Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

Tuần 1. Buổi 1: ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ CÁC


PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hệ thống các biện pháp tu từ Tiếng Việt đã học, hiểu biết thêm về các biện
pháp tu từ Tiếng Việt thông dụng khác.
- Hệ thống lại các phương thức biểu đạt đã học
2.Kĩ năng:
- Nâng cao kĩ năng phân tích vai trò, tác dụng của một số biện pháp tu từ
thường gặp trong Tiếng Việt.
- Xác định được phương thức biểu đạt trong vb
3.Thái độ:
- Có ý thức chuẩn bị bài và tích cực tham gia các hoạt động trên lớp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Soạn bài, bảng phụ
- HS: Soạn bài, nhớ lại các kiến thức đã học
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn học sinh ôn tập về I. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG
cácbiện pháp tu từ đã học VIỆT
- Ở chương trình ngữ văn 6, 7 em đã -So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ,
được học những biện pháp tu từ nào? điệp ngữ, liệt kê, chơi chữ
Bước 1: Giao nhiệm vụ 1. So sánh
Thế nào là so sánh?Lấy ví dụ minh So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc
hoạ. này với sự vật, sự việc khác, có nét
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ tương đồng để làm tăng sức gợi hình,

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân gợi cảm cho sự diễn đạt.


Bước 3: Báo cáo kết quả NVHT VD: Thân em như trái bần trôi
Bước 4: Nhận xét, đánh giá Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
=>Thân phận người phụ nữ trong XH
cũ.
* Cấu tạo của phép so sánh
VD:
Cô giáo em hiền như cô
Tấm.
A PDSS TSS B
*Cách tìm biện pháp so sánh:
- Dựa vào các từ ngữ so sánh gồm 2
loại bao gồm: so sánh ngang bằng và
so sánh không ngang bằng
+ so sánh ngang bằng (Cấu trúc A =
B), dễ dàng bắt gặp qua các từ ngữ:
như, giống như, y như, chừng như,…
+ So sánh không ngang bằng ( cấu trúc
A không bằng B), các lớp từ đi kèm
như: hơn, hơn là, chẳng bawfg, không
bằng,..
-Dựa vào các từ hô ứng “Bao nhiêu…
bấy nhiêu” (VD: Qua đình ngả nón
trông đình/ Đình bao nhiêu ngói
thương mình bấy nhiêu)
-Dựa vào kiểu cấu trúc A là B ( trong
Bước 1: Giao nhiệm vụ đó A là cái so sánh B là cái dược so
Thế nào là nhân hóa? Lấy ví dụ minh sánh) VD: Quê hương là chùm khế
hoạ. ngọt
Theo em nhân hóa có tác dụng gì *Tác dụng của so sánh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -So sánh vừa có tác dụng gợi hình,giúp
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân cho việc miêu tả sự vật, sự việc được
Bước 3: Báo cáo kết quả NVHT cụ thể ,sinh động, vừa có tác dụng biểu
Bước 4: Nhận xét, đánh giá hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
2. Nhân hóa
Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật,cây
cối... bằng những từ ngữ vốn được
dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho
thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở
nên gần gũi với con người, biểu thị

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

được những tình cảm, suy nghĩ của con


người
- Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người
thương.
(Ca dao)
=>Trò chuyện, xưng hô với vật như với
người...
*Cách tìm biện pháp nhân hóa
- Tìm nhân hóa dựa vào từ miêu tả hình
dáng con người của sự vật.
Ví dụ: "Thân gầy guộc, lá mong manh/
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi" -
(Nguyễn Duy).
-Tìm nhân hóa dựa vào từ miêu tả hoạt
động con người của sự vật
Ví dụ: "Bão bùng thân bọc lấy thân/
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" -
(Nguyễn Duy).
-Tìm nhân hóa dựa vào từ diễn tả tâm
trạng con người của sự vật
Bước 1: Giao nhiệm vụ Ví dụ: "Tiếng nước thác nghe như là
Thế nào là ẩn dụ? Lấy ví dụ minh hoạ. oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi
Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết lại như là khiêu khích, giọng gằn mà
ẩn dụ được chia làm mấy loại chế nhạo" - (Nguyễn Tuân).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -Tìm nhân hóa dựa vào từ diễn tả tính
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân cách con người của sự vật
Bước 3: Báo cáo kết quả NVHT Ví dụ: "Dòng sông mới điệu làm sao/
Bước 4: Nhận xét, đánh giá Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha" -
(Nguyễn Trọng Tạo).
*Tác dụng của nhân hóa
Câu văn cụ thể, sinh động, gợi cảm,
làm cho thé giới loài vật,cây cối, đồ vật
... trở nên gần gũi với con người , biểu
thị được những suy nghĩ, tình cảm của
con người.
3. Ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có
nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên
lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
=> Mặt trời (2) dùng để nói về Bác....
* Phân loại:
- Ẩn dụ hình thức (tương đồng về hình
thức)
VD: Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Tương đồng về hình thức là màu đỏ
của lửa và màu của hoa râm bụt
Bước 1: Giao nhiệm vụ -Ẩn dụ cách thức (Tương đồng về cách
Thế nào là ẩn dụ? Lấy ví dụ minh hoạ. thức)
Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
hoán dụ được chia làm mấy loại? Tương đồng giữa ăn quả là hưởng
Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ thành quả lao động, trồng cây tương
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ đồng với công lao người tạo ra
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân -Ẩn dụ phẩm chất
Bước 3: Báo cáo kết quả NVHT VD: Người cha mái tóc bạc
Bước 4: Nhận xét, đánh giá Đốt lửa cho anh nằm
Người cha ẩn dụ Bác Hồ, Bác chăm lo
giấc ngủ cho các chiến sĩ như người
cha ruột chăm sóc các đứa con của
mình
-ẨN dụ chuyển đổi cảm giác (chuyển
từ cảm giác này sang cảm giác khác
hoặc cảm nhận bằng giác quan khác)
VD:
Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào
Chuyển đổi cảm giác thính giác sang vị
giác
*Tác dụng của ẩn dụ
Bước 1: Giao nhiệm vụ - Làm cho câu văn thêm giàu hình
Nhớ và nhắc lại khái niệm các biện ảnhvà mang tính hàm súc.
pháp tu từ liệt kê, chơi chữ, diệp ngữ? 4. Hoán dụ
Lấy ví dụ cụ thể? Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ khái niệm bằng tên một sự vật, hiện
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân tượng, khái niệm khác có quan hệ gần
gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

Bước 3: Báo cáo kết quả NVHT cảm cho sự diễn đạt
Bước 4: Nhận xét, đánh giá -Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Ca dao)
*Phân loại
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm
-Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa
đựng.
VD: Hoa là một cô bé tốt bụng cả lớp
đều yêu quý Hoa
-Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
VD: Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
-Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
-Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
*Tác dụng: Gợi hình , gợi cảm.
5. Liệt kê
-Liệt kê là sắp xếp hàng loạt từ hay
cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy
đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh
khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình
cảm
VD: - Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại
khác nhau, nhưng cùng một mầm măng
non mọc thẳng.
(Thép Mới)
* Phân loại:
-Liệt kê theo từng cặp
-Liệt kê không theo từng cặp
-Liệt kê tăng tiến
-Liệt kê không theo tăng tiến
* Tác dụng: Làm nổi bật sự vật, sự việc
nói đến trong câu, diễn đạt thêm đầy
đủ, sâu sắc
6. Điệp ngữ:

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

Điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ


việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm
từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn
văn, đọa thơ. Mục đich là gây sự chú ý,
liệt kê, khẳng định… một vấn đề nào
đó
- Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh)
- Phân loại:
+ Điệp ngữ cách quãng: Lặp lại một từ,
cụm từ, không có sự liên tiếp
VD: Mai về miền Nam thương trào
Theo em phương thức biểu đạt là gì?
nước mắt
Có mấy loại phương thức biểu đạt?
Muốn làm con chim, hót quanh lăng
Cách phân biệt các phương thức biểu
Bác
đạt?
Muốn làm đóa hoa, tỏa hương tỏa
hương đâu đây
+ Điệp ngữ nối tiếp
VD:
Anh đã tim em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhạn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đây lán
sớm
+ Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ
vòng)
VD:
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
* Tác dụng: Làm nổi bật ý, gây cảm
xúc mạnh
7.Chơi chữ:
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm,
về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí
dỏm, hài hước, ... làm câu văn hấp dẫn

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

và thú vị.
-Bà già đi chợ cầu đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chhẳng còn.
(Ca dao)
* Phân loại
- Nói trại âm
- Điệp âm:
- Nói lái: Nói ngược câu chữ
VD: Con cá đối nằm trong cối đá
- Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần
nghĩa.
- Lối triết tự

- Lối ghép tên những loài cùng họ.


*Tác dụng của chơi chữ
Tạo lối nói vui hóm hỉnh; Châm biếm
nhẹ nhàng mà sâu cay

II. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT


1.Khái niệm
Phương thức biểu đạt là việc sử dụng
những phương pháp, cách thức nhằm
biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện
vọng của mình một cách đầy đủ, trọn
vẹn cho người khác hiểu
2. Các phương thức biểu đạt
- Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một
chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự
việc kia, cuối cùng tạo thành một kết
thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú
trọng đến kể mà còn quan tâm đến việc
khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên
những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về
bản chất của con người và cuộc sống.
Ví dụ:
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm
và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được


đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ.
Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên
mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả
tôm lẫn tép. Còn Cám quen được
nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến
chiều chẳng bắt được gì.”
(Tấm Cám)
- Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho
người nghe, người đọc có thể hình
dung được cụ thể sự vật, sự việc như
đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết
được thế giới nội tâm của con người.
Ví dụ:
“Trăng đang lên. Mặt sông lấp
loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng
sừng sững bên bờ sông thành một khối
tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh
trăng, dòng sông sáng rực lên, những
con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man
vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
-Phương thức biểu cảm là dùng ngôn
ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của
mình về thế giới xung quanh.
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
- Thuyết minh: là cung cấp, giới thiệu,
giảng giải,… những tri thức về một sự
vật, hiện tượng nào đó cho những
người cần biết nhưng còn chưa biết.
Ví dụ:
“Theo các nhà khoa học, bao bì ni
lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình
sinh trưởng của các loài thực vật bị nó
bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ
dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng
đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống
cống làm tắc các đường dẫn nước thải,
làm tăng khả năng ngập lụt của các đô

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ


thống cống rãnh làm cho muỗi phát
sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni
lông trôi ra biển làm chết các sinh vật
khi chúng nuốt phải”
-Nghị luận: là phương thức chủ yếu
được dùng để bàn bạc phải trái, đúng
sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ
của người nói, người viết rồi dẫn dắt,
thuyết phục người khác đồng tình với ý
kiến của mình.
Ví dụ:
“Muốn xây dựng một đất nước giàu
mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi.
Muốn có nhiều người tài giỏi thì học
sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn
luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và
rèn luyện thì các em mới có thể trở
thành những người tài giỏi trong tương
lai
- Hành chính – công vụ: là phương
thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước
với nhân dân, giữa nhân dân với cơ
quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ
quan, giữa nước này và nước khác trên
cơ sở pháp lý (thông tư, nghị định, đơn
từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)
Ví dụ:
"Điều 5 - Xử lý vi phạm đối với
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính mà sách nhiễu nhân
dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính,
không xử phạt hoặc xử phạt không kịp
thời, không đúng mức, xử phạt quá
thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải


bồi thường theo quy định của pháp
luật."

III. LUYỆN TẬP


Bài 1. Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng ?
a. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"
-Biện pháp tu từ:
Ẩn dụ: mặt trời chân lí là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng của Cách mạng, ca ngợi
chủ nghĩa cộng sản đã soi sáng tâm hồn đem lại ánh sáng cho cuộc đời nhà thơ
So sánh ngang bằng: Hồn tôi với một vườn hoa lá. Thể hiện tâm trạng của nhà tjow
khi giác ngộ lí tưởng cách mạng

b." Trẻ em như búp trên cành


Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
BPTT: So sánh, điệp
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh và đồng thời tôn lên vẻ đẹp của trẻ em như là
những búp non trên cành, ở độ tuổi còn học ăn, học nói trẻ em chỉ cần biết ăn, biết
ngủ, biết học hành là đã vô cùng ngoan ngoãn
c. Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
BPTT: Điệp

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa và nhấn mạnh cảm xúc của người
chiến sĩ khi nhớ về những kỉ niệm. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ
ấu được sống trong tình yêu thương của bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên
quãng đường hành quân
d. Đầu xanh đã tội tình gì?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
BPTT: Hoán dụ
Đầu xanh: ý nói còn trẻ
Má hồng: ý nói những người con gái
Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh Thúy Kiều
e. Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em
BPTT: Chơi chữ (nói lái)
Tác dụng: diễn tả sự trái khoáy, hẩm hiu của duyên phận
Bài 2. Xác định phương thức biểu đạt trong những đoạn trích sau:
a.
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
-> PTBB: Biểu cảm
b. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm
nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi
lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay
đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
-> PTBĐ: Tự sự và miêu tả

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8


Trường THCS Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa

c. "Trăng đang lên, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững
bên bờ sông thành một khối tím uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông
sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên
bên bờ cát"
(SGK Ngữ văn 6, tập 1, trang 18)
->BPTT: Miêu tả
Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp so sánh. nhân hoá, phân tích
tác dụng của phép so sánh

Lê Thị Ngọc Ánh – Giáo án dạy thêm văn 8

You might also like