Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

I.

Lịch sử hình thành mối quan hệ giữa Mỹ và các nước ASEAN

Tổng quan ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN được thành lập vào ngày 8 tháng
8 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan, với sự ký kết Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok)
bởi các Tổ phụ sáng lập ASEAN, đó là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thái Lan. Là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á với phương châm " một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng".

Brunei Darussalam sau đó gia nhập vào ngày 7 tháng 1 năm 1984, Việt Nam vào
ngày 28 tháng 7 năm 1995, CHDCND Lào và Myanmar vào ngày 23 tháng 7 năm 1997,
và Campuchia vào ngày 30 tháng 4 năm 1999, tạo thành mười nước thành viên ngày nay
của ASEAN cùng với Đông Timor hiện đang là quan sát viên.

Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng của cả ba trụ cột của
ASEAN. Dưới tầm nhìn của họ là các Cơ quan Bộ trưởng Ngành ASEAN có liên quan.

+ Hội đồng APSC

+ Hội đồng AEC

+ Hội đồng ASCC

Bối cảnh quốc tế và khu vực trước khi Mỹ trở thành đối tác đối thoại với ASEAN:

ASEAN ra đời ngày 8/8/1967 trong bối cảnh quốc tế chiến tranh lạnh căng thẳng,
hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng
đầu đang chạy đua vũ trang tranh giành ảnh hưởng; khu vực Đông Nam Á cũng trở thành
vũ đài đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị thế giới, trong đó Việt Nam bị biến thành tiền
đồn của cả hai phe. Chiến tranh Việt Nam leo thang đến cực điểm, trở thành cuộc chiến
tranh cục bộ, chiến tranh nóng qui mô lớn nhất kể từ sau Đại chiến thứ II. Ngay từ những
ngày đầu được thành lập, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã có khuynh hướng chống
cộng rõ rệt, và điều này phù hợp với kế hoạch của Mỹ đối với khu vực. Thập kỷ tồn tại
đầu tiên của ASEAN diễn ra trong các hành động chung với Mỹ trong khu vực. Sau khi
chiến tranh Đông Dương kết thúc, các bên hợp tác giải quyết vấn đề người tị nạn Đông
Dương, sau năm 1979 - giải quyết vấn đề Campuchia bằng cách gây áp lực buộc Việt
Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Đồng thời, Mỹ và ASEAN khi đó đã không ngần
ngại ủng hộ Khmer Đỏ, những kẻ thực hiện hành động tàn bạo đẫm máu chống chính dân
tộc mình. Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Việt Nam Trần Hiệp, hành vi này của Mỹ
trong vấn đề Campuchia được lý giải là do họ "chống cộng, chống Việt Nam và chống
Liên Xô."

Ngay từ năm 1963, nhà khoa học chính trị Mỹ R. Fayfil đã từng viết: "Các quốc
gia không cộng sản trong khu vực nên lập ra một hiệp ước an ninh tập thể. Xét đến tình
cảm dân tộc của các nước tham gia, thỏa thuận này có thể được gọi là Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á"

Tuy nhiên, đường lối chống Việt Nam của Washington đã chấm dứt vào giữa
những năm 1990, khi quan hệ hai nước được bình thường hóa. Rõ ràng, việc Việt Nam
gia nhập ASEAN năm 1995 không phải là không có sự đồng ý ngầm của Washington.

II. Mối quan hệ giữa Mỹ - ASEAN


1. Các thành tựu nổi bật trong mối quan hệ Mỹ - ASEAN

Mặc dù quan hệ Mỹ - ASEAN được thiết lập từ năm 1977 nhưng quan hệ này chỉ trở
nên sống động từ những năm của thập kỷ 1990 và thực sự "cất cánh" trong những năm
gần đây, từ năm 2010, khi Mỹ là quốc gia ngoài khối ASEAN đầu tiên lập phái đoàn đại
diện thường trực ở Jakarta, Indonesia.

Theo PGS.TS Vũ Minh Khương

 Về Kinh tế:

ASEAN là điểm đến đầu tư hàng đầu của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ tại khu vực này (tổng số cộng dồn đạt 329 tỷ
đô la) còn lớn hơn so với toàn bộ số vốn FDI của Mỹ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Ấn Độ cộng lại.
ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 đối với hàng hóa của Mỹ. Xuất khẩu của
Mỹ sang ASEAN đã tạo ra khoảng 500.000 việc làm. Mỹ cũng là đối tác thương mại lớn
thứ 4 của ASEAN.

Thoả thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) (2007): Hiệp định này được đánh
giá là cột mốc mới trong hợp tác song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Theo Hiệp định
TIFA hai bên sẽ thành lập một Hội đồng hợp tác song phương mà đứng đầu hai bên đã
được nâng lên lãnh đạo cấp Bộ trưởng để có những thẩm quyền và trách nhiệm lớn hơn
trong việc bàn những định hướng và chính sách lớn, những sáng kiến hợp tác mới thúc
đẩy quan hệ song phương cũng như các biện pháp giải quyết vướng mắc trong quan hệ
hợp tác kinh tế thương mại hai bên bao gồm cả những khó khăn, kiến nghị hiện nay của
doanh nghiệp hai nước.

Sáng kiến hợp tác kinh tế mở rộng (E3): tập trung thúc đẩy hỗ trợ thương mại, phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, sáng tạo và kinh tế số.

Chương trình Quan hệ Đối tác ASEAN-Mỹ về Quản trị tốt, Phát triển công bằng và
bền vững và an ninh (PROGRESS): Nhằm hỗ trợ hợp tác nội khối ASEAN và hợp tác
ASEAN - Mỹ trong các lĩnh vực quản trị tốt, đối thoại và hợp tác công - tư, thúc đẩy
quyền con người.

 Về an ninh – chính trị:

Nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng thêm hơn 2/3 đến năm
2040. Hỗ trợ của Mỹ là cực kỳ quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu của các thị trường
đang phát triển cũng như những tiến bộ về kỹ thuật. Kế hoạch Công tác về Hợp tác Năng
lượng Mỹ-ASEAN hỗ trợ cho các tham vọng và mục tiêu về năng lượng khu vực của
ASEAN, bao gồm việc phát triển các thị trường điện và khí thiên nhiên trong khu vực,
triển khai các công nghệ năng lượng sạch và tiên tiến, cũng như khuyến khích tiết kiệm
năng lượng. Trong khuôn khổ Chương trình Năng lượng Sạch Châu Á, Mỹ đã tìm cách
huy động được 750 triệu đô la đầu tư cho năng lượng sạch trong giai đoạn 5 năm, trong
đó bao gồm đào tạo cho các chính phủ ASEAN được lựa chọn để có thể tổ chức các buổi
đấu giá ngược cho các gói thầu năng lượng tái tạo, một công cụ sử dụng cạnh tranh để hạ
giá thành và khuyến khích năng lực phát triển năng lượng tái tạo.

Sáng kiến kết nối ASEAN-Mỹ (ASEAN-US Connect): Chú trọng vào 4 trụ cột là Doanh
nghiệp, Năng lượng, Sáng tạo và Chính sách, cũng đã đem lại nhiều kết quả đáng khích
lệ.

Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI): Là một chương trình đối tác đa quốc gia do Mỹ
khởi xướng năm 2009 nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác tại tiểu vùng sông Mê Kông này.
Chương trình hợp tác bao gồm 6 nội dung chính: Nông nghiệp và An ninh Lương thực,
Kết nối, Giáo dục, An ninh Năng lượng, Môi trường và Nước, và Y tế, Giới và các vấn
đề khác và vấn đề bao trùm. LMI được xây dựng thành một diễn đàn để các đối tác tham
gia LMI có thể cùng nhau đưa ra các giải pháp chung cho các thách thức phát triển xuyên
biên giới bức thiết nhất.

Chương trình Quan hệ Đối tác ASEAN-Mỹ về Quản trị tốt, Phát triển công bằng và
bền vững và an ninh (PROGRESS): Nhằm hỗ trợ hợp tác nội khối ASEAN và hợp tác
ASEAN - Mỹ trong các lĩnh vực quản trị tốt, đối thoại và hợp tác công - tư, thúc đẩy
quyền con người.

 Về văn hóa – xã hội:

Sinh viên ASEAN đóng góp hơn 2 tỷ đô la mỗi năm cho kinh tế Mỹ.

Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) của Mỹ đã đào tạo cho gần 5.000
nhà lãnh đạo mới nổi kể từ năm 2003. Đã có hơn 142.000 thanh niên tuổi từ 18-35 đã trở
thành các thành viên trực tuyến của YSEALI.

Cuộc thi giành các khoản tài trợ nhỏ Hạt giống Tương lai YSEALI kể từ năm 2015
đến nay đã dành hơn 1,6 triệu đô la tài trợ cấp vốn ban đầu cho các dự án cải thiện cộng
đồng.

Gần 60.000 sinh viên của các nước ASEAN học tập tại Mỹ mỗi năm.
Kể từ năm 2017 đến nay, Chương trình Nghiên cứu Fulbright-ASEAN dành cho các
học giả của Mỹ đã trao 14 suất học bổng để tiến hành các hoạt động hợp tác nghiên cứu
giữa Mỹ và ASEAN.

45 năm qua, Mỹ luôn xem ASEAN như một ưu tiên lớn trong các vấn đề quan trọng
của thế giới. Tháng 10 năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ theo hình thức
trực tuyến, Mỹ đã công bố khoản đầu tư 102 triệu USD cho các sáng kiến mới sau đại
dịch Covid; nhằm mở rộng sự tham gia của nước này tại Đông Nam Á về các vấn đề an
ninh y tế, chống biến đổi khí hậu và kích thích tăng trưởng kinh tế trên diện rộng

Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI): Là chương trình nổi bật của chính phủ
Mỹ nhằm tăng cường phát triển năng lực lãnh đạo và kết nối trong khu vực Đông Nam Á.
Thông qua một loạt các chương trình, bao gồm trao đổi giáo dục và văn hóa Mỹ, giao lưu
ở cập độ khu vực, và các quỹ tài trợ, YSEALI hướng tới xây dựng năng lực lãnh đạo của
thanh niên trong khu vực, tăng cường quan hệ giữa Mỹ và Đông Nam Á, và bồi dưỡng
một cộng đồng ASEAN. YSEALI tập trung vào các chủ đề quan trọng mà thanh niên
trong khu vực quan tâm như: Tinh thần tích cực của công dân, môi trường và quản lý tài
nguyên thiên nhiên, khởi nghiệp và phát triển kinh tế.

2. Mỹ - ASEAN bắt đầu một kỉ nguyên mới

Chiều 13/5/2022, tại Washington D.C., Mỹ đã diễn ra Hội nghị Cấp cao đặc biệt
ASEAN-Mỹ. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu Tuyên bố tầm nhìn
chung Hội nghị.

Tại đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: “Nếu các bạn nhìn ra toàn thế giới,
nhìn vào tất cả những thách thức mà chúng ta đang đối mặt, có thể thấy quan hệ đối tác
ASEAN - Mỹ là rất quan trọng để nắm bắt thời khắc chúng ta có thể thấy mình trong lịch
sử. Chúng ta đang khởi động một kỷ nguyên mới - một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ
- ASEAN”. Thể hiện sự đánh giá cao của ASEAN đối với việc chính quyền Tổng thống
Biden tăng cường can dự và cam kết với ASEAN cũng như kỷ niệm 45 năm quan hệ giữa
hai bên. Tổng thống Biden khẳng định: “Một phần lớn của lịch sử thế giới trong 50 năm
tới sẽ được định hình ở các nước ASEAN và quan hệ (giữa Mỹ) với ASEAN chính là
tương lai trong những năm tới và những thập niên tới”.

Sau 45 năm quan hệ Đối tác Đối thoại Mỹ - ASEAN, trong năm 2022, hai bên quyết
định đi đến cam kết thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Mỹ - ASEAN (CSP)
vào tháng 11 tới.

ASEAN đã xác định bốn lĩnh vực ưu tiên - hợp tác hàng hải, kết nối, các mục tiêu
phát triển bền vững của LHQ và hợp tác kinh tế. Đây là một động thái quan trọng của
ASEAN nhằm vận hành AOIP để tất cả các ưu tiên này có thể bổ sung cho nhau theo các
cơ chế khác nhau do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị cấp cao
Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN. Những phương thức khác cũng có thể được tài trợ
trong các kế hoạch hành động và tuyên bố khác nhau của ASEAN.

 An ninh – chính trị:

Hợp tác hàng hải: Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực biển thông qua các cơ chế do
ASEAN dẫn dắt. Dự định thiết lập các mối quan hệ mới cũng như thúc đẩy hợp tác và
điểu phối giữa các cơ quan hữu quan của hai bên. Duy trì hòa bình, an ninh và ổn định
trong khu vực, bảo đảm an toàn và an ninh hàng hải cũng như tự do hàng hải.

+ Chú trọng vào 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ:
 Về kinh tế:

+ Tăng cường kết nối và quan hệ kinh tế: Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ hơn, công bằng hơn, bao trùm hơn và phát triển bền vững, bao gồm thông qua
triển khai Thỏa thuận Khung ASEAN-Mỹ về Thương mại và Đầu tư, và Chương trình
làm việc về các Sáng kiến Hợp tác Kinh tế Mở rộng, và thông qua sự tham gia kinh tế
quan trọng của Mỹ trong khu vực. Cam kết nỗ lực đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng của
khu vực. Hợp tác thúc đẩy thương mại và đầu tư, và tạo điều kiện nâng cao tự cường các
chuỗi cung ứng toàn cầu và kết nối khu vực không bị gián đoạn. Hợp tác kết nối giao
thông, bao gồm đường bộ, hàng không, hàng hải và trong các chương trình tạo thuận lợi
cho giao thông nhằm đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và hỗ trợ các công nghệ
mới nổi, trong đó có xe điện. Đầu tư cho thịnh vượng và phát triển của ASEAN và Mỹ.
Cải thiện năng lực an ninh mạng, nâng cao trình độ và bao trùm số; và tăng cường các
khuôn khổ và chính sách để thúc đẩy năng suất, đổi mới sáng tạo, thông tin truyền thông,
sử dụng Internet an toàn và công bằng, và thịnh vượng kinh tế, đồng thời trao đổi quan
điểm và kinh nghiệm về các mối đe dọa trên mạng và về khung quy định và tiêu chuẩn kỹ
thuật nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh các công nghệ mới nổi và các rủi ro
liên quan.
3. Những cơ hội và thách thức trong mối quan hệ Mỹ - ASEAN

3.1. Cơ hội

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ đã thành công lớn khi ra Tuyên bố Tầm nhìn
chung ASEAN-Mỹ, trong đó các nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ thống nhất cao một số
định hướng lớn:

+ Hai bên khẳng định cam kết thiết lập quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện
ASEAN-Mỹ có ý nghĩa thực chất, hiệu quả và cùng có lợi, mở ra một kỷ nguyên mới
trong hợp tác giữa ASEAN và Mỹ.

+ Trong đó Tổng thống Mỹ công bố gói các sáng kiến trị giá hơn 150 triệu USD để
từ đó thu hút khu vực tư nhân đầu tư hàng tỉ USD vào các dự án hợp tác trong các lĩnh
vực như trao đổi thương mại - đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực y tế,
hợp tác biển, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng,
ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

+ Ngoài ra ASEAN cũng mong muốn, bên cạnh kinh tế, thương mại, hai bên sẽ mở
rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số,
chuyển đổi năng lượng bền vững…cùng tiếp tục đóng góp hiệu quả vào hợp tác khu vực,
góp phần gìn giữ hoà bình, an ninh và thịnh vượng chung trong khu vực, phù hợp với luật
pháp quốc tế.

3.2. Thách thức

 Tình hình chung của thế giới

Tại Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Mỹ và ASEAN, mọi sự chú ý đổ dồn vào kết
quả của các cuộc trao đổi về Ukraine. Tường thuật nào liên quan đến cuộc xung đột hiện
tại được đưa ra trong tuyên bố tầm nhìn chung sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

Điều quan trọng nhất, ASEAN phải duy trì các kênh đối thoại cởi mở giữa các nước,
kể cả ở cấp cao nhất. Khi tình hình xung đột kéo dài, ASEAN sẽ cam kết cung cấp hỗ trợ
nhân đạo với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. Trong những tuần qua, một số thành viên
ASEAN bao gồm cả Thái Lan đã làm như vậy.

ASEAN khá lo lắng rằng cuộc xung đột sẽ có tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh
tế hậu COVID-19 và tiếp tục phá vỡ sự kết nối của khu vực. Với bối cảnh khủng hoảng
Myanmar vẫn còn hiện hữu, ASEAN đang tích cực thực hiện đồng thuận 5 điểm để đảm
bảo rằng sẽ không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài có thể làm trầm trọng thêm
cuộc khủng hoảng này và biến nó thành một cuộc xung đột ủy nhiệm cho các siêu cường.

Trong một tuyên bố báo chí hôm 16/4, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng,
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Mỹ và ASEAN sẽ thể hiện cam kết lâu dài của Mỹ
đối với khu vực Đông Nam Á. Bà nhấn mạnh, Mỹ công nhận vai trò trung tâm của khối
trong việc đưa ra các giải pháp bền vững cho những thách thức cấp bách nhất của khu
vực.

Tuyên bố cũng cho biết thêm, chính quyền Tổng thống Joe Biden đặt việc để các
thành viên ASEAN đóng vai trò là những đối tác mạnh và đáng tin cậy ở Đông Nam Á
làm ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh xung đột ở Ukraine, ASEAN còn chú ý đến các vấn đề quốc tế gây tranh cãi
khác liên quan đến tương lai của nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia),
liên minh an ninh AUKUS (gồm Mỹ, Anh và Australia), Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cuộc khủng hoảng khí hậu, khả năng phục hồi của
chuỗi sản xuất…

Gần hơn nữa là vấn đề Biển Đông, cuộc khủng hoảng Myanmar, tình hình Bán đảo
Triều Tiên và sự trỗi dậy của Trung Quốc. ASEAN muốn đảm bảo các khuôn khổ hoặc
chiến lược do Mỹ hậu thuẫn phù hợp với các định hướng của khu vực. Tầm nhìn ASEAN
về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) bao gồm sự can dự với các đối tác đối thoại
nhằm thúc đẩy an ninh, ổn định và hòa bình cho Đông Nam Á và Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương.

 Về phía Mỹ
Họ bị chậm chân ở Đông Nam Á, lại không là thành viên của CPTPP. Có thể nói, cấu
trúc kinh tế của Mỹ ở khu vực chưa đủ mạnh; không có gì ràng buộc cụ thể ngoài rất
nhiều cam kết lý thuyết.

Những chính sách chưa thực sự phù hợp qua nhiều đời Tổng thống Mỹ chưa được
sửa đổi kịp thời, Mỹ cần phải có một chính sách để làm cho các đối tác của A SEAN tin
tưởng hơn vào những cam kết của Mỹ.

 Về phía ASEAN

Chính sách của một số nước ASEAN sau các cuộc bầu cử sắp tới, nhất là tại
Philippines, Indonesia, Singapore và Campuchia, vẫn còn nhiều ẩn số. Sự phục hồi của
ASEAN sau đại dịch chưa đồng đều và chưa bền vững, trong khi nhiều thách thức an
ninh tại Myanmar, Biển Đông và tiểu vùng Mekong có xu hướng gia tăng. Các thành
viên ASEAN vẫn theo đuổi những lợi ích khác nhau trong quan hệ với các nước lớn, duy
trì quan điểm khác nhau trong một số vấn đề khu vực và quốc tế.

Nhìn ra bên ngoài, quan hệ ASEAN - Mỹ sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của cạnh tranh
chiến lược giữa các cường quốc, khi áp lực chọn bên lên các nước ASEAN ngày càng
tăng.

Từ góc độ này, chính sách của Trung Quốc sau Đại hội 20 và hệ quả của khủng hoảng
Ukraine sẽ là những nhân tố góp phần định hình cục diện khu vực và tác động tới quan
hệ ASEAN-Mỹ.

Hội nghị Cấp cao đặc biệt tại Washington D.C. báo hiệu sự khởi sắc trong quan hệ
ASEAN-Mỹ. Nhưng con đường phía trước vẫn còn gập ghềnh và đòi hỏi nỗ lực lớn từ
cả hai phía.

4. Một số ví dụ về mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với các nước trong
ASEAN

Lễ kỉ niệm trực tuyến 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ

( 28/7/2020) với sự tham dự của gần 200 khách mời.


Đại sứ Hà Kim Ngọc khẳng định sự kiện Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại
giao năm 1995 là một quyết định đúng đắn, mở ra một chương mới trong quan hệ hai
nước, cũng như quá trình hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới. Hai nước đã
hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lòng tin và xác lập quan hệ Đối tác toàn diện
trên cơ sở lợi ích chung, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính
trị của nhau.

Quan hệ đối tác Việt Nam – Mỹ đã phát triển mạnh mẽ và sâu sắc trên tất cả các lĩnh
vực, trong đó có hỗ trợ lẫn nhau ứng phó dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế. Hai nước
mở rộng hợp tác sang xử lý các vấn đề khu vực và toàn cầu, trong đó có Biển Đông, Mê
Công và Bán đảo Triều Tiên cũng như các vấn đề quan tâm chung tại Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc
tế. Hai nước cũng phối hợp thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Mỹ và vai
trò trung tâm của ASEAN tại khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương.

Cuộc đối thoại chiến lược lần thứ nhất tại thủ đô Washington, D.C (4/8/2021)

Với sự tham dự của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Indonesia
Retno Marsudi.

Hai bên cũng đã cam kết hợp tác với nhau để phòng chống đại dịch COVID-19 và đối
phó với khủng hoảng khí hậu cũng như thúc đẩy các quan hệ kinh tế và thương mại song
phương. Tính đến nay, Washington đã tài trợ cho Jakarta 8 triệu liều vaccine COVID-
19. Hai nước cũng đang hợp tác về nguồn oxy và phương pháp điều trị. Bà Marsudi
nhấn mạnh rằng, các nỗ lực hợp tác lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực giảm
khoảng cách tiếp cận toàn cầu đối với vaccine và thuốc điều trị COVID-19, cũng như dự
phòng khả năng các đại dịch trong tương lai.

5. Nhìn lại một số cột mốc quan trọng của Mỹ trong quan hệ hợp tác với
ASEAN

Nhìn lại chặn đường 45 năm thiết lập quan hệ ASEAN – Mỹ đã để lại nhiều dấu ấn
quan trọng:
 Năm 1977, Mỹ và ASEAN bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức.

Đây được xem là một sự thiết lập muộn màn, khi mà ASEAN đã được thành lập cách
đó tròn 10 năm (8/8/1967). Khi đó ASEAN mới chỉ có 5 thành viên, đều là những nước
sáng lập ban đầu: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Malaysia. Kể từ sự
khởi đầu dù có phần muộn màng đó, mối quan hệ giữa ASEAN và Mỹ đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển trong mối quan hệ giữa 2 bên ngày càng toàn
diện và sâu rộng hơn sau khi ASEAN đã hội tụ được đủ 10 thành viên như ngày nay, với
việc Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào (1997), Campuchia (1997) và Myanmar
(1999) lần lượt gia nhập.

Từ năm 2009, hai bên đã lập thêm cơ chế họp Ủy ban Hợp tác chung (cấp Tổng Vụ
trưởng). Hàng năm Ngoại trưởng Mỹ tham dự các cuộc họp PMC/ARF. Các Nhà Lãnh
đạo ASEAN và Mỹ đã họp Cấp cao đầu tiên tại Singapore vào ngày 15/11/2009.

 Năm 2015, ASEAN – Mỹ chính thức nâng mối quan hệ lên tầm Đối tác Chiến
lược.

Chính quyền mới của Tổng thống Obama có một số động thái, quan tâm hơn đến
ASEAN và khu vực Đông Á; Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thăm 4 nước châu Á,
trong đó có Indonesia và Ban thư ký ASEAN; tham gia Hiệp ước TAC và họp Bộ trưởng
Ngoại giao Mỹ-4 nước Mê công (CLTV) lần đầu tiên nhân dịp họp PMC/ARF-16 tháng
7/2009 tại Thái Lan. Mỹ cũng cam kết lập Phái đoàn Thường trực của Mỹ tại ASEAN
cũng như xem xét khả năng họp Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Mỹ và duy trì tập quán gặp
gỡ giữa Tổng thống Mỹ và Lãnh đạo 7 nước Đông Nam Á là thành viên APEC bên lề
Cấp cao APEC hàng năm.

Điều đó có nghĩa quan hệ với ASEAN lúc này trở thành một trong những mối quan
hệ quan trọng nhất đối với Mỹ trên trường quốc tế. Mỹ cũng chủ động đề xuất Sáng kiến
vì sự Năng động ASEAN (EAI) về kinh tế - thương mại và Kế hoạch Hợp tác ASEAN
(ACP) về hợp tác phát triển. Hai bên cũng đang xây dựng Chương trình Hỗ trợ và Đào
tạo Kỹ thuật ASEAN-Mỹ giai đoạn 2 (TATF) trị giá 20 triệu USD để hỗ trợ ASEAN
xây dựng cộng đồng vào năm 2015; triển khai các hoạt động hợp tác trong Chương trình
Viễn cảnh Phát triển ASEAN (ADVANCE) trị giá 150 triệu USD nhằm hỗ trợ các
chương trình khu vực và song phương của ASEAN cũng như hỗ trợ nỗ lực liên kết kinh
tế và xây dựng cộng đồng của ASEAN. Hai bên đang tiếp tục đàm phán hoàn tất Hiệp
định Hợp tác Khoa học và Công nghệ ASEAN-Mỹ.

Kể từ đó, quan hệ ASEAN - Mỹ tiếp tục không ngừng phát triển mạnh mẽ cho đến
ngày nay. Hai bên đã ký kết thêm nhiều hiệp ước hoặc tổ chức các diễn đàn về mọi mặt
từ kinh tế, an ninh, y tế cho đến công nghệ; như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông
Nam Á (2009) hay Đối thoại Chính sách mạng ASEAN - Mỹ (2019).

 Năm 2022: ASEAN – Mỹ ủng hộ thiết lập đối tác Chiến lược Toàn diện

Tổng cộng ông Obama đã 6 lần gặp các nhà lãnh đạo ASEAN, 7 lần thăm riêng rẽ
các nước khu vực. Thậm chí đến năm cuối nhiệm kỳ hai, tháng 2-2016, ông vẫn tổ chức
và làm chủ nhà thượng đỉnh Mỹ - ASEAN Sunnylands tại California.

Ông còn ủng hộ các đối sách ngoại giao nền tảng của ASEAN qua ba lần tham gia
Thượng đỉnh Đông Á mà vào thời điểm đó đã trở thành diễn đàn chính trị và an ninh tối
thượng của châu Á - Thái Bình Dương. Một năm trước khi rời Nhà Trắng, ông Obama
và các lãnh đạo ASEAN chính thức nâng quan hệ lên cấp chiến lược vào tháng 11-2015.
Để rồi sau 8 năm quan hệ “đồng minh và đối tác” sôi nổi, mấy năm qua tình hình như
một quả bóng xẹp hơi. Người kế vị ông Obama cũng dự các thượng đỉnh liên quan đến
ASEAN năm 2017, nhưng rồi sau đó xổ toẹt, cũng là nhất quán trong tầm nhìn “nước
Mỹ trên hết” của ông.

Suốt 4 năm thời Trump, quan hệ Mỹ - ASEAN gần như bị bỏ mặc. Vì biết thế mà
tháng 8-2021, ông Biden đã cử bà Kamala Harris sang thăm dò một vài nước ASEAN -
nhất định bà đã đo được độ nông sâu của các mối quan hệ sau bốn năm “hoang hóa”.
Nhưng xem ra với tình hình thế giới hiện giờ, quan hệ song phương vẫn còn quá nhiều
việc dở dang một cách đáng tiếc. Ông Biden nhấn mạnh tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt:
"Một phần lớn lịch sử thế giới của chúng ta trong vòng 50 năm tới sẽ được viết ra tại các
quốc gia ASEAN, và mối quan hệ giữa chúng tôi với các bạn chính là tương lai trong
những năm tới và nhiều thập kỷ tới".

III. Kết luận:

Trong hơn 42 năm qua, Mỹ và ASEAN đã hợp tác cùng nhau nhằm tăng cường
hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Quan hệ giữa Mỹ và ASEAN đã bắt đầu từ năm 1977
và đã được nâng cấp lên đối tác chiến lược vào năm 2015. Nền kinh tế năng động trong
ASEAN với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5% và đạt mức gần 3.000 tỷ đô la, dân số
trẻ và đam mê công nghệ, mười quốc gia ASEAN hiện là một trong những khu vực năng
động nhất của thế giới. Chính vì điều đó mà khu vực này là một thị trường quan trọng đối
với xuất khẩu và đầu tư của Mỹ.

Từ năm 2005 đến năm 2010, mối quan hệ hai bên nhìn chung ổn định. Năm 2005,
hai bên thiết lập quan hệ đối tác tăng cường. Tháng 7-2009, Mỹ tham gia Hiệp ước Thân
thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC); đề xuất và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao Mỹ và bốn nước hạ nguồn sông Mê Công (CLTV) lần đầu. Mỹ là một trong những
nước đối thoại đầu tiên chính thức lập phái đoàn Mỹ tại ASEAN, cử Đại sứ Mỹ thường
trú bên cạnh ASEAN năm 2010. Quan hệ Mỹ - ASEAN được thúc đẩy qua nhiều cơ chế,
trong đó khuôn khổ Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN được thể chế hóa bằng các cuộc họp
hằng năm, kể từ năm 2013.

Mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN có các thành tựu nổi bật ở các lĩnh vực như kinh
tế, an ninh năng lượng, giáo dục, Hiệp định thỏa thuận Khung về Thương mại và Đầu tư
(TIFA) vào năm 2007, Sáng kiến hợp tác kinh tế mở rộng (E3), Sáng kiến kết nối
ASEAN-Mỹ (ASEAN-US Connect), chương trình đối tác đa quốc gia Sáng kiến Hạ
nguồn Mekong (LMI) do Mỹ khởi xướng vào năm 2009, chương trình Sáng kiến Lãnh
đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI) và chương trình Chương trình Quan hệ Đối tác ASEAN-
Mỹ về Quản trị tốt, Phát triển công bằng và bền vững và an ninh (PROGRESS).

Giờ đây, Mỹ và ASEAN đã bắt đầu 1 kỷ nguyên mới. Trong buổi tiệc tại Nhà
Trắng do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì tiếp các nhà lãnh đạo ASEAN vào ngày 12.5
(theo giờ địa phương), các nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ nhất trí ủng hộ thiết lập Đối tác
Chiến lược Toàn diện. Phát biểu tại sự kiện, Tổng thống Biden khẳng định coi trọng và
mong muốn nâng tầm quan hệ ASEAN - Mỹ và cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của
ASEAN và Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP). Tổng
thống Mỹ công bố gói các sáng kiến trị giá hơn 150 triệu USD để từ đó thu hút khu vực
tư nhân đầu tư hàng tỉ USD vào các dự án hợp tác trong các lĩnh vực như trao đổi thương
mại - đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực y tế…

Các nhà lãnh đạo ASEAN thống nhất rằng quan hệ ASEAN - Mỹ phát triển năng
động, mạnh mẽ trong 45 năm, cùng vượt qua không ít thử thách và đạt được nhiều thành
quả quan trọng trong hợp tác trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị - an ninh, kinh tế -
thương mại, văn hóa - xã hội và hợp tác phát triển. Cả ASEAN và Mỹ đều khẳng định coi
trọng vai trò của nhau cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác ASEAN - Mỹ
với hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao và trông đợi Mỹ tiếp tục hợp tác tích
cực, xây dựng cùng ASEAN thúc đẩy đối thoại, hợp tác, chung tay xử lý hiệu quả các
thách thức tại khu vực. ASEAN cũng mong muốn, bên cạnh kinh tế, thương mại, hai bên
sẽ mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển
đổi số, chuyển đổi năng lượng bền vững, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền
thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu… ASEAN đã xác định bốn lĩnh vực ưu tiên - hợp
tác hàng hải, kết nối, các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ và hợp tác kinh tế. Các
nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ nhất trí ủng hộ thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện và
bày tỏ trông đợi mối quan hệ này phát triển thực chất, hiệu quả và cùng có lợi.

*Những triển vọng:

Một trong những điểm nhấn trong Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao đặc biệt
ASEAN - Mỹ vừa diễn ra tại Thủ đô Washington D.C của Mỹ, đó là hai bên đã cho thấy
ý chí chung trong việc chia sẻ các nguyên tắc cơ bản phù hợp về thúc đẩy một cấu trúc
khu vực mở, bao trùm và dựa trên luật lệ, trong đó, ASEAN giữ vai trò trung tâm, cùng
với các đối tác chia sẻ các mục tiêu này.

ASEAN và Mỹ khẳng định cam kết chung về tăng cường và xây dựng quan hệ đối
thoại ASEAN - Mỹ toàn diện hơn nữa, điều vốn từ lâu đóng vai trò thiết yếu đối với cả
ASEAN và Mỹ, cũng như với khu vực và cộng đồng quốc tế. Cam kết này sẽ thúc đẩy và
duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực; đảm bảo mối quan hệ
ASEAN - Mỹ có khả năng ứng phó với các thách thức mới; hợp tác phù hợp tại các diễn
đàn quốc tế và khu vực mà ASEAN và Mỹ cùng là thành viên.

ASEAN và Mỹ cũng tái khẳng định cam kết chung đối với duy trì và thúc đẩy hòa
bình, an ninh và ổn định trong khu vực, cũng như đối với việc giải quyết hòa bình các
tranh chấp, bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Năm 2022 kỷ niệm 45 năm quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN - Mỹ, hai bên cam
kết thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện có ý nghĩa thực chất, hiệu quả và cùng
có lợi tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 10, dự kiến diễn ra vào tháng 11-2022.
Hai bên mong muốn sớm hoàn thành các thủ tục cần thiết. Tuyên bố Tầm nhìn chung
ASEAN - Mỹ đã đề cập tới quá trình triển khai chương trình nghị sự đầy tham vọng trong
các tháng và các năm tới với các nội dung quan trọng như: Cùng nhau ứng phó đại dịch
Covid-19, xây dựng an ninh y tế tốt hơn và phục hồi; tăng cường kết nối và quan hệ kinh
tế; thúc đẩy hợp tác biển; tăng cường giao lưu nhân dân; hỗ trợ phát triển tiểu vùng; tận
dụng công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Với những kết quả hợp tác tích cực cùng những tiềm năng rất lớn, Mỹ có thể sẽ
thông qua đề nghị nâng cấp quan hệ với ASEAN lên Đối tác chiến lược toàn diện.

*Những vấn đề đặt ra trong tương lai:

Mỹ vẫn tập trung và giữ cam kết với Đông Nam Á như chính quyền này vẫn
thường xuyên nhấn mạnh trong các văn bản chính sách. 
Về văn hóa – xã hội: Phục hồi sau COVID-19 và sức khỏe cộng đồng, biến đổi khí
hậu, số hóa. Mỹ và ASEAN cũng tái khẳng định mối quan tâm chung về cuộc khủng
hoảng Myanmar, tái khẳng định chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ khi nói
đến Ukraine.

Về an ninh – chính trị: Đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là việc các bên đã
tập trung vào an toàn hàng hải, ngăn chặn nạn đánh bắt cá trái phép, không khai báo và
không được quản lý (IUU), công nhận tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982). 

Đó còn là cam kết giảm thiểu rủi ro ở Biển Đông, tầm quan trọng của Tuyên bố
ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
(COC), cũng như cam kết trong hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả ở tiểu vùng
sông Mekong. 

Các nhà lãnh đạo cũng quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn
diện vào tháng 11-2022 nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - Mỹ.

You might also like