Part 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

MỞ ĐẦU

Nhận thức luận được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của
con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con
đường, phương pháp nhận thức... Từ trước đến nay, nó luôn là một chủ đề
lớn trong lịch sử tư tưởng triết học nói chung. Trong lịch sử triết học, vấn
đề về nhận thức luôn đóng vai trò chủ yếu và thậm chí, có khi (thời cận đại
ở Tây Âu) còn là vấn đề trung tâm của triết học. Vấn đề này với tính cách
là một nội dung quan trọng trong vấn đề cơ bản của triết học, về thực chất
nó là vấn đề về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quá trình
nhận thức.

Trong lịch sử triết học đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhận
thức luận. Vậy sự khác biệt giữa triết học Mác và triết học trong lịch sử là
gì chúng ta cùng tìm hiểu
I. QUAN NIỆM VỀ NHẬN THỨC

1. Quan niệm về nhận thức trọng lịch sử triết học

Trong lịch sử triết học đã có rất nhiều những quan niệm khác nhau
về nhận thức luận. Có thể chia thành hai phái lớn là chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm về nhận thức

1.1. Quan niệm duy tâm

Một số quan niệm tiêu biểu trong lịch sử về nhận thức luận theo
quan niệm duy tâm:

Xôcrát ( 469 -399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng
thời cổ đại, người thầy của Platôn.

Xôcrát khác với các nhà triết học trước đây, thờ ơ với những vấn đề
thế giới tự nhiên, về khởi nguyên của vũ trụ…mà chỉ lưu tâm đến đề tài
con người. Ông là người đầu tiên hiểu rằng triết học không phải là cái gì
khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình. Luận
điểm nổi tiếng “ Con người, hãy nhận thức chính mình” trở thành câu cửa
miệng trong các buổi đàm thoại triết học của ông. Tư tưởng Xôcrát thực sự
là một bước tiến mới trong sự phát triển triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Trước ông, các nhà triết học chủ yếu bàn đến những vấn đề khởi nguyên
của thế giới, về nhận thức luận. Bắt đầu từ Xôcrát đề tài con người trở
thành một trong nhừng chỉ đề trọng tâm nghiên cứu triết học. Xuất phát từ
việc thừa nhận tri thức khách quan, Xôcrát đi đến khẳng định tính khách
quan của các chuẩn mực đạo đức. Như vậy, triết học của Xôcrát chủ yếu
bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức. Nhận thức chân lý, tri thức là
nền tảng đạo đức học của ông. Công lao của Xôcrát là đã bước đầu nhận
thấy mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động đạo đức của

You might also like