Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI KỲ THI OLIMPIC CÁC MÔN VĂN HÓA

TRƯỜNG THPT THĂNG LONG NĂM HỌC 2015-2016


-------------------- ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC LỚP 10
Đề thi có 1 trang, gồm 5 câu
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1: (3 điểm)
1. Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng +41,652.10 -19 C; nguyên tử của
nguyên tố Y có khối lượng bằng 1,8.10-22 gam. Xác định X, Y và dựa trên cấu hình electron, hãy
cho biết (có giải thích) mức oxi hóa bền nhất của X và Y trong hợp chất.
Cho qproton = +1,602.10-19 C; 1u (hay 1đvC) = 1,6605.10-27 kg
2. Nước nặng D2O được sử dụng chủ yếu trong các lò phản ứng hạt nhân.
a) Có bao nhiêu proton, nơtron và electron trong phân tử D2O.
b) Viết công thức của 6 chất mà trong phân tử cũng có số electron như trong phân tử D2O.
c) X là một trong số những chất ở câu b có thể tham gia phản ứng với Cl 2 trong điều kiện thích
hợp. Viết PTPƯ đó.
Câu 2: (4 điểm)
1. Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị 29 63
Cu chiếm 72,7% còn lại là 29
65
Cu. Tính phần trăm khối
lượng của 2963
Cu trong Cu2O (Biết O là đồng vị 168 O).
2. Trong tinh thể đồng các khe rỗng chiếm 26% thể tích, khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm 3.
Coi nguyên tử đồng là các khối cầu. Tính bán kính nguyên tử đồng (Cho NA=6,023.1023).
Câu 3: (4,5 điểm)
1. Cho 3 nguyên tố A, B, D (ZA < ZB < ZD).
- A, B cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn.
- B, D là 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong 1 chu kỳ.
- Tổng số proton trong 2 hạt nhân A, B là 24.
Xác định ZA; ZB; ZD và vị trí của A, B, D trong bảng hệ thống tuần hoàn.
So sánh (giải thích ngắn gọn) bán kính nguyên tử của các ion B 2-, D-.
2. Viết CTCT của các axit: HClO, HClO2, HClO3, HClO4. So sánh tính axit của các axit trên
(không giải thích).
Câu 4: (3 điểm)
Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất oxi
hóa, chất khử.
a) Al + HNO3  Al(NO3)3 + N2O + H2O
b) KI + K2Cr2O7 + H2SO4  I2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
c) CuFeSx + O2  Cu2O + Fe3O4 + SO2
Câu 5: (5,5 điểm)
Hỗn hợp A gồm M2CO3, MHCO3 ( M là kim loại kiềm). Cho 6,54 gam A tác dụng hết với V
ml dung dịch HCl 10% (d=1,05 g/ml) thu được dung dịch B và 3,08 gam khí C. Chia B làm hai
phần bằng nhau
- Phần 1 phản ứng vừa đủ với 125 ml dd KOH 0,08M, cô cạn dung dịch thu được m gam
muối khan.
- Phần 2 tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư thu được 8,61 gam kết tủa trắng.
a) Tìm kim loại M và phần trăm khối lượng các chất trong A.
b) Tính giá trị của V và m.
c) Lấy 4,905 gam hỗn hợp A rồi nung nhẹ đến khi không còn khí thoát ra. Cho khí thu được qua
250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,04M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

Cho: H=1; O=16; C=12; Cl=35,5 ; Li=7; Na=23; K=39; Ag=108; Ca=40; Cu=64
Học sinh không được dùng bảng tuần hoàn
...HẾT...

You might also like