ASEAN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

I. Khái quát chung và giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN.

Chức năng của các cơ quan giải quyết tranh chấp


1.1 Khái quát chung và giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN
1.1.1 Khái niệm về cơ chế giải quyết tranh chấp
Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm
pháp luật và thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như thi hành phán quyết của cơ quan
giải quyết tranh chấp trong ASEAN.
Theo khoa học Luật quốc tế Việt Nam, các nhà nghiên cứu luật có quan điểm cho
rằng: “Tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ ASEAN chủ yếu được phân hóa thành hai
loại, đó là tranh chấp kinh tế và tranh chấp chính trị-pháp lý. Đối với mỗi loại tranh
chấp, ASEAN có các điều ước quốc tế chuyên môn để cơ quan thẩm quyền giải quyết.
Đặc biệt, với tranh chấp kinh tế của các quốc gia ASEAN, việc nghiên cứu tổng thể
thống nhất các cơ quan giải quyết tranh chấp, cách thức, trình tự, thủ tục giải quyết
được giải quyết theo nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp .
1.1.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp truyền thống của ASEAN là các tranh chấp giữa
các quốc gia thành viên phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không can
thiệp vào nội bộ của nhau trên cơ sở hợp tác hiệu quả giữa các bên, tôn trọng nguyên
tắc thỏa thuận, kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi có tranh
chấp. Nhìn chung thì, các văn kiện của ASEAN về biện pháp giải quyết tranh chấp
đều khuyến khích các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng thiện chí, quyết tâm để
ngăn ngừa các diễn biến xấu.
  Theo Hiệp ước Thân Thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali năm 1976
hay viết tắt là TAC) quy định về nguyên tắc chung khi có tranh chấp phát sinh, Hiệp
ước Bali khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trước
khi lựa chọn các biện pháp khác. Các bên tranh chấp có thể giải quyết bằng các biện
pháp như đàm phán; trung gian hòa giải; trọng tài,..
Trong Hiến Chương ASEAN, các biện pháp giải quyết tranh chấp khá đa dạng.
Các bên có thể sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác nhau như đề nghị
bên thứ ba, hòa giải, trung gian hoặc trọng tài. Việc lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp tùy thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp.
Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Các bên đương sự trong cuộc
tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an
ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường
đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc
những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn
của mình”.
Việc áp dụng giải quyết tranh chấp kinh tế của các nước ASEAN cũng tuân thủ
quy định Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc. Các biện pháp giải quyết tranh chấp
kinh tế bao gồm giải quyết tranh chấp theo kênh tài phán và giải quyết theo kênh
ngoài tài phán thường được áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại -
đầu tư ở các nước (chủ yếu là thương lượng, trung gian, hòa giải)theo quy định của
Nghị định thư năm 2004.
1.2 Chức năng của các cơ quan giải quyết tranh chấp
      Trong khuôn khổ ASEAN, các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên được các
bên chủ động giải quyết thông qua thương lượng hòa giải. Nếu không đạt được thỏa
thuận qua thương lượng thì các bên sẽ thành lập một hội đổng cấp cao (cấp bộ trưởng)
để xem xét tranh chấp và đưa ra những quyết định cũng như những khuyến nghị thích
hợp. Cơ chế giải quyết tranh chấp này đã được quy định cụ thể trong Hiệp ước thân
thiện và hợp tác khu vực Đông Nam Á được các quốc gia ASEAN ký kết tại Hội nghị
thượng đỉnh lần thứ nhất, tổ chức tại Bali, Indonesia, tháng 2/1976.
Riêng trong lĩnh vực kinh tế, quá trình giải quyết tranh chấp được thực hiện trên cơ sở
Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp đã được các nước thành
viên ASEAN thông qua ngày 29/11/2004 (viết tắt là Nghị định thư 2004).
1.2.1 Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM)
      Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN là cơ quan giải quyết chức năng chuyên
môn cao nhất. Các phiên họp cúra AME được thực hiện thường niên. Trường hợp cần
thiết, AEM có thể triệu tập bất thường nhằm chỉ đạo việc hợp tác trong khuôn khổ
ASEAN.
      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định thư năm 2004 thì hội nghị AEM có
thẩm quyền thành lập cơ quan phúc thẩm gồm 3 thành viên trong số 7 thành viên của
Cơ quan phúc thẩm thường trực dp AEM bổ nhiệm với nhiệm kì 4 năm.
      Chức năng của cơ quan phúc thẩm này là giải quyết các kháng cáo đối với các
tranh chấp mà Ban thẩm đã xem xét, giải quyết tranh chấp được toàn diện, khách
quan, đảm bảo sự công bằng trong các phán quyết.
      Như vậy, AEM không phải là cơ quan chuyên trách về giải quyết tranh chấp, chức
năng này được AEM kiêm nhiệm với tư cách là cơ quan chỉ đạo các hoạt động hợp tác
kinh tế trong ASEAN. Đồng nghĩa với điều này, AEM không phải là cơ quan giải
quyết kháng cáo mà việc giải quyết kháng cáo của các bên tranh chấp thuộc vè cơ
quan phúc thẩm do AEM thành lập. Vì vậy, vai trò của cơ quan AEM không thực sự
rõ ràng trong việc giải quyết tranh chấp.
1.2.2 Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM)
      Hội nghị các cơ quan kinh tế cấp cao là cơ quan của tổ chức ASEAN được thành
lập nahwfm thực hiện các nhiệm vụ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên (cơ
quan chấp hành) theo đúng đường lối chỉ đạo và chính sách kinh tế chung được
ASEAN thông qua trong lĩnh vực hợp tác giữa kinh tế các quốc gia là thành viên.
      Trong giải quyết tranh chấp lĩnh vực kinh tế của ASEAN, Hội nghị và các quy
định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định liên quan, trừ khi có quy
định khác trong hiệp định liên quan đó. Theo đó, SEOM có quyền thành lập Ban Hội
Thẩm, thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, giám sát việc thi
hành các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc
thẩm đã được SEOM thông qua và cho phép tạm ngừng ưu đãi và các nghĩa vụ khác
theo các hiệp định liên quan.
      Như vậy, SEOM sẽ có các thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp như thành
lập Ban hội thẩm; Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm; Giám
sát việc thực hiện các phán quyết đã được SEOM thông qua; Cho phép hoãn thi hành
các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp định của ASEAN.
       Từ góc độ pháp lý, SEOM cũng không được xem là cơ quan chuyên trách giải
quyết các tranh chấp kinh tế giữa các quốc gia của ASEAN mà chỉ là cơ uqan có chức
năng thực hiện các nhiệm vụ phối hợp trong nhiệm vụ giải quyết tranh chấp kinh tế.
Việc SEOM tiến hành thủ tục thành lập Ban Hội thẩm còn gặp nhiều vướng mắc vì
trong trường hợp SEOM khống tiến hành họp sẽ mất nhiều thời gian hơn, ảnh hưởng
đến thời gian giải quyết tranh chấp.
1.2.3 Ban thư ký 
      Theo quy định tại Điều 19 Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh
chấp năm 2004 thì Bạn thư kí có các trách nhiệm sau:
 Trợ giúp cho Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm trong các vấn đề về pháp lý,
lịch sử, thủ tục có liên quan đến vấn đề được giải quyết cũng như những trợ
giúp về mặt thư ký, kĩ thuật; 
 Trợ giúp cho SEOM trong việc giám sát và theo dõi việc thực hiện các kết luận
và khuyến nghị trình báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thế lần đã
được SEOM thông qua.
 Ban Thư ký là nơi tiếp nhận và xử lý tất cả các tài liệu có liên quan đến tranh
chấp.
 Trên cơ sở tham vấn với SEOM, Ban thư ký sẽ cập Nhật danh mục các hiệp
định có liên quan quy định tại Phụ lục I khi cần thiết. Ban thuế ký sẽ thông báo
cho các nước thành viên về các thay đổi đó 
2.4 Ban hội thẩm Panel
      Thành phần Ban Hội thẩm đó SEOM thành lập theo quy định tại ĐIều 2 Khoản 1
Nghị định thư năm 2004, bài gồm những cá nhân có trình độ, tính độc lập và có kiến
thức, kinh nghiệm trơn. Lĩnh vực thuộc các cơ quan chính phủ và phi chính phủ,
những người đang tiến hành điều tra hoặc đệ trình vụ việc tranh chấp lên Ban hội
thẩm, những người đang làm việc trong Ban thư ký, những người giảng dạy hoặc xây
dựng luật, chính sách thương mại quốc tế, cũng có thể là quan chức chính sách thương
mại cấp cao của các nước thành viên.
      Công dân của các nước thành viên có liên quan tranh chấp không được tham gia
vào ban hội thẩm giải quyết tranh chấp đó, trừ trường hợp có sự đồng ý của các bên
liên quan trong tranh chấp 
      Ban hội thẩm gồm 3 thành viên: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội
thẩm nếu các bên tranh chấp đồng ý, Ban hội thẩm có thể bao gồm 5 thành viên 
      Chức năng của Ban hội thẩm là đánh giá khách quan toàn bộ nội dung vụ tranh
chấp được đệ trình gồm sự kiện, tình tiết và khả năng áp dụng pháp luật trong việc
giải quyết tranh chấp.
2.5 Cơ quan phúc thẩm 
      Cơ quan phúc thẩm có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của các
quốc gia ASEAN. Thành viên cơ quan phúc thẩm ASEAN bao gồm 7 người. Mỗi vụ
tranh chấp giải quyết theo quy trình phúc thẩm sẽ được một Hội đồng gồm: 3 thành
viên thụ lí và giải quyết theo trình tự phúc thẩm (Điều 12 khoản 1 Nghị định thư năm
2004)
     Nhiệm kỳ bổ nhiệm của các thành viên cơ quan phúc thẩm là 4 năm. Mỗi thành
viên có thể tái bổ nhiệm 1 lần. Trong trường hợp người được bổ nhiệm thay thế thành
viên của cơ quan phúc thẩm trước khi thành viên đó kết thúc nhiệm kì sẽ làm việc
trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ của người tiền nhiệm (Điều 12 khoản 2 nghị định
thư năm 2004)
      Thành viên của cơ quan phúc thẩm là những người có năng lực được thừa nhận, có
kiến thức chuyên môn về luật thương mại quốc tế và về các vấn đề của các hiệp định
liên quan đến tranh chấp kinh tế, thương mại.
1.2 Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp
      Từ khi ASEAN được thành lập năm 1967 đến nay, hợp tác giữa các nước thành
viên đã có những bước tiến bộ đáng kể. Các nước ASEAN đã xây dựng được những
cơ chế hợp tác với nhau trên cơ sở song phương cũng như đa phương về các mặt kinh
tế, chính trị - an ninh, văn hoá xã hội, và các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành khác.
Hợp tác chính trị được đánh giá là mặt hợp tác thành công hơn cả của ASEAN trong
những năm qua. Và chính ở lĩnh vực này, vai trò của tổ chức đối với các nước thành
viên được thể hiện rõ rệt nhất. Điều được thừa nhận rộng rãi về vai trò của ASEAN
đối với các nước thành viên là việc xử lý ổn thoả các mối bất đồng, tranh chấp giữa
các nước thành viên, không để dẫn đến xung đột, tạo điều kiện xây dựng một môi
trường hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các nước thành viên để từ đó giúp họ thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một khu vực ĐNA thống nhất, vững
mạnh trước các sức ép từ bên ngoài.
Hợp tác kinh tế ASEAN tuy cũng được tăng cường và kinh tế từng nước ASEAN đều
đạt mức tăng trưởng cao, nhưng vai trò của ASEAN về mặt kinh tế đối với các nước
thành viên vẫn chưa đáp ứng được với những mong đợi chung. Ngoài những thách
thức trên, khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu và phân tích về khu vực ĐNA cho rằng
đối với các vấn đề an ninh mà ĐNA đang phải đối phó hiện nay, thì thách thức trong
thế kỷ 21 chính là sự phát triển các thể chế hoặc cơ chế khu vực để giải quyết các vấn
đề an ninh khu vực. Như vậy khả năng của ASEAN tiếp tục đóng vai trò chủ đạo và
kiểm soát được những bước đi tiếp theo của ARF sẽ rất quan trọng nếu không nói là
quyết định đến vai trò của ASEAN trong các vấn đề an ninh của khu vực. Vị trí và vai
trò của ASEAN đối với khu vực ASEAN nói riêng và Châu Á - TBD nói chung sẽ
phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ASEAN xử lý và vượt qua những thách thức đó, mà
nhiều vấn đề trong đó vượt cả khả năng giải quyết của một quốc gia hay những quan
hệ song phương. 
 
 
 
 
 

You might also like