Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Phương trình bậc 2 một ẩn là

một trong những kiến thức quan


trọng trong chương trình toán trung
học cơ sở. Vì vậy, hôm nay Kiến Guru
xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết về
chủ đề này. Bài viết sẽ tổng hợp các
lý thuyết căn bản, đồng thời cũng
đưa ra những dạng toán thường gặp
và các ví dụ áp dụng một cách chi
tiết, rõ ràng. Đây là chủ đề ưa
chuộng, hay xuất hiện ở các đề thi
tuyển sinh. Cùng Kiến Guru khám
phá nhé:

Phương trình bậc


2 một ẩn – Lý
thuyết.
Phương trình bậc 2
một ẩn là gì?
Cho phương trình sau: ax2+bx+c=0
(a≠0), được gọi là phương trình bậc
2 với ẩn là x.

Công thức nghiệm: Ta gọi Δ=b2-


4ac.Khi đó:

Δ>0: phương trình tồn tại 2


nghiệm:.

Δ=0, phương trình có nghiệm


kép x=-b/2a
Δ<0, phương trình đã cho vô
nghiệm.
Trong trường hợp b=2b’, để đơn
giản ta có thể tính Δ’=b’2-ac, tương
tự như trên:

Δ’>0: phương trình có 2


nghiệm phân biệt.

Δ’=0: phương trình có nghiệm


kép x=-b’/a
Δ’<0: phương trình vô nghiệm.

Định lý Viet và ứng


dụng trong phương
trình bậc 2 một ẩn.
Cho phương trình bậc 2 một ẩn:
ax2+bx+c=0 (a≠0). Giả sử phương
trình có 2 nghiệm x1 và x2, lúc này hệ
thức sau được thỏa mãn:

Dựa vào hệ thức vừa nêu, ta có thể


sử dụng định lý Viet để tính các biểu
thức đối xứng chứa x1 và x2

x1+x2=-b/a
x12+x22=(x1+x2)2-2x1x2=(b2-
2ac)/a2


Nhận xét: Đối với dạng này, ta cần
biến đổi biểu thức làm sao cho xuất
hiện (x1+x2) và x1x2 để áp dụng hệ
thức Viet.

Định lý Viet đảo


đảo:: Giả sử tồn tại hai
số thực x1 và x2 thỏa mãn: x1+x2=S,
x1x2=P thì x1 và x2 là 2 nghiệm của
phương trình x2-Sx+P=0

Một số ứng dụng thường gặp


của định lý Viet trong giải bài
tập toán:

Nhẩm nghiệm phương trình


bậc 2: cho phương trình
ax2+bx+c=0 (a≠0),
Nếu a+b+c=0 thì phương
trình có nghiệm x1=1 và
x2=c/a
Nếu a-b+c=0 thì phương
trình có nghiệm x1=-1 và
x2=-c/a
Phân tích đa thức thành nhân
tử: cho đa thức P(x)=ax2+bx+c
nếu x1 và x2 là nghiệm của
phương trình P(x)=0 thì đa thức
P(x)=a(x-x1)(x-x2)
Xác định dấu của các nghiệm:
cho phương trình ax2+bx+c=0
(a≠0), giả sử x1 và x2 là 2
nghiệm của phương trình. Theo
định lý Viet, ta có:

Nếu S<0, x1 và x2 trái dấu.


Nếu S>0, x1 và x2 cùng dấu:
P>0, hai nghiệm cùng
dương.
P<0, hai nghiệm cùng âm.

II. Dạng bài tập


về phương trình
bậc 2 một ẩn:
Dạng 1: Bài tập
phương trình bậc 2
một ẩn không xuất
hiện tham số.
Để giải các phương trình bậc 2, cách
phổ biến nhất là sử dụng công thức
tính Δ hoặc Δ’, rồi áp dụng các điều
kiện và công thức của nghiệm đã
được nêu ở mục I.

Ví dụ 1: Giải các phương trình sau:

1. x2-3x+2=0
2. x2+x-6=0
Hướng dẫn:

1. Δ=(-3)2-4.2=1. Vậy

Ngoài ra, ta có thể áp dụng


cách tính nhanh: để ý

suy ra phương trình có nghiệm


là x1=1 và x2=2/1=2

1. Δ=12-4.(-6)=25. Vậy

Tuy nhiên, ngoài các phương trình


bậc 2 đầy đủ, ta cũng xét những
trường hợp đặc biệt sau:

Phương trình khuyết hạng tử.

Khuyết hạng tử bậc nhất: ax2+c=0


(1).

Phương pháp:

Nếu -c/a>0, nghiệm là:

Nếu -c/a=0, nghiệm x=0


Nếu -c/a<0, phương trình vô
nghiệm.
Khuyết hạng tử tự do: ax2+bx=0 (2).
Phương pháp:

Ví dụ 2: Giải phương trình:

1. x2-4=0
2. x2-3x=0
Hướng dẫn:

1. x2-4=0 ⇔ x2=4 ⇔ x=2 hoặc


x=-2
2. x2-3x=0 ⇔ x(x-3)=0 ⇔ x=0
hoặc x=3

Phương trình đưa về dạng bậc 2.

Phương trình trùng phương


phương::
ax 4 +bx 2 +c=0 (a
(a≠0):
0):

Đặt t=x2 (t≥0).


Phương trình đã cho về dạng:
at2+bt+c=0
Giải như phương trình bậc 2
bình thường, chú ý điều kiện
t≥0
Phương trình chứa ẩn ở mẫu:

Tìm điều kiện xác định của


phương trình (điều kiện để mẫu
số khác 0).
Quy đồng khử mẫu.
Giải phương trình vừa nhận
được, chú ý so sánh với điều
kiện ban đầu.
Chú ý: phương pháp đặt t=x2 (t≥0)
được gọi là phương pháp đặt ẩn
phụ. Ngoài đặt ẩn phụ như trên, đối
với một số bài toán, cần khéo léo lựa
chọn sao cho ẩn phụ là tốt nhất
nhằm đưa bài toán từ bậc cao về
dạng bậc 2 quen thuộc. Ví dụ, có thể
đặt t=x+1, t=x2+x, t=x2-1…

Ví dụ 3: Giải các phương trình sau:

1. 4x4-3x2-1=0

2.
Hướng dẫn:

1. Đặt t=x2 (t≥0), lúc này phương


trình trở thành:
4t2-3t-1=0, suy ra t=1 hoặc t=-
¼

t=1 ⇔ x2=1 ⇔ x=1 hoặc x=-1.


t=-¼ , loại do điều kiện t≥0
Vậy phương trình có nghiệm x=1
hoặc x=-1.

1. Ta có:

Dạng 2: Phương
trình bậc 2 một ẩn
có tham số.
Biện luận số nghiệm của
phương trình bậc 2.
Phương pháp: Sử dụng công thức
tính Δ, dựa vào dấu của Δ để biện
luận phương trình có 2 nghiệm phân
biệt, có nghiệm kép hay là vô
nghiệm.

Ví dụ 4: Giải và biện luận theo tham


số m: mx2-5x-m-5=0 (*)

Hướng dẫn:

Xét m=0, khi đó (*) ⇔ -5x-5=0 ⇔


x=-1

Xét m≠0, khi đó (*) là phương trình


bậc 2 theo ẩn x.

Vì Δ≥0 nên phương trình luôn


có nghiệm:
Δ=0 ⇔ m=-5/2, phương
trình có nghiệm duy nhất.
Δ>0 ⇔ m≠-5/2, phương
trình có 2 nghiệm phân
biệt:

Xác định điều kiện tham số


để nghiệm thỏa yêu cầu đề
bài.
Phương pháp: để nghiệm thỏa yêu
cầu đề bài, trước tiên phương trình
bậc 2 phải có nghiệm. Vì vậy, ta thực
hiện theo các bước sau:

Tính Δ, tìm điều kiện để Δ


không âm.
Dựa vào định lý Viet, ta có
được các hệ thức giữa tích và
tổng, từ đó biện luận theo yêu
cầu đề.

Ví dụ 5: Cho phương trình


x2+mx+m+3=0 (*). Tìm m để
phương trình (*) có 2 nghiệm thỏa
mãn:

Hướng dẫn:

Để phương trình (*) có nghiệm thì:

Khi đó, gọi x1 và x2 là 2 nghiệm, theo


định lý Viet:

Mặt khác:

Theo đề:

Thử lại:

Khi m=5, Δ=-7 <0 (loại)


Khi m=-3, Δ=9 >0 (nhận)
vậy m = -3 thỏa yêu cầu đề bài.

Trên đây là tổng hợp của Kiến Guru


về phương trình bậc 2 một ẩn
ẩn. Hy
vọng qua bài viết, các bạn sẽ hiểu rõ
hơn về chủ đề này. Ngoài việc tự
củng cố kiến thức cho bản thân, các
bạn cũng sẽ rèn luyện thêm được tư
duy giải quyết các bài toán về
phương trình bậc 2. Các bạn cũng
có thể tham khảo thêm các bài viết
khác trên trang của Kiến Guru để
khám phá thêm nhiều kiến thức mới.
Chúc các bạn sức khỏe và học tập
tốt!

#tintuctuyendung

#tintuckhuyenmai

Tin bài liên quan

3 Lời khuyên cho việc


giáo dục học sinh cá
biệt
6 phút đọc
99 lượt thích

NHẬN 100 TRIỆU


VÀ MỘT MACBOOK
AIR #2

khi tham gia Học Bổng Trạng Kiến


2022. Chương trình học bổng
Trạng Kiến chỉ còn vài giờ nữa là
kết thúc. Nhanh tay nhận đăng ký
tư vấn về học bổng ngay!

Nhận tư vấn

KIẾN GURU TRỢ GIÚP


Về chúng tôi Câu hỏi thường gặp

Kiến Guru App Điều khoản sử dụng

Kiến Guru Live Chính sách bảo mật

Kiến Robo Liên Hệ

Giáo viên Kiến

Tuyển dụng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI


351/58 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận 3,
TP.HCM

Hotline: 0283 620 0214

Email: info@kienguru.vn

TẢI ỨNG DỤNG

You might also like