tiểu luận 4.1&4.2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

4.1.

Nghi lễ Hầu đồng


Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu, nhiều người nghĩ tới nghi thức lên đồng hay hầu
đồng. Song, như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, thì các giá trị có
tính “đại diện nhân loại” của tín ngưỡng thuần Việt này được tạo nên nhờ một chỉnh thể
hài hòa của nhiều yếu tố, bao gồm các lễ hội dân gian, các cuộc hành hương của bản hội,
các nghi thức tế lễ, các tiệc thánh, tiệc mẫu, các hoạt động tín ngưỡng của người dân và
hát chầu văn hay ta vẫn quen gọi là hầu đồng.
“Đồng theo chữ Hán là chỉ những em trai dưới 10 tuổi (nhi đồng) còn ngây thơ trong
trắng trong việc cầu tiên giáng bút của Đạo giáo thần tiên. Qua khấn vái, thần tiên nhập
vào em bé đó, phát tín hiệu ra bằng cách viết chữ nguệch ngoạc trên cát, trên gạo, hoặc
nói những lời khó hiểu nào đó, những ông thầy giỏi chữ, luận đoán những lời nói chữ viết
đó ra thành ý tiên thánh dạy.” 1 Càng về sau, sau khi được UNESCO vinh danh là di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì cao trào hầu đồng ngày càng rộn ràng.
Nhiều Thanh Đồng xuất hiện, người theo Mẫu chính cũng có, tà cũng không ít, lũ lượt ra
trình đồng, mở phủ. Cho nên người ta gọi cho những người nam lên đồng là “Cậu”
(nghiễn), còn người nữ được gọi là “Cô hoặc Bà” (vu). “Chữ đồng còn có nghĩa là cùng,
người cùng với thần, tiên, thánh, mẫu hòa nhập vào làm một. Đồng gắn liền với bóng, có
nghĩa là người đang ngồi đồng, lên đồng là cái bóng của thần linh đang nhập vào người
đó, nên “đồng bóng” đi liền với nhau.” 2 Một người lên đồng sẽ có rất nhiều người phục
vụ, người ta gọi là con nhang, đệ tử. Người ta tin rằng linh hồn con người sau khi chết
vẫn còn tiếp tục tồn tại và có thể giao tiếp với người sống qua đồng cốt- những người
“hạp căn” làm trung gian để thần linh mượn xác về ngự và phán truyền. “Linh hồn không
còn xác nữa chỉ là cái bóng. Cái bóng ấy mượn thể xác người đồng như cái ghế (giá), con
ngựa, để nó biểu lộ ra ngoài.” 3 Như vậy, lên đồng được hiểu vừa như là đại diện cho
tiếng nói của thần linh, vừa như là thể hiện tâm ý của những người đã chết.
Vậy tại sao tín ngưỡng thờ Mẫu phải mượn đến hình thức nhập thần lên đồng này?
Khoảng thế kỷ XVI- XVII, theo thực tế lịch sử Việt Nam, xã hội lúc bấy giờ rối ren, đời
sống của người dân vô cùng khó khăn, đặc biệt là tầng lớp nông dân ngày càng trở nên
bần cùng. Điều đó buộc những người dân khốn khổ ấy phải có niềm tin để hướng theo
như một sự chỉ dẫn và tin tưởng vào cái tốt đẹp. Họ mơ ước, khát vọng muốn biến thành
thần thánh, muốn biết những điều thần thánh biết. Chính vì lễ giáo phong kiến nho học đã
trói buộc người phụ nữ trong những chuẩn mực hết sức hà khắc, Phật giáo cũng không
thể cải thiện được tình hình. Vì vậy nên người dân Việt chỉ còn biết phải khơi dậy niềm
tin thiêng liêng có sẵn từ bao đời, đó là “thần mẹ”. Từ kinh nghiệm của cuộc sống, tiềm
thức về tín ngưỡng, về cội nguồn đã thúc đẩy họ, “hóa thân” vào thần, muốn có sức mạnh
của “thần mẹ” để giải quyết những bức xúc của cuộc sống thực tại. Cho nên, hình thức
1
Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hóa tâm linh (tái bản có sửa chữa), Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 156.
2
Nguyễn Đăng Duy, Sđd, tr. 156.
3
Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, tr. 333
nhập đồng từ được xuất hiện khi cầu cúng Mẫu. Đây cũng là hình thức cầu tiên giáng bút
của Đạo giáo thần tiên biến dạng hợp thành. Như vậy, chẳng phải do tín ngưỡng thờ Mẫu
sinh ra đồng bóng mà là do con người tái hiện lại đồng bóng để nhờ sự trợ giúp của
Thánh Mẫu. Nghiên cứu hầu đồng ở VN từ năm 1998, GS-TS Laurel Kendall - trưởng bộ
môn nhân học Bảo tàng Lịch sử tự nhiên - Mỹ, cho biết: “Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân
gian phổ biến ở VN. Mẫu là vị tối thượng, mọi người có thể tìm đến để chia sẻ những rắc
rối, hy vọng, ước muốn. Điểm hấp dẫn nhất của tín ngưỡng này là nghi lễ lên đồng. Đây
là nghi thức tâm linh độc đáo, khi ông đồng bà cốt mặc trang phục của thần linh, nhảy
múa trong âm nhạc và lời ca miêu tả vị thần đó. Mọi người tận hưởng bầu không khí lễ
hội vui tươi, say mê theo dõi hàng giờ không biết mệt vì được sống trong không gian tín
ngưỡng độc đáo của riêng họ”.
Với các tôn giáo khác, tín đồ khi tham gia bất kỳ nghi lễ nào vẫn chỉ là chính họ.
Riêng với tín ngưỡng thờ Mẫu, người theo trở thành chính thần chủ mà họ đang tôn bái
trên bàn thờ. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông
đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các
con nhang đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không
còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Trong một khóa hầu kéo dài
một hai ngày, thậm chí là vài giờ, họ có khả năng trở thành 36 vị thần, tương ứng với 36
giá đồng của hàng mẫu, hàng quan, hàng ông hoàng, các cô, các cậu…Mỗi giá nói về
huyền tích của một vị thánh, làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền...

Nghệ sĩ Hoài Linh trong buổi hầu đồng


Một khi đã bị Thánh “bắt lính”, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết,
đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường
phải tổ chức làm lễ Lên đồng.Trước khi hầu đồng, mọi việc phải được chuẩn bị kỹ càng,
từ chọn ngày lành, tháng tốt; chọn nơi Đền, Phủ, Điện phù hợp; chọn bốn người hầu
dâng; mời con nhang, đệ tử, quan khách, chuẩn bị lễ vật dâng cúng; trang phục, phụ kiện
và không kém phần quan trọng là mời cung văn. Những giá đồng đều có không khí trang
trọng và hài hòa đặc biệt giữa điệu nhạc, lời ca, tiếng hát và khói hương. Dường như, chỉ
trong không gian và không khí ấy thì những người trực tiếp thực hành nghi thức hay
những thanh đồng mới bắt được trạng thái thăng hoa nhất để thỉnh, để mời các đấng bề
trên chứng giám cho tấm lòng và ước nguyện những con nhang, đệ tử hay những người
cùng tham gia nghi thức. Mỗi giá đồng, thực chất là nhằm chuyển tải khát vọng mưu cầu
an lành, hạnh phúc của con người và những người tham gia nghi thức ấy đều cần một cái
tâm thành, hướng thiện và trong sáng.

Trang phục của Thanh đồng rất phong phú, đa dạng tùy theo nội dung của từng giá
đồng, thường thể hiện rất rõ đặc tính cũng như nguồn gốc xuất thân của từng vị Thánh
trong mỗi giá đồng. Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ
hầu dâng) đi theo “thanh đồng” để chuẩn bị trang phục, lễ lạt... Trong một buổi lên đồng
thường có rất nhiều “giá”. Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên Thanh đồng một tấm
khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này “thanh đồng” đang ở một “giá” mới và phải thay bộ
trang phục, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng...trang điểm kỹ càng, má phân môi son sao
cho tương xứng với “giá” này. Với các Thánh nam (từ hàng Quan đến hàng Ông Hoàng,
hàng Cậu), thanh đồng có những trang phục riêng (tùy theo vị Thánh đó thuộc hàng quan
văn hay quan võ, độ tuổi và tính cách của vị Thánh…), thường là bộ quần áo lụa. Đối với
các giá hầu Thánh nữ, trang phục phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, bộ áo dài vẫn là
trang phục chính, với màu sắc, kiểu dáng khác nhau để phù hợp với từng giá. Ngoài ra,
thanh đồng còn có các loại khăn, dải khăn quấn đầu, dây lưng, các loại khăn quàng cổ,
quạt lông nhiều màu sắc, đồ trang sức.

Hình ảnh Thánh nam với trang phục áo gấm thêu rồng, biểu cảm nghiêm trang, động tác mạnh
mẽ và hình ảnh Thánh nữ trong trang phục áo gấm thêu rồng phượng, cài hoa đeo trang sức.
Trong nghi lễ lên đồng, múa và âm nhạc không thể tách rời. Yếu tố múa với các động
tác nghi lễ cùng âm nhạc đón mời thần thánh, dùng các động tác để diễn tả quá trình
giáng đồng, nhập đồng và trong lúc nhập đồng (múa). Âm nhạc làm mờ ranh giới giữa
con người và thần linh. Lời hát kể đưa con người vào nội dung của huyền tích, làm cho
con người nhập tâm, chuyển đổi suy nghĩ. Trong tín ngưỡng lên đồng, vai trò của âm
nhạc hát văn rất quan trọng. Để phục vụ một nghi lễ lên đồng đầy đủ cần có: cung văn là
người hát và dàn nhạc phục vụ hát văn. Người cung văn cũng có vai trò rất đặc biệt trong
nghi lễ này. Cung văn vừa là nhạc sĩ sáng tác nhạc và lời, vừa là ca sĩ, nhạc công trong
một vai tổng hợp, hòa quện. Không những thế, trong quá trình các ông đồng, bà đồng bắc
ghế hầu thánh, người cung văn còn phải kiểm soát mọi cử chỉ, động tác của chân đồng
hành lễ, để nhanh chóng thích ứng với tình huống diễn biến, sao cho âm nhạc và các hành
động trên chiếu hầu được ăn khớp, đồng điệu. Dàn nhạc gồm một đàn nguyệt, một đàn
nhị, một trống nhỏ, một cảnh đôi, một phách. Ngoài ra, còn có thêm một cỗ trống lớn,
chiêng, sáo và tiêu cho những buổi hát thờ lớn. Trong múa lên đồng, ở các giá, tùy theo
khả năng và năng khiếu của mỗi người, họ sẽ nhảy múa một cách khác nhau; tùy theo sự
cảm nhận về nhịp và giai điệu trong âm nhạc, mỗi thanh đồng lại biểu diễn một cách khác
nhau tùy thuộc vào sự thăng hoa của mỗi người. Người nào hợp, thuận với giá đồng nào
thì họ sẽ múa lâu hơn, say sưa hơn, sáng tạo và đẹp hơn ở giá đồng đó. người lên đồng
nhắm mắt hoặc mở mắt nhưng tập trung tinh thần để diễn tả lại tính cách, cuộc đời của vị
Thánh mình đang hầu, những vị có công giúp nước, giúp dân. Thường có hai phụ đồng
gọi là tay Quỳnh, tay Quế để đi theo người lên đồng chuẩn bị trang phục. Họ phải đảm
bảo buổi lên đồng không bị gián đoạn khi chuyển tiếp giữa hai vị Thánh. Điệu múa của
người lên đồng cũng được thay đổi theo các giá hầu. Khi thì người lên đồng hóa thân
thành một vị quan lớn oai vệ uy nghiêm, khi lại hóa thân thành một cô gái tung tăng nhảy
múa. Giá Quan Lớn thường có các điệu múa cờ, múa kiếm, long đao, kích… Giá của các
Chầu Bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không rất đẹp. Giá Ông Hoàng có múa khăn
tấu, múa tay không, múa cờ, múa hèo, múa kiếm. Trong khi đó đẹp mắt và được yêu
thích nhất là giá các Cô múa quạt, múa hoa, múa chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa,
múa đàn, múa gồng gánh, múa dệt gấm thêu hoa… Giá các Cậu lại rất được hưởng ứng,
hân hoan vì sự tinh nghịch, trêu trọc trẻ con với các điệu múa hèo, múa lân. Mỗi giá, một
phong cách, bước đi, dáng bộ từ một người hầu mà có diễn xuất nhiều vẻ, nhiều vai. Các
điệu múa này nhằm ra oai, hay thể hiện sự vui vẻ làm việc Thánh và cũng là cùng vui, với
những người dự lễ. Nghi lễ hầu đồng diễn ra theo thứ tự Thánh giáng từ cao đến thấp nên
các điệu múa cũng đi từ sự uy nghi tới uyển chuyển sang tươi vui nhí nhảnh khiến những
người tham dự nghi lễ càng hào hứng, say mê.
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng
dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần
trong một năm vào các dịp lễ tết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ Mẫu... Ngoài
việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng
rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang
sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu
(người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm
- dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mồ mả để
điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống
cũng biết được vận mạng tương lai của mình.

Nghi lễ Chầu văn của người Việt là tín ngưỡng bản địa, tích hợp các hình thức văn
hoá dân gian khác nhau như: âm nhạc, ngôn ngữ, tri thức dân gian, ca hát, nhảy múa,
nghề thủ công truyền thống, trang phục cùng với nghệ thuật trang trí, kiến trúc, ẩm thực...
trong một thể thống nhất hữu cơ hoàn chỉnh, trong đó yếu tố “sân khấu” kết hợp chặt chẽ
với yếu tố tâm linh, phản ánh tư duy, nhận thức về tự nhiên, xã hội của cộng đồng. Văn
hóa Hầu đồng vừa bảo tồn các giá trị truyền thống như "uống nước nhớ nguồn", vừa được
đánh giá là “bảo tàng sống của văn hóa Việt”, nghi thức này đã góp phần tạo nên sự đặc
trưng rất riêng cho nền văn hóa Việt Nam với những giá trị tín ngưỡng dân gian độc đáo.
Tuy vậy, tình trạng thương mại hoá, lợi dụng tín ngưỡng để “buôn thần bán thánh”, hiện
tượng "đồng đua", làm mất đi tính thiêng và những giá trị văn hóa tốt đẹp làm gây tốn
kém và ô nhiễm môi trường còn tồn tại. “Hầu bóng” là sinh hoạt văn hóa tâm linh cần tôn
trọng, còn “đồng bóng” biểu hiện tính chất cuồng tín của một số người làm nghề “đồng
bóng” lợi dụng tâm lý những người nhẹ dạ, cả tin, những người hay gặp trắc trở trong
cuộc sống... để họ phải sắm lễ giải hạn, làm con nuôi của thánh, lập bùa giải vận hạn.
Những việc này khiến nghi lễ này có nguy cơ bị biến tướng thành mê tín dị đoan, nặng về
vật chấc, mất đi giá trị truyền thống mà các bận tiền nhân đã dày công vun đắp, vì thế cần
phải hiểu rõ về bản chất của tín ngưỡng này, để giữ gìn và phát huy vẻ đẹp văn hóa vốn
có.

4.2 Nghi lễ Tôn nhang bản mệnh trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt có rất nhiều nghi lễ, trong đó
có nghi lễ Tôn nhang bản mệnh gọi tắt là “tôn nhang bản mệnh” (hay đội bát nhang). Bản
mệnh theo nghĩa hán việt được hiểu là bản mệnh gốc của một con người. Người xưa quan
niệm rằng mỗi người sinh ra đều chịu sự cai quản của một số vị thánh nhất định, các vị
thánh đó là người cầm mệnh của mình, ảnh hưởng đến cuộc sống của mình nơi trần thế.
Đây là nghi lễ công nhận một người chính thức trở thành đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Khi tôn nhang bản mệnh tức là thành tâm gửi thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng.
Nhờ sự gia ân, che chở độ trì của Tiên Thánh cho cuộc sống được bình yên và may may,
vạn sự hanh thông, tài lộc vượng tiến và đồng thời tránh được những tai ương, những
điều không may mắn trong cuộc sống.
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên
cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa Tứ phủ công đồng (Tiên-Thánh-Vương-
Đồng). Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người đã được các Thánh
chấm, không sớm thì muộn, tùy theo căn số của từng người sẽ được Thánh bắt đi lính làm
đồng. Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các Thánh hành hạ. Lắm người căn cao số nặng
ấy, vì không biết đến cửa Thánh để kêu, để cầu nên bị hành cho đủ các kiểu: ốm đau bệnh
tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở
điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành...Nhưng nếu mình biết đến cửa
Thánh, cúi đầu đội lệnh, chẳng dám đơn sai thì mọi việc sẽ khác hẳn, bệnh hết, mạnh
khỏe, bình an, công thành danh toại.
Có câu:
“Chấm đồng từ thuở mười ba
Đến năm mười chín phải ra trình đồng.”
Người có căn đồng trước sau gì cũng phải ra trình diện, mở phủ thành con dân hầu
Thánh, bắc ghế cha ngồi, bắc ngôi mẹ ngự, làm ghế đệm cho Thánh, tức là phải hành lễ
trình đồng. Tuy vậy, nếu không có căn đồng mà nghe lời phán bảo linh tinh rồi ra lễ trình
đồng, mở phủ thì chỉ tốn tiền và thời gian, tự mua dây trói mình vì buộc phải theo đền,
phủ suốt đời. Nếu bỏ cuộc sẽ bị Thánh trách quở; mọi khó khăn bất trắc trong cuộc sống
sẽ được qui cho là tại vì Thánh phạt. Đây được gọi là Tôn nhang bản mệnh bắt buộc. Bên
cạnh đó còn có Bát hương bản mệnh tự nguyện, là dành cho những ai không mang căn
quả cũng chẳng phải mệnh đồng. Đơn giản chỉ là những người mong muốn được bề trên
che chở. Họ có thiện tâm, trí tâm và nguyện phụng thờ Tiên Thánh. 3. Nhưng cũng có
trường hợp những người không có căn quả, mệnh đồng lại không hiểu biết, u mê nhầm
lẫn, hùa theo người, làm lễ Tôn nhang bản mệnh có mục đích vụ lời, làm những việc trái
với đạo.
Nghi lễ đội bát hương được thực hiện tại các đền, phủ, điện, đài thờ Tứ phủ. Nhưng
tuyệt đối không thực hiện ở nơi thờ Tam Bảo, chư Phật, đình, miếu thờ Thành Hoàng
hoặc các vị thân không có trong Tứ phủ. Thời gian thực hiện Tôn nhang bản mệnh
thường là vào mùa Xuân (tháng Giêng, Hai, Ba) hoặc mùa Thu (tháng Tám, Chín, Mười)
trước khi khi lập đông. Mặc dù tháng Bảy là tiết thu nhưng vì tháng này được xem là
tháng ngâu, buồn tẻ, không vượng khí cho tín chủ. Để thực hiện nghi lễ tôn nhang bản
mệnh, cần phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thủ nhang, hay đồng trưởng của đền, điện
hoặc là đồng thầy từ nơi khác giú, miễn là phải thật sự thông thạo việc Thánh. Lễ phải
được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép cửa Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật
và đồ mã dâng cúng. Chuẩn bị lễ vật cúng Thánh trong ngày hôm đó có thể bao gồm:

 Lễ lục cúng (hương-đăng-hoa-trà-quả-thực) tùy tâm theo điều kiện và lễ mặn (gà
hoặc miếng thịt lợn luộc, đĩa xôi, rượu).
 Lễ cúng hạ ban là 7 quả trứng gà hoặc trứng vịt sống, gạo, muối, rượu và có thể
thêm miếng thịt lợn sống xắt ra 5 miếng nhỏ.
 Vàng mã có nghìn vàng Tứ phủ hoặc nghìn vàng hoa, mâm hài Tứ Phủ 24 đôi (12
đôi to và 12 đôi nhỏ chia 4 màu), thêm mấy đinh vàng lá … (có bảng tra bản mệnh
lục thập hoa giáp in tên hiệu Thánh bản mệnh và tiến lễ kim ngân hài hán, vàng mã
và đồ vật tùy tuổi của tín chủ)

Mâm lễ vật dâng cúng và người làm lễ

Người tôn hương đội lệnh trước ngày lễ phải kiêng cữ chuyện vợ chồng, phải chăm
làm việc thiện lành, phải giữ tâm trong sạch, không được nghĩ ngợi những việc xấu, toàn
tâm toàn ý dâng lên Thánh đức, làm như thế để tịnh hóa bản thân, lễ vật xứng đáng dâng
lên đức Quốc Mẫu và Tiên thánh tốt đẹp nhất là cái tâm trong sáng, thân thể sạch sẽ,
không được nhơ bẩn uế. Khi tôn nhang bản mệnh, tín chủ được ngồi ở giữa sập hành lễ,
trùm khăn phủ diện đỏ trên đội tráp hay mâm có bát nhanh, sớ xin tôn nhang, vàng lá, đôi
nến đặt hai bên bát nhang, hoa tươi, quả cau, lá trầu. Đồng thầy đại tấu thỉnh tên hiệu
Thánh bản mệnh cho tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ tín chủ với các điều cầu mong cát
khánh. Kêu cầu Phật thánh gia hộ tín chủ, khất đài được nhất âm nhất dương mới kêu xin
hạ bát nhang xuống để yên vị tại đền, phủ. Sau khi đã yên vị bát nhang thì xin hóa kim
ngân vàng mã, hài hán, giấy sớ và sau ba ngày thì phải đến đền thành tâm lễ tạ Tiên
Thánh. Lễ này hoàn mãn, người Tôn nhang chính thức được gọi là Hương tử hay nôm na
là Con hương. Từ đây tín chủ đã chính thức trở thành đệ tử của Tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi
tôn nhang bản mệnh được coi là chốn tổ của đệ tử ấy. Nên thường xuyên đến đền điện
làm lễ vào các dịp rằm mùng một hoặc một năm bốn tiết lễ lớn là thường nguyên, vào hè,
ra hè, tạ tất niên hay tối thiểu là đầu năm cuối năm như thế là trọn đạo đầu trình cuối tạ.

Nghi lễ tôn nhang bản mệnh không chỉ là một nét văn hóa quan trọng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu mà còn đồng thời thể hiện quy luật tồn tại của con người, hướng con
người đến cái thiện. Theo thuyết luân hồi và văn hóa phương Đông, con người ai cũng có
kiếp trước. Những ai khi sinh ra mang số mệnh không may mắn đa phần do kiếp trước
làm nhiều điều ác. Ngược lại, những ai kiếp trước ăn hiền ở lành thì số mệnh ấm no, hạnh
phúc được kéo dài tới kiếp sau. Chính vì bản mệnh là gốc mệnh của mỗi con người, là cái
trong tiềm thức. Nên bản mệnh có tác dụng nhắc nhở mỗi người nên có lối sống tu tâm
tích đức. Điều này thúc đẩy con người hướng về điều thiện, làm việc lành và tạo ra những
điều tốt trong cuộc sống.

You might also like