Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 83

BÀI GIẢNG

KHUYẾN NÔNG
(Tài liệu tham khảo cho sinh viên kinh tế nông nghiệp)

1
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
I ĐỊNH NGHĨA VÀ BẢN CHẤT CỦA KHUYẾN NÔNG
1.Một số định nghĩa về khuyến nông
Nội dung công tác khuyến nông rất đa dạng bởi vì khuyến nông dựa trên yêu cầu
của nông dân về những thông tin và kiến thức họ cần. Đất nước càng phát triển, trình độ văn
hóa, quản lý , kiến thức khoa học của nông dân càng cao thì nội dung hoạt động khuyến
nông càng phong phú .Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà định nghĩa về khuyến
nông có những điểm khác nhau
 Theo CIDSE ( Tổ chức Hợp tác Quốc tế vì phát triển và đoàn kết ):
“ Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc liên quan đến sự phát triển
nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người già và trẻ em
được học bằng thực hành “
 Định nghĩa về khuyến nông của Indonesia:
Khuyến nông nông nghiệp là một hệ thống giáo dục không theo một quy định thống
nhất nào mà cũng không theo một hệ thống chung nào để huấn luyện nông dân nhằm mục
đích giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật tốt hơn, phát triển hơn quan điểm xác
thực về sự đổi mới dành được thế chủ động trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của họ
Định nghĩa này dựa trên quan điểm cơ bản là giúp nông dân để rồi họ tự giúp ho.ü
Vì vậy, họ có thể tự giải quyết những vấn đề của chính họ bằng sự chấp nhận kỹ thuật tốt
hơn trong sản xuất và những hoạt động kinh doanh.
Như vậy, khuyến nông ở Indenosia không đơn thuần liên quan đến việc chuyển giao
kỹ thuật tiến bộ mà trước hết liên quan đến giáo dục nông dân để họ trở thành những người
thực sự phát triển.
 Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp):
“ Khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề
cho nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của gia đình,
của làng xã. Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát triển sản
xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh
thần cho nông dân “
Vậy: Khuyến nông là một quá trình truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề
cho nông dân làm cho họ có khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của họ nhằm phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân .
2. Mục đích và ý nghĩa của khuyến nông
2-1 Mục đích
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm giúp hộ nông dân nâng cao hiệu quả sử
dụng những điều kiện tự nhiện và điều kiện vật chất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, phát tiển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho nông dân
- Nâng cao trình độ mọi mặt của người dân để tự họ vượt qua được thử thách khó
khăn trong sản xuất nông nghiệp, trong cuộc sống của họ.
- Tóm lại với quan điểm hiện đại thì mục đích của khuyến nông là truyền bá kiến
thức, giảng dạy kỹ năng, trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để nông
dân có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc chính mình, tự tổ chức quản lý sản
xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống và phát triển nông thôn.
2
2.2. Ý nghĩa
- Thông qua khuyến nông trình độ hiểu biết của nông dân được tăng lên để họ có khả
năng tiếp nhận những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của địa phương
và gia đình họ, nắm vững thông tin và xử lý thông tin đó một cách khách quan üđể họ có
những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh và đời sống gia đình.
- Chỉ bằng con đường khuyến nông những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật, những
thông tin về kinh tế thị trường, văn hóa và xã hội mới nhanh chóng đến được với người dân
để họ có điều kiện đẩy nhanh sản xuất .
- Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, đó là cầu nối hai chiều giữa
các nhà nghiên cứu với nông dân .
- Đây là con đường xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, biến vùng nông thôn nghèo nàn
lạc hậu trở thành nơi trù phú về kinh tế, sạch về môi trường và đẹp về cảnh quan .
II. Các nguyên tắc khuyến nông
Để thành công trong công tác khuyến nông cần tuân theo các nguyên tắc sau đây :
1. Phối hợp với nông dân chứ không làm thay họ, giúp đỡ nông dân chứ không cho
không họ.
Công tác khuyến nông có tính cách hợp tác có nghĩa là phối hợp cộng tác với nông
dân, giúp đỡ nông dân để dần dần họ tự giải quyết những vấn đề vướng mắc, khó khăn của
chính họ sự giúp dỡ của khuyến nông chỉ nhằm khuyến khích tạo cơ sở ban đầu để họ tận
dụng hết khả năng tiềm lực của họ biến người nông dân thành người chủ thực sự.
Làm thay cho nông dân, cho không nông dân sẽ không đem lại kết quả nào. Nông
dân sẽ ỷ lại sự trợ gíup và kết quả là hết trợ giúp hết tài trợ thì thành quả của khuyến nông
cũng mất theo
2. Công tác khuyến nông có tính hoàn toàn dân chủ và tự nguyện
Người nông dân muốn bày tỏ ý kiến của mình, muốn người khác tôn trọng những
kinh nghiệm của mình. Chính người nông dân sẽ là một kho tàng kinh nghiệm về sản xuất
và xã hội. Khi nêu ra một vấn đề cần được người nông dân tham gia thảo luận.
Dân chủ sẽ tạo nên giải pháp chính xác Khuyến nông viên chỉ làm nhiệm vụ vận
động, thuyết phục hay khuyến khích nông dân tham gia vào chương trình kế hoạch khuyến
nông nào đó mà nhất thiết không mệnh lệnh, ép buộc hay cưỡng bức .
3. Công tác khuyến nông mang tính chất toàn diện
Công tác khuyến nông không chỉ truyền đạt cho nông dân những kỹ thuật mới về
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp ... mà còn giúp họ nâng cao kỹ năng về ngành nghề khác
tạo cho họ có lòng tự tin vào năng lực tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ.
Cuộc sống trong cộng đồng nông thôn có rất nhiều khía cạnh ( KHKT, xã hội, kinh
tế, sức khỏe..) vì vậy nhiệm vụ của khuyến nông viên là “ Giáo dục và đào tạo nông dân chứ
không phải thuần túy cải thiện sản xuất nông nghiệp “
4. Công tác khuyến nông lấy sự thích ứng từng vùng từng địa phương làm nguyên tắc:
Nông thôn nói chung rất phong phú và đa dạng, mỗi vùng có những đặc thù riêng về kinh
tế, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên .. Vì vậy nên xem xét các tình huống thực tế của địa
phương để đề ra các kế hoạch khuyến nông thích hợp
3
5. Công tác khuyến nông dựa trên nguyên tắc bình đẳng
Nông dân là lực lượng chính thức thực hiện các kế hoạch khuyến nông. Để thu hút
nông dân thực hiện tốt kế hoạch khuyến nông cần làm cho họ thấy họ là thành viên thực sự
bình đẳng.
Sự phối hợp, cộng tác giữa khuyến nông viên và nông dân là bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau không phân biệt trình độ hiểu biết, giàu nghèo... Phương châm của khuyến nông
là “ Hữu giáo vô loài “ có nghĩa là dạy cho tất cả mọi người.
6. Công tác khuyến nông mang tính liên hệ
Khuyến nông viên phải xem việc mình làm là nghĩa vụ, niềm vui và để nâng cao
trình độ ( không mong mỏi trở nên giàu có ..) Vì có tính cách cộng đồng công tác nên
khuyến nông viên không thể nhận kết quả về riêng mình. Tuy nhiên các cơ quan chức
năng phải có chính sách kinh tế thích đáng cho người làm công tác khuyến nông.
7. Công tác khuyến nông phải chú ý việc phân nhóm hộ nông dân
Những mối quan tâm của nông dân trong cùng một vùng không hoàn toàn giống
nhau vì họ có nguồn lợi, khả năng kinh tế và nghề nghiệp khác nhau.
Số nông dân giàu họ sẽ dễ dàng chấp nhận ứng dụng các khuyến cáo mới. Nhưng
nông dân nghèo thì sẽ dè dặt hơn, họ sợ thất bại nên họ yên tâm với cái đã có và thiếu lòng
tin với cái mới, nhất là những cái mới vượt quá khả năng và tầm nhìn của họ.
Như vậy khuyến nông không phải cho tất cả nông dân những lời khuyên giống
nhau, mà phải phân nhóm nông dân hoạch định các chương trình thích hợp cho từng nhóm .
8. Khuyến nông phải mang tính chất trao đổi hai chiều
Khuyến nông không phải là một quá trình truyền đạt kiến thức, thông tin và ý tưởng
một chiều từ khuyến nông viên đến nông dân .
Những kết quả nghiên cứu của cơ quan nông nghiệp về hệ thống canh tác mà khuyến
nông viên đưa đến cho nông dân là vốn quý, song những thông tin mà khuyến nông viên và
các nhà nghiên cứu nhận được từ nông dân có vai trò rất quan trọng.
Người nông dân ü hiểu rất rõ môi trường sống và hệ thống canh tác của họ, cho nên
khi họ có ý kiến nhận xét thì khuyến nông viên phải biết tiếp thu và đưa ra những ý kiến
đóng góp của mình . Sự trao đổi hai chiều như thế này xảy ra ở các giai đoạn khác nhau
trong quá trình làm việc với nông dân.
Ý kiến của nông dân giúp KNV và các nhà nghiên cứu tránh được những thất bại khi
chuyển giao thông tin mới vào sản xuất .
Ý kiến của KNV và các nhà nghiên cứu giúp nông dân hiểu rõ hơn nên bắt đầu từ
việc gì và làm như thế nào để mang lại hiệu quả cao .
Những ý kiến đó hòa trộn với nhau sẽ hoạch định được nội dung và phương pháp
KN có hiệu quả tốt hơn.
III. Chức năng khuyến nông
Chức năng của khuyến nông phản ánh bản chất của nó.Về mặt lý thuyết, chức năng
của khuyến nông là truyền bá thông tin, giáo dục và huấn luyện cho nông dân.Tuy nhiên
trên thực tế, khuyến nông luôn luôn hoạt động trong mối quan hệ lẫn nhau với các bộ phận
cấu thành của phát triển nông thôn. Vì vậy để hoạt động khuyến nông có hiệu quả, khuyến
nông không chỉ truyền bá thông tin mà phải biến những thông tin kiến thức được truyền bá
thành kết qủa sản xúât.Tức là khuyến nông cần có những điều kiện vật chất nhất định như:

4
Vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động ... Những điều kiện như vậy, nông dân không
phải lúc nào cũng nhận được.Vì vậy, khuyến nông đồng thời phải đảm trách thêm những
hoạt động liên quan vốn không phải thuộc chức năng của mình.
Căn cứ vào mức độ liên quan đến bản chất khuyến nông, có thể chia chức năng
khuyến nông ra làm 3 loại:
1. Nhóm chức năng chính : Là những chức năng phù hợp với bản chất của khuyến nông
như
- Thúc đẩy : khuyến khích nông dân hành động theo sáng kiến của chính họ, phát
triển hình thức hợp tác, liên kết của nông dân, nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
- Giáo dục huấn luyện nông dân: Tổ chức những hình thức huấn luyện, đào tạo
giảng dạy cho nông dân,việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp quản lý sản xuất
và quản lý cộng đồng
- Cung cấp và truyền bá thông tin: Thu thập, xử lý, lựa chọn những thông tin cần
thiết phù hợp từ những nguồn khác nhau để truyền bá phổ biến cho nông dân .
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề phát sinh ( tư vấn): Giúp nông dân phát
hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề xảy ra trong sản xuất và đời sống và cùng họ
tìm cách giải quyết.
- Phát triển các chủ đề và phương pháp khuyến nông : trên cơ sở nghiên cứu thực
trạng nông dân, nông nghiệp, nông thôn ở từng địa phương, khuyến nông đề xướng những
chủ đề khuyến nông thích hợp và xây dựng được những phương pháp khuyến nông cụ thể
để thực hiện các chủ đề khuyến nông.
- Đánh giá hoạt động khuyến nông : Bao gồm việc kiểm tra, theo dõi, giám sát và
đánh giá các hoạt động khuyến nông theo từng chủ đề và thời gian nhất định.
- Cầu nối giữa sản xúât và nghiên cứu :

Nghiên cứu Khuyến nông Nông dân

2. Nhóm chức năng phụ: là những chức năng về bản chất không phải khuyến nông nhưng
cần có để thực hiện nhóm chức năng chính như :
- Trợ giúp nông dân bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm .
- Tổ chức các thử nghiệm nghiên cứu trên đồng ruộng tại địa phương nhằm kiểm tra
sự phù hợp của các kết quả nghiên cứu khoa học tại địa phương, làm cơ sở cho việc phổ
biến, mở rộng những kết quả đó.
- Trợ gíup nông dân phát triển các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn, như : xây dựng đường sá giao thông, phương tiện giáo dục học tập của nông dân, cơ
sở thủy lợi ....
- Cung cấp dịch vụ về :
+ Cây con giống
+ Bảo vệ thực vật
5
+ Chữa bệnh vật nuôi
Dĩ nhiên khi khuyến nông thực hiện những chức năng này họ biến thành vai trò của
người quản lý hoặc người thực hiện dịch vụ kinh doanh nông nghiệp, chứ không phải là
người tư vấn.Vì vậy, cần xác định một ranh giới phù hợp khi khuyến nông thực hiện những
chức năng này.

3. Nhóm chức năng liên quan: Là những chức năng bổ sung tạo điều kiện cho các nhóm
chức năng trên thực hiện như:
- Giúp nông dân về tín dụng và thanh tóan : Khuyến nông trong nhiều trường hợp phải
đưa ra những tư vấn cho nông dân về cách khai thác, tìm kiếm nguồn vốn,các phương thức
thủ tục vay tín dụng và thanh toán.Tuy nhiên việc xử lý nợ nần không phải là chức năng của
khuyến nông .
- Thống kê về hoạt động khuyến nông: Khuyến nông có chức năng thu thập số liệu về
hoạt động khuyến nông ở địa phương mà mình phụ trách để cung cấp cho các tổ chức
khuyến nông cấp trên.
- Kiểm tra hoạt động sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông trong chừng mực nào đó thực
hiện chức năng kiểm tra một số lĩnh vực của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương
như: Kiểm tra tiến độ sản xuất, chất lượng giống, chất lượng sản phẩm.
IV. Vai trò của khuyến nông:
Như vậy, khuyến nông là một lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, nó được phân biệt
với các hoạt động khác bởi đối tượng tác động, mục tiêu và phương pháp thực hiện.Vai trò
của khuyến nông thể hiện như sau :
1. Trong phát triển nông thôn:
Mặc dầu mục đích cuối cùng của khuyến nông là thúc đẩy sự phát triển nông thôn,
nhưng không phải như vậy mà đồng nhất khuyến nông với phát triển nông thôn .Phát triển
nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau, tác động vào những khía cạnh khác
nhau của nông thôn, như: chính sách, công nghệ, thị trường ,giáo dục nông nghiệp, tín dụng,
y tế...

Tóm lại khuyến nông là một yếu tố,một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển
nông thôn

Khuyến nông
Tài chính Chính sách

Giáo dục Nông thôn Công nghệ

Y tế Thị trường
Điện tử

6
2. Khuyến nông đối với nông dân:
Khuyến nông có vai trò trực tiếp với nông dân và cộng đồng của họ. Đặc biệt khi hộ
gia đình được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ và sản xuất hàng hóa là quy luật họ phải
tuân theo, thì nông dân là đối tượng cuối cùng tiếp nhận thông tin và chịu mọi tác động của
khuyến nông .Vì vậy, khuyến nông hơn bao giờ hết cần đến cho mọi hộ nông dân.Có thể nói
khuyến nông là người bạn gần gủi nhất của nông dân.
Sự giúp đỡ của khuyến nông đối với nông dân không bó hẹp trong khuôn khổ truyền bá
thông tin, giáo dục, huấn luyện mà còn có những lĩnh vực tìm kiếm, sử dụng các nguồn tự
nhiên và kinh tế .Vai trò của khuyến nông đối với nông dân thể hiện:
- Là người trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh từ nông dân và cộng đồng của ho.
- Là người trực tiếp giúp đỡ nông dân về sản xuất và đời sống
- Là người trực tiếp huấn luyện, đào tạo nông dân và giúp nông dân sử dụng có hiệu
quả những kiến thức, kỹ năng và điều kiện vật chất đã tiếp nhận .
- Là người tạo lập và thúc đẩy mối liên kết phối hợp giữa các tổ chức tự nguyện của
nông dân.
3. Khuyến nông đối với nhà nước
Khuyến nông không chỉ là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn, giữa các cơ quan
nghiên cứu khoa học với nông dân mà còn là cầu nối giữa nhà nước với nông dân.Vai trò
của khuyến nông đối với nhà nước thể hiện:
- Khuyến nông là người trực tiếp giúp nhà nước thực hiện những chiến lược chính
sách về nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
- Khuyến nông là người trực tiếp vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính
sách nông nghiêp của nhà nước.
- Khuyến nông là người trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu, đòi hỏi
những nguyện vọng của nông dân cho nhà nước có cơ sở để hoạch định những chính sách
phù hợp.
- Khuyến nông còn là người trực tiếp giúp nhà nước phân phối sử dụng đúng đắn có
hiệu quả vốn, quỹ và các nguồn lực khác dành cho việc phát triển nông nghiệp và nông
thôn.
4. Vai trò của cán bộ khuyến nông
4.1 Vai trò của cán bộ khuyến nông:
Cán bộ khuyến nông có trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu được và
giám quyết định về một vấn đề cụ thể (ví dụ áp dụng một cách làm ăn mới, gieo trồng một
giống mới.) Khi nông dân quyết định cán bộ KN phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp
dụng thành công cách làm ăn mới đó. Như vậy vai trò của CBKN là đem kiến thức cho
nông dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó .
Cán bộ KN phải làm sao cho nông dân ngày càng tin tưởng vào năng lực của chính
họ, để họ tự tổ chức lấy các hoạt động kinh tế của gia đình và tham gia ngày càng tích cực
vào các chương trình khuyến nông. Muốn vậy cán bộ khuyến nông phải thường xuyên hỗ
trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng sáng kiến của họ để chủ động giải
quyết lấy các vấn đề cuộc sống. CBKN phải phân tích tình huống của nông dân trước khi

7
quyết định cách tốt nhất để giúp đỡ họ. Một cán bộ khuyến nông thực thụ sẽ có những vai
trò đối với nông dân như sau:
Người đào tạo (người thầy) Người tạo điều kiện
Người lảnh đạo Người quản lý
Người môi giới Người cung cấp thông tin
Người bạn Người hành động
Người tổ chức Người tư vấn
Người trọng tài
Điều đó ta thấy vai trò và nhiệm vụ của CBKN trong sự nghiệp phát triển nông thôn.
Nên CBKN phải hiểu được tầm quan trọng của mình và luôn sẵn sàng thu thập thông tin,
phân tích tình huống và đánh giá vấn đề để nhập vai một cách đúng đắn và linh hoạt.
4.2 Kiến thức, năng lực và phẩm chất của CBKN
4.2.1.Kiến thức: Một cán bộ KN thực thụ cần có các kiến thức về 4 lĩnh vực sau :
- Kiến thức về mặt kỹ thuật : Phải được đào tạo đầy đủ kỹ thuật về nông lâm nghiệp
trong phạm vi công tác của mình: Như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiếp thị
nông sản phải biết làm các công việc chủ yếu như gieo hạt, bón phân ...
- Kiến thức về phát triển nông thôn như đánh giá nhanh nông thôn có sự tham giá
(PRA), lập kế hoạch, phát triển cộng đồng, theo dõi và đánh giá dự án.
- Kiến thức xã hội và đời sống nông thôn : CBKN phải hiểu được những vấn đề liên
quan đến xã hội nhân văn của đời sống nông thôn, vai trò của giới, chú trọng đến các phong
tục tập quán, truyền thống văn hoá và những giá trị tinh thần của cộng đồng nông thôn. Đặc
biệt là kiến thức truyền thống của cộng đồng. Ngày nay người ta thừa nhận rằng những kiến
thức của nông dân là cực kỳ quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Phát
triển tri thức của nông dân để tự họ đưa ra quyết định đúng đắn là một nhiệm vụ quan trọng
của CBKN vì tri thức của những người nông dân là nguồn lực chính của sự phát triển.
- Kiến thức về đường lối chính sách của Đảng : CBKN phải nắm được đường lối và
những chính sách cơ bản của nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời
cũng phải biết những vấn đề khác có liên quan và ảnh hưởng đến đời sống nông thôn như
các chương trình phát triển, chương trình tín dụng, các thủ tục pháp lý và hành chính ở nông
thôn.
- Kiến thức về giáo dục: Do khuyến nông là một tiến trình giáo dục mà đối tượng là
nông dân nên CBKN phải biết các kiến thức về giáo dục, hiểu được tâm lý của người nông
dân, nắm vững các phương pháp dạy học để thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn .

8
4.2.2.Năng lực cá nhân
- Năng lực cá nhân phản ánh những kỹ năng tổng hợp mà một CBKN cần phải có.
Năng lực cá nhân cần thiết đối với cán bộ khuyến nông là :
- Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: CBKN phải có khả năng lập kế hoạch các hoạt
động khuyến nông và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. CBKN phải có khả năng quản lý một
cách có hiệu quả công việc của bản thân cũng như các hạot động có liên quan.
- Năng lực truyền đạt thông tin: CBKN phải có khả năng diễn đạt và viết các báo
cáo, vì họ sẽ phải sử dụng thường xuyên những kỹ năng này trong giao tiếp với dân khi làm
KN
- Khả năng phân tích và đánh giá: CBKN phaỉ có khả năng phân tích và đánh giá các
tình huống nẩy sinh hàng ngày, có khả năng thương lượng và giải quyết các mâu thuẫn.
Nhận thức và hiểu rõ các vấn đề trong công việc để có thể đề xuất những giải pháp kịp thời
và hợp lý.
- Năng lực lảnh đạo: CBKN phải tự tin và biết tin tưởng vào những người nông dân
mà mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng và có khả năng lảnh đạo quần
chúng thực hiện các chương trình khuyến nông .
- Khả năng sáng tạo: CBKN phải làm việc trong những điều kiện độc lập, ít chịu sự
giám sát cấp trên. Vì vậy phaỉ có khả năng sáng tạo và tin tưởng vào việc làm của mình chứ
không phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo của cấp trên .
4.2.3. Phẩm chất cá nhân: Phẩm chất cá nhân là những đức tính tốt mà mỗi người làm
công tác khuyến nông đều phải có. Đó là những điều người ta cần phải đánh giá khi tuyển
lựa cán bộ khuyến nông. Những phẩm chất đó bao gồm:

9
- Đạo đức tác phong tốt, khiêm tốn và giản dị
- Luôn tin tưởng vào nông dân
- Lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào
dân tốc thiểu số, Có tính hài hước và nhẹ nhàng trong công việc, tôn trọng và lắng nghe ý
kiến của nông dân. .
- Tin tưởng vào năng lực của chính mình và tự giác hoàn thành công việc được giao.

- Sẵn sàng làm việc làm việc ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh
V. Nội dung hoạt động khuyến nông
1. Tuyên truyền chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn
của Đảng và nhà nước.
2. Truyền bá những tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản
phẩm .vv.. Nội dung phải sát thực và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của địa phương
3. Cung cấp cho nông dân những thông tin về thị trường và giá cả nông sản phẩm và vật
tư nông nghiệp để họ tổ chức sản xuất có lãi
4. Phổ biến kinh nghiệm sản xuất giỏi chọn những nông dân giỏi phổ biến kinh nghiệm
sản xuất để nông dân khác cùng làm theo
5. Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế cho hộ hoặc nhóm nông
dân
6. Thực hiện dịch vụ kỹ thuật và cung ứng vật tư cho nông dân: Khuyến nông có thể
thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cung cấp các giống cây, giống con và một số vật tư nông
nghiệp có chất lượng cao phục vụ nông dân nhưng phải gắn trách nhiệm với kết quả sản
xuất
7. Truyền bá thông tin kiến thức, lối sống văn hóa lành mạnh, kế hoạch hóa gia đình,
tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
cho nông dân
VI. Hệ thống tổ chức khuyến nông

1. Trên thế giới

Mỗi quốc gia đều có một hệ thống tổ chức khuyến nông khác nhau. Điều này
do đặc thù của sản xuất nông nghiệp của mỗi nước cũng như chính sách phát triển
khác nhau. Hệ thống tổ chức khuyến nông cũng thay đỗi theo thời gian.

2. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam.

2.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông theo nghị đinh số 13-CP

Ngày 2-3-1993. Chính phủ đã ban hành nghị định số 13-CP kèm theo bản
Quy định về công tác khuyến nông. Thông tư liên bộ số 02/LB/TT ngày 2-8-1993
cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về việc thi hành nghị định số 13-CP. Tổ chức
mạng lưới khuyến nông như thế nào, điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể ở từng
địa phương. Chương này sẽ bàn đến một số nguyên tắc cơ bản của tổ chức khuyến
nông và giới thiệu một vài mô hình tổ chức khuyến nông để chúng ta cùng tham
khảo và áp dụng.
10
Những nguyên tắc cơ bản

- Phải đánh giá đúng tầm quan trọng của những cán bộ khuyến nông làm việc
trực tiếp với dân. Tính hiệu quả của một tổ chức khuyến nông thể hiện ở những đầu
ra của nó. Đó là khâu tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với dân. Khâu này làm tốt hay
không tốt sẽ ảnh hởng đến toàn bộ tiến trình khuyến nông và khả năng sống còn của
tổ chức. Vì vậy, những cán bộ khuyến nông cơ sở có một vai trò quan trọng. Họ phải
được tạo điều kiện để làm tốt công việc khuyến nông.

- Tuyển lựa những cán bộ không những có năng lực mà còn phải có một thái
độ, một t cách thích hợp với công việc khuyến nông. Đặc thù của khuyến nông là
làm việc ở nông thôn, điều kiện công tác khó khăn, ít chịu sự kiểm soát chặt chẽ của
cấp trên. Do vậy nhất thiết phải tuyển lựa những người đáng tin cậy, siêng năng, tháo
vát và chân thành mong muốn được phục vụ bà con nông dân.

- Phát triển mạng lới khuyến nông trên cơ sở bằng cách tuyển lựa và đào tạo
cộng tác viên là những nông dân nhiệt tình và có năng lực ở địa phơng. Muốn cho kĩ
thuật đợc chuyển giao đến từng hộ nông dân, nhất thiết phải xây dựng mạng lới,
tuyển lựa và đào tạo các cộng tác viên tại địa phương. Những ngời này ngoài lòng
nhiệt tình còn phải có năng lực công tác. Họ có thể làm việc trên cơ sở tình nguyện
hoặc được trả thù lao theo từng chương trình.

- Cần một đội ngũ chuyên gia thành thạo về kĩ thuật và phơng pháp để luôn hỗ
trợ cho các hoạt động khuyến nông. Đây là hậu phơng của những cán bộ ngoại
nghiệp, lực lợng này sẽ hỗ trợ kĩ thuật và bổ sung kiến thức cho những cán bộ
khuyến nông ngoại nghiệp khi cần thiết.

- Tổ chức bộ máy khuyến nông phải hết sức gọn nhẹ và năng động.

Trong điều kiện giao thông và thông tin liên lạc ở nông thôn nớc ta còn gặp
nhiều khó khăn, việc có một bộ máy khuyến nông gọn nhẹ và năng động là rất cần
thiết cho cán bộ hoạt động. Chỉ có một tổ chức khuyến nông năng động, có đủ điều
kiện làm việc mới có thể nhanh chóng đáp ứng đợc những yêu cầu của nông dân.

2.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước

2.2.1. Trung tâm khuyến nông Quốc gia

Nhiệm vụ của các tổ chức khuyến nông đã được quy định cụ thể trong thông
tư liên bộ số 02/LB/TT ngày 2-8-1993 'Hớng dẫn thi hành nghị định số 13-CP ngày
2-3-1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông".

- Xây dựng và chỉ đạo các chương trình dự án khuyến nông về trồng trọt, chăn
nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, bảo quản, chế biến nông sản

- Theo dõi, đôn đốc, điều phối hoạt động khuyến nông và giám sát đánh giá
việc thực hiện các chương trình dự án khuyến nông

11
- Tham gia thẩm định các chương trình dự án khuyến nông theo quy định của
Bộ NN & PTNT

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, những
kinh nghiệm về điển hình sản xuất giỏi, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức và quản lý kinh
tế, thông tin thị trường cho nông dân

- Quan hệ với các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để thu hút
nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động khuyến nông

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp..

2.2.2. Trung tâm khuyến nông tỉnh

Theo nghị định 13/CP thì mỗi tỉnh thành lập 1 Trung tâm khuyến nông, trực
thuộc Sở NN&PTNT, mỗi trung tâm có từ 3-5 phòng chức năng, biên chế từ 15-20
người tùy từng tỉnh. Nhiệm vụ của trung tâm là:

- Xây dựng chỉ đạo thực hiện các chương trình khuyến nông của Trung ương
và Tỉnh

- Phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông lâm nghiệp và những kinh
nghiệm, điển hình sản xuất cho nông dân

- Bồi dưỡng kiến thức, quản lý kinh tế và rèn luyện tay nghề cho cán bộ
khuyến nông cơ sở, cho nông dân, cung cấp cho nông dân những thông tin thị tr-
ường, giá cả nông sản.

- Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc
tham gia trực tiếp vào các hoạt dộng khuyến nông địa phương

2.2.3. Trạm khuyến nông huyện/ thị:

Theo quy định thì mỗi huyện thị sẽ thành lập Trạm khuyến nông, làm công tác
sự nghiệp về khuyến nông. Tuy nhiên hiện nay việc hình thành trạm, và tổ chức của
các trạm ở mỗi địa phơng lại có sự khác nhau, và không thống nhất. Theo tổng kết
của Trung tâm khuyến nông Quốc gia thì hiện nay có 4 loại hình tổ chức của Trạm
khuyến nông cấp huyện:

Một là: Trạm khuyến nông đợc trực tiếp quản lý theo ngành dọc là Trung tâm
khuyến nông tỉnh. Loại hình này gồm 30 tỉnh, chủ yếu ở phía nam

Hai là: Trạm khuyến nông trực thuộc huyện quản lý về nhân sự, chuyên môn
do ngành dọc quản lý. Loại hình này có 21 tỉnh

Ba là: Trạm khuyến nông trực thuộc Phòng NN&PTNT quản lý. Loại hình
này có 13 tỉnh

12
Bốn là: Sự nghiệp khuyến nông và quản lý nhà nớc về nông nghiệp vẫn cùng
chung trong Phòng NN&PTNT, khuyến nông cha hình thành Trạm. Loại hình này có
8 tỉnh

Nhiệm vụ của Trạm khuyến nông đợc quy định cụ thể:

- Tiếp nhận những chương trình khuyến nông do Trung tâm khuyến nông tỉnh
đưa xuống, tổ chức thực hiện, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động lên Trung tâm.

- Xác định những nhu cầu khuyến nông của các xã trong huyện và tập hợp
thành kế hoạch khuyến nông tháng/quý/năm để trình lên cấp tỉnh.

- Tổ chức hoạt động khuyến nông như: Tập huấn kĩ thuật, tổ chức trình diễn
phơng pháp và kết quả, đi tham quan, hội thảo đầu bờ v.v... để chuyển giao kĩ thuật
cho dân.

- Hợp tác với những cơ quan nghiên cứu để khảo sát và thử nghiệm những mô
hình canh tác nông lâm kết hợp, chăn nuôi và bảo vệ thực vật trên cơ sở có ngời dân
cùng tham gia.

- Thông qua những phương tiện khuyến nông, cung cấp cho nông dân những
thông tin cần thiết về hạt giống, cây con, phân bón, thuốc trừ sâu, giá cả thị trờng...
Thu thập thông tin khoa học kĩ thuật trong những lĩnh vực khác để sẵn sàng cung cấp
thông tin cho dân khi cần.

- Tổ chức và giúp đỡ nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng để phục vụ sản
xuất nông nghiệp hoặc phát triển các hoạt động tăng thu nhập.

- Phối hợp khuyến nông với các chương trình phát triển khác ở địa phương
như chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, xoá nạn mù chữ...và những chương
trình khác của các tổ chức phi chính phủ.

- Tổ chức các buổi ngoại khoá cho học sinh phổ thông trong huyện về những
chủ đề có liên quan đến môi trờng, bảo vệ rừng, chăn nuôi và canh tác nông nghiệp.

- Khuyến khích và giúp đỡ dân xây dựng vườn ươm hoặc các cơ sở sản xuất
cây/con giống do hộ nông dân hoặc do cộng đồng quản lí.

- Khuyến khích và giúp đỡ dân phát triển những hoạt động sản xuất khác tăng
thu nhập cho gia đình.

- Phối hợp với những cơ quan chức năng khác nhau trong huyện như Trạm
bảo vệ thực vật, Trạm thú y. để thực hiện các chương trình có liên quan tới khuyến
nông.

13
2.2.4. Cấp xã

Tuỳ theo điều kiện từng địa phơng, có thể thành lập các cụm khuyến nông,
mỗi cụm khuyến nông bao gồm từ 3-4 xã gần kề nhau. Trong một cụm có thể bố trí
3-4 cán bộ khuyến nông (biên chế của trạm) có chuyên môn khác nhau (trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp...) để họ có thể phối hợp giải quyết những vấn đề thuộc
chuyên môn trong địa bàn họ phụ trách.

Tổ chức theo Cụm khuyến nông là hình thức phổ biến trớc đây ở một số địa
phương như Thái Nguyên, Bắc Kạn.. Hình thức này có ưu điểm là có sự hợp tác của
các cán bộ khuyến nông có chuyên ngành khác nhau, nhưng cũng có nhược điểm là
sự phân công trách nhiệm không rõ ràng, nên có xã hoạt động tốt có xã hầu như ít
hoạt động, nên hiệu quả hoạt động còn có những hạn chế

Cụm trởng chịu trách nhiệm trớc Trạm khuyến nông về việc quản lí nhân sự,
lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo những chơng trình khuyến
nông trong địa bàn.

Theo thông tư liên bộ, Bộ NN&PTNT- Ban Tổ chức cán bộ chính phủ số 07
ngày 24/4/1996, mỗi xã có một ủy viên nhân dân xã theo dõi sản xuất nông lâm
nghiệp và làm công tác khuyến nông. Hiện nay do đặc thù hết sức phong phú và đa
dạng của hoạt động khuyến nông ở các địa phương nên, nhiều tỉnh đã hình thành
mạng lới khuyến nông tới các xã, các cán bộ này được biên chế như công chức nhà
nước và làm nhiệm vụ khuyến nông xã. Tham mưu cho chính quyền địa phương về
hoạt động nông lâm nghiệp. Xác định các nhu cầu của người dân. Xây dựng các kế
hoạch khuyến nông và phát triển nông thôn tại các thôn bản của xã. Tập huấn kỹ
thuật cho nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn tại địa phương, chuyển giao các
tiến bộ khoa học kỹ thuật tới người dân. Giám sát đánh giá các hoạt động khuyến
nông tại các thôn bản. Ngoài ra khuyến nông cấp xã có một số nhiệm vụ sau:

Phát hiện những nông dân sản xuất giỏi, những kinh nghiệm kiến thức sản
xuất trong địa bàn để báo cáo cho Trạm và phổ biến những điển hình này cho những
nông dân khác.

Giúp thành lập các Ban quản lí thôn bản để quản lí các chương trình khuyên
nông ở địa phơng, phát hiện những nông dân có năng lực và nhiệt tình để bồi dưỡng
họ trở thành khuyến nông viên thôn bản. Thực hiện đào tạo khuyến nông và kĩ thuật
cho họ để phổ cập cho nông dân.

Giúp thành lập những nhóm nông dân có cùng hoàn cảnh hoặc cùng lợi ích để
tiến hành khuyến nông cho họ.

2.2.5. Cấp thôn bản

Hiện nay các tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng mạng lới khuyến nông cơ
sở, bao gồm các cán bộ kỹ thuật làm theo hợp đồng, những nông dân tiên tiến. Ở các
thôn bản có thể hình thành nên các câu lạc bộ khuyến nông (Hà Nội, Cần Thơ, Long
An, Sơn la, Lai Châu...), làng khuyến nông tự quản (Thái Nguyên Bắc Kạn..), hoặc
nhóm hộ sở thích
14
Làng khuyến nông tự quản/ Ban quản lí thôn bản

Làng khuyến nông tự quản là một tổ chức nông dân ở cơ sở đợc thành lập trên tinh
thần tự nguyện và nhu cầu của cộng đồng thôn bản. Với sự giúp đỡ của cán bộ
khuyến nông, làng khuyến nông tự quản hoàn toàn chủ động và tự quản trong việc tổ
chức phát triển sản xuất và các hoạt động khác ở địa phương.

Mục tiêu:

- Nâng cao năng lực tự quản của nông dân.

- Xây dựng kế hoạch và biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu
cầu của người dân trong sản xuất và phát triển thôn bản

- Tăng cường tính cộng đồng trong các hoạt động nông nghiệp và phát triển
nông thôn

Ban quản lí thôn bản : Do ngời dân tự bầu ra dới sự giúp đỡ của cơ quan
khuyến nông, Ban quản lí có thể từ 3-5 ngời, bao gồm trưởng ban, các ủy viên, có
thể có các đại diện của các tổ chức quần chúng khác nh hội phụ nữ, hội nông dân,
đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh tham gia. Ban quản lí thôn bản có nhiệm vụ sau:

- Cùng với dân và cán bộ khuyến nông xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh
giá kế hoạch phát triển kinh tế cộng đồng và những chương trình khuyến nông trong
thôn bản.

- Quản lí và phát triển các quỹ tín dụng và tiết kiệm trong thôn bản.

- Phối hợp và tạo điều kiện cho các nhóm cùng sở thích, các khuyến nông
viên thôn bản triển khai các chương trình khuyến nông

- Theo dõi và đánh giá các chơng trình khuyến nông

- Phản ánh kịp thời nhu cầu và nguyện vọng của dân lên cụm khuyến nông.

2.2.6.Câu lạc bộ khuyến nông

Câu lạc bộ khuyến nông là tổ chức khuyến nông tự nguyện đợc chính quyền
xã cho phép hoạt động và quản lý. Có những nhiệm vụ chủ yếu nh sau:

- Tập hợp các hội viên là nông dân để tổ chức học tập tiếp thu tiến bộ kỹ thuật
mới, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ quản lý, khả năng tổ
chức sản xuất có hiệu quả kinh tế cao

- Tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ để nông dân trao đổi, bàn bạc, đề xuất
các nhu cầu nguyện vọng . Tạo mối quan hệ gắn bó giữa các hộ nông dân với nhau,
giúp nhau khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống.

15
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ cung ứng vật t nông nghiệp (phân bón, thuốc
trừ sâu, cây con giống.. Câu lạc bộ có thể đứng ra làm tín chấp với các tổ chức tín
dụng để giúp các hộ thành viên vay vốn đầu t sản xuất có hiệu quả

2.2.7. Nhóm hộ sở thích

Là các nhóm có chung nguyện vọng, chung sở thích và có điều kiện kinh tế,
xã hội tơng đối gần nhau. Mục tiêu chung của nhóm sở thích là:

- Nâng cao năng lực của nông dân để họ giúp đỡ lẫn nhau tự giải quyết các
vấn đề khó khăn, thay vì chỉ phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài. Nông dân có thể
giúp dỡ, hỗ trợ, liên kết với nhau trong sản xuất, cùng nhau học hỏi và áp dụng các
kỹ thuật mới vào sản xuất

- Giúp ngời dân đa ra đợc những vấn đề khó khăn trong sản xuất, đề xuất các
giải pháp phù hợp

2.3.8. Khuyến nông viên thôn bản

Khuyến nông viên thôn bản do dân hoặc Ban quản lý thôn bản bầu ra. Nên
chọn những người có năng lực sản xuất và nhiệt tình với công tác khuyến nông. Họ
sẽ được đào tạo và hỗ trợ để làm khuyến nông trực tiếp cho dân. Mỗi thôn bản cử ra
từ 1-2 người, tuỳ theo quy mô của thôn bản. Nhiệm vụ của Khuyến nông viên thôn
bản là

- Trực tiếp phổ cập các chương trình khuyến nông đến từng hộ nông dân

- Giám sát và báo cáo Ban quản lý hoặc cán bộ khuyến nông về việc thực hiện
các hoạt động khuyến nông và tín dụng của những nhóm hộ nông dân cho mình phụ
trách

- Phối hợp theo dõi những chương trình thử nghiệm và trình diễn của nông
dân

- Phản ánh kịp thời những nhu cầu và nguyện vọng của dân với Ban quản lý
và khuyến nông cấp trên

2.2.6. Các tổ chức tham gia khuyến nông khác

Các Viện nghiên cứu, Trung tâm , Trờng đại học, Cao đẳng , doanh nghiệp,
các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế ....tham gia công tác khuyến nông

Ngoài hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nớc thì nhiều cơ quan, trờng học viện
nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ ...cũng là một lực lợng quan trọng có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp tham gia công tác khuyến nông thông qua các kết quả nghiên cứu, xây dựng
mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan .. hoặc một dự án phát triển nông
thôn..Thực tế trong nhiều năm qua sự đóng góp của thành phần này cũng rất quan trọng, đã
góp phần rất lớn trong việc từng bớc hoàn thiện phơng pháp luận trong công tác khuyến
nông..

16
3. Hệ thống tổ chức khuyến nông mới

Theo nghị định mới của chính phủ về khuyến nông (56/2005/NĐ-CP), hiện nay hệ
thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam chia làm 4 tổ chức khuyến nông sau:

3.1.Tổ chức khuyến nông Trung ương:

- Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia, đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ
Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung Tâm Khuyến
Nông Quốc Gia do bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quy
định.

3.2.Tổ chức khuyến nông địa phương

Tổ chức khuyến nông ở địa phương là đơn vị sự nghiệp, được quy định như sau:

- Tổ chức khuyến nông ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi là
khuyến nông cấp tỉnh.

- Tổ chức khuyến nông ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được giọi là
khuyến nông cấp huyện.

Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của khuyến nông địa phương do Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

3.3.Tổ chức khuyến nông cơ sở

- Mỗi xã, phường, thị trấn(sau đây gọi chung là cấp xã) có ít nhất một nhân viên
làm công tác khuyến nông.

- Ở thôn, bản, phum, sóc(sau đây gọi chung là cấp thôn) có cộng tác viên khuyến
nông.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định số lượng và chế độ thù lao cho nhân viên khuyến
nông cấp xã, cộng tác viên khuyến nông cấp thôn.

3.4. Tổ chức khuyến nông khác

- Tổ chức khuyến nông khác bao gồm các tổ chức và cá nhân như: tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục
đào tạo,...tham gia vào việc khuyến khích, tạo điều kiện và thành lập các tổ chức
khuyến nông.

- Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông thuộc tổ
chức, cá nhân nào thì do tổ chức, cá nhân đó quy định.
17
CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG

1. Khái niệm
Phương pháp làm khuyến nông là cách đạt mục tiêu khuyến nông thông qua sự tác
động trực tiếp giữa chủ thể khuyến nông (CBKN) và đối tượng khuyến nông (nông dân)
bằng những hoạt động giáo dục,huấn luyện trực tiếp.
Căn cứ phương thức tác động giữa cán bộ khuyến nông với nông dân, phương thức
truyền bá thông tin cho nông dân có thể phân chia phương pháp làm khuyến nông như sau:
2. Phương pháp tiếp xúc cá nhân (cá thể)
2.1. Khái niệm:
Phương pháp cá thể là phương pháp mà thông tin được chuyển giao trực tiếp cho
từng cá nhân nông dân
2.2. Một số hình thức
2.2-1 Đến thăm nông dân
 Mục dích:
- Làm quen và tạo sự gần gủi với người nông dân và gia đình họ
-Tạo điều kiện cung cấp cho nông dân thông tin và lời khuyên về một vấn đề cụ thể
- Giải đáp những thắc mắc mà người nông dân không có cơ hội hỏi căn kẽ
- Tạo điều kiện theo dõi kết quả của công việc khuyến nông đang tiến hành
- Giúp hiểu thêm tình hình ở địa phương và những vấn đề người dân đang phải đối mặt
hàng ngày.
Vạch kế hoạch cho chuyến thăm viếng
Trong chương trình công tác hàng tháng, cần vạch kế hoạch cụ thể cho những cuộc
viếng thăm nông dân.Trước hết phải xác định mục đích rõ ràng cho cuộc thăm viếng. Cần
thu thập trước một số thông tin về hoàn cảnh kinh tế và những hoạt động tăng thu nhập của
hộ nông dân dự định đến thăm, kể cả những thành công hay thất bại của họ.Tuyệt đối không
được làm nông dân hiểu lầm rằng người đến thăm chẳng biết gì về gia đình và cách làm ăn
của họ.
Những công việc cần chuẩn bị trước khi đến thăm nông dân:
- Định thời gian, hẹn trước với chủ nhà nếu có thể
- Xác định rõ mục đích thăm viếng
-Xem xét lại những ghi chép của các lần đến trước đó hoặc những thông tin khác về
gia đình họ
- Chuẩn bị trước những thông tin, những tài liệu chuyên môn có thể sẽ phải dùng
đến
- Nắm rõ yêu cầu của nông dân

18
Thực hiện cuộc viếng thăm
Cán bộ khuyến nông khi đến thăm nông dân không phải chỉ trao đổi thông tin, các kiến
thức khoa học kỹ thuật hoặc những lời khuyên mà cần dành thời gian để trò chuyện làm
tăng thiện cảm và lòng tin của nông dân với chương trình khuyến nông. Hãy bắt đầu bằng
những lời thăm hỏi thân tình. Cần nhớ rằng cán bộ KN phải "nhập gia tuỳ tục" Khi cả hai
bên đều cảm thấy thoải mái và tin tưởng, có thể tiến hành trao đổi công việc với người
dân.Trong khi trao đổi phải biết cách lắng nghe và khuyến khích người dân giải bày tâm sự
của họ. Ngoài ra cần có những lời khen đúng lúc đối với người nông dân để động viên làm
cho họ tự tin hơn
Cuộc trao đổi có thể bao trùm nhiều công việc khác nhau.Người nông dân có thể cần
CBKN giúp thêm thông tin về một loại cây/con hay về một biện pháp kỹ thuật nào đó.Trong
khả năng của mình hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu đó của nông dân. Cũng cần thông tin cho
họ những chủ trương phát triển nông lâm nghiệp của nhà nước những vấn đề liên quan đến
đường lối chính sách hoặc giới thiệu những chương trình khuyến nông khác đang áp dụng
trong vùng.
Những điều cần lưu ý khi đến thăm nông dân
- Đến đúng giờ hẹn
- Chào hỏi lễ phép, thân mật, chân thành và quan tâm, phải "nhập gia tuỳ tục"
- Biết khen đúng lúc
- Phương châm: Nói ít nghe nhiều,không gợi ý,khuyến khích nông dân giãi bày những
khó khăn và những vấn đề của họ
- Khơi dậy sự quan tâm của nông dân
- Thảo luận để phát hiện vấn đề và tìm giải pháp
19
- Cung cấp những kiến thức kỹ thuật hay bất kỳ những thông tin gì mà họ cần
- Thống nhất với họ thời gian, mục đích của lần đến tiếp theo.
- Ghi chép đầy đủ các chi tiết của cuộc thăm viếng
Những bước tiếp theo
- Chuyển tài liệu, vật tư hoặc thông tin họ yêu cầu
- Trả lời câu hỏi chưa trả lời lần trước
Tóm lại đi thăm nông dân là công việc quan trọng nhất của người cán bộ khuyến
nông nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức khuyến nông với nông dân trong địa
bàn.Nó cũng góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nông dân,một yếu tố không
thể thiếu giúp hoàn thành tốt các nhiệm vụ khuyến nông .
2.2-2 Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông
Mục đích
- Tạo sự gần gủi, thân thiện, tin cậy lẫn nhau
- Giúp người nông dân mạnh dạn hơn trong quan hệ
- Giúp nhà KN có điều kiện nhiều hơn giới thiệu cho nông dân những vấn đề liên quan.
Người nông dân cũng có lúc đến thăm cơ quan khuyến nông.Sự viếng thăm này
phản ánh mối quan tâm của họ đối với cơ quan khuyến nông.Có những nông dân khi thành
công một việc gì đó (nếu thành công có sự giúp đỡ của cơ quan KN) họ cũng sẽ tìm đến cơ
quan KN để cảm ơn và mong nhận được thêm thông tin hay những lời khuyên khác.
Cần chuẩn bị những cuộc viếng thăm như vậy của nông dân mặc dầu không thể biết
khi nào họ đến, nên bố trí văn phòng sao cho khi nông dân đến thăm, họ cảm thấy gần gủi
như ở nhà và họ hiểu hơn công việc của cán bộ KN.
Hình thức
- Trao đổi thảo luận
- Trình bày những biểu bảng, sơ đồ, tranh vẽ
- Thăm phòng thí nghiệm và khu thực nghiệm ( nếu có )
Chú ý: Văn phòng Khuyến Nông cần bố trí sao cho:
- Nông dân dễ tìm, dễ đến (nên đặt ở nơi đi lại thuận tiện, có biểu hiện rõ ràng)
- Trong văn phòng cần có những tài liệu và thông tin khoa học kỹ thuật mới nhất,
các loại tạp chí,sách báo nói về nông, lâm nghiệp hoặc những tờ rơi để trao cho họ nếu cần.
- Có bàn ghế cho nông dân ngồi
- Có những nông dân cảm thấy lúng túng khi đến văn phòng vì họ có thể chưa quen
giao tiếp. Nên tỏ thái độ chu đáo, ân cần để họ không mặc cảm tự ti và sớm trao đổi với cán
bộ KN một cách cởi mở những vấn đề của họ.
- Khuyến nông viên phải ghi chép tỷ mỉ những yêu cầu của nông dân
2.2-3 Trao đổi thư từ
Mục đích
- Nhằm tăng cường dung lượng thông tin trao đổi
- Đáp ứng kịp thời thông tin theo yêu cầu của nông dân

20
- Tiết kiệm được thời gian
Đôi khi cán bộ KN sẽ gửi thư cho nông dân.Thư thường gửi đi trong các trường hợp
sau:
- Sau khi đi thăm một hộ nông dân,viết thư gửi những lời khuyên hoặc thông tin theo
yêu cầu của hộ nông dân đó.
- Gửi những lời khuyên hoặc thông tin cho những nông dân không có điều kiện đến cơ
quan KN.
Khi viết thư cần nhớ những điều quan trọng dưới đây:
- Thư viết phải ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng và chính xác cho người đọc dễ hiểu.
- Thông tin viết trong thư phải đầy đủ và tập trung vào chủ đề cần trao đổi.
- Cố gắng trả lời càng sớm càng tốt những yêu cầu của nông dân.
- Có sao chép lại để lưu trữ
2.2-4 Trao đổi điện thoại
Ở nông thôn Việt Nam, điện thoại chưa phải là một phương tiện thông tin phổ biến.
Có thể sau này khi kinh tế nông thôn phát triển, điện thoại sẽ được lắp đặt nhiều hơn và do
vậy hoàn toàn có thể sử dụng chúng vào mục đích khuyến nông.
Khi trao đổi qua điện thoại nên tập trung vào chủ đề cần thiết, trao đổi cho nông dân
thông tin hoặc lời khuyên ngắn gọn và đầy đủ.Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải nói
mạch lạc và rõ ràng.
Phương pháp tiếp xúc cá nhân có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Đưa ra giải pháp phù hợp
- Nông dân tiếp thu cao do được truyền đạt trực tiếp
- Tăng lòng tin của dân đối với cán bộ khuyến nông
- Tạo mối liên hệ khăng khít giữa khuyến nông với nông dân
Nhược điểm
- Tốn thời gian, đòi hỏi phải có nhiều cán bộ khuyến nông
- Tập trung sự giúp đỡ vào một số nông dân
3. Phương pháp nhóm
Hiện nay phương pháp khuyến nông nhóm được áp dụng phổ biến nhất. đây là
phương pháp tập hợp và tổ chức nhiều nông dân lại thành nhóm để tiến hành các hoạt động
khuyến nông .
3-1 Khái niệm
Là phương pháp khuyến nông mà ở đó thông tin được truyền đạt cho một nhóm
người có cùng chung một mối quan tâm và nhằm đạt mục đích giống nhau
Khi tổ chức các nhóm nông dân cần lưu ý:

21
- Thành viên trong nhóm phải có cùng một mối quan tâm, một lợi ích chung làm nền
tảng cho sự hợp tác lâu dài. Chú ý khía cạnh về giới để tạo sự bình đẳng tránh tình trạng "nữ
làm nam học"
- Nên thông qua nhóm để đem đến cho các thành viên những thông tin và những tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhằm giúp họ giải quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của nhóm.
Nhóm nên thành lập như thế nào?
- Dựa vào mục tiêu công việc:
- Nhóm phải bao gồm những nông dân có chung nguyện vọng giải quyết những vấn đề
khó khăn về sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi .v.v
- Dựa vào hoàn cảnh:
- Đồng đều về kinh tế, văn hóa, kỹ năng và có cùng mối quan tâm
- Ổn định: Số thành viên nên ổn định, khoảng 15-20 nông hộ
3.2. Ưu nhược điểm của phương pháp nhóm
Ưu điểm
- Tiếp xúc được nhiều với nông dân
- Tạo môi trường học tập sinh động, có tác dụng động viên lẫn nhau và củng cố lòng tin
với nông dân
- Mang tính cộng đồng cao, mọi người trong nhóm có điều kiện quan tâm đến nhau,
cùng nhau giải quyết những việc mà cá nhân không thể làm được
- Tốn ít thời gian
Nhược điểm
- Chỉ giải quyết những vấn đề chung của nhóm, ít đi sâu vào các vấn đề của từng cá
nhân.

3.3 Các hình thức


3.3.1 Hội họp
Mời nông dân đến họp là một trong những phương pháp khuyến nông theo nhóm
phổ biến hiện nay. Cuộc họp là nơi để khuyến nông truyền đạt cho nông dân các chính sách
của nhà nước về phát triển nông thôn, những cách làm ăn mới, những biện pháp kỹ thuật
mới ... Đồng thời, nông dân cũng có thể thảo luận công khai những vấn đề của họ hoặc đưa
ra những đề xuất mới, những quyết định mới
Một số hình thức hội họp
+ Họp thông báo: là cuộc họp phổ biến cho nông dân một chỉ thị hoặc một thông tin
mới nào đó cần cho họ và thu thập ý kiến của dân đối với những điều đã thông báo
+ Họp lập kế hoạch: Là cuộc họp thảo luận một vấn đề cụ thể nào đó trước khi đưa
ra các giải pháp và những quyết định về những công việc cần làm tiếp theo
+ Họp nhóm có chung lợi ích: Là cuộc họp của những nhóm người có chung lợi ích
(Như nhóm làm vườn, nuôi cá...) để truyền đạt và thảo luận những chủ đề riêng của nhóm

22
+ Họp chung cộng đồng: Là cuộc họp toàn thể cộng đồng để nghe phổ biến và thảo
luận những vấn đề chung. Thỉnh thoảng khuyến nông cần tổ chức cuộc họp chung để các
nhóm lợi ích khác không cảm thấy hoạt động của họ tách biệt với cộng đồng.
Trong mọi trường hợp, chỉ nên mời họp khi nhận thấy cuộc họp thực sự cần thiết và có
tác dụng. Một khi đã quyết định mời họp, phải kiểm tra và chuẩn bị một cách chu đáo để
đảm bảo cuộc họp thành công.
Chuẩn bi cuộc họp
- Chọn thời gian và địa điểm
-Thông báo mời họp
- Bố trí nơi họp, quyết dọn va ìsắp xếp bàn ghế, nươc uống...
- Chuẩn bị trước những thứ cần thiết như giấy bút, bảng, phấn và các phương tiện nghe
nhìn
- Vạch chương trình thảo luận,thứ tự trình bày các chủ đề
- Dự định chủ toạ, thư ký (nên gợi ý cho bà con bầu chủ toạ, thư ký cuộc họp)
- Chỉ định khách mời hoặc các chuyên gia sẽ phát biểu
Điều khiển cuộc họp
Mọi công việc chuẩn bị đều tốt nhưng
nếu tổ chức, điều khiển không tốt thì cuộc
họp cũng khó thành công. Nông dân không
thích ngồi lâu và lại càng không thích nghe
những bài diễn văn dài dòng. Muốn giúp
họ tập trung tư tưởng, nội dung thảo luận
phải phong phú, diễn giả chỉ nên nói ngăn
gọn và phải có phương tiện nghe nhì hỗ
trơ. Đặc biệt phải khuyến khích sự tham
gia của nông dân . Cách làm tốt nhất là :
+ Khai mạc cuộc họp
- Bắt đầu họp đúng giờ, trước tiên
chào mừng những người đến tham dự họp,
giới thiệu khách mời, tuyên bố mục đích cuộc họp và những nội dung sẽ thảo luận, bầu chủ
toạ, thư ký
+ Điều khiển cuộc họp
- Sau đó mời chủ toạ thư ký lên điều khiển cuộc họp với sự hỗ trợ của cán bộ khuyến
nông
- Trong khi điều khiển cuộc họp phải:
- Luôn nêu vấn đề để cho mọi người suy nghĩ.
- Đặt câu hỏi và kích thích cho mọi người thảo luận
- Thu thập sự kiện và ý kiến
- Đảm bảo các sự kiện và ý kiến được trình bày rõ ràng
- Giữ cho thảo luận đi đúng vấn đề

23
-Thường xuyên tóm tắt lại những điểm chính và ghi lại những quyết định quan trọng
+ Tổng kết cuộc họp
- Tóm tắt những điều đã nhất trí hay thảo luận
- Ghi nhận các vấn đề chưa được thống nhất (nếu có)
- Xác định các hoạt động sẽ tiến hành.
- Giao nhiệm vụ cho các thành viên (nếu có)
- Bế mạc: Khi cuộc họp kết thúc, phải cảm ơn những người liên quan
Chú ý:
- Thời gian họp chỉ nên kéo dài 1 đến 1 giờ 30’
- Thời điểm: Không nên họp vào những thời điểm bất lợi, như khi thời vụ khẩn trương,
khi mệt mỏi và căng thẳng
- Nôi dung: ngắn gọn, cần thiết và dễ hiểu
- Sau những lần họp, phải ghi những nội dung chính đã thảo luận và các quyết định mà
cuộc họp đề ra.
3.3.2.Diễn thuyết hay nói chuyện
Diễn thuyết hay nói chụyên là một phương tiện quan trọng trong việc truyền bá các
thông tin trong KN.
Mục tiêu của người nói chuyện là: Sau buổi nói chuyện người nghe có khả năng kể lại
cho người khác biết về các vấn đề mà bạn đã nói.
Các bước tiến hành
+ Chuẩn bị nội dung: Trước khi tiến hành nói chuyện, người nói chuyện phải chuẩn bị
nội dung một cách chu đáo, theo bố cục rõ ràng và có chuẩn bị những ví dụ cụ thể để chứng
minh.
+ Chiến lược trình bày:
- Cần nắm chắc nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ đặt ra có đúng không?
- Vấn đề chủ yếu cần đạt được là gì?
- Phân tích và xác định các vấn đề
- Tập hợp và phân tích các sự kiện đã có
- Tìm kiếm dữ liệu từ các vấn đề liên quan
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng
- Làm thế nào để người nghe hiểu được cơ cấu của vấn đề một cách rõ ràng như
chính người nói chuyện.

24
- Những lỗi thường mắc khi nói chuyện :
- Chuẩn bị kém
- Thiếu mạch lạc
- Dán mắt vào tài liệu , không quan sát người nghe.
- Đánh giá thấp khán giả
- Giới thiệu và giải thích không đầy đủ
- Dài dòng và không nêu những điểm quan trọng chính cho người nghe
- Dàn ý buổi nói chuyện
1. Giới thiệu+ khái quát chung
2. Phần nội dung
- Ý chính 1 (ý nhỏ1 + ý nhỏ 2..3)
- Ý chính 2 (ý nhỏ1 + ý nhỏ 2..3)
3. Tóm tắt và kết luận
- Trình tự nói chuyện

Giới Chuí âãö Thaío


G Toïm Kãút
thiệu chênh, giaíi luáûn
, mở tàõt thuïc
thêch, phaït (Nãu cáu
đầu
thiãûn, láûp hoíi.....)
luáûn
25
- Ưu điểm
- Người nói chuyện có thể cải tiến nội dung của cuộc nói chuyện để phù hợp với yêu
cầu và hứng thú cụ thể của người nghe
- Người nghe biết được người nói chuyện một cách rõ ràng và có ấn tượng rõ ràng
hơn về chủ đề thông qua cử chỉ và nét mặt.
- Cung cấp cho khán giả cơ hội để hỏi các câu hỏi và thảo luận các vấn đề một cách
sâu hơn.
Nhược điểm:
- Thông tin là lời nói nên dễ quên
- Khó giữ được sự hứng thú của thính giả trong cuộc nói chuyện dài
Diễn thuyết hay nói chụyên là một phương tiện quan trọng trong việc truyền bá các thông
tin trong KN
+ Một vài điểm cần chú ý khi nói chuyện:
- Người nói chuyện phải nghiên cứu kỹ các tài liệu và phải nêu bật được những
điểm chính
- Cần lưu ý những vấn đề làm họ hứng thú nên liên hệ chủ đề chính của buổi nói
chuyện với hứng thú, kinh nghiệm và yêu cầu khán giả đồng thời kết hợp ví dụ của địa
phương
- Cần phải sắp xếp buổi nói chụyên, trước hết vạch ra các điểm chính, chứng minh
bằng các ví dụ và có sự tóm tắt nội dung trước lúc kết thúc .

3.3.3. Tập huấn

A .Xác định nhu cầu tập huấn


Vai trò điều tra đánh giá nhu cầu tập huấn.
Trước đây, theo cách tiếp cận cũ việc đánh giá nhu cầu đào tạo không hề quan trọng
trong đào tạo của khuyến nông. Người ta chỉ thực hiện các khoá đào tạo theo kế hoạch đã
định trước. Thực sự việc đào tạo trong khuyến nông cần đẩy mạnh theo cách tiếp cận có sự
tham gia và trong đó điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo và một bước rất quan trọng, có tính
quyết định xem việc đào tạo có đáp ứng nhu cầu của thực tế hay không. Đánh giá nhu cầu
đào tạo (TNA) là một công cụ có giá trị để qua đó biết được nhu cầu của người học, những
chủ đề mà họ quan tâm, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình đào tạo. Cần lưu ý
rằng, xác định nhu cầu đào tạo nhằm tìm ra những kiến thức, kỹ năng mà người học cần chứ
không phải cái mà chúng ta có thể cung cấp cho họ. Đánh giá nhu cầu đào tạo bao gồm
nhiều bước với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau (người dạy, người học, người
xây dựng chương trình, người dân, nhà tài trợ và người sử sụng kết quả đào tạo...)

Các bước thực hiện trong điều tra đánh giá nhu cầu tập huấn.
Điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện thường nhiều bước theo sơ đồ sau

Nông dân, nhóm sở thích


26
Caïn bäü âëa phæång

Caïn bäü khuyãún näng


Âäúi tæåüng âaìo taûo. khuyãún lám Âäúi tæåüng âiãöu tra.

Caïn bäü kyî thuáût.

Caïn bäü quaín lyï.

Sơ đồ xác định đối tượng đào tạo.

Xác định đối tượng tập huấn và đối tượng điều tra.
Trong bước này cần phải xác định:
 Ai cần đào tạo?
 Mục tiêu và động cơ đào tạo của họ là gì?
 Các loại đối tượng cần điều tra là gì?
Xác định đối tượng đào tạo là trả lời câu hỏi : ai cần đào tạo? Khi tiến hành xác định
đối tượng điều tra cần làm rõ và phân loại các đối tượng đào tạo, theo sơ đồ trên ví dụ có
các đối tượng như nông dân, cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông v.v. Trên cơ sở phân
loại đối tượng đào tạo sẽ xác định đối tượng điều tra phỏng vấn, bao gồm số lượng, cơ cấu
theo lứa tuổi, kinh nghiệm, giới, nghề nghiệp v.v.
Danh sách người phỏng vấn
Họ và tên Giới Tuổi Nghề nghiệp Chức vụ Dân tộc Đơn vị
công tác

Những thông tin về đối tượng điều tra.


Thể loại Số Dân tộc Tuổi Giới tính Chức vụ Học vấn
điều tra lượng

Xác định nội dung điều tra.

27
Nội dung điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo cần làm rõ:
- Phân tích công việc họ đang và sẽ làm.
- Những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần phải có để thực hiện công việc đó.
- Những kiến thức, kỹ năng và thái độ hiện đã có.
- Những khoảng trống về kiến, kỹ năng và thái độ cần phải được đào tạo.
- Xây dựng nội dung điều tra theo biểu sau.
Khung nội dung điều tra. Đối tượng.....
Các loại Kiến thức Kỹ năng Thái độ
công việc
Hiện Nhu +/- Hiện Nhu +/- Hiện Nhu +/-
có cầu có cầu có cầu

Lựa chọn phương pháp điều tra.


Để thu thập các thông tin trên, có thể sử dụng các phương pháp như phát phiếu điều
tra, phỏng vấn, thảo luận, hội thảo...
Phát phiếu điều tra
Trong phương pháp này người ta xây dựng sẵn các mẫu, biểu và các câu hỏi kèm
theo để gửi trực tiếp qua con đường bưu điện hay công văn cho đối tượng điều tra. Sau một
thời gian các mẫu điều tra được thu hồi để tổng hơpü, phân tích thông tin.
Phỏng vấn bán cấu trúc.
Phỏng vấn bán cấu trúc là hình thức trực tiếp đặt câu hỏi cho đối tượng điều tra theo
một số khung câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Phỏng vấn bán cấu trúc cần linh hoạt để có
được thông tin.
Thảo luận nhóm và hội thảo.
Thảo luận nhóm và hội thảo giúp cho việc khai thác thông tin về các đối tượng đào
tạo xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên và người cán bộ thúc đẩy. Hội thảo là
phương pháp khai thác và phân tích các thông tin về nhu cầu đào tạo dưới nhiều góc độ
khác nhau. Giới hạn của phương pháp này là gia tăng thêm thời gian và nguồn lực trong
việc thu thập thông tin.
Tổ chức điều tra.
- Thành lập nhóm điều tra khoảng 3-4 người có các chuyên môn khác nhau như lâm
nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi. Nên có một người có kinh nghiệm về phát triển
chương trình đào tạo.
- Tập huấn phương pháp cho các thành viên của nhóm điều tra.
- Phân tích trách nhiệm trong nhóm điều tra cho các công việc như người phỏng vấn,
người quan sát, người ghi chép, người thúc đẩy.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện (thời gian, số lượng, vật liệu, phân tích trách nhiệm).
- Thực hiện điều tra đánh giá.

28
Phân tích và tổng hợp thông tin.
Sau khi điều tra và khảo sát, các thông tin rời rạc được tổng hợp và phân tích theo
các chủ đề dưới dạng các biểu mẫu. Quá trình phân tích và tổng hợp thông tin bao gồm.
- Tổng hợp thông tin trên hiện trường.
- Phân tích và tổng hợp các thông tin theo các biểu mẫu.
Vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào phân tích và tổng hợp được thông tin mang
tính đại diện cao nhất từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Để thể hiện vấn đề này người ta
có thể sử dụng tần suất xuất hiện của thông tin đó trong toàn bộ quá trình.
Một số bảng biểu quan trọng nhất cần được tổng hợp là:
- Tổng hợp bảng, biểu liên quan đến đối tượng điều tra.
- Tổng hợp bảng, biểu liên quan đến đối tượng đào tạo.
- Tổng hợp bảng, biểu liên quan đến tổ chức các khoá đào tạo.

Ví dụ: phân tích nhu cầu về kỹ năng trong gieo trồng một loại cây trồng ngắn ngày

Nhu cầu về kỹ năng Số lượng người đề xuất.


1. Làm đất đúng kỹ thuật 12/20
2. Xử lý được hạt giống trước khi gieo 18/20
3. Bón phân đúng liều lượng và cách thức 5/20
4. Chăm sóc đúng thời kỳ 10/20
5. Phòng trừ sâu bệnh 12/20
Hội thảo đánh giá.
Sau khi phân tích tổng các thông tin, có thể tổ chức hội thảo đánh giá. Mục đích của
hội thảo nhằm.
- Trình bày kết quả điều tra trước nhóm.
- Đề xuất các khoá đào tạo và thảo luận, thống nhất với các thành viên tham gia.
Lưu ý trong hội thảo nên mời đầy đủ các thành viên tham gia vào qúa trình điều tra
và những người sẽ liên quan tới bước của cả chu trình đào tạo. Nhờ đó, tranh thủ được ý

29
kiến và sự ủng hộ của các thành viên trong các bước thực hiện sau này. Cuối hội thảo cần
thống nhất được các khoá đào tạo và nội dung dự thảo theo biểu sau.
Các khoá và nội dung đào tạo được đề xuất.
Các khoá đào Nội dung Hình thức Đối tượng Thời gian Địa điểm
tạo.

Viết báo cáo đánh giá nhu cầu đào tạo.


- Hoàn thành khung báo cáo
- Xây dựng và đề xuất các khung đào tạo.
B. Chọn nội dung tập huấn
Nội dung đưa vào đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo và xem xét đến các mặt
kiến thức , kỹ năng và thái độ. Về kiến thức cần xem xét loại kiến thức gì để đáp ứng nhu
cầu người học. Trong kiến thức nên chia ra làm 3 loại : Phải biết, nên biết, biết thì tốt. Tất cả
kiến thức mà học viên phải biết cần được đưa vào nội dung tập huấn . Các kiến thức khác có
thể trực tiếp đưa vào hay đưa vào dưới dạng tài liệu tham khảo. Trong kỹ năng cần xác định
rõ các loại kỹ năng nào cần thiết và trọng điểm, các kỹ năng nào có thể chỉ trình diễn hoặc
giới thiệu sơ bô. Về thái độ cần làm rõ những thay đổi gì trong thái độ là cần thiết.
Bốn nguyên tắc cơ bản để sắp xếp thứ tự các nội dung :
- Đi từ đơn giản đến phức tạp.
- Bảo đảm tính logic. Có thể theo thứ tự thời gian, theo chủ đề hoặc phụ thuộc vào
kiểu học của học viên .
- Đi từ cái đã biết đến cái không biết
- Giới thiệu nội dung theo yêu cầu thực hiện công việc

C. Chọn phương pháp.


Khi lựa chọn phương pháp dạy học cần xác định ngay từ đầu là học viên sẽ học như
thế nào và chúng ta mong muốn học viên học như thế nào ?
Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp dạy học :
- Các mục tiêu : Hãy liệt kê danh sách các phương pháp mà nhờ sử dụng chúng có
thể đảm bảo đạt được các mục tiêu khoá học .
- Nội dung: nên chọn nội dung vừa phải để đảm bảo các nội dung được tập huấn
đầy đủ .
30
- Các học viên: quan tâm đến nhu cầu, năng lực của họ
Các nguồn lực như thiết bị phụ trợ, tài liệu vật liệu giảng dạy ...Điều này sẽ quyết
định nào cuối cùng sẽ được lựa chọn để sử dụng
3.3.4 Trình diễn
Nông dân nói chung rất muốn nhìn tận mắt thành quả của những cách làm ăn mới,
những cây con mới và những ảnh hưởng của chúng đến việc sản xuất của gia đình họ.
Khuyến nông có thể thoả mãn những nhu cầu này bằng cách tổ chức các mô hình trình
diễn.Trình diến có tác dụng khuyến nông rất lớn, đặc biệt là đối với những nông dân không
biết đọc, biết viết. Trình diễn tạo điều kiện cho nông dân phân biệt được những gì khác nhau
giữa những biện pháp canh tác mới với cách làm ăn cũ của họ. Trình diễn thực chất là
phương pháp dạy và học bằng thực hành.
Yêu cầu trình diễn
- Nội dung trình diễn phải có tính khả thi và phù hợp với yêu cầu của nông dân.
- Mô hình phải đại diện (khả năng và nguồn lực của địa phương)
- Nông dân làm là chính, CBKN chỉ là người tư vấn
- Thời điểm: làm đúng thời vụ và lúc người nông dân có thể tham gia
- Ngôn ngữ dễ hiểu và cách làm đơn giản, phổ thông, dễ làm và thu hút được nhiều
người tham gia.
Hình thức trình diễn:
Căn cứ vào mục đích, nội dung giảng dạy, huấn luyện, trình diễn mà chia ra hai loại sau:

3.3.4.1. Trình diễn phương pháp


Trình diễn phương pháp là gì ?
Là hình thức minh họa cách thức tiến hành một biện pháp kỹ thuật nào đó với mục
đích dạy cho ngườinông dân làm thế nào để thực hiện được biện pháp kỹ thuật đó
Ví dụ: Dạy cách gieo, cách sử dụng một loại máy móc, cách chiết ghép cây ăn quả
Trong trường hợp này người nông dân đã chấp nhận áp dụng phương pháp mới và muốn
biết cách tự làm lấy
Cách tổ chức trình diễn
- Xác định mục đích trình diễn
- Lựa chọn nông dân tham gia
- Xác định trình tự công việc
- CBKN làm mẫu và hướng dẫn nông dân làm theo từng công việc
- Cử một số người làm thử .
- Khơi dậy sự hăng hái của nông dân để họ tự nhận xét từng động tác .
- Nông dân tự làm, cán bộ KN theo dõi và góp ý
- Tìm nguyên nhân sai khác giữa phương pháp mới và phương pháp của nông dân

31
- Đánh giá kết quả
Ưu điểm
- Thu hút được nhiều người tham gia cùng một lúc
-Nông dân dễ hình dung và có thể tham gia ngay vào buổi trình diễn nên họ nắm chắc kỹ
thuật làm hơn so với trường hợp họ nghe giảng bài một cách thụ động trong lớp học
- Sau khi trình diễn nông dân có thể áp dụng ngay vào thực tế sản xuất của gia đình họ
Nhược điểm: Nếu nhóm quá đông người sẽ có một số không được nghe nhìn và thực
hành đầy đủ
3.3.4.2.Trình diễn kết quả
Trình diễn kết quả là gì ?
Là chỉ cho nông dân thấy kết qủa của một cách làm ăn mới hoặc một kỹ thụât mới
trong điều kiện cụ thể ở địa phương .Trong trình diễn kết quả, so sánh là yếu tố rất quan
trọng (ví dụ : trồng giống lúa mới so với giống lúa cũ, giữa có bón phân và không bón
phân).
Với phương châm đối với nông dân "trăm nghe không bằng một thấy ". Khi nông dân được
tận mắt thấy thành quả của một cách làm ăn mới, họ sẽ mạnh dạn làm theo lời khuyên của
cán bộ KN. Trình diễn kết quả không những thuyết phục nông dân mà còn khuyến khích
được họ tích cực áp dụng cách làm mới.
Nguyên tắc cơ bản
- Có sự tham gia của người dân và thực hiện trên ruộng họ
- Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, có chủ định áp dụng
- Trình diễn cũng là một lớp học: cần không gian,thời gian, vật liệu, phương pháp để đạt
đến mục tiêu.
- Kỹ thụât mới đã được khẳng định tại địa phương, có kết quả rõ ràng và dễ thuyết phục
- Nông dân đang cần kỹ thụât đó (phù hợp với yêu cầu của nông dân)
Các bước thực hiện
+ Bước 1:Chuẩn bị
* Căn cứ vào kế hoạch khuyến nông của xã/huyện . CBKN bàn bạc cụ thể với địa
phương để cùng nhau xây dựng kế hoạch chi tiết. và chuẩn bị . Có thể dựa vào các câu hỏi
dưới đây để chuẩn bị :
- Mục đích trình diễn là gì ? Tại sao trình diễn là phương pháp khuyến nông thích
hợp nhất đối với chủ đề này ? Nó đem lại những tác dụng gì?
- Khi nào sẽ tổ chức trình diễn ? thời gian nào (ngày/thàng) nào là thích hợp nhất
cho nông dân và việc áp dụng chủ đề khoa học sẽ trình diễn?
- Nên trình diễn ở đâu? Địa điểm nào thuận lợi nhất cho tất cả nông dân ?
Phải chuẩn bị thật chi tiết các câu trả lời những câu hỏi nói trên. Điều quan trọng là
những lý do dẫn tới việc tổ chức trình diễn phải xác đáng và phải thật sự tin tưởng rằng trình
diễn sẽ nhất định đem lại lợi ích thoả đáng cho nông dân.
Càng chuẩn bị kỹ càng bao nhiêu, càng có cơ hội tổ chức tốt cuộc trình điễn bấy
nhiêu. Công việc chuẩn bị gồm :

32
- Tham khảo người dân địa phương để họ có ý kiến và giúp đỡ
- Lập một bản kế hoạch chi tiết nêu rõ các chủ đề sẽ thể hiện, thứ tự tiến hành các
công việc nguồn lực cần thiết kể cả phần đóng góp của người dân địa phương.
- Thu thập thông tin và những tài liệu liên quan đến nội dung trình diễn để tham
khảo trước nhằm bảo đảm cho chủ đề trình diễn trở nên quen thuộc và dễ thực hiện hơn.
- Kiểm tra kỹ để đảm bảo có sẵn những công cụ hỗ trợ cần thiết (ví dụ giống, nông
cụ, phương tiện nghe nhìn...)
* Lựa chọn nông dân tham gia và đến tận hộ để thống nhất những nội dung, cách
làm, thời gian và thoả thuận hợp đồng với hộ nông dân..
* Thiết kế mô hình và xây dựng quy trình kỹ thuật thực hiện mô hình
*Tập huấn quy trình kỹ thuật và phát tài liệu cho hộ nông dân tham gia mô hình
+ Bước 2: Thực hiện mô hình:
- Xây dựng mô hình (có so sánh đối chứng). Những ngày đầu triển khai mô hình
CBKN phải có mặt tại hiện trường để hỗ trợ và giám sát việc thực hiện quy trình của nông
dân
- Thường xuyên đến thăm,theo dõi, đo đếm và ghi chép các số liệu cần thiết
- Nếu thấy mô hình có triển vọng thì tổ chức trình diễn
- Thông báo rộng rãi hoạt động trình diễn nhằm đảm bảo cho nông dân biết chắc
chắn ngày giờ và nơi thực hiện trình diễn.
- Đến thăm hiện trường trình diễn lần cuối nhằm bảo đảm mọi thứ đã được chuẩn bị
+ Bước 3: Tổ chức trình diễn
Trong quá trình trình diễn, vai trò của cán bộ khuyến nông là giám sát chứ không làm
hết tất cả các công việc. Cần chủ động giúp đỡ những nông dân trực tiếp thực hiện trình
diễn và khuyến khích những nông dân khác tham gia càng nhiều càng tốt. Muốn đảm bảo
cho tất cả mọi người tham gia thu nhận được kết quả tốt cuộc trình diễn cần phải:
- Chào mừng những người đến tham gia, làm cho họ thấy vui vẻ, cảm thấy tin tưởng
vào những gì họ sắp thu nhận được từ cuộc trình diễn.
- Giải thích rõ mục đích trình diễn, những kết quả và hy vọng có thể đạt được, những
công việc của các giai đoạn khác nhau trong quá trình trình điễn.
- Phân phát tài liệu
- Cán bộ khuyến nông chịu trách nhiệm trình diễn hoặc giúp đỡ nông dân thực hành
trình diễn. Làm từ từ, vừa làm vừa giải thích, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu
- Khuyến khích ND đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc của nông dân Nếu nông dân nào
muốn làm thử sẵn sàng hướng dẫn họ làm.
-Tóm tắt lần cuối những thông tin chủ yếu về vấn đề trình diễn, những ý định được
nêu ra.
- Kết thúc trình diễn cảm ơn tất cả những người đã tạo điều kiện và tham gia cuộc
trình diễn và đồng thời nêu lên một số công việc sẽ làm tiếp theo.
+ Bước 4: Những công việc làm sau trình diễn

33
Thường sau mỗi lần trình diễn đều có những yêu cầu hoặc có quyết định đưa ra.Nhiệm
vụ của CBKN là tiếp tục thoả mãn những yêu cầu hoặc thực hiện quyết định trên. Nếu
không, cuộc trình diễn sẽ ít có tác dụng hoặc không đem lại kết quả cụ thể .
Một việc quan trọng khác cần làm sau cuộc trình diễn là viết báo cáo và đánh giá kết
quả trình diễn, nêu rõ ý kiến người tham dự kèm theo danh sách những người tham gia trình
diễn.
Ưu điểm
- Dễ thuyết phục nông dân
- Nông dân hiểu được cách làm từ đầu đến cuối trên thực tế
- Phát huy được tính sáng tạo của nông dân
- Thắt chặt mối quan hệ giữa CBKN với nông dân
- CBKN có cơ hội học hỏi từ nông dân
Nhược điểm
-Thời gian đòi hỏi dài
- Chi phí lớn
- Có thể thất bại do những điều kiện trình diễn không đáp ứng (như khí hậu, thời tiết...)
So sánh 2 phương pháp trình diễn
Trình diễn phương pháp Trình diễn kết quả
Mục đích Hướng dẫn nông dân biết làm một Thuyết phục nông dân áp dụng
biện pháp kỹ thuật nào đó TBKT mới và hướng dẫn họ làm
kỹ thuật đó
Cách thức tiến Kết hợp lý thuyết và minh họa Tiến hành như một thực nghiệm
hành bằng thực hành không có sự so tiến bộ có sự so sánh và hướng dẫn
sánh cách làm
Thời gian Chỉ trong thời gian tập huấn Thường kéo dài một vụ hoặc chu
kỳ STPT của 1 cây trồng/vật nuôi
Địa điểm Tại nơi hội họp / tập huấn Tại ruộng nông dân

3-3.5 Hội thảo/hội nghị đầu bờ


Mục đích: Hội thảo đầu bờ có tác dụng phổ biến rộng rãi cách làm ăn mới hoặc kết quả
của một cuộc trình diễn. Mục đích của hội thảo đầu bờ là giới thiệu một phương thức làm ăn
mới hoặc một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngay tại hiện trường nhằm cổ vũ càng nhiều
nông dân tham gia càng tốt ( chủ yếu để đánh giá kỹ thuật ) .
Nguyến tắc:
- Hội thảo đầu bờ tốt nhất là tổ chức ngay tại điểm trình diễn thực hiện trên ruộng,
chuồng trại ... của nông dân.
- Phải do chính nông dân báo cáo giới thiệu quá trình làm
- CBKN chỉ là hỗ trợ chủ hộ giới thiệu sáng kiến hoặc kết quả trình diễn của họ. Hướng
dẫn để hội thảo không đi lệch mục tiêu và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của những người
tham gia.

34
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Chuẩn bị
* Căn cứ vào kết quả của mô hình trình diễn, CBKN bàn bạc cụ thể với Trạm khuyến
nông và địa phương để xây dựng kế hoạch.
* Thảo luận chi tiết với hộ nông dân có mô hình về dự định về hội thảo :
- Nội dung cuộc hội thảo đầu bờ, thời gian thực hiện, số lượng người tham gia..
- Những thông tin những số liệu cần trao đổi với đoàn.
- Cách tiến hành và nhận xét kết quả
- Những phương tiện cần thiết
- Chuẩn bị kinh phí (nếu cần)
* Lập kế hoạch chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Mục đích của hội thảo đầu bờ là gì ?
- Hộ nông dân nào sẽ tham gia hội thảo? số lượng bao nhiêu ?
- Thời gian tiến hành khi nào là phù hợp?
- Kinh phí trợ giúp, phương tiện (loa cầm tay, tranh ảnh, tờ gấp, tài liệu phát.. )
- Liệt kê trình tự tiến hành các công việc
- Thông báo mục đích nội dung, thời gian và địa điểm cho các thành viên được mời
tham gia trước 1 tuần.
+ Bước 2: Thực hiện
* Toàn bộ đoàn gặp chủ hộ tại địa điểm có mô hình
* CBKN giới tiệu mục đích, nội dung và chương trình làm việc
* Chủ hộ mô hình giới thiệu toàn bộ nội dung, cách thức tiến hành và nhận xét kết
quả đạt được. Sau đó yêu cầu mọi người dành thời gian quan sát trực tiếp mô hình và chuẩn
bị những câu hỏi, những ý kiến nhận xét của mình cho thời gian thảo luận tiếp theo.
* Dành thời gian cần thiết cho các thành viên trong đoàn và chủ hộ trao đổi, tranh
luận và phát biểu nhận xét, cảm tưởng của mình.
* Rút ra kết luận và thống nhất quan điểm.
+ Bước 3: Tổng kết đánh giá
* Có thể tiến hành đánh giá kết qủa hội thảo đầu bờ ngay tại mô hình .
* Thống nhất kế hoạch sắp tới:
- Có bao nhiêu hộ áp dụng kết quả mô hình?
- Những khó khăn gì khi áp dụng? Và những yếu cầu trợ giúp từ phía khuyến
nông
- Kế hoạch triển khai nhân rộng cho các hộ muốn áp dụng
- CBKN viết báo cáo kết quả hội thảo gửi cơ quan

35
3-3.6.Tham quan
Mục đích
- Cung cấp thông tin cho sự nhận biết của nông dân
- Nông dân nhận thức được vấn đề trong thời gian ngắn
- Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của chính nông dân đã làm
- Có điều kiện so sánh cách làm ăn và chia sẻ kiến thức
Yêu cầu
- Người tham quan phải thực sự có nhu cầu
- Kỹ thuật mới có kết quả rõ ràng và đã được khẳng định
- Kỹ thuật đó chưa có ở địa phương nhưng có thể áp dụng ở địa phương
Cách tiến hành
- Xác định mục đích tham quan
- Lựa chọn mô hình, địa điểm
- Lập kế hoạch chi tiết, xây dựng lịch trình tuyến đường đi và nội dung tham quan
- Làm tất cả các công việc chuẩn bị và liên hệ cần thiết
- Tổ chức đoàn: nên tổ chức với quy mô 20 - 30 người, để dễ quản lý, chi phí vừa phải
và dễ thảo luận
- Hướng dẫn người đi tham quan những vấn đề liên quan
+ Tổ chức tham quan:
- Người chủ của mô hình báo cáo kết quả về việc thực hiện mô hình
- Chất vấn về những vấn đề chưa rõ
- Ghi chép đầy đủ các vấn đề
- Tổng kết, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm và viết báo cáo chuyến đi
Ngoài những điều nói trên, cần đặc biệt lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Nếu có thể, nên đến thăm địa phương mà đoàn tham quan sẽ tới, để nắm được
những điều kiện địa phương, đường sá đi lại và hành trình thực tế của chuếyn đi.
- Hạn chế số lượng các điểm tham quan ở mức cho phép, chọn ít điểm nhưng chất
lượng tốt.
- Khuyến khích chủ mô hình dẫn dắt chuyến tham quan và làm tất cả các công việc
giới thiệu và trả lời các câu hỏi.
- Chuẩn bị chu đáo thức ăn đồ uống và nơi nghỉ ngơi cho các thành viên đi tham
quan.
- Đánh giá kết quả chuyến tham quan và viết báo cáo tóm tắt các sự kiện trong
chuyến đi và những kết luận như: khả năng tiếp thu và mở rộng kỹ thuật mới, rút kinh
nghiệm ...
Đi tham quan là một biện pháp tốt trong khuyến nông nhằm tạo điều kiện cho nông
dân "Trăm nghe không bằng một thấy" và khuyến khích họ trao đổi kinh nghiệm, học được
các bài học bổ ích từ những địa phương khác nhau.

36
4. Phương pháp thông tin đại chúng
4.1. Khái niệm
- Khái niệm thông tin :
Thông tin là những ý tưởng, những ý thức, những sự kiện mà con người có thể hiểu
biết về nó nhờ có sự trao đổi với nhau hoặc do con người nhận biết bằng các giác quan.
- Khái niệm truyền thông :
Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin từ người này đến người khác một cách
trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện, thiết bị thông tin
Trong thực tế hiện nay người ta đã sử dụng rất nhiều các phương tiện thông tin đại
chúng khác nhau như đài, tivi, tờ rơi, áp phích... để cung cấp thông tin khuuến nông cần
thiết cho đại đa số nông dân tại cùng một thời điểm .
 Ưu điểm
- Cùng một lúc có thể đưa thông tin đến được với nhiều người, phục vụ cho đông đảo
nông dân những thông tin quan trọng kịp thời.
- Chi phí thấp
 Nhược điểm
- Không thể trao đổi kỹ lưỡng về kỹ năng và trả lời được những câu hỏi mà nông dân
yêu cầu ngay.
- Không thể làm thay được công việc của CBKN
Vì vậy, chỉ sử dụng phương pháp thong tin đại chúng trong những trường hợp sau đây:
- Tuyên truyền để giúp nông dân nhận thức được những sáng kiến mới và động viên
họ đẩy mạnh sản xuất.
- Đưa ra lời khuyến cáo đúng lúc (ví dụ: khả năng bùng nổ của một loại sâu bệnh
nào đó và hướng dẫn nông dân biện pháp xử lý)
- Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các hoạt động KN (ví dụ :Tuyên truyền mô hình
trình diễn..)
- Chia sẻ kinh nghiệm với những nông dân ở địa phương khác (ví dụ: thành công về
mô hình VAC của nông dân ở một địa phương nào đó nếu được phát trên đài sẽ có tác dụng
khuyến khích nông dân ở địa phương khác làm theo)
- Trả lời thắc mắc của nông dân. Thường thì lời khuyên về cách khắc phục một vấn
đề nào đó nếu được phát trên đài, ti vi, báo chí sẽ được nhiều người biết đến.
- Nhắc đi nhắc lại nhiều lần một lượng thông tin hoặc một lời khuyến cáo cho nông
dân để làm cho họ nhớ kỹ và lâu hơn
4.2.Nguyên tắc sử dụng phương tiện thông tin đại chúng
Muốn sử dụng hiệu qủa các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác
khuyến nông người nông dân phải:
- Tiếp cận được phương tiện thông tin (có radio, tivi..)
- Có nghe hoặc có xem (có người có đài nhưng không nghe bao giờ)
- Nghe hoặc xem một cách chăm chú. Muốn vậy, thông tin phải đáp ứng nhu cầu của
nông dân và được trình bày hấp dẫn .
- Hiểu được thông tin
Thông tin khuyến nông thường có tính giáo dục, cho nên nếu không có kết cấu chặt chẽ
sẽ làm cho người nghe/xem chóng chán, nếu dài quá sẽ làm họ chóng quên . Vì vậy,
thông tin phải :
- Đơn giản và ngắn
- Được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
- Có kết cấu chặt chẽ
5. Triển lãm

37
Là phương pháp giới thiệu thông tin thông qua trưng bày các hàng hóa sản phẩm,
mô hình, mẫu vật .. có kèm theo quy trình, thuyết minh hoặc tổ chức thảo luận .. đồng thời
là nơi mua bán sản phẩm hàng hóa, ký kết hợp đồng .. .
5.1.Tính chất của triễn lãm :
Có thể hoàn toàn thương mại như hội chợ cũng có thể mang tính tuyên truyền giáo dục
hoặc kết hợp lẫn nhau
5.2. Các bước trong quá trình trình lãm
+ Chuẩn bị đề cương : Đề cương phải xác định rõ chủ đề, mục đích triễn lãm, phải phù
hợp với nhu cầu người xem và kích thích được thành phần tham dự triển lãm
+ Xác định thành phần tham gia, hiện vật, tư liệu có thể trưng bày
+ Xác định quy mô tổ chức như các yếu tố thời gian, kinh phí, địa điểm
+ Thông báo cho các thành phần tham dự triển lãm
+ Quảng cáo với dân chúng về cuộc triển lãm
+Thi công triển lãm
+Tiến hành triển lãm
5.3.Thế nào là một triển lãm tốt:
Một triển lãm tốt là tổng hợp của rất nhiều các phương tiện thông tin. Sản phẩm
trưng bày được đặt ở những địa điểm phù hợp với chủ đề, thuận lợi cho người xem và được
bố trí hấp dẫn, dễ quan sát.
 Những điểm cần chú ý khi trưng bày một triển lãm :
- Sử dụng phương pháp đa phương tiện thông tin:
Mỗi một phương tiện thông tin khác nhau đều có ích cho việc đạt mục đích: Hình
ảnh mẫu vật cung cấp thông tin thực tiễn, tờ gấp nhắc nhở khi trở về nhà...
- Nên có nhiều thành phần tham gia :
Trong triển lãm sự tham gia của nhiều thành phần là rất cần thiết. Các tổ chức Hội
đoàn và lực lượng học sinh sẽ giúp phần nội dung và hình thức thêm phong phú và phù hợp
nhiều đối tượng.
- Chọn địa điểm thích hợp :
Nên bố trí nơi đông dân cư, có nhiều người qua lại thường xuyên .. cần tạo mọi điều
kiện để mọi người có thể vào khu triển lãm mà không có cản trở nào.
- Thu hút sự chú ý của người xem:
Cần sử dụng màu sắc hấp dẫn, xếp đặt khác thường và triển lãm phải liên quan đến những
gì người xem đang cần .
- Thông tin nên đơn giản :
Các thông tin cần được trình bày sao cho dễ hiểu. Các chú thích và mẫu vật trưng
bày phải đặt sao cho dễ nhìn.
- Đặt tên cuộc triển lãm phải thích hợp và ngắn gọn
- Có tài liệu để phân phát cho người xem
- Chọn người hướng dẫn : đẹp, nắm vững vấn đề

38
5.4. Câu hỏi đánh giá
Ai sẽ xem triển lãm ? Họ là nam hay nữ, trẻ hay già? Những triển lãm họ đã xem ?
Những gì họ có thể nhớ được sau khi xem triển lãm 1 tháng ? Họ có giữ và sử dụng các tờ
gấp không ?
 Ưu điểm
+ Thu hút được nhiều người
+ Kích thích sự quan tâm của nông dân đối với kỹ thuật mới
+ Kích thích nhà nghiên cứu và sản xuất phục vụ đúng yêu cầu của nông dân
 Nhược điểm
+ Tốn thời gian và kinh phí
+ Một số khách hàng chỉ xem để giải trí
6. Tổ chức hội thi khuyến nông
Là phương pháp khuyến nông theo kiểu “ từ nông dân đến nông dân “. Thông qua
hội thi mà nông dân có điều kiện so sánh, học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đây là
phương pháp mà thông tin được tập trung hóa, vì vậy năng lực truyền bá cao so với khi
thông tin còn ở phân tán trong nông dân.
6.1.Mục đích yêu cầu
- Tạo không khí thi đua giữa nông dân với nông dân của các địa phương trong học
tập kỹ thuật, đầu tư thâm canh và giao lưu, phát triển công tác khuyến nông .
- Tạo điều kiện để các địa phương có dịp trao đổi kinh nghiệm sản xuất và khuyến
nông với nhau, tăng cường đoàn kết .
- Tạo cơ hội để các nhà lảnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật tiếp xúc với nông dân
để có thông tin hai chiều, giúp nông dân và học hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện liên kết, hợp
tác, bổ sung kiến thức.
6.2.Lập ban chỉ đạo hội thi
- Các đơn vị đồng tổ chức hội thi cử đại biểu tham gia Ban chỉ đạo .
- Có quyết định thành lập Ban tổ chức hội thi KN
- Có quyết định thành lập Ban giám khảo (hoặc hội đồng tư vấn )
- Có quyết định thành lập ban thư ký giúp việc Ban tổ chức và Ban giám khảo
6.3.Đối tượng dự thi
Cấp hội thi:
Toàn quốc : Sau khi thi tuyển từ các vùng.
Cấp tỉnh : Sau khi tuyển chọn từ các huyện
Cấp huyện : Sau khi tuyển chọn từ các xã
Đối tượng :
Là nông dân sản xuất giỏi, các nhóm, câu lạc bộ khuyến nông cơ sở .. được bình chọn
hoặc qua thi truyển hoặc hội viên đang sinh hoạt trong các tổ chức của nông dân hoặc

39
khuyến nông cơ sở. Không phải là cán bộ kỹ thuật đại học nông nghiệp được hội Nông dân
hoặc Trung Tâm KN tỉnh giới thiệu.
6.4.Nội dung thi
- Kiến thức nông nghiệp
- Nghiệp vụ và kỹ năng khuyến nông
- Kiến thức tổ chức quản lý sản xuất ở hộ gia đình
6.5. Thể loại
- Trả lời câu hỏi vấn đáp, trắc nghiệm và làm bài tập
- Trò chơi đố vui
- Các vở kịch, tấu chèo, cải lương...
6.6.Các bước tiến hành
- Xây dựng điều lệ hội thi, chương trình hội thi và phổ biến tới các đơn vị thuộc các cấp
- Thành lập ban tổ chức, chọn người dẫn chương trình, kịch bản, đạo diễn..
- Tổ chức hội nghị triển khai hướng dẫn các bước tổ chức hội thi
- Xây dựng câu hỏi, đáp án
- Các cơ sở (huyện, xã..) tuyển chọn thí sinh dự thi từ dưới lên .
- Tiến hành vòng thi đấu loại, bán kết, chung kết .
6.7. Hình thức chuẩn bị hội thi
+ Mỗi tỉnh chọn 6 thí sinh (nông dân) để thành lập một đội tuyển dự thi.
+ Chọn đội tuyển :
- Đúng đối tượng dự thi, giới thiệu qua tuyển chọn
- Gửi danh sách đúng thời gian quy định
+ Các đội bốc thăm để chia thành 2 bảng thi đấu theo mô hình "đội thi đấu"
- Vòng 1: Loại trực tiếp
- Vòng 2: loại trực tiếp
- Vòng 3: Chung kết tranh giải nhất, nhì , ba
6.8. Cách thức thi : Có thể theo đội hoặc từng cá nhân trả lời
Ví dụ: Mỗi đội phải trả lời 10 câu hỏi vấn đáp (mỗi câu quy định 1 điểm)
- 5 câu theo thể thức trắc nghiệm chọn số, mỗi đội có 15 giây chuẩn bị cho mỗi câu
hỏi .
- Văn nghệ
- Tiếp theo là câu hỏi theo thể thức ai nhanh hơn thông qua bấm chuông để giành
quyền ưu tiên trả lời, có 30 giây chuẩn bị cho mỗi câu hỏi .
- 10 câu hỏi do Ban giám khảo (hội đồng tư vấn) chuẩn bị có đáp án thang điểm
( Nếu 10 câu hỏi chính thức mà 2 đội bằng điểm thì sẽ thi tiếp câu hỏi phụ . Câu hỏi
phụ cũng do Ban Giám khảo chuẩn bị)

40
Người dẫn chương trình thông báo số điểm và thời gian quy định theo đáp án. Nếu
có vướng mắc thì hỏi ý kiến Ban Giám Khảo.
Ban Giám khảo hội ý cùng 2 người dẫn chương trình để quyết định số điểm .
- Mỗi đội tự chọn đại diện để trình bày và bổ sung ý kiến trong thời gian quy định,
nhưng một người không được trả lời qua 3 câu hỏi .
Có chuông để thông báo thời gian suy nghĩ, chuẩn bị phương án trả lời các câu hỏi.
Nếu phạm quy thì mất quyền trả lời.
Các đội còn thi đấu theo hình thức "câu hỏi giao lưu". Mỗi đội chuẩn bị trước câu
hỏi của đội mình báo cáo bán giám khảo. Sau khi hỏi, đội bạn trả lời, đội hỏi nêu đáp án.
Nếu cần thiết khán giả trả lời hoặc trả lời bổ sung.
6.9. Giải thưởng cuộc thi:
- Giải thưởng chính htức nhất, nhì, ba và khuyến khích
- Giải thưởng cho các cá nhân tham gia: Nhiều tuổi nhất, ít tuổi nhất
- Giải thưởng cho khán giả góp phần trả lời hay
- Giải thưởng cho khán giả có câu hỏi hay.
- Bằng khen của Ban Tổ chức hội thi
6.10. Kinh phí hội thi
- Kinh phí khuyến nông các cấp
- Đơn vị doanh nghiệp tài trợ
- Các đơn vị đồng tài trợ đóng góp
- Những tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ

41
Chương III: Khuyến nông theo định hướng thị trường
I. Đặc điểm của thị trường nông sản phẩm
1.1. Đặc điểm chung về thị trường nông sản
a. Giao động giá ngắn hạn
Giá của các ngành hàng nông nghiệp có thể thay đổi đáng kể trong một thời
gian ngắn (một tháng, một tuần, thậm chí trong ngày). Những thay đổi này thường là
hệ quả của thay đổi về cung cầu. Các sản phẩm dễ thối hỏng thường có giá dao động
nhất do không thể lưu trữ trong thời gian dài. Sự dao động giá ngắn hạn khiến người
nông dân khó đoán trước giá bán cho sản phẩm của họ.
b. Tính mùa vụ của giá
Giá của nhiều sản phẩm nông nghiệp thường có tính mùa vụ, nguyên nhân của
hiện tượng này là do tính mùa vụ của cung. Trong vụ thu hoạch, lượng cung lớn trên
thị trường khiến cho giá giảm. Khi vụ thu hoạch kết thúc lượng cung giảm xuống và
giá lại tăng lên.
Tuy nhiên không phải sản phẩm nông nghiệp nào cũng có tính mùa vụ. Nguồn
cung của một số ngành hàng nông nghiệp tương đối ổn định trong cả năm khiến giá
không dao động nhiều qua các vụ. Sau đây là một số yếu tố quan trọng làm ổn định
nguồn cung và giá trong năm:
- Vụ thu hoạch kéo dài hoặc đa vụ
- Lịch thu hoạch đa dang trong cả nước.
- Nhập khẩu từ nước khác trong thời kỳ trái vụ
- Lưu kho

Price
Supply

Đầu vụ thu hoạch Giữa vụ thu hoạch Cuối vụ thu hoạch

Sơ đồ :tính mùa vụ của giá

42
Bên cạnh cung, cầu cũng ảnh hưởng tới sự dao động về giá. Có một số thời
điểm cụ thể trong năm làm giá thay đổi do sự thay đổi của cầu. Ví dụ điển hình sự
tăng giá do cầu thay đổi ở Việt Nam là vào dịp lễ tết…
c. Sự giao động về giá qua các năm cao
Một đạng trưng khá phổ biến của thị trường nông nghiệp là giá thay đổi khá
nhiều từ năm này qua năm khác. Sự giao động về giá này phản ánh sự thay đổi đáng
kể về cung. Nguồn cung trong nông nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời
tiết không ổn định
Phản ứng của nông dân đối với sự thay đổi về giá có thể làm tăng sự không ổn
định của thị trường. Sự tăng giá của một ngành hàng có thể khiến người nông dân
mở rộng diện tích sản xuất và gia tăng thâm canh. Điều này có thể dẫn tới quá nhiều
cung và giá lại giảm xuống. Ngược lại, nếu giá thấp người nông dân lại phản ứng
bằng cách giảm diện tích canh tác và đầu vào cho sản xuất.
d. Rủi ro cao
Marketing trong nông nghiệp là một họat động rủi ro. Nguyên nhân chính là
sự do động giá ngắn và trung hạn. Giá thị trường tại thời điểm thu hoạch khiến người
sản xuất không bù đắp các chi phí sản xuất hoặc thấp hơn so với dự đoán của họ.
Người nông dân và thương nhân cũng có thể gặp phải rui ro là sản phẩm của
họ có thể bị từ chối hoặc bán giảm giá do chất lượng thấp dẫn tới những tổn hại về
mặt tài chính. Sản phẩm nông nghiệp dễ bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá
trình vận chuyển, bốc dỡ hoạc lưu kho nên dễ bị nhưng rui ro do hoạt động này mang
lại.
Một rủi ro khác mà các thương nhân phải ghánh chịu là sản phẩm bị lẫn tập
chất. Người nông dân họ không nhận ra răng chỉ cần một lần người mua phải hàng
chất lượng kém họ sẽ mất lòng tin và sẽ không mua hàng hoặc trả giá thấp hơn cho
hàng hóa ở khu vực đó
e. Chi phí marketing cao
Giá mà người tiêu dụng cuối cùng nhận được thường cao hơn rất nhiều so với
mức giá mà người nông dân nhận được
Khi có được các dữ liệu có liên quan, chi phí marketing chính là cơ sở giải
thích có lý nhất về sự khác biệt giữa giá bán ra của người sản xuất và giá bán lẻ. Ví
43
dụ :
- Thu gom các sản phẩm nông nghiệp từ các nông hộ nhỏ, lẻ rất tốn kém; Các
sản phẩm nông nghiệp thường phải vận chuyển qua quãng đường dài, khó khăn
trước khi tới được người tiêu dùng;
- Trước khi tới người tiêu dùng, các sản phẩm phải qua quá trình làm sạch, sấy
khô, đóng gói và quảng cáo để được người tiêu dùng chấp nhận;
- Các hình thức chế biến phức tạp đôi khi đòi hỏi chi phí đáng kể
- Có thể phát sinh thêm các chi phí do quá trình lưu kho
- Các sản phẩm thường bị hư hỏng
f. Thông tin không đầy đủ
Người nông dân thường có kiến thức và hiểu biết hạn chế về thị trường và
thiếu thông tin về nguồn cung, cầu và giá. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận
những cơ hội có lợi, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và thương thuyết giá cả
của họ.
Mặc dầu có nhiều thông tin hơn so với người nông dân, các thương nhân và
chủ các cơ sở chế biến cũng có thể thiếu các thông tin quan trọng. Thiếu các thông
tin về khu vực sản xuất cũng có thể làm tăng các chi phí thu mua. Thiếu tiếp
cận thông tin dẫn tới rủi ro marketing cao và hạn chế khả năng hướng tới các
thị trường có lợi và khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường. Như vậy,
sự thiếu thông tin của cả người dân và thương nhân đều có tác động không tốt tới
mức giá mà người dân/người sản xuất nhận được.
II. Thông tin thị trường
2.1. Khái niệm thông tin thị trường
Thông tin thị trường là tất cả các thông tin về mua và bán các sản phẩm và
dịch vụ. Khái niệm này không chỉ là thông tin về giá cả và số lượng mà còn bao gồm
cả các thông tin về thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm
Thông tin thị trường nông nghiệp là gì? Là thông tin về cầu và cung của nông
sản, vật tư đầu vào và các dịch vụ có liên quan.
Ví dụ về thông tin thị trường:
Địa điểm hay địa chỉ liên lạc của người cung cấp vật tư nông nghiệp
Loại và chất lượng vật tư đầu vào

44
Giá vật tư
Địa chỉ liên hệ của người mua
Yêu cầu về chất lượng và số lượng của những người mua khác nhau
Mức giá mua vào của những người mua khác nhau
Dịch vụ và chi phí vận chuyển....
2.2. Tầm quan trọng của thông tin thị trường
Thông tin thị trường là cơ sở để đưa ra các quyết định sản xuất và marketing.
Thông tin thị trường giúp người nông dân và các tác nhân khác trong chuối cung ứng
xác định các hoạt động đem lại lợi nhuận và giảm bớt rũi ro đi kèm với các chiến
lược sản suất và marketing được áp dụng.
Khi tiến hành sản xuất người nông dân phải lựa chọn các hoạt động sản xuất
và marketing. Và khi tiến hành như vậy họ thường đặt ra những câu hỏi có tính chiến
lược các câu hỏi đo có thể là:
Câu hỏi 1: Tôi nên trồng loại cây gì, diện tích bao nhiêu?
Câu hỏi 2: Liệu tôi có nên canh tác trái vụ không?
Câu hỏi 3: Tôi nên sử dụng loại vật tư nào?
Câu hỏi 4: Tôi nên mua vật tư ở đâu?
Câu hỏi 5: Tôi nên áp dụng hình thức sau thu hoạch nào?
Câu hỏi 6: Tôi có nên lưu kho sản phẩm của tôi không?
Câu hỏi 7: Tôi nên bán sản phẩm của tôi ở đâu?
Câu hỏi 8: Tôi nên bán sản phẩm của mình cho ai?
Câu hỏi 9: Tôi thương lượng với người mua như thế nào?
Các câu hỏi này nông dân có thể tiếp cận từ nhiều nguồn khác nhau nhưng mà
nguồn quan trọng là từ cán bộ khuyến nông do đó thông tin thị trường đóng vai trò
quan trọng với cán bộ khuyến nông.
2.3. Thu thập thông tin thị trường
2.3.1. Loại thông tin nào cần thu thập
Thu thập thông tin thị trường là một nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông. Cán
bộ khuyến nông chỉ có thể cung cấp tư vấn về thị trường cho nông dân nếu như bạn
biết các thông tin về thị trường. Tuy nhiên nên thu thập những thông tin nào?

45
Người nông dân luôn có sẵn một số kiến thức (mặc dù không toàn diện) về thị
trường. đặc biệt là thị trường của những ngành hàng truyền thống được sản xuất và
bán ở địa phương. Những kiến thức này có từ kinh nghiệm và trao đổi thông tin trong
cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, người dân tiếp cận thông tin thị trường từ người cung
cấp vật tư, người mua, những nông dân khác, họ hàng và bạn bè. Họ cũng có thể tiếp
cận tới thông tin thị trường thông qua các chuyến đi đến thị xã hoặc thành phố, nghe
đài, xem vô tuyến hoặc đọc báo…Vì vậy, chỉ cần giúp nông dân tiếp cận những
thông tin mới và bổ ích và có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế của từng vùng.
Thông tin thị trường rất đa dạng và phong phú nhưng nhìn chung chúng
được chia thành các loại sau:
- Nhóm thông tin về vật tư: Bao gồm những thông tin liên quan đến việc
cung cấp vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: Địa điểm hay địa chỉ liên hệ của người/cơ quan cung cấp; Lọai vật tư
và chất lượng vật tư; Giá cả các loại vật tư…
- Nhóm thông tin về nhu cầu:
Ví dụ như: Độ lớn của thị trường địa phương, khu vực và quốc tế; Mức tăng
trưởng và xu thế của cầu; Tính mùa vụ của cầu…
- Nhóm thông tin về người mua:
Ví dụ như: Địa điểm và địa chỉ liên hệ; Yêu cầu về số lượng và chất lượng;
Giá mua; yêu cầu về đóng gói; các điều kiện thanh toán….
- Nhóm thông tin về giá:
Ví dụ như: giá mua hiện tại ở các thị trường khác nhau; sự khác nhau về giá
giữa các loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm; tính mùa vụ của giá; Xu thế của
giá…
- Nhóm thông tin về sự cạnh tranh:
Ví dụ: Các khu vực cung cấp chính; Chất lượng sản phẩm từ các khu vực
khác nhau; tính mùa vụ của các khu vực cung ứng khác nhau; nhập khẩu…
- Nhóm thông tin về chi phí marketing:
Ví dụ như chi phí vận chuyển; chi phí đóng gói…
2.3.2. Các nguồn thông tin thị trường chính.

46
Lý tưởng nhất là nên dựa vào thông tin thị trường từ nhiều nguồn khác nhau.
Một nguồn thông tin không thể cung cấp đủ thông tin và hiểu biết về thị trường. Cần
phải dựa vào một số nguồn khác nhau để thu thập thông tin đặc biệt là thu thập thông
tin về các thị trường ở xa mà nông dân có ít cơ hội tiếp cận.
Các nguồn thông tin thị trường chính bao gồm:
2.3.2.1. Các thành viên thị trường
Các thành viên thị trường là các tác nhân thực hiện các hoạt động mua và bán
sản phẩm hàng ngày để kiếm sống. Ví dụ: thương nhân, cơ sở chế biến nông lâm
nghiệp, nhà cung cấp vật tư.
Họ là những nguồn thông tin quý giá mà bạn nên khai thác. Vì vậy, khi thu
thập các thông tin thị trường, bạn cần bắt đầu bằng cách trao đổi với các thành viên
thị trường. Khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn marketing của bạn cho người cho
người nông dân phụ thuộc rất nhiều vào khả năng xây dựng mối quan hệ mà mạng
lưới với người cung cấp thông tin trong cộng đồng kinh doanh nông lâm nghiệp.
Thương nhân và các nhà chế biến nông sản thường rất bận nhưng kinh nghiệm
cho thấy là họ luôn luôn vui vẽ cung cấp thông tin nhất là khi họ biết rõ mục đích thu
thập thông tin của bạn là để giúp cho nông dân đáp ứng nhu cầu thi trường. Sau một
vài cuộc trao đổi, thậm trí họ có thể coi bạn như một đối tác. Giống như bạn, thương
nhân và nhà chế biến cũng muốn biết xem khả năng cung ứng của người nông dân
đối với sản phẩm mà những người mua như họ đang cần.
Bạn nên luôn luôn dựa vào nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau. Tham
vấn càng nhiều thương nhân, nhà chế biến nông lâm sản, người vận chuyển càng tốt
vì hai lý do sau:
- Nhiều loại thành viên thị trường khác nhau có thể cung cấp nhiều loại thông
tin khác nhau. Một số thành viên có thể có thông tin về nhiều ngành hàng, một số
thành viên khác chỉ có thông tin tập trung vào một hoặc một số ngành hàng. Các
thông tin được cung cấp bởi các thành viên này có thể trong phạm vi khu vực địa
phương, cấp tỉnh, cấp quốc gia hoặc thậm chí tại các thị trường xuất khẩu.
- Thu nhập thông tin từ các thành viên khăc nhau giúp bạn kiểm tra mức độ
chính xác và hoàn chỉnh của thông tin mà mổi thành viên thị trường cung cấp. Cung
cấp thông tin không phải lúc nào cũng cung cấp thông tin chính xác. Vì vậy, bạn phải
47
kiểm tra mức độ chính xác của các thông tin thu thập được. Vấn đề khoãng cách là
một trong những khó khăn bạn có thể gặp phải khi cần phỏng vấn các thành viên thị
trường. Bạn có thể dể dàng tiếp cận các thương nhân và chủ các cơ sở chế biến tại
địa phương. Tuy nhiên, những người này thường thiếu các thông tin về thị trường
khu vực, quốc gia và xuất khẩu. Những thành viên có thông tin về các thị trường này
thường ở xa khu vực bạn làm việc và rất khó tiếp cận họ. Có ít nhất hai cách khác
phục khó khăn này:
- Cách thứ nhất là tiếp cận các thương nhân thường xuyên đến thu mua nông
sản trong khu vực của bạn. Những người này thường có thông tin bổ ích về tình hình
thị trường ỏ nơi khác. Những người cung cấp dịch vụ vận chuyển cũng thường phải
vận chuyển nông sản đi xa nên vì thế họ nắm được những thông tin thú vị về dòng
luân chuyển sản phẩm giữa các khu vực, chi phí vận chuyển đến các địa phương
khác nhau và thông tin những người mua ở những khu vực này.
- Cách thú hai là sử dụng điện thoại và email để thu thập thông tin từ các
thông tin từ các thành viên sống ngoài địa bàn hoạt động của bạn.
2.3.2.2. Các cán bộ khuyến nông khác
Các cán bộ trong trạm khuyến nông huyện có thể có các thông tin hữu ích về
các thị trường trong khu vực. Vì vậy, trao đổi thường xuyên với họ để thu thập các
thông tin là rất cần thiết. Ngoài ra thỉnh thoãng cũng phải tổ chức một số cuộc họp để
các cán bộ khuyến nông có thể trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lỉnh vực thị
trường nông sản.
Các cán bộ khuyến nông lâm tại các trạm huyện khác, các cán bộ khuyến
nông lâm tại trung tâm khuyến nông tỉnh, từ các tỉnh lân cận hay trung tâm khuyến
nông quốc gia cũng là những nguồn thông tin hửu ích. Thông qua họ, bạn có thể tiếp
cận được cac thông tin về thị trường ngoài địa bàn của bạn. Đôi khi, bạn có thể liên
hệ với họ qua điện thoại hoặc email. Vì vậy, bạn cần có số điện thoại hoặc địa chỉ
email của họ.
2.3.2.3. Các nhà nghiên cứu thị trường
Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nhà nghiên cứu thị trường nông nghiệp
có kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn vẩn có thể liên hệ với một số nhà nghiên cứu tại các

48
trường đại học hoặc trung tâm nghiên cứu. Họ có thể giúp bạn tiếp cận được các
nguồn thông tin có liên quan đến hệ thống maketing trong nông nghiệp.
Nếu bạn là cán bộ khuyến nông lâm cấp tỉnh, bạn sẽ có điều kiện thuận lợi
hơn để liên lạc với các nhà nghiên cứu cấp vùng hoặc cấp quốc gia. Vì vậy, bạn co
thể đóng vai trò là cầu nối giữa các đồng nghiệp của bạn ở cấp huyện và các nhà
nghiên cứu có liên quan đến các trường đại học và các viện nghiên cứu chuyên về thị
trường.

2.3.2.4. Báo chí


Các thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin về xu thế giá trị của một
nghành hàng cụ thể thường xuất hiện trên các tờ báo quốc gia và địa phương. Một số
bài báo còn cung cấp thông tin và phân tích về cung và cầu, các thông tin về các
doanh nghiệp nông lâm nghiệp và những đầu tư gần đây.
Một số điểm mạnh của nguồn thông tin này là chúng cho phép tiếp cận tới
thông tin về các thị trường ở các vùng khác nhau của Việt Nam và các nước khác với
chi phí thấp. Giá các tờ báo thường rẻ và có thể đọc lướt qua trong vài phút. Tuy
nhiên, bạn không thể tìm đầy đủ các thông tin bạn cần biết nếu chỉ tiếp cận thông tin
này.
Bạn cần đọc báo thường xuyên. Trung tâm hoặc trạm khuyến nông của bạn
nên đặt một vài tờ báo địa phương hoặc trung ương. Khi đọc các tờ báo này, bạn cần
chú ý tới các thông tin và phân tích về thị trường.
Các tạp chí bản tin định kỳ
Có rất nhiều tạp chí, bản tin định kỳ cung cấp các thông tin và phân tích có
ích về thị trường nông nghiệp. Một số tạp chí, bản tin chuyên đề về các vấn đề kinh
tế và kinh doanh, trong khi có một số khác lại tập trung cụ thể vào nông nghiệp. Một
số tập chí mang tính chuyên môn, tuy nhiên cũng có khá nhiều tạp chí phổ thông.
Cũng giống như báo chí, các tạp chí và bản tin định kỳ cung cấp cơ hội tiếp cận các
thông tin về thị trường bên ngoài.
Trung tâm hoặc trạm khuyến nông của bạn cần đặt một vài các tạp chí và bản
tin định kỳ trên. Cán bộ thông tin tại trung tâm khuyến nông lâm phải chịu trách
nhiệm tham khảo thông tin từ các tạp chí và bản tin này để phổ biến và lan rộng các
49
thông tin hửu ích cho cán bộ huyến nông huyện xã. Cán bộ khuyến nông tại hai cấp
này cũng cần tham khảo nguồn thông tin này khi thu thập thông tin thị trường.

Một số gợi ý để thu thập thông tin từ báo chí

- Đọc lướt qua tờ báo


- Chú ý tới các chuyên mục về nông lâm nghiệp (kể cả chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản)
- Đánh dấu các thông tin thị trường
- Xem xét mối liên quan giữa các thông tin đó với người nông dân trong khu vực
của bạn
- Ghi chép lại tất cả các thông tin và số liệu định lượng và định tính vào các
bảng biểu.

2.3.2.5. Đài phát thanh và truyền hình


Chúng ta có thể tiếp cận được nhiều thông tin và có được hiểu biết tốt về thị
trường nông nghiệp bàng cách nghe đài truyền thanh và xem truyền hình thường
xuyên. Các đài truyền hình và truyền thanh địa phương phát các chương trình về các
vấn đề nông nghiệp và các vấn đề kinh tế/kinh doanh, trong đó có các thông tin hữu
ích về thị trường và maketing.
2.3.2.6. Internet
Internet ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc thu thập thông tin. Hiên
nay, bạn có thể truy cập internet rất thuận tiện. Nếu bạn có máy tính và cổng internet,
bạn có thể thu thập được rất nhiều thông tin về thị trường nông nghiệp trong nước và
quốc tế mà không cần rời khỏi văn phòng. Dưới đây là một số gợi ý cho thu thập
thông tin từ nguồn này.

Một số gợi ý để thu thập thông tin từ internet

- Thành lập thư mục trong máy tính của bạn với tên “ thông tin thị trường”

- Tạo các thư mục con trong thư mục này với các chủ đề khác nhau (ví dụ: theo
tên ngành hàng, cung cấp vật tư, thương nhân, cơ sở chế biến, v.v…)

- Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin bạn cần bằng các từ chìa khóa (ví
dụ: giá lạc, thị trường ngô, trâu bò, v.v…)

- Lưu các bài báo có nội dung liên quan vào thư mục thích hợp
50
- Đánh dấu các thông tin và số liệu liên quan và ghi lại vào các bảng biểu thích

2.3.3. Tiến hành thu thập thông tin thị trường


Các công cụ áp dụng
– Phỏng vấn bán cấu trúc
– Bảng kiểm
– Quan sát trực tiếp
Làm thế nào để kiểm tra chất lượng thông tin thu thập được từ
các thành viên thị trường
Bằng cách so sánh các thông tin thu thập được từ các thành viên thị
trường khác nhau, bạn sẽ kiểm chứng và biết được độ chính xác của thông tin.
Nếu các thành viên khác nhau cung cấp các thông tin khác nhau về cùng một
vấn đề, bạn cần thăm dò sâu hơn để xác định xem thông tin nào là đúng và
thông tin nào cần loại bỏ. Phương pháp này được gọi là phương pháp tam giác
Bạn cũng có thể sử dụng quan sát trực tiếp để kiểm chứng thông tin. Điều
này có nghĩa là so sánh những thông tin thu thập được từ người cung cấp thông tin
với những điều bạn quan sát được về hoạt động kinh doanh và hành vi của họ.Ví
dụ, chỉ bằng quan sát bạn có thể khẳng định hoặc bác bỏ những phát biểu của họ
về các loại giống được buôn bán, chất lượng sản phẩm, các phương thức sau thu
hoạch, khả năng lưu kho và chế biến, số lượng và loại người cung cấp, v.v….
2.3.4. Lưu trữ thông tin thu thập
Cần thiết lập một cơ sở dữ liệu để ghi chép và lưu giữ các thông tin thị trường
một cách phù hợp. Thông tin thị trường có thể lưu trữ theo các mẫu biểu khác
nhau. Chúng ta có thể xây dựng rất nhiều bảng để ghi chép và lưu trữ thông
tin tuỳ thuộc vào lượng thông tin bạn thu thập. Dưới đây là một số ví dụ

51
Ví dụ 1: Thông tin về người cung cấp giống
Địa chỉ Loại hạt Chất Giá Các điều Nhận xét
và số giống lượng hạt khoản/ khác
điện được bán giống điều kiện
thoại đi kèm

Người
cung cấp
A

Người
cung cấp
B

Người
cung cấp
C

….

29
Ví dụ 2: Thông tin về người mua trong huyện, tỉnh và các tỉnh lân cận
Địa chỉ Loại Yêu Các Địa Giá Các Nhận
và số quả cầu về yêu điểm được điều xét
điện được số cầu về mua trả kiện khác
thoại mua lượng đóng thanh
gói và toán
chất
lượng

Người
mua A

Người
mua B

Người
mua C

….
Ví dụ 3: Giá nông sản trong các tháng qua các năm (giá mua vào)
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 ……. 12
Năm
1
Năm
2
Năm
3
Ví dụ 4: Thông tin về nguồn cung cấp sản phẩm tại địa phương
Xã/ Vụ Thời Lượng Lượng Giống Kích Nguồn Giá tại Nhận
thôn thu điểm cung cung thước cung nông xét
hoạch thu trong trái vụ hiện trại/
cao hoạch mùa tại giá tại
điểm trái vụ vụ chợ
đầu
mối

X
Y
Z

29
2.3.5. Phân tích dữ liệu
1. Xu thế giá
2. Tính mùa vụ của giá
3. Phân tích chuỗi cung cấp

a. Phân tích xu thế giá

• Giá đã thay đổi như thế nào?

Thông tin về – Biểu đồ giá


cung và cầu
• Lý do thay đổi:

– xu thế cung và cầu


Biết được xu
thế giá trong quá – V.v…
khứ và lý do
• Để làm gì?

Quyết định sản


Dự đoán giá
xuất gì? Và bao
trong tương lai
nhiêu

Các câu hỏi cần được trả lời khi phân tích xu thế giá

Xu thế giá trong quá khứ

1. Trong 3 đến 5 năm qua, giá tăng lên hay giảm xuống?
2. Tăng hay giảm bao nhiêu?
3. Xu thế này ổn định hay mang tính chu kỳ?
4. Giá có giao động nhiều từ năm này qua năm khác không?

Xu thế cung và cầu


5. Các yếu tố cung và cầu nào dẫn tới xu thế giá như vậy?
6. Những điều kiện này sẽ giữ nguyên hay có thể thay đổi trong những năm tới
không?
7. Những thay đổi về cung và cầu được dự đoán như thế nào và tại sao?

30
Xu thế giá tương lai
8. Dựa trên những dự đoán về thay đổi cung và cầu, giá trong tương lai có thể thay đổi
như thế nào?
- Biểu đồ là một công cụ hữu ích để trình bày và thảo luận xu thế giá.
Sau khi có số liệu về giá trong quá khứ chúng ta tiến hành vẽ biểu đồ giá và
thông qua biểu đồ giá co thể cho chung ta thấy sự thay đổi của xu thế giá trong qua
khứ như thế nào.
b. Tính mùa vụ của giá
Người nông dân không thể đưa ra quyết định cung cấp cho thị trường trong thời kỳ
trái vụ nếu họ không có những hiểu biết về sự dao động của giá theo mùa vụ Nói một
cách khác, nông dân cần phải biết được dữ liệu về giá thay đổi trong các mùa khác
nhau trong năm.
Tính mùa vụ của giá có thể thay đổi qua các năm do sự thay đổi của các điều
kiện cung và cầu. Đôi khi, những thay đổi này là tạm thời như trong trường hợp thu
hoạch rộ hoặc đôi khi sự thay đổi lâu dài như trong trường hợp xuất hiện khu vực cung
cấp mới hoặc chuyển đổi từ canh tác một vụ sang hai vụ. Bạn sẽ chỉ có thể hiểu được
sự giao động giá trong năm và xác định được những thay đổi dài hạn nếu bạn phân
tích số liệu mùa vụ của giá qua nhiều năm chứ không phải một năm. Nếu có thể, bạn
nên thu thập thông tin về tính mùa vụ của giá cho ít nhất là 3 năm.
Các câu hỏi cần được trả lời khi phân tích tính mùa vụ của giá

1. Giá có xu thế thấp nhất vào giai đoạn nào trong năm?
2. Các yếu tố cung và cầu nào đứng sau hiện tượng này?
3. Giá thường cao vào những giai đoạn nào trong năm?
4. Các yếu tố cung và cầu nào đứng sau hiện tượng này?
5. Trong vòng 3 năm qua, có sự khác biệt đáng kể nào về tính mùa vụ của giá từ
năm này qua năm khác không? Nếu có, tại sao?
6. Tính mùa vụ của giá có thay đổi theo thời điểm không? Thay đổi như thế nào
7. Những yếu tố cung và cầu nào đứng sau những sự thay đổi này?
8. Sự khác biệt về giá giữa các mùa trong năm có lớn không? Sự chênh lệch giữa
mức giá thấp nhất và cao nhất trong năm?
9. Sản xuất trái vụ ở địa phương có đem lại lợi nhuận không? Lợi nhuận là bao nhiêu?
10. Lưu kho để bán trong thời kỳ trái vụ có khả thi và đem lại lợi nhuận cho nông

31
dân và thương nhân không? Lợi nhuận là bao nhiêu?

Biểu đồ là công cụ hữu hiệu để trình bày các số liệu về mùa vụ giá. Số liệu
giá theo tháng thường được sử dụng. Số liệu theo tuần cũng có thể được sử dụng
nhưng rất khó thu thập. Đôi khi, không thể thu thập được số liệu giá trong một số
tháng, vì vậy bạn có thể thu thập số liệu giá tương đối cho các vụ khác nhau từ
thương nhân và cơ sở chế biến.

c. Phân tích chuỗi cung cấp

Phân tích chuỗi cung ứng là một bước quan trọng để phát triển chiến lược sản xuất
và tiếp thị mang lại lợi nhuận. Sơ đồ hay hình vẽ minh hoạ chuỗi cung cấp là công cụ
cần thiết để trình bày và phân tích thông tin thị trường. Những sơ đồ hoặc hình vẽ như
vậy cho phép trình bày các yếu tố sau:

- Các kênh thị trường/kênh phân phối;

- Số lượng sản phẩm đi qua mỗi kênh phân phối;

- Loại và số lượng các thành viên thị trường tại mỗi giai đoạn khác nhau của
chuỗi cung cấp;

- Chức năng marketing của mỗi thành viên thị trường

- Dòng sản phẩm cùng với vị trí của các thành viên thị trường và các khu chợ.

Làm thế nào để xác định được chuỗi cung

• Bắt đầu từ người cung cấp đầu tiên

• Bắt đầu từ người tiêu dùng cuối cùng


32
Từ đây sẽ tìm hiểu các thông tin để xác định các thành phần trong chuỗi cung và
các thông tin liên quan

Ví dụ: Sơ đồ 1: Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị hàng thủ công từ nguyên liệu
bàng ở Phò Trạch - Phong Điền

Nông
Đầu vào dân Thu Thu Bán
cho sản trồng gom gom buôn và
xuất bàng và nhỏ lớn bán lẻ tại
đan chợ

- Trồng, làm cỏ - Mua các sản - Mua lại từ những - Mua lại từ thu
-Thu hoạch, phơi phẩm người dân người thu gom nhỏ. gom lớn và nhỏ.
sấy, phân loại, đem bán ở chợ - Vận chuyển và bán - Bán buôn hoặc
cất trữ, đập và hoặc mua tại nhà, sản phẩm cho các chợ bán lẻ tại chợ trong
đan các loại sản đem bán ở chợ trong tỉnh và ngoài và ngoài tỉnh.
phẩm. địa phương. tỉnh.

Sơ đồ 2: Chuổi giá trị với các chi phí qua các tác nhân cho sản phẩm chẹ và
đệm

-Chi phí giống, phân bón,


thuốc trừ sâu, thủy lợi,...
- Công lao động gia đình

_ Chi phí vận chuyển


_ Chi phí sơ chế SP
_ Chi phí bốc vác
Hợp Tác Xã Người sản xuất _ Thuế chợ

Người thu gom


_ Chi phí vận chuyển
_ Chi phí bốc vác
_ Thuế chợ Đại lý phân phối

Người bán lẻ Người tiêu dùng

33
III. Các phương pháp phổ biến thông tin thị trường
3.1. Liên hệ trực tiếp
Liên hệ trực tiếp là cách lan rộng thông tin phổ biến nhất. Cán bộ
khuyến nông lâm thường xuyên gặp gỡ với nông dân, vì vậy, bạn cần tận
dụng những cơ hội này để chia sẻ và thảo luận các thông tin về thị trường.
Tuy nhiên, bạn sẽ không có thời gian để gặp gỡ từng người nông dân, vì vậy,
bạn có thể tổ chức các cuộc họp chính thức với các thành viên trong cộng đồng
để lan rộng và phổ biến thông tin thị trường. Bảng dưới đây cung cấp một số gợi
ý về cách tổ chức một cuộc họp chia sẻ và phổ biến thông tin thị trường với
nông dân.

Tổ chức họp với nông dân để chia sẻ thông tin thị trường

Chuẩn bị - Rà soát nhu cầu thông tin thị trường của nông dân trước khi họp
- Rà soát các vấn đề về marketing mà người dân trong khu vực
của bạn đang gặp phải
- Lựa chọn các thông tin/số liệu có liên quan nhất từ cơ sở dữ liệu
của bạn
Trình bày một cách lôgic/hệ thống

Hậu cần - Để người dân quyết định và địa điểm của cuộc họp
Bố chợ
3.2. Tổ chức tham quan tới các khu trí chỗ
tại ngồi saothịcho các thành viên đều có thể
các đô
Tổ chức các chuyến tham quan tới các khu chợ tại các đô thị có thể là một
phuơng pháp phổ biến thông tin rất hữu ích! Thông qua các chuyến đi như vậy,
nông dân có thể tiếp cận được rất nhiều thông tin thị trường khác nhau. Họ có thể
nhìn tận mắt loại và số lượng các nông sản được mua bán, kiểm tra giá bán,
quan sát số lượng và loại người bán, người mua và có thể hỏi những người này
các câu hỏi liên quan. Đôi khi, có thể mở ra được một số các cơ hội thị trường
trong các chuyến đi như vậy. Thông tin liên hệ có thể được trao đổi với những
người mua tiềm năng cho các cơ hội giao dịch trong tương lai.
Người cán bộ khuyến nông cần đóng vai trò trong việc lựa chọn thị trường
hoặc khu chợ để tổ chức các chuyến tham quan. Các khu chợ được lựa chọn
34
phải phù hợp với nhu cầu thông tin của người dân và tạo các cơ hội tiềm năng.
Cán bộ khuyến nông lâm muốn người nông dân xem những gì? Người nông dân
muốn xem cái gì? Ngành hàng nào là trọng điểm? Các vấn đề chính là gì? Có những
loại người mua nào tại một khu chợ cụ thể? Yêu cầu chất lượng của người
mua? Mức giá tại một số khu chợ hoặc mức giá trong một tháng hay một vụ cụ
thể? V.v…
Thông thường, người nông dân đã biết và đã tới các khu chợ tại địa phương.
Vì vậy, các chuyến tham quan được tổ chức như trên phải tới các chợ ở xa và thường
là khu chợ tại các đô thị. Bởi những chuyến tham quan như vậy tốn chi phí, vì vậy giải
pháp hiển nhiên nhất là người nông dân phải tự trả tiền ăn và tiền đi lại.
3.3. Gặp gỡ các thương nhân và các cơ sở chế biến
Tổ chức các cuộc họp với một số tác nhân thị trường cụ thể cũng tạo ra những
tác động có ích. Những cuộc họp hay thảo luận với các đại lý dịch vụ nông nghiệp,
thương nhân hoặc chủ các cơ sở chế biến tạo cơ hội cho người dân được nghe trực tiếp
từ những người tham gia vào các hoạt động thương mại. Họ là những chuyên gia.Các
tác nhân trong chuỗi cung cấp cũng được hưởng lợi từ những cuộc họp như vậy. Ví
dụ, nó có thể cung cấp những hiểu biết tốt hơn về nhu cầu vật tư nông nghiệp
của địa phương hoặc nguồn cung của một số sản phẩm nông nghiệp cụ thể. Ngoài
ra, những cuộc họp như vậy tạo cơ hội cho các đại lý dịch vụ nông nghiệp quảng
cáo/cung cấp thông tin về dịch vụ của họ tới khách hàng tiềm năng và người mua có
thể đưa ra những nhu cầu về sản phẩm của mình tới người cung cấp tiềm năng trong
tương lai.
Người cán bộ khuyến nông cần đóng vai trò tổ chức và thúc đẩy các cuộc
họp giữa nông dân và các tác nhân thị trường. Có thể tổ chức các cuộc họp đó tại
xã, thôn để tiết kiệm các chi phí đi lại. Hầu hết, những thương nhân và cơ sở chế
biến được mời là những người trong huyện. Các thương nhân và chủ cơ sở chế biến
ở ngoài huyện chẳng hạn như ở huyện lân cận hoặc ở tỉnh khác cũng có thể được
mời tới nhưng họ thường phải tự chi trả các chi phí đi lại.
Các cuộc gặp gỡ như vậy cũng có thể được tổ chức tại cơ sở chế biến hoặc
cửa hàng của thương nhân. Điều này cho phép người nông dân quan sát trực tiếp để
thu thập thông tin. Ví dụ, khi tới thăm cơ sở chế biến,người nông dân có thể xem xét
các trang thiết bị lưu kho và công nghệ chế biến. Điều này rất quan trọng cho việc
35
ước tính quy mô hoạt động và sức mua của cơ sở đó. Thông thường, người nông dân
phải trả chi phí đi lại cho các chuyến đi như vậy.
3.4. Tham quan học tập tới các vùng sản xuất khác
Người nông dân thường được hưởng lợi từ các chuyến tham quan học tập
kinh nghiệm của người sản xuất ở các khu vực khác. Như đã trình bày trong phần
tham quan các khu chợ ở đô thị, người nông dân phải trả chi phí đi lại và các chi
phí khác liên quan tới hoạt động này.
Ưu điểm của các chuyến trao đổi kinh nghiệm là một phương pháp phổ
biến thông tin thị trường một cách chiến lược. Theo cách riêng của mình, người
nông dân trao đổi với nhau những suy nghĩ của họ về giống mới, các cách làm gia
tăng giá trị sản phẩm, các hình thức và phương tiện lưu kho phù hợp, những
kinh nghiệm thành công về làm marketing theo nhóm, điểm mạnh và điểm yếu của
một số thị trường hay người mua cụ thể, chi phí và lợi ích khi tham gia vào các
hợp đồng nông nghiệp, v.v…
3.5. Các chương trình truyền thanh và truyền hình địa phương
Đài phát thanh và truyền hình địa phương là kênh phổ biến thông tin thị
trường hiệu quả bởi các thông tin có thể được phổ biến tới một số lượng lớn đối
tượng nông dân. Khi phổ biến thông tin qua đài truyền thanh và truyền hình, bạn cần
lập kế hoạch và lên chương trình cẩn thận. Thời gian phát sóng phải vào thời điểm
mà đối tượng nghe, nhìn không bận bịu với công việc hàng ngày của họ. Xem xét
sự khác nhau về thời gian giữa nam và nữ. Lựa chọn ngôn ngữ phát sóng cũng là một
vấn đề quan trọng khi đối tượng là các dân tộc thiểu số.
Mời nông dân, thương nhân và chủ các cơ sở chế biến nói về những kinh
nghiệm của họ và chia sẻ các thông tin là một cách làm cho chương trình phát
sóng lôi cuốn đối tượng nghe nhìn hơn.

36
Bảng ưu và nhược điểm của mỗi kênh và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
1. Liên hệ trực tiếp - Trao đổi linh hoạt - Không tiếp cận được
- Thông tin thị trường sẽ được liên hệ, nhiều đối tượng
giải thích một cách dễ dàng với quá trình
xử lý và phân tích thông tin đó.
2. Tổ chức tham quan - Nhiều thông tin được thu thập qua quan - Tốn chi phí, đặc biệt
tới các khu chợ tại các sát trực tiếp khi khu chợ ở xa
đô thị - Những thương nhân gặp tại chợ là
nguồn thông tin thị trường quý giá và
(đáng tin cậy)
- Là dịp để xác định các cơ hội kinh
doanh
3.Gặp gỡ các thương - Thương nhân và chủ các cơ sở chế biến - Tốn chi phí tổ chức,
nhân và các cơ sở chế thường rất hiểu biết về thị trường. đặc biệt khi các thành
biến - Người nông dân có thể quan sát khi viên phải đi lại xa
cuộc họp được tổ chức tại địa điểm - Thương nhân và chủ
mua bán của các thương nhân hay cơ các cơ sở chế biến có
sở của các chủ chế biến thể không sẵn lòng chia
- Các cơ hội kinh doanh có thể được xác sẻ thông tin trước mặt
định thông qua các cuộc họp này những thương nhân và
- Nông dân và thương nhân/chủ cơ sở các nhà chế biến khác
chế biến có thể đi tới thống nhất về việc (đối thủ cạnh tranh)
mua bán
4. Tham quan học tập - Học tập những kinh nghiệm thành công - Tốn kém đặc biệt khi địa
từ các nơi khác điểm tham quan học tập ở
tới các vùng sản xuất
- Người nông dân dễ hiểu nhau hơn xa
khác
bởi họ có các điều kiện và những khó
khăn tương tự nhau.

5. Các chương trình - Thông tin có thể tới nhiều đối tượng - Tốn thời gian và đôi
truyền thanh và truyền - Là phương tiện đại chúng lôi cuốn khi cả kinh phí
hình địa phương người dân
- Tạo cơ hội mời các thương nhân và các
bên liên quan chia sẻ thông tin

37
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

I. Kỹ năng giao tiếp


1. Định nghĩa và đặc trưng của giao tiếp
1.1.Định nghĩa :
Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ,
cử chỉ, tư thế và trang phục .
Có thể hiểu định nghĩa qua các dấu hiệu sau :
- Giao tiếp được thực hiện trong một mối quan hệ xã hội nhất định
- Được thực hiện bởi các cá nhân
- Có mục đích, có nội dung
- Do đó là một quá trình cả hai bên đều nhận thức,hiểu biết lẫn nhau, tác động qua
lại lẫn nhau về nhận thức tư tưởng, nhân sinh quan
1.2.Đặc trưng của giao tiếp
- Quan hệ giữa người với người dù bất kỳ lứa tuổi hay vị trí địa lý nào.Mối quan hệ
này là điều kiện tối thiểu để điều hành và hoàn thành các họat động
-Giao tiếp là quá trình mà con người ý thức được mục đích, nội dung và những
phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác
- Giao tiếp dù có mang mục đích gì thì cũng diễn ra cả sự trao đổi thông tin, tư
tưởng tình cảm nhu cầu của người tham gia vào quá trình giao tiếp.
- Giao tiếp là quan hệ xã hội, mang tính xã hội
- Giao tiếp có thể được cá nhân hay một nhóm thực hiện
- Giao tiếp có thể được thực hiện bằng một thông điệp thông qua: ngôn ngữ nói,
ngôn ngữ viết, phong cách, tư thế, y phục, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, dáng đứng, hành vi phi
ngôn ngữ...
2. Vai trò của giao tiếp trong công tác khuyến nông
Cán bộ khuyến nông thường xuyên giao tiếp với các đối tượng (mức độ) khác nhau :
- Với nông dân (cá nhân hoặc nhóm)
- Với đồng nghiệp bên trong và ngoài cơ quan.
- Với cán bộ cấp trên và cán bộ địa phương
Vì vậy, giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác khuyến nông:
- Giao tiếp là cơ sở của quá trình học hỏi và chia sẻ giữa cán bộ khuyến nông với
người dân và ngược lại.
- Giao tiếp là cơ sở của quá trình dạy học trong quá trình đào tạo và huấn luyện nông
dân.
- Giao tiếp là công cụ quan trọng để hiểu biết được nhu cầu, nguyện vọng và sở
thích của người nông dân trong phát triển và chuyển giao công nghệ.
- Giao tiếp tốt sẽ tạo các mối quan hệ hài hào, không khí làm việc thoải mái với
người dân, đống nghiệp và cán bộ cấp trên.
3. Đặc điểm của đối tượng giao tiếp trong khuyến nông (người lớn tuổi)
- Có rất nhiều kinh kinh nghiệm sống nhưng kiến thức không hệ thống
38
- Có thói quen lâu dài (bảo thủ)
-Thường bận rộn với nhiều vấn đề, công việc trong cuộc sống
- Có lòng tự trọng cao, hay tự ái
- Tự ty và rụt rè.
- Chân thật và cởi mở
- Luôn muốn giữ gìn danh tiếng, bản sắc văn hoá
-Tiếp thu có tính phê phán, chọn lọc
- Chỉ hào hứng tiếp thu những vấn đề cần thiết với họ
- Hay nói chuyện lịch sử, truyền thống
4. Phân loại và các yếu tố tham gia trong quá trình giao tiếp
4.1.Phân loại giao tiếp
4.1.1Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
Giao tiếp trực tiếp:
Là tiếp xúc trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp, được thực hiện trong một khoảng thời
gian và không gian nhất định - giao tiếp trực tiếp còn gọi đàm thoại
Trong giao tiếp trực tiếp "ngôn ngữ cơ thể" đóng vai trò quan trọng. Việc biểu hiện
các cử chỉ, tư thế ánh mắt, nét mặt trang phục.. nhằm giúp cho các đối tượng giao tiếp hiểu
được thái độ, tâm trạng của nhau, gíup đẩy nhanh quá trình giao tiếp.
Trong giao tiếp trực tiếp có 2 hình thức:
+ Đối thoại: là loại giao tiếp có tính chất trò chuyện, trao đổi của 2 phía chủ thể và
đối tượng.Trong đối thoại luôn có sự thay đổi vị trí người nói, nhờ đó hai bên hiểu được đối
tượng của mình, kịp thời điều chỉnh hành vi, cử chỉ cách nói năng cho phù hợp, đối thoại
thể hiện qua các hình thức như trò chuyện, phỏng vấn, bàn luận...

39
+ Độc thoại: Là giao tiếp trong đó chỉ có một người nói mà không có sự đáp lại của
các đối tượng giao tiếp như diễn thuyết, giảng bài.. Độc thoại đòi hỏi người nói phải có
trình độ hiêủ biết về vấn đề trình bày,phải có khả năng truyền cảm và hiểu được đối tượng
nghe.
Trong giao tiếp trực tiếp nhờ sử dụng các phương tiện giao tiếp như điệu bộ, cử chỉ ,
nụ cười để làm cho quá trình giao tiếp sinh động hơn. Hơn nữa trong giao tiếp trực tiếp có
thể linh hoạt, mềm dẻo tuỳ hoàn cảnh và điều kiện mà ứng xử cho phù hợp với đối tượng
giao tiếp.
Giao tiếp gián tiếp:
Là giao tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện trung gian như điện thoại, thư
tín, fax....
Trong điều kiện hiện nay giao tiếp gián tiếp rất thuận lợi và nhanh chóng tuy vậy nó lại
kém hiệu quả hơn, tính chất giao tiếp ít sinh động và thường tuân theo những yêu cầu nhất
định của ngôn ngữ nói và viết.
Có thể phân biệt 2 hình thức giao tiếp như sau :
Giao tiếp trực tiếp Giao tiếp gián tiếp
- Có tính cá nhân hơn - Có tính cộng đồng hơn
- Có tính bền vững - Dễ thay đổi
-Phi hình thức - Có hình thức
- Kém tính thiết chế - Có tính thiết chế
4.1.2.Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
Giao tiếp chính thức :
Là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm, hoặc giữa các nhóm mang tính
hình thức, được thực hiện theo các nghi lễ nhất định, được quy định bởi các chuẩn mực xã
hội hoặc pháp luật. Trong giao tiếp chính thức nội dung được thông báo rõ ràng, ngôn ngữ
đóng vai trò chủ đạo thể hiện ở hình thức hội họp, bàn luận, ký kết... nhằm để giải quyết
một vấn đề cụ thể mang tính thiết thực như giao tiếp giữa các cơ quan, công ty, hoặc giữa
các tổ chức phát triển nông thôn và đại diện chính quyền địa phương.
Giao tiếp không chính thức:
Là giao tiếp không mang tính hình thức, không có sự quy định về nghi lễ.Các hình
thức giao tiếp cũng như trang phục,địa điểm... thường không bị lệ thuộc, không gò bó. Mục
đích của loại giao tiếp này nhằm thoả mãn nhu cầu tiếp xúc- giải trí nên bầu không khí thân
mật, gần gủi và sự hiểu biết lẫn nhau.
4.1.3. Giao tiếp song đôi và giao tiếp nhóm
Giao tiếp song đôi:
Là giao tiếp trong đó chủ thể và đối tượng là hai cá nhân tiếp xúc với nhau.Giao tiếp
này mang tính chất công việc thường diễn ra nhanh gọn và dễ đạt hiệu quả cao, nghi thức
giao tiếp giản dị, gần gủi với các đối tượng giao tiếp, tiện lợi trong mọi hoán cảnh và địa
điểm.
Giao tiếp nhóm:
Là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên trong nhóm và ngoài
nhóm với nhau. Đó là kiểu giao tiếp "đại trà" thường giải quyết các vẫn đề liên quan đến
nhiều người, nội dung giao tiếp không cần bí mật và thường kéo dài thời gian. Trong giao

40
tiếp nhóm, vai trò giao tiếp chính vẫn thuộc về một người hoặc một vài người là đại diện
nên không đòi hỏi mọi người phải tham gia đầy đủ.
4.2 Các yếu tố tham gia trong quá trình giao tiếp
4.2.1. Chủ thể giao tiếp
Chủ thể là con người cụ thể tham gia vào quá trình giao tiếp có thể một người hoặc
nhiều người với những đặc điểm về sinh tâm lý, trình độ và hiểu biết khác nhau. Tất cả các
đặc điểm của chủ thể giao tiếp đều ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.
4.2 2.Mục đích giao tiếp
Giao tiếp nhằm thảo màn nhu cầu nào đó của chủ thể. Có thể là nhu cầu trao đổi
thông tin,nhu cầu hợp tác,chia sẻ tình cảm ... nhu cầu được khẳng định trước người khác.
4.2.3 Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp thể hiện ở thông tin cần truyền đạt.Thông tin phải được cấu trúc
như thế nào để nó phản ánh được nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người thu
nhận thông tin với kết quả cao nhất. Đối với các chủ thể giao tiếp, thông tin có thể đã biết
hoặc chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết. Nội dung thông tin có thể đem lại điều tốt
lành hoặc gây thiệt hại hoặc đơn giản chỉ là thông báo.
4.2.4. Phương tiện giao tiếp
Được thể hiện thông qua các hệ thống tín hiệu giao tiếp ngôn ngữ (gồm giọng nói và
chữ viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ ( nét mặt, cử chỉ , tư thế...)
4.2.5 Hoàn cảnh giao tiếp
Phụ thuộc vào địa điểm, thời gian trong quá trình giao tiếp được thực hiện
4.2.6. Kênh giao tiếp
Là đường liên lạc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Vì vậy, phải tổ chức kênh
giao tiếp thế nào cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả nhất.Ví dụ : kênh giao tiếp là thị
giác thì phải cấu trúc bài viết ra sao và làm thế nào để đối tượng giao tiếp nhìn thấy rõ các
chữ viết ...
4.2.7. Quan hệ giao tiếp
Thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp, chẳng hạn như mức độ thân thiết,
uy tín, địa vị xã hội, tuổi tác...
5. Phương tiện giao tiếp
 Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là loại giao tiếp bằng lời nói, bằng chữ viết (như thư từ,
công văn..)
 Giao tiếp phi ngôn ngữ (ngôn ngữ hành vi): là loại giao tiếp bằng ánh mắt, nụ cười,
nét mặt, cử chỉ, tư thế, động tác...
5.1.Giao tiếp bằng ngôn ngữ :
Giọng nói và âm thanh: Giọng nói là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp bằng
lời. Một giọng nói tốt sẽ làm cho bài phát biểu thêm sinh động và có hồn, gíup người giao
tiếp biểu lộ nhân cách cá nhân của mình.
 Cần phải làm những gì ?
- Giọng nói khoẻ và to vừa phải
- Nói giọng có giai điệu

41
- Ngắt giọng
- Kiểm soát tốc độ
 Không nên làm những gì?
- Giọng nói yếu và không đủ nghe
- Thét to với các thành viên
- Sử dụng giọng và tốc độ nói đều đều ,không ngắt giọng
- Nhấn âm quá mạnh hoặc phát âm quá yếu

Âi laûi Âiãûu bäü

Ngän ngæî cæí Nghãû thuáût bàõt


Sæû thu huït
chæåïc
vaì áún tæåüng chè

Vë trê âæïng Trao âäøi bàòng


màõt

5.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ


5.2.1 Tư thế và trang phục :
Khi CBKN khi thuyết trình trước một nhóm nông dân, điều đầu tiên cần phải chuẩn
bị thật chu đáo đó là : Trang phục và tư thế
 Nên làm
- Ăn mặc lịch sự phù hợp với hoàn cảnh
- Đứng thẳng và cởi mở
- Chọn một vị trí đứng phù hợp với một khoảng cách di chuyển nhất định
- Di chuyển nhẹ nhàng về phía người nghe
 Nên tránh
- Ăn mặc cẩu thả
- Đứng không chắc chắn
- Đứng quay lưng về phía người nghe
- Luôn loay hoay với các đồ vật phụ hay các đố trang sức cá nhân.
5.2.2. Điệu bộ

42
 Nên làm
- Giữ đầu và cằm thẳng
- Luôn có nụ cười và vẻ thân thiện trên mặt
- Luôn trao đổi bằng mắt với các thành viên
 Nên tránh
- Nhìn chằm chằm với người nghe
- Tỏ ra xấu hổ trước người nghe
- Liếm môi
Giao tiếp bằng ánh mắt là rất quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong giao tiếp
cá nhân con mắt là cửa sổ của tâm hồn, con mắt thiện cảm, trìu mến, nghiêm khắc, căm thù
ngờ vực... đều là những biểu hiện ứng xử quan trọng có tác dụng để thực hiện mục đích giao
tiếp.
5.2.3 Cử chỉ
 Nên làm
- Cử động cánh tay với tốc độ thích hợp
- Mô tả trực quan bằng tay
- Dùng những điệu bộ sinh động không buồn bả
 Nên tránh
- Chỉ ngón tay vào các thành viên
- Làm nắm đấm
- Bắt chéo các cánh tay
- Cho tay vào túi áo
- Để tay ra đàng sau lưng
- Làm quá nhiều điệu bộ gây một ấn tượng về sự cuồng nhiệt
6. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản
6.1. Nhóm các kỹ năng giao tiếp cơ bản
 Kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp
 Kỹ năng lắng nghe và biết lắng nghe
 Kỹ năng tự chủ trong cảm xúc và hành vi
 Kỹ năng tự kìm chế
 Kỹ năng diễn đạt
 Lỹ năng thuyết phục
 Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp
 Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
Trong giao tiếp cần chú ý đến nhân cách trong giao tiếp, đó là lòng tôn trọng và
đúng mực trong cử chỉ, hành động và lời nói, có thiện chí trong giao tiếp, luôn giành tình
cảm chân thành, sẵn sàng thông cảm và chia sẻ với đối tượng giao tiếp.

43
Trong giao tiếp việc quan sát để đo lường, nhận định tâm trạng và cảm tưởng của
đối tượng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng. Trong quan sát có thể chú ý đến phong thái,
cách đứng hay ngồi, sắc mặt, ánh mắt,cử chỉ của đối tượng giao tiếp.
Trong giao tiếp việc lắng nghe đóng một vao trò rất quan trọng, bên cạnh việc thể
hiện sự kiên nhẫn của người nhận thông tin, nó cón giúp cho người nhận đánh giá thông tin,
giảm thiểu việc mất thông tin và như vậy nguồn tin được nhận một cách rỗ ràng hơn.
6.2. Người giao tiếp giỏi cần phải :
 Hiểu được đối tượng giao tiếp, biết được ý muốn của họ
 Hiểu sâu sắc thông tin của mình và truyền đạt thông tin đến đối tượng giao tiếp.
 Có trình độ giao tiếp tốt và phương pháp truyền đạt thông tin hiệu quả nhất.
 Biết được điểm mạnh và hạn chế của bản thân về tri thức khoa học cùng như trình
độ giao tiếp
 Chuẩn bị nội dung chu đáo, sử dụng ngôn ngữ và phương tiện hợp lý để tạo sự hấp
dẫn cho người nghe.
 Biết thiết lập mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau
 Chọn vấn đề phù hợp với từng hoàn cảnh
 Lựa chọn thời gian phù hợp
6.3.Giao tiếp hiệu quả
 Thông tin thường được truyền tải qua nhiều kênh truyền nên có thể bị sai lệch. Vì
thế cần phải kiểm tra lại các thông tin một cách chính xác xem người nhận đã nhận
được chưa và hiểu trọn vẹn ý nghĩa của nó chưa?
 Để việc giao tiếp trở nên hiệu quả thì người truyền đạt sẽ phải đảm bảo rằng thông
điệp muốn gửi:
- Xẩy ra đúng lúc và thích hợp
- Ngắn gọn
- Căn cứ theo sự thực
- Rõ ràng dễ hiểu
- Có sức thuyết phục
 Người nhận thông tin phải chú ý lắng nghe và tập trung
Như vậy một tiến trình giao tiếp hiệu quả phải được thực hiện một cách thông suốt
trong 5 giai đoạn

Sơ đồ tiến trình giao tiếp hiệu quả

44
Gæíi thäng tin Nháûn thäng tin Hiãuí

Haình âäüng Cháúp nháûn

6.4. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản


6.4.1. Kỹ năng lắng nghe
Biết lắng nghe là một điều quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt khi lắng nghe người
nông dân bày tỏ ý kiến quyết định của mình. Chúng ta phải lắng nghe thế nào để không ảnh
hưởng đến ý kiến,thái độ và niềm tin của người đối thoại.
 Thế nào là biết lắng nghe
- Chú ý lắng nghe đầy đủ với tư thế cởi mở và thỉnh thoảng mỉm cười hoặc gật đầu với
người phát biểu và không làm gián đoạn
- Ghi nhớ hoặc ghi chép ý chính
- Đặt câu hỏi để làm rõ những gì chưa rõ, chưa hiểu
- Suy nghĩ, phân tích những ý chính
- Thảo luận thêm bằng cách đặt câu hỏi hoặc tranh luận
- Chú ý đến những ý kiến mâu thuẫn, trái ngược
-Lắng nghe cho đến đoạn kết của vấn đề, không vội vàng đi đến kết luận
- Tập trung để nhớ tốt hơn
- Kiên nhẫn
 Tại sao kỹ năng lắng nghe lại quan trọng đối với CBKN ?
+ Trong việc tạo mối quan hệ
- Đạt được sự quý trọng của mọi người và xây dựng được mối quan hệ tốt trong giao
tiếp.
-Gây được sự thiện cảm và hiểu biết lẫn nhau
+ Để thu thập thêm thông tin
- Thu thập được nhiều thông tin hơn
- Khuyến khích sự phản hồi thông tin
- Đánh giá được năng lực và thái độ của người trình bày
- Bộc lộ được những ý tưởng mới cho bản thân mình
- Rèn luyện chính bản thân và thái độ
+ Trong việc giải quyết vấn đề
- Nắm bắt được các vấn đề của các nhóm khác nhau
- Giúp giải quyết các vấn đề nếu họ cần

45
-Có thể lập kế hoạch và thực hiện một chương trình
+ Tăng tính hiệu quả
- Tránh lảng phí thời gian và tiền bạc
- Giảm thiểu sự nhầm lẫn và mất thông tin
+ Những trở ngại khi lắng nghe
- Mới nghe được một phần câu chuyện, đã cho mình hiểu hết các ý chính rồi và nghĩ lan
man sang chuyện khác.
- Có cảm giác rằng những điều bạn đang nghe rất nhàm chán và chẳng có chút ý nghĩa
gì ?
Kỹ năng lắng nghe và những câu hỏi sử dụng khi lắng nghe
Kỹ năng Mục đích Câu hỏi có thể sử dụng
1. Làm rõ vấn đề 1.Làm rõ thêm sự thật 1.Bác có thể nói rõ hơn đựơc
không ?
2.Giúp người nghe khám phá
mọi khía cạnh của một vấn đề 2.Có phải ý bác như vậy không ?
2.Trình bày lại 1.Kiếm tra xem mình hiểu có 1.Theo tôi hiểu thì kế hoạch của
đúng ý không ? bác là..?
2.Thể hiện là mình đang lắng 2.Bác định làm như vậy bởi vì
nghe và hiểu ý họ nói ....?
3.Tập trung 1.Thể hiện mình đang quan tâm 1.À, thế là..àhà
2.Khuyến khích người đó tiếp 2.Cháu hiểu, ra thế đấy
tục nói
3.Vâng ý kiến hay đấy
4. Bình luận 1. Thể hiện hiểu và thông cảm 1.Anh cảm thấy...
với tâm trạng của người nói
2.điều đó làm anh ngạc nhiên
2.Giúp người nói đánh giá đúng phải không ?
tâm trạng của anh ta 3.Họ không thông báo cho anh
à...
5.Tóm tắt 1.Tóm tắt lại tất cả những ý 1.Sau đây là những ý kiến chính
kiến của cuộc thảo luận của các bác, các anh chị..
2.Làm bước đệm để thảo luận 2.Nếu tôi biết được các anh, các
những khía cạnh mới của vấn chị suy nghĩ như thế nào về tình
đề huống này ....
6.1.2. Kỹ năng nêu ý kiến phản hồi
Đưa ra ý kiến phản hồi / góp ý là giúp cho mọi người:
- Nhận thức rõ thêm cái mà chúng ta cần làm
- Học tập để trưởng thành và phát triển
Ý kiến phản hồi / góp ý về một vấn đề nên.
- Luôn phải bắt đầu từ ghi nhận tích cực. Hãy
nêu điểm tích cực trước , sau đó mới tới điểm hạn
chế và kêt thúc bằng một ý kiến tích cực khác
- Tự trọng: Hãy giúp người nghe nhìn nhận ý
kiến phản hồi như là một hình thức khuyến khích để
46
họ học tập tốt hơn chứ không phải là chê bai hay phán xét họ
- Môi trường: Người phản hồi phải chọn thời điểm thích hợp để nêu ý kiến phản hồi
và phải luôn luôn chú ý đến thái độ và cách cư xử của mình để tránh tạo nên bầu không khí
không thoải mái
- Hãy trung thực và nhạy cảm: CBKN phải nêu ý kiến phản hồi mang tích chất xây
dựng. Tuy nhiên cung không nên lãng tránh việc nêu ý kiến phản hối tiêu cực và sự phản
hồi đó chỉ giúp người nghe tìm ra sai sot và cách xử lý vấn đề
- Hành động chứ không phải là con người đó: Khi cần nêu ý kiến phản hồi tiêu cực
thì hãy tập trung vào hành động của người đó chứ không phải là điều cảm nhận về con
người đó
- Giữ bí mật: Thể hiện sự tôn trọng với người tiếp thu phản hồi bằng cách nêu ý kiến
phản hồi với từng người. Đảm bảo rằng ngoài giảng viên và học viên đó không ai biết ý
kiến phản hồi của người phản hồi
- Nên ngắn gọn: Không quá nhiều ý kiến phản hồi và kiểm tra xem ý kiến phản hồi
đó có ích cho người tiếp thu phản hồi đó không?
Việc sử dụng những chiến lược này và khuyến khích người khác sử dụng trong giao tiếp
sẽ giúp tạo nên một bầu không khí an toàn và thoải mái
6.1.3.Kỹ năng tiếp thu ý kiến phản hồi/góp ý:
Khả năng tiếp nhận ý kiến phản hồi là một việc làm rất quan trọng đối với cán bộ
khuyến nông. Việc tiếp thu ý kiến phản hồi một cách xây dựng , cởi mở nhạy cảm và bình
tĩnh sẽ giúp CBKN có cơ hội nhận biết được hiệu quả của lời nói và hành vi của mình,
quyết định xem có cần thay đổi sửa chữa cái mà chúng ta làm chưa tốt hay không thay đổi
như thế nào ?
 Khi nhận ý kiến phản hồi/góp ý
- Cần chú ý lắng nghe những điều người ta đang nói và tôn trọng sự thẳng thắn của
họ.
- Cần yêu cầu người đưa ý kiến phản hồi giải thích rõ bất cứ điều gì mình chưa rõ
bằng cách nhắc lại mà không tỏ ra là bảo vệ.
- Cần khuyến khích ngươì đưa ra ý kiến phản hồi, góp ý tiếp tục đưa ý kiến. Nếu có
thể so sánh ý kiến phản hồi của một người với những nhận xét của người khác xem ý kiến
có giống nhau không?
- Cảm ơn ý kiến phản hồi/góp ý

 Sau khi nhận ý kiến phán hồi /góp ý


- Cần suy nghĩ xem ý kiến phản hồi góp ý có hợp lý không ?
- Nếu là hợp lý thì hãy hành động càng sớm cáng tốt để xử lý vấn đề đã nêu.
- Nếu không hợp lý thì hãy trao đổi lại vấn đề này với người đã nêu ý kiến .
 Cần tránh :
- Thái độ đề phòng và cố thanh minh ngay sau khi nhận một ý kiến phản hồi tiêu
cực.
- Phớt lờ ý kiến phản hồi/góp ý.
6.1.4 . Kỹ năng quan sát
Quan sát là gì?
Quan sát là khả năng:
 Thấy những gì đang xảy ra mà không đưa ra đánh giá
 Hiểu rõ tình hình bên trong
 Giám sát khách quan quá trình hoạt động của các nhóm
47
 Kiểm tra chéo các thông tin thu được
 Tại sao phải quan sát?
Các thành viên trong nhóm tác động lẫn nhau theo nhiều cách, không chỉ thông qua những
gì họ nói mà còn qua cách họ nói, giọng điệu, biểu hiện nét mặt, quan điểm, cử chỉ và tương
tự. Giao tiếp không dùng lời có thể truyền tải những thông điệp ấn tượng. Nếu quan sát tốt
bạn có thể:
 Đánh giá được cảm xúc
 Giám sát được tính năng động nhóm
 Theo dõi sự tham gia bình đẳng

Bởi vậy người hỗ trợ rất cần theo dõi những kiểu giao tiếp không bằng lời, và phát triển
những kỹ năng quan sát. Sự quan sát phải rất nhanh để không ai có thể nhận ra.

 Quan sát cái gì?


Nhiệm vụ quan sát là xem những gì đang xảy ra:
 Ai nói cái gì?
 Ai làm cái gì?
 Ai đã nhìn vào ai khi nói chuyện?
 Kiểu giao tiếp nào được sử dụng (trình bầy đặt câu hỏi, điệu bộ cử chỉ)
 Ai ngồi cạnh ai?
 Điều này có phải luôn là như vậy không?
 Ai tránh mặt ai?
 Mức độ tích cực chung của mọi người?
 Mức độ quan tâm của mọi người?. V.v...
II. Kỹ năng thúc đẩy
1.Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến qúa trình thúc đẩy
1.1 Khái niệm :
Thúc đẩy là các hoạt động khuyến khích, động viên, lôi kéo và tăng cường sự giao
tiếp từ một đối tượng này sang một đối tượng khác
Như vậy, thúc đẩy thực ra cũng là một quá trình giao tiếp.Tuy nhiên trong giao tiếp
người ta nhấn mạnh nhiều hơn đến sự trao đổi thông tin hai chiều, còn trong thúc đẩy người
ta thường nhấn mạnh nhiều hơn đến thông tin một chiều.
Giữa giao tiếp, thúc đẩy và giảng dạy có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong
nhiều trường hợp khó có thể phân định rạch ròi giữa các hoạt động đó.
Tuy nhiên nếu xem xét các hoạt động đó trong một khoảng thời gian nhất định nào đó có
thể phân biệt sự khác nhau giữa các hoạt động này như sau:

Sự khác nhau giữa các hoạt động giảng dạy, giao tiếp và thúc đẩy
Nội dung Giảng dạy Giao tiếp Thúc đẩy
Quá trình trao đổi 1 chiều chủ yếu từ 2 chiều 1 chiều phản hồi
thông tin giảng viên chủ yếu từ phía
48
người nhận thông
tin
Vai trò của người Làm chủ quá trình Chia sẻ thông tin Khuyến khích, lôi
truyền thông tin kéo
Vai trò của người Bị động tiếp nhận Chia sẻ thông tin Tiếp nhận và phản
nhận thông tin hồi
Phương pháp thực Thuyết trình Tổ chức giao tiếp Kỹ năng thúc đẩy
hiện
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy
- Khả năng giao tiếp của người thúc đẩy viên
- Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc theo nhóm của thúc đẩy viên
- Mục tiêu và chủ đề cần thảo luận
- Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của người cùng tham gia
- Môi trường xã hội và tâm lý của các đối tượng.
- Các phương tiện và thiết bị hỗ trợ cho quá trình thúc đẩy
1.3 . Ý nghĩa của hoạt động thúc đẩy
- Thúc đẩy là cơ sở để tạo ra sự chia sẻ thông tin trong nhóm
- Chuyển quá trình bị động sang chủ động trong học tập
- Tạo ra niềm tin và hào hứng trong học tập và hội họp
- Thúc đẩy là một trong những hoạt động quan trọng để thực hiện công tác khuyến
nông như lập kế hoạch, tố chức thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình khuyến nông.
- Kỹ năng thúc đẩy được sử dụng phổ biến trong phương pháp khuyến nông theo
nhóm nhằm khuyến khích các ý tưởng, kinh nghiệm kiến thức của mọi người để giải quyết
vấn đề.
2. Một số kỹ năng thúc đẩy cơ bản
Trong quá trình thúc đẩy có thể sử dụng một số kỹ năng thúc đẩy cơ bản sau :
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng tạo lập ý tưởng
- Kỹ năng não công
- Kỹ năng trực quan hoá thông tin
- Kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích thông tin
2.1 . Kỹ năng đặt câu hỏi:
Hỏi cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong thúc đẩy.Có nhiều loại câu hỏi : câu hỏi
đóng, câu hỏi mở , câu hỏi chung chung... Kỹ thuật đặt câu hỏi của CBKN có vai trò quan
trọng trong quá trình chuyển giao thông tin đến nông dân.CBKN phải biết sử dụng các câu
hỏi khác nhau để đạt được các mục đích của mình. Một câu hỏi tốt, khi nó có mục đích rõ
ràng, ngôn ngữ không mơ hồ, ý tưởng dễ hiểu và trong phạm vi kiến thức kinh nghiệm của
người được hỏi.
Mục đích của đặt câu hỏi là:
- Thúc đẩy học viên đi vào các lĩnh vực tư duy mới
49
- Hướng chú ý vào một điểm, một ý, một sự kiện, một vấn đề hay một tình huống.
- Đánh giá các quan điểm
- Phát hiện các lý do và sự việc
- Khám phá các nguồn thông tin
-Thăm dò kiến thức của học viên
- Kiểm tra học viên đã hiểu vấn đề nêu ra chưa
Trước khi đặt câu hỏi người hỏi cần làm rõ một số các nội dung:
- Mục đích đặt câu hỏi để làm gì
- Liệu học viên có trả lời được không?
- Nếu học viên không trả lời được câu hỏi nên xử lý thế nào ?
Các cấp độ của câu hỏi
- Hỏi để nhớ lại: cấp độ này kiểm tra độ nhớ các thông tin
- Hỏi để xử lý: Cấp độ này đòi hỏi học viên phải xử lý thông tin bằng các kỹ năng tư
duy cao hơn
- Hỏi để ứng dụng: Cấp độ này đòi hỏi học viên phải tìm ra những thông tin mới dựa
trên những điều đã biết.

50
Câu hỏi và cách sử dụng
Dạng câu hỏi Mục đích sử dụng Hạn chế
Câu hỏi đóng : Là loại Khẳng định một vấn đề Không khuyến khích người
câu hỏi có câu trả lời có nghe giải thích rõ chủ đề
hay không, đúng hay sai mà còn khiến HV có
(không có thông tin) khuynh hướng bảo vệ hành
vi của mình
Câu hỏi mở : Kết thúc -để có thông tin và phản hồi - Những câu hỏi như vậy
bắt đầu với ai, cái gì, khi cụ thể khó trả lời hơn
nào, ở đâu, tại sao. Câu
-Sẽ làm người nghe suy nghĩ - Câu hỏi bắt đầu với tại
trả lời tuỳ thuộc tình hình sao có thể gây ra hiểu lầm
thực tế, tuỳ suy nghĩ và -Chất lượng thảo luận đươcû
nhận thức của người cải thiện khi tìm được những như lời đe doạ
được hỏi (cung cấp chi tiết mới
thông tin)
Câu hỏi trực tiếp: là loại - Có cơ hội tốt vì câu hỏi sẽ - Có thể gây khó xử cho
câu hỏi cho cá nhân, được trả lời người được hỏi khi chưa có
dùng để kiểm tra, tạo sự chuẩn bị trước
-Hữu ích cho việc lôi kéo
không khí thảo luận, đưa người rụt rè, mơ mộng vào -Hiệu quả hơn nếu kèm
người mơ mộng vào
thảo luận theo một câu hỏi chung
đúng chủ đề chung để quay trở về tiếp
-Có thể phá vở sự độc quyền
của một số người hay nói cận với cả nhóm

Câu hỏi chung chung : - Khuyến khích mọi người - Câu hỏi không đặt trực
Là loại câu hỏi đặt chung suy nghĩ tiếp cho một ai nên không
cho cả nhóm .Ai cũng có có người trả lời
-Có ích khi bắt đầu một
thể trả lời cuộc thảo luận - Câu hỏi sai có thể làm
chệch hướng của cả quá
trình .
- Nếu không có đủ thời
gian để suy nghĩ có thể
không hiệu quả

2. 2. Tổ chức động não


2.2.1. Khái niệm :
Động não hay não công là phương pháp làm việc theo nhóm nhằm tạo lập, sắp xếp
và đánh giá các ý tưởng bằng cách đưa ra một câu hỏi phù hợp rồi khích lệ những thành
viên tham gia trả lời.
Động não là một trong những phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích mạnh
mẽ sự tham gia của người học, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy học. Ngoài ra
động não còn được sử dụng rất hiệu quả trong những trường hợp cần có những ý kiến hay
giải pháp hữu hiệu trong một thời gian ngắn cho một vấn đề nào đó.
2.2.2. Các giai đoạn của quá trình động não
Tạo ý tưởng

51
Nhiệm vụ của người thúc đẩy trong giai đoạn này là khích lệ các thành viên trong
nhóm tham gia đóng góp càng nhiều ý kiến càng tốt với nguyên tắc :
- Số lượng và chất lượng của các ý tưởng
- Hoan nghênh những ý kiến đặc sắc
- Chấp nhận các ý tưởng của người khác
- Không phê phán
Phân loại ý tưởng
Mục đích của giai đoạn này là xây dựng một cấu trúc với các tiêu chí cho các nhóm
ý tưởng. Người thúc đẩy có thể phân loại các ý tưởng trước (không nói ra), Khi ghi nhận ý
tưởng có thể sơ bộ tổng hợp thành các nhóm ý tưởng đã chủ định với nguyên tắc :
- Nhóm các ý tưởng tương tự hoặc có liên quan với nhau
- Sắp xếp các ý tưởng theo một cấu trúc hợp lý
- Đặt tên cho các nhóm ý tưởng
Đánh giá ý tưởng
Trong giai đoạn này chất lượng các ý tưởng về cấu trúc được đánh giá thông qua
làm việc theo nhóm với các nguyên tắc:
- Các ý tưởng được đánh giá theo một tiêu chuẩn chung
- Làm việc theo nhóm
2.2.3. Trình tự thực hiện một cuộc động não :
Bước 1: Chuẩn bị câu hỏi
Chuẩn bị một câu hỏi viết lên tấm thẻ. Câu hỏi phải hấp dẫn, có tính thách thức
nhưng không quá khó, được diễn đạt một cách rõ ràng . Phải là câu hỏi mở để có nhiều
phương án trả lời .
Bước 2: Chuẩn bị vật tư cần thiết
Vật tư cho cuộc động não gồm: các thẻ giấy màu, bút phớt, đinh ghim, keo dán
Bước 3: Phân công nhiệm vụ
Hướng dẫn cách tiến hành và phân công nhiệm vụ cho những người tham gia. Họ
phải biết được họ cần phải làm gì ? khi nào? Trong bao lâu? Và làm như thế nào?
Trong một cuộc động não có thể sử dụng một số người để ghi chép các ý tưởng vào
thẻ và đính lên bảng, những thành viên khác phát ý tưởng bằng miệng, cũng có thể để mọi
thành viên tham gia tự viết ý kiến của mình lên thẻ rồi đính lên bảng .
Chú ý: Chỉ sử dụng một thẻ cho một ý tưởng cần được ghi ngắn gọn, rõ ràng bằng
một vài từ cốt yếu.
Bước 4 :Nêu câu hỏi
Đính thẻ ghi câu hỏi lên bảng và khích lệ mọi người tham gia đóng góp ý kiến.
Bước 5: Phân loại và đặt tiêu đề cho các nhóm ý tưởng
Việc phân loại các ý tưởng được thực hiện theo một tiêu chí chung ví dụ : Phân loại
theo ngành nghề, theo lĩnh vực .v.v.Tìm kiếm tên cho mỗi nhóm ý tưởng theo nội dung mà
các ý tưởng muốn thể hiện .
Bước 6:Đánh giá các ý tưởng

52
Sử dụng những tiêu chuẩn chung và làm việc theo nhóm để đánh giá các ý tưởng, có
thể sử dụng những người có kinh nghiệm để đánh giá các ý tưởng ở một địa điểm khác.
Bước 7: Trình bày kết quả và thảo luận
Kết quả đánh giá lựa chọn ý tưởng được ghi chép lại và được đem ra thảo luận trước
toàn thể các thành viên tham gia.
Chú ý : Kinh nghiệm cho thấy trong một số trường hợp việc phân loại ý tưởng gặp
khó khăn hoặc mất nhiều thời gian do số lượng ý kiến quá nhiều và nội dung tương tự. Vì
vậy, thời gian dành cho việc phát biểu ý tưởng không nên quá dài, cũng có thể khắc phục
bằng cách quy định một số lượng ý tưởng nhất định cho mỗi thành viên tham gia, làm như
vậy sẽ tạo cơ hội cho người tham gia cân nhắc, lựa chọn và nêu lên những ý tưởng mà họ
cho là quan trọng nhất.
2.3. Kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích thông tin
Trong quá trình thúc đẩy, để phân tích thông tin người cán bộ thúc đẩy cần sử dụng
các công cụ thích hợp để tạo điều kiện cho các đối tượng khác cùng tham gia và quá trình
này.
Một số công cụ có thể áp dụng là:
Sơ đồ hai mảng
Sơ đồ 2 mảng được phân làm 2 cột dùng để phân tích 2 mặt của vấn đề như : thuận
lợi/khó khăn . ưu điểm/nhược điểm, điểm mạnh/điểm yếu.
Sơ đồ SWOT
SWOT là viết tắt của các từ S ( điểm mạnh), W (điểm yếu), O (cơ hội) và T (nguy
cơ hay trở ngại). Sơ đồ sơ SWOT là sơ đồ 4 mảng dùng để phân tích các điểm yếu, manh,
cơ hộ và nguy cơ của một hoạt động, một tổ chức hay một lĩnh vực nào đó và được thể hiện
như sau:

S (điểm mạnh ) W (điểm yếu)

O ( cơ hội) T (nguy cơ)

Điểm mạnh, điểm yếu thường mang tính chất chủ quan nội bộ bên trong
Cơ hội và cản trở là các yếu tố tiềm ẩn, có tính khách quan, tác động từ bên ngoài.
Sơ đồ SWOT có ưu điểm là dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau,
tiện lợi cho việc phân tích thông tin.

III. Kỹ năng viết báo cáo đối với cán bộ khuyến nông viên.
1 Báo cáo cái gì?
Báo cáo là loại văn bản viết tay hoặc đánh máy do cán bộ khuyến nông xã trực tiếp viết và
gửi lên cơ quan khuyến nông cấp trên theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nữa năm hoặc
một năm.
2 Nội dung báo cáo gồm những phần gì?

53
Báo cáo của khuyến nông viên xã gửi lên cơ quan khuyến nông cấp trên có thể gồm
một hoặc nhiều nội dung sau đây (tuỳ theo yêu cầu )
- Báo cáo tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệpcủa xã sở tại trong kỳ báo cáo (
bao gồm diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng, số đầu gia súc gia cầm tăng hay giảm,
tình hình sâu bệnh, dịch hại, thuỷ lợi, hạn hán, rét...ảnh hưởng lớn đến sản xuất)
- Báo cáo về tình hình sản xuất và hoạt động của các tổ chức khuyến nông ở các
thôn bản do mình phụ trách như: ban phát triển làng, câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm sở
thích, nhóm tính dụng - tiết kiệm.
- Báo cáo về kết quả của các mô hình trình diễn, chương trình khuyến nông được
triển khai tại xã sở tại.
- Báo cáo về các cuộc tham quan , hội thảo đầu bờ...
- Báo cáo về tình hình và kết quả của các lớp tập huấn kỹ thuật và phương pháp
khuyến nông được tổ chức tại xã sở tại.
- Báo cáo phản ánh tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của nông dân..lên cơ quan khuyến
nông cấp trên.
3 Mục đích ý nghĩa của báo cáo khuyến nông
- Cơ quan khuyến nông cấp trên nắm được tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp
và các khó khăn thuận lợi cũng như nhu cầu của nông dân xã sở tại để có hướng giúp đỡ có
hiệu quả.
- Báo cáo cần dược viết ngắn gọn, rõ ràng song cần phải nêu rõ được những kết quả
đã đạt được, những mục tiêu chưa đạt được hoặc chỉ mới đạt được ở mức độ thấp, những
nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến tiến độ thực thi công việc, những kinh
nghiệm đã thu thập được nhằm làm cho những đợt làm tiếp theo, những chương trình tiếp
theo thu được kết quả tốt hơn.
- Trao đổi những thông tin kinh nghiệm giữa các chương trình, các xã bạn trong
huyện hoặc cụm khuyến nông liên xã.
- Tuyên truyền, phổ biến các phương pháp khuyến nông, các kinh nghiệm hay,
những sáng kiến giỏi, gương sản xuất điển hình...trong địa phương mình phụ trách.
- Là các tư liệu để theo dõi, đánh giá tổng kết các hoạt động khuyến nông và chỉ đạo
sản xuất.
4. Kết cấu của báo cáo gồm những phần nào
Báo cáo của khuyến nông viên xã gửi lên cơ quan cấp trên về đại thể gồm các phần sau:
4.1 Mốc thời gian và tình huống
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc (hay còn gọi là khoảng thời gian giữa hai
lần báo cáo)
- Nhân sự tham gia và biện pháp triển khai thực hiện.
- Điều kiện nơi làm việc (trụ sở hiện trường triển khai).
- Cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ.
- Các tổ chức khuyến nông ở địa phương tham gia.
4.2 Tiến độ thực hiện
- Mô tả công việc hoặc chương trình khuyến nông hiện đang được triển khai hoặc đã
hoàn thành.

54
- So sánh những công việc theo kế hoạch với công việc hiện đang làm hoặc đã được
hoàn thành về các chỉ tiêu: thời gian, chất lượng, số lượng, nguồn nhân lực, vật lực đã huy
động.
- Phân tích những tình huống khó khăn, thuận lợi đã gặp phải trong quá trình thực
hiện.
- Những sự giúp đỡ cần thiết đã nhận được từ chính quyền địa phương, cơ quan
khuyến nông cấp trên, nông dân... và vai trò của sự giúp đỡ đó.
4.3 Các kiến nghị
Phần này mô tả gắn gọn các thay đổi sẽ được thực hiện trong thời gian tới và dự
kiến công việc sẽ được bổ sung thêm, Nó cũng gồm các khuyến cáo mà ta thấy rằng nếu
làm được sẽ có tác dụng cải tiến được, thúc đẩy được công việc trong thời gian tới. Ví dụ :
tăng số quy mô hô ütham gia, tăng cường tập huấn, hội thảo đầu bờ hoặc tham quan chéo...
4.4 Báo cáo thông kê gồm
Báo cáo thống kê từng tháng, từng quý, từng vụ trong đó nêu rõ những việc đã làm
được, nguyên nhân và dự kiến giải pháp khắc phục, loại này thường là các báo cáo tiến độ
sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệch, dịch hại, số lớp tập huấn, số
người tham quan, số mô hình được thực hiện...
4.5. Báo cáo thống kê hàng năm
Trên cơ sở của các báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng vụ mà tổng hợp lại thành
báo cáo hàng năm. Loại báo cáo này nên được xây dựng từ các biểu mẫu thống nhất từ các
báo cáo hàng tháng đẻ dễ tổng hợp.
Để dễ hình dung chúng ta có thể tham khảo một mẫu báo cáo đánh giá các hoạt
động khuyến nông theo định ky ì(báo cáo quý ) như sau:
- Đặc điểm của hoàn cảnh khi bắt đầu thực hiện chương trình khuyến nông năm
hoặc khi bắt đầu thực hiện chương trình khuyến nông quý. Trong phần này cần nhắc lại mục
tiêu của chương trình khuyến nông cả năm và mục tiêu cần đạt được của chương trình
khuyến nông từng tháng.
- Đánh gía chung về hoạt động khuyến nông đã thực hiện, những kết quả đã đạt
được, sau đó sẽ đi sâu vào các hoạt động chi tiết sau :
+ Số nông hộ, số trang trị đă tham gia thực hiện chương trình, số đã bỏ cuộc , vì
sao?
+ Số người đã tham gia, so sánh phần trăm với số người trong cộng đồng tham gia
vào các hoạt động khuyến nông (Ví dụ: tham gia nhóm nông dân sở thích, lớp tập huấn,
buổi trình diễn, đi tham quan...) đánh giá sơ bộ về các hoạt động nói trên, nêu rõ tác dụng và
phản tác dụng của các hoạt động nối trên (nếu có)
+ Những tình huống mới diễn ra trong quá trình thực hiện chương trình, cách xử lý
và rút kinh nghiệm
+ Những sự điều chỉnh cần thiết đã được thực hiện, đối với chương trình đã đề ra từ
ban đầu. Lý do điều chỉnh?
+ Các hoạt động về hành chính, tài chính nhân sự
+ Những kiến nghị
+ Chương trình khuyến nông cho thời gian tới
+Mục tiêu cần đạt được

55
+ Những công việc chính, những phương pháp và biện pháp khuyến nông chính sẽ
được áp dụng
+ Dự kiến những điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình (nhân lực, vật lực, sự
hỗ trợ của cơ quan khuyên nông cấp trên...)
Một số mẫu biểu báo cáo
Mẫu 1
Báo cáo tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp của xã
ST Chỉ tiêu theo Đơn vị Kế Thực So với Nguyên Giải
T theo dõi tính hoạch hiện kế nhân pháp
hoạch
1 Trồng trọt
- Lúa nước
+ Diện tích ha
gieo trồng
+ Năng suất tạ/ha
+ Sản lượng Tấn
2 Chăn nuôi
- Trâu con
- Bò con
3 Lâm nghiệp
- Số vườn ươm Vườn

Mẫu biểu 2
Báo cáo các điều kiện ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm ngư nghiệp của xã
STT Chỉ tiêu theo dõi Thời điểm Mức độ ảnh Nguyên Biện pháp
xuất hiện hưởng nhân khắc phục
1 Hạn hán
2 Lũ lụt
3 Rét
4 Sâu bệnh
5 Dịch hại
6 Cháy rừng

Mẫu biểu 3

56
Báo cáo về kết quả các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của xã
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế Thực So với Nguyên Giải
theo dõi tính hoạch hiện kế hoach nhân pháp
dự kiến %
1 Tập huấn
2 Xây dựng Số mô
mô hình
3 -Tham quan, Số
hội thảo người
hoặc số
cuộc
Mẫu biểu 4
Kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn bản
Mục tiêu dài hạn
Kết quảcuối cùng năm...
Nội dung Khối lượng thực Thời gian Nguồn lực/trách nhiệm
hoạt hiện(ha,hộ,người...) hoạt động
động/giải
pháp
Hộ/cộng đồng Nhà nước/dự
án

Hiện trạng năm...

Mẫu biểu 5
Báo cáo nhu cầu vay vốn của nông dân trong xã
Nguồn vốn Ngân hàng Ngân hàng Dự án ...
Thời hạn vay nông nghiệp người nghèo

Vay ngắn hạn 30% ... 70%


Vay trung 50% ...
hạn 20% ...
Vay dài hạn

57

You might also like