Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2. Đánh giá về tình hình phát sinh và xử lý rác thải hiện nay tại Việt Nam?

Rác thải sinh hoạt


Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượng
CTRSH phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm 2019, con số
này là 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn là
28.394 tấn/ngày), tăng 46% so với năm 2010. Các địa phương có khối lượng CTRSH
phát sinh trên 1.000 tấn/ngày chiếm 25%. Khối lượng CTRSH tăng đáng kể ở các địa
phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao và du lịch như Thành phố Hồ Chí
Minh (9.400 tấn/ ngày), thủ đô Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hoá (2.175 tấn/ngày),
Hải Phòng (1.982 tấn/ngày), Bình Dương (2.661 tấn/ngày), Đồng Nai (1.885
tấn/ngày), Quảng Ninh (1.539 tấn/ngày), Đà Nẵng (1.080 tấn/ ngày) và Bình Thuận
(1.486 tấn/ngày)
Rác thải xây dựng
Sự phát triển của ngành xây dựng thời gian qua, đặc biệt là xây dựng hạ tầng kỹ
thuật tăng cao, đã phát sinh một lượng lớn CTR xây dựng. Mức độ đô thị hóa tăng
cao, các công trình xây dựng tăng nhanh ở các đô thị lớn của cả nước và của vùng
miền, nên lượng chất thải xây dựng cũng tăng rất nhanh, chiếm khoảng 10 - 15% CTR
đô thị. Các đô thị đặc biệt Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, CTR xây dựng chiếm 25% CTR
đô thị. Đối với các địa phương khác như Bắc Giang, Hải Phòng, An Giang, CTR xây
dựng chiếm 12 - 13% lượng CTR đô thị.
Rác thải công nghiệp
Ngành công nghiệp phát triển dẫn tới lượng CTR công nghiệp ở nước ta những
năm gần đây phát sinh rất lớn, đặc biệt là ở những vùng có ngành công nghiệp phát
triển như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa -
Vũng Tàu... Riêng Tp.Hồ Chí Minh, trong năm 2016 có khối lượng CTR công nghiệp
ước phát sinh khoảng 1.500 - 2.000 tấn/ngày từ hơn 2.000 nhà máy lớn và khoảng
10.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, nằm trong và ngoài các KCX - KCN và CCN; tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu lượng phát sinh CTR thông thường khoảng 1.000 tấn/ngày, chủ
yếu là xỉ thép, tạp chất từ phế liệu thép nhập khẩu, xỉ than đá, bùn thải từ hệ thống
XLNT...
Rác thải y tế
Theo số liệu của Bộ Y tế, lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế
khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 - 50 tấn/ngày là chất thải y tế nguy
hại (Bộ Y tế, 2017). Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh
viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật
chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng…
Rác thải nông nghiệp
Bên cạnh CTR sinh hoạt nông thôn, tại khu vực nông thôn, hằng năm còn phát
sinh lượng lớn CTR nông nghiệp. Ước tính mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh hơn
14.000 tấn bao bì hóa chất BVTV, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47
triệu tấn chất thải chăn nuôi.
Với khoảng 7,5 triệu ha đất trồng lúa ở nước ta, hàng năm lượng rơm rạ thải ra
lên tới 76 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay lượng rơm rạ thải này không được tính toán
trong thống kê lượng CTR phát sinh của các địa phương cũng như toàn quốc. Ngoài
ra, ở vùng đồng bằng, chất thải nông nghiệp là phần thân thải bỏ của các
cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu...); vùng Tây nguyên có sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu là cây công nghiệp, do đó, sản phẩm thải bỏ là các loại vỏ, chất thải sau sơ chế
(điều, cà phê...), lượng CTR bị thải bỏ sau thu hoạch từ các nguồn này là khá lớn.
- Xử lí rác thải:
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu đang áp dụng công nghệ xử lý rác khá sơ
đẳng. Phần lớn, lượng rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt.
Tại một số thành phố lớn, đã áp dụng phương pháp xử lý rác thải rắn sinh
hoạt bằng công nghệ đốt điện.

You might also like