Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

--------------- o0o ---------------

BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Học phần: Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Thiết kế đồ hoạ

Giảng viên phụ trách: Đào Thành Cương

Sinh viên: Đào Ngọc Linh


Ngày sinh: 01/06/2002
Lớp: TKĐH K12B

Hà Nội – 2021
ĐỀTHI: Anh chị hãy trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng HCM (ít nhất 5 mặt A4, phải đóng bìa)

BÀI LÀM

1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.

a. Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.

- Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt
trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa –
tinh thần Việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào
Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó.

- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương
ái hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh
quyết liệt với giặc ngoại xâm. Thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến
đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ
Chí Minh đã phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân
tương ái thể hiện tập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng,
đồng minh).

- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời.
Có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của
chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.

- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng
tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trên cơ
sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã chọn lọc, tiếp thu, cải biến những
cái hay, cái tốt, cái đẹp của Người thành những giá trị riêng của mình. Hồ Chí
Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.

b. Tinh hoa văn hóa nhân loại.

Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp
thụ môt nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người có thể
viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi
có nhu cầu “tự bạch” thì Người làm thơ bằng chữ Hán. Chính điều đó tạo điều kiện
cho Người tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại và làm nên nét đặc sắc ở Hồ
Chí Minh, một con người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây.

- Tư tưởng văn hóa phương Đông.

+ Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có nhiều
yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là triết lý hành
động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết
lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần
hiếu học.

Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp
để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những
người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của
các đời trước để lại”.

+ Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm.
Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy,
hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam.

Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể
thương thân; xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều
thiện; đề cao tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân
biệt đẳng cấp.

Hình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương gắn bó với nhân
dân và đất nước, tham gia vào cộng đồng, cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ
thù dân tộc.

Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao
động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng
phương Đông. Hồ Chí Minh còn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và
văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.

- Tư tưởng và văn hóa phương Tây.


+ Ngay từ khi còn học ở trường Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp.
Đặc biệt, Người rất ham mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng
Pháp 1789.

+ Khi xuất dương, Người từng sang Mỹ làm thuê và thường đến thăm khu
Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống
của con người... được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.

+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà
tư tưởng khai sáng. Tư tưởng dân chủ đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.

+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống
thực tiễn. Người học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở
Câu lạc bộ trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.

Tóm lại, nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện
trong phong trào công nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Bác đã biết làm giàu trí
tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, của văn hóa Đông, Tây, từ tầm cao củ
tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát
triển.

c. Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh.

- Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ
Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của
truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ
thống tư tưởng của mình.

- Bác đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận
dụng sáng tạo và phát triển trên một loạt luận điểm cơ bản hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh có nguyên nhân sâu xa là:

+ Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20, Hồ Chí Minh đã có một vốn học
vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo. Nhờ vậy Người quan sát, phân tích,
tổng kết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáo điều,
rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù
hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.

+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Nhờ
Lênin, người đã tìm thấy “Con đường giải phóng chúng ta” và từ Lênin, Người đã
trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.

+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức
mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan
điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương,
giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của
cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh
điển.

d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.

- Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán
tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.

- Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của
thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào
công nhân quốc tế.

- Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách
mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn
sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc
của đồng bào.

Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh
tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại
thành tư tưởng đặc sắc của mình.

2. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một
quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động
cách mạng phong phú của Người.

a. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ
1890-1911).

Trong thời trẻ, với những đặc điểm quê hương, gia đình và môi trường sống, Hồ
Chí Minh đã tích lũy được những hiểu biết và phẩm chất tiêu biểu sau:

- Truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc.


- Vốn văn hóa dân tộc và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
- Hình thành hoài bão cứu dân, cứu nước khi chứng kiến cuộc sống khổ cực,
điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh.

b. Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911-1920).

Đây là giai đoạn bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã:

- Tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của
nhân dân các dân tộc bị áp bức.

- Tiếp xúc với Luận cương của V.I.Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa,
Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải
phóng dân tộc.

- Đứng hẳn về Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện
đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa
yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người
yêu nước thành người cộng sản.

c. Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam
(1921 – 1930).

- Hồ Chí Minh hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng
cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le
Paria nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa.

- Hồ Chí Minh sang Mátxcơva dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu
vào Đoàn chủ tịch của Hội giữa năm 1923. Sau đó, Người tiếp tục tham dự đại hội
V Quốc tế Cộng sản và Đại hội các đoàn thể quần chúng khác: Quốc tế thanh niên,
Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế công hội đỏ...

- Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức hội Việt Nam cách
mạng thanh niên, ra Báo thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán
bộ, đưa họ về nước hoạt động cuối năm 1924.

Tháng 02- 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong
nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện: Chánh
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Các văn kiện này, cùng với hai tác phẩm Người hoàn thành và xuất bản
trước đó là Bản án chế độc thực dân Pháp (1925) và Đường Kách mệnh (1927),
đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng của
Việt Nam.

d. Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách
mạng Việt Nam (1930-1941).

- Do không nắm được tình hình thực tế các thuộc địa ở phương Đông và
Việt Nam, lại bị chi phối bởi quan điểm “tả” khuynh, tại Đại hội VI (năm 1928),
Quốc tế Cộng sản đã chỉ trích và phê phán đường lối của Hồ Chí Minh vạch ra
trong Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng. Hội nghị Trung ương tháng 10 – 1930 của
Đảng ta, theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, cũng ra “Án nghị quyết” thu
hồi chánh cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam
thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời gian đó Hồ Chí Minh tiếp tục tham
gia các hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và
chỉ đạo cách mạng Việt Nam, kiên định quan điểm của mình.

- Đại hội VII Quốc tế cộng sản (năm 1935) đã có sự tự phê bình về khuynh
hướng “tả”, cô độc, biệt phái, bỏ rơi mất ngọn cờ dân tộc và dân chủ trong phong
trào cộng sản. Để cho các đảng tư sản, tiểu tư sản và phát xít nắm lấy mà chống
phá cách mạng. Đại hội có sự chuyển hướng về sách lược, chủ trương thành lập
Mặt trận dân chủ chống phát xít.

- Năm 1936, Đảng ta đề ra “chiến sách” mới, phê phán những biểu hiện “tả”
khuynh, cô độc, biệt phái trước đây. Trên thực tế, từ đây đảng đã trở lại với Chánh
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 khẳng định rõ: “đứng
trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi
vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích
ấy mà giải quyết”.

Những diễn biến của quá trình này đã phản ánh quy luật của cách mạng Việt
Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.

đ. Giai đoạn phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh (1941 –
1969).

- Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp chỉ đạo Hội nghị Trung
ương 8 (tháng 5 – 1941), đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, tạm thời
gác khẩu hiệu cách mạng điền địa, xóa bỏ vấn đề Liên bang Đông Dương, lập ra
mặt trận Việt Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở công nông liên minh.
Nhờ đường lối đúng đắn đó, sau bốn năm, Đảng lãnh đạo cách mạng tháng Tám
thắng lợi. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và nhân dân ta phải tiến hành hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam.

Đây là thời kỳ tư tưởng Hồ chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên
một loạt vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam: về đường lối chiến tranh nhân
dân “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”, về xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội không trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trong điều kiện đất nước bị chia cắt
và có chiến tranh; về xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền; về xây dựng
Nhà nước kiểu mới - của dân, do dân, vì dân; về củng cố và tăng cường sự đoàn
kết nhất trí trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế...

- Trước khi qua đời (ngày 02-9-1969), Hồ Chí Minh để lại Di chúc thiêng
liêng gửi gắm trong đó những tinh hoa của tư tưởng, đạo đức, tâm hồn cao đẹp của
một vĩ nhân hiếm có, đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di
chúc đã tổng kết sâu sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt
Nam, đồng thời cũng vạch ra những định hướng cho sự phát triển của đất nước và
dân tộc ta sau khi kháng chiến thắng lợi.

- Đảng ta và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn di sản
tinh thần vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ
Chí Minh đã thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công
cuộc đổi mới phát triển.

Những biến động chính trị to lớn trên thế giới diễn ra trong hơn mười năm
qua vừa kiểm chứng, vừa khẳng định tính khoa học, đúng đắn, tính cách mạng,
sáng tạo, giá trị dân tộc và ý nghĩa quốc tế của tư tưởng Hồ Chí Minh.

You might also like