Câu 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÂU 1

I. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ


NƯỚC
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng và hoạt động trên cơ sở đáp ứng
các nguyên tắc cơ bản sau:
1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp
Nguyên tắc này được Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” với nội dung:
Thứ nhất, quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất. Về phương diện chính trị,
quyền lực nhà nước tập trung thống nhát ở Nhân dân thể hiện qua nguyên tắc chủ quyền
nhân dân. Về phương diện tổ chức thực hiện: quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất do nhân dân bầu ra, trao toàn bộ quyền lực của
mình cho Quốc hội.
Thứ hai, quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, có sự phân định: Quốc hội là nơi
thống nhất quyền lực nhà nước, nhưng Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả 3 quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước mà có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước (Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện
quyền hành pháp, Tòa án thực hiện quyền tư pháp). Tuy nhiên, Quốc hội luôn có quyền
giám sát tối cao đối với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
Với mục đích để đảm bảo quyền lực nhà nước được thống nhất, các bộ máy nhà nước
hoạt động có hiệu quả thì cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về
chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời, phải có sự kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước
Nguyên tắc này đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, các cơ quan nhà
nước một mặt phải có trách nhiệm đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào
thực tiễn đời sống xã hội và đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của Đảng; mặt khác phải thừa
nhận sự và chiu sự lãnh đạo của Đảng đó là:
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực và
giới thiệu họ vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con
đường bầu cử dân chủ.
- Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
- Các đảng viên và các tổ chức của Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt
động của nhà nước XHCN, là điều kiện quyết định để nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thống chính trị, trong đó có Đảng và Nhà
nước, được quy định tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ.”
Nội dung nguyên tắc thể hiện ở chỗ:
- Trong các cơ quan nhà nước, những vấn đề quan trọng nhất thường được
quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Trong một tập thể thì thiểu số tuân theo đa số, tức là khi quyết định đã đưa ra
bởi tập thể thì tất cả phải thực hiện quyết định đó.
- Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương. Tuy nhiên,
trước khi ra quyết định thì cấp trên, trung ương phải tham khảo ý kiến cấp
dưới, khuyến khích tính chủ động của địa phương.
Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung,
thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ. Nhằm bảo đảm sự
nhất quán trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương, nhưng vẫn
khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo của cấp dưới và của chính quyền địa phương,
qua đó tránh được sự quan liêu của cấp trên, trung ương.
4. Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân giữa các dân tộc
Tại Điều 5, Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là
quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ
thị, chia rẽ dân tộc.”
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là Nhà nước phải hết sức coi trọng vấn đề quyền
con người, nhà nước phải coi nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển con người là mục
đích cao nhất và là mục đích cuối cùng của mình và điều này phải được thể hiện trong tổ
chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan nhà nước nói
riêng:
- Nhà nước công nhận quyền con người, quyền công dân;
- Nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân;
- Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
- Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
5. Nguyên tắc nhà nước được tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội bằng Hiến pháp
và pháp luật.
Nguyên tắc này yêu cầu việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân
viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật, tăng cường kiểm tra
giám sát và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật dựa vào Hiến pháp và pháp luật
của nhà nước, cụ thể:
- Các cơ quan nhà nước phải chịu sự giám sát của công dân và của xã hội.
- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải trong phạm vi thẩm
quyền do pháp luật quy định, không vượt quyền.
- Hoạt động quản lý nhà nước phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định.
- Các quyết định quản lý nhà nước được ban hành đúng luật.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm
pháp luật
Đây là nguyên tắc cốt lõi trong việc bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước tuân theo ý chí của nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ,
nhịp nhàng, phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước.

You might also like