N I Dung NGÀNH RÊU

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

NGÀNH RÊU

1. Huỳnh Ngọc Bảo Hân - 47.01.301.045 ( Nhóm trưởng ) 


2. Phạm Thị Huỳnh Như - 47.01.301.073 ( Nhóm phó) 
3. Vương Mỹ Quý - 47.01.301.082  
4. Đặng Huyền Trân - 47.01.301.028   
5. Nguyễn Nam Phương - 47.01.301.079  

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH RÊU:

Rêu Weeping
Rêu Java
Một số loại rêu rừng

- Là ngành Thực vật bậc cao nguyên thủy, có cấu tạo rất đơn giản.
- Ở những đại diện thấp,cơ thể có dạng tản.

Rêu tản khuyết vành


Rêu sừng hươu

- Ở những đại diện tiến hóa cao hơn thì cơ thể có sự phân hóa thành thân, lá nhưng
chưa có rễ thật mà chỉ có rễ giả đơn hoặc đa bào.
Rêu tường
- Chưa có mô dẫn và mô cơ nên thích nghi kém với đời sống ở cạn  thường mọc
ở những nơi ẩm ướt, thành đám dày.
- Tiến hóa theo một hướng riêng biệt với thể giao tử (n) chiếm ưu thế so với thể bào
tử (2n).
- Sự thụ tinh hoàn toàn nhờ nước.
II. CHU TRÌNH SỐNG CỦA RÊU
Trong chu trình phát triển, cây rêu trưởng thành là thể giao tử (n) chiếm ưu thế so với thể
bào tử (2n) , mang cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn đa bào.
Túi tinh có dạng hình cầu hay hình trứng nằm trên một cuống ngắn, trong chứa nhiều tế
bào. Mỗi tế bào này về sau sẽ cho hai tinh trùng có roi.
Túi noãn đa bào hình chai, phần dưới phình to là bụng, trong chứa noãn bào, phần cổ hẹp
là một dãy tế bào về sau hóa nhầy để dẫn đường cho tinh trùng thụ tinh với noãn.
Rêu thụ tinh nhờ nước. Tinh trùng bơi đến gặp noãn nhờ sự hấp dẫn của các chất do túi
noãn tiết ra.
Sau khi thụ tinh sẽ hình thành hợp tử (2n). Hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển
thành thể bào tử (2n) hay thể mang túi.
Thể bào tử có 3 phần: phần chân đâm vào thể giao tử để hút chất dinh dưỡng, phần cuống
nối tiếp với chân và phần đầu phình to thành túi bào tử.
Trong túi bào tử có các tế bào mẹ bào tử (2n) về sau giảm phân hình thành các bào tử (n).
Bào tử được phát tán nhờ gió, gặp nơi đất ẩm sẽ nảy mầm hình thành các sợi màu xanh
lục gọi là sợi sơ cấp (nguyên ty).
Một số tế bào của sợi sơ cấp phân chia mạnh tạo nên các chồi và phát triển thành cây rêu
mới là thể giao tử (n).
III. SO SÁNH RÊU VỚI CÁC NGÀNH KHÁC
Rêu Dương xỉ
Giống Có thân và lá thật
Sinh sản bằng bào tử
Cơ quan sinh sản túi bào tử
Khác:
Rễ Rễ giả Rễ thật
Thân chưa có mạch dẫn, chưa có sự có mạch dẫn
phân nhánh
Lá chưa có mạch dẫn, có một lớp tế có mạch dẫn, lá non thường cuộn
bào,chưa có đường gân giữa. tròn ở đầu.
Thể bào tử và Thể giao tử: chiếm ưu thế Thể giao tử: tiêu giảm, sống độc
giao tử  lập, có thể quang hợp
Thể bào tử: tiêu giảm, sống nhờ Thể bào tử: chiếm ưu thế
trên thể giao tử lấy dinh dưỡng
Vị trí cơ quan Ngọn cây Túi bào tử tập hợp thành bông ở
sinh sản đầu cành hoặc thành ổ túi bào tử
dưới mặt lá già
Phương thức Vô tính, bằng truyển thể (rêu Hữu tính, thụ tinh nhờ nước (rêu
sinh sản tản) cạn)
Hữu tính, thụ tinh hoàn toàn
nhờ môi trường nước

Rêu Thông đá
Rễ Rễ giả Rễ thật
Thân chưa có mạch dẫn, chưa có Có mạch dẫn
sự phân nhánh
Lá chưa có mạch dẫn, có một Có đường gân giữa, lá nhỏ
lớp tế bào,chưa có đường xếp xít trên thân, gồm một
gân giữa. bó mạch từ thân phân
nhánh vào
Thể bào tử Tiêu giảm, sống nhờ trên Thể bào tử chiếm ưu thế
thể giao tử lấy dinh dưỡng
Vị trí cơ quan sinh sản Ngọn cây Nằm trên lá đặc biệt gọi là
lá bào tử tập hợp thành
bông bào tử ở ngọn cành
Phương thức sinh sản Thụ tinh hoàn toàn nhờ Hữu tính
môi trường nước
Rêu Thông
Rễ Rễ giả Rễ thật
Thân chưa có mạch dẫn, chưa có Cây có thân gỗ, thân bụi,
sự phân nhánh không có thân thảo, có cấu
tạo thứ cấp nhưng chưa có
mạch thông.
Lá chưa có mạch dẫn, có một Lá phân 2, nhiều loài có lá
lớp tế bào, chưa có đường hẹp, dạng kim hay dạng
gân giữa. vảy
Thể bào tử Tiêu giảm, sống nhờ trên thể bào tử chiếm ưu thế
thể giao tử lấy dinh dưỡng
Phương thức sinh sản Thụ tinh hoàn toàn nhờ Sự thụ tinh không cần nước
môi trường nước và có sự thụ tinh đơn
Cơ quan sinh sản Túi bào tử 2 loại bào tử:
-Bào tử nhỏ là hạt phấn
nằm trong túi bào tử nhỏ là
túi phấn, và nằm ở mặt
dưới lá bào tử nhỏ. Lá bào
tử nhỏ tập trung lại thành
nón đực ở đầu cành.
-Bào tử lớn là noãn nằm ở
túi bào tử lớn, noãn nằm ở
mặt bụng hoặc hai bên
sườn của lá bào tử lớn. Lá
bào tử lớn tập trung thành
nón cái. Noãn về sau phát
triển thành hạt.
Noãn chưa được lá noãn
bọc kín nên gọi là hạt trần

Rêu Hạt kín


Rễ Rễ giả Rễ thật
Mạch dẫn Chưa có mạch dẫn Trừ một số loài nguyên
thủy, hầu hết đã có mạch
thông, trong gỗ có sợi gỗ
để nâng đỡ.
Hoa Không có Có hoa điển hình
Quả Không có Có sự xuất hiện quả từ bầu
nhụy bao lấy hạt do noãn
tạo nên
Thể bào tử Tiêu giảm, sống nhờ trên Thể bào tử chiếm ưu thế,
thể giao tử lấy dinh dưỡng thể giao tử giảm đến mức
tối đa
Phương thức sinh sản Thụ tinh hoàn toàn nhờ Có sự thụ tinh kép
môi trường nước

MỘT SỐ LOÀI ĐẠI DIỆN VÀ ỨNG DỤNG CỦA LOÀI

Lớp Rêu sừng:


 Chi Anthoceros
- Rêu sừng hươu (Anthoceros agrestis): chi Anthoceros hoang dã

Rêu sừng hưu được chụp bởi BerndH tại Swabian-Franconia, Đức
Rêu sừng hưu được chụp bởi Hermann Schachne
+ Tình trạng bảo tồn: An toàn
+ Phân bố: Bắc Mỹ, phía Bắc Mexico, Đức,...
+ Đặc điểm: khó tìm, không có thân hoặc lá, mà mọc thành hình hoa thị gần 2
chiều trên đất, với các thùy và rìa xù xì; có "sừng", hoặc các bào tử, mọc ra
từ các phần giữa của quả đá, và đạt chiều cao từ 1-3 cm khi trưởng
thành khá giống với hình dạng sừng hưu.

+ Ứng dụng:
 Dữ liệu trình tự bộ gen đơn bội  A. agrestis cho thấy các chủng của loài là
nguyên liệu ban đầu thích hợp cho các thí nghiệm lập bản đồ và di truyền
cổ điển.
 Các phương pháp và nguồn lực đã được phát triển để cho phép A.
agrestis được sử dụng như một loài mô hình cho các nghiên cứu phát triển,
phân tử, bộ gen và di truyền. Nuôi cấy axenic đã được thiết lập, các điều
kiện để nhân giống hữu tính và chiết xuất axit nucleic đã được tối ưu hóa,
và hai chủng có đủ sự khác biệt di truyền đã được xác định để phân tích di
truyền. Tiến bộ này cung cấp một cơ hội chưa từng có để điều tra đặc điểm
sinh học.

Lớp Rêu tản (Marchantiopsida)


Chi Marchantia
- Loài rêu tản ( Marchantia polyphorma L.) hay còn gọi là địa tiền
Hình ảnh về rêu tản thường xuất hiện rộng rãi trong vườn và các sinh cảnh ẩm
ướt. Vào mùa xuân – hè, loài rêu tản này sản sinh những cấu trúc tạo bào tử trông
như cái lọng.

+ Đặc điểm: thể giao tử, dạng tản, phân nhánh đôi và mang rể giả ở các mặt
dưới, biểu bì có lỗ khí cấu tạo đơn giản với chức năng thông khí; rêu tản
đực tạo chụp mang túi tinh; rêu tản cái mang túi noãn đã bào ở mặt dưới
+ Sinh sản: sinh dưỡng bằng truyền thể
+ Phân bố: tìm thấy phổ biến ở các vùng ôn đới
+ Ứng dụng:  
 Vào thế kỷ 19, M. polymorpha đã là một trong những loài được nghiên cứu nhiều
nhất trong khoa học thực vật. Dạng tản, bào tử và tạo đá đang phát triển đã được
sử dụng liên tục trong gần 200 năm để nghiên cứu các phản ứng hình thái và sinh
lý đối với các yếu tố môi trường khác nhau.
 Mặc dù trình tự lục lạp hoàn chỉnh của cây Marchantia đã được báo cáo cùng với
cây thuốc lá, trước các cây khác ( Ohyama và cộng sự 1986 , Shinozaki 1986 ),
các nghiên cứu tiếp theo sử dụng cây Marchantia dường như đã bị tụt hậu so với
các cây mô hình khác vì sự chậm trễ trong ứng dụng của di truyền học phân tử và
di truyền học. Tuy nhiên, thông qua việc phát triển các kỹ thuật thử nghiệm để
chuyển đổi vào thế kỷ 21, M. polymorpha đã được hồi sinh như một mô hình cây
trồng hiện đại mang lại nhiều lợi ích. Ví dụ như vòng đời ngắn, dễ nhân giống và
lai xa, tần số biến nạp cao, thể đơn bội và kích thước bộ gen nhỏ và mạng lưới
gen liên quan đến nhiều hiện tượng sinh học được bảo tồn ở dạng đơn giản hơn so
với các loài thực vật trên cạn khác.
Rêu rắn (Conocephalum conicum) phân bố trên khắp thế giới, thường được bắt gặp ở
những tảng đá cạnh suối và những nơi ẩm ướt khác. Chúng có hình dải, mặt trên bóng
láng, lốm đốm những khoang khí nhỏ trong mờ.
Rêu tản khuyết vành (Lunularia cruciata) thường được nhìn thấy trong vườn và nhà
kính, có hình dải màu lục sáng với cơ quan sinh sản đặc trưng (chén truyền thể) trông
như những móng tay nhỏ.

Rêu tản sừng hươu (Riccia fluitans) thường có hai dạng, một mọc trên bùn ướt và một
nổi trên mặt hồ. Cả hai đều có thân hình dải mảnh và phân nhánh đôi liên tục. Đây là
loại cây trồng phổ biến trong bể cá thủy sinh.
Rêu tản vảy nâu tía (Frullania tamarisci) có màu nâu tía đặc trưng, mọc thành thảm
trên thân cây và đá. Lá chính của chúng có các thùy nhỏ lõm xuống để giữ nước.

Ứng dụng:
 Khoảng 500 triệu năm trước, khi xuất hiện trên cạn các loài Rêu tản đã làm nồng độ
CO2 trong khí quyển giảm đáng kể khiến nhiệt độ trái đất hạ và kéo theo một kỳ băng
giá.
 Ngày nay Rêu tản vẫn đóng vai trò tiên phong chiếm lĩnh không gian sống mới, đặc
biệt trong việc bắt đầu hình thành đất trên địa hình cằn cỗi, trong việc duy trì độ ẩm
của đất và tái chế chất dinh dưỡng trong thảm thực vật rừng. 
 Marchantia polymorpha là một tài liệu hấp dẫn không chỉ cho sinh học tiến hóa mà
còn để làm sáng tỏ các nguyên tắc cơ bản của các hiện tượng sinh học khác nhau.

 Tổng hợp thành tựu ứng dụng 2 Lớp


 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Rêu tản và Rêu sừng có tiềm năng chỉ thị trong
nhiều lĩnh vực: ô nhiễm kim loại nặng, độ chua (pH) của môi trường, năng suất và
tình trạng dinh dưỡng của các loại rừng, biến đổi khí hậu và suy thoái rừng.
 Điều tra đa dạng sinh học của Ngành Rêu tản (Marchantiophyta) và Ngành Rêu
sừng (Anthocerotophyta) ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, đánh giá tiềm
năng hoạt chất sinh học và giá trị chỉ thị sinh thái của chúng trên cơ sở tổng quan
tài liệu của PGS.TS Nguyễn Văn Sinh năm 2019-2020.  Dự án đã phát hiện cho
khoa học 1 chi mới (Vietnamiella) và 2 loài mới (Vietnamiella epiphytica và
Calypogeia vietnamica) ở Việt Nam. Đã xây dựng được hai bộ tiêu bản với tổng
số 624 tiêu bản bao gồm 239 loài Rêu tản và Rêu sừng của 8 tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Yên Bái). Một cơ sở dữ liệu đã được xây dựng cho 624 tiêu bản của 2 bộ
mẫu với các thông tin về Ngành, Lớp, Bộ, Họ, Chi, Loài, Vĩ độ, Kinh độ, Thời
gian, Địa điểm, Sinh cảnh, Độ cao trên mặt biển, Tỉnh, Bộ mẫu.  Các kết quả
nghiên cứu tổng quan về tiềm năng hoạt tính sinh học và tiềm năng chỉ thị sinh
thái của các loài Rêu tản và Rêu sừng là thông tin định hướng cho các nghiên cứu
ứng dụng Rêu tản và Rêu sừng sau này. Hai bộ tiêu bản và cơ sở dữ liệu hai bộ
tiêu bản là tư liệu có giá trị cho nghiên cứu và quản lý tài nguyên Rêu tản và Rêu
sừng ở 8 tỉnh đã điều tra và cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Rêu tản và Rêu
sừng nói chung.

Lớp Rêu (Bryopsida)

Loài: Rêu Tường (Funaria hygrometrica Hedw) hay còn gọi là Rêu than, hồ
lô dài

Hình ảnh Rêu tường, đây là loại Cây mọc tự nhiên nơi ẩm từ độ cao 900m trở lên đến
1.100m, phổ biến trong các rừng Thông ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng);
(Funaria hygromctrica, Là một loài thân nhỏ, cao 1 - 3 cm. Lá xếp xoắn mọc sít nhau ở
đỉnh thân, tạo thành hình đầu trong có đỉnh sinh trưởng, lá phía dưới thưa hơn. Rễ giả
có dạng sợi đa bào. Thân có cấu tạo giải phẫu phức tạp hơn rêu tản: ngoài cùng là biểu
bì, tiếp đến là phần vỏ có 2 lớp ngoài và trong và trong cùng bó dẫn nhỏ. Lá có hình
trứng rộng, có gân giữa, gồm một lớp tế bào chứa nhiều diệp lục. Cơ quan sinh sản là
túi tinh và túi trứng nằm ở đỉnh chồi, tập hợp thành nón, xen lẫn với các sợi bên);

+ Ứng dụng : Dược liệu Rêu tường vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu
viêm chỉ thống, trừ thấp chỉ huyết, khư phong thông lạc. Cây được dùng trị viêm
hốc mũi, đòn ngã tổn thương, phổi nóng thổ huyết.

Sphagnum cuspidatum là một loài rêu trong họ Sphagnaceae. Loài này được Ehrh. ex


Hoffm. mô tả khoa học đầu tiên năm 1796.

+ Ứng dụng
 Rêu than bùn Sphagnum là một chất điều hòa sinh thái, tự nhiên của đất, điều hòa
không khí và độ ẩm xung quanh rễ cây để cải thiện điều kiện phát
triển.Rêu Sphagnum là một chi gồm khoảng 380 loài được chấp nhận của rêu , thường
được gọi là “ than bùn rêu” hoặc “rêu than bùn”. Nếu nhìn qua kính hiển vi sẽ thấy rõ
rêu than bùn có cấu trúc như bọt biển với nhiều lỗ nhỏ nên có khả năng chữa lành vết
thương một cách nhanh chóng và hấp thụ nước.

Ở trạng thái khô, rêu có thể hấp thụ lượng nước nhiều hơn khoảng 20 lần trọng lượng
của chính nó, tức là gấp 4 lần so với bông thấm nước; chính vì thế loài rêu này còn có
tên "sfagnos" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "bọt biển." Tính chất này của rêu được
biết đến từ thời cổ đạivì cấu trúc tế bào độc đáo của nó bao gồm các khoang lớn có
thể dễ dàng hấp thụ nước và không khí.

 Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, rêu đã được sử dụng rộng rãi
để chữa lành vết thương, đặc biệt trong các đội du kích ở Belarus, nơi có rất nhiều khu
rừng với rêu than bùn.
 Các nhà khoa học thuộc Đại học Y ở thành phố Tomsk, vùng Siberia của Nga đã phát
triển công nghệ cho phép sản xuất các sản phẩm vệ sinh từ rêu than bùn - sphagnum.
Đây là loại vật liệu thân thiện với môi trường dưới dạng sợi đàn hồi rất mỏng có thể.
được sử dụng để sản xuất khăn ăn, tã lót, sản phẩm vệ sinh phụ nữ và nhiều loại sản
phẩm khác

Rêu Than bùn đen


Khả  năng chưá nước cao, giữ phân bón, kéo dài thời gian tưới (Đặc biệt trong khí hậu
ấm áp), cải thiện kết quả canh tác.

Rêu Than bùn nâu


Than bùn nâu giàu chất hữu cơ. Nó rất thích hợp cho các hỗn hợp chất nền khác nhau để
cải thiện đặc tính phát triển của cây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1) Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Quách Văn Toàn Em. “Giáo trình
phân loại học thực vật”. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Hồ Chí Minh.
2) N.A. Campbell, J.B Reece, L.A Urry, M.L Cain, S.A Wasseman, P.V
Minorsky và R.B Jackson (2008). “Campell Biology 8th Edition”. NXB
Pearson Benjamin Cumming, Hoa Kỳ.
3) Szövényi, P., Frangedakis, E., Ricca, M. et al. Establishment of Anthoceros
agrestis as a model species for studying the biology of hornworts. BMC Plant
Biol 15, 98 (2015). https://doi.org/10.1186/s12870-015-0481-x
4) Plant and Cell Physiology, Volume 57, Issue 2, February 2016, Pages 230–
256, https://doi.org/10.1093/pcp/pcv192
5) https://aquariumvn.com/reu-wepping-ve-dep-mem-mai.html
6) https://mayaqua.vn/2022/01/02/reu-java/
7) https://dungcunhanong.com/san-pham/reu-rung-525.html
8) https://dethitailieuhoctapnlu.files.wordpress.com/2015/06/phan-loai-thuc-
vat.pdf
9) https://123docz.net/document/6011871-tom-tat-bo-mon-thuc-vat-hoc.htm
10)https://www.chegg.com/flashcards/thc-vt-hc-c2366b04-82f1-4c78-a5a5-
2bcde15eeeea/deck
11)https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-6/so-sanh-reu-va-duong-xi-
faq441543.html
12)https://explorer.natureserve.org/Taxon/ELEMENT_GLOBAL.2.777509/
Anthoceros_agrestis
13)https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Anthoceros_agrestis_060910b.jpg
14)https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Anthoceros_agrestis_
%28b,_150911-484827%29_6292.JPG
15)https://vast.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91ieu-tra-%C4%91a-dang-sinh-
hoc-%C4%91anh-gia-tiem-nang-hoat-chat-sinh-hoc-cua-nganh-reu-tan-
marchantiophyta-va-nganh-reu-sung-anthocerotophyta-o-cac-tinh-mien-nui-
phia-bac-viet-nam-20011-436.htmlhttps://accountvienst.readyhosting.com/
index.asp?prgID=2020
16)https://vast.gov.vn/de-tai-ct?
p_p_id=showview_WAR_VastCapGiayChungNhanDeTaiportlet&p_p_lifecycl
e=0&p_p_col_id=column-
2&p_p_col_pos=5&p_p_col_count=8&_showview_WAR_VastCapGiayChun
gNhanDeTaiportlet_deTaiId=4474
17)https://redsvn.net/chum-anh-can-canh-nhung-loai-thuc-vat-so-khai-nhat-trai-
dat/
18)http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/tro-35166920
19)https://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Bryopsida&list=classis
20)https://vi.wikipedia.org/wiki/Timmia
21)https://tapchimoitruong.vn/giai-phap-cong-nghe-xanh-22/reu--loai-thuc-vat-co-
kha-nang-phat-hien-va-loc-o-nhiem-26090
22)https://www.vietnamplus.vn/phat-trien-cong-nghe-san-xuat-san-pham-ve-sinh-
tu-reu-than-bun/272558.vnp

You might also like