thành các “nhà giáo”, các “thầy”, các “cô”. Thậm chí ông quản
lý cấp cao của trường học được đề cử nắm chức—tự động được phong
lên làm “Thầy Hiệu Trưởng” mặc dù không dạy ngày nào.

Cách giao tiếp giữa bọn họ cũng rất buồn cười.

“Các thầy cô và các bậc phụ huynh”

Nếu bạn nghe đến lần thứ 1000, bạn sẽ thấy bình thường. Nhưng
nếu thực sự dành thời gian ngẫm, đâm thủng được cái vỏ sáo ngữ, bạn
sẽ thấy cực kỳ không cần thiết, thậm chí lố lăng.

Họ có thể gọi nhau là:

“Các anh chị và các bạn”,

Hoặc “Người dạy và cha mẹ” (bỏ chữ “bậc”)

Bạn sẽ thấy ngôn ngữ này gần như ngay lập tức giảm định kiến, tính
màu mè sùng bái. Hai bên trở nên công bằng như hai con người ngang
hàng. Mang tính chất “Ông-tôi” rất văn minh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


150

Khi các bên Người học, Người chia sẻ, Cha mẹ của người học về lại
đúng bản chất thực, mối quan hệ trở nên lành mạnh hơn, tôn trọng nhau
hơn, bớt quyền lực, bớt bạo hành lẫn nhau.

71 "PHẢI ĐI HỌC"
Người lớn thường nói:

“Đi học là một đặc quyền, vì thế con phải đi học”

Hồi con nhỏ chắc nghe câu này bạn sẽ thấy lợn cợn khó tả trong
lòng, nhưng không biết giải thích ra sao. Như thường lệ, bạn sẽ chọn cách
chấp nhận bất đắc dĩ—rồi sau này lớn lên bắt chước y nguyên mệnh đề
này cho thế hệ sau không một chút lăn tăn.

Bạn thử nghĩ xem.

Nếu “đi học” là một “đặc quyền”, nghĩa là nó phải rất tuyệt vời—tuyệt
đến mức bạn phải cầu mong được đi học và tận hưởng một cách đầy đam
mê. Và bạn làm điều này hoàn toàn tự nguyện.

Nhưng khi ghép với “Phải” đi học—bạn đang bị cưỡng ép.

Nếu một thứ bạn bị cưỡng ép làm, liệu nó có còn là “đặc quyền”?

Như vậy, câu nói này mâu thuẫn về mặt logic cơ bản.

Nếu nó thật sự là đặc quyền như lời quảng cáo, bạn sẽ tự nguyện
khao khát.

Nếu nó là “Phải đi học”, nó trở thành nghĩa vụ bắt buộc và không còn
là “đặc quyền”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


151

72 “HỌC GIỎI”
“Grades don't measure anything other than your relevant obedience to a
manager.”
“Điểm số không đo lường được bất cứ thứ gì trừ tính ngoan đạo của bạn tới
đốc công”
—John Taylor Gatto

Tất cả trẻ em đều có mong muốn làm hài lòng cha mẹ.

Trẻ em bất lực, bị lệ thuộc vào cha mẹ trong quãng thời gian dài đầu
đời. Việc cha mẹ hài lòng liên quan trực tiếp đến sự “sinh tồn” trong tư
duy của trẻ.

Khi cha mẹ hài lòng, cuộc sống của trẻ trở nên dễ dàng, thoải mái,
chúng cảm thấy được yêu thương, che chở, an tâm. Làm hài lòng cha mẹ
với trẻ em là một trong những “mục đích sống” có thể coi là tối thượng
trong giai đoạn lệ thuộc. Trước hết là để sinh tồn (bình yên), sau là để tăng
chất lượng sống (niềm vui). Nếu soi lại quãng thời gian tuổi thơ của chúng
ta, chắc bạn cũng không khó liên hệ.

Nếu chúng ta sống ở một xã hội tự do khai phóng, việc làm hài lòng
cha mẹ rất dễ. Chỉ cần bạn đừng phá, đừng đánh nhau, đừng trộm cắp,
đừng tạo ra rắc rối lớn là cha mẹ hài lòng. Tình người, yêu thương, niềm
vui, bình yên là trạng thái mặc định của một gia đình hay một xã hội tự do
khai phóng.

Nhưng khả năng cao là bạn không sống trong xã hội tự do khai phóng
với những gia đình khai phóng. Rất có thể cả dòng họ của bạn từ trước
đến nay vẫn là nô lệ cho hệ giáo dục nô bộc với tư duy nô bộc trong hệ
sinh thái nô bộc. Rất có thể trong nhà bạn không có con cừu đen nào đủ
khai sáng để dẫn lối giải phóng cho cả dòng họ của bạn thoát khỏi bóng
đêm của nền nô bộc trong tư duy nhận thức.

Thứ khiến gần như tất cả cha mẹ ở hệ giáo dục nô bộc hài lòng không
gì khác:

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


152

“Học giỏi”

Nếu không dành thời gian quan sát đủ sâu rất khó để chúng ta nhìn
thấy vấn đề từ hai chữ “Học giỏi”.

“Học giỏi” trở thành một trong những “phẩm hạnh đạo đức” mà phần
lớn cha mẹ đặt ra để trao thưởng tình yêu, bữa ăn bình yên, cuộc vui chơi
cho con. Đứa con muốn cha mẹ “hài lòng” ngắn hạn sẽ phải “chứng minh”
thông qua việc “học” ở trường nô bộc với thành tích. Nếu không chứng
minh được bằng thành tích trao bởi hệ nô bộc vì bất kỳ lý do nào, đứa con
sẽ chịu đựng, sống trong đau khổ, tự căm ghét chính bản thân mình, cảm
thấy xấu hổ, không xứng đáng.

Họ không nhận ra những mớ thành tích, điểm số kia là thước đo vô


nghĩa khi đánh giá một con người phức tạp. Nhất là đó lại là mớ thành tích
dởm tạo nên bởi hệ nô bộc và được dạy bởi công chức biên chế—phần
lớn là những bộ óc tầm thường. Nhiều mối quan hệ cha mẹ-con cái trở
nên độc hại, căng thẳng, tan nát, sứt mẻ không thể chữa lành chỉ bởi điểm
số, lời nhận xét của công chức mà chính bản thân cuộc đời họ là những
thất bại. Cha mẹ sẵn sàng nổi giận, hành hạ chỉ vì con không “thuộc thơ”
hay “bị điểm kém”. Dẫn đến họ càng cưỡng ép giáo dục nô bộc nhiều hơn
chỉ để con “hòa nhập” và “học giỏi”. Một vòng lặp luẩn quẩn.

Bạn sẽ thấy cái gọi là “học giỏi” được cổ vũ như một phẩm hạnh của
trẻ em. Một đứa trẻ “học giỏi” xứng đáng được yêu, khen ngợi. Một đứa
trẻ không “học giỏi” không được gia đình coi trọng, bị coi là kẻ thất bại,
chậm hiểu, không “tốt”.

Người “lớn” không còn nhìn một đứa trẻ đúng nghĩa là một con
người. Chỉ vài giây sau, gần như tự động, họ đề cập đến chuyện “học”.
Học có “giỏi” không, có “ngoan” không, v.v.

Một người bác họ hàng xa bên ngoại của mình từ quê lên ghé thăm
nhà, cho mấy đứa trẻ con mỗi đứa 500K. Sau đó không quên dặn thêm
“chúc cháu học giỏi nhé”. Sang năm được “học sinh giỏi” bác sẽ cho 1
triệu.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


153

Đứa trẻ sẽ nghĩ gì? “Ah, học giỏi là chân lý, học giỏi là mục tiêu tối
thượng của cuộc đời”

Mà để “học giỏi” thì phải học những cái nhảm nhí của hệ nô bộc, phải
biết nịnh nọt, chiều lòng công chức, dù nó vô lý. Nếu các chị công chức
dỗi, phải biết chạy theo. Nếu công chức tâm trạng khó chịu, bắt bớ vô lý,
phải biết chịu đựng, nhịn nhục, làm theo bất chấp. Phải học cách làm nô
bộc, tất cả để “học giỏi”.

Đọc sách, học kiến thức ở bên ngoài, dù hay đến đâu, mà không có
trong kỳ thi hệ nô bộc cũng lãng phí thời gian. Mà kỳ thi cực kỳ dày đặc,
và khó. Cho nên phải hi sinh kiến thức có ích để ưu tiên kiến thức rác để
“điểm cao”. Điểm cao kết hợp được công chức ưu ái sẽ được trao danh
hiệu “học sinh giỏi” và “hạnh kiểm tốt”.

Khi đã có “học sinh giỏi” và “hạnh kiểm tốt”, lúc này mới được phép
nhẹ nhõm. Sẽ được cha mẹ yêu, cho đi chơi. Khoảng thời gian nhẹ nhõm,
bình yêu ngắn ngủi cho đến những kỳ thi tiếp theo. Bởi cha mẹ u mê không
bao giờ biết đủ ở con mình. Họ luôn thấy con mình khiếm khuyết, thiếu
thốn.

Con “học giỏi” nhưng vẫn phải cố. Phải duy trì. Đừng vội vui. Đừng
vội “ngủ quên trên chiến thắng”. Dịch ra là “Đừng bao giờ sống hạnh
phúc”. Lúc nào cũng phải sống trong trạng thái không đủ để “vươn lên”.

Thi thoảng, trẻ em sẽ được cha mẹ so sánh với những nhân vật bên
ngoài. Học sinh “nghèo vượt khó” hay “thủ khoa” hay chỉ đơn giản là anh
chị nào đó “học giỏi lắm”, “đỗ mấy trường”.

Sau này thoát trường, người ta vẫn bị sang chấn với từ “Giỏi”.

Lúc trước là “học giỏi” để chứng minh với cha mẹ. Để được cha mẹ
(và dòng họ) chấp nhận mình. Về sau là phải “giỏi” một cách chung chung.
Ví dụ được làm ở công ty, ngân hàng nào tên nổi nổi có thể được coi là
“Thằng này giỏi”. Có vật chất, nhà, xe có thể được coi là “Con bé này giỏi
lắm”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


154

Giỏi giỏi giỏi.

Nạn nhân của nền giáo dục nô bộc làm nô lệ cho cái khái niệm “giỏi”,
muôn đời nỗ lực chứng minh cái khái niệm mơ hồ này cho những người
xung quanh. Chỉ để được gán với từ “Giỏi”. Đến bao giờ họ mới nhận ra
tính phù phiếm và bắt đầu theo đuổi giá trị khai phóng thực sự?

73 “NGHỈ HỌC”
Mỗi khi có ai đề cập đến việc nên hay không nên cho con “nghỉ học”,
mình đều đáp lại:

“Con bạn không hề nghỉ học”

Không đến trường không đồng nghĩa với “nghỉ học”. Từ khi nào “đến
trường” với “học” lại được coi là một?

Không những “đến trường” và “học” không phải là một, trong nhiều
trường hợp nó còn đối lập nhau. Mục đích của không đến trường chính là
để học chứ không phải để “nghỉ học”. Chúng ta không bao giờ nghỉ học.
Dùng từ “nghỉ học” để nói về việc “không đến trường” là cách dùng ngôn
ngữ sai lệch. Cách dùng ngôn ngữ này khiến cho bạn bị loạn khái niệm
dẫn đến việc bạn không thoát được tư duy cũ.

Ngay cả những lá đơn cũng mặc định là “Đơn xin thôi học” hay “Đơn
xin nhập học”. Trong khi ở đó chưa chắc đã “học”. Thôi đến trường thì lại
nói là “thôi học”, một dạng đánh tráo khái niệm.

Khi chúng ta nhận ra đến trường cản trở việc học thực sự, chúng ta
mới hiểu tại sao cần nghỉ đến trường.

Đây là lý do trước khi chúng ta dùng từ “nghỉ học” chúng ta hãy dành
vài giây để ngẫm xem thứ mình chuẩn bị buột miệng ra có phải là vô thức

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


155

hay không?

Bản thân mình thi thoảng khi thiếu ngủ cũng buột miệng ra tự động
như vậy một cách vô thức. Đây là lý do mỗi khi chúng ta vô thức chúng ta
thường nói những lời sáo rỗng, sai bản chất, ngôn ngữ cộng đồng lặp lại.

Khi bạn sống tỉnh thức, ngôn ngữ sẽ phản ánh đúng bản chất. Điều
này sẽ cần luyện tập.

Chúng ta chưa bao giờ nghỉ học.

74 "LIỀU LĨNH"
- Mình chưa đủ “liều lĩnh” để cho con “nghỉ học” theo giáo dục tự do.

- Bạn rất liều lĩnh đó chứ. Bạn quá liều lĩnh khi cưỡng ép con vào môi
trường giáo dục nô bộc cưỡng chế. Bạn quá liều lĩnh khi nhìn đứa trẻ khổ
sở, chán nản, ghét học, hàng chục năm cuộc đời nhưng không cho nó lối
thoát.

- Không hiểu sao mình lại thấy như vậy an toàn hơn!

- “An toàn” với bạn. Vì bạn có phải tham gia đâu. Nhưng liều lĩnh với
con bạn.

- Vậy giáo dục tự do an toàn hơn?

- Giáo dục tự do có quan liêu, công nghiệp không?

- Ừm, không.

- Giáo dục tự do có nhồi sọ chính trị không?

- Ừm, không.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


156

- Giáo dục tự do có bắt ép đi học thêm để cúng dường cho “thầy cô”
không?

- Cũng không nốt.

- Có phải đi đút lót không?

- Không.

- Có phải tham gia giao thông cùng đàn kiến lúc giờ cao điểm, tích
lũy hết hàng bao nhiêu năm hít khói bụi, thời gian cuộc đời lãng phí không?

- Không.

- Có phải đóng “phí xây dựng trường”, “quỹ phụ huynh”, “quỹ nọ quỹ
kia” nhảm nhí không?

- Không.

- Có phải chịu đựng những bài thuyết giáo vô nghĩa của những người
bản thân họ không hề hạnh phúc hay thậm chí thành công không?

- Không.

- Có được chọn người dạy không? Và nếu người dạy dởm có dễ


dàng thay không?

- Không. Vậy là hên xui.

- Có phải tốn hết 12 năm cuộc đời chỉ để được thi một kỳ thi “đại
học” mà ở đó dù có được nhận vào và đốt 4 năm cuộc đời cũng chưa
chắc có được việc lương bèo nhèo 10 triệu không đủ ăn giống bố mẹ nó.

- Ừ ha.

- Vậy cái nào mới thực sự “liều lĩnh?”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


157

75 "CHO ĂN HỌC TỬ TẾ"


“Bao nhiêu năm được ăn học tử tế”

Có thực sự là “ăn học tử tế”?

Vứt con vào trại giáo hàng thập kỷ không lối thoát, chôn vùi tuổi thơ,
tuổi trẻ, sáng tạo vào những đống “ôn thi”, “kiểm tra”, “điểm số” chết tiệt,
chứng kiến và hòa nhập với sự tha hóa, biến chất, tẩy bản thể, nịnh quyền
lực, nhu nhược yếu đuối.

Đây gọi là “Ăn học tử tế?”

Chưa hết cơn ác mộng trên trường, tối đến bị bắt đi “học” thêm.
Sống không bằng chết.

Đây gọi là “Ăn học tử tế?”

Lấy hư danh dòng đời để làm rạng danh dòng họ. Rồi khủng bố tinh
thần ép phải sống cuộc đời của người khác.

Đây gọi là “Ăn học tử tế?”

76 CHO HỌC "THÀNH NGƯỜI"


Bạn có thấy sự hài hước trong cái câu nói vô thức này không?

Cho “đi học” để “thành người”.

Thế bây giờ là con gì?

Con chó, con mèo, con voi hay cái cây? Bây giờ không phải là
“người” à?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


158

Nếu “thành người” là một thuật ngữ hợp lệ đi chăng nữa, bạn đã nhìn
thấy những người “dạy” con bạn “thành người”?

Trông họ như thế nào? Mức độ “thành người” của họ như thế nào?

77 "ĐI HỌC QUAN TRỌNG LÀ PHẢI TỰ HỌC"


Nếu “đi học quan trọng nhất là phải tự học”, thì đi làm gì?

Bản thân đây là câu nói rất mâu thuẫn tự đá nhau.

Không khác nào nói “Ngủ quan trọng nhất là phải thức”

“Ăn quan trọng nhất là phải nhịn”

“Tôn giáo quan trọng nhất là không tin vào u mê”

Nếu chỉ chọn 1 trong 2. Đưa ra một lựa chọn có chính kiến rõ ràng,
bạn sẽ nghĩ đây là “Cực đoan”.

Người hời hợt sẽ có tư duy: “Mỗi thứ 1 tý, có cả 2 cho cân bằng, biết
là tệ nhưng vẫn nên có 1 chút, cái gì cũng có mặt tốt mặt xấu”.

Tưởng rằng mình đang “cân bằng” nhưng tư duy này nô lệ hóa trí tuệ
của họ. Khiến họ không dứt khoát, không thoát được, mãi mãi bị kìm kẹp.

Tôi biết là tự học quan trọng thật. Và là nhất. Tôi rất hiểu.

Nhưng vẫn phải “đi học”. “Đi học” xong tôi vẫn cho con chủ yếu “tự
học”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


159

78 "ĐI HỌC NHƯNG KHÔNG QUAN TRỌNG


ĐIỂM SỐ"
Tôi biết trường học tệ. Tôi hiểu. Tôi hiểu lắm rồi.

Thế nên “Tôi vẫn cho con đi học, nhưng không quá quan trọng điểm
số”

Tôi biết hút thuốc lá rất tệ. Tôi hiểu. Tôi hiểu lắm rồi.

Thế nên tôi vẫn hút, nhưng không quá quan trọng tôi sẽ sống lâu hay
không.

Tôi biết hóa vàng rất tệ, gây ô nhiễm môi trường, tổn hại sức khỏe
người xung quanh.

Nên tôi vẫn đốt. Và không quá quan trọng.

Tôi biết vào quán Karaoke ôm là tệ. Tôi hiểu. Tôi hiểu lắm rồi.

Nhưng tôi vẫn vào, tôi vào đó để đọc sách.

Việc bạn cho con đến trại trường mà “không quan trọng điểm số”
chẳng có thay đổi gì nhiều. Con bạn vẫn phải chịu đựng, không thoát, vẫn
bị so sánh, vùi dập, làm “tập làm văn”, ôn thi.

Thậm chí còn tệ hơn. Vì lúc này con của bạn sẽ cảm thấy khó hiểu,
lộn xộn, mâu thuẫn.

Con bạn sẽ sống trong trạng thái: “Thế mình vào đây làm cái quái gì
nữa?”

Khi bạn quan trọng điểm số, ít ra con bạn còn có một thứ gì đó hướng
tới, dù là ảo. Ít ra con bạn sống trong sự ảo tưởng ngu muội và hạnh phúc
với điều đó.

Nhưng con bạn đã ngộ, khai sáng, mà bị ép vào môi trường chỉ để

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


160

chân trong chân ngoài không dám bước ra hẳn, chỉ để cho bạn cảm giác
“thoải mái”, bạn đang tạo ra địa ngục trần gian cho đứa trẻ.

Giống như mổ tim mà không dùng thuốc tê.

79 "ĐẾN TUỔI ĐI HỌC"


“Em lo quá anh ạ, con em sắp đến tuổi đi học em phải làm sao giờ?”

Con “đến tuổi đi học”.

Tuổi này quyết định bởi ai? Bởi cái đám đông hóa vàng tầm thường
kia? Bởi những con người mà hình thái tâm thần của họ không hề lành
lặn? Bởi những người mà cuộc đời họ không hề mãn nguyện, hạnh phúc,
khai phóng? Hay bởi ông bà muốn thế? Cuộc đời ông bà thế nào có đáng
để học theo không?

Không tồn tại cái gọi là “tuổi đi học”. Bởi tuổi nào cũng là tuổi học.

Từ lúc sinh ra, đứa trẻ tập bò trườn, tập đi (và ngã nhiều lần), học
cách thất bại, rồi đứng dậy, học cách nhìn bố mẹ nói chuyện với người lạ,
liên tục quan sát, lắng nghe. Cho đến khi đứa trẻ trở thành ông cụ già 80
vẫn đang học cách chữa bệnh tiểu đường, học cách thở, học cách đi bộ
nâng cao sức khỏe.

Cái gọi là “tuổi đi học” là giáo điều xã hội trong bãi rác ngôn ngữ mà
chúng ta vẫn dùng vô thức hằng ngày mà không nhận ra. Chúng ta chỉ
đang nhai lại bã kẹo cao su của người khác.

“Tuổi đi học” hay là “tuổi giam cầm”. Sự khởi đầu của địa ngục cưỡng
chế không lối thoát 12 năm đời người.

Nếu bạn vẫn nhai lại bã kẹo cao su của người khác làm sao bạn giải

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


161

phóng được bạn? Làm sao bạn cứu được con bạn?

Vậy hết “tuổi đi học” là tuổi đi gì? “Tuổi đi làm?”

Tuổi của bạn có phải là “tuổi đi học?” Hay “tuổi đi làm?”

Có phải đấy là lý do sau khi thoát trại trường nô bộc xong phần lớn
không còn đụng đến bất kỳ cuốn sách nào vì đã “hết tuổi đi học?”

Nếu tuổi nào cũng là tuổi học vậy khái niệm “tuổi đi học” bị vô hiệu
hóa.

Giống như nếu tuổi nào cũng là tuổi đi ngủ liệu chúng ta có cần khái
niệm “Tuổi đi ngủ?”

80 “TÔI KHÔNG BIẾT PHẢI GIÁO DỤC CON


THẾ NÀO!”
Không biết không phải lý do để bỏ mặc. Không biết là lý do để đi tìm.

Ngày trước bạn có đến trường không?

Vậy bao nhiêu “kiến thức” bạn đã “học” ở trường bay đi đâu hết rồi?
Nếu bạn nói rằng bạn không nhớ gì, không đủ tự tin, không biết gì. Tại sao
bạn quên hết?

Bạn đã thấy nó “hiệu quả” thế nào chưa? Bạn được “dạy” bởi “giáo
viên”. Và con bạn cũng vậy. Nếu áp dụng với bạn không hiệu quả. Điều gì
khiến bạn nghĩ lặp lại y nguyên sẽ hiệu quả với con bạn?

Bạn là kết quả của họ. Giờ bạn kêu bạn không biết. Vậy con bạn cũng
là kết quả của họ. Con bạn sẽ biết?

Bạn không tin vào năng lực của bạn cũng là điều dễ hiểu. Nhưng đã

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


162

bao giờ bạn thử tự vấn việc bạn không tin vào năng lực của chính mình
đến từ đâu? Nó đến từ hệ giáo dục nô bộc.

Bạn không phải vấn đề. Nó mới là vấn đề.

Vả lại, không biết không phải lý do để mặc kệ.

Thay vì tôi không biết thì tôi sẽ TÌM HIỂU.

Vấn đề của bạn là bạn không muốn tìm hiểu. Chứ không phải "không
biết".

"Không biết" không phải lý do. Trên đời này không có gì bình thường
hơn KHÔNG BIẾT. Nên lý do "không biết" là lý do cực kỳ yếu đuối và nhạt
nhẽo.

Và chắc gì bọn họ đã biết hơn bạn? Nếu bọn họ biết hơn bạn, đáng
ra xã hội của chúng ta ngày hôm nay sẽ như thế nào?

Nếu bọn họ biết hơn bạn, gia đình bạn có bị chia rẽ không? Tài chính
bạn có chông chênh không? Và con bạn có ghét đến trường không?

81 "NGHĨ ĐẾN CẢNH CON VÀO LỚP 1 MÀ


XÓT"
Mẹ ơi, mẹ biết xót tại sao vẫn ép con vào?

Thế mẹ “xót” để làm gì?

Mẹ xót chính MẸ chứ mẹ đâu có xót gì con. Mẹ sợ họ hàng, ông bà—


những người thiếu hiểu biết và thất bại trong chính cuộc đời họ—phán xét.
Mẹ sợ họ "mất lòng" trong khi "lòng" họ vẫn hoạt động bình thường. Mẹ
lười tìm hiểu, lười thí nghiệm, lười học, nghiện sự lệ thuộc. Sợ thất bại.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


163

Mẹ xoa dịu cái phần “bất an” ảo bên trong mẹ. Nhưng bằng cách đẩy
sự đau khổ thật sự cho con gánh vác hơn cả thập kỷ.

Tại sao mẹ phải vòng vo lấp liếm để người khác thương hại mẹ.
Trong khi con bé nhỏ và dễ vỡ hơn mẹ. Còn mẹ là người trưởng thành.
Trong khi con mới là nạn nhân thực sự chứ không phải mẹ. Con không có
lựa chọn, còn mẹ thì không thiếu lựa chọn.

Con phải chịu đựng chứ mẹ đâu phải chịu.

Ai bắt mẹ xót? Tại sao mẹ phải xót khi mẹ có thể giúp con thoát?

Mẹ muốn sau này con nhìn mẹ dưới ánh mắt “Tôi tự hào vì mẹ tôi là
một người hùng thực sự, dũng cảm, lý trí”

Hay “Thôi đừng nhắc đến mẹ tôi, nhu nhược, yếu đuối, bất lực, thảm
hại đẩy con phải chịu đựng để mình sống hời hợt?”

Thế mẹ đừng dùng từ “Xót” để nói về con. Trông thảm hại lắm.

Mẹ được lựa chọn. Mẹ hãy chọn đi.

Đừng để con thất vọng về mẹ. Nếu “yêu” con thực sự, đừng chỉ “xót”
mồm, hãy chứng minh cho con thấy con là thứ không thể thương lượng.

82 "GIAI ĐOẠN VÀNG" CHO SỰ PHÁT TRIỂN


CỦA TRẺ
Là một trong những cái cớ để cha mẹ nhồi nhét, cướp đi tuổi thơ
trong sáng của con, nốc vô số loại kháng sinh "kiến thức" một cách đầy
cục súc.

Đồng thời là cơ hội làm giàu cho các trung tâm. Giai thoại “giai đoạn

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


164

vàng” được lạm dụng và marketing một cách rất gắt gao.

Họ sống vội, sống gấp. Con không kịp thở. Luôn trong trạng thái cạnh
tranh, căng thẳng, sợ hãi nếu “không kịp”. Sâu thẳm bên trong là ham
muốn một ngày nào đó sẽ đem con đi khoe, trình diễn. Được người đời
trầm trồ thán phục về sự “giỏi”. Không đến từ đam mê thực sự.

Kể cả cái "giai đoạn vàng" này có đúng thật thì cái phương pháp nhồi
nhét mà họ chọn vẫn phản tác dụng.

Và thế giới không thiếu người chơi piano. Cũng không thiếu người
"thành thạo ngoại ngữ". Thậm chí quá dư thừa.

Sao phải vội?

83 GIAI ĐOẠN KIM CƯƠNG


Giải pháp cho sự cục súc, giáo điều của “giai đoạn vàng” là giai đoạn
kim cương.

Giai đoạn kim cương là giai đoạn mà người học bộc lộ sự tò mò tự


nhiên (natural curiosity).

“Mẹ ơi, tại sao piano lại có nhiều phím thế” - Đây là giai đoạn kim
cương.

“Bố ơi, tại sao cái lá cây lại sinh ra Oxy” - Đây là giai đoạn kim cương.

“Ông ơi, ông kể chuyện nào hấp dẫn cho cháu nghe” - Đây là giai
đoạn kim cương.

“Anh ơi, loài khủng long nào to nhất trong các loại?” - Đây là giai đoạn
kim cương.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


165

“Chị ơi, tại sao mình cứ đi đâu mặt trăng lại theo đấy?” - Đây là giai
đoạn kim cương.

Nhiều khi cha mẹ bỏ lỡ giai đoạn kim cương này. Nếu cha mẹ đủ
nhạy, họ sẽ bắt sóng được những tín hiệu của sự tò mò tự nhiên của con
trẻ phát ra liên tục trong ngày. Mỗi một câu hỏi, thắc mắc là một tiếng *tinh
tinh* xứng đáng được trân trọng. Đây mới là kim cương thực sự.

Nếu cha mẹ xem thường những câu hỏi “ngây thơ” của trẻ em, trẻ
em sẽ tự kết luận trong đầu rằng mình không xứng đáng được trả lời,
những thắc mắc trong đầu mình là không chính đáng. Lâu dần, sự tò mò
tự nhiên bị thui chột, mất dần cảm hứng khám phá, quan sát thế giới xung
quanh. Dẫn đến niềm đam mê học bị giảm đi, kết hợp sự cưỡng ép và nền
giáo dục nô bộc, vô thức đổ axit vào tình yêu học hỏi trong sáng của con
người.

Cha mẹ có cần biết hết câu trả lời để trả lời không?

Tất nhiên là không thể biết hết. Và không cần biết hết.

Bản thân cha mẹ khai phóng là những cá nhân vốn dĩ đã có cảm hứng
học hỏi tự nhiên nên khả năng sẽ trả lời được nhiều hơn những cha mẹ
nô bộc.

Những lần giải thích cho con một cách tử tế là cơ hội nhận được sự
tôn trọng, nể phục của con. Những lần không thể giải thích cho con lại là
cơ hội khác để cha mẹ nuôi dưỡng khả năng nghiên cứu độc lập—dẫn
đến trẻ thích đọc.

Lúc này trẻ đọc không phải vì bị ép đọc, hay vì nghe người lớn khuyên
bảo “nên đọc nhiều”. Mà đọc để tìm câu trả lời cho thắc mắc ngay lúc đó
của trẻ. Không phải đọc chống chế, ngu muội theo kiểu “mỗi ngày phải
đọc bao nhiêu trang sách”. Đây là một cách học cục súc không đến từ
đam mê mà từ tư duy nghĩa vụ (một dạng sang chấn khác đến từ hệ nô
bộc).

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


166

Dần dần trẻ sẽ tự đi tìm câu trả lời trong sách (hoặc internet) độc lập
bất cứ khi nào có thắc mắc trong đầu. Tương tự như chúng ta bây giờ
“Cái gì không biết thì tra Google”. Cha mẹ gần như không phải lãng phí bất
kỳ năng lượng đi cưỡng ép, thúc giục, làm “công tác tư tưởng”.

Cha mẹ khai phóng dành thời gian chuẩn bị trước.

Họ liệt kê những câu mà con có thể hỏi. Sau đó tổng hợp lại cách giải
thích trước, và các sách liên quan. Khi con hỏi, họ không còn bị bối rối,
phiền phức hay ức chế mà bình tĩnh. Vì họ đã có sự chuẩn bị.

"Câu hỏi của con đã được giải thích kỹ trong cuốn sách ABC này"

Khác với cha mẹ nô bộc chính bản thân họ không có nhiều hứng thú
với học nên dị ứng với những câu hỏi liên tục từ con. Những câu hỏi này
phản chiếu lên phần thiếu sót trong người “lớn”, họ không ức chế với đứa
trẻ phiền phức, mà ức chế với sự thiếu sót của chính mình, nhưng lại đổ
lên đầu đứa trẻ.

Thay vì theo đuổi giai đoạn kim cương, họ tập trung vào "giai đoạn
vàng" nhưng với một sự cưỡng đoạt tuổi thơ đầy cục súc. Và rồi khi tín
hiệu của giai đoạn kim cương được phát ra, họ đáp trả bằng một sự thờ
ơ, lạnh nhạt, hoặc những câu trả lời thiếu nghiêm túc.

Trong nhà của họ cũng không có nhiều sách. Phần lớn chỉ là những
cuốn “sách giáo khoa” của hệ nô bộc, và những cuốn sách “tử vi”, “thần
số” rác được thiết kế cho nhóm dân số có IQ dưới 100 thích tin vào phép
màu và phản thực tế.

84 CHIẾN THUẬT LỪA PHỈNH CON NÍT


Cha mẹ thường hay có thói quen lửa phỉnh con cái. Điều này đi từ
cái gốc “Trẻ con thì biết cái gì”. Sâu hơn nữa là thái độ coi thường trẻ em—

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


167

nghĩ rằng trẻ em dễ bị lừa hoặc/và không thể được thuyết phục bằng lý lẽ
logic, cảm xúc. Những cha mẹ đuối lý, hoặc bản thân chưa thuyết phục
được chính mình sẽ dễ sa đà vào chiến thuật lừa phỉnh ngắn hạn, hoặc tệ
hơn là thao túng, cưỡng ép.

Dễ thấy những chiến thuật này làm vẩn đục tình yêu trong sáng ý
nghĩa cha mẹ—con cái. Đó là lý do mối quan hệ khai phóng bắt buộc phải
đến từ cái gốc tôn trọng lẫn nhau bất kể độ tuổi. Sự tôn trọng đó không
phải thông qua lời nói mà qua LỰA CHỌN hành vi thuyết phục.

Nếu cha mẹ thực sự tôn trọng con, họ sẽ coi con như một khách
hàng (biết nghĩ)—từ đó sử dụng lý lẽ logic để thuyết phục một cách văn
minh như hai con người văn minh công bằng. Thay vì áp đặt quyền lực
lớn-bé để giải quyết vấn đề—tạo ra một quốc gia độc tài mini trong căn
nhà tí hon. Kết hợp thêm với quốc gia độc tài cỡ vừa trong môi trường
“trường học”.

Việc học cách chuyển đổi chiến thuật từ lửa phỉnh sang thuyết phục
(công bằng) sẽ cần luyện tập có chủ đích (Conscious Practice).

Mỗi khi có thúc giục đốt cháy giai đoạn, nhận thức được rằng bạn
đang đứng trước 2 sự lựa chọn. Ý thức rõ ràng hậu quả (kết quả) mang
lại từ mỗi lựa chọn.

Qua thời gian bạn sẽ thấy mối quan hệ cha mẹ—con cái không những
được cải thiện rõ rệt mà còn ý nghĩa, nhân văn, khai phóng. Đứa trẻ tôn
trọng bạn vì cảm nhận được bạn tôn trọng chúng.

Chỉ có người tôn trọng nhau mới dùng lý trí giao tiếp với nhau. Vì lý
trí công bằng, phi quyền lực, phi cưỡng chế.

Ngược lại, những người không tôn trọng nhau sẽ nói những câu vô
hồn như:

“Đi học là một đặc quyền, nên con phải đi học”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


168

85 "BA MẸ QUÁ BẬN RỘN ĐI LÀM"


“Ba mẹ quá bận rộn đi làm” nên phải “cho con đến trường”

Thông thường chúng ta chỉ dừng ở đây và thấy khá hợp lý. Nếu bạn
thực sự chiêm nghiệm, quan sát sâu hơn, bạn sẽ nhận ra một vòng lặp
nguyên nhân-kết quả lớn hơn thế.

“Ba mẹ quá bận rộn đi làm” là hậu quả của việc cách đây 25 năm ông
bà đã cho bố mẹ vào trường nô bộc. Khiến hiện tại “ba mẹ quá bận rộn đi
làm”, dẫn đến lại tiếp tục “cho con đến trường (nô bộc)”, ít nhất như một
dạng nhà trẻ để gửi con nhà trẻ (suốt 12 năm), để ba mẹ được đi làm.

Nôm na, lấy sự nô bộc để chữa sự nô bộc. Một vòng lặp luẩn quẩn.

Công bằng mà nói, thời ông bà không có Internet nên trong đầu ông
bà những gì hiện có trước mặt là “tốt nhất”. Lựa chọn không nhiều. Nhưng
thời nay, chúng ta đã có thể giải phóng khỏi vòng lặp.

Cha mẹ sống trong môi trường tự do khai phóng có tiềm năng, thực
lực hơn nhiều cha mẹ sống trong môi trường nô bộc. Điều này đồng nghĩa
họ sẽ chọn công việc không mang tính nô bộc ngay từ đầu. Năng lực của
khai phóng cũng tạo ra giá trị khổng lồ trên thời gian, và nhờ đó họ dư
nhiều thời gian cho cuộc sống. Sẽ không còn những lý do cố hữu “Ba mẹ
quá bận rộn đi làm”. Hoặc ít nhất họ không để tình trạng này diễn ra quá
lâu.

Những cha mẹ nô bộc sẽ còn bị tắc lâu dài vì năng suất và giá trị tạo
ra không cao. Nên họ luôn ở trong tình trạng “quá bận”. Không những quá
bận trong vài năm, mà suốt đời. Để sau này nhìn lại họ tiếc nuối vì yêu công
ty hơn cả yêu con (hoặc bất lực phải yêu công ty)

“Bận” khác với “năng suất”.

Cha mẹ nô bộc bận, cha mẹ khai phóng năng suất.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


169

Cha mẹ nô bộc bận, và hệ quả, con của họ về sau cũng sẽ rơi vào
bận.

Cha mẹ khai phóng năng suất, và hệ quả, con của họ về sau cũng sẽ
năng suất.

Người bận ngày càng bận, người năng suất ngày càng năng suất.
Người nô bộc ngày càng nô bộc, người khai phóng ngày càng khai phóng.
Đây là một vòng lặp củng cố (Reinforcing feedback loop). Nó không tuyến
tính.

Đó là lý do người khai phóng rất dễ để khai phóng thêm. Nhưng


người tư duy nô bộc sẽ phải nỗ lực hơn nhiều.

Nhưng tin vui, một khi đã tách được vòng lặp nô bộc (khó nhất), qua
thời gian, sự khai phóng sẽ tăng theo cấp số mũ. Càng ngày càng dễ.

86 ẢO GIÁC "TƯƠNG LAI"


Người lớn rất hay thích nói chuyện về “Tương lai”.

“Tương lai sẽ trở thành...”

“Sau này lớn lên con muốn làm gì?”

“Lớn lên ba mẹ muốn con học ngành Y”

“Con sắp được vào lớp 1, sau khi vào lớp 1 con sẽ lên lớp 2”

“Về sau muốn con làm việc ở công ti XYZ”

Sẽ rất khó để trẻ tận hưởng sự vĩ đại của thực tại nếu vây quanh là

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


170

những người lớn bị ngáo tương lai.

Thay vì trân quý giây phút thực tại hiếm hoi, ngưỡng mộ đứa trẻ vì
khả năng sống trong thực tại, người lớn làm ô nhiễm thế giới thực tại của
trẻ bằng vô vàn những “mục tiêu”, “định hướng”, “ước mơ”, “chức danh”,
“trở thành ông nọ bà kia” nào đó trong cái thế giới ô nhiễm của họ.

Họ sẽ bào chữa rằng làm vậy để trẻ “sống có mục đích”, “để sau này
sẽ ổn định”…

Điều họ không nhận thức được là chính bản thân họ không hề bình
yên, tự do, hạnh phúc. Chính bản thân họ cũng đang kỳ vọng một cái
“tương lai” cứu rỗi nào đó đang tới (và sẽ gần như không bao giờ tới). Bản
thân họ cũng không hề sống có mục đích.

Con người có xu hướng vẽ ra những kịch bản tương lai cứu rỗi
(Future salvation) như một cách để chối bỏ thực tại. Tương lai cứu rỗi là
những ảo giác do chính ta tạo ra hoặc người khác cố ý nhồi vào đầu.

Trong tôn giáo, những kịch bản ảo giác tương lai cứu rỗi là “Kiếp
sau”, “Lên thiên đường”, “Hóa phật”, “tích đức, phước lành cho con cháu
đời sau”, “nhân quả”…

Ở Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, ảo giác tương lai cứu rỗi là “Thiên
đường xã hội chủ nghĩa”

Trong các trại giáo dục, những kịch bản tương lai cứu rỗi phổ biến
như:

“Chủ nhân tương lai của đất nước”

“Tốt nghiệp!”

“Lễ trao bằng” (khoác lên mình bộ cử nhân)

“Có một công việc ổn định”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


171

“Sau này về già”

“Sau này về hưu”

“Lên lớp”

“Thủ khoa!”

“Sau này đậu đại học muốn gì mẹ cũng cho”

87 “KHỔ” NHƯ MỘT LOẠI TIỀN TỆ


Trong một số tôn giáo, những tín đồ có một cách phổ biến để thể
hiện lòng trung thành, kính yêu tới vị các “Chúa” hay “Thánh thần” của họ.
Đó là Khổ.

Bạn thử nghĩ xem, không phải tự dưng người ta đang yên đang lành
tự dưng muốn khổ. Họ phải kiếm được một cái gì đấy. Dù là vật chất hay
tinh thần. Bản chất nó vẫn đến từ mong muốn ích kỷ cá nhân.

“Khổ” để tạo tín hiệu là tôi đã hi sinh, tôi đã “trả phí”. Và bây giờ tôi
xứng đáng được nhận lại phần thưởng. Phần thưởng đó có thể là được
“Chúa” lắng nghe, ưu ái hơn những người không khổ bằng (ít nhất là trong
logic của họ). Giống như tại sao người ta đến các chùa khấn, cúng lễ, hoặc
làm những tiết mục rất khổ sở. Vì họ muốn chứng tỏ, chứng tỏ để “cầu”
một cái gì đó. Về bản chất đây vẫn là kinh doanh mua bán. Chẳng qua ít ai
chịu thừa nhận. Vì ai cũng cho rằng mình rất “thành tâm” và “hướng thiện”.

Cái “Khổ” này trở thành một dạng tiền tệ.

Loại tiền “khổ” được “in” ra bởi người cố ý chịu khổ (hoặc kể khổ).
Sau đó bắt người kia nhận rồi ám chỉ sự mang nợ. Đây là một dạng thao
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
172

túng. Nếu là một cách sống, thì đây là một căn bệnh.

Chịu khổ với mong muốn “thần thánh” chú ý đến mình (hơn người
khác) là thao túng “thần thánh”. Nếu “thần thánh” có thật họ sẽ trừng phạt
nhiều hơn. Vì nếu họ sinh ra vũ trụ vạn vật, họ đang chứng kiến một kẻ
thao túng, tham lam, thích thể hiện. Họ sẽ thất vọng về cái sản phẩm lỗi
mà mình tạo ra.

Một người bệnh là một người luôn thích khoe cái “khổ” để có đặc
quyền—sự chú ý, sự tôn vinh, sự đề cao.

Hoặc khổ như một chiến tích. Khổ để thể hiện tôi “giỏi” vì tôi vượt
qua được nó.

Hoặc khổ là cách duy nhất để thành công.

Bạn có để ý một số sinh viên mấy trường đại học như Y hay Bách
Khoa thường khoe cái khổ? Họ muốn khoe họ “giỏi” hay muốn khoe họ bị
nghiện cái khổ như một cách sống?

Bạn có để ý những người trải qua cái “khổ” để đạt được một cái gì
đó thường sẽ muốn những người đi sau cũng phải trải qua cái “khổ” giống
họ? Bác sĩ trải qua cực khổ muốn các bác sĩ tương lai phải trải qua sự khổ
như vậy.

Cha mẹ chúng ta cũng từng học trong roi vọt, mắng nhiếc, áp đặt, và
giờ họ nghĩ đây là cách duy nhất để giáo dục con người. Nếu không có
“khổ” con người sẽ không thể thành công. Liệu có đúng?

Cái tư duy “khổ là cách duy nhất để thành công” đã ăn sâu vào tư
duy của chúng ta, đây là một loại sang chấn.

Nhiều cha mẹ không tự tin khi cho con học theo cách dễ. Một người
quen của mình từng nói: “Người Việt Nam học khổ như thế thì mới đi thi
giải nọ giải kia quốc tế toàn nhất”

Đúng vậy, giải nhất mấy giải nô bộc. Làm toán. Có bao giờ họ tự hỏi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


173

liệu bao giờ mấy cái “giải nhất” này mang đến tàu điện ngầm cho người
Việt? Hay mang đến sự tự do khai phóng cho chính bản thân người đó?

Khi bình thường hóa cái khổ (bệnh—thay vì cái khổ chính đáng),
người ta còn bị trơ cảm xúc khi bị làm khổ. Giáo dục nô bộc dựa trên sự
bình thường hóa cái khổ.

Có những cha mẹ hành hạ con cái suốt quãng đường giành được
một suất trường “điểm”, trường “Ams”, hay những trường có “tỷ lệ đỗ đại
học cao”. Con luôn trong trạng thái khổ sở, uể oải. Nhưng khi bộc lộ sự
khổ sở đó, không những không nhận được sự đồng cảm, còn cảm thấy
vui vì điều đó. Thậm chí con không khổ mới là bất thường. Cực kỳ bệnh.
Sau đó đi khoe người khác con tôi khổ thế nào. Những người khác không
có tư duy phản biện nghe vậy nhìn lại con mình đang vui vẻ sung sướng,
vốn rất bình thường lại bị coi là bất thường.

“Mẹ thấy con suốt ngày ham chơi, ham vui, không chịu học, nhìn bạn
X suốt ngày luyện thi 2 giờ sáng mới được ngủ.”

“Các bạn học ngày học đêm mà con lười không làm gì”

Có người còn sốt sắng “xin” giáo viên để giao thêm nhiều “bài tập”
hơn nữa vì thấy con rảnh quá, vui quá, bình thường quá phải làm cho nó
khổ bằng bạn bằng bè.

Dần dần, xã hội chuyển sang cơ chế giao tranh xem ai khổ hơn. Nhìn
nhau mà khổ. Khổ khổ nữa khổ mãi. Tự xếp mình một cách ngay ngắn vào
định nghĩa của giáo dục nô bộc.

Người ta sẽ không hỏi “làm thế nào để thoát khổ”. Mà sẽ hỏi “làm thế
nào để khổ hơn nữa”.

Hiểu được điều này bạn sẽ thấy nếu bạn giúp họ thoát khổ, đừng bất
ngờ khi họ coi bạn là một kẻ ngáng đường nhiều hơn là một “người hùng”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


174

88 SỢ "CHƠI NHIỀU"
Với cha mẹ theo hệ nô bộc, “chơi” được xem như một điều sai trái.

Những tội danh như “Mải chơi”, “ham chơi” được tạo ra như biến
con mình thành một kẻ tội đồ. Trong cái đầu bị ảnh hưởng bởi nền nô bộc
của họ, việc duy nhất chính đáng mà một đứa trẻ có thể làm đó là ngồi vào
bàn và làm bài tập cô giao. Bất kể nó là cái gì.

Tại sao trẻ con không được làm trẻ con? Tại sao chơi lại là một điều
bất thường?

Bạn cảm nhận được cái cảm xúc khó chịu của bạn khi thấy con mình
chơi đến từ đâu chưa?

Nó đến từ việc chính bản thân bạn cũng đã từng bị cướp đi tuổi thơ
bởi cha mẹ bạn. Để rồi khi bạn nhìn thấy con bạn chơi, sự tự do, hồn nhiên
của nó âm thầm kích hoạt cái nỗi đau âm ỉ dai dẳng sâu bên trong bạn.
Bạn cảm thấy khó hiểu, sai sai, bối rối không biết phải làm gì. Bạn đành
phải bám vào đám đông ngoài kia và bắt chước theo họ. Bạn lặp lại những
câu nói mà bạn từng được nghe hoặc bắt chước cách mà người khác nói
với con họ.

Bạn cũng chưa từng được dạy tư duy phản biện để có thể tự mình
triệt hết những cái mâu thuẫn, lỗi, mà người khác phát ra. Bạn lặp lại trong
vô thức. Lặp lại không chỉ ngôn ngữ mà cả cảm xúc của họ luôn.

Điều này dẫn đến việc bạn luôn cảm thấy bất an, lo lắng khi con bạn
vui chơi. Bạn giảm bất an đó bằng cách la mắng, áp đặt, buộc tội, bắt làm
bài tập.

Việc con ngồi vào bàn cắm mặt vào đống giấy lộn “bài tập” của hệ
nô bộc không phải để “tốt” cho con bạn mà để “tốt” cho bạn. Bạn làm vậy
chỉ để giảm đau cho bạn—thông qua việc khiến con bạn chịu đau. Bạn
làm tất cả những điều này là vì bạn, nhân danh con bạn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


175

Đó là lý do người “lớn” cần tập trung vào chữa lành chính mình nhiều
hơn tập trung vào “dạy con”.

Để biết bạn có bị sang chấn hay không chỉ cần quan sát khách quan
cảm xúc của bạn khi con bạn chơi. Phản ứng của bạn thế nào, cảm xúc
của bạn thế nào?

Con bạn là tấm gương phản chiếu để bạn khám phá chính bản thân
bạn. Đồng thời bạn cũng là tấm gương phản chiếu lên con bạn. Hành vi,
thái độ, cảm xúc của con bạn cũng được copy nhiều từ bạn. Mối quan hệ
cha mẹ-con cái về bản chất là hai tấm gương chiếu lên nhau.

Chỉ có điều người “lớn” có năng lực tự vấn (self-reflection) còn trẻ
em ít hơn. Tức khả năng nhìn vào bên trong quan sát bản thân, hành động,
thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của mình. Người lớn tồn tại năng lực tự vấn
không có nghĩa họ sẽ dùng nó. Nhiều người sống trọn cả cuộc đời chỉ tự
vấn được vài lần. Họ vận hành như những cỗ máy bản năng tự động, chi
phối bởi đám đông hoặc uy quyền.

Một trong những món quà lớn nhất mà cha mẹ có thể trao cho con
là cái quyền được chơi không tội lỗi. Thay vì chơi trong tội lỗi. Không còn
bóng dáng những khái niệm lạc hậu, vô bổ như “ham chơi” hay “mải chơi”.

Khi con bạn bị cấm chơi, bạn đó sẽ muốn chơi nhiều hơn. Nhưng khi
con bạn chơi nhiều quá rồi sẽ đến lúc bạn đó chán. Khi bạn chán bạn sẽ
tìm thú vui khác thú vị hơn cả chơi—sẽ tự học hỏi điều mới. Không tốn
một chút năng lượng cưỡng chế nào hay stress từ phía bạn.

Thế giới rộng lớn mà chúng ta đang sống là một điều kỳ diệu vĩ đại.
Nó sẽ không bao giờ hết hấp dẫn cả trẻ em lẫn người lớn. Trừ khi chúng
ta thay thế nó với ngụy giáo dục, lúc này thế giới co lại chỉ còn “đống bài
tập” cô giao, những huyễn tưởng tương lai sáo rỗng và một bà mẹ luôn
cáu kỉnh gắt gỏng.

Chối bỏ ngụy giáo dục (nô bộc) nhường chỗ cho giáo dục tự do khai
phóng.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


176

89 CHƠI LÀ HỌC
Với trẻ em, chơi chính là học.

Với người lớn, học lại chính là chơi.

Trẻ em học qua việc chơi. Người lớn chơi qua việc học.

Một cậu em của mình chơi game và phát âm chuẩn gần hết những
từ tiếng Anh trong game, kể cả những từ phức tạp. Nhưng những từ giáo
viên dạy trên trường nô bộc phát âm bị hỏng gần hết.

Việc chơi game trong thời gian rảnh khiến cậu học được nhiều hơn
hàng năm tháng trầy trật ở trường nô bộc. Cậu không chỉ chơi game, mà
còn lên các diễn đàn nước ngoài tra cứu nhân vật, nâng cấp, vũ khí, chiến
thuật. Khi có câu hỏi về game, cậu ta tự post câu hỏi trên diễn đàn và tự
tìm cách dịch những câu trả lời.

Khi hiểu được bản chất của “chơi” chúng ta không còn khiếp sợ, hay
coi thường nó.

Khi hiểu được bản chất của “học” chúng ta không còn khiếp sợ, hay
sùng bái nó.

Chơi và học là hai thái cực giống như “âm dương”.

Trong chơi có học, trong học có chơi. Trẻ em sẽ học nhiều hơn khi
chơi. Người lớn sẽ chơi nhiều hơn khi học.

Việc bạn, một người lớn, đọc cuốn sách nhiều chữ này một cách đầy
hứng thú vì với bạn đây là chơi. Nhưng một đứa trẻ nhìn thấy bạn đọc sẽ
nghĩ bạn đang học.

Việc một đứa trẻ, chơi trò chơi một cách hứng thú vì với chúng đây
là học. Nhưng một người lớn nhìn một đứa trẻ chơi sẽ nghĩ đây là chơi.

Có một sự ngược đời như sau:

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


177

Cha mẹ thường nghĩ con thiếu kiến thức.

Cần đi học. Chơi ít. Nhưng chính cha mẹ mới là những người thiếu
kiến thức.

Nhưng họ lại chơi nhiều. Học ít.

Với trẻ, 90% thời gian nên dành vào việc chơi. Vì chơi chính là học.

Với cha mẹ, 90% thời gian nên dành vào việc học. Vì lúc này học lại
chính là chơi.

Ở Việt Nam, người ta bị ngược vai rất nhiều.

Gã trẻ đầu bé hay phải chạy theo dỗ dành những gã già to xác nhưng
mong manh dễ vỡ hay dỗi vặt.

Gã trẻ cần chơi thì lại bị ép "học" hết cả chơi. Gã già đầu u mê mụ
mị cần học thì lại chơi, ép gã trẻ "học" trong lúc mình chơi. Chỉ để sau này
lớn lên gã trẻ ngu được như mình hoặc hơn.

Tại sao trẻ em 7 tuổi đã phải "đến trường"?

Tại sao gã già thiếu hiểu biết, u mê lại đi dạy thằng trẻ TRƯỚC khi
gã già đi học thật sự?

90 "NGHIÊM KHẮC"
“Nghiêm khắc” nếu không con sẽ “ngồi lên đầu mình.”

“Nghiêm khắc” thì mới “dạy” được con

“Nghiêm khắc” có hai cách hiểu như sau:

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


178

(1) Tuân thủ chân lý khách quan và ranh giới giữa người với người.

(2) Dọa dẫm, bắt ép, quát tháo, để người kia sợ và nghe lời.

Một cách lành mạnh và cần thiết. Cách kia độc hại và không cần thiết.
Nhiều người hiểu “nghiêm khắc” theo cách hiểu thứ 2. Tôi phải ác, phải
lớn tiếng, phải quân phiệt để “tỏ ra nghiêm khắc”.

Nếu con bạn không tôn trọng bạn, bạn phản ứng lại đúng mực để
con HIỂU ranh giới và giới hạn của bạn. Đây là “nghiêm khắc”. Lành mạnh
và cần thiết trong mọi mối quan hệ.

Nếu bạn bắt ép con bạn đến trường nô bộc, bắt ép làm bài tập, bạo
hành vào “khuôn khổ” cưỡng chế độc tài của bạn. Đây không phải nghiêm
khắc. Đây là cưỡng chế độc hại và không cần thiết.

Nếu bạn đưa ra quy định chỉ dùng điện thoại của bạn 1 tiếng. Hết 1
tiếng con sẽ trả bạn điện thoại. Bạn thương lượng trước nếu từ chối trả,
bạn sẽ lấy lại điện thoại khỏi tay. Đồng ý hoặc không đồng ý. Đây là điều
lành mạnh và hợp lý.

Thậm chí khi hiểu bản chất, từ “nghiêm khắc” cũng không còn chính
xác. Bạn không “nghiêm khắc”, bạn chỉ đang làm đúng theo điều khoản
đã được cả hai bên đồng ý.

Tuân thủ nguyên tắc đã đồng ý từ trước không phải “nghiêm khắc”.

Việc bạn nợ tiền và bị đòi tiền ngày đúng hạn phải trả là đúng điều
khoản chứ không phải do người kia “nghiêm khắc” với bạn.

Như vậy, nếu đã làm đúng theo điều khoản đã được thương lượng
trước đó, thì đâu cần đến “nghiêm khắc?”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


179

91 "MỖI NGÀY ĐI HỌC LÀ MỘT NGÀY VUI"


Một trong những giai thoại tuyên truyền nói dối kinh điển của người
lớn tới trẻ là khẩu hiệu sáo ngữ.

“Mỗi ngày đi học là một ngày vui”

Không chỉ dối trẻ, họ dùng khẩu hiệu này để lừa dối chính họ. Cái
“vui” này là cái vui giả tạo. Cái vui không chấp nhận được với những cá
nhân tự do khai phóng.

Mỗi ngày chép từ mới tiếng Anh mỗi từ 3 dòng như chép phạt là một
ngày vui?

Mỗi ngày bị giao bài tập về nhà mỗi tối, học thuộc lòng không cần
hiểu như một con vẹt để trả bài là một ngày vui?

Mỗi ngày sống trong trạng thái ám ảnh với hàng tá các bài kiểm tra
các môn với tần suất dày đặc, đối mặt với tiềm năng bị tước đi tình yêu
thương của cha mẹ vì không đạt thành tích là một ngày vui?

Mỗi ngày phải chịu đựng sự nhàm chán tẻ nhạt vô hồn từ cái gọi là
“bài giảng” của các công chức biên chế là một ngày vui?

Mỗi ngày phải thuộc những bài “thơ” của những cá nhân tầm thường
và dối lòng mình phát biểu cảm nhận rất yêu thích nó, chỉ để qua môn là
một ngày vui?

Một ngày vui giống như vở kịch dự giờ mà cô giáo đạo diễn sắp xếp
trước?

“Ngày mai có mấy cô trên Sở về dự giờ, cô đề nghị các con làm đúng
những gì cô dặn trước, cả lớp phải giơ tay phát biểu và nói đúng những gì
đã diễn tập”

Công bằng mà nói, hồi còn nhỏ bị ép trong trại giáo, những lần “dự
giờ” với mình đúng nghĩa là một ngày vui. Vì đó là một hôm hiếm hoi mình

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


180

thấy được sự chỉnh chu (dù là giả tạo) của giáo viên. Khác với những lần
dở dở ương ương ngày thường của họ. Hôm đó họ trở nên thân thiện, dễ
mến đến lạ thường. Đến nỗi trong vài giây mình quên mất con người thật
của họ. Những câu hỏi đều được họ ân cần giải đáp một cách đầy kiên
nhẫn.

Càng sau này mình càng nhận ra ngay cả chính những người đi “dự
giờ” ngồi ở cuối lớp kia cũng chỉ là những công chức biên chế khác được
cử đi làm “nhiệm vụ” được “giao”. Bản thân họ cũng chẳng thật sự quan
tâm đến chất lượng hay trẻ em mà chỉ về để nắn gân quyền lực với đám
người công chức trại trường kia. Tất cả chỉ là những vở kịch quyền lực
của đám cai trị bầy cừu với nhau. Bản thân họ cũng biết thừa là diễn kịch
nhưng do diễn quá lâu họ không còn nghĩ đây là diễn.

Nếu biết mỗi ngày đi học có phải là một “ngày vui” hay không bạn sẽ
cần hỏi con bạn một cách tử tế và để con bạn bộc lộ ĐÚNG những gì bạn
ấy đang cảm thấy. Không giấu giếm, không đe dọa trừng phạt bắt nạt và
cũng không tỏ thái độ khó chịu nếu câu trả lời khác với kỳ vọng của bạn.
Tất cả chỉ có cảm xúc thẳng thật giữa hai con người với nhau.

Để con bạn được coi như một khách hàng, không phải một món
hàng.

92 "LUYỆN TƯ DUY"
Huyễn hoặc (rationalization) là một hình thái tâm lý gây hại của con
người.

Ayn Rand đã viết về cơ chế này trong cuốn Philosophy, Who Needs
It về hình thái tâm lý này như sau:

“Huyễn hoặc—hợp lý hóa (Rationalization) là một sự che đậy, một quá trình
cung cấp cho cảm xúc của một người với danh tính sai lầm, đưa ra cho họ

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


181

những lời giải thích và biện minh giả mạo — để che giấu động cơ của một
người, không chỉ với người khác mà còn với chính họ. Cái giá phải trả của
việc huyễn hoặc hợp lý hóa là sự cản trở, sự bóp méo và cuối cùng là phá
hủy khả năng nhận thức của một người. Hợp lý hóa là một quá trình không
phải nhận thức thực tế đúng nghĩa, mà cố bóp méo làm cho thực tế khớp
với cảm xúc của một người.”

Một trong những sự hợp lý hóa độc hại phổ biến thời “học sinh” là
“luyện tư duy”.

Bỏ nhiều thời gian ngồi cắm đầu giải những đề toán đánh đố hóc búa,
độ khó tăng dần, nhưng vô ích ngoài đời thực để làm gì? Để “Luyện tư
duy”.

Trải qua hàng thập kỷ và tiền “luyện” những thứ vô dụng, nhảm nhí,
không thấy ánh mặt trời, không thấy tương lai để “luyện tư duy”.

Khi được hỏi tại sao phụ huynh cho các con “học” những thứ này,
ngoài đời có bao giờ dùng đến không, một chị giải thích đầy tự tin: “Để
các con được luyện tư duy”

Tại sao “luyện tư duy” nhiều như vậy nhưng mức thu nhập vẫn thấp
gần nhất thế giới? Tại sao “luyện tư duy” xong nhìn học sinh nào gần như
cũng đầy sự vô hướng, tự ti, bất lực, ngớ ngẩn?

Nếu thực sự muốn “luyện tư duy” tại sao không tập trung vào những
cái thật sự cần thiết hằng ngày?

Vẽ chẳng lẽ không luyện tư duy? Kỹ năng nói chuyện không phải


luyện tư duy? Chối bỏ hệ thống nô bộc để chữa lành phần hồn không phải
là luyện tư duy? Nấu ăn không phải luyện tư duy?

Tại sao “luyện tư duy” cứ phải gắn liền với những thứ vô ích?

Bạn sẽ thấy xã hội đã đạt đến cảnh giới bình thường hóa việc “học”
những thứ vô ích ở “trường học”. Đến mức ai cũng hiểu mất tiền để “học”
những cái không để làm gì, tốn thời gian, nhưng họ vẫn không phản ứng
gì gắt gao. Vẫn chấp nhận. Vẫn làm theo. Đây là trạng thái bị nô bộc hóa
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
182

quá lâu dẫn đến mất đi tính nhạy. Sự nô bộc hóa làm vùi dập bản thể con
người khiến cho anh ta bị trơ. Anh ta chấp nhận để những kẻ tầm thường,
vô hồn lèo lái cuộc đời mình. Thay vì tự lái. Anh ta bị đánh mất niềm tin vào
chính mình.

Anh ta cũng huyễn hoặc rằng cái kẻ lèo lái kia “biết hơn” anh ta.

“Cái mình học mỗi ngày vô dụng thật nhưng tại sao đầy người vẫn
làm?”

“Nếu người ta cho vào chương trình có nghĩa là nó phải có mục đích
gì đó, nếu không tại sao người ta không thay đổi?”

“Nếu không làm nữa liệu có xảy ra vấn đề gì không, liệu có bị ảnh
hưởng đến tư duy không?”

Bạn sẽ thấy sự chối bỏ bản thể, chạy theo uy quyền, đám đông, yếu
đuối ở trong từng hơi thở. Hệ quả của nền giáo dục nô bộc thể hiện rõ
trong những câu từ huyễn hoặc. Anh ta còn sợ nếu bỏ đi những cái vô
dụng sẽ bị “thiếu sót”.

“Luyện tư duy” đã cướp đi bao nhiêu tiềm năng để con người học
những cái thiết thực, và thay thế bằng những thứ vô dụng, thậm chí có
hại.

93 HỌC KHÓ VÀ HỌC NGU


Học khó khác với học sai.

Trông có vẻ giống nhau ở thực tế, nên rất dễ gây nhầm lẫn.

Khi bạn học một cái gì đó mà thấy nó quá sức. Có một trong hai
trường hợp xảy ra (hoặc cả hai)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


183

1. Học khó—Bản thân nó khó

2. Học sai—Cách học sai khiến bạn làm cho nó khó một cách không
cần thiết

Học lái máy bay là học khó. Học leo núi Everest là học khó. Học Vật
lý lượng tử chuyên sâu là học khó. Bản thân những thứ này có độ phức
tạp cao đòi hỏi rất nhiều kiến thức nền và trí tuệ.

Nhưng làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh, chép từ mới như chép phạt,
không phải là học khó mà là học sai (thậm chí học ngu). Làm “tập làm văn”
cưỡng chế cảm xúc khuôn mẫu, tư duy tôn vinh nhà thơ nhà văn không
có phản biện, không phải học khó mà là học sai (học ngu). Học thuộc chữ
không cần hiểu bản chất là học ngu. Học thuộc thơ là học đại ngu.

Có những cái khó nội tại, có những cái khó là do người ta tự tạo ra
một cách không cần thiết.

Khi người ta làm cho nó khó không cần thiết, họ lại nhầm lẫn rằng nó
khó thực sự. Vấn đề không phải ở thứ mà họ học, vấn đề là ở họ. Vấn đề
là ở phương pháp họ chọn hoặc bị ép chọn bởi lối mòn quan liêu.

Người ta nói “học khó” như một cách để bào chữa cho tính ngu của
học. Đổ lỗi cho ngoại cảnh thay vì bản thân.

Môn “Văn” ở trường học nô bộc bao năm nay vẫn được chia thành
2-3 quyền vở chép các loại:

- Vở “soạn bài” - Soạn bài trước ở nhà (như một dạng “bài tập về
nhà”)

- Vở “ghi bài” - Chép vẹt trên lớp

Đây là cách học đại ngu.

Cái ngu dốt này tồn tại hàng bao nhiêu năm nay trong hệ nô bộc gần
như không ai thắc mắc. Người ta làm theo trong vô thức.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


184

Cái đống vở viết nguệch ngoạc một cách vô hồn cho có lệ, kẹp một
đống các loại giấy nháp, giấy A4, “đề cương” cô phát hỗn độn. Viết xong
không bao giờ giờ ra đọc lại. Hết kỳ bán giấy vụn hoặc giữ lại làm kỉ niệm
“thuở học trò”. Lãng phí và bào mòn nhân phẩm.

Đây là học đại ngu. Không phải học khó.

12 năm học tiếng Anh + 4 năm ở trường “đại học” không thực sự là
“học tiếng Anh.”

Nếu đúng nghĩa là học tiếng Anh, chỉ cần đến 1-2 năm là có thể giao
tiếp được. Nếu tốn đến 16 năm cuộc đời và hơn thế nữa không có khả
năng giao tiếp, thì đây không phải học khó, đây là học ngu—dưới vỏ bọc
của học khó.

Có người nói rằng “Tôi biết nó sai và có vấn đề nhưng phải theo vì
con tôi vẫn đang phải theo trên trường lớp, tôi vẫn phải cho cháu hoàn
thành bài cô giao”

Đây không những “ngu dốt” mà còn là ác.

Người này tưởng rằng mình “nhận thức” được là ổn rồi. Nhưng nhận
thức không kèm theo thay đổi, mà tiếp tục thì đó là đồng phạm.

Người này không “yêu” con như họ nghĩ. Họ biết con họ chịu đựng
đau đớn, ngày qua ngày, đến hàng thập kỷ, vô vọng không lối thoát. Thay
vì tìm cách giải phóng cho con, họ bào chữa và đứng về phe những kẻ
bóc lột. Một sự đồng lõa dưới danh nghĩa của “Tôi đã nhận thức tốt vậy là
xong rồi”

Không gì tệ hơn có một người cha mẹ không đứng về phe con mà


đứng về phe những tên bóc lột, những tổ chức bóc lột ở bên ngoài. Họ
làm vậy không phải “vì con” mà vì họ. Cái nỗi sợ không biết phải giải thích
với người khác như thế nào, không biết phải làm gì tiếp theo khiến họ
muốn tránh nó. Họ tránh bằng cách tiếp tục để con chịu đựng trong sự vô
hướng. Thay vì mình sẽ trở thành một người hùng của con. Để con (bé)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


185

chịu đựng để mình (lớn) không cần nghĩ cách.

94 KHÓ—AI THỰC SỰ ĐƯỢC LỢI?


Tiểu thương nước mía ưa trời nóng, ghét trời mưa lạnh.

Hãng dược ưa xã hội bệnh, không ưa xã hội khỏe mạnh.

Hãng buôn vũ khí ưa chiến tranh, không ưa hòa bình.

Hãng thuốc lá ưa người nghiện, không ưa người không nghiện.

Công chức hành chính thích thủ tục phức tạp, rườm rà. Nếu mọi thứ
đều đơn giản, họ mất chỗ ký sinh ăn bám.

Tương tự, giáo viên hệ nô bộc ưa học khó, không ưa học dễ.

Giáo viên nô bộc muốn chương trình phải thật khó, thật khổ, thật rắc
rối. Đơn giản bởi điều này có lợi cho họ. Nếu chương trình đơn giản, dễ
hiểu, sẽ có lợi cho họ nếu họ làm cho nó trở nên phức tạp. Càng phức tạp
hóa, họ càng được lợi.

Tệ nạn “dạy học thêm” sinh ra không phải để học mà để bóc lột. Bóc
lột cái ảo giác ông ba bị “khó” mà cha mẹ, trẻ em bị tung hỏa mù.

“Chương trình kiến thức lớp 9 khó lắm, không học thêm là không theo
được đâu!”

Khó vì người ta cố tình làm cho nó khó. Để kéo dài thời gian một cách
vô tội vạ, lãng phí. Để có cớ cho họ tồn tại mà không cần phát triển thực
sự.

Nếu nó dễ cũng phải khiến người ta nghĩ nó khó. Rất khó.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


186

Qua thời gian, học sinh và cha mẹ hoang tưởng nghĩ rằng kiến thức
này rất khó. Rất cao siêu. Phải “cần” đến các “thầy cô” rèn luyện. Phải
“luyện” thật nhiều để “theo kịp”. Phải chồng rất nhiều tiền. Phải ngốn rất
nhiều năm. Vì nó quá khó.

Lockheed Martin (Hãng bán vũ khí quân sự Mỹ) chi gần 7 triệu đô
trong năm 2022 để vận động hành lang nghị viện, cổ động chiến tranh.

Bạn có thắc mắc tại sao thủ tục hành chính và công chức phường
xã luôn cố tình làm khó bạn—dù vấn đề rất đơn giản? Vì nếu nó dễ, họ
không có đất sống. Thế giới thực ngoài kia không nơi nào chấp nhận kiểu
làm việc của họ. Họ phải bấu víu qua ngày vào cái ổ quan liêu để chứng tỏ
“sức mạnh”.

Nếu có ai đề nghị “cải cách” để đơn giản hóa thủ tục, họ sẽ là nhóm
người đầu tiên phản đối. Họ không phải là bạn của bạn.

Nếu có ai đề nghị cắt giảm các chương trình nhảm, các kỳ thi nhảm,
bạn nghĩ nhóm người nào sẽ phản đối đầu tiên? Đó là giáo viên nô bộc.

Họ sẽ như thường lệ diễn màn kịch giả vờ ca thán “Năm nay bộ lại
thay đổi, khó hơn, phức tạp hơn, giáo viên chúng tôi thật khổ, cứ phải chạy
theo!”

Khi những cái rất ngớ ngẩn diễn ra năm này sang năm khác không
thay đổi. Bạn cần luôn tự hỏi:

Ai là người được lợi từ những cái ngớ ngẩn này?

95 "BIẾT ĐÂU SAU NÀY"


Khi được hỏi một sinh viên: “Tại sao bạn lại theo đuổi tấm bằng này?”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


187

Sinh viên trả lời: “Tôi cũng không biết, biết đâu sau này tôi cần đến
nó”

Một người khác mải miết học tiếng Nhật, Trung, Hàn, Pháp: “Tại sao
bạn lại học nhiều thứ tiếng đến vậy?”

“Mình cũng không biết, biết đâu sau này mình đi mấy nước đó”

Lại hỏi một phụ huynh nọ đang bắt ép đứa con phải đi “học” một lúc
nhiều môn khác nhau khiến nó không có thời gian chơi “Tại sao lại bắt con
học nhiều vậy?”

Phụ huynh trả lời: “Cứ học cho chắc, biết đâu sau này cần đến”

Tại sao bạn lại làm công việc mà bạn cực kỳ chán ghét?

“Biết đâu sau này nó lại có giá trị?”

Tại sao bạn lại học một thứ mà bạn biết là không dùng đến?

“Biết đâu sau này!”

“Biết đâu sau này” là ảo giác về một tương lai hoàn hảo, một giây
phút cứu rỗi mơ hồ mà con người thường tự tưởng tượng ra. Tương lai
này hoàn hảo đến mức mọi thứ đều do bạn sắp đặt và những thứ vô dụng,
tốn kém mà chúng ta theo đuổi tự động trở nên “có ích” và “cần thiết”.

Có những người dành hàng năm trời cày một thứ tiếng lạ chỉ để “Biết
đâu sau này” dùng đến nó và cuối cùng chờ mãi cái “biết đâu sau này”
không tới và người đó phải lý do “Học để luyện tư duy” để bào chữa cho
sự lãng phí.

Tất nhiên, “học” là một điều tuyệt vời. Nhưng học một cách vô tội vạ,
theo phong trào và không có chọn lọc chỉ để “biết đâu sau này” lại là một
sự lãng phí khủng khiếp và u mê.

Bởi đôi khi chúng ta quên mất chúng ta không sống 900 năm mà

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


188

chúng ta chỉ có đôi số chục năm để sống. Chúng ta chỉ có duy nhất một
cuộc đời và thời gian, tâm trí là một dạng tài nguyên hữu hạn. Một khi nó
đã hữu hạn và hiếm, nó đòi hỏi sự chi tiêu có hiệu quả và có chủ đích.

Khi chúng ta tiêu xài thời gian và tâm trí một cách vô tội vạ, không
mục đích, không tính toán, không rõ ràng chỉ để mong chờ một cái “biết
đâu sau này” mà có thể sẽ xuất hiện sau khi chúng ta chết đi, chúng ta
đang lãng phí cuộc đời cho những thứ viển vông nghĩ là cần.

Học là một điều tuyệt vời. Học nhiều là một điều rất tuyệt vời. Học vô
tội vạ lại là một sự u mê mang đến nhiều bất hạnh.

Thời gian bạn bỏ ra cho một lĩnh vực vô dụng và xa vời là khoảng
thời gian mất vĩnh viễn cho một lĩnh vực thực tế. Bạn chỉ có 24 giờ mỗi
ngày (trước thuế ngủ 8 tiếng). Đây là chi phí cơ hội.

Khi bạn bỏ thời gian vàng bạc để học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hay tiếng Sri
Lanka chỉ để “biết đâu sau này”, bạn đã chính thức tiêu huỷ khoảng thời
gian đọc những cuốn sách chất lượng giúp nâng cấp tư duy cho bạn và
có thể áp dụng được luôn.

Khi bạn bỏ thời gian vàng bạc để theo đuổi một tấm bằng “cho có”
và để “biết đâu sau này”, bạn đã bỏ lỡ khoảng thời gian tập trung vào
những kiến thức giá trị và kỹ năng thực tế mà bạn ĐÃ BIẾT bạn cần.

Nhưng chính cái “biết đâu sau này” đã kìm hãm bạn dành thời gian
vào những thứ thiết thực để chạy theo những giá trị phù phiếm bởi “Biết
đâu sau này”.

Cứ làm công việc vô nghĩa này hết tuổi trẻ đi, “biết đâu sau này” già
có lương hưu. “Biết đâu sau này” được đãi ngộ theo một cái cách nào đó.

Phần lớn chúng ta đều ngầm hiểu với nhau “Tôi đang làm cái quái gì
vậy” nhưng...

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


189

“Biết đâu sau này?”

“Biết đâu sau này” là đất sống, là tiền đề của vô vàn những công việc
vô ích mà con người đang lãng phí tuổi trẻ vào chúng. Chúng ta dày công
sưu tập những tấm bằng, những ngôn ngữ lạ, những kiến thức xa xôi chỉ
bởi “biết đâu sau này”.

“Sau này” chính là hiện tại.

Bạn hãy thở đều và tưởng tượng cái hiện tại đang diễn ra ngay trước
mắt bạn bây giờ. Tưởng tượng nó chính là cái “Sau này”. Nếu nó thật sự
là cái “sau này”, liệu bạn có thay đổi thứ mà bạn đang theo đuổi?

Bạn có tin rằng 20 năm nữa bạn sẽ vẫn “biết đâu sau này?”

96 "THẾ CHO CÓ KỶ NIỆM"


Mỗi lần ghé mấy khu trường ĐH Bách Khoa.

Mình lại thấy ớn lạnh.

Sau hàng bao nhiêu năm "phát triển", những con phố vẫn luộm thuộm
đầy rác. Vẫn bốc mùi hôi thối khắp các con ngõ.

Sinh viên vẫn ở trong những khu ký túc ổ chuột mục nát xây từ 100
năm trước. Lề đường vẫn là những quầy xiên bẩn đầu độc bán tràn lan.

Trước đây mình thường tự huyễn bào chữa theo kiểu "thời sinh viên
khổ cho có kỷ niệm mái trường". Mình cá rất nhiều người ưa cái sự khổ
đó, vì ít ra nó cho họ một chút bản sắc cá nhân, một chút gì đó "hùng hồn"
một thời. Nếu không chẳng có gì để oai hùng với các em.

Nhưng đúng thực sự, hàng bao nhiêu năm nó vẫn xấu xí như vậy nếu
xét về mặt khách quan.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


190

Một cái lớp học đến hàng trăm người nhồi nhét những thứ rác rưởi
mà người ta vẫn thường tự huyễn "đây là năm nhất học đại cương, những
năm sau sẽ vào chuyên ngành". Những bài kiểm tra hay những đồ án sau
đó cũng cực kỳ vô bổ. Những sinh viên cũng chỉ biết nhìn nhau khó hiểu
rồi cùng chịu đựng "nốt" vì đằng nào cũng "sắp xong".

Sự cực khổ phải nói là ngu độn nhưng đều được nói giảm nói tránh
thành "Sinh viên cực khổ thì mới cạnh tranh với cuốc tế"

Thay vì nhận mình lạc hậu, họ luôn tự biết chịu đựng, nhẫn nhục, mơ
về một tương lai nào đó cứu rỗi sau cái kiếp sinh viên. Không dám tin tấm
bằng của họ về sau có giá trị chỉ ở mức "luyện tư duy". Hay nhục nhã hơn
nữa thừa nhận nó chỉ là "tấm vé thông hành". Thể hiện mình tư duy rất
"thực tế"

Sự thờ ơ, nhạt nhẽo của giáo viên, lẫn sự vô hồn của các nhân viên
hành chính trong trường gần như là thứ ai cũng hiểu. Các thủ tục quan
liêu, sự cứng nhắc, tốn thời gian là điều ai cũng quen đến bình thường.

Các hàng photo là nền kinh tế chủ chốt luôn đắt khách. Vì mua gì ở
đó ai cũng hiểu.

Thi thoảng có mấy lò luyện thi đại học công nghiệp được sinh ra vì
tương lai con em chúng ta. Luôn trong tình trạng ngột ngạt, tấp nập và u
mê.

Nói về an ninh thì có lẽ thể hiện ở giá bất động sản. Giá nhà gần
trường học thường rẻ hơn mặt bằng chung vì tỷ lệ trộm cắp, tội phạm cao
hơn khu khác. Bạn sẽ cảm nhận một nghịch lý cái nơi chuyên về "giáo
dục" lại thường là nơi kém an ninh nhất. Toàn trường "Đại học" hẳn hoi
nhưng lộn xộn, văn hóa thấp, mật độ trẻ trâu dày đặc.

À tối đến đời sống sinh viên cũng rất vui. Nhiều kỷ niệm. Nhậu nhẹt
xiên bẩn, rượu chè bê tha. Phải thế mới có “kỷ niệm”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


191

Ngoài ra cũng có những cá nhân rất chăm học. "Học ngày học đêm".
Học đến ngu cả người ngày ngày ở thư viện. Nhưng là học mấy cái
"chuyên ngành" về sau không dùng đến. Điểm rất cao nhưng ra ngoài đời
thiếu kỹ năng trầm trọng.

Có vẻ như người ta đã quá bình thường hóa cái khổ.

Theo kiểu "học đại học" là phải khổ. Đời sinh viên là phải bẩn, phải
bựa, phải nát, phải ổ chuột.

Thế cho có "kỷ niệm".

97 "KỶ NIỆM TUỔI HỌC TRÒ"


“I collect memories. I look for opportunities to try new things, go to new places,
and meet new people all the time.”
“Tôi thu thập kỷ niệm. Tôi tìm các cơ hội thử những điều mới, đến nơi mới, và
gặp người mới liên tục”
—Marcel Wanders

Tất cả mọi thứ, dù là thứ tệ nhất cũng cho chúng ta “kỷ niệm”.

Dù bạn có là phạm nhân sống trong ngục tù lâu năm. Dù ai đó mắc


bạo bệnh và vượt qua thì cũng sẽ có “kỷ niệm”. Bất kể bạn làm gì, sống ở
đâu, với ai, bạn cũng sẽ có “kỷ niệm.”

Dù bạn gặp người xấu, người tốt. Dù bạn thất bại, hay thành công,
bạn cũng sẽ có “kỷ niệm”.

Kể cả không làm gì bạn cũng vẫn có kỷ niệm. Kỷ niệm không đặc biệt
như chúng ta nghĩ.

Việc chúng ta trân trọng một số kỷ niệm không có gì sai. Nhưng lỗi tư
duy xảy ra khi “Kỷ niệm” trở thành cớ để hợp lý hóa bước đi sai lầm.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


192

Logic lỗi ở đây là: “Mặc dù nó tệ, nhưng nó cho tôi kỷ niệm, suy ra tôi
vẫn muốn nó”

Tư duy tỉnh thức sẽ như sau “Mặc dù nó cho tôi kỷ niệm, nhưng con
đường nào cũng sẽ có kỷ niệm, nếu tôi chọn con đường khác, tôi cũng sẽ
có kỷ niệm. Vậy nên nếu nó tệ, tôi vẫn muốn chọn lại”.

“Kỷ niệm tuổi học trò” đúng là có rải rác khoảnh khắc đẹp. Nhưng
phần lớn khoảnh khắc đẹp này đến từ đi tham quan, lúc chơi, nói chuyện
riêng với nhau, lúc chia tay. Chứ ít khi đến từ việc “học”. Về bản chất, kỷ
niệm này vẫn đến từ giai đoạn tự do lác đác ngắn ngủi.

Chắc chẳng ai nói kỷ niệm đẹp nhất của tuổi học trò của tôi là giờ
kiểm tra, lúc họp phụ huynh, lúc nghe bài giảng nhàm chán dài 45 phút,
tiếp nối nhau, lúc phải “học thuộc”, lúc bị phạt vì nói chuyện.

Cái giá của “kỷ niệm tuổi học trò” là mất đi kỷ niệm thực sự giá trị với
gia đình khi phải chôn mình trong đống bài tập, trở thành tội đồ khi “điểm
kém”, rạn nứt bữa tối gia đình khi phải “học thêm”, không thể nói chuyện
chiều sâu vì phải “ngồi vào bàn học”. Những cuộc nói chuyện không còn
ý nghĩa vì chỉ xoay quanh “Học bài chưa”, “Hôm nay cô giao bài gì”…

Nói “kỷ niệm tuổi học trò” đẹp nên ai cũng nên có giống như nói “vì
đi xe đạp cho tôi kỷ niệm đẹp nên chỉ có xe đạp có kỷ niệm đẹp”

Bạn sẽ thấy kỷ niệm đẹp không những tồn tại mà còn phong phú hơn
nhiều trong giáo dục tự do khai phóng. Thậm chí muốn kỷ niệm đẹp không
bị kìm hãm, tự do khai phóng là điều kiện cần.

98 "TRÁI NGÀNH TRÁI NGHỀ"


Có rất nhiều vấn đề trong cụm từ “trái ngành trái nghề” mà chúng ta
hay bật ra.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


193

Thứ nhất, nếu “trường” thật sự làm đúng và làm tốt nhiệm vụ đào tạo
“nghề”, sau 16 năm cuộc đời dông dài và thu về khoản doanh thu khủng,
tại sao người ta vẫn phải làm “trái ngành trái nghề”?

Nếu bạn đặt mua một cái quần và nhận lại một cái chổi, bạn có muốn
đổi lại hoặc đề nghị hoàn tiền không? Hay sẽ chấp nhận lấy luôn cái chổi?

Điều này có nghĩa, chưa nói gì đến việc cho ra một con người toàn
vẹn, khai phóng, độc lập, mà mới chỉ yêu cầu cho ra một nô bộc làm đúng
những gì được đào tạo trong cái lĩnh vực hạn hẹp còn không làm được
đến nơi đến chốn. Thiếu rất nhiều kỹ năng.

Những khách hàng đăng ký tại “trường đại học” vẫn rất mơ hồ về cái
quần mà họ sẽ nhận được, phần lớn sẽ chỉ nhận được cái chổi và chấp
nhận lấy luôn cái chổi đó mà không một lời oán trách. Đây là một sang
chấn của tư duy nô bộc. Biểu hiện ở việc, họ vẫn rất tôn sùng, thậm chí
còn “giới thiệu” nó tới những người khác thay vì thừa nhận mình đã chọn
sai và cũng phải tự chữa lành rất nhiều.

Nếu làm “trái ngành trái nghề” là điều bình thường vậy tại sao phải
mất công để đến đó? Để “luyện tư duy” hay “phổ cập” hay “cho nó có kỉ
niệm” hay “biết đâu sau này”, hay chỉ đến để lấy “giấy thông hành”?

Một người tư duy khai phóng thực sự sẽ không chấp nhận sản phẩm,
dịch vụ lỗi và thiếu chuyên nghiệp này. Bạn không cần sự chắc chắn phải
có việc đúng “ngành nghề”, nhưng ít nhất những kỹ năng liên quan cho
cái ngành nghề đấy phải chuẩn chỉnh, tử tế. Phần lớn sinh viên học đâu
quên đấy, cuốn chiếu qua môn sang kỳ học khác với những môn học khác.
Cưỡi ngựa xem hoa và gần như không đọng lại được nhiều rất phí thời
gian. Nhưng họ vẫn gọi đây là “đi học”.

Vì bị luyện theo tư duy nô bộc, họ không biết đòi hỏi đúng chiếc quần
mà họ đã đặt, đã chồng một tập tiền, chồng tuổi trẻ, chồng sự chịu đựng.
Họ chấp nhận nhưng không phải “chấp nhận” theo nghĩa chấp nhận thực
tế mà là chấp nhận tiếp tục bị bóc lột.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


194

Vấn đề thứ nhất này chỉ xảy ra với những người có tư duy phải “đúng
ngành đúng nghề”, và họ nhận lại “trái ngành trái nghề”.

Tuy nhiên một người tự do khai phóng không tư duy theo khung
“đúng ngành đúng nghề” hay “trái ngành trái nghề” ngay từ đầu.

Cái gọi là “nghề” là một khái niệm bị cố định rập khuôn, thiếu linh
hoạt, mang tính cố hữu suốt đời. Chính vì vậy, cách gọi này không có ích.

Khái niệm có ích hơn là Kỹ năng.

“Nghề” khó có thể chuyển từ dạng này qua dạng khác nhưng kỹ năng
lại có thể (transferable). Nếu bạn làm “nghề” luật sư, sẽ khó để hình dung
bạn chuyển sang “nghề” kinh doanh địa ốc. Nhưng nếu bạn có kỹ năng
thuyết phục, kỹ năng viết, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đọc, kỹ năng học,
kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng máy tính, bạn có
thể chuyển sang bất cứ “nghề” nào. Đây là tính linh hoạt, phổ quát của kỹ
năng.

Cái gọi là “nghề” chỉ là tổng hòa của các nhóm kỹ năng. Những kỹ
năng này có thể cũng thay đổi theo thời gian, nhưng vẫn được gọi gộp
bằng cái tên “nghề” như cũ. Cách gọi này không hữu ích.

Tư duy theo kỹ năng là tư duy về gốc (First principles Thinking).

Tư duy theo “nghề” là tư duy phần ngọn, mang tính dán nhãn độ phân
giải thấp.

Cá nhân tự do khai phóng sẽ tập trung phát triển kỹ năng phổ quát,
thiết yếu, và không dễ dàng bị lỗi thời. Sau đó tùy vào mục đích cụ thể mà
họ hướng tới trong một thời điểm nhất định, họ sẽ tập trung vào những kỹ
năng đặc thù của công việc cụ thể đó.

Họ cũng không coi công việc mang tính gắn bó suốt đời. Họ chối bỏ
khái niệm cái “nghiệp”—nô bộc. Sự linh hoạt của họ khiến họ không bị tắc
bởi một công việc mà có thể chuyển hướng một cách mượt mà, theo nhu
cầu cá nhân, vị trí địa lý, hay thời đại. Chính vì thế, ở một môi trường thay
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
195

đổi liên tục, khả năng sinh tồn và thịnh vượng của cá nhân khai phóng cao
hơn so với các cá nhân theo hệ nô bộc rập khuôn. Đó là lý do trong nhận
thức của họ không tồn tại khái niệm “Ngành”, “Nghề”, “Đúng ngành đúng
nghề”, hay “trái ngành trái nghề” ngay từ đầu.

Họ sẽ hỏi “Kỹ năng nào thực sự quan trọng và xứng đáng để đầu
tư?”

Thay vì “Tôi sẽ theo ngành nào?”

99 "BIẾT LÀ KHÔNG CẦN NHỮNG VẪN PHẢI


CỐ"
“Cố” có hai loại.

Loại 1 là cố vì một mục tiêu chính đáng.

Loại 2 là cố chịu đựng nhẫn nhục cho xong.

“Biết là không cần nhưng vẫn phải cố” thuộc loại 2. Nhưng dễ bị
nhầm sang loại 1.

Người ta hay dùng từ “Cố gắng” như một cách để động viên nhau.
“Cố lên”, “Gắng lên”, “Nốt, sắp xong rồi”. Lâu dần tạo ra một văn hóa động
viên sáo rỗng.

Tỉnh thức là khi bạn nhận ra: “Tại sao phải cố, cố vì cái gì?”

Bạn nhận ra cuộc đời rất ngắn, ngẩng đẩu lên nhìn vây quanh bạn là
những đàn cừu nô bộc đông nhung nhúc động viên nhau “cố lên”—nhưng
không biết cố vì cái gì.

“Cố” là yếu tố cần thiết của kẻ bóc lột để thao túng nạn nhân. Nạn

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


196

nhân sẽ tưởng rằng mình đang làm điều tốt đó là “cố”. Mình phải cố!

Khi bạn ngừng bài ca “cố”, bạn mới có chỗ để cố những cái xứng
đáng thực sự.

100 "CẦN TRƯỜNG HỌC ĐỊNH HƯỚNG"


Một trong những ngụy biện phổ biến nhiều người hay mắc phải.

Đó là kể cả sau khi đã thừa nhận trại trường rất tệ trong việc truyền
đạt kiến thức, lấp đầy bộ não bằng những kiến thức rác, phá hỏng bản thể
phần hồn, nhân tính của một con người, nhưng bằng cách nào đó nó lại
có khả năng “định hướng” con em.

Theo kiểu:

“Tôi biết trường học tệ rồi nhưng tôi vô hướng nên tôi vẫn cần đến
trường để được định hướng”

Có khác nào hỏi một người hút thuốc lá kinh niên cách ăn uống thế
nào cho healthy? Hay hỏi một người kẻ đánh con cách để duy trì hòa bình
thế giới?

Trong tâm lý học, đây là một dạng Trauma Bonding. Tạm dịch là sang
chấn gắn kết tạo ra bởi nỗi đau. Kiểu “Anh ấy tuy đánh tôi nhưng vẫn rất
yêu tôi” (hoang tưởng)

Những người hiểu được tác hại của trường học công nghiệp nhưng
vẫn cho rằng mình “cần” đến sự “định hướng” từ nó là một dạng Trauma
bonding. Một dạng hoang tưởng.

Trường học công nghiệp thực chất chỉ là một tổ chức quản trị và vận
hành bởi một nhóm người là công chức. Rất nhiều người trong số họ vào

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


197

bằng con đường mua chức. Hoặc quen biết. Họ vào làm nô lệ phụng sự
cho hệ thống cố hữu lạc hậu. Chấp nhận sống một cuộc đời tầm thường,
ký sinh lên hệ thống.

Bản thân họ không còn định hướng cho chính cuộc đời họ. Cuộc đời
họ sinh ra để ra đề thi, chấm bài, kiểm tra bài, dạy bằng sự đe dọa, làm
theo chỉ thị với đầy sự “tôn kính” ngoan ngoãn. Vô hồn, không chính kiến.
Nếu có gì không đồng tình chỉ dám nói xấu sau lưng, bản thân không thay
đổi.

Nếu định hướng được cuộc đời của họ, họ đâu có ngồi đây?

Ngoài ra còn có nhóm “hướng nghiệp”.

Cái gọi là “hướng nghiệp” này được tư vấn bởi những người bản
thân họ cũng không có định hướng. Cái “hướng nghiệp” này chỉ là trên
danh nghĩa, thực chất là tư vấn vào “khoa” nào.

Theo kiểu: “Ngành này dễ xin việc”, “ngành này đang hot” một cách
hời hợt cho có.

Bản thân cái gọi là “lộ trình” phần nhiều cũng đã bị lỗi thời. Hoặc ngay
từ đầu đã lỗi vì chúng cũng được thiết kế bởi những bộ óc tầm thường.
Hoặc thiết kế đúng với mục đích nô bộc hóa.

Sự thật là gần như không ai có thể định hướng hộ bạn. Càng không
phải là công thần của hệ thống.

101 LỘ TRÌNH HỌC


Nếu bạn thật sự cần đến lộ trình bài giảng từng buổi theo kiểu
“trường học”, bạn cũng không cần phải bỏ ra số tiền khổng lồ và cam kết
dài hạn chỉ để biết lộ trình.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


198

Lộ trình chi tiết của gần như TẤT CẢ các môn học, từng buổi một,
đều có thể được tìm dễ dàng trên Internet. Từ những môn sơ đẳng nhất
đến cấp học thuật đều có thể dễ dàng tìm thấy trong vài giây trên Google
từ các trường đại học, từ trường làng cho đến Harvard. Mỗi ngành sẽ học
những môn nào cũng có công khai. Thậm chí những khóa học chứng chỉ
ngành chuyên biệt như CPA, CFA, ACCA, đều có chi tiết. Tất cả đều có
sẵn miễn phí và ngay trong túi quần của bạn. Những điều này chưa từng
có tiền lệ trước thời Internet.

Về bản chất, lộ trình các môn của các trường cũng đều gần như giống
nhau. Họ cũng đều chia theo kỳ, với số lượng buổi học trong kỳ cố định và
nội dung xoay quanh các chương trong sách giáo trình chuyên ngành. Các
giáo trình chuyên ngành cũng không khác nhau nhiều, nhất là những môn
nền tảng có tính bất biến cao (timeless) như kinh tế vi mô, toán học, vật lý,
hóa học, một vài môn kỹ sư. Vì thế lộ trình cũng không thay đổi nhiều và
càng không phải cái cớ để bỏ nhiều tiền và thời gian đăng ký vào đó chỉ
để “biết hướng đi”. Vì tự bạn có thể tự tìm được trong vài giây nếu bên
trong bạn đã muốn biết.

Thậm chí nếu muốn biết lộ trình chính xác hơn nữa không cần follow
theo “trường học” mà follow theo sách. Vì sách là dài hạn còn trường học
chỉ theo “kỳ”. Đây là giới hạn của trường so với sách. Ở trường bạn hết
kỳ (3 tháng) là xong. Còn sách vẫn ở đó. Sách chia theo chương rất chi
tiết đến tận từng mục nhỏ. Lộ trình không thể rõ ràng hơn.

Bạn sẽ hiểu tại sao mặc dù mình không thích trường học nhưng lại
ưng sách giáo trình.

Trường học, dù là trường làng hay trường top, ít nhiều đều mang tính
thể chế quan liêu, rập khuôn, lãng phí tài nguyên. Trong khi sách giáo trình
có tính chất tự do khai phóng cao. Một bên khiến bạn lệ thuộc mất nhiều
phí trong khoảng thời gian ngắn, một bên khiến bạn tự học tự giải phóng
mất ít phí. Nhiều người sẽ kết hợp cả 2 và đặt nặng trường học hơn sách.
Nhưng nếu bạn muốn tự do khai phóng và giảm lãng phí, bạn chỉ cần
nghiêng cán cân sang sách.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


199

Ngay kể cả những chứng chỉ nghiệp vụ như CPA, CFA vốn rất chuyên
biệt hiện nay cũng không nặng tính thể chế. Lộ trình đã có sẵn chỉ học theo
sách và thi là xong. Không cần tham gia bất kỳ lớp học nào, tự học hết.
Đó là lý do ngày nay chúng được ưa chuộng hơn so với mô hình thể chế
cũ rất cồng kềnh một thời như “MBA” (“thạc sĩ quản trị kinh doanh”) vốn
cực kỳ tốn kém (lạm phát cao) thậm chí thiếu thực tế với nhiều người.

Giáo dục kiểu thể chế mang lại lợi nhuận khủng cho thể chế bán danh
hiệu. Tạo ra nhiều con nợ tài chính.

Giáo dục kiểu cá nhân giảm lãng phí cho tất cả. Công bằng. Và mang
lại lợi nhuận cho cho tất cả, bằng cách điều hướng dòng tiền lãng phí thoát
ra khỏi túi tiền của thể chế và bộ máy cồng kềnh—trở về túi của cá nhân.

Dù sao lộ trình cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Nó phù hợp nhất
với những kiến thức nền tảng, bất biến. Nhưng không quá phù hợp với
những kiến thức mới. Hoặc với những người học có độ sáng tạo cao.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


200

Có những cái cần lộ trình có sẵn, có những cái bạn sẽ cần học cách
TỰ khám phá xây dựng ra lộ trình cho chính mình.

Bản thân mình thấy dựa trên lộ trình có sẵn tiết kiệm thời gian. Nhưng
tự chế ra lộ trình—dựa trên thí nghiệm, hiểu bản thân hơn mỗi ngày—mới
đúng nghĩa là cái phiêu của sự học.

102 CÁI GỌI LÀ "NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM"


Cái gọi là “nghiệp vụ sư phạm” thường được nhìn như một biệt tài,
một năng lực siêu việt nào đó chỉ có “giáo viên” tốt nghiệp “đại học sư
phạm” chuyên biệt mới có thể sở hữu được.

Còn những người “bình thường” sẽ không có “nghiệp vụ sư phạm”


vì thế suy ra không đủ khả năng dạy.

Đây là một trong những giáo điều nặng.

Giao tiếp, truyền đạt thông tin là thứ chúng ta làm hằng ngày giữa
con người với con người. Nhưng chúng ta không gọi đó là “dạy”. Bản chất
chúng ta liên tục học-dạy lẫn nhau khi nói chuyện hoặc xem clip trên
YouTube.

Nếu cái gọi là “nghiệp vụ sư phạm” đúng là năng lực đặc biệt của
giáo viên công chức biên chế, xã hội đã không còn cướp bóc, bạo hành
gia đình, bạo hành trẻ em, tệ nạn “học thêm”, giáo viên bắt nạt học sinh.
Sẽ không còn tình trạng đốt 16 năm không nói nổi một câu tiếng Anh tử tế.
Sẽ không còn tình trạng học thuộc lòng thơ tàn nhẫn. Không còn tệ nạn
đút lót hối lộ, trù dập 20/11. Không còn tình trạng thức đêm “ôn thi” những
thứ phi thực tế.

Nếu cái gọi là “nghiệp vụ sư phạm” là năng lực, bản thân giáo viên
công chức sẽ có khả năng tự dạy chính mình và trở thành những con

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


201

người giá trị thực sự cho xã hội.

Hàng ngàn giáo viên Văn sẽ cho ra các tác phẩm nghệ thuật có sức
ảnh hưởng lớn. Thực tế con số này chắc chiếm dưới 0.1%. Hàng ngàn
giáo viên Toán sẽ cho ra các công trình đặt nền móng cho khoa học. Bạn
tưởng tượng được không? Họ lãng phí tài năng của họ làm công việc sáng
đi tối về nhàm chán mà còn không làm được đến nơi đến chốn.

Kết quả của cái gọi là “nghiệp vụ sư phạm được thần thánh hóa” là
việc chúng ta mất niềm tin vào bản thân CHỈ vì chúng ta không tham gia
vào cái trường “sư phạm”. Chúng ta trao quyền cho những người bản
thân họ còn không có chút hứng thú đam mê gì mà chỉ muốn ký sinh. Xã
hội phân ra thành 2 đẳng cấp: Bên có “nghiệp vụ sư phạm” và bên không
có. Không có thì không có quyền dạy.

Đừng nhìn vào cái mác, bạn sẽ cần nhìn vào kết quả. Nếu bạn hay
con bạn chán học, mệt mỏi, tù túng, khó hiểu cái “nghiệp vụ” gì đó kia để
làm gì? Thậm chí còn độc hại hơn vì người ta bị nhầm lẫn những người
xuất sắc thực sự và những người hám mác.

Sinh viên “sư phạm” không thực sự học “sư phạm” một cách tử tế
như bạn nghĩ. Bản thân họ trầy trật với những thứ nhảm nhí ở cái trường
này. Tất cả chỉ là diễn. Tất cả chỉ là vở kịch.

Nó giống như cái nhà vệ sinh. Người bên ngoài rất muốn vào, người
bên trong lại muốn ra thật nhanh.

103 "NGHỀ GIÁO KHỔ VÀ LƯƠNG THẤP"


Có bao giờ khi bạn đề cập đến tệ nạn “học thêm”, sẽ có người chỉnh
đốn bạn rằng “nghề giáo vất vả, khổ sở, lương thấp nên người ta mới phải
làm vậy để sinh tồn?”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


202

Lý do này thường được lấy ra để bao biện cho những hành vi lạm
dụng của người dạy.

Vì “khổ”, “lương thấp” nên tôi muốn bóc lột ai thì bóc lột?

Nếu biết “khổ”, “lương thấp” tại sao vẫn tự nguyện chui vào? Phải
chăng đây là tư duy nạn nhân? Phải chăng họ không thực sự “khổ” như
họ nghĩ? Tại sao không chui ra làm cái nghề khác mang lại giá trị hơn?

Nếu đúng là họ “khổ” thật, khổ so với nghề nào? Thợ xây, công nhân
môi trường, thợ điện, nhân viên chạy bàn chẳng lẽ sung sướng hơn họ?

Chính vì sự bao biện này nên một số người, mặc dù vất vả khổ sở
hơn “giáo viên”, nhưng thay vì thương chính mình lại đi thương họ. Sẵn
sàng chấp nhận để con mình bị bóc lột chỉ vì “nghề giáo khổ”.

Thời mình cấp 2, mình chứng kiến nhiều cha mẹ dân lao động, lương
3 cọc 3 đồng vẫn cặm cụi tối ngày đưa con đi đón con về các lớp “học
thêm”, với hi vọng con sẽ sống sót được ở cái môi trường vô nhân tính
này. Họ chỉ biết hi vọng và cầu nguyện con mình sẽ được đối xử tốt và
được “học” tử tế. Nên mặc dù thiếu thốn khó khăn, vất vả, họ vẫn nhịn ăn
để đóng tiền cho “cô” hằng tháng—tin rằng đây là môi trường “giáo dục”.

Thực chất giờ nghĩ lại, đấy chỉ là mấy lớp “làm bài tập cùng nhau”,
xong “cô” gọi các bạn lên bảng chữa bài. Cực kỳ lãng phí thời gian. Đứa
nào đứa nấy ai cũng uể oải mà không dám nói ra. Hoặc đã học cách chấp
nhận. Cái hiện trạng đấy hiện nay vẫn diễn ra ở năm 2022.

Chỉ có giáo viên không có năng lực mới khổ. Vì họ không còn cách
nào khác. Họ chui vào hệ thống nô bộc hoặc để ký sinh bóc lột, hoặc vì
môi trường bên ngoài không chỗ nào chứa họ. Nếu họ thực sự có năng
lực, họ thừa sức có thể sinh tồn và phát triển ở môi trường bên ngoài như
bất cứ ai ngoài kia và không còn kể khổ. Cũng không cần đến bất kỳ lòng
thương hại nào từ người khác.

Nếu nó thực sự khổ, họ đã chối bỏ nó ngay từ đầu. Nếu họ vẫn ở

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


203

đấy, chứng tỏ vẫn sướng hơn bên ngoài. Tức, vẫn sướng hơn bạn.

104 U MÊ "THẦN ĐỒNG"


“Real learning comes about when the competitive spirit has ceased.”
“Sự học chỉ thực sự đến khi tâm thế cạnh tranh chấm dứt.”
― J. Krishnamurti

Mục tiêu con trở thành "Thần đồng" là một tư duy khá phong kiến và
mang tính bầy đàn thay vì văn minh. Phản ánh cái tôi tham lam, thiếu hiểu
biết, ham cạnh tranh, hám danh, thích khoe, ích kỷ của cha mẹ.

Dưới lớp vỏ bọc muốn con "sinh tồn", "ổn định", muốn "tốt cho con".

“Thần đồng” là mong muốn cá nhân của cha mẹ chứ không phải là
mong muốn của con. Họ chưa hề hỏi ý kiến con xem có có muốn “thần
đồng” không và cái giá con sẽ phải trả khi gánh nhãn mác “thần đồng”. Có
thể cái giá đó là sự cưỡng chế, hi sinh tuổi thơ, liên tục bị đem ra so sánh,
bàn tán, liên tục phải gánh những trách nhiệm cao hơn người khác, phải
đánh mất những ngày nhẹ nhàng đổi lấy chuỗi ngày gồng chỉ vì điều đó
làm “ba mẹ vui”.

Một cha mẹ văn minh khai phóng muốn con hiểu giá trị của tự do,
cảm nhận được hạnh phúc, JOY, đam mê, kết nối với phần hồn, kết nối
với tự nhiên, vũ trụ, nhân loại. Có lòng trắc ẩn. Biết cảm nhận tình yêu,
năng lực thấu cảm mạnh mẽ, sống tỉnh thức.

Sau đó mới đến sống năng suất. Nhưng năng suất không phải để
khoe, để cạnh tranh. Mà để tạo ra giá trị cho đời. Để cảm thấy cuộc đời
đáng sống.

Cha mẹ khai phóng không sùng bái bất kỳ thể loại danh hiệu, nhãn
mác từ bên ngoài nào. Họ ý thức được những thứ đó tạo ra bởi những

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


204

con người, hội nhóm toxic hỗn độn. Họ muốn tránh xa những bộ lạc này.

"Thần đồng" hay "thiên tài" chỉ là cái meme tạo ra bởi vô số các cuộc
thi, phong trào ngắn hạn để con người đấu đá nhau câu view, bán quảng
cáo. Kích động ham muốn cạnh tranh cái giữa những cái tôi từ một xã hội
tư duy vẫn phong kiến, bầy đàn, bộ lạc, thích thể hiện.

Thực sự nhìn sự vô hồn trong ánh mắt cha mẹ và những đứa trẻ.

Họ đang muốn chứng tỏ điều gì?

Cái gọi là “thần đồng” được định nghĩa bởi phần lớn cha mẹ như sau:

- Kiếm được nhiều “học bổng”

- Điểm thi cao chót vót

- Biết chơi các loại nhạc cụ thượng lưu như Piano, Violin, Cello

- Được vinh danh trên các mặt báo “chính thống”, truyền hình

- Nhiều thành tích

Để ý kĩ bạn sẽ thấy tất cả cái gọi là “thần đồng” đều xuất hiện hình
ảnh vinh danh bởi đám đông xã hội, mong người khác chú ý đến mình.
Ham muốn được khen, ngưỡng mộ, nể phục. Những hình ảnh được kích
động, cổ vũ bởi truyền thông, rồi lan tỏa đến các bộ lạc hàng xóm, so sánh
ganh đua lẫn nhau.

Khái niệm “thần đồng” đến từ cái tôi bất an thay vì nói lên sự tự do
khai phóng tỉnh thức bên trong một con người. Nói lên nhãn mác xã hội
thay vì hành động cụ thể mang lại giá trị cho thế giới xung quanh.

Khi bạn không dùng từ “thần đồng” nữa cái bạn còn lại là gì?

Là những con người bình thường với nhau. Sự “bình thường” này

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


205

không hề tầm thường như chúng ta vẫn nghĩ. Giống như nước uống bình
thường không hề tầm thường. Khi chúng ta khát nước, chúng ta muốn
uống một ly nước bình thường. Một ly nước bình thường là một ly nước
không bị ô nhiễm bởi tạp chất có hại. Bạn uống xong bạn vẫn bình thường.
Bản thân bình thường là một chuẩn mực.

Một con người bình thường không bị ô nhiễm bởi các tạp chất múa
danh của xã hội. Họ giống như một ly nước sạch. Bình thường nhưng
không tầm thường. Hiểu được điều này bạn sẽ thấy “thần đồng” là một
khái niệm hết sức tầm thường và không phải mục tiêu của giáo dục tự do
khai phóng.

105 "BỘ GIÁO DỤC CẦN THAY ĐỔI"


Chờ “bộ giáo dục” thay đổi, giống nhừ chờ siêu thị ngừng bán xúc
xích, thịt hun khói.

Bạn đang sống ở năm 2022—cái năm mà “Bộ Giáo Dục” không còn
nắm nhiều quyền lực.

Bạn không cần nó phải giải thể hay thay đổi, nó sẽ vẫn tồn tại trong
50 năm tới. Chỉ là nó không còn sức ảnh hưởng như trước.

Thứ có thể thay đổi ngay lập tức là BẠN.

Bạn có thể CHỌN bị nó cai trị. Hoặc bạn có thể chọn THOÁT nó.

Con bạn không lệ thuộc vào bộ giáo dục nhiều như bạn nghĩ. Con
bạn lệ thuộc vào bạn.

Sức ảnh hưởng của việc BẠN thay đổi lớn gấp 10000 lần sức ảnh
hưởng của "Bộ giáo dục thay đổi". “Bộ Giáo Dục” nếu có chỉ là bình phong
để chúng ta chỉ trỏ đổ lỗi. Vì chỉ trỏ rất dễ, thay đổi chính mình mới khó.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


206

Phần lớn cái khổ là do TỰ ám thị. TỰ bạn trói chính mình vào vòng
vây của nó. Rồi tự bạn than vãn.

Bạn phải cảm ơn cái gọi là “bộ giáo dục” vì nhờ có cái bình phong
này bạn mới có cái đổ lỗi và an bài không hành động lâu đến vậy.

Giống như nói chỉ khi nào siêu thị ngừng bán xúc xích, thịt hun khói,
đường trắng thì lúc đấy bạn mới chịu ăn rau, quả.

Bạn có nghĩ kể cả khi cái bộ này giải thể xong, bạn sẽ thay đổi chính
bạn? Hay thậm chí bạn còn thất vọng vì nó biến mất vì lúc này bạn mất đi
một con dê tế thần để đổ lỗi?

106 "SỐ TRỪ, SỐ BỊ TRỪ" VÀ SỰ TỤT HẬU DAI


DẲNG
Một lần mình đi lướt qua thấy một bà mẹ đang quát mắng con rất gay
gắt.

"Số bị trừ và số trừ giải thích mãi mà không hiểu!"

Đứa con cứ ngơ ngác mặt mũi lấm lét, hoảng loạn, sợ hãi. Gương
mặt bà mẹ vẻ đầy bực bội, ức chế trừng mắt nhìn đứa con. Trong khoảnh
khắc toát lên cảm giác đây không phải con mình.

Đây là cách mà nhiều nhà vẫn đang dạy con "học".

Mình nghĩ bụng, bản thân mình sống đến từng này tuổi đầu rồi cũng
không hiểu "Số Trừ" với "Số bị trừ" là cái quái gì. Chỉ nhớ mang máng
ngày xưa cũng được các "cô" dạy thế.

Bạn sẽ bất ngờ khi chứng kiến rất nhiều sự tụt hậu, ngu xuẩn không
biến mất, vì đó không thuộc trách nhiệm của cá nhân mà của các “hội

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


207

đồng” vô hồn, cha chung không ai khóc. Nó cứ tồn tại dai dẳng hết năm
này đến năm khác. Sự lãng phí về tiền tài phải nói là không tưởng.

Ra ngoài mua cafe chẳng lẽ lại nói, em ơi ly cafe 40K, anh đưa em
50K là “số trừ”, em trả lại anh 10K là “số bị trừ”.

Bạn nhân viên liền đáp:

Xin lỗi anh, nhưng 50K anh đưa em là số bị trừ, còn 10K em trả lại
anh mới là số trừ anh nhé!

Và 40K anh đưa em là HIỆU. Đen đá của anh đây.

Đố bạn tưởng tượng được một tình huống trong khoa học lẫn ngoài
xã hội chúng ta dùng đến khái niệm “Số trừ”, “số bị trừ”?

Tại sao trẻ em 6 tuổi bị cưỡng ép thuộc mấy cái này?

Tại sao mối quan hệ cha mẹ-con cái có thể dễ dàng bị xé tan chỉ bởi
số trừ?

Cái gì thực sự bị trừ?

Số má hay là đam mê của các con?

107 "THÔNG MINH NHƯNG PHẢI NGOAN"


Cha mẹ thường có một mâu thuẫn như sau:

“Tôi muốn con thông minh nhưng phải ngoan, dễ bảo.”

Hai cái này không thể cùng tồn tại song hành về mặt Logic. Giống
như tôi muốn vừa khai sáng vừa u mê. Tôi muốn vừa thức vừa ngủ. Không
thể cùng tồn tại.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


208

Thông minh đúng nghĩa sẽ không thể ngoan.

Thông minh (biết tư duy) trái nghĩa với ngoan (nghe lời bất chấp
không tư duy)

Định nghĩa của “Ngoan” là nghe lời, phục tùng kẻ bề trên (quyền lực)
bất chấp lý trí, mong muốn, ý chí tự do, đặt mệnh lệnh của kẻ trên là tối
thượng.

“Ngoan” là biểu hiện của sự ngu dốt, tư duy nô bộc. Vừa muốn con
thông minh vừa muốn con ngoan là vừa muốn con thông minh, vừa muốn
con ngu dốt. Không thể cùng tồn tại.

Nhưng bạn chú ý, “Không ngoan” không đồng nghĩa với nổi loạn, phá
bĩnh. Không ngoan chỉ đơn giản là không nghe mệnh lệnh bất chấp, mù
quáng. Từ khóa là “bất chấp”. Vì vậy bạn đừng vội đánh đồng và sợ con
mình “đảo chính” lật đổ triều đình.

Con làm theo lời ba mẹ tự nguyện vì con tư duy thấy nó hợp lý. Đây
là nghe theo mà không cần đến “phải ngoan”. Con nghe theo vì ba mẹ đã
dùng lý lẽ logic để thuyết phục con làm. Con thấy đúng. Con thấy có ích.
Suy ra, con nghe theo ba mẹ, tự nguyện.

Con không làm theo ba mẹ vì con thấy mệnh lệnh và mong muốn
của ba mẹ có vấn đề. Con chưa thấy thông. Lý lẽ chưa đủ thuyết phục với
con. Con phải biết tư duy thì con mới thấy vậy.

Như bạn thấy, thông minh (biết tư duy) và ngoan (nghe lời bất chấp)
không thể cùng tồn tại.

Cha mẹ sống trong mâu thuẫn khi họ muốn đầu tư cho con, mong
con “siêu”, “giỏi”, “thần đồng” gì đó nhưng lại dùng từ “cãi”, “hỗn láo”,
“hư”, “không nghe lời”, “không ngoan” khi nói con họ.

Họ chỉ được chọn 1 trong 2.

Nếu thông minh sẽ không thể ngoan. Con bạn sẽ đòi lý lẽ thuyết phục

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


209

từ bạn. Bạn sẽ phải sẵn sàng đưa ra lý lẽ đủ thuyết phục. Thay vì, chìm
vào hệ tư duy nô bộc cưỡng chế, áp đặt độc tài.

Nếu ngoan, nghe lời răm rắp không đòi hỏi lý lẽ thuyết phục, đồng
nghĩa với việc con bạn sẽ ngu dốt, đần độn, nô bộc.

Cái giá của sự “thông minh” là việc cha mẹ có khả năng thuyết phục
văn minh.

Không phải ai cũng muốn trả cái giá này. Họ thà con ngu chứ nhất
quyết không chịu rũ bỏ quyền lực độc tài cưỡng chế trên dưới lễ nghĩa cổ
hủ của họ.

108 "NÉT CHỮ NẾT NGƯỜI"

Chỉ có ở Việt Nam hay một số nước khác như Trung Quốc vẫn còn
tư duy “Nét chữ nết người.”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


210

Cái gọi là “chữ đẹp” ở tiếng Việt là chỉ cách uốn lượn nối chữ kiểu
quy chuẩn quen thuộc. Đây chỉ là một trong vô số các cách viết khác nhau,
thế nhưng trẻ em Việt Nam bị ép viết một phong cách “chuẩn” chung bị áp
đặt từ trước mà chúng ta gọi là “đẹp”—như trên hình minh họa. Tại sao
không thử sáng tạo khám phá các cách viết khác? Tại sao lại phải thu hẹp
mình vào một cách viết giống nhau bầy đàn?

Tại sao người ta rèn luyện chữ đẹp nhưng những công trình “trường
học” lại thô kệch, quê mùa, xấu xí, vô nhân tính? Những lớp học xám
ngoét, vô hồn, công nghiệp, nghèo nàn tính nghệ thuật, sách giáo khoa
nhàm chán cũng không tạo ra một chút cảm hứng để đọc cho vui. Tại sao
người ta lại chỉ tập trung vào “chữ đẹp” và gắn cái mác nét chữ nết người?
Vậy cái nết của trường thì vứt đi đâu?

Tại sao những giáo viên mua chức vốn dĩ không có nết lại biết đến
cái “nết” và đi dạy “nết” cho trẻ em?

Mình nhớ hồi nhỏ giáo viên cấp một sẵn sàng cầm roi để vụt vào tay
mình và các đứa trẻ khác rất đau khi viết sai chính tả hoặc viết “không
đẹp”. Mãi đến sau này lớn lên mới thấy một nghịch lí. Đó là cái người luyện
“nết” lại không hề có “nết”. Họ quen thói dọa dẫm, khủng bố tinh thần,
chẳng lẽ đây cũng là cái nết sao?

“Chữ đẹp” thì liên quan gì đến “nết?” Nếu là cái “nết” thật thì cũng là
cái “nết” của chất nô bộc. Cái cảm giác sợ hãi phải làm theo mệnh lệnh,
áp đặt—không phải cái “nết” của sự độc lập, sáng tạo

Phải chăng chúng ta quá nghèo nàn sáng tạo, hết thứ để cải thiện
hay sao mà phải giới hạn cuộc đời vào một thứ rất hạn hẹp đó là cái “chữ”
viết tay, được hoa mỹ cách điệu lên thành “nết”

Rất nhiều người lớn ngày nay không có khả năng gõ 10 ngón. Họ gặp
rắc rối khổng lồ trong thời đại internet. Nhiều người chỉ biết viết chữ chứ
không biết gõ chữ. Họ gần như không có giá trị thị trường so với những
người gõ nhanh. Gõ chữ là một kỹ năng thiết yếu để sinh tồn và thịnh
vượng, ấy thế mà thời nay người ta vẫn học theo phong cách của thời kỳ

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


211

nhà Nho khoe chữ viết tay. Thậm chí kể cả môn tin học ở “trường” cũng
vẫn đang dạy về đĩa mềm, hay lập trình turbo pascal.

Người viết chữ đẹp thời nay xác định chết đói. Bạn có thể nghĩ đến
hướng viết “chữ đẹp” để sau này làm “giáo viên tiểu học”. Nhưng muốn
dạy tiểu học cũng không dễ bởi họ dù “chữ đẹp” hay không cuối cùng sẽ
vẫn phải mua chức. Nghĩa là kỹ năng hoàn toàn vô dụng, ngoài mục đích
để ra oai. Thậm chí cũng không thể oai nổi, Bởi người ta thiếu gì cái thú vị
hơn để oai. Chẳng lẽ post lên mạng để câu like “Cả nhà ơi nhìn chữ của
em đẹp chưa kìa, chứng tỏ nết của em cực kỳ đẹp, chúng ta cùng so xem
nết của ai đẹp hơn!”

Thay vì tập trung vào cái “chữ đẹp”, nếu xã hội của chúng ta tập trung
vào sống đẹp sẽ rất tuyệt vời phải không bạn? “Chữ đẹp” nếu có cũng chỉ
là ưu tiên cuối cùng. Nếu phải dùng đến để dọa khủng bố tinh thần roi vọt
để chữ đẹp thì cái chữ không còn đẹp đúng nghĩa thuần khiết.

Nó chỉ là mặt nạ, sự giả tạo, vô hồn nấp sau đường nét “chuẩn
chỉnh”.

109 ĐẶT GIÁO DỤC LÊN TRÊN GIA ĐÌNH


“A happy family is but an earlier heaven.”
“Một gia đình hạnh phúc là một thiên đường đến sớm”
George Bernard Shaw

Rất nhiều người ngày nay mắc một lỗi nghiêm trọng đó là đặt giáo
dục lên trên gia đình.

Họ cho rằng “giáo dục” là thứ cao siêu, vượt lên trên mọi giá trị, phải
hy sinh, phải chịu đựng, bất chấp mọi chi phí, Kể cả tình cảm gia đình.

Đây là lý do chúng ta chứng kiến sự chia rẽ trong nhiều gia đình. Bố

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


212

mẹ cả ngày đi làm, gửi con đến các trại trường hàng thập kỷ. Chưa kể
buổi tối vẫn không tha cho con mà còn bắt đến các lớp học thêm, bắt làm
bài tập về nhà. Sau đó họ không hiểu tại sao con mình dần dần xa lánh
mình. Họ đổi lỗi cho đứa trẻ rằng con mình dạo này không tình cảm. Rằng
con mình nghiện chơi iPad, không còn hứng thú với thế giới xung quanh.
Giá trị, sự gắn kết gia đình rạn nứt dần, Tha hóa một cách thảm hại. Tình
yêu lúc này được đong đếm bằng điểm số, lời phê bình của “giáo viên”.
Những giá trị nhân văn bị đảo lộn.

Họ quên mất giáo dục là việc cả đời. Còn gia đình không phải lúc nào
cũng gặp được nhau. Từng giây phút ở bên những người mà chúng ta yêu
thương, quan tâm giá trị hơn những con số điểm vô nghĩa.

Họ quên mất con mình quan trọng hơn giáo viên—những người lạ.

Họ quên mất nụ cười và sự thoải mái của con giá trị hơn vô hạn lần
cảm xúc của giáo viên. Hay các “thành tích”.

Khi để lời phê bình, điểm số, danh hiệu, thành tích chà đạp lên tình
yêu gia đình, thời gian dành cho nhau, chôn vùi trong đống “bài tập” chỉ
để cô giáo có việc làm không bị thất nghiệp. Bạn đang hiểu rất sai về giáo
dục.

Giáo dục không phải cái để tôn sùng. Giáo dục giống như chạy bộ.
Nó chỉ đơn giản là lối sống healthy.

Gia đình là thứ không thể thương lượng. Đặt giáo dục—một thứ dồi
dào luôn sẵn—lên trên gia đình, một thứ thiêng liêng, hiếm có.

Để sau này tiếc nuối…là một điều dại dột.

110 "PHẢI ĐI HỌC ĐỂ CẠNH TRANH!"

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


213

Tất cả mọi người cùng đến trường như nhau. Trải qua một hệ thống
như nhau. Theo đuổi những tấm bằng như nhau.

Vậy “cạnh tranh” ở chỗ nào?

Nói phải “đi học để có sức cạnh tranh” không khác nào nói mặc đồng
phục để khác biệt với người khác.

Nếu thang máy quá đông chật cứng, liệu xếp hàng, chặn cửa, cố vào
bằng được thang máy có đi lên nhanh hơn?

Bạn tìm mọi cách, đổ cực nhiều tiền, thời gian, sức khỏe tinh thần,
cạnh tranh để vào những ngôi trường đại trà mà…ai cũng đến. Cạnh tranh
lấy được những tấm giấy mà…ai cũng có.

Chỉ để cạnh tranh được vào làm một công việc mà…ai cũng làm.

Và cuối cùng cạnh tranh để sống một cuộc đời mà…ai cũng sống.

Tất cả chỉ để…khác biệt? Tất cả chỉ để…có sức cạnh tranh.

Đặc biệt giống như những người khác?

111 "CON TÔI THUỘC TUÝP NGƯỜI..."


Con tôi nó thuộc tuýp người…

Nào là “tập trung kém”. Nào là “thích sáng tạo”. Nào là “hay quên”.
Nào là “sinh trắc vân tay” cháu có xu hướng Bla blo. Cháu “thiên” về Bla
blo.

Một loạt các dán nhãn chủ quan. Một dạng giáo điều chủ nghĩa định
mệnh (Determinism). Cho rằng “con bạn đã định mệnh như vậy và mãi như
vậy”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


214

Con bạn chẳng thuộc tuýp người nào hết. Con bạn là một con người
toàn vẹn, và đang xây dựng, khám phá, chính mình. Con bạn đặc biệt với
bạn nhưng không đặc biệt hơn những đứa trẻ khác là bao. Con bạn cũng
không phải trung tâm vũ trụ.

Trong hiện tại con bạn thích cái này không có nghĩa trong tương lai
sẽ vẫn thích cái đó.

Con bạn may mắn tìm ra cách học tiếng Anh dễ (hoặc được chỉ cho)
không có nghĩa là “Có năng khiếu ngoại ngữ”. Con bạn số nhọ rơi vào giáo
viên bắt chép từ mới từ đó ám ảnh ngôn ngữ không có nghĩa là “Không
có năng khiếu ngoại ngữ”

Con bạn nói chuyện đáng yêu, tự nhiên vì tạm thoát trại trường chứ
không phải “Có khiếu ăn nói”. Con bạn tịt khả năng nói chuyện, trở nên ù
lì, hay cáu gắt không vì phải chịu đựng quá khổ ở trường chứ chưa chắc
đã là “Cục tính”.

Chúng ta thay đổi sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, xoành xoạch qua
quá trình khám phá bản thân. Áp dụng giáo điều chỉ kìm hãm quá trình
khám phá vì cha mẹ nhồi sọ chủ nghĩa định mệnh. “Con là tuýp người như
thế này thế kia”.

Trong hiện tại con bạn không có hứng với cái này không tự động có
nghĩa do con bạn “không có thiên hướng” với cái đó. Tại sao không phải
do chưa đúng thời điểm? Thế còn người dạy thì sao? Nếu số đen gặp phải
người dạy tệ? Tại sao không phải do chính cha mẹ áp đặt?

Gán nguyên nhân tự động cho “thiên hướng”, “tuýp người” là


phương pháp tư duy khá nông. Nó mê tín giống như cung hoàng đạo, tử
vi, con giáp.

Cái gì chưa giải thích được bằng thực tế, chúng ta vội vàng quy chụp
cẩu thả và tự ám thị. Thay vì đi tìm nguyên nhân thực sự.

Tư duy phản biện là khả năng chấp nhận mình chưa biết, sau đó kiên

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


215

nhẫn tìm câu trả lời chính xác.

Tư duy giáo điều là cố bịa ra cách giải thích “cao siêu”, ngụy khoa
học để giảm khó chịu ngắn hạn cho sự không biết của bản thân. Dẫn đến
câu trả lời chính xác bị bỏ mặc không được tìm kiếm.

112 "MÔN HỌC NĂNG KHIẾU"


Một định kiến khác thường gặp đó là:

“Vẽ”, “Piano”, “Võ”, “Cờ vua”, “Nhảy”… thường bị dán nhãn “môn
năng khiếu”.

Chúng ta thường gọi các lớp học này là “lớp năng khiếu”.

Cách gọi này sai về bản chất, khiến bạn rơi vào bẫy Fixed Mindset
(Tư duy đóng). Bạn vô thức nghĩ rằng có người sở hữu “năng khiếu” đặc
biệt, có người không. Và chịu chết ở đó.

Thay vì hỏi: “Cách học, cách tiếp cận nào tối ưu nhất”, chúng ta lại
hỏi câu hỏi sai:

“Tôi không có năng khiếu có theo được không?”

“Năng khiếu” lúc này biến thành một dạng giáo điều xã hội, truyền tai
nhau trong vô thức, nhai lại trong vô thức.

Thấy một đứa trẻ nói tiếng Anh được, auto thằng bé có “năng khiếu
tiếng Anh”. Vậy chẳng lẽ tất cả người Mỹ, Anh, Úc, NZ, Âu đều có “năng
khiếu tiếng Anh?”

Thấy một đứa trẻ chơi được Piano, auto thằng bé có “năng khiếu âm
nhạc”. Không nhận ra thằng bé học một cách bài bản, luyện một cách
nghiêm túc và đặc biệt—có cảm hứng.
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
216

Thấy một đứa bé biết vẽ, auto đứa bé có “năng khiếu hội họa”.

Khi chúng ta gán “năng khiếu” cho một người, chúng ta đang hạ thấp
sự chăm chỉ, đam mê, nghiêm túc, quá trình của họ.

113 "TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO"


“Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”
“Đừng follow bất kỳ ai, hãy tự trở thành ánh sáng của chính mình”
—Thích Ca Mâu Ni

“Truyền thống” là uyển ngữ hoa mỹ để gọi “giáo điều”.

“Truyền thống” được định nghĩa là lặp lại lối suy nghĩ, hành động, thói
quen của người đi trước. Nghĩa là tự động thừa nhận họ đúng mà không
cần phản biện. Chính vì thế, “truyền thống” về bản chất không khác gì
“giáo điều”.

Nếu làm theo truyền thống bất chấp chỉ bởi nó là “truyền thống” tại
sao thời nay không có “Vua”? Tại sao không làm theo truyền thống ăn lông
ở lỗ? Tại sao không theo truyền thống nhà lá?

Nếu từ trước “cha ông” dùng bạo lực để dạy con, vậy làm theo truyền
thống nghĩa là bắt chước vô thức theo kiểu bạo hành du thủ du thục này?

“Tôn sư trọng đạo” là tôn thờ người dạy và những đạo lý chủ quan
độc tài của họ.

Việc tôn thờ người dạy tạo ra khoảng cách đẳng cấp xã hội, quyền
lực cho lớp người dạy. Giảm sự công bằng, làm cho mối quan hệ trở nên
độc tài, quyền lực, bất công, tha hóa. Ở chiều ngược lại, lớp người học
trở nên nhu nhược, yếu đuối, nịnh quyền lực.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


217

Thay vì theo đuổi chân lý khách quan, phản biện lại giáo lý, họ chấp
nhận ngoan đạo chỉ vì nó là của “thầy”. Ở hệ giáo dục nô bộc “tôn sư trọng
đạo”, học sinh (người nhỏ hơn) phải chạy theo làm hài lòng giáo viên. Giáo
viên (người lớn hơn) lại hay dỗi, hay phàn nàn, hay đòi hỏi, bóc lột. Mối
quan hệ trở nên độc hại, tâm thần. Lớn bắt nạt bé. Bé thao túng lớn.

Sự “tôn thờ” đi ngược lại tính chất tự do khai phóng. Tôn thờ chỉ tồn
tại trong thế giới của nô lệ và các mối quan hệ độc hại. Tôn thờ khác với
tôn trọng. Tôn trọng lành mạnh. Tôn thờ là biểu hiện của u mê độc hại.

Giáo điều “tôn sư trọng đạo” đi ngược lại sự khai phóng của con
người, được tạo ra cũng chính bởi tầng lớp giáo viên cai trị để củng cố
quyền lực cho chính họ.

Đó là lý do mình bác bỏ khái niệm “thầy” trong từ điển của mình.

Không phải cứ đứng lớp thì được gọi là “Thầy”. Bất cứ ai gọi mình là
“thầy” mình cũng từ chối.

Thích Ca Mâu Ni cũng nói “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”,
“Đừng follow bất cứ ai, hãy trở thành ánh sáng cho chính mình”. Nhưng
đám hậu duệ của ông về sau lại làm ngược lại. Ngày càng mù quáng u mê.

Đám phù thủy mở lớp “luyện thi” trục lợi từ nền giáo dục nô bộc thi
cử tự xưng là “Thầy”.

Đám phù thủy chùa chiền kinh doanh tôn giáo buôn thần bán thánh
được gọi là “Thầy”.

Đám lang băm u mê bói “toán” là “các thầy”.

“Thầy” là một khái niệm u mê không tồn tại ở xã hội văn minh. Chỉ có
“ông tôi”. Chỉ có khách hàng và bên cung cấp dịch vụ.

Chính điều này lại làm cho giáo dục trở nên khai phóng đúng bản
chất thực thay vì chìm trong kỷ nguyên của u mê lạc hậu giáo điều.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


218

114 "NHÀ TRƯỜNG" YÊU CẦU


Cách mà những tên bóc lột thường sẽ duy trì sự bóc lột là nhân danh
một concept không tồn tại.

Bạn sẽ thấy chỉ là con người với con người nhưng họ rất hay nhân
danh “Nhà trường”. Sử dụng ngôn ngữ cách điệu để trốn tránh trách
nhiệm, nấp sau một lớp vỏ bọc ngôn ngữ.

“Nhà trường” quyết định sẽ tăng học phí. Không thực ra là NGƯỜI.

“Nhà trường” ép học sinh không thi lớp 10


(https://www.youtube.com/watch?v=raQ0cWFufns). Không thực ra là
NGƯỜI.

“Nhà trường” thông báo kết thúc vụ việc bạo lực học đường
(https://hoahoctro.tienphong.vn/vu-bao-luc-hoc-duong-tai-truong-quoc-
te-hoc-phi-600-trieunam-nha-truong-thong-bao-ket-thuc-su-viec-
post1444540.tpo). Không thực ra là NGƯỜI.

Những khoản tiền đầu năm “nhà trường” được phép thu
(https://zingnews.vn/nhung-khoan-dau-nam-hoc-nha-truong-duoc-phep-
thu-post1351088.html).

Phê bình “nhà trường” thu tiền đầu năm gây bức xúc cho “phụ
huynh” (https://laodong.vn/giao-duc/phe-binh-nha-truong-thu-tien-dau-
nam-gay-buc-xuc-trong-phu-huynh-1086496.ldo). Thực ra là người bóc
lột người. Không có cái “nhà trường” hay “phụ huynh” ở đây.

Đây là theo yêu cầu của “Nhà trường” nên phải làm theo thôi anh nhé.

Thứ tồn tại chỉ có người với người. Ông và tôi ngang hàng. Tôi không
biết “nhà trường” là ai. Tôi chưa nhìn thấy mặt người có tên là “nhà
trường” bao giờ.

Nếu “nhà trường” yêu cầu thế, cho tôi gặp ông “nhà trường” gặp

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


219

trực tiếp và nói chuyện.

Nếu ông “nhà trường” không ra chẳng lẽ đây là “ma”?

Nhưng rất may, mình sẽ không bao giờ phải gặp “ma” hay cái gọi là
“nhà trường”.

Mình không cho phép những thứ độc hại này vào cuộc đời của mình
ngay từ đầu.

Nhưng với nhiều người, nhắc đến từ “Nhà trường”, ngay lập tức họ
cảm thấy bé nhỏ, cúi mình, chịu đựng. Vì “nhà trường” rất là to—như chúa
trời vậy, nói gì cũng phải tuân theo, và luôn đúng.

115 "NẾU CON TÔI RẤT MUỐN ĐẾN TRƯỜNG


THÌ SAO?"
Ý bạn là con bạn RẤT MUỐN thức dậy lúc 6 rưỡi sáng, từ thứ 2 đến
thứ 6. Từ sáng đến tối. Sắp cặp sách, đeo đến trường. Ngồi trong lớp cả
buổi không được nói chuyện. Không được ra khỏi chỗ. Bị ghi tên mất trật
tự. Bị bắt phải ghi nhớ học thuộc. Bị kiểm tra những thứ mà cuộc đời
không cần. Bị la mắng và chịu đựng những bài giảng (nếu có) tẻ nhạt. Bị
ép đến lớp “học thêm” của cô. Bị phải đối mặt với những kẻ bắt nạt thả
rông nhởn nhơ trong trường tìm con các con mồi yếu đuối?

Sau đó tối về được đến nhà sau một buổi mệt mỏi lại phải ngồi “làm
bài tập” cô giao các môn. Nhìn chằm chằm vào những cuốn sách tiêu diệt
cảm hứng và nhàm chán. Chỉ để sinh tồn những ngày tiếp theo?

Nếu con bạn tự nguyện yêu cầu “được” đến trường mình tin sẽ xảy
ra 3 trường hợp chính sau:

(1) Con bạn mới chỉ nghe tuyên truyền, chưa thực sự nếm trải. Một

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


220

khi đã nếm những thứ trên, mọi “mong muốn” nếu có chỉ là nghĩa vụ và sự
làm quen.

Rất hiếm đứa trẻ háo hức chờ đến thứ 2. Gần 100% đứa trẻ mòn
mỏi chờ đến thứ 7.

(2) Con bạn đã được dạy trước “chương trình”. Và đến lớp không
phải để học, mà để oai, thể hiện với các bạn chưa học.

Đứa trẻ có ham muốn thể hiện quyền lực, chứng tỏ, và coi trường
học như một công cụ để hiện thực hóa ham muốn được chú ý, ngưỡng
mộ này. Như vậy mong muốn của đứa trẻ là có thật, nhưng không phải để
học. Mục đích “giáo dục” là lãng phí.

(3) Sự bạo hành ở trường còn đỡ hơn ở nhà. Sở dĩ con bạn thích đến
trường vì ở nhà không được sống thực sự. Những đứa trẻ liên tục bị la
mắng, quát nạt, bạo hành tinh thần sẽ coi trường học như một nơi trú ẩn.

Còn lại những đứa trẻ bản thể lành lặn, đặc biệt nếu được tận hưởng
giáo dục tự do khai phóng sẽ không bao giờ tự nguyện muốn chui vào
trường học hệ nô bộc cưỡng chế.

Rất khó để một đứa trẻ đang ở biệt thự thích chuyển sang nhà ổ
chuột sống 12 năm. Liệu có người Bắc Âu nào thích sang Triều Tiên sống?

Trong trường hợp hiếm hoi, nếu con bạn bày tỏ mong muốn thích
đến trường, bạn hãy thử dành thời gian, tò mò tìm nguyên nhân cốt lõi
thực sự. Con có thực sự muốn “học”. Hay do bố mẹ ở nhà không đối xử
tốt với con? Hay do con đến trường không phải để “giáo dục” mà để làm
việc khác?

Nếu tất cả điều này không đúng, mọi thứ đều ổn hết, mà con bạn vẫn
ao ước “được” tham gia 12 năm dai dẳng, tra tấn của hệ giáo dục nô bộc,
tuân theo nguyên tắc tự nguyện. Bạn sẽ ủng hộ 100% quyết định này.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


221

116 "TẬP KHAI GIẢNG"


Phương—lớp 3 một trường “công lập”.

Chưa kịp kết thúc thời gian nghỉ hè ngắn ngủi, chưa kịp hiểu cuộc
đời là cái quái gì, và tôi là ai trên cái cõi đời này, đã bị ép đến trường để
“Tập khai giảng”. Giữa tiết trời nóng nực trong những ngày nghỉ hè vốn đã
nửa mùa, mồ hôi nhễ nhại, phải hùa theo những “nghi thức” tập tành mà
đám người kia sắp đặt, chỉ đạo.

Cái show diễn tuồng nông cạn cũ rích năm này qua năm khác mà họ
dựng lên và ép những đứa trẻ chạy theo để “tập” cho ngày “khai giảng”.
Các con mặt đứa nào đứa nấy mệt mỏi, nhưng cũng không dám ý kiến gì
vì bị quen lôi ra làm thú tiêu khiển lấy thành tích cho cái đám người lớn
thích phô trương. Sau đó phải chịu đựng qua các màn “giơ hoa”, “nghỉ
nghiêm”, “xếp hàng”, đứng như đứng phạt. Các loại đội trống chiêng tập
đi tập lại đến nhức cả óc mà không hiểu phục vụ mục đích cao đẹp nào?

Những người dân có nhà xung quanh cảm thấy phiền nhiễu mỗi dịp
“năm học mới”. Không hiểu chúng nó làm gì mà bắt trẻ em tập kỹ đến thế?
Không cho lũ trẻ được chơi và giải thoát. Bác Khang, hàng xóm mới phát
biểu:

“Cái bọn chỉ moi tiền, với bóc lột là nhanh, không làm được trò trống
gì. Những tiết mục “văn nghệ” hát cổ động, ca ngợi mang tính hình thức.
Có lẽ ở bên trên phát động “thi đua” nên bọn nó phải giành giải tổ chức
khai giảng. Chỉ khổ những đứa trẻ.”

Tại sao bọn họ phải diễn đi diễn lại như vậy? Những điều này mang
lại cái lợi gì cho những đứa trẻ? Hay những tên “hiệu trưởng” giống như
những gã “vua” bệnh hoạn thời phong kiến muốn dân phải chạy theo tổ
chức những show diễn đình đám làm khổ tất cả cho mục đích “thi đua”
của bản thân?

Tại sao lại biến cái ngày “đầu tiên đi học” vốn về lý thuyết là “vui
sướng” thành một thảm họa? Chỉ để nhận ra thảm họa khủng khiếp hơn

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


222

đang đợi chờ phía trước?

Đến gần tối Phương mới được bọn nó tha cho về. Với lời dặn của cô
là sáng mai lại tập trung 7 giờ tập khai giảng tiếp.

Trên đường về, Phương áp dụng nhẩm tính.

Mình lớp 3. Mà tổng là 12 năm. Vậy còn 12 trừ 3 bằng...9.

9 năm nữa... Ch…ch…í..n năm nữa...

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


223

V.4 NHÓM NGƯỜI

117 TÀU CHÌM


Nhận thức được con tàu đang chìm, không thể cải cách, giọng nói
trong đầu bạn sẽ cáo buộc chính bạn những từ như “bi quan”, “cực đoan”,
“tiêu cực”, “ở đâu cũng có người này người kia”, “làm gì đến mức như
thế”…

Đó là lý do ngay từ đầu sách, mình có cảnh báo kiến thức đáng sợ vì


nó chạm đến phần không muốn thay đổi bên trong mỗi chúng ta. Kiến thức
nắm chặt lấy hai vai bạn rồi lung lắc thật mạnh khiến bạn đang trong cơn
ngái ngủ phải bật tỉnh. Ban đầu không ai muốn điều này.

Nhưng nhờ tỉnh dậy kịp, bạn mới chứng kiến xung quanh đồ đạc
đang trôi lềnh phềnh trên biển nước. Nước biển đã ào vào xâm lấn, chạm
đã đến đầu gối của bạn lạnh toát.

Những người trên tàu có thể được chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1 - Những người vẫn đang say giấc nồng. Tạm gọi là Nhóm
Ngủ Quên.

Nhóm 2 - Một số người khác biết được tình hình tệ nhưng vẫn kệ—
họ nghĩ có người khác lo giúp mình. Họ cũng chẳng thể làm được gì. Phó
mặc. Tạm gọi là Nhóm Biết Nhưng Biết Sao Giờ.

Nhóm 3 - Một số người khác lại cố gắng cứu vãn tình hình bằng cách
dội nước ra ngoài. Tìm mọi hướng để lao vào sửa con tàu, liên tục dội
nước ra ngoài, tìm cách sửa con tàu chìm. Không chịu chấp nhận một thực
tế con tàu thiết kế ngu ngay từ đầu và việc chìm là chuyện đương nhiên.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


224

Họ vẫn tìm cách cứu vãn nó. Tạm gọi là Nhóm Dội Nước Cứu Tàu.

Nhóm 4 - Chỉ một số rất ít đã nhảy lên thuyền cứu sinh, đang chuẩn
bị rời khỏi chiếc tàu đang dần chìm. Vứt lại gần hết những thứ không cần
thiết. Chỉ mang theo áo phao. Nhóm Thuyền Cứu Sinh

Bạn đang thuộc nhóm nào?

118 NHÓM 1—NHÓM NGỦ QUÊN


“The eyes are useless when the mind is blind”
“Mắt vô dụng khi não mù.”
- Mark Venturini

Nhóm đầu tiên đang mải ngủ say. Dường như không gì đánh thức
được họ.

Với họ tình hình vẫn “ổn”, mọi thứ vẫn hoạt động “bình thường”. Con
người sinh ra là phải đến trường, tốt nghiệp, đi làm, và hết đời. Không thể
khác được.

Đây là nhóm người sẽ mãi chìm trong cơn u mê của hệ giáo dục nô
bộc. Hay cũng giống như cái tôn giáo mà họ đang phục tùng vô điều kiện.
Họ không nhận thức được họ khổ, bị bóc lột, bị chà đạp. Hoặc với họ
“khổ” là một chiến tích, khổ là một cái gì đó đáng tự hào, trở thành một
phần bấu víu lấp đầy chỗ trống cho cái “bản sắc” của họ. Giống trong tôn
giáo, “khổ” như một phẩm hạnh để chứng minh lòng “trung thành” với
“các thần”, các “Chúa”, các “Phật”.

Nhóm này vẫn nghĩ con tàu đang rất ổn, “Mọi thứ vẫn đang rất tốt
mà”—họ khẳng định. Điều tệ hơn không chỉ họ suốt đời trở thành nô lệ
cho Hệ Thống, mà còn “định hướng” cho cả con cháu họ. Một cuộc đời
sinh ra như chưa từng được sinh ra.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


225

Tại sao nhóm 1 lại ra nông nỗi này?

Đây chính xác là hệ lụy của một nền giáo dục nô bộc kéo dài dai dẳng
quá nhiều năm. Nó khiến con người ta chìm vào trạng thái ru ngủ, xé nát
bản thể, sống trong u mê. Mọi thứ đều vận hành một cách “bình thường”,
đúng “quy chuẩn” từ trước đến nay là vậy, cứ thế mà làm theo. Tư duy
phản biện của nhóm này bị làm bại liệt—vô hiệu hóa—gần như hoàn toàn.

Tư duy phản biện bị liệt dẫn đến chức năng tự vấn (Self-reflection)
gần như không tồn tại.

Mọi sự phân tích phản biện về Hệ Thống giáo dục nô bộc đều bị họ
coi là “Tiêu cực”, “Quá quắt”, “Cực đoan”, “Phiến diện”, “Khác người”,
“Không giống ai”. Thực ra không phải HỌ coi, bởi họ đâu có nghĩ. Chính
xác hơn là tự động như một chiếc máy photocopy chỉ biết “in” ra chính
xác như những gì được cho vào.

Đây có lẽ là nhóm chiếm đông nhất trong dân số.

Việc thay đổi họ là điều không tưởng, thậm chí nếu cố chạy theo chủ
động thuyết phục họ thay đổi là một điều điên rồ. Vừa lãng phí thời gian
vừa bị họ phản ứng gay gắt—tấn công ngược lại bạn, đồng thời bào chữa,
khóc thuê đến cùng cho cái hệ thống bóc lột của họ. Giống như đàn heo
sắp bị chọc tiết khó chịu, chống trả đến cùng để bảo vệ người chăn nuôi
tốt bụng cho ăn ở miễn phí.

Kẻ thông thái học qua lý lẽ (Argument)

Kẻ trung bình học qua trải nghiệm trực tiếp (Experience)

Kẻ ngu dốt học qua sự đau khổ (Suffering).

Nhóm 1 thậm chí còn không học được qua sự đau khổ. Vì họ còn
không nghĩ đấy là khổ. Cho thấy hệ giáo dục nô bộc có sức phá hoại kinh
khủng đến mức nào đến con người.

Vì vậy, chủ động đánh thức họ là một điều dại dột.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


226

Tuy nhiên, vẫn còn một nhóm khác thậm chí thảm hại hơn cả Nhóm
Ngủ Quên, đó là Nhóm 2—Nhóm Biết Nhưng Biết Sao Giờ.

119 NHÓM 2—NHÓM BIẾT NHƯNG BIẾT SAO


GIỜ?
“Education is for freedom - freedom from mental slavery.”
“Giáo dục là để khai phóng - khai phóng khỏi tư duy nô lệ”
― Ogwo David Emenike

Nếu như Nhóm 1 đang say sưa ngủ, thì Nhóm 2 đã thức. Họ thức
nhưng không tỉnh.

Nước đã ùa vào ngập đến đầu gối. Đồ đạc trôi lềnh phềnh, họ cảm
nhận được rõ sự nghiêng ngả của con tàu và cũng bắt đầu tỏ vẻ khó chịu.
Nhưng họ vẫn chỉ ngồi chờ chết.

Một là họ nghĩ họ quá nhỏ bé không thể làm gì. Sống trong thể bi
quan, nô lệ, nạn nhân, tư duy an bài, yếu đuối đã là hệ điều hành mặc định
của họ. Biết là sẽ chết nhưng chết chung cũng không đến nỗi nào, ít ra
còn có đồng bọn. Mọi chuyện chỉ dừng lại ở mức bàn tán cho vui, cho có
câu chuyện, thậm chí cũng chỉ trích gay gắt con tàu lỗi nhưng chỉ dừng lại
ở mức thể hiện là “tôi cũng biết”. Không có hành động cụ thể nào đáng
kể.

Con họ vẫn “đi học” như bình thường. Vẫn làm “bài tập về nhà” nhảm
nhí mỗi tối mà cô giao. Vẫn đến các lớp “học thêm” bị cô ép để chạy “theo
kịp chương trình”. Vẫn lăn lộn với “thi cử”, “ôn thi” và các cuộc “vinh
danh”, “tuyên dương”. Vẫn tự hào khi nhận các thể loại “giấy khen” treo
tường. Vẫn khoe con học “trường này tốt”. Nhưng miệng vẫn chỉ trích,
lòng vẫn khó chịu.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


227

Biết nhưng biết làm sao giờ.

“Biết” nhưng không thay đổi về bản chất là “Không biết”.

Thậm chí tệ hơn cả Nhóm 1 - Nhóm Ngủ Quên vì ít ra nhóm này còn
được tận hưởng thứ “hạnh phúc” hư ảo. Ít ra họ có thể tự lừa dối bản
thân để cảm thấy thoải mái trong ngắn hạn. Ít ra họ có một “đức tin” để
tôn thờ và mất mình trong đấy.

Nếu như nhóm 1 sẽ chết trong tình trạng ngủ say không biết gì, thì
nhóm 2 chứng kiến chính mình chết từ từ mà bất lực không làm gì được.

Nhóm 2 có thể được coi ở vị trí tệ nhất vì họ luôn sống trong thể tự
mâu thuẫn. Con người khi sống trong thể mâu thuẫn phải đeo nhiều mặt
nạ cùng lúc. Họ có thể lòe người ngoài với ảo ảnh về sự “hiểu biết”, vui
tươi, nhưng bên tâm trí họ là một mớ hỗn độn. Đây không khác gì địa ngục.

Cái cảnh tượng vừa mất nhiều tiền, vừa chứng kiến con mình uể oải
“đi học” dai dẳng những thứ nghe có vẻ rất quan trọng, vừa dễ nổi giận
con vì con “hư”, “lười” theo lời của cô. Mà không biết làm gì khác. Cái
cảnh tượng phải “cố”. Từ “cố” có lẽ là từ phổ biến nhất trong từ điển của
họ. Nhưng “cố” ở đây không phải theo nghĩa cố gắng đạt được thứ gì đó
ý nghĩa thực sự mà là sự chịu đựng những thứ vô nghĩa—sau đó phải
huyễn hoặc bản thân bằng cách dối lòng bịa ra một cái “ý nghĩa” nào đó.
Ví dụ như “Cố nốt có bằng mới xin được việc”, “Vì một tương lai!”…

Về bản chất, họ cố để trở thành nhóm 1 để giảm đau, nhưng nhắm


mắt mà không thể ngủ được. Đó là lý do họ khổ nhất. Họ vẫn phải chịu
đựng. Vẫn phải sống trong thể dối lòng triền miên hết năm này qua tháng
khác.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao họ không nhảy thuyền cứu sinh?

Vì họ không tin Thuyền Cứu Sinh có thể cứu được họ. Thuyền cứu
sinh không có đủ tiện nghi như chiếc tàu chìm này. Thuyền cứu sinh không
có nhà vệ sinh, bếp, gối, giường, nệm, đèn, điện, Wifi, tủ, bàn, ghế. Thuyền

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


228

cứu sinh không có khăn tắm, xà bông, dầu gội. Họ cảm thấy “vô hướng”.
Trong sâu thẳm, họ vẫn cảm thấy “yêu” cái tàu chìm này hơn (mặc dù
miệng nói ghét).

Dù là tàu chìm nhưng vẫn cho họ cái cảm giác “an toàn”, “quen
thuộc”, và có nhiều đồng đội ở bên (chết cùng). Còn hơn chiếc Thuyền
Cứu Sinh chỉ có một số ít người.

Hoặc chỉ đơn giản họ không có đủ kiến thức. Họ không hiểu. Tầm
nhìn chưa đủ để hình dung Thuyền Cứu Sinh sẽ đưa họ đi đâu và sự tệ hại
của chiếc tàu chìm.

Khác với nhóm 1, họ chọn được như vậy. Đó là lý do họ rất khổ.

Trong lúc chờ chết, họ vẫn còn chút tia hi vọng, nhưng rất tiếc, hi
vọng đó lại được đặt vào Nhóm 3 - Nhóm Dội Nước Cứu Tàu.

120 NHÓM 3—NHÓM DỘI NƯỚC CỨU TÀU


“Stupidity is doing the same thing repeatedly and expecting different results”
“Sự ngu dốt là lặp đi lặp lại một thứ giống nhau và rồi kỳ vọng kết quả phải
khác”
- Albert Einstein

Từng chậu nước vẫn liên tục được hắt ra khỏi tàu. Người ta vẫn hối
hả dội nước ra đến mệt mỏi, hi vọng con tàu sẽ được cứu.

Mưa và sóng vẫn ào ạt đánh, lỗ thủng vẫn liên tục tuồn nước mới
vào, con tàu thì vẫn đang chìm dần.

Họ không chấp nhận tàu chìm. Họ muốn cứu lấy con tàu. Người dội
nước, người lau cửa kính (đúng vậy, họ lau cửa kính), người chui vào
buồng lái “học thêm” cách lái tàu (đúng vậy, bạn không đọc nhầm). Bất cứ

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


229

việc gì khiến cho họ cảm thấy bận rộn, cảm thấy bản thân đang đóng vai
người hùng—những “nhà cải cách hệ thống”, những nhà “sửa đổi”.

Họ cứ cắm mặt vào làm. Chiếc tàu vẫn vậy, họ lại tiếp tục lặp lại
những gì họ làm. Chiếc tàu vẫn không đổi. Điều này có nghĩa họ sẽ lại phải
tiếp tục “cải cách”. “Cải cách” đến khi nào nó thay đổi thì thôi. Thậm chí
còn viết “tâm thư” cho thuyền trưởng (quen không bạn). Viết hàng bao
nhiêu bức “tâm thư” với hi vọng người nhận có quyền lực kia sẽ rất tâm
huyết, bỏ thời gian ra ngồi đọc chăm chú từ đầu đến cuối bức tâm thư đầy
quan trọng của mình. Vì mình là trung tâm của vũ trụ. Hàng bao nhiêu năm
vẫn vậy, nhưng họ vẫn cứ “tâm thư” để thỏa cái cảm giác trút nỗi lòng
ngắn hạn. Dù nó đã được chứng minh là tốn thời gian, không ai quan tâm,
và cuối cùng kết thúc cuộc hành trình trong xô rác.

Thực ra chiếc tàu không hoạt động “sai”. Nó hoạt động đúng với
những gì nó được thiết kế. Nó được thiết kế để chìm. Để thủng. Nguyên
vật liệu chất lượng thấp, máy móc lạc hậu, con người tha hóa vận hành
nên chiếc tàu què quặt, ký sinh lên nó để bóc lột đàn cừu. Rồi quen thói ra
lệnh, chỉ đạo, một cách mù quáng.

Những nỗ lực thay đổi của họ không đến từ cái gốc mà chỉ tỉa phần
ngọn. Tỉa xong nó lại mọc ra nhiều hơn. Nhưng họ vẫn cứ tỉa. Họ thay đổi
“hệ thống” theo kiểu thỏ chui vào hang rắn để thuyết phục rắn hóa thành
thỏ. Nhưng họ vẫn “đấu tranh” không ngừng nghỉ. Dù không có kết quả, ít
ra họ vẫn được coi là “người hùng”. Ít ra trông họ “bận rộn”.

Ít ra họ có một cái “mục đích sống”, dù cái mục đích sống đó của họ
không mang lại giá trị gì. Ở điểm này, họ giống nhóm 1, họ cũng ngủ
quên—ngủ quên trong những việc vô nghĩa. Một điểm cộng so với nhóm
2.

Họ không thể hình dung được họ có thể…thoát.

“Hả, sao mà thoát! Tiếp tục dội nước ra đi chứ!”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


230

121 NHÓM 4—NHÓM THUYỀN CỨU SINH


“Chọn giáo dục tự do khai phóng không phải bởi nó chắc chắn tốt.
Mà bởi tiếp tục theo con đường giáo dục nô bộc chắc chắn sai.”
- Kien Tran

Bạn nhảy lên thuyền cứu sinh không phải bởi sẽ chắc chắn sống sót.
Mà bởi ở lại tàu chìm sẽ chắc chắn chết.

Bạn chọn giáo dục tự do khai phóng không phải bởi nó chắc chắn
tốt. Mà bởi tiếp tục theo con đường giáo dục nô bộc CHẮC CHẮN SAI.

Bản chất của giáo dục tự do khai phóng là mới đầu chưa rõ ràng. Nó
giống như một tờ giấy trắng để bạn thỏa sức sáng tạo không ràng buộc,
nó có thể tẩy đi, vẽ lại nếu vẽ nhầm. Đây chính là tính Tự do khai phóng.
Thay vì một bức ảnh mẫu chỉ việc vẽ theo. Mặc dù mới đầu mờ mịt, qua
thời gian nó được tinh chỉnh nhiều lần, bức tranh mới dần dần hiện ra rõ
ràng.

Chiếc Thuyền Cứu Sinh chẳng có chút tiện nghi gì. Bạn cũng chẳng
thể hình dung sau khi nhảy lên đó sẽ đi về đâu. Nhưng bạn cứ nhảy bởi
bạn muốn sống sót cái đã. Mục tiêu của bạn chưa phải là về đâu, mà là
sống sót được.

Bạn chấp nhận bỏ lại mấy cái “tiện nghi” quen thuộc ở trên chiếc tàu
chìm. Mới đầu bạn sẽ không quen vì thiếu cái sự có sẵn, được sắp đặt
quen thuộc mà bạn đã từng biết. Nhưng qua thời gian, những thứ đó dần
trôi vào quên lãng, bạn thậm chí nhận ra “tại sao mình đã từng gắn bản
thân với chúng”.

Mình chọn giáo dục tự do khai phóng không phải vì mình chắc chắn
biết mình sẽ phải làm gì từ A-Z. Xxin thừa nhận với các bạn độc giả, mình
không biết 10-20 năm tới thế giới sẽ có gì thay đổi, nhưng mình sẽ không
bao giờ chọn hệ giáo dục nô bộc, dù cho nó miễn phí, thậm chí tặng thêm
tiền.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


231

Nếu ai cho bạn trải nghiệm tàu chìm giữa đại dương miễn phí, và sẽ
không ai chịu trách nhiệm, bạn có muốn không? Nếu cho thêm tiền bạn có
tham gia không?

Vậy mà nhiều người tình nguyện trả nhiều tiền (không chỉ chính thống
mà cả phí đút lót, trong khoảng thời gian dài), dẫm đạp lên nhau, chỉ để
được chìm cùng chiếc tàu. Trả tiền để được chết. Họ trả tiền, chịu khổ để
rồi sau tất cả được trở thành nô bộc.

Logic của họ rất lỗi mà không nhận ra.

- Tất cả mọi người đều làm thế!

- Cả cái xã hội này nó như thế!

- Không có làm sao mà sinh tồn!

- Không có làm sao mà được công nhận!

Blah blah blah

Nhảy lên thuyền cứu sinh, trôi được một đoạn, lúc này con tàu chìm
mà bạn từng ở bắt đầu nhỏ bé dần. Nhìn từ xa bạn vẫn thấy những người
còn lại trên tàu vẫn đang quằn quại dội nước ra ngoài—một cảnh tượng
hỗn loạn mà bạn cảm thấy vừa nhẹ nhõm vì không còn ở trên đó.

Con tàu chìm bắt đầu khuất bóng ở cuối đường chân trời. Lúc này
nhìn ra phía trước bạn mới nhìn thấy những thứ mà hồi còn trên tàu chìm,
bạn quá bận dội nước mà không nhìn thấy.

Bạn nhìn thấy xa xa có các hòn đảo. Bạn nhìn thấy có những con tàu
đánh cá đi ngang qua. Bạn nhìn thấy những con tàu chở hàng đi ngang
qua. Bạn còn nhìn thấy máy bay bay ngang qua. Hóa ra bạn không cô đơn
như bạn nghĩ, hóa ra bên ngoài kia còn rất nhiều tiềm năng bạn chưa bao
giờ nghĩ tới. Vậy mà đã có thời bạn thần thánh hóa con tàu chìm kia và
nghĩ nó là lựa chọn duy nhất, tốt nhất.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


232

Lúc này bạn tỉnh thức, nhận ra bạn có quyền lái chiếc thuyền cứu
sinh này đến bất cứ đâu bạn thích. Bạn được quyền chọn, bạn được
hưởng thành quả của thành công, bạn cũng được hưởng hậu quả của
thất bại.

Nhưng ít ra BẠN là người chọn và quyết định vận mệnh của chính
mình thay vì đám đông hay quyền lực quyết định.

122 CẢI CÁCH TRƯỜNG HỌC?


Khi một hệ thống đã mang tính quan liêu từ thiết kế, nó không thể
được cải cách.

Chúng ta thường nghĩ trường học có vấn đề và cần cải cách. Nhưng
không, chính bản thân NÓ mới là vấn đề.

Sự tồn tại của nó là vấn đề. Thay vì vấn đề tồn tại trong nó. Bạn hãy
ngẫm thật kỹ câu này.

Bạn không thể “cải cách” một thứ mà bản thân thứ đó là vấn đề. Bạn
chỉ có thể thoát nó. Để nó tự diệt. Tự trôi vào bãi rác của lịch sử. Bạn dành
nguồn lực xây những thứ hoàn toàn mới với thiết kế khác.

Cải cách trường học là một ý niệm ngây ngô. Giống như thỏ vào hang
rắn cố tìm cách thuyết phục rắn biến thành thỏ. Bạn còn nhớ cái ý niệm
“cải cách sách giáo khoa”?

Nếu một con tàu đang chìm vì có một lỗ hổng ở đáy, nó có thể bịt
được có thể không. Nhưng nếu con tàu chìm vì bản thân hệ thống con tàu
thiết kế sai ngay từ đầu, bạn không thể cải cách. Dù có vứt vào đó bao
nhiêu tiền đi nữa cũng chỉ có thể kéo dài thời gian, thậm chí có thể làm
vấn đề trầm trọng hơn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


233

Bạn không thể cải cách nghiện bằng cách cung cấp ma túy cho
những gã nghiện. Bạn không thể “cải cách” trường học bằng cách bơm
thêm tiền cho chúng. Bạn không thể cứ mãi vớt nước trên con tàu đang
chìm ra, trong khi trước mắt bạn là một lỗ hổng khổng lồ. Bạn không thể
“cải cách” thịt hun khói để cho nó “dinh dưỡng” hơn—khi bản thân thịt
hun khói chính là vấn đề. Bạn chỉ có thể bỏ nó.

Cải cách trường học giống như bắt con chép từ mới tiếng Anh “cô”
giao nhanh hơn. Trong khi chính cái bài tập cô giao là vấn đề. Chính nó là
thứ cần phải bỏ hẳn.

Cải cách trường học giống như muốn con thích học hơn bằng cách
cho con đi “học thêm” buổi tối. Trong khi chính “học thêm” buổi tối là vấn
đề. Chính nó là thứ cần bỏ hẳn.

Khi đang ở trên một con tàu đang chìm dần, bạn có muốn lau sàn
cho đỡ bụi?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


234

VI.KHAI PHÓNG
PHẨM HẠNH
PHỔ QUÁT—
UNIVERSAL
VIRTUES

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


235

123 3 VÒNG TRÒN NĂNG LỰC CỦA CON


NGƯỜI

Mình chia giáo dục thành 3 vòng tròn năng lực.

1. Vòng tròn cốt lõi—Phẩm hạnh phổ quát

2. Vòng tròn ở giữa—Kỹ năng thiết yếu

3. Vòng tròn ngoài cùng—Kỹ năng chuyên môn

Phẩm hạnh phổ quát (Universal Virtues) là nhóm lý tưởng sống cốt
lõi, khách quan, phổ quát đã mà một con người nên thực hành và hướng
tới. Đây là phần gốc rễ của con người. Tính tự do khai phóng sẽ bắt đầu
từ phần cốt lõi này. Phần này vì rất quan trọng nhất nên chúng ta sẽ bàn
tới ở chương sau.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


236

Thiếu những phẩm hạnh phổ quát, con người sẽ chìm trong bể khổ,
u mê, trầm cảm, bất lực, chủ nghĩa khoái lạc (hedonism), chủ nghĩa hư vô
(nihilism), chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism)…

Kỹ năng thiết yếu (Basic Skills) là nhóm các kỹ năng cơ bản tối thiểu
để sống bình thường một cách thuận lợi. Nếu phẩm hạnh phổ quát là gốc
rễ thì kỹ năng thiết yếu giống như phần thân. Ví dụ

- Ngôn ngữ, nghe nói đọc viết, giao tiếp

- Tính toán cơ bản

- Sức khỏe, thể chất, kiến thức dinh dưỡng, sơ cứu

- Sử dụng công cụ, phần cứng, phần mềm

- Các kiến thức nền cơ bản (Lịch sử, địa lý, sinh học, vật lý, hóa học

Thiếu những kỹ năng thiết yếu, và con người sẽ gặp khó khăn.

Kỹ năng chuyên biệt (Specific Skills) là nhóm kỹ năng mang tính


đặc thù, cá nhân, cụ thể trong từng công việc cụ thể. Giống như phần
nhánh, lá cây, hoa, quả. Đây là những kỹ năng, kiến thức được lĩnh hội
trong quá trình thực hành công việc thực tế.

- Sửa điện

- Làm website

- Viết tiểu thuyết

- Nha khoa

- Kế toán

- Luật

- Chỉnh sửa video.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


237

- Kỹ thuật cụ thể

Thiếu những kỹ năng chuyên biệt, và con người sẽ không làm được
những công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên biệt.

Ở xã hội Việt Nam, trường lớp đại trà, về lý thuyết, được bổ nhiệm
trọng trách đảm bảo nhóm kỹ năng thiết yếu (vòng tròn ở giữa).

Các trường “đại học”, về lý thuyết, được bổ nhiệm trọng trách đảm
bảo nhóm kỹ năng cơ bản và chuyên biệt.

Vòng tròn cốt lỗi thường được lĩnh hội dựa trên hàng năm tiếp xúc
với gia đình, các sách bên ngoài, trường lớp, hoặc qua tôn giáo, chính trị.

Cả ba nơi này, như chúng ta chứng kiến rõ, đều không giúp phát triển
đến nơi đến chốn một cách tử tế (ít nhất ở môi trường Việt Nam).

Trường lớp đại trà quốc doanh thất bại trong huấn luyện kỹ năng thiết
yếu nghe, nói, đọc, viết, ngôn ngữ, toán, kiến thức nền. Nếu may mắn có
người thu được giá trị thì giá trị đó cũng phải đánh đổi với chi phí khổng
lồ về số năm đời người, rất nhiều tiền bạc, rất nhiều chi phí cơ hội. Bởi mô
hình thể chế này cồng kềnh, tụt hậu, chậm chạp, quan liêu chồng chéo,
lãng phí.

Trường đại học thất bại trong huấn luyện kỹ năng chuyên biệt. Sinh
viên đi học nhưng như không học. 4 năm trải qua như một cơn gió toàn thi
cử, đăng ký tín chỉ, văn nghệ, sinh hoạt đội đoàn các loại, chìm trong
những mớ đồ án vô nghĩa, cố cho xong tấm “bằng”. 4 năm cuộc đời.

Tôn giáo có lẽ là niềm hi vọng cuối cùng bồi dưỡng phẩm hạnh con
người. Nhưng thay vì khai sáng giác ngộ thông qua sự minh bạch, logic,
lại tập trung vào đe dọa, truyền bá u mê “tiền kiếp” “hậu kiếp”, “thần thánh
ma quỷ”, cổ động “cúng dường”, góp tiền xây không biết bao nhiêu chùa
chiền chiếm không biết bao nhiêu diện tích đất, lòng tham vô đáy. Nhưng
vẫn tỏ ra “bỏ tham sân si”. Những “phẩm hạnh” được truyền bá một cách
chủ quan giáo điều, không có cơ sở, nếu có hay ho cũng chỉ để làm mồi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


238

nhử để kiếm tiền, lôi kéo thành viên vào hội để ăn thu nhập thụ động, nhân
danh “thánh thần” trục lợi từ sự ngây thơ, yếu đuối của những người lao
động nghèo và thiếu kiến thức.

Gia đình cũng “dạy” phẩm hạnh con người cho con nhưng gần như
không có cơ sở. Loạn và sai từ gốc. Chủ yếu học lẫn nhau không qua bất
kỳ một phương pháp phản biện gắt gao nào.

Ví dụ:

Dạy con phải “ngoan” → Biến con thành kẻ nhu nhược, e dè quyền
lực, chối bỏ bản thể

Dạy con “vâng lời” → Biến con thành một tên chỉ biết nghe theo mệnh
lệnh bất chấp vô hồn

Dạy con “học giỏi” → Sùng bái điểm số, bệnh thành tích, sống không
ngay thẳng để được danh hiệu

Dạy con “lễ phép” → Truyền giáo điều bất bình đẳng, lớn bắt nạt bé.
Người lớn hóa hư, người trẻ hóa xu nịnh.

Dạy con “từ thiện” → Nhưng không phải từ thiện có ý thức, có trách
nhiệm mà kiểu vô thức. Ném tiền vô tội vạ không cần biết số tiền có mang
lại hiệu quả giúp đời hay không.

Dạy con đạo làm con “hiếu thảo” → Nhưng bản thân lại không có
“đạo làm cha mẹ”

Dạy con phải học cách nhịn → Nhưng bản thân người “lớn” không
biết nhịn

Dạy con không đánh bạn → Nhưng bản thân mình đánh con

Dạy con phải chắp tay “niệm Phật” → Nhưng khi con hỏi sự thật thì
không thể trả lời, phải dối trá quanh co. Đồng thời biến con thành một
người u mê, làm nô lệ cho các giáo phái giống mình. Sống một cuộc đời

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


239

vô chính kiến.

Dạy con không được chơi iPad → Nhưng bản thân mình cũng chơi

Dạy con tính trung thực → Nhưng bản thân mình không ngay thẳng
khi giải thích về “tâm linh”

Dạy con sự chăm chỉ → Nhưng quên mất chăm chỉ sai cái tạo thành
lãng phí

Dạy con lòng khiêm tốn → Nhưng bản thân mình khoe con và sùng
bái danh hiệu bên ngoài

Dạy con tập trung học không được yêu → Khiến con học cách kìm
nén, chối bỏ bỏ cảm xúc cá nhân và phản bội lại chính mình

Nếu để kể ra tính mâu thuẫn, loạn lạc, độc hại trong cách dạy con rời
rạc, vô hướng của nhiều gia đình hiện nay chắc không thể kể hết.

Phần lớn đều trải qua nền giáo dục nô bộc và được truyền dạy các
giáo điều “phẩm hạnh” của nô bộc, vốn rất mâu thuẫn thay vì các phẩm
hạnh khai phóng mang tính phổ quát, phi mâu thuẫn.

Hậu quả là con người sống trong trạng thái vô hướng mãn tính, bất
lực, lộn xộn, mâu thuẫn vốn rất tai hại cho bản thể phần hồn. Đã đến lúc
chúng ta cần khám phá các phẩm hạnh phổ quát đúng nghĩa.

124 UNIVERSAL VIRTUES—PHẨM HẠNH PHỔ


QUÁT
"The goal of parenting is to create self-sufficient virtues in children. Applying
external pressure and punishments tends to teach them fear-based
compliance rather than the internalization of moral standards."

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


240

“Mục đích của dạy con là tạo ra phẩm hạnh cho những đứa trẻ. Tạo áp lực từ
bên ngoài, và các hình phạt dạy chúng sự phục tùng vì sợ hãi thay vì thấu hiểu
những giá trị đạo đức”
—Stefan Molyneux

Giáo dục tự do khai phóng tập trung nhiều nhất vào phần gốc—phẩm
hạnh phổ quát. Khi phần gốc đã chắc, cây rất khó có thể đổ. Lá có thể
rụng, cành có thể rơi, nhưng thân cây và gốc vẫn nguyên vẹn. Mọi thứ đều
sinh ra từ cái gốc này.

Phẩm hạnh phổ quát của con người vốn là một vấn đề phức tạp trong
triết học. Từ hàng bao năm đến nay con người tranh luận nhiều không
ngừng nghỉ về việc cái nào là “tốt” và cái nào “không tốt”. Cần phát triển
cái nào. Đâu là thứ cần hướng tới trong cuộc đời này. Mỗi trường phái,
gia đình, trường lớp, tôn giáo lại hướng đến những lý tưởng khác nhau.
Đôi khi mâu thuẫn đối nghịch nhau. Chúng ta rơi vào trạng thái rối loạn,
không biết nên theo cái nào, hoặc tự tin về một thứ trong khoảng thời gian

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


241

ngắn xong lại nhảy.

Công bằng mà nói, không dễ để một người có thể tìm ra lý tưởng


đúng nghĩa, chắt lọc các chuẩn mực thực sự để con người cứ thế mà
hướng đến. Có rất nhiều các học thuyết, trường phái khác nhau.

Trong phạm vi của cuốn sách, mình chỉ có thể chia sẻ với bạn những
gì mình thực sự cho là phẩm hạnh phổ quát của con người (ít nhất là trong
thời điểm hiện tại). Tính phổ quát (Universality) ở đây nghĩa là phi tôn giáo,
phi trường phái, phi văn hóa. Nó là bản chất cốt lõi chung nhất.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở những cuốn sau:

- Aristotle: Nicomachean Ethics - Aristotles

- Universally Preferable Behavior - Stefan Molyneux

- The New Left - Ayn Rand

- Character Strengths and Virtues - Martin Seligman

Phẩm hạnh phổ quát là những lý tưởng mà ai cũng có thể phát triển,
thực hành, và hướng tới.

Nếu nó thuộc về bẩm sinh, tố chất, năng khiếu, thì đây KHÔNG được
gọi là phẩm hạnh. Bạn không sinh ra đã có phẩm hạnh. Phẩm hạnh là
những tiêu chuẩn sống mà thông qua thực hành có chủ đích nó bạn tìm
thấy ý nghĩa, hạnh phúc, bình yên cuộc đời. Thực hành phẩm hạnh khiến
bạn ngày càng tôn trọng, tin tưởng bản thân, tự do hơn.

Ví dụ, thông thái (Wisdom) là một phẩm hạnh phổ quát, được xây
dựng, tích lũy dựa trên quá trình trải nghiệm (thực tế bên ngoài), chiêm
nghiệm (tự vấn bên trong). Nhưng thông minh (Intelligence) lại không phải
một phẩm hạnh. Nếu bạn sinh ra đã thông minh, bạn không cần phải cố
và hướng tới vì thế đây không được coi là một phẩm hạnh. Thông minh,
giống như chiều cao 1m9, là tố chất, không phải phẩm hạnh. Nhưng người
đẹp (nhờ quá trình luyện tập) lại có được dựa trên thực hành phẩm hạnh

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


242

có chủ đích.

Vui đùa, thích chơi với trẻ em trông có vẻ như là một phẩm hạnh.
Nhưng thực chất đây lại không phải một phẩm hạnh. Một người thích vui
chơi, thân thiện với trẻ em chưa chắc là một người yêu trẻ em, việc thích
chơi với trẻ em quá dễ. Ai cũng có thể làm được mà không cần cố. Tuy
nhiên, bạn chỉ thực sự biết một người có yêu trẻ em hay không qua việc
vui đùa, mà qua việc người đó sẽ làm gì khi thấy đứa trẻ đấy bị bắt nạt,
bạo hành? Lúc này, đứng trước sự lựa chọn khó khăn, họ sẽ chọn làm gì
mới quyết định phẩm hạnh thực sự.

Nếu họ tìm cách can thiệp, giúp đỡ đứa bé, họ đang thực hiện phẩm
hạnh Dũng cảm (Courage). Đây mới là phẩm hạnh.

Sống dựa trên phẩm hạnh sẽ khó chứ không dễ. Nó đòi hỏi chúng ta
phải lựa chọn có chủ đích. Mỗi một lựa chọn của chúng ta là một lần chúng
ta bỏ phiếu vào hòm. Đó là những lựa chọn có ý thức (ý chí tự do) thay vì
vô thức. Tuy nhiên, nó khó không đồng nghĩa nó chỉ dành cho số ít, nó
dành cho tất cả. Khó ở đây không phải nằm tính phức tạp (bởi nó rất đơn
giản), khó ở đây nằm ở sự lựa chọn.

Có 6 nhóm phẩm hạnh phổ quát được chắt lọc ra như sau:

1. Survival - Sinh tồn

2. Wisdom - Thông thái

3. Productivity - Năng suất

4. Humanity - Nhân tính

5. Courage - Can đảm

6. Responsibility - Trách nhiệm (cá nhân)

Nếu để phát triển một con người hoàn thiện, mình không bắt đầu từ
“piano” hay “ngoại ngữ” như nhiều người, mình sẽ dành phần lớn thời gian

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


243

tập trung vào 6 phẩm hạnh gốc rễ trên.

Chúng ta hãy cùng đi vào từng phẩm hạnh.

125 VIRTUE 1—SURVIVAL (SINH TỒN)


“Survival is the highest virtue. Without it, no other virtues exist”
“Sinh tồn là phẩm hạnh cao nhất. Không có nó, tất cả các phẩm hạnh khác
không tồn tại”
—Kien Tran

Bạn sẽ thắc mắc tại sao một thứ cơ bản và “dễ” như sinh tồn tại
được coi là một phẩm hạnh.

Sinh tồn là phẩm hạnh tối thượng bởi nếu không có nó, tất cả những
phẩm hạnh khác trở nên vô nghĩa. Nếu bạn không ăn, không uống, không
thở, thông thái để làm gì? Nếu bạn không biết cách tồn tại, phẩm hạnh
khác để làm gì?

Mỗi chúng ta được sinh ra duy nhất một lần. Và một khi đã chết đi,
sẽ mãi mãi không thể lấy lại cuộc đời. Phép màu lớn nhất của cả cái vũ trụ
này đó là bạn được sinh ra, bạn được sống. Sự sống là tối thượng, thiêng
liêng. Không gì quan trọng hơn nó. Nó là tất cả. Chẳng qua vì nó quá rõ
ràng, chúng ta quên mất sự vĩ đại của sự sống. Chúng ta đôi khi xem
thường nó.

Có những người coi thường sự sống, tỏ ra đẳng cấp bằng việc thể
hiện với người khác mình “không cần nó”. Nghe có vẻ rất “anh hùng”.
Thực chất họ chối bỏ tính thiêng liêng, kỳ diệu trong sự tồn tại của chính
họ. Hoặc họ để đặt những vấn đề tầm thường trong cuộc đời lên trên sự
sinh tồn. Họ không muốn sống. Hoặc sống một cách tử tế. Một người
không có khả năng sinh tồn là một người không có phẩm hạnh và không
đáng để học theo.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


244

Phim Trung Quốc hay dùng cụm từ: “Nhà ngươi là kẻ ham sống sợ
chết”

Ám chỉ việc mưu cầu sự sống đồng nghĩa với “tham lam”. Nếu không
ham sống ta sinh ra để làm quái gì? Sự sống là tối thượng, nếu không ham
sống thì ham cái gì? “Ham sống sợ chết” được nói ra bởi những kẻ không
có phẩm hạnh.

Trẻ em, nếu bị nhồi vào đầu tư tưởng phải “hi sinh” vì bất kỳ thứ gì,
thì 100% đây là giáo điều độc hại. Giáo điều này chối bỏ phẩm hạnh sinh
tồn của con người. Trẻ em cần được dạy không gì quan trọng bằng sự
sống. Sự sống nằm ở trên tất cả các phẩm hạnh khác. Làm tất cả vì sinh
tồn. Mình biết nghe có vẻ “cực đoan” nhưng lựa chọn còn lại là gì?

Tôn giáo cổ súy sự “tử vì đạo” là một dạng tôn giáo tẩy não độc hại.
Chối bỏ phẩm hạnh cao quý nhất của con người.

Bạn sẽ thắc mắc, một người mẹ đặt sinh tồn của con lên trên sự sinh
tồn của bản thân của bản thân thì sao?

Sự sinh tồn nếu hiểu rộng hơn nữa, không chỉ giới hạn ở sinh tồn cá
thể mà còn ở tầng Gene. Người mẹ đặt sinh tồn của con lên trên bản thân
mình vì đây là đặc tính của Gene, Gene muốn sống sót. Nếu đứa con chết,
Gene sẽ chết. Nếu người mẹ chết, nhưng con sống, Gene sẽ có xác suất
sống cao hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong cuốn The Selfish Gene -
Richard Dawkins, hoặc tìm hiểu thêm về chủ đề Tâm lý học tiến hóa
(Evolutionary Psychology). Bản chất đây là sự “ích kỷ” của gene—đặt sự
sinh tồn của gene lên hàng đầu.

Giáo dục về tầm quan trọng của cuộc đời, tính tối thượng của sự tồn
tại là giá trị về phẩm hạnh thiết yếu nhất trong các phẩm hạnh.

Câu hỏi đặt ra, làm thế nào để tăng khả năng sinh tồn?

- Tập luyện

- Dinh dưỡng
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
245

- Cắt bỏ chất gây nghiện

- Học cách sơ cứu

- Học bơi

- Tránh các rủi ro nguy hiểm đến tính mạng

- Chuẩn bị các quỹ dự phòng

- Chối bỏ các hệ tư tưởng tôn giáo, giáo điều chính trị cổ động bác
bỏ sinh tồn.

126 VIRTUE 2—WISDOM (THÔNG THÁI)


“Thông minh là độ mạnh của chiếc xe, thông thái là kỹ năng của người lái xe”
—Kien Tran

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


246

Để hiểu Thông thái trước hết chúng ta cần so sánh với Thông minh.

Như chúng ta đã bàn ở phần trước, thông thái (Wisdom) khác với
thông minh (Intelligence). Thông minh, giống như chiều cao, thuộc về năng
lực bẩm sinh. Có những người sinh ra đã vốn cực kỳ thông minh, trí nhớ
tuyệt đỉnh, có thể xử lý những thông tin phức tạp với số lượng lớn và
nhanh.

Thông minh giống như động cơ xe ô tô. Có những xe vốn cực kỳ


nhanh và khỏe. Có những xe lại yếu dù cố nhấn ga hết cỡ. Nhưng xe nhanh
và khỏe đòi hỏi bản thân người lái phải có kỹ năng, phải hiểu biết cách lái
chiếc xe này làm sao để không gây tai nạn. Sự hiểu biết này chính là thông
thái.

Thông minh là thứ sẵn có. Thông thái là thứ ai cũng có thể xây dựng
(thông qua ý chí tự do).

Thông thái bao gồm 8 trụ cột như sau:

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


247

1. Self-Knowledge - Năng lực thấu (hiểu) bản thân

2. Empathy - Năng lực thấu cảm (hiểu người khác)

3. Curiosity - Năng lực tò mò (ham muốn hiểu sâu)

4. Reason - Năng lực lý trí (khả năng sử dụng logic đi tìm chân lý từ
thực tế)

5. Humility - Năng lực khiêm nhường (Năng lực nhận thức giới hạn
bản thân)

6. Vision - Tầm nhìn (khả năng nhìn xa, rõ, nhìn các trường hợp)

7. Temperance - Năng lực biết đủ, cân bằng

8. Self-Honesty - Thẳng thật với chính mình

127 2.1 SELF-KNOWLEDGE —THẤU HIỂU BẢN


THÂN
“To understand life is to understand ourselves, and that is both the beginning
and the end of education.”
“Thấu hiểu đời nghĩa là thấu hiểu chính mình. Đó vừa là điểm xuất phát và đích
đến của giáo dục”
- Jiddu Krishnamurti

Trong tất cả những trụ cột này, trụ cột đầu tiên Self-Knowledge (Thấu
hiểu bản thân) là cốt lõi nhất. Thấu hiểu bản thân, thấu chính mình, hiểu
biết chính mình từ trong ra ngoài, hiểu giới hạn của bản thân, hiểu cảm
xúc, hành vi, thái độ, ham muốn, diễn biến tâm lý, những lỗi tư duy của
chính mình…

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


248

Thấu hiểu vũ trụ thế giới bên trong của chính mình.

Self-knowledge là mẹ của tất cả các loại thông thái.

Triết gia Socrates từng có câu nói kinh điển: “Know thyself” - Biết
chính mình

Triết gia Jiddu Krishnamurti: “Self knowledge is the beginning of


wisdom, which is the ending of fear” - Hiểu bản thân là bắt đầu của thông
thái, và là kết thúc của nỗi sợ.

Lý Tiểu Long: “You see, ultimately all type of knowledge simply means
self-knowledge. You must look for truth yourself and directly experience
every minute detail for yourself.” - ”Bạn biết không, dù thế nào tất cả các
loại kiến thức đều chỉ đơn giản là hiểu bản thân. Bạn phải nhìn tự tìm chân
lý và chính bạn trực tiếp trải nghiệm từng phút.

Trụ cột đầu tiên của Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) cũng là
Self-Awareness (nhận thức về chính mình), xét theo ngôn ngữ triết học về
bản chất cũng là Self-Knowledge.

Để hiểu bản thân, bắt buộc bạn phải nhìn hướng vào bên trong. Quan
sát. Tự vấn (Reflect). Chiêm nghiệm. Nếu không những trải nghiệm hằng
ngày của bạn sẽ trôi tọt xuống cống và biến mất, bạn không thu về được
gì.

Quan sát ở đây là chăm chú quan sát những cung bậc cảm xúc của
bạn một cách chân thật nhất có thể. Quan sát không phán xét. Không xấu
hổ. Không kìm nén. Nếu bạn tức giận, bạn thừa nhận bạn tức giận và quan
sát nó để hiểu nó, thay vì kìm nén. Khi kìm nén bạn sẽ không hiểu gốc rễ
của nó, bạn sẽ như đang lần mò trong bóng đêm. Khi tức giận mà không
quan sát, bạn sẽ trở thành nô lệ cho bản năng, bạn không còn là bạn.

Để làm được điều này, bạn cần trụ cột khác của thông thái đó là Self-
Honesty (Thẳng thực với chính mình) và Curiosity (Tò mò). Chúng ta sẽ bàn
sau.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


249

Có bao giờ bạn cảm thấy ghen ăn tức ở? Thấy đứa bạn của bạn
thành công vượt trội hơn bạn, sâu thẳm liệu bạn có thực sự “vui mừng”
như bạn thể hiện ra ngoài? Một phần bạn cũng cảm thấy xấu hổ khi mình
có cảm xúc ghen tị như vậy nhưng không hiểu tại sao. Nếu người bạn
thành công đó của bạn gặp chuyện, thất bại và mất tất cả, bạn lại có chút
cảm giác phấn chấn, được an ủi?

Hiểu bản thân giúp bạn quan sát và hiểu cái cách mà quá trình ghen
tị, hay tức giận hay bất kỳ cảm xúc nào của bạn xảy ra bên trong bạn. Bạn
sẽ thấy ở từng trường hợp đều có một công thức chung gần giống nhau.
Bạn hiểu và làm chủ được bạn. Nếu không hiểu, bạn sẽ làm nô lệ cho bạn.
Nếu bạn làm nô lệ cho bản năng, đồng nghĩa với cuộc đời này sinh ra rất
ít là của bạn.

Để hình dung hiểu bản thân rõ hơn, bạn hãy tưởng tượng ngôi nhà
bạn đang ở. Bạn có thể biết rõ vị trí của phòng bếp, phòng khách, phòng
ngủ, nhà vệ sinh. Nhưng chưa chắc bạn đã biết vị trí của chiếc bấm móng
tay bạn cất ở ngăn kéo nào, tủ nào, tập hồ sơ nào. Bạn chưa chắc đã biết
đường dây điện ngầm trong căn nhà bạn, hay hệ thống đường ống nước.
Nếu xảy ra sự cố gì, bạn sẽ phải gọi thợ để sửa. Bạn nghĩ bạn “biết” về
căn nhà của bạn nhưng bạn không thấu như bạn nghĩ. Thấu hiểu bản thân
có rất nhiều cấp độ khác nhau.

Hay giống như chiếc xe mà bạn đi mỗi ngày. Bạn có thể biết lái xe,
nhưng nếu một ngày nó hỏng, bạn sẽ cần tháo tung nó ra để tìm nguyên
nhân. Lúc này bạn mới thấy bạn thực sự hiểu về nó đến đâu.

Bản thân con người là bộ máy còn phức tạp hơn nhiều nhà và xe.
Liệu bạn hiểu được chính mình ở mức độ nào? Liệu xã hội bao nhiêu người
thực sự thấu bản thân?

Nếu hiểu bản thân, tại sao người ta vẫn “hóa vàng”—tự đầu độc
chính mình, con cái và những người xung quanh? Tại sao người ta không
truy vết xem cái ý niệm “tổ tiên cần đến tiền vàng mã giấy lộn” đến từ đâu?
Liệu đích thị tổ tiên nói vậy hay một kẻ phàm tục khác, vốn cũng được
nghe lại?
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
250

Nếu hiểu bản thân, tại sao người ta học từ mới tiếng Anh bằng cách
chép phạt đầy cục súc rồi hi vọng nó sẽ có tác dụng? Hay làm “bài tập
ngữ pháp”? Hay tiếp tục phá hủy tài chính gia đình nuôi bộ máy giáo viên
công chức đổi lại con mình ngày càng ù lỳ nô bộc, sợ hãi?

Hay truy vết được việc hám bằng cấp không phải đến từ việc hiểu
giá trị tấm bằng mà từ ham muốn thích chứng tỏ, sự sợ hãi không được
chấp nhận bởi xã hội? Sự sợ hãi này đến từ đâu? Ham muốn chứng tỏ
đến từ đâu?

Mặc dù thấu hiểu bản thân là cốt lõi của khai sáng, gần như không
một trường học công nghiệp nào đề cập đến vấn đề này. Thậm chí ngược
lại.

Trại trường nô bộc phá hủy sự hiểu bản thân bằng cách huấn luyện
con người tuân theo các “mệnh lệnh”, “chỉ đạo” từ những người lạ, những
“hội đồng”. Quản lý dựa trên các hình phạt, hối lộ. Sự phục tùng trở thành
chân lý, cách sống, kể cả khi nạn nhân không khâm phục nhưng vẫn gánh
trách nhiệm tuân theo. Điều này đòi hỏi sự phản bội chính mình, phá vỡ,
ăn mòn bản thể phần hồn mỗi ngày. Nhìn vào nét mặt những nạn nhân sau
khi trải qua hệ đào tạo nô bộc, không khó để thấy sự túng quẫn, ức chế,
huyễn hoặc không nói lên lời. Hiếm khi thấy được cảm giác bình yên, giải
phóng thực sự.

Ngay cả những người đã thoát hệ thống từ lâu cũng gặp khó khăn
kết nối lại bản thể khi phần hồn đã bị phá hủy đến ngưỡng không thể chữa
lành.

128 2.2 EMPATHY—NĂNG LỰC THẤU CẢM


“The great gift of human beings is that we have the power of empathy.”
“Năng lực thiên tài của nhân loại đó là chúng ta có khả năng thấu cảm”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


251

Meryl Streep

Empathy—Năng lực thấu cảm là mức độ đặt bản thân vào vị trí người
khác—để quan sát, cảm nhận, nghĩ dưới góc độ của NGƯỜI NÀY.

Nếu như Self-Knowledge là hiểu chính mình thì Empathy là hiểu


người khác.

Tính hiệu quả của bất kỳ phương thức giao tiếp nào đều đòi hỏi 2
năng lực này. Ngay cả trong cuốn sách này, tác giả phải tự quan sát chính
mình để hiểu chính mình, đồng thời tìm cách đặt mình vào vị trí của độc
giả để hiểu độc giả. Self-Knowledge kết hợp Empathy.

Chính bởi bản thân tác giả cũng là một độc giả. Tác giả cũng ức chế
khi đọc sách chất lượng thấp nên sự có sự thấu hiểu nỗi đau của độc giả.
Chính nhờ sự thấu hiểu này, cuốn sách có tính liên hệ cao nhất định.

Năng lực thấu cảm lệ thuộc vào năng lực hiểu bản thân. Chỉ khi hiểu
bản thân bạn mới thực sự có thể hiểu được người khác. Đó là lý do hiểu
bản thân là mẹ của các loại thông thái. Self-Knowledge giúp tăng Empathy.

Tưởng tượng bạn có một năng lực đặc biệt đó là bay vào đầu người
khác để hiểu họ nghĩ gì, cảm thấy thế nào, lo lắng điều gì, ham muốn điều
gì… Bạn sẽ thấy đây là một phép màu. Nó cho bạn một lượng thông tin
cực lớn để biết những gì cần nói (hoặc không nói), biết những gì cần làm
(hoặc không làm). Mọi cuộc giao tiếp xã hội của bạn sẽ cực kỳ mượt mà
thông suốt.

Thiếu thấu cảm tạo ra những mâu thuẫn, ức chế, hiểu lầm, tức giận,
thao túng, bạo lực.

Một kẻ bạo lực chỉ có thể bạo lực nếu như độ thấu cảm thấp quá
mức. Vì nếu thấu cảm đủ cao, bản thân anh ta cũng sẽ đau khi người khác
đau. Nên bạo lực, thao túng chỉ có thể xảy ra trong môi trường nghèo nàn
thấu cảm.

Nếu giáo viên thấu cảm với người học sẽ không bao giờ tạo gánh

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


252

nặng không cần thiết để trục lợi, vì bản thân họ sẽ cảm thấy nỗi đau đớn.
Sự đau đớn đến từ thấu cảm cao ngăn họ làm đau người khác.

Cha mẹ thấu cảm luôn tò mò về cảm xúc của con. Đặt mình vào vị trí
của con để hiểu. Chỉ khi hiểu (hoặc ít nhất nỗ lực để hiểu), họ mới có thể
tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Không thấu cảm giống như người Ả
Rập nói chuyện với người Séc, cả hai đều không hiểu nhau. Môi trường
giáo dục nô bộc và các gia đình nô bộc có một điểm chung là sự nghèo
nàn thấu cảm. Quan sát kỹ bạn sẽ thấy họ chỉ nói chuyện chứ không giao
tiếp.

Nói chuyện chỉ đơn giản là trao đổi từ ngữ với nhau. Giao tiếp đòi hỏi
sự trao đổi cảm xúc, tiếp nhận—vốn đòi hỏi một lượng xăng—chính là thấu
cảm.

Thấu cảm là một năng lực (thông thái) cần nuôi dưỡng, phát triển một
cách nghiêm túc. Bởi thiếu đi thấu cảm đồng nghĩa với gia đình hỗn loạn,
xã hội hỗn loạn, thế giới hỗn loạn. Thấu cảm để biết chiếc xe này chạy
bằng xăng nào. Nếu không thấu cảm bạn sẽ đổ xăng vào xe điện và ức
chế vì nó không chạy.

129 2.3 CURIOSITY—NĂNG LỰC TÒ MÒ


“Curiosity will conquer fear even more than bravery will.”
“Tò mò chiến thắng sự sợ hãi hơn nhiều sự gan dạ”
—James Stephens

Tò mò giống như tình yêu, hứng thú, đam mê.

Những thứ này nếu đi kèm với cưỡng chế sẽ không thể tồn tại. Tò
mò chỉ có thể đến từ tự nguyện. Khi nhắc đến Curiosity chúng ta hãy tự
hiểu nó là Natural Curiosity (Tò mò tự nhiên).

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


253

Để hình dung năng lực tò mò (Curiosity), bạn hãy tưởng tượng bình
oxy của thợ lặn biển.

Nếu không có bình oxy, bạn chỉ có thể lặn vài mét rồi lại bơi trên bề
mặt, bạn sẽ không nhìn thấy nhiều. Nếu có bình oxy, bạn có thể lặn rất sâu
và thấy những thứ trên bờ bạn sẽ không bao giờ thấy.

Mỗi người có bình oxy với kích cỡ khác nhau ở các bãi biển khác
nhau. Mỗi người có một năng lực tò mò khác nhau về các chủ đề khác
nhau.

Để viết được cuốn sách này đủ chiều sâu, tác giả phải rất tò mò (tự
nhiên) về giáo dục, con người, triết học, tâm lý học, vân vân. Người viết
không thể viết được đến đây nếu không đủ oxy trong bình.

Bạn đọc bỏ tiền ra mua cuốn sách này, và chi tiêu thời gian, tâm trí
hữu hạn trong cuộc đời để đọc nó. Tại sao? Nếu không đủ năng lực tò mò
(oxy) liệu bạn có đọc được đến đây không?

Bạn phải rất tò mò. Người không tò mò sẽ thấy giá đắt. Hoặc thấy
sách dày ngại đọc. Người tò mò sẽ thấy sách rẻ, đồng thời chê sách quá
mỏng!

Phụ nữ thường xem nhiều Video về làm đẹp. Họ tò mò về tỷ loại mỹ


phẩm, make-up, công thức làm đẹp khác nhau. Con trai thường xem Video
về công nghệ, họ muốn thể hiện sức mạnh thông qua công nghệ. Họ muốn
so sánh các loại máy tính với nhau về RAM, ổ cứng, chip khủng. Họ thường
tò mò về công nghệ.

Trẻ em chơi game trên điện thoại sẽ tò mò về từng loại “vũ khí”, “nhân
vật” trong game. Sẽ tự lên Google tìm hiểu, xem hướng dẫn trên YouTube,
đọc Wiki.

Giống như nam giới đi vào shop thời trang nữ sẽ đứng như trời
chồng. Hoặc phụ nữ đi vào shop bán đồ công nghệ cái cảm giác giống
như điện ngục. Thời gian trôi như cả thế kỷ vì không hứng thú.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


254

Cuộc sống không có sự tò mò trở nên ngạt thở. Nhìn mọi thứ xung
quanh đều nhạt nhẽo. Không biết ngày mai sống để làm gì. Chỉ khi con
người ta tìm ra hứng thú, bất kỳ một cái gì khiến cho người ta cảm thấy
cái này có vẻ hay, cái này có phải thú vị. Lúc này người ta có mục đích
sống, và tò mò trở lại.

Một người trẻ từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên tò mò (tự nhiên) về mọi
thứ xung quanh. Người này có một biển hồ lưu trữ năng lực tò mò. Chỉ
đến khi anh ta bị ép đến hệ thống giáo dục nô bộc, cái biển hồ đó bị nhiễm
hàng tá những chất độc từ “mệnh lệnh”, “nghĩa vụ”, giáo điều, các mớ
kiểm tra, “danh hiệu”, điểm số so sánh lẫn nhau, kỳ vọng từ xã hội. Anh ta
không còn hào hứng với thế giới xung quanh. Thế giới quan của anh ta lúc
này bị bó hẹp thành những mục tiêu tầm thường, anh ta không còn tin
tưởng vào chính anh ta.

Oxy giúp chúng ta lặn sâu trong biển. Không chỉ vài phút, mà hàng
giờ, hàng ngày, hàng tháng.

Tò mò giúp chúng ta lặn sâu trong đại dương kiến thức.

Cả hai đều mang đến sự ngỡ ngàng, kỳ diệu (wonder) của thế giới.
Tò mò vì thế là một yếu tố thiết yếu của phẩm hạnh thông thái (Wisdom).
Bởi nếu không có tò mò, nghĩa là một người không quan tâm đến mọi thứ
xung quanh—không quan tâm đến cuộc đời. Không có tò mò, không có
oxy, con người chết ngạt. Sống không khác gì không sống.

Người tò mò là người thú vị. Đó là lý do trẻ em thường thú vị. Thú vị


không phải vì trẻ em đi nhiều biết nhiều, mà bởi trẻ em luôn trong trạng
thái trầm trồ ngạc nhiên về mọi thứ.

Năng lực thấu cảm cũng được sinh ra từ năng lực tò mò.

Mối quan hệ lành mạnh khi hai người tò mò (quan tâm) về cảm xúc
của nhau. Cha mẹ tò mò (muốn hiểu) suy nghĩ và cảm xúc của con. Từ đó
họ lắng nghe thấu cảm. Giáo viên tò mò muốn hiểu suy nghĩ, cảm xúc của
người học. Từ đó lắng nghe thấu cảm và thiết kế khóa học một cách tử tế,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


255

thuyết phục.

Môi trường nghèo nàn sự tò mò dẫn đến nghèo nàn thấu cảm.

Không có sự tò mò sẽ dẫn đến áp đặt, cưỡng chế—vì không cầm


quan tâm người kia thực sự nghĩ gì.

Đó là lý do tò mò là một trụ cột quan trọng thiết yếu của thông thái.

130 2.4 REASON—NĂNG LỰC LÝ TRÍ


“Reason is man's basic means of survival, the source of all the knowledge and
values that advance human life”
“Lý trí là phương tiện cơ bản nhất của con người cho sự sinh tồn, là cội nguồn
của mọi kiến thức và các giá trị thăng tiến đời người”
—Ayn Rand

Nếu sức mạnh của sư tử nằm ở bộ răng, bộ móng. Và nếu sức mạnh
của dơi có thể nghe được sóng siêu âm, sức mạnh của chim có thể tung
cánh bay vút lên trời. Sức mạnh của báo ở tốc độ, của voi nằm ở kích cỡ.
Thì của con người ở bộ não. Bộ não người có một năng lực đặc biệt không
tồn tại ở bất kỳ loài động vật khác, đó là năng lực Lý Trí.

Lý trí (Reasoning) là năng lực phân loại, xếp hạng, suy diễn, tổng quát
hóa, lập luận, phản biện, bác bỏ dựa trên Logic để hiểu thực tế khách quan
(Objective Reality).

Lý trí là chiếc cầu nối giữa nhận thức con người và thế giới bên ngoài.
Không có lý trí, con người và thế giới bên ngoài bị mất kết nối. Chúng ta
dùng lý trí để xử lý thông tin khớp với thực tế. Một người lý trí là một người
thực tế. Một người phi lý trí là một người phi thực tế, thậm chí u mê.

Con người sở hữu năng lực lý trí không đồng nghĩa với việc lý trí sẽ

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


256

được sử dụng. Trong nhiều trường hợp, người ta sẽ gác lý trí sang một
bên hoặc bài trừ lý trí, đổi lấy phản lý trí.

Đưa tiền cho một người đầu trọc mặc cái gọi là áo “cà sa” và tin rằng
con cháu mình sẽ được “công đức” là một dạng phi lý trí. Đốt giấy lộn khói
nghi ngút đầu độc cả gia đình và người xung quanh và tin rằng “tổ tiên”
mình sẽ nhận được của cải vật chất ở cái gọi là “thế giới bên kia” là một
dạng phi lý trí.

Lý trí là công cụ để con người sinh tồn và thịnh vượng. Không có lý


trí, chúng ta chìm vào u mê, và làm con mồi cho các đám “tâm linh”, “chính
trị” bóc lột ở thể nhẹ, và tự diệt chính mình ở thể nặng.

Nhờ lý trí, con người trở nên thông thái, nhận biết được thức ăn nào
nên ăn nhiều, thức ăn nào nên tránh. Thuốc nào nên uống, thuốc nào là
lang băm. Người nào nên quan hệ, người nào nên tránh. Nên ngủ bao
nhiêu tiếng là tối ưu? Nên tập hay không tập, và nếu tập thì tập gì. Nên học
và không nên học cái gì. Nên nói gì và không nên nói gì…

Thuyết phục là hệ quả của lý trí trong giao tiếp giữa người với người.
Nếu không có lý trí, con người chuyển sang cưỡng chế (thao túng hoặc
bạo lực). Đặc tính của lý trí hay thuyết phục là tính công bằng, gốc rễ của
nó là tự nguyện. Hệ quả là sự văn minh. Khi hai người dùng lý trí thuyết
phục nhau, quyền lực, đẳng cấp, cấp bậc, địa vị xã hội là không liên quan.

Khi hai ông-cháu tranh luận, người ông văn minh sẽ tập trung vào lý
lẽ của cháu thay vì nói cháu “hỗn láo”, “cãi”, “cứng đầu”, “ngang bướng”.

Cha mẹ hay giáo viên văn minh sẽ tập trung vào thuyết phục (tự
nguyện) thay vì cưỡng chế.

Lý trí là thuốc giải độc cho chất độc của sự thao túng, bạo lực, u mê,
quyền lực, cưỡng chế, bắt nạt. Không có lý trí, xã hội lùi về thời kỳ bạo
loạn, chém giết.

Cha mẹ u mê, mê tín dị đoan, sùng bái các loại idol thần thánh, cúi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


257

mình trước các loại tượng, sợ hãi trước những đám “thầy” cúng ma quỷ,
gán các hiện tượng ngẫu nhiên cho yếu tố “siêu nhiên” một cách cẩu thả,
phi lý. Thử hỏi một đứa trẻ đầy sức sống, vây quanh bởi những con người
nói thứ ngôn ngữ của người chết làm sao có thể phát triển năng lực lý trí?

Cha mẹ phản lý trí hủy hoại năng lực lý trí của con, làm giảm khả năng
sinh tồn, phát triển.

Một trong những điều mâu thuẫn trong tư duy của cha mẹ ở chỗ họ
muốn con đến “trường” với mong muốn con thông minh hiểu biết (lý trí),
nhưng lại cổ vũ u mê ở trong chính căn nhà họ đang sống—phản lý trí.
Cưỡng ép con phải tin vào những thứ vô lý vô hình như “kiếp sau”, “luân
hồi”.

Cưỡng ép con phải “yêu” tổ tiên mặc dù chưa gặp bao giờ. Nếu chưa
gặp “tổ tiên” mà nói là “yêu” tổ tiên thì 100% là diễn. Người ta “yêu” vì nỗi
sợ bị trừng phạt kiểu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”.

Người sống nhưng lại nói ngôn ngữ của người chết. Quên một ngày
“giỗ” và người sống có thể bị sỉ vả, mắng nhiếc. Hóa vàng vì “người chết”
để đầu độc người đang sống. Ngồi lảm nhảm mấy thứ “kinh” bản thân
mình không hiểu nhưng phải “cố” để tỏ “lòng thành” với thần thánh như
một cách dành thời gian khôn ngoan, hoặc tỏ ra “thượng lưu tâm linh” để
người khác nhìn vào “kính nể”. Dành những lời nói tốt đẹp nhất cho idol
thần thánh nhưng khó nói được câu tử tế, tôn trọng, thấu cảm với con cái.

Những câu hỏi trực diện của con cái về sự u mê của cha mẹ thường
sẽ bị đánh lạc hướng, trả lời vòng vo hoặc vùi dập.

Cha mẹ muốn con cái lý trí bản thân họ cũng phải lý trí.

Rất khó để một người u mê nếu cha mẹ họ không u mê. Nhiều người
u mê như ngày nay bởi chính cha mẹ cho đến ông bà của họ u mê.

Năng lực lý trí không phải ai cũng dùng. Với nhiều người, nó bị vứt
nằm một trong góc nhà kho, bám bụi cả thập kỷ.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


258

131 2.5 HUMILITY—NĂNG LỰC KHIÊM


NHƯỜNG
“I know that I know nothing
Tôi biết là tôi không biết gì”
—Socrates

Khiêm nhường (Humility) không nên được hiểu nhầm sang nhún
nhường, tự hạ thấp mình, khiêm tốn (Modesty).

Khiêm tốn không phải một phẩm hạnh. Tự hạ thấp mình không phải
một phẩm hạnh.

Khiêm nhường là năng lực nhận thức được giới hạn bản thân và thừa
nhận thế giới ngoài kia rộng lớn vĩ đại và vì thế có quá nhiều thứ mình chưa
biết. Khiêm nhường đến từ hiểu bản thân (Self-Knowledge).

Nhờ khiêm nhường, bạn giữ bộ óc chủ động, tự phản biện chính
mình để tìm ra câu trả lời. Nhận thức được bạn có thể sai, và sai không có
gì đáng xấu hổ. Nhận thức được bạn cũng có những lỗi tư duy, định kiến,
giáo điều chi phối.

Người không đủ năng lực khiêm nhường sẽ nghĩ rằng mình biết hết
câu trả lời và vì thế bộ não anh ta rơi vào thế bị động. Bị chi phối bởi vô
vàn các lỗi tư duy, định kiến, giáo điều mà không nhận ra.

Cha mẹ khiêm nhường sẽ thoải mái nói: “Cha mẹ không biết” thay vì
phải giữ mặt nạ “biết tuốt” với con mình và nghĩ rằng con mình không biết
mình giả tạo. Giáo viên khiêm nhường thoải mái nói: “Tôi không biết, cái
này nằm ngoài phạm vi hiểu biết của tôi” và nhận lại đầy sự tôn trọng từ
người học.

Tính khiêm nhường của cha mẹ, giáo viên hay bất kỳ ai là một phẩm
hạnh rất hấp dẫn của con người. Một người khiêm nhường thường rất thú
vị vì anh ta không bị mắc kẹt trong giáo điều. Anh ta biết anh ta có thể sai.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


259

Một số tôn giáo như tôn giáo trường học, bằng cấp hay các loại “đạo”
có khuynh hướng sùng bái các idol, luôn cho rằng idol biết tuốt, thống trị
nhân gian, toàn trí toàn năng, luôn đúng. Điều này cho thấy idol hay cái thứ
tôn giáo đó thiếu năng lực khiêm nhường và vì thế chúng chìm trong các
giáo điều.

Thiếu phẩm hạnh khiêm nhường và con người trở nên kiêu ngạo—
thiếu hiểu biết, bất cẩn, giáo điều.

Xây dựng phẩm hạnh khiêm nhường và con người trở nên tự tin, thư
giãn—cẩn trọng, chủ động, sẵn sàng sai.

Quan sát xung quanh bạn, bao nhiêu “bậc” cha mẹ, “bậc” quan chức,
“bậc” giáo viên có phẩm hạnh này?

132 2.6 VISION—TẦM NHÌN


“The only thing worse than being blind is having sight but no vision.”
”Thứ duy nhất tệ hơn bị mù là có thể nhìn nhưng không có tầm nhìn”
Helen Keller

Tầm nhìn giống như việc bạn lái xe.

Nếu trước mặt bạn sương mù dày đặc, bạn sẽ không thể đi nhanh.
Nhưng nếu trước mặt bạn trời quang mây tạnh bạn có thể nhìn thấy một
con đường thẳng tắp, bạn có thể tự tin phóng nhanh mà vẫn an toàn.
Người có tầm nhìn giống như đi xe mà trước mặt trời trong xanh. Người
không có tầm nhìn giống như lái xe trong trạng thái sương mù trong đêm.
Thậm chí không đèn.

Những người thông thái là những người có tầm nhìn xa hơn những
người khác. Thậm chí vượt thời đại. Để biết rằng một người có tư duy
vượt thời đại hay không, chúng ta thử quan sát xem những người xung

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


260

quanh ở thời kỳ đương đại tiếp nhận ý tưởng đó như thế nào. Nếu phần
lớn sợ hãi, tức giận chống lại ý tưởng đó, khả năng cao đó là một tư duy
vượt thời đại. Bởi nếu nó được hiểu và chấp nhận bởi phần lớn số đông,
thì đây không phải là tư duy của thời đại.

Định nghĩa của tư duy vượt thời đại là người trong thời đại hiện tại
chưa hiểu được.

Một số CEO của những tập đoàn toàn cầu như Amazon hay Tesla,
có tầm nhìn vài trăm năm chứ không chị hàng chục năm. Mà người tư duy
có tầm nhìn hàng chục năm đã là quả xuất sắc. Phần lớn chúng ta chỉ có
tư duy đến ngày mai hoặc tuần sau, cùng làm đến tháng sau. Rất ít khi đến
sang năm.

Học sinh thường chỉ tư duy đến bài kiểm tra tiếp theo. Phụ huynh chỉ
tư duy đến kỳ thi đại học. Phần lớn chỉ tư duy đến nghề nghiệp ổn định.

Tầm nhìn đến từ nhiều yếu tố khác trong thông thái. Tò mò, hiểu bản
thân, lý trí, thẳng thực với chính mình, và đặc biệt là dũng cảm.

Vây quanh bạn bởi những người có tầm nhìn, bạn mới có thể đi
nhanh và dứt khoát. Vây quanh con bạn bởi cha mẹ có tầm nhìn, và con
sẽ không còn rơi vào sự vô hướng miên man.

Tầm nhìn của giáo dục tự do khai phóng vượt xa những mục tiêu tầm
thường như “vào trường gì”, “học ngành gì”, “làm ngành gì”. Mà là trở
thành cái gì. Trở thành ở đây không nên hiểu thành trở thành một thứ “nhãn
mác”, mà trở thành một con người độc lập bản thể, cảm thấy đủ, cảm thấy
tự do, hạnh phúc, cảm thấy đầy sức mạnh bên trong, cảm thấy giá trị, yêu
bản thân, sống có mục đích, sứ mệnh…

133 2.7 TEMPERANCE—NĂNG LỰC CÂN BẰNG

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


261

“Enough” is realizing that the opposite – an insatiable appetite for more – will
push you to the point of regret.
“Đủ” là nhận thức được sự ngược lại—lòng ham muốn vô độ—sẽ đẩy bạn
đến bờ vực của sự tiếc nuối”
- Morgan Housel (The Psychology of Money)

Temperance là năng lực biết thế nào là đủ.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng không dễ. Phần lớn cuộc đời chúng ta
là chuỗi những đánh giá giữa Thiếu-Đủ-Thừa. Không phải lúc nào chúng
ta cũng đạt trạng thái đủ. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ rơi vào thiếu
hoặc thừa. Thiếu hoặc thừa là trạng thái không tối ưu. Đủ là thông thái

Ví dụ, chơi game.

Không chơi game bao giờ sẽ mất đi cơ hội kích thích bộ não. Chơi
game quá nhiều sinh ra nghiện và hoang tưởng. Người thông thái biết bao
nhiêu là “đủ”.

Nói quá ít, nói quá nhiều. Nói bao nhiêu là đủ?

Ngủ quá ít, ngủ quá nhiều. Ngủ bao nhiêu là đủ.

Tập quá ít, tập quá nhiều, tập bao nhiêu là đủ.

Ăn quá ít, ăn quá nhiều. Ăn bao nhiêu là đủ?

Học quá nhiều ngoại ngữ có hại ngang tầm học quá ít ngôn ngữ. Bao
nhiêu là đủ? Liệu có nên cống hiến 10 năm cuộc đời để học 5 thứ tiếng?
Hoặc không học thứ tiếng nào?

Trạng thái đủ là trạng thái đạt được tối đa sự thỏa mãn, giá trị, khai
phóng. Để đạt được trạng thái biết đủ, cần rất nhiều trí tuệ, trải nghiệm,
chiêm nghiệm, điều chỉnh, lỗi lầm.

“Đủ” cũng tùy thuộc vào ngữ cảnh và thay đổi liên tục. Đó là lý do nó
là cả một nghệ thuật điều chỉnh, uốn lượn để hiểu và cảm nhận cái cảnh

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


262

giới đủ.

Rất khó để đạt chính xác cảnh giới vĩ đại của “đủ” vì thế chúng ta chỉ
cần cảm nhận được ngưỡng đủ.

Quá ít tiền mang đến lo lắng. Nhưng quá nhiều tiền cũng mang đến
lo lắng. Bao nhiêu là đủ?

Bạn sẽ thấy bất hạnh thường xảy ra ở trạng thái thiếu hoặc thừa.

“Đủ” không nên hiểu nhầm sang “trung bình”. “Trung bình” là trạng
thái ở giữa, một con số trung lập. Trong nhiều trường hợp, “Trung bình”
còn khá tệ và cần tránh. Trung bình không đủ, hoặc thừa.

Ví dụ, chế độ ăn trung bình của người hiện thiếu rau quả và thừa
đường, thịt, hóa chất. Thời gian trung bình dành cho mạng xã hội của phần
lớn dân số là thừa.

Hoặc nhiều người sẽ hiểu sang hướng, nên “cân bằng” giữa đánh
con và không đánh—“đánh vừa đủ”. Nhưng bạo lực luôn luôn là thừa.
Không tồn tại cái gọi là “thiếu bạo lực”. Mức độ “đủ” của bạo lực là Zero.
Thay vì “trung bình”.

Tư duy “cái gì cũng có hai mặt” tưởng rằng “công bằng” nhưng thực
chất là tư duy hời hợt nửa vời không có chính kiến. Tương tự với tư duy
“Trên đời này tất cả mọi thứ đều tương đối” nghe qua có vẻ “công bằng”
nhưng thực chất là lối tư duy hời hợt nửa vời thiếu sự sắc xảo.

Biết đủ đòi hỏi tính đánh giá sắc xảo được mài dũa qua luyện tập và
thời gian.

134 2.8 SELF-HONESTY—THẲNG THỰC VỚI


CHÍNH MÌNH
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
263

“The price of rationalizing is the hampering, the distortion and, ultimately, the
destruction of one’s cognitive faculty.”
”Cái giá của sự huyễn hoặc bản thân là cản trở, bóp méo và cuối cùng phá
hủy năng lực nhận thức của con người”
—Ayn Rand

Thẳng thực với chính mình là điều kiện để tránh huyễn hoặc bản thân
(Rationalization, Coping)

Huyễn hoặc bản thân, hợp lý hóa, là cơ chế bóp méo “thực tế” khác
với thực tế khách quan để khớp với ước muốn ngắn hạn của cái tôi. Khi
những gì được hiểu quá xa vời thực tế khách quan, khả năng sinh tồn,
thịnh vượng bị giảm đi đáng kể.

Ví dụ, một người nữ 32 sắp hết tuổi sinh đẻ (có hạn) liền tự huyễn
rằng mình “không cần” tìm bạn đời và có thể hạnh phúc một mình, trong
khi đó sâu thẳm là một nỗi lo âu khủng hoảng. Thay vì thẳng thực với chính
mình về vấn đề của mình, người này đăng ký một khóa “thạc sĩ” để khiến
bản thân bận rộn, tạo một cái mục đích để hướng tới để lấp đầy khoảng
trống.

Giả vờ bận rộn cũng là cách thường thấy để thoát trách nhiệm sống
đời thực. Người ta lao vào những công việc không tên, mục đích không
phải để tạo ra giá trị mà để lấp đầy khoảng trống và không phải đối diện
với giọng nói thực của chính mình.

Giáo viên giao “bài tập” hè cho trẻ em tự huyễn hoặc rằng mình đang
“giúp” các em theo “kịp chương trình”.

Tấm bằng không phát huy tác dụng thay vì thừa nhận với chính mình
sự lãng phí suốt hàng bao năm, liền tự huyễn hoặc giảm đau rằng “Sau
này sẽ cần đến”, “thời nay ít nhất phải có không làm cách nào khác được”.
Nếu thành thực với bản thân, có lẽ người này sẽ không lãng phí cuộc đời
và tiền vào những thứ vô bổ mà tập trung vào những thứ thực sự có ích.

Self-honesty cần phân biệt với Honesty. Bạn không nhất thiết phải

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


264

thẳng thật với các mối quan hệ khác nếu bạn không thấy cần thiết, nhưng
bạn rất cần thẳng thật với chính bạn. Thẳng thật về cảm xúc, suy nghĩ, vấn
đề, nhu cầu của bạn.

Chính bởi sự thật bị che lấp sự thật qua muôn vàn các màng lọc khác
nhau, sự sinh tồn, nhận thức bị giảm đi. Vì người ta không hiểu bản thân
mà vận hành trong các hình ảnh ảo tưởng. Quả táo lại nhìn ra quả nho.

Self-Knowledge đòi hỏi một lượng lớn Self-Honesty.

Sự đối thoại với chính mình thẳng thực nhất có thể, đến mức trần
trụi, không giấu diếm, không phép màu, không bẻ cong hay bóp méo cho
bạn một lượng Self-Knowledge có giá trị. Bạn thông thái hơn nhờ việc bạn
không còn dối lòng, không còn huyễn hoặc, không còn đổi sự thoải mái
ngắn hạn lấy bể khổ dài hạn.

Tựu chung lại 8 thành phần của thông thái bổ trợ lẫn nhau, làm tiền
đề cho nhau. Một yếu tố tác động đến các yếu tố khác, người thông thái
ngày càng thông thái hơn.

Con cái thông thái xuất phát từ cha mẹ thông thái. Đó là lý do giáo
dục tự do khai phóng không bắt nguồn từ việc Con Học mà từ Cha Mẹ
Học.

Tất cả những trụ cột này sẽ đều cần áp dụng hằng ngày để trở nên
mạnh hơn mỗi ngày. Chúng không phải năng khiếu, tố chất mà đến từ ý
chí tự do. Vì thế nó độc lập với điểm xuất phát.

Thông thái là một lựa chọn.

Chúng ta hãy cùng bàn tiếp đến phẩm hạnh khác cũng không kém
phần quan trọng—Năng suất.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


265

135 VIRTUE 3—PRODUCTIVITY (NĂNG SUẤT)


“Năng suất là sự đo lường tình yêu cuộc đời thông qua hành động” — Kien
Tran

Nhắc đến năng suất, thứ hiện lên trong đầu chúng ta thường là Năng
Suất Công Việc.

Chúng ta đã quá quen việc gắn liền hai chữ “năng suất” với “công
việc” hay “sự nghiệp” hay “kết quả học tập”.

Ở đây mình muốn bạn hình dung năng suất là khái niệm rộng hơn và
vượt xa “công việc” hay “học tập”. Đó là năng suất cuộc đời. Từ năng suất
cuộc đời, chúng ta mới áp dụng vào các khía cạnh nhỏ hơn, trong đó có
công việc, du lịch, học hỏi, mối quan hệ, dinh dưỡng, vân vân.

Năng suất là đơn vị đo lường tình yêu cuộc đời. Chi tiết hơn nó đo
lường tính hiệu quả (effectiveness), hiệu suất (efficiency), bền vững
(sustainability) của cuộc đời.

Một người có thể nói “Tôi rất yêu cuộc đời” nhưng trên thực tế không
năng suất, không tìm cách đạt được mục tiêu mong muốn (dù bất kể nó là
gì), có nghĩa tình yêu này chưa đủ. Hay nói thẳng hơn, bạn không yêu cuộc
đời như bạn nghĩ.

Một cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và con cái là năng suất nếu như
nó hiệu quả cao, hiệu suất cao, bền vững. Thuyết phục, lắng nghe thấu
cảm, tò mò về cảm xúc của nhau là cách giao tiếp năng suất giữa người
với người trong dài hạn.

Ngược lại, cưỡng chế, áp đặt, bạo lực, thao túng có thể đạt hiệu quả
ngắn hạn nhưng đổ vỡ, sứt mẻ trong dài hạn. Và vì thế kém năng suất.

Dễ thấy, phần lớn các mối quan hệ cha mẹ-con cái tại Việt Nam
không năng suất. Có những vấn đề đáng lẽ ra có thể giải quyết bằng một
cuộc nói chuyện 10 phút nhưng kéo dài đến cả chục năm thậm chí cả đời
vẫn không giải quyết nổi. Hai bên nói qua nói lại, quay mặt đi, nói xấu nhau,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


266

dằn mặt nhau không hồi kết. Chính vì mối quan hệ kém năng suất nên tình
yêu của họ không năng suất.

Giáo dục nô bộc cưỡng chế, như thực tế chứng minh, rất kém năng
suất vì chương trình của họ kéo dài hàng thập kỷ chưa kể rất nhiều tiền và
thời gian cúng cho các “lớp học thêm”, chia rẽ gia đình, nhưng những đứa
trẻ vẫn kém phát triển, khiếp sợ việc học, đắm chìm trong các bài thi vô
bổ, phá hủy trí tuệ cảm xúc và bản thể. Tiền chuyển từ túi người lao động
chân chính sang túi những kẻ bóc lột học đường chuyên nghiệp một cách
có hệ thống. Gây tắc đường, lãng phí thời gian của tất cả, tăng viện phí hít
bụi.

Giáo dục tự do khai phóng, ngược lại, cực kỳ năng suất vì tính hiệu
quả cao, chi phí về cả thời gian, tiền bạc, tâm trí, tinh thần đều thấp. Không
còn bóng dáng những tên bóc lột nhân danh giáo dục gây lãng phí. Không
còn phải ra đường khi không cần thiết. Không còn chôn vùi tuổi trẻ. Không
còn chịu đựng. Sức khỏe tinh thần của người học lẫn cha mẹ của người
học tăng lên. Giảm tắc đường. Đồng thời dòng tiền chảy về túi những
người làm giáo dục mang đến giá trị thực thay vì những kẻ bóc lột học
đường.

Và như mình đề cập, năng suất ở đây rộng hơn công việc hay học
tập.

Nếu bạn đi du lịch, và mục đích là để tận hưởng, bạn mang công việc
đến bãi biển làm, bạn vẫn kém năng suất. Vì hành động này đi ngược lại
mục đích “tận hưởng” của bạn.

Trẻ em trong hệ thống giáo dục nô bộc cũng bị cướp mất kỳ nghỉ hè
hiếm hoi. Không có thời gian được làm trẻ em mà bị nhồi nhét, bóc lột tại
các lớp để tạo cớ cho các công chức sư phạm kiếm thêm. Đây là kém
năng suất.

Năng suất của một đứa trẻ tự do khai phóng không được đo lường
duy nhất thông qua “học tập” mà thông qua yếu tố tự do, hạnh phúc.
Thông qua tiếng cười, niềm vui, sự tự nhiên, khoan khoái khi được sống.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


267

Điều này khó hiểu với tư duy nô bộc bởi tư duy nô bộc đo lường năng
suất rất hẹp—điểm số, bài tập, môn học. Họ quên mất đứa trẻ cần phải
sống năng suất. Và nếu ép chạy theo các môn học đứa trẻ sẽ sống kém
năng suất chứ không hề năng suất.

Như vậy, đứa trẻ không làm gì mà chỉ chơi cũng vẫn là năng suất.

Mục đích phần lớn của việc được làm trẻ em là quyền được chơi hết
mình. Tước đi quyền này bởi cha mẹ u mê và ngụy giáo dục dẫn đến một
tuổi thơ kém năng suất

Suy rộng ra là một cuộc đời kém năng suất. Và có thể kém năng suất
y như cha mẹ và giáo viên của chúng.

136 VIRTUE 4—HUMANITY (NHÂN TÍNH)


“Educating the mind without educating the heart is no education at all.”
“Giáo dục bộ não mà bỏ qua trái tim thì đây hoàn toàn không phải giáo dục”
—Aristotle

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


268

Humanity (nhân tính) là “tính người”, ý thức bảo vệ “tính người” của
bản thân và người khác.

Con người có cảm xúc, tình yêu, đam mê, lòng trắc ẩn, tốt bụng, hào
phóng, tương hỗ lẫn nhau. Nhờ phẩm hạnh nhân tính, con người có thể
sống cùng nhau hạnh phúc, viên mãn.

Nhân tính không nên được hiểu nhầm sang các chủ nghĩa “bầy đàn”.
Bởi tư duy bầy đàn trong nhiều trường hợp là vô nhân tính, chà đạp lên
nhân tính, nhân danh một “lý tưởng cao đẹp” chết tiệt nào đó.

Tính độc lập cá nhân cũng không nên hiểu nhầm sang “vô nhân tính”
hay “phản xã hội”. Độc lập cá nhân chỉ đơn giản là có chính kiến, có chủ
quyền bản thể, có thể tự nghĩ độc lập.

Xã hội có những ảnh hưởng nhân tính và ảnh hưởng vô nhân tính.
Quan trọng là cái nào áp đảo cái nào.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


269

Những đứa trẻ bị ép “học” đến đù người về bản chất bị cha mẹ và


giáo viên công chức triệt phần nhân tính. Hệ giáo dục nô bộc cưỡng chế
khá vô nhân tính. Con người so sánh, cạnh tranh, chà đạp lên nhau, tranh
dành những thứ danh hiệu rác rưởi của quyền lực. Nhiều giáo viên không
những không có năng lực thậm chí nghèo nàn về nhân tính. Tham gia hệ
thống với mục đích chính là ăn hối lộ, sống một cuộc đời hời hợt giả tạo
mà vẫn được nhiều tiền và danh trên lưng những người lao động chân
chính khác. “Mệnh lệnh”, cơ chế thưởng phạt vô nhân tính là lối sống giữa
người với người.

Bác tài xế taxi phát hiện ra khách để quên ví tiền trên xe, hoàn toàn
có thể lấy hết số tiền trong ví. Nhưng vì bác tài có phẩm hạnh nhân tính
cao, bác tìm bằng được người khách để hoàn trả lại.

Chắc bạn biết một số nhân viên tại các doanh nghiệp răm rắp làm
theo “chính sách của ty” một cách rập khuôn bất chấp nhân tính như
những con robot. Trong khi họ hoàn toàn có thể linh hoạt như một con
người bình thường?

Ở một số vùng Trung Quốc, người bị xe tông thậm chí không được
những người đi đường đoái hoài gì đến vì sợ vạ lây. Đây là xã hội vô nhân
tính.

Xã hội tôn thờ Tiền và Quyền sẽ bỏ qua nhân tính, trở thành xã hội vô
nhân tính. Con người đến với nhau vì cơ hội. Hai vợ chồng đến với nhau
không phải tình yêu mà vì nghĩa vụ hoặc vật chất, lợi dụng.

Giáo dục tự do khai phóng nhấn mạnh tính thiết yếu cốt lõi của nhân
tính và nuôi dưỡng phẩm hạnh nhân tính (Humanity) của con người. Bởi
con người dù có làm toán “giỏi” mà không biết yêu và cảm nhận được tình
yêu, không có lòng trắc ẩn, nghèo nàn hào phóng thì để làm gì? Tại sao
sinh ra là người nhưng lại muốn làm Robot?

Nhân tính gồm 4 trụ cột:

1. Love (Tình yêu)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


270

2. Compassion (Lòng trắc ẩn)

3. Generosity (Hào phóng)

4. Boundary (Ranh giới)

Love (Tình yêu) là khả năng yêu (love) và được yêu (be loved). Một
người giàu nhân tính không chỉ có khả năng yêu dạt dào, mà còn biết đón
nhận tình yêu khi được nhận.

Một người phụ nữ chưa có con có thể chỉ đang sống vì công việc và
phụng sự cho các mệnh lệnh của các “sếp”—người lạ. Khi sinh ra con, cô
dồn hết tình yêu vào đứa con. Phẩm hạnh nhân tính tăng lên. Nhưng không
phải người mẹ nào cũng vậy, có những người sau nhiều năm bị triệt nhân
tính bởi hệ giáo dục nô bộc không còn biết yêu và đón nhận tình yêu. “Yêu”
không có trong từ điển của họ, cảm xúc bị trơ lỳ. Có thể một thời gian sau
khi thoát khỏi hệ thống này và chữa lành, họ kết nối lại với phần hồn của
họ.

Câu hỏi đặt ra: Khả năng yêu và đón nhận tình yêu của bạn đến đâu?

Compassion (Lòng trắc ẩn) là sự thương cảm tới người khác (hoặc
động vật khác).

Compassion (Lòng trắc ẩn) khác với Pity (Thương hại). Khi thương
cảm, bạn hiểu và cảm nhận nỗi đau khổ của người khác, sự hiểu và cảm
nhận này thúc đẩy bạn giúp đỡ hoặc ít nhất cảm thông. Để trắc ẩn, bạn
cần một lượng Empathy (thấu cảm) đủ lớn. Mặc dù giúp đỡ, sẻ chia, bạn
vẫn luôn coi họ ngang hàng với bạn thay vì dưới bạn. Compassion là một
phẩm hạnh.

Trong khi đó thương hại là cảm xúc mà bạn thấy đau theo kiểu “May
quá mình không bị như họ”. Bạn quan tâm đến bạn nhiều hơn. Và nếu có
sẻ chia, giúp đỡ, bạn nghĩ rằng bạn là bề trên đang ban ơn cho họ. Quan
sát kỹ thử xem khi người khác gặp biến cố, bạn thương cảm hay chỉ đang
thương hại?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


271

Generosity (hào phóng) là tinh thần muốn cho đi mà (thực lòng) không
cần nhận lại, đặc biệt là không với mục đích khiến người khác mang ơn
hoặc chú ý đến mình.

Hào phóng không nên được hiểu là cho đi vô tội vạ. Hào phóng kết
hợp với thông thái sẽ cho đi cái cần cho. Bản thân từ “Cho đi” mang định
kiến khá lớn trong chúng ta. Vì “cho” ngay lập tức mang tới màu sắc xin-
cho, hoặc ban ơn.

Một người kinh doanh hào phóng vẫn thu tiền của khách hàng như
bình thường. Họ hào phóng ở chỗ họ tăng giá trị cho sản phẩm, tăng trải
nghiệm cho khách hàng. Họ làm vậy không còn vì lợi nhuận mà sự yêu quý
loài người.

Họ hào phóng ở chỗ họ không chỉ tạo ra sản phẩm để bán mà còn
tạo ra sản phẩm đỉnh cao. Apple là một tập đoàn hào phóng. Ngoài việc
mua bán sản phẩm công bằng ra, Apple cho chúng ta trải nghiệm, giá trị
vượt trên số tiền bỏ ra. Họ thổi phần nhân tính vào sản phẩm của họ, và vì
thế khách hàng không chỉ trả tiền, mà còn đáp lại sự hào phóng khác. Sự
hào phóng của khách hàng đó là kể tốt và lan truyền đến những người
khác, miễn phí.

Hào phóng không nên chỉ được hiểu theo vật chất (Tiền, hàng hóa)
mà còn là giá trị nhân văn. Những status trên Facebook của mình nếu giúp
một ngày của bạn nhân văn hơn, đó là sự hào phóng. Việc bạn ủng hộ,
bấm like, gửi những lời yêu thương tới mình là sự hào phóng. Nhờ internet,
sự hào phóng ngày nay trở nên đa dạng hơn và dễ thực hành hơn.

Thực sự trú tâm lắng nghe người đối diện trong khi bạn đang bận và
nghĩ đến vô số thứ khác là một sự hào phóng rất lớn.

Cuối cùng, Boundary (Ranh giới) là sự tôn trọng chủ quyền của người
khác (và chính mình).

Phần nhân tính được bảo vệ khi nó không bị xâm lấn bởi cả một trong
hai hoặc cả hai. Các mối quan hệ mà chúng ta thường thấy trong gia đình

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


272

thường là các mối quan hệ ký sinh lẫn nhau (Bạn có thể đọc thêm trong
cuốn Wise Relationship - Mối quan hệ khai phóng (kientran.org/shop).

4 yếu tố này tạo nên phần tính người trong mỗi cá nhân. Bảo vệ được
phần tính người khỏi các ảnh hưởng vô nhân tính và bạn sẽ nhân tính. Sự
nhân tính của bạn sẽ lan tỏa hương thơm nhanh chóng đến những người
xung quanh—truyền cảm hứng tới họ và làm cho cuộc sống xã hội đáng
sống.

137 VIRTUE 5—COURAGE (CAN ĐẢM)


“I learned that courage was not the absence of fear, but the triumph over it.”
”Tôi học được rằng can đảm không phải không sợ, mà là sự vượt qua nó.”
—Nelson Mandela

Can đảm không nên hiểu nhầm là không sợ.

Bởi nếu đã không sợ thì cần gì can đảm. Bạn đâu cần can đảm khi
đi bộ trong nhà. Nhưng có thể sẽ cần chút can đảm khi đi ra ngoài đường.
Và cần rất nhiều can đảm khi đến nơi bạn chưa từng đến.

Một người không sợ gián khi gặp gián sẽ không cần đến can đảm,
bởi với cô ta gián là vô hại. Nhưng một người sợ gián khi đối mặt với gián
sẽ run rẩy và cần đến ý chí tự do để quyết định xem mình sẽ làm gì? Đối
mặt hay là chạy?

Như vậy bạn chỉ cần đến can đảm khi đối mặt với nỗi sợ thực sự.
Khả năng đối mặt với nỗi sợ chính là can đảm. Con người chúng ta luôn
có những nỗi sợ khác nhau. Vì thế can đảm với người này lại là bình
thường với người khác. Khi một người làm những thứ đáng sợ với chúng
ta, chúng ta sẽ dễ dàng kết luận người này “can đảm” nhưng chưa chắc.
Việc này có thể đáng sợ với chúng ta nhưng lại dễ dàng với họ.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


273

Chạy theo đám đông là nhát gan vì nó bản năng và quá dễ. Đó là lý
do mỗi khi sợ hãi mà không đủ can đảm chúng ta sẽ chọn cách bắt chước
đám đông cho đỡ sợ. Bởi đưa ra chính kiến và đi theo con đường độc lập
đòi hỏi hoặc Self-Knowledge hoặc Courage hoặc cả hai.

Ví dụ, nếu cho con vào trường nô bộc giống đám đông vì sợ vô
hướng, sợ không giống ai, sợ người khác chỉ trỏ phán xét (mặc dù biết nó
có hại) thì đây là người hoặc không có kiến thức hoặc không có can đảm
hoặc cả hai.

Sùng bái tượng, sư sãi và các idol thần thánh mù quáng vì sợ “phải
tội”, “bị trừng phạt” là người nhát gan, không hiểu bản thân hoặc cả hai.

Những người follow các hội nhóm tôn thờ u mê để giảm nỗi sợ thay
vì truy tìm chân lý bên trong (Self-Knowledge) hoặc rèn luyện phẩm hạnh
can đảm thường là những người tư duy nô bộc nhát gan yếu đuối.

Chính vì sự yếu đuối, nhát gan, các phẩm hạnh khác cũng bị kìm hãm
sự phát triển, giống như teo cơ. Chỉ cần đối mặt với nỗi sợ hoặc sự không
rõ ràng—vốn dĩ rất hiện hữu và bình thường—là họ co mình, tê liệt, đóng
băng hoặc bỏ chạy. Các triệu chứng của sợ hãi nếu chỉ diễn ra ngắn hạn
sẽ là điều bình thường, nhưng nếu xảy ra liên tục, trở thành lối sống cốt
lõi, thì đây là sự nhát gan.

Những cha mẹ ép con đẻ của mình vào các trại trường nô bộc, chấp
nhận để con đau khổ suốt thập kỷ, để bản thân mình không phải nghĩ cách
khác, là những cha mẹ nhát gan yếu đuối. Sự nhát gan yếu đuối gặm nhấm
bản thể của họ mỗi ngày, sống trong sự tội lỗi, bất an, giằng xé âm ỷ trong
dài hạn.

Đó là lý do người can đảm, đứng trước nỗi sợ, lo lắng, nếu thấy nó
xứng đáng bỏ sẽ vẫn bỏ. Dù có thể chưa tìm ra cách sẽ vẫn bỏ vì nó xứng
đáng bỏ. Sức khỏe tinh thần của con là thứ không thể thương lượng.

Người can đảm tập trung vào giá trị. Họ hỏi, liệu nó có xứng đáng để
vượt qua nỗi sợ không? Nếu có họ sẽ làm. Liệu nó có thể thương lượng

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


274

được không? Nếu không họ sẽ đối mặt với nỗi sợ, chấp nhận rủi ro.

Can đảm khác với liều lĩnh. Liều lĩnh là bất chấp rủi ro. Can đảm là
chấp nhận rủi ro.

Con cái có phẩm hạnh can đảm khi bản thân cha mẹ có phẩm hạnh
can đảm.

Con sẽ liên tục âm thầm quan sát cách cha mẹ đối mặt với nỗi sợ.
Họ sẽ rụt lại hay họ sẽ đối mặt nếu nó xứng đáng, sau đó con sẽ bắt chước
theo mỗi khi đối mặt với nỗi sợ.

Một cậu bạn xã hội của mình (Tùng) quyết định bỏ trường “đại học”
đang học. Mặc dù người nhà phản đối nhưng sau thời gian giằng xé nội
tâm, cậu vẫn quyết định nghỉ vì không chịu được sự u mê, và các vở kịch
của trường. Cậu hiểu rằng giáo dục tự do mang lại nhiều giá trị hơn, và
cắt giảm những thứ nhảm nhí bầy đàn nhưng chưa đủ can đảm. Cho đến
một ngày cậu quyết định đối mặt với các nỗi sợ của mình và chấm dứt.
Hiện giờ cậu đang tập trung kinh doanh, học hỏi và rất hạnh phúc với cuộc
đời tự do mà mình chọn.

Bạn gái của cậu (Hạnh) đến với cậu vì tình yêu và sự ngưỡng mộ các
phẩm hạnh mà cậu có. Nhưng gia đình cấm cản, tạo áp lực vì Tùng không
có “công việc ổn định”. Mẹ cô còn dọa chết, bố cô còn dọa từ mặt. Họ
hàng cũng lao vào cáo buộc cô “bất hiếu”, “bỏ nhà theo trai”. Mấy lần cô
đã tự thúc giục mình sẽ bỏ Tùng để làm theo họ “cho yên ổn”. Nhưng cô
nhận ra lý do họ ra nông nỗi này chính là do trước đây cô vốn luôn chọn
lối sống nhát gan chiều theo họ, phản bội lại chính bản thân. Nếu lần này
tiếp tục buông xuôi theo họ, cô cũng vẫn không yên.

Vì thế cô lựa chọn can đảm đi theo tiếng gọi con tim. Bất chấp sự đe
dọa từ phía cái gọi là “gia đình”.

Tùng và Hạnh lấy nhau và sinh ra hai người con. Không quá khó đoán
khi con của họ cũng được dạy sự can đảm bởi cha mẹ—không chỉ qua lý
thuyết mà qua những tình huống cụ thể ngoài đời thực. Con họ biết cách

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


275

đối mặt với nỗi sợ tốt hơn nhiều những đứa trẻ khác có cha mẹ nhát gan,
hời hợt. Gia đình họ quyết định giáo dục tự do cho con mặc dù bận.

Với họ, con là thứ không thể thương lượng. Thà vô hướng và học hỏi
dần dần chứ quyết không chọn con đường dễ dàng mà đám đông chọn
để rồi cuối cùng mất và hỏng con.

138 VIRTUE 6—RESPONSIBILITY (TRÁCH


NHIỆM CÁ NHÂN)
“It's in responsibility that most people find the meaning that sustains them
through life. It's not in happiness. It's not in impulsive pleasure.”
“Trách nhiệm là thứ khiến phần lớn mọi người tìm được ý nghĩa cuộc đời đủ
để họ sống hết cuộc đời. Không phải hạnh phúc. Càng không phải khoái cảm”
—Jordan Peterson

Self-Responsibility không nên được hiểu nhầm sang hướng Duty


(nghĩa vụ)

Nghĩa vụ hay nhiệm vụ không phải một phẩm hạnh.

Thứ nhất, nếu bạn đồng ý hoàn thành công việc gì đó, việc hoàn
thành nó là điều tất yếu. Chẳng có gì đặc biệt để được coi như một phẩm
hạnh. Thứ hai, nếu nó là nghĩa vụ “phải” làm theo mệnh lệnh của một người
khác quyền lực hơn thì đây càng không phải phẩm hạnh, mà thậm chí
ngược lại. Đây thậm chí còn là sự nhu nhược, ngoan đạo nô lệ.

Self-responsibility (Gọi ngắn gọn là Responsibility) là trách nhiệm cá


nhân với chính cuộc đời của mình. Cá nhân chịu trách nhiệm 100% với
cuộc đời của chính mình. Dù là hạnh phúc, nỗi buồn, thành công hay thất
bại.

Nếu như phẩm hạnh can đảm giúp bạn đối mặt với nỗi sợ. Phẩm

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


276

hạnh trách nhiệm cá nhân giúp bạn thoát khỏi sự cám dỗ của đổ lỗi, tư
duy nạn nhân, tư duy đám đông, tư duy phục tùng quyền lực.

Những người không chịu trách nhiệm cuộc đời chính mình sẽ ủy thác
một cách vô tội vạ cho người khác để thoát trách nhiệm sống của chính
mình. Chính trị về bản chất là ngành công nghiệp ủy thác trách nhiệm sống
cho những tên chính trị gia hứa hẹn sẽ trở thành người hùng cứu rỗi cuộc
đời họ. Thay vì tự chịu trách nhiệm cá nhân, bầy cừu sẽ trao quyền cho
chính trị gia để họ quyết định hộ. Sau đó khi thất vọng, họ cũng chỉ cần
trách móc đám chính trị kia và lại một lần nữa được đóng vai nạn nhân.
Sau đó thay vì thừa nhận lỗi lầm, họ lại tiếp tục bầu những tên chính trị gia
khác lên với hi vọng những tên mới sẽ “tốt hơn”.

Một số cha mẹ thay vì chịu trách nhiệm giáo dục con mình, ủy thác
phần lớn gánh nặng này cho người khác. Làm đủ mọi cách để thoát cái
trách nhiệm của sự thất bại. Theo kiểu con mình thà thất bại dưới tay kẻ
khác còn hơn dưới tay mình vì dưới tay kẻ khác ít ra còn được đổ lỗi và
làm nạn nhân. Thất bại dưới tay mình phải tự chịu trách nhiệm. Nên nhiều
người sẽ bất chấp dù biết nó tệ.

Quan sát xung quanh bạn sẽ thấy phần lớn chúng ta thích sống theo
kiểu này. Dù bạn ủy thác cho một ai đó, suy cho cùng vẫn là do BẠN ủy
thác. Dù cha mẹ cưỡng ép, nhốt và để mặc con sống chết ở các trại
trường, suy cho cùng vẫn là lựa chọn của họ chứ không phải anh “bộ” hay
anh “hiệu trưởng”.

139 LÀM THẾ NÀO XÂY DỰNG PHẨM HẠNH


CHO CON?
Con phẩm hạnh khi bản thân cha mẹ phẩm hạnh.

Con phẩm hạnh khi bản thân cha mẹ phẩm hạnh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


277

Con được ảnh hưởng nhiều nhất từ cha mẹ trong những năm đầu
đời (thậm chí cả khi lớn). Ở giai đoạn này, lối suy nghĩ, cách thể hiện ra
ngoài, giá trị cốt lõi của con, văn hóa sẽ được hình thành qua việc quan
sát, bắt chước cha mẹ. Qua các phản ứng của cha mẹ tới vấn đề cuộc
sống.

Cha mẹ u mê, con sẽ u mê theo. Cha mẹ hóa vàng, con sẽ nghĩ hóa
vàng là điều phải làm. Cha mẹ nghiện mạng xã hội, TikTok, cày game, con
cũng sẽ nghĩ những thứ này bình thường. Cha mẹ dùng bạo lực, thao túng
để giải quyết vấn đề, con cũng sẽ học theo. Cha mẹ quyền lực lớn bắt nạt
bé, con cũng sẽ săn tìm kẻ yếu hơn để bắt nạt. Cha mẹ thương động vật,
con cũng sẽ thương động vật. Cha mẹ đặt mình vào vị trí người khác để
hiểu. Con cũng sẽ có thấu cảm. Cha mẹ dùng lý trí để bác bỏ u mê, con
cũng sẽ tin vào năng lực lý trí của mình. Cha mẹ yêu và trân trọng cuộc
đời, con cũng sẽ rất khó để ghét đời.

Cha mẹ tôn trọng ông bà, con cái cũng học cách tôn trọng ông bà.
Cha mẹ nhu nhược với ông bà, con cái sẽ nghĩ nhu nhược là điều nên làm.

Cha mẹ ra quán ăn, gặp phải nhân viên chạy bàn đưa nhầm đồ liền
nổi cáu với họ. Con cũng âm thầm học theo và áp dụng với hoàn cảnh
tương tự trong tương lai. Cha mẹ ân cần, thông cảm với người phục vụ,
con bắt chước theo khi gặp trường hợp tương tự.

Chúng ta không học phẩm hạnh qua lời nói. Mà qua hành động cụ
thể. Qua sự thực hành.

Con sẽ luôn tự hỏi: “Bố/mẹ mình trong trường hợp này sẽ làm gì?”

“Bố sẽ dũng cảm hay nhát gan?”

“Mẹ có bao giờ nói cuộc đời thật chán?”

Đó là lý do xây dựng phẩm hạnh, vẫn tuân theo nguyên tắc đầu
nguồn. Đầu nguồn nước sạch, cuối nguồn nước sẽ khó bẩn. Cha mẹ phẩm
hạnh, con rất khó không phẩm hạnh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


278

Thay vì hỏi: “Làm thế nào để xây dựng phẩm hạnh cho con”

Câu hỏi quan trọng hơn nhiều: “Liệu phẩm hạnh của tôi có xứng đáng
để con bắt chước theo?”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


279

VII.GIẢI ẢO "HỌC
HÀM HỌC VỊ"

140 "TIẾN SĨ" CHỈ LÀ MỘT NGHỀ


“Academia is ruled by a pathological herd mentality. Stick out, and be prepared
to get ostracized.”
“Giới học thuật bị thống trị bởi tư duy bầy đàn bệnh hoạn. Tránh bọn họ, và
luôn trong tâm thế sẵn sàng bị tẩy chay”
- Gad Saad

"Tiến sĩ" không phải một trình độ, mà là một nghề.

Hay chính xác hơn là một hướng đi, một lựa chọn.

Nếu bạn làm về điện đủ lâu, dần dần bạn sẽ chuyên về điện. Nếu mở
shop quần áo đủ lâu, bạn trở thành chuyên gia về bán quần áo. Không ai
gọi bạn là “thạc sĩ”, “tiến sĩ” hay “giáo sư”.

Nếu bạn ở trong trường đủ lâu, không chịu thoát ra, dần dần bạn sẽ
được phong "tiến sĩ".

Không phải bởi bạn "giỏi" mà bởi bạn lựa chọn tiếp tục sống trong
đó.

Phần lớn xã hội không phải "tiến sĩ" không phải vì họ không giỏi. Mà
bởi họ lựa chọn không tiếp tục ở trong đó. Họ thoát cái bộ máy đó để làm
việc khác.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


280

Nếu tất cả chúng ta cứ mãi ở trường không chịu ra, rất dễ chúng ta
cũng sẽ thành "tiến sĩ". Nó rất công thức, rất máy móc, quy trình rõ ràng,
đơn giản. Không có gì đặc biệt. Không có gì cao siêu. Chỉ cần làm theo
cách bước đã định sẵn, và rất nhiều thời gian.

Nhiều người hiểu "tiến sĩ" như một dạng "trình độ", rồi lấy đó làm
niềm tự hào. Hay một thứ làm “rạng danh dòng họ”. Đây là một góc nhìn
không thể sai lầm hơn.

141 NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỨC DANH ẢO


“I hate when people confuse education with intelligence, you can have a
bachelor's degree and still be an idiot”
Tôi ghét mỗi khi người khác đánh đồng giữa giáo dục và trí tuệ, bạn có thể có
Bằng Cử Nhân và vẫn là một người ngu dốt”
- Elon Musk
“Never confuse education with intelligence, you can have a PhD and still be an
idiot”
”Không bao giờ nhầm lẫn giáo dục và trí tuệ, bạn có thể có bằng tiến sĩ và vẫn
ngu dốt”
- Richard Feynman

“Cử Nhân”, “Thạc sĩ”, “Tiến sĩ” cũng có nhiều loại.

Tiến sĩ Vật lý lượng tử hay Tiến sĩ công nghệ sinh học khác hoàn toàn
với “Tiến sĩ” xã hội học, “tiến sĩ” quản trị kinh doanh, “tiến sĩ” Luật, “tiến
sĩ” văn chương hay “Tiến sĩ” giáo dục.

Một bên là tiến sĩ nghiêm túc, chính đáng (vốn rất hiếm, nhu cầu thực).
Bên kia là “tiến sĩ” giấy—lạm dụng và hư ảo (tràn lan và bừa bãi).

Ở một xã hội nghiêm túc, học vị học hàm chỉ được trao cho số ít
những nhà khoa học nghiêm túc. Họ chọn nghiên cứu khoa học là một
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
281

nghề nghiêm túc, họ chứng minh được qua những thành tựu khoa học giá
trị cho nhân loại. Nhãn mác “Tiến sĩ”, “thạc sĩ” chỉ có chức năng rất hạn
hẹp—gói gọn trong lĩnh vực rất chuyên sâu của họ. Thậm chí với nhiều
người làm khoa học chính đáng, họ cũng không quá coi trọng học vị học
hàm—mà thích gọi bằng tên bình thường. Với người làm khoa học, học vị
học hàm không phải đích đến của họ, mà là phát minh mới, giá trị, hay sự
thỏa mãn trí tò mò.

Ngược lại, ở một xã hội hư ảo, loạn lạc, u mê. “Cử Nhân”, “Thạc sĩ”,
“Tiến sĩ” được coi như một hình thức thể hiện đẳng cấp xã hội. Để “có chỗ
đứng” cao hơn người khác. Để được “trọng vọng” hoặc tham vọng leo lên
những nấc thang quyền lực.

Nắm bắt được nhu cầu khao khát chức danh hư ảo khổng lồ, các
“Trường đại học” đua nhau mở thêm các “viện nghiên cứu” ảo, chuyên
tạo ra các “chương trình học” ảo chỉ để hằng năm in ra hàng loạt các chức
danh “thạc sĩ” “tiến sĩ” một cách đại trà, bừa bãi, chất lượng thấp.

Các “chương trình học” đào tạo “Thạc sĩ” hay “Tiến sĩ” hằng năm tạo
ra các “đề tài khoa học” nhảm nhí, vô nghĩa, cóp nhặt lẫn nhau, làm cho
có, và cũng được hướng dẫn bởi những “tiến sĩ” giấy đi trước. Thậm chí
nếu ai dốt quá không thể cóp nhặt được chỉ cần thuê người làm hộ hoặc
đút lót “thầy cô”.

Thậm chí ngay cả những đề tài tử tế nhưng chính cái ngành đó vốn
dĩ xã hội cũng không cần thêm bất kỳ một ông bà “tiến sĩ”, “Thạc sĩ” nào.

Bạn sẽ nghĩ chương trình đào tạo “Thạc sĩ”, “tiến sĩ” lỗi và cần sửa
đổi. Nhưng nó không hề lỗi. Nó hoạt động đúng như được thiết kế.

Nếu ngay từ đầu nó đã là một vở kịch, bạn không thể trách rằng nó
không nghiêm túc. Vì nó vốn dĩ là kịch. Những người tham gia diễn theo
đúng vở kịch.

- Người mua không mua kiến thức, họ mua “thạc sĩ, tiến sĩ”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


282

- Người bán cũng không bán kiến thức, họ bán “thạc sĩ, tiến sĩ”

- Người bên ngoài kia cũng không hề quan tâm người kia có học thực
sự không, đóng góp được gì cho thế giới, tất cả những gì họ quan tâm
đến là “thạc sĩ tiến sĩ”.

Người mua cũng thừa hiểu vào đấy không để “học”, và người dạy
cũng chỉ là các “tiến sĩ” giấy chui ra từ cái hệ thống đó. Họ chỉ đến có mặt.

Người bán cũng thừa hiểu vào đấy không để “dạy”, mà để kiếm tiền,
ăn hối lộ, hoặc chỉ đơn giản là được “bổ nhiệm”.

Ngành công nghiệp chức danh ảo giống như thị trường Sugar Daddy
và Sugar Baby. Hai bên đến với nhau trên một mối quan hệ ngầm, lăng
loàn hư ảo, không ràng buộc.

Sugar Baby có quần áo mới, túi đẹp oai với các bạn cùng trang lứa.
Các bạn trầm trồ hỏi “Sao làm gì mà nhìn sang chảnh thế.”

“Thạc sĩ” có chức danh, oai với những người ngoài hệ thống không
hiểu biết. Mọi người không biết trầm trồ khen “Sao học giỏi thế”.

Những lò đẻ vô tội vạ “thạc sĩ tiến sĩ” giấy vô hình chung làm loãng
đi giá trị của những tiến sĩ nghiêm túc thực sự mang lại bước tiến khoa
học cho nhân loại. Đồng thời lãng phí nguồn tài nguyên chất xám, thời gian
khổng lồ bị phân bổ bừa bãi vào những nhà tù hư danh. Con người chìm
trong u mê, bất lực, giả tạo.

Một bước lùi của nhân loại.

Thomas Sowell từng bình luận về nạn in bằng “tiến sĩ” vô tội vạ như
sau:

“Chính phủ tạo ra quá nhiều chương trình “tiến sĩ” thừa mứa, không ai muốn
tuyển họ. Sau đó chế ra các chương trình “Sau tiến sĩ”, khiến cho người đóng
thuế phải gánh cả những người này thêm vài năm nữa trước khi họ bị ép phải
đối mặt với thế giới thực.”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


283

142 CHỐN BỒNG LAI TRÚ ẨN


“Don’t pay for school when the market will school you for free.”
“Đừng trả tiền cho trường khi thị trường dạy bạn miễn phí”
- Sahil Lavingia

Ngành công nghiệp chức danh ảo không chỉ đáp ứng thị trường lấy
hư danh làm rạng danh.

Nó còn phục vụ một nhóm thị trường tiềm năng khác không kém—
nhóm những người sợ, muốn trốn tránh thực tế, không muốn rời xa ghế
nhà trường, nhưng không dám thừa nhận mình sợ thực tế, mà sẽ huyễn
hoặc bản thân và những người xung quanh rằng mình muốn “học lên nữa”.

Tạm gọi là Nhóm Bồng Lai.

Nhắc đến “Học lên”, “Học cao”, hay “Cao học” cho bạn cảm giác gì?
Wow người này thật là thông minh giỏi giang có tài!

“Trường học” từ xưa đến nay vốn dĩ là một cái cớ hoàn hảo để trú
ẩn. Một dạng chốn bồng lai.

“Đi học” đúng là một đặc quyền, đặc quyền không phải đối mặt với
luật cung cầu thị trường thực ở thế giới thực, để thay đổi và làm mới bản
thân dựa trên Feedback thực tế. Mà chỉ cần “tập trung học”, học lan man
những thứ vô giá trị cũng không sao. Suy nghĩ thực tế là điều không cần
thiết, có thể tạm gác qua một bên. Điều này thông cảm được trừ khi gác
qua một bên quá lâu.

“Trường đại học” là bước đệm cuối cùng trước khi một người bước
chân ra thế giới thực “đáng sợ” ngoài kia.

Mới đầu gần như mọi trẻ em thường ghét đến trường. Nhưng đến
khi chuẩn bị “tốt nghiệp” đại học một số lượng không nhỏ người lại không
muốn thoát.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


284

Sau hàng thập kỷ tồn tại trong môi trường trại trường, trẻ em lẫn
người lớn đều đã quá thông thạo lề thói trong môi trường hạn hẹp đó. Thế
giới tuổi thơ của họ gần như chỉ được tô vẽ bởi màu sắc của văn hóa trại
trường—vốn phi thực tế nhưng vẫn tạo cảm giác đạt được nhiều “thành
tựu”, tạo ảo giác “tiến bộ”. Nó cho họ ảo giác của sự an toàn, một quần
thể cùng nhau phấn đấu, cùng nhau thăng hạng.

Nếu điều này chỉ diễn ra ngắn hạn, con người có lẽ chưa chắc đã
mất kết nối với thực tế quá nhiều. Nhưng bởi chương trình đào tạo nô bộc
lãng phí được cố ý thiết kế một cách dông dài, miên man, chưa kể râu ria,
đến 1/4 đời người, tư duy thực tế của con người gần như bị hủy hoại. Họ
sống trong những giấc mơ và thu mình trong cái đặc khu trại trường nhỏ
bé của họ. Dần dần đặc khu trại trường đó trở thành chốn bồng lai để họ
nương tựa.

Giống như một người bình thường bị cho vào trại tâm thần. Tồn tại
trong đó hàng chục năm cuối cùng anh ta thành tâm thần thật. Đến hạn
“tốt nghiệp” trại anh ta hoảng sợ thế giới ngoài kia và tìm cách tiếp tục ở
lại trong trại. Trại tâm thần từ một địa ngục trở thành chốn bồng lai trú ẩn
hoàn hảo trong mắt kẻ sang chấn.

Đó là lý do nhiều người thích “học lên”, “học thêm”. Mục đích thực
sự không phải bởi họ muốn học mãi, khát khao kiến thức, mục đích bởi họ
đã trở thành con nghiện trường học không muốn ra, muốn kéo dài thời
gian.

Thế giới ngoài kia “khắc nghiệt” không phải bởi nó khắc nghiệt. Mà
bởi thực tế từ chối cung cấp thuốc cho những con nghiện muốn high.

“Học cao” đúng là “Học high”.

Người ta vào đấy chỉ để tiếp tục được “high”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


285

143 “TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN” CHUẨN NÔ BỘC


"All mental unhappiness is the avoidance of legitimate suffering"
“Tất cả sự bất hạnh đều đến từ việc lảng tránh sự đau đớn chính đáng”
— Stefan Molyneux

Khi giáo dục bị độc quyền, thay vì tự do khai phóng, người ta chỉ còn
biết bám vào cái thước đo hạn hẹp duy nhất được ban phát.

Nhắc đến trình độ một con người điều gì hiện ra trong đầu bạn?

- Trình độ “cấp 3”

- Trình độ “cao đẳng”

- Trình độ “đại học”

- Trình độ “thạc sĩ”

- Trình độ “tiến sĩ”

Đây là thước đo thường gặp nhất mà phần lớn chúng ta đã dùng một
cách vô thức. Trong các văn bản hành chính cũng đều mặc định thước đo
này. Trong cách giao tiếp hằng ngày cũng dùng thước đo này một cách
vô thức để đánh giá một con người.

Theo kiểu nếu người này đã từng có mặt ở “đại học”, có nghĩa người
này có “trình độ đại học”. Người kia đã từng đăng ký khóa “thạc sĩ” nào
đó, đồng nghĩa với việc người này trình độ “thạc sĩ”.

Nếu một người KHÔNG tham gia bất kỳ “đại học” nào, thì dù anh ta
có đọc bao nhiêu sách, tham gia bao nhiêu khóa học bên ngoài, đi bao
nhiêu nước, mở bao nhiêu doanh nghiệp thành công, học bao nhiêu nghề,
thì bạn đoán xem?

Anh ta vẫn là “trình độ cấp 3”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


286

Nhưng một người mãi không chịa ra trường, không có gì trong tay,
không kỹ năng sống, ngoại trừ việc trốn ở trong trường lâu hơn thì có thể
được gọi là “trình độ tiến sĩ”.

Đó cũng là cách chúng ta ngầm dán nhãn phân loại con người một
cách méo mó. Và cũng là cách nhiều người so sánh, khẳng định bản thân
dựa trên cái thước đo “Trình độ học vấn” cung cấp bởi chuẩn giáo dục nô
bộc tụt hậu.

Việc sử dụng thước đo này cũng khiến chúng ta bị nhốt trong định
kiến phải “học đại học”, không phải vì mục đích học thực sự mà vì sự sợ
hãi bị phân loại mình chỉ “trình độ cấp 3”, hoặc tệ hơn “trình độ hết lớp
10”. Bao nhiêu giáo dục từ bên ngoài, bao nhiêu sách, podcast, khóa học
tự do ở bên ngoài, tự vấn, cũng không thấm vào đâu. Cái nhãn mác “trình
độ cấp 3” quá nặng.

Và dù trường “đại học” có chán và vô dụng đến mức nào đi nữa,


nhiều người vẫn chấp nhận đầu hàng số phận, tiếp tục “cố nốt cho nó
xong”.

Cái bằng “đại học” của họ trong nhiều trường hợp không dùng để
nâng cấp bộ não mà để sinh tồn trong những gia đình độc hại. Vì những
người nhà với tư duy lạc hậu vẫn dùng thước đo “trình độ học vấn” nô
bộc ra làm chuẩn so sánh duy nhất giữa các thành viên trong gia đình và
cả người ngoài.

Có bằng không phải để khai minh đầu óc mà để được gia đình tôn
trọng ở mức tối thiểu và “được chấp nhận”. Được khen và được thoát bị
chê.

Giáo dục tự do khai phóng tất nhiên bác bỏ đánh giá nhân phẩm con
người dựa trên “trình độ học vấn” chuẩn nô bộc. Nó thừa nhận mỗi cá thể
là độc lập, duy nhất và tồn tại vô hạn yếu tố để đánh giá con người, trong
tùy hoản cảnh lẫn nhau.

Một vài yếu tố thiết yếu khi xét về đánh giá con người theo chuẩn

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


287

giáo dục tự do khai phóng:

1. Trình độ hiểu bản thân ở mức nào? (Self-Knowledge)

2. Năng lực thấu cảm ở mức nào? (Empathy)

3. Mức độ thực sự tự do trong tâm trí? (Freedom)

4. Bạn có tìm thấy sức mạnh cá nhân bên trong mình (Personal
Power)

5. Bạn có bản thể phần hồn lành mạnh? (Personal Identity)

6. Bạn tôn trọng bản thân đến mức nào? (Self-Esteem)

7. Khả năng giao tiếp, truyền đạt? (Communication)

8. Khả năng tư duy phản biện? (Critical Thinking)

9. Độ sâu được khai phá của thế giới bên trong? (Inner Spiritual
World)

10. Khả năng cảm được tình yêu, trắc ẩn (Love & Compassion)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


288

VIII.GIẢI ẢO "NHÀ
TUYỂN DỤNG"

144 THẾ GIỚI "RA TRƯỜNG"


“Giáo dục không phải để ra trường.
Ra trường là để giáo dục.”
—Kien Tran

Thế giới “sau này ra trường” là thế giới được người “lớn” tô vẽ một
cách đáng sợ trong suốt quá trình đến trường.

Nó thường xuyên được nhắc đến trong các buổi nói chuyện trong gia
đình lẫn trên các trại trường—như một cách để hù dọa. Hù dọa để trẻ em
(hoặc thiếu niên) nghe theo chỉ đạo của mình và “học chăm”. Hoặc như
một lời nói dối để trẻ em nhẫn nhục tiếp tục chịu đựng (dưới danh nghĩa
“cố gắng”) vì một “tương lai”.

Nhắc đến thế giới “ra trường” chúng ta tưởng tượng ra cảnh tượng
sếp la mắng, nhân viên phải răm rắp làm theo mệnh lệnh, ai ai cũng phải
làm việc chăm chỉ cần mẫn từ sáng sớm đến tối mịt, hòa mình vào biển
giao thông, “chăm lo” cho cuộc sống. Phải ở một cái trình độ nào đấy “cao
siêu” để đối mặt với văn hóa công sở, thủ tục. Nôm na là phải làm người
“lớn”.

Hình ảnh các “nhà tuyển dụng” sẽ đua nhau tra khảo, phỏng vấn rất
gắt gao (vô hình chung kích hoạt sang chấn tâm lý thời thi cử, tư duy đậu-
trượt)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


289

Khó như vậy thì chỉ còn cách phải “vào bằng được đại học” đúng
không?

Mà khó như vậy thì phải cần đến bằng “thạc sĩ” đúng không? Chứ
bằng “Cử nhân” sao mà đủ nữa? Nghĩa là phải tiếp tục đốt thêm 2 năm
cuộc đời (và tài chính) nữa trên chỗ 16 năm và một núi tiền đã đốt.

Bạn sẽ thấy, khi bạn có tấm “bằng” đại học xong, không kiếm được
công việc tử tế, thay vì quay sang nghi ngờ giá trị tấm giấy 16 năm lãng
phí để có được kia, bạn lại huyễn hoặc “có nó vẫn chưa đủ”.

Khi chưa có “bằng đại học”, chúng ta tự lừa dối bản thân thông điệp
“Nhà tuyển dụng nào cũng hỏi bằng”. Khi đã có “bằng đại học” và không
bên nào đoái hoài đến, chúng ta lại tiếp tục lừa dối bản thân bằng thông
điệp “Bằng đại học cũng chỉ là điều kiện tối thiểu”.

Phải như thế nào chúng ta mới thừa nhận nó không giá trị như chúng
ta nghĩ? Và phải mất đến bao nhiêu tiền bạc, công sức, thời gian, đau khổ,
chúng ta mới thừa nhận đây là bước đi sai lầm?

Cái ảo ảnh dọa ma về thế giới ra trường khiến người ta FOMO, lao
đầu vào hệ giáo dục nô bộc bằng bất kỳ giá nào, gần như bị mù không thể
nhìn ra hướng đi khác (vốn dĩ rất nhiều và sẵn). Họ trở nên kém linh hoạt.

Cái thế giới “ra trường” cũng được méo mó tô vẽ bởi những người
đi trước không hề lành lặn, mà mang trong mình đầy những vết sẹo sang
chấn của hệ giáo dục nô bộc cưỡng chế. Họ chôn mình trong các cơ quan
nhà nước hoặc nô bộc cho những doanh nghiệp tụt hậu rồi gọi đây là thế
giới “thực”. Sau đó hù dọa bằng cái thế giới “thực” đầy vết sẹo đó cho trẻ
em. Bởi bản thân họ cũng chưa từng thực sự nếm quả ngọt từ Giáo dục
Tự do Khai phóng. Tất cả những gì họ thấy là một nền giáo dục (nô bộc)
và một thế giới ra trường (nô bộc).

Đây là thiệt hại của giáo dục không dựa trên tình yêu và lý trí, mà dựa
trên sự sợ hãi và u mê.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


290

Giáo dục không phải để sau này ra trường.

Giáo dục là để thoát trường ngay từ đầu.

145 KHÁM PHÁ THẢM DOANH NGHIỆP


“Most people work just hard enough not to get fired and get paid just enough
money not to quit.”
“Phần lớn mọi người làm việc đủ chăm để không bị sa thải và nhận đủ lương
để không thôi việc”\
—George Carlin

Không phải doanh nghiệp (nhà tuyển dụng) nào cũng giống nhau như
học sinh hay người “lớn” vẫn hay mường tượng về thế giới “ra trường”.

Có rất nhiều ngành công nghiệp, vị trí, văn hóa, kích cỡ, quy mô, giai
đoạn phát triển, phong cách… Thế giới doanh nghiệp giống thế giới động
thực vật. Cùng là động thực vật, nhưng vô số chủng loại, kích cỡ, màu sắc
khác nhau. Nếu có thảm động thực vật thì ta cũng có “thảm” doanh
nghiệp.

Và cũng giống với động vật, hơn 99% các loài động vật trên trái đất
đều đã bị tuyệt chủng. Những loài động vật hiện vẫn đang tồn tại trên quả
đất vào thời điểm này chỉ chiếm dưới 1% tổng số động vật đã từng tồn
tại. Doanh nghiệp cũng vậy, trên 99% doanh nghiệp đã thất bại, giải thể,
biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, hoặc đang thoi thóp dần.

Những doanh nghiệp tên tuổi hoặc không tên tuổi mà bạn quen thuộc
chưa chắc sẽ tồn tại trong vòng vài năm tới hoặc thập kỷ tới. Có những
doanh nghiệp đang trên đà phát triển, có những doanh nghiệp đang thói
thóp những hơi thở cuối cùng. Có những doanh nghiệp xứng đáng cho
bạn làm. Cũng có những doanh nghiệp hoàn toàn không xứng đáng. Thậm
chí đâu nhất thiết cứ phải làm cho một doanh nghiệp? Tự làm cho chính

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


291

mình thì sao?

Đó là sự đa dạng của thảm doanh nghiệp—liên tục biến chuyển. Cái


cũ chết đi, cái mới lại mọc lên. Rất giống với chọn lọc tự nhiên (Natural
Selection) trong thuyết tiến hóa của Darwin. Phần thưởng trao cho loài nào
thích nghi được tốt.

Như vậy, không chỉ có bạn “vật lộn” với thị trường. Doanh nghiệp
cũng “vật lộn”. Doanh nghiệp cũng có doanh nghiệp “this” doanh nghiệp
“that”.

146 THÁNH HÓA NHÀ TUYỂN DỤNG


Học sinh 19 tuổi: “Anh ơi em thấy học ở trường mệt mỏi, không thiết thực,
nhưng em không bỏ được”
Tại sao không?
“Vì em thấy nhà tuyển dụng nào cũng sẽ yêu cầu bằng”
Tại sao em biết? Em đã tuyển dụng bao giờ chưa?
“Em chưa. Em còn chưa đi xin việc bao giờ?”
Vậy ai đã cài đặt vào đầu em ý niệm “Nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu
bằng?”

***

Nhà tuyển dụng cũng có nhà tuyển dụng “this” nhà tuyển dụng “that”.
Không phải một đức thánh ba bị nào đó kinh khủng, vĩ đại, hoàn mỹ trong
tưởng tượng mà chúng ta vẫn thường mô tả trong vô thức.

Chúng ta thường được nghe kể về “Các nhà tuyển dụng”, cảm thấy
sự yêu cầu, đòi hỏi gắt gao, bao nhiêu vòng tra khảo, sau đó cuối cùng
mới chọn 1 ứng viên trong hàng ngàn người khác. Nghe đã thấy sởn gai
ốc, toát mồ hôi hột.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


292

Lối tư duy thần thánh hóa “nhà tuyển dụng” tưởng rằng kích thích
động lực cho người học nhưng lại dùng sự sợ hãi, tạo lo lắng—một dạng
động lực bẩn (thay vì động lực sạch như đam mê). Hậu quả để lại ít ai
lường tới là sự nô lệ hóa người học. Người học mất đi sức mạnh cá nhân,
thu hẹp mình trong những nỗi sợ vô hình của “tương lai”, trước ông ba bị
“nhà tuyển dụng” một ngày nào đó sẽ phải đối mặt. Thay vì sung sướng vì
sắp thoát được trường, sâu bên trong nhiều người cảm nhận: “Ôi sắp phải
ra trường rồi à”.

Con người khi bị nỗi sợ kiểm soát có xu hướng dễ dàng trao quyền
cho những người khác một cách bừa bãi, phi lý trí. Đặt hết lòng tin vào
người khác quyết định hộ và vẽ đường cho mình (thay vì tin tưởng vào
năng lực của bản thân). Dẫn đến việc bị lạm dụng là gần như không thể
tránh khỏi.

Thánh hóa “nhà tuyển dụng” là tiền để cho sự thánh hóa những thứ
tầm thường khác như “bằng cấp”, “điểm số”, “trường học”, “giáo viên”.

Người học ngây thơ tin rằng đây là con đường duy nhất để làm hài
lòng các “nhà tuyển dụng.” Người dạy vin vào cớ đấy để bóc lột, kéo dài
thời gian, nhấn chìm người học bằng những bài thi ngụy giáo dục vô nghĩa
hàng thập kỷ. Không những không mang đến lợi ích trang bị còn làm liệt
thêm khả năng tư duy, lòng tự tôn, khả năng giao tiếp của người học.

Rất nhiều người trải qua hệ thống “trường học” đều phải đào tạo lại
từ đầu. Chúng ta không thể tiếp tục bào chữa “trường học” chỉ có trách
nhiệm mang đến kiến thức cơ bản, phổ cập. Nếu là phổ cập thực sự nó
không thể kéo dài đến 16 năm đời người, một núi tiền, sức khỏe, hạnh
phúc gia đình…

Cũng giống như rất nhiều người “học” tiếng Anh ở trường xong bị
phá hỏng hết phát âm. Gần như không thể sửa được và khiếp đảm ngoại
ngữ đến hết cuộc đời. Không thể gọi đây là “phổ cập” hay “chỉ cung cấp
kiến thức cơ bản”. Nhiều người tự phán rằng tiếng Anh họ “mất gốc”.
Nhưng thực chất họ bị phá hỏng cái gốc chứ không phải “mất”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


293

“Phổ cập” và “phá hỏng” khác nhau hoàn toàn về bản chất.

“Phổ cập” là để tạo tiền đề thiết yếu cho những bước tiếp theo.

“Phá hỏng” là ngăn chặn, hủy hoại tiền đề thiết yếu cho những bước
tiếp theo.

Tình yêu, đam mê, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, ngoại ngữ bị
phá hỏng chứ không phải “phổ cập”.

Nhà tuyển dụng ngán ngẩm nhiều sinh viên ra trường không phải bởi
sinh viên CHỈ có kiến thức phổ cập, mà bởi họ gần như không có, thậm
chí kỹ năng bị phá hỏng nhiều.

Ngoài ra, nhiều người còn đầu tư một khoảng thời gian không nhỏ
vào các “ngoại ngữ hiếm” chỉ để “gây ấn tượng với nhà tuyển dụng” rằng
mình biết nhiều ngoại ngữ. Một sự chạy theo níu kéo đến cực đoan. Sự
thật là biết nhiều ngoại ngữ mỗi thứ biết một tí gần như hoàn toàn vô dụng.
Và phần lớn “nhà tuyển dụng” cũng không quan tâm đến mấy cái “ngoại
ngữ hiếm”. Trong mắt họ, nó không những không cần thiết mà có thể còn
là dấu hiệu để họ thấy người này xao lãng, phi thực tế, tốn thời gian.

Khi hiểu ra mỗi khi ai lấy “Nhà tuyển dụng” ra nói về “bằng cấp”,
“trường học”, “tương lai”, bạn sẽ cười thầm trong bụng vì sự mê sảng
sang chấn này.

Mình cũng không kết luận “nhà tuyển dụng” không quan trọng.
Nhưng chúng ta học cách nhìn họ dưới danh nghĩa đối tác (công bằng)
thay vì thánh hóa, tư duy nô lệ và rồi chạy theo bất chấp—như những gì
chúng ta thường được nghe.

147 DOANH NGHIỆP NÔ BỘC VÀ TỰ DO KHAI


PHÓNG
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
294

“Cá nhân tự do khai phóng thực sự đủ hiểu biết để không chôn mình trong
các môi trường nô bộc. Họ đã xác định từ lâu môi trường đó không dành cho
họ.” - Kien Tran

Có hai loại doanh nghiệp:

Loại 1 - Doanh nghiệp nô bộc

Loại 2 - Doanh nghiệp tự do khai phóng

Những doanh nghiệp tự do khai phóng tỉnh thức, nhanh chóng nhận
ra sự phản bội từ phía “trường học”. Không thể lệ thuộc vào những “tấm
bằng” chất lượng thấp, những lời hứa hẹn suông từ hệ giáo dục nô bộc.

Tuyển dụng dựa trên “bằng cấp” trong nhiều trường hợp sẽ nhận
được những ứng viên mê sảng, mơ mộng, hoặc ảo tưởng về năng lực
bản thân, lệch kỹ năng, giao tiếp kém, tư duy nô bộc.

Họ chuyển sang đánh giá thực lực dựa trên kinh nghiệm làm việc
thực tế, hoặc những thành tựu thực tế đã đạt được. Không nên nhầm lẫn
thành tựu thực tế với mớ thành tích hư danh, “chứng nhận” của “trường
học”.

Thành tựu thực tế có thể là những sản phẩm đã tạo ra. Hoặc Portfolio
những thứ mình chế tạo ra. Những vấn đề thực tế mình đã giải quyết
được. Những bài học xương máu. Đây là những thứ có thể đo lường được
chính xác và thực tế.

Tưởng tượng 2 ứng viên:

Một ứng viên chìa bằng “thạc sĩ” sau 18 năm không chịu ra trường.
Không có thành tựu, hay sản phẩm thực tế gì.

Một ứng viên ra thoát trường sớm để tập trung xây dựng sản phẩm,
xây dựng giải pháp, giàu có trải nghiệm, được trang bị các kỹ năng thực
tế như chỉnh sửa Video, Photoshop, thiết kế, viết lách, làm web, lập trình,
bán hàng…

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


295

Doanh nghiệp tự do khai phóng sẽ chọn ứng viên nô bộc hay ứng
viên tự do khai phóng? Rủi ro của ứng viên nào cao hơn?

Chưa kể ứng viên chìa bằng “thạc sĩ” xác suất cũng sẽ có cái tôi rất
cao. “Vì tôi là một thạc sĩ”. Sự thiếu kỹ năng thực tế cộng yếu tố kiêu ngạo
là một cặp đôi thảm họa. Thậm chí, nhiều chương trình “thạc sĩ” đã quá
lạc hậu, mang tính giáo điều cao.

Nơi duy nhất giá trị tính hư ảo của nền giáo dục nô bộc chắc chỉ còn
những doanh nghiệp nô bộc.

Doanh nghiệp nô bộc vẫn rất trọng “bằng cấp” hư ảo như một chân
lý tuyển dụng.

Về bản chất, doanh nghiệp thì cũng do con người vận hành. Người
thì cũng có người thông minh và người ngu dốt. Người tự do khai phóng
và người nô bộc.

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ vẫn có hai nhóm người:
Người tự do khai phóng và người nô bộc. Quan trọng là nhóm nào chiếm
ưu thế hơn.

Nếu doanh nghiệp được nhóm tự do khai phóng chiếm ưu thế, nó sẽ


thịnh vượng. Bởi họ tư duy thực tế, lý trí và đề cao tính hiệu quả thực sự.
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng vậy, rất nhiều doanh nghiệp
mới đầu như vậy nhưng càng về sau càng bị thâu tóm, chiếm áp đảo bởi
nô bộc khôn lỏi—họ vào doanh nghiệp đó để ký sinh, tìm cách tư lợi cá
nhân ngắn hạn. Ký sinh xâu xé cho đến khi doanh nghiệp cạn kiệt tài
nguyên, những con người tự do khai phóng (trụ cột) thấy không còn phù
hợp cũng nhảy hết sang chỗ khác tử tế hơn. Tạo ra vòng xoáy sụp đổ
(Death Spiral) nhanh chóng cho doanh nghiệp.

Đó là lý do bạn thấy một số doanh nghiệp như VietJet Air có tiếng


trong việc đối đãi với khách hàng rất tệ hàng bao năm nay. Nhưng bên
“lãnh đạo” không thay đổi gì thậm chí còn làm tình hình tệ hơn. Không phải
vì họ không có cách cải thiện, mà họ không muốn. Doanh nghiệp này bị áp

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


296

đảo bởi các nhóm lợi ích ngắn hạn không còn muốn doanh nghiệp thịnh
vượng mà muốn ký sinh ăn lời ngắn hạn khi còn có thể, sau đó chuồn.

Giáo dục tự do khai phóng sẽ cải thiện đầu vào đáng kể cho doanh
nghiệp (hoặc cho những người tự thân). Những doanh nghiệp nô bộc từ
chối tiếp nhận cá nhân tự do khai phóng mất nhiều hơn được. Cá nhân tự
do khai phóng thực sự đủ hiểu biết để không chôn mình trong các môi
trường nô bộc. Họ đã xác định từ lâu môi trường đó không dành cho họ.

Trong hiện tại, lẫn tương lai, thảm doanh nghiệp sẽ bùng nổ doanh
nghiệp tư duy khai phóng. Nhóm người chịu rủi ro cao nhất không phải
nhóm không có “bằng” mà là nhóm người bỏ hết tiền cho hệ thống giáo
dục nô bộc lạc hậu.

148 “XIN” VIỆC


“[On recuiting] Just looking for problem-solvers who get things done with a
high sense of urgency. Don’t care if or where they went to school.”
“Trong tuyển dụng, tìm những người giải quyết vấn đề hoàn thành công việc
bằng tinh thần cấp bách. Tôi không quan tâm họ có đến trường hay không.
—Elon Musk

“Ra trường” xong thông thường người ta sẽ phải làm gì tiếp theo?

Ah! Phải đi “xin” việc!

Nghe khổ không bạn? Đường đường là một người tốn 16 năm cuộc
đời và một núi tiền, công sức, trải qua bao nhiêu các bài “thi” vô nghĩa, mà
sau tất cả, cuối cùng vẫn phải đi ăn “xin”?

Một là cách gọi này sai. Nghĩa là đáng ra không nên gọi là “xin” việc
mà có thể là đi “tìm” việc. Nếu chỉ đơn thuần là cách gọi sai, đây hóa ra lại
là tin vui.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


297

Nhưng nếu cách gọi này không sai. Nghĩa là đúng chính xác là bạn
phải đi xin việc thật. Bạn có thấy 16 năm cuộc đời duy nhất của bạn lãng
phí bị bòn rút dã man tàn nhẫn thế nào không?

Nếu nó hiệu quả thật, thậm chí các doanh nghiệp sẽ phải đi tìm bạn.
Sẽ gần như không có khái niệm “Ra trường không tìm được việc”. Không
bao giờ có chuyện thừa lao động, chỉ có thừa lao động không đủ năng
lực. Cái gọi là “thừa lao động” về bản chất là thừa lao động không đủ năng
lực—tức hệ lụy đến từ hệ giáo dục nô bộc.

Khi lao động không có năng lực quá thừa mứa, họ sẽ phải đi “xin”—
rơi vào một mối quan hệ xin-cho không bền.

Cho nên “xin” việc là hệ lụy của hệ giáo dục nô bộc.

Trong tiếng Anh, người ta hay nói “I’m looking for a job” (Tôi đang tìm
việc). Không bao giờ là “I’m begging for a job” (Tôi đang xin việc).

Từ “xin việc” được dùng như một cách nói “tìm việc”. Tư duy xin-
cho ngay lập tức biến người học như một người yếu đuối cần, chạy theo
ăn xin các “nhà tuyển dụng” ban phát việc làm.

Giáo dục tự do khai phóng tất nhiên bác bỏ cơ chế xin-cho nếu như
đây là mối quan hệ hợp tác công bằng—đôi bên cùng có lợi.

Nỗi sợ “không xin được việc” là một nỗi sợ cực kỳ nhảm nhí.

Và khi bạn tưởng rằng “xin” việc đã không thể tệ hơn, vẫn còn một
cảnh giới khác thậm chí còn thấp hơn nữa. Dưới cả mức “xin” việc. Đố
bạn biết, cái gì còn tệ hơn cả “xin” việc?

149 TỆ HƠN CẢ "XIN" VIỆC


“Knowledge makes a man unfit to be a slave”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


298

“Kiến thức khiến anh ta không hợp để làm nô lệ”


—Frederick Douglas

Đúng vậy, tệ hơn cả đi “ăn xin” việc, đó là mua việc.

Sau 16 năm đốt sạch tài chính gia đình, có những người sẵn sàng
đốt tiếp trăm triệu đến vài tỷ chỉ để mua được một chân làm nô bộc tại
một cơ quan nhà nước. Nếu đã hết tiền, sẵn sàng chạy vạy đi vay mượn
khắp chốn.

Tất cả chỉ để có một chân làm cu li lương 5 triệu. Cái mà họ gọi là


“Công việc ổn định”, “sự nghiệp”. Để về sau có “lương hưu” không phải
lo về già.

Khó mà tưởng tượng được một cảnh giới còn thấp hơn cả cảnh giới
này.

Hồi nhỏ mình thắc mắc không hiểu sao nhiều người làm vậy. Bỏ một
số tiền không nhỏ ra để mua một vị trí cu li sau bao năm “đi học”, “luyện
thi” chăm chỉ của họ. Số tiền có thể được đầu tư kinh doanh, hoặc mua
sách, hoặc có tiềm năng làm được rất nhiều thứ. Nhưng không, nó được
dùng để mua vị trí cu li. Sáng đi tối về. Làm như không làm. Cuối tháng
nhận “lương”. Ký sinh lên cái bộ máy vốn dĩ đã lãng phí.

Công bằng mà nói, người đi “mua” việc cũng không hề muốn. Bản
thân họ cũng thấy khó hiểu. Thậm chí bản thân họ cũng có chút thực lực
và hoàn toàn có thể tự đi tìm việc ở thị trường tự do một cách đàng hoàng.
Nếu chưa có năng lực, họ hoàn toàn có thể đi từ dưới lên, bắt đầu bằng
những vị trí dễ dàng nhất, sau đó học hỏi, phát triển rồi đi lên một cách
chính đáng. Tốt cho cái phần hồn của họ.

Yếu tố lớn nhất khiến họ nên nông nỗi này là do cha mẹ ngu dốt áp
đặt. Cha mẹ ngu dốt không nhận thức được sự ngu dốt của mình nên càng
tự tin, áp đặt chủ động làm liệt lòng tự tôn, tiềm năng, năng lực của con
họ. Qua thời gian tuyên truyền thấm nhuần, con họ không còn lòng tin vào
chính mình—mù quáng nghĩ rằng đây là con đường duy nhất. Mình không

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


299

thể làm nên trò trống gì, mình kém cỏi. Thế giới ngoài kia sẽ không chấp
nhận mình. Mình chỉ còn cửa này. Bao nhiêu tiền cũng chơi. Vào được đây
là “xong”.

Thiệt hại mà cha mẹ ngu dốt cộng áp đặt, tự tin mang đến thế hệ sau
là không tưởng.

Họ không chỉ phá hủy tài chính gia đình của chính họ, khiến họ nghèo
bền vững. Họ còn nhốt con họ vào cái vòng luẩn quẩn gây ức chế bản thể.
Họ làm mất đi một con người đáng ra sẽ mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


300

IX.GIẢI ẢO ÁP
LỰC XÃ HỘI
VÀ GIÁO ĐIỀU

150 ÁP LỰC NGƯỜI NHÀ, BẠN BÈ


"If you hurt other people because they have expectations of you, that’s their
problem.”
“Nếu bạn làm người khác đau chỉ bởi họ đặt kỳ vọng ở bạn, đó là vấn đề của
họ.”
- Naval Ravikant
“I’m not in this world to live up to your expectations and you're not in this world
to live up to mine.
Tôi không ở trên đời này để sống dựa trên kỳ vọng của bạn, và bạn cũng
không ở trên đời này để sống dựa trên kỳ vọng của tôi”
- Bruce Lee

Phần lớn chúng ta cho rằng bỏ trại trường là “liều lĩnh” và “đáng sợ”.

Nhưng lý do chủ yếu của nỗi sợ này lại không nằm ở việc chúng ta
không biết làm gì. Mà nằm ở việc không biết phải giải thích với những
người xung quanh thế nào. Chúng ta sợ phải đối mặt với họ. Từ bé đến
lớn phần lớn chưa bao giờ được dạy cách tạo ranh giới độc lập cá nhân.
Khi bị những người xung quanh tạo áp lực, phần lớn chúng ta rón rén. Quá
quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình. Quá nhạy cảm và quên mất

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


301

cuộc đời này là của mình (chứ không phải họ)

Sự thật là từ bé đến lớn chúng ta chưa chắc đã bị bắt nạt bởi người
ngoài, nhưng gần như chắc chắn bị bắt nạt bởi “người thân”, “bạn bè”,
rất nhiều.

Cái sự “thân” này về lý thuyết là sự hỗ trợ, giúp đỡ, tôn trọng. Nhưng
trên thực tế, cái sự “thân” này được coi như một cái cớ để bảo hành, xâm
lấn, áp đặt. Đấy là lý do nhân danh “thân” rất phổ biến và thậm chí độc hại.
Quan sát và bạn sẽ thấy bất hạnh chủ yếu sinh ra từ gia đình chứ không
phải ở ngoài xã hội.

Phần lớn bọn họ (những người thân thích khuyên răn) là những người
bản thân không hạnh phúc. Họ thường rất hay định hướng, “quan tâm” tới
các hành vi của bạn và con bạn. Chúng ta thường rơi vào bẫy chạy theo
những áp đặt, kỳ vọng, những sự thao túng tâm lý của họ mỗi khi dỗi vặt,
bơ, hoặc tỏ thái độ.

Nghĩa là bạn đang gặp vấn đề về mối quan hệ độc hại chứ không
phải do “giáo dục tự do đáng sợ”. Mối quan hệ độc hại mới là thứ “đáng
sợ” mà bạn cần tự giải quyết. Bởi nếu bạn chưa giải quyết được chính
vấn đề của bạn làm sao bạn giải thích được vấn đề con bạn? Đây là hai
vấn đề riêng biệt.

Nếu bạn còn quá bận tâm, nhạy cảm đến từng lời nói, thậm chí suy
nghĩ của đám đông thì đâu chỉ giáo dục tự do khiến bạn sợ? Mà là tất cả
những gì mà HỌ không thích.

Nếu bạn còn sợ hãi sự phán xét, áp đặt của người “thân” đến vậy,
bạn nên xem lại xem họ có phải người “thân” thật sự hay không. Nếu bạn
quá sợ để xem lại người “thân”, thì điều này đủ để nói lên tất cả về cái mối
quan hệ này.

Thử đặt vị trí bạn đang ở một quốc gia hoàn toàn tự do, độc lập, văn
minh. Không ai quan tâm đến lựa chọn của ai. Bạn tự do chọn con đường
riêng không ai phán xét, bạn sẽ chọn gì?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


302

Ngoài ra, với “bạn bè”, nếu bản thân họ đang cho con học trường nô
bộc, bị tắc ở đó. Việc bạn đưa ra ý kiến về giáo dục tự do, họ sẽ cảm thấy
thế nào? Họ sẽ ủng hộ hay phản đối đến cùng? Cái tôi của họ đang gắn
với “danh tiếng” của trường kia và cái hệ nô bộc đó. Bao nhiêu tài chính
của họ đang đốt vào đó. Bao nhiêu thời gian của họ đã chôn vùi ở đó. Nếu
bạn nói giáo dục tự do khai phóng và tiết kiệm, hiệu quả, hợp thời, còn cái
mà họ đã theo đuổi bấy lâu nay lỗi thời, họ sẽ phản ứng thế nào?

Họ sẽ khó chịu, thậm chí bùng nổ. Họ không còn khả năng nghĩ mà
sẽ nhảy dựng lên phản ứng như vừa bị kích thích. “Ồi giồi ôi…@#$@#%
@$*&*^&”

Tưởng tượng một người đã nghiện ăn thịt nướng thường xuyên, liệu
họ có muốn đọc kỹ về tác hại của nó.

Đây là cách mà nhiều cha mẹ “tư duy”. Tầm nhìn của họ bị che đậy
bởi hào quang ảo, những lời hứa hẹn bay bay, cộng thêm vô vàn các nỗi
sợ, sợ cô đơn, sự bất lực Họ cũng chỉ vô thức chạy theo đám đông, nhãn
mác để mua cảm giác “an toàn”. Bạn sẽ để họ định hướng cuộc đời bạn?

Bạn có thấy, trước khi nói chuyện với họ, bạn vẫn còn lăn tăn không
biết có nên giáo dục tự do hay không. Sau khi cuộc nói chuyện với họ
xong, quan sát cái cách “tư duy” của họ, chứng kiến sự thảm hại của họ,
bạn lại càng dứt khoát hơn.

151 GIÁO HỘI “HOMESCHOOL” BẦY ĐÀN


“Identifying what game you’re playing and not being persuaded by people
playing different games”
“Xác định trò chơi mà bạn đang chơi là gì và không bị cuốn theo việc người
khác chơi trò chơi của riêng họ”
- Morgan Housel (The Psychology of Money)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


303

Khi không hiểu được bản chất, con người ta sẽ nhắm mắt chạy theo
nhãn mác.

Khi không hiểu được giá trị bên trong, con người ta sẽ nhắm mắt
chạy theo bao bì.

Vào các hội nhóm “Homeschool” tưởng rằng con cuối cùng sẽ được
giải thoát, được trải nghiệm một nền giáo dục tự do khai phóng đúng
nghĩa. Được kết nối với bản thể phần hồn, chữa lành, hiểu bản thân, thấu
cảm, phát triển trong tình yêu kiến thức, tình yêu nhân loại, ý nghĩa cuộc
đời.

Nhưng không, vẫn là một giáo phái đám đông bầy đàn khác. Dưới
danh nghĩa “Homeschool”. Người ta chạy theo cái nhãn mác
“Homeschool” nhưng bản chất vẫn là hệ giáo dục nô bộc 2.0.

Những ông bố bà mẹ vẫn khoe con Piano, vẫn khao khát thành tích,
sự công nhận từ các thể chế quyền lực tập trung kiểu cũ, vẫn đói khát sự
chỉ dẫn chi tiết “lộ trình” đặt sẵn gò bó, vẫn “cần” đến các loại bằng cấp,
chứng nhận, điểm số, chứng chỉ. Vẫn đầy rẫy sự sợ hãi, thay vì tình yêu,
đam mê. Vẫn đầy sự tham vọng, cạnh tranh, so đo, cảm thấy không đủ.
Vẫn làm nô lệ cho những ảo giác “tương lai”, cho “thiên hạ” công nhận.
Vẫn cố gắng tìm cách giải thích “hợp lý” cho họ hàng phỏng vấn. Vẫn tôn
thờ các thể chế “Cambridge”, “Oxford”, “Harvard” kiểu cũ.

Chưa hết, vẫn cưỡng ép con phải học Piano, Violin vì chúng là môn
“thượng lưu”, dưới danh nghĩa “muốn con cảm thụ âm nhạc từ sớm”. Vẫn
ép con phải thành “thần đồng” Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa, Kỹ Năng
Sống, Nhạc, Họa, vân vân. Và thành thạo 30 ngoại ngữ khác nhau. Tất cả
sự chịu đựng này chỉ để hướng đến một “công việc ổn định”—được chấp
nhận bởi một “công ty” nào đó, ăn mức lương tháng, sống tiếp một cuộc
đời nô lệ lương tháng giống cha mẹ.

Tất cả không đến từ tình yêu, đam mê, hiểu bản thân, tự nguyện.

Chúng đến từ sự ích kỷ, tham lam, bầy đàn, bất an, u mê, sợ hãi—

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


304

dấu vết sang chấn từ thời cha mẹ trải qua hệ giáo dục nô bộc 1.0. Giờ đẩy
lên 2.0. Vẫn là cái vòng luẩn quẩn, thậm chí còn đáng sợ hơn, dưới danh
nghĩa “Homeschool”.

Bạn sẽ thấy giáo dục tự do khai phóng vốn dĩ ở khắp nơi. Nó ở từng
hơi thở, từng khoảnh khắc nhưng người ta không chịu nhìn. Họ vẫn muốn
có người khác dẫn dắt, chỉ đạo từng tí một. Họ vẫn chạy theo những “lời
khuyên” của hết đám đông này đến bầy đàn khác. Những đám đông vẫn
tôn thờ thành tích, bằng cấp, chương trình, quyền lực, vẫn ngủ say trong
hệ giáo dục nô bộc. Vẫn đánh con, ép con, hù dọa con, hối lộ con để đạt
được mục đích.

Và rồi gọi đó là “Homeschool”.

Đúng là homeschool thật, vì không những rất Home, mà còn rất


School.

Chắc bạn đã từng nghe những câu nói điên rồ như:

- Tôi cho con homeschool vào cuối tuần, ngày thường vẫn phải đến
trường.

Có khác nào nói: “Mẹ sẽ cho con ăn chay, nhưng với điều kiện con
phải ăn đủ 3 bữa thịt”

152 "XÃ LUẬN" GIÁO DỤC NÔ BỘC


“I learned long ago, never to wrestle with a pig. You get dirty, and besides, the
pig likes it.”
”Tôi đã học từ lâu, không bao giờ đấu vật với lợn. Bạn bị bẩn, bên cạnh đó,
lợn thích thế”
George Bernard Shaw

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


305

Không khó để bắt gặp những cuộc “tư vấn”, luận bàn về giáo dục
của người xung quanh.

“Nên cho con học trường gì”

“Ngành nào tốt”

“Cô nào tốt”

“Đúng tuyến hay trái tuyến”

“Định hướng cho các cháu”

“Điểm chuẩn năm nay bao nhiêu!”

Phần lớn những cuộc “xin” tư vấn, thảo luận này là vô bổ, phí thời
gian, nhàm chán.

Vì dù có thảo luận đến đâu thì cuối cùng vẫn bị rơi vào một nền giáo
dục nô bộc giống nhau (với những tên gọi có vẻ khác nhau). Các cuộc thảo
luận đều vẫn trong quả bong bóng của hệ giáo dục nô bộc—thảo luận bởi
những con người từng là nô bộc với tư duy nô lệ—sắp xếp định mệnh cho
thế hệ sau trong cái hệ sinh thái nô bộc với những luật chơi tụt hậu, không
công bằng, nhảm nhí đặt ra bởi quyền lực.

Khái niệm về “giáo dục tự do khai phóng” gần như không bao giờ có
trong những buổi “xã luận” của họ. Ngay cái tiền đề của họ đã sai ngay từ
đầu—họ mặc định tất cả giáo dục là phải “đến trường” và “có bằng” nên
tư duy chỉ dừng lại ở đó.

Lúc nào cũng sẽ là “Vào trường nào”, “học ngành nào”, “Sau này làm
nghề gì”, “theo hệ nào”, “du học nước nào”, “Điểm chuẩn bao nhiêu”—
vốn là những tư duy rất lát cắt, hạn hẹp, bong bóng.

Đề cập đến khái niệm “homeschool” hay học trên YouTube, Reddit,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


306

sách và ngay lập tức hệ thống não của họ như bị chập điện, đứt mạch.
Nét mặt của họ lập tức biến sắc. Sau vài giây kéo theo đó là một loạt những
lời nói đã được lập trình sẵn tự động tuôn trào ra một cách vô thức (nhưng
rất dễ đoán)

“Không được đâu, phải có bằng sau này mới xin được việc chứ!”

“Homeschool làm sao có môi trường xã hội!”

“Thôi như vậy cực đoan lắm!”

“Cái này chắc chỉ phụ thôi chứ làm sao thay thế được đi học!”

“Tôi làm gì có đủ trình độ dạy hết các môn!”

Nó giống nhau và dễ đoán đến mức bạn sẽ nghĩ người đối diện chỉ
như một cái máy photocopy đang copy ra hàng loạt những câu lệnh từ
một cái file giống nhau.

Cái gọi là “Nhờ anh chị tư vấn xem học trường gì, ngành gì” là một
trong những thứ nhảm nhất trong xã hội này—nếu như ngay từ đầu người
hỏi mặc định điều kiện phải “đăng ký một trường nào đó”. Họ ngay từ đầu
đã có tư duy bắt buộc phải lệ thuộc vào một bộ máy quan liêu cồng kềnh
bên ngoài, yếu đuối và gần như không có chút niềm tin nào cho bản thân
họ. Họ chỉ có thể theo được những cái mà ai cũng chạy theo (vì nó trông
có vẻ an toàn).

Họ không nhận ra giáo dục nằm ngay trong nhà vệ sinh nếu như bạn
cầm theo điện thoại và mở Wikipedia. Nó nằm ngay trong lúc lái xe tắc
đường nếu như bạn bật Podcast của Jordan Peterson. Nó nằm ngay trên
giường nếu như trước mặt bạn là cuốn sách của Ayn Rand. Nó nằm ngay
ở chính lúc này vì bạn đọc cuốn này chẳng lẽ không phải là “học”?

Thú thật mình cũng đã từng thích “tư vấn” cho các em về nên “học
trường nào, ngành nào”. Cái cảm giác được người khác tin tưởng hỏi, sau
đó tư vấn, phân tích trường nọ ngành kia toát ra một thứ sức mạnh gì đấy
rất cuốn hút.
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
307

Rất nhiều người bị rơi vào bẫy xã luận nô bộc.

Giống như tranh luận xem loại xích nào thắt vào cổ tốt hơn. Xem
review xem loại xích nào tốt nhất. Dù là loại xích nào đi chăng nữa thì bản
chất nó vẫn là xích. Dù là ngành nào, trường nào đi chăng nữa thì bản chất
vẫn là hệ giáo dục nô bộc.

Nếu “xã luận” chưa giải phóng khỏi vũ trụ thuật ngữ thuộc hệ giáo
dục nô bộc, dù tưởng mình đi xa đến đâu, bạn thực ra vẫn đang ở vạch
xuất phát.

153 NHỜ NGƯỜI KHÁC ĐỊNH HƯỚNG CUỘC


ĐỜI MÌNH
“Every student can learn, just not on the same day, or the same way.”
“Mỗi người học đều có thể học, chỉ có điều khác ngày học và khác cách học.”
–George Evans

Sự thật là không ai có thể “định hướng” cuộc người bạn.

Họ không phải bạn. Họ bị tắc trong vô số quả bong bóng của họ.
Mình cũng vậy. Bạn cũng vậy. Chúng ta khác nhau. Khác nhau về mong
muốn, động cơ, thời đại, góc nhìn, định kiến.

Tất cả chúng ta chỉ đang thí nghiệm. Tất cả chúng ta chỉ đang tìm tòi.
Sự thành công mà chúng ta có ngày hôm nay chưa chắc vẫn tồn tại ngày
mai. Những hướng đi chúng ta nghĩ rằng sẽ thất bại trong hiện tại có khi
lại hot trong thời gian tới. Tất cả chúng ta chỉ đang cố đoán. Sau đó thử,
quan sát, và rút ra các bài học. Và lặp lại.

Bạn cần chấp nhận một thực tế rằng những người mà bạn ngưỡng
mộ ngoài kia bản thân họ chưa chắc đã định hướng được chính cuộc đời

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


308

họ. Họ cũng đang lo lắng hướng đi tiếp theo như bạn. Nhưng bạn không
nhìn thấy. Bạn nghĩ rằng họ đã ai bài. Ngược lại, họ cũng vậy.

Suy cho cùng đây là cuộc đời của bạn. Bạn biết cái gì hợp với bạn
nhất. Không phải cuộc đời của hàng xóm, bạn cùng lớp, ông bà cha mẹ,
những người lạ, những “thầy cô”. Đặc biệt là những thầy cô. Bởi nếu họ
biết câu trả lời họ đã ra ngoài thế giới vùng vẫy thay vì chui vào “vùng an
toàn”.

Thầy toán sẽ định hướng bạn theo ngành toán. Cô văn sẽ định hướng
bạn theo ngành văn. Thầy thể dục sẽ định hướng bạn theo ngành thể dục.
Bố mẹ bảo nếu là công chức bạn đoán xem họ sẽ định hướng bạn vào
đâu? Đứa bạn thân của bạn đam mê ngân hàng, theo bạn nó sẽ định
hướng bạn vào đâu? Chưa kể, kể cả những chủ công ty đang cần tuyển
người làm công, theo bạn họ sẽ định hướng theo làm chủ hay làm lính?

Nếu người ta có khả năng định hướng cuộc đời bạn thì cuộc đời về
bản chất cũng không phải là bạn. Họ có thể kể về hướng đi của họ, câu
chuyện của họ, thành công thất bại của họ. Nhưng đấy vẫn là cuộc đời
của họ.

Có rất nhiều trường hợp người ta bị ngộ nhận hướng đi. Họ cứ nghĩ
rằng đây là hướng đi mà họ sẽ theo đuổi. Chỉ đến khi tốn quá nhiều thanh
xuân, họ mới tỉnh ra đây không phải mình.

Đó là lý do kỳ vọng ai đó định hướng cuộc đời của mình là một ý niệm


của người nghiện lệ thuộc, thiếu trưởng thành. Họ chỉ kỳ vọng được yên
vị, ăn sẵn. Không cần chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình.

Không dám thử. Không dám tin vào bản thân.

Vấn đề lúc này không phải vấn đề sự nghiệp hay hướng đi mà là tâm
lý của họ có vấn đề chưa được giải quyết. Vấn đề của sự nhát gan, thiếu
trách nhiệm cuộc đời, mơ tưởng, thậm chí mê tín.

Phần lớn cái gọi là “định hướng cuộc đời” chỉ chạy theo hai chữ “ổn

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


309

định” hoặc “tiền”. Gần như không bao giờ đề cập đến sự hạnh phúc, hứng
thú, đam mê, giá trị tạo ra cho xã hội, giá trị nhân văn.

Bạn chỉ có thể may ra biết khi bạn quan sát, liên tục take note, luôn
tỉnh táo.

Quan sát bản thân người khác chứ không chỉ quan sát thứ mà họ kể.
Quan sát chính mình chứ không phải quan sát cách người khác nói về
mình.

Bạn không cần ai định hướng. Bạn là leader của chính bạn.

154 "NGHỊ LỰC HOMESCHOOL"


“Những người cho con học trường nô bộc. Họ phải rất nghị lực.” —Kien Tran

Một người quen mình từng nói:

“Chị thấy rất phục những người cho con homeschool. Họ phải nghị
lực lắm”

Mình đáp lại:

“Em lại không thấy vậy. Em lại thấy rất phục những người ép con đến
các trại trường, đó mới là những cá nhân rất dũng cảm, máu liều cao”

Bản thân họ cũng đã từng tham gia hệ thống trường học công nghiệp
kéo dài hàng thập kỷ, lãng phí rất nhiều tiền, thời gian, cơ hội. Bản thân họ
đã từng chịu đựng, nhẫn nhục đổi lại thành quả cuộc đời ở mức dưới tầm
thường. Nhưng họ vẫn dũng cảm, liều chết một lần nữa cho con vào hệ
thống này. Bất chấp việc nhìn thấy con mình uể oải, đua đòi, xa cách, chán
nản, tuyệt vọng, bản thể bị vùi dập ngày qua ngày. Bất chấp việc nhìn thấy
con vật lộn hết kỳ thi này đến kỳ thi khác không hồi kết như một show diễn.
Bất chấp việc giáo viên quan liêu tha hóa nhũng nhiễu ăn đút lót, trù dập,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


310

ép đi “học thêm”.

Bất chấp việc mình trả tiền nhưng không được coi như một khách
hàng, ngược lại bị coi như một đám người ăn xin “kiến thức”. Nhưng cũng
không được “kiến thức” tử tế mà chỉ là ngập ngụa đề cương ôn thi ngụy
kiến thức, ngụy giáo dục.

Vậy mà họ vẫn đủ “dũng cảm” cho con đến trại trường. Nếu đây
không nghị lực và đáng nể phục thì là gì?

Tại sao họ lại có thể làm được điều kỳ diệu như vậy? Không chỉ trong
vài tháng, mà đến cả thập kỷ. Không phải cho họ (những người “lớn” mạnh
mẽ), mà cho những đứa trẻ mong manh yếu ớt—và còn là máu mủ của họ.

Họ phải rất nghị lực.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


311

X.GIẢI ẢO "MÔI
TRƯỜNG XÃ
HỘI"

155 GẮN KẾT CHIỀU DỌC—CHIỀU NGANG


Trẻ em KHÔNG nên Bond (gắn kết sâu sắc) nhiều với bạn cùng trang
lứa.

Đây là hình thái Peer Bonding hay Horizontal Bonding (gắn kết chiều
ngang).

Hình thái này tạo ra tính ganh đua trẻ con, thích hơn thua, thích "nổi
tiếng", thích thể hiện, đua đòi, a dua, làm trò, khoe mẽ, tư duy thống trị
nguyên thủy (Primitive Dominance) và hùa theo những giá trị bề nổi và rỗng
của bầy đàn trẩu tre.

Trẻ em NÊN được Bond (gắn kết sâu sắc) theo chiều DỌC. Hay còn
gọi là Vertical Bonding.

Vertical Bonding—Gắn kết chiều dọc sẽ giúp trẻ tư duy trưởng thành,
giảm tính ganh đua, so bì của đồng trẩu, trẻ nhìn thấy cách người lớn giao
tiếp, giá trị chiều sâu, làm giàu tâm hồn, văn minh, tìm ra những giá trị thực.

Gắn kết chiều dọc là HỘI THOẠI với người trưởng thành NHIỀU hơn
với các đồng trẩu (hay còn gọi là "Bạn bè")

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


312

Điều này đòi hỏi sự hiện diện của người lớn trong vòng bạn bè của
trẻ em. Và tỷ lệ người lớn / trẻ em đủ cao.

Khi người lớn vứt trẻ đến nhà trẻ hoặc trường học và bỏ bê. Tỷ lệ
Người lớn / Trẻ em trong vòng bạn bè thấp kỷ lục dẫn đến trẻ em phải
Peer Bonding (Gắn kết chiều ngang) với các "bạn". Mà các bạn thì thường
đều là trẩu (có nhiều bạn còn sứt mẻ tuổi thơ).

Mà Peer Bonding, tạo sự ganh đua bề nổi, thích thể hiện, đua đòi,
hơn thua, nổi tiếng, rỗng, drama. Con rất dễ hỏng.

Trẻ em có bố mẹ đi làm suốt ngày bỏ bê, nói chuyện không kết nối
sâu, sẽ hình thành Horizontal Bonding thay vì Vertical Bonding.

Lưu ý, Vertical Bonding ở đây không phải là sự "kìm kẹp" giữa người
lớn và trẻ em mà chỉ đơn giản là sự gắn kết chiều sâu với nhóm người
TRƯỞNG THÀNH.

Lưu ý, tránh Peer Bonding ở đây không phải tránh kết nối bạn bè của
trẻ mà giảm sự gắn kết sâu sắc (mà đáng lẽ ra nên có ở cha mẹ (vertical)

Vì vậy hướng đi ở đây là:

1. Ý thức được rõ ràng tính chất và ảnh hưởng của Vertical và


Horizontal Bonding tới sự phát triển của trẻ.

2. Tăng tỷ lệ Người lớn Trên bạn cùng lứa trong vòng bạn bè của trẻ
em.

3. Dành nhiều thời gian với trẻ, tạo ra Bonding thực sự và giảm Peer
Bonding.

4. Hạn chế cho trẻ đến những khu vực nguy hiểm và độc hại như
Trường học. Và tăng các lớp học ngắn hạn tự do ở ngoài (nếu thật sự cảm
thấy cần)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


313

156 TRƯỜNG HỌC CÓ PHẢI MÔI TRƯỜNG XÃ


HỘI?

Một định kiến chúng ta thường nói với nhau.

Đó là nếu không đến trường sẽ không có “môi trường xã hội”. Không


có môi trường cọ sát, luyện giao tiếp, không có “bạn bè”. Người không
đến trường sẽ bị “cô độc”, “lạc lõng”. Nào là “Xã hội thu nhỏ”…

Trước mình cũng nghĩ vậy khi tư duy vô thức trong quả bong bóng.
Nếu bạn nghĩ vậy cũng là điều dễ hiểu.

Trại trường thực chất không phải môi trường “xã hội” đúng nghĩa.
Nó vận hành với cơ chế giống trại giam hơn môi trường xã hội thực thụ.

Nếu như phạm nhân bị áp giải đến nhà tù thì trẻ em bị áp giải đến
trường. Nếu như phạm nhân được chuông báo cho thả ra sân một lần mỗi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


314

ngày, thì trẻ em được chuông báo (trống) cho “ra chơi”. Sau đó chuông lại
báo vào.

Các hình phạt cho trẻ em tại trại trường cũng gần tương tự trại giam.
Không được “ra khỏi chỗ”. Không được “tự ý đổi chỗ”. Không được “nói
chuyện”. Không được “làm việc riêng”. Tất cả những hình phạt này đều
vô nhân tính và vi phạm nhân quyền cơ bản.

Đó là lý do trong suốt cuộc đời con người, chúng ta thường chỉ gặp
bạo lực ở Trại giam và Trại trường. Và do không phải ai cũng ở trại giam
nên người ta chỉ gặp ở trại trường (hoặc gia đình).

Ở môi trường xã hội đúng nghĩa, mỗi người có quyền thoát (Exit) nếu
họ cảm thấy mối quan hệ không còn phù hợp. Chính bởi chúng ta có nút
thoát (Exit), và nhận thức được việc người khác cũng có nút Exit, gần như
không ai bạo lực ai. Xã hội có nút Exit làm giảm quyền lực cai trị giữa
người với người. Dẫn đến việc bản thân họ được lợi khi hành xử tử tế với
người khác. Và bất lợi khi không tử tế.

Đó là lý do, mối quan hệ xã hội ở bên ngoài thường lành mạnh hơn
nhiều mối quan hệ bạn cũ cùng lớp. Ít thao túng hơn nhiều. Và gần như
không bao giờ tồn tại bạo lực. Trong khi đó, trường học là một ổ bạo lực,
bệnh hoạn học đường, đú đởn, bè phái, Mafia, tẩy chay. Những thói hư
tật xấu kinh khủng nhất mà trẻ em học được đều sinh ra ở đây. Đều vượt
xa tầm kiểm soát của giáo viên hay cha mẹ.

Môi trường xã hội đúng nghĩa phải có yếu tố Tự Nguyện. Tôi tham
gia vì tôi tự nguyện tham gia. Tôi có quyền thoát bất cứ lúc nào.

Trường học là môi trường cưỡng chế độc hại. Tôi không muốn tham
gia, tôi bị cưỡng ép. Tôi không có quyền thoát. Tôi bị tắc ở trong đó 5 năm.
Tôi phải sinh tồn trong đó 5 năm với những con người cũng bị cưỡng ép
giống tôi. Tôi phải xóa bản thể của mình để “hòa đồng”, để sinh tồn. Tôi
không được nghĩ khác biệt. Tôi là nô lệ của đám đông cưỡng chế ngu dốt
bầy đàn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


315

Chính bởi môi trường này không tuần theo nguyên tắc tự nguyện. Nó
biến thể thành một thể biến dị độc hại, cực đoan.

Những tên bắt nạt CHỈ có thể sinh ra ở trong môi trường này. Bạn sẽ
gần như không bao giờ thấy những tên bắt nạt ở các lớp học tự do. Những
tên bắt nạt không thể tồn tại trong môi trường tự do—giống như cá không
thể sống trên bờ. Ở môi trường tự do, sự bắt nạt ngay lập tức bị đào thải,
mất bạn, bị đáp trả. Cái giá của sự bắt nạt trong môi trường tự do là rất
cao. Trong khi đó ở môi trường cưỡng chế như trại trường, những đứa
bắt nạt không những không phải trả cái giá quá đắt, mà còn được vô số
lợi ích. Chúng cảm thấy quyền lực khi bắt nạt những đứa trẻ yếu hơn.
Chúng thỏa mãn trong suốt khoảng thời gian này không ai can thiệp. Không
ai bênh vực vì bố mẹ còn mải đi làm, còn giáo viên chỉ lên lớp xong đi về,
không bõ thời gian tham gia “chuyện trẻ con”.

Chỉ khi chúng ta ra trường và thoát hẳn môi trường độc hại này, mặc
dù vẫn tồn tại những sang chấn, nhưng chúng ta bắt đầu được tiếp xúc
với môi trường xã hội thực sự. Lúc này chúng ta thấy nó trái ngược hoàn
toàn với cách chúng ta bị giam cầm, đối xử ở trường hàng thập kỷ. Người
ta nói chuyện với nhau bằng sự tử tế, sự tôn trọng. Chưa phải bởi vì điều
đó tốt cho người đối diện mà tốt cho chính họ.

Hiểu được điều này, bất cứ khi nào có ai đề cập đến việc “trường
học” tạo “môi trường xã hội”, bạn biết cách trả lời rồi chứ?

157 TẠI SAO CON KHÔNG MÁCH CÔ HAY


MÁCH BẠN?
Bởi nếu mách cô và mách bố mẹ có tác dụng thì con đã mách rồi.

Con bạn biết rõ BẠN hay giáo viên KHÔNG giải quyết được. Thậm
chí, mách cô, hay mách bố mẹ, sự can thiệp của cha mẹ và giáo viên sẽ

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


316

làm tên bắt nạt kia càng hóa điên. Và càng “sáng tạo” hơn trong cách bắt
nạt. Những tên bắt nạt là những đứa bị bạo hành tuổi thơ bởi chính cha
mẹ ở nhà, sự bệnh hoạn đến từ bạo hành gia đình trong nhà chúng kết
hợp thêm sự bạo hành đến từ việc áp giải đến trường học cưỡng chế
càng cộng hưởng với nhau, tạo ra một sự bệnh hoạn ngoài sức tưởng
tượng không giới hạn.

Con bạn, một đứa trẻ yếu ớt, cảm nhận được điều này.

Con bạn bế tắc toàn tập. Vì không thể thoát được. Không thể kể với
ai. Vẫn bị mắc kẹt, đụng mặt với thằng bắt nạt ngày này qua ngày khác
trong môi trường cưỡng chế độc hại.

Con bạn biết bố mẹ và giáo viên không quan tâm như họ nói mồm.
Họ chỉ giả vờ quan tâm. Sự vô cảm của cha mẹ và giáo viên được thể hiện
qua từng câu nói, cử chỉ, hành động, thái độ của họ tới đứa trẻ. Qua núi
bài tập về nhà, qua những hình phạt, qua những sự chì chiết bạo hành từ
ngữ.

Trong mắt đứa trẻ tội nghiệp, mách giáo viên hay mách bố mẹ cũng
chỉ như mách một kẻ bạo hành về một kẻ bạo hành khác.

Nếu có, “Mách cô” hay “mách bố mẹ” chỉ là giải pháp phần ngọn.
Cắt phần ngọn xong, nó còn mọc dữ dội hơn. Phần gốc chưa được giải
quyết.

Con bạn vẫn bị áp giải đến trại trường. Dù có chuyển lớp, bạn nghĩ
thằng bắt nạt không có “hội” những thằng đầu gấu ở lớp khác? Bạn nghĩ
nó không có cách khác để khủng bố tinh thần đứa trẻ và biến cuộc đời
đứa trẻ thành địa ngục trần gian mà không cần dùng đến chân tay?

Việc hỏi làm thế nào để con tôi đến trường mà không gặp tình trạng
này giống như hỏi làm thế nào để cơ thể đẹp mà không cần ăn uống, tập
luyện tử tế.

Khi bạn ăn thức ăn rác, bạn kỳ vọng được gì sức khỏe tốt?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


317

Khi bạn thả con đến trại trường cưỡng chế, bạn kỳ vọng được gì sức
khỏe tinh thần ổn định?

158 BẠN CẦN BAO NHIÊU BẠN?


Thử ngẫm lại trong cuộc đời bạn, bạn có bao nhiêu người bạn thực
sự?

Và một đời người “cần” đến bao nhiêu người bạn để sống?

Bạn có cần đến vài trăm, vài nghìn? Phần lớn chúng ta chỉ cần vài
người bạn, hoặc cùng lắm vài chục là đủ hết cuộc đời. Đơn giản bởi bạn
không thể chăm sóc hết được họ.

Thứ nhất, càng nhiều bạn bạn lại càng ít thời gian cho bản thân bạn.
Những mối quan hệ được chia đều thời gian, tâm trí khiến cho chúng
không được sâu. Kể cả có nhiều “bạn” về mặt lý thuyết, bạn vẫn cảm thấy
cô đơn phải không? Vì trong sâu thẳm bên trong bạn hiểu rằng họ không
thực sự thân với bạn. Bạn không thể tâm sự được gì với họ.

Thực tế mà nói người lớn chúng ta chỉ cần một số lượng bạn nhất
định là đủ. Chúng ta vốn dĩ rất hiểu điều này.

Vậy mà trong phương thức chúng ta lại kỳ vọng trẻ phải “chơi” được
với nhiều bạn. Tiếp xúc với “nhiều bạn”.

Thứ hai, bạn có muốn về họp lớp hay không? Thực sự muốn chứ
không phải họp lớp theo nghĩa vụ. Nếu lần họp lớp tôi có mấy đứa bạn
không ưa cũng đến cùng, bạn có hứng thú nữa không? Phần lớn chúng
ta rất ngại họp lớp. Sâu bên trong chúng ta hiểu rằng chúng ta không thực
sự coi những người này là bạn.

Chúng ta dùng từ “bạn” để mô tả họ theo kiểu “bạn cùng lớp” hay

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


318

“bạn học”. Nhưng cách dùng từ này chưa chuẩn bởi để đúng nghĩa “bạn”
không phải dễ. Phần lớn chỉ là những “người ngồi cùng nhau và nhận ra
nhau.” Nên khi mình mô tả cái gọi là “bạn cùng lớp”, mình sẽ gọi họ là
những người ngồi cùng nhau và nhận ra nhau. Mình nhận ra khuôn mặt
của họ, và tên của họ. Nhưng để gọi là “bạn” thì nhận ra mặt và tên chưa
đủ.

Sự ngộ nhận khái niệm bạn với người ngồi cùng và nhận ra nhau
khiến chúng ta mất đi giá trị thực sự của từ “bạn”. Đến khi ra trường rồi
bạn vẫn nghĩ rằng bạn còn duyên nợ với họ vì họ là bạn của bạn. Bạn vẫn
nghĩ rằng bạn phải làm vừa lòng họ để sau này còn nhìn mặt nhau. Bạn
quên mất rằng bạn đã được giải phóng bởi họ. Nếu bạn không ưa họ nữa,
bạn sẽ không bao giờ phải có trách nhiệm gặp lại họ. Sở dĩ không phải ai
cũng nhận ra điều này sớm vì chúng ta đã quen với việc chúng ta không
có Exit.

Cái chúng ta cần là những người bạn thực sự—mối quan hệ có giá
trị, ý nghĩa, nhân văn, mang tính tương hỗ, tôn trọng, trân trọng lẫn nhau.
Mối quan hệ vô tư, không ràng buộc. Và cũng không cần nhiều.

Bạn sẽ thấy phần lớn những cá nhân này không được tìm thấy ở
trường mà ở ngoài trường. Cả nhân mình quan sát thấy rất nhiều mối quan
hệ bạn cũ có sự độc hại ngầm. Họ vẫn “chơi” với nhau nhưng chơi xong
sự chịu đựng lẫn nhau. Những hiềm khích, ghen tị, khó chịu, so sánh, đố
kỵ ngầm, như những quả bom nổ chậm.

Những người mà bạn sẽ dành phần lớn thời gian cùng không phải là
bạn bè mà là gia đình. Vợ hoặc chồng của bạn, các con của bạn, những
người thân lành mạnh của bạn. Đây là những người cùng là cổ đông với
bạn. Những người thực sự dài hạn. Còn bạn bè dù sao cũng có cuộc sống
của họ, gia đình của họ. Mối quan hệ bạn bè chỉ thực sự giá trị khi không
có sự ràng buộc. Khi cả hai nhận thức được điều này.

Mối quan hệ tự nguyện mà họ có thể Exit bất cứ lúc nào họ muốn.


Chính bởi họ biết họ có thể Exit nên nó mới healthy.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


319

159 TRẺ EM HÀNG XÓM


Tuổi thơ một khi đã đi qua là không thể trở lại. Hãy trân trọng những giây phút
hồn nhiên tươi đẹp nhất, thay vì can thiệp, làm ô nhiễm nó với trăm thứ giáo
điều độc hại của trường học.

Quãng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời mình là thời tuổi thơ với trẻ
con hàng xóm.

Hiện tại mình cũng khá hạnh phúc. Nhưng cái hạnh phúc này chưa là
gì so với hạnh phúc hồi 4-5 tuổi chơi cùng bọn họ, một cách đầy sự vô tư,
hồn nhiên. Những tiếng cười giòn tan không một chút toan tính lợi ích.
Không một chút so đo tính toán. Không một chút phân biệt đẳng cấp.

Khoảng thời gian tươi đẹp này những tưởng sẽ kéo dài. Cho đến khi
tụi nhỏ bị cha mẹ cưỡng ép đến các trại trường. Lúc này thời gian chơi
cùng nhau trở nên thưa dần. Vì tụi nhỏ sẽ phải “học bài”, “thuộc bài”, “ôn
thi”, “phấn đấu” vì một cái tương lai cao đẹp nào đó do cha mẹ “hướng
tới”. Cái tương lai mà bản thân cha mẹ còn không đạt được.

Dần dần mỗi đứa một nơi không còn gặp nhau, chơi đùa cùng nhau
nữa. Đứa nào đứa nấy cắm đầu vào núi bài tập mà giáo viên chôn vùi.
Thời gian hạnh phúc chơi cùng nhau một cách vô tư bị thay thế bằng
khoảng thời gian chịu đựng. Sự hồn nhiên của đứa trẻ bị bóp nát thay thế
bằng sự thực dụng. Hiện tại (thực) bị thay thế bằng “tương lai” ảo. Tình
bạn (thực) bị thay thế bằng thứ tình bạn cưỡng chế ở trường.

Nếu có gặp nhau thì trong đầu những đứa trẻ lúc này không còn sự
hồn nhiên. Trong đầu toàn những thứ “trường lớp”, “Thi cử”, “điểm số”,
drama. Những thói hư tật xấu học được ở trường phần nào vấy bẩn, tràn
ra tình bạn. Họ bắt đầu so sánh lẫn nhau. Những đứa không thích đến
trường, cảm thấy chán nản bất lực thay vì được đồng cảm thì bị coi là đứa
“lười học”, “cá biệt”. Sự phân biệt đẳng cấp lúc này trở nên rõ nét.

Có thể nói người lớn sâu bên trong họ đều mong muốn được vô tư
như trẻ con. Nhưng thực tình chính bản thân họ lại cướp đi sự hồn nhiên,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


320

tuổi thơ của những đứa trẻ bằng những thứ giáo điều trường lớp rẻ tiền.
Bằng sự bất an, độc tài. Chẳng lẽ ra họ nên trân trọng khoảng thời gian
này của con. Sự thiếu kiên nhẫn, thiếu hiểu biết của họ giẫm đạp lên nguồn
hạnh phúc lớn nhất của những đứa con, quãng thời gian tuổi thơ đẹp nhất
của con chỉ để đổi lấy những giá trị tầm thường.

Họ sợ con họ “mù chữ” đến vậy sao? Họ sợ con họ không thuộc


bảng cửu chương đến vậy sao?

160 KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẾ NÀO?


Nếu bạn thực sự quan tâm đến kỹ năng giao tiếp, bạn phải muốn
tránh xa cái trại trường mới đúng.

Trại trường và văn hóa nô bộc khiến trẻ thui chột khả năng giao tiếp.
Sợ giao tiếp. Liệt khả năng nói trước đám đông. Vì ở những nơi như thế
này, trẻ quen việc không thấy mình được tôn trọng. Trẻ quen việc mình bị
coi thường. Đánh giá nhân phẩm dựa trên “điểm số” và “hành vi hạnh
kiểm”. Trẻ được dạy quyền lực luôn thắng.

Khi người ta nhận thức quyền lực luôn thắng, khả năng tranh biện
trở nên tàn phế. Quyền lực đã luôn thắng rồi thì tranh biện để làm gì khi
chắc chắn thua?

Tranh biện để làm gì khi mình chỉ là một “học sinh” những gì nói ra
đâu có sức nặng với người “lớn?” Bởi nếu nó có sức nặng thật thì ngay
từ đầu mình đâu phải ở đây? Mình đã được thoát. Vì mình vẫn bị ép ở đây
chứng tỏ mình chẳng có sức nặng gì trong mắt người lớn hơn, bị coi
thường nên tự động tranh biện bị thui chột.

Hoặc có “tranh biện” cũng chỉ là ảo giác của sự tranh biện. Tranh
biện trong cái “khuôn khổ” mà họ cho phép, về bản chất cũng chẳng có
nghĩa lý gì. Mình vẫn là nạn nhân của sự bạo hành cưỡng chế.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


321

Họ bắt mình phải “ngoan”. Mà “ngoan” nghĩa là phục tùng quyền lực
bất chấp kể cả những cái sai trái, tha hóa của họ. Họ bắt mình phải biết
“nhịn” họ. Không được “cãi”. Không được “nói chuyện”. Không được “mất
trật tự”. Phải “làm bài tập” nếu không sẽ bị “trừng phạt”. Làm theo họ sẽ
được “bổng lộc”. Vậy tranh biện để làm gì? Giao tiếp để làm gì?

Cách giao tiếp mà nạn nhân của giáo dục nô bộc là cách giao tiếp
phong cách của nô bộc.

Luôn phải tỏ ra mình “ngoan đạo”, “kính lão”, “kính lễ”, “nhún
nhường”, “nhịn nhục”. Phải dối lòng. Phải tẩy bản thể của chính mình. Tự
kiểm duyệt suy nghĩ của chính mình. Thấy người quyền lực hơn luôn phải
tỏ ra “ngưỡng mộ”, trầm trồ, cúi mình, ưu tiên…

Quan sát những học sinh “lớp 12”, sinh viên đại học và bạn sẽ thấy
kỹ năng giao tiếp thảm hại thế nào. Sự sợ hãi khi nói trước đám đông. Sự
nhàm chán tột độ trong thuyết trình môn học đại học như cái xác chết biết
nói. Với nhiều người khả năng nói chuyện với bạn khác giới gần như bằng
không. Dẫn đến xác suất kiếm được bạn đời lại càng mong manh.

Cha mẹ ở nhà sẽ mâu thuẫn, mặc dù miệng họ nói “Phải ở trường


mới có kỹ năng giao tiếp”

Nhưng đồng thời “Con tôi càng lớn nó càng không nói năng được tử
tế, cháu tự ti, kém giao tiếp”.

Vậy cái nào mới là đúng?

161 GIẢI ẢO THỊ TRƯỜNG DU HỌC

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


322

162 DU HỌC XƯA VÀ NAY


Thế kỷ 19 là thời hoàng kim của Châu Âu
Thế kỷ 20 là thời hoàng kim của Mỹ
Thế kỷ 21 là thời hoàng kim của Châu Á

Xưa, không có Internet, du học là lựa chọn duy nhất đáng giá.

Nay, nhờ Internet, du học trở nên dần tụt hậu.

Xưa, Việt Nam còn nghèo, chậm, bế tắc.

Nay, Việt Nam năng động, mở cửa, tư bản.

Xưa, du học là lợi thế cạnh tranh của số ít người giàu.

Nay, du học nhiều nhan nhản và không còn đặc biệt.

Xưa, ra nước ngoài khó.

Nay, ra nước ngoài dễ.

Xưa, lạm phát học phí vẫn còn thấp. Chất lượng cao.

Nay, lạm phát học phí ở mức đu đỉnh. Chất lượng không đi lên, nhiều
trường hợp còn đi xuống.

Xưa, ở Việt Nam gần như mãi nghèo.

Nay, ở phương Tây gần như mãi làm cu li văn phòng (nếu may mắn).

Xưa, phúc lợi xã hội ở phương Tây khá ổn định. Người già ít hơn
người trẻ. Người trẻ gánh được.

Nay, phúc lợi xã hội ở phương Tây đang là quả bong bóng chờ nổ.
Người già nhiều hơn người trẻ. Người trẻ không gánh nổi.

Xưa, phương Tây và Mỹ đi lên, tỏa sáng khắp thế giới.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


323

Nay, phương Tây và Mỹ ổn định, dần nhường sân chơi cho châu Á.

Xưa, bạn phải cầu xin để được du học.

Nay, Sales bán du học và trường phương Tây cầu xin để bạn đi du
học.

163 DU HỌC—SO VỚI CÁI GÌ


Bản thân từ “Du học”, nghe qua đã toát ra những từ khác.

Nào là “ước mơ”, “chân trời”, “tương lai”, “rực rỡ”, “tự hào”, “quốc
tế”, “đẳng cấp”, “thành đạt”, “tấm gương”…

Mặc dù mình không phủ nhận tính ưu việt của du học so với hệ giáo
dục nô bộc cưỡng chế. Nhưng nếu so với hệ giáo dục nô bộc cưỡng chế
thì quá dễ. Bởi nó đã nằm dưới tận cùng của đáy. Chẳng khác nào so sánh
thị giác với một người mù. Dù là cận loạn viễn nặng đến đâu đi chăng nữa
thì vẫn hơn người mù. Dù là ở nhà vẫn hơn nhiều so với tham gia hệ giáo
dục nô bộc. Chỉ qua việc tránh được những thiệt hại mà nó gây ra.

Cho nên tất nhiên, du học sẽ tốt hơn hệ giáo dục nô bộc cưỡng chế.
Điều này không cần phải bàn cãi.

Nếu bị ép lựa chọn 1 trong 2. Giữa du học và hệ giáo dục nô bộc,


chắc chắn là du học.

Nhưng nếu cho thêm một lựa chọn thứ 3, đó là Giáo dục tự do ở Việt
Nam, lựa chọn trở nên khó hơn nhiều.

So với hệ giáo dục nô bộc, du học ưu việt hơn. Nhưng so với giáo
dục tự do, du học chưa chắc.

Về bản chất, du học vẫn là loại giáo dục mang tính thể chế cồng kềnh,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


324

cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Vẫn được tổ chức theo cơ chế “kỳ học” kiểu
cũ. Mỗi “kỳ học” sẽ có từng đấy những “môn học” được quy định sẵn. Mỗi
“môn học” sẽ vẫn kéo dài 3 tháng và từng đấy buổi (khoảng 10-15 buổi).

Khung chương trình thường sẽ có những thứ truyền thống kiểu như:

- Buổi 1 - Giới thiệu Orientation

- Buổi 2-3-4 - Bài giảng

- Buổi 5 - Nộp Bài luận Essay

- Buổi 6 - Bài giảng

- Buổi 7 - Thi giữa kỳ

- Buổi 8-9-10 - Bài giảng

- Buổi 11-12 - Trả bài tập nhóm

- Buổi 13 - Thi cuối kỳ

Như vậy, về bản chất vẫn là cưỡi ngựa xem hoa, công nghiệp đại trà.
Học xong vứt sách, chuyển sang môn mới, kỳ mới. Và sau đó ra trường.
Kể cả trường rank thấp lẫn rank cao đều cuốn chiếu kiểu này.

Cách bố trí khóa học kiểu truyền thống này khá lạc hậu. Nhưng công
bằng mà nói trường học vốn dĩ ngay từ đầu đã mang tính đại trà công
nghiệp nên không thể đòi hỏi được hơn. Vì thời gian và chi phí chỉ có hạn
nên không thể tránh khỏi. Cái này mình hoàn toàn hiểu.

Đó là lý do bạn không thể kỳ vọng chuyển hóa được thể chế. Cùng
lắm chỉ có thể có những điều chỉnh nho nhỏ không đáng kể qua từng năm.

Sự chuyển hóa thực sự chỉ có thể xuất hiện ở tầng cá nhân—tức sự


chuyển hóa từ bên trong chính bạn. Chứ không phải ngóng đợi thông qua
thể chế chuyển hóa rồi mới đến lượt bạn. Bạn có thể làm được luôn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


325

Lúc này bạn không còn bị tắc bởi khung chương trình lạc hậu, công
nghiệp. Tự bạn thiết kế khung chương trình phù hợp với bạn (nếu cần).
Đây là tính khai phóng. Khai phóng khỏi nhà tù khung chương trình định
sẵn của thể chế. Khi khai phòng được khung chương trình, hứng thú và
đam mê được giải phóng và không còn bị kìm kẹp. Không còn những “bài
kiểm tra giữa kỳ”, “bài giảng” buồn ngủ nhàm chán hay những bài tập
nhóm mang tính chất đối phó.

Thậm chí không cần khung chương trình. Học đến đâu khám phá đến
đấy. Học đến đâu hoàn thiện đến đây. Sự học không có kết thúc (vì không
có cái gọi là “thi cuối kỳ”).

Không còn cái gọi là “các môn học” theo chương trình. Bạn tự mày
mò bất kỳ chủ đề nào bạn muốn. Không cần chờ đợi để được “xếp vào
chương trình” chỉ để được học môn mình thích.

Cái gọi là “bằng cấp quốc tế” ngày nay cũng phai màu nhiều hơn so
với thời xưa.

“Bằng cấp” ngày nay cũng chỉ để được nhận vào một số doanh
nghiệp truyền thống kiểu cũ. Những doanh nghiệp sáng tạo cao hoặc start-
up sẽ không cần bằng mà sẽ nhìn vào thực lực, thành quả thực, giá trị
thực.

Tuy nhiên, “bằng cấp quốc tế” vẫn là cụm từ được thần thánh hóa
quá đà bởi giới tư vấn du học bán hàng. Nó có giá trị, nhưng không giá trị
như phần lớn vẫn tưởng tượng.

164 MÂU THUẪN LỢI ÍCH TƯ VẤN DU HỌC


Mình không phản đối kinh doanh.

Liên kết với trường bên nước ngoài, xây dựng hệ thống, tiếp cận

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


326

khách hàng, bán gói du học và ăn hoa hồng là một công việc chân chính.
Mang lại giá trị cho cả bản thân, khách hàng, lẫn đối tác.

Chỉ có điều, là một khách hàng, bạn cũng cần tự giáo dục chính mình
về những mâu thuẫn lợi ích của ngành công nghiệp du học này. Đây là một
ngành công nghiệp béo bở. Trong nhiều trường hợp, người bán hàng
chưa chắc đã đặt lợi ích của bạn lên trên đầu mà sẽ tìm mọi cách để chốt
sales. Chốt sales là xong và khoản hoa hồng được trả bởi các trường bên
kia khi đưa thành công mỗi du học sinh nhập trường khá cao.

Đến khi bạn du học sang bên đó, bạn mới nhận ra nhu cầu, hoàn
cảnh tài chính chưa chắc hợp, thế giới du học chưa chắc đã vĩ đại, màu
hồng như những gì bạn được nghe tư vấn. Có những tư vấn thậm chí còn
chưa đi du học bao giờ nhưng nói như đúng rồi. Bởi công việc của họ
phần lớn chỉ là chốt sales dựa trên những kịch bản có sẵn—vốn lặp đi lặp
lại.

Mình đã chứng kiến còn nhiều gia đình hoàn cảnh không được khá
giả cho lắm. Nhưng lại bị tư vấn mồi sang các chương trình học “cấp 3” ở
Canada vốn cực kỳ lãng phí. Lãng phí bởi học cấp ba xong không để làm
gì mà lại rất tốn kém. Học xong chương trình cấp ba thì gia đình cũng
không còn tiền để học tiếp. Điều này khiến cho họ phải về nước vô ích. Ít
nhất ở các chương trình đại học, người học vẫn được đi làm để trang trải
chi phí. Ít nhất sau khi học xong các chương trình đại học, phần lớn vẫn
được ở lại làm việc theo Visa lao động. Còn học sinh cấp ba thì không có
những lợi ích đó mà chi phí rất cao dẫn đến lãng phí.

Không phải tư vấn du học nào cũng đưa cho bạn bức tranh chính
xác về du học. Từ trước nay, đây vẫn là ngành công nghiệp bán giấc mơ.
Gần như cái gì cũng tuyệt vời. Gần như cái gì cũng xuất sắc. Gần như cái
gì cũng đẹp.

Du học cũng không phải dành cho tất cả. Người khác đi du học và
ước mơ đi du học không có nghĩa bạn cũng phải ước mơ giống như họ.

Bạn phải đánh đổi rất nhiều. Thời gian, sự hiện diện không có ở bên

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


327

cạnh gia đình trong nhiều năm là một sự hy sinh cực kỳ lớn, nhưng ít khi
đề cập đến. Những kỳ học dai dẳng, không mang tính thực tế mà bạn vẫn
phải chịu đựng trong vòng mấy năm. Cố để hoàn thành. Cứ mỗi kỳ học
trôi qua, hóa đơn chục ngàn đô học phí quen thuộc lại gõ cửa. Mà mỗi kỳ
thì trôi qua rất nhanh như một cơn gió. Bạn không thể tưởng tượng được
mình đã học cái quái gì mà nhanh đến vậy. Lại tiền. Mà trong khoảng thời
gian ở trường bạn cũng không được (hoặc không có thời gian) đi làm thêm
nhiều nên chỉ đủ trang trải chi phí ăn ở.

Kiếp du học sinh nhà không giàu sẽ rất khổ. Cái khổ ở đây chưa chắc
đã là cái khổ xứng đáng. Vì như đề cập, chương trình học vốn cũng không
phải quá xuất sắc, thậm chí nhàm chán và lạc hậu.

Chỉ có điều bù lại, nó giúp bạn trưởng thành hơn. Nhưng bạn đừng
nhầm lẫn lợi ích này từ trường học mà nó lại nằm ở việc sống độc lập. Du
học chỉ là chiếc cầu để bạn sống độc lập. Cơ hội sống độc lập mới là thứ
mang đến cho bạn sự trưởng thành chứ không phải du học.

Giá trị của du học là cơ hội để sống độc lập. Một dạng lợi ích phụ.
Còn lợi ích chính lại khá mờ nhạt. Bạn bỏ tiền để nhập học ở trường nhưng
cái bạn học thực sự lại không nằm ở trường học.

165 SIÊU LẠM PHÁT


“For-profit higher education is today a booming industry, feeding on the
student loans handed out to the desperate.”
“Giáo dục đại học vì lợi nhuận ngày nay là ngành công nghiệp hot, kiếm lời từ
các khoản vay giáo dục trao cho những kẻ tuyệt vọng”
- Thomas Frank

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


328

Chi phí của trường đại học Mỹ tăng trung bình gấp 12 lần (!) so với
năm 1980. Trong khi đó lạm phát chỉ tăng 2.36 lần cùng giai đoạn.

Lạm phát học phí còn cao hơn cả bất động sản vốn đã cao.

Rất nhiều sinh viên Mỹ (bản xứ) vay tiền để đến trường và kết quả
lao vào con đường nợ nần (Student loans) trong khoảng thời gian dài sau
khi ra trường. Mà người Mỹ thậm chí đã được thừa hưởng tiền học phí đã
thấp hơn nhiều so với sinh viên quốc tế.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


329

Vậy nhưng chất lượng không tăng là bao. Trong khi đó chúng ta đang
ở thời kỳ Internet dân chủ hóa kiến thức. Nếu để nói về kiến thức thì bạn
có dành 1000 kiếp cũng không thể tiêu thụ hết 1 phần 1 tỷ tỷ tỷ chỗ kiến
thức hiện có. Cho nên vấn đề ở đây không phải kiến thức. Mà là bằng cấp.

Nói trắng ra bạn nếu có “du học” cũng không phải vì kiến thức mà vì
nhiều lý do khác. Bạn đến đó vì được ở lại, được trải nghiệm, hoặc có
bằng. Nhưng bản thân những cái bằng đó giờ cũng lạm phát. Bản thân giá
trị thị trường của những cái bằng đó cũng giảm dần.

Trong khi đó, kiến thức ngày càng dồi dào, chất lượng càng xuất sắc
và rẻ hơn trong chiếc điện thoại vài trăm đô của bạn.

Nếu bạn vẫn chưa ngộ ra kể cả khi biết được con số lạm phát khủng
như vậy, có thể bạn đã bị nghe quá nhiều quảng cáo tẩy não bán giấc mơ.
Bạn đọc quá nhiều báo về những “tấm gương học bổng”. Bạn đắm chìm
quả nhiều vào thế giới của con nhà người ta.

Nếu bạn không cần làm gì. Chỉ ngồi yên. Bạn đang giàu hơn hàng
triệu sinh viên Mỹ đang gánh khoản nợ khổng lồ kèm lãi. Bạn đang tự do
hơn họ. Họ vẫn đang chật vật tìm việc với hi vọng một ngày nào đó sẽ
thoát được xiềng xích này.

Vì thế khi bạn nghe bất cứ ai ca ngợi, quảng cáo. Ý thức cao rằng
đây là trò chơi của họ, chưa chắc đã là của bạn. Đừng vội FOMO.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


330

XI.SANG CHẤN
DÀI HẠN

166 SANG CHẤN TÂM LÝ


"If you were raised badly, then you were conditioned by your parents to serve
their dysfunctional needs, rather than the truth, integrity, honesty or any of the
other basic virtues in life."
“Nếu bạn được nuôi dưỡng tệ bởi cha mẹ, bạn được lập trình bởi họ để chạy
theo những nhu cầu, mong muốn bệnh hoạn của họ, thay vì sự thật, liêm khiết,
thẳng thực và những phẩm hạnh cơ bản của cuộc đời”
—Stefan Molyneux

Đã bao giờ bạn không các đọc sách (bên ngoài) chỉ bởi sách không
có trong chương trình thi?

Đã bao giờ bạn xem một Video bài giảng trên YouTube, cảm thấy
hiểu và rõ ràng hơn nhiều bài giảng trên lớp nhưng vẫn cảm thấy khó tin?

“Làm gì có chuyện dễ thế!”

Đây chính là sang chấn tâm lý.

Sang chấn tâm lý quá nặng đến từ hệ giáo dục nô bộc dẫn đến họ
chỉ coi “Giáo dục” đồng nghĩa với những thứ diêm dúa như đến trường,
phải di chuyển, làm bài tập, ôn thi, bị cưỡng ép, tốt nghiệp, được trao
bằng, có “thầy cô”… Đây là hệ lụy của việc trải qua hệ giáo dục nô bộc
quá lâu khiến người ta không nhận ra đâu là giáo dục thực sự. Giống như
ăn quá nhiều muối, béo, đường người ta không cảm nhận được vị thực

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


331

của thức ăn thực sự.

Họ nghĩ hàng vạn kênh YouTube không bằng các chị “sư phạm” nhạt
nhẽo. Họ nghĩ những tinh hoa khổng lồ trong những bộ óc vĩ đại của nhân
loại trong sách giá bìa rẻ không bằng các chương trình học thương mại
hóa giá đắt. Họ nghĩ Internet chỉ cho vui và không thể chuẩn được như
các bài “giảng” trên lớp. Họ nghĩ giáo dục là phải “khổ”, phải “vật vã” như
những người trước đó. Họ gọi những kẻ cơ hội trục lợi trên “ôn thi” là
“thầy” và cầu xin để được chui vào những cái lò đó.

Đó là lý do ngay cả khi mang đến giáo dục chất lượng cao trước mặt
họ, họ cũng không trân trọng. Họ thà đăng ký, tốn kém cho một chương
trình “học” ở hệ giáo dục nô bộc như những gì đám đông đang làm. Họ
thà chịu đựng, cố, vật lộn trong đó.

Giống như một con sư tử bị nhốt trong lồng sắt quá lâu từ bé, khi
được mở khóa giải phóng vào rừng, không lâu sau, nó lại quay trở về lồng
sắt. Rồi tự khóa mình vào.

Phần lớn chúng ta đều có những sang chấn tâm lý nặng nề thời đến
trường (và trong gia đình). Dù bạn có nhận thức được hay không, những
sang chấn xen kẽ trong những khe kẽ tối tăm trong neuron thần kinh của
bạn, khiến bạn rơi vào trạng thái sống vô thức, kích động, phản ứng với
những nỗi sợ. Lặp lại những câu nói mang tính sang chấn, sợ những nỗi
sợ mang tính sang chấn. Bào chữa những thói quen, hình ảnh đến từ sang
chấn.

Tất nhiên bạn không thể chữa lành được tất cả. Khó mà len lỏi được
vào từng khe kẽ sâu hoắm ngoằn ngoèo trong não bộ của bạn. Mình có
thể giúp bạn nhận soi được một số loại phổ biến nhất.

167 HỘI CHỨNG TRƯỜNG HỌC

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


332

"It takes a huge amount of culture to normalize "crazy", and of course that's its
main focus"
”Tốn rất nhiều cái gọi là “Văn hóa” để bình thường hóa sự điện rồ, và tất nhiên
đó cũng chính là mục đích chính luôn”
— Stefan Molyneux

Dưới đây là bài viết từ một người bạn mình thấy rất đồng cảm.

Bạn lớn nhà mình bị "hội chứng trường học", nghĩa là bạn thích được khen,
thích được thành tích, thích ganh đua hơn kém nhau, thích làm vì người khác
ngưỡng mộ hơn là bản thân mình muốn…
Cho con "đi học" xong bây giờ mình phải tự chữa lành cho con, đó là cái ngu
của mình, giờ con lãnh hậu quả và mình cũng vậy. Con cái tự dưng lành lặn
mang nó "đi học" làm cho nó "tật nguyền". Giờ mình phải dùng lý lẽ thuyết
phục để con hiểu, khi con hiểu rồi thì con sẽ nhớ và tự mình thay đổi, bm chỉ
có thể giúp con chứ không thể làm thay con được, hy vọng lâu dần con sẽ
thay đổi.
Nên bố mẹ đừng bao giờ giao con mình cho bất kỳ ai rồi mong nó tốt lên được
theo ý của mình, đó là điều cực kỳ ngu xuẩn.
(Nguyễn Long Giang)

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy khá nhiều những “thói hư tật xấu” mà
chính chúng ta đang có đến từ thời kỳ trường học cưỡng chế. Ngay cả
cha mẹ chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo. Từ những cha mẹ yêu thương
con trở nên lệch lạc trong hành vi và giao tiếp. Đây có thể được gọi là Hội
chứng trường học.

Tại sao cha mẹ ngày nay lại ám ảnh về thành tích về con đến vậy?
Tại sao bộ phận lớn đứa trẻ ngày nay trở nên vô cảm, thiếu nhân tính, dễ
kích động đến vậy? Tại sao gắn kết gia đình thời nay rạn nứt lớn như vậy?
Tại sao nhiều tình bạn trở nên nông cạn, hời hợt, vụ lợi?

Lúc trước khi đến trường, đứa trẻ rất thích có bạn chơi cùng, luôn
trong tinh thần hỗ trợ, yêu quý lẫn nhau. Sau khi đến trường một thời gian,
chúng biến thể thành những cá nhân ái kỷ, hay so sánh đố kỵ, đua đòi,
thích thể hiện, trơ lỳ về mặt cảm xúc, bắt nạt, phân biệt đẳng cấp. Chúng

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


333

ta đổ lỗi cho chúng hoặc do “tuổi” của chúng. Gần như không ý thức được
tác hại khủng khiếp từ hệ thống trại trường cưỡng chế quan liêu công
nghiệp, máy móc.

Không ý thức được sự dán nhãn đẳng cấp “học sinh giỏi”, “học sinh
trung bình” phá vỡ nhân tính trong tình bạn.

Thời bị ép đến trường, mình đã từng bị như vậy. Trong vô thức mình
tạo khoảng cách với những bạn “học sinh trung bình”, “học sinh yếu” vì
nghĩ họ là “thành phần cá biệt”. Sợ bị “ảnh hưởng xấu” đến từ họ.

Thực chất, họ chỉ là những đứa trẻ hồn nhiên vô tư bình thường, vốn
cũng là nạn nhân bị cưỡng chế đến trại trường. Không nhận ra chúng ta
đều là nạn nhân (không phải tư duy nạn nhân). Không nhận được đủ sự
quan tâm, tình yêu của cha mẹ. Cũng bị cha mẹ mắng nhiếc, buộc tội, đánh
đập, hành hạ. Bối rối, bất lực mà không biết làm thế nào.

Thử quan sát, bạn, cha mẹ bạn, con bạn có đang mắc các hội chứng
trường học chưa được chữa lành?

168 SANG CHẤN CHƠI TRONG TỘI LỖI


“Chơi và học hòa quyện với nhau như âm với dương. Bổ trợ cho nhau. Làm
tiền đề cho nhau lớn mạnh.” - Kien Tran

Chơi là một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Ở trong chơi, con người cảm thấy được sự tự do, hạnh phúc, được
làm người đúng nghĩa, được học.

Đứa trẻ học được nhiều nhất khi đang chơi. Thậm chí người lớn cũng
như vậy. Tất nhiên ngoại trừ những trò chơi mang tính gây nghiện cao như
game online. Chúng ta không thể phủ nhận việc kết nối với thiên nhiên,
con người, chơi những trò chơi nhóm để lại những kỉ niệm ý nghĩa, tăng

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


334

kỹ năng giao tiếp giữa người với người…

Chúng ta gọi kỳ nghỉ là nghỉ hè nhưng thực chất cách gọi này sai.
Đây là khoảng thời gian để sống, đi chơi, đi học đúng nghĩa bằng cách
tương tác với thế giới thực. Khi chúng ta gọi nó là nghỉ hè chúng ta âm
thầm nhìn nhận đây là khoảng thời gian lãng phí. Chúng ta đang âm thầm
coi khoảng thời gian đến trường là năng suất. Trong khi sự tất bật, bận
rộn này không mang lại nhiều kết quả, con người trì hoãn việc sống, chôn
vùi vào những từ đề luyện thi vô nghĩa, những tập sách lạc hậu ngu xuẩn.

Lớn lên chúng ta có vấn đề với từ “chơi”. Mỗi khi nhắc đến trời cha
mẹ đều cảm thấy hoảng hốt, sợ hãi, thành kiến.

Chơi có nghĩa là xấu. Học có nghĩa là tốt.

Nói đến “chơi suốt ngày” đứa trẻ biết ngay mình đang bị quở trách.

Nói đến “học suốt ngày“ đứa trẻ biết ngay mình đang được khen.

Từ “chơi”, giống như từ “học”, gần như đã bị ô nhiễm bởi nền giáo
dục nô bộc cưỡng chế. Chúng ta không còn hiểu đúng bản chất của chơi
và học. Cái gọi là học lại khác xa với học thực sự. Cái gọi là chơi lại không
hề tử tế.

Mỗi khi chơi trẻ em cảm thấy tội lỗi, sợ bị mắng. Bản thân chúng ta
đôi khi cũng cảm thấy như vậy khi chơi. Những người lớn thường bị sang
chấn về việc “làm việc chăm chỉ”. Chơi gắn liền với tội lỗi. Chơi với học bị
tách rời nhau.

Ở giáo dục tự do khai phóng, chơi và học không thể tách rời. Chơi
và học hòa quyện với nhau như âm với dương. Bổ trợ cho nhau. Làm tiền
đề cho nhau lớn mạnh.

Thay vì học ra học chơi ra chơi, hãy thử học mà chơi chơi mà học.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


335

169 SANG CHẤN THI CỬ


“The only thing that will redeem mankind is cooperation.”
“Thứ duy nhất sẽ cứu thoát loài người là sự hợp tác (thay vì cạnh tranh”
—Bertrand Russell (Philosopher)

Có bao giờ bạn sống trong trạng thái lúc nào cũng phải chuẩn bị cho
một “kỳ thi” nào đó. Ngay cả khi bạn đã thoát khỏi nhà tù giáo dục nô bộc
cưỡng chế.

Cái cảm giác không rõ ràng, âm thầm đeo bám. Một ngày nào đó bạn
sẽ phải “làm một bài thi lớn.”Tâm lý này khiến bạn không thể tận hưởng
trọn vẹn giây phút hiện tại.

Đây là một loại sang chấn phổ biến được tạo ra bởi hệ thống thi cử
lệch lạc. Kết hợp với sự sản xuất vô tội vạ tràn lan của các loại game
shows thi thố truyền hình.

Sống trong nhà tù giáo dục nô bộc cưỡng chế, bạn không được học
thực sự trong sự bình lặng yên ổn mà bị lập trình bộ não ở trạng thái sẵn
sàng cho các “kỳ thi”. Cảm giác sợ hãi, lo âu trước kì thi, kéo theo là cảm
giác nhẹ nhõm sau kì thi. Cái vòng này lặp đi lặp lại đều đặn. Ngay cả nghỉ
hè cũng không đúng nghĩa là “nghỉ” mà phải “học” trước chương trình, để
tự bảo vệ mình khỏi các kỳ thi tiếp theo.

Thể nhẹ hơn là game shows kiểu Ai Là Triệu Phú hay Đường Lên Đỉnh
Olympia, Siêu Trí Tuệ. Đạo diễn sẽ phải tạo ra âm thanh, hiệu ứng, áp lực
thời gian, góc quay thế nào mang lại sự gay cấn nhất, khiến người xem
cũng tự mường tượng đặt mình vào vị trí của ứng viên tham gia trò chơi—
cũng là một dạng làm bài kiểm tra truyền hình.

Cộng thêm việc thần thánh hóa các loại bài “thi” từ quy mô nhỏ (“kiểm
tra miệng”, “15 phút”, “một tiết”, “giữa kỳ”, “cuối kỳ”, “chuyển cấp”) cho
đến kỳ thi “trọng đại” như “thi đại học”.

Lâu dần chúng ta bị sang chấn thi cử—nhìn thực tế qua lăng kính của

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


336

thi cử. Sống qua lăng kính của thi cử. Dạy con qua lăng kính của thi cử.
Giao tiếp giữa người với người chỉ nói chuyện thi cử.

“Con chị năm nay thi trường nào?”

“Trường này năm nay lấy bao nhiêu chỉ tiêu?”

170 SANG CHẤN CHỨNG MINH


Ngay cả sau khi chúng ta đã thoát trường học, những sang chấn phải
chứng minh với người khác vẫn còn. Ăn sâu vào cách sống của chúng ta
hằng ngày.

Chứng minh “sự nghiệp”. Chứng minh vật chất. Chứng minh danh
hiệu, đẳng cấp, nhãn mác, màu mè, học hàm, học vị, địa vị, vân vân. Tất
cả chỉ để mong muốn người khác tôn trọng hoặc đề cao mình. Hoặc ít
nhất không coi thường mình.

Ở nhà, bạn học cách chạy theo chứng minh cho bố mẹ, xa hơn là cái
gọi là “dòng họ”.

Đến trường, bạn học cách chạy theo chứng minh cho giáo viên, cho
bạn bè.

Ra trường, bạn học cách chạy theo chứng minh cho các nhà tuyển
dụng, các sếp.

Về bản chất, đang đóng vai một nô lệ chứng minh mà không nhận ra.
Đây là một dạng sang chấn tâm lý bởi cái tôi bị kích động, tổn thương
trong vòng nhiều năm ngụy giáo dục.

Chúng ta không được dạy những giá trị nhân văn thực sự. Cảm nhận
vẻ đẹp của cuộc đời thực sự. Nhận thức được sự độc lập, tự do cá nhân.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


337

Sự đam mê thuần khiết. Mà mải đi chứng minh cho những người khác.

Học không phải để hiểu, để thích mà để chứng minh.

Mua sắm không phải để cần, mà để chứng minh.

Cách nói chuyện, giao tiếp cũng âm thầm đặt nặng tính chứng minh.

Làm việc không phải vì niềm vui, giá trị mà để cuối cùng chứng minh
cho một ai đấy, hoặc một hội đồng nào đấy.

Tất cả chỉ là trong tưởng tượng. Chắc không có hội đồng nào hết,
không có ai hết. Chỉ có bạn và bạn. Tất cả chỉ là ảo giác. Ảo giác từ sang
chấn thời đến trường. Nó làm màu đi tầm nhìn của chúng ta. Nó khiến
chúng ta giống như con chuột hamster cứ mãi chạy, chứng minh đến hết
cuộc đời. Chưa bao giờ cảm nhận được sự khai phóng thật sự.

Bạn tự do thực sự khi tận sâu đáy lòng bạn không còn muốn chứng
minh cho bất kỳ ai. Kể cả bạn.

171 SANG CHẤN "GAP YEAR"


Bạn có bao giờ dùng từ “Gap year” khi nói về khoảng trống giữa các
“cấp học”?

Rằng bạn đang suy nghĩ xem có nên “gap year” hay không?

Bản thân câu hỏi này đã sai vì từ “gap year” vốn dĩ là một từ sai. Từ
“gap year” chỉ tồn tại ở hệ giáo dục nô bộc cưỡng chế. Biến cuộc đời
thành một chuỗi những giai đoạn liên tiếp đến trường khác nhau. Hoặc tồn
tại ở các công ty.

Việc chúng ta không tham gia những chỗ đó. Tồn tại như một người
“rảnh” được coi như một điều “sai trái”, “kỳ quặc”, “bất thường”.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


338

Bắt buộc phải ở trong một cái tổ chức, thể chế nào đấy. Phải “thuộc
về”. Kết thúc thể chế này phải ngay lập tức chuyển sang thể chế khác.

Còn nếu không chúng ta gọi đây là “Gap year”. Từ đó từ “gap year”—
ám chỉ việc bạn “không còn thuộc về nơi nào”.

Bạn gần như không nhận ra cuộc đời bạn không cần đến thể chế.
Cuộc đời bạn là do bạn sở hữu chứ không phải do thể chế sở hữu. Việc
bạn không thuộc về những nơi đó không đồng nghĩa với việc là bạn đang
“nghỉ”. Thực chất bạn chỉ đang sống.

Bạn không hề “nghỉ”, bởi tham gia đâu phải lựa chọn mặc định?

Bạn không hề “gap year”, bởi thể chế đâu phải điểm đến cuộc đời
bạn?

Vì thế, “gap year” là ngôn ngữ của xã hội nô bộc. Hay sang chấn từ
thời kỳ nô bộc.

Bạn có thể thử dùng từ “Sống”.

Sống là một trạng thái mặc định. Tôi chỉ đơn giản…đang sống. Không
có gap giếc gì hết. Tôi không thuộc về ai. Tôi thuộc về chính mình.

172 CHUYỂN NGÀNH HỌC KHÔNG XIN PHÉP


Bạn đang học “ngành ngân hàng” giờ muốn chuyển ngành “Tâm Lý
Học” thì phải làm sao giờ?

Ôi không thể được đâu. Bạn sẽ phải thi lại! Sẽ phải chọn trường có
ngành này. Sẽ phải mất một năm “ôn thi” để được chấp nhận vào trường
đó.

Phí quá, đang học “ngân hàng” sao lại chuyển. Thôi lại phải mất công
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
339

thi lại rồi nhập học. Mất thêm năm đầu “đại cương” sau đó hi vọng những
năm tới sẽ được học “môn chính”. Và cầu nguyện để được vào giáo viên
tử tế. Vì hình như phần lớn 90% giáo viên nhàm chán. Mỗi kỳ học cũng chỉ
kéo dài chục buổi cưỡi ngựa xem hoa.

NO NO NO.

Bạn không cần phải trải qua tất cả những đống bầy nhầy đó. Bạn
nhận thức được sang chấn tâm lý chưa?

Từ khi nào “ngành học” phải xin phép, phải trải qua thủ tục để
chuyển? Bạn có thể chuyển ngay lập tức. Lựa chọn và cuộc đời là của
bạn. Bạn không phải xin phép bố con thằng nào.

Nếu bạn thích Tâm Lý Học, ra thư viện, hiệu sách, xem YouTube,
Podcast. Bạn đang sống trong kỷ nguyên của giáo dục tự do khai phóng.
Tại sao bạn nghĩ bạn phải trải qua những thủ tục chỉ để có được những
lựa chọn tầm thường kia.

Cái gọi là “Chuyển ngành” là thuật ngữ chỉ dành cho hệ thống nô bộc
u mê lạc hậu—nơi mà bạn muốn học gì phải “đăng ký”, “phải xin phép”,
“phải thi lại”, “phải nhập học”, “phải được chấp thuận”…

Ở giáo dục tự do khai phóng không có cái gọi là “chuyển ngành”. Bởi
không có cái gọi là “ngành”. Tất cả mọi thứ đều giao thoa và liên quan mật
thiết đến cuộc sống.

Học không phải đích đến mà là hành trình. Học không phải theo
“ngành” mà học hứng thú, đam mê, trọn vẹn, tiềm năng không giới hạn.

Chỉ khi bạn cảm nhận được sự toàn vẹn, trọn vẹn, vĩ đại của cuộc
đời, bạn mới thấy sự tự do, khai phóng khủng khiếp trong tâm hồn. Cách
hiểu về “học” của bạn sẽ hoàn toàn khác với số đông.

Và đừng quên, bạn không cần xin phép.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


340

173 THIỆT HẠI TỚI PHỤ NỮ


Giáo dục tự do ít ra không cướp đi hàng thập kỷ thanh xuân của họ. Giáo dục
tự do giải phóng cho họ.
À không, họ tự giải phóng cho họ thông qua giáo dục tự do.

Nền giáo dục nô bộc kéo dài dài dẳng xuyên thập kỷ để lại hậu quả
cho tất cả.

Thế nhưng nhóm chịu hậu quả nặng nề nhất ở đây lại là phụ nữ.

Thay vì được học đúng nghĩa những kỹ năng cuộc đời giá trị, được
nuôi dưỡng phần nhân tính, phần hồn, phụ nữ bị coi như một công cụ lao
động. Cũng phải giá phải trả là rất nhiều năm tuổi xuân giá trị—một đi
không trở lại. Tất cả chỉ để đổi lấy những giá trị tầm thường.

Ví dụ:

Một nữ sinh tạm thoát hệ nô bộc “phổ cập” 12 năm dông dài khổ ải
vào năm 18 tuổi. Sau đó chịu áp lực “thi cử” để tiếp tục bước vào một hệ
nô bộc khác—được gọi là “Đại học”—nhưng thực chất chỉ như trường
dạy nghề. Và dạy những thứ lạc hậu.

Đánh đổi 4 năm xuân xanh giá trị cho những thứ khá viển vông. Thời
điểm này con gái đã ở tuổi 22. Có thể nói là tuổi đẹp nhất, đỉnh cao nhất
của con gái. Con gái đứng trước ba sự lựa chọn

(1) Lập gia đình, hoặc dành thời gian học những thứ có giá trị thực

(2) Làm thuê cho một doanh nghiệp

(3) Đăng ký một khóa “thạc sĩ” mua danh và kéo dài thời gian

Phần lớn con gái thời nay sẽ chọn (2) Làm thuê cho một doanh
nghiệp. Giả sử Ngân hàng. Logic của họ là mình đã ngốn mất 16 năm cuộc
đời để đến trường chẳng lẽ lại không dùng để làm gì. Và gần như những
người xung quanh đều sẽ đi làm thuê cho một người chủ nào đó. Nên đi

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


341

tìm việc gần như trong mắt họ là một lựa chọn rõ ràng nhất. Nếu không sẽ
“phí”.

Họ dành tiếp 4-5 năm làm công ăn lương. Rơi vào guồng quay 8 giờ
sáng - 5 giờ chiều, thú 2 đến thứ 6. Làm việc “quên mình”, càng làm càng
cuốn. Bản sắc của họ với doanh nghiệp đó như đã hòa lại làm một. Công
ty, đội nhóm như thể “gia đình”. Sứ mệnh cuộc đời họ với sứ mệnh của
công ty như là một.

Lúc này họ đã ở ngưỡng tuổi 27. Chưa người yêu. Vì không có thời
gian hẹn hò. Kỹ năng hẹn hò nghèo nàn. Chủ yếu bắt chước lẫn nhau nên
dễ fail. Chưa kể quá trình đến trường và đi làm thuê để lại dư chấn sâu
thẳm biến họ thành con người thực dụng, mất khá nhiều cảm xúc tự nhiên,
mất kết nối với chính mình—sức mạnh quyến rũ của người phụ nữ.

Họ có thể rất giỏi làm công ăn lương nhưng lại nghèo nàn khoản kỹ
năng sống. Vì phần lớn thời gian bị đào tạo để làm công chứ không phải
để sống.

Thông thường họ sẽ vẫn tiếp tục đi làm thuê. Và hi vọng có người


con trai nào đến làm quen với mình, nhưng càng ngày càng khó vì tuổi
thanh xuân của họ bắt đầu đi xuống. Họ cũng quá bận và mệt để có tâm
trạng hẹn hò. Và nếu có hẹn hò được chắc gì đã tìm được đúng người
trong lần đầu tiên?

Nếu có nghỉ việc, họ cũng sẽ trì hoãn việc hẹn họ, lập gia đình. Tại
sao? Logic ở đây là:

“Mình đã mất 27 năm cuộc đời chưa từng thực sự được sống cho
bản thân, như một trò lừa, và bây giờ lại phải nghĩ đến việc lập gia đình
sao? Thôi tạm gác một bên, chơi cái đã, độc lập tự do muôn năm!”

Suy nghĩ này hoàn toàn chính đáng. Đúng là 27 năm qua họ chưa
từng thực sự được coi trọng, được sống đúng nghĩa, được học đúng
nghĩa, được yêu đúng nghĩa. Việc họ muốn thoát ra, muốn chơi, muốn xõa,
chưa muốn lập gia đình là điều dễ hiểu. Chỉ có điều nếu họ nhận ra sớm

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


342

hơn thì sẽ tốt biết bao. Họ sẽ giải thoát ngay từ khâu “xin việc”, thậm chí
ngay từ khâu học nghề.

Vì cái “nghề” của họ thực chất không có nhiều giá trị thị trường. Ngoại
trừ một số cá nhân nhỏ lẻ ra, phần lớn phụ nữ hiện nay làm việc với mức
lương chỉ đủ ăn qua ngày. Bất chấp tốn 16 năm đến trường. Không đủ gỡ
vốn. Lại còn tiếp tục mất thêm một cục xuân xanh vô cùng giá trị. Như vậy
là lỗ nặng. Chưa kể một số tác hại về mặt sức khỏe, khói bụi ngoài đường,
thời gian chăm sóc bản thân, drama công sở, sếp áp đặt. Cộng thêm chi
phí cơ hội vì đáng lẽ ra họ có thể học được rất nhiều thứ: Tập Yoga, chạy
bộ, ăn healthy, đọc sách, học các kỹ năng sống. Nhưng bị chôn tuổi xuân
trong môi trường làm thuê và già đi mỗi ngày.

Sau khi “chơi và xõa” chán xong. Họ cũng đã 30. Lúc này họ không
còn muốn chơi nữa vì hết cái để chơi. Bạn bè cũng bắt đầu lập gia đình,
có con, không còn muốn dành thời gian cho họ. Họ muốn được yêu
thương, ổn định, muốn được chăm sóc, sẻ chia, muốn được làm mẹ,
muốn gắn bó lâu dài với một người bạn đời. Nhưng việc tìm được người
mà họ mong muốn ngày càng khó. Sự thật là họ không được ưu tiên bằng
những cô gái trẻ hơn. Lựa chọn ít dần. Lúc này họ vội vàng hạ thấp tiêu
chuẩn xuống—dẫn đến xác suất chọn sai người tăng vọt. Dẫn đến sau này
họ tiếc nuối cả đời.

Ngay đến cả cái doanh nghiệp mà họ từng hết mình cống hiến giờ
cũng bắt đầu lạnh nhạt với họ.

Hồi còn trẻ, họ được săn đón. Vì mức lương đòi hỏi thấp và sự trẻ
trung của họ cũng mang đến giá trị cho công ty. 30 tuổi, sự đòi hỏi mức
lương của họ cao hơn, họ bớt nữ tính hơn, hay đòi hỏi hơn, hay phàn nàn
hơn, chậm chạp hơn, ít nhiệt như xưa, nên doanh nghiệp càng không mặn
mà như trước. Lúc này họ lại phải cạnh tranh với một dàn lớp trẻ khác vừa
ra trường ứng tuyển. Vừa nhiệt, vừa năng động, vừa đòi hỏi thấp, vừa trẻ,
vừa quên mình.

Họ mới giật mình nhận ra, doanh nghiệp không phải chồng mình.
Chồng mình có thể đi với mình suốt đời. Còn doanh nghiệp nó có thể đá
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
343

và thay thế mình bất cứ lúc nào nó muốn. Nếu ngày mai mình chết đi, nó
sẽ tìm được người thay thế trong vòng 2 ngày.

Ở trong gia đình, ít ra mình còn được coi như một cổ đông. Một người
vợ, người mẹ, người xây dựng tổ ấm. Ở trong doanh nghiệp, mình chỉ là
một cu li làm thuê lương bèo, tưới cây cho cây nhà người khác thay vì cây
của chính mình. Cây người khác ngày càng phát triển, cây nhà mình ngày
càng què quặt héo úa.

Đây là một điều rất đáng tiếc vì đáng lẽ ra giáo dục tự do khai phóng
có thể cứu phụ nữ.

Cứu về mặt tài chính, năng lực, nhân tính lẫn tuổi xuân.

Ở tuổi 15, con gái tự do khai phóng đã trưởng thành. Hiểu biết rộng,
biết chăm sóc bản thân, biết chăm sóc người khác, bắt đầu học nấu ăn,
tự do update các kỹ năng cuộc đời. Đến tuổi 18, đã có thể đi làm các công
việc Freelance hoặc sáng tạo. Đồng thời liên tục update học hỏi mỗi ngày.

Con gái tự do khai phóng không bị chôn mình trong hệ nô bộc giết
thời gian. Họ tiết kiệm được rất nhiều tiền, thời gian, năng lượng.

Tuổi này họ đã có thể hẹn hò. Và đồng thời chơi, khám phá sự vĩ đại
của cuộc đời. Chơi cho phát chán đến tuổi 22. Lúc này họ ở đúng đỉnh
cao của tuổi con gái. Việc hẹn hò với họ trở nên cực dễ, phổ lựa chọn rất
nhiều. Xác suất chọn người chất lượng cao rất tốt so với tuổi 30.

Sau khi có gia đình xong, họ ổn định. Vẫn có thể làm, chơi, học đủ
thứ. Thậm chí lúc này họ còn năng suất hơn trước vì họ đã xong. Họ được
yêu thương, được giá trị, trân trọng, hỗ trợ. Không còn lông bông mất tập
trung vào những thứ vô nghĩa thời trẻ trâu. Định hướng của họ dài hạn hơn
thay vì ngắn hạn. Họ có thể thử nhiều thứ. Vì họ có nhiều thời gian. Nhiều
xăng.

Sự độc lập của phụ nữ không thể hiện ở “tiền” mà ở thời gian. Nếu
bạn có tiền mà không có thời gian. Bạn vẫn là nô lệ. Bạn vẫn lệ thuộc. Bạn

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


344

không độc lập. Về bản chất bạn vẫn đang làm thuê cho một công ty nào
đó nên không thể gọi là "độc lập tài chính".

Ngược lại, nếu bạn lấy chồng, chồng bạn kiếm tiền, và cho bạn thời
gian. Đây mới là độc lập thực sự. Độc lập vì chồng bạn làm việc để bạn tự
do.

Còn khi bạn làm thuê cho những người lạ, bạn làm việc để HỌ độc
lập. Sau đó cho bạn ít tiền lương để bạn tưởng rằng bạn "độc lập tài chính"
và "không bị lệ thuộc vào chồng”. Nhưng thực chất, bạn không độc lập cả
về tài chính lẫn về thời gian.

Việc con gái có mong muốn tìm được người chồng có năng lực làm
kinh tế tốt và yêu thương mình là một điều cực kỳ chính đáng. Bạn đừng
nghĩ đây là thực dụng. Xét theo góc nhìn của tâm lý học tiến hóa, đàn ông
thích phụ nữ trẻ đẹp vì đây là dấu hiệu của khả năng sinh sản tốt, xác suất
gen có thể được truyền an toàn khá cao. Phụ nữ thích đàn ông có năng
lực làm kinh tế tốt vì họ và con họ được bảo vệ, xác suất gen sinh tồn cao.
Tưởng rằng ích kỷ cá nhân nhưng họ làm vậy là nghĩ cho con họ và loài
người. Đây chỉ đơn giản là đặc tính của tiến hóa.

Lựa chọn thứ (3) là Đăng ký một khóa “thạc sĩ” mua danh và kéo dài
thời gian.

Phần lớn các chương trình “thạc sĩ” ngày nay hơn cả trò hề. Tất cả
chỉ mang tính hình thức, đóng kịch, có người còn “đi học hộ”, “làm bài
hộ”, “thi hộ”. Về bản chất chỉ là kinh doanh danh hão trá hình và tạo cớ để
đỡ phải ra trường.

Phí thêm 2 năm cuộc đời sống hời hợt. Vốn rất độc hại vì sau khi có
“bằng thạc sĩ” xong người ta lại càng dễ rơi vào bẫy kênh kiệu—cho rằng
ta đây “học cao”, “trình độ thạc sĩ” và chìm trong cám dỗ hư danh. Lựa
chọn bạn đời lúc này càng ít đi vì khả năng sống thực tế bị giảm đi thay vì
tăng lên. Ở thị trường hẹn hò, một số người đàn ông cũng không thích bị
xem thường, tình yêu trong sáng bị lôi ra để so bì bằng cấp tầm thường
nên lại càng chủ động tránh.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


345

Bạn sẽ dễ dàng nghĩ rằng mình đang không ủng hộ phụ nữ “học cao”
nhưng ngược lại hoàn toàn. Bạn có thể tham khảo ở Tập 71 - Con Gái Có
Nên Học Cao trên Đừng Chạy Theo Số Đông Podcast

Cái gọi là “thạc sĩ” không hề “học cao”. Vì nó chỉ là hư danh dòng
đời. Cùng lắm chỉ là “cao” trong cái lĩnh vực hạn hẹp thuộc thế giới công
việc.

Học cao thực sự không liên quan đến mấy cái học vị học hàm kiểu
cũ. Phụ nữ đọc sách mỗi ngày, đi học các lớp kỹ năng sống tự do, học
dạy con, học tự vấn, học nấu ăn đỉnh cao, học thiết kế, giáo dục tự do cho
chính mình, học để trở thành một người dũng cảm, có mục đích sống, mới
là học cao.

Chỉ có giáo dục tự do khai phóng, phụ nữ mới thực sự được học
cao đúng nghĩa.

Giáo dục tự do ít ra không cướp đi hàng thập kỷ thanh xuân của họ.
Giáo dục tự do giải phóng cho họ.

À không, họ tự giải phóng cho họ thông qua giáo dục tự do.

174 THIỆT HẠI TỚI ĐÀN ÔNG

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


346

Trăn trở lớn của phụ nữ thời nay—“Tìm đàn ông tốt khó lắm!”

Bạn nghe quen không? Xin nhắc lại bạn, tất cả chúng ta đều là kết
quả của nền giáo dục nô bộc và là sản phẩm lỗi của bạo hành, thao túng
từ gia đình (dù ít dù nhiều).

Không phải ai cũng đủ mong muốn, khả năng lẫn thời gian để tự chữa
lành những thiệt hại mà họ gây ra. Phần lớn sẽ chôn vùi những sang chấn
sâu bên trong. Những vết rỉ máu bên trong vẫn âm ỉ khiến bạn đau âm ỉ từ
đó vận hành theo bản năng mà không nhận ra.

Nếu như phụ nữ có xu hướng bị đàn ông hóa. Thì đàn ông cũng dễ
bị nữ tính hóa. Dẫn đến cả hai trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhau. Dẫn
đến kết cấu nền tảng gia đình lung lay.

Phụ nữ trải qua nền giáo dục nô bộc có xu hướng thờ tiền, quyền,
danh hão của hệ thống. Dễ bị cái tôi chi phối và tự kìm hãm dòng chảy nữ

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


347

tính của chính mình. Dễ sống thực dụng. Cộng thêm áp lực từ gia đình
phải “trở thành người này người kia”, “địa vị xã hội” thay vì được sống
đúng với chính mình.

Đàn ông trải qua nền giáo dục nô bộc học thói xu nịnh, nhu nhược
trước quyền lực, trở nên nhát gan yếu đuối, tư duy nạn nhân như một cách
sống. Trong suốt quá trình đến trường, họ không được coi trọng, lắng
nghe, thừa nhận cảm xúc mà thường bị vùi dập, coi thường. Phần lớn giáo
viên hệ nô bộc cũng là nữ giới chiếm áp đảo, vốn dĩ không hiểu đàn ông.
Con trai có rất ít hình mẫu lý tưởng để hướng tới và noi gương theo, định
hướng dòng chảy nam tính của mình. Con trai học cách che giấu, chôn vùi
cảm xúc thật của mình—dẫn đến mất kết nối với bản thể của chính mình.
Mỗi khi sự cố, thay vì nói ra, họ trở nên bất mãn, bất lực, nín nhịn.

Con trai dần học chạy theo “các cô” để làm họ hài lòng. Từng cảm
xúc vui, buồn, cáu giận, phàn nàn của “cô giáo” khiến con trai trở nên nhạy
cảm. Nhưng không phải theo hướng tích cực mà theo hướng phục dịch,
chạy theo, tôn thờ, sợ hãi. Dẫn đến dần dần bị mất bản sắc, chính kiến
của nam giới. Trải qua 12 năm, thiệt hại nhân lên dẫn đến đàn ông yếu
đuối, nhu nhược, không nhất quán, vô cảm…

Chưa kể, vì hệ giáo dục nô bộc là môi trường cưỡng chế không lối
thoát, con trai phải sinh tồn trong môi trường độc hại này với những đồng
trẩu (trẻ trâu) khác. Vô thức học theo những cái “cool” (ngầu) của đám bạn
thiếu hiểu biết ngu muội. Đám bạn này cũng định hướng lối sống cho nhau,
kéo nhau xuống level của bầy đàn. Đó là lý do, con trai đến trường thường
học theo những cái “mất dạy” chứ không phải không đến trường nên mới
“mất dạy”. Trại trường là cội nguồn của sự “mất dạy” chứ không phải
không đến trường.

Bạn kỳ vọng được gì nhiều ở một môi trường cưỡng chế?

Khi nữ giới phàn nàn tại sao đàn ông chất lượng khó tìm như vậy,
đây chính là lý do. Bạn đời tiềm năng của bạn giống bạn, cũng chỉ là kết
quả. Ở một mức độ nào đó, đàn ông cũng là nạn nhân của hệ giáo dục nô
bộc.
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
348

Nữ giới thực dụng, bị đàn ông hóa, nữ quyền cực đoan, cũng là
nguyên nhân tại sao họ ít lựa chọn. Càng ít lựa chọn, họ lại càng cực đoan.
Càng cực đoan, họ lại càng ít lựa chọn. Càng ít lựa chọn, lại càng cực
đoan. Họ càng chìm sâu trong sự rối bời, bất mãn, huyễn hoặc không lối
thoát—sâu thẳm rất thèm tình yêu nhưng bên ngoài luôn tỏ ra “không cần”.
Bên ngoài tỏ ra “không cần” nhưng do cái tôi chi phối dẫn đến họ càng
phải gồng để xoa dịu cái tôi lớn.

Sự thật, cả nam cả nữ đều bị thiệt hại từ nền giáo dục nô bộc. Thấu
cảm cho nhau sẽ giải quyết những mâu thuẫn giữa hai giới, hướng tới
những gia đình lành mạnh, tạo ra những đứa trẻ lành mạnh—chấm dứt sự
ngu muội mà thế hệ trước và nền giáo dục thể chế độc hại để lại.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


349

XII.XÂY DỰNG XÃ
HỘI KHAI
PHÓNG

175 XÂY THƯ VIỆN HAY XÂY TRƯỜNG HỌC


Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn, đi đâu bạn cũng thấy
trường học san sát nhau và chen chúc.

Quanh trường học luôn là sự hỗn độn, gây ách tắc giao thông, là tụ
điểm của các quầy ăn vặt những đồ ăn độc hại, những lời nói tục chửi bậy
được xả khắp nơi như một cách để thể hiện ta đây rất ngầu. Trường học
ở đâu, rác xuất hiện nhiều ở đó. Nhìn trường học, phần lớn chúng ta không
cảm thấy chút gì sung sướng, cảm hứng, hứng thú. Phần lớn chúng ta
cảm nhận nỗi sợ, áp lực, sự bất an chạy dọc sống lưng. Cảm xúc này của
chúng ta là tín hiệu chính đáng giúp chúng ta nhận biết thứ gì nên tránh.

Trong khi đó, thành phố gần như lác đác chỉ có một vài thư viện cùi
bắp. Không được đầu tư tử tế nên cũng chẳng mấy ai muốn vào. Có vào
chủ yếu cũng là những sách thuộc hệ nô bộc bị kiểm duyệt.

Suy ngẫm thật kỹ bạn sẽ thấy phần lớn chúng ta không cần thêm
trường học. Nếu được chúng ta muốn bớt trường học. Phần lớn chúng ta
cần thêm những thư viện tử tế với những đầu sách chất lượng. Không
gian tạo cảm hứng tự học.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


350

Thư viện là nơi kích thích sự tự học, tự chủ, độc lập, khai phóng,
truyền đam mê. Ngược lại, trường học là nơi kích thích sự lệ thuộc, đua
đòi, đối phó, bạo hành thi cử…

Thư viện không tốn nhiều tiền để duy trì. Một khi đã có đủ lượng sách
và không gian nó cứ thế vận hành mà không tốn quá nhiều nhân công.
Ngược lại, trường học tốn quá nhiều tiền nuôi một hệ thống quan liêu chậm
chạp lãng phí, hiệu quả kém, hết năm này qua năm khác.

Nói đến đây chắc bạn hiểu thứ bạn thực sự muốn là gì.

176 NẾU BẠN CÓ 1 TỶ


Nếu bạn có 1 tỷ.

Một là bạn sẽ đốt nó vào 1 năm học bảng cửu chương (học cùng
thầy Tây) của con bạn.

Hai là bạn sẽ mua 5000 cuốn sách, nếu giá trung bình mỗi cuốn là
200 ngàn VND.

Trường hợp 1, sau khi đốt xong 1 tỷ tiền “học phí”, con bạn vẫn sẽ
xin thêm 15 năm tiếp theo.

Trường hợp 2, con bạn, bạn, cháu chắt chút chít của bạn đã có một
kho kiến thức siêu thế hệ, vô đối độc nhất trên thế giới. Biến tất cả các đại
học TOP trên thế giới trở nên tầm thường.

Liệu con bạn có thể NGU nếu nhà bạn sở hữu 5000 cuốn sách với
chi phí vỏn vẹn 1 tỷ?

Và tiết kiệm thêm 15 tỷ tiền lãng phí cho “tiền học” những thập kỷ
tiếp theo?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


351

177 THƯ VIỆN HỘ GIA ĐÌNH


Một trong những căn phòng quan trọng nhưng không phải nhà nào
cũng có đó là phòng đọc.

Đến thử các gia đình và bạn sẽ thấy chỉ có “bàn học” chứ không có
phòng đọc. Đặt được coi như thứ ưu tiên cuối cùng.

Quan sát các “bàn học”, bạn sẽ thấy chủ yếu là những sách rác của
hệ giáo dục nô bộc, các sách “luyện thi”, các loại tờ đề ôn thi, các loại “vở
ghi bài”, một thế giới của sự đối phó, nhảm nhí, giáo điều nô bộc. Nơi đây
là nơi giết chết cảm hứng của sự học nhưng lại được gọi là “bàn học”.
Nơi của nước mắt, cưỡng chế, sợ hãi, nghĩa vụ, học thuộc, nô lệ. Nhân
danh sự “cố gắng”.

Nhà nào có tủ sách thì phần lớn những sách đó gặp những vấn đề
sau.

- Sách mua theo phong trào. Truyền thông, PR, Marketing khắp nơi.
Mua vì FOMO, kém miếng khó chịu.

- Sách mê tín dị đoan. Phản lý trí. Tử vi, tướng số, “cung hoàng đạo”,
“thần số học”, các loại “luật tâm linh”, “luật hấp dẫn”, “bát quái”. Một thế
giới u mê hỗn độn của bầy đàn. Càng đọc càng suy giảm trí tuệ. Càng đọc
càng lún sâu và khó thoát.

- Sách chất lượng thấp, hời hợt. Không có độ khai phóng cao. Dẫn
đến đọc xong loạn hơn.

- Sách dịch không chính xác. Đọc xong loạn hơn.

Không gian cho sự khai phóng bị bóp nghẹt, gần như không có chỗ
nảy nở.

Phòng đọc không chỉ là nơi để đọc. Đây là nơi đi tự vấn, ngẫm sâu,
kết nối với phần hồn bên trong. Là nơi để tạm trốn sự bộn bề của thế giới

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


352

bên ngoài. Cơ hội để cảm nhận vũ trụ bên trong. Điều này đòi hỏi sự lắng
đọc, yên tĩnh nhất định.

Đây còn là nơi để bạn nhắc nhở bản thân về sức mạnh của kiến thức.
Để bạn kết nối với sự “linh thiêng” của kiến thức đến cuộc đời bạn. Con
của bạn thậm chí không cần đọc sách mà chỉ cần NHÌN thấy bạn đọc sách.
Nhìn thấy cha mẹ mình đọc sách, con bạn sẽ nghĩ gì? Hãy thử tưởng
tượng.

Chúng ta có nhu cầu cần đến không gian yên tĩnh không? Rất nhiều.
Chúng ta có một nhu cầu khổng lồ về không gian yên tĩnh. Để nghĩ, để cảm
nhận, để tò mò, để khám phá, để bay. Con bạn cũng vậy. Tưởng tượng
mỗi khi con bạn chán không biết làm gì. Một là sẽ xem TV, chơi games,
lướt TikTok. Hai là đắm mình trong thế giới của kiến thức, lịch sử, vũ trụ,
khoa học. Con bạn sẽ chọn gì?

Lý do mình không xem TikTok, hay chơi games không phải bởi vì
mình “cai nghiện thành công”. Mà bởi những thứ đó nhạt nhẽo hơn nhiều
so với thế giới của tri thức.

Bạn hãy thử làm một phòng đọc hoặc ít nhất một góc đọc. Hãy bán
hết, hoặc cho đi những cuốn sách u mê hoặc sách nhàm chán. Chỉ để lại
những cuốn sách mang lại cho bạn nguồn cảm hứng bất tận. Nếu tìm
được cuốn sách chất lượng, hãy mua nó không phải chỉ cho bạn, mà còn
cho con bạn, cháu bạn, chắt bạn. Bạn sẽ thấy chúng cực kỳ lời.

Thử coi mình là một người quản lý thư viện, bạn sẽ làm gì?

178 NGƯỜI DẠY TỰ DO


Giáo dục tự do đồng nghĩa với việc người dạy cũng tự do.

Người dạy thay vì chôn mình, lệ thuộc bên trong các thể chế cồng

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


353

kềnh, ù lì, quan liêu công nghiệp kiểu cũ có thể tự mở lớp riêng. Phá bỏ
hẳn khái niệm về “trường”. Mở “trường” vẫn có nghĩa là mở thể chế nên
hướng đi này về lâu về dài sẽ vẫn dẫn đến nhóm lợi ích, quan liêu, ù lì là
điều tất yếu.

Lớp học tự do dạy bởi cá nhân độc lập mới là hình thái của giáo dục
tự do khai phóng.

Người dạy tự do thiết kế khung chương trình dựa trên năng lực của
mình và feedback của người học. Người dạy có thể linh hoạt điều chỉnh,
nâng cấp liên tục khóa học ngày càng chất lượng và hợp thời đại. Sự linh
hoạt này mở khóa cho sức sáng tạo vô tận. Đây là điều xa xỉ trong các môi
trường giáo dục nô bộc cứng nhắc.

Học sinh hay cha mẹ lúc này được coi như một khách hàng thực sự.
Được đối xử như khách hàng thực sự. Trái ngược hoàn toàn với mô hình
giáo dục nô bộc.

Ở đây những người dạy tự do tự khắc phải đảm bảo chất lượng vì
tồn tại cơ chế đào thải của thị trường. Muốn kiếm được tiền đồng nghĩa
với việc người học nhận được giá trị tương đương hoặc hơn. Đôi bên
cùng có lợi.

Khi người dạy được tự do, kiến thức mà bạn sẽ không bao giờ nghĩ
sẽ tồn tại ở trường học cũng được giải phóng. Bởi mỗi cá nhân đều có
phong cách riêng, đều có những kỹ năng đặc thù, mới lạ, không giống ai,
thậm chí vượt thời đại. Không còn bị giới hạn vào một vài môn học kiểu
truyền thống.

Một cậu em của mình hiện đang mở lớp dạy quảng cáo trên
Facebook. Một người khác thì đang dạy lập trình Web. Người khác nữa
mở lớp về storytelling. Có người còn mở cả lớp viết tiểu thuyết. Bản thân
mình còn mở lớp tư duy phản biện. Những lớp học này liên tục update.
Trong khi đó trường học vẫn đang loay hoay với những môn học cũ rích
của 30 năm trước. Nội dung gần như không thay đổi. Cũng chẳng có ai
quan tâm.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


354

Đó là lý do những người dạy ở trường kiểu thế chế muốn “ổn định”,
“an toàn” thì cuối cùng lại nhận được sự gò bó, kìm kẹp, lặp đi lặp lại đến
phát chán năm này qua năm khác. Dù muốn thay đổi lắm nhưng cũng bất
lực. Họ dần dần chấp nhận một cuộc đời nô bộc. Điều này thực sự rất
đáng tiếc vì tài năng của họ không có cơ hội được nâng cấp. Nó bị tắc
trong vòng nhiều năm. Họ dần trở thành một con robot của thể chế răm
rắp làm theo mệnh lệnh và ăn lương tháng, hít danh qua ngày.

Thời nay, các lớp học tự do khai phóng mở ra bởi những cá nhân
độc lập đang khá thu hút. Chi phí không quá cao, không còn quan liêu,
không còn dai dẳng, tiết kiệm thời gian, tính hiệu quả cao.

Tất nhiên bạn có thể nói vẫn còn những lớp học chất lượng thấp ở
ngoài kia. Nhưng qua thời gian thị trường sẽ phản hồi chính xác. Ít ra
những lớp chất lượng thấp này còn có cơ chế đào thải. Còn những trường
học, giáo viên thể chế chất lượng thấp thì nhan nhản, cắm rễ nhiều năm
không bị đào thải dù kém. Vẫn ngang nhiên ăn lương hưu sau nhiều năm
ký sinh lên hệ thống. Đấy là lý do những người không có nhiều năng lực
sẽ ưu tiên chui vào các hệ thống giáo dục nô bộc.

Nếu có năng lực họ đã tự ra ngoài tìm kiếm khách hàng và để thị


trường quyết định.

Xã hội của chúng ta sẽ lành mạnh hơn khi những giáo viên thể chế
kiểu cũ nhận thức được vấn đề. Và đủ can đảm, tỉnh thức để bứt ra, tạo
giá trị thực cho xã hội, sống một cuộc đời đúng nghĩa và được hưởng quả
ngọt từ thị trường.

179 KHAI PHÓNG 4 NĂM


Tại sao “đại học” ngành nào cũng 4 năm?

Từ văn hóa dân tộc cho đến kinh doanh thương mại, cho đến ngân

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


355

hàng, cho đến kỹ sư xây dựng. Tất cả đều 4 năm. Tại sao?

Tại sao không phải 6 tháng? Tại sao không phải 15 năm?

Hết 4 năm rồi thì sao? Không học nữa? Chưa hết 4 năm thì sao? Vẫn
phải cố nốt?

Bạn có cảm nhận được sự cứng nhắc, giáo điều, lạc hậu?

Và tại sao phải là sau 12 năm “phổ thông” mới được vào 4 năm “đại
học”?

Bạn không cần trả lời, chỉ cần đặt câu hỏi cũng đủ thấy được sự vô
lý. Liệu bạn sẽ để những người thiết kế lên những hệ nô bộc này quyết
định cuộc đời bạn vào cái khung chủ quan định sẵn của họ?

Với tự do khai phóng, không có chuyện 4 năm học, mà sẽ là học cả


đời. Học là thứ sẽ phủ kín cả cuộc đời thay vì 4 năm giáo điều “học” xong
vứt sách.

“Học” xong không nhớ gì. “Học” xong cho xong. “Học” xong để xõa.
“Học” xong để “tốt nghiệp”. “Học” xong để có “bằng”. “Học” xong để cha
mẹ, dòng họ công nhận là “đủ”.

Bạn khai phóng tư duy 4 năm lạc hậu của bầy đàn. Không cần chờ
đến “ngày nhập học” để học. Không cần chờ đến “thi xong” để vứt sách.

“4 năm đại học” là khái niệm của kỷ nguyên u mê. Bạn đã thoát được
nó chưa?

180 KHAI PHÓNG NGÔN NGỮ


Ngôn ngữ loài người vốn bị chia rẽ bởi vị trí địa lý và văn hóa, nhưng đang
chầm chậm hòa làm một

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


356

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của internet. Chứ không chỉ thế giới
ngoài đời thực.

Bạn không cần phải ra nước ngoài để hiểu tầm quan trọng của tiếng
Anh. Chỉ cần ngồi trong nhà, sử dụng máy tính, truy cập internet mà không
có tiếng Anh giống như bạn chỉ đang sử dụng vài phần trăm tiềm lực.

Hơn 90% kiến thức của nhân loại trên internet được lưu trữ dưới
dạng tiếng Anh. Ngay kể cả kiến thức của nhân loại dưới dạng sách giấy
cũng được lưu trữ phần lớn bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Nếu bạn không giải
phóng được ngôn ngữ Bạn sẽ bị mắc kẹt trong nhà tù ngôn ngữ địa
phương. Giáo dục của bạn cũng bị tắc nghẽn theo. Dẫn đến giáo dục của
con bạn cũng bị tắc nghẽn theo. Giống như tắc đường trời mưa giờ cao
điểm ở trên cầu và giữa cầu có một vụ tai nạn. Bạn đang ở giữa cầu.

Khai phóng ngôn ngữ giúp bạn chạm tới sức mạnh khủng khiếp của
90% kiến thức kia. Thay vì bị giới hạn bởi một vài đầu sách tiếng Việt, hoặc
lệ thuộc vào góc nhìn của người dịch, bạn đã có thể tiếp cận được với
hàng triệu các đầu sách, blog, video, bài giảng, Podcast trên toàn thế giới.
Mà không cần đi đâu.

Và ngay từ đầu mình có nói tiếng Anh là ngôn ngữ của internet. Không
phải tiếng Trung. Không phải tiếng Nhật. Không phải tiếng Hàn. Không
phải tiếng Pháp. Những ngôn ngữ này giống như những mạng lưới đóng.
Địa phương và giới hạn giống như những cái hồ nhỏ. Còn tiếng Anh giống
như đại dương bao la.

Một tư duy ngây thơ của nhiều người đó là họ cho rằng tiếng Anh
quả phổ biến rồi nên không cần học mà nên học các ngôn ngữ hiếm khác
để tăng lợi thế cạnh tranh. Tư duy này bị lỗi bởi chính vì nó phổ biến nhất,
mạng lưới phủ sóng mạnh nhất, rộng nhất nên mới là cái cần ưu tiên hàng
đầu chứ không phải những ngôn ngữ hiếm. Nếu chọn ngôn ngữ hiếm tại
sao không chọn hẳn tiếng H’mông mà học? Bạn có thấy người dân tộc
thiểu số chỉ cần biết tiếng Việt của người kinh thôi đã là một sự giải phóng.
Lúc này họ có thể xem và hiểu được tivi, mạng xã hội, sách… Thoát khỏi
nhà tù ngôn ngữ địa phương.
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
357

Học một ngôn ngữ hiếm chỉ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
cướp đi cơ hội, thời gian, tuổi trẻ để học một ngôn ngữ mạnh.

Bạn hãy nghĩ ngôn ngữ giống như tiền tệ. Bạn không muốn giữ tiền
tệ yếu mà muốn giữ tiền tệ mạnh. Bạn không muốn dành quá nhiều thời
gian cho những ngôn ngữ đang phai mờ dần. Thứ bạn muốn là ngôn ngữ
mạnh có tính phổ quát cao, là chìa khóa để bạn mở ra vô số cánh cửa.
Đây là thứ ngôn ngữ sẽ liên tục tiến hóa và trở ngày càng mạnh qua thời
gian.

Bạn sẽ không thể tưởng tượng được một người chỉ biết tiếng dân
tộc thiểu số liệu có thể học được thứ gì cao siêu mà không biết ngôn ngữ
nào khác.

Bây giờ thử tưởng tượng một người chỉ biết tiếng Việt mà không biết
tiếng Anh. Mình không hiểu liệu họ tự học kiểu gì khi bị giới hạn và đóng
cửa bởi 90% những trang Web, sách, nguồn tiếng Việt.

Biết được tiếng Anh là chìa khóa vạn năng. Nhưng bạn đừng coi tiếng
Anh là một môn học. Khi bạn coi tiếng Anh là một môn học bạn sẽ biến nó
giống như cách mà trường học nô bộc hiện nay đang làm. Bạn biến nó
thành dạng kiểm tra, làm bài tập, thi đua, cày cuốc kiểu cũ vốn cục súc và
không hề hiệu quả. Bạn cần coi nó như một lối sống, một công cụ để bạn
áp dụng. Bạn sống nó chứ không chỉ cày nó.

Bạn không học tiếng Anh mà bạn học kiến thức khác thông qua tiếng
Anh.

Đây là câu quan trọng nhất trong chương này. Bạn hãy ngẫm thật kỹ.

181 KHAI PHÓNG GIẢNG VIÊN


Giảng viên tâm lý học của mình là Dr. Jordan Peterson, Robert

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


358

Greene, Eckhart Tolle, Gad Saad…

Giảng viên môn triết học của mình là Ayn Rand, Jiddu Krishnamurti,
Socrates, Aristotles, Stefan Molyneux…

Giảng Viên môn kinh doanh của mình là Seth Godin, Jeff Bezos, Elon
Musk…

Giảng viên môn khoa học của mình là DK, Carl Sagan, Richard
Dawkins…

Giảng viên môn kinh tế của mình lả Thomas Sowell, Milton


Friedman…

Nếu để liệt kê các môn học và các giảng viên của mình ra chắc cả
nghìn trang cũng không hết. Thậm chí còn tăng dần trong tương lai. Có
thể một nửa trong số họ đã chết rồi. Nhưng vẫn đang dạy mình mỗi ngày.

Đây là sự khai phóng giảng viên.

Khai phóng giảng viên nghĩa là giảng viên không còn giới hạn vào
những công chức thể chế cũ ngẫu nhiên hên xui ù lì nhàm chán mà chúng
ta thường biết đến.

Giảng viên lúc này ở khắp nơi, là những nhân vật đỉnh cao của thế
giới trong lĩnh vực của họ. Họ có thể đang sống hoặc đã chết. Họ có thể
không quen biết gì bạn nhưng vẫn đang dạy bạn. Họ có thể không ở cùng
nơi với bạn nhưng vẫn đang dạy bạn.

Mức học phí để trả cho họ là bao nhiêu? Bạn thử nghĩ xem một cuốn
sách đáng giá bao nhiêu tiền? Xem YouTube tốn bao nhiêu tiền? Nghe
Podcast tốn bao nhiêu tiền? Lượng thông tin mà bạn nhìn thấy từ di sản
khổng lồ mà họ để lại bao nhiêu kiếp người bạn mới tiêu thụ được hết.

Đứng giữa lựa chọn mất nhiều tiền chỉ để nghe những bài giảng nhạt
nhẽo và tốn ít tiền từ những giảng viên tầm cỡ quốc tế. Lựa chọn nào
thông minh hơn?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


359

Bạn có thấy việc lựa chọn những giảng viên chất lượng thấp ở thể
chế kiểu cũ cướp đi thời gian của bạn vốn rất có hạn đáng lẽ ra đã được
dành vào những “giảng viên” đỉnh cao. Chỉ để cố nốt cho nó xong. Chỉ để
làm “rạng danh dòng họ” u mê. Chỉ để thu về giá trị an tâm ảo.

Đáng lẽ ra trong thời gian đấy bạn đã có thể học được cực kỳ nhiều.
Nhưng bạn lại lãng phí thời gian chỉ bởi vì bạn không dám làm theo trực
giác của chính mình mà theo đuổi cái lối mòn của đám đông.

Khi khái niệm giảng viên được khai phóng, bạn sẽ thấy cuốn sách
này cũng chính một giảng viên. Và bạn cũng vậy.

182 KHAI PHÓNG HỌC PHÍ


Nhắc đến “học phí” chúng ta thường nghĩ đến khoản tiền cuối kỳ để
nộp cho thể chế. Một khoản tiền nghiễm nhiên, chi mà không chút lăn tăn.

Khi bạn khai phòng khái niệm học phí, bạn sẽ thấy gần như khoản
phí nào cũng là học phí. Ví dụ, tiền vé máy bay là học phí của rất nhiều
“môn”.

Có những người sẵn sàng bỏ ra hàng chục đến trăm triệu đồng tham
gia hệ thống nô bọc hoặc luyện thi trong khi tiền đó đủ để họ làm một
chuyến xuyên Việt vài lần. Đủ để họ lên rừng xuống biển. Đủ để họ làm
giàu thế giới quan của họ. Nhưng họ sẽ không coi đây là học mà lại coi
đây là “chơi”. Trớ trêu thay, đây mới là học đúng nghĩa. Còn cái kia lại là
“học” giả vờ.

Theo bạn một người đi khắp một châu lục nào đó và một người chỉ
ở nhà luyện đề. Ai sẽ là người có cái đầu mở hơn, ai sẽ là người hiểu biết
và sống thực hơn.

Thuở nhỏ Quỳnh Anh học địa lý ở trường và được học về cây cà phê,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


360

cây hồ tiêu ở Tây Nguyên trong sách địa lý. Phải ghi nhớ rất nhiều nhưng
chưa từng biết nó trông như thế nào. Tất cả chỉ là lướt qua mang tính đối
phó cho xong.

Nhận thức được vấn đề này, Quỳnh Anh quyết định sẽ không để
chuyện tương tự lặp lại với con trai của mình. Quỳnh Anh thay vì đi theo
lối mòn của các cha mẹ khác đang loay hoay tìm lớp “học thêm” cho con
để chuẩn bị vào lớp một. Quỳnh Anh book vé cả gia đình vào Tây Nguyên
sống một tháng trải nghiệm.

Lần đầu tiên trong cuộc đời Quỳnh Anh và con Được nhìn thấy cây
hồ tiêu trông nó như thế nào. Lần đầu tiên trong cuộc đời con của Quỳnh
Anh nhìn thấy những con suối ngoài đời thực, những khu rừng ngoài đời
thực. Đây là điều không tưởng đối với cô ngày xưa thời đến trường. Cô
đã biết về những thứ này nhưng chỉ qua đống sách giáo khoa vô hồn và
những bài giảng nhạt nhẽo. Còn con của cô đã biết những thứ này với một
con mắt tôi mới khi tuổi đời còn rất nhỏ.

Và giờ đây nó sẽ trở thành một kỷ niệm vô giá trong tâm trí của con
cô. Không chỉ những bài học ngoài đời thực qua giác quan mà còn là sự
gắn kết gia đình vô giá mà hệ giáo dục nô bộc không những không thể đáp
ứng mà còn phá vỡ. Tất cả chi phí chỉ vỏn vẹn dưới 30.000.000.

Sau khi bỏ trường đại học vì thấy phí thời gian, phí tiền, phí đời mà
không thấy hiệu quả, Sơn quyết định liên hệ trực tiếp tới những người đã
ảnh hưởng tới anh. Những người mà anh cho rằng Họ hiểu biết hơn anh.

Anh lặng lẽ nhắn tin, gửi email bày tỏ mong muốn làm không công
cho họ trong vòng vài năm. Nhờ sự nhiệt tình, hăng hái, khiêm nhường,
ham học hỏi, Sơn được một số người cho đảm nhiệm một số công việc
hỗ trợ đơn giản. Buổi sáng anh hỗ trợ chỉnh sửa video cho một Youtuber.
Buổi chiều anh làm livestream bán hàng cho một hãng quần áo. Buổi tối
anh dành thời gian đọc sách hoặc tham gia các khóa học tự do ở ngoài
nâng cấp kỹ năng. Thi thoảng Sơn được cử đi hỗ trợ những sự kiện. Đồng
thời có cơ hội tham gia, quan sát họ làm việc, tổ chức, nghe các bài giảng
mà không mất đồng nào.
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
361

Học phí Mà Sơn phải trả không bằng tiền mà bằng sự nhiệt huyết,
sức lao động.

Trong vòng bốn năm, Sơn làm được rất nhiều công việc khác nhau,
học được rất nhiều kỹ năng thực chiến, thực tế. Trong khi đám bạn ở
trường của Sơn vẫn đang loay hoay làm những “đồ án” mang tính đóng
kịch cao phi thực tế. Một buổi họp mặt cùng với lớp cũ, Sơn sốc toàn tập
khi nhận ra tư duy trẻ con, phi thực tế của đám bạn cũ. Từ cách giao tiếp
đến định hướng tương lai vẫn như dậm chân tại chỗ suốt những năm vừa
qua. Sau một hồi, Sơn bắt đầu đồng cảm vì bọn họ bị chôn mình trong
những đống giấy, đống bài kiểm tra chứ có được sống thực sự, học những
cái cần thiết như mình đâu?

Trong khi thế giới của Sơn rộng mở, thì thế giới của họ vẫn hạn hẹp
trong những “môn học”, “bài kiểm tra”. Vẫn phải ngày ngày tiếp xúc với
những ông thầy công chức đụt. Còn Sơn tiếp xúc với những người có cái
đầu kinh doanh đầy sỏi, kinh nghiệm thực. Cái gọi là “đồ án” của Sơn chính
là những trải nghiệm thực tế cho anh vốn sống dồi dào thay vì những bài
đồ án nhảm, đối phó dùng xong vứt đi không để lại giá trị gì cho đời. Chỉ
để thu về tấm giấy “thông hành” giá trị không khác gì vé xe.

Hai bên trả học phí khác nhau.

Bạn sẽ trả học phí theo hình thức nào?

183 KHAI PHÓNG NHÀ TÙ KHÔNG GIAN


Đã bao giờ bạn ngồi trong nhà vệ sinh đọc sách?

Đây là khai phóng về không gian.

Đã bao giờ bạn vừa chạy vừa nghe Podcast?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


362

Đây là khai phóng về không gian.

Đã bao giờ bạn vừa rửa bát vừa luyện nói tiếng Anh?

Đây là khai phóng về không gian.

Đã bao giờ bạn tham gia khóa học Zoom ở trên núi?

Đây là khai phóng về không gian.

Đã bao giờ sáng sớm ngủ dậy, vẫn nằm trên giường, bạn bật xem
YouTube giải thích về việc tại sao Thụy Sĩ lại là quốc gia trung lập?

Đây là khai phóng về không gian.

Đã bao giờ vừa đi xe đạp vừa nghe Audiobook?

Trường học truyền thống vi phạm nguyên tắc khai phóng về không
gian. Bạn phải mất công đến trường, gửi xe, lên lớp. Chỉ để vào nghe một
bài giảng nhạt nhẽo hên xui mà bạn không được chọn. Sau đó lại xuống
sân, lấy xe, ra về, kẹt xe, tắm rửa, tự do.

Một ngày chỉ có 24 giờ ngắn ngủi (mà 8 tiếng đã phải ngủ nên còn 16
giờ). 16 tiếng này là quý giá. Bạn cũng chỉ có từng đấy năm để sống trên
cuộc đời này.

Bạn sinh ra và lớn lên trong nền giáo dục nhà tù không gian 4 bức
tường xám ngoét. Thậm chí bị nhốt vào một cái chỗ đặt sẵn. Ra khỏi chỗ
còn bị “phạt”. Lúc nào trống mới được “ra chơi” như những phạm nhân
trong ngục tù. Ấy thế mà chúng ta bình thường hóa nó quá lâu.

Ngay lúc này, trong lúc cầm cuốn sách này bạn đang ở đâu? Bạn có
đang ở lớp? Bạn có phải di chuyển?

Tưởng tượng số xăng bạn không phải đốt. Tưởng tượng ngoài
đường đã bớt một chiếc xe xả khói, xả tiếng ồn vì bạn ở nhà. Tưởng tượng
quỹ thời gian bạn cứu vớt được mỗi ngày vì bạn được khai phóng không

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


363

gian.

Sau đó nhân lên số ngày. Bạn không cần biết đáp số.

Vì nó lớn không tưởng.

184 KHAI PHÓNG NHÀ TÙ THỜI GIAN


12 năm cộng 4 năm là nhà tù thời gian.

1 tiết học được “quy định” 45 phút là nhà tù thời gian.

Bạn phải thi “đại học” xong mới được “học đại học” là nhà tù thời
gian.

Bạn phải học xong “đại học” xong mới được “đi làm” là nhà tù thời
gian.

Bạn phải chờ hết môn X rồi mới được học môn Y “quy định sẵn” là
nhà tù thời gian.

Bạn phải học hết “lớp 1” mới được lên “lớp 2” theo “quy định” là nhà
tù thời gian.

Bạn đến trường lúc 8 giờ và 5 giờ mới được về nếu không phải nhà
tù thời gian thì là gì?

Bạn phải kết thúc cái lọ xong mới được phép đến cái chai là nhà tù
thời gian.

Nhà tù thời gian này do ai quyết định? Tại sao bạn nghĩ họ có sức
mạnh đến cuộc đời bạn đến vậy? Chẳng lẽ cuộc đời bạn nhỏ bé đến vậy
sao?

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


364

Bạn chỉ sống một cuộc đời. Nếu bạn không tự giải phóng cuộc đời
duy nhất của bạn, ai sẽ là người làm việc này?

Những đồng cừu đáng thương hay những tên bóc lột vô cảm?

185 KHAI PHÓNG KỸ NĂNG


Kỹ năng khác với Nghề nghiệp.

Kỹ năng là thứ bạn có, thứ thuộc về bạn. Nghề nghiệp là thứ thị
trường cung cấp theo gói.

Thị trường cung cấp Nghề Kế Toán, Nghề Kỹ Sư. Nhưng không có
nghĩa Kỹ năng kế toán và Kỹ năng kỹ sư chỉ áp dụng được trong những
nghề này. Nó áp dụng được rộng hơn thế và vì thế linh hoạt. Trong khi
Nghề Kế Toán lại chưa chắc đã đòi hỏi chỉ riêng kỹ năng kế toán.

Tư duy nghề là tư duy kém linh hoạt, lỗi thời. Khi bạn theo một nghề,
bạn như bị bỏ tù vào cái “nghiệp” đó. Góc nhìn của bạn hạn hẹp. Phân
mảnh. Bạn ngày càng lệ thuộc vào nó. Nếu một ngày cái nghề đó biến mất,
bạn khóc và bao nhiêu nỗ lực lãng phí.

Tư duy kỹ năng là tư duy linh hoạt, văn minh. Khi bạn tư duy kỹ năng,
bạn tập trung vào kỹ năng thay vì nghề. Vì kỹ năng có thể áp dụng cho
nhiều nghề. Nhưng nghề lại không áp dụng cho nhiều kỹ năng. Khi nghề
biến mất hoặc giảm độ hot, bạn đã có hàng loạt kỹ năng. Kỹ năng vẫn ở
đó, giúp bạn linh hoạt làm những thứ khác. Bạn nhìn cuộc đời dưới con
mắt toàn vẹn, không bị phân mảnh.

Nghề nghiệp xiềng xích bạn. Kỹ năng giải phóng cho bạn.

Người theo nghề nghiệp như kẻ nghiện không thể thoát. Người phát
triển kỹ năng tự do có thể làm bất cứ việc gì và điều chỉnh trong thời gian

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


365

ngắn.

Nghề kế toán lương thấp, bạc bẽo. Kỹ năng kế toán lại là mỏ vàng
cho các CEO.

Nghề kỹ sư mệt mỏi, vất vả, chóng già. Kỹ năng kỹ sư lại là mỏ vàng
cho tất cả các khía cạnh cuộc sống.

Nghề dịch thuật tiếng Trung mất công học, chỉ để ăn lương bèo. Kỹ
năng tiếng Trung khiến bạn giao thương dễ dàng.

Một bên như cục đá. Bên kia như dòng chảy.

Học một cái nghề là tư duy của các cụ. Khi áp dụng cho thời nay, cái
nghề trở thành tiêu sản của bạn.

Thay vì hỏi: “Con muốn làm nghề gì?”

Chuyển qua hỏi: “Con muốn có kỹ năng gì?”

Nghề sẽ liên quan đến trại trường, tốn kém lãng phí, quan liêu. Kỹ
năng liên quan đến giáo dục tự do khai phóng.

Thay đổi cách hỏi, thay đổi cả cuộc đời.

186 SỰ NGHIỆP HAY SỨ MỆNH?


Nếu thượng đế đưa cho bạn một cuộc đời vĩ đại, chẳng lẽ ông ấy sẽ hỏi bạn:
“Ta chuẩn bị cho con một cuộc đời, nói cho ta biết, con định theo ngành nào?”

Đừng theo đuổi “sự nghiệp”, hãy theo đuổi Sứ mệnh (Callings)

Sứ mệnh xứng đáng để theo đuổi và là thứ có thật. Sứ mệnh gắn liền
với mục đích tồn tại của bạn (hoặc con bạn). Sứ mệnh là ngôi sao phương

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


366

bắc chiếu đường cho bạn, là thứ làm cho cuộc đời của bạn nhiệm màu,
đáng sống. Bạn học hay làm vì sứ mệnh cao cả và lớn hơn bản thân bạn.

Sự nghiệp là giáo điều xã hội, gia đình, trường học nhốt con người
vào nhà tù giáo điều của nhau. Không chỉ là nhà tù tâm trí, nó còn là nhà
tù cuộc đời cứng nhắc.

Sự nghiệp dẫn dắt bởi bầy đàn đám đông. Sứ mệnh là của cá nhân.
Một bên là của người khác, một bên là của chính bạn.

Bạn có một sự nghiệp? Rồi sao nữa? Cứ mãi như thế đến hết đời?
Quá tẻ nhạt.

Rồi nếu chẳng may cái “sự nghiệp” đó trong vài năm tới lỗi thời hoặc
bão hòa bạn sẽ trôi đi đâu về đâu?

Nhưng với sứ mệnh, bạn linh hoạt, khai phóng, bạn thức dậy trong
trạng thái tươi mới, sẵn sàng hiện thực hóa điều bạn cần làm, với dồi dào
năng lượng tích cực. Thay vì mệt mỏi uể oải “theo đuổi sự nghiệp” nào đó
của những nhóm người bên ngoài, những thứ được “định hướng” sẵn, kê
sẵn.

Cá nhân khai phóng khi anh ta kết nối với sứ mệnh cuộc đời thay vì
ám ảnh “sự nghiệp”.

Bạn tìm thấy sứ mệnh khi bạn thực sự quan sát. Những thứ có thể
thay đổi được, những thứ bạn muốn thay đổi. Khi bạn không tự quan sát,
bạn dễ dàng bấu víu “sự nghiệp” mà người khác kê cho bạn.

Nhiều người “khởi nghiệp”, trở thành “chủ doanh nghiệp” bởi ảo giác
sự nghiệp. Khi được hỏi bạn muốn thay đổi điều gì, họ không biết trả lời
sao. Họ chỉ muốn “khởi nghiệp” chứ không biết để làm gì. Có thể do xem
quá nhiều tin tức thấy người ta nhắc đển “khởi nghiệp” nên mình cũng
muốn cho bằng người ta.

Nhiều người tìm kiếm “sự nghiệp” chỉ để bạn khác giới tôn trọng
mình hơn. Vì mình “có sự nghiệp”. Hoặc để gia đình không coi thường
GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN
367

mình. Vì mình “có sự nghiệp”. Họ trở thành những zombie sự nghiệp vô


hồn. Hệ quả của nền giáo dục nô bộc.

Họ quên mất họ có một cuộc đời duy nhất. Một cuộc đời toàn vẹn
rộng lớn hơn thế rất nhiều.

Nếu thượng đế đưa cho bạn một cuộc đời vĩ đại, chẳng lẽ ông ấy sẽ
hỏi bạn:

“Ta chuẩn bị cho con một cuộc đời, nói cho ta biết, con định theo
ngành nào?”

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


368

XIII.LỜI KẾT
Bạn cảm thấy thế nào?

Hy vọng bạn đã tận hưởng cuộc hành trình khai phá nhận thức trong
cuốn sách đặc biệt này. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã cùng đồng hành. Đã
chọn tự do khai phóng thay vì nô bộc cưỡng chế. Nhưng người cảm ơn
bạn nhiều nhất có lẽ không phải mình mà là các con của bạn. Thế hệ sau
của bạn. Những người sẽ được cứu khỏi sự tụt hậu, u mê, nhà tù trần gian
vô hồn của thời đại đã qua.

Trong gia đình có một người khai sáng, cả họ sẽ khai sáng. Và người
đó là bạn.

Dù cho đây mới chỉ là khởi đầu, nhưng bạn đang sở hữu những công
cụ tư duy mạnh nhất để phản biện lại những giáo điều, u mê tạo ra bởi
hàng thế kỷ cai trị của nền giáo dục nô bộc độc hại. Thứ bạn phải đối đầu
không dễ nhưng xứng đáng và thiết thực.

Với kiến thức, sự dũng cảm, sự thông thái, sự tò mò, bạn làm sao
thua được? Mỗi khi bạn thấy giáo dục tự do khai phóng rẻ hơn nhiều,
đừng nhầm lẫn. Chi phí của giáo dục tự do khai phóng không nằm ở tiền.
Nó nằm ở sự thức tỉnh. Tiền vốn rất nhiều, chỉ sự thức tỉnh là hiếm có.
Cuốn sách này cung cấp cho bạn một bể của sự thức tỉnh.

Mình tin ở bạn. Tin ở thế hệ sau. Hãy cứu lấy con bạn, để con mình
cũng được sống cùng những người healthy tự do khai phóng.

Hãy cho thế hệ này và mai sau được hưởng một nền giáo dục tự do
khai phóng đúng nghĩa.

Nếu bạn quan tâm, bạn có thể mua các sản phẩm trí tuệ khác trên:
kientran.org/shop. Sự ủng hộ của bạn là nguồn động lực không nhỏ để
mình tiếp tục cống hiến thời gian, tâm trí tạo ra các sản phẩm giá trị khác,

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


369

phục vụ lại bạn và xã hội.

Một lần nữa, chân thành cảm ơn bạn.

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


370

XIV.PHỤ LỤC

187 CÁC SÁCH ĐƯỢC ĐỀ CẬP


Punished By Rewards - Alfie Kohn

No Contest—The case against Competition - Alfie Kohn

What Are You Doing With Your Life - Jiddu Krishnamurti

Weapons of Mass Instruction: A Schoolteacher's Journey Through the


Dark World of Compulsory Schooling - John Taylor Gatto

Dumbing Us Down: The Hidden Curriculum of Compulsory Schooling


- John Taylor Gatto

Drop Out And Get Schooled: The Case For Thinking Twice About
College - Patrick Bet-David

Intellectuals and Society - Thomas Sowell

Charter Schools and Their Enemies - Thomas Sowell

Inside American Education - Thomas Sowell

The Selfish Gene - Richard Dawkins

Aristotle: Nicomachean Ethics - Aristotles

Universally Preferable Behavior - Stefan Molyneux

The New Left - Ayn Rand

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


371

Character Strengths and Virtues - Martin Seligman

Tư duy phản biện: Hành trình đi tìm chân lý trong một thế giới phi lý -
Kien Tran (kientran.org/shop)

Mối quan hệ khai phóng - Kien Tran (kientran.org/shop)

188 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỰ DO KHAI


PHÓNG
Science (Khoa học cơ bản)

- Brilliant.org

- Study.com

- waitbutwhy.com

- Kurzgesagt – In a Nutshell youtube.com/c/inanutshell

Real University

- Singapore Zoo

Evolution (Tiến Hóa)

- evolution.berkeley.edu/evolution-101

History (Lịch sử)

- The Armchair Historian youtube.com/c/TheArmchairHistorian

Philosophy (Triết học)

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN


372

- objectivism101.com/IOP/

- aynrandlexicon.com/

- Essential Philosophy - Stefan Molyneux


freedomain.com/2020/03/20/essential-philosophy

- Objectivist Epistemology - Ayn Rand amazon.com/Introduction-


Objectivist-Epistemology-Expanded-Second/dp/0452010306

Business (Kinh doanh)

- sethgodin.com

- The Personal MBA

Các thể chế nhỏ

- socraticexperience.com

- outschool.com

Do quá nhiều nên mình chỉ mồi trước như vậy. Hy vọng bạn sẽ là
người tự điền tiếp vào List trên. Let’s go!

GIÁO DỤC TỰ DO KHAI PHÓNG– KIEN TRAN

You might also like