Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 66

TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM CHUYỂN

HÓA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ


TRỒNG TRỌT THÀNH NĂNG
LƯỢNG XANH VÀ PHÂN HỮU CƠ
VI SINH
TẠI HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI

• Thời gian: Tháng 6, 2022


• Trình bày: Hà Ngọc Chung
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Vị trí địa lý

 Huyện Mang Yang nằm ở trung tâm tỉnh Gia Lai. Huyện được thành
lập theo Nghị định số 37/2000/NĐ-CP ngày 21-8-2000 của Chính
phủ trên cơ sở phần đất của huyện Mang Yang cũ được tách ra
thành hai huyện Đắc Đoa và huyện Mang Yang mới.
 Huyện lỵ của Mang Yang mới là thị trấn Kon Dỡng nằm trên quốc lộ
19 nối thành phố Pleiku với thành phố Quy Nhơn, thuận lợi cho việc
lưu thông hàng hóa và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
 Diện tích của huyện lỵ Mang Yang mới là 1.126,77 km2 với dân số
49.521 người (số liệu thống kê năm 2008)
 Vị trí địa lý
của huyện
Mang Yang
 Vị trí địa lý các
tỉnh Nam Trung
Bộ & Tây Nguyên
Tổ chức không
gian và phân
vùng chức
năng tỉnh
Gia Lai
Hiện trạng phát triển
nông lâm nghiệp và
thủy sản tỉnh Gia Lai
MÔ HÌNH CHẾ BIẾN
KHÍ VÀ ĐIỆN SINH HỌC
Mô hình chế biến khí và điện sinh học
Đề xuất ban đầu
 Trước tiên, vận chuyển chất thải từ trang trại chăn nuôi heo về khu
vực chế biến khí sinh học, điện sinh học.
 Vận chuyển chất thải thực vật từ trang trại trồng chuối về khu vực
tập kết nguyên liệu, khu vực sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
 Sau đó, thu gom lượng phân hữu cơ thô giàu dinh dưỡng sau quá
trình chế biến khí sinh học, làm khô. Phối trộn với chất thải trồng trọt
qua xử lý giảm ẩm (thân, lá chuối) và men vi sinh … sản xuất phân
hữu cơ vi sinh.
 Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải chăn nuôi, trồng trọt từ
trang trại về khu vực sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh
môi trường nghiêm ngặt.
Sản phẩm

 Khí sinh học dùng để nấu ăn, đốt sinh nhiệt.


 Điện sinh học dùng để thắp sáng, phục vụ hoạt động sản xuất và
đáp ứng mục đích dân sinh khu vực Dự án.
 Phân hữu cơ vi sinh phục vụ trồng trọt.
Nguồn nguyên liệu

 Vi sinh vật thường sử dụng nguồn hữu cơ cacbon nhanh hơn sử dụng
ni tơ khoảng 30 lần. Do vậy nguyên liệu có tỷ lệ C/N là 30/1 sẽ thích
hợp nhất cho lên men kỵ khí. Phân động vật và các chất thải rắn như
rơm rạ rất thích hợp cho lên men kỵ khí.
 Trong thực tế người ta thường cố gắng đảm bảo tỷ lệ trên trong khoảng
20 – 40. Phân gia súc có tỷ lệ C/N nằm trong giới hạn này nên được
xem là nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất biogas.
Bảng 1: Khả năng cho phân và thành phần
hoá học của phân gia súc, gia cầm
Khả năng cho phân của Thành phần hoá học
500kg vật nuôi/ngày ( % khối lượng phân tươi )
Vật nuôi Trọng Chất
Thể tích Photph Tỷ lệ
lượng tươi tan dễ Nitơ
(m3) o C/N
(kg) tiêu

Bò sữa 0,038 38,5 7,98 0,38 0,10 20-25


Bò thịt 0,038 41,7 9,33 0,70 0,20 20-25
Lợn 0,028 28,4 7,02 0,83 0,47 20-25
Trâu ---- 6,78 10,2 0,31 ---- ----
Gia cầm 0,028 31,3 16,8 1,20 1,20 7-15
Bảng 2: Ảnh hưởng của các loại phân đến
sản lượng và thành phần của khí thu được

Sản lượng khí Hàm lượng CH4 Thời gian lên men
Nguyên liệu
m3/kg phân khô (%) (ngày)

Phân bò 1,11 57 10
Phân gia cầm 0,56 69 9
Phân gà 0,31 60 30
Phân lợn 1,02 68 20
Phân người 0,38 ---- 21
Mô hình sản xuất khí sinh học
SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ
VI SINH
 Chủng vi khuẩn lên men cao nhiệt A-T
Hệ thống lên men cao nhiệt nhanh nhất và duy nhất trên thế giới
 Giải pháp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao
Công nghệ ủ phân compost dạng kín bằng phương pháp lên men siêu tốc
So sánh: Công nghệ mới và thông thường
Các yếu tố so sánh Công nghệ mới Phân trộn tự nhiên

Thời gian lên men Ngắn chỉ trong 12 giờ Dài từ 3 đến 12 tháng

Không gian Gọn, nhỏ hẹp Cần nhiều diện tích

Mùi Chỉ còn mùi hữu cơ đặc trưng Bẩn, hôi thối

Chất lượng Ổn định Không ổn định

Phân xác động vật Có thể xử lý Rất khó khăn

Khả năng khử trùng Loại bỏ vi sinh vật gây hại Khó khăn

Hệ thống hóa sản xuất Có thể Khó khăn

Thiết kế Linh hoạt Bị hạn chế


Nhiệt độ và thời gian chết của vi khuẩn
Vai trò nhiệt và thời gian chết
Loại
Nhiệt độ (ºC) Thời gian (phút)
Samonella typhi 50 – 60 30
Salmonella sp. 56 60

Shigella sp. (trực khuẩn bệnh lỵ) 55 60

Trực khuẩn ruột 55 12 – 20


Khuẩn cầu chum 50 10
Chuỗi khuẩn cầu sinh mủ 54 10
TB 66 15 – 20
Vi khuẩn bạch hầu 55 45
Mục giun sán dây 55 – 60 5
Giun móc Mỹ 45 50
Trứng giun đũa 60 15 - 20
Danh mục nguyên liệu đầu vào

Vỏ bã Phân
Mùn cưa Vỏ cây cà phê chuồng Bùn mía

Phế phẩm
Rơm rạ rau củ Rác thải hữu cơ Đầu tôm

Bã đậu Bã sắn Than bùn Lục bình


Tiềm năng
Tiềm năng
Trên thế giới hiện nay có 6 nhóm vi sinh vật có lợi sử dụng trong phân bón. Nhưng
riêng công nghệ Bioway sử dụng tổng số 5 nhóm vi sinh vật có lợi. Bao gồm:
 Nhóm vi sinh vật cố định đạm: Có khả năng chuyển hóa nitơ trong không khí
thành dạng đạm mà cây trồng có thể hấp thu được, giúp cây trồng sinh trưởng và
phát triển tốt hơn.
 Nhóm vi sinh vật phân giải lân: Có khả năng phân giải các dạng lân khó tan tồn tại
lâu trong đất thành các dạng dễ tan giúp cho cây có thể hấp thu được.
 Nhóm vi sinh vật phân giải xenlulose: giúp phân hủy toàn bộ các hợp chất hữu cơ
thành các dạng hợp chất phân tử nhỏ giúp cho cây hấp thụ và cải tạo chất mùn cho
đất, làm cho đất tơi xốp hơn, giữ nước, giữ phân tốt hơn.
 Nhóm vi sinh vật đối kháng: giúp cho cây trồng có khả năng tăng sức đề kháng đối
với sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm và virut...đồng thời có khả năng tiêu diệt các
sinh vật có hại trong đất.
 Nhóm vi sinh vật tăng khả năng quang hợp: giúp cây trồng tăng khả năng quang
hợp từ đó có thể tăng năng suất và cải thiện chất lượng nông sản.
Tiềm năng
Thiết lập
Giá trị chuyển giao
CÁC LOẠI MÁY LÊN MEN CAO
NHIỆT A-T
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Sơ đồ tổ chức, vận hành máy
Vận hành máy

 Bật công tắc tổng.


 Bật công tắc thiết bị.
 Điều chỉnh nhiệt độ và lưu lượng gió.
 Điều chỉnh thời gian cho thiết bị hoạt động.
 Máy vi sinh 5T

• Thể tích: Khoảng 5100L


(theo dung tích nước)
• Kích thước: Dài 4300 x
Rộng 1950 x Cao 3000 mm
• Trọng lượng: Khoảng
3.300KG
• Nguồn điện: 380V x 60HZ
 Máy vi sinh 20T

• Thể tích: Khoảng 21.500L


(theo dung tích nước)
• Kích thước: Dài 7550 x
Rộng 2800 x Cao 3810 mm
• Trọng lượng: Khoảng
13.500KG
• Nguồn điện: 3 pha,
220V/380V/440V
 Máy vi sinh 50T

• Thể tích: Khoảng 24.000 ~ 26.000L


(theo dung tích nước)
• Kích thước: Dài 8100 x Rộng 4150
x Cao 3850 mm
• Trọng lượng: Khoảng 28.890 KG
• Nguồn điện: 3 pha,
220V/380V/440V
CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ
VI SINH
 Máy lên men
cao nhiệt A-T
(BUNJ-25T)
* Xuất xứ: Hoa Kỳ

 Có thể xử lý các nguyên liệu hữu


cơ khác nhau thành phân bón hữu
cơ vi sinh trong thời gian 12 giờ
và 06 giờ, đặc biệt là các chất
thải không thể xử lý được bằng
phương pháp ủ truyền thống như
lợn, gia cầm chết…
 Công suất trung bình 10 tấn/mẻ
(thời gian hoạt động máy là 06
giờ/mẻ)
 Thành phần
chính
• Thùng lên men tốc độ cao
 Thành phần
chính
• Bảng điều khiển
 Máy tạo hạt hình đĩa

Là một trong những thiết bị


thường dùng của ngành
sản xuất phân bón, kết cấu
đơn giản, cường độ cao,
vận tốc chuyển động có
thể điều chỉnh, dễ sửa
chữa, sử dụng thuận tiện,
hiệu suất tạo viên cao và
rất đồng đều.

Thích hợp sử dụng cho


việc tạo viên nguyên liệu
bột trong công nghệ sản
xuất phân bón sinh vật,
phân bón phức hợp.
 Hệ thống băng tải

• Khi rulô chủ động quay làm cho dây băng tải chuyển động nhờ lực ma sát giữa rulô và dây
băng băng tải. Để tạo ra lực ma sát giữa rulô và dây băng tải khi dây băng tải gầu bị trùng
thì ta điều chỉnh rulô bị động để dây băng tải căng ra tạo lực ma sát giữa dây băng tải và
rulô chủ động lực ma sát giữa dây băng tải và Rulô sẽ làm cho băng tải chuyển động tịnh
tiến.

• Khi các vật liệu rơi xuống trên bề mặt dây băng tải, nó sẽ được di chuyển nhờ vào chuyển
động của băng tải. Để tránh băng tải bị võng, người ta dùng các con lăn đặt ở phía dưới bề
mặt băng tải, điều này cũng làm giảm đi lực ma sát trên đường đi của băng tải.

• Băng tải cao su được bao bọc bởi chất liệu cao su chất lượng cao, bên trong làm bằng chất
liệu Polyester, một loại sợi tổng hợp và sợi Poliamit, có đặc tính rất bền, chịu được nước,
chịu được thời tiết ẩm. Dây băng tải đòi hỏi phải bền, chắc, chịu mài mòn và ma sát cao.

• Một yếu tố rất quan trọng là hệ số giãn dây băng tải phải rất thấp , vận chuyển được nhiều,
có thể chuyển được vật liệu ở khoảng cách vừa và xa với tốc độ cao.
 Hệ thống băng tải

1. Cơ cấu căng băng


2. Tang bị dẫn
3. Băng tải
4. Cụm con lăn trên
5. Cụm con lăn dưới
6. Tang dẫn động
7. Khớp nối
8. Hộp giảm tốc
9. Bộ truyền đai
10. Động cơ
11. Khung đỡ băng tải
 Máy thổi oxy và hệ thống ống dẫn (hay máy tạo khí)

• Hỗ trợ cho máy thổi oxy


có máy nén, và máy bơm.
• Đường ống dẫn oxy được
đặt ngầm ở dưới khu vực
chứa phân sau khi ủ.
 Máy nghiền

• Phân sau khi ủ đã lên


vi sinh song kích thước
còn lớn chưa đồng
đều, cây trồng không
thể hấp thụ dễ dàng
được. Vì vậy trước khi
thành phẩm phân phải
được băm nhỏ đến
mức độ phù hợp.
 Máy tạo hạt

• Máy tạo hạt đĩa là một trong những thiết bị thường dùng của ngành sản xuất phân bón,
kết cấu đơn giản, cường độ cao, vận tốc chuyển động có thể điều chỉnh, dễ sửa chữa,
sử dụng thuận tiện, hiệu suất tạo viên cao và rất đồng đều.

• Thích hợp sử dụng cho việc tạo viên nguyên liệu bột trong công nghệ sản xuất phân bón
sinh vật, phân bón phức hơp.
 Thiết bị tạo hạt
 Cấu tạo máy tạo hạt
TỔ CHỨC SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Sơ đồ Tổng thể

Khu Phòng Phòng


Nhà kho thí hành
sản xuất
nghiệm chính

Khu
Nuôi trồng, cảnh quan du lịch và thử nghiệm
đóng
phân bón
bao
Tổng quan và năng lực sản xuất
của khu vực Dự án
 Tọa lạc trên diện tích tối thiểu 5ha bao gồm xưởng sản xuất, nhà kho, phòng
hành chính, phòng thí nghiệm, khu đóng bao và khu trồng thử nghiệm, khảo sát
hiệu quả phân hữu cơ vi sinh trên các loại cây ăn quả như chuối, đu đủ, mít…..
Ngoài ra còn chăn nuôi thử nghiệm theo mô hình V.A.C (Vườn – Ao – Chuồng)
tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, tạo điểm thăm quan du lịch giúp
sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời
để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp. Đồng thời, giúp giáo dục
nhận thức bảo vệ môi trường cho khách thăm quan, du lịch.
 Chuyên sản xuất phân hữu cơ vi sinh (nguyên liệu có sẵn tại địa phương là
phân gia súc (heo, bò…) và xác bã thực vật (cà phê, hồ tiêu, chuối, mía…)
 Sản phẩm phân thành phẩm được sản xuất 06 tấn/ngày tùy theo đơn đặt hàng
thì có thể tăng thêm.
 Đầu tư 01 máy Mã BUNJ-25 tấn, công suất trung bình 10 tấn/mẻ, thời gian
hoạt động của máy là 06 giờ/mẻ.
Sơ đồ tổ chức sản xuất

GIÁM ĐỐC

QUẢN LÝ KẾ TOÁN

CÔNG NHÂN
Bố trí nhân lực sản xuất

 Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất:


• Tổng số công nhân sản xuất: 04 người, quản lý 01 người.
• Giờ làm việc: gồm 3 ca (Ca 1: 7-11h; Ca 2: 13-17h; Ca trực: 16h đến sáng
hôm sau).
• Trong một ca sản xuất, phân xưởng gồm 5 nhân viên được bố trí như
sau:

QUẢN LÝ CÔNG NHÂN


SẢN PHẨM
PHÂN HỮU CƠ VI SINH
 Phân hữu cơ vi sinh dạng bột
 Phân hữu cơ vi sinh dạng viên
QUY TRÌNH SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ VI SINH
(mang tính chất minh họa)
Sơ đồ quy trình sản xuất
* Hệ thống xử lý chất thải nhiệt độ cao giúp chuyển hóa thành phân bón hữu cơ vi sinh

3h, 120oC 2h30, 70-80oC


Nguyên liệu
• Bã bùn
• Tro Máy ủ lên men Nước + Men
• Phân chuồng Phân gốc
tốc độ cao vi sinh

Hệ thống thổi oxy


1h,
60-65oC
Trộn NPK, DAP Ủ trong
Phân vi sinh
hoặc URE 24 giờ

Nghiền Đóng bao Thành phẩm


Thuyết minh quy trình
*Gồm 2 giai đoạn chính

 Giai đoạn lên men nguyên liệu: Giai đoạn này chủ yếu là tạo
được phân mùn hữu cơ cao cấp. Nguyên liệu xác bã thực vật sau
khi được vận chuyển từ trang trại đến xưởng sản xuất sẽ được
sàng lọc để loại bỏ đất đá, túi ni lông hay các loại rác thải khác. Bã
thực vật sạch sẽ tiếp tục được trải ra nền, dùng tấm bạt phủ lên,
phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc dùng phương pháp giảm ẩm
trong nhà để giảm độ ẩm, giúp bã khô và tơi xốp hơn, tạo cho sản
phẩm phân vi sinh không bị nhão và kết dính, ngoài ra khi đưa vào
xưởng phải để nơi khô ráo, tránh bị ướt. Nguyên liệu phân chuồng
thì được đưa vào khu lưu trữ riêng, tránh trường hợp bị thoát mùi ra
bên ngoài gây ô nhiễm môi trường.
Thuyết minh quy trình
*Gồm 2 giai đoạn chính

 Giai đoạn phối trộn và đưa hệ men vi sinh vào: Yêu cầu của giai
đoạn này là phải phối trộn đều và đúng công thức qui định.
• Bã thực vật sau khi được ủ trong thời gian qui định, tùy vào nhiệt độ môi
trường và thời tiết (nắng hay những ngày nhiều mây) sẽ được kiểm tra lại trước
khi đưa vào máy lên men cao nhiệt. Nếu thấy bã khô, tơi xốp thì đạt yêu cầu.

• Sau đó, cho bã lên trước, rồi đến phân chuồng, tro. Tất cả nguyên liệu sẽ được
trộn đều trong 3 giờ ở nhiệt độ 120oC. Sau thời gian 3 giờ ta sẽ tiếp tục đưa
vào máy phân thành phẩm để tạo nền cho mới. Lúc này, ta sẽ kiểm tra xem
hỗn hợp có đủ độ ẩm hay không, nếu độ ẩm quá thấp thì phải cho thêm nước
vào, nếu độ ẩm quá cao phải dùng cám để giảm độ ẩm lại (độ ẩm khoảng 50%-
60%).
Thuyết minh quy trình
*Gồm 2 giai đoạn chính

 Tiếp tục trộn thêm 2 giờ 30 phút, lúc này ta sẽ tắt công tắc để nhiệt độ hạ
xuống còn khoảng 70oC-80oC (nhiệt độ thích hợp cho vi sinh phát triển). Sau
thời gian trên, ta sẽ cho vi sinh vào và trộn thêm 1 giờ nữa. Cuối cùng, kiểm tra
lại độ ẩm một lần nữa trước khi cho sản phẩm ra khỏi máy.

 Nếu đạt yêu cầu, băng tải sẽ chuyển phân sang khu thổi oxy, tại đây sẽ có
thiết bị đường ống dẫn khí oxy vào phân, một phần vừa làm nguội sản phẩm,
một phần cung cấp oxy cho vi sinh phát triển.
Kiểm tra chất lượng & bảo quản
sản phẩm
 Yêu cầu kỹ thuật: Phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza phải
chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có khả năng phát triển trên
môi trường chứa nguồn cacbon duy nhất là xenluloza tự nhiên.
Phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza có mật độ vi sinh vật sống
phù hợp với quy định “Mật độ vi sinh vật”
 Lấy mẫu: Người lấy mẫu phải được huấn luyện và có kinh nghiệm
(Chuẩn bị dụng cụ lấy và chứa mẫu; Số lượng mẫu; Tiến hành kiểm
tra và xác định; Xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng; Báo cáo
kết quả kiểm tra; Yêu cầu bao gói, ghi nhãn, bảo quản và hướng
dẫn sử dụng)
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phân tích chỉ tiêu vi sinh vật tại phòng kiểm nghiệm chi cục TC-ĐL-CL
Phân hữu cơ vi sinh đã ủ Phân ủ đúng tiêu chuẩn,
xuất hiện mốc trắng

Phân hữu cơ vi sinh lên


mốc trắng

 Kiểm tra, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan đến


chất lượng sản phẩm
 Một số hình ảnh cây trái thử nghiệm bón phân hữu cơ
vi sinh
ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KINH TẾ
TUẦN HOÀN TRONG QUẢN LÝ TOÀN
BỘ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP & AN NINH LƯƠNG THỰC
C2 Tách
VẬN CHUYỂN BIOGAS Bùn phân
rắn/lỏng
C3
C8
HẠTẦNG KẾT NỐI Nhật năng
HẬU CẦN TRONG Chất rắn Chất lỏng
C4
TRANG TRẠI
C1 C5 C6
Nghiền/Làm khô/
TRANG TRẠI R1 Nhiệt Điện
Đóng bao
NUÔI HEO C9 Xử lý
SX phân hữu cơ vi sinh C10
Đóng chai
R3
R2 C7
Nhà thủy canh Nước
C12
Các chất vitamin … Cỏ khô Nuôi cá
C14 C13 C11
R4
C16 C15
Chế biến thức ăn chăn nuôi
Các ưu điểm nổi bật:
 Không xả thải ra bên ngoài (nước, năng lượng, chất thải).
 Nước rửa trong trại heo được xử lý trước khi chảy ra các vị trí quy định.
 Tự sản xuất nước chất lượng cao để nuôi cá và trồng rau.
 Tự chủ nguồn thức ăn nuôi heo.
 Sản xuất phân vi sinh phục vụ trồng trọt.
 Sản xuất ra năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất và nhu cầu xã hội.
 Gia tăng các nguồn thu.
Ứng dụng & Mục tiêu Dự án:
 Ứng dụng các quy trình kiểm định Quốc tế đã được công nhận trong thực
hành sản xuất của Dự án phù hợp với các sáng kiến Môi trường, Xã hội và
Quản trị doanh nghiệp (ESG). Đồng thời, đáp ứng các mục tiêu phát triển
bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDGs).
 Thiết kế và quản lý hoạt động logistic trong việc thu gom chất thải chăn
nuôi và các chất thải trồng trọt từ các trang trại hiện có để chuyển hóa
thành năng lượng xanh thông qua mô hình chế biến biogas.
 Đạt mục đích TRIPLE NET ZERO (năng lượng, nước & chất thải) và ứng
dụng các nguyên lý kinh tế tuần hoàn trong vận hành mô hình trang trại
chăn nuôi hiện hữu.
 Quản lý nguy cơ sinh học và đảm bảo tối ưu hóa các hoạt động vận hành
mô hình trang trại chăn nuôi khép kín.
 Sản xuất phân hữu cơ vi sinh đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện
hành của Việt Nam.
Kết luận
 Sản phẩm điện từ quá trình sản xuất khí sinh học (Biogas) đóng vai trò
giảm phát thải khí CO2 vào không khí trong quá trình vận hành máy phục
vụ sản xuất, không những đáp ứng được nhu cầu thắp sáng và tiêu dùng
nội bộ trong hoạt động nhà máy mà còn đáp ứng mục đính dân sinh trong
khu vực dự án.
 Hệ thống xử lý chất thải nhiệt độ cao giúp chuyển hóa thành phân bón hữu
cơ vi sinh, làm giảm chất thải có mùi độc hại, mùi hôi từ xác động thực vật,
góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và cải tạo chất lượng đất trồng
trọt.
 Hệ thống này không chỉ góp phần giảm bớt gánh nặng cho các nhà máy
xử lý chất thải hữu cơ mà còn là một cuộc cách mạng trong thế kỷ 21 với
việc cung cấp phân bón hữu cơ giá rẻ, cắt giảm việc sử dụng phân bón
hóa học, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hữu cơ và đặc biệt là nông
nghiệp công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp xanh và sạch.

You might also like