Legal Due Diligence

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA LUẬT

Họ tên nhóm sinh viên Phan Ngọc Ý Vân


Nguyễn Xuân Ánh Như
Nguyễn Thị Minh Châu
Nguyễn Thị Ngọc Hương
Nguyễn Nam Phong
Lê Thúy Hương
Phan Nguyễn Quốc Khánh

Lớp/ môn học 18HE0106/ Pháp Luật về Mua bán, Sáp


nhập công ty

Họ tên Giảng viên Nguyễn Chí Nguyên


Tên đề tài Legal Due Diligence

Ngày 30 Tháng 09 Năm 2021

1
Mục Lục
I. Những vấn đề chung về Due Diligence.................................................3
II. Định nghĩa Legal Due Diligence............................................................3
III. Luật điều chỉnh về Legal Due Diligence...............................................4
IV. Mục đích của Legal Due Diligence........................................................5
V. Các trường hợp Legal Due Diligence....................................................5
VI. Các bước thực hiện trong quá trình Legal Due Diligence...................6
VII. Vấn đề cần thẩm định trong Legal Due Diligence...............................6
VIII. Thời hạn của quá trình Legal Due Diligence.......................................9
IX. Một số lưu ý trong Legal Due Diligence...............................................9
X. Kết luận...................................................................................................9

2
I. Những vấn đề chung về Due Diligence.
Due Diligence (DD) là Bên mua (Bên đầu tư) có nghĩa vụ xem xét chi tiết và cẩn trọng về
vụ mua lại tiềm năng. Là một thuật ngữ dùng để chỉ cuộc rà soát đặc biệt thẩm định
chuyên sâu cung cấp những số liệu chính xác nhất về hoạt động, hiệu quả của doanh
nghiệp, để bên mua xác định giá trị của doanh nghiệp, nhận diện được những rủi ro hiển
diện hoặc tiềm ẩn. Để từ đó tránh rủi ro, tăng tỉ lệ thành công của thương vụ đầu tư hoặc
M&A.

Due diligence bao gồm nhiều hình thức khác nhau được tiến hành trong quá trình thẩm
định kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác cao nhất. Thông thường phổ
biến nhất có 3 khía cạnh chính cần xem xét khi thực hiện Due Diligence là:

 Thẩm định tài chính (Financial Due Diligence);


 Thẩm định về mặt thương mại (Commercial Due Diligence);
 Thẩm định về mặt pháp lý doanh nghiệp (Legal Due Diligence).

Vai trò là giúp hạn chế các rủi ro pháp lý có thể phát sinh nhằm giúp doanh nghiệp thực
hiện M&A một cách an toàn và tối ưu hóa giá trị đạt được từ giao dịch.

II. Định nghĩa Legal Due Diligence.


Legal Due Diligence (Thẩm định pháp lý) là một phần thẩm định vô cùng quan trọng.
Trong các giao dịch M&A, bên mua, bên dự định đầu tư (gọi chung là Nhà đầu tư) nhắm
vào một Công ty mục tiêu thường quan tâm đến tình trạng tài chính và tuân thủ pháp luật
của Công ty mục tiêu, để từ đó làm cơ sở tiên quyết cho quyết định mua hay không mua
doanh nghiệp, mua với điều kiện nào, và nếu mua thì mức giá bao nhiêu là phù hợp.

Thẩm định pháp lý nhằm tìm hiểu, rà soát những thông tin pháp lý và đánh giá những rủi
ro pháp lý của doanh nghiệp. Một cuộc điều tra thẩm định pháp lý sẽ đảm bảo cho việc
đầu tư hoặc mua bán là có lợi. Cuộc điều tra sẽ tiết lộ tất cả các sự kiện quan trọng và các
khoản nợ tiềm ẩn. Sau khi các dữ kiện được thu thập và phân tích, một quyết định sáng
suốt có thể được đưa ra để có nên thực hiện thương vụ hay không.

3
Thẩm định chi tiết pháp lý phải được thực hiện trước khi giao dịch M&A bắt đầu, bởi nếu
không rà soát, kiểm tra chi tiết chặt chẽ để dẫn đến vi phạm quy định về kiểm soát tập
trung kinh tế thì hậu quả pháp lý khá nghiêm trọng.

III. Luật điều chỉnh về Legal Due Diligence.


1. Luật Doanh Nghiệp 2020

Về hồ sơ thành lập và hoạt động;

Về Điều kiện kinh doanh – Giấy phép;

Về vốn và chủ sở hữu;

Về Nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức.

2. Bộ Luật Lao Động 2019

Các loại hợp đồng lao động: HĐ lao động không xác định thời gian, HĐ thử việc, Hợp
đồng đào tạo nghề, Hợp đồng học việc, Thoả thuận lao động khác dưới mọi hình thức;

Nội quy lao động;

Thoả ước lao động tập thể;

Các quy chế lao động nội bộ: Quy chế xử lý kỷ luật lao động, Quy chế thưởng – phụ cấp
– hỗ trợ, Quy chế về chế độ nghỉ ngơi, làm việc; Quy chế khác…

3. Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005

Về Hợp đồng giao dịch:

 Hợp đồng thuê/hợp tác sử dụng mặt bằng/cho mượn/chuyển nhượng mặt bằng/ hợp
đồng khác liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất trong hoạt
động của doanh nghiệp;
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
 Hợp đồng dưới hình thức cung cấp dịch vụ;
 Hợp đồng dưới hình thức mua bán hàng hoá;
 Các hợp đồng/giao dịch kinh tế khác.
4
Xem xét có áp dụng các điều ước quốc tế.

4. Luật Thuế 2019

Bộ Báo cáo tài chính các năm;

Tờ khai thuế giá trị gia tăng;

Biên lai, xác nhận, thông báo về việc hoàn tất nghĩa vụ nộp tiền thuế các năm.

5. Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2019

Quyền sở hữu trí tuệ, bên nhận chuyển nhượng có bị hạn chế gì về việc sử dụng quyền sở
hữu trí tuệ từ bên còn lại trong Hợp đồng.

IV. Mục đích của Legal Due Diligence.


Xác minh các tài liệu và thông tin, phân tích tính cách pháp lý của công ty và cơ quan
quản lý, phân tích toàn diện của tất cả các hoạt động với việc phát hành các nguy cơ
và các tùy chọn để giảm thiểu chúng;

Thẩm định pháp lý nhằm tìm hiểu, rà soát những thông tin pháp lý, chỉ ra các trở ngại về
pháp lý; cơ sở tiên quyết cho quyết định mua hay không mua doanh nghiệp, mua với điều
kiện nào, và nếu mua thì mức giá bao nhiêu là phù hợp;

Đánh giá những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc bán hoặc mua một doanh nghiệp hoặc
tài sản kinh doanh khác;

Xác định được các vấn đề, các khuyến nghị cho việc loại bỏ hoặc hạn chế tối đa của
chúng;

Cơ sở đàm phán và soạn thảo hợp đồng M&A.

V. Các trường hợp Legal Due Diligence.


Hai trường cần thẩm định pháp lý sau:

- Bán quyền sở hữu đối với hàng hóa và dịch vụ. Việc bán quyền sỡ hữu độc quyền
đối với hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại hiện nay. Việc bán

5
hàng hóa vô hình và sở hữu trí tuệ đã đăng ký logo, nhãn hiệu. Vì thế việc thực
hiện điều tra về quyền sỡ hữu là rất quan trọng;
- Bán hoặc mua một doanh nghiệp theo hình thức sáp nhập, mua lại hoặc hợp tác.
Các cuộc điều tra Legal Due Diligence giúp bên mua và bên bán hoàn toàn thông
tin về doanh nghiệp mục tiêu từ đó xác định được những vấn đề khi thực hiện giao
dịch.

VI. Các bước thực hiện trong quá trình Legal Due Diligence.
Bước 1: Danh sách hồ sơ

Bước 2: Thu nhập hồ sơ

Bước 3: Phân tích và đánh giá rủi ro

Bước 4: Giải pháp

Bước 5: Hoàn thiện báo cáo thẩm định pháp lý

VII. Vấn đề cần thẩm định trong Legal Due Diligence.


Thứ nhất, về hồ sở thành lập và hoạt động.

 Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp;


 Giấy chứng nhận đầu tư;
 Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
 Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
 Giấy chứng nhận dăng ký hoạt động của chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm
kinh doanh;
 Danh sách cổ đông/ Thành viên sáng lập của Doanh nghiệp;
 Điều lệ doanh nghiệp;
 Hồ sơ điều chỉnh, thay đổi liên quan đến thông tin, nội dung đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, về vốn và chủ sở hữu

 Các biên bản thoả thuận, hợp đồng góp vốn giữa các thành viên;

6
 Các chứng từ, thoả thuận, hợp đồng mua bán – chuyển nhượng liên quan có liên
quan đến việc chuyển nhượng/ góp vốn/ phát hành cổ phần;
 Biên bản định giá tài sản góp vốn.

Thứ ba, về Nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức.

 Danh sách và thông tin cá nhân của ban quản trị, các nhân sự chủ chốt của doanh
nghiệp;
 Các tài liệu chính sách nội bộ doanh nghiệp;

Thứ tư, về Lao động

 Các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến lao động;
 Nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể;
 Danh sách khi khai trình/báo cáo sử dụng lao động;
 Thang, bảng lương đã đăng ký;
 Các quy chế lao động nội bộ;
 Quy chế hoạt động, quyết định thành lập, danh sách Ban chấp hành, thành viên
công đoàn (Kèm theo thông tin cá nhân từng thành viên);
 Các quyết định, chính sách, thông báo khác liên quan đến lao động của doanh
nghiệp.

Thứ năm, về hợp đồng giao dịch

 Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất trong hoạt
động của doanh nghiệp;
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các hợp đồng/giao dịch kinh tế khác;
 Hợp đồng dưới hình thức cung cấp dịch vụ, mua bán hàng hoá.

Thứ sáu, về Thuế và kế toán

 Bộ Báo cáo tài chính các năm;


 Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
 Sổ kế toán doanh nghiệp (Nhật ký chung);
7
 Các hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế và tài chính của doanh nghiệp.

Thứ bảy, về Tài sản

 Danh mục tài sản dưới hình thức của doanh nghiệp;
 Hồ sơ liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp/ Chủ sở hữu
doanh nghiệp (Bao gồm kể cả nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải
pháp hữu ích…).

Thứ tám, về Ngân hàng và tín dụng

 Thông tin người đăng ký/đứng tên tài khoản khác của Doanh nghiệp/Người được
uỷ quyền quản lý;
 Các xác nhận chính thức từ ngân hàng về tình trạng tài khoản doanh nghiệp và
bảng sao kê giao dịch tài khoản doanh nghiệp trong 03 năm tài chính gần nhất.

Thứ chín, về Điều kiện kinh doanh – Giấy phép

 Toàn bộ các giấy phép, tài liệu chứng minh Doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh
hợp pháp có giá trị tương đương;
 Danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
 Chi tiết hồ sơ, tài liệu điều chỉnh/bổ sung/thu hồi có liên quan đến nội dung các
giấy phép;
 Các loại giấy phép khác tuỳ theo loại hình doanh nghiêp và nghành nghề kinh
doanh.

Thứ mười, về Xử phạt, Tranh chấp và Tố tụng

 Danh sách và tài liệu có liên quan đến các tranh chấp của Doanh nghiệp/ Cổ đông
sáng lập/Thành viên sáng lập. Các vụ kiện tại toà án hoặc trọng tài, khởi tố hay
khiếu nại có liên quan đến doanh nghiệp, dù đã hoàn tất, chưa hoàn tất hoặc có
nguy cơ xảy ra;

8
 Biên bản quyết địn xử phạt vi phạm hành chính/ thanh tra/ kiểm tra do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng đối với doanh nghiệp và các tài liệu khác có liên quan
(nếu có);
 Ngoài ra, còn khi thẩm định, doanh nghiệp cũng có thể cần trình bày các vấn đề
nội bộ, như các tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp.

VIII. Thời hạn của quá trình Legal Due Diligence.


Việc điều tra thẩm định pháp lý mất thời gian tương ứng với thông tin. Càng nhiều thông
tin điều tra thì thời gian điều tra càng kéo dài. Một cuộc điều tra thẩm định pháp lý có thể
mất từ vài ngày đến vài tháng.

Quy mô của công ty cũng đóng một vai trò trong độ dài của cuộc điều tra. Thời gian cần
thiết để thẩm định pháp lý do nhà đầu tư xác định. Khi nhà đầu đã thu thập đủ thông tin,
cuộc điều tra sẽ hoàn tất. Họ thường mắc phải việc không đủ thời gian để hoàn thành một
cuộc điều tra thẩm định kỹ lưỡng giới hạn có thể do thời gian hoặc ngân sách.

IX. Một số lưu ý trong Legal Due Diligence.


Cần chú ý đến các quy định liên quan đến thay đổi quyền kiểm soát và khả năng chuyển
nhượng quyền, nghĩa vụ trong Hợp đồng.

Xem xét có áp dụng các Điều ước quốc tế hay không (Công ước Viên 1980).

Điều khoản phạt Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng.

Hạn chế về trách nhiệm, cần xem một bên trong Hợp đồng có bị hạn chế gì về trách
nhiệm khi bên còn lại vi phạm Hợp đồng hoặc gây thiệt hại không.

Hạn chế về bảo hành, cần kiểm tra xem bên kế thừa Hợp đồng có nhận được bảo hành từ
bên còn lại trong Hợp đồng hoặc có nghĩa vụ vẫn phải kế thừa nghĩa vụ bảo hành cho các
sản phẩm bị lỗi của bên chuyển nhượng Hợp đồng.

Điều khoản về hạn chế cạnh tranh, cần lưu ý về các hạn chế này đối với các bên trong
Hợp đồng, cần kiểm tra việc hạn chế cạnh tranh.

Bảo mật thông tin, các thỏa thuận bảo mật trong Hợp đồng.

9
Quyền sở hữu trí tuệ, bên nhận chuyển nhượng có bị hạn chế gì về việc sử dụng quyền sở
hữu trí tuệ từ bên còn lại trong Hợp đồng.

X. Kết luận
Thẩm định chi tiết pháp lý là một phần quan trọng của thẩm định chi tiết gồm rất nhiều
nội dung pháp lý cần được thẩm định trong một thương vụ M&A. Thẩm định chi tiết pháp
lý cung cấp toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp đối với các thủ tục, điều hành theo
quy định của pháp luật, các nhận định về rủi ro khi tiếp nhận doanh nghiệp trong giao
dịch mua bán. Quá trình thẩm định chi tiết pháp lý cần bộ phận hỗ trợ pháp lý chuyên
nghiệp và làm việc hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro một cách thấp nhất.

Tài liệu kham khảo:

1. Luật Doanh nghiệp 2020;


2. Bộ Luật Lao Động 2019;
3. Bộ Luật Dân sự 2015
4. Bộ Luật Thương mại 2005;
5. Luật Thuế 2019;
6. Luật Sở hữu trí tuệ 2019;
7. Công Minh, ‘Những điều cần biết về Due Diligence - Thẩm định doanh nghiệp’
(2018) <https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-
due-diligence-tham-dinh-doanh-nghiep 359.html?
fbclid=IwAR1LH2RMdddb9QL5ZpfzOyXn9TjCH7eFycYxPIp3kAPJXlIPBeVJM
OLCwRE>,27/09/2021.

10

You might also like