Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




Bài Dự Án thi kết thúc học phần


THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT XU HƯỚNG DU LỊCH SAU DỊCH
COVID19

Mã lớp học phần: 22D1STA50800520


Giảng viên: Nguyễn Thành Cả
Nhóm: 16
Thành viên nhóm: Trương Bách Ân – 31211028038
Hồng Ngọc Thư – 31211021481
Nguyễn Ngọc Kim Tuyền – 31211025746
Phạm Ngọc Linh – 31211024779
Nguyễn Trương Tiểu Vy – 31211026456
Khóa: 47 (ĐHCQ)

Tp Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2022


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÀNH VIÊN
Tên thành viên Đánh giá chất lượng tham gia
dự án
Trương Bách Ân 100%
Hồng Ngọc Thư 100%
Nguyễn Ngọc Kim Tuyền 100%
Phạm Ngọc Linh 100%
Nguyễn Trương Tiểu Vy 100%
Mục lục
Danh mục bảng biểu....................................................................................................2
I. NỘI DUNG DỰ ÁN:................................................................................................3
1)TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................3
1.1) Lý do chọn đề tài:.........................................................................................3
1.2) Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................4
1.3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...............................................................4
1.4) Câu hỏi nghiên cứu:.....................................................................................5
1.5) Phương pháp nghiên cứu:............................................................................5
1.6) Cách tiếp cận dữ liệu:....................................................................................5
1.7) Ý nghĩa đề tài:................................................................................................6
2) KHÁI NIỆM, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:............6
2.1) Các khái niệm liên quan đến dự án:..............................................................6
2.2) Cơ sở lý thuyết thống kê cho dự án:..............................................................6
2.3) Mô hình nghiên cứu:.....................................................................................7
II. TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU:...........................................................8
1. Phân tích các câu trả lời của đáp viên:...............................................................8
2. Hạn chế...............................................................................................................20
3. Kết luận chung...................................................................................................20
Tài liệu tham khảo:....................................................................................................21
PHỤ LỤC................................................................................................................... 22

1
Danh mục bảng biểu

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam và nữ khảo sát......................................8


Bảng 2: Bảng tần số thể hiện độ tuổi người tham gia khảo sát................................8
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện nghề nghiệp người tham gia khảo sát........................9
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện địa điểm du lịch mong muốn của người tham gia
khảo sát sau dịch Covid19.........................................................................................10
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện phương tiện du lịch của người tham gia khảo sát sau
dịch Covid19............................................................................................................... 10
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện kinh phí mong muốn đi du lịch của người tham gia
khảo sát sau dịch Covid19.........................................................................................11
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện khoảng thời gian mong muốn đi du lịch của người
tham gia khảo sát sau dịch Covid19.........................................................................12
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện loại hình du lịch mong muốn của người tham gia
khảo sát sau dịch Covid19.........................................................................................13
Bảng 9: Bảng tần số thể hiện đối tượng người tham gia khảo sát muốn đi du lịch
cùng sau dịch Covid19...............................................................................................14
Bảng 10: Bảng thể hiện tần số đi du lịch của người tham gia khảo sát..................16
Bảng 10.1: Bảng thể hiện tần số đi du lịch của người tham gia khảo sát “trước
dịch Covid19”.............................................................................................................16
Bảng 10.2: Bảng thể hiện tần số đi du lịch của người tham gia khảo sát “sau
dịch Covid19”.............................................................................................................16
Bảng 11: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về các yếu tố dịch vụ khi đi du lịch của
người tham gia khảo sát sau dịch Covid19..............................................................17
Bảng 11.1: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “chỗ ở” khi đi du lịch của người
tham gia khảo sát sau dịch Covid19...........................................................................17
Bảng 11.2: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “ăn uống” khi đi du lịch của
người tham gia khảo sát sau dịch Covid19................................................................17
Bảng 11.3: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “mua sắm” khi đi du lịch của
người tham gia khảo sát sau dịch Covid19................................................................17
Bảng 11.4: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “giải trí” khi đi du lịch của người
tham gia khảo sát sau dịch Covid19...........................................................................18
Bảng 11.5: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “an toàn" khi đi du lịch của
người tham gia khảo sát sau dịch Covid19................................................................18

2
LỜI NÓI ĐẦU
Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống dịch vụ du lịch
đã và đang được phát triển, đầu tư ngày một lớn mạnh, đưa du lịch Việt Nam trở thành
ngành kinh tế hàng đầu. Trước đại dịch Covid-19, số khách du lịch nước ngoài đến
Việt Nam tăng liên tục, luôn duy trì đạt mức cao. Thời điểm đó, du lịch quốc tế chiếm
tới 80% số lượng hành khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam. Ngành Du lịch đã
đóng góp tới 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều
người hoạt động trong các lĩnh vực gắn kết với du lịch.
Tuy nhiên, sau đó sự xuất hiện của đại dịch lan rộng khắp thế giới và giai đoạn
diễn biến phức tạp kéo dài không chỉ làm gián đoạn tạm thời sự “cất cánh” của du lịch
Việt Nam, mà còn tác động tới tâm lý của du khách, ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến
các hoạt động kinh tế-xã hội. Đến nay, tình hình dịch đã phần nào bớt căng thẳng và
đang trong giai đoạn phục hồi, gần như từng bước tiến tới mốc mở cửa du lịch toàn
diện, bên cạnh đó, nhu cầu du lịch của du khách cũng đã và đang có những sự thay đổi
một cách tích cực hơn. Do đó, chúng em lựa chọn đề tài cho dự án nghiên cứu lần này
đó là “Xu hướng du lịch sau Covid-19” cũng là nắm bắt kịp nhất tình hình thực tế, có ý
nghĩa thực tiễn cho ngành du lịch hiện nay. Ngoài những kiến thức có sẵn mà bản thân
được biết, chúng em cũng học hỏi được từ thực tiễn thông qua một cuộc khảo sát thực
tế “Khảo sát xu hướng du lịch sau dịch Covid-19” do chính chúng em tiến hành lấy
thông tin khảo sát từ nhiều nguồn khác nhau: khảo sát trực tuyến bằng cách gửi biểu
mẫu khảo sát đến các bạn sinh viên UEH, đồng thời gửi đường link khảo sát cho mọi
người đang sống và làm việc, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh để có được những
thông tin chính xác, một cách khách quan nhất. Thời gian của cuộc khảo sát kéo dài
trong vòng hai tuần bắt đầu từ ngày 20/04/2022 và kết thúc vào ngày 04/05/2022. Dựa
trên các mẫu số liệu đã thu thập được, chúng em đã thực hiện các phân tích và thống
kê dựa trên các bảng và biểu đồ đã được học. Từ đó, chúng em đã rút ra được các con
số và đưa ra kết quả cuối cùng cho dự án này.

Qua dự án này, chúng em đã có thể được áp dụng những kiến thức của môn
“Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh” vào cuộc sống hiện thực và hiểu
được tầm quan trọng của môn học này trong lĩnh vực chuyên môn và cả đời sống. Bên
cạnh đó, chúng em cũng có được trải nghiệm cọ sát thực tế nhất thông qua những sự
lựa chọn của người tiêu dùng, các kế hoạch du lịch chính xác nhất của người dân trong
nước. Từ đó có những mục tiêu, chiến lược phù hợp nhất để đáp ứng được tâm lý
khách hàng sau này cũng như khắc phục được những hạn chế, mặt tiêu cực còn thiếu
sót. Để hoàn thành được dự án này là nhờ vào công sức của tất cả các thành viên,
chúng em đã cố gắng thực hiện dự án một cách tốt nhất, chỉn chu nhất để hoàn thành
bài thi cuối kì thật tốt và trọn vẹn.

I. NỘI DUNG DỰ ÁN:


1)TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1) Lý do chọn đề tài:

Hiện nay du lịch là một trong những ngành có tốc độ phát triển vượt bậc và nhanh
chóng nhất. Bởi vì nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ dưỡng của mọi người ngày càng
3
tăng cao. Để hiểu rõ hơn thị trường du lịch, đặc điểm và các loại hình nhu cầu của
khách du lịch ta cần phải nắm rõ các thông tin chi tiết nhằm đáp ứng nhu cầu của họ
một cách tốt nhất.

Du lịch là một trong các ngành bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi đại dịch
COVID-19. Đại dịch cho ta biết nhiều bài học về xây dựng quỹ dự phòng khủng
hoảng, và định hướng phát triển “đi cả bằng hai chân”, phát triển thị trường du lịch nội
địa. Để phục hồi du lịch trong bối cảnh hiện tại, trước mắt phải tập trung đáp ứng nhu
cầu cơ bản, thiết thực nhất của khách hàng của thị trường du lịch nội địa và phục vụ
với các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, độc đáo. Những điều đó sẽ giúp ngành du lịch nhận
ra được nhiều điểm tích cực và có những chuyển biến phù hợp hơn trong thời gian tới
để du lịch phát triển theo hướng bền vững.

Mỗi một du khách có một đặc điểm nhu cầu khác nhau và nhu cầu lại ngày một tăng
tiến sau tình hình dịch bệnh, điều này cũng đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ du lịch phải có hướng phát triển linh động hơn, phù hợp hơn để đảm bảo đồng thời
phục vụ khách hiệu quả, và phù hợp với hoàn cảnh tình hình dịch bệnh đang dần hồi
phục.

 Với mong muốn đi sâu vào vấn đề trên, chúng em đã chọn đề tài cho dự án này là
“XU HƯỚNG DU LỊCH SAU COVID-19”.

1.2) Mục tiêu nghiên cứu:

-Tìm hiểu mong muốn du khách đi du lịch quốc tế hay nội địa. Du khách sẽ đi du lịch
thông qua phương tiện nào là cảm thấy an toàn, có được tâm lý thoải mái nhất sau dịch
Covid-19.
- Xác định kinh phí, thời gian đi du lịch mà du khách mong muốn phù hợp với điều
kiện kinh tế sau đại dịch.
- Đo lường tần suất đi du lịch của khách trước và sau đại dịch Covid-19.
- Đo lường mức độ quan tâm của du khách trước các loại hình dịch vụ trong suốt
chuyến đi
- Giúp du khách có được kế hoạch cụ thể một cách sơ lược cho chuyến đi của mình
sắp tới.
1.3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
1.3.1) Đối tượng nghiên cứu:

- Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM và người dân từ các độ tuổi trên khắp địa
bàn TP.HCM.
1.3.2) Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi địa lí: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 20/4/2022 đến ngày 04/05/2022

4
1.4) Câu hỏi nghiên cứu:
- Những loại hình du lịch nào là vấn đề quan tâm hàng đầu của du khách trong suốt
chuyến đi du lịch? 
- Dịch Covid-19 đã tác động đến mức độ di chuyển của du khách như thế nào? So sánh
giữa khách đi nội địa và khách đi quốc tế?
- So sánh mức kinh phí cho thời gian đi du lịch nhất định của du khách đối với mức
lương tháng của họ và họ muốn chi tiêu nó như thế nào? 
- Du khách cảm thấy việc đi du lịch thì các đặc điểm về chỗ ở, ăn uống, nhu cầu mua
sắm, giải trí, an toàn thì cái nào là cần thiết và được quan tâm nhất của một chuyến đi
du lịch ? Mức độ quan tâm nhiều là những cái nào? Mức độ ít quan tâm là những cái
nào? Tỉ lệ ra sao?
1.5) Phương pháp nghiên cứu:
Chúng em sẽ dùng 2 phương pháp nghiên cứu chính cho dự án này: nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng.
1.5.1) Nghiên cứu định tính:
 Tìm hiểu, quan sát, thiết kế câu hỏi dạng nghiên cứu thăm dò trên nền tảng
Google Form.
 Gửi đường link khảo sát vào các group học tập của sinh viên UEH và các
trường đại học khác trên Facebook, Messenger, Zalo,...
1.5.2) Nghiên cứu định lượng:
 Thống kê, nhập và phân tích dữ liệu, vẽ đồ thị minh họa thông qua Google
Form, Excel và phần mềm SPSS.
 Phân tích các biểu đồ và các bảng đã lập, bắt đầu ghi và hoàn thành dự án trên
Microsoft Word.
1.6) Cách tiếp cận dữ liệu:
- Dữ liệu sơ cấp:

STT TÊN BIẾN LOẠI THANG ĐO


1 Giới tính Danh nghĩa
2 Tuổi Thứ bậc
3 Nghề nghiệp Danh nghĩa
4 Địa điểm mong muốn đi du lịch Danh nghĩa
5 Phương tiện đi du lịch sau Covid-19 Danh nghĩa
6 Kinh phí mong muốn đi du lịch sau Covid-19 Tỷ lệ
7 Thời gian đi du lịch Tỷ lệ
8 Loại hình du lịch mong muốn Danh nghĩa
9 Mong muốn đi du lịch với ai Danh nghĩa

5
10 Tần suất đi lịch trước và sau Covid-19 Likert
11 Mức độ quan tâm đối với các dịch vụ trong Likert
chuyến du lịch sau Covid-19

1.7) Ý nghĩa đề tài:


1.7.1) Ý nghĩa thực tiễn:
 Giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan về những nhu cầu của khách hàng.
 Xác định được điều gì là cần được chú trọng khi mở rộng, hồi phục lại du lịch
của nước ta sau dịch Covid-19.
 Có thể dùng để khảo sát rộng rãi cho các doanh nghiệp du lịch.
 Chỉ ra các mặt cần thiết và mặt chưa cần thiết của doanh nghiệp khi ra các kế
hoạch, chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng.
1.7.2) Ý nghĩa lý luận:
Thực tế cho thấy, du lịch là ngành có khả năng tạo ra nguồn thu cho xã hội, là cầu
nối quan trọng để phát triển mạnh mẽ quan hệ giao lưu văn hóa, phát triển khoa
học công nghệ, hợp tác ngoại giao giữa các vùng, các quốc gia và khu vực trên thế
giới, thông qua việc thúc đẩy đổi mới và phát triển của nhiều thành phần kinh tế
khác, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề của xã hội. Phải có những lí do riêng,
những mục tiêu cá nhân mới dẫn tới những nhu cầu thiết thực đó của khách du lịch.
Do đó có thể nói, cuộc khảo sát này đã chỉ dẫn, hỗ trợ, định hướng cho các doanh
nghiệp trong quá trình phát triển của công ty. Nó giúp xác định được mục tiêu và
vạch ra các cách thức, các kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu, các công tác quy
hoạch đến những chính sách tác động trực tiếp đến thực thi dự án cụ thể trong kinh
doanh du lịch. Bên cạnh đó, thúc đẩy du lịch phát triển hiệu quả và bền vững, sớm
đưa du lịch sớm phục hồi và phát triển trong giai đoạn bình thường mới.
2) KHÁI NIỆM, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:
2.1) Các khái niệm liên quan đến dự án:
- Xu hướng: là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó, là thái độ, phát ngôn
hay hành vi tập thể vốn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.

- Du lịch: bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời
gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng
loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ
ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.

2.2) Cơ sở lý thuyết thống kê cho dự án:


Dựa vào Giáo trình Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, nhóm chúng em
tiến hành thực hiện dự án theo các bước:

+ Thiết kế bảng biểu mẫu câu hỏi bằng google form để thu thập khảo sát.
6
+ Từ kết quả khảo sát trên, sử dụng các công thức thống kê số liệu đã học để đếm và
tính phần trăm trong chương trình Excel.

+ Dùng biểu đồ để trình bày kết quả tóm tắt dữ liệu. Các loại biểu đồ được áp dụng: đồ
thị phân phối tần số; các loại biểu đồ dạng cơ cấu,…

+ Sử dụng phương pháp tính trung bình cộng gia quyền khi có nhiều quan sát cùng giá
trị

2.3) Mô hình nghiên cứu:


Trong các bài luận, nghiên cứu khoa học hay các báo cáo, các bài dự án thì mô
hình nghiên cứu là một khái niệm rất quan trọng để tìm hiểu rõ ràng vấn đề, cũng là
một thước đo để đánh giá bài luận. Mô hình nghiên cứu là hình vẽ thể hiện mối
quan hệ giữa các biến với nhau. Thông thường biến có hai loại là biến độc lập và
biến phụ thuộc. Và mô hình nghiên cứu chính là để thể hiện các biến có quan hệ
với nhau như thế nào. . Ở dự án này, để hiểu rõ hơn về những xu hướng du lịch của
du khách sau Covid-19, chúng em cũng đã dựa trên hai biến cơ bản vẽ ra một mô
hình nghiên cứu gồm một biến phụ thuộc là “Xu hướng du lịch sau Covid19” với
biến độc lập là “Khả năng du lịch của đáp viên” , “Nhu cầu du lịch của đáp viên”
và “Mong muốn du lịch của đáp viên”.

Khả năng du lịch của


đáp viên

Xu hướng du lịch
Nhu cầu du lịch của sau Covid-19
đáp viên
 

Mong muốn du lịch


của đáp viên

7
II. TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU:
1. Phân tích các câu trả lời của đáp viên:
Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam và nữ khảo sát

Tần Tần suất Phần


Giới tính Phần trăm tích lũy
số trăm
Nam 47 47% 47%
Nữ 53 53% 100%
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện số lượng nam và nữ tham gia khảo sát


Nam Nữ

47%
53%

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện độ tuổi người tham gia khảo sát

Tần Tần suất Phần


Độ tuổi Phần trăm tích lũy
số trăm
Dưới 18 tuổi 12 12% 12%
18-30 tuổi 76 76% 88%
Trên 30 tuổi 12 12% 100%
Tổng số 100 100  

8
Biểu đồ thể hiện độ tuổi người tham gia khảo sát
Dưới 18 tuổi 18-30 tuổi Trên 30 tuổi

12% 12%

76%

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện nghề nghiệp người tham gia khảo sát

Tần Tần suất Phần


Nghề nghiệp Phần trăm tích lũy
số trăm
Học Sinh, Sinh Viên 82 82% 82%
Lao động chân tay 10 10% 92%
Lao động trí óc 8 8% 100%
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp người tham gia khảo sát
Học Sinh, Sinh Viên Lao động chân tay Lao động trí óc

8%
10%

82%

Nhận xét:
- Sau khi tiến hành khảo sát học sinh, sinh viên và người dân trên khắp địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh và chọn ra 100 mẫu khảo sát đạt yêu cầu. Trong tổng
cộng 100 đối tượng, qua Bảng 1 thì ta thấy rằng số lượng người nữ khảo sát là
53 người (53%), còn lại là số lượng người nam khảo sát là 47 người (chiếm

9
47%). Số lượng người khảo sát có tỷ lệ nam nữ không chênh lệch nhiều. Trong
nhóm đáp viên thì cả 2 mẫu gồm những người dưới 18 tuổi và những người trên
30 tuổi đều chiếm tỉ lệ là 12%, còn lại là những đáp viên có độ tuổi từ 18 đến
30 tuổi chiếm 76%. Có thể thấy những đáp viên được khảo sát là những người
khá trẻ, có thể nắm bắt được xu hướng thời đại, nên chính vì vậy giúp cho quá
trình khảo sát và phân tích hiệu quả hơn trong tình hình du lịch nước ta hiện
nay.
- Ngoài ra, bài khảo sát trên có tỉ lệ sinh viên và học sinh tham gia có phần đông
hơn với tỉ lệ là 82%, và lực lượng lao động chiếm 18% (bao gồm lực lương lao
động chân tay chiếm 10% và lao động trí óc chiếm 8%)

Bảng 4: Bảng tần số thể hiện địa điểm du lịch mong muốn của người tham gia
khảo sát sau dịch Covid19

Tần Tần suất Phần


Địa điểm Phần trăm tích lũy
số trăm
Quốc tế 36 36% 36%
Nội địa 64 64% 100%
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện địa điểm du lịch mong muốn của người tham
gia khảo sát sau dịch covid19
Quốc tế Nội địa

36%

64%

Nhận xét:
- Các số liệu thống kê cho thấy đã xuất hiện sự chênh lệch giữa việc mong muốn
đi du lịch ở quốc tế hay nội địa. Với du lịch nội địa chiếm với tỷ lệ áp đảo là
64% và du lịch quốc tế chiếm 36%. Ảnh hưởng của dịch covid19 đã có những
tác động mạnh mẽ lên nền du lịch cả nước trong thời gian gần đây. Khi giờ đây
mọi người có mong muốn được tham quan khám phá những địa điểm gần nơi
mình sống, nghỉ dưỡng ở những khu du lịch gần địa phương, khiến du lịch tại

10
chỗ hay du lịch nội địa trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ ngay tại thời
điểm này và càng về sau nữa.
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện phương tiện du lịch của người tham gia khảo sát sau
dịch Covid19

Tần Tần suất Phần


Phương tiện Phần trăm tích lũy
số trăm
Máy bay 51 51% 51%
Ga tàu 6 6% 57%
Phương tiện cá nhân 23 23% 80%
Xe khách 18 18% 98%
Mục khác 2 2% 100%
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện phương tiện du lịch của người tham gia khảo
sát sau dịch covid19
Máy bay Ga tàu Phương tiện cá nhân
Xe khách Mục khác

2%
18%

51%
23%

6%

Nhận xét:
- Mặc dù dịch covid19 đã hoàng hoành trong một thời gian dài khiến cho các sân
bay phải đóng cửa, tuy nhiên ngay sau dịch covid19 qua đi mọi người vẫn khá
ưa chuộng những phương tiện hàng không (cụ thể là Máy bay) chiếm 51%
trong tổng số đáp viên. Có lẽ vì tính thuận tiện và tiện lợi của phương tiện hàng
không giúp cho việc du lịch trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc du lịch
bằng phương tiện cá nhân và du lịch bằng ga tàu cũng chiếm tỷ lệ tương đối,
với 23% đáp viên mong muốn sử dụng phương tiện cá nhân và 18% đáp viên
lại mong muốn được du lịch bằng xe khách. Và Ga tàu chiếm một tỉ trọng nhỏ
chỉ với 6%, có lẽ vì trải nghiệm đi ga tàu ngày nay đang ngày một xuống cấp,
đồng thời những loại hình phương tiện khác lại trở nên quá thuận tiện và có thể
11
nhanh chóng đi lại dễ dàng hơn. "Đường sắt như một ông cụ 100 tuổi ốm yếu
cọc cạch thì không thể chạy đua với một thanh niên 20 tuổi. Do vậy sự cạnh
tranh trên cùng một tuyến vận tải là hầu như không có mà đường sắt phải dựa
vào những ưu điểm của mình để lựa chọn phân khúc khách hàng để phục vụ"-
Theo ông Vũ Anh Minh trong tờ báo tuoitre.
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện kinh phí mong muốn đi du lịch của người tham gia
khảo sát sau dịch Covid19

Tần Tần suất Phần


Kinh phí Phần trăm tích lũy
số trăm
Dưới 3 triệu đồng 40 40% 40%
Từ 3 đến dưới 6 triệu đồng 39 39% 79%
Từ 6 triệu đồng trở lên 21 21% 100%
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện kinh phí mong muốn đi du lịch của người
tham gia khảo sát sau dịch covid19
Dưới 3 triệu đồng Từ 3 đến dưới 6 triệu đồng Từ 6 triệu đồng trở lên

21%

40%

39%

Nhận xét:
- Nền kinh tế đang dần bình phục sau khủng hoảng kinh tế dịch covid19, điều ấy
một phần nào đó tác động mạnh đến việc mong muốn chi tiền cho những
chuyến du lịch. Trong số những khảo sát, thì chiếm tỷ lệ cao nhất là kinh phí
dưới 3 triệu đồng với 40%, có lẽ xu hướng của mọi người đang dần chuyển
sang những cuộc dạo quanh thành phố nhỏ, hoặc nghĩ dưỡng ở những nơi gần
thành phố để tiết kiệm chi phí di chuyển và chi phí sinh hoạt trong một chuyến
đi. Gần với nó khoảng từ 3 đến 6 triệu đồng chiếm 39%, với mức kinh phí này
cũng được phần đông người có thể chấp nhận và chi ra cho một chuyến du lịch.
Và còn lại là những người có mong muốn chi trả cho một chuyến du lịch là trên
6 triệu đồng chiếm 21%.
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện khoảng thời gian mong muốn đi du lịch của người
tham gia khảo sát sau dịch Covid19
12
Tần Tần suất Phần
Thời gian Phần trăm tích lũy
số trăm
Dưới 3 ngày 23 23% 23%
Từ 3 đến dưới 6 ngày 58 58% 81%
Từ 6 ngày trở lên 19 19% 100%
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện tần suất phần trăm, khoảng thời gian mong
muốn đi du lịch của người tham gia khảo sát sau dịch
Covid19
Dưới 3 ngày Từ 3 đến dưới 6 ngày Từ 6 ngày trở lên

19% 23%

58%

Nhận xét:
- Qua khảo sát ta thấy rằng mọi người có xu hướng đi du lịch trong thời gian từ 1
tuần trở xuống, rõ ràng hơn là có hơn 50%(chiếm 58%) số đáp viên chọn du
lịch từ 3 đến dưới 6 ngày, vì như vậy có thể vừa đủ khoảng để nghỉ ngơi sau
một năm mệt mỏi vì đại dịch covid, đồng thời sau khoảng thời gian du lịch là
dưới 1 tuần đủ để cho ta trở lại hăng say trong công việc và học tập.
- Cùng với đó có đến 23% các đáp viên chọn du lịch dưới 3 ngày, có lẽ vì vừa
muốn nghỉ ngơi, vừa đảm bảo an toàn sau đại dịch covid19 vừa qua.
- Và bên cạnh đó, cũng có những đáp viên mong muốn được đi chơi giải trí nhiều
hơn khi mong muốn đi từ 6 ngày trở lên chiếm tỷ lệ 19%.
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện loại hình du lịch mong muốn của người tham gia
khảo sát sau dịch Covid19

Tần Tần suất Phần


Loại hình Phần trăm tích lũy
số trăm
Ẩm thực 19 19% 19%
Nghỉ dưỡng 50 50% 69%
Thể thao khám phá 8 8% 77%

13
Tham quan văn hóa, di tích lịch sử 20 20% 97%
Mục khác 3 3% 100%
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện tần suất phần trăm loại hình du lịch mong
muốn đi du lịch của người tham gia khảo sát sau dịch
Covid19

3% Ẩm thực
19% Nghỉ dưỡng
20% Thể thao khám phá
Tham quan văn hóa, di tích
lịch sử
Mục khác
8%

50%

Nhận xét:
- Theo biểu đồ thể hiện, có một nữa trong tổng số đáp viên (chiếm 50%) mong
muốn được du lịch theo hình thức nghỉ dưỡng. Bởi vì trải qua một thời kì quá
mệt mỏi khi phải chôn chân một chỗ vì đại dịch covid, những học sinh, sinh
viên và những người lao động được cho nghỉ ở nhà, nhưng những kì nghỉ đó
không khác gì sự giam cầm họ. Nên vì vậy mong muốn tìm đến việc nghỉ
dưỡng thật thụ là một điều hoàn toàn có lý.
- Cùng với đó qua biểu đồ ta thấy được rằng những loại hình du lịch khác cũng
chiếm tỷ lệ tương đối, với loại hình tham quan văn hóa, di tích lịch sử chiếm
20%, loại hình ẩm thực chiếm 19%, loại hình thể thao khám phá là 8% và
những loại hình du lịch khác chiếm 3%.
Bảng 9: Bảng tần số thể hiện đối tượng người tham gia khảo sát muốn đi du lịch
cùng sau dịch Covid19

Tần Tần suất Phần


Đối tượng Phần trăm tích lũy
số trăm
Một mình 11 11% 11%
Người yêu 26 26% 37%
Gia đình 34 34% 71%

14
Bạn bè 27 27% 98%
Mục khác 2 2% 100%
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện tần suất phần trăm đối tượng người tham
gia khảo sát muốn đi du lịch cùng sau dịch Covid19
Một mình Người yêu Gia đình Bạn bè Mục khác

2%
11%

27%

26%

34%

Nhận xét:
- Khảo sát trên cho ta thấy được rằng mọi người dường có xu hường mong muốn
đi cùng gia đình, hội tụ lại với những người thân thích ruột thịt. Chiếm 34%
trong tổng số các câu trả lời đáp viên, được đi du lịch với Gia đình dường như
là điều rất nhiều người mong muốn, có thể hàn gắn được những tình nghĩa thân
thuộc mà là còn vừa là nơi để giải bày tâm sự sau một quãng thời gian covid tồi
tệ.
- Bên cạnh đó, thay vì đi cùng gia đình, nhiều người chọn đi chung với bạn bè và
người yêu, với việc chọn đi với người yêu là 26% và chọn đi cùng với bạn bè là
27%.
- Trong khi đó, có 11% trong tổng số các đáp viên mong muốn có những chuyến
du lịch một mình, tận hưởng khoảng thời gian yên bình, tĩnh lặng sau một thời
gian dài khó khăn vừa trôi qua. Và mục khác chiếm 2% trong tổng số các câu
trả lời
 Qua khảo sát trên ta thấy mong muốn được đi du lịch với bạn bè, gia đình
chiếm áp đảovà nhiều hơn, tuy vậy vẫn có những người mong muốn được
tận hưởng khoảng thời gian du lịch sau dịch covid19 một mình.

Bảng 10: Bảng thể hiện tần số đi du lịch của người tham gia khảo sát
Bảng 10.1: Bảng thể hiện tần số đi du lịch của người tham gia khảo sát “trước
dịch Covid19”.

15
Tần suất
Mức độ Tần số Phần trăm tích lũy
Phần trăm
Thường xuyên 4 4 4
Khá 18 18 22
Trung Bình 37 37 59
Ít 30 30 89
Không 11 11 100
Tổng số 100 100  
Bảng
10.2: Bảng thể hiện tần số đi du lịch của người tham gia khảo sát “sau dịch
Covid19”

Tần Tần suất Phần


Mức độ Phần trăm tích lũy
số trăm
Thường xuyên 1 1 1
Khá 9 9 10
Trung Bình 20 20 30
Ít 36 36 66
Không 34 34 100
Tổng số 100 100  

Biểu đồ thể hiện tần số đi du lịch của Biểu đồ thể hiện tần số đi du lịch của
người tham gia khảo sát trước dịch người tham gia khảo sát sau dịch
Covid19 Covid19
40 37 40 36
35 34
30 35
30 30
25 25
18 20
20 20
15 11 15
9
10 10
4
5 5 1
0 0
Thường Khá Trung Ít Không Thường Khá Trung Ít Không
xuyên Bình xuyên Bình

Tần số Tần suất Tần số Tần suất

- Trước Covid 19, phần lớn mọi người đi du lịch với tần suất trung bình (chiếm
37%). Sau dịch, lượng người du lịch ít chiếm tỷ lệ cao nhất (36%).

16
- Số người du lịch trước dịch với tần suất thường xuyên, khá và trung bình (lần
lượt là 4%, 18% và 37%) đã giảm rõ rệt sau dịch ( xuống 1%, 9% và 20%).
Trong khi đó, di lịch ít và không đi lại tăng đáng kể ( lần lượt từ 30% lên 36%,
từ 11% lên 34%).
- Qua khảo sát cho thấy, dù xã hội trở lại bình thường mới, người dân vẫn quan
ngại vấn đề sức khoẻ và việc lây lan dịch bệnh nên nhu cầu du lịch cũng giảm
dần.

Bảng 11: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về các yếu tố dịch vụ khi đi du lịch của
người tham gia khảo sát sau dịch Covid19
Bảng 11.1: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “chỗ ở” khi đi du lịch của người
tham gia khảo sát sau dịch Covid19

Tần Tần suất Phần


Mức độ Phần trăm tích lũy
số trăm
Rất quan tâm 37 37 37
Quan tâm 46 46 83
Bình thường 14 14 97
Ít quan tâm 1 1 98
Không quan tâm 2 2 100
Tổng số 100 100  

Bảng 11.2: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “ăn uống” khi đi du lịch của
người tham gia khảo sát sau dịch Covid19

Tần Tần suất Phần


Mức độ Phần trăm tích lũy
số trăm
Rất quan tâm 42 42 42
Quan tâm 41 41 83
Bình thường 13 13 96
Ít quan tâm 2 2 98
Không quan tâm 2 2 100
Tổng số 100 100  

Bảng 11.3: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “mua sắm” khi đi du lịch của
người tham gia khảo sát sau dịch Covid19

Tần suất
Mức độ Tần số Phần trăm tích lũy
Phần trăm

17
Rất quan tâm 24 24 24
Quan tâm 26 26 50
Bình thường 39 39 89
Ít quan tâm 7 7 96
Không quan tâm 4 4 100
Tổng số 100 100  

Bảng 11.4: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “giải trí” khi đi du lịch của người
tham gia khảo sát sau dịch Covid19

Tần suất
Mức độ Tần số Phần trăm tích lũy
Phần trăm
Rất quan tâm 38 38 38
Quan tâm 42 42 80
Bình thường 17 17 97
Ít quan tâm 2 2 99
Không quan tâm 1 1 100
Tổng số 100 100  

Bảng 11.5: Bảng thể hiện mức độ quan tâm về “an toàn" khi đi du lịch của
người tham gia khảo sát sau dịch Covid19

Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Rất quan tâm 62 62 62
Quan tâm 24 24 86
Bình thường 11 11 97
Ít quan tâm 2 2 99
Không quan tâm 1 1 100
Tổng số 100 100  

18
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về ăn
uống khi đi du lịch của người tham gia
khảo sát sau dịch Covid19
42 41
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về 40
chỗ ở khi đi du lịch của người tham gia
khảo sát sau dịch Covid19 30

50 46 20
13
45
10
40 37 2 2
35 0
30 Rất quan Quan tâm Bình Ít quan Không
25 tâm thường tâm quan tâm
20
14 Tần số Tần suất
15
10
5 1 2 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về mua
0 sắm khi đi du lịch của người tham gia
Rất quan Quan tâm Bình Ít quan Không khảo sát sau dịch Covid19
tâm thường tâm quan tâm
39
40
Tần số Tần suất 30 26
24
20

10 7
4
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về
giải trí khi đi du lịch của người tham 0
Rất quan Quan tâm Bình Ít quan Không
gia khảo sát sau dịch Covid19 tâm thường tâm quan tâm

45 42 Tần số Tần suất


40 38
35
30 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về
25 an toàn khi đi du lịch của người tham
20 17
gia khảo sát sau dịch Covid19
15
10 70 62 19
5 2 1 60
0
Rất quan Quan tâm Bình Ít quan Không 50
30 24
Tần số Tần suất 20 11
10 2 1
0
Rất quan Quan tâm Bình Ít quan Không
tâm thường tâm quan tâm

Tần số Tần suất

Nhận xét:
- Yếu tố an toàn và ăn uống rất được quan tâm trong quá trình du lịch sau dịch
với số lượng khá lớn ( chiếm 62% và 47%), hầu hết ai cũng mong muốn bảo
đảm sức khoẻ và an toàn trong suốt chuyến đi.
- Kế đến, mọi người quan tâm về lựa chọn chỗ ở phù hợp và các loại hình giải trí
hợp lý cho chuyến đi, với tỷ lệ tương đối cao 46% và 42%, đây là hai yếu tố
quan trọng, quyết định đến trải nghiệm của người tham gia du lịch .
- Việc mua sắm có đến khoảng 39% người tham gia khảo sát không dành cho sự
quan tâm quá nhiều, cho thấy nhiều người có e ngại khi mua sắm ở các tụ điểm
du lịch do giá cả đắt đỏ, chất lượng ngày càng bị thương mại hoá. Ngoài ra,
nhiều hàng quán chất lượng, lâu đời cũng phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch
bệnh.
- Sau dịch, mọi người chú trọng đến vấn đề sức khoẻ nhiều hơn, đặc biệt các yếu
tố an toàn và ăn uống, bên cạnh đó là chỗ ở và giải trí để có chuyến đi chơi vui
vẻ, thư giãn và nhiều trải nghiệm mới mẻ sau những ngày giãn cách, cách ly
trong nhà.
 Từ khảo sát cho thấy hầu hết mọi người rất quan tâm về mức độ an toàn khi
di chuyển và nơi du lịch .
2. Hạn chế
- Khảo sát chưa tiếp cận được những người từ nhiều ngành nghề khác nhau hay
thu nhập khác nhau.
- Lượng người tham gia trả lời chưa đủ nhiều để phản ánh xã hội chung.
- Người tham gia trả lời hời hợt.
- Câu hỏi khảo sát không bao quát đủ mọi mặt của ngành.
3. Kết luận chung
Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội và mỗi người dân. Khi căng
thẳng giảm dần và dịch bệnh đã được kiểm soát, xã hội ta từng bước cải thiện và thích
ứng với trạng thái bình thường mới. Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách cải thiện nền
kinh tế, trong đó có khuyến khích du lịch để thu hút lượng khách trong và ngoài nước.
Ngành du lịch đã chịu những ảnh hưởng nặng nề từ Covid19 dù Việt Nam vốn có
tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch vô cùng to lớn. Bối cảnh hiện nay là cơ hội để du
20
lịch được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Bằng việc khảo sát xu hướng du lịch của
người dân hậu Covid19, từ các số liệu thực tế cụ thể về mọi mặt, sẽ giúp du lịch nắm
bắt nhu cầu và mong muốn của đa số . Từ đó có những chính sách cụ thể, hợp lý để
thích ứng với tình hình hiện tại, bảo đảm an toàn sức khoẻ và thu hút sự quan tâm của
du khách.

21
Tài liệu tham khảo:
 Giáo trình thống kê trong kinh tế và kinh doanh
 Tuyên Giáo – Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương; “Du lịch Việt Nam: Tiếp
tục "sứ mệnh" trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”( https://tuyengiao.vn/van-hoa-
xa-hoi/van-hoa/du-lich-viet-nam-tiep-tuc-su-menh-tro-thanh-nganh-kinh-te-
mui-nhon-138089)
 Trang web Bách khoa toàn thư Wikipedia
 “Phần lớn người Việt Nam lựa chọn du lịch nội địa trong năm 2022 – theo
nghiên cứu của Visa”
(https://www.visa.com.vn/vi_VN/about-visa/newsroom/press-releases/nr-vn-
220111.html?
fbclid=IwAR3V6GzvA_GEcfWDlqqfVtA_Rxzfl5PCl0oN6QrDgSELdE-
a6H1Nkdc7Tzo)
 Tờ báo online Tuổi Trẻ online; “Đường sắt ngày càng thất thế, vì sao?”
(https://tuoitre.vn/duong-sat-ngay-cang-that-the-vi-sao-
20201124081801242.htm)

22
PHỤ LỤC
Khảo sát xu hướng du lịch sau dịch covid19

Link khảo sát (https://forms.gle/z2o1P6iPZ7eMG9tFA)

*Phần câu hỏi:

Câu 1: Giới tính

a)Nam
b) Nữ

Câu 2: Bạn bao nhiêu tuổi?

a)Dưới 18 tuổi
b)18-30 tuổi
c)Trên 30 tuổi

Câu 3: Nghề nghiệp của bạn

a)Học sinh, sinh viên


b)Lao động chân tay
c)Lao động trí óc

Câu 4: Sau dịch covid19, bạn có mong muốn đi du lịch ở đâu

a)Nội địa
b)Quốc tế

Câu 5: Phương tiện đi du lịch sau covid19

a)Máy bay
b)Ga tàu
c)Phương tiện cá nhân
d)Xe khách
e)Mục khác

Câu 6: Kinh phí mong muốn đi du lịch sau covid19

a)Dưới 3 triệu đồng


b)Từ 3 triệu đến dưới 6 triệu đồng
c)Từ 6 triệu đồng trở lên

Câu 7: Bạn mong muốn đi du lịch trong khoảng bao lâu

a)Dưới 3 ngày
b)Từ 3 ngày đến dưới 6 ngày
c)Từ 6 ngày trở lên

23
Câu 8: Loại hình du lịch mong muốn sau covid19

a)Ẩm thực
b)Nghỉ dưỡng
c)Thể thao khám phá
d)Tham quan Văn hpas, di tích lịch sử
e)Mục khác

Câu 9: Bạn mong muốn đi du lịch với ai sau covid19

a)Một mình
b)Người yêu
c)Gia đình
d)Bạn bè
e)Mục khác

Câu 10: Khảo sát tần suất đi du lịch của bạn


(Không: chưa đi du lịch bao giờ; Ít: 2-3 năm 1 lần; Trung bình:1 năm 1 lần; Khá: 1
năm 2-3 lần; Thường xuyên: 1 năm 4 lần trở lên)

Thường
Không Ít Trung bình Khá
Xuyên

Trước dịch
covid

Sau dịch
covid

Câu 11: Mức độ quan tâm của bạn đối với các dịch vụ trong chuyến du lịch sau
covid19

Không quan Bình Rất quan


Ít quan tâm Quan tâm
tâm thường tâm

Chổ ở

Ăn uống

Mua sắm

Giải trí

24
An toàn

25

You might also like