Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

DỊCH NÃO TỦY

Mục tiêu

1. trình bày được thành phần hóa học của dịch não tủy
2. trình bày được thành phần sinh học của sữa mẹ
3. trình bày được thành phần của dịch vị

1. Dịch não tủy


Dịch não tủy được tạo ra bởi một nhóm các tế bào, được gọi là đám rối màng đệm, nằm
sâu trong não và mỗi người lớn khoảng 150 ml dịch não tủy. Khi chất lỏng không màu đi
xung quanh não và tủy sống, nó làm đệm các cơ quan đó, lấy các nguồn cung cấp cần
thiết từ máu và loại bỏ các chất thải từ các tế bào não. Đôi khi dịch não tủy có thể có
những thứ không nên có, như vi khuẩn hoặc virus có thể tấn công não và gây ra những
bệnh nghiêm trọng.

Dịch não tủy đi xung quanh não và tủy sống, nó làm đệm các cơ quan đó
1.1. Nguồn gốc của dịch não tủy
Dịch não tuỷ được sinh ra từ đám rối mạch mạc (cơ bản ở não thất bên), chứa đầy
trong các não thất bên, qua lỗ Monro vào não thất III, qua lỗ Luschka vào khoang dưới
nhện của não và qua lỗ Magendie thông với khoang dưới nhện của tủy sống;
Dịch não tuỷ được hấp thu trở lại tĩnh mạch bởi các hạt Pacchioni. Bình thường,
cứ mỗi giờ có khoảng 20ml dịch não tuỷ được sinh ra và đồng thời một số lượng dịch não
tuỷ đúng như vậy cũng được hấp thu;
Trong vòng 24 giờ, dịch não tuỷ của người được thay đổi 3 lần. Chức năng của
dịch não tuỷ là bảo vệ não nội bộ và tủy sống chống lại những sang chấn cơ học, đồng
thời tham gia vào nhiệm vụ dinh dưỡng, chuyển hóa của hệ thần kinh trung ương;
Các thành phần sinh học của dịch não tuỷ được điều hoà thường xuyên bởi các
vùng liên diện. Đó là hệ thống các hàng rào máu - não, máu - dịch não tuỷ (các đám rối
màng mạch) và dịch não tuỷ - máu (các hạt Pacchioni của màng não).
1.2 Tính chất vật lý
*Tỷ trọng, pH:

Dịch não tủy có tỷ trọng vào khoảng 1.003 – 1.010, pH hơi kiềm khoảng 7.3 – 7.6

*Màu sắc

Bình thường dịch não tủy trong suốt, trẻ sơ sinh có thể hơi vàng nhạt nhưng sẽ
nhanh chóng trở nên trong suốt. Khi bệnh lý dịch não tủy vẫn có thể trong hoặc trở nên
đục hay có màu.
Dịch não tủy đục có thể do các nguyên nhân như: Có nhiều bạch cầu, viêm màng
não do một số vi khuẩn như màng não cầu, phế cầu, liên cầu…
Dịch màu đỏ gặp trong xuất huyết màng não, viêm não – màng não chảy máu,
chấn thương sọ não…cần phân biệt với trường hợp làm tổn thương mạch máu khi chọc
dịch não tủy, lúc này máu có thể đông và khi ly tâm thì dịch nổi phía trên vẫn trong.
Dịch não tủy vàng có thể gặp trong hội chứng vàng da, tán huyết (máu do xuất
huyết màng não thường là sau 6 giờ bắt đầu thoái biến)…

*Áp lực

Áp lực dịch não tủy thay đổi tùy thuộc vào vị trí hay tư thế ngồi hay nằm khi lấy
dịch. Áp lực dịch não tủy tăng trong áp xe não, u não, não úng thủy, lao màng não, viêm
màng não cấp…giảm ở dưới chỗ tủy bị chèn ép
1.3. Thành phần của dịch não tuỷ
1.3.1. Thành phần tế bào
Trong dịch não tủy của người lớn bình thường có 0 – 5 lympho bào (lymphocytes) hoặc
tế bào đơn nhân (Mononuclear cells), không có tế bào đa nhân (Polymorphonuclear cells)
hoặc hồng cầu.
1.3.2. Các thành phần hóa học
*Protein trong dịch não tuỷ
Bình thường lượng protein trong dịch não tuỷ là <0.45g/l. Các trường hợp bệnh lý
như viêm màng não (viêm màng não mủ, viêm màng não do lao …), ép tuỷ, hội chứng
Guillain - Barre, apxe não… có lượng protein tăng. Trường hợp protein dịch não tủy tăng
đồng thời tăng lượng fibrinogen làm dịch có thể bị đông khi cho vào ống nghiệm là hiện
tượng Froin có thể gặp trong u tủy.
Người ta thấy có sự liên quan giữa lượng protein và bạch cầu trong dịch não tuỷ,
mối liên quan này được chia ra 3 trường hợp sau:
+ Protein và bạch cầu tăng song song: Viêm màng não do lao, giang mai, do các vi
khuẩn khác, do virus, xuất huyết màng não.
+ Protein tăng ít, bạch cầu tăng nhiều (phân ly tế bào/protein): Não viêm mủ
+ Protein tăng nhiều, bạch cầu tăng ít (phân ly protein/ tế bào): Chèn ép tuỷ sống
gây ứ đọng trong dịch não tuỷ, hội chứng Guillain - Barre, xơ cứng rải rác. Điển hình
nhất cho sự phân ly potein/tế bào là trong bệnh bại liệt.
* Glucose trong dịch não tuỷ
Bình thường lượng Glucose trong dịch não tuỷ bằng 2/3 lượng Glucose trong máu.
Glucose trong dịch não tuỷ tăng có thể gặp trong các trường hợp đái đường, động kinh,
uốn ván, xuất huyết não, u não … tuy nhiên nó có ít giá trị trên lâm sàng.
Nồng độ glucose trong dịch não tủy tăng trong các trường hợp : đái tháo đường,
đặc biệt hôn mê do đái tháo đường, động kinh, múa vờn, các u não, xuất huyết não, tăng
huyết áp.
Glucose trong dịch não tuỷ giảm thường gặp trong các trường hợp viêm màng não,
đặc biệt là viêm màng não mủ hay do lao, khi đó đường có thể chỉ còn ở dạng vết. Giải
thích cho hiện tượng này là do sự xuất hiện và hoạt động của vi khuẩn và bạch cầu trong
dịch não tuỷ. Trường hợp não viêm do virus và bại liệt thì nồng độ Glucose trong dịch
não tuỷ gần như bình thường.
* Clorua dịch não tuỷ
Nguyên tắc và cách định lượng xem ở phần định lượng Clorua huyết thanh. Bình
thường Clorua dịch não tuỷ cao hơn trong huyết thanh, vào khoảng 120 - 130mmol/l.
Clorua dịch não tuỷ tăng gặp trong các trường hợp bệnh lý như tăng clorua máu,
động kinh … song có ít giá trị trên lâm sàng.
Giảm clorua dịch não tuỷ gặp trong viêm màng não mủ, viêm màng não do lao.
Ngoài ra clorua giảm còn gặp trong các trường hợp xung huyết màng não, u não, nôn
nhiều…
* Lactat dịch não tủy
Nồng độ lactat trong dịch não tủy bình thường là 1.1-2.4 mmol/l. Nồng độ lactac >
3.5 mmol/l trong các trường hợp viêm màng não nhiễm khuẩn,< 3 mmol/l thường gặp
trong viêm màng não do virus
* Lactatdehydrogenase (LDH)
Việc xác định hoạt độ LDH trong dịch não tủy có ý nghĩa và nhậy hơn đối với xác
định nồng độ lactate. Tuy nhiên việc xác định hoạt độ LDH không được phổ cập rộng rãi.
2. SỮA
Sữa là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất, có giá trị dinh dưỡng cao. 100 ml sữa cung
cấp 63 kcal. Các tuyến sữa chuẩn bị tiết sữa từ khi có thai và bắt đầu tiết sữa vào những
ngày gần sinh, Quá trình tạo thành và bài tiết sữa phụ thuộc vào sự kiểm soát vảu tuyến
yên và tuyến dinh dục. Thành phần của sữa thay đổi theo thời gian kể từ khi bắt đầu đến
khi thôi tiết sữa.
2.1. Tính chất
Sữa là dịch có màu trắng đục, có mùi, vị đặc biệt. Tỷ trọng của sữa khoảng 1.026-
1.028 ở 15oC, pH của sữa hơi acid (6.56-6.95).
2.2. Thành phần hóa học
Trong sữa có các thành phần protein, lipid, glucid, các chất khoáng và các vitamin.
2.2.1. Protein
Nồng độ protein trong sữa mẹ khoảng 1-1.5g/100ml. Protein của sữa có thể chia
thành 3 nhóm: casein, lactoalbumin và lactoglobulin.
Casein là thành phần protein quan trọng nhất trong sữa, là protein chứa nhiều
nhóm phosphate, chính các nhóm phosphate này có tác dụng cố định ion calci, casein dễ
hòa tan. Bằng kỹ thuật điện di có thể phân tích được α, β, γ casein. Các casein đều là các
polymer và giữa các monomer nối với nhau bằng cầu disulfur. Trong thành phần casein
có nhiều acid amin cần thiết.
lactoalbumin và lactoglobulin khác casein là khoogn chứa nhiều phosphate, nhưng
lại chứa nhiều lưu huỳnh. Có hai loại α, β- lactoalbumin, trong thành phần cấu tạo của
chúng có nhiều tryptophan. Trong sữa còn có nhiều peptid và các acid amin tự do.
2.2.2. Lipid
Lipid trong sữa là một hỗn hợp phức tạp, chủ yếu là triglyceride, các lipid trong
sữa có tỷ trọng thấp, Ở trạng thái nhũ tương hóa, các hạt nhũ tương có kích thước khoảng
0.5- 10 µ, trung bình 2- 3 µ, Trong 1 lít sữa có tới 2 tỷ hạt nhũ tương.
Trong sữa có nhiều acid béo chưa no cần thiết, có tới 20 loại acid béo. Cholesterol
khoảng 0.2 g/100ml. Phospholipid, đặc biệt là lecithin (19%) , cephalin (0.02- 0.05%).
2.2.3. Glucid
Glucid chính của sữa là lactose được tổng hợp ở tuyến sữa từ glucose cảu máu.
Nồng độ lactose khoảng 7g/100ml. Độ ngọt của lactose kém hơn 6 lần so với saccarose,
Nồng độ glucose khoảng 1g/100ml. Trong sữa còn có một số các oligosaccarid đặc biệt
cần cho sự phát triển của một số vi khuẩn sinh lactic (L- bifidus), Các oligosaccarid này
chứa N- acetyl-glucosamin, L-fucose, glucose và galactose. Vi khuẩn L-bifidus là vi
khuẩn ruột đặc trưng ở trẻ em còn bú, nó sẽ mất đi khi trẻ thôi bú.
2.2.4.Vitamin
Vitamin A, E và C trong sữa mẹ cao hơn trong sữa dinh dưỡng thông thường,
trong khi vitamin B1, B2, B6, B12, K và axit folic tương đối ít, nhưng vẫn đủ để đáp ứng
nhu cầu sinh lý của trẻ.
2.2.5.Muối vô cơ:
Hàm lượng khoáng chất trong sữa mẹ chỉ bằng ⅓ sữa bò. Hàm lượng canxi và
phốt pho trong sữa mẹ (33:15) thấp hơn so với sữa bò (125:99), nhưng tỷ lệ canxi và phốt
pho là phù hợp (sữa mẹ là 2:1, sữa bò là 1.2:1). Canxi được hấp thu tốt, do đó trẻ bú sữa
mẹ tương đối ít phát sinh chứng canxi máu thấp.
2.2.6.Các nguyên tố vi lượng:
Hàm lượng sắt trong sữa mẹ và sữa bò đều tương đối thấp, nhưng tỷ lệ hấp thụ
chất sắt trong sữa mẹ cao hơn đáng kể so với sữa bò. Sữa mẹ có hàm lượng kẽm thấp hơn
sữa bò (sữa mẹ 0.17-3.02mg/L, sữa bò 1.7-6.6 mg/L), nhưng tác dụng sinh lý lại cao. Tỷ
lệ hấp thụ kẽm trong sữa mẹ có thể đạt 59.2%, trong khi đó sữa bò chỉ là 42%. Do trong
sữa mẹ tồn tại một dạng phối tử (ligand) có trọng lượng của tiểu phân tử kết hợp cùng với
sắt, có thể thúc đẩy quá trình hấp thu sắt.
3. Dịch vị
Dịch vị là hỗn hợp chất tiết của các tế bào tuyến bài tiết của dạ dày. Quá trình bài
tiết dịch vị phụ thuộc vào các hormon, gastrin, secretin, cholecystokinin. Cafein,
histamine cũng có tác dụng kịch thích sự bài tiết dịch vị. Ngoài ra số lượng và tính chất
thức ăn cũng có tác dụng đến sự bài tiết của dịch vị.
Trong các tế bào tuyến dạ dày, tế bào chính bài tiết pepsinogen, tế bào viền vùng
than và đáy dạ dày bài tiết HCl, tế bào biểu mô và các tuyến vùng tâm bị bài tiết dịch vị
kiềm, clorua bicacbonat, mucin.
3.1. Tính chất của dịch vik
Trong 24h dạ dày tiết khoảng 2-3 lít dịch vị
Màu sắc: Bình thường dịch vị trong suốt, có màu sang, vàng nhạt.
pH của dịch vị là từ 1 đến 2.
3.2. Thành phần của dịch vị
Dịch vị chưa 97- 99% là nước, còn lại là mucin, các enzyme tiêu hóa và các muối
vô cơ.
3.2.1. HCl
HCl do tế bào viền tiết ra, quyết định pH của dịch vị. HCl tồn tại ở dạng tự do và
dạng kết hợp với protein mà chủ yếu là mucin. HCl được tổng hợp từ nguồn H + của phản
ứng phân ly của H2CO3, Cl từ NaCl của máu. H+ được vận chuyển ra long dạ dày bằng cơ
chế vân chuyển tích cực. Sự bài tiết HCl của dạ dày chịu ảnh hưởng của các hormone dạ
dày- ruột, gastrin có tác dụng kích thích, secretin, cholecystokin và pancreozymin có tác
dụng ức chế bài tiết HCl. Nồng độ HCl của dịch vị thay đổi theo tình trạng bệnh lý của dạ
dày: viêm lotes dạ dày, hành tá tràng, đa toan, cường toan, cường dây thần kinh X
3.2.2. Các enzyme thủy phân protein
- Pepsin: là enzyme thủy phân protein được tế bào chính của tuyến dạ dày tiết ra
dưới dạng tiền chất là pepsinogen, cí M=40.000 Da. Pepsinogen được hoạt hóa thành
pepsin nhờ HCl hoặc tự hoạt hóa bằng các cắt đi 42 acid amin. Pepsin có M=33.000 Da.
Trung bình 1 lít dịch vị có khoảng 1g pepsin. Pepsin thủy phân protein thành peptid.
- Cathepsin: là enzyme thủy phân protein , hoạt động ở pH 3.9 nên enzyme này
quan trọng trong các trường hợp độ acid của dịch vị yếu (trẻ em khi còn bú mẹ).
- Rennin: là enzyme làm đông vón sữa. Dưới tác dụng của Rennin, casein chuyển
thành paracasein không hòa tan, vì vậy có tác dụng không để sữa qua dạ dày nhanh, tạo
điều kiện cho pepsin tác dụng. Rennin có chủ yếu ở trẻ em, người lớn không có rennin,
tác nhân làm đông vón sữa ở người lớn là pepsin.
3.2.3. Lipase
Dịch vị cũng có một ít lipase có tác dụng thủy phân lipid nhưng không phải là vai
trò chính.
3.2.4. Mucin
Mucin là mucroprotein được tế bào nhầy vùng tâm vị và môn vị tiết ra, Thành
phần chủ yếu của Mucin là các glycoprotein, chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày,
bảo vệ các các vitamin tan trong nước như B1, B12, C, tránh sự tác động của HCl và
pepsin, giúp hấp thu sắt và vitamin B12.
Trong dịch vị còn chứa các muối vô cơ, các ion Na+, K+ , Cl-, Ca2+, Mg2+, một số
acid amin, creatin và acid uric.
Trong các trường hợp bệnh lý có thể xuất hiện acid lactic, acid butyric do hẹp môn
vị, sắc tố mật do dịch ruột trào lên, máu đen do chảy máu dạ dày.
4. Dịch bạch huyết
Bạch huyết là dịch huyết tương được thu lại vào hệ thống bạch mạch sau khi đi
vào tổ chức kẽ ngoài tế bào cung cấp dinh dưỡng
Thành phần hóa học của dịch bạch huyết:
+ Các chất không điện ly (glucose, urê…): giống huyết tương
+ Các chất điện ly: Na+, K+ , Cl- hơi khác với huyết tương chút ít.
+ Nồng độ Protein trong dịch bạch huyết thấp hơn trong huyết tương, khác nhau tùy từng
vị trí. VD: chân 2-3g%, ruột 4-6g%, gan 6-8g%
+ Lipid trong dịch bạch huyết chủ yếu là lipid trung tính, thay đổi tùy vị trí. Sau khu ăn
nồng độ lipid trong dịch bạch huyết của ruột và ống ngực tăng rất cao, làm cho dịch ở đây
có mày đục như sữa. Đó chính là các lipid thức ăn.

You might also like