Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

MỞ ĐẦU:

*Lý do tham gia khóa bồi dưỡng


Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang từng bước phát triển đòi hỏi nhu cầu
đối với con người rất cao.Chính vì thế hiện nay Công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước mang tầm nhìn rất lớn ,đòi hỏi mỗi con người chúng ta không chỉ về
phẩm chất , năng lực mà cần phài có kiến thức uyên thâm sâu rộng .Muốn đạt
được điều đó thì đòi hỏi phải nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là người thầy.
Với mục tiêu nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, hình thành
đội ngũ lao động trí thức có
tay nghề , có năng lực,thực hành ,tự chủ ,năng động , sáng tạo. Người thầy
không nhưng truyền thụ những kiến thức chuyên môn mà còn là nhưng kiến
thức sư phạm nữa. “ Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ”.Đổi mới
chương trình giáo dục,tính quy chế và là điều lệ của mỗi nhà trường nếu không
học tập bồi dưỡng thì không thể nâng cao năng lực chuyên môn ,năng lực sư
phạm để đứng trên bục giảng .Như vậy hoạt động dạy và học muốn đạt hiệu quả
tốt chúng ta cần phải chú ý đến các yếu tố như mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung ,
chương trình , phương pháp , hình thức tổ chức dạy học,...cũng như những điều
kiện ,môi trường đảm bảo cho hoạt động tích cực ,độc lập, sáng tạo của học sinh
thục hành tốt .Đội ngũ giáo viên mạnh, thì chính tập thể đó sẽ là mục tiêu thuận
lợi cho các thành viên làm việc có chất lượng.Một tập thể giáo viên vững mạnh
được thể hiện ở sự phối hợp công tác nhịp nhàng giữa các thành viên trong tập
thể.Giáo viên đó đều có trình độ chuyên môn vững vàng và phương pháp giảng
dạy , giáo dục hợp lý . nhận thức của giáo viên chưa đồng đều .Đòi hỏi mỗi
người giáo viên phải biết tự học ,tự rèn luyện bản thân để nâng cao năng lực
nghề nghiệp .
NỘI DUNG
PHẦN 1: KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA HỌC BỒI
DƯỠNG.
1.Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập
Qua hoc tập chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chẩn chúc danh nghề nghiệp giáo
viên tiểu học hạng II ,bản thân tôi đã được học các phần sau đây:
I.Phần I và II :Kiến thức về chính trị ,về quản lý nhà nước và các kĩ
năng ,kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề
nghiệp của chúc danh giáo viên tiểu học hạng II.
Chuyên đề 1:Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Chuyên đề 2:Xây dựng môi trường văn hóa ,phát triển thương hiệu nhà
trường và liên kết ,hợp tác quốc tế.
Chuyên đề 3: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.
Chuyên đề 4: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm (KHSP) ứng
dụng ở trường tiểu học.
Chuyên đề 5: Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) Việt
Nam.
Chuyên đề 6:Xu hướng đổi mới quản lý GDPT và quản trị nhà trường tiểu học.
Chuyên đề 7: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
Chuyên đề 8: Động lực và tạo động lực cho giáo viên tiểu học.
Chuyên đề 9: Quản lý hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáo dục
nhà trường tiểu học .
Chuyên đề 10: Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong
trường tiểu học.
Kết quả thu hoạch về lí luận/ lí thuyết qua đề tài “ Biện pháp nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông”
Qua học tập tôi thấy được giáo dục là nền tảng của sự phát triển. Cần nguồn
nhân lực mạnh đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Hội nghị lần thứ hai
ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc
sách hàng đầu” .
Ngày 15/6/2004 ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị sô 40 về việc chỉ đạo “
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí”. Chỉ thị nêu
rõ “ Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự hát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
là điều không để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn
Đảng toàn dân, trong đó có nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng
nòng cốt và có vai trò quan trọng”. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, để thực
hiện được nhiệm vụ và mục tiêu trên và cũng là để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của
đất nước phát triển giáo dục thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng
nước ta trở thành một nước công nghiệp ngang tầm với khu vực và thế giới thì
sự nghiệp giáo dục đào tạo phải là mũi nhọn hàng đầu. Chính vì thế, mỗi nhà
trường đều phải: “ Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung đặc biệt là đội ngũ
học sinh giỏi làm nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cho sự nghiệp giáo dục đào tào
của mình”. Không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Câu nói đó của Người
khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo viên trong sứ mệnh đào tạo
thế hệ trẻ. Người giáo viên có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ
cho nước nhà, là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa có
trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lí tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các
giá trị , tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những
phẩm chất caco quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã
hội.
Để thực hiện được những điều đó mỗi thầy cô giáo phải trở thành một lực lượng
mạnh mẽ, phải có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được những thế hệ công
dân, cán bộ có tài cho xã hội. Chính vì vậy Chủ Tịch Hồ Chí Minh yêu cầu
những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không được bằng lòng với kiến
thức đã có mà phải thường xuyên tích lũy kiến thức. Trong sự nghiệp trồng
người, đội ngũ giáo viên nếu chỉ có tài thôi thì chưa đủ, ngoài trí tuệ, tài năng,
giáo viên phải có đạo đức, nhân cách. “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương học
tập và sáng tạo”. Đối với đội ngũ nhà giáo, tài là sự am hiểu, vốn tri thức, vốn
kinh nghiệm thực tiễn của người thầy, đức là tư cách, tình yêu thương, trách
nhiệm của người thầy đối với nghề, với các em học sinh,… Chính vì thế Người
nhắc các nhà giáo: “ Dạy cũng như học đều phải chú trọng tài, đức”. Việc nâng
cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông là rất thiết thực, cần thiết cho từng thời đại.
Người giáo viên muốn đạt được kết quả cao trong sự nghiệp trồng người luôn
phải nhớ “ Học, học nữa, học mãi”.
3. Kết quả thu hoạch về kĩ năng.
Qua học tập Việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng
yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tôi đã không ngừng học tập
rèn luyện phẩm chất, đạo đức, năng lực cũng như kiến thức và lí luận chính trị, lí
luận chuyên môn để trau dồi kiến thức cho bản thân, để từ đó có được những
hiểu biết về lí luận và thực tiễn để truyền thụ cho các em hiểu và nắm được, vận
dụng tốt những kiến thức nội dung trong chương trình học, vận dụng tốt vào
thực tiễn cuộc sống, giúp các em có được sự hiểu biết sâu rộng khi vận dụng vào
thực tiễn. Không những kiến thức mà mỗi học sinh phải có năng lực, đạo đức,
phẩm chất tốt của người học sinh. Tôi thấy học sinh rất có ý thức, biết chia sẻ,
giúp đỡ, đoàn kết với bạn cũng như trong cuộc sống. Mỗi giáo viên phải luôn
luôn trau dồi đạo đức, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp thường xuyên để đáp ứng
được yêu cầu và đổi mới của đất nước.
4. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kĩ năng thu nhận được sau
khóa bồi dưỡng.
- Sau khi học xong khóa học này đem lại rất nhiều hiệu quả cho bản thân tôi. Tôi
đã nắm được rất nhiều kiến thức- Kĩ năng, nội dung- Phương pháp dạy học phù
hợp với thực tiễn hiện nay để cho tôi có thêm phần hiểu biết để truyền thụ lại
những kiến thức đến với học sinh của mình. Giúp cho các em nắm bắt được các
mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với năng lực của từng học
sinh.
PHẦN 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI
DƯỠNG
1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp của bản thân
+ Tên tôi là: Nguyễn Thị Bé hiện nay là giáo viên Trường Tiểu học Hai Bà
Trưng- Nam Hà- Lâm Hà- Lâm Đồng. Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 4.
+ Trình bày các tiêu chuẩn / yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản
thân.
- Bản thân tôi luôn nhận thức được tư tưởng chính trị với trách nhiệm của
mình, của một người công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc như: Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo
vệ quê hương đất nước,… Yêu nghề tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục
khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh. Giáo dục học sinh
biết yêu thương và kính trọng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi,… Giữ gìn
truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Nâng cao ý thức bảo vệ độc lập
tự do, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu dân tộc. Tham gia học tập
nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của nhà nước.
- Chấp hành pháp luật chính sách của nhà nước, như chấp hành đầy đủ các
quy đinh của pháp luật. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước,
thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Liên hệ thực tế để
giáo dục học sinh. Ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh
xã hội nơi công cộng. Vận động gia đình chấp hành tốt các chính sách
pháp luật của nhà nước các quy định của địa phương
- Chấp hành các quy chế của ngành, quy chế của nhà trường, kỉ luật lao
động như: Chấp hành các quy chế, tham gia đóng góp xây dựng và
nghiêm túc quy chế hoạt động của nhà trường. Thái độ lao động đúng
mực hoàn thành các nhiệm vụ được phân công, cải tiến công tác quản lí
học sinh, công tác hoạt động dạy học và giáo dục bảo đảm ngày công, lên
lớp đúng giờ không tùy tiện bỏ lớp, bỏ tiết. Chịu trách nhiệm về chất
lượng giảng dạy ở lớp được phân công.
- Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, tinh
thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực ý thức phấn đấu vươn lên
trong nghề nghiệp, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, của học sinh, của cộng
đồng.
- Trung thực trong công tác phải đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục
vụ nhân dân và học sinh.
*Các lĩnh vực kiến thức:
* Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
- Kiến thức cơ bản là:
+. Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của
các môn học được phân công giảng dạy;
+ Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong
cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công
giảng dạy;
+ Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống;
+ Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một
môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu
hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
- Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu
học. Bao gồm các tiêu chí sau:
+ Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh
khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào
hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh;
+ Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa
chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với
học sinh tiểu học;
+ Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo
dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;
+ Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.
- Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 
         + Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá
đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học;
+ Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học
theo tinh thần đổi mới; 
+ Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo
dục và đúng  quy định;
+Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh. 
- Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến
ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Bao gồm các tiêu chí
sau:
+ Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định; 
+ Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi
trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông,
phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội;
+ Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ
giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video; 
-Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công
tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh,
huyện, xã nơi giáo viên công tác. Bao gồm các tiêu chí sau:
+ Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội và các Nghị quyết của địa phương;

+ Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của địa
phương;
+ Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập
và rèn luyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong
giảng dạy và giáo dục học sinh;
+ Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội
truyền thống của địa phương. 
*  Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
- Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.
+ Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy
học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường
và lớp được phân công dạy;
+ Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính
khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
+ Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động
giáo dục học sinh;
+ Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của
thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có
điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy).
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng
động sáng tạo của học sinh.
+ Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học;
xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh;
hướng dẫn học sinh tự học;      
+ Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của
học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập
tiến bộ;
+Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai
thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy
học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao;
+ Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong
phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở
sạch và viết chữ đẹp.         
- Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy
học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với
đặc điểm học sinh của lớp;
+ Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình
thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học
sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;
+ Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác
giáo dục học sinh;
+ Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích
hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng
thực hiện các hoạt động tự quản.
- Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong
giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. 
+ Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học
tập sau từng học kỳ;
2.Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia
khóa bồi dưỡng.
- Khi chưa thực hiện học tập bồi dưỡng bản thân tôi nhận thức về mục tiêu
chương trình đang bó hẹp trong phạm vi nhỏ ( Nội dung, kiến thức ở sách giáo
khoa và một số tài liệu chuyên môn khác). Các kiến thức chú trọng ở chương
trình sách giáo khoa của cấp học, lớp đang giảng dạy. Khi đã được học tập bồi
dưỡng bản thân đã có thêm được nhiều vốn kiến thức không chỉ ở cấp học tôi
đang phụ trách mà còn được nâng cao thêm năng lực nghề nghiệp trong dạy học.
Bản thân nắm được nhiều kiến thức, đã học hỏi được rất nhiều thực tế ở nông
nghiệp. Trau dồi thêm được nhiều kiến thức phù hợp với yêu cầu đổi mới của
đất nước. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời hiện đại. Bản thân cần phấn
đấu hơn nữa về kiến thức kĩ năng, học hỏi nhiều ở đồng nghiệp để vận dụng tốt
vào thực tiễn góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên.
3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng
yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
- Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng tôi đã nhận thức được rõ vai trò trách nhiệm
của mình. Luôn luôn trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Luôn học
tập và rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Tham gia dự giờ nhiều hơn
để rút kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời học hỏi ở đồng nghiệp những
phương pháp, kĩ năng, hình thức dạy học đề truyền thụ kiến thức nhằm giúp học
sinh nắm bài học tốt hơn. Ngoài ra tôi luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp và luôn có thái độ lắng nghe, học hỏi để giúp bản thân thực hiện tốt
các hoạt động dạy học của mình đạt hiệu quả cao.
PHẦN 3: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Nội dung kiến nghị:
1. Nội dung của các chuyên đề
+ Các nội dung trong các chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế, giúp
tôi hiểu sâu sắc hơn. Các nội dung của các chuyên đề nêu rất rõ ràng, cụ
thể, tuy nhiên tôi mong rằng các đề tài này luôn được bồi dưỡng và cập
nhật thường xuyên cho giáo viên chúng tôi, những nội dung mới, thiết
thực cụ thể để chúng tôi nắm bắt kịp thời, chúng tôi vận dụng vào thực
tiễn dạy học phù hợp với sự phát triển giáo dục hiện đại.
+ Tôi mong rằng các cấp luôn luôn bồi dưỡng kịp thời các nội dung kiến
thức mới, cập nhật thường xuyên và tập huấn cho chúng tôi để chúng tôi
được trang bị thêm phần kiến thức.
2. Hình thức tổ chức lớp học
+ Việc bố trí thứ tự của các chuyên đề rất hợp lí. Địa điểm tổ chức lớp
học thuận lợi cho học viên tham gia quá trình học tập, bồi dưỡng. Cách
thức tổ chức và quản lí lớp học hợp lí
+ Sau mỗi lần tập huấn cần cho giáo viên làm bài thu hoạch để xem giáo
viên nắm được những nội dung gì trong lúc tham gia tập huấn\
3. Phân công giảng viên tham gia giảng dạy
Việc phân công giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ chuyên môn, có
kinh nghiệm trong công tác giáo dục, đào tạo, quản lí và nghiên cứu khoa
học. Giảng viên giảng dạy nhiệt tình giúp học viên nắm bắt được nội dung
các chuyên đề sâu rộng, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức, kĩ năng
cơ bản, thiết thực sát với chức trách nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp
giáo viên tiểu học hạng II.
*Đối tượng kiến nghị:
1. Đối với sở Giáo dục - Đào tạo
Luôn cập nhật thông tin mới cần gửi tới các phòng giáo dục và chỉ đạo để bồi
dưỡng cho giáo viên kịp thời, giúp cho giáo viên cập nhật những điểm mới nhất
để vận dụng vào thực tiễn dạy học.
2. Đối với trường Đại học sư phạm Huế
Cần bố trí thời gian học các chuyên đề thi thăng hạng chức danh nghề
nghiệp trong hè để thuận lợi hơn cho giảng viên giảng dạy và học viên
tham gia khóa học.
Tôi xin cam đoan những nội dung trên là hoàn toàn trung thực, không sao
chép. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung đề tài của mình.
Lâm Hà, ngày 29 tháng 3 năm 2018
Người viết

Nguyễn Thị Bé

You might also like