Bai 16-L10 - Sach KHBD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Chủ đề: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM
Đề tài/ Bài học: Chính quyền địa phương
Lớp 10, Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất, năng lực YCCĐ Mã hóa
1. Phẩm chất chủ yếu
Trách nhiệm Tự giác, tích cực thực hiện các quy TN.1
định của pháp luật liên quan đến
quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân.
2. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin
hợp tác và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ GT-HT.2
khi nói trước nhiều người.
3. Năng lực điều chỉnh hành vi (đặc thù)
Nhận thức chuẩn mực - Nêu được chức năng của Hội
hành vi đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. CD.1.1
- Nêu được cơ cấu tổ chức và hoạt
động của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân.
Điều chỉnh hành vi Thực hiện được nghĩa vụ công dân
trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng CD 1.2
nhân dân, Ủy ban nhân dân bằng
những hành vi cụ thể, phù hợp với
quy định của pháp luật.
Chú thích:
TN: Trách nhiệm
GT-HT: Giao tiếp và hợp tác
CD1: Nhận thức chuẩn mực hành vi
CD2: Điều chỉnh hành vi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về chủ đề quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Giấy A3, A4, viết lông, sáp màu…
2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, phần mềm PowerPoint,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Tiến trình
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KT/HT Phương án đánh
(90 phút) trọng tâm dạy học giá
Hoạt động khởi Tạo tâm thế tích Chia sẻ hiểu biết Dạy học hợp tác Bảng kiểm về thái
động (5 phút) cực cho HS của em về một cơ độ
quan thuộc chính
quyền địa phương
TN.1 - Hội đồng nhân - Dạy học hợp Đánh giá thông qua
GT-HT.2 dân: tác, khám phá quan sát thái độ,
Hoạt động CD.1.1 + Chức năng của - Kĩ thuật khăn hành vi
khám phá (40 CD.1.2 Hội đồng nhân dân trải bàn; Kĩ thuật Đánh giá thông qua
phút) + Cơ cấu tổ chức tia chớp nhiệm vụ học tập
và hoạt động của
Hội đồng nhân dân
- Ủy ban nhân dân:
+ Chức năng của
Ủy ban nhân dân
+ Cơ cấu tổ chức
và hoạt động của
Ủy ban nhân dân
- Thực hiện nghĩa
vụ công dân trong
bảo vệ, xây dựng
Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân
TN.1 - Thảo luận và cho Đánh giá qua quan
Hoạt động GT-HT.2 biết ý kiến về các - Dạy học giải sát thái độ, hành vi
luyện tập (30 CD.1.1 phát biểu quyết vấn đề Đánh giá qua
phút) CD.1.2 - Xác định các - Kĩ thuật phòng nhiệm vụ học tập
chức năng của Hội tranh
đồng nhân dân, Ủy - Kĩ thuật tranh
ban nhân dân biện
- Thảo luận các
tình huống
TN1; CD.1.1 - Thực hiện bài viết Dạy học hợp tác Đánh giá qua quan
Hoạt động vận CD.1.2 300 chữ Dạy học cá nhân sát thái độ, hành vi
dụng (10 phút) - Sản phẩm tuyên
truyền
Theo YCCĐ Đánh giá mức độ Dạy học hợp tác Đánh giá qua quan
Hoạt động tổng đáp ứng yêu cầu sát thái độ, hành vi
kết (5 phút) cần đạt Đánh giá qua
nhiệm vụ học tập
B. Các hoạt động học
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Huy động vốn kiến thức, hiểu biết của mình về một cơ quan thuộc chính quyền địa
phương. Cụ thể cấp chính quyền địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi giúp HS nhận thức về một cơ quan thuộc chính quyền địa phương.
c) Sản phẩm: HS chia sẻ được nhận thức ban đầu về chính quyền địa phương.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng - HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc
6 HS một nhóm, mỗi nhóm là một đội chơi và giao hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
nhiệm vụ học tập cho từng nhóm. Có thể linh hoạt
sử dụng các kĩ thuật chia nhóm.
Bước 2: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS có thực hiện nhiệm vụ như chia nhóm 6,
Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một cơ quan thuộc cùng nhau thảo luận để đưa ra câu trả lời.
chính quyền địa phương. - HS cùng với GV làm ban tổ chức cũng như
Bước 3: GV tổ chức thực hiện. chuẩn bị những thông tin dưới dạng câu trả lời
- GV có thể chọn ra 1 số bạn trong lớp cùng với cô về một cơ quan thuộc chính quyền địa
giáo để làm ban tổ chức (đã có chuẩn bị trước giờ phương.
học).
- Ban tổ chức chiếu câu hỏi trên màn hình. Trong
thời gian 1 phút các nhóm sẽ trả lời vào bảng
nhóm. - HS lắng nghe và tương tác. Thực hiện được
- Kết thúc phần trả lời, nhóm nào được nhiều điểm yêu cầu: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một
nhất sẽ là đội chiến thắng và nhận được phần quà cơ quan thuộc chính quyền địa phương
do ban tổ chức chuẩn bị. - HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau dựa
Bước 4: GV tổng kết, đánh giá và dẫn vào nội vào hiểu biết, kinh nghiệm của từng em về
dung bài học. một cơ quan thuộc chính quyền địa phương.
GV giới thiệu chủ đề bài học: Có thể cơ quan đó là Hội đồng nhân dân hoặc
Trên cơ sở phân chia lãnh thổ quốc gia thành Ủy ban nhân dân.
các đơn vị hành chính, Nhà nước thành lập chính
quyền địa phương tương ứng tại mỗi đơn vị hành
chính. Chính quyền địa phương là một bộ phận
hợp thành của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương
gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô
thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
do luật định. Chính quyền địa phương không chỉ
đại diện cho ý chí của nhân dân địa phương mà
còn triển khai thực hiện tại địa phương các chính
sách do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành.
Hiểu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần giúp mỗi người
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Gợi ý câu trả lời:
- Ủy ban nhân dân phường: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương…”, được thể hiện ở hai phương
diện:
+ Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
+ Uỷ ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, chấp hành nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên với
tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Chức năng quản lí nhà nước là chức năng duy nhất của Uỷ ban nhân dân vì quản lí nhà nước là
hoạt động chủ yếu, thống nhất, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của Uỷ ban nhân dân trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên chỉ giới hạn trong phạm vi một địa phương, một vùng lãnh
thổ nhất định.
Hoạt động khám phá (40 phút)
Khám phá 1: Tìm hiểu thông tin
a) Mục tiêu: TN. 1; CD.1.1
b) Nội dung: Khái quát về chức năng của Hội đồng nhân dân.
c) Sản phẩm: HS trình bày được chức năng của Hội đồng nhân dân. Lấy được ví dụ minh họa cho
từng chức năng của Hội đồng nhân dân cũng như nêu được những biểu hiện cụ thể của từng chức
năng Hội đồng nhân dân.
d) Cách tiến hoạt động:
Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và kĩ thuật tia
chớp gắn với thông tin ở trang 109-110 sách HS
● GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. ● HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trang 109-110 và lần lượt trả lời 2 yêu cầu do
trong SGK tr. 109-110 để trả lời các yêu cầu: GV yêu cầu. HS ghi phần trả lời của mình vào
+ Trình bày chức năng của Hội đồng nhân dân. giấy A4. Câu hỏi nào chưa rõ, còn thắc mắc
Cho ví dụ minh họa. cũng ghi chú lại để trao đổi với GV và các
+ Em hãy cho biết biểu hiện của những chức năng bạn.
này.
● GV tổ chức cho HS trả lời từng câu hỏi. ● HS tham gia tích cực cùng với sự hỗ trợ của
+ Trong quá trình HS đọc thông tin, GV quan sát GV. HS nào được GV gọi trả lời, mạnh dạn
HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi trình bày và có thể đặt những câu hỏi để cả
lại những HS tích cực, những HS chưa thực sự lớp cùng tham gia như một diễn đàn.
tích cực để điều chỉnh. ● HS khác căn cứ vào câu trả lời của bạn có
+ GV gọi đại diện HS trả lời và các bạn trong lớp thể nhận xét, góp ý cho bạn để hoàn thiện câu
nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. GV có thể trả lời.
dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định
HS trả lời.
● GV nhận xét và chốt các ý theo nội dung của ● HS lắng nghe GV chốt nội dung chính của
hoạt động liên quan đến chức năng của Hội đồng hoạt động là chức năng của Hội đồng nhân
nhân dân. dân.

Gợi ý trả lời:


Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có 2 chức năng quan trọng:
– Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây
dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối
với cả nước.
– Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Khám phá 2. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
a) Mục tiêu: TN.1; GT-HT.2; CD.1.1
b) Nội dung: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
c) Sản phẩm: HS trình bày được cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
d) Tổ chức thực hiện:
Gợi ý: Sử dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn. ● HS thực hiện nhiệm vụ chia lớp thành 4 đến
● GV chuyển giao nhiệm vụ: Trình bày cơ cấu tổ 6 HS, nghiêm túc chấp hành nội quy trong
chức của Hội đồng nhân dân dựa trên sơ đồ. nhóm.

● GV nêu yêu cầu: ● HS sau khi đã có nhóm, đại diện mỗi nhóm

- GV chia lớp HS thành 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 4 lên gặp GV nhận giấy A0 và tiến hành thực
đến 6 HS. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy khổ lớn hiện theo hướng dẫn của GV.
A0. 6 nhóm ứng với yêu cầu trong SGK tr.110.
- HS chia giấy A0 thành các phần, bao gồm một
phần trung tâm và các phần xung quanh có số
lượng bằng với số thành viên trong nhóm.
- Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với
phần xung quanh.
- Mỗi HS trong nhóm làm việc độc lập, suy nghĩ
và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô
của mình trong thời gian quy định.
- Kết thúc thời gian làm việc, HS chia sẻ, thảo
luận và thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm ghi
các ý tưởng được thống nhất vào phần trung tâm
của “khăn trải bàn”.
● GV yêu cầu đại diện nhóm học sinh trả lời và ● Đại diện nhóm HS lên trình bày phần làm
mời các nhóm khác nhận xét. việc của nhóm.
● GV ghi nhận phần trả lời của các nhóm và kết
luận.
Gợi ý trả lời:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân:
- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân
dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan;
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban
nhân dân cùng cấp.
- Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo
nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề
thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Khám phá 3. Tìm hiểu hoạt động của Hội đồng nhân dân
a) Mục tiêu: TN.1; GT-HT.2; CD.1.1
b) Nội dung: Khái quát về hoạt động của Hội đồng nhân dân và theo nguyên tắc hoạt động nào.
c) Sản phẩm: HS trình bày được hoạt động của Hội đồng nhân dân và xác định được hoạt động
của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng - HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc
từ 4 đến 6 HS một nhóm, mỗi nhóm là một đội và hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm. Có thể linh
hoạt sử dụng các kĩ thuật chia nhóm.
Bước 2: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS có thực hiện nhiệm vụ như chia nhóm 6,
HS đọc thông tin trong SGK tr.111 và trả lời câu cùng nhau thảo luận để đưa ra câu trả lời.
hỏi: - HS cùng với GV làm ban tổ chức cũng như
- Hội đồng nhân dân hoạt động như thế nào? chuẩn bị những thông tin dưới dạng câu trả lời
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện về Hội đồng nhân dân. Cụ thể Hội đồng nhân
nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy dân hoạt động như thế nào, thể hiện nguyên
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà
Bước 3: GV tổ chức thực hiện. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- GV có thể chọn ra 3 HS trong lớp cùng với GV
để làm ban tổ chức (đã có chuẩn bị trước giờ học).
GV cử thư kí để ghi điểm cho các nhóm.
- Ban tổ chức chiếu các câu hỏi trên powerpoint - HS lắng nghe và tương tác, thực hiện trả lời
màn hình của lớp. Trong thời gian 3 phút các các câu hỏi: Hội đồng nhân dân hoạt động
nhóm sẽ trả lời vào bảng nhóm. Nhóm nào trả lời như thế nào? Hoạt động của Hội đồng nhân
nhiều và đúng sẽ là nhóm chiến thắng. dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động
- Kết thúc phần trả lời, nhóm nào được nhiều điểm nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội
nhất sẽ là đội chiến thắng và nhận được phần quà chủ nghĩa Việt Nam?
do ban tổ chức chuẩn bị. - HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau dựa
vào hiểu biết, kinh nghiệm của từng em về
Bước 4: GV tổng kết, đánh giá và dẫn vào hoạt hoạt động của Hội đồng nhân dân.
động kế tiếp của bài học.
Gợi ý trả lời:
Hoạt động của Hội đồng nhân dân:
- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hội đồng nhân dân
họp thường lệ mỗi năm ít nhất 02 kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh
đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu
quyết.
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. GV có thể gợi ý các nguyên tắc sau:
+ Tính thống nhất
+ Tính nhân dân
+ Tính quyền lực
+ Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong 4 nguyên tắc trên GV tập trung nhấn mạnh vào nguyên tắc tính quyền lực và phân tích rõ
nguyên tắc này để HS hiểu cũng như làm rõ ý của câu hỏi này.
Khám phá 4. Tìm hiểu chức năng của Ủy ban nhân dân
a) Mục tiêu: TN.1; CD.1.1
b) Nội dung: Khái quát chức năng của Ủy ban nhân dân.
c) Sản phẩm: HS trình bày được chức năng của Ủy ban nhân dân. Lấy được ví dụ minh họa cho
từng chức năng của Ủy ban nhân dân.
d) Cách tiến hoạt động:
Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và kĩ thuật tia ● HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin
chớp trong dạy học. tr.109-110 và lần lượt trả lời 2 yêu cầu do GV
● GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. yêu cầu. HS ghi phần trả lời của mình vào
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, giấy A4. Câu hỏi nào chưa rõ, còn thắc mắc
trường hợp trong SGK tr.111-112 để thực hiện yêu cũng ghi chú lại để trao đổi với GV và các
cầu: Trình bày và cho ví dụ minh họa về chức bạn.
năng của Ủy ban nhân dân.
● GV tổ chức cho 3-5 HS trả lời từng câu hỏi.
- Trong quá trình HS đọc thông tin và trường hợp, ● HS tham gia tích cực cùng với sự hỗ trợ của
GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, GV. HS nào được GV gọi trả lời, mạnh dạn
đồng thời ghi lại những HS tích cực, những HS trình bày và có thể đặt những câu hỏi để cả
chưa thực sự tích cực để kịp thời nhắc nhở. lớp cùng tham gia như một diễn đàn.
- GV gọi 3-5 HS trả lời và các bạn trong lớp nhận ● HS khác căn cứ vào câu trả lời của bạn có
xét ý kiến trả lời của bạn mình. GV có thể dựa vào thể nhận xét, góp ý cho bạn để hoàn thiện câu
kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ để mời trả lời.
theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định HS trả
lời.
● GV nhận xét và xem gợi ý trả lời theo nội dung ● HS lắng nghe GV chốt ý nội dung chính của
của hoạt động liên quan đến chức năng của Hội hoạt động là khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ
đồng nhân dân. bản của công dân.
Gợi ý trả lời:
- Chức năng của ủy ban nhân dân là tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Như vậy ủy ban nhân dân là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp đồng thời cũng có trách nhiệm chấp hành nhiệm vụ do
cơ quan cấp trên giao. Trong đó, chấp hành quyết định của Hội đồng nhân dân là trách nhiệm
đương nhiên còn chấp hành nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao chỉ được thực hiện khi có
sự phân cấp, ủy quyền từ cấp trên (Khoản 1 Điệu 114 Hiến pháp năm 2013, Khoản 2 Điều 114
Hiến pháp năm 2013). Vì thực hiện chức năng chấp hành nên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Ví dụ minh họa: Ngày 11/5/2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định
số 1607/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá
tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" (sau đây viết tắt là Đề án); trong đó có một số nội
dung lưu ý, nhắc nhỡ, quán triệt các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực
hiện theo Luật Đấu giá tài sản, Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản.
Khám phá 5. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
a) Mục tiêu: CC.1; GT-HT.2; CD.1.2
b) Nội dung: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân.
c) Sản phẩm: HS thực hiện được 2 sản phẩm: (Sơ đồ) thể hiện cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân
dân; Trình bày được hoạt động của Ủy ban nhân dân cũng như trả lời được hoạt động của Ủy ban
nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng - HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc
từ 4 đến 6 HS, mỗi nhóm một nhiệm vụ học tập. hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
Có thể linh hoạt sử dụng các kĩ thuật chia nhóm
trong đó có nhóm trưởng và thư kí nhóm. GV gợi
ý cách đặt tên nhóm, slogan của mỗi nhóm. - HS có thực hiện nhiệm vụ như chia nhóm từ
Bước 2: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. 4 đến 6 HS, cùng nhau thảo luận để đưa ra câu
HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.111 và trả lời.
thực hiện các nhiệm vụ sau: - HS cùng với GV làm ban tổ chức cũng như
- Nhóm 1,2. Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của chuẩn bị những thông tin dưới dạng câu trả lời
Uỷ ban nhân dân. về Ủy ban nhân dân. Cụ thể Ủy ban nhân dân
- Nhóm 3,4. Trình bày hoạt động của Ủy ban nhân hoạt động như thế nào, thể hiện nguyên tắc tổ
dân hoạt động như thế nào. chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước
- Nhóm 5,6. Xác định hoạt động của Ủy ban nhân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào
của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Bước 3: GV tổ chức thực hiện. - HS lắng nghe và tương tác, thực hiện trả lời
- GV có thể chọn ra 3 bạn trong lớp cùng với GV các câu hỏi: Hội đồng nhân dân hoạt động
để làm ban tổ chức (đã có chuẩn bị trước giờ học). như thế nào? Hoạt động của Hội đồng nhân
- Ban tổ chức chiếu các câu hỏi trên màn hình của dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động
lớp. Trong thời gian 10 phút các nhóm sẽ trả lời nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội
vào bảng nhóm. Riêng yêu cầu vẻ sơ đồ, GV có chủ nghĩa Việt Nam? Riêng vẽ sơ đổ, HS chú
thể hướng dẫn HS vẻ trên Mindmap hoặc ứng ý tới yếu tố thẩm mĩ, phối hợp màu sắc giữa
dụng khác. các nhánh vẽ.
- Kết thúc phần trả lời, thư kí ghi chép số điểm của - HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau dựa
3 nhóm. Nhóm nào trả lời đúng được nhiều điểm vào hiểu biết, kinh nghiệm của từng em về
nhất sẽ là nhóm chiến thắng và nhận được phần hoạt động của Ủy ban nhân dân.
quà do ban tổ chức chuẩn bị.
Bước 4: GV tổng kết, đánh giá và dẫn vào nội
dung bài học.
Gợi ý trả lời:
- Sơ đồ: Uỷ ban nhân dân gồm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các
Uỷ viên. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định; Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn tổ chức cơ quan chuyên môn là cơ quan tham mưu của Uỷ ban
nhân dân. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương
đương sở. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm có các phòng và cơ quan
tương đương phòng.
- Hoạt động của Ủy ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với
trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng 1 lần và họp
chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các
vấn đề bằng hình thức biểu quyết.
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tính quyền lực tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. GV có thể nhắc lại nội dung của nguyên tắc
này đã được chốt ở phần ghi nhớ sách HS.
Khám phá 6. Trách nhiệm công dân trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân.
a) Mục tiêu: TN.1; CD.1.2
b) Nội dung: Công dân trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi gắn với tình huống thể hiện trách nhiệm của công dân trong
bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
d) Cách tiến hành hoạt động:
Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và kĩ thuật tia ● HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin
chớp. trang 109-110 và lần lượt trả lời 2 yêu cầu do
● GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. GV yêu cầu. HS ghi phần trả lời của mình vào
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc tình huống giấy A4. Câu hỏi nào chưa rõ, còn thắc mắc
trong SGK tr. 113 để trả lời câu hỏi: cũng ghi chú lại để trao đổi với GV và các
+ Bầu cử có phải là trách nhiệm của công dân bạn.
không? Vì sao?
+ Tổ dân phố có vai trò gì trong hoạt động bầu cử?
● GV tổ chức cho HS trả lời từng câu hỏi. ● HS tham gia tích cực cùng với sự hỗ trợ của
- Trong quá trình HS đọc trường hợp, GV quan sát GV. HS nào được GV gọi trả lời, mạnh dạn
HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi trình bày và có thể đặt những câu hỏi để cả
lại những HS tích cực, những HS chưa thực sự lớp cùng tham gia như một diễn đàn có tranh
tích cực để điều chỉnh. luận và phản biện hiệu quả.
- GV gọi đại diện HS trả lời và các bạn trong lớp ● HS khác căn cứ vào câu trả lời của bạn có
nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. GV có thể thể nhận xét, góp ý cho bạn để hoàn thiện câu
dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ trả lời.
để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định
HS trả lời.
● GV nhận xét và chốt các ý theo nội dung của ● HS lắng nghe GV chốt ý nội dung chính
hoạt động liên quan đến trách nhiệm công dân của hoạt động là trách nhiệm công dân trong
trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban
ban nhân dân. nhân dân.
Gợi ý trả lời:
- Bầu cử là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Thể hiện cụ thể ở việc giới thiệu, chọn lựa người
đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định. Thông
qua lá phiếu bầu cử, người dân đã thể hiện tiếng nói, lựa chọn của mình, đóng góp ý kiến vào việc
thiết lập bộ máy nhà nước.
- Tổ dân phố có vai trò tuyên truyền, vận động người dân tham gia bỏ phiếu công tâm, đúng quy
định, đảm bảo để mỗi công dân hoàn thành quyền và nghĩa vụ bỏ phiếu của mình.
Tóm tắt ghi nhớ HS tự ghi kết luận do GV chốt kiến thức vào
- GV gạch dưới hay tô đậm các ý phát biểu của HS vở.
đã rút thành từ khóa, câu để làm nền cho ghi nhớ - Hội đồng nhân dân:
- GV tổ chức cho HS thực hiện sơ đồ tư duy ghi + Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề
nhớ theo khung của địa phương do luật định; giám sát việc
+ Hội đồng nhân dân: tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
● Chức năng phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội
● Cơ cấu tổ chức đồng nhân dân.
● Hoạt động + Hội đồng nhân dân ở địa phương gồm các
đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội
+ Ủy ban nhân dân: đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân
● Chức năng dân.
● Cơ cấu tổ chức + Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội
● Hoạt động nghị và quyết định theo đa số. Hội đồng nhân
dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp
chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc
phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết
định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng
hình thức biểu quyết.
– Uỷ ban nhân dân:
+ Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến
pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực
hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước
cấp trên giao.
+ Uỷ ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ
tịch, các Uỷ viên và cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân tổ chức ở cấp tỉnh, cấp
huyện.
+ Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập
thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân. Uỷ ban nhân dân họp thường kì
mỗi tháng 1 lần và họp chuyên đề hoặc họp để
giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ
ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình
thức biểu quyết.
Hoạt động luyện tập (30 phút)
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cùng bạn bè và cho biết ý kiến về các phát biểu
a. Mục tiêu: CD.1.1; CD.1.2
b. Nội dung: Luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá để
làm bài tập. Cụ thể là hướng dẫn học sinh làm luyện tập 1 trong sách giáo khoa tr.114 thông qua
nội dung thảo luận: đồng ý hay không đồng ý và giải thích.
c) Sản phẩm: HS đưa ra được đồng ý hoặc không đồng ý và giải thích cho sự lựa chọn đó.
Gợi ý: Sử dụng kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật
tranh biện.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. - HS lựa chọn đồng ý hay không đồng ý với
- Yêu cầu mỗi nhóm đôi đọc kĩ các ý kiến ở trang các ý kiến trong SHS và thảo luận nhóm đôi
114 sách HS, đưa ra ý kiến đồng ý hay không để rút ra câu trả lời đúng nhất.
đồng ý với các ý kiến. Nhóm đôi này lại chia sẻ - Khẳng định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai.
tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp. HS chọn đúng và giải thích vì sao đúng. HS
- GV có thể hoàn chỉnh ý HS phát biểu, rút thành chọn sai và giải thích vì sao sai.
từ khóa gắn với từng ý của ghi nhớ.
- GV kết luận và đánh giá.
Gợi ý trả lời:
a. Nhận định sai vì căn cứ vào khoản 1 Điều 114 Hiến pháp năm 2013, Ủy ban nhân dân ở cấp
chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
b. Nhận định sai vì số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khác nhau.
c. Nhận định sai vì ở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh mới có tổ chức cơ quan chuyên môn.
Nhiệm vụ 2. Xác định các chức năng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
a. Mục tiêu: CD.1.1; CD.1.2.
b. Nội dung: Luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá để
làm bài tập. Cụ thể là hướng dẫn học sinh làm luyện tập 2 trong sách giáo khoa tr.114-115 thông
qua nội dung xác định các chức năng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
c) Sản phẩm: Xác định được chức năng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Gợi ý: Sử dụng kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật tia - HS xác định nội dung thuộc chức năng của
chớp. Hội đồng nhân dân và ngược lại. Sau đó thảo
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. luận với cả lớp để rút ra câu trả lời đúng nhất.
- Yêu cầu mỗi HS đọc kĩ các ý kiến ở tr.114-115 - Khẳng định chức năng thuộc Hội đồng nhân
sách HS, xác định đâu là chức năng của Hội đồng dân, chức năng nào thuộc Ủy ban nhân dân.
nhân dân, đâu là chức năng của Ủy ban nhân dân. HS nào xác định sai thì xác định lại cho đúng
HS này lại chia sẻ tiếp với HS khác hoặc với cả ý của bài.
lớp.
- GV có thể hoàn chỉnh ý HS phát biểu, rút thành
từ khóa gắn với từng ý của ghi nhớ.
- Kết luận, đánh giá.
Gợi ý trả lời:
- Chức năng của Hội đồng nhân dân: a,d,e tr.114-115
+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
+ Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
- Chức năng của Ủy ban nhân dân: b,c,đ tr.114-115
+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
+ Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Nhiệm vụ 3: Thảo luận cùng bạn các tình huống và thực hiện yêu cầu
a) Mục tiêu: CD.1.1; CD.1.2
b) Nội dung: Luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá để
làm bài tập. Cụ thể là thảo luận các tình huống 1, 2 SHS tr.115 và thực hiện yêu cầu để HS nhận
biết được chức năng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nghĩa vụ của công dân trong bảo
vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các yêu cầu gắn với tình huống.
d) Tổ chức thực hiện:
Gợi ý: Sử dụng kỹ thuật dạy học kĩ thuật - Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận 2 tình
phòng tranh. huống trong SGK tr.42-43 và trả lời các câu
- GV giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm và hỏi liên quan đến 2 tình huống.
giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1, 2, 3: Tình huống 1 SHS tr.115 và trả - HS đưa ra câu trả lời gắn với 2 tình huống:
lời các yêu cầu. + Tình huống 1: Uỷ ban nhân dân xã Y, nơi
+ Nhóm 4, 5, 6: Tình huống 2 SHS tr.115 và trả M sinh sống phát động cuộc thi Tìm hiểu Luật
lời các yêu cầu. Tổ chức chính quyền địa phương, trong khi
1. Cho biết nhận xét của em về quan điểm của mọi người hăng hái đăng kí tham gia thì M
nhân vật trong 2 tình huống trên. không đăng kí. Thấy vậy, N nói: “Anh M
2. Hãy chia sẻ cùng bạn những hoạt động tìm hiểu cũng nên tham gia cuộc thi nha, để tôi ghi tên
về chính quyền địa phương mà em đã tham gia. anh vào danh sách đăng kí.”
3. Cho biết những thủ tục hành chính mà em hoặc Nhưng M trả lời rằng: “Chúng tôi là người
người thân đã thực hiện tại chính quyền địa dân và không làm việc trong chính quyền địa
phương. phương không cần tham gia đâu.”
- Sau khi thảo luận xong, HS ghi nội dung thảo + Tình huống 2: Anh K và chị H tổ chức đám
luận ra giấy A3 và dán lên bảng trưng bày. Đại cưới đã lâu nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn.
diện các nhóm lên trả lời và lí giải lí do. Khi nhóm Nhiều lần chị H giục anh K đi đăng kí kết hôn
trả lời, các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét, bổ thì anh lại bảo: “Đăng kí kết hôn chỉ là thủ
sung tục, anh với em ở với nhau bao lâu nay rồi còn
- GV nhận xét, khích lệ những HS tích cực và hiểu gì.”
bài học. Động viên những HS khác tham gia tích Cho đến khi con đầu lòng của anh chị chào
cực hơn vào các hoạt động học tập. đời, cần phải đăng kí khai sinh thì anh K mới
thực hiện việc đăng kí kết hôn. Khi đến đăng
kí kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, vợ
chồng anh K được cán bộ tư pháp - hộ tịch tận
tình hướng dẫn các thủ tục và trình tự thực
hiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận kết
hôn, anh đã đăng kí khai sinh cho con. Anh K
nhận ra rằng, đăng kí kết hôn là thủ tục cần
thiết để xác lập quan hệ giữa vợ và chồng
trong hôn nhân.
Gợi ý trả lời:
- Tình huống 1: Anh M suy nghĩ như vậy là không đúng vì người dân, mặc dù không làm việc
trong chính quyền địa phương, cũng nên có ý thức tìm hiểu về luật tổ chức chính quyền của địa
phương mình để tham gia giám sát công việc của các cán bộ địa phương, kịp thời phán ánh nếu có
bất kì sai phạm nào.
- Tình huống 2: Anh K đã không tuân thủ đầy đủ các thủ tục hành chính, bỏ qua việc đăng kí kết
hôn. Khi chưa đăng kí kết hôn, anh K và chị H vẫn chưa được coi là vợ chồng hợp pháp, điều này
sẽ dẫn đến những lỗ hổng trong việc quản lí công dân ở địa phương.
- Những thủ tục hành chính mà em hoặc người thân đã thực hiện tại chính quyền địa phương:
+ Sinh hoạt hè
+ Làm căn cước công dân
+ Công chứng giấy tờ,...
Hoạt động vận dụng (10 phút)
Nhiệm vụ 1: Bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp quận/huyện
nơi em sinh sống.
a) Mục tiêu: TN1; CD.1.1; CD 1.2
b) Nội dung: Bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân.
c) Sản phẩm: Một bài viết (khoảng 300 chữ) về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân
dân nơi HS sinh sống.
c) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận viết một bài viết (khoảng
300 chữ) theo yêu cầu.
- GV có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động này ở nhà sau đó tổ chức cho HS báo cáo,
chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.
- GV tổ chức cho HS nộp sản phẩm vào “Bài viết của tương lai” sau đó GV bốc thăm bất kì một số
bài viết của HS và yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
Gợi ý trả lời:
GV hướng dẫn HS tham khảo dàn ý sau:
Mở bài
Giới thiệu về quyền học tập: Quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh
vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó, đây cũng
là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách
có hiệu quả tất cả các quyền trên.
Thân bài
- Trình bày quan điểm về quyền học tập:
+ Học tập là quyền lợi: Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi công dân đều có thể đi
học; Mọi người, thuộc mọi tầng lớp, tôn giáo. lứa tuổi...đều có quyền được học (bằng nhiều hình
thức); Việc học mang đến tri thức cho con người,giúp con người có điều kiện mở mang tầm hiểu
biết của mình, tạo được chỗ đứng trong xã hội; đó là đặc quyền xã hội phổ biến nhưng cũng rất
quan trọng.
+ Học tập là nghĩa vụ: Học tập là nhiệm vụ thiết yếu của một công dân để trở thành người tài, góp
phần vào công cuộc xây dựng đất nước; Học sinh, sinh viên là những bạn trẻ, có nhiều ước mơ,
hoài bão và có đủ trí lực cũng như khả năng học tập tốt; Học tập là quyền và nghĩa vụ của học sinh
sinh viên thể hiện rõ qua các chính sách phát triển giáo dục, chính sách của nhà nước trong việc
nâng cao phát triển toàn diện thanh thiếu niên.
- Đưa ra những nhận xét của bản thân về việc thực hiện quyền học tập ở địa phương:
Vẫn còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia đình trong việc tạo điều kiện
cho con em thực hiện quyền học tập: cho trẻ đi học đúng độ tuổi quy định; không bắt trẻ nghỉ học ở
nhà để phụ giúp gia đình;…; Quyền được học tập còn được ghi nhận là việc trẻ em học bậc tiểu học
trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí, tuy nhiên hiện tại, trẻ vẫn thường phải
tham gia những lớp học thêm do nhà trường tổ chức; Nhiều gia đình không ủng hộ quyết định tiếp
tục đi học của con cái mà khuyên con nên đi làm hoặc lập gia đình.
Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của quyền học tập đối với sự phát triển của xã hội.
- Kêu gọi, đề xuất các phương án khắc phục những vấn đề còn tồn tại: Các cấp chính quyền cần có
các chỉ đạo kịp thời, sát sao hơn nữa đến công tác giáo dục ở địa phương; Tăng cường tuyên truyền
các chính sách pháp luật cho người dân; Tăng cường kiểm tra, có những biện pháp răn đe, xử phạt
nghiêm đối với những hành vi vi phạm,...
Nhiệm vụ 2: Sản phẩm tuyên truyền về thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây
dựng chính quyền địa phương.
a) Mục tiêu: CC.1; TN1; CD.1.1; CD.1.2
b) Nội dung: Khẩu hiệu tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây dựng chính
quyền địa phương.
c) Sản phẩm: HS thiết kế được khẩu hiệu tuyên truyền về việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong
bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương, sau đó HS thuyết minh về sản phẩm làm được.
c) Cách thức hoạt động:
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS lựa chọn hình thức thiết kế sản
phẩm tuyên truyền bằng hình thức thiết kế trên infographic hoặc tờ gấp pháp luật.
- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm trước lớp.
- GV nhận xét sản phẩm của từng nhóm và kết luận.
Hoạt động tổng kết (5 phút)
a). Mục tiêu: Khắc sâu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho HS.
b) Nội dung: Nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi tham gia các hoạt động học tập của HS, khuyến
khích và động viên HS có trách nhiệm khi thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây dựng
chính quyền địa phương.
c) Cách thức hoạt động:
- GV Yêu cầu đại diện của các nhóm tổng kết về: - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến tổng kết
“Chức năng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân về nội dung bài học
dân; Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng - Các nhóm khác góp ý kiến để hoàn thiện
nhân dân, Ủy ban nhân dân; Nghĩa vụ công dân - HS tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá của
trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy GV và nhận nhiệm vụ tiếp nối được giao.
ban nhân dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp
theo quy định của pháp luật.”
- GV nhận xét, đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu
cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực.
- GV động viên, giao nhiệm vụ tiếp nối.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC
 Xác định nội dung dạy học
- Chức năng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân bằng
những hành vi cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.
 Kiến thức trọng tâm
- Hội đồng nhân dân:
+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội
đồng nhân dân.
+ Hội đồng nhân dân ở địa phương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực
Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.
+ Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hội đồng
nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết
công việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp
toàn thể bằng hình thức biểu quyết.
- Uỷ ban nhân dân:
+ Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà
nước cấp trên giao.
+ Uỷ ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Uỷ viên và cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân. Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng 1 lần và họp chuyên đề
hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn
đề bằng hình thức biểu quyết.
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Mẫu 1: SƠ ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
ĐỀ ĐÁNH GIÁ MINH HOẠ
Chủ đề/ Bài học được đánh giá: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
“Chính quyền địa phương”.
2. Cấu trúc đề
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
- Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.
3. Nội dung đề minh hoạ
3.1. Đánh giá thông qua quan sát
Đánh giá phẩm chất chăm chỉ khi tham gia làm việc nhóm của HS, GV có thể thiết kế
bảng kiểm theo dạng:
Bảng kiểm về thái độ: Tích cực làm việc nhóm
(Dùng cho HS tự đánh giá)
Tên học sinh:………………………………………………………………………….
Lớp: …………………………………………………………………………………..
Thời gian: …………………………………………………………………………….
Địa điểm:……………………………………………………………………………...
Người thực hiện: …………………………………………………………………….
Biểu hiện Có Không
Hăng hái chia sẻ thông tin với các bạn
Lắng nghe ý kiến của các bạn
Chủ động thực hiện và hoàn thành công việc
Nhiệt tình giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
……………………………………………………
RUBRICS ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
- Tên HS được nhận xét:……………………………………………
- Tên người nhận xét: ………………………………………………
Tiêu chí Mức độ đánh giá
Mức độ nhận biết
Kém Trung bình Tốt
1. Nêu được chức Chưa nêu được Nêu được nhưng còn Nêu được chính xác và
năng của Hội đồng chức năng của Hội thiếu về chức năng đầy đủ chức năng của
nhân dân. đồng nhân dân. của Hội đồng nhân Hội đồng nhân dân.
dân.
Thang điểm: 20 0 10 20
2. Nêu được chức Chưa nêu được Nêu được nhưng còn Nêu được chính xác và
năng của Ủy ban chức năng của Ủy thiếu về chức năng đầy đủ chức năng của
nhân dân. ban nhân dân. của Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân.
Thang điểm: 20 0 10 20
3. Nêu được cơ cấu Chưa nêu được cơ Nêu được nhưng Nêu được chính xác và
tổ chức và hoạt động cấu tổ chức và hoạt chưa đầy đủ về cơ đầy đủ về cơ cấu tổ
của Hội đồng nhân động của Hội đồng cấu tổ chức và hoạt chức và hoạt động của
dân, Ủy ban nhân nhân dân, Ủy ban động của Hội đồng Hội đồng nhân dân, Ủy
dân. nhân dân. nhân dân, Ủy ban ban nhân dân.
nhân dân.
Thang điểm: 20 0 10 20
4. Thực hiện được Không thực hiện Thực hiện được một Thực hiện được chính
nghĩa vụ công dân được nghĩa vụ số ít nghĩa vụ công xác và đầy nghĩa vụ
trong bảo vệ, xây công dân trong dân trong bảo vệ, công dân trong bảo vệ,
dựng Hội đồng nhân bảo vệ, xây dựng xây dựng Hội đồng xây dựng Hội đồng
dân, Ủy ban nhân nhân dân, Ủy ban nhân
Hội đồng nhân nhân dân, Ủy ban
dân bằng những dân bằng những hành vi
dân, Ủy ban nhân nhân dân bằng
hành vi cụ thể, phù cụ thể, phù hợp với quy
dân bằng những những hành vi cụ
hợp với quy định
của pháp luật. hành vi cụ thể, thể, phù hợp với định của pháp luật.
phù hợp với quy quy định của pháp
định của pháp luật.
luật.
Thang điểm: 40 0 20 40
Tổng điểm: 100 0 50 100
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ số 1: Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng.
Câu 1. Các cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?
 a. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
 b. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân địa phương
 c. Sở Nội vụ
 d. Uỷ ban Dân tộc
Câu 2. Cơ quan nào sau đây do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra?
 a. Uỷ ban nhân dân
 b. Viện kiểm sát nhân dân
 c. Hội đồng nhân dân
 d. Toà án nhân dân
Câu 3. Hội đồng nhân dân là:
 a. Cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương.
 b. Cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
 c. Cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra.
 d. Cơ quan chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Câu 4. Hội đồng nhân dân có chức năng:
 a. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
 b. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
 c. Quyết định các vấn đề của địa phương do pháp luật quy định.
 d. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Câu 5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm:
 a. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban
của Hội đồng nhân dân.
 b. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban
Pháp chế.
 c. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban
Dân tộc.
 d. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban
Kinh tế – ngân sách.
Câu 6. Chọn nhận định đúng.
 a. Hội đồng nhân dân chỉ họp thường lệ hai kì mỗi năm.
 b. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng cách lấy ý
kiến của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
 c. Hội đồng nhân dân có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết các
công việc phát sinh đột xuất.
 d. Hội đồng nhân dân luôn luôn họp công khai.
Câu 7. Cơ quan nào sau đây do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra?
 a. Uỷ ban nhân dân
 b. Viện kiểm sát nhân dân
 c. Hội đồng nhân dân
 d. Toà án nhân dân
Câu 8. Uỷ ban nhân dân có chức năng:
 a. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
 b. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
 c. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
 d. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Câu 9. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân gồm:
 a. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các Uỷ viên và
các cơ quan chuyên môn đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
 b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các Uỷ viên.
 c. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các Uỷ viên và
các cơ quan chuyên môn ở Uỷ ban nhân dân các cấp.
 d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các cơ quan
chuyên môn đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Câu 10. Chọn nhận định đúng.
 a. Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
 b. Uỷ ban nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất hai kì.
 c. Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
 d. Uỷ ban nhân dân chỉ họp mỗi tháng một lần.
- Nhiệm vụ số 2:
Theo em, là học sinh THPT phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ xây
dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Nhiệm vụ số 3:
Hãy đọc báo, mạng xã hội để tìm thông tin thể hiện các chức năng của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân. Tóm lược thông tin ấy không quá 100 từ.

You might also like