Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Ngày soạn:

CHỦ ĐỀ LỚP GIÁP XÁC


Môn: Sinh học 7

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT


Chủ đề này gồm 02 bài:
Bài 22. Tôm sông (Mục I.2. Các phần phụ tôm và chức năng và Mục I.3. Di chuyển -
Khuyến khích học sinh tự đọc)
Bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
Thời lượng: 2 tiết
Tiết 1: HĐ khởi động, hoạt động 1 (HĐ hình thành kiến thức)
Tiết 2: Hoạt động 2 (HĐ hình thành kiến thức), HĐ luyện tập và HĐ vận dụng- mở rộng.
II. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
- Biết được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi đời sống ở nước
- Mô tả được hoạt động sống của tôm ( di chuyển, tự vệ)
- Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của
chúng trong nhiều môi trường khác nhau.
- Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con
người
III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1.1 Kiến thức:
+ Mô tả được cấu tạo và hoạt động sống của tôm sông.
+ Nêu được khái niệm về lớp giáp xác.
+ Học sinh nắm được vì sao tôm được xếp vào lớp giáp xác, ngành chân khớp .
+ Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài giáp các điển hình, sự phân bố rộng của
chúng trong nhiều môi trường khác nhau.
+ Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực
phẩm cho con người.
+ Trình bày được tập tính của một số giáp xác
1.2. Kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng sau:
+ Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
+ Kĩ năng tìm kiếm thông tin
+Rèn kĩ năng quan sát cách di chuyển của tôm sông
1.3. Thái độ
- HS hăng say học tập, yêu thích bộ môn
- Yêu thiên nhiên và biết cách chăm sóc bảo vệ động vật
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Các kỹ năng chuyên biệt: Năng lực quán sát, phân ;loại, thí nghiệm, tìm mối quan hệ.
IV. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
thấp cao
1. Cấu tạo - Nêu đặc - Giải thích - Vận dụng -Bảo vệ môi
ngoài và đời điểm cấu tạo một số tập tạo môi trường nước
sống ngoài cơ thể tính trong trường trong
- Đặc điểm sinh sản của nuôi tôm. - Giải thích
môi trường tôm được vì sao
- Hoạt động tôm chết vỏ
của dinh tôm lại
dưỡng của chuyển màu
tôm trong tự
nhiên
2.Đa dạng và - Nhận biết - Nhận biết - Giải thích - Đề ra biện
vai trò của được đại diện được lợi ích một số hiện pháp bảo vệ
giáp xác và môi và tác hại của tượng trong đa dạng của
trường sống. giáp xác nuôi thủy sản Giáp xác
- sự đa dạng
của giáp xác

V. BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO MỨC ĐỘ YÊU CẦU
* Mức độ nhận biết
Câu1.Cơ thể tôm chia làm mấy phần chính
a, 1 phần
b, 2 phần
c, 3 phần
d, 4 phần
Câu 2 :Đặc điểm vỏ cơ thể của tôm sông là :
a, Cấu tạo bằng cutincun
b, Cấu tạo bằng xenlulozo
c, Cấu tạo bằng kitin
d Cấu tạo bằng canxi
Câu 3 : Màu sắc của vỏ tôm do yếu tố nào sau đây quyết định :
a, Môi trường sống
b, Giới tính của tôm
c, Thức ăn của tôm
d,Thời gian sống của tôm
Câu 4 : Số lượng đôi chân bơi của tôm sông là :
a, 5 đôi
b, 6 đôi
c, 7 đôi
d, 4 đôi
Câu 5: kể tên một số đại diện thường gặp của lớp giáp xác? Chúng có lối sống như thế
nào?
* Mức độ thông hiểu
Câu 6.Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm :
Câu 7. Vì sao tôm được gọi là động vật giáp xác?
Câu 8. Chứng minh giáp xác đa dạng và phong phú
Câu 9. Tại sao khi sơ chế tôm người ta phải rút bỏ chỉ sống lưng của tôm ( đối với tôm
to) ?
Câu 10. Vì sao mọt ẩm chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt
Câu 11: Đố vui : Em cho biết câu đó sau nhắc đến loài vật nào? Giải thích những đặc điểm
liên quan trong câu đố:
Đầu khóm trúc
Lưng khúc rồng
Sinh bạch tử hồng
Xuân hạ thu đông
Bốn mùa đều có
Câu 12: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? 
Câu 13: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?
* Mức độ vận dụng thấp
Câu 14. Vì sao ở các ruộng nuôi tôm người ta thường có các bánh xe quay nước?
Câu 15. Tại sao địa phương chúng ta không có gia đình nào nuôi tôm?
Câu 16. Khi đi câu tôm hoặc cất vó tôm, để dụ tôm người ta thường rang cám gạo thơm rồi
ném xuống?
Câu 17. Theo em mô hình nuôi tôm thương phẩm ở nhiều nơi đang làm có mặt trái nào
không? Đề xuất biện pháp để khắc phục?
Câu 18. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng của giáp xác?
Câu 19 : Thế nào là tôm bấy?
Câu 20: Nhận biết các đại diện bằng cách nào
Câu 21: Tại sao khi rang tôm người ta thường mở vung cho tôm đỡ khai?
Câu 22: Hiện nay người ta không chỉ nuôi tôm mà còn nuôi cua ở địa phương em có nuôi
cua không? em hay mô tả mô hình nuôi cua như thế nào?
* Mức độ vận dụng cao
Câu 23. Vì sao khi kho tôm vỏ tôm bị đổi màu?
Câu 24: Giải thích hiện tượng tôm nổi lờ đờ (tôm ối) vào những ngày thời tiết thay đổi
( thời điểm chuyển giao giữa những ngày nắng và ngày mưa) ?
Câu 25 : Trong thực tế, thỉnh thoảng ta gặp những cá thể tôm (hoặc cua) có lớp vỏ ngoài
rất mềm. Bằng hiểu biết bản thân em hãy giải thích hiện tượng này.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC- GIÁO DỤC:
1. Chuẩn bị của GV và HS
1.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu
-Mẫu vật: Tôm sông còn sống: 2 con . Tranh H22. Bô can, đèn cồn, diêm, bộ đồ mổ, kính
lúp.
- Tranh phóng to hình 24 trong SGK (1-7) hoặc tranh ảnh sưu tầm
2.2. Học sinh : Tìm hiểu nội dung kiến thức theo mẫu phiếu học tập
Đặc điểm Kích thước Cơ quan di Lối sống Đặc điểm khác
Đại diện chuyển
1. Mọt ẩm
2. Sun
3. Rận nước
4. Chân kiến
5. Cua đồng
6. Cua nhện
7. Tôm ở nhờ
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc mẫu vật một số giáp xác thường gặp
- Mẫu tôm sông chuẩn bị theo nhóm
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Dạy học nhóm
- Trực quan
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Động não
- Giải quyết vấn đề
3. Tổ chức các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được khái quát nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh trước khi
vào bài học.
Phương pháp: Hoạt động nhóm, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, hoàn tất nhiệm vụ
b. Phương thức tổ chức hoạt động
-Giáo viên cho học sinh giải câu đố phần câu hỏi cuối bài: “ Đầu khóm trúc………..”
*Giới thiệu chủ đề(2’)
Chân khớp là một ngành có số lượng lớn, chiếm 2/3 số loài động vật đã biết.chúng có phần
phụ phân đốt,khớp động với nhau. Vì thế chúng gọi là chân khớp
Ngành chân khớp có 3 lớp lớn : Lớp giáp xác
Lớp hình nhện
Lớp sâu bọ
Lớp giáp xác sống ở nước ngọt,nước mặn,có cơ quan hô hấp là mang.các đại diện thường
gặp là tôm,cua,cáy,rận nước,mọt ẩm.... Trong chủ đề này chúng ta tìm hiểu về đặc điểm
đời sống và cấu tạo của lớp giáp xác thông qua đại diệm là tôm sông.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Đánh giá kết quả hoạt động
Dựa vào câu trả lời của HS trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 (Tiết 1): Tôm sông (Thời gian 33 p)
a. Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo ngoài của châu chấu, nắm được đặc điểm dinh
dưỡng và đặc điểm sinh sản của tôm sông
Phương pháp: Hoạt động nhóm, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, hoàn tất nhiệm vụ
b. Phương thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV& HS Nội dung
Hoạt động 1:Cấu tạo ngoài của tôm I. Cấu tạo ngoài của tôm sông
sông (15’) - Cơ thể gồm 2 phần: đầu – ngực và
*GV hướng dẫn nội dung quan sát: bụng, mỗi phần có nhiều phần phụ thực
*Quan sát cấu tạo ngoài : hiện các chức năng khác nhau
+Vỏ cơ thể - Vỏ:+ Kitin ngấm canxi nên cứng , tác
-Thực hiện theo hướng dẫn- Đối chiếu dụng che chở và là chỗ bám cho cơ .
mẫu vật với thông tin để kiểm tra đặc + Có sắc tố giúp màu sắc giống
điểm của vỏ tôm của môi trường.)
-Yêu cầu HS bóc một vài khoanh vỏ,
nhận xét độ cứng?
- GV cho HS quan sát mẫu vật là con
tôm sông sống và chín kết hợp nội dung
thông tin SGK trang 74 tìm hiểu về cấu
tạo vỏ tôm, các phần của cơ thể tôm.
- HS quan sát mẫu tôm đối chiếu với
tranh vẽ, phân biệt các phần cơ thể
- Gv thực hiện thí nghiệm chuyển màu
vỏ tôm bằng cách nướng tôm trên ngọn
lửa đèn cồn
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc
điểm cấu tạo ngoài của tôm
- HS kết luận
Hoạt động 2:Tìm hiểu hoạt động dinh II. Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng
dưỡng của tôm sông (10’) của tôm sông
*GV hướng dẫn nội dung quan sát: +Tôm ăn tạp , kiếm ăn vào ban đêm.
Quan sát hoạt động dinh dưỡng của tôm + Hệ tiêu hóa phân hóa: thức ăn tiêu
sông. hóa ở dạ dày, hấp thu ở ruột
-Thực hiện theo hướng dẫn + Trao đổi khí qua mang
- Dinh dưỡng: Cho vào trong bocan vài + Bài tiết qua tuyến bài tiết nằm ở gộc
hạt cơm hoặc 1 con giun nhỏ sau đó đôi râu thứ hai
quan sát cách bắt mồi , kết hợp việc sử
dung thông tin sgk tr. 75 để nắm được
cách dinh dưỡng của tôm sông.Và trả lời
các câu hỏi:
+ Thức ăn của tôm là gì?
+ Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong
ngày?
+ Vì sao người ta dùng thính thơm để dụ
tôm?
+ Cơ quan nào của tôm thực hiện trao
đổi khí?
+ Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở
đâu?
- Thảo luận trong nhóm và điền nội dung
để trống trong bảng trang 75 SGK

_HS thả tôm trong bocan chứa nước và


quan sát hoạt động di chuyển của tôm,
sau đó ghi lai cách di chuyển của tôm.
-Cho vào trong bocan vài hạt cơm hoặc
1 con giun nhỏ sau đó quan sát cách bắt
mồi , kết hợp việc sử dung thông tin sgk
tr. 75 để nắm được cách dinh dưỡng của
tôm sông , thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Hoạt động 3:Tìm hiểu về sinh sản của III. Đặc điểm sinh sản của tôm sông
tôm sông (8’) - Tôm phân tính
*GV hướng dẫn học sinh phân biệt : + Con đực: càng to hơn con cái
tôm đực và tôm cái chủ yếu đựa vào + Con cái có tập tính ôm trứng
kích thước đôi càng. - Đẻ trứng, sự phát triển trải qua nhiều
- HS tiến hành quan sát theo các nội lần lột xác
dung đã hướng dẫn.
- HS quan sát đến đâu ghi chép đến đó.

+ Quan sát một con tôm trứng để biết về


tập tính ôm trứng và bảo vệ trứng .
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sinh
sản của tôm
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, bài tập HĐ nhóm
d. Đánh giá kết quả hoạt động (7’)
GV phát phiếu kiểm tra đánh giá cho HS
- Sử dụng các câu hỏi đã biên soạn để kiểm tra đánh giá: Câu 1, 2,3,4,5,6,7,14,24
Hoạt động 2 (Tiết 2): Vai trò của lớp giáp xác (30 p)
a.Mục tiêu:
- Học sinh trình bày một số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác
thường gặp.
- Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác.
Phương pháp: Hoạt động nhóm, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, hoàn tất nhiệm vụ
b. Phương thức hoạt động
* ĐVĐ (1’): GV cho HS chơi trò chơi nhanh trong vòng 3 phút: Các nhóm thi xem nhóm
nào viết được nhiều tên các loài giáp xác nhất bằng cách thảo luận rồi lên bảng viết tên các
giáp xác, sau đó giáo viên chốt đội thắng
Hoạt động của GV&HS Nội dung
Hoạt động 1: Một số giáp xác I. Một số giáp xác khác
khác(15’) - Giáp xác có số lượng loài lớn, sống ở các
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 24 môi trường khác nhau, có lối sống phong
từ 1-7 SGK, và một số hình ảnh giáo phú.
viên chiếu trên phông chiếu, đọc thông
báo dưới hình, hoàn thành phiếu học
tập.
- HS quan sát hình, đọc chú thích SGK
trang 79, 80 ghi nhớ thông tin.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu
học tập.
- GV gọi HS lên bảng điền trên bảng.
- Đại diện nhóm lên điền các nội dung,
các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.

Đặc điểm Kích Cơ quan di


Lối sống Đặc điểm khác
Đại diện thước chuyển
1. Mọt ẩm Nhỏ Chân ở cạn Thở bằng mang
2. Sun Nhỏ Đôi râu lớn Cố định Sống bám vào vỏ tàu
3. Rận nước Rất nhỏ Chân kiếm Sống tự do Mùa hạ sinh toàn con
cái
4. Chân kiến Rất nhỏ Chân bò Tự do, kí sinh Kí sinh: phần phụ
tiêu giảm
5. Cua đồng Lớn Chân bò Hang hốc Phần bụng tiêu giảm
6. Cua nhện Rất lớn Chân bò Đáy biển Chân dài giống nhện
7. Tôm ở nhờ Lớn Chân bò ẩn vào vào vỏ Phần bụng vỏ mỏng
ốc và mềm

- Từ bảng GV yêu cầu HS thảo luận: - HS thảo luận và rút ra nhận xét.
- Trong các đại diện trên loài nào có ở + Tuỳ địa phương có các đại diện khác
địa phương? Số lượng nhiều hay ít? nhau.
- Nhận xét sự đa dạng của giáp xác? + Đa dạng:
Số loài lớn
Có cấu tạo và lối sống rất khác nhau
Hoạt động của GV Nội dung
Hoạt động 2: Vai trò thực tiễn(15’) II. Vai trò thực tiễn
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK - Lợi ích:
và hoàn thành bảng 2. + Là nguồn thức ăn của cá.
- HS kết hợp SGK và hiểu biết của bản thân, + Là nguồn cung cấp thực phẩm
làm bảng trang 81. + Là nguồn lợi xuất khẩu.
- GV kẻ bảng gọi HS lên điền. - Tác hại:
- HS lên làm bài tập, lớp bổ sung + Có hại cho giao thông đường
- Từ thông tin của bảng, HS nêu được vai thuỷ
trò của giáp xác. + Có hại cho nghề cá
- Nếu chưa chính xác GV bổ sung thêm: + Là vật chủ trung gian truyền
- Lớp giáp xác có vai trò như thế nào? bệnh giun sán.
- GV có thể gợi ý bằng cách đặt các câu hỏi
nhỏ:
- Nêu vai trò của giáp xác với đời sống con
người?
- Vai trò nghề nuôi tôm?
- Vai trò của giáp xác nhỏ trong ao, hồ,
biển?

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’)


a. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt
động hình thành kiến thức về bài học.
Phương pháp: Hoạt động nhóm, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, hoàn tất nhiệm vụ
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b. Cách tiến hành hoạt động
- GV đưa ra các bài tập luyện tập, yêu cầu HS hoạt động cá nhân/nhóm/cặp đôi hoàn thành
bài tập
- HS thực hiện làm bài tập, báo cáo kết quả
- GV hướng dẫn đáp án, chốt kết quả
BÀI TẬP:
Câu 1.Chứng minh giáp xác đa dạng và phong phú
Câu 2: Giáp xác có vai trò gì trong thực tiễn?
Câu 3. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng của giáp xác?
c. Sản phẩm, kết quả hoạt động
Kết quả trả lời các câu hỏi và bài tập của HS
d. Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát: Khi cá nhân làm việc GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng
mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/ lời giải của HS về các câu trả lời Gv tổ chức
cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai lầm cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG (7’)
a. Mục tiêu:
Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt
đời.
Phương pháp: Hoạt động nhóm, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, hoàn tất nhiệm vụ
b. Cách tiến hành hoạt động
Câu 1. Tại sao địa phương chúng ta không có gia đình nào nuôi tôm?
Câu 2. Theo em mô hình nuôi tôm thương phẩm ở nhiều nơi đang làm có mặt trái nào
không? Đề xuất biện pháp để khắc phục?
Câu 3: Giải thích hiện tượng tôm nổi lờ đờ (tôm ối) vào những ngày thời tiết thay đổi
( thời điểm chuyển giao giữa những ngày nắng và ngày mưa) ?
c. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. (1’)
- Đọc mục “Em có biết”
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng 1, 2 bài 25 SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: con nhện.
E. RÚT KINH NGHIỆM

You might also like