Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTTKT & TMĐT

BÀI THẢO LUẬN


Môn học: Quản trị thương hiệu 1

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU – KÍNH MẮT


DREAMER’S VISION

Giảng viên hướng dẫn: Đào Cao Sơn

Lớp học phần: 2222BRMG2011

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

1
Hà Nội – tháng 3 năm 2022

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................4
PHẦN 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN.............................................................................................5
1.1. Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu......................................................................5
1.2. Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu.......................................................................5
1.3. Xây dựng và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu................................................5
PHẦN 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DREAMER’S VISION
........................................................................................................................................................10
2.1. Ý tưởng định vị và phương án thiết kế............................................................................10
2.1.1. Ý tưởng định vị .........................................................................................................10
2.1.2 Phương án thiết kế.......................................................................................................11
2.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu......................................................................................11
2.2.1. Tên thương hiệu: "Dreamer's Vision"......................................................................11
2.2.2. Biểu trưng (logo).........................................................................................................12
2.2.3. Slogan:  “Lighting your sight”- Thắp sáng tầm nhìn của bạn.....................................13
2.3. Đặc tính của sản phẩm:.....................................................................................................13
2.3.1. Chất liệu:......................................................................................................................14
2.3.2. Giá thành của sản phẩm:...........................................................................................17
PHẦN 3: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHO DREAMER’S VISION...............................22
3.1. Đánh giá thị trường...........................................................................................................22
3.1.1. Xu hướng......................................................................................................................22
3.1.2. Nhu cầu và hành vi của khách hàng.............................................................................22
3.2 Phân khúc thị trường.........................................................................................................23
3.3 Đối thủ cạnh tranh..............................................................................................................24
3.4 Điểm khác biệt của thương hiệu........................................................................................26
PHẦN 4: BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU DREAMER’S VISION.................................................28
4.1 Xác lập quyền sở hữu tại các cơ quan quản lý.................................................................28
4.2 Xử phạt các hành vi vi phạm thương hiệu.......................................................................28
4.3 Sử dụng nhãn mác độc đáo................................................................................................29
4.4 Bảo vệ thương hiệu sản phẩm bằng cách truyền thông cho người tiêu dùng...............29
4.5 Áp dụng truy xuất nguồn gốc vào sản phẩm...................................................................30

2
4.6 Mẫu đơn đăng ký bảo vệ thương hiệu..............................................................................30
4.6.1 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.........................................................................................30
4.6.2. Xác định phương án bảo vệ thương hiệu.................................................................39
PHẦN 5: TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU DREAMER’S VISION................................43
5.1 Mục tiêu...............................................................................................................................43
5.2. Công cụ truyền thông thương hiệu..................................................................................45
KẾT LUẬN...................................................................................................................................48

3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN (NHIỆM VỤ)

STT Mã SV Họ và tên Nhiệm vụ

51 20D190050 Lê Thu Trang

52 20D190170 Trần Ngọc Trang

53 20D190051 Vũ Kiểu Trang

54 20D190112 Phan Đức Trọng (Nhóm trưởng)

55 20D190172 Đỗ Văn Trung

56 20D190043 Hoàng Mạnh Tùng

57 20D190103 Phan Thanh Tùng

58 20D190173 Nguyễn Hoàng Việt

59 20D190114 Hồ Hải Yến

60 20D190174 Nguyễn Thị Yến

4
BIÊN BẢN HỌP NHÓM

5
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, đòi hỏi các doanh
nghiệp luôn cố gắng trên tất cả các phương diện, để đứng vững và chiếm lĩnh được thị trường.
Giữ vững và nâng cao vị thế của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường là một điều rất khó
khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động
hơn khi gia nhập thị trường, tạo sự khác biệt không chỉ sản phẩm hay marketing, đó chính là
một thương hiệu vững chắc, nền móng của doanh nghiệp.

Ở nước ta các doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ nhiều về hệ thống nhận diện thương hiệu
nên bị lép về trên sân nhà trước các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài. Hệ thống nhận diện
thương hiệu còn thể hiện sự uy tín, tín nhiệm, niềm tin của khách hàng, hiểu rõ vấn đề đó,
nhóm nghiên cứu đã phát triển và triển khai sản phẩm kính mắt với thương hiệu DREAMR’S
VISION.

6
PHẦN 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu

Có không chỉ một quan điểm về hệ thống nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, có
một quan điểm được thừa nhận rộng rãi hơn cả và gắn với thực tiễn hoạt động quản trị
thương hiệu trên những quy mô và phạm vi tiếp cận khác nhau. Đó là: Hệ thống nhận
diện thương hiệu là tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự thể hiện của chúng trên
các phương tiện và môi trường khác nhau nhằm nhận biết, phân biệt và thể hiện đặc tính
thương hiệu.

Thực chất hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả những gì mà người tiêu dùng
và công chúng có thể nhận biết và phân biệt về một thương hiệu (thường chỉ là những yếu
tố hữu hình).

1.2. Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu

– Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện:

· Hệ thống nhận diện nội bộ: Chủ yếu được sử dụng trong nội bộ (biển tên và
chức danh, các ấn phẩm nội bộ, trang phục, vị trí là việc ...).

· Hệ thống nhận diện ngoại vi: Chủ yếu sử dụng trong các giao tiếp với bên
ngoài (card, catalogue..., tem nhãn, biển hiệu, quảng cáo....).

– Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện:

· Hệ thống nhận diện tĩnh: Thường ít dịch chuyển, biến động (biển hiệu, biển
quảng cáo tấm lớn, điểm bán, biểu mẫu, ô dù, dụng cụ...).

· Hệ thống nhận diện động: Thường dịch chuyển, thay đổi (tem nhãn, ấn
phẩm truyền thông, chương trình quảng cáo, card, bì thư...).

– Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện:

· Hệ thống nhận diện gốc: Là các thành tố cốt lõi (Tên, logo, slogan, biển hiệu,
nhãn sản phẩm, ấn phẩm chính, card, bì thư...).

· Hệ thống nhận diện mở rộng: Các điểm nhận diện bổ sung (sản phẩm quảng
cáo, poster...)

1.3. Xây dựng và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu

7
1.3.1. Yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

· Có khả năng nhận biết và phân biệt cao

· Đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng và thể hiện

· Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa và ngôn ngữ

· Hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao

· Yêu cầu chung trong thiết kế logo:

· Đơn giản (về đường nét, hình họa, màu sắc)

· Thể hiện ý tưởng thương hiệu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

· Thể hiện tính cá biệt, không trùng lặp

· Dễ thể hiện trên các chất liệu, phương tiện khác nhau

1.3.2. Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Bước 1: Xác định phương án và mục tiêu của thương hiệu

Một dự án xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu luôn bắt đầu bằng những nghiên cứu
về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng, từ đó những ý tưởng sáng tạo được
hình thành, như:

· Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi, biểu tượng, màu sắc đặc trưng,
kiểu chữ, bố cục và các yếu tố khác

· Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà thương hiệu
mang đến cho người tiêu dùng

· Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà người tiêu dùng có thể tin tưởng
rằng thương hiệu có thể mang đến những lợi ích nói trên

· Tính cách thương hiệu: là cá tính, vẻ ngoài của thương hiệu

· Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường được sử dụng
như khẩu quyết tiếp thị

 Kết quả cuối cùng của bước 1 là định hướng chiến lược của dự án. Tất cả
những ý tưởng, hình ảnh, thông điệp…đều xoay quanh định hướng này cho đến
khi hoàn tất dự án.

8
Bước 2: Khai thác nguồn sáng tạo để thiết kế yếu tố thương hiệu.

Các doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế theo các cách
như: Phát động cuộc thi sáng tác các thành tố thương hiệu đồng bộ hoặc riêng biệt cho
từng thành tố như tên, logo… trong nội bộ doanh nghiệp hoặc rộng rãi trong cả cộng
đồng; Thuê tư vấn trọn gói. Cần chú ý trong bước này là mọi yêu cầu về thương hiệu
được đặt ra càng chi tiết và chặt chẽ sẽ càng tốt cho các bước tiếp theo. Kết thúc bước 2,
có thể có nhiều phương án cho hệ thống nhận diện được đề xuất.

Bước 3: Xem xét và chọn lựa các phương án thiết kế

Sau khi đưa ra những mẫu thiết kế, nhiệm vụ quan trọng của nhóm chuyên gia
hoặc tư vấn là phải cân nhắc các phương án để chọn ra một hoặc một vài phương án thỏa
mãn các yêu cầu đề ra, tối ưu và có hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Tra cứu và sàng lọc tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn

Bước này nhằm mục đích xác định xem các thành tố của hệ thống nhận diện (mà
chủ yếu là tên và logo thương hiệu) được chọn có trùng lặp với những thương hiệu đã
được đăng ký bảo hộ hoặc gần giống với doanh nghiệp khác đang sử dụng hay không.
Các công ty tư vấn về sở hữu trí tuệ hoặc các luật sư liên quan sẽ giúp rất nhiều trong
bước này, tuy nhiên chi phí là không hề nhỏ đặc biệt tại thị trường nước ngoài.

Trong trường hợp các thành tố thương hiệu đã được chọn từ bước trên vẫn bị trùng
hoặc gần giống (tới mức gây nhầm lẫn) thì khả năng đăng ký nhãn hiệu sẽ không được
chấp nhận, vì vậy quy trình được lặp lại bước thứ hai (sáng tạo những thành tố mới).

Bước 5: Thăm dò phản ứng của khách hàng về phương án thiết kế

Nội dung quan trọng trong bước này là phải biết được phản ứng của người tiêu
dùng đối với thành tố đã chọn thế nào. Nó có gây được ấn tượng không? Có bị hiểu sai
lệch sang một nghĩa khác không? Có phi phạm những quy tắc đạo đức và phong tục bản
xứ không? Sự không hài lòng từ phía người tiêu dùng có thể dẫn đến phải lặp lại bước 2
trong quy trình. Tuy nhiên, bước này không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện
thực hiện và thực tế không phải khi nào, với sản phẩm nào việc thực hiện bước này cũng
cần thiết và hợp lý, có hiệu quả.

Bước 6: Lựa chọn phương án chính thức

9
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và nghe ngóng phản ứng từ phía người tiêu dùng,
phương án cuối cùng được lựa chọn.

1.3.3. Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu

1.3.3.1. Tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu

– Yêu cầu chung:

· Đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ

· Tuân thủ hướng dẫn được chỉ định

· Đảm bảo tiến độ triển khai, áp dụng

· Nâng cao khả năng thấu hiểu và truyền thông thương hiệu

· Đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai

– Công việc cụ thể:

· Hoàn thành biển hiệu, trang trí hệ thống các điểm bán hoặc điểm giao dịch
của doanh nghiệp (quầy tủ, không gian, biển báo, bảng, biển hướng dẫn…)

· In ấn các ấn phẩm (catalogue, tờ rơi, poster, card visit, phong bì, túi…)

· Hoàn thiện bao bì hàng hóa và áp dụng bao bì mới với những thông tin rõ
ràng, cụ thể tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng

· Triển khai trang phục, các yếu tố nhận diện tĩnh như ô dù, biển tên, các giấy
tờ giao dịch (hóa đơn, phiếu bảo hành, biên lai…)

· Truyền thông thương hiệu trên đồng thời nhiều phương tiện để công chúng
nhận rõ những thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu và những giá trị
hoặc những cảm nhận mới, thông điệp tái định vị gắn với thương hiệu của
doanh nghiệp.

1.3.3.2. Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện

– Kiểm soát tất cả các nội dung và bộ phận trong triển khai hệ thống nhận diện thương
hiệu để đảm bảo rằng việc triển khai ở những vị trí và thời điểm khác nhau với những nội
dung khác nhau không gây nên những xung đột và mâu thuẫn.

10
– Đối chiếu cụ thể với các quy định về hệ thống nhận diện (cẩm nang thương hiệu) để kịp
thời hiệu chỉnh các hoạt động phù hợp.

– Xác định những sai sót cần phải điều chỉnh và tập hợp theo từng nội dung riêng để có
những phương án điều chỉnh. Phổ biens nhất là những sự sai lệch về màu sắc, kích thước
và tỷ lệ của các thành tố thương hiệu khi được thể hiện trên các phương tiện, sản phẩm.

– Quy trách nhiệm cho cá nhân trực tiếp theo dõi quá trình triển khai hệ thống nhận diện
thương hiệu. Xác định rõ trách nhiệm của các bên và các cá nhân có liên quan để khắc
phục và bồi thường thiệt hại nếu có.

1.3.3.3. Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu

Điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà tại đó khách hàng, công chúng có thể
tiếp xúc được với thương hiệu. Một thương hiệu có thể có nhiều hay ít điểm tiếp xúc tùy
thuộc vào định hướng và đặc điểm của nhóm sản phẩm cung ứng cũng như bối cảnh cạnh
tranh.

Tập hợp các điểm tiếp xúc thương hiệu sẽ tạo thành giao diện tiếp xúc của thương
hiệu. Giao diện tiếp xúc càng rộng thì khả năng tiếp xúc giữa thương hiệu và khách hàng,
cộng đồng sẽ càng cao. Cũng đồng nghĩa việc quản lý sẽ càng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi
cao hơn cả về năng lực quản trị và tài chính.

Các điểm tiếp xúc thương hiệu thường bao gồm: hoạt động PR, sản phẩm bao bì,
điểm bán, ấn phẩm, nhân viên, hệ thống kênh, quảng cáo, văn phòng, website.

11
PHẦN 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
DREAMER’S VISION
2.1. Ý tưởng định vị và phương án thiết kế

2.1.1. Ý tưởng định vị .

Có lẽ với những thế hệ trước, Kính mắt chỉ đơn giản là hỗ trợ cho thị lực nhìn tốt
hơn. Nhưng ngày nay công dụng của chiêc kính không chỉ dừng lại ở đó, kính còn là một
phụ kiện Thời trang, nó giúp khuôn mặt của các bạn trở nên đẹp hơn, tươi sáng và tự tin
hơn.

Đối với những thành phố lớn, khu tập trung các doanh nghiệp, nhà máy thì vấn đề
ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cộng thêm là trái đất ngày càng
nóng lên, làm cho nhiệt đọ cứ tăng cao nên là mọi người ngày càng có nhu cầu sử dụng
kính để chống nắng, chống bụi.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, thị trường kính mắt Việt Nam phát triển nhanh
chóng, các chuyên gia ước tính mức tăng trưởng là từ 200 - 300 %/ năm. Điều này xuất
phát từ nhu cầu sử dụng kính mắt ngày càng cao của người Việt do tỉ lệ mắc các tật về
khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) gia tăng. Chính vì thế mà Dreamer's Vision ra đời với mong
muốn mang đến cho bạn một vẻ ngoài tự tin hơn. Chiếc kính bạn đeo không chỉ giúp bạn
khắc phục các tật về khúc xạ mà còn mang đến cho bạn những chiếc kính đẹp, độc, lạ, bắt
trend nhưng cũng không thể quên là phải phù hợp với khuôn mặt của bạn.

Qua sự tìm hiểu và phân tích thị trường, Dreamer's Vision đưa ra quyết định lựa
chọn thị trường và khách hàng mục tiêu như sau:

2.1.1.1 Thị trường mục tiêu

Tập trung ở các thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bới:

- Thị trường kính mắt ngày càng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là những thành phố lớn
như Hà Nội và TPHCM

- Tại 2 thành phố này luôn được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá là
một trong những thị trường tiềm năng nhất cả nước. Luôn đi đầu cả nước về nhu cầu giải
trí và làm đẹp, luôn đón đầu và quy tụ các xu hướng thời trang mới nhất trên thế giới.

12
- Là nơi tập trung đông đúc dân cư, các công ty, doanh nghiệp…đối tượng khách hàng vô
cùng phong phú và đa dạng. Do đó, số lượng khách hàng tiềm năng là vô cùng lớn. Đặc
biệt, đây là nơi tập trung đông những người có thu nhập khá đến cao.

- Số lượng khách hàng ở các thành phố lớn không những đa dạng mà còn ổn định và có
nhiều mức thu nhập khác nhau. Do đó, nguồn khách hàng ở các mthành phố lớn thường
ổn định hơn so với các khu vực khác. Điều này sẽ đảm bảo lợi nhuận và nguồn vốn đầu tư
duy trì cho việc kinh doanh.

2.1.1.2. Khách hàng mục tiêu

- Khách hàng độ tuổi 18-22

Độ tuổi này chiếm khoảng 22,3% dân số cả nước và phần lớn những người trong độ tuổi
này thu nhập chưa ổn định. Các sản phẩm đẹp, lạ, giá cả phải chăng sẽ thu hút được nhóm
này.

- Khách hàng độ tuổi từ 23 – 30 tuổi

Nhóm người trong độ tuổi này chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng 35% dân số. Nhóm tuổi
này đã có công việc ổn định hơn, đã có thể tự chi trả cho những sở thích cá nhân và cũng
bắt đầu lập gia đình. Những người trong nhóm này thích khám phá, lựa chọn những
thương hiệu uy tín, luôn đổi mới, có tính thẩm mỹ cao. Đây là nhóm đối tượng có sức
mua lớn và có khả năng tạo xu hướng tại Việt Nam.

2.1.2 Phương án thiết kế

Nhóm quyết định sẽ tự tay làm. Việc tự tay làm không những tiết kiệm được thời gian
hơn, có tính chủ động hơn mà còn thể hiện được hết những thông điệp mà Dreamer's
Vision muốn truyền tải. Hệ thống nhận diện thương hiệu Kính mắt Dreamer's Vision được
thiết kế dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện và chia ra: Hệ thống nhận
diện cơ bản( gồm tên thương hiệu, logo, symbol và slogan) và hệ thống nhận diện mở
rộng( cửa hàng, đồng phục, bảng tên, nhận diện sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, hệ thống
nhận diện online).

2.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu

2.2.1. Tên thương hiệu: "Dreamer's Vision"

13
Dreamer's Vision dịch nôm na là “Tầm nhìn của kẻ mộng mơ”. Ai trong chúng ta chẳng
có những khát khao hoài bão, thậm chí còn có chút viển vông, điên rồ. Nhưng thế thì sao
chứ, cuộc sống này chính là như vậy, ta cứ mơ ước đi vì không mơ làm sao có thể thành
hiện thực.

Những chiếc kính đến từ nhà Dreamer's Vision sẽ đồng hành cùng với những người trẻ
tuổi đầy mơ mộng, hoài bão. Đồng hành cùng mọi người trên con đường hướng tới tương
lai, khám phá thế giới.

2.2.2. Biểu trưng (logo)

Địa chỉ: 136 Hồ Tùng Mậu – Thế giới kính DREAMR’S VISION

2.2.2.1. Biểu trưng (logo)

Thiết kế logo của Dreamer's Vision nổi bật với hai chữ D và V cách điệu tạo
thành hình chiếc kính mắt. Đây cũng chính là chữ viết tắt cho tên thương hiệu đi
kèm là tên thương hiệu - Dreamer's Vision cắt ngang hai chữ D và V. Nếu chỉ có

14
chữ thì logo nhìn khá là nhàm chán chính vì thế, nhóm đã thêm hình chiếc kính vào
nhằm tạo độ ấn tượng và thu hút.

Kiểu chữ UTM Micra là Font chữ không chân, một font chữ thiết kế giúp
thu hút khách hàng. Kiểu chữ mang đến cảm giác thời trang mạnh mẽ, táo bạo
nhưng cũng không kém phần tinh tế. Nó thể hiện được những gì mà thương hiệu
muốn mang đến cho khách hàng: hợp mốt, thanh lịch, đơn giản nhưng không kém
phần sang trọng.

Đặc biệt, chữ D thông thường sẽ được tạo dựng bởi 2 nét là nét cong và nét
thẳng đứng, nhưng trong logo của Dreamer's Vision chữ D lại được thiết kế kéo dài
và kết thúc bằng 2 đường gạch chéo. Hơn thế nữa, chữ V lại được mở rộng hơn bình
thường. Việc sáng tạo chữ D và chữ V không theo quy định thông thường như một
cách thức mà chúng tôi muốn nói với khách hàng của mình rằng: “Hãy tự tin với
những gì bạn có, tự tin với chính bản thân mình, hãy “dám bị ghét” rồi cuộc sống
của bạn sẽ thay đổi tích cực hơn và tương lai sẽ mở rộng hơn. Dreamer's Vision
đồng hành cùng bạn đi đến tương lai”. Ngoài ra chữ V được mở rộng hơn thông
thường cũng thể hiện khát vọng của thương hiệu Dreamer's Vision – dẫn đầu thị
trường kính mắt.

Màu sắc chủ đạo trong thiết kế này chỉ đơn giản với 2 màu cổ điển: đen,
trắng. Hai sắc màu kết hợp với nhau vừa mang cảm giác quyền lực, huyền bí vừa
mang vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết. Hai tone màu cũng tương phản, đối lập nhau.
Nếu như màu đen, thể hiện cho sự chần chừ, thiếu can đảm không dám phá bỏ giới
hạn để hành động thì sắc trắng lại thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ biến những mơ
ước, hoài bão kia trở thành sự thực. Ranh giới của sự chần chừ và can đảm cũng
giống như khoảng cách của chữ D và chữ V kia, nếu bạn dám vượt qua “đen” để tới
“trắng” thì bạn sẽ thành công. Còn không thì bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối.

2.2.3. Slogan:  “Lighting your sight”- Thắp sáng tầm nhìn của bạn

Dreamer’s Vision muốn mang đến một thương hiệu về mắt kính thật chất lượng đến
với khách hàng với thông điệp “ Lighting your sight” - Thắp sáng tầm nhìn của bạn.
Kính đến từ Dreamer’s Vision luôn mang vẻ đẹp của sự thanh lịch, sang trọng và
năng động. Bởi vậy điều mà thương hiệu muốn nói đến với khách hàng chính là: “Hãy
khai thác một vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt khi chúng ta đeo kính”.Thắp sáng tầm nhìn vô
hạn của chúng ta về tương lai vô định, hãy để kính của Dreamer’s Vision đồng hành cùng
đôi mắt của bạn.

15
2.3. Đặc tính của sản phẩm:

2.3.1. Chất liệu:

2.3.1.1. Chất liệu tròng kính:

Tròng kính PLASTIC: nhẹ hơn so với tròng thủy tinh, khó vỡ khi va đập, có thể nhuộm
màu dễ dàng, nhưng dễ trầy xước do mềm hơn thủy tinh và để lâu thường bị lão hóa, ngả
vàng. Hiện nay được khắc phục bằng cách phủ lên bề mặt lớp chống trầy để bảo vệ tròng
không bị trầy xước do va chạm.Hiện đã có nhiều loại tròng kính với độ chiết xuất cao hơn
đã lần lượt ra đời, nó cứng hơn , mỏng hơn, độ trong suốt cao hơn, tuổi thọ cao hơn.

Tròng kính POLYCARBONATE: có nhiều đặc tính vượt trội hơn tròng thủy tinh và
plastic, chất liệu này cứng hơn các loại kính khác nên có tính chống va đập cao, tròng
mỏng, khó vỡ, chống tia UV tốt nên rất an toàn. Loại mắt kính này nhẹ và dùng rất phù
hợp cho loại gọng kính bắt ốc, kính thời trang, thể thao mà không cần có khung viền đỡ
xung quanh.

Tròng kính TRIVEX: Có tính năng như mắt kính polycarbonate (trong suốt, mỏng, nhẹ,
khó vỡ và chống tia cực tím) nhưng còn thêm ưu điểm nữa là có độ dẻo (dễ uốn nắn) và
khả năng định hình cao (phục hồi trạng thái khi bị biến dạng). Tròng trivex là tiêu biểu
cho sự đột phá về công nghệ tròng kính, đây là loại tròng đắt tiền, hiện vẫn chưa có trên
thị trường Việt Nam.

Tròng kính POLARIZED: Tròng phân cực được phủ một lớp phim phân cực, giúp hấp
thụ tia sáng chói, thanh lọc ánh sáng từ nhiều chiều đi tới thành một chiều. Lớp phim này
được giữ chặt giữa hai lớp tròng nên chúng không thể bong ra được. Đây chính là loại
tròng chống chói, hấp thụ tia phản xạ và khúc xạ, thích hợp sử dụng nhìn các bề mặt
ngang như hồ nước, mặt đường, kính ô tô, đi câu, lái xe trên đường cao tốc, thường xuyên
tiếp xúc với ánh sáng như truyền hình.

Tròng kính PHOTOCHROMIC: vật liệu đổi màu. Tròng kính khi đeo trong bóng râm
thì có độ trong suốt, nhưng khi ra nắng thì tròng kính thay đổi màu theo cường độ của ánh
sáng, giúp cho cặp tròng có tác dụng bảo vệ như một loại kính mát, trong khi vẫn đảm bảo
tác dụng nhìn rõ của kính thuốc. Vật liệu này gồm 2 loại :

+ Photo XX – Transition: lớp phim nằm dưới mặt kính. Loại sản phẩm này đắt tiền,
tròng kính có màu thay đổi khi ra ngoài nắng hay vào trong nhà. Khi ánh sáng càng mạnh

16
thì màu kính càng sậm, giúp cho mắt nhìn khỏi chói, mát mắt, đỡ nhức đầu, thông thường
thời hạn sử dụng kéo dài được 2 năm.

+ Photo X : thành phần nguyên tử đổi màu được trộn vào vật liệu, gồm ba nguồn: Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc. có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm tùy hãng sản xuất.

2.3.1.2. Chất liệu gọng kính:

Gọng kính thường có 2 chất liệu chính, được làm từ nhựa và kim loại. Mỗi loại chất liệu
sẽ có những đặc trưng nổi bật khác nhau.

* Chất liệu gọng kính nhựa:

Gọng nhựa là sự lựa chọn phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi, bởi vì chúng thường rẻ, trọng
lượng nhẹ, nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Gọng nhựa bao gồm: TR90, Ultem,
Injection, Acetate và Otyl

● TR90: TR90 được sản xuất thông qua công nghệ Thụy Sĩ như là một vật liệu nhựa
nhiệt dẻo cực kỳ bền, linh hoạt, mềm dẻo, và rất nhẹ, nên có thể uốn cong để phù
hợp tuyệt đối với khuôn mặt. Sự linh hoạt này cũng làm cho kính TR90 có tính đàn
hồi cao. Bởi vì vật liệu mềm dẻo nên chúng ít có khả năng bị vỡ hoặc uốn cong do
va chạm. Kính TR90 vô cùng nhẹ, sẽ không cảm thấy sự nặng nề khi đeo kính
trong thời gian dài.

● ULTEM: Ultem là vật liệu polyetherimide nhiệt dẻo vô định hình (PEI) có tính
chất đặc biệt hoàn hảo cho các gọng kính. Hầu hết các gọng làm từ chất liệu Ultem
đều nhẹ, mỏng và có thiết kế rất sang so với các loại gọng nhựa khác. Tuy nhiên,
điểm hạn chế duy nhất ở loại gọng này đó là dễ gãy.

● INJECTION: có trọng lượng khá nhẹ và màu sắc tươi sáng. Là loại nhựa đổ khuôn,
không có lõi kim loại khiến cho gọng khá dòn và dễ gãy, ngoài ra loại gọng này có
hình dáng cố định nên không thể chỉnh sửa để phù hợp với từng gương mặt. Giá
thành khá rẻ.

● ACETATE: Được đệm lớp kim loại bên trong càng kính, gọng Acetate được biết
đến với độ bền rất cao, dễ dàng chỉnh sửa và không hề gây dị ứng. Hơn nữa, gọng

17
kính được làm từ nhựa Acetate cũng được biến tấu với nhiều kiểu dáng và màu sắc
hợp thời trang.Tuy nhiên giá thành lại khá cao.

● OPTYL: Vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn cả Acetate. Tuy nhiên, gọng được
tạo bằng optyl khó điều chỉnh hơn vì vật liệu khá giòn và không có lõi kim loại.

* Chất liệu gọng kính kim loại

Kim loại là vật liệu phổ biến cho khung kính, đặc biệt là cho các kiểu kính không gọng và
nửa gọng. Có nhiều hình dạng, màu sắc và phong cách đa dạng từ trẻ trung đến sang
trọng. Khung kim loại là một tiêu chuẩn cổ điển và phù hợp cho mọi lối sống, từ ngành
nghề sáng tạo đến nhân viên văn phòng. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi
và giới tính.

● ALUMINUM: Đặc tính của nhôm là rất nhẹ, độ mềm dẻo cao mà lại rất chắc chắn
và không bị biến dạng nên dễ chế tạo những kiểu dáng độc đáo. Nhôm là chất liệu
thường được sử dụng để làm gọng kính kim loại. Nhôm thường được trộn thêm
một số lượng nhỏ Silicon và Sắt để tạo thêm độ cứng cáp và độ bền.

● STAINLESS STEEL: Stainless Steel hay còn gọi là thép không gỉ, chủ yếu là sắt
pha trộn một hỗn hợp của niken, mangan và crôm. Thép không gỉ là rất bóng, dễ
cán mỏng và chắc chắn với khả năng chống ăn mòn mạnh. Đặc trưng của gọng
thép không gỉ là trọng lượng nhẹ, không gây dị ứng và dễ dàng uốn cong. Hầu hết
không gỉ thép có chứa từ 10 đến 30% crôm, đáp ứng tuyệt vời khả năng chống ăn
mòn, mài mòn và chịu được nhiệt độ cao.

● TITANIUM: Titanium là một vật liệu khung kim loại phổ biến. Nó là vật liệu cao
cấp được biết đến với độ bền, đàn hồi và cực nhẹ. Bao gồm 3 loại: Titanium,
Titanium Z và Excellence Titan. Đặc biệt, Titanium còn có đặc tính không bị gỉ
khiến nó trở thành vật liệu rất phổ biến cho gọng kính. Tuy nhiên, cũng vì những
phẩm chất tuyệt vời đó mà Titanium thường có giá đắt hơn các kim loại khác và bị
hạn chế trong phạm vi màu sắc của nó. Khung gọng kính bằng titanium tuyệt đối
không gây dị ứng.

2.3.1.3. Các loại lớp phủ của kính:

Lớp phủ phản chiếu (chống chói): có lớp phủ này, đôi mắt của bạn sẽ hạn chế được
tình trạng mỏi mắt từ ánh sáng phản xạ hoặc do ánh sáng chiếu từ thiết bị phát sáng gây

18
ra. Đồng thời, nó còn trở thành lớp bảo vệ hoàn hảo để tránh khỏi các tác nhân gây trầy
xước hay vấy bẩn trên tròng kính. Lớp phủ chống chói còn hỗ trợ tốt cho bạn về tầm nhìn,
độ sắc nét của hình ảnh cũng như làm giảm lượng tia UV phản chiếu từ phía sau tròng
kính nhằm tối ưu khả năng bảo vệ đôi mắt của bạn.

Lớp phủ tráng gương: Đây là lớp có độ phản chiếu cao và thường được phủ mặt
trước bên ngoài của tròng kính để giảm lượng ánh sáng đi vào mắt.

Lớp phủ giảm ánh sáng xanh: Tròng kính được phủ lớp giảm ánh sáng xanh giúp
cho người đeo kính tránh khỏi sự tác động của tia sáng xanh được phát ra từ màn hình
máy tính, tivi, điện thoại thông minh, ánh sáng của thiết bị tiết kiệm năng lượng và kể cả
ánh nắng mặt trời.

Lớp phủ chống trầy: Công nghệ này sẽ giúp tròng kính hạn chế tối đa các vết trầy
xước xuất hiện trên bề mặt kính, giảm thiểu hao mòn và giữ được chất lượng tròng kính.

Lớp phủ bảo vệ UV: Tia UV gây hại cho đôi mắt của bạn như gặp phải các triệu
chứng đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, viêm giác mạc,… Vì thế công nghệ này
thường hay được sử dụng trên các tròng kính để ngăn chặn từ 98% đến 100% tia UVA và
UVB từ mặt trời.

Lớp phủ chống bám hơi nước: Hơi nước bám trên tròng kính khiến bạn khó chịu và
cảm thấy khó khăn mỗi khi nhìn. Vì thế công nghệ này trở thành lớp phủ cần thiết trên bề
mặt tròng kính, chống bám hơi nước khiến các hạt nước li ti trơn tuột ra khỏi tròng, không
làm mắt kính bị mờ do đọng nước làm che khuất tầm nhìn.

2.3.2. Giá thành của sản phẩm:

Giá của 1 kính = Giá gọng kính + Giá tròng kính + Công lắp ráp.

Kính thời trang: Giá trong khoảng từ 80.000 - 800.000 Đ tùy thuộc vào kiểu dáng gọng
kính

Kính cận:

Độ cận Độ viễn Chiết suất

19
0 - 2.50 0 - 2.00 1.56 , 1.60

2.75 - 3.50 2.25 - 3.00 1.60 , 1.67

3.75 - 7.00 3.25 - 5.00 1.67 , 1.74

>= 7.25 >= 5.00 1.74

Bảng giá mắt kính theo độ chiết suất

Sản phẩm Giá theo độ chiết xuất

1.56 1.60 1.67 1.74

Chemi U2 350.000 650.000 1.190.000 2.300.000

Kodak FSV 490.000 850.000 1.400.000

Zeiss DuraVision Platium 760.000 1.500.000 3.000.000 11.600.000

Essilor Crizal Sapphire 1.100.000 1.900.000 3.230.000 11.700.000

Gọng kính Giá

Nhựa Nhựa dẻo 80.000 - 300.000Đ

20
Nhựa lõi kim loại 350.000 - 380.000Đ

Kim loại 400.000 - 550.000 Đ

Tùy thuộc vào từng kiểu dáng, kiểu gọng và tròng mắt kính và các lớp phủ kính mà mỗi
kính sẽ có giá thành khác nhau.

Có các kiểu dáng kính thông dụng như sau:

- Hình chữ nhật

- Hình vuông

- Hình tròn

- Hình mắt mèo

- Hình oval

- Hình đa giác

21
22
* Kính râm: có giá từ 50.000 - 300.000 Đ

* Quà tặng: nước lau kính, khăn lau kính, hộp đựng của hãng.

23
PHẦN 3: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHO DREAMER’S
VISION
3.1. Đánh giá thị trường

3.1.1. Xu hướng

Ngày nay, mọi người đã bắt đầu biết quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, đặc biệt
là việc bảo vệ đôi mắt. Họ nhận ra việc sử dụng mắt kính để bảo vệ mắt bởi những tác
động trong cuộc sống là cần thiết, nếu không thể giảm mức độ sử dụng mắt thì có thể sử
dụng kính như một công cụ để góp phần bảo vệ đôi mắt của mình. Những chiếc kính trở
nên quen thuộc và thông dụng hơn, dần dần người ta coi nó như một phụ kiện thời trang
không thể thiếu.

Thị trường tiêu dùng kính mắt Việt Nam là một miếng bánh màu mỡ nhờ nhu cầu sử dụng
kính mắt không chỉ là một dụng cụ hỗ trợ thị lực, mà còn là phụ kiện thể hiện cá tính và
phong cách của người dùng. Trong những năm gần đây, thị trường kính mắt Việt Nam
tăng trưởng nhanh chóng. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Stratista ( CHLB Đức),
quy mô thị trường mắt kính thời trang Việt Nam năm 2019 ước đạt khoảng 5,6 tỷ USD,
dự kiến đến năm 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng 8%/ năm. Số liệu này cho thấy, với điều
kiện kinh tế ngày càng phát triển, người Việt ngày càng quan tâm đến phụ kiện nên sức
tiêu thụ mặt hàng kính thời trang cũng tăng theo.

Tuy nhiên, thị trường kính mắt chính hãng của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Ngoài
nguồn cung từ các nhà nhập khẩu chính thức (chỉ chiếm khoảng 5% thị phần), thị trường
còn lưu hành hàng xách tay, nhập lậu. Hàng xách tay thường là hàng kém chất lượng của
các hãng, hàng nhập lậu thì đạt đa số là từ Trung Quốc và đều là hàng nhái. Trong đó,
những nhãn hiệu như Rayban, Vogue, D&G,... có nhiều hàng nhái nhất.

Mặc dù chưa có một thương hiệu nào nổi bật trong ngành, nhưng những sản phẩm kính
mắt trong nước vẫn tạo được ấn tượng tốt với người tiêu dùng nhờ giá cả hợp lý và mẫu
mã đẹp, thời thượng.

3.1.2. Nhu cầu và hành vi của khách hàng

24
Người tiêu dùng ở thị trường Việt Nam luôn mong muốn sở hữu cho mình các sản phầm
kính có chất lượng tốt, bền đẹp, mang lại cảm giác thoải mái khi đeo. Người tiêu dùng
dần có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong nước hơn.

Theo khảo sát trực tuyến gần đây, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về yêu
chuộng hàng hiệu, 56% người Việt sẵn sàng chi tiền mua hàng hiệu, chỉ sau Trung
Quốc(74%) và Ấn Độ(59%). Tuy nhiên, 91% doanh thu của thị trường kính mắt ở Việt
Nam lại đến từ những mặt hàng non-luxury. Lý giải cho điều này là do chất lượng sản
phẩm non-luxury hiện nay đã được nâng cao lên mức tương đối tốt, không thua kém quá
nhiều so với các sản phẩm xa xỉ, mà giá cả lại phải chăng hơn với túi tiền của người tiêu
dùng.

Bên cạnh đó, thị trường kính mắt cũng không phải là thị trường thích ứng nhanh với
chuyển đổi số. Phần lớn doanh thu đến từ các cửa hàng offline. Điều này là do tâm lý
chung của người dân Việt Nam, khi đưa ra những quyết định liên quan đến sức khỏe của
mắt, họ có nhu cầu được trải nghiệm trực tiếp sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định mua
hàng.

3.2 Phân khúc thị trường

Thị trường kính mắt chia làm 3 phân khúc chính dựa trên thiết kế tính năng của kính như
sau:

- Mang tính y tế: Việt Tín là một ví dụ điển hình. Đa phần là các y bác sĩ, có kiến
thức chuyên môn cao. Người mua đến khám vì cực quan tâm đến chất lượng của những
lần đi khám mắt. Phân khúc này có một chỗ đứng rất lớn trên thị trường.

- Mang tính đơn giản, tinh tế (smart casual): thiên về công năng, là những gọng
kính đủ đẹp, đem lại sự thoải mái

- Mang tính thời trang: Gọng kính được sử dụng như một loại phụ kiện trong bộ
trang phục của người dùng.

Đa phần các thương hiệu kính mắt nội địa nằm trong phân khúc 3 – thời trang. Thị
trường còn một khoảng trống ở giữa mà hiện mới chỉ có thương hiệu quốc tế khai phá,
như Owndays của Nhật Bản, về Việt Nam thông qua đại lý phân phối, với một gọng kính
giá khoảng trên dưới 2 triệu đồng, và khi tính cả tròng là 4 triệu đồng.

25
Dreamer’s Vision được định vị trong phân khúc này, nhưng mang chất Việt Nam
hơn, với giá thành phải chăng hơn. Một gọng kính của Dreamer’s Vision sẽ có giá giao
động từ 700,000 đến 1 triệu đồng, thậm chí đi kèm default lens, tức là nếu khách hàng
không có nhu cầu nâng cấp tròng mắt lên, khi đó giá của sản phẩm với tròng kính đã cắt
chỉ từ 800,000 đồng, rất cạnh tranh về giá trên cùng phân khúc.

Định vị Smart Casual giúp Dreamer’s Vision khác biệt với hai phân khúc còn lại.
Dreamer’s Vision muốn xây dựng thương hiệu tập trung vào công năng của sản phẩm như
đeo dễ chịu, phù hợp với nhiều loại khuôn mặt, trải nghiệm mua sắm vui vẻ danh cho tất
cả mọi người.

3.3 Đối thủ cạnh tranh

Tiêu chí Kính mắt Sài Gòn Kính mắt Thiên Hà

Địa chỉ Số 223, Hồ Tùng Mậu, P. Số 149, Hồ Tùng Mậu, P. Cầu Diễn, Q.
Cầu Diễn, Q. Nam Từ Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Liêm, Tp. Hà Nội

Phân Đa dạng khách hàng Đa dạng khách hàng (trẻ em và người lớn)
khúc nhưng chủ yếu ở đây là cho những người
khách xa xỉ, với các mặt hàng chất lượng, nhập từ
hàng nước ngoài

Sản Là nơi cắt kính thuốc và Kính mắt và kính áp tròng


Phẩm bán các loại kính

Mục Chủ yếu hướng tới cắt kính Phục vụ người tiêu dùng, đáp ứng được
tiêu thuốc cho khách hàng. nhu cầu an toàn thị lực, làm đẹp, tận hưởng
Cung cấp sự an toàn, xây những phát minh khoa học vật liệu mới,

26
dựng được một đội ngũ Y thiết kế mới,… là một địa chỉ cung cấp các
Bác sỹ được đào tạo loại kính hàng hiệu nổi tiếng của các hãng
chuyên sâu, có kinh sản xuất kính mắt hàng đầu thế giới:
nghiệm lâu năm trong Cartier, Prada, Dior, Valentino, Salvatore
chuyên ngành mắt và chỉnh Ferregamo, Gucci, Versace, Roberto
quang Cavalli, DG, Gianfranco Ferre, Emporio
Armani, Giorgio Armani, RayBan, Diesel,
Yves Saint Laurent, Roberto Cabras,
MaxMara, Joop...

Dịch vụ - Tư vấn và đo khám mắt - Tập trung vào việc giúp khách hàng định
đi kèm miễn phí hình phong cách thời trang, kính mắt Thiên

- Bảo hành sản phẩm Hà tung ra nhiều bộ sưu tập kính khác
nhau phù hợp với những đối tượng khách
hàng riêng biệt. Bên cạnh đó, cửa hàng
cũng có tặng kèm những phụ kiện như
khăn, hộp, kính áp tròng từ các thương
hiệu nổi tiếng như Seed, Acuvue-
Jhonson&Jhonson giúp khách hàng tiện lợi
hơn trong việc lựa chọn. Tất cả chị em đến
đây đều có thể sắm ngay một chiếc kính
xinh xắn, giá cả phải chăng để hoàn thiện
“outfit” của mình.

- Bảo hành các sản phẩm kính chính hãng.

- Sửa chữa, bảo hành các loại kính miễn


phí.

- Đo khám mắt miễn phí

Điểm - Cung cấp các sản phẩm - Các loại kính đa dạng, luôn cập
mạnh chất lượng nhật với xu hướng thời trang giới

27
- Đội ngũ chăm sóc trẻ.
khách hàng tốt - Có nhiều hình thức bán hàng: bán
- Là một thương hiệu hàng trực tiếp tại cửa hàng, trên
website, sàn thương mại điện tử.
kinh doanh ra đời
sớm nên nhận được
sự tin tưởng của
khách hàng

Điểm - Cửa hàng kinh - Đây là một cửa hàng có mặt từ lâu
yếu doanh theo hình đời và chuyên cung cấp các loại
thức truyền thống: kính của các thương hiệu nổi tiếng
bán tại cửa hàng. nên giá cả còn đắt, chưa phù hợp
với sinh viên.
- Trong việc chăm sóc khách hàng
còn hơi chậm
- Các hàng khi mà được giao cho
khách thì bị một số lỗi nhỏ (do
trong quá trình đóng gói hàng chuẩn
bị chưa tốt)

3.4 Điểm khác biệt của thương hiệu

Đây là nơi cắt kính tuyệt vời của các bạn giới trẻ, với những tròng kính cận loạn có các
tính năng: chống ánh sáng xanh, UV, đổi màu thông minh, tròng kính siêu mỏng dành cho
độ cao tròng kính kỹ thuật số.….đến từ các thương hiệu tròng kính hàng đầu thế giới như:
Essilor, Zeiss, Nikon, Chemi…. Với các dòng kính đa tròng. Cùng với các loại kính mắt
thời trang.

Đến với kính mắt “Dreamer’s Vision”, mọi người sẽ được tận hưởng rất nhiều dịch vụ
miễn phí:

- Đo khám khúc xạ miễn phí.

28
- Tư vấn chọn gọng và tròng kính phù hợp với khuôn mặt và công việc…

- Bảo hành độ khúc xạ trong vòng 10 ngày kể từ ngày cắt kính

- Bảo hành gọng kính dài hạn, vệ sinh, bảo dưỡng gọng kính định kỳ

- Rất nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt phù hợp cho cả học sinh, sinh
viên…..

- Có miễn phí vận chuyển đối với những khách hàng trong phạm vi <5km

Các sản phẩm của cửa hàng được cam kết về chất lượng và là hàng chính hãng, có tem
và chương trình bảo hành để khách hàng yên tâm lựa chọn. Giá mắt kính đa dạng

Những lợi thế của cửa hàng Dreamer’s Vision:

Sản phẩm chất lượng

Giá thành phù hợp với sinh viên thế hệ còn đi học

Bên cạnh cung cấp về kính cửa hàng còn bán những phụ kiện đi kèm như:
mắt kính, gọng kính, kính áp tròng, các dụng cụ vệ sinh kính

Mẫu mã, chất liệu đa dạng, sang trọng

Luôn cập nhật mẫu mã đẹp nhất, thời trang nhất

Máy móc hiện đại, đo chuẩn xác

Khách hàng được chuyên viên tư vấn chuyện môn tận tình

Phong cách phục vụ nhiệt tình của nhân viên, đem lại sự hài lòng cho khách
hàng

Khách hàng được bảo hành thay tròng mới khi có hiện tượng căng hay nhức
mắt, được đổi kính trong vòng từ 3 – 5 ngày với bất kỳ lý do, bảo hành thay
ốc ve kính và vệ sinh trọn đời.

Tặng chai nước rửa kính, khăn lau và hộp kính thời trang.

Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm với lỗi sản phẩm do nhà sản xuất.

29
PHẦN 4: BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU DREAMER’S VISION
4.1 Xác lập quyền sở hữu tại các cơ quan quản lý

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, Dreamer’s Vision sẽ kiểm tra xem các thành tố về nhãn
hiệu có bị trùng hoặc tương tự, hoặc đã bị đăng ký hay chưa.

Sau đó công ty nộp đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm cho Cục sở hữu trí
tuệ bằng cách nộp trực tiếp tại Văn phòng của Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội. Bộ hồ sơ đăng ký
nhãn hiệu sẽ bao gồm:

- Đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Tài liệu xác nhận về xuất xứ về các sản phẩm;

- Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng, hình ảnh tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền

- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn

Sau khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Dreamer’s Vision sẽ liên tục theo dõi quá
trình xét đơn để có những bổ sung cần thiết nếu trước đó chưa thực hiện đầy đủ hoặc do cơ
quan xét duyệt đơn yêu cầu. Đồng thời chuẩn bị những lý do chính đáng cho việc nộp đơn,
phòng trường hợp có người phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, sửa đổi đơn hoặc khiếu nại nếu
có lý do chính đáng.

4.2 Xử phạt các hành vi vi phạm thương hiệu.

- Biện pháp khuyến cáo: Khi phát hiện ra hành vi vi phạm thương hiệu, Dreamer’s Vision
sẽ áp dụng biện pháp thỏa thuận, khuyến cáo hay là thư cảnh báo. Có thể tự làm hoặc nhờ đơn
vị hỗ trợ có chuyên môn để soạn thư có thể gửi bằng văn bản, email, hoặc gọi điện trực tiếp
để khuyến cáo

- Yêu cầu cơ quan Nhà nước xử lý vi phạm hành chính: yêu cầu cơ quan Nhà nước thực
hiện các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thương hiệu. Sẽ có thể
là phạt, yêu cầu bồi thường, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như là không được tiếp tục
sử dụng thương hiệu hoặc là tịch thu những thương hiệu mà nó vi phạm

- Khởi kiện vụ án dân sự: thực hiện ở tòa án nhân dân, có lập luận, chứng cớ thi hành án
để đòi lại quyền lợi

30
- Khi mà hành vi vi phạm thương hiệu gây thiệt hại rất nghiêm trọng đối với thương hiệu
của chúng ta mà chúng ta đã áp dụng tất cả các biện pháp đã nêu những vẫn không hiệu quả
thì chúng ta có quyền nộp đơn tố cáo đến cơ quan hình sự và tiến hành điều tra mở một vụ án
hình sự để xử lý trong luật hình sự.

4.3 Sử dụng nhãn mác độc đáo

Nhãn mác sản phẩm chính là phương tiện cung cấp các thông tin chi tiết, các thông số của
sản phẩm đến với người tiêu dùng. Đây cũng chính là phương tiện truyền tải thông điệp, đưa
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, thể hiện được hình ảnh của
thương hiệu. những mẫu nhãn mác được thiết kế độc đáo sẽ để lại ấn tượng và nhận được
nhiều sự quan tâm của khách hàng cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, mà Dreamer’s Vision đã thiết kế nhãn mác với đầy đủ các thông tin cần
thiết về sản phẩm với logo có màu sắc đen trắng chủ yếu cùng với phông chữ cứng cáp bap
gồm 2 từ DV viết tắt của Dreamer’s Vision tạo thành hình giống như 1 chiếc kính và dòng
chữ Dreamer’s Vision ở giữa ngăn cách nhau bởi 1 gọng kính tạo ấn tượng và dấu ấn đối với
người tiêu dùng.

4.4 Bảo vệ thương hiệu sản phẩm bằng cách truyền thông cho người tiêu dùng.

+Bảo vệ thương hiệu bằng cách truyền cảm hứng cho khách hàng thông qua các chương trình
quà tặng

+Khơi dậy sự phấn khích bằng cách tặng các bộ dụng cụ kính mắt

+Chia sẻ thông điệp : những chiếc kính đồng hành cùng với những người trẻ tuổi đầy mơ
mộng, hoài bão. Đồng hành cùng mọi người trên con đường hướng tới tương lai, khám phá
thế giới

+Tổ chức một sự kiện cộng đồng hoặc dọn dẹp công viên để khuyến khích mọi người ra ngoài
và tham gia vào hoạt động ở khu vực sống của họ

+Mạng xã hội và Website để xây dựng nội dung và hình ảnh bắt mắt nhằm truyền thông cho
sản phẩm. Nhìn chung, đội ngũ luôn nỗ lực xây dựng câu chuyện thương hiệu gắn với thông
điệp của sản phẩm. Bên cạnh đó,nhiều bài báo đề cập đến Kính mắt "Dreamer's Vision" với
định hướng kinh doanh hiện đại và các hoạt động truyền thông mới mẻ mang tính lâu dài

31
+Truyền cảm hứng sống tích cực, yêu bản thân từ những hoạt động chăm sóc bản thân, không
chỉ là sức khoẻ, quần áo, son phấn, … mà còn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc
bảo vệ đôi mắt

4.5 Áp dụng truy xuất nguồn gốc vào sản phẩm

- Đối với khách hàng:

Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp cho khách hàng có thể truy xuất, tìm hiểu
các thông tin, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm kính mắt tại Dreamer’s Vision, truy ngược
được các sản phẩm kính mắt đang được bày bán trên kệ hàng. Nhờ đó, người tiêu dùng yên
tâm, có cơ sở để lựa chọn kính mắt chính hãng.

Ví dụ: Khi mua sản phẩm tại Dreamer’s Vision, khách hàng có thể trực tiếp tìm hiểu, thu thập
thông tin về các sản phẩm kính mắt tại cửa hàng như sản phẩm được sản xuất tại thời điểm
nào, do đơn vị nào sản xuất, chất liệu của gọng kính, mắt kính,....; hạn chế mua phải hàng
kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, gây ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng.

- Đối với doanh nghiệp:

+ Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp bảo vệ thương hiệu và nâng cao tầm giá trị của
doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời truyền tải mọi thông điệp của Dreamer’s Vision
tới mọi người

+ Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc khiến người tiêu dùng yên tâm hơn về chất lượng sản
phẩm, qua đó kích thích hành vi mua hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng, ngày càng nhiều
người biết đến thương hiệu.

+ Truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng góp phần tạo lợi thế cạnh tranh. Khi áp dụng truy xuất
nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, tức là đã tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào
chuỗi giá trị chung, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng với các
hãng kính mắt khác trong nước

4.6 Mẫu đơn đăng ký bảo vệ thương hiệu

4.6.1 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Đường dẫn:
https://docs.google.com/document/d/1u24kiD7whiFPxzz3NkYZI6Yja9NCIwG7/edit?
fbclid=IwAR1kKR-KqFAUa63Njl8y-uyXksrFMFglvV_55dfcjzzcq1bpOloroDVhR4o

32
33
34
35
36
37
38
39
4.6.2. Xác định phương án bảo vệ thương hiệu

4.6.2.1. Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu

- Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp:

Dreamer’s Vision được thiết kế với phong cách cứng cáp nhưng không kém phần hợp
thời trang. Khi nhìn vào logo của cửa hàng, khách hàng sẽ hình dung ra được hình ảnh một
chiếc kính với phông màu đen trắng phá cách. Bên cạnh đó, Dreamer’s Vision cũng mang
thông điệp là những chiếc kính đồng hành cùng với những người mang trong mình đầy hoài
bão, mơ mộng trong con đường hướng tới tương lai cùng với thiết kế cứng cáp thể hiện sự
quyết tâm, nỗ lực, khó có thể gục ngã để đạt được những mục tiêu, những mong muốn mà
mỗi người đã đề ra .

- Bao bì và kiểu dáng hàng hóa có sự cá biệt cao:

Dreamer’s Vision thiết kế bao bì với màu sắc đen trắng là chủ yếu cùng với phần trung
tâm là một chiếc kính mắt khiến khách hàng có thể liên tưởng ngay đến loại hình sản phẩm,
dịch vụ mà công ty hướng tới. Những chiếc kính mắt của Dreamer’s Vision cũng đa dạng về
mẫu mã, kiểu dáng, loại sản phẩm với thông tin rõ ràng, minh bạch tới người tiêu dùng.

- Thường xuyên đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì:

Dreamer’s Vision sẽ có những phương án đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu
trên bao bì để tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn người tiêu dùng. Ngoài ra việc đổi mới bao bì sẽ
giúp người tiêu dùng tránh được việc mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,
tạo ra một rào cản hạn chế sự xâm phạm thương hiệu của các yếu tố bên ngoài.

- Chống xâm phạm thương hiệu thông qua đánh dấu bao bì, hàng hoá:

Dán lên bao bì và sản phẩm tem chống hàng giả đặc biệt và khó bắt chước. Ngoài ra thì
trên bao bì của sản phẩm sẽ đánh một dấu hiệu cá biệt để nhận dạng.

- Thiết lập thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu:

Thiết lập hệ thống phản hồi thông tin và cảnh báo xâm phạm thương hiệu qua mạng lưới
các nhà phân phối và đại lý về tình hình hàng giả và vi phạm thương hiệu. Bên cạnh đó, tiếp
nhận những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ, sự không
hài lòng trong việc cung cấp sản phẩm cũng như các dịch vụ sau bán hàng. Giúp cho
Dreamer’s Vision có được những thông tin kịp thời để bảo vệ thương hiệu khi bị xâm phạm.

40
4.6.2.2 Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu

- Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hoá:

Ngoài việc bán các sản phẩm tại trụ sở chính, Dreamer’s Vision cũng tiến hành mở rộng
hệ thống và mạng lưới phân phối, mạng lưới bán lẻ hợp lý tại các thành phố để uy tín của
thương hiệu ngày càng được khẳng định.

- Tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hoá và doanh
nghiệp, tạo sự thân thiện với khách hàng:

Những thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ được Dreamer’s Vision cung cấp thường xuyên
được cập nhật đầy đủ đến người tiêu dùng không chỉ tại điểm bán mà còn tại các trang
thương mại điện tử, fanpage, website. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thân thiện
luôn quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, phản hồi từ khách hàng để khách hàng có nhiều
thiện cảm hơn đối với doanh nghiệp.

- Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái:

Thường xuyên kiểm tra, rà soát chéo ngay cả với các đại lý được uỷ quyền và hệ thống
bán lẻ, nhằm phát hiện nhanh và đưa ra các quyết định xử lý kịp thời các vi phạm thương
hiệu.

4.6.2.3 Tranh chấp thương hiệu

- Phân tích tình huống xâm phạm

Xác định từng hành vi để thấy rõ thương hiệu bị xâm phạm về quyền sở hữu trí
tuệ. Xác định mức độ xâm phạm của từng hành vi xâm phạm thương hiệu liên quan tới
quyền, tài sản và các thành tố thương hiệu như nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm,
đối tượng sở hữu trí tuệ,.... Xác định quy mô xâm phạm và những thiệt hại thực tế và ước
tính đối với công ty. Từ đó quy trách nhiệm và đặt ra mức độ đòi bồi thường đối với các
bên xâm phạm một cách hợp lý, hợp pháp.

- Xử lý tranh chấp thương hiệu

+) Chứng minh tính hợp pháp của các yếu tố thương hiệu liên quan: Dreamer’s Vision sẽ
tập hợp các bằng chứng chứng minh tính hợp pháp đối với các thành tố và yếu tố liên
quan đến thương hiệu như sự hợp pháp của nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã kính mắt, sáng

41
chế,... để làm căn cứ đòi các bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và đền bù thiệt
hại.

+) Tập hợp bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu: chứng minh về hành vi
xâm phạm khác nhau của các bên liên quan như xâm phạm về nhãn hiệu, mẫu mã, kiểu
dáng, bao bì sản phẩm,...

+) Cảnh báo, thương lượng: Đưa ra những thông báo cảnh báo đối với các bên xâm phạm
để họ có thể chấm dứt hành vi xâm phạm đồng thời cảnh báo người tiêu dùng để họ nhận
ra và phân biệt được đâu là sản phẩm của Dreamer’s Vision với những sản phẩm xâm
phạm thương hiệu và sở hữu trí tuệ.

+) Huy động và nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng: công ty sẽ nhờ sự giúp đỡ từ
các cơ quan chức năng để can thiệp, xử lý các tranh chấp thương hiệu

+) Kiện tụng nếu thấy cần thiết.

4.6.3 Một số rủi ro và cách xử lý

4.6.3.1 Một số rủi ro

Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, rủi ro là điều khó có thể tránh khỏi đối
với mỗi doanh nghiệp. Khi mà những rủi ro thương hiệu xảy ra, doanh nghiệp không có
những hành động và cách xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến việc hình ảnh thương hiệu xấu đi,
doanh nghiệp sẽ bị khách hàng tẩy chay, thua lỗ thậm chí là phá sản. Vì vậy, mà cần phải
chuẩn bị trước những tình huống rủi ro và đưa ra những biện pháp để xử lý là vô cùng cần
thiết. Cụ thể, một số rủi ro thương hiệu mà Dreamer’s Vision phải đối mặt là:

+ Thương hiệu của doanh nghiệp không truyền tải đúng thông điệp, hoặc sai lệch đến khách
hàng, mục tiêu gây nên những sự nhầm lẫn không đáng có

+ Công ty đánh mất những điểm khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh. Không còn sự
khác biệt, không thể ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, chỉ bán những sản phẩm kính mắt
đơn thuần.

+ Đối mặt với khủng hoảng truyền thông về sản phẩm, dịch vụ làm ảnh hưởng đến uy tín và
chất lượng của doanh nghiệp.

42
+ Không đổi mới kịp sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với xu hướng của thị trường. Dẫn đến sự
sụt giảm về doanh số hoặc có thể làm doanh nghiệp sụp đổ

4.6.3.2. Cách xử lý

+ Vạch ra kế hoạch đối phó với các tình huống xảy ra và chuẩn bị các bước hành động.

+ Chú trọng trong việc bảo vệ và duy trì giá trị thương hiệu qua công tác truyền thông.

+ Tổ chức công tác truyền thông tốt nhằm ngăn chặn tổn thất về uy tín ngắn hạn khi xảy ra
khủng hoảng.

+ Luôn lập kế hoạch xây dựng và phát triển các dòng loại sản phẩm, dịch vụ nắm bắt, tạo ra
điểm khác biệt, dấu ấn trong tâm trí khách hàng, phù hợp với xu hướng của thị trường,

43
PHẦN 5: TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU DREAMER’S VISION
5.1 Mục tiêu

Đối tượng: DV đã lựa chọn nhân viên của mình là đối tượng đầu tiên họ hướng
đến. Các nhân viên chính là người sẽ làm việc chặt chẽ nhất với khách hàng và đóng vai
trò quan trọng trong việc thiết kế và Marketing sản phẩm. DV sẽ chia khách hàng ra nhiều
nhóm khác nhau để dễ dàng đáp ứng hơn.

+) Khách hàng cũ: Đây là những khách hàng đã từng dùng sản phẩm của
DV nhưng giờ đã và đang muốn chuyển qua sản phẩm của đối thủ, chính vì thế nên
đây là nhóm khách hàng Adidas muốn giành lại.

+) Khách hàng trung thành: Đây là nhóm khách hàng yêu thích và tin tưởng
sử dụng sản phẩm của DV, chính vì thế DV sẽ quan tâm, đánh giá cao và công nhận
những người thuộc nhóm này.

+) Khách hàng tiềm năng: Đây là nhóm khách hàng chưa từng dùng sản
phẩm của công ty, tuy nhiên DV muốn đưa những khách hàng này ủng hộ họ bằng
các chiến dịch marketing phù hợp.

Mục tiêu:

 Với chiến lược kinh doanh mới, DV muốn tăng sự nhận thức của thương hiệu
chiếm 1% toàn thị trường.
 Tăng sự công nhận trong số các đối tượng truyền thông trong nhân diện
thương hiệu DV với các đối thủ cạnh tranh.
 Gia tăng với tốc độ trung bình 40% mỗi tháng năm đầu tiên trong nhận thức
thương hiệu DV trong tất cả các công chúng chủ chốt.
 Tăng thị phần lên 20% trong ngành mắt kính bằng cách thu hút khách hàng
mới tại địa bàn Hà Nội.
 Tăng doanh thu bán hàng lên bằng cách quảng bá chất lượng giá cả phải
chăng và các sản phẩm sáng tạo mà nhóm DV cung cấp.

Các công cụ được triển khai:

- Bản tin và Email: Chiến thuật này sẽ được sử dụng hàng tháng với các bản
tin và hàng tuần với các Email để cho nhân viên. Vì nhân viên là chìa khóa quan

44
trọng nhất đối với DV, họ cần phải tin vào sứ mệnh và mục tiêu của DV nhiều hơn
bất kỳ ai khác. Họ cần phải biết mọi thứ đang xảy ra với DV. Nền tảng này cũng có
thể được sử dụng để công nhận những nhân viên chăm chỉ và nổi bật nhất công ty.

- Content Marketing: DV muốn chứng minh cho khách hàng thấy chất
lượng sản phẩm của chúng tôi xứng đáng là người dẫn đầu trong ngành mắt kính.
Các câu chuyện truyền thông sẽ giúp chúng tôi đạt được điều này. Nhóm DV sẽ gửi
câu chuyện 2 tháng trước khi câu chuyện xuất hiện trên các phương tiện truyền
thông.

- Sản phẩm mới: Chiến thuật này quan trọng trong việc tạo ra những câu
chuyện thú vị xung quanh thương hiệu mà DV mong muốn tạo ra để giành thêm thị
phần. Khách hàng chính là mục tiêu chính khi ra mắt sản phẩm mới. Do vậy khách
hàng cần có đầy đủ nhận thức về tất cả các sản phẩm mới mà nhóm DV sản xuất để
giữ vững danh hiệu nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp đồ thể thao. Chúng sẽ
được phát hành trên trang web và cũng được gửi qua email cho tất cả khách hàng cũ,
hiện tại và tiềm năng mới.

- Quảng cáo: Một chiến dịch quảng cáo sáng tạo phải được thực hiện để tạo
ra một câu chuyện thú vị xung quanh thương hiệu và thể hiện được đầy đủ các điểm
đặc biệt của sản phẩm mới. Thời điểm quan trọng nhất để quảng cáo là mùa lễ,
chính là thời điểm DV kiếm được hơn 80% lợi nhuận hàng năm. Các quảng cáo nhỏ
hơn sẽ được áp dụng thường xuyên trong suốt cả năm, nhưng số tiền nhiều nhất sẽ
được chi tiêu cho mùa lễ.

- Truyền thông xã hội (Social Media): DV sẽ thực hiện một chiến dịch
truyền thông xã hội mạnh mẽ để nâng cao nhận thức về thương hiệu của họ và cho
công chúng biết tất cả mọi thứ xảy ra với DV. DV có thể sử dụng các nền tảng như
Facebook, Twitter và Instagram để thông báo cho công chúng về các chiến dịch như
ngày phát hành, khuyến mãi, sự kiện đặc biệt, giảm giá và liên kết đến trang web
của họ chỉ với một cú nhấp chuột

- Nghiên cứu đánh giá: Nghiên cứu phải được tiến hành để theo dõi thành
công của chiến dịch trong suốt cả năm và thực hiện điều chỉnh chiến dịch khi cần.
Nghiên cứu tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng cùng với thị phần

45
của công ty. Nghiên cứu phải được thực hiện trước, trong và sau chiến dịch để đánh
giá tổng kết quả.

5.2. Công cụ truyền thông thương hiệu

5.2.1. Quảng cáo

 Quảng cáo trực tiếp tại cửa hàng:


Đối với DREAMER’S VISION, việc truyền thông thương hiệu trực tiếp ngay tại
cửa hàng rất quan trọng bởi nó là điểm tiếp xúc đầu tiên khi khách hàng đặt chân đến cửa
hàng. DREAMER’S VISION luôn cố gắng sử dụng lực lượng bán hàng có kinh nghiệm,
tính chuyên nghiệp cao, những người bán hàng hiểu rõ tâm lý và hiểu rõ về sản phẩm.
Việc sử dụng lực lượng bán hàng để quảng cáo cho thương hiệu của mình ngay tại cửa
hàng giúp DREAMER’S VISION nuôi dưỡng được hình ảnh một thương hiệu tốt, khuyến
khích khách hàng trở thành khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng và tăng thêm khách hàng
trong tương lai.

Song song cùng với việc truyền thông ngay tại cửa hàng, DREAMER’S VISION
cũng lựa chọn những phương thức quảng cáo trên Internet như qua Facebook, qua trang
web, qua các sàn thương mại điện tử.

 Quảng cáo trên facebook:


Facebook là mạng xã hội có đông đảo người dùng nhất hiện nay trong phạm vi quốc
gia, hơn nữa độ lan truyền trên facebook rất cao khi người dùng thường xuyên tag bạn bè,
chia sẻ lên tường những sản phẩm mà họ thấy hay và yêu thích, chính vì vậy
DREAMER’S VISION lựa chọn xây dựng một fanpage riêng cho mình.

Để việc truyền thông được hiệu quả hơn, DREAMER’S VISION có những biện
pháp sau:

 Tạo độ tin cậy cho khách hàng: Tạo dấu tích xanh cho fanpage.
 Xây dựng hình ảnh đẹp và bắt mắt thể hiện rõ nhất vẻ đẹp tinh tế của sản phẩm
những không quên cần phải chụp những tấm hình chân thật nhất về sản phẩm của mình.
 Đăng bài thường xuyên trên fanpage, nhằm giữ độ tương tác với khách hàng,
DREAMER’S VISION lựa chọn các bài đăng như sau:
- Phản hồi tích cực từ khách hàng cũ: đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho
chất lượng sản phẩm của cửa hàng. DREAMER’S VISION lựa chọn những bức

46
ảnh feedback mà khách hàng trực tiếp đeo trang sức lên người để giúp tăng thêm
niềm tin cho các khách hàng mới khi không biết thực tế sản phẩm ngoài đời liệu
có giống hình đăng tải trên mạng.
- Bộ sưu tập các sản phẩm mới: Nên theo concept về hình ảnh mà ban đầu thương
hiệu đã đề ra, nhằm tăng độ nhất quán và giữ vững chất riêng của thương hiệu.
- Các bài viết liên quan về lĩnh vực thời trang, kính mắt, phụ kiện cũng như các
xu hướng, hot trend hiện nay, như một cẩm nang dành cho fan khi họ theo dõi
fanpage của DREAMER’S VISION.
- Các chương trình khuyến mãi, giảm giá là một hình thức để tăng trưởng doanh
thu đáng kể cho cửa hàng vào những dịp, sự kiện đặc biệt trong năm.
 Chạy quảng cáo Facebook:
- Đối với DREAMER’S VISION, mục tiêu tiếp cận nhiều khách hàng để tăng
thêm lượng khách hàng tiềm năng là rất quan trọng, vì vậy bên cạnh việc chăm
lo cho fanpage của mình, DREAMER’S VISION còn sử dụng hình thức quảng
cáo Facebook Pagepost: quảng cáo album các sản phẩm mới, quảng cáo video
kết hợp các album sản phẩm,... nhằm giúp cho khách hàng chiêm ngưỡng đẹp
chân thực của sản phẩm khi ở ngoài đời.
 Quảng cáo trên trang web: www.dreamer’svision.com
 Trang web của DREAMER’S VISION (www. dreamer’svision.com) với tên
miền trùng với tên thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin của
doanh nghiệp.
 Logo, slogan được làm nổi bật, xuất hiện ngay góc trái phía trên khi truy
cập vào trang web. Màu săc chủ đạo của trang web là đen và trắng, giúp tạo nên sự
tương thích, hài hòa trên tổng thể website.
 Website của DREAMER’S VISION luôn có đầy đủ các mục về thông tin
của doanh nghiệp như địa chỉ, số liên lạc, email,... các mục sản phẩm cũng thể hiện
chi tiết, đầy đủ và trung thực và chính xác các thông tin mô tả những sản phẩm mà
DREAMER’S VISION hiện đang có. Bên cạnh đó trang web của DREAMER’S
VISION cũng hỗ trợ hiển thị tốt trên các thiết bị di dộng giúp cho khách hàng dễ
dàng trải nghiệm.
 Bên cạnh những điều đã làm được trên website của mình, DREAMER’S
VISION cũng cần phải thường xuyên xem xét và cải thiện những hạn chế còn sót lại

47
của mình. Để có một trang web với một thiết kế chuẩn SEO với những tối ưu công
cụ tìm kiếm hay những tính năng hấp dẫn ơn với một trang web, DREAMER’S
VISION cần tìm cho mình một người thiết kế, người bạn đồng hành chuyên nghiệp
hơn, từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động bán hàng tốt hơn.
 Trang bán hàng thương mại điện tử
Hiện nay trên thị trường các trang thương mại điện tử cũng rất phong phú như:
Shopee, Sendo, Lazada, Tiki, Amazon,… Dù gia nhập thị trường khá muộn so với các đối
thủ khác, nhưng Shopee đã có mặt trong Top 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt
Nam chỉ sau 3 năm hoạt động, Shopee hiện đang phát triển rất mạnh mẽ và tăng trưởng
tích cực về mặt người dùng, gian hàng và số lượng đơn. Chính vì vậy, DREAMER’S
VISION đã lựa chọn cho mình trang thương mại điện tử Shopee để giúp truyền thông
thương hiệu một cách rộng hơn, tăng khả năng hiểu biết và nhận thức của khách hàng về
thương hiệu. Nhận thấy những ưu điểm của Shopee với việc quảng cáo thương hiệu của
mình như: số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ tăng lên mỗi ngày, giao diện bán
hàng đơn giản, việc tìm kiếm các sản phẩm liên quan đến thương hiệu dễ dàng,...
DREAMER’S VISION cũng có dự định sẽ mở rộng thêm trên các sàn thương mại điện tử
khác.

5.2.2. Quan hệ công chúng

Bên cạnh việc truyền thông thương hiệu thông qua quảng cáo, DREAMER’S
VISION còn thực hiện truyền thông thương hiệu của mình qua hoạt động PR với mục tiêu
dài hạn nhằm thiết lập và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đến với khách hàng
và công chúng. Để thực hiện tốt việc PR cho thương hiệu của mình, DREAMER’S
VISION chú trọng đến các hoạt động:

Thường xuyên thực hiện training, đào tạo cho các nhân viên phòng ban cấp dưới.
Tham gia vào các sự kiện trong ngành nhằm thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu
tới công chúng.
Tham gia vào các hoạt động cộng đồng (ủng hộ nhân dân vùng bị thiên tai, Tết vì
người nghèo, trao học bổng đối với học sinh nghèo vượt khó), tham gia vào hội chợ triển
lãm, tài trợ cho các sự kiện đặc biệt,...

48
Tổ chức các sự kiện giúp DREAMER’S VISION thăm dò ý kiến khách hàng và từ
đó duy trì sự trung thành của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng, rút
ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng.
KẾT LUẬN

Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu (hay còn gọi là bộ nhận diện
thương hiệu) và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan
hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản
phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu
cũng như những giá trị mà thương hiệu mang đến cho họ.
Để phát triển thương hiệu KÍNH MẮT DREAMR’S VISION cần trải qua rất nhiều
công đoạn, từ phân tích môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, ngân sách tuyền thông và
đặc biệt là xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Để có được thành quả là thương
hiệu nổi trội, doanh nghiệp cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu rất nhiều phương án
khác nhau để tạo dựng cho DREAMR’S VISION một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt
nhất với phong cách độc đáo, ấn tượng và chuyên nghiệp nhất.

49

You might also like