Chương 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chương 3: KINH TẾ CHÍNH TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

GIỚI THIỆU
Câu hỏi: Những tác động của nền kinh tế chính trị của một quốc gia đối với trình độ
phát triển kinh tế và môi trường của nó đối với hoạt động kinh doanh?
Trả lời:
 Nền kinh tế chính trị của một quốc gia ảnh hưởng đến mức độ phát triển kinh tế
của quốc gia đó
 Mức độ phát triển kinh tế cao hơn tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho kinh
doanh quốc tế
SỰ KHÁC BIỆT CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
 Mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của
quốc gia đó như một thị trường hoặc địa điểm sản xuất có thể có đối với các
doanh nghiệp.
 Một thước đo phổ biến là tổng thu nhập quốc dân (GNI).
 Sự điều chỉnh ngang giá sức mua (PPP) bằng cách này chúng ta có thể
so sánh trực tiếp về mức sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau.

Phạm trù rộng hơn về tăng trưởng kinh tế


 Amartya Sen - đánh giá phát triển kinh tế, nên ít chú trọng vào các thước đo vật
chất đo lường sản phẩm đầu ra như GNI bình quân đầu người mà nên hướng
vào năng lực và cơ hội mang lại cho người dân nước đó.
 Liên Hợp Quốc chọn và từ đó phát triển chỉ số phát triển con người HDI để
đánh giá chất lượng cuộc sống ở các quốc gia khác nhau. HDI dựa trên ba
thước đo chính: tuổi thọ trung bình, thành tựu giáo dục và thu nhập trung bình
có đủ trang trải các nhu cầu sinh hoạt cơ bản ở nước đó hay không.
 Phản ánh những ý tưởng của Sen và đánh giá sự phát triển kinh tế đất
nước và tốc độ tăng trưởng có thể trong tương lai.
Kinh tế chính trị và tăng trưởng kinh tế
Câu hỏi: Bản chất mối quan hệ của kinh tế chính trị và tăng trưởng kinh tế là gì?
Trả lời:
Tự do kinh tế trong nền kinh tế thị trường tạo ra động lực lớn hơn cho sáng tạo và hoạt
động kinh doanh hơn là trong nền kinh tế kế hoạch hoặc hỗn hợp.
Sáng tạo và tố chất kinh doanh là động cơ tăng trưởng
 Để một quốc gia có thể tăng trưởng kinh tế lâu dài, môi trường kinh doanh cần
phải thuận lợi cho hoạt động sáng tạo và kinh doanh
 Sáng tạo – sản phẩm mới, quy trình mới, tổ chức mới, thông lệ quản trị mới và
chiến lược mới.
 Doanh nhân là những người đầu tiên thương mại hóa các sản phẩm và quy
trình có tính sáng tạo
Sáng tạo và tố chất kinh doanh phải đi đôi với nền kinh tế thị trường
 Các quốc gia có tự do kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và công dân
giàu có hơn
 Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ, Canada và Đức
 Nước thiếu tự do kinh tế cũng không đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng nể
Sáng tạo và tố chất kinh doanh phải song hành với quyền sở hữu mạnh mẽ
 Bảo hộ quyển sở hữu là một trong các yêu cầu nhằm đảm bảo môi trường kinh
doanh tạo điều kiện cho sáng tạo, hoạt động kinh doanh và kéo theo là tăng
trưởng kinh tế
 Cả cá nhân và doanh nghiệp phải được tiếp cận cơ hội thu lời từ các ý
tưởng sáng tạo.
Hệ thống chính trị cần thiết
 Các chính quyền dân chủ mang lại tăng trưởng kinh tế dài hạn là cao hơn rất
nhiều so với chính phủ độc tài
 Hạn chế quyền tự do của con người cũng đồng thời kìm hãm sự phát
triển của người dân và gây bất lợi cho tiến trình phát triển
Phát triển kinh tế dân tới dân chủ
 Hệ quả tăng trưởng kinh tế thường dẫn tới việc thiết lập chế độ quân chủ
 Hàn quốc và Thái Lan
 Điều này đã góp phần vào thái độ của nhiều chính phủ phương Tây đối với các
vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc
 Nếu Trung Quốc thực thi hệ thống thị trường tự do thì theo đó sẽ là
quyền tự do cá nhân và dân chủ cao hơn
Địa lý, Giáo dục và Phát triển kinh tế
 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia bao
gồm:
1. Địa lý - ảnh hưởng tới chính sách kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế
 Các quốc gia có địa lý thuận lợi có nhiều khả năng tham gia vào thương
mại, từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2. Trình độ học vấn
 Các nước đầu tư nhiều hơn vào giáo dục sẽ có tốc độ tăng trưởng cao
hơn do người dân khi giáo dục sẽ làm việc hiệu quả hơn
Các nước trong thời kỳ quá độ
 Kể từ cuối những năm 1980, làn sóng cách mạng dân chủ đã diễn ra rầm rộ trên
khắp thế giới, các chính phủ chuyên chế trước đây bị sụp đổ
 Đã có xu hướng chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung và hỗn hợp sang mô
hình thị trường tự do
Sự mở rộng của chế độ dân chủ
Dân chủ đã lan rộng đến các quốc gia mới bởi vì:
 Rất nhiều chính quyền chuyên chế đã thất bại khi đưa phát triển kinh tế đến với
phần đông dân chúng
 Công nghệ thông tin và truyền thông mới đã làm suy giảm khả năng kiểm soát
tiếp cận thông tin không được kiểm duyệt của một quốc gia
 Những tiến bộ kinh tế trong một phần tư thế kỷ trước đã dẫn đến sự xuất hiện
của các tầng lớp làm công ăn lương và trung lưu càng giàu có hơn, những
người đã thúc đẩy các cải cách dân chủ
Trật tự thế giới mới và khủng bố toàn cầu
 Sự kết hợp giữa dấu chấm hết của “Chiến tranh lạnh”, “trật tự thế giới mới” nối
tiếp sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên bang Xô Viết
cũ, cùng sự thoái vị của chế độ chuyên chế ở Mỹ Latin đã tạo ra hàng loạt suy
đoán về hình thái tương lai của nền địa chính trị toàn cầu
 Các lực lượng địa chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến các công ty hoạt
động ở 1 số các quốc gia
Sự phát triển của hệ thống định hướng thị trường
 Từ cuối những năm 1980 là sự chuyển đổi mạnh mẽ từ các nền kinh tế chỉ huy,
kế hoạch tập trung sang các nền kinh tế có định hướng thị trường
 Nền kinh tế chỉ huy và hỗn hợp không thể mang tới hiệu quả kinh tế bền
vững giống như các nước đi theo định hướng.
 Nhiều nước chuyển sang mô hình định hướng thị trường.
Bản chất của chuyển đổi kinh tế
 Việc chuyển đổi sang mô hình định hướng thị trường thường bao gổm nhiểu
bước:
 Dỡ bỏ các quy định
 Tư hữu hóa
 Tạo lập hệ thống luật pháp để bảo hộ quyển sở hữu
Dỡ bỏ các quy định
 Dỡ bỏ các quy định - liên quan tới các rào cản với cơ chế hoạt động tự do của
thị trường, việc thành lập các công ty tư nhân và cách thức hoạt động của các
doanh nghiệp tư nhân.
 Dở bỏ kiểm soát giá
 Xóa bỏ luật điều chỉnh sự thành lập và hoạt động của các công ty tư
nhân
 Nới lỏng hoặc loại bỏ các hạn chế với đầu tư trực tiếp từ các doanh
nghiệp nước ngoài và thương mại quốc tế
Tư hữu hóa
 Tư hữu hóa - chuyển quyển sở hữu tài sản nhà nước thành tư nhân
 Các nhà đầu tư tư nhân được khuyến khích thông qua việc sử dụng lợi
nhuận cao làm phấn thưởng tiếp tục nâng cao hiệu suất, thâm nhập các
thị trường mới và thoát khỏi những thị trường làm àn thua lỗ
 Các nỗ lực tư hữu hóa thành công hơn khi chúng đi kèm với việc dở bỏ
quy định chung và mở cửa nền kinh tế.
Hệ thống pháp luật
 Nền kinh tế thị trường đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoạt động tốt
 Nó phải bảo hộ quyền sở hữu và đưa ra cơ chế đảm bảo thực hiện các
điều khoản hợp đồng.
 Nhiều quốc gia đã có những bước tiến đáng kể nhằm thể chế hóa hệ
thống luật pháp mạnh mẽ nhưng nó nên cần thiết hơn.
Hệ quả của việc thay đổi chính trị
 Các thị trường trước đây không giới hạn đối với doanh nghiệp phương Tây
hiện đang lan rộng
 Trung Quốc (dân số 1,3 tỷ người) có thể là thị lớn hơn Hoa Kỳ, EU và
Nhật Bản cộng lại
 Ấn Độ (dân số 1,2 tỷ) cũng là một thị trường đầy hứa hẹn
 Tuy nhiên, lợi ích tiềm tàng là rất lớn nhưng đồng thời rủi ro cũng rất cao
Hàm ý cho nhà quản trị
Câu hỏi: Kinh tế chính trị có những tác động như thế nào đối với các doanh nghiệp
quốc tế
Câu trả lời:
Sức hấp dẫn tổng thể của một quốc gia với vai trò là thị trường hoặc điểm đến đầu tư
phụ thuộc vào việc cân bằng giữa lợi ích tiềm năng dài hạn với rủi ro và chi phí khi
kinh doanh tại nước đó
Lợi ích
 Lợi ích thương mại dài hạn của việc kinh doanh ở một nước là hàm số của quy
mô thị trường, mức độ giàu có hiện tại (sức mua) của người tiêu dùng ở thị
trường đó và mức độ giàu có trong tương lai của người tiêu dùng.
 Bằng việc nhận ra và đẩu tư sớm vào một “ngôi sao” kinh tế có tiếm
năng tương lai, các công ty có thể hưởng thụ rất nhiều lợi thế của người
đi đầu (Lợi thế người đi đầu là những lợi thế mang lại cho những người
thâm nhập sớm vào một thị trường nhất định)
Chi phí
 Các công ty phải chuẩn bị đối phó với các chi phí kinh doanh ở thị trường nước
ngoài:
1. Chi phí chính trị - bao gồm chi phí trả hối lộ hoặc vận động hành lang để
được đối xử thuận lợi hoặc công bằng
2. Chi phí kinh tế - chủ yếu liên quan đến sự phức tạp của hệ thống kinh tế, bao
gồm cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ
3. Chi phí pháp luật – chi phí kinh doanh có thể sẽ cao hơn ở các nước mà luật
và quy định tại địa phương đặt ra các tiêu chuẩn ngặt nghèo về an toàn sản
phẩm, an toàn tại nơi làm việc, ô nhiễm môi trường hoặc ở những nơi có sự
luân chuyển kém về quyền tài sản
Rủi ro
 Kinh doanh thị trường nước ngoài bao gồm các rủi ro:
 Rủi ro chính trị - là khả năng các lực lượng chính trị có thể tạo những
thay đổi mạnh mẽ với môi trường kinh doanh của một quốc gia và có thể
có những ảnh hưởng trái chiểu tới lợi nhuận và mục tiêu của một doanh
nghiệp.
 Rủi ro kinh tế - khả năng việc quản lý kinh tế yếu kém có thể gây ra
các ảnh hưởng đáng kể tới môi trường kinh doanh của một quốc gia và
làm suy giảm lợi nhuận và mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định
 Rủi ro luật pháp - khả năng các đỗi tác thương mại theo chủ nghĩa cơ
hội tìm cách phá vỡ các điểu khoản hỢp đổng hoặc tước đoạt quyển sở
hữu
Sức hấp dẫn tổng thể
 Sức hấp dẫn tổng thể của một quốc gia với vai trò là thị trường hoặc điểm đến
đầu tư đối với các công ty đa quốc gia phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích,
chi phí và rủi ro khi hoạt động ở nước đó
 Nói chung chi phí và rủi ro khi kinh doanh ở nước ngoài sẽ thấp hơn đối
với các nước có nền kinh tế phát triển và ổn định về chính trị
 Tuy nhiên, năng lực tăng trưởng kinh tế có thể cao hơn các nước kém
phát triển hơn

You might also like