Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1.

XƯƠNG TRỤ
Xương trụ là một trong hai xương của cẳng tay, nằm phía trong xương quay, dài hơn xương
quay.
Về cấu trúc, xương trụ là xương dài, có một thân và hai đầu:
- Ở đầu trên của xương trụ, mặt trước có khuyết ròng rọc, khớp với ròng rọc xương cánh tay.
Phía trên khuyết ròng rọc là mỏm khuỷu nhô ra trước. Khi khuỷu duỗi, mỏm khuỷu nằm trong
hố khuỷu xương cánh tay. Ở phía dưới khuyết ròng rọc cũng có một mẩu xương nhô ra trước,
gọi là mỏm vẹt. Khi khuỷu gấp, mỏm vẹt nằm trong hố vẹt xương cánh tay. Mặt trong của đầu
trên có khuyết quay, tiếp khớp với chỏm quay.
- Ở phía trong đầu dưới của xương trụ có một mẩu nhỏ nhô xuống dưới gọi là mỏm trâm trụ.
Mỏm trâm trụ quay vào trong, hơi ra sau và cao hơn mỏm trâm quay khoảng 1 cm. Từ mỏm
này có một đĩa sụn sợi hình tam giác đi ra ngoài dính vào bờ dưới khuyết trụ của xương quay,
do đó ngăn cách đầu dưới xương trụ với các xương cổ tay.
- Thân xương trụ nhỏ dần từ trên xuống dưới, trên thân xương có 1 cạnh sắc, dựa vào đặc điểm
cạnh sắc luôn hướng ra ngoài có thể biết được xương trụ là bên tay phải hay tay trái, đặc biệt
bờ sau có thể sờ dưới da.
Về chức năng, xương trụ góp phần tạo nên khớp cổ tay, khớp khuỷu cùng với xương quay. Hai
khớp này giúp cho chuyển động của cổ tay, cánh tay linh hoạt hơn. 
2. CƠ VÙNG LƯNG, CHI DƯỚI
Các cơ ở lưng: gồm các cơ ở thành sau ngực và thắt lưng, xếp thành hai lớp là lớp nông và
lớp sâu (do chương trình học giảm tải nên chỉ trình bày về lớp nông):
- Lớp nông: gồm ba lớp, mỗi lớp hai cơ.
+ Lớp thứ nhất: cơ thang (xoay, nâng và khép xương vai) và cơ lưng rộng (duỗi,
khép và xoay trong xương cánh tay).
+ Lớp thứ hai: cơ nâng vai (nâng và xoay xương vai) và cơ trám (nâng và kéo
xương vai vào trong).
+ Lớp thứ ba: cơ răng sau trên (nâng các xương sườn lúc hít vào) và cơ răng
sau dưới (hạ các xương sườn).
Cơ chi dưới:
- Cơ vùng mông: gồm 3 lớp:
+ Lớp nông: cơ mông lớn, cơ căng mạc đùi.
+ Lớp giữa: cơ mông nhỡ, cơ hình lê.
+ Lớp sâu: cơ mông bé, cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên và cơ sinh đôi dưới, cơ vuông
đùi, cơ bịt ngoài.
Các cơ vùng mông có động tác duỗi-gấp, khép đùi và xoay đùi.

- Các cơ vùng đùi trước: gồm hai khu cơ:


+ Khu cơ trước gồm cơ tứ đầu đùi, cơ may và cơ thắt lưng chậu.
+ Khu cơ trong gồm cơ lược, cơ thon và 3 cơ khép: cơ khép dài, cơ khép ngắn
và cơ khép lớn.
- Các cơ vùng đùi sau: gồm ba cơ ụ ngồi cẳng chân: cơ bán màng, cơ bán gân và cơ
nhị đầu đùi.
Cơ vùng đùi thực hiện các động tác gấp - dạng – xoay - khép đùi, duỗi cẳng chân.
- Các cơ vùng cẳng chân trước: gồm 2 khu cơ
+ Khu cơ trước: cơ chày trước, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi các ngón chân
dài, cơ mác ba.
+ Khu ngoài: cơ mác dài, cơ mác ngắn.
- Các cơ vùng cẳng chân sau: chia làm 2 lớp bởi mạc cẳng chân sâu.
+ Lớp nông: cơ tam đầu cẳng chân, cơ bụng chân, cơ dép và cơ gan chân.
+ Lớp sâu: cơ khoeo, cơ gấp ngón cái dài, cơ gấp các ngón chân dài và cơ chày
sau.
Các cơ vùng cẳng chân thực hiện động tác duỗi – nghiêng – gấp bàn chân, duỗi – gấp
ngón chân, gấp - xoay trong cẳng chân.

- Các cơ bàn chân: gồm vùng gan chân (10 cơ) và vùng mu chân (cơ duỗi các ngón
chân ngắn) thực hiện động tác gấp – dạng – duỗi – khép ngón chân.
3. ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG, VỊ TRÍ CỦA CÁC VALVE TIM, VÒNG TUẦN HOÀN
TIM
Tim bao gồm 4 loại van là van 3 lá, van 2 lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ
Đặc Van động mạch chủ Van động mạch phổi
Van 2 lá Van 3 lá
điểm (ĐMC) (ĐMP)
Nằm giữa tâm Nằm giữa tâm thất
Có 3 van nhỏ hình tổ
nhĩ (buồng tim phía phải (buồng tim phía Gồm 3 lá van mảnh. Nằm
Vị chim. Nằm giữa động
trên) trái và tâm thất trên) và tâm nhĩ giữa động mạch chủ và
trí mạch phổi và tâm thất
trái (buồng tim phía phải (buồng tim phía tâm thất trái
phải
dưới) dưới)

Mở: Cho phép máu đi


Van động mạch phổi
từ nhĩ trái xuống thất Mở: Cho phép máu
Van động mạch chủ sẽ có van trò giúp lưu
trái theo một chiều. được đi từ tâm nhĩ phải
Chứ đóng/mở nhẹ nhàng theo thông máu từ tim đến
Đóng: Để giúp máu xuống tâm thất phải theo
c từng hoạt động của tim. phổi. Từ đó thực hiện
được bơm từ tâm thất một chiều.
năng Hoạt động này sẽ cho quá trình trao đổi oxy.
trái đến động mạch chủ Đóng: Giúp máu được
của phép máu được lưu thông Sau quá trình này,
giúp đi nuôi cơ thể. bơm vào động mạch
van theo một chiều từ thất trái máu giàu oxy sẽ được
Quá trình đóng mở phổi từ thất phải, từ đó
tim lên động mạch chủ và ra trở lại tim để được
ngăn không cho máu bị máu được đem đến phổi
hệ tuần hoàn tim bơm ra hệ tuần
trào ngược vào vị trí để trao đổi oxy.
hoàn đi nuôi cơ thể.
tâm nhĩ.
Vòng tuần hoàn tim:
 Máu từ tim lên phổi: Khi máu từ cơ thể trở về tim sẽ được đổ đầy vào tâm nhĩ phải, lúc
này van ba lá mở cho phép máu xuống tâm thất phải. Khi máu đầy tâm thất phải, áp lực
trong nhĩ phải và thất phải sẽ thay đổi làm van ba lá đóng lại. Đồng thời, van ĐMP mở ra
để máu ở tâm thất phải được đẩy lên phổi làm giàu oxy và loại bỏ CO2
 Máu từ phổi về tim: Sau khi được làm giàu oxy, máu từ phổi trở về tim thì van ĐMP đóng
để máu đổ về nhĩ trái. 
 Máu từ tim ra hệ tuần hoàn: Khi máu được đổ đầy nhĩ trái sẽ tạo ra sự thay đổi áp lực
giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái làm cho van 2 lá mở ra, cho phép máu chảy vào tâm thất
trái. Khi tâm thất trái đầy, van hai lá đóng lại thì đồng van động mạch chủ được mở ra để
lưu thông máu đi nuôi cơ thể. Sau khi đẩy hết máu qua động mạch, van động mạch chủ
đóng lại để giữ cho máu từ động mạch không chảy ngược lại vào tâm thất.
4. DẠ DÀY, RUỘT NON, RUỘT GIÀ
Dạ dày
- Là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng, nằm sát dưới
vòm hoành trái. Phần lớn dạ dày nằm ở bên trái của đường chính giữa bụng (vùng hạ sườn
trái), chỉ một phần ứng với vùng thượng vị và hạ sườn phải.

- Dạ dày rất co giãn, dễ di động, có thể tích từ 2 đến 2,5 lít hoặc hơn nữa do vậy không có hình
dáng nhất định. Khi rỗng, dạ dày giống hình chữ J. Tuy nhiên, hình dạng dạ dày tùy thuộc vào
lượng thức ăn, tư thế cơ thể, kích thước lồng ngực, tuổi, giới tính, sức co bóp và lúc quan
sát.
Kể từ trên xuống dưới, dạ dày gồm các phần:
- Tâm vị nằm kế cận thực quản, bao gồm cả lỗ tâm vị. Lỗ này thông thực quản với dạ dày,
không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạc.
- Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu, thường chứa không khí.
- Thân vị, nối tiếp phía dưới đáy vị. Giới hạn của thân vị ở phía trên là mặt phẳng ngang
qua lỗ tâm vị, phía dưới là mặt phẳng qua khuyết góc của bờ cong nhỏ. Thân vị là
phần chính tiết dịch vị.
- Phần môn vị gồm hang môn vị nối tiếp với thân vị, ống môn vị thu hẹp lại giống cái
phễu đổ vào lỗ môn vị. Lỗ môn vị nằm giữa môn vị, thông với hành tá tràng, có cơ
thắt vòng rất mạnh.
Kể từ ngoài vào trong, thành dạ dày có bốn lớp:
- Lớp thanh mạc, thuộc lá tạng của phúc mạc.
- Lớp cơ trơn rất dày, kể từ ngoài vào trong gồm có lớp cơ dọc, lớp cơ vòng bao kín
toàn bộ dạ dày, đặc biệt dày ở môn vị và tạo nên cơ thắt môn vị rất chắc và lớp cơ
chéo là một lớp không hoàn toàn, chạy vòng quanh đáy vị và đi chéo xuống dưới về
phía bờ cong lớn.
- Lớp dưới niêm mạc là tổ chức liên kết rất lỏng lẻo cho phép niêm mạc thay đổi hình
dáng.
- Lớp niêm mạc xếp nếp không cố định để có thể giãn rộng khi chứa thức ăn. Trong
lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết các thành phần dịch vị để tham gia vào quá trình
tiêu hóa.
Ruột non
- Ruột non là phần ống nằm giữa dạ dày và ruột già, từ môn vị đến lỗ hồi manh tràng, chiếm
phần lớn ổ bụng, phía dưới mạc treo đại tràng ngang. Toàn bộ chiều dài của ruột non chia làm
3 phần chính là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.
Tá tràng là phần đầu của ruột non, đi từ môn vị tới góc tá hỗng tràng, nằm sát thành bụng sau,
trước cột sống. Tá tràng có hình chữ C, chia thành bốn phần.
- Phần trên nằm ngang dưới gan, 2/3 trên phần này phình to và di động gọi là hành tá tràng (là
đoạn duy nhất của tá tràng có thể di động được), còn 1/3 dưới cố định và dính vào thành bụng
sau cùng với các phần còn lại.
- Phần xuống chạy thẳng xuống dọc bờ phải đốt sống thắt lưng L1 – L3, dính chặt vào đầu tụy
(giữa phần trên và phần xuống là góc tá tràng trên). Lớp niêm mạc phần này có hai nhú tá lớn
và nhú tá bé. Nhú tá lớn là nơi ống mật chủ và ống tụy chính đổ vào (nếu đổ chung thì tạo
thành một cấu trúc gọi là bóng gan tụy), còn nhú tá bé là nơi ống tụy phụ đổ vào.
- Phần ngang nằm ngay dưới đầu tụy.
- Phần lên chạy lên trên hơi chếch sang trái để tới góc tá hỗng tràng, từ góc này trở xuống ruột
non luôn di động.
Hỗng tràng và hồi tràng là hai đoạn liên tiếp nhau, đi từ góc tá hỗng tràng đến góc hồi manh
tràng, nơi ruột non nối tiếp với ruột già (hỗng tràng chiếm 4/5 và hồi tràng chiếm 1/5). Toàn
bộ hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại thành các quai ruột luôn chuyển động do sự co thắt của các
cơ ở thành ruột (14 – 16 quai ruột hình chữ U). Giới hạn giữa hỗng tràng và hồi tràng không rõ
ràng. Lớp niêm mạc hỗng tràng có nhiều nếp gấp, trên mỗi nếp gấp có nhiều nhung mao, lớp
niêm mạc là lớp giữ vai trò hấp thu chủ yếu của cả ống tiêu hóa.
Ruột già
Ruột già là đoạn cuối ống tiêu hóa nối từ hồi tràng đến hậu môn. Chức năng chính là hấp thu
nước và nhất là hình thành phân từ chất bã của thức ăn sau khi được hấp thu kèm theo một số
chất thải qua đường tiêu hóa.
Ruôt già gồm 4 phần là:
- Manh tràng và ruột thừa;
- Kết tràng: gồm kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng sigma;
- Trực tràng;
- Ống hậu môn.

You might also like