Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

1

1. Sơ Lược Tiểu Sử
Inamori Kazuo được biết đến là
một trong những doanh nhân tài
ba nhất của Nhật Bản từ trước
đến nay. Ông là nhà sáng lập
của công ty nổi tiếng Kyocera,
tập đoàn viễn thông KDDI, đồng
thời là người đã vực dậy hãng
hàng không Japan Airline (JAL)
từ trên bờ vực phá sản.
2
3
2. BỐI CẢNH KINH DOANH
• Năm 1958, ông xung đột với cấp trên và nghỉ việc.
Inamori đã từng nói “Công ty chia bè phái nên dù có
sáng chế ra được kỹ thuật tuyệt vời thì một nhân viên
làm công ăn lương cũng không được thừa nhận. Nhưng
nếu là công ty của mình thì vấn đề đó không còn đáng lo
nữa.
• Tháng 4/1959, ông được một người quen đầu tư và đã
thành lập công ty cổ phần Ceramic Kyoto (ông giữ chức
giám đốc Kỹ thuật) với vốn điều lệ 3 triệu Yên, (năm
1982 công ty được đổi tên thành “Công ty cổ phần
Kyocera”). 4
• Tôi đã từng bị trưởng phòng Kỹ thuật coi là thằng ngốc
„Nếu là cậu thì không làm được đâu‟. Nhưng nếu là
công ty của tôi, tôi không phải e dè mà mở rộng bàn
tay, có thể khiến cho cả thế giới biết đến kỹ thuật do
chính tay tôi sáng chế”. “Giới thiệu kỹ thuật của Inamori
cho toàn thế giới” - đó là mục đích kinh doanh công ty
của ông ngay từ khi mới thành lập.
• Kyocera đã bắt đầu như vậy vào năm 1959, bằng
những phát minh và phương pháp lãnh đạo của Inamori
Kazuo.
5
• Chính ông cũng đã phát minh ra kĩ thuật làm gốm mới
“Forterite Ceramic”, sản phẩm được ứng dụng trong rất
nhiều lĩnh vực từ làm chip IC, các linh kiện điện tử, thiết
bị truyền thông,…
• Tuy nhiên, sau ba năm trải nghiệm và suy nghĩ, ông đã
quyết định thay đổi phương châm kinh doanh của công
ty thành “Vì một tương lai hạnh phúc cả về vật chất lẫn
tinh thần cho toàn thể nhân viên”.

6
7
• Năm 1984 - 1987, ông đã thành lập công ty DDI hiện
thực hóa việc gọi điện thoại đường dài với chi phí thấp,
và đã gây dựng nên một hệ thống viễn thông phủ sóng
trên cả nước .
• Năm 1984, ông dung toàn bộ tài sản riêng của mình
thành lập quỹ Inamori. Đồng thời ông còn thành lập
“giải thưởng Kyoto” trao giải thưởng hàng năm cho
những người có những phát minh góp ích cho xã hội.
• Ngoài ra ông còn mở lớp Moriyu (nay là lớp học
Morikazu) dành cho những doanh nhân trẻ tuổi.
8
9
• Năm 2000, ông sáp nhập KDD - DDI và IDO thành 1 công ty
tên là KDDI và lui về sau trở thành chủ tịch danh dự.
• Năm 2010, ông đồng ý nhậm chức chủ tịch hội đồng quản
trị JAL (Japan Airlines) hãng hàng không đã thua lỗ 1 thập
kỷ. Chính phủ Nhật đã phải hỗ trợ tài chính để cứu tập đoàn
nhưng vẫn không hiệu quả.
• Inamori đã vực dậy JAL với 3 mục tiêu lớn: Một là để vực
dậy nền kinh tế Nhật Bản; hai là để bảo vệ cuộc sống của
nhân viên làm việc tại JAL; ba là để duy trì cạnh tranh lành
mạnh, bảo vệ quyền lợi hưởng dịch vụ dành cho người dân
Nhật Bản.
10
• Trong vòng 2 năm 8 tháng, JAL từ tình trạng trên bờ vực phá
sản đã hồi sinh. Japan Airlines lại có thể niêm yết cổ phiếu
trên sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Và, nay JAL là một
trong những hãng hàng không hàng đầu châu Á.
• Năm 1997, ông rời khỏi vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của
Kyocera và công ty cổ phần Kế hoạch DDI, nhậm chức chủ
tịch danh dự.
Ở tuổi 88, ông đã xuất gia lấy pháp danh là Đại Hòa, và không
còn trực tiếp tham gia điều hành tập đoàn nhưng triết lý kinh
doanh của ông vẫn lan truyền năng lượng tích cực cho vô số
doanh nhân ở Nhật Bản cũng như trên thế giới.
11
3. TRIẾT LÝ KINH DOANH INAMORI KAZUO
A. NỀN TẢNG CHO TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ PHONG
CÁCH QUẢN TRỊ CỦA INAMORI KAZUO
Nền tảng cho toàn bộ triết lý kinh doanh và phong cách quản
trị của Inamori Kazuo chính là tư duy mang tính triết học của
ông.
• Tư duy mang tính triết học của ông hiểu đơn
giản là suy ngẫm một cách nghiêm túc những
câu hỏi như “Làm người thì điều gì là đúng đắn?”
hay “Mục đích của cuộc sống là gì?”.
12
Trong cuốn Triết lý kinh doanh của Kyocera, vị doanh
nhân đã chỉ ra tầm quan trọng của tâm thế hay cách tư duy
qua công thức sau:
Thành quả trong cuộc đời và công việc = Cách tư duy x
Nhiệt huyết x Năng lực.
NĂNG LỰC NHIỆT HUYẾT KẾT QUẢ
80 10 800
40 90 3600

• Cách tư duy có giá trị từ (-100) đến (+100), nếu cách tư duy
tiêu cực thì điểm tư duy mang giá trị âm (-) thì cho dù “năng
lực” và “nhiệt huyết” có là 100 thì tích của chúng cũng là số
âm. 13
• Khi thành lập Kyocera: Ông với quan điểm kinh doanh
là “Giới thiệu kỹ thuật của Inamori cho toàn thế giới”
hay nói cách khác là “công nghệ của Inomori Kazuo có
thể thách thức thế giới”.
• Sau ba năm thành lập, trong một lần có 10 nhân viên
cầm đơn đến kiến nghị với ông rằng “công ty còn non
trẻ nên chúng tôi cảm thấy bất an. Lương thưởng cuối
năm là bao nhiêu? Lương sang năm sẽ như thế nào?
Nếu công ty không đảm bảo cho chúng tôi công việc
trong năm năm nữa thì chúng tôi sẽ nghỉ việc”.
14
• Từ đó, ông đã thay đổi mục đích và triết lý kinh doanh
của mình thành “tìm kiếm hạnh phúc cho tất cả nhân
viên của mình từ vật chất đến tinh thần; đồng thời, cống
hiến cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội và nhân
loại”.
1. Tìm kiếm hạnh phúc cho tất cả nhân viên của mình từ
vật chất đến tinh thần chính là sự đầy đủ và ổn định
về mặt kinh tế, sự giàu có về mặt tinh thần thông qua
sự thể hiện bản thân trong công việc
2. Cống hiến cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội và
nhân loại là rèn giũa năng lực kỹ thuật để tạo ra
những sản phẩm tuyệt vời ra thị trường, gia tăng lợi
nhuận và đóng nhiều thuế.
15
16
17
• Theo Inamori Kazuo, bí quyết không nằm ở nguồn vốn,
nhân tài hay công nghệ mà là triết lý của người chủ doanh
nghiệp.
• Inamori đã dùng cả cuộc đời suy ngẫm những câu hỏi ấy
và đi tìm câu trả lời, câu trả lời đó chính là triết lý sống và
kinh doanh mang tên “Inamori”.
• Trên cơ sở lấy “tâm” làm gốc, triết lý kinh doanh của
Inamori có hai vấn đề nổi trội:
1. Nguyên tắc vận hành doanh nghiệp
2. Nguyên tắc tạo động lực cho nhân viên.

18
B. 12 NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP
CỦA INAMORI KAZUO
1. Xác định rõ ràng mục đích, ý thức dành cho công
việc

Con người có rất nhiều động cơ để bắt đầu công việc


kinh doanh và Inamori gọi chúng là “tham vọng”.
• Ông cho rằng “lý tưởng nhất, đúng đắn nhất là khi có
thể dựa trên công lý để vận hành công ty.” Vậy “công lý”
của Inamori là gì?
19
• Thứ nhất là câu chuyện khi công ty KDDI được thành lập.
Trước đây, ngành dịch vụ viễn thông di động ở Nhật Bản
chỉ do công ty Điện tử Viễn thông Nhật Bản (nay là NTT)
độc chiếm, vì thế cước phí rất cao. Đến khi thị trường viễn
thông Nhật Bản được tự do hóa hơn, “Vì con người, vì thế
giới”, với tâm niệm như thế, mong muốn giảm giá cước
điện thoại, điện tử viễn thông, Inamori đã làm một điều
không có công ty đương thời nào dám làm: Ông đã cho rút
10 triệu yên từ khoản tiền mặt 20 triệu yên của Kyocera để
lập nên công ty viễn thông thứ hai cạnh tranh với NTT.

20
• Thứ hai là câu chuyện tái sinh JAL, ông nhận ra: Một là
việc JAL sụp đổ sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhật Bản;
hai là 32,000 người thất nghiệp; ba là Nhật Bản sẽ chỉ còn
một công ty hàng không lớn độc chiếm, là một điều không
tốt với những người hưởng quyền lợi và dịch vụ.
• Ông nói rằng: “Điều khác biệt khi tôi tiếp quản JAL so với
khi thành lập Kyocera chính là cảm giác về công lý. Tôi đã
cảm nhận được đây chính là việc làm giúp ích cho đất
nước và người dân Nhật Bản.”

21
22
2. Lập mục tiêu cụ thể

• Theo Inamori, mục tiêu đặt ra phải cụ thể cả về số


lượng lẫn thời gian, ví dụ hiện tại, doanh thu hàng năm
của công ty bạn là 1 triệu đô, mục tiêu có thể là “Tôi
muốn tăng doanh thu lên 2 triệu đô trong năm tới.” - tức
là phải có con số và các mốc thời gian rõ ràng. Ngoài
ra, tính chi tiết mà Inamori đề cập ở đây còn là việc thay
vì đặt mục tiêu tổng thể, hãy đặt mục tiêu cho từng bộ
phận nhỏ, nhờ thế, từng nhân viên cũng sẽ tạo được
mục tiêu cho bản thân mình.
23
3. Ôm ấp khát vọng mãnh liệt trong tâm hồn

• Cụ thể hơn, theo Inamori, “khát vọng của bạn phải


mạnh mẽ và bền bỉ đến độ ngấm sâu vào tiềm thức.” và
Tôi gọi chính mình là “người đàn ông của những giấc
mơ”. Với ông, có ước mơ là một việc nhưng phải nghĩ
về nó ngày và đêm đến độ in sâu vào tâm trí để nó
không bị ngủ quên, từ đó ước mơ, khát vọng sẽ đưa
chúng ta đến thành công.

24
4. Nỗ lực không thua bất kỳ ai

• Dĩ nhiên khi đã chọn con đường này, ai cũng phải nỗ


lực. Tuy nhiên, kinh doanh là một cuộc thi, nếu đối thủ
cố gắng hơn thì mọi nỗ lực của bạn sẽ trở thành không
đủ. Công ty họ thắng, công ty bạn thua. Đi kèm với
thành công lớn là sự nỗ lực lớn, để chiến thắng “cuộc
đua tập thể” này, bạn chỉ có cách cố gắng hơn bất cứ ai
mà thôi.

25
5. Doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhất

• Người ta thường cho rằng doanh thu tăng sẽ kéo theo


chi phí bỏ tăng, vì vậy giá bán cũng phải nâng lên.
• Tuy nhiên, Inamori không đồng tình với quan điểm này.
Ông cho rằng giả dụ để đạt mức tăng doanh thu là 50%
thì thay vì tăng nhân công và nguyên vật liệu lên đúng
50%, hãy tăng 20-30% thôi, vấn đề cốt lõi là thay đổi ý
thức làm việc của công nhân sao cho hiệu quả và tránh
lãng phí.

26
6. Quyết định giá cả chính là kinh doanh
• Có rất nhiều cách để quyết định giá bán ra: bán lượng
lớn sản phẩm với giá thấp để tích lợi từ những mối lời
nhỏ hoặc bán lượng ít với giá cao. Vì vậy, có thể nói
cách định giá phản ánh suy nghĩ của nhà kinh doanh và
việc định giá sai lầm sẽ gây thất thoát không nhỏ cho
công ty.
• Với Inamori, “giá do thị trường quyết định” hay nói cụ
thể hơn là do khách hàng định lấy. Vì thế, mức giá lý
tưởng là mức giá cao nhất mà khách hàng có thể vui vẻ
chi trả.
27
7. Kinh doanh là quyết định mọi việc bằng ý chí
mạnh mẽ
• Dù cho có tiếp thu bao nhiêu tri thức, lý luận kinh
doanh, kĩ thuật đi chăng nữa mà không có dũng khí,
không giữ cho mình một lòng tin mạnh mẽ, ý chí cao.
Bất kì chuyện gì cũng phải bắt đầu từ “tư duy” một cách
mạnh mẽ. Phải luôn giữ nguyện vọng mạnh mẽ, kể cả
ngủ cũng như thức cũng không ngừng nghĩ đến mục
tiêu đó rồi thực hành. Những người có ý chí mạnh mẽ,
kiên định sẽ không bao giờ biến mất khỏi con đường
dẫn đến mục tiêu.
28
• Tuy nhiên nếu chỉ có giám đốc có ý chí mạnh mẽ thôi thì
chưa đủ, tất cả nhân viên đều phải có lòng quyết tâm như
vậy.
• Khi sáng lập Kyocera chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, ông vẫn
luôn nói với nhân viên một ước mơ to lớn “hãy trở thành số
1 Nhật Bản”, “đứng đầu thế giới nào”. Ông thay đổi triết lý
kinh doanh từ “Giới thiệu kỹ thuật của Inamori cho toàn thế
giới” thành “Vì một tương lai hạnh phúc về cả vật chất lẫn
tinh thần cho toàn thể nhân viên”. Thế rồi nhân viên trở nên
tin tưởng vào ước mơ mà ông vẽ nên cùng hiệp sức hiệp
lực, cùng chung một ý chí mạnh mẽ như ông, cùng nỗ lực
hết mình để hướng tới mục tiêu đó. 29
8. Luôn nung nấu tinh thần đấu tranh
• Con người ai cũng có tiềm năng nhưng phát huy được
hay không tùy thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người. Nếu
bạn cho rằng mình không đủ khả năng, mình không làm
được, bạn sẽ bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực ấy và sự
việc có thể sẽ diễn ra theo đúng những gì bạn sợ.
• Người có chí nỗ lực thường lạc quan, họ không thở dài,
than vãn mà cứ hết lòng tin tưởng “khả năng của con
người là vô hạn, chỉ cần nổ lực là được”. Chỉ những
người như thế mới có thể phá vỡ bức tường trở ngại.

30
• Người đứng đầu cần một
trái tim luôn mang tư tưởng
tích cực luôn hướng về phía
trước và mạnh mẽ.
• Một yếu tố quan trọng nữa
là một tâm hồn dịu dàng và
tinh tế khi hết mình suy nghĩ
cho người khác. Khi trái tim
có được những yếu tố đó,
khi mang trong mình niềm
tin và cố gắng thì chắc chắn
có thể đạt được thành tựu
mà mình muốn.
31
9. Luôn mang tinh thần dũng cảm

• Can đảm là thứ cần thiết khi đưa ra quyết định nào đó.
Năm 1984, Nhật Bản tự do hóa điện khí viễn thông. Tuy
nhiên, mức phí điện thoại đường dài là quá cao khiến
người dân chịu nhiều thiệt thòi thậm chí là cản trở sự phát
triển xã hội thông tin Nhật Bản.
• Inamori không hề có kiến thức gì đã bước chân vào lĩnh
vực này quả là một điều không tưởng. Nhưng tất cả điều
đó cũng xuất phát từ một suy nghĩ muốn giảm giá cước
viễn thông vì người dân.
32
• Ông xác định động cơ của mình là thiện chứ không phải
vì muốn lợi lộc, hay chứng tỏ bản thân. Nên, dù đó có là
sự nghiệp khó khăn đi chăng nữa thì lòng dũng cảm và
nhiệt huyết vẫn trào dâng tràn trề. Sau đó ông quyết
tâm công bố sáng lập Daini Denden (hiện nay là KDDI).
• Trường hợp đối với JAL cũng vậy. ông với kinh nghiệm,
kiến thức, kỹ năng của ngành hàng không hoàn toàn
như một tờ giấy trắng. Nhưng khi nhận ra sự cần thiết
của việc tái sinh JAL thì ông đã can đảm chấp nhận
đương đầu với thử thách và thử thách bản thân mình.
33
10. Luôn thực hiện công việc có tính sáng tạo
• Trong kinh doanh, luôn cần sự đổi mới và cải tiến liên tục,
hôm nay nên tốt hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay.
• Bất kể ngành nghề gì, đừng lặp lại hành động cùng một
cách mỗi ngày, thay đổi từng chút một. Những phát minh,
những khám phá lớn là kết quả của nỗ lực sáng tạo, sự tìm
tòi, cải thiện mỗi ngày - những thái độ này quyết định doanh
nghiệp có thể sáng tạo và đổi mới hay không.

34
11. Luôn thành thật với một trái tim biết cảm thông

• Kinh doanh dựa trên quan hệ đối tác và phải mang lại
hạnh phúc cho tất cả các bên.
• Tốt bụng và ân cần cũng có thể được mô tả là “vị tha”.
Nói cách khác, điều đó có nghĩa là một người kinh
doanh cần phải kìm hãm ham muốn, cái tôi của bản
thân, nên biết suy nghĩ cho lợi ích tập thể, giúp đỡ
người khác, cho dù khi điều đó có nghĩa là hy sinh
nhiều thứ. Đây cũng là tư duy quan trọng trong thế giới
kinh doanh.
35
12. Luôn có cái nhìn tươi sáng hướng về phía trước
cùng một trái tim đơn thuần luôn đong đầy ước mơ
và hoài bão

• Một điều mà Inamori tin tưởng là các nhà quản lý và


lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn vui vẻ và tích cực cho
dù hoàn cảnh họ gặp phải bất lợi như thế nào. Các nhà
quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp thường phải đối mặt
hết vấn đề này đến khó khăn khác. Hoàn cảnh càng
thách thức, càng phải giữ hy vọng và lạc quan để đối
phó thành công với các thách thức và đạt được kết quả
tích cực
36
C. 7 NGUYÊN TẮC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN
1. Xem nhân viên như những cộng sự
• Người chủ doanh nghiệp không thể đảm đương hết mọi công
việc. “Nếu việc gì giám đốc hoặc nhà lãnh đạo cũng tự ý
quyết định mọi việc thì sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm về sự độc
quyền, độc tài”.
• Inamori đã bắt đầu chiến lược kinh doanh theo phong cách
quản trị Amoeba. Ông chia nhỏ phòng ban, chọn và bồi
dưỡng cho những người đứng đầu mỗi bộ phận quan niệm
triết học của mình. Cứ như thế, nhân viên ý thức trách nhiệm
và trở thành những cộng sự đắc lực mà ông mong muốn. 37
2. Giành lấy sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ nhân viên
• Đây hẳn là một trong những điều
kiện sống còn của doanh nghiệp và
là điều bất cứ người làm chủ nào
cũng mong muốn.
• Theo Inamori, “sẽ không ai tin tưởng
bạn nếu ưu tiên của bạn là lợi ích cá
nhân. Bạn phải suy nghĩ cho lợi ích
của nhân viên lên trên lợi ích bản
thân. Chỉ khi đó nhân viên của bạn
mới có thể đặt hoàn toàn lòng tin
vào bạn.” hay nói cách khác, “người
chủ doanh nghiệp phải có tinh thần
hy sinh bản thân vì người khác”. 38
• Và sự nghiệp thành công ở cả ba công ty, ba lĩnh vực khác
nhau với cùng một phương châm “Vì một tương lai hạnh
phúc về cả vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên”
của Inamori Kazuo chính là minh chứng tốt nhất cho điều
này.
• Khi Kyocera thâm nhập vào thị trường Mỹ, ngoài sự khác
biệt ngôn ngữ và văn hóa, ông và nhân viên còn bị khinh
miệt “Cái bọn Nhật lùn!”. Để xoa dịu nhân viên, ông dù bận
bịu thế nào cũng sẽ dành ngày cuối tuần để đi câu cá, vừa
câu vừa thưởng thức thành quả và tâm sự với họ. Đó
cũng chính là “hạnh phúc về tinh thần” mà ông đã hứa.
39
3. Cho nhân viên biết về tầm quan trọng của công việc
họ
• Với Inamori, tối ưu nhất chính là “dấy lên trong lòng nhân
viên của mình hồi chuông cảnh tỉnh”. Bản chất việc tạo ra
những món đồ sứ chất lượng là một công việc “3K”: nguy
hiểm, dơ bẩn và khó khăn và khi công nhân mỗi ngày đều ướt
đẫm mồ hôi và lấm lem bùn đất, họ sẽ mặc nhiên cho rằng đó
cũng chỉ là một công việc tay chân đơn thuần, không cần kỹ
thuật đặc biệt gì cũng như không nhận ra tầm quan trọng của
công việc mình đang làm.
• Hàng ngày, Inamori tập hợp nhân viên và nói cho họ biết
công việc này quan trọng ra sao, vai trò của họ ý nghĩa thế
nào. 40
4. Giúp cả công ty có được tầm nhìn rộng

• Để tạo động lực hơn nữa cho nhân viên, Inamori đã chia
sẻ tầm nhìn của mình. Từ khi Kyocera là một công ty
nhỏ, ông vẫn luôn nói về ước mơ của mình. “Ngành công
nghiệp điện tử sẽ cần loại gốm sứ mà chúng ta đang sản
xuất. Vậy nên, hãy cung cấp sản phẩm của chúng ta
khắp thế giới!”
• Tiềm năng phát triển của một công ty phụ thuộc vào
nhân viên có cùng lý tưởng và ước mơ hay không. Nếu
nhân viên có cùng một tầm nhìn tuyệt vời và một ước
vọng mãnh liệt, họ sẽ tạo nên sức mạnh ý chí mạnh mẽ
và vượt qua mọi vật cản để chạm tới ước mơ đó. 41
5. Xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của công ty
• Từ cuộc bạo loạn của nhân viên xảy ra sau 3 năm hoạt
động của Kyocera, ông bắt đầu nhận ra rằng mục tiêu
của quản lý doanh nghiệp là bảo vệ tương lai của nhân
viên. Do vậy, ông đã nghĩ ra cơ sở quản lý nhân viên
của Kyocera, bắt đầu với câu “tạo cơ hội cho sự phát
triển cả về vật chất và tri thức cho toàn bộ nhân viên.”
• Có một mục đích công bằng và chính đáng mà có thể
chia sẻ trong toàn thể nhân viên trong lúc gia tăng
động lực của họ là một điều cực kỳ quan trọng trong
quản lý một doanh nghiệp. Đó là văn hóa đoàn thể của
Kyocera ngày nay. 42
6. Liên tục chia sẻ triết lý của bạn với nhân viên
• Ông nói rằng: “Với cương vị một người quản lý, việc
cần phải nâng cao nhận thức bằng việc học hỏi các triết
lý, nâng cao triết lý bản thân rất quan trọng. Không
những vậy, bạn còn phải giải thích và chia sẻ ý tưởng
của bạn với nhân viên về mục đích cao quý của công ty
và cách bạn theo đuổi điều đó. Nói cách khác, điều tiếp
theo bạn phải làm sau khi thiết lập được một mối quan
hệ chân thành với nhân viên là thiết lập một tầm nhìn
hay nhiệm vụ cho công ty mình bằng cách nói về triết lý
của bạn và chia sẻ nó với nhân viên của mình.”
43
7. Nâng cao nhân cách bản thân
• Sau tất cả, hơn mọi nỗ lực bồi dưỡng, hướng dẫn hay
tìm cách thu phục nhân viên, điều cốt yếu vẫn là bồi
dưỡng nhân cách chính mình trước đã. Bạn cần phải là
tấm gương cho các nhân viên khác noi theo.
• Vì vậy, điều cuối cùng mà Inamori luôn chú trọng trong
việc phát triển một doanh nghiệp là “nâng cao nhận
thức”. Cố gắng suy ngẫm lại hành động hàng ngày của
bản thân và nỗ lực nâng cao nhận thức của mình. Công
ty của bạn sẽ lớn mạnh hơn nếu bạn tăng năng lực của
chính mình.
44
45
4. KẾT LUẬN
• Dù một người có năng lực cao hay nhiệt huyết bỏng cháy
đến đâu, nhưng nếu có tâm thế tiêu cực thì vẫn phải gánh
chịu thất bại. Mọi sự đều xuất phát từ cái tâm. Doanh nhân
nào có cái tâm hướng thiện sẽ đạt được nhiều thành công
trong sự nghiệp.
• “Tâm” là nền móng tạo nên một doanh nhân, mà một doanh
nhân muốn thành công còn phải biết làm cho “tâm” của
toàn thể nhân viên hướng về “tâm” của mình, tức là cùng
chung một lý tưởng, cùng phấn đấu cho một mục tiêu.
Doanh nhân chân chính là người biết bảo vệ, chăm sóc và
khiến nhân viên của mình hạnh phúc. Chỉ khi đó, việc kinh
doanh mới đạt thành. 46
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo”- Nikkei Top Leader,
Hương Linh dịch.
2. “Triết lý kinh doanh của Kyocera”- Inamori Kazuo, Thanh
Huyền dịch
3. “Tâm trong kinh doanh tạo thành tựu lớn”- Inamori Kazuo,
Đào Thị Hồ Phương dịch.
4. “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” -
Inamori Kazuo, Nguyễn Đỗ An Nhiên dịch. Tái bản
lần thứ I, NXB Trẻ, 2016.
47
5. “ Nghĩ thiện để cuộc đời viên mãn” - Inamori Kazuo, Nguyễn
Đỗ An Nhiên dịch, in lần thứ I, NXB Trẻ, 2018.

6. Trang web chính thức về Kazuo Inamori của tập đoàn


Kyocera:

• Bản tiếng Anh: https://global.kyocera.com/inamori/

• Bản tiếng Nhật: https://www.kyocera.co.jp/inamori/

48
49

You might also like