Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2019 - 2020

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ – HOÀN KIẾM MÔN THI: HÓA HỌC 11
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian 90 phút)

Câu 1: (6 điểm)
1. Câu hỏi: Chất nào là chất lưỡng tính trong số các chất sau: Fe(OH) 3, Sn(OH)2, NaHCO3?
Trả lời:
- Học sinh A: Sn(OH)2.
- Học sinh B: Sn(OH)2, NaHCO3.
- Học sinh C: cả 3 chất trên.
Theo em bạn học sinh nào trả lời đúng? Viết phương trình hóa học (dạng phân tử, ion rút gọn) để chứng
minh.
2. Đến hết năm 2020, Hà Nội sẽ loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu nhằm giảm thiểu
tác động tiêu cực đến môi trường. Việc đốt than tổ ong chủ yếu tạo ra khí nào tác động tiêu cực đến môi
trường? Hãy viết các phương trình hóa học (đã học trong chương trình lớp 11) xảy ra.
3. Từ không khí, muối ăn, nước và các điều kiện cần thiết, viết phương trình hóa học điều chế phân đạm
amoni clorua.
Để bảo quản loại phân đạm trên, người ta phải để ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với chất có tính kiềm như
vôi bột (vôi sống). Hãy giải thích bằng phương trình hóa học.
Câu 2: (6 điểm)
1. Có 5 dung dịch gồm: Ba(NO 3)2, Na2CO3, MgCl2, K2SO4 và Na3PO4 được đựng trong 5 lọ (mỗi lọ chỉ
chứa một dung dịch); đánh số thứ tự các lọ từ 1 đến 5 không theo trật tự các chất hóa học. Xác định tên của
muối có trong mỗi lọ ban đầu, viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết rằng:
- Dung dịch trong lọ 1 tạo thành kết tủa trắng với các dung dịch trong lọ 3, 4.
- Dung dịch trong lọ 2 tạo thành kết tủa trắng với dung dịch trong lọ 4.
- Dung dịch trong lọ 3 tạo thành kết tủa trắng với các dung dịch trong lọ 1, 5.
- Dung dịch trong lọ 4 tạo thành kết tủa trắng với các dung dịch trong lọ 1, 2, 5.
- Nếu đem chất kết tủa sinh ra do dung dịch trong lọ 1 tác dụng với dung dịch trong lọ 3 phân hủy ở
nhiệt độ cao thì tạo thành một oxit kim loại.
2. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO 2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 0,4M, thu được dung dịch X. Thêm
200 ml dung dịch Y gồm Ba(NO 3)2 0,15M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thu được 3,546 gam kết tủa và
dung dịch Z. Tính giá trị của a.
Câu 3: (4 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ A cần dùng vừa đủ 14,112 lít oxi. Cho toàn bộ
sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 thấy khối lượng bình tăng 36,12 gam, có 30 gam
kết tủa; khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít. Đun nóng dung dịch trong bình lại thu được 15 gam kết
tủa.
Xác định công thức phân tử của A biết khối lượng mol phân tử của A không vượt quá 180 g/mol,
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc.
Câu 4: (4 điểm) Để hòa tan hoàn toàn 6,09 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R có hóa trị không đổi cần
300 ml dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 0,896 lít (ở đktc) hỗn hợp hai khí không màu có
khối lượng 1,48 gam, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí và dung dịch Y. Chia dung dịch Y
thành 2 phần bằng nhau. Đem cô cạn phần 1 thu được 24,265 gam muối khan. Phần 2 cho tác dụng với
dung dịch KOH dư thu được 2,465 gam kết tủa trắng.
Xác định kim loại R và nồng độ mol dung dịch HNO3 đã dùng.
(Cho: C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Ba = 137, Ca = 40, Mg = 24, Cu = 64, Zn = 65, Al = 27, Fe = 56)
-------------------------------------------------------Hết----------------------------------------------------------------
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- Học sinh không được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI OLYMPIC HÓA 11

Câu Nội dung Điểm


Câu 1 1. (2)
(6 điểm) HS B trả lời đúng. Viết đúng 4 phương trình phân tử: 0,25đ x 4 1
Viết đúng 4 phương trình ion rút gọn: 0,25đ x 4 1
2. (1,5)
Khí là CO, CO2
to
C + H2O CO + H2 0,5
C + O2 ⃗
t o CO2 0,5
C + CO2 ⃗ t o 2CO 0,5
(Thiếu điều kiện trừ ½ số điểm)
(2,5)
3.
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng → N2
Đpdd 0,5
2NaCl + 2H2O mnx 2NaOH + H2 + Cl2 0,5
H2 + Cl2 ⃗
o 0,5
t o 2HCl
t ,xt,P
N2 + 3H2 2NH3 0,5
NH3 + HCl → NH4Cl
(Thiếu điều kiện trừ ½ số điểm)
0,25
CaO + H2O →Ca(OH)2 0,25
2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Câu 2 Ba(NO3)2 Na2CO3 MgCl2 K2SO4 Na3PO4 (4)
(6 điểm) Ba(NO3)2 ↓ ↓ ↓
Na2CO3 ↓ ↓
MgCl2 ↓ ↓ 1,25
K2SO4 ↓ (0,25x5)
Na3PO4 ↓ ↓
1.
- Dung dịch trong lọ 4 tạo thành kết tủa trắng với các dung dịch trong lọ 1, 2, 5 0,25
→ lọ 4: Ba(NO3)2 0,25
lọ 1, 2, 5: Na2CO3, K2SO4 và Na3PO4
- Dung dịch trong lọ 3 tạo thành kết tủa trắng với các dung dịch trong lọ 1, 5. 0,25
→ lọ 3: MgCl2
lọ 1,5: Na2CO3, Na3PO4 ; 0,25
→ lọ 2: K2SO4
- Nếu đem chất kết tủa sinh ra do dung dịch trong lọ 1 tác dụng với dung dịch trong lọ
3 phân hủy ở nhiệt độ cao thì tạo thành một oxit kim loại. 0,25
→ lọ 1: Na2CO3 ; → lọ 5: Na3PO4
PTHH: 0,25
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ 0,25
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ 0,25
3Ba2+ + 2PO43- → Ba3(PO4)2↓ 0,25
Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ 0,25
3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2↓ 0,25
MgCO3 ⃗
to MgO + CO2

(HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
(2)
2.
Số mol CO2 = 0,15 mol; Số mol NaOH = 0,16 mol 0,25
Số mol Ba(NO3)2 = 0,03 mol; số mol Ba(OH)2: 0,2a mol; số mol BaCO3: 0,018 mol 0,25
Lập luận, viết được 2 PTHH tạo NaHCO3 (HCO3-) và Na2CO3 (CO32-)
Tính được NaHCO3 (HCO3-): 0,14 mol và Na2CO3 ( CO32-): 0,01 mol 0,5
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
0,14 0,008 0,008 (mol) 0,5
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ 0.5
(0,03+0,2a) 0,018 0,018 (mol)
0,4a = 0,008 → a = 0,02
Câu 3 Số mol O2 phản ứng = 0,63 mol
(4 điểm) Số mol CaCO3 (1) = 0,3 mol
Số mol CaCO3 (2) = 0,15 mol 0,25
→ số mol CO2: 0,6 mol → nC = 0,6 mol 0,5
→ số mol H2O: 0,54 mol → nH = 1,08 mol 0,5
Khí thoát ra là N2, số mol N2 = 0,06 mol → nN = 0,12 mol 0,5
Bảo toàn O: nO(A) = 0,48 mol 0,5
Gọi CTPT A: CxHyOzNt 0,25
x : y : z : t = 0,6 : 1,08 : 0,48 : 0,12 = 5 : 9 : 4 : 1 0,5
→ CTPT A: (C5H9O4N)k 0,25
147k ≤ 180, k nguyên dương → k = 1 0,5
→ CTPT A: C5H9O4N 0,25
Câu 3 Số mol khí = 0,04 mol
(4 điểm) → M khí = 37 → 2 khí là NO và N2O
0,5
Số mol NO = số mol N2O = 0,02 mol
Dung dịch Y: - (Mg2+, Rn+, NH4+, NO3-)
x y z (mol)
- Khối lượng muối: 48,53 gam
Cho Y + KOH → khối lượng kết tủa: 4,93 gam < khối lượng kim loại ban đầu 0,5
→ Kết tủa là Mg(OH)2: 0,085 mol
Mg → Mg2+ + 2e ; 14H+ + 3NO3- + 11e → N2O + NO + 7H2O 0,5
0,085 0,17 (mol) 0,28 0,22 0,02 (mol)
R → R + ne
n+
; 10H + NO3 + 8e → NH4 + 3H2O
+ - +
0,5
x nx (mol) 10y 8y y (mol) 0,5
Bảo toàn e → nx – 8y = 0,05 0,25
Bảo toàn khối lượng →18y + 62z = 42,44 0,25
Bảo toàn điện tích → z – nx – y = 0,17 0,25
Giải ra được: y = 0,05; x = 0,45/n 0,25
→ MR = 9n → R là Al 0,25
→ Số mol HNO3 = 0,28 + 10x0,05 = 0,78 mol 0,25
→ Nồng độ mol HNO3 = 2,6M

You might also like