An Sau Khong Gian

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 320

| 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 8

1. VĂN HÓA TỨC LÀ GIAO TIẾP ..................................................... 14

2. SỰ ĐIỀU CHỈNH KHOẢNG CÁCH Ở ĐỘNG VẬT ..................... 24

NHỮNG CƠ CHẾ TẠO KHOẢNG CÁCH TRONG THẾ GIỚI


ĐỘNG VẬT....................................................................................... 28

Khoảng chạy trốn (Flight Distance) ............................................ 29

Khoảng xung đột (Critical Distance) .......................................... 30

Những loài có-liên-hệ và không-liên-hệ ..................................... 31

Khoảng cá thể.............................................................................. 32

Khoảng xã hội ............................................................................. 33


2 | Ẩ n sa u kh ô ng gia n

ĐIỀU TIẾT DÂN SỐ ........................................................................ 35

HIỆU ỨNG CÁ LƯNG GAI ............................................................. 36

LẬT LẠI HỌC THUYẾT MALTHUS ............................................. 38

HIỆN TƯỢNG HƯƠU SAO CHẾT ĐỘT NGỘT TRÊN ĐẢO


JAMES............................................................................................... 41

SỰ ĂN THỊT VÀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ .......................................... 44

3. ĐÁM ĐÔNG VÀ HÀNH VI XÃ HỘI Ở ĐỘNG VẬT ..................... 47

NHỮNG THÍ NGHIỆM CỦA CALHOUN ...................................... 47

Phương án cho thí nghiệm .......................................................... 50

Sự phát triển trong một bồn chứa ................................................ 52

Tán tỉnh và tình dục .................................................................... 54

Dựng tổ ....................................................................................... 55

Chăm sóc con non ....................................................................... 56

Lãnh thổ và tổ chức xã hội .......................................................... 56

Bồn chứa không phát triển .......................................................... 59

Kết luận về những thí nghiệm Calhoun....................................... 60

NGHIÊN CỨU SINH HÓA VỀ ĐÁM ĐÔNG.................................. 61

Exocrinology ............................................................................... 62

Mô hình ngân hàng đường .......................................................... 64


| 3

Tuyến thượng thận và sức ép ...................................................... 65

Những cách mà sức ép tác động .................................................. 68

4. NHẬN THỨC KHÔNG GIAN: NHỮNG THỤ THỂ KHOẢNG


CÁCH - MẮT, TAI VÀ MŨI ................................................................. 71

KHOẢNG KHÔNG THỊ GIÁC VÀ THÍNH GIÁC.......................... 73

KHOẢNG KHÔNG KHỨU GIÁC ................................................... 78

Cơ sở hóa học của khứu giác ...................................................... 79

Khứu giác ở loài người ............................................................... 83

5. NHẬN THỨC KHÔNG GIAN: NHỮNG THỤ THỂ TRỰC TIẾP –


DA VÀ CƠ BẮP...................................................................................... 86

NHỮNG VÙNG ẨN TRONG CÁC VĂN PHÒNG Ở NƯỚC MỸ .. 88

KHOẢNG KHÔNG NHIỆT .............................................................. 91

KHOẢNG KHÔNG XÚC GIÁC....................................................... 99

6. KHÔNG GIAN THỊ GIÁC .............................................................. 105

QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP THỊ GIÁC ............................................ 106

CƠ CHẾ QUAN SÁT ...................................................................... 113

THỊ GIÁC PHÂN CỰC ................................................................... 117

7. NGHỆ THUẬT LÀ MỘT DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHẬN


THỨC .................................................................................................... 122
4 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

TƯƠNG PHẢN TRONG NHỮNG NỀN VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI


......................................................................................................... 126

NGHỆ THUẬT LÀ MỘT LỊCH SỬ NHẬN THỨC ....................... 128

8. NGÔN NGỮ CỦA KHÔNG GIAN ................................................. 144

VĂN HỌC LÀ CHÌA KHÓA NHẬN THỨC ................................. 149

9. NHÂN CHỦNG HỌC KHÔNG GIAN: MỘT MÔ HÌNH TỔ


CHỨC .................................................................................................... 162

KHÔNG GIAN MANG ĐẶC TÍNH CỐ ĐỊNH.............................. 166

KHÔNG GIAN MANG ĐẶC TÍNH BÁN CỐ ĐỊNH .................... 173

KHÔNG GIAN KHÔNG HỢP THỨC ............................................ 178

10. NHỮNG KHOẢNG CÁCH TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI .. 180

TÍNH ĐỘNG CỦA KHÔNG GIAN ................................................ 183

KHOẢNG THÂN MẬT .................................................................. 186

KHOẢNG CÁ THỂ ......................................................................... 190

KHOẢNG XÃ HỘI ......................................................................... 192

KHOẢNG CÔNG CỘNG ............................................................... 196

TẠI SAO LẠI LÀ “BỐN” KHOẢNG CÁCH? ............................... 200

11. KHÔNG GIAN GIAO TIẾP TRONG BỐI CẢNH GIAO THOA
VĂN HÓA: ĐỨC, ANH VÀ PHÁP ..................................................... 205

NGƯỜI ĐỨC................................................................................... 206


| 5

Người Đức và những sự xâm phạm .......................................... 207

“Khối cầu riêng tư” ................................................................... 210

NGƯỜI ANH ................................................................................... 215

Việc sử dụng điện thoại............................................................. 219

Những người hàng xóm ............................................................ 221

Phòng của ai là phòng ngủ? ...................................................... 222

Nói to và nói khẽ ....................................................................... 222

Hành xử bằng ánh mắt .............................................................. 223

NGƯỜI PHÁP ................................................................................. 224

Nhà và gia đình ......................................................................... 225

Cách sử dụng những không gian mở ......................................... 227

Mạng lưới hình sao và bàn cờ ................................................... 228

12. KHÔNG GIAN GIAO TIẾP TRONG BỐI CẢNH GIAO THOA
VĂN HÓA: NHẬT BẢN VÀ THẾ GIỚI Ả RẬP ............................... 232

NHẬT BẢN ..................................................................................... 232

Đám đông đông như thế nào? ................................................... 237

Quan niệm Nhật Bản về khoảng không chứa “ma” .................. 237

THẾ GIỚI Ả RẬP ........................................................................... 240

Hành vi ở nơi công cộng ........................................................... 240


6 | Ẩ n s au k hô ng gia n

Những quan niệm về sự riêng tư ............................................... 244

Những khoảng cá thể của người Ả Rập .................................... 248

Sự gắn kết.................................................................................. 251

Những cảm nhận về những khoảng không bị quây kín ............. 252

Những ranh giới ........................................................................ 253

13. NHỮNG THÀNH PHỐ VÀ NỀN VĂN HÓA .............................. 256

NHU CẦU KIỂM SOÁT ................................................................. 259

TÂM LÍ HỌC VÀ KIẾN TRÚC ..................................................... 262

THỜI GIAN ĐƠN NHIỆM VÀ ĐA NHIỆM .................................. 268

HỘI CHỨNG Ô TÔ ......................................................................... 271

NHỮNG TÒA NHÀ BAO CHỨA CỘNG ĐỒNG ......................... 274

BẢN THÔNG CÁO CHO QUI HOẠCH THÀNH PHỐ TRONG


TƯƠNG LAI ................................................................................... 276

14. KHÔNG GIAN GIAO TIẾP VÀ TƯƠNG LAI CỦA CON


NGƯỜI .................................................................................................. 280

HÌNH THỨC VÀ CÔNG NĂNG, NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC ... 282

QUÁ KHỨ SINH HỌC CỦA LOÀI NGƯỜI ................................. 285

NHU CẦU CẦN NHỮNG CÂU TRẢ LỜI .................................... 289

KHÔNG THỂ RŨ BỎ VĂN HÓA .................................................. 291


| 7

PHỤ LỤC .............................................................................................. 294

DANH MỤC THAM KHẢO ............................................................... 300


8 | Ẩ n s au k hô ng gia n

LỜI MỞ ĐẦU

Tựu chung có hai loại sách gây hứng thú thực sự cho những
độc giả nghiêm túc: một loại được viết ra để truyền tải một
khía cạnh của tri thức, loại còn lại tập hợp có tính hệ thống về
các sự vật hiện tượng. Dù cuốn sách có phá cách thế nào đi
chăng nữa, khi một tác giả không kiểm soát được những gì
anh ta viết thì nội dung cũng thật mơ hồ. Với người đọc cũng
vậy, sự hài lòng của họ phụ thuộc rất nhiều vào những mong
đợi không định trước. Ngày nay, khi bị bủa vây bởi nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau thì ngay đến cả lĩnh vực của chính
mình, con người cũng khó mà nắm bắt được. Vô tuyến truyền
hình làm con người mất liên hệ với thế giới trên một phạm vi
rộng lớn. Việc quá tải thông tin làm tăng vọt nhu cầu thiết lập
hệ thống tham dẫn tương thích với hầu hết những nguồn dữ
liệu đang thay đổi chóng mặt. Cuốn sách “The Hidden
L ời m ở đầ u | 9

Dimension - Ẩn sau không gian” coi không gian là đối tượng


nghiên cứu, hướng tới việc tạo lập một khuôn khổ căn bản của
không gian – một hệthống giao tiếp. Phần sau cuốn sách tập
trung vào khai thác những khía cạnh về mặt không gian trong
kiến trúc và quy hoạch đô thị.

Với những chuẩn mực riêng biệt, những cuốn sách như thế
này không giới hạn đối tượng người đọc hay dành riêng cho
lĩnh vực nào. Do vậy những người mong muốn tìm kiếm kiến
thức đã được phân loại qui củ trong từng mục sẽ cảm thất
vọng. Bạn không thể có một câu trả lời ngay tức khắc với cuốn
sách này, một cuốn sách viết về không gian, liên quan đến mọi
sự vật, sự việc khác: một cuốn sách vượt qua mọi quy cách
thông thường.

Mục đích bài nghiên cứu của tôi về hoạt động sử dụng không
gian là hướng sự chú ý tới những gì thường bị bỏ qua (vì
chúng quá hiển nhiên). Không gian ở đây có hai loại:

o không gian mà con người duy trì giữa họ và những


người xung quanh,
o không gian mà họ dựng lên trong những thành phố,
trong ngôi nhà và trong văn phòng của họ,

Với quan niệm trên, tôi mong chờ đọc giả xem đó như là
những hiểu biết cá nhân thay vì những suy nghĩ kỳ lạ.

Liên quan tới phương pháp xây dựng nội dung cuốn sách, vì
là một nhà nhân chủng học nên tôi có thói quen quay về điểm
khởi đầu và tìm kiếm những cấu trúc sinh học là khởi nguyên
1 0 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

cho hành vi của con người. Cách tiếp cận này đặc biệt nhấn
mạnh rằng: loài người là một sinh vật. Sự khác biệt giữa chúng
ta và phần còn lại của thế giới động vật không lớn như mọi
người thường nghĩ. Thêm nữa, càng biết nhiều động vật và sự
tiến hóa của cơ chế thích nghi vẫn đang tiếp diễn, chúng ta
càng có cơ hội tìm ra được giải pháp cho những vấn đề phức
tạp của con người.

Toàn bộ cuốn sách của tôi giải đáp cấu trúc trải nghiệm được
định hình bởi văn hóa. Cụ thể hơn, đó là:

o những trải nghiệm rõ nét, thông dụng, chưa được


khẳng định của một nền văn hóa chia sẻ mà ở đó, con
người có thể giao tiếp với nhau mà không cần biết
trước,
o và thứ gì tạo nên nền tảng để thẩm định cho tất cả
những hiện tượng khác.

Kiến thức về chiều sâu văn hóa giống như một tập hợp phức
tạp khổng lồ của quan hệ giao tiếp ở nhiều mức độ. Nó hầu
như là không cần thiết, nếu không vì hai nguyên do: những
mối quan hệ giữa con người ngày càng tăng trên phạm vi toàn
cầu và sự phối trộn của những tiểu nhóm văn hóa ở chính đất
nước chúng ta khi dòng người từ nông thôn và ngoại quốc di
cư tới thành phố.

Sự xuất hiện ngày càng tăng của những xung đột giữa các
dòng văn hóa không cản trở giao lưu quốc tế. Những xung
đột như vậy đang chiếm tỉ lệ đáng kể trong nước Mỹ và làm
L ời m ở đầ u | 1 1

trầm trọng thêm tình trạng quá tải ở các thành phố. Đối lập
với lòng tin đại chúng, nhiều nhóm khác nhau đang làm cho
nước Mỹ trở thành minh chứng kiên định đáng kinh ngạc trong
việc gìn giữ bản sắc riêng biệt của họ. Về bề ngoài, những
nhóm này có thể trông giống hệt nhau, nghe cũng tựa như
nhau, nhưng ẩn bên trong là sự khác biệt và đa dạng khó lòng
xác định được trong cách thức cấu thành thời gian, không
gian, vật chất và những mối quan hệ của họ. Những điểm rất-
khác-biệt này thường tạo ra sự xáo trộn về ngữ nghĩa, bất
chấp những thiện chí khi con người ở những nền văn hóa khác
nhau giao tiếp với nhau.

Tiếp nối thành công của cuốn sách này, tôi được mời tới
những buổi diễn thuyết hàng trăm khán giả trên toàn nước
Mỹ và tư vấn cho những dự án kiến trúc. Những buổi nói
chuyện và những lần tư vấn là kinh nghiệm để học hỏi và tạo
nên một tập hợp dữ liệu của biến chuyển xã hội. Một trong
những mục tiêu của tôi là truyền đạt tới những kiến trúc sư:
trải nghiệm không gian không chỉ có phần nhìn, mà còn liên
quan tới rất nhiều giác quan khác. Và rằng khả năng nhận thức
về mặt thị giác của mỗi người là khác nhau - theo chất lượng
và cường độ của hình ảnh thị giác tác động lên họ. Có người
không thể hình dung ra một ngôi nhà, một căn phòng, một
khu vườn hay một giao lộ đường phố cho tới khi những thứ
đó được hoàn thành. Những kiến trúc sư không gặp vấn đề
với việc hình dung không gian, vì chính điều đó giúp họ trở
thành kiến trúc sư, nhưng họ quên rằng khách hàng của họ có
thể thiếu khả năng này. Mục đích thứ ba là thiết lập một lần
và cho tất cả, rằng: trong khi những công trình và những khu
1 2 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

phố không thể tạo nên công bằng xã hội và cần nhiều hơn
những quy hoạch đô thị tốt để tạo nên một nên dân chủ, thì
vẫn có một liên kết khăng khít giữa loài người và phần nâng
cấp [mở rộng] của họ. Vấn đề không xảy ra trong thế giới loài
người, nó diễn ra trong một bối cảnh không gian. Thiết kế của
bối cảnh gây nên ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài lên con người
“đặt” trong đó.

Thành công lớn nhất của tôi là việc công bố các ý tưởng trong
cộng đồng các kiến trúc sư trẻ. Từng chút một trong nghiên
cứu của tôi được chấp nhận và áp dụng, tuy rằng chưa phải
là hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm tư tưởng “mỗi người nhận
được tất cả thông tin về môi trường thông qua những giác
quan”. Nếu một ai đó muốn hiểu về tác động của môi trường
lên con người thì cũng cần phải thấu hiểu về các giác quan và
cơ chế truyền thông tin từ cơ quan thụ cảm lên não bộ.

Tôi luôn đề cao yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc dù nó không


phải cái giá mà người ta trả khi làm công trình. Thật không
may, ngày nay, phần lớn các công trình truyền tải những khái
niệm mơ hồ, chúng được thiết kế với ít sự quan tâm dành cho
con người. Cả kiến trúc sư lẫn quy hoạch gia đều bị chi phối
bởi những quyết định về ngân sách “cận dưới” của các chuyên
gia tài chính. Những tính toán về chi phí hiếm khi dựa trên
những hiểu biết về nhu cầu con người hay là cái giá tận cùng
của việc bỏ qua chúng.

Con người cần biết rằng chính họ là yếu tố quan trọng. Các
kiến trúc sư, quy hoạch gia cũng quan tâm đến điều đó, nhưng
L ời m ở đầ u | 1 3

hiếm có công trình nào truyền tải được thông điệp cơ bản
này. Trong bối cảnh của những quan hệ quốc tế, cũng rất cần
biết rằng ngôn ngữ của không gian thật sự khác hoàn toàn
với ngôn ngữ nói. Quan trọng nhất, không gian là một khái
niệm nền tảng, là những hệ thống tổ chức cơ bản cho tất cả
những vật sống – đặc biệt là con người. Đó là lý do khẳng định
tính đúng đắn cho chủ đề cho cuốn sách này.
1 4 | Ẩ n sau kh ông gi a n

1. VĂN HÓA TỨC LÀ GIAO TIẾP

Chủ đề trọng tâm của cuốn sách này là không gian xã hội,
không gian cá thể và cảm nhận của con người ở trong đó.
Không gian giao tiếp (Proxemics) là khái niệm tôi đặt ra cho
những quan sát và lý thuyết có liên quan về hoạt động sử
dụng không gian của con người như một sự phát sinh đặc biệt
của văn hóa.

Khái niệm được phát triển trên đây không phải do tôi khởi
xướng. Năm mươi năm trước, Franz Boas đã đặt nền móng
cho quan điểm “giao tiếp cấu thành cốt lõi của văn hóa và
thậm chí là của chính cuộc sống”. Trong hai mươi năm theo
dõi, Boas và hai nhà nhân chủng học khác, Edward Sapir và
Leonard Bloofield, những người nói hệ ngôn ngữ Âu - Ấn, phải
tiếp xúc với những thứ tiếng khác biệt hoàn toàn với tiếng mẹ
1. Vă n h óa t ứ c là gia o ti ếp | 1 5

đẻ của họ là tiếng Anh-điêng và tiếng Eskimo. Sự xung đột


giữa các thứ tiếng là khởi nguồn cho một cuộc cách mạng liên
quan đến bản chất của ngôn ngữ. Trước thời điểm đó, những
học giả châu Âu xem hệ ngôn ngữ Âu - Ấn như hình mẫu cho
tất cả các ngôn ngữ khác. Boas và những người đi theo ông
ta khám phá ra hiệu ứng mà mỗi hệ ngôn ngữ có một quy luật
của riêng nó, một hệ thống khép kín, có một khuôn mẫu mà
ngôn ngữ học phải lật mở và diễn giải nó. Những nhà khoa
học nghiên cứu về ngôn ngữ cần tránh áp đặt “những quy luật
ẩn” trong ngôn ngữ sử dụng hàng ngày lên ngôn ngữ họ
nghiên cứu.

Trong những năm 30 của thế kỷ trước, Benjamin Lee Whorf,


một nhà hóa học, đồng thời là một kỹ sư, bắt đầu với ngôn
ngữ học cùng một chuyên gia trong lĩnh vực này là Sapir.
Những bài báo của Whorf dựa trên hoạt động nghiên cứu của
ông ấy về hai loại ngôn ngữ là tiếng Hopi và tiếng Anh-điêng
đề cập đến những dấu hiệu liên quan làm thay đổi hoàn toàn
suy nghĩ và quan niệm về mối liên hệ của ngôn ngữ. Theo
Whorf, ngôn ngữ không thể hiểu đơn giản là một cách biểu
đạt suy nghĩ. Thực sự thì ngôn ngữ là một trong những yếu tố
chủ đạo hình thành suy nghĩ. Hơn thế nữa, cảm nhận của
chúng ta về một người gặp hằng ngày được lập trình bởi ngôn
ngữ anh ta nói, quá trình đó giống y trong một chiếc máy tính.
Não bộ con người sẽ đăng nhập và cấu trúc những thực thể
bên ngoài chỉ theo một chương trình duy nhất. Vì hai ngôn
ngữ thường tạo lập ra những trường từ vựng như nhau về
những hiện tượng sai khác nhau một chút, nên không có hệ
1 6 | Ẩ n sau kh ôn g gi a n

thống tôn giáo hay triết học nào có thể tách rời khỏi ngôn
ngữ.

Chỉ trong những năm vừa qua, với một vài cá nhân, những ẩn
ý trong tư tưởng của Whorf mới trở nên rõ ràng. Vì khó mà
nắm bắt được chính xác nên họ đưa ra những ý nghĩ thận
trọng với đôi chút bối rối. Họ chú trọng vào căn nguyên của
học thuyết “không mục đích”, vì họ chỉ ra rằng toàn bộ loài
người bị “giam cầm” bởi chính tiếng mẹ đẻ nếu họ cứ nghiễm
nhiên thừa nhận ngôn ngữ của mình.

Luận điểm của cuốn sách này và của cuốn “The Silent
Language” ra đời trước nó chính là những nguyên tắc được
đặt ra bởi Whorf và những người ủng hộ ông về liên hệ với
ngôn ngữ áp dụng cho phần còn lại của hành vi con người
(mà thực tế là cho toàn bộ văn hóa). Phải mất thời gian rất lâu
để tin rằng kinh nghiệm – là tất cả những gì con người chia sẻ
– luôn luôn có thể bằng cách này hay cách khác vượt qua rào
cản ngôn ngữ và văn hóa để truyền cho nhau. Lòng tin ngầm
định này (và thường rõ ràng) gắn với mối quan hệ của con
người với kinh nghiệm dựa trên những giả định rằng, khi hai
người có cùng một “kinh nghiệm”, thực tế là cùng dữ liệu được
nuôi dưỡng cho hai hệ thần kinh trung ương và hai bộ não
cùng ghi nhận được những thứ giống nhau.

Chuỗi nghiên cứu về không gian giao tiếp đặt hoài nghi về
tính hợp lý của giả thuyết, đặc biệt trong những nền văn hóa
khác nhau. Chương 10 và 11 sẽ miêu tả cách mà con người đến
từ những nền văn hóa khác nhau không chỉ nói những thứ
1. Vă n h óa t ứ c là gia o ti ếp | 1 7

tiếng khác nhau mà còn sống trong những thế giới cảm quan
(sensory world) khác biệt. Việc chọn lọc dữ liệu về giác quan
tiếp nhận một số thứ, loại bỏ vài thứ khác. Thế nên, trải nghiệm
lĩnh hội được phải thông qua một thiết đặt có chọn lọc của
giác quan (hình thành từ văn hóa), chúng tương đối khác biệt
với trải nghiệm được cảm nhận thông qua một đối tượng
khác. Môi trường kiến trúc và đô thị mà con người tạo ra là
những biểu hiện của quá trình sàng lọc trên. Thực tế, từ những
môi trường này, ta có thể biết được cách thức sử dụng những
giác quan của con người. Vì thế không thể xem trải nghiệm
như một điểm tham khảo cố định, vì nó diễn ra trong một bối
cảnh được định hình bởi con người.

Vai trò của các giác quan trong bối cảnh được diễn giải từ
chương IV tới chương VII. Cuộc thảo luận này được tóm gọn
lại để cung cấp cho người đọc một số dữ liệu cơ bản về bộ
máy cơ thể sử dụng trong quá trình xây dựng thế giới nhận
thức của con người. Việc diễn tả những giác quan theo cách
này tương tự với những miêu tả về cơ chế phát âm là một nền
tảng cho những quá trình hiểu lời nói.

Một cuộc kiểm tra con người sử dụng giác quan như thế nào
khi họ tương tác với môi trường xung quanh và môi trường xa
lạ đã củng cố thêm dữ liệu về một số điểm khác biệt, chẳng
hạn giữa người Ả Rập và người Mỹ. Đây là nguồn tương tác
để tìm ra những khác biệt quan trọng về cái gì được cốt yếu
và cái gì được lọc ra.
1 8 | Ẩ n sau kh ôn g gi a n

Nghiên cứu của tôi trong năm năm vừa qua chứng minh rằng
người Mỹ và người Ả Rập sống ở trong hai thế giới cảm quan,
khác nhau về thời gian và không sử dụng những giác quan
giống nhau ngay cả khi giữ nguyên khoảng cách trong cuộc
đối thoại. Chúng ta sẽ thấy sau đây, người Ả Rập dùng khứu
giác và xúc giác nhiều hơn người Mỹ. Dữ liệu về tri giác của
họ khác nhau và họ kết hợp chúng theo những cách khác
nhau. Rõ ràng, ngay cả mối liên giữa những trải nghiệm cơ thể
với bản ngã của người Ả Rập cũng khác chúng ta. Phụ nữ Mỹ
cưới chồng Ả Rập, nếu chỉ biết về văn hóa Mỹ, sẽ cảm thấy
người chồng như đang giả dạng quốc tịch khác mỗi lần về
thăm quê – cũng là những lần bị bủa vây xung quanh bởi cộng
đồng Ả Rập và trở thành “tù nhân” của ý thức Ả Rập. Những
cảm nhận mà giác quan của cô ta tiếp nhận được hoàn toàn
khác với mọi người xung quanh.

Tuy rằng những hệ văn hóa hình thành hành vi theo nhiều
cách khác nhau, thế nhưng chúng lại có cùng nguồn gốc sâu
xa về sinh học và sinh lí học. Con người là một sinh vật với quá
khứ tuyệt vời và kì lạ. Khác biệt giữa con người và những loài
động vật nằm ở ưu thế mà con người tạo ra, cái mà tôi nhắc
đến trong cuốn sách này với cái tên những phần nâng cấp
[mở rộng] của loài người. Bằng việc phát triển những phần
nâng cấp đó, con người có khả năng cải thiện hoặc chuyên
biệt những chức năng khác nhau. Máy vi tính là một phần bổ
sung cho bộ não con người, điện thoại nâng cấp giọng nói,
bánh xe nâng cấp cho chân và bàn chân. Ngôn ngữ nâng cấp
cho trải nghiệm trong không gian và thời gian, trong khi chữ
viết nâng cấp cho ngôn ngữ. Con người tạo ra những phần
1. Vă n h óa t ứ c là gia o ti ếp | 1 9

nâng cấp như một bằng chứng cho việc chúng ta có khuynh
hướng quên đi “tính người” bắt nguồn từ bản chất thú vật. Nhà
nhân chủng học Weston La Barre chỉ ra rằng con người đã
chuyển dịch sự tiến hóa từ cơ thể sang những phần nâng cấp,
vì thế làm quá trình tiến hóa mạnh lên nhanh chóng.

Do đó, bất cứ nỗ lực quan sát, ghi âm và phân tích những hệ


thống không gian giao tiếp – những phần của văn hóa hiện
đại – phải dựa trên căn cứ từ những hệ thống hành vi mà
chúng biểu hiện dựa trên của những dạng sống xuất hiện sớm
hơn. Chương II và chương III của cuốn sách này sẽ cung cấp
nền tảng, góc nhìn được sử dụng trong việc xem xét những
tạo dựng ngày càng phức tạp của con người từ hành vi không
gian của động vật. Rất nhiều suy nghĩ và diễn giải dữ liệu trong
cuốn sách này chịu ảnh hưởng từ những bước tiến đột phá
1
trong thời gian vừa qua của những nhà phong tục học .

Với những hiểu biết về phong tục học, sẽ là hữu ích về lâu về
dài nếu xem con người như một sinh vật đã tạo dựng lên và
chuyên biệt hóa những phần nâng cấp như một bằng chứng
về việc tiếp quản (và sự tiếp quản đó đang được thay thế rất
nhanh) thiên nhiên. Nói cách khác, con người đã tạo ra một
chiều không gian mới – chiều sâu văn hóa – mà không gian
giao tiếp (proximics) chỉ là một phần ở trong đó. Mối liên hệ
giữa con người và chiều sâu văn hóa là một thứ mà trong đó

1 Nhà phong tục học: nhà khoa học nghiên cứu về hành vi động vật và
mối liên hệ giữa sinh vật với môi trường.
2 0 | Ẩ n sau kh ông gi a n

con người và môi trường cùng định hình lẫn nhau. Con người
ngày nay đang đứng ở vị thế tạo lập toàn bộ thế giới nơi họ
sống trong đó, những gì mà các nhà phong tục học xem như
sinh cảnh của loài người. Trong quá trình tạo lập thế giới, thực
ra con người đang tự xác định loại sinh vật mà họ sẽ trở thành.
Đây là một ý nghĩ đầy sợ hãi trong cách nhìn thiển cận về con
người. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, trong một cảm nhận
sâu thẳm bên trong nào đó, những thành phố của chúng ta
đang tạo ra những dạng khác nhau của con người trong
những cụm nhà ổ chuột, những bệnh viện tâm thần, những
nhà tù và những vùng ngoại ô. Những tương tác tinh vi trên
làm cho vấn đề tái thiết đô thị và tập hợp những phần thiểu
số thành một địa hạt văn hóa trở nên khó khăn hơn những gì
ước đoán trước. Cùng với đó, sự thiếu hụt hiểu biết đầy đủ về
liên hệ giữa con người và sinh cảnh đang làm tồi tệ thêm quá
trình phát triển kỹ thuật của các quốc gia được xem là chưa
phát triển trên thế giới.

Điều gì sẽ xảy ra khi con người của những nền văn hóa khác
nhau gặp và kết nối với nhau? Tôi xin dẫn ý từ cuốn “The Silent
Language”: giao tiếp diễn ra đồng thời trong nhiều cấp độ, từ
hoàn toàn chú tâm tới không quan tâm. Điều đó trở nên quan
trọng để giải thích quan điểm này. Khi con người giao tiếp,
không chỉ đơn thuần là sự trao – nhận lời nói. Nghiên cứu của
tôi và nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng có một chuỗi cơ chế
hình thành nên từ văn hóa được điều khiển tinh vi, đã và đang
duy trì cho sự sống ở đúng trạng thái của nó, giống như chế
độ lái tự động trên máy bay. Tất cả chúng ta đều nhạy cảm
với những thay đổi, dù là nhỏ nhất, trong cử chỉ của người
1. Vă n h óa t ứ c là gia o ti ếp | 2 1

khác khi anh ta đáp lại những gì chúng ta nói hay làm. Trong
hầu hết các trường hợp, dần dần con người sẽ tránh những
cuộc giao tiếp không mấy thiện chí khi nhận ra những dấu
hiệu nhỏ của sự phiền phức. Trong thế giới loài vật, nếu có
nhiều dấu hiệu như thế, cuộc đụng độ sẽ diễn ra dữ dội. Trong
thế giới kết nối đa quốc gia, đa văn hóa, sẽ vô cùng khó khăn
nếu ta đọc không đúng những dấu hiệu. Rơi vào những trường
hợp như thế, con người hiểu rằng mình không thể rút lại lời nói
cùng với những gì đang diễn ra.

Những chương tiếp theo bao gồm nhiều trường hợp cơ bản
của việc cản trở giao tiếp vì không quan tâm tới thế giới cảm
quan khác biệt. Mỗi người cũng suy diễn những lời người khác
nói trong một bối cảnh hành vi. Kết quả rất năm ăn năm thua,
dù bạn mở đầu rất thiện chí.

Giờ đây có thể tin những nhà nhân chủng học như Konrad
Lorenz: sự xâm lấn rất cần cho cuộc sống; không có nó, cuộc
sống như chúng ta biết có thể sẽ không như thế này. Thông
thường, cuộc xâm lấn dẫn tới giãn cách hợp lý trong sinh giới
bởi nỗi lo môi trường sống và những thứ bên trong đó bị phá
hủy. Đám đông lớn dần lên sau quá trình tích lũy dân số,
những mối tương tác nhiều hơn dẫn đến sự căng thẳng giữa
các cá thể. Hệ quả của những căng thẳng tâm lý là những thay
đổi tinh vi song cũng rất đỗi mãnh liệt xảy ra ở phản ứng sinh
hóa bên trong cơ thể. Số lượng sinh sản giảm trong khi số
lượng tử vong có xu hướng tăng lên, duy trì cho tới khi tình
trạng giảm sút dân số diễn ra. Quá trình quay vòng tích lũy –
phá hủy được coi là quy luật tự nhiên của động vật máu nóng,
2 2 | Ẩ n sau kh ông gi a n

thậm chí có thể là cho tất cả các dạng sinh vật khác. Điểm
này hoàn toàn đối lập với quan niệm thông thường cho rằng
thức ăn đóng vai trò quyết định. Theo như John Christian và
V. C. Wynne-Edwards, việc cung cấp thức ăn chỉ liên quan
gián tiếp tới những vòng tuần hoàn này.

Khi con người phát triển văn hóa bản địa và trong quá trình
tạo lập một tổng thể các chuỗi thế giới mới, sự khác biệt đến
từ mỗi cá thể. Mỗi thế giới có riêng một hệ thống thụ cảm của
nó, vì vậy những gì được dung nạp trong nền văn hóa này có
thể sẽ không được tiếp nhận trong một nền văn hóa khác.
Tương tự, một hành động gây hấn có thể gây ức chế với người
này nhưng lại là trung dung với người tiếp theo. Tuy nhiên,
một điều khá rõ ràng rằng thị dân người Mỹ da màu và người
nói tiếng Tây Ban Nha đang thực sự chịu nhiều áp lực. Không
chỉ bởi bối cảnh xung quanh không phù hợp mà họ còn phải
vượt qua những giới hạn chịu đựng áp lực. Hợp Chúng Quốc
phải đối mặt với sự thật rằng hai cộng đồng sáng tạo và nhạy
1
cảm này đang bị hủy hoại, giống như Samson có thể phá vỡ
tất thảy các cấu trúc ở của loài người. Điều đó làm những kiến
trúc sư, những nhà quy hoạch và những người trong ngành
xây dựng phải quan tâm. Giờ đây hoạt động xây dựng đã bắt
đầu từ những nhu cầu về không gian giao tiếp của con người.

1 Sampson (tiếng Hy Lạp: Σαμψών) là một trong 13 vị quan xét của


người Israel cổ đại được đề cập đến trong Kinh thánh Hebrew, đây là người
mạnh nhất từng được mô tả trong Kinh thánh.
1. Vă n h óa t ứ c là gia o ti ếp | 2 3

Là một trong những người tạo ra thu nhập và đóng thuế cho
chính phủ, tôi tuyên bố rằng xây dựng lại các thành phố với
bất kể giá nào để nước Mỹ được trường tồn hơn đều thích
đáng cả nếu. Quan trọng nhất, việc tái thiết lại đô thị của
chúng ta phải dựa trên nghiên cứu về nhu cầu con người và
kiến thức về thế giới cảm quan của những nhóm người khác
nhau sống trong các thành phố của nước Mỹ.

Những chương tiếp sau đây truyền tải những thông điệp cơ
bản về bản chất của con người và mối quan hệ của con người
với môi trường xung quanh. Thông điệp này là:

Có một nhu cầu lớn về việc xem xét lại và mở mang cái nhìn
của chúng ta về vị thế của con người một cách vừa hệ thống
và vừa thực tế, không chỉ chung chung tất cả mà là về chính
mỗi người. Chúng ta cần học cách đọc được những “giao tiếp
câm” thành thạo như với giao tiếp thông qua văn bản hoặc lời
nói. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể “chạm tới” những
người khác trong và ngoài phạm vi biên giới quốc gia, khi mà
chúng ta đang cần làm điều đó hơn bao giờ hết.
2 4 | Ẩ n sau kh ôn g gi a n

2. SỰ ĐIỀU CHỈNH KHOẢNG CÁCH Ở


ĐỘNG VẬT

Những nghiên cứu so sánh về các loài động vật góp phần chỉ
ra sự tác động của môi trường sống đến những nhu cầu về
không gian của con người. Trong thế giới động vật, chúng ta
có thể quan sát chiều hướng, mức độ và tần suất chuyển biến
hành vi diễn ra theo những thay đổi trong không gian – điều
mà chúng ta ít khi thấy ở loài người. Thêm nữa, thử nghiệm
trên động vật sẽ rút bớt thời gian quan sát do chu kỳ sinh sản
ngắn. Một nhà khoa học, trong vòng bốn mươi năm, có thể
quan sát 440 thế hệ chuột, trong khi với loài người thì cùng
lắm là hai thế hệ. Và dĩ nhiên là có thể tránh những trách
nhiệm về nhân mạng khi thử nghiệm trên động vật.
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 2 5

Phải nói thêm là động vật không hành động theo lý trí và vì
vậy có những vấn đề không rõ ràng. Trong trạng thái tự nhiên,
chúng phản ứng một cách bất biến đến ngạc nghiên. Điều đó
cho phép con người quan sát những biểu hiện lặp đi lặp lại và
đặc biệt của loài. Bằng việc giới hạn những quan sát về cách
sử dụng không gian của động vật, chúng ta có thể thu thập
được một lượng kiến thức lớn có thể áp dụng với con người.

Lãnh thổ, là một khái niệm cơ bản trong nghiên cứu về hành
vi động vật, thường được định ra bởi hành vi xác định một khu
vực và ngăn chặn việc xâm lấn của của một cá thể trước đồng
loại. Khái niệm trên được nhà điều cầm học người Anh H.E.
Howard miêu tả trong nghiên cứu “Lãnh thổ trong cuộc sống
của những loài chim”, được viết năm 1920. Howard khẳng định
chi tiết về ý tưởng trên, dù những nhà tự nhiên học ở thế kỷ
17 đã ghi chú lại rất nhiều sự kiện trái ngược lại với những gì
Howard ghi chép về quá trình hình thành lãnh thổ.

Những nghiên cứu về lãnh thổ lật lại nhiều ý niệm cơ bản của
chúng ta về cuộc sống loài vật cũng như con người. Thành
ngữ “tự do như chim” xuất hiện từ ý nghĩ của con người về
mối quan hệ với tự nhiên. Con người nhìn nhận rằng loài vật
tự do dong chơi trong thế giới của mình trong khi bản thân
anh ta lại bị “giam cầm” bởi xã hội. Những nghiên cứu về lãnh
thổ chỉ ra điều ngược lại: loài vật cũng thường bị giam cầm
trong lãnh địa của chúng. Sẽ thật đáng ngờ nếu Freud, một
người biết về những gì đã-được-biết đến về mối liên hệ của
loài vật với không gian, cho rằng sự tiến hóa bản năng của loài
2 6 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

người bị kìm nén bên trong đã được định hướng lại một cách
có văn hóa bằng sự tiết chế bắt buộc.

Rất nhiều chức năng quan trọng được thể hiện trong lãnh thổ
và một người nữa liên tục phát hiện ra điều đó là nhà tâm lý
học động vật nổi tiếng người Thụy Sĩ H. Hediger, đã miêu tả
những khía cạnh quan trọng của lãnh thổ và giải thích cô đọng
về cơ chế hoạt động của nó. Theo ông giải thích, Lãnh thổ
đảm bảo sự sinh sôi của loài bằng việc điều tiết mật độ. Một
khuôn khổ mà ở đó mọi việc đều được thực hiện, có nơi để
học hỏi, để chơi và ẩn náu. Vì thế nó định hình những hoạt
động của nhóm và cố kết nhóm đó lại với nhau. Nó duy trì
khoảng cách giao tiếp của các cá thể và qua đó, báo hiệu xuất
hiện của thức ăn hay kẻ thù. Động vật hiểu biết rất rõ về
những đặc điểm khu đất trong lãnh địa. Khi nguy hiểm ập đến,
loài vật có thể khai thác những lợi thế trong lãnh địa của mình
để phản ứng lại một cách tự động, hơn là cần thời gian để nghĩ
về nơi trú ẩn.

Nhà tâm lý học C.R.Carpenter, người đầu tiên quan sát loài khỉ
ngoài tự nhiên, liệt kê ra 32 chức năng của lãnh thổ, trong đó
có hai chức năng quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và tiến
hóa của loài. Danh sách theo đó vẫn chưa hoàn thiện và cũng
chưa phải đặc trưng cho tất cả các loài, nhưng nó thể hiện
bản chất cốt lõi của lãnh thổ như một hệ thống hành vi, một
hệ thống phát triển mạnh mẽ như cách thức đã diễn ra ở hệ
thống giải phẫu. Thực tế, những đặc điểm khác biệt trong lãnh
thổ được sử dụng để nhận diện loài, cũng giống như những
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 2 7

đặc điểm về giải phẫu, đều được giới khoa học công nhận
rộng rãi như một nguyên tắc cơ bản.

Lãnh thổ bảo vệ loài khỏi kẻ ăn thịt và cũng bộc lộ ra điểm


yếu của những kẻ không thể lập và bảo vệ lãnh thổ, cũng như
tự vệ trước kẻ ăn thịt. Điều đó cũng củng cố ưu thế trong việc
chọn giống vì những cá thể yếu thế thường không thể tự lập
nên lãnh thổ. Mặt khác lãnh thổ tạo điều kiện cho hoạt động
sinh sản diễn ra an toàn. Nó cung cấp nơi trú ẩn và bảo vệ con
non, ở một số loài còn là nơi tập trung chất thải và ngăn chặn
hoặc giảm thiểu kí sinh trùng gây bệnh. Dẫu vậy thì một trong
những chức năng quan trọng nhất của lãnh thổ là tạo khoảng
cách hợp lý, một khoảng cách đủ để bảo vệ sinh vật khỏi sự
hủy diệt của môi trường nơi mà chúng phải lệ thuộc vào.

Thêm nữa để bảo vệ loài và môi trường sống, những chức


năng cá thể và xã hội đều gắn với lãnh thổ. C.R. Carpenter thử
nghiệm những quy luật liên quan sức mạnh giới, ưu thế trong
bối cảnh lãnh thổ và nhận ra rằng một con bồ câu bị thiến
cũng sẽ chiến thắng các cá thể cùng loài khác khi đụng độ
trong lãnh thổ của nó, dù rằng việc bị thiến thường dẫn đến
mất đi chỗ đứng trong xã hội. Vì thế, trong khi những cá thể
mạnh xác lập hướng phát triển chung của loài thì những cá
thể yếu hơn cũng có thể thắng (giành quyền giao phối và sinh
sản) ngay trên “sân nhà.” Điều đó giúp đa dạng hóa nguồn
gen để duy trì sự linh hoạt trong loài, ngăn chặn những cá thể
mạnh khỏi sự đông cứng hướng tiến hóa.
2 8 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

Lãnh thổ cũng có mối liên hệ với trạng thái. Một chuỗi những
thí nghiệm được tiến hành bởi nhà khoa học người Anh A. D.
Bain trên những mối quan hệ trọng tâm bị thay đổi và thậm
chí là đảo ngược bởi việc dịch chuyển vị trí của những chỗ cho
ăn sang những khu vực bên cạnh. Khi chỗ cho ăn được đặt
gần nhau hơn và gần với tổ, loài chim tận dụng những ưu thế
không có khi ở xa.

Con người cũng vậy, có lãnh thổ và tìm mọi cách để bảo vệ
vùng đất mà anh ta cho là của mình. Sự gỡ bỏ đường biên và
xâm phạm vào tài sản của người khác là những hành vi bị cấm
trong xã hội phương Tây. Một gia đình sống nhiều năm trong
lâu đài theo luật Anh thông thường trong nhiều thế kỷ, và nó
được bảo vệ bởi những điều cấm đoán về tìm kiếm bất hợp
pháp và bắt giữ ngay cả bởi các quan chức của chính phủ.
Cần phân biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản công,
giống như lãnh thổ của một cá nhân và của một nhóm.

Sự xem xét vắn tắt về những chức năng của lãnh thổ này cũng
đủ để nhận ra đó là một hệ thống đặc trưng của sinh giới,
trong đó có cả con người.

NHỮNG CƠ CHẾ TẠO KHOẢNG CÁCH TRONG


THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Cùng với lãnh thổ - thứ được nhận diện với một khoảng đất
riêng biệt – mỗi loài đều được vây quanh bởi một chuỗi các
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 2 9

“bong bóng cá nhân” để duy trì khoảng cách hợp lý giữa


những cá thể. Hediger đã nhận ra điều này và viết về một số
loại khoảng cách được dùng bởi một cá thể với cá thể khác
trong hầu hết các loài động vật. Hai trong số đó – khoảng
chạy trốn và khoảng xung đột – được sử dụng khi những cá
thể của những loài khác nhau gặp nhau; trong khi đó, khoảng
cá nhân và khoảng xã hội có thể quan sát được trong quá
trình tương tác giữa các đồng loại.

Khoảng chạy trốn (Flight Distance)

Bất cứ nhà quan sát nào cũng đều chú ý tới việc một con thú
hoang sẽ cho phép con người hoặc yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm
nào đó tiếp cận tới nó với một khoảng cách nhất định trước
khi nó chạy mất. “Khoảng chạy trốn” là khái niệm mà Hediger
đưa ra cho cơ chế tạo khoảng cách này. Như quy luật chung,
kích thước của loài vật tỉ lệ thuận với khoảng chạy trốn của
nó: động vật càng lớn thì khoảng cách mà chúng duy trì với
địch thủ càng xa. Một con linh dương sẽ chạy khi kẻ xâm phạm
cách nó 500 yard. Khoảng cách đó ở loài thằn lằn là khoảng
6 feet.

Có những cách đối phó khác với loài săn mồi, như ngụy trang,
áo giáp bảo vệ, gai hay mùi hôi. Nhưng chạy đi là cơ chế sinh
tồn bản năng của động vật. Ở một số loài được thuần hóa,
con người đã loại bỏ cơ chế khoảng cách này ra khỏi chúng.
Trong sở thú, người ta đã điều chỉnh khoảng chạy trốn này đủ
để con thú bị nhốt có thể di chuyển, ăn, ngủ mà không bị
hoảng hốt bởi người xem.
3 0 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

Con người là một loài vật tự thuần hóa, thế nhưng quá trình
đó chỉ diễn ra một phần. Chúng ta nhìn thấy trong những
trường hợp tâm thần phân liệt, dường như vẫn còn điều tương
tự với phản ứng chạy trốn của loài vật. Khi tiếp xúc quá gần,
những người này hoảng loạn, y như lúc con vật trong sở thú
bị đoàn người bên ngoài tiến đến quá gần và đông. Miêu tả về
cảm nhận của mình, một số bệnh nhân đề cập tới bất cứ thứ
gì diễn ra trong “khoảng chạy trốn” đều đang lấy đi một phần
bên trong họ. Đó là ranh giới của bản thân vượt ra ngoài cơ
thể bằng xương bằng thịt. Kinh nghiệm những nhà trị liệu
nhiều năm chăm sóc cho người tâm thần phân liệt cho ta biết
hiện thực hóa bản thân như chúng ta biết có liên quan mật
thiết với quá trình lập nên một ranh giới rõ ràng. Mối quan hệ
tương đồng giữa ranh giới và bản thể có thể được quan sát
trong những bối cảnh văn hóa, như chúng ta sẽ nhìn thấy ở
chương XI.

Khoảng xung đột (Critical Distance)

Khoảng xung đột chỉ một khu vực mà dường như sự xuất hiện
ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào đều gây ra phản ứng chạy trốn.
“Khoảng xung đột” bao gồm cả một không gian phân tách
giữa khoảng chạy trốn và khoảng tấn công. Một con sư tử
trong sở thú sẽ chạy mất khỏi sự tiếp cận của con người, nó
chỉ đứng yên khi có rào chắn bảo đảm. Nếu con người tiếp tục
tiến tới gần, anh ta sẽ xâm nhập vào khoảng xung đột của con
sư tử, khi đó nó sẽ quay ngược trở lại và bắt đầu đi chậm.
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 3 1

Trong rạp xiếc, việc đi theo phía sau sư tử sẽ đảm bảo cho nó
vượt qua được những chướng ngại vật giữa đường, chẳng hạn
như trèo lên một cái ghế đẩu. Để bắt nó đứng yên trên ghế,
người phụ trách phải nhanh chóng bước ra khỏi khoảng xung
đột. Tại thời điểm đó, con sư tử sẽ không chạy đi. Những thiết
bị “bảo vệ” nâng cao của người huấn luyện – ghế, roi, hay súng
– giống như những vật thêm vào cho trò xiếc thêm phần thú
vị. Theo hiểu biết của mình, Heliger khẳng định khoảng xung
đột cho từng loài động vật có thể đo chính xác tới từng xăng-
ti-mét (cm).

Những loài có-liên-hệ và không-liên-hệ

Khi để tâm về cách sử dụng không gian, người ta có thể nhận


ra một sự phân chia không thể giải thích được trong thế giới
loài vật. Một số loài túm tụm lại với nhau và cần có giao tiếp
vật lý với các cá thể khác. Một số khác thường tránh tiếp xúc.
Dường như là không có logic nào cho việc phân loại này.
Những sinh vật có-liên-hệ gồm hải cẩu, hà mã, lợn, rơi nâu, vẹt
đuôi dài và nhím. Những loài như ngựa, chó, mèo, chuột, diều
hâu và mòng biển đầu đen là loài không-liên-hệ. Thật kì lạ khi
những loài động vật có mối liên hệ gần gũi có thể thuộc những
loại khác nhau. Loài cánh cụt hoàng đế là một loài có liên hệ.
Loài này bảo toàn nhiệt thân thể thông qua việc hành vi tụm
lại với nhau thành một nhóm lớn và vì thế tăng khả năng chịu
lạnh. Phạm vi của loài mở rộng ra nhiều phần của Nam Cực.
Trong khi đó, một loài nhỏ hơn là chim cánh cụt Adelie – loài
không-liên-hệ – với khả năng chịu lạnh kém hơn chim cánh cụt
Hoàng đế nên phạm vi hoạt động bị giới hạn.
3 2 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

Hành vi liên hệ có thể mang lại những chức năng khác gì, điều
này vẫn là ẩn số. Một ai đó có thể mạo muội đoán rằng, vì
những loài liên hệ cố kết với nhau nhiều hơn nên tổ chức xã
hội trong loài (và cũng có thể là cách khai thác môi trường
xung quanh) có thể khác so với những loài không liên hệ.
Những loài không-liên-hệ, như một ai đó có thể nghĩ, sẽ dễ bị
tổn thương khi áp lực và căng thẳng từ đám đông gia tăng.
Rõ ràng rằng tất cả những loài máu nóng khởi đầu sự sống
bằng một giai đoạn có liên hệ. Giai đoạn này chỉ là tạm thời
với những loài không liên hệ, cho tới khi những con non buộc
phải rời hoặc muốn rời khỏi cha mẹ. Từ điểm này trong vòng
đời của tất cả các loài, việc điều chỉnh khoảng cách thông
thường giữa những cá thể có thể quan sát được.

Khoảng cá thể

Khoảng cá thể là một khái niệm được Heliger áp dụng cho


việc điều chỉnh khoảng cách mà những loài không-liên-hệ vẫn
thường duy trì giữa chúng và đồng loại. Nó hoạt động như
một bong bóng vô hình bao quanh lấy sinh vật. Khi hai bong
bóng nằm ngoài nhau, hai cá thể sẽ không có liên hệ mật thiết
như khi hai bong bóng đó lồng vào nhau. Tổ chức xã hội là
một nhân tố tác động lên khoảng cá thể. Những con chiếm
ưu thế là có khoảng cá thể lớn hơn “cấp dưới”, trong khi những
con kém quan trọng hơn nhường chỗ cho “cấp trên” của
chúng. Glen McBride, một giáo sư người Úc nghiên cứu về
chăn nuôi có những nhận định chi tiết về việc điều chỉnh
khoảng cách của loài gà nhà, giống như một chức năng ưu
tiên. Nghiên cứu của ông về “tổ chức xã hội và hành vi” như
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 3 3

một yếu tố quan trọng để diễn giải điều này. Mối tương quan
giữa khoảng cá thể và trạng thái của một cá thể dường như
tồn tại ở tất cả các loài động vật có xương sống. Điều đó được
ghi lại từ những loài chim và thú, bao gồm cả vùng mặt đất
của những con khỉ già ở Trung tâm khỉ Nhật Bản gần Nagoya.

Sự xâm chiếm là một yếu tố cần thiết trong quá trình hình
thành động vật có xương sống. Một loài mạnh, hiếu chiến có
thể loại bỏ những địch thủ yếu hơn. Dường như có một mối
liên hệ giữa sự xâm chiếm và việc thể hiện nó: càng hiếu chiến
thì càng thể hiện nó mạnh mẽ. Theo cách đó, thể hiện và xâm
chiếm như một công cụ trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Dù
vậy, để bảo đảm cho sự tồn tại của loài, sự xâm chiếm cũng
cần phải điều tiết. Điều này có thể thực hiện bằng hai cách:
bằng đẳng cấp và bằng khoảng cách. Những nhà tập quán
học dường như đồng thuận rằng: tạo khoảng cách là một
phương pháp mang tính nguyên bản nhiều hơn, không chỉ vì
nó đơn giản nhất mà còn do nó ít có sự thay đổi.

Khoảng xã hội

Xã hội động vật cần có mối liên hệ giữa các cá thể với nhau.
Việc mất đi liên hệ với đồng loại có thể gây tai họa vì nhiều lý
do, trong đó có cả sự xuất hiện của kẻ ăn thịt. Khoảng xã hội
không đơn giản là khoảng cách mà khi đó cá thể mất liên hệ
với nhóm – nghĩa là không nhìn thấy, không nghe thấy, không
ngửi thấy để cảm nhận được sự hiện diện – nó còn là khoảng
cách về mặt tâm lý mà khi đó cá thể bắt đầu lo lắng rằng nó
3 4 | Ẩ n sau k h ông gi a n

đã vượt quá giới hạn. Chúng ta có thể cho rằng đó là một khái
niệm ẩn.

Khoảng xã hội rất đa dạng tùy vào từng loài. Nó rất ngắn –
dường như chỉ khoảng 1 yard – với loài chim hồng hạc, song
lại rất dài với một số loài chim khác. Nhà điều cầm học người
Mỹ E. Thomas Gilliard đã lý giải cách mà nhóm cá thể đực của
những loài chim có lông sặc sỡ giữa liên lạc “trong khoảng
cách hàng nghìn feet bằng tiếng hót và những âm thanh chói
gắt khác.”

Khoảng xã hội không cố định một cách cứng nhắc mà nó phụ


thuộc vào hoàn cảnh. Ở loài khỉ không đuôi và loài người, khi
con non chưa hiểu được tiếng mẹ, khoảng xã hội có thể là
chính là khoảng cách mà bà mẹ ấy có thể với tới. Điều ấy có
thể quan sát được ở loài khỉ đầu chó trong sở thú. Khi con non
tiếp cận một điểm nào đó, mẹ nó với tay ra để chộp lấy cái
đuôi khỉ con và kéo nó lại. Nguy hiểm ập đến thì sự kiểm soát
tăng thêm, khoảng xã hội co lại. Để chứng minh điều này ở
loài người, chúng ta chỉ cần xem một gia đình có trẻ nhỏ giữ
con khỏi chạy ra phố đông xe cộ đi lại.

Khoảng xã hội ở loài người có thể được mở rộng bằng các


thiết bị hỗ trợ: điện thoại, tivi và radio xách tay. Một nhóm có
thể tổ chức các hoạt động dù khoảng cách giữa các thành
viên là rất lớn. Ngày nay, khoảng xã hội thay thế đang tái lập
những thể chế xã hội và chính trị theo những phương thức
mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu gần đây.
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 3 5

ĐIỀU TIẾT DÂN SỐ

Vùng Biển Bắc lạnh giá là nơi sinh sống của loài cua Hyas
araneus. Điểm đặc trưng của loài này là bất kì con cua nào
cũng sẽ có những khoảng thời gian nhất định trong vòng đời
trở nên dễ bị tổn hại nhất so với các cá thể khác cùng loài.
Một số sẽ phải chết để giảm số lượng cá thể xuống. Theo định
kỳ, lúc một con rời bỏ cái vỏ cũ, thứ duy nhất bảo vệ nó là
khoảng cách giữa nó và những con vẫn còn đang ở trong vỏ
khác. Một khi con có-vỏ tiến đến đủ gần đồng loại không-có-
vỏ thì cũng là lúc ranh giới về khứu giác biến mất, dẫn kẻ săn
mồi tiến đến gần bữa ăn của nó.

(image: cua)

Hyas araneus mang đến cho chúng ta một ví dụ về “khoảng


xung đột” và “trạng thái xung đột.” Những thuật ngữ này được
khởi xướng bởi Wilhelm Schafer, Giám đốc bảo tàng lịch sử tự
nhiên Frankfurt. Trong việc nỗ lực nghiên cứu về những chu
trình sống căn bản, Schafer đã là người đầu tiên kiểm chứng
về cách thức mà những sinh vật này điều tiết khoảng cách.
Nghiên cứu vào năm 1956 là một hướng đi độc đáo về cơn
khủng hoảng của sự tồn tại. Ông khẳng định xã hội động vật
phát triển về số lượng cho đến khi đạt tới mật độ xung đột, vì
thế một cơn khủng hoảng là điều phải xảy ra nếu xã hội đó
muốn tồn tại. Đóng góp quan trọng của Schafer là phân loại
những “khủng hoảng của sự tồn tại” và tìm ra một mẫu số
chung trong trong vô vàn phương thức mà đám đông gây nên
khủng hoảng mang lại. Schafer phân tích qui trình điều tiết số
3 6 | Ẩ n sau kh ông gi a n

lượng cá thể tới giải pháp của những vấn đề sống quan trọng
khác.

Như chúng ta vừa thấy, tất cả động vật, không nói tới những
cá thể không sống được, đều có yêu cầu về khoảng không tối
thiểu. Đó là “khoảng xung đột” của sinh vật. Khi dân số tăng
lên quá nhanh dẫn đến khoảng xung đột không còn được bảo
đảm, xuất hiện một “trạng thái xung đột.” Cách đơn giản nhất
giải quyết trạng thái này là loại bỏ đi một số cá thể. Việc này
có thể được giải quyết bằng rất nhiều cách, một trong số đó
đã được minh họa ở ví dụ về loài cua Hyas araneus.

Cua là động vật sống đơn độc. Khi đến mùa sinh sản, phải tìm
kiếm bạn tình, chúng sử dụng khứu giác. Thế nên sự sinh tồn
của loài không thể nào nhờ cậy vào những “kẻ lang thang” xa
lắc xa lơ đến nỗi đồng loại của nó không thể “ngửi thấy.”
Nhưng khoảng xung đột mà mỗi con cua cần vẫn được xác
định. Khi số lượng cua tăng đạt đến điểm mà khoảng xung
đột không còn được thỏa mãn, một số cá thể trong giai đoạn
không-có-vỏ sẽ bị ăn thịt để đưa dân số trở về mức mà mỗi
cá thể đều có khoảng không cần thiết cho mình.

HIỆU ỨNG CÁ LƯNG GAI

Loài cá lưng gai ở mức độ tiến hóa cao hơn nhiều loài cua,
một giống cá nhỏ thường sống ở vùng nước nông tại châu Âu.
Cá lưng gai trở nên nổi tiếng khi một nhà tập quán học người
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 3 7

Hà Lan tên là Niko Tinbergen phát hiện ra những hiệu ứng


phức tạp mà loài cá này tạo ra trong quá trình sinh sản.
Tinbergen sau này đã chỉ ra rằng một vòng chu trình ngắn của
hiệu ứng này làm số lượng cá thể giảm xuống.

Vào mùa xuân, mỗi con cá lưng gai đực vạch ra cho mình một
lãnh thổ hình tròn, bảo vệ lãnh thổ đó trong một khoảng thời
gian nhất định và dựng nên một cái tổ. Màu xám khó-nhận-
biết của nó sẽ chuyển dần sang màu đỏ ở phần cằm và phần
bụng, màu xanh trắng ở phần lưng và màu xanh ở mắt. Sự
thay đổi màu sắc này nhằm hấp dẫn con cái và cảnh báo các
con đực khác.

Khi một con cái với cái bụng căng phồng trứng đến khu vực
tổ cá, con đực sẽ bơi zigzag theo nó để trình diễn diện mạo
sặc sỡ. Hành động đó sẽ lặp lại một số lần trước khi con cái
bơi theo con đực và vào tổ. Chuyển từ giao tiếp thị giác sang
giao tiếp xúc giác, con đực chọc cái mũi của nó đều đặn vào
phần gốc những chiếc gai của con cái cho đến khi nó đẻ trứng
ra. Con đực vào tổ thụ tinh cho trứng và đuổi con cái đi. Nó
sẽ lặp lại việc này cho đến khi có bốn hoặc năm con cái đẻ
trứng ở tổ của nó.

Khi quá trình giao phối kết thúc, con đực trở về trạng thái ban
đầu với màu xám khó-nhận-ra. Vai trò của nó bây giờ là bảo
vệ tổ và giữ cho trứng có đủ oxi bằng cách quạt nước qua tổ
với vây ngực. Khi trứng nở, những con đực bảo vệ con non
cho tới khi chúng đủ khả năng tự vệ. Chúng sẽ mang những
con đi quá xa về tổ bằng cách ngậm vào miệng cẩn thận.
3 8 | Ẩ n sau kh ông gi a n

Hiệu ứng hành vi của loài cá gai – bao gồm đánh nhau, giao
phối và mang cá non về – có thể đoán trước được, nhờ đó
Tinbergen có thể tiến hành một chuỗi thí nghiệm. Kết quả thu
nhận được là những góc nhìn có giá trị về những hệ thống
thông điệp hoặc tín hồi đáp theo những định hướng khác
nhau. Cách tiếp cận theo hình zigzag của con đực là một phản
hồi thúc giục sự công kích, cái diễn ra trước khi có việc gợi
tình. Hình dạng căng phồng của con cái với cái bụng đầy
trứng gây nên phản ứng ve vãn của con đực. Sau khi con cái
đẻ trứng, màu đỏ không còn hấp dẫn nó nữa. Nó sẽ không để
trứng ở tổ cho tới khi nó bị chọc bởi con đực. Vì vậy, thị giác
và xúc giác châm ngòi cho một loạt các kết quả trong hiệu
ứng.

Bản chất đoán-biết-trước-được của kết quả cho phép


Tinbergen quan sát trạng thái thí nghiệm xảy ra khi hiệu ứng
bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của quá nhiều cá thể đực và hiệu
ứng đám đông của những lãnh thổ cá nhân. Màu đỏ quá nhiều
sẽ làm gián đoạn quá trình giao phối. Một số bước tiếp theo
của hiệu ứng sẽ bị bỏ sót, trứng sẽ không được đặt vào tổ
hoặc là không được thụ tinh. Với trạng thái quá đông đúc,
những con đực sẽ đánh nhau cho đến khi có con chết.

LẬT LẠI HỌC THUYẾT MALTHUS

Cua và cá lưng gai cung cấp những thông tin hữu ích về mối
liên hệ giữa khoảng cách với hoạt động sinh sản và điều tiết
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 3 9

dân số. Khứu giác của con cua là yếu tố quan trọng để giãn
cách và xác định số lượng tối đa các cá thể cua có thể sống
trong một diện tích mặt biển cho trước. Trong trường hợp của
cá lưng gai, thị giác và xúc giác thiết lập một chu trình mà kết
quả của nó diễn ra theo một kịch bản định trước. Đông đúc
quá thì hiệu ứng này sẽ không diễn ra, quá trình sinh sản cũng
bị làm rối loạn. Trong tất cả các loài động vật, độ nhạy của cơ
quan thụ cảm – khứu giác, thị giác, xúc giác hay kết hợp một
vài thứ – sẽ thiết lập khoảng cách thích hợp cho mỗi cá thể có
thể sống và tiếp tục vòng sinh sản. Nếu không duy trì được
khoảng cách phù hợp, chúng sẽ chết trong cuộc chiến sinh
tồn với đồng loại, gây nên số lượng thiệt mạng nhiều hơn cả
nạn đói, dịch bệnh hay kẻ săn mồi.

1
Học thuyết Malthus liên hệ dân số với việc cung cấp thức ăn
cần được kiểm chứng lại. Nhiều thế kỉ trước, người Scandinavi
đã chứng kiến cuộc di chuyển thành đàn của những con chuột
tới bờ biển. Những hành động tự tử tương tự cũng diễn ra với
loài thỏ ở thời điểm quy mô số lượng quá lớn. Những người
bản địa trên một số đảo ở Thái Bình Dương đã nhìn thấy
những con chuột hành động tương tự. Hành vi kì lạ này ở một
số loài vật dẫn đến cách lý giải có thể tưởng tượng được, cho

1 Thomas Robert Malthus, (13 tháng 2 năm 1766 – 23 tháng 12 năm


1834), hội viên FRS, là một nhà nhân khẩu học, nhà kinh tế học người Anh. Ông
là một trong những đại biểu của kinh tế học cổ điển. Malthus có nhiều đóng
góp vào các học thuyết kinh tế và các đóng góp vào lĩnh vực dân số, đặc biệt
là vấn đề sự gia tăng dân số thông qua Thuyết dân số của ông.
4 0 | Ẩ n sau kh ôn g gi a n

dù vẫn chưa xác định được nhân tố bên trong nào làm những
con chuột “ngu ngốc” đến vậy.

Trong thế chiến thứ hai, một số ít nhà khoa học đã bắt đầu
nghi ngờ rằng có nhiều nguyên nhân điều tiết dân số hơn là
kẻ săn mồi hay thức ăn, và đó là những nguyên nhân dẫn tới
hành vi của những con chuột trong ví dụ trên. Trong khoảng
thời gian số lượng giảm, thức ăn phong phú và không có xác
chết mang dấu hiệu của nạn đói.

John Christian, một nhà tập quán học được đào tạo về chuyên
ngành y, là một trong những người nghiên cứu về hiện tượng
này. Năm 1950, trong luận văn của mình, ông ấy đề xướng
rằng tăng hay giảm số lượng cá thể trong các loài thú do một
cơ chế sinh lý điều tiết, gọi là mật độ. Ông ấy đưa ra luận điểm
rằng khi số lượng cá thể trong một diện tích nhất định tăng
lên, căng thẳng gia tăng cho đến khi những phản kháng từ
bên trong diễn ra nhằm sụt giảm dân số.

Christian cần nhiều dữ liệu và đã có cơ hội quan sát về hiện


tượng suy giảm dân số ở một loài thú. Lý tưởng nhất sẽ chỉ
cần nghiên cứu những phản ứng bên trong một cộng đồng
diễn ra trước, trong và sau khi dân số suy thoái. May mắn là
quá trình hình thành dân số ở loài Hươu trên đảo James đã
thu hút sự chú ý của nhà khoa học trước khi quá muộn.
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 4 1

HIỆN TƯỢNG HƯƠU SAO CHẾT ĐỘT NGỘT


TRÊN ĐẢO JAMES

Khoảng mười bốn dặm về phía tây Cambridge, Maryland, và


gần hơn khoảng một dặm về phía vịnh Chesapeake là đảo
James, với diện tích nửa dặm vuông, tương đương với 280
acre, không người sinh sống. Vào năm 1916 đây là nơi trú ngụ
của bốn đến năm các thể hươu sao (tên khoa học là Cervus
nippon). Sinh sản tự do, bầy hươu đông dần cho đến khi số
lượng đạt khoảng từ 280 đến 300, tương ứng với mật độ một
con trên một acre. Tại điểm đó, vào năm 1955, dường như có
một điều gì đó đã xảy ra trước.

Cùng năm, Christian bắt đầu nghiên cứu bằng việc bắn năm
cá thể hươu sao cho việc nghiên cứu chi tiết về tuyến thượng
thận, tuyến ức, lá lách, tuyến giáp, tuyến sinh dục, cật, gan,
phổi và những mô khác. Loài hươu được xem xét cẩn thận, nội
dung bao gồm những ghi chép về dạ dày, tuổi, giới tính và
những điều kiện chung, cũng như có hay không sự tích lũy mỡ
dưới da, trong bụng, giữa các cơ bắp đều được ghi lại.

Sau mỗi lần ghi chép, những người quan sát dừng lại chờ đợi.
Vào năm 1956 và 1957 không có thay đổi gì diễn ra. Nhưng ba
tháng đầu năm 1958, một nửa số hươu chết, 161 xác được tìm
thấy. Năm sau đó có nhiều con chết thêm và số còn lại được
duy trì ổn định. Số lượng cá thể ổn định quanh con số 80. Mười
hai con hươu được thu lại cho việc nghiên cứu mô học vào
giữa tháng ba năm 1958 và tháng ba năm 1960.
4 2 | Ẩ n sau kh ôn g gi a n

Nguyên nhân gì đã gây ra cái chết đột ngột của 190 con hươu
trong vòng hai năm? Không phải là nạn đói vì thức ăn được
cung cấp đủ. Thực tế thì tất cả những con hươu đem về làm
mẫu nghiên cứu đều ở trong tình trạng rất tốt, màu lông sáng,
cơ bắp phát triển tốt và có tích lũy mỡ giữa các cơ bắp.

Những cái xác thu thập vào thời gian 1959-1960 giống với
những cái thu thập trong khoảng 1956-1957 ở tất cả những chi
tiết bên ngoài, trừ một thứ. Những con hươu thu thập sau thời
kì số lượng sụt giảm và ổn định, về kích thước cơ thể thì lớn
hơn so với những con trong thời kì trước và trong thời kì chết
đột ngột. Những con đực năm 1960 nặng hơn 34% so với
những con năm 1958, nặng hơn 28% so với những con thu
thập trong thời kì 1955-1957.

Cân nặng của tuyến thượng thận trên cá thể hươu sao được
duy trì từ 1955 đến 1958, trong thời kì mật độ cực đại và chết
đột ngột. Cân nặng một cá thể hươu giảm 46% giữa hai năm
1958 và 1960. Trong những con chưa trưởng thành – chiếm tỉ
lệ cao trong những con bị thương vong, cân nặng tuyến
thượng thận giảm 81% sau thời kì chết đột ngột. Những thay
đổi quan trọng cũng diễn ra trong cấu trúc tế bào tuyến
thượng thận trên cả những con còn sống. Trong dữ liệu diễn
giải của Christian, quan trọng là phải làm sáng tỏ những đặc
điểm nổi bật nghiên cứu được ở tuyến thượng thận. Tuyến
thượng thận đóng vai trò cốt yếu trong việc điều tiết sự phát
triển, sinh sản và nâng cao sức đề kháng. Kích thước và cân
nặng của tuyến quan trọng này không cố định mà sẽ phụ
thuộc vào sự căng thẳng. Khi cơ thể thường xuyên căng
2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 4 3

thẳng, để đối phó với những trường hợp khẩn cấp, tuyến
thượng thận phình ra và hoạt động mạnh hơn. Sự phình to của
cấu trúc tế bào đặc trưng tuyến thượng thận là biểu hiện của
sự căng thẳng, điều đó mang ý nghĩa to lớn.

Một yếu tố thêm vào được cho là có tác động vào sự căng
thẳng là thời tiết lạnh giá vào tháng hai năm 1958 đã ngăn cho
loài hươu không vượt qua sông để tới vùng lục địa vào buổi
đêm, và cuộc di cư bị trì hoãn. Một số lượng lớn chết vì trời
lạnh. Thiếu hụt cứu tế khỏi sự giam hãm, cộng thêm lạnh, có
thể là chi tiết nhỏ nhặt cuối cùng.

Bơi đêm, căng thẳng và chọn lọc tự nhiên. Vào năm 1961,
Christian khẳng định: “Chết chóc hiển nhiên là kết quả từ sự
thay đổi đột ngột đi theo sự nhiễu loạn chuyển hóa, hầu hết
là kết quả của việc tăng động cơ thượng thận kéo dài, xem
xét từ các mô. Không có bằng chứng nào về nhiễm trùng, nạn
đói hay những nguyên nhân hiển nhiên khác để giải thích cho
việc chết hàng loạt.”

Từ khía cạnh sinh lý, nghiên cứu hoàn thiện của Christian
không thỏa mãn sự mong đợi nào. Dù vậy, có một vài câu hỏi
về hành vi của loài hươu dưới sức ép vẫn chưa được giải đáp
cho đến khi có cơ hội thực hiện nó. Ví dụ, chúng có thể hiện
sự gây hấn không? Có phải đó là lý do cho việc tại sao có chín
phần mười cái xác trong thời kì chết đột ngột có mang? Hi
vọng rằng, điều đó có thể được giải đáp bằng chu kì một năm
quan sát trong thời gian tới.
4 4 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

SỰ ĂN THỊT VÀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

Ít kịch tính nhưng thực tế, bằng chứng bổ sung thêm được
nghiên cứu sau đó bởi Paul Errington cho thấy học thuyết
Malthusian không thể giải thích cho hầu hết những hiện tượng
chết đột ngột. Errington tìm ra điều đó nhờ quá trình khám
nghiệm phần bụng loài cú nhiều loại, gồm con non, con già,
con chưa trưởng thành, con bị bệnh (những con quá chậm để
thoát khỏi kẻ săn mồi). Trong một nghiên cứu về loài
1
muskrat , ông ấy tìm ra được rằng nhiều cá thể chết trong
thảm kịch – mà nhìn bề ngoài như một hệ quả của một sự
kháng cự kém hơn dưới sức ép của việc quá tải – nhiều hơn là
chết bởi tranh nhau thức ăn. Hai lần trong một năm, xác những
con muskrat chết được tìm thấy trong nhà của chính chúng.
Errington khẳng định rằng muskrat có chung xu hướng phát
triển bản năng dưới sức ép của đám đông. Ông ấy cũng chỉ ra
rằng đám đông hoạch định một giới hạn nào đó trong tỉ lệ
sinh của những con muskrat.

Ngày nay, nhiều nhà phong tục học đã đi đến kết luận của
chính mình rằng mối quan hệ kẻ săn mồi – con mồi là một
dạng cộng sinh, ở đó kẻ săn mồi không kiểm soát số lượng cá
thể loài mà hơn thế, chúng duy trì một sức ép từ môi trường
sống – một tác nhân cải thiện giống loài. Thật thú vị khi biết
rằng, chỉ có một chút chú ý cho điều này trong nghiên cứu.

1 Muskrat: một loài chuột


2. S ự đ i ều c h ỉ n h kh o ả ng cá c h ở đ ộn g vậ t | 4 5

Một ví dụ gần đây được miêu tả chi tiết bởi nhà sinh học Farley
Mowat, người đã được gửi đến Arctic theo chương trình của
chính phủ Canada để xác minh số lượng tuần lộc caribou bị
sói ăn thịt. Những bầy tuần lộc giảm dần về số lượng nên
những con sói có thể dễ dàng tiêu diệt các con trong bầy.
Farley nhận ra rằng: (a) những con sói chỉ chiếm một tỉ trọng
rất nhỏ trong nguyên nhân cái chết của những con tuần lộc;
(b) những con sói cùng với hoạt động ăn thịt là yếu tố quan
trọng giúp bầy tuần lộc khỏe mạnh; và (c) đó là việc giết loài
tuần lộc bằng cách đi săn và bẫy để nuôi bầy chó đang giảm
số lượng trong mùa đông. Mặc dù đầy tin tưởng, nhưng bằng
chứng được trích dẫn cẩn thận trong cuốn sách của ông,
“Never Cry Wolf”, những con sói bắt đầu bị nhiễm trùng có hệ
thống, theo Mowat. Trong khi không thể thống kê thêm về
những mất mát của loài sói Arctic, bài học cũng không nên bị
lờ đi. Một trong nhiều ví dụ đơn giản cho thấy sự tham lam
ngắn hạn có thể đe dọa đến cân bằng tự nhiên như thế nào.
Khi những con sói đi mất, những con tuần lộc sẽ tiếp tục giảm
số lượng vì kẻ săn mồi vẫn còn đó. Sự giảm sẽ không còn
mạnh như trước vì áp lực từ loài sói đã không còn.

Những ví dụ trên đây nằm trong những thử nghiệm tự nhiên


căn bản. Điều gì xảy ra khi một yếu tố kiểm soát được đưa vào
và số lượng cá thể loài tăng lên tự nhiên với nguồn thức ăn
dồi dào nhưng thiếu mất kẻ săn mồi? Những thử nghiệm và
những nghiên cứu được miêu tả trong chương sau sẽ gợi mở
rõ ràng hơn một chút, rằng kẻ săn mồi và thức ăn không đóng
vai trò quan trọng như chúng ta nghĩ. Điều đó chứng minh
tường tận vai trò của sức ép đám đông như một yếu tố kiểm
4 6 | Ẩ n sa u k hô ng gi a n

soát số lượng và giúp chúng ta thông tỏ được những cơ chế


sinh hóa trong hoạt động này.
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 4 7

3. ĐÁM ĐÔNG VÀ HÀNH VI XÃ HỘI Ở


ĐỘNG VẬT

NHỮNG THÍ NGHIỆM CỦA CALHOUN

Bất kỳ ai lái xe dọc con đường ngoại ô Rockville, Maryland,


vào năm 1958 đều khó có thể nhận ra một nhà kho bằng đá
bình thường đặt quay lưng về phía đường. Thực ra những viên
đá ở rất xa cái nhà kho ban đầu. Thế nhưng nhà tập quán học
John Calhoun đã dựng chúng lên để dự trù cho nhu cầu về
nguyên liệu của những con chuột trắng Na Uy đã được bản
địa hóa. Calhoun mong muốn tạo ra một môi trường mà ở đó
có thể quan sát hành vi của những con vật ngoại lai này bất
cứ lúc nào.
4 8 | Ẩ n sa u k hô ng gi a n

Thực tế, những thí nghiệm trong chuồng đá được thực hiện
chỉ trong phần lớn giai đoạn trước đó của một chương trình
nghiên cứu mười bốn năm. Vào tháng ba năm 1947, Calhoun
bắt đầu những nghiên cứu của ông về tính biến động số lượng
dưới những điều kiện tự nhiên bằng việc đưa năm con chuột
có thai vào một khu đất ngoài trời rộng một phần tư acre.
Những quan sát của ông được thu thập trong hai mươi tám
tháng. Ngay cả với một lượng thức ăn dồi dào và không có
nguy hiểm dình dập từ loài ăn thịt thì số lượng cá thể chuột
vẫn không bao giờ vượt quá 200, thường thì ổn định ở mức
150. Sự khác biệt giữa những thử nghiệm được thực hiện
trong-phòng-thí-nghiệm và những gì xảy ra ngoài-tự-nhiên
được nhấn mạnh trong ba nghiên cứu. Calhoun lưu ý rằng
trong hai mươi tám tháng nghiên cứu, năm cá thể chuột cái
có thể sinh sản ra 50 000 con non. Nhưng không gian được
cung cấp thì không thể đủ cho số lượng ấy. Song ít hơn 5000
con vẫn có thể sống trong trạng thái bình thường với một
không gian 10 000 feet vuông, nghĩa là mỗi con sở hữu 2 feet
vuông. Nếu tiêu chuẩn diện tích cho mỗi con giảm xuống 8
inch, 50 000 con chuột không thể sinh hoạt thoải mái nhưng
vẫn duy trì sức khỏe. Câu hỏi mà Calhoun đặt ra là: tại sao số
lượng cá thể lại giới hạn ở mức 150 bên ngoài tự nhiên?

Calhoun đã phát hiện ra rằng ngay cả với 150 con chuột trong
một phần tư acre thì việc cạnh tranh để giành lấy sự chăm sóc
của con mẹ vẫn diễn ra, chỉ có một số ít con non còn tồn tại
sau đó. Thêm nữa, những con chuột sống rải rác trên toàn bộ
khu vực, nhưng chúng được tổ chức thành mười hai hoặc
mười ba nhóm theo từng tá. Ông cũng nhấn mạnh rằng mười
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 4 9

hai là con số tối đa để lũ chuột có thể sống hài hòa theo nhóm
(thực ra là vẫn còn gây hấn lẫn nhau, tất cả những hiệu ứng
tâm lý được miêu tả trong phần cuối của chương II).

Kinh nghiệm thu được từ bầy chuột sinh hoạt trên khu đất
một phần tư acre cho phép Calhoun thiết kế một chuỗi những
thí nghiệm. Ở đó số lượng những con chuột có thể tăng lên
một cách tự do, dưới điều kiện cho phép quan sát chi tiết mà
không làm ảnh hưởng đến hành vi của những con chuột trong
mối tương tác lẫn nhau.

Kết quả của những thí nghiệm này đủ sức gây sửng sốt để
đảm bảo cho một phần miêu tả chi tiết. Chúng nói với chúng
ta một cách giải quyết tuyệt vời về việc hành xử của những
sinh vật dưới những điều kiện đông đúc khác nhau, và đám
đông có những ảnh hưởng đáng kể đến hành vi xã hội. Kết
hợp với nghiên cứu của Christian được nhắc đến trong phần
trước, cùng với hàng trăm thí nghiệm khác và những quan sát
về động vật từ những loài gặm nhấm cho đến con người,
nghiên cứu của Calhoun thực sự đáng chú ý.

Những nhà tâm lý học tiến hành loại nghiên cứu kiểu này theo
cách truyền thống nhằm cố gắng để kiểm soát hoặc loại trừ
tất cả các biến số không liên quan (thường giữ lại một hoặc
hai biến số) để họ có thể thao tác theo ý muốn. Vì thế, ta có
thể nhận thấy các thí nghiệm của Calhoun là không bình
thường. Hầu hết các nghiên cứu chỉ áp dụng cho các phản
ứng của những sinh vật đơn lẻ. Tuy nhiên, các thí nghiệm của
Calhoun đã giải quyết vấn đề cho những nhóm lớn và phức
5 0 | Ẩ n sa u kh ôn g gi a n

tạp. Bằng cách chọn những đối tượng có tuổi thọ ngắn, ông
đã có thể sửa một sai sót phổ biến của các nghiên cứu về
hành vi nhóm - vì những đối tượng đó chiếm rất ít thời gian
nghiên cứu, và do đó không thể hiện được ảnh hưởng tích lũy
của một tập hợp trạng thái nhất định qua nhiều thế hệ.
Phương pháp của Calhoun là phương pháp tốt nhất trong
khoa học truyền thống. Sau một hoặc hai lần chu kỳ mười-
sáu-tháng khi dân số tăng dần, thí nghiệm diễn ra mà không
có nội dung cụ thể, ông đã tiến hành sáu lần thí nghiệm, bắt
đầu từ năm 1958 và kết thúc vào năm 1961. Những phát hiện
từ nghiên cứu ẩn chứa nhiều ngụ ý khó lòng mà đánh giá hết
được. Chúng sẽ còn tiếp tục tạo ra nhiều góc nhìn sâu sắc mới
trong những năm tới.

Phương án cho thí nghiệm

Nhà kho Rockville mà Calhoun dựng lên có ba căn phòng rộng


từ 10 đến 14 foot, có cửa sổ rộng từ 3 đến 5 foot mở xuyên
sàn để quan sát. Cách sắp đặt này cho phép người quan sát
có được cái nhìn đầy đủ về căn phòng bất cứ lúc nào, ngày
hay đêm, mà không làm phiền lũ chuột. Mỗi phòng được chia
thành bốn khu bởi các phân vùng đã được điện hóa. Mỗi khu
là một đơn vị ở hoàn chỉnh, có một cái phễu thức ăn, một cái
rãnh uống nước, nơi để làm tổ (những tháp cao để quan sát)
và vật liệu làm tổ. Đường nối qua hàng rào điện đã kết nối tất
cả các khu, trừ hai khu I và IV. Bốn khu được xếp thành hình
vuông để tiết kiệm diện tích.
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 5 1

(image: thí nghiệm Calhoun)

Kinh nghiệm với loài chuột hoang đã chỉ ra rằng: một phòng
có thể có từ 40 đến 48 con chuột. Nếu được phân chia bằng
nhau, mỗi khu sẽ chứa một nhóm 12 con chuột, cũng là số
lượng tối đa của một nhóm để những “căng thẳng đám đông”
không xảy ra.

Để bắt đầu nghiên cứu, một lần nữa, ở mỗi khu, Calhoun đã
đặt một hoặc hai con cái mang thai sinh con, còn đâu là đủ
loại từ con non đến con trưởng thành. Tỉ lệ cân bằng giới tính
được duy trì bằng cách loại bỏ phần dư thừa, để chuỗi thí
nghiệm đầu tiên của ông bắt đầu với 32 con chuột, con của 5
con cái. Sau đó, những đường nối được thay thế và tất cả
chuột được phép tự do hoàn toàn di chuyển trong bốn khu.
Chuỗi thí nghiệm thứ hai bắt đầu với 56 con chuột, và các mẹ
5 2 | Ẩ n sa u kh ôn g gi a n

chuột đã được loại ra khi những con non cai sữa. Như trong
loạt đầu tiên, các đường nối được thay thế để những con
trưởng thành có thể qua lại tất cả các khu.

Từ thời điểm này, sự can thiệp của con người đã chấm dứt, trừ
việc loại bỏ những con sơ sinh thừa. Điều này đã được thực
hiện để ngăn chặn dân số vượt quá giới hạn 80 (tức là gấp đôi
mức bình thường có-thể-chấp-nhận). Calhoun lý luận rằng
nếu ông không duy trì mức an toàn này, quần thể này sẽ hứng
chịu một cuộc sụp đổ dân số, hay chết chóc, tương tự trường
hợp của hươu sao, từ đó số lượng cá thể sẽ không phục hồi
được. Chiến lược của ông là duy trì dân số trong một tình thế
căng thẳng: ba thế hệ chuột được nuôi chung. Điều đó giúp
ông có thể nghiên cứu tác động của áp lực dân số không chỉ
lên những cá thể mà còn lên nhiều thế hệ.

Sự phát triển trong một bồn chứa

Từ ngữ “bồn chứa” thực ra là cách nói hình tượng của vật dụng
chứa cặn bã và rác rưởi. Calhoun dùng thuật ngữ “bồn chứa
hành vi” – behavioral sink để chỉ sự thoái hóa về hành vi xuất
hiện ở đa số các cá thể chuột trong nhà kho Rockville. Một
hiện tượng mà ông ấy tin rằng là “hậu quả của bất kì quá trình
hành vi nào khi tập trung một số lượng lớn sinh vật sống cùng
với nhau. Không hề ngẫu nhiên khi xuất hiện dấu hiệu bệnh
tật: một bồn chứa hành vi làm trầm trọng thêm căn bệnh
trong nhóm.”
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 5 3

Bồn chứa hành vi là hiện tượng rối loạn trong nhiều hoạt động,
bao gồm việc xây tổ, tán tỉnh, tình dục, sinh sản và tổ chức xã
hội. Hoạt động khám nghiệm những con chuột đã chết cũng
chỉ ra những hiệu ứng rối loạn tâm lý trầm trọng.

Bồn chứa hành vi xảy ra khi mật độ dân số gấp gần hai lần.
Khái niệm “mật độ” phải được hiểu rộng hơn nghĩa bình
thường là tỉ số giữa số dân và diện tích. Ngoài những trường
hợp rất đặc biệt, chỉ riêng yếu tố mật độ thì hiếm khi gây ra
căng thẳng trong bầy đàn.

Để hiểu được ý tưởng của Calhoun, chúng ta cần quan sát


những con trẻ tuổi, từ khi chúng được tự do rong chơi qua
bốn khu đến khi “bồn chứa” hình thành. Trong trạng thái bình
thường chưa đông đúc, có một giai đoạn ngắn mà những con
trẻ (đã đến tuổi giao phối) đánh nhau cho đến khi thiết lập
được một trật tự ổn định. Ở chuỗi thí nghiệm đầu tiên trong
hai chuỗi được miêu tả bên trên, hai con chuột đực lập lãnh
địa ở khu I và IV. Mỗi con duy trì một “đội hình” 08 đến 10 con
chuột cái, vì vậy đàn của chúng cân bằng và phù hợp với
những nhóm chuột được quan sát trong khu một-phần-tư-
arce. 14 con chuột còn lại phân tán trong khu II và III. Khi dân
số tăng lên 60 hoặc hơn, cơ hội “kiếm ăn” của mỗi con đều
giảm xuống. Đó là bởi lẽ phễu thức ăn chỉ được thiết kế cho
những viên thức ăn nhỏ rơi xuống từ từ. Những con chuột ở
khu II và III có điều kiện thuận lợi hơn, và vì thế ăn cùng những
con khác. Những người quan sát trong đội Calhoun tiết lộ rằng
khi hoạt động ở những khu giữa được xây dựng lên, cái phễu
thức ăn ở đó được sử dụng thường xuyên hơn ba đến năm lần
5 4 | Ẩ n sa u kh ô ng gi a n

ở hai khu cuối, và hiện tượng bồn chứa hình thành từ đó. Cứ
như thế một mô hình hành vi thông thường bị phá vỡ.

Tán tỉnh và tình dục

Tán tỉnh và tình dục ở loài chuột Na Uy thường liên quan đến
một hệ quả của những biến cố. Những con chuột đực có khả
năng phân biệt ba nhóm cơ bản trong việc lựa chọn bạn tình.
Thứ nhất, chúng lập ra nhóm những con cái bình thường và
từ đó so sánh để nhận ra điểm khác biệt giữa cá thể trưởng
thành và chưa trưởng thành. Sau đó chúng phải tìm ra một
con cái ở trạng thái động dục. Khi thị giác và khứu giác của
con đực phát hiện ra, nó sẽ đuổi theo con cái. Con cái chạy,
nhưng không quá nhanh và chúi thật lẹ vào cái hang, chạy
vòng quanh và ngẩng đầu nhìn theo con đực. Con đực cũng
chạy vòng quanh miệng hang và bắt đầu “nhảy múa.” Khi điệu
nhảy kết thúc, con cái dời khỏi hang và leo lên trên. Trong
suốt quá trình giao phối, con đực sẽ ngoạm nhẹ vào phần da
trên cổ con cái.

Khi “bồn chứa” hình thành ở khu II và khu III, mọi thứ thay đổi.
Có thể phân loại ra như sau:

1. Cá thể vượt trội hơn hẳn, cũng giống như nhiều con
dạng số ba, biểu hiện bình thường.
2. Những con đực thụ động tránh cả đánh nhau lẫn quan
hệ tình dục
3. Những con dưới cấp tăng động sẽ dành thời gian đuổi
bắt những con cái. Ba hoặc bốn con có thể quấy rầy
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 5 5

một con cái cùng lúc. Trong suốt quá trình đeo bám,
chúng đều không chiếm được cảm tình; thay vào đó là
việc bị “cấm cửa” ở giai đoạn vào hang. Khi trèo lên,
những con đực này thường xuyên giữ con cái trong
vòng vài phút thay vì hai hay ba giây.
4. Những con đực loạn giới (pansexual) thì cố gắng ghép
đôi với một con bất kì; những con cái tiếp-nhận và
không-tiếp-nhận, những con đực và con cái tương tự,
những con non và con già. Bất kì “cộng sự” nào cũng
được.
5. Một số con đực thu mình trước tập thể và thôi quan
hệ tình dục, chúng ra ngoài chủ yếu khi những con
chuột khác đang ngủ.

Dựng tổ

Cả chuột đực và chuột cái đều tham gia vào việc xây tổ nhưng
hầu hết công việc do con cái làm. Vật liệu được chuyển vào
trong hang, xếp chồng lên và và được đục lỗ để đặt con non
vào trong. Trong nghiên cứu của Rockville, những con cái
trong “hậu cung” ở khu I, khu IV và những con khác không ở
trong trạng thái “bồn chứa” là “những người quản gia xuất
sắc”; chúng đi lại trật tự và giữ cho khu vực xung quanh tổ.
Những con cái “bồn chứa” trong khu II và khu III thường không
thể làm xong tổ. Chúng mang tấm vật liệu lên trên dốc và đột
nhiên để rơi xuống. Vật liệu mang đến làm tổ được thả vào
trong khu vực chung hoặc chất lên một đống mà không bao
giờ được đục rỗng, vì thế những con non bị sinh ra “vương vãi
khắp nơi” và chỉ một ít sống sót.
5 6 | Ẩ n sa u k hô ng gi a n

Chăm sóc con non

Thông thường, những con cái lao động vất vả để việc xả thải
đi vào qui củ. Nếu một con non lạ xâm nhập thì con cái sẽ loại
bỏ ngay. Khi những cái tổ không được che chắn, những con
non được đưa tới địa điểm mới để được bảo vệ nhiều hơn.
Những con chuột mẹ “bồn chứa” trong nghiên cứu của
Rockville đã thất bại trong việc sắp đặt trật tự cho con non.
Chất thải bắt đầu lộn xộn; những con non chui lên và thường
bị những con đực tăng động khác xâm nhập vào tổ rồi ăn mất.
Khi một cái tổ bị bung ra, con mẹ sẽ bắt đầu mang con non
đi, nhưng việc di chuyển thường không hoàn hảo, suôn sẻ.
Những con non được chuyển ra ngoài tới một cái tổ khác.
Trong quá trình di chuyển, một vài con bị rơi ra và trở thành
miếng mồi cho những con chuột khác.

Lãnh thổ và tổ chức xã hội

Loài chuột Na Uy phát triển một mô hình tổ chức xã hội đơn


giản: một nhóm gồm 10 đến 12 cá thể được phân hạng cụ thể,
bảo vệ một lãnh thổ chung của nhóm. Nhóm có một con đực
đầu đàn và tỉ lệ dân số ở cả hai giới thường xuyên thay đổi.
Những con chuột “cấp trên” không phải trì hoãn nhiều như
những “cấp dưới.” Trạng thái của những con chuột được biểu
thị một phần thông qua những khu vực hoạt động trong lãnh
địa. Càng hưng phấn thì càng đi lại nhiều khu.

Con đực đầu đàn trong “bồn chứa”, có khả năng lập nên một
lãnh địa, thay thế thời điểm cho lập khoảng trống. Hoạt động
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 5 7

“thay ca” quanh khu vực ăn diễn ra ba lần mỗi ngày, đàn chuột
đánh lộn và làm trầy da nhau để dành được quyền “vào ca.”
Mỗi nhóm có một con được đầu đàn. Ba con chuột đầu đàn
ngang hàng nhau, nhưng thứ bậc không như nhau. Trong môi
trường tự nhiên, đẳng cấp xã hội ổn định một cách đáng ngạc
nhiên, trái ngược hẳn với trong môi trường “bồn chứa.” “Cứ
đều đặn trong khoảng thời gian hoạt động, những con đực
đứng đầu lao vào cuộc chiến chuyển giao quyền lực.”

Một cách hình thành xã hội khác mà Calhoun gọi là những


“lớp” chuột. Những “lớp” này chia nhau ở trong cùng một lãnh
địa và có đặc điểm hành vi tương tự nhau. Chức năng của
“lớp” rõ ràng là tiết giảm xích mích giữa những con chuột.
Thông thường có tới ba “lớp” trong một quần thể.

Gia tăng mật độ dân số dẫn đến hình thành các “lớp” và các
“tiểu lớp”. Những con chuột tăng động không những ghép cặp
nhiều hơn bằng cách cướp hang khi đuổi theo con cái mà còn
lấy đi phần lãnh thổ. Chúng chạy quanh một hố, đẩy vào, thăm
dò, khám phá, kiểm tra. Dường như chúng chỉ sợ mỗi con đực
đầu đàn đang nằm ở cuối khu I và khu IV bảo vệ lãnh địa và
hậu cung của nó ở tất cả các góc.

Những ưu thế của cộng đồng và từng cá thể hình thành từ


lãnh thổ và quan hệ thứ bậc ổn định được chứng minh rõ ràng
bởi những con chuột sống trong khu I. Từ cửa sổ quan sát thí
nghiệm, có thể thấy rõ một con đực khỏe mạnh đang ngủ ở
phần chân dốc. Trên đỉnh dốc, một nhóm nhỏ những con đực
5 8 | Ẩ n sa u k hô ng gi a n

tăng động đang dò xét nó để lựa đường đi xuống. Tất cả


những gì để ngăn chặn “đám lắt nhắt” phía trên là mở mắt ra.

Thỉnh thoảng, những con cái cũng chạy ra khỏi hang, ngang
qua con đực đang ngủ, trèo lên dốc mà không đánh thức kẻ
đầu đàn, rồi quay trở lại trong chốc lát. Theo sau nó là một
đám đực đựa, chúng chỉ dừng lại khi tới đỉnh dốc. Vượt qua
điểm này, con cái sẽ không bị quấy rầy và có thể mang theo
và chăm sóc con non tránh khỏi những lộn xộn dưới “bồn
chứa.” Kết quả ghi chép cho thấy con cái thực hiện hành động
này từ 10 đến 25 lần. Nó có thể mang theo nhiều con non
nhưng chỉ một nửa hoặc nhỉnh hơn chút đỉnh là có thể sống
sót sau khi cai sữa.

Những kết quả sinh lý học của bồn chứa

Giống như loài hươu Sika, “bồn chứa” dẫn đến tình trạng khó
khăn nhất cho những cá thể cái và con non. Tỉ lệ tử vong ở
con cái cao gấp 3,5 lần con đực. Trong số 558 cá thể mới được
sinh ra, chỉ có một phần tư trong số đó sống sót sau khi cai
sữa. Những con chuột có mang sẽ tiếp tục gặp vấn đề về thai
sản. Mức độ sảy thai tăng lên đáng kể trong khi những con cái
bắt đầu chết dần vì rối loạn tử cung, buồng trứng và ống dẫn
trứng. Các khối u tuyến vú và cơ quan sinh dục đã được phát
hiện từ việc khám nghiệm tử thi. Thận, gan, và tuyến thượng
thận cũng bị phình ra hoặc bị bệnh, cho thấy các dấu hiệu
thường gắn liền với sự căng thẳng cực đoan.

Hành vi gây hấn


3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 5 9

Theo Konrad Lorenz, nhà tập quán học người Đức, người viết
cuốn “Man Meets Dog”, hành vi gấn hấn thông thường sẽ đi
cùng những dấu hiệu dập tắt việc thúc đẩy chiến sự khi mọi
thứ đã trở nên “đủ.” Những con chuột đực trong “bồn chứa”
thất bại trong việc ngăn chặn cuộc xâm lấn, và tham gia rất
hăng hái, thường không được hỗ trợ và cắn đuôi bất ngờ.
Hành vi này diễn ra trong ba tháng, cho tới khi những con
chuột trưởng thành tìm ra các ngăn chặn việc cắn đuôi đồng
đội. Nhưng những con non chưa được học cách tránh bị cắn
sẽ vẫn gặp nguy.

Bồn chứa không phát triển

Chuỗi thí nghiệm thứ hai đã chứng minh mối tương quan
trọng yếu giữa “bồn chứa” và nhu cầu ăn có điều kiện với
những con chuột khác. Calhoun thay loại thức ăn từ dạng viên
sang dạng bột để chúng ăn nhanh hơn. Mặt khác, nước được
cấp từ một nguồn chảy chậm, vì thế từng con có thể uống
thay vì ăn chung. Sự thay đổi này duy trì dân số bằng nhau
trong mỗi khu. Bởi chuột thường uống nước ngay lúc mới thức
dậy nên chúng có xu hướng ở trong khu vực ngủ (Trong thí
nghiệm trước, hầu hết chuột đều di chuyến tới vị trí có thức
ăn). Ở đây đã xuất hiện một vài dấu hiệu cho thấy “bồn chứa”
cuối cùng cũng đã phát triển nhưng vì một lý do khác. Một
con đực chiếm lấy khu III và khu IV, nó đuổi hết những con
khác ra ngoài. Khi thí nghiệm kết thúc, 80% con đực tập trung
ở khu I, thiểu số còn lại nằm ở khu II.
6 0 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

Kết luận về những thí nghiệm Calhoun

Dễ nhận thấy một điều từ những thí nghiệm của Calhoun là


ngay cả con chuột cũng khó có thể chịu đựng sự hỗn loạn.
Như con người, nó cũng có lúc cần một mình. Riêng những
con cái trong tổ thì dễ bị tổn thương hơn cả. Cũng giống như
con non, chúng cần được che chở trong giai đoạn từ lúc sinh
con đến khi cai sữa. Nếu những con chuột mẹ bị quấy rối quá
nhiều thì quá trình mang thai sẽ càng khó nhọc cho đến khi
kết thúc.

Có thể không có triệu chứng bệnh lý nào mà ta có thể quan


sát thấy. Dù vậy, đám đông vẫn gây ra những gián đoạn trong
những chức năng xã hội và dẫn tới trạng thái vô tổ chức và
cao hơn nữa là sụt giảm dân số và tử vong trên diện rộng.

Khởi phát giới tính trong bồn chứa bị ngưng trệ, xu hướng
loạn giới (pansexuality) và bạo dâm (sadism) trở nên đặc hữu.
Việc chăm sóc con non gần như trở nên không thể. Hành vi
xã hội của những con đực tệ đi và việc cắn đuôi diễn ra. Thứ
bậc trong xã hội không hề cố định và những điều cấm kị về
lãnh thổ không được quan tâm cho đến khi quyền lực trở lại.
Tỉ lệ tử vong cao ngất ngưởng của cá thể cái gây mất cân
bằng giới và làm trầm trọng thêm cuộc sống của những con
cái – luôn luôn bị quấy rầy bởi những con đực trong suốt thời
kì cao trào.

Thật đáng tiếc là không có dữ liệu so sánh nào về số lượng cá


thể chuột hoang dã đang trong quá trình sụt giảm dưới sức
ép lớn với nghiên cứu của Calhoun. Dù vậy, ông ấy vẫn có thể
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 6 1

theo đuổi kế hoạch nghiên cứu dài hơn về hiệu ứng bồn chứa
hình thành trong giai đoạn khủng hoảng dân số. Trên thực tế,
bằng chứng của Calhoun báo hiệu chắc chắn một cuộc khủng
hoảng sắp tới. Không kể đến phương pháp họ quan sát thì
những thí nghiệm về chuột này cũng rất phức tạp và đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, thông qua những quan sát về loài chuột
trắng Na Uy, thật đáng ngờ rằng có nhiều nhân tố tương tác
với nhau rồi kết hợp lại để duy trì cân bằng dân số. May thay,
việc quan sát những loài khác đã làm rõ quá trình trên, rằng:
điều hòa mật độ như một chức năng tự bảo vệ của động vật.

NGHIÊN CỨU SINH HÓA VỀ ĐÁM ĐÔNG

Làm thế nào việc tập trung đông số lượng có thể tạo ra những
kết quá đáng kể - từ hành vi xâm lấn thông qua nhiều biểu
hiện hành vi khác thường cho tới tử vong trên diện rộng – cái
mà chúng ta đã quan sát từ nhiều loài khác nhau như hươu, cá
lưng gai hay chuột? Việc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên
sẽ dẫn tới những cái nhìn sâu sắc hơn với những ẩn ý.

Hai nhà nghiên cứu người Anh, A. S. Parkes và H. M. Bruce


đang xem xét những hiệu ứng khác nhau của việc kích thích
thị giác và khứu giác trên loài chim và loài thú có vú. Họ đã có
bài báo cáo khoa học chỉ ra rằng việc mang thai ở loài chuột
bị ngưng trệ bởi sự xuất hiện của một con đực khác (không
phải bạn tình) trong bốn ngày đầu tiên tính từ lúc thụ thai.
Đầu tiên, con đực đến sau này được phép ghép cặp với con
6 2 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

cái trong suốt thời gian nhạy cảm. Sau đó, sự xuất hiện của
con này trong cái lồng có thể dẫn đến việc phá cái thai. Cuối
cùng, việc phá thai sẽ xảy ra nếu con cái đang mang thai bị
chuyển tới một khu vực mà con đực vừa mới rời đi trước đó.
Khi con đực không còn xuất hiện để con cái dễ-bị-tổn-thương
nhìn thấy, hiển nhiên việc nhìn sẽ không còn chủ động bằng
việc ngửi. Giả định này được chứng minh khi thùy khứu giác
trong não con cái không còn hoạt động, làm cho con cái trở
nên mong manh trước khả năng phá hoại cái thai của con đực
lạ.

Khám nghiệm xác những con cái bị-phá-thai chỉ ra rằng những
thể vàng (phần nuôi trứng mà đông thành tử cung) đã bị kìm
hãm phát triển. Sự hình thành thông thường của thể vàng
được kích thích bởi hormone prolactin và việc ngưng thụ thai
có thể là do sản sinh ACTH.

Exocrinology

Dù nghiên cứu của Parkes và Bruce đã thay đổi đáng kể


những học thuyết đang thịnh hành về mối quan hệ của những
hệ thống hóa học điều tiết cân bằng trong cơ thể với thế giới
bên ngoài. Tuyến nội tiết có ảnh hưởng đến hầu như mọi thứ
diễn ra bên trong cơ thể và thông qua một hệ thống khép kín
chỉ liên hệ gián tiếp với bên ngoài. Những thí nghiệm của
Parkes và Bruce chứng minh rằng không phải lúc nào cũng
vậy. Họ đưa ra khái niệm “exocrinology” đối lập với
“endocrinology” để biểu thị sự mở rộng của cơ quan điều tiết
hóa học bao gồm những sản phẩm của những tuyến mùi trên
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 6 3

cơ thể động vật có vú. Những chất gây mùi được tiết ra từ
những tuyến đặc biệt nằm ở nhiều vị trí trên cơ thể động vật.
Ở hươu thì nằm ở những kẽ móng, ở linh dương thì nằm dưới
mắt, ở chuột thì nằm dưới lòng bàn chân, ở loài lạc đà Ả Rập
thì nằm phía sau đầu, còn ở người thì nằm dưới nách. Thêm
nữa, những chất gây mùi được sản sinh ra bởi bộ phần sinh
dục và xuất hiện trong nước tiểu và phân.

Ngày này người ta ghi nhận rằng hoạt động bài tiết ra bên
ngoài của một sinh vật tác động trực tiếp trên cơ thể của sinh
vật khác và tích hợp với những hoạt động của một nhóm theo
nhiều cách khác nhau. Chỉ khi quá trình bài tiết bên trong tích
hợp trong từng cá thể thì hoạt động bài tiết bên ngoài mới
tích hợp với nhóm. Sự liên kết của hệ thống giúp giải thích
một phần bản chất tự điều hòa dân số và những hành vi bất
thường đi cùng với sự quá tải về số lượng. Một hội chứng xoay
quanh phản ứng cơ thể đối với căng thẳng.

Hans Selye, một người Áo làm việc tại Ottawa, có tên trong
một nghiên cứu hợp tác nhiều bên về stress, đã chứng minh
rằng động vật có thể chết đột ngột nếu chúng liên tục đối
diện với căng thẳng. Bất kể nhu cầu gia tăng nào của sinh vật
đều cần phải có sự bổ sung năng lượng. Ở động vật có vú,
nguồn năng lượng này là đường máu. Lặp lại nhu cầu làm kiệt
quệ nguồn cung cấp đường, dẫn đến sốc.
6 4 | Ẩ n sa u k hô ng gi a n

Mô hình ngân hàng đường

Dưới tiêu đề hấp dẫn "The Hare và Haruspex", nhà sinh vật
học Yale Edward S. Deevey gần đây đã giải thích về cơ chế
sinh hóa của stress và sốc trong một ẩn dụ hiệu quả:

Có thể khẳng định nhu cầu cung cấp đường trong cơ


thể sống hoạt động giống như một ngân hàng. “Việc
rút tiền” hàng ngày được xử lý trơn tru bởi tuyến tụy
và tủy thượng thận. Chúng làm việc như kế toán viên
trực quầy nhưng những quyết định ở mức cao (ví dụ
như sinh trưởng hay sinh sảnh) được đảo ngược cho
những nhân viên ngân hàng – tuyến yên và tuyến
thận. Nhìn từ góc độ của Selye, căng thẳng dẫn tới
việc tiết các hormone và cú sốc xảy ra khi người quản
lý rút tiền khỏi ngân hàng.

Nếu mô hình ngân hàng được mổ xẻ một cách nhẹ


nhàng, nó sẽ hé lộ ra cơ chế đầu tiên và cũng là quan
trọng nhất: sự móc nối giữa vỏ thượng thận – hoạt
động như nhân viên thu ngân – với tuyến yên – tựa
như ban giám đốc. Chấn thương và nhiễm trùng là
những dạng sức ép phổ biến, chúng trực tiếp điều
khiển tình trạng viêm nhiễm nhằm chống lại sức ép,
giống như thu ngân “vùng vỏ não” thu phiếu ở “vùng
gan.” Nếu sức ép vẫn còn, một hormone được gọi là
cortisone sẽ gửi một “thông điệp lo lắng” tới tuyến
yên. Kiểm soát được bức tranh tổng thề, tuyến yên
sẽ ủy quyền cho “cấp phó”, ACTH, hay hormone
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 6 5

adrenocorticotropic, đóng vai trò kích thích vỏ não


thượng thận. Như sinh viên của Parkinson dự đoán,
vỏ não bị kích thích chiếm nhiều “nhân sự” hơn và các
hoạt động của nó cũng được mở rộng, bao gồm cả
việc triệu hồi thêm ACTH. Sự luẩn quẩn của xoắn ốc
sắp xảy ra phải rõ ràng, và thông thường là; nhưng
trong khi “việc rút tiền” diễn ra thì lượng đường được
luân chuyển vẫn là một hằng số (công việc của một
cơ chế khác) và không có thiết bị, thiếu khám nghiệm
tử thi, để lấy phần tồn kho tại ngân hàng.

Tuyến thượng thận và sức ép

Người đọc sẽ luôn nhớ rằng loài hươu Sika đã cho thấy ví dụ
về hiện tượng phì đại tuyến thượng thận chỉ xảy ra trước và
trong quá trình chết hàng loạt. Sự gia tăng về kích cỡ này có
lẽ đi cùng sự gia tăng nhu cầu với ACTH. Đây là hệ quả của từ
sức ép lớn dần đến từ đám đông.

Theo suy luận này, vào cuối những năm 50 của thế kỉ 20,
Christian đã tiến hành một nghiên cứu về những thay đổi theo
1
mùa trong tuyến thượng thuận của loài sóc Mỹ . Trong 872
con thu thập và khám nghiệm tử thi sau vòng đời bốn năm,

1 Sóc Mỹ: việt hóa từ woodchuck, là một loài động vật có vú trong họ
Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ và phổ biến ở đông
bắc và trung bộ Hoa Kỳ. Thân dài đến 40 đến 65 cm (gồm đuôi dài 15 cm) và
khối lượng 2 đến 4 kg. Trong tự nhiên chúng sống thọ đến 6 năm, nhưng trung
bình 2-3 năm tuổi.
6 6 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

khối lượng của tuyến thượng thận tăng 60% từ tháng Ba cho
đến cuối tháng Sáu, giai đoạn cạnh tranh để ghép đôi. Chúng
hoạt động với thời gian dài hơn trong một ngày và nhiều con
trong số chúng tập trung vào một khu vực trong cùng thời
điểm. Khối lượng tuyến thượng thận giảm vào tháng Bảy, khi
loài sóc có đông nhất nhưng việc gây gổ ít xảy ra. Khối lượng
tuyến thượng thận giảm một lần nữa vào tháng Tám khi một
lượng lớn con non di chuyển ra ngoài để lập lãnh địa riêng và
thường xuyên có tranh chấp. Do đó, Christian kết luận:
“Dường như việc thiếu đi tính hung hăng là sự xem xét quan
trọng nhất bắt đầu mùa hè sụt giảm về khối lượng tuyến
thượng thận.”

(image: biểu đồ)

Biểu đồ của Christian (1963) chỉ ra những thay đổi theo mùa về khối lượng của
tuyến này trong tương quan với số lượng cá thể. Hãy chú ý vào mối quan hệ
trái chiều: số lượng cá thể tăng trong ba tháng ghép đôi trong khi tương tác
khoảng cách, xung đột, sức ép và khối lượng tuyến thượng thận giảm đi. Xung
đột trong mùa sinh sản làm trầm trọng thêm sức ép. Vào tháng Bảy, khi con
non ra ngoài, tương tác khoảng cách tăng lên và cơ quan nội tiếp trở lại trạng
thái bình thường.

Ngày nay, quá trình lựa chọn được diễn ra trên diện rộng để
kiểm soát sự bành chướng hỗ trợ cho những cá thể trội trong
một nhóm nhất định. Không những sức ép giảm xuống mà
khả năng chịu đựng còn tăng lên. Trong nghiên cứu “bệnh lý
của tình trạng quá tải dân số”, Christian chỉ ra rằng tuyến
thượng thận làm việc vất vả hơn. Ở những con yếu thế, tuyến
này bị phình ra nhiều hơn ở những con trội. Cũng trong nghiên
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 6 7

cứu đó, mối liên hệ giữa việc gây hấn và khoảng cách cá thể
được chỉ ra. Khi tranh chấp leo thang giữa những con đực
trong mùa sinh sản, tương tác khoảng cách trung bình tăng
lên. Khối lượng trung bình của tuyến thượng thận liên hệ trực
tiếp với tương tác khoảng cách cũng như số lượng tương tác.

Cụ thể hơn, theo diễn giải của Christian, khi sự gân hấn tăng
lên, động vật cần nhiều khoảng trống hơn. Nếu nhu cầu không
được thỏa mãn (điều này xảy ra khi dân số đạt ngưỡng cực
đại) thì phản ứng dây chuyền sẽ diễn ra. Sự bùng nổ tranh
chấp và hoạt động tình dục song hành cùng với sức ép đã làm
quá tải tuyến thượng thận. Kết quả là sụt giảm dân số do giảm
tỉ lệ sinh và khả năng miễn dịch, cùng với đó tử vong hàng
loạt vì sốc do hạ đường huyết. Trong quá trình đó, những con
trội có ưu thế hơn và thường sống sót.

Paul Errington, một nhà sinh lý học tài năng và giáo sư động
vật học tại Đại học bang Iowa, đã dành nhiều năm quan sát
những hiệu ứng đám đông trên loài chuột đầm lầy. Ông đi đến
kết luận nếu sự sụt giảm diễn ra thì thời gian phục hồi kéo dài
không lường trước được. Nhà sáng chế người Anh H.
Shoemaker chỉ ra rằng những hiệu ứng đám đông có thể bị
phản kháng lại bởi việc cung cấp khoảng trống thích đáng
trong những trường hợp xung đột. Loài chim quần đảo Canary
được ông ấy nhốt trong một cái lồng lớn, đã tạo ra một đẳng
cấp vượt trội can thiệp vào việc dựng tổ của những con chim
“cấp thấp” cho tới khi chúng được cấp những cái lồng nhỏ,
nơi mà những cặp đôi có thể xây tổ và chăm con. Những con
đực “cấp thấp” vì thế có một lãnh thổ bất khả xâm phạm của
6 8 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

riêng chúng và thành công trong việc sinh nở hơn những gì


chúng mong muốn.

Việc sửa soạn lãnh thổ cá nhân cho gia đình và sự che giấu
lẫn nhau ở những thời điểm xung đột trong suốt mùa giao
phối có thể kháng lại những hiệu ứng bệnh tật đến từ đám
đông, bao gồm cả những động vật có bậc tiến hóa thấp,
chẳng hạn như cá lưng gai.

Những cách mà sức ép tác động

Mải xót thương cho những hậu quả, chúng ta có thể quên rằng
sức ép sản sinh ra từ đám đông cũng có những giá trị tích cực.
Chẳng hạn như một phương tiện hữu hiệu cho quá trình tiến
hóa: chúng thôi thúc cho quá trình tranh chấp, một loại cạnh
tranh còn hơn cả những cuộc “đỏ máu vì nanh và vuốt” mà
trước nay, hầu hết chúng ta đã quen nghĩ như thế về tự nhiên.

Có một điểm khác biệt quan trọng giữa hai áp lực tiến hóa.
Cạnh tranh khác loài tạo ra bệ phóng cho sự phát triển của
loài hạng nhất. Điều đó liên quan đến tất cả các loài, hơn cả
những con khác huyết thống trong cùng một loài. Cạnh tranh
cùng loài, theo một cách khác, định hình việc sinh nở và nâng
cao đặc trưng của nó. Nói cách khác, những cuộc cạnh tranh
đồng loại làm nâng cao những dạng ban đầu của sinh vật.

Những giả thuyết về sự tiến hóa của loài người minh họa hiệu
ứng của tất cả những loại áp lực. Ban đầu là một động vật
sống trên mặt đất, tổ tiên con người buộc phải cạnh tranh với
3. Đá m đ ô ng và hà n h vi xã h ộ i ở đ ộn g v ậ t | 6 9

đồng loại và thay đổi môi trường cư trú, bỏ mặt đất để sống
trên cây. Đời sống nương nhờ vào thực vật đòi hỏi tầm nhìn
quan sát và giảm sự phụ thuộc vào khứu giác, điều này rất
quan trọng đối với các sinh vật trên cạn. Do đó, cảm giác về
mùi hương của con người không còn phát triển và sức mạnh
thị lực của anh ta đã được tăng cường rất nhiều.

Một hệ quả của việc mất đi khứu giác – vốn là trung gian quan
trọng của hoạt động giao tiếp – là sự biến đổi trong mối quan
hệ giữa con người. Nó phú cho con người có khả năng thích
nghi với đám đông nhiều hơn. Nếu con người có khứu giác
của loài chuột thì chúng ta sẽ luôn dính vào một chuỗi dao
động cảm xúc diễn ra xung quanh. Sự giận dữ của những
người khác sẽ là thứ gì đó có thể ngửi được. Danh tính của bất
kì ai ghé thăm một ngôi nhà và ý nghĩa cảm xúc của mọi thứ
đặt trong đó sẽ được lưu lại công khai khi mùi hương vẫn còn
vương lại. Tâm trí sẽ bắt đầu khiến tất cả chúng ta phát điên
lên, và sự lo lắng sẽ khiến chúng ta càng thêm lo lắng. Ít nhất
thì cuộc sống sẽ phức tạp và nặng nề. Điều đó sẽ giảm đi dưới
sự kiểm soát có ý thức bởi các trung tâm khứu giác của não
bộ, chúng già hơn và nguyên thủy hơn so với các trung tâm
thị giác.

Việc thay đổi sự lệ thuộc từ khứu giác chuyển sang thị giác là
kết quả của những áp lực môi trường. Điều ấy đã định hình lại
hoàn toàn tình thế của loài người. Khả năng định hướng tăng
lên vì mắt có thể quét một vùng lớn hơn; nó mã hóa dữ liệu
phức tạp hơn và vì thế thúc đẩy suy nghĩ bao quát. Trong khi
7 0 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

đó, hoạt động ngửi – nặng về cảm tính – sẽ đẩy con người
sang thái cực đối lập.
4. N h ậ n th ứ c k hô ng gi a n: n h ữ ng th ụ th ể kh oả ng
cá ch - mắ t, t ai và m ũi | 7 1

4. NHẬN THỨC KHÔNG GIAN: NHỮNG


THỤ THỂ KHOẢNG CÁCH - MẮT, TAI
VÀ MŨI

. . . Chúng ta có lẽ không bao giờ cảm nhận được thế


giới, chỉ khi . . . có những rung động vật lý chạm tới
những giác quan.

F. P. Kilpatrick
Explorations in Transactional Psychology

Nghiên cứu về sự thích ứng tài tình được thể hiện qua
giải phẫu, sinh lý học và hành vi của động vật dẫn
7 2 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

đến những kết luận quen thuộc rằng mỗi loài đều đã
tiến hóa để thích nghi với cuộc sống trong ở từng vị
trí cụ thể . . . Mỗi loài cũng cư trú ở nơi riêng biệt
không thể tiếp cận trực tiếp. Thế giới này được hình
thành từ thông tin truyền tải tới sinh khối từ bên
ngoài dưới dạng thông điệp, được những cơ quan thụ
quản tiếp nhận.

H. W. Lissman
Electric Location by Fishes
Đăng trên tạp chí Scientific American

Hai khẳng định trên chỉ ra tầm quan trọng của những thụ thể
trong hoạt động hình thành nên nhiều thế giới cảm quan khác
nhau ở các loài. Lời khẳng định cũng nhấn mạnh rằng những
khác biệt trong thế giới đó không thể bỏ qua. Để hiểu loài
người, cần phải hiểu tương đối về bản chất của những hệ
thống thụ cảm và những thông tin thu nhận từ đó đã bị biến
đổi bởi văn hóa như thế nào. Bộ máy giác quan của con người
chia làm hai loại rõ rệt như sau:

Những thụ thể khoảng cách (distance receptors) – đảm nhận


việc kiểm tra khoảng cách mục tiêu – gồm mắt, tai và mũi

Những thụ thể trực tiếp (immediate receptors) – đảm nhận


việc kiểm tra trực tiếp những vật ở gần – tiếp xúc, cảm giác
chúng ta nhận được từ da, niêm mạc và cơ bắp.
4. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể kh oả ng
cá ch - mắ t, t ai và m ũi | 7 3

Cách phân loại này cũng không phản ánh chính xác. Như ta
đã biết, da là bộ phận chính của tiếp nhận sự tiếp xúc, cảm
nhận biến thiên nhiệt xung quanh; hiện tượng truyền nhiệt và
bức xạ nhiệt đều được phát hiện bởi da. Vì vậy, nghiêm túc
mà nói, da có thể xếp vào cả hai loại.

Có một mối liên hệ chung giữa tuổi phát triển của hệ thống
thụ cảm và số lượng cũng như chất lượng của thông tin mà
nó truyền lên hệ thống trung ương thần kinh. Hệ thống xúc
giác phát triển ngay từ khi con người mới sinh ra; hơn thế, khả
năng phản hồi sự kích thích là một trong tiêu chuẩn căn bản
của sự sống. Thị giác là giác quan cuối cùng và cũng là chuyên
biệt nhất được phát triển trên cơ thể người. Sự quan sát trở
nên quan trọng hơn thay thế cho khứu giác khi tổ tiên con
người dời mặt đất lên sống trên cây, như tôi đã nhắc đến ở
chương trước. Nhìn bằng hai mắt rất quan trọng với cuộc
sống trên cây, nếu không có nó thì việc di chuyển từ cành này
sang cành khác trở nên rất nguy hiểm.

KHOẢNG KHÔNG THỊ GIÁC VÀ THÍNH GIÁC

Lượng thông tin thu thập bởi mắt đối lập với tai không được
tính toán một cách chính xác. Phép tính như vậy không chỉ
liên quan đến một quá trình chuyển hóa, mà những nhà khoa
học còn bị cản trở vì thiếu kiến thức về những gì thu được. Dù
vậy, người ta có thể biết sự phức tạp tương đối của hai hệ
7 4 | Ẩ n sau kh ông gi a n

thống thông qua so sánh kích cỡ của những bó thần kinh kết
nối mắt, tai với trung khu não bộ. Vì số dây thần kinh nhãn cầu
nhiều hơn gấp mười tám lần số dây thần kinh ốc tai nên chúng
ta phỏng đoán mắt truyền nhiều thông tin hơn. Thực tế ở các
loài bình thường, khả năng quét thông tin của mắt hiệu quả
hơn tai gấp hàng nghìn lần.

Trong cuộc sống hàng ngày, vùng mà tai thường có thể bắt
được âm thanh hiệu quả khá hạn chế. Với khoảng cách gần
hơn 20 feet (6,1m), tai hoạt động rất hiệu quả. Tới giới hạn 100
feet (30,5m), giao tiếp âm thanh một chiều vẫn khả thi với
mức độ thấp hơn trong khoảng cách thông thường, trong khi
giao tiếp hai chiều có nhiều thay đổi đáng kể. Vượt qua giới
hạn khoảng cách này, những tín hiệu âm thanh mà con người
có thể nghe thấy bắt đầu suy giảm đi rất nhiều. Với mắt
thường thì khác, nó có thể quét một lượng thông tin đáng kinh
ngạc trong bán kính 100 yard (914 m), thậm chí vẫn khá hiệu
quả khi tương tác trong khoảng 1 dặm (1609 m).

Nguồn động lực kích hoạt tai và mắt khác nhau về tốc độ
o o
cũng như chất lượng. Ở 0 C (32 F) trên độ cao 0m so với mực
nước biển, sóng âm truyền đi với vận tốc 1.100 feet/s
(334m/s) và tai có thể tiếp nhận những âm có tần số từ 50
tới 50.000 Hz. Ánh sáng truyền đi với vận tốc 186.000 dặm/s
(300.000 m/s) và mắt có thể tiếp nhận ánh sáng có tần số
10.000.000.000.000.000 Hz.

Loại và sự phức tạp của những thiết bị phục vụ nghe nhìn biểu
thị lượng thông tin được xử lý bởi hai hệ thống. Radio đơn
4. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể kh oả ng
cá ch - mắ t, t ai và m ũi | 7 5

giản hơn và được phát triển sớm hơn nhiều so với tivi. Dù vậy,
với kĩ thuật tinh vi phục vụ cho con người, việc mô phỏng lại
âm thanh và hình ảnh đã có những khác biệt rất lớn. Người ta
có thể tạo sẽ những âm thanh có độ trung thực vượt mức
phát-hiện-sai-khác của tai, trong khi lượng hình ảnh thị giác
nhiều hơn một chút so với một hệ thống gợi nhắc chuyển
động có thể thông dịch trước khi nó được thực hiện bởi não
bộ.

Những khác biệt lớn lao không chỉ diễn ra trong số lượng và
loại hình thông tin mà hai hệ thống thụ cảm này có thể xử lý.
Khác biệt còn có trong những loại không gian mà chúng có
thể dò tìm được. Một rào chắn âm thanh ở khoảng cách một
phần tư dặm khó có thể phát hiện được, nhưng với một bức
tường hay màn chiếu thì hoàn toàn dễ dàng. Bởi lẽ đó, khoảng
không thị giác có đặc tính khác biệt hoàn toàn với khoảng
không thính giác. Những thông tin dạng hình ảnh ít bị nhiễu
loạn và tập trung hơn những thông tin dạng âm thanh. Trường
hợp ngoại lệ là người mù, họ học cách xử lý có chọn lọc những
âm tần cao hơn để định vị đối tượng trong phòng.

Loài dơi sống trong một thế giới với âm thanh tập trung mà
chúng phát ra như một cái radar, cho phép định vị vật thể nhỏ
như một con muỗi. Cá heo cũng sử dụng âm tần cao thay vì
quan sát để điều hướng và định vị thức ăn (cần biết rằng âm
thanh truyền trong nước nhanh gấp bốn lần trong không khí).
7 6 | Ẩ n sau kh ôn g gi a n

Những gì không giải mã được bằng kĩ thuật là hiệu ứng trái


ngược giữa khoảng không thị giác và khoảng không thính
giác. Chẳng hạn những người được nhìn thấy nhiều để trượt
chân ngã vào ghế trong một phòng âm vang? Liệu có dễ hơn
khi lắng nghe một ai đó, nếu giọng nói đến từ một điểm thay
vì đến từ nhiều nguồn âm, giống như trong hệ thống phóng
1
thanh ? Dù vậy vẫn có một số dữ liệu trong khoảng không
thính giác giống như một yếu tố biểu diễn. Một nghiên cứu
của nhà vật lý âm thanh J. W. Black đã chứng minh độ lớn và
thời gian âm vang của một căn phòng ảnh hưởng tới mức độ
tiếp nhận. Người ta tiếp nhận âm thanh trong một phòng lớn
– nơi mà thời gian âm vang dài – chậm hơn trong một căn
phòng nhỏ. Một trong những người tham gia cuộc phỏng vấn
của tôi, một kiến trúc sư tài năng người Anh, đã cải thiện đáng
kể buổi làm việc của một ủy ban đang bất đồng nội bộ bằng
cách áp dụng nguyên lý âm học vào phòng nghị sự. Có rất
nhiều lời phàn nàn: bất đồng là do sự vắng mặt của người chủ
trì, ông ta bị yêu cầu thế chỗ. Ngược lại, kiến trúc sư có lý do
để tin rằng có nhiều vấn đề ở môi trường làm việc hơn là ở
ông chủ tọa. Không nói cho ai biết, người kiến trúc sư vẫn giữ
ông chủ tọa trong khi sửa lỗi môi trường âm thanh. Phòng họp
nằm ngay cạnh một tuyến phố tấp nập, nơi mà tiếng ồn xe cộ
tăng lên khi phản xạ từ những bức tường và mặt sàn không
trải thảm bên trong. Khi âm nhiễu xạ giảm xuống, cuộc họp

1 Hệ thống phóng thanh: từ nguyên gốc là P. A. system, viết tắt của


Public Address system
4. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể kh oả ng
cá ch - mắ t, t ai và m ũi | 7 7

được tiến hành mà không gây ra căng thẳng quá mức. Những
lời phàn nàn về chủ tọa cũng ngưng.

Ví dụ trên cũng nên được lưu tâm ở đây bằng cách giải thích
1
rằng năng lực của giới thượng lưu “trường công” ờ Anh trong
việc định hướng và điều chỉnh giọng nói lớn hơn nhiều tiếng
Mỹ. Sự phiền toái trong tiếng Anh – những âm lồng vào nhau
làm nó trở nên khó định hướng được giọng nói – thực sự rất
lớn. Người ta cảm được “độ bén” của tiếng Anh với không gian
khi Sir Basil Spence tái tạo thành công bầu không khí nguyên
bản của nhà thờ Coventry (bị phá hủy trong vụ nổ) bằng một
thiết kế mới, trực quan và táo bạo. Sir Basil cảm thấy rằng nhà
thờ thực sự thì không chỉ "trông" giống như một nhà thờ, mà
còn phải "nghe" giống nữa. Nó phải trọn vẹn cả phần hình lẫn
phần tiếng. Chọn nhà thờ ở Durham như một mô hình nghiên
cứu, ông đã thử nghiệm hàng trăm mẫu thạch cao cho đến
khi tìm thấy một mẫu có tất cả những phẩm chất âm thanh
mà ông mong muốn.

Cảm nhận không gian không chỉ nằm ở cái gì có thể tiếp thu,
những thứ được lọc ra cũng đóng góp một phần đáng kể.
Người ta được nuôi dưỡng trong những nền văn hóa khác
nhau khi còn trẻ – mà không hề ý thức được điều đó – để loại
bỏ thông tin trong khi chăm chú vào người khác. Cách thức

1 Trường công: ở nước Anh, “public school” không có nghĩa là trường


học công lập. Chúng mang danh là “public” chỉ bởi trường rộng cửa cho tất
cả mọi người, miễn là họ có khả năng chi trả học phí.
7 8 | Ẩ n sau kh ôn g gi a n

cảm nhận dường như được duy trì khá ổn định trong suốt
cuộc đời. Tỉ dụ người Nhật ngăn tầm nhìn theo rất nhiều cách
nhưng hoàn toàn thỏa mãn với vách ngăn bằng giấy bồi, coi
đó như những màn chắn âm. Việc dành một đêm ở lại lữ quán
Nhật Bản, khi bên kia cửa tiệc tùng đang diễn ra, là một trải
nghiệm mới lạ với người Tây phương. Người Đức và người Hà
Lan thì khác, họ lệ thuộc vào những bức tường dày và cửa hai
lớp cách âm. Họ sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải dựa vào khả
năng tập trung của mình để loại bỏ âm. Nếu hai phòng có
cùng kích thước, một phòng cách âm, một phòng không,
người Đức nhạy cảm – người đang cố gắng tập trung – sẽ cảm
thấy bớt chật chội trong căn phòng cách âm vì nó có ít sự
xâm nhập.

(image: màn chắn âm)

KHOẢNG KHÔNG KHỨU GIÁC

Người Mỹ khá tệ trong việc sử dụng khứu giác. Việc sử dụng


rộng rãi những chất khử mùi và việc ngăn mùi ở nơi công cộng
dẫn đến hệ quả là một “vùng đất của khứu giác nhợt nhạt và
đơn điệu”, khó có thể thấy nơi nào tương tự trên thế giới. Sự
nhạt nhẽo này làm cho ta không thể nhận biết được không
gian và tước đoạt đi sự phong phú và đa dạng trong cuộc
sống của chúng ta. Điều này cũng khỏa lấp đi kí ức bởi việc
ngửi liên quan đến nhiều kỉ niệm sâu sắc hơn là nhìn hay nghe.
Nhân nói đến người Mỹ và khứu giác kém-phát-triển, sẽ thật
4. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể kh oả ng
cá ch - mắ t, t ai và m ũi | 7 9

hữu ích khi nhận xét tóm tắt lại chức năng khứu giác như một
hoạt động sinh học. Nó là giác quan đảm nhiệm những chức
năng trọng yếu trong quá khứ của chúng ta. Dù nền văn hóa
Mỹ của chúng ta bài trừ hoặc phớt lờ đi “cái mũi”, vẫn có lý do
để ta cần phải biết nó đã đóng các vai trò gì và vai trò nào
không còn phù hợp nữa.

Cơ sở hóa học của khứu giác

Mùi hôi là một trong những phương thức giao tiếp cơ bản xuất
hiện sớm nhất. Về căn bản nó là một loại hóa chất tự nhiên và
được gọi là cảm quan hóa học. Vì đảm nhiệm nhiều chức năng,
nó không chỉ giúp phân biệt từng cá thể mà còn giúp xác định
trạng thái cảm xúc của sinh vật. Nó hỗ trợ cho việc tìm kiếm
thức ăn, giúp cá thể cuối cùng tìm và đi theo đàn, cũng như là
một dấu hiệu đánh dấu lãnh thổ. Mùi hôi thông báo sự hiện
hiện của kẻ thù và trong một số trường hợp như loài chồn hôi
là giúp tự vệ. Hiệu ứng mãnh liệt của mùi hương giới tính được
những người sống ở nông thôn biết thông qua quan sát cách
con chó cái thu hút con đực cách nó hàng dặm. Những loài
động vật khác cũng có khứu giác phát triển tương tự. Hãy
xem những con tằm, chúng có thể định vị bạn đời ở khoảng
cách từ hai tới ba dặm, hay loài gián, với một khứu giác kì lạ.
Chỉ với một lượng tương đương ba mươi phân tử chất kích
dục tiết ra từ con cái cũng đủ để kích thích những con đực
nâng cánh lên và giao hợp. Nói chung, mùi hương được
khuếch trương trong môi chất đậm đặc, chẳng hạn như nước
biển, và không hoạt động trong môi chất loãng. Mùi hương
8 0 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

dường như là phương tiện cá hồi sử dụng để quay trở lại sau
hàng nghìn dặm vượt sông vượt suối để đẻ trứng. Khứu giác
nhường vài trò cho thị giác khi môi chất loãng đi (tỉ dụ như ở
trên trời, sẽ không hề hiệu quả nếu con diều hâu săn một con
chuột các xa cả nghìn feet bên dưới bằng khứu giác). Dù giao
tiếp theo nhiều phương cách là một chức năng chính của mùi
hương song nó không được quan niệm rộng rãi như một hệ
thống tín hiệu hay thông điệp. Gần đây, mối liên hệ giữa khứu
giác (exocrinology) và những cơ quan điều tiết hóa học
(endocrinology) mới được biết tới.

Trên cơ sở lịch sử nghiên cứu lâu dài về những nội quan điều
tiết, ta biết được rằng giao tiếp hóa học là phù hợp nhất để
giải phóng các phản ứng chọn lọc cao. Vì vậy những thông
điệp hóa học dưới hình thức hormone hoạt động trên các tế
bào chuyên biệt được “lập trình” để phản hồi nâng cao trong
khi các tế bào khác ở vùng lân cận không bị ảnh hưởng. Việc
chuyên biệt hóa hệ thống nội tiết để phản hồi với sức ép đã
được viết trong hai chương trước. Thực tế thì sinh vật bậc cao
không thể sống được nếu tất cả các hệ thống thông điệp hóa
học phát triển trên cơ thể không hoạt động 24 giờ một ngày
để cân bằng việc thực hiện với yêu cầu. Những thông điệp
hóa học của cơ thể rất hoàn thiện và chuyên biệt. Chúng được
cho là vượt trội về mặt tổ chức và phức tạp tương đương với
bất cứ hệ thống giao tiếp nào mà con người vẫn tạo ra dưới
dạng các “phần nâng cấp.” Nó bao gồm tất cả các hình thức
của ngôn ngữ – nói, viết, hay toán học – cũng như sự vận hành
rất nhiều loại thông tin bởi hầu hết máy vi tính. Những hệ
thống thông tin hóa học của cơ thể đủ chuyên biệt và chính
4. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể kh oả ng
cá ch - mắ t, t ai và m ũi | 8 1

xác để sản sinh cơ thể hoàn thiện và giữ nó hoạt động dưới
một phạm vi dự phòng lớn.

Như chúng ta nhìn thấy trong chương trước, ít nhất là dưới


những trường hợp cụ thể, Parkes và Bruce chứng minh sự thật
rằng hệ nội tiết của chuột liên quan mật thiết đến những hệ
cơ quan khác và “khứu giác cấu thành nguyên lý phân kênh
thông tin.” Có thêm những ví dụ, cả ở mức độ tiến hóa cao
hơn và thấp hơn, mà giao tiếp hóa học cấu thành những (mà
đôi khi là chỉ có một) phương tiện quan trọng tương thích với
hành vi. Điều này diễn ra ngày cả trên những dạng sống sơ
lược nhất. Trùng amip – sinh vật đơn bào kích thước hiển vi –
duy trì một khoảng cách đồng bộ giữa các cá thể bằng
phương thức hóa học. Ngay sau khi thức ăn cung cấp giảm
xuống, trùng amip sử dụng chất định vị hóa học gọi là acrasin,
tổng hợp thành một loại nhuyễn thể định hình phần thân kết
thúc phần bào tử nhỏ, tròn và đậu trái ở đầu. Thảo luận về
“hành động trong một khoảng cách” và quần thể trùng amip
định hướng trong không gian như thế nào, nhà sinh học
Bonner đã trích dẫn câu nói trong bài “How Slime Molds
Communicate” (Loài nấm nhầy giao tiếp như thế nào) của
John Tyler trên tạp chí Scientific American, tháng Tám năm
1963, khẳng định:

Chúng ta không còn ở thời lo nghĩ về những gì các tế


bào giao tiếp với nhau trong quá trình sắp xếp một
sinh vật đơn bào thống nhất. Chúng ta bắt đầu quan
tâm tới những gì được xem như là cuộc đối thoại giữa
8 2 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

những mô tế bào và phần xung quanh chúng. Chúng


ta nâng tầm cuộc nói chuyện lên, hay nói cách khác
là từ mức độ tế bào lên mức độ sinh vật hợp thành
từ nhiều tế bào. Ngày nay ta nhận ra rằng có cùng
một nguyên tắc giao tiếp được thực thực hiện ở tất
cả các mức.

Bonner và đồng nghiệp của ông chứng minh rằng tăng trưởng
quần thể amip được giãn cách đều đặn. Cơ chế giãn cách ở
đây là khí gas, được sản sinh ra trong quần thể, ngăn chặn tình
trạng quá tải bằng cách duy trì một mật độ cá thể, tối đa
không vượt quá 250 tế bào trên một millimet khối không khí.
Bonner tăng mật độ trong thí nghiệm bằng cách đặt than
hoạt tính gần quần thề amip. Viên than hấp thụ khí gas và mật
độ cũng tăng lên theo, qua đó đưa ra một trong những hệ
thống kiểm soát số lượng cá thể đơn giản và cơ bản nhất.

Những thông điệp hóa học có thể có rất nhiều loại. Một số
thậm chí còn truyền đạt những cảnh báo về những gì xảy ra
từ thế hệ trước sang thế hệ kế tiếp. Từ việc tiếp cận trạng thái
sợ hãi của loài tuần lộc, Hediger chỉ ra con tuần luần sẽ chạy
trốn như thế nào nếu nó ngửi thấy mùi hương được tiết ra từ
tuyến móng của những con đang sợ hãi khác. Hediger cũng
viện dẫn những thí nghiệm của von Frisch, người đã tìm ra
một chất lỏng bài tiết từ vùng da bị tổn thương của một con
4. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể kh oả ng
cá ch - mắ t, t ai và m ũi | 8 3

1
minnow sẽ gây ra phản ứng bạo lực giữa các đồng loại. Trong
cuộc thảo luận về những thông điệp khứu giác với nhà phân
tâm học, một bác sĩ trị liệu tài năng với một khả năng phi
thường, tôi đã biết được rằng bác sĩ trị liệu nhận ra mùi “giận
dữ” của bệnh nhân từ khoảng cách 6 feet hoặc hơn. Những ai
làm việc với bệnh nhân tâm thần phân liệt lâu năm đều khẳng
định rằng họ có một mùi đặc trưng. Những quan sát tự nhiên
này dẫn đến một chuỗi các thí nghiệm mà ở đó Tiến sĩ
Kathleen Smith – một bác sĩ tâm lý ở viện St. Louis – đã chứng
minh được rằng những con chuột dễ dàng phân biệt mùi của
một bệnh nhân tâm thần phân liệt với một người bình thường.
Hiệu ứng mạnh mẽ của những hệ thống thông điệp hóa học
được sáng tỏ khiến người ta tự đặt câu hỏi: nếu sự sợ hãi, tức
giận và hoản loạn tâm thần phân liệt không kích hoạt trực tiếp
lên hệ nội tiết của những người gần đó. Ai đó sẽ nghi ngờ
trường hợp này.

Khứu giác ở loài người

Người Mỹ đi du lịch nước ngoài có khuynh hướng phàn nàn về


mùi hương colognes nồng được những người đàn ông sống ở
các nước Địa Trung Hải sử dụng. Bởi đó là sự kế thừa văn hóa
Bắc Âu nên người Mỹ khó có thể khách quan trong vấn đề

1 Minnow là một loại cá nước ngọt


8 4 | Ẩ n sa u k hô ng gi a n

này. Bước vào taxi, họ thấy ngột ngạt vì mùi hương của ông
tài xế choán đầy xe.

Người Ả Rập dường như cũng thừa nhận một mối liên hệ giữa
cách bố trí và mùi hương. Người trung gian sắp xếp một đám
cưới Ả Rập thường rất lo xa để đảm bảo buổi kết đôi diễn ra
tốt đẹp. Thậm chí, người đó thậm chí có thể kiểm tra “mùi” cô
dâu và sẽ hủy hôn nếu cô ấy “không đẹp mùi”, không hẳn dựa
trên tiêu chuẩn thẩm mĩ mà có thể do mùi hôi gây ra sự tức
giận và bất mãn. “Tắm” cho một ai đó trong “hơi thở” của mình
là hoạt động thường thấy ở các nước Ả Rập. Người Mỹ được
dạy là không thở vào người khác. Thế nên hẳn là sẽ rất khó
nhọc cho anh ta khi đứng bên một ai đó chẳng thân thuộc gì,
đặc biệt là ở những nơi công cộng. Anh ta sẽ thấy ngột thở
và khó lòng chú tâm vào những gì đang được nói, khi đó tâm
trạng cũng rất khó chịu. Tóm lại, anh ta gặp rắc rối nhân đôi
và bị đẩy theo hai hướng trong cùng một lúc. Việc thiếu sự
tương đồng giữa hệ thống khứu giác người Mỹ và người Ả Rập
ảnh hưởng tới cả hai bên và gây ra hậu quả là sự khó chịu
hoặc phớt lờ. Chương 12, nói về tương tác văn hóa giữa Mỹ và
Ả Rập, sẽ mở ra những điểm rõ ràng hơn. Với việc loại bỏ hầu
như tất cả những mùi hôi nơi công cộng, người Mỹ chúng ta
đã làm gì với chính mình và hành động đó gây nên những hiệu
ứng gì cho đô thị của chúng ta?

Trong truyền thống Bắc Âu, hều hết người Mỹ đã đoạn tuyệt
với một kênh giao tiếp mạnh mẽ: đó là khứu giác. Những thành
phố của chúng ta thiếu đi cả sự đa dạng về thị giác và khứu
giác. Bạn sẽ nhận ra điều đó khi dảo bước trên những con
4. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể kh oả ng
cá ch - mắ t, t ai và m ũi | 8 5

đường ở nhiều vùng quê hay thị trấn châu Âu. Trong suốt
chiến tranh thế giới thứ hai, tại Pháp, tôi đã được chứng kiến:
hương bánh mỳ mới ra lò lúc 4 giờ sáng có thể mang một
chiếc Jeep tăng tốc tới lúc dừng lại. Người đọc có thể tự hỏi
bản thân: ở Mỹ, mùi hương nào có thể mang lại kết quả như
vậy. Ở một thị trấn Pháp điển hình, người ta có thể thưởng
thức mùi hương của cà phê, gia vị, rau củ, thịt gà mới làm lông,
quần áo phơi và hương đặc trưng của quán cà phê ngoài trời.
Khứu giác có thể mang lại một cảm giác mới cho cuộc sống;
những thay đổi và chuyển biến không chỉ giúp định vị vật thể
trong không gian mà còn giúp cuộc sống trở nên dễ chịu hơn.
8 6 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

5. NHẬN THỨC KHÔNG GIAN: NHỮNG


THỤ THỂ TRỰC TIẾP – DA VÀ CƠ BẮP

Nhiều thành công của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright đến từ
sự nhìn nhận đa chiều về trải nghiệm của con người bên trong
không gian. Khách sạn hoàng gia tại Tokyo là một ví dụ, ở đó
du khách phương Tây như liên tục được gợi nhắc về hình ảnh,
chuyển động và tiếp xúc trong một thế giới hoàn toàn khác
lạ. Những cao độ thay đổi, đường tròn, tường âm, thang nội
bộ lên sàn tầng trên cùng tất cả các chi tiết nhỏ đều mang
trải nghiệm mới. Hành lang dài được mang về đúng qui mô
nhờ những bức tường được đặt trong tầm với. Wright được
mệnh danh là nghệ sĩ trong việc sử dụng chất cảm. Ông dùng
những viên gạch thô nhất rồi phân tách chúng ra bằng vữa
mạ vàng mềm nhẵn phủ lên bề mặt nửa inch. Bước xuống
những khoảng sảnh, du khách hầu như đều phải lướt ngón
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 8 7

chân qua những mạch vữa vì gạch thật thô và có thể làm hại
đến chúng. Với cách làm này, Wright làm tăng trải nghiệm
không gian bằng cách gắn kết con người với những bề mặt
của công trình.

Từ xa xưa, những người làm vườn ở Nhật Bản đã hiểu rất rõ


một vài thứ trong mối liên kết giữa trải nghiệm vận động và
trải nghiệm thị giác. Thiếu đi những khoảng không gian mở và
quần tụ với nhau như cách sống bao đời, người Nhật đã học
cách làm ra những không gian nhỏ nhất. Họ đặc biệt tài tình
trong việc kéo giãn khoảng không thị giác bằng cách phóng
đại không gian chuyển động. Những khu vườn của họ không
chỉ được thiết kế cho vừa mắt mà còn bắt nhiều nhóm cơ phải
hoạt động hơn người ta khi bước qua. Du khách buộc lòng
phải nhìn xuống chân khi bước trên những phiến đá được đặt
cách không đều nhau trên mặt hồ. Phải ngừng chân lại rồi nhìn
xuống để bước bước tiếp theo. Thậm chí cơ cổ cũng phải làm
việc. Khoảnh khắc ngẩng lên để thu vào mắt hình ảnh của khu
vườn sẽ kết thúc khi anh tiếp tục bước đi. Trong không gian
nội thất, người Nhật để trống những cạnh biên của căn phòng:
mọi thứ được đặt hết vào trung tâm. Người châu Âu có xu
hướng bố trí nội thất kín hết các cạnh tường. Kết quả là căn
phòng châu Âu thường trông lộn xộn hơn phòng Nhật.

(image 1: theo sách 2 vườn Nhật Bản)

Người Nhật lẫn người Châu Âu quan niệm về trải nghiệm


không gian đều khác chúng ta – trải nghiệm không gian có
8 8 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

nhiều giới hạn hơn. Ở Mỹ, giới nhân viên văn phòng thường bị
hạn chế khoảng không đáng-lẽ-được-yêu-cầu để làm việc.
Bất cứ khoảng thừa ra nào đều bị xem là “diêm dúa.” Những
yêu cầu bổ sung bị ngăn cấm, chí ít là do sự ngờ vực chủ quan.
Có thể dùng thước cuộn để đo xem một người có với tới được
một vật nào đó hay không, nhưng khi đánh giá về cảm giác
của người đó về sự chật trội thì chúng ta phải áp dụng một
hệ tiêu chuẩn hoàn toàn khác.

NHỮNG VÙNG ẨN TRONG CÁC VĂN PHÒNG


Ở NƯỚC MỸ

Vì có rất ít thông tin về những gì sinh ra cảm giác chủ quan


nên tôi đã tiến hành một loạt những cuộc phỏng vấn “không-
định-hướng” về phản ứng của con người với không gian văn
phòng. Những cuộc phỏng vấn hé lộ ra một tác nhân duy nhất
và quan trọng nhất, là thứ con người có thể thực hiện trong
quá trình làm việc mà không ảnh hưởng đến ai. Một trong
những đối tượng của tôi là một phụ nữ đã làm việc ở nhiều
văn phòng có kích thước khác nhau. Làm cùng một công việc
trong cùng một tổ chức ở rất nhiều các văn phòng, cô ấy nhận
ra những trải nghiệm không gian hoàn toàn khác biệt giữa các
văn phòng. Có một văn phòng rất vừa vặn, những cái còn lại
thì không. Việc xem xét lại một cách kĩ lưỡng những trải
nghiệm của cô mang tới một sự thật rằng: giống như nhiều
người, cô ấy có thói quen đẩy người ra xa khỏi bàn và tựa lưng
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 8 9

vào ghế để giãn cẳng tay, cẳng chân và xương sống. Tôi nhận
thấy độ dài của sự xô-khỏi-chiếc-bàn rất đồng đều và nếu cô
ấy chạm vào tường khi tựa lưng thì văn phòng đó quá nhỏ với
cô. Nếu cô ấy không chạm tới tường thì không gian đó là khá
thoải mái.

Dựa vào những cuộc phỏng vấn với hơn một trăm người Mỹ,
có thể thấy rằng tồn tại ba vùng ẩn trong các văn phòng ở
nước Mỹ:

1. Vùng làm việc trực tiếp nơi đặt màn hình và ghế.
2. Tập hợp những điểm trong tầm với của cánh tay
nhưng nằm ngoài vùng kể trên.
3. Không gian được xem như giới hạn chạm tới khi một
ai đó tự đẩy ghế ra xa khỏi bàn để có một chút tách
rời khỏi công việc (song họ không thực sự đứng dậy).

Một phạm vi chỉ cho phép cử động trong vùng đầu tiên sẽ
mang đến trải nghiệm trật trội. Một văn phòng với kích cỡ của
vùng số hai bị xem là “nhỏ.” Một văn phòng có không gian
vùng số ba được cho là vừa vặn, đôi khi thừa.

Khoảng không vận động là một nhân tố quan trọng trong


cuộc-sống-hàng-ngày tại các công trình mà kiến trúc sư và
nhà thiết kế tạo ra. Hãy xem xét một khách sạn Ả Rập ngày
nay. Tôi thấy đa phần các phòng quá bé bởi tôi không thể đi
quanh phòng mà không va phải thứ gì. Nếu người Mỹ được
yêu cầu so sánh về hai căn phòng giống nhau, phòng nào cho
phép vận động thoải mái hơn thì người ta thường sẽ cảm giác
9 0 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

rộng hơn. Như vậy chắc chắn có một nhu cầu rất lớn trong
việc cải thiện cách bài trí không gian nội thất để mọi người
không phải lúc nào cũng bị va vào nhau. Một người phụ nữ
(khuyết danh) trong ví dụ của tôi, một người vui vẻ hoạt bát,
đã phải kiềm chế bức xúc cả chục lần với căn bếp hiện đại
nhưng được thiết kế thật tệ hại. Cô ấy nói:

“Tôi ghét chạm vào hay va phải ai đó dù họ đang ở gần tôi.


Đó là lí do vì sao căn bếp này làm tôi phát rồ người khi đang
cố gắng chuẩn bị bữa tối thì luôn có người chắn lối đi.”

(image: 1 theo sách)

Dù tồn tại những sai khác đáng kể theo từng cá nhân và nền
văn hóa về nhu cầu không gian (được viết từ chương 10 đến
chương 12) song vẫn có những sự khái quát nào đó phân biệt
không gian này với không gian kia. Nói ngắn gọn, những gì
bạn có thể làm trong một không gian cho trước xác định cách
bạn trải nghiệm nó như thế nào. Một căn phòng mà bạn có
thể bước qua trong một hoặc hai bước chân sẽ mang lại trải
nghiệm khác biệt hoàn toàn với một căn phòng cần mười lăm
hay hai mươi bước chân. Một căn phòng mà bạn có thể chạm
tay tới trần sẽ khá khác với một căn phòng trần cao 11 feel. Ở
những không gian ngoài trời lớn, bạn có được thực sự trải
nghiệm cảm giác mênh mông hay không, điều đó phụ thuộc
vào việc có hay không thể đi dạo quanh. Quảng trường San
Marco ở Venice thật tuyệt vời không chỉ vì kích thước và
những tỉ lệ mà còn bởi mỗi inch của nó bạn đều có thể cảm
nhận trên từng bước chân.
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 9 1

(image: 1 theo sách 2 quảng trường San Marco)

KHOẢNG KHÔNG NHIỆT

Thông tin tiếp nhận từ những thụ thể khoảng cách (mắt, tai
và mũi) chiếm một phần quan trong trong đời sống thường
nhật. Ít người trong chúng ta có thể nghĩ rằng da cũng là một
cơ quan thụ cảm quan trọng. Mất đi khả năng cảm nhận nóng
và lạnh, sinh vật – trong đó có cả con người – sẽ chóng chết.
Con người sẽ bị đông cứng vào mùa đông và sốc nhiệt vào
mùa hè. Một số trong nhiều tính chất thụ cảm (và giao tiếp)
tinh vi của da thường bị bỏ qua, bao gồm cả những tính chất
liên quan đến cảm nhận của con người về không gian.

Những dây thần kinh được gọi với cái tên proprioceptor giữ
vai thông báo cho một người biết những gì đang diễn ra khi
anh ta hoạt động cơ bắp. Việc cung cấp phản hồi cho phép
con người di chuyển mượt mà. Những dây thần kinh chiếm
một vị trí then chốt trong việc nhận thức khoảng không vận
động. Một hệ dây thần kinh khác, exterioceptor, nằm bên dưới
da, truyền tải những cảm giác nóng, lạnh, động chạm hay đau
đớn lên hệ thần kinh trung ương. Có thể phỏng đoán rằng khi
hai hệ thống dây thần kinh khác nhau làm việc, khoảng không
vận động và khoảng không nhiệt sẽ khác nhau về mặt tính
chất. Điều đó hoàn toàn chính xác trong trường hợp này mặc
9 2 | Ẩ n sa u kh ôn g g i a n

dù hai hệ thống này hoạt động cùng nhau và hỗ trợ lẫn nhau
trong hầu hết thời gian.

Chỉ mới đây thôi thì một số tính chất về nhiệt đáng chú ý của
da mới được phát hiện. Rõ ràng là khả năng phát thải và phát
hiện bức xạ nhiệt (hồng ngoại) của da đều cực kì tốt. Người
ta sẽ cho rằng khả năng trên, do được phát triển cao độ, quan
trọng với sự sinh tồn trong quá khứ và có thể vẫn còn chức
năng. Con người được trang bị để gửi và nhận những thông
điệp cũng như trạng thái cảm xúc của mình bằng nhiều
phương thức thay đổi nhiệt trên da ở nhiều vị trí khác nhau
trên cơ thể. Trạng thái cảm xúc cũng được phản ánh trong sự
thay đổi hoạt động cung cấp máu cho những phần khác nhau
của cơ thể. Mọi người xem cái “đỏ mặt” là một dấu hiệu thị
giác; nhưng kể cả những người da tối màu thì mặt cũng đỏ
nên dấu hiệu đó không phải là sự thay đổi của màu da. Việc
quan sát cẩn thận những người da tối màu khi họ bối rối hoặc
giận dữ hé mở nguyên do: sự phình lên của những mạch máu
trên phần má và phần mặt. Lượng máu cung cấp thêm làm
tăng nhiệt độ trong vùng “đỏ.”

Những dụng cụ mới giúp cho việc nghiên cứu về hoạt động
thải nhiệt, một lĩnh vực mà trước đây không thể tiến hành
bằng quan sát trực tiếp. Nghiên cứu là tiền đề cho những
nghiên cứu chi tiết hơn về nhiệt trong giao tiếp. Những dụng
cụ mới được nhắc tới là thiết bị phát hiện tia hồng ngoại và
máy quay phim hồng ngoại phát triển từ công nghệ cho vệ
tinh và tên lửa dẫn đường. Những thiết bị hồng ngoại ghi hình
một cách tuyệt hảo về hiện tượng. Tác giả R. D. Barnes trong
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 9 3

một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Science đã nhắc tới
phương pháp chụp những hình ảnh trong bóng tối bằng cách
sử dụng nhiệt bức xạ của cơ thể con người. Ông chỉ ra một số
điểm đáng chú ý từ những hình ảnh này. Chẳng hạn, màu da
không ảnh hưởng tới lượng nhiệt thải ra: da tối màu và da sáng
màu phát thải một lượng nhiệt tương đương nhau. Hiệu ứng
này [hình ảnh chụp được có màu sắc biến thiên theo từng vị
trí] là do hoạt động cung ứng máu lên một vị trí nhất định trên
cơ thể. Những thiết bị xác thực rằng một vùng da bị viêm trên
cơ thể nóng hơn xung quanh một vài độ, điều này có thể phát
hiện qua tiếp xúc thông thường. Hiện tượng tắc nghẽn lưu
thông máu và mầm bệnh (bao gồm cả ung thư vú ở phụ nữ)
có thể được chuẩn đoán bằng kĩ thuật hồng ngoại.

Nhiệt tăng trên bề mặt cơ thể của một người được phát hiện
theo ba cách: thứ nhất, bởi các thụ thể dò nhiệt trong da, nếu
hai đối tượng đủ gần; thứ hai, bằng cách tăng cường tương
tác khứu giác (mùi nước hoa hoặc kem dưỡng da mặt có thể
ngửi được ở khoảng cách lớn hơn khi nhiệt độ da tăng lên); và
thứ ba, qua việc kiểm tra bằng mắt.

Khi còn trẻ, tôi thường “thám thính” đối phương trong khi
khiêu vũ. Không chỉ có sự khác biệt về nhiệt độ giữa các bạn
nhảy, mà với cùng một người thì nhiệt độ cũng thay đổi theo
thời gian. Có một việc luôn xảy ra, lúc tôi thấy mình đã ổn định
thân nhiệt và bắt đầu hưng phấn (mà không thực sự biết tại
sao) thì những cô gái trẻ này sẽ gợi ý ra "lấy chút khí trời”. Khi
kiểm tra lại hiện tượng này sau nhiều năm, tôi nhắc tới những
9 4 | Ẩ n sa u k hô ng gi a n

biến đổi nhiệt của vài cô gái và hiểu được rằng chúng khá
giống nhau ở họ. Một đối tượng khẳng định cô ấy có thể nói
về trạng thái cảm xúc của bạn trai từ khoảng cách 3 đến 6
feet (0,9m đến 1,8m) trong bóng tối. Cô ấy thuật lại rằng cô
có thể phát hiện ra lúc nào cảm xúc giận dữ hoặc ham muốn
bắt đầu. Một người khác dựa trên những thay đổi nhiệt trên
ngực của bạn nhảy nam và cô sẽ đưa ra được hành động chính
xác trước khi mọi thứ “đi quá xa.”

Ai đó có thể chế nhạo những quan sát như trên nếu chúng
không phải báo cáo của một cuộc điều tra khoa học về giới
tính. Vậy nên tôi xin đề cập một bài luận được trình bày ở Hiệp
hội Nhân chủng học Hoa Kỳ năm 1961. Trong bài luận, W. N.
Masters đã chỉ ra rằng nhiệt độ phần da bụng tăng dần, được
biểu thị bằng những dải màu, là một trong những báo hiệu
sớm của hưng phấn tình dục. Đỏ mặt vì tức giận, đỏ mặt do
bối rối, đỏ đôi mắt như đang "cháy âm ỉ", lòng bàn tay đổ mồ
hôi và "mồ hôi lạnh" của nỗi sợ hãi, và việc dâng trào đam mê
nhiều hơn là sự tò mò. Kết hợp với những gì chúng ta biết về
hành vi trong các dạng sống thấp hơn, các hiện tượng trên có
thể được coi là tàn dư đáng kể (hóa thạch hành vi, bạn có thể
gọi như vậy) ban đầu phục vụ mục đích để cho người khác
biết điều gì đang diễn ra.

Phần trình bày này dường như vẫn đáng tin cậy ngay cả khi
chúng ta xem xét khả năng được đề xuất bởi Hinde và
Tinbergen, rằng có một cơ chế thần kinh nào đó điều khiển
những con chim khi chúng sử dụng bộ lông để làm mát và giữ
ấm. Cơ chế đó phân chia chức năng rõ ràng theo như sau: một
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 9 5

con đực hiện diện trước một con đực đang giận dữ khác, nó
đặt ra một thông điệp phức tạp (nội tiết và thần kinh) lên
những phần khác nhau của cơ thể, chuẩn bị cho giao tranh.
Một trong nhiều thay đổi sau đó là sự gia tăng nhiệt độ dẫn
tới hiện tượng xù lông như trong ngày hè nóng bức. Cơ chế
này rất giống với bộ điều nhiệt ở xe hơi trong thời kì đầu, hoạt
động đóng mở lỗ thông hơi của bộ tản nhiệt tùy theo trạng
thái nóng hay nguội của động cơ.

Nhiệt độ có một tác động to lớn tới cách con người trải
nghiệm trạng thái đông đúc. Một dây chuyền phản ứng xảy ra
khi không có đủ không gian để tiêu tan sức nóng của đám
đông và nhiệt bắt đầu tích tụ. Để duy trì cùng một mức độ
thoải mái và bớt dính líu đến nhau, một đám đông đang
“xung” cần nhiều phòng hơn một phòng lạnh. Tôi đã có dịp
chứng kiến điều này một lần khi gia đình tôi đi du lịch châu Âu
bằng máy bay. Hoãn chuyến liên miên và chúng tôi phải đứng
xếp hàng đợi. Cuối cùng chúng tôi được chuyển từ trong nhà
ga hàng không có máy điều hòa sang một nơi ngoài trời giữa
trời mùa hè nóng bức. Dù những hành khách không đứng gần
nhau hơn, nhưng tình trạng chen chúc rõ ràng hơn rất nhiều.
Tác nhân quan trọng dẫn đến sự thay đổi là nhiệt. Khi những
khối cầu nhiệt giao vào nhau và mọi người đều có thể ngửi
thấy những người xung quanh, họ không chỉ càng bị “dính”
vào nhau hơn, mà thậm chí còn bị chi phối bởi ảnh hưởng hóa
học từ cảm xúc những người khác – nếu hiệu ứng Bruce được
nhắc tới trong chương 3 cũng xảy ra với con người. Một vài
đối tượng của tôi lên tiếng về những trạng thái cảm xúc của
9 6 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

những người không-liên-hệ (người tránh tiếp xúc với người lạ)
khi họ nói rằng họ ghét ngồi ghế bọc da mà ai đó ngồi trước
vừa mới bỏ lại. Trong tàu ngầm, một lời phàn nàn thường thấy
của thủy thủ đoàn là về vấn đề “cái giường nóng” – hoạt động
chia sẻ chung giường tầng, khi một ai đó đến phiên “chui ra
khỏi ổ” thì người hết ca vào thế chỗ. Chúng tôi không biết tại
sao nhiệt của chính bản thân thì có thể chấp nhận được nhưng
của người lạ thì không. Có thể do sự nhạy cảm mãnh liệt đối
với những sai khác nhiệt độ dù khá nhỏ. Con người dường như
phản ứng một cách tiêu cực với hình mẫu nhiệt không quen
[hơi ấm người lạ].

Quá trình diễn giải của nhận thức (hay không có nó) về nhiều
thông điệp mà chúng ta tiếp nhận từ những thụ thể nhiệt đặt
ra một số vấn đề cho nhà khoa học. Quá trình này phức tạp
hơn là rõ ràng ngay từ ban đầu. Chẳng hạn, hoạt động bài tiết
của tuyến giáp làm thay đổi cảm giác lạnh; chứng suy giáp
khiến cho vật chủ cảm thấy lạnh, trong khi chứng cường giáp
gây hiệu ứng ngược lại. Giới tính, độ tuổi và hóa chất cơ thể
đều có liên quan đến nhau. Xét dưới góc độ thần kinh học,
việc điều hòa nhiệt nằm sâu trong não và được kiểm soát bởi
vùng dưới đồi. Nhưng văn hóa hiển nhiên cũng ảnh hưởng tới
thái độ. Sự thật rằng con người có thể ít gắng sức hoặc không
quan tâm việc kiểm soát hệ thống thân nhiệt, điều này có thể
giải thích tại sao lại có ít nghiên cứu trong vấn đề này đến vậy.
Như nhận xét của Freud và đồng sự, nền văn hóa của chúng
ta có xu hướng đổ dồn vào những thứ có thể kiểm soát được
và phủ nhận những thứ không. Thân nhiệt mang đặc trưng cá
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 9 7

nhân cao, nó gắn bó mật thiết với trí óc cũng như những trải
nghiệm tuổi thơ.

Tiếng Anh có rất nhiều cách diễn đạt kiểu như “hot under the
collar”, “a cold stare”, “a heated argument”, “he warmed up to
1
me” . Những kinh nghiệm của tôi trong việc tiến hành nghiên
cứu về không gian giao tiếp khiến tôi tin rằng những cách diễn
đạt trên mang ý nghĩa sâu xa hơn chỉ là hình thức của câu nói.
Rõ ràng việc nhận biết những biến chuyển thân nhiệt, của
mình và của người khác, là một trải nghiệm thông dụng được
tích hợp vào trong ngôn ngữ.

Một phương pháp kiểm tra phản ứng của con người với trạng
thái nhiệt trong cơ thể của anh ta và những người khác là sử
dụng bản thân như một thiết bị điều khiển. Mối quan tâm ngày
càng lớn của tôi đã chỉ cho tôi biết rằng: da còn hơn cả một
nguồn thông tin bất biến ở một khoảng cách mà tôi từng giả
định. Lại nhắc đến một ví dụ, lần tôi đi dạ tiệc, vị quan khách
danh dự đang nâng dĩa và sự chú ý của mọi người đổ dồn vào
ông. Trong khi lắng nghe chăm chú, tôi nhận ra có cái gì đó
khiến tôi rụt tay lại khỏi bàn theo phản xạ. Tôi không hề chạm
phải, nhưng có một kích thích nào đó đã tạo ra cú rụt tay
không mong muốn khiến tôi giật mình. Khi không rõ nó là cái
gì, tôi đặt lại tay vào vị trí cũ. Rồi tôi nhìn sang tay của vị khách

1 Người dịch giữ nguyên những từ tiếng Anh để thể hiện đúng nội
dung muốn truyền đạt của tác giả
9 8 | Ẩ n s au k hô ng gi a n

ngồi cạnh tôi đang đặt lên khăn trải bàn. Nhớ lại vài giây trước
đó, tôi đã mơ hồ nhìn thấy, ở ngoại vi trường nhìn, cô ấy đặt
tay lên bàn trong khi lắng nghe. Tôi cảm tưởng như sắp chạm
vào một nguồn nhiệt, chỉ cách tay mình chừng 2,5 inch! Trong
những trường hợp khác, tôi hoàn toàn biết được sự hiện diện
của ai đó trong khoảng cách từ 11 đến 18 inch (2,8m đến 4,6m)
dựa vào nguồn nhiệt phát ra từ mặt họ, cũng như là khi có ai
đó tựa vào tôi trong khi đang xem một bức tranh hay một
cuốn sách.

Bạn đọc có thể dễ dàng kiểm tra sự nhảy cảm của chính mình.
Môi và mu bàn tay nhận biết nhiệt tốt. Đặt mu bàn tay lên
trước mặt, từ từ di chuyển nó lên và xuống ở những khoảng
cách khác nhau. Bạn có thể biết được vị trí mà nhiệt được phát
hiện một cách dễ dàng.

Người mù rất nhạy cảm với bức xạ nhiệt. Dù vậy, họ không ý


thức được sự nhạy cảm của chính họ và chẳng nói gì cho tới
khi di chuyển để tìm kiếm những cảm giác nhiệt. Điều này
được phát hiện ra trong khi những phỏng vấn được tiến hành
bởi tôi và một cộng sự chuyên khoa tâm thần, bác sĩ Warren
Brodey. Chúng tôi điều tra về cách sử dụng giác quan của
người mù. Trong suốt cuộc phỏng vấn, những người tham gia
nhắc đến những luồng không khí quanh cửa sổ, và cửa sổ
quan trọng như thế nào với người mù trong việc định hướng
không-nhờ-tới-thị-giác. Cửa sổ cho phép họ định vị chính
mình trong một căn phòng và duy trì liên lạc với bên ngoài. Vì
thế chúng ta có lí do để tin rằng người mù có nhiều giác quan
phát triển (trước nay người ta thường chỉ nói đến thính giác
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 9 9

của người mù được cho là tốt hơn người bình thường). Ở phần
kế tiếp trong cuộc phỏng vấn với nhóm này, có những trường
hợp lặp đi lặp lại, trong đó nhiệt bức xạ từ đối tượng mà người
mù phát hiện ra được sử dụng như một công cụ hỗ trợ tìm
đường. Một bức tường gạch ở mặt phía bắc của một con phố
sẽ được người mù xem như một biểu tượng vì nó tỏa nhiệt
trên toàn bộ chiều rộng của lối đi bộ.

KHOẢNG KHÔNG XÚC GIÁC

Những trải nghiệm không gian về mặt xúc giác và thị giác luôn
đan xen lẫn nhau không thể tách rời. Hãy nghĩ một phút về
cách trẻ con với, ôm, vuốt và dùng miệng chạm vào tất cả
mọi thứ, và phải mất bao nhiêu năm để dạy chúng bớt dùng
xúc giác mà chuyển sang sử dụng thị giác. Bình xét về nhận
thức không gian, nghệ sĩ Braque phân biệt giữa khoảng không
thị giác và xúc giác như sau: khoảng không “xúc giác” phân
tách người xem với đối tượng trong khi khoảng không “thị
giác” phân tách các đối tượng với nhau. Nhấn mạnh sự khác
biệt giữa hai loại và mối liên hệ của chúng với trải nghiệm
không gian, ông ấy khẳng định rằng phép phối cảnh “khoa
học” thì không có gì, nhưng một việc đánh lừa thị giác – một
trò lừa lọc tai hại – không thể làm cho nghệ sĩ truyền tải đầy
đủ trải nghiệm của không gian.
1 0 0 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

James Gibson, nhà tâm lí học, cũng liên hệ thị giác với xúc
giác. Ông ấy khẳng định rằng nếu chúng ta quan niệm hai thứ
như hai kênh thông tin, mà ở đó chủ thể khám phá (quét thông
tin) một cách chủ động với tất cả các giác quan, thì dòng cảm
nhận sẽ mạnh lên. Gibson phân biệt hai khái niệm tiếp xúc chủ
động (quét bằng xúc giác) và tiếp xúc thụ động (bị va chạm
vào). Ông công bố rằng tiếp xúc chủ động cho phép các chủ
thể sao chép khái quát các đối tượng được sàng lọc bằng mắt
với độ chính xác 95%. Trong khi đó, tiếp xúc thụ động chỉ
chính xác 49%.

Michael Balint, viết trong tạp chí “International Journal of


Psychoanalysis”, miêu tả hai thế giới nhận thức khác biệt, một
bên định hướng theo thị giác, bên kia định hướng theo xúc
giác. Balint nhận thấy thế giới định hướng xúc giác nhanh hơn
và cũng thân thiện hơn so với thế giới định hướng thị giác, mà
trong đó không gian thân thiện nhưng đầy nguy hiểm và nhiều
đối tượng không đoán trước được (con người).

Mặc dù ai cũng biết da có chức năng thu nhận thông tin, song
những nhà thiết kế và kĩ sư vẫn thất bại trong việc nắm bắt
những ý nghĩa sâu xa của xúc giác, đặc biệt là tiếp xúc chủ
động. Họ không hiểu được tầm quan trọng của nó trong việc
duy trì mối liên kết giữa con người với thế giới anh ta sống
1
bên trong. Hãy xem “những con quái vật tai tiếng của Detroit”

1 những con quái vật tai tiếng của Detroit: tác giả muốn nhắc tới
những chiếc xe hơi sản xuất tại Detroit.
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 1 0 1

làm tắc nghẽn giao thông của chúng ta. Kích thước khổng lồ
của chúng cộng với những chiếc ghế davenport, giảm xóc êm
và cách âm tốt làm mỗi chuyến đi thiếu thốn cảm giác. Xe hơi
Mỹ được thiết kế để mang lại ít cảm giác hành trình nhất có
thể. Nhưng rất nhiều điều thú vị trên một chuyến đi bằng xe
thể thao hay thậm chí là xe hơi châu Âu đến từ cảm nhận
trong tương tác của của người dùng với chiếc xe cũng như
với mặt đường. Một trong những điểm thu hút của bộ môn
đua thuyền buồm, theo góc nhìn của những người đam mê
nó, nằm ở tương tác của các loại trải nghiệm: nhìn, vận động
và tiếp xúc. Một người bạn chơi đua thuyền nói với tôi nếu
không cầm lái thì anh ta có rất ít cảm giác về những gì đang
diễn ra với con thuyền. Không còn hoài nghi gì nữa, đua
thuyền buồm mang lại cảm giác luôn luôn mới cho những tín
đồ của bộ môn này, một cảm giác bị chúng ta khước từ trong
cuộc sống ngày càng biệt lập và tự động.

Khi gặp sự cố hoặc thảm họa, nhu cầu tránh giao tiếp vật lý
có thể rất quan trọng. Tôi không nói về những sự cố quá tải
nghiêm trọng gây ra thảm họa, chẳng hạn như những con tàu
buôn người với mật độ 1,1 đến 8,0 feet vuông một người (0,10
2
đến 0,74m / người), ở đây tôi nhắc đến những trường hợp
“thông thường” hơn trong tàu điện ngầm, thang máy, nơi trú
ẩn không kích, bệnh viện và nhà tù. Hầu hết dữ liệu được dùng
để thiết lập nội qui cho đám đông là không phù hợp vì họ quá
đông. Thiếu mất thước đo rõ ràng, những người nghiên cứu
trạng thái đông đúc liên tục rơi trở lại những sự cố mà ở đó
tình trạng đã quá cực đoan dẫn đến kết cục điên loạn hoặc tử
1 0 2 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

nạn. Càng biết được nhiều điều về con người và động vật thì
càng thấy rõ rằng: da là một ranh giới hay thước đo rất không
thỏa mãn cho đám đông. Giống như những phân tử dao động
hình thành nên hợp chất, những sinh vật cũng vận động và
cần ít nhiều khoảng trống cố định. Sự co kéo không gian có
thể chạm tới đáy – mức không tuyệt đối – khi con người nén
lại để ngăn cản sự vận động. Trên mức này, không gian bao
chứa hoặc là cho phép người ta di chuyển thoải mái, hoặc là
kiến anh phải xô đẩy, bon chen. Cách anh ta phản ứng lại sự
xô đẩy này, và do đó cũng là cách ứng xử với không gian, phụ
thuộc vào cảm giác của anh ta về sự va chạm với những người
lạ. Hai nhóm mà tôi đã có chút ít kinh nghiệm - người Nhật
Bản và người Ả Rập - có khả năng chịu đựng việc tụ tập trong
không gian công cộng và trong băng tải cao hơn nhiều so với
người Mỹ và người Bắc Âu. Tuy nhiên, người Ả Rập và người
Nhật dường như quan tâm nhiều hơn đến những yêu cầu riêng
của họ đối với những không gian họ sinh sống hơn là người
Mỹ. Người Nhật đặc biệt dành nhiều thời gian để tổ chức
không gian ở cho phù hợp với cảm nhận của tất cả các giác
quan của họ.

Chất cảm, thứ mà tôi nói rất ít, được đánh giá và kiểm nghiệm
gần như hoàn toàn bằng cách tiếp xúc dù cho nó hiển hiện rất
trực quan. Với vài ngoại lệ (được đề cập đến ở sau), kí ức trải
nghiệm xúc giác cho phép ta đánh giá đầy đủ giá trị của chất
cảm. Cho đến nay, chỉ có một vài nhà thiết kế đã chú ý nhiều
đến điều đó, và việc sử dụng nó trong kiến trúc phần lớn là
lộn xộn và bất qui tắc. Nói cách khác, chất cảm bề mặt trên
và trong các tòa nhà hiếm khi được người thiết kế sử dụng có
5. N h ậ n th ứ c k hô ng gia n: n h ữ ng th ụ th ể tr ự c ti ếp –
da và c ơ b ắ p | 1 0 3

ý thức, kiến thức sử dụng trong thiết kế ít khi song hành cùng
nhận thức về mặt tâm lý hay xã hội.

Nhìn những sản phẩm mà người Nhật tạo ra, ta hiểu rằng họ
có ý thức hơn về tầm quan trọng của chất cảm bề mặt. Một
cái bát nuột nà và “thích tay” khi chạm vào không chỉ thể hiện
sự quan tâm của người nghệ nhân tới sản phẩm và người sử
dụng; cái bát đó còn thể hiện sự quan tâm của anh ta đến
chính mình. Những phần hoàn thiện bằng gỗ thô của những
thợ thủ công thời trung cổ cũng truyền tải tầm quan trọng
của chúng gắn với xúc giác. Xúc giác là giác quan mang lại
nhiều trải nghiệm cá nhân nhất trong tất cả. Với nhiều người,
những khoảnh khắc thân mật nhất trong cuộc đời đều gắn liền
với sự thay đổi chất cảm trên bề mặt làn da. Làn da thô ráp
giống như kháng cự động chạm, rồi khi người ta đang yêu, và
làn da mềm như lụa; đó đều là những thông điệp mang ý nghĩa
phổ quát mà một cơ thể truyền tải cho một cơ thể khác.

Mối quan hệ của con người với môi trường xung quanh là một
chức năng của cỗ máy cảm quan cộng thêm cách thức bộ
máy này được tạo điều kiện để phản hồi. Ngày nay, hình ảnh
vô thức về bản thân – cuộc đời người đó, quá trình tồn tại
từng phút – được dựng từ các mẩu thông tin phản hồi cảm
giác trong một môi trường cơ giới rộng lớn. Một bài viết về
những thụ thể trực tiếp hé lộ sự thật những người Mỹ sống ở
vùng nội đô và ngoại ô có ít cơ hội cho những trải nghiệm chủ
động trên cơ thể họ hay trong không gian họ cư trú. Những
không gian đô thị của chúng ta mang lại ít sự hứng thú hay đa
1 0 4 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

dạng về mặt thị giác và hầu như không có cơ hội để xây dựng
yếu tố vận động trong trải nghiệm không gian. Nhiều người bị
tước đi trải nghiệm này và thậm chí còn bị bó trong chật chội.
Ngoài ra, ô tô đang làm con người xa lánh cơ thể và môi
trường xung quanh từng bước một. Người nào đó sẽ có cảm
nhận rằng ô tô đang gây chiến với thành phố và có thể là với
chính con người. Hai khả năng cảm quan bổ sung – tính nhạy
bén của da với những thay đổi của nhiệt và chất cảm – không
chỉ thông báo những thay đổi cảm xúc cá nhân cho người
khác mà còn phản hồi lại những thông tin về bản chất cá nhân
đặc trưng từ môi trường xung quanh.

Cảm giác của con người trong không gian rất gần với những
cảm giác về cơ thể, thứ nằm trong quan hệ giao tiếp mật thiết
với môi trường. Có thể được xem con người bao gồm các khía
cạnh như thị giác, vận động, xúc giác và nhiệt trong bản thân
mình mà có thể bị ức chế hoặc khuyến khích phát triển bởi
môi trường của mình. Chương 6 xem xét thế giới thị giác của
con người và cách người đó xây dựng nó.
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 0 5

6. KHÔNG GIAN THỊ GIÁC

Thị giác là giác quan tiến hóa cuối cùng và phức tạp nhất. Dữ
liệu được gửi tới hệ thần kinh thông qua mắt nhiều hơn và ở
mức độ cũng mạnh hơn thông qua việc tiếp xúc hay nghe
ngóng. Thông tin mà người mù có thể thu nhận được bị giới
hạn trong bán kính từ 20 tới 100 feet (6 m đến 30,4 m). Nếu
có thị giác, anh ta có thể nhìn thấy sao. Người mù dù giỏi lắm
cũng chỉ đi lại với một tốc độ tối đa trung bình từ 2 đến 3 dặm
một giờ (3,2 đến 4,8 km/h) trong khu vực quen thuộc của họ.
Nếu có thị giác, con người có thể bay nhanh hơn âm thanh
trước khi anh ta cần trợ giúp để tránh làm nổ mọi thứ. (Trên
một chiếc MACH 1, người phi công phải biết về những chuyến
bay khác trước khi họ có thể nhìn thấy. Nếu hai chiếc máy bay
đang trong quá trình lao vào nhau, tốc độ của chúng không
cho phép họ có thời gian để tránh.)
1 0 6 | Ẩ n s au k hô ng gia n

Ở loài người, mắt kiêm nhiều chức năng, cho phép con người:

1. Nhận dạng đồ ăn, bạn bè và trạng thái vật lý của


nhiều thứ ở một khoảng cách.
2. Định hướng trên mọi địa hình có thể nhận thức được,
tránh vật cản và nguy hiểm.
3. Làm những công cụ, …. Và thu thập thông tin về trạng
thái cảm xúc của người khác.

Mắt thường được cho là phương tiện chính giúp con người thu
thập thông tin. Mặc cho tầm quan trọng của chức năng như
“thu thập thông tin”, chúng ta vẫn có thể bỏ qua sự hữu ích
của thị giác trong quá trình truyền tải thông tin. Chẳng hạn,
một ánh mắt thôi có thể trừng phạt hay khích lệ ai đó, trong
một số trường hợp người ta sử dụng ánh mắt như một cách
để tạo lợi thế. Độ mở của con ngươi có thể biểu thị cho sự yêu
thích hay chán ghét.

QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP THỊ GIÁC

“Viên đá đỉnh vòm” trong sự hiểu biết về con người là việc


thừa nhận khả năng tổng hợp kinh nghiệm ở những điểm
chuyển giao nhất định. Nói cách khác, con người có thể học
trong lúc quan sát và những gì anh ta học được sẽ ảnh hưởng
đến những gì anh ấy quan sát. Điều này tạo ra khả năng thích
nghi cao ở loài người và cho phép họ khám phá những kinh
nghiệm trước đó. Nếu con người không học hỏi từ quan sát,
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 0 7

sự ngụy trang chẳng hạn, sẽ phát huy tác dụng trong mọi tình
huống và con người không còn khả năng phòng vệ trước
những sinh vật có khả năng ngụy trang tốt. Khả năng phát
hiện hành vi giả trang chứng minh một điều: con người đã
thay đổi nhận thức sau những lần học hỏi.

Trong bất kì cuộc tranh luận nào về thị giác, điều thiết yếu là
phải phân biệt giữa hình ảnh trên võng mạc và những gì con
người tiếp nhận. Nhà tâm lý học tài năng ở Cornell, James
Gibson, người mà tôi sẽ nhắc đi nhắc lại trong chương này, đã
phân biệt cái có trước – “trường thị giác” (trường nhìn) – và
cái xuất hiện sau – “thế giới thị giác.” Trường thị giác được tạo
nên bởi tập hợp sự thay đổi ánh sáng liên tục – được lưu lại
trên võng mạc – thứ để con người xây dựng thế giới thị giác.
Sự thật thì con người phân biệt (mà hoàn toàn không ý thức
được việc đó) giữa những ấn tượng cảm giác tác động vào
võng mạc với những gì anh ta nhìn thấy – dữ liệu cảm giác từ
những nguồn khác và được dùng để kiểm tra trường thị giác.
Để có những miêu tả chi tiết hơn về sự khác biệt cơ bản giữa
trường thị giác và thế giới thị giác, người đọc có thể tham
khảo công trình nghiên cứu của Gibson, “The Perception of
the Visual World.”

Khi di chuyển qua không gian, con người dựa vào những
thông điệp thu nhận được từ cơ thể để ổn định thế giới thị
giác. Nếu không có những phản hồi từ cơ thể, rất nhiều người
sẽ mất kết nối với thực tế và gặp ảo giác. Tầm quan trọng của
sự kết hợp trải nghiệm vận động và trải nghiệm thị giác được
chứng minh bởi hai nhà tâm lý học, Held và Heim, khi họ mang
1 0 8 | Ẩ n s au k hô ng gia n

những con mèo qua một mê cung những dấu chân trùng nhau
mà những con mèo khác đã đi. Những con mèo được mang
đi đã thất bại trong việc phát triển “những khả năng thị giác
về không gian thông thường.” Chúng gần như không học
được gì từ mê cung đó, cũng như những con mèo khác.
Kinesthesia – thụ thể vận động như một yếu tố chỉnh sửa thị
giác được kiểm chứng thông qua thí nghiệm hai lần bởi
Adelbert Ames và sau đó là những nhà tâm lý học giao tiếp
khác. Trong một căn phòng, các đối tượng được đưa cho một
cây gậy và được yêu cầu đánh dấu một điểm gần cửa sổ.
Trước khi bước vào thí nghiệm, họ thấy căn phòng là hình chữ
nhật. Họ luôn luôn sẽ nhầm ở một vài lần thử đầu tiên. Khi họ
dần dần học được cách điều chỉnh theo ý của mình và có thể
kiểm soát mục tiêu bằng đầu gậy, họ thấy căn phòng không
phải là vuông vức hoàn hảo mà thực ra là khối lập phương
biến dạng. Một ví dụ khác cá biệt hơn là ngọn núi không bao
giờ trông giống nó một khi người ta đã leo lên.

Rất nhiều tư tưởng được trình bày ở đây không hề mới. Hai
trăm năm mươi năm trước, Bishop Berkeley đã đặt nền móng
khái niệm cho các lí thuyết hiện đại về thị giác. Dù cho nhiều
học thuyết của Berkeley bị bác bỏ bởi những người cùng thời
thì chúng vẫn đặc biệt đáng chú ý, nhất là dưới góc độ khái
quát chung của khoa học thời kì đó. Berkeley lập luận rằng
con người thực sự đánh giá khoảng cách như một kết quả của
sự tương tác qua lại giữa các giác quan với một người khác và
với những trải nghiệm trong quá khứ. Ông bảo vệ rằng chúng
ta không “cảm nhận ngay lập tức bằng thị giác bất cứ thứ gì
bên cạnh ánh sáng, màu sắc và hình dạng; hay bằng cách lắng
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 0 9

nghe bất cứ điều gì ngoại trừ âm thanh.” Một kịch bản song
song được dựng lên với việc lắng nghe âm thanh từ một cỗ
xe ngựa vô hình. Theo Berkeley, một người, nghiêm nghị nói
không nghe thấy “tiếng xe ngựa”; một người nghe được thì
thấy rằng âm thanh xe ngựa như đang quyện vào trong tâm
trí anh ta. Con người có khả năng “lấp đầy” chi tiết thị giác
dựa trên những tín hiệu âm thanh bắt được trong nhà hát bởi
những hiệu ứng âm thanh tác động lên họ. Trong hoàn cảnh
tương tự, Berkeley phủ nhận khoảng cách được nhận thấy
ngay tức khắc. Những từ như “cao”, “thấp”, “trái” và “phải”
mang đúng nghĩa của nó từ trải nghiệm tiếp xúc và vận động.

. . . Giả sử bằng thị lực của mình, tôi lờ mờ nhìn thấy


một số thứ mà tôi hoài nghi liệu đó là người, hay là
cây, hay tòa tháp, ở khoảng cách một dặm. Hiển
nhiên tôi không có ý rằng những gì tôi nhìn thấy được
nằm trong khoảng một dặm – hoặc đó chỉ là duy nhất
một hình ảnh hay là dạng tương đồng của bất kì thứ
gì trong khoảng cách một dặm – vì mỗi bước tôi đi
tới mục tiêu thì hình ảnh về nó lại thay đổi, từ khuất
lấp, bé nhỏ, nhạt nhòa sang mạnh mẽ, to lớn và rõ
ràng. Và khi tôi đi tới cuối đoạn đường một dặm đó,
những gì tôi nhìn thấy ban đầu đã gần như biến mất,
tôi không tìm thấy bất kì sự tương đồng nào nữa.

Berkeley đang miêu tả trường nhìn vô thức ở mức cao của nhà
khoa học và nghệ sĩ. Những thứ ai đó đánh giá theo phán đoán
của họ dựa trên chính “thế giới thị giác” của họ. Mãi sau này,
1 10 | Ẩ n sau kh ôn g g ia n

giống như berkeley, Piaget gia tăng sức ép lên mối liên hệ giữa
cơ thể với thị lực và khẳng định “những quan niệm không gian
là những hành động nội tâm.” Dù vậy, như nhà tâm lí học
James Gibson đã chỉ ra, có một mối tương tác giữa thị giác và
tri giác cơ thể (kinesthesia) mà Berkeley đã không thừa nhận.
Có những dấu hiệu thị giác rõ ràng với nhận thức không gian,
chẳng hạn như sự thật rằng trường thị giác mở rộng khi bạn
di chuyển tới gần và thu nhỏ khi bạn lui ra xa. Một trong những
đóng góp lớn lao của Gibson là việc ông đã làm quan điểm
này trở nên rõ ràng.

Nhu cầu biết nhiều hơn về những quá trình cơ bản ẩn dưới
những trải nghiệm “chủ quan” của con người gần đây đã được
ghi nhận bởi những nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Những gì được phát hiện về những đầu thu cảm quan
chứng minh rằng chúng không thể sản sinh ra những hiệu ứng
khi thiếu vắng quá trình tổng hợp ở mức độ cao hơn trong
não bộ. Kì lạ thay, một cái cửa đi, một ngôi nhà, hay một chiếc
bàn luôn luôn được xem như có cùng hình dạng và màu sắc,
dù cho chúng được cảm nhận từ nhiều góc độ rất khác nhau.
Cuộc kiểm tra chuyển động của mắt hé lộ ra rằng hình ảnh thị
giác gốc trên võng mạc có thể không bao giờ trùng lặp vì mắt
không ngừng chuyển động. Một khi điều này được công nhận,
nó sẽ trở thành một yếu điểm để phát hiện quá trình cho phép
con người thấy mọi vật như bất động, trong khi những thứ
được ghi lại trên võng mạc thì vẫn không ngừng chuyển động.
Đặc điểm này, cùng với quá trình tổng hợp trong não bộ, được
nhân đôi khi con người lắng nghe người khác nói.
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 1 1

Những nhà ngôn ngữ học nói với chúng tôi rằng khi những chi
tiết của lời nói được phân tích và ghi âm lại với tính nhất quán
và chính xác, thường rất khó khăn để phân tách rạch ròi từng
âm độc lập. Đây là một trải nghiệm thường thấy ở những du
khách mới đặt chân lên một vùng đất ngoại quốc mà thứ ngôn
ngữ ở đó họ không thể hiểu được dù đã chuẩn bị ở nhà. Người
tại đó không phát âm giống người dạy ở nhà! Điều này có thể
gây nên rất nhiều rắc rối. Giữa những người nói một thứ ngôn
ngữ hoàn toàn xa lạ, người ta sẽ nghe thấy một âm thanh mờ
nhạt không phân biệt được. Sau đó, những phát thảo thô sơ
về một mô thức bắt đầu hiện lên trong não. Khi học tốt thứ
ngôn ngữ đó nghĩa là anh đang tổng hợp rất thành công, anh
có thể diễn giải rất nhiều sự vật sự việc. Nhiều thứ ngày xưa
khó hiểu thì nay đã trở nên tỏ tường.

Học thuyết cho rằng nói và hiểu là một quá trình tổng hợp dễ
được chấp nhận hơn ý tưởng thị giác được tổng hợp hóa, vì
chúng ta ít khi chủ động để tâm tới việc quan sát như là tới
việc phát ngôn. Nhưng nếu ý tưởng đó được chấp nhận, rất
nhiều thứ có thể được giải thích hơn, nhiều ghi chú hơn rằng
một “thực tế” ổn định, đồng nhất được ghi lại trên một hệ
thống thụ cảm thị giác thụ động, qua đó những gì được nhìn
thấy là giống nhau với tất cả mọi người và vì thế có thể được
coi như một điểm tham khảo chung.

Quan niệm “không có hai người nào nhìn thấy giống hệt nhau
khi quan sát cùng một thứ trong trạng thái tự nhiên của thị
giác” đang gây sốc với một số người vì nó ám chỉ rằng con
người không liên hệ với thế giới xung quanh theo cách thức
1 12 | Ẩ n sau kh ôn g gi a n

tương đương nhau. Dù vậy, không có sự công nhận những


quan điểm khác biệt, quá trình diễn giải từ thế giới cảm nhận
của một người sang người khác là không thể thực hiện. Cách
biệt giữa thế giới cảm nhận của hai người trong cùng một nền
văn hóa chắc chắn sẽ ít hơn giữa hai người mang hai văn hóa
khác nhau, nhưng vẫn sẽ có những vấn đề. Khi còn người trẻ,
tôi đã dành nhiều mùa hè cho việc nghiên cứu khảo cổ với
sinh viên trên những hoang mạc miền bắc Arizona và nam
Utah. Tất cả mọi người trong những chuyến đi đó đều mang
theo động lực rất cao để tìm ra những đồ vật chế tác bằng đá
hay đầu mũi tên. Chúng tôi bước đi dọc theo vách đá, nhìn
xuống và đào bới khu vực khảo cổ. Khí thế lên cao nhưng sinh
viên của tôi cứ bước đi bước lại qua những đầu mũi tên nằm
ngay lớp trên cùng của mặt đất. Trước sự thất vọng tràn trề
của họ, tôi cúng xuống nhặt lên những thứ mà đơn giản là họ
không nhìn thấy, bởi lẽ tôi đã học được những gì nên chú ý và
những gì thì bỏ qua. Tôi đã làm việc nhiều năm và biết những
gì cần tìm, nhưng có thể không nhận ra những manh mối thật
sự rõ ràng của mũi tên.

Tôi có thể tìm thấy những đầu mũi tên trên sa mạc, thế nhưng
cái tủ lạnh thì đúng là một khu rừng rậm rạp khiến tôi dễ dàng
bị lạc. Dù vậy, đáng ngạc nhiên là vợ tôi sẽ chỉ ra mẩu pho mai
hay món nướng ở ngay trước mặt tôi mà tôi không nhìn thấy.
Hàng trăm trải nghiệm thực tế đã thuyết phục tôi rằng đàn
ông và phụ nữ sống trong những thế giới thị giác khá khác
biệt. Có những khác biệt không thể đổ lí do cho độ nhạy bén
của mắt. Đàn ông và phụ nữ đơn giản là đã học sử dụng mắt
của họ theo những cách khác nhau.
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 1 3

Bằng chứng rõ ràng về việc con người ở những nền văn hóa
khác nhau mang những thế giới nhận thức khác nhau được
tìm ra trong cách họ định hướng trong không gian, cách họ đi
xung quanh và di chuyển từ điểm này sang điểm khác. Ở
Beirut, tôi đã có trải nghiệm về việc này trong khi tiến lại gần
một tòa nhà – tòa nhà này đang ở gần tôi. Một người Ả Rập
mà tôi đã hỏi đường nói cho tôi vị trí tòa nhà và chỉ hướng đại
khái mà tôi nên đi. Thú thật, với hành động của anh ấy – mà
anh ấy nghĩ là mình đang chỉ vị trí tòa nhà – thì tôi không thể
biết được anh ta đang nhắc đến tòa nhà nào hay thậm chí cả
ba con phố giáp mặt nó, dù tất cả đều rõ ràng ngay ở chỗ
chúng tôi đang đứng. Rõ ràng, chúng tôi đang sử dụng hai hệ
thống định hướng hoàn toàn khác nhau.

CƠ CHẾ QUAN SÁT

Làm thế nào những khác biệt trong thế giới thị giác của hai
người trở nên rõ ràng hơn nếu nó được biết rằng võng mạc
(phần nhạy sáng của mắt) được tạo thành bởi ít nhất ba phần,
hay ba khu vực riêng biệt: fovea, macula và vùng ngoại vi. Mỗi
vùng đảm nhận những chức năng quan sát khác nhau, cho
phép con người nhìn theo ba cách. Vì ba cách quan sát xảy ra
đồng thời và hòa vào nhau nên bình thường chúng không bị
tách biệt. Fovea là một hố tròn nhỏ nằm ở trung tâm võng
mạc chứa gần 25.000 tế bào nón (tiếp nhận và xử lí ánh sáng
màu), mỗi tế bào nối với một dây thần kinh. Fovea chứa những
1 14 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

tế bào với mật độ không thể tin được: 160.000 tế bào trên
một milimet vuông (tương đương với diện tích của một đầu
kim). Fovea cho phép người bình thường nhìn thấy một vòng
tròn nhỏ có kích thước từ 1/96 inch đến 1/4 inch ở khoảng
cách 12 inch tính từ mắt. Fovea cũng được tìm thấy ở loài chim
và loài vượn – những loài ở trước con người trong thang tiến
hóa. Ở người, việc xâu kim, lựa mảnh vụn và chạm khắc là một
vài hoạt động cần đến đến Fovea. Không có nó, thì chẳng có
máy móc, kính hiển vi hay kính viễn vọng nào cả. Tóm lại là
cũng không có khoa học hay công nghệ!

Một minh chứng đơn giản


chỉ ra một vùng diện tích
nhỏ cũng có thể được fovea
phát hiện. Lấy một vật màu
sáng, bất kì hình thù nào
như một cây kim và giữ nó
ổn định trên chiều dài dài
cánh tay. Cùng lúc đó, lấy
một vật tương tự và dịch
chuyển nó từ từ lại gần đối
tượng thứ nhất cho tới khi
cả hai ở trong một vùng nhìn duy nhất và có thể được quan
sát dễ dàng mà không phải di chuyển mắt. Hai điểm gần như
chồng lên nhau trước khi người ta có thể phân biệt rõ ràng.
Khó nhất là việc tránh bị phân tâm, khiến mắt rời khỏi điểm cố
định sang điểm đang chuyển động.
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 1 5

Xung quanh fovea là macula. Vùng võng mạc này có hình


oval, màu vàng, chứa những tế bào cảm nhận màu sắc. Nó
o
tiếp nhận hình ảnh trong giới hạn góc 3 theo chiều đứng và
o o
12 -15 theo phương ngang. Hình ảnh từ macula khá rõ ràng,
nhưng không bằng fovea, vì những tế bào không tập trung
với mật độ cao như ở fovea. Con người sử dụng macula để
nhìn những vật khác.

Con người có thể phát hiện chuyển động ngoài góc của mắt
bằng vùng ngoại vi trên võng mạc. Dịch chuyển khỏi phần
trung tâm của võng mạc, tính chất và chất lượng của hình ảnh
thay đổi đi đáng kể. Khả năng nhìn màu giảm bớt khi những
tế bào hình nón phân bố rời rạc hơn. Tầm nhìn tốt kết hợp với
những tế bào thụ cảm được nhóm lại gần nhau – mỗi tế bào
có riêng dây thần kinh – chuyển sang tầm nhìn hạn chế, ở đây
cảm nhận về chuyển động được tăng cường. Hai trăm (hoặc
hơn) tế bào hình que mới kết nối với một dây thần kinh duy
nhất, điều đó làm tăng khả năng phát hiện chuyển động song
lại làm giảm chất lượng hình ảnh. Vùng nhìn ngoại vi được xác
o
định trong một vùng mở rộng khoảng 90 về cả hai phía so
với đầu. Cả góc nhìn và khả năng nhìn để phát hiện chuyển
động đều có thể xác định được nếu bạn đọc làm theo thí
nghiệm sau. Xòe tay ra, đánh hai dấu ở đầu những ngón tay.
Di chuyển ngón tay tới một điểm cạnh nó, nhưng gần như là
nằm phía sau, ở tai. Nhìn thẳng, vẫy ngón tay và từ từ nâng cả
bàn tay cho đến khi chuyển động bị phát hiện. Vì ngay cả
o
người quan sát một vòng tròn dưới góc nhỏ hơn 1 thì mắt vẫn
dịch chuyển rất nhanh khi họ đưa mắt nhìn bức tranh trong
các chi tiết của thế giới thị giác. Nó còn đọng lại với ấn tượng
1 1 6 | Ẩ n sa u kh ô ng g ia n

về một vùng-nhìn-rõ lớn hơn thực tế diễn ra trong trường thị


giác. Sự thật rằng việc chú ý cần đến fovea và macula phối
hợp với nhau cũng duy trì ảo ảnh về dải rộng của vùng-nhìn-
rõ.

Chúng ta hãy dùng một bối cảnh giới hạn để minh họa loại
thông tin một người có thể thu nhận được từ những khu vực
khác nhau trên võng mạc. Quy ước của người Mỹ cấm nhìn
chằm chằm vào người khác. Dù vậy, một người đàn ông với
thị lực bình thường, ngồi trong một nhà hàng, cách bàn người
khác 15 feet (4,6 m), có thể quan sát họ bằng toàn bộ phần
mắt (đến tận đuôi mắt). Anh ta có thể nói rằng cái bàn bị che
khuất và có thể đếm số người hiện diện, đặc biệt nếu họ di
o
chuyển chút ít. Ở một góc 45 , anh ta có thể biết màu tóc
người phụ nữ cũng như màu sắc quần áo cô ấy mặc, nhưng
không thể nhận ra được chất liệu. Anh ta có thể biết người
phụ nữ đang nhìn và nói chuyện với bạn, nhưng không thể
biết cô ấy có đeo nhẫn hay không. Anh ta có thể nắm bắt
được toàn bộ sự di chuyển của đoàn hộ tống cô ấy, nhưng
không thể xem giờ ở chiếc đồng hồ trên tay anh vệ sĩ. Anh ấy
có thể phân biệt giới tính, vóc dáng, tuổi đời của một người
một cách chung chung, nhưng không biết liệu mình có biết
hắn hay không.

Cấu trúc của mắt mang nhiều dấu hiệu của một thiết kế dành
cho không gian. Những điều này không được kiểm chứng hay
rút gọn thành một hệ qui tắc với kiến thức của tôi. Dù vậy,
một vài người có thể được gợi ý với hiểu biết rằng thiết kế dựa
trên kiến thức về cấu trúc và chức năng của mắt không chỉ
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 1 7

nằm ở thời kì đầu của nó. Ví dụ, chuyển động được khuếch
đại ở vùng ngoại vi của mắt. Những cạnh thẳng màu đen và
những mảng trắng được đặc biệt chú ý. Điều đó có nghĩa rằng
những bức tường dọc đường càng gần nhau thì chuyển động
càng rõ ràng. Tính chất này của mắt khiến những người lái xe
ở những quốc gia như Pháp đi chậm lại khi từ một cao tốc họ
rẽ vào một con đường có hàng cây hai bên. Để tăng tốc độ
của người lái xe mô tô trong đường hầm, những tác động thị
giác (như đèn chiếu) cần được hạ xuống khỏi tầm mắt. Trong
nhà hàng, thư viện và một số nơi công cộng khác, việc ngăn
cản chuyển động ở vùng ngoại vi trường nhìn sẽ giảm đi phần
nào cảm giác đông đúc, trong khi kích thích tối đa vùng ngoại
vi sẽ gây nên cảm giác đông đúc.

THỊ GIÁC PHÂN CỰC

Bạn đọc có thể hỏi rằng tại sao tôi không nói thêm về hình
ảnh phân cực. Sau tất cả, liệu có phải cảm nhận về khoảng
cách hay không gian có được là nhờ thị giác phân cực hay
không? Câu trả lời là cả có và không; có, chỉ dưới một số điều
kiện hết sức hạn chế. Người một mắt có thể nhìn được độ sâu
rất tốt. Nhiệm vụ lớn nhất của họ bị làm yếu vùng nhìn ngoại
vi phía bên mắt không nhìn thấy. Bất kì ai từng nhìn bằng hai
mắt đều có thể cảm nhận hạn chế của việc đó trong một phút,
và cùng lúc đó nhận ra rằng bất kì lời giải thích khoa học nào
về nhận thức độ sâu dựa trên đặc điểm phân cực của mắt
1 1 8 | Ẩ n sa u kh ô ng gi a n

người thì đều là hẹp nghĩa. Thông thường, trong một vài giây
nhìn vào hình ảnh phân cực, có một sự thúc giục mạnh mẽ
khiến phần đầu di chuyển để thay đổi góc nhìn và quan sát
thấy phần phía trước di chuyển trong khi phần phía sau vẫn
đứng im. Có một sự thật là thị giác phân cực làm mạnh lên,
song cũng cố định và không đổi, một ảo ảnh.

Trong cuốn sách “The Perception of the Visual World”, Gibson


đã đưa ra quan điểm về việc quan sát thông thường – mà cảm
giác về chiều sâu là chức năng cơ bản của hiệu ứng phân cực
– sinh ra bởi hai trường thị giác chồng lên nhau.

Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tin rằng nền


tảng quan trọng duy nhất để cảm nhận độ sâu trong
thế giới thị giác là hiệu ứng phân cực của việc nhìn
bằng hai mắt. Quan điểm này được chấp nhận rộng
rãi trong ngành nhãn khoa – nghiên cứu y học và vật
lý về thị lực. Nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ, người nghiên cứu
hình ảnh động và những người giảng dạy về hình ảnh
đều cho rằng một khung cảnh có thể diễn tả đúng
chiều sâu thật của nó chỉ khi có sự hỗ trợ của công
nghệ phân cực hình ảnh, và những nhà văn và nhà
chức trách trong ngành hàng không cho rằng chỉ có
một loại kiểm tra cảm nhận về chiều sâu mà ở đó, phi
công cần vượt qua để chứng minh độ nhạy về thị lực
phân cực của anh ta. Niềm tin này được dựa trên lý
thuyết về các tín hiệu nội tại để nhận biết chiều sâu,
được bắt nguồn từ giả định tồn tại một loại trải
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 1 9

nghiệm gọi là cảm giác bẩm sinh. Với việc ngày càng
có nhiều nghi vấn cho giả thiết trên trong tâm lí học
hiện đại, niềm tin để lại nhiều điểm vô căn cứ. Độ sâu
mà chúng ta đã bàn tới không được hình thành ngoài
cảm giác vật lí mà đơn giản là một chiều của trải
nghiệm thị giác. (tự tôi in nghiêng dòng này)

Quan điểm này đúng hay sai không còn quan trọng. Việc nhìn
nhận một vấn đề theo quan điểm này sẽ phần nào mở rộng
tầm nhìn của chúng ta và cung cấp thêm hiểu biết về những
quá trình kì lạ mà con người sử dụng trong cảm nhận của anh
ấy của thế giới thị giác. Trong khi quan điểm thị giác phân cực
là một nhân tố giúp cảm nhận độ sâu trong khoảng cách gần
(ngắn hơn hoặc bằng 6 feet) vẫn được công nhận rộng rãi thì
vẫn có rất nhiều cách để con người tạo lập một hình ảnh về
thế giới có chiều sâu. Gibson đã làm việc rất nhiều để cô lập
và nhận dạng những phần tử tạo nên không gian ba chiều.
Những nghiên cứu của ông ấy bắt đầu trong Chiến tranh thế
giới thứ hai khi những phi công thấy rằng trong trường hợp
khủng hoảng, việc phải dịch những gì đọc được từ bảng chỉ
thị dạng kim đồng hồ sang một thế giới ba chiều đang chuyển
động là quá tốn thời gian và quá nguy hiểm. Gibson được giao
nhiệm vụ phát triển những công cụ tạo ra một thế giới thị giác
nhân tạo, tái tạo thế giới thực, qua đó phi hành gia có thể bay
dọc theo những dòng điện tử trên không trung. Việc xem xét
rất nhiều hệ thống cảm nhận chiều sâu của con người cùng
với nhiều chuyến du hành trên không trung đã giúp Gibson
nhận ra không chỉ một, hai mà là mười ba! Chủ đề này phần
1 2 0 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

nào đó khá phức tạp, bạn đọc nên tham khảo nghiên cứu gốc,
được tóm tắt trong phần Phụ lục. Tất cả sinh viên kiến trúc và
quy hoạch nên đọc phần này.

Công trình của Gibson và những nghiên cứu mở rộng của nó


trở nên rõ ràng nhờ những nhà tâm lí học giao tiếp mà cảm
nhận thị giác về khoảng cách vượt xa những quy tắc phối
cảnh thời Phục Hưng. Kiến thức về nhiều dạng phối cảnh khác
nhau làm cho chúng ta có thể hiểu những nghệ sĩ đang cố
gắng truyển tải thứ gì trong hàng trăm năm qua. Tất cả mọi
thứ được biết đến về nghệ thuật của con người ở tất cả các
nền văn hóa trong quá khứ chỉ ra rằng có những khác biệt lớn
vượt qua quy ước phong cách. Ở Mĩ, phối cảnh tuyến tính vẫn
là một phong cách nghệ thuật thịnh hành nhất trong công
chúng. Nghệ sĩ Trung Quốc và Nhật Bản thì khác, họ biểu thị
chiều sâu theo một cách khá khác. Nghệ thuật phương Đông
dịch chuyển điểm nhìn trong khi vẫn duy trì cảm giác bất biến.
Rất nhiều nền nghệ thuật phương Tây chỉ làm điều đối lập.
Thực tế, điểm khác biệt nổi bật giữa phương Đông và phương
Tây ngoài sự phản ánh trong nghệ thuật, là không gian được
cảm nhận hoàn toàn khác nhau. Ở phương Tây, người ta cảm
nhận theo vật thể chứ không theo khoảng cách giữa chúng.
Tại Nhật Bản, những khoảng trống được cảm nhận, đặt tên và
được tôn kính như “ma” (hay khoảng trống).

Chương 7 và chương 8 sẽ chứng minh nghệ thuật và văn học


là chìa khóa khai mở thế giới cảm nhận của con người. Chỉ
trong những trường hợp hiếm hoi, thế giới của nghệ thuật và
khoa học mới hợp lại. Điều này diễn ra suốt thời Phục Hưng
6. Kh ông gia n th ị giá c | 1 2 1

và lặp lại một lần nữa vào cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20 khi
những người Pháp theo chủ nghĩa Ấn Tượng nghiên cứu về
tính chất vật lí của ánh sáng. Chúng ta có thể lại đang tiếp cận
một thời kì như vậy. Trái ngược với niềm tin phổ biến trong
nhiều nhà tâm lý học và nhà xã hội học thực nghiệm, các tác
phẩm của các nghệ sĩ và nhà văn đại diện cho những tập hợp
phong phú, chưa được biên soạn của dữ liệu thô sơ về cách
con người cảm nhận. Để có thể chưng cất và xác định các
biến số quan trọng của trải nghiệm là bản chất trong công
việc thủ công của nghệ sĩ.
1 2 2 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

7. NGHỆ THUẬT LÀ MỘT DẤU HIỆU


NHẬN BIẾT NHẬN THỨC

“The Painter’s Eye” – Con mắt người họa sĩ – một cuốn sách
nhỏ đáng chú ý của nghệ sĩ người Mĩ Maurice Grosser, là một
cơ hội hiếm hoi để người ta có thể học hỏi từ người nghệ sĩ về
cách nhìn nhận đối tượng [nghệ thuật] và cách sử dụng
phương tiện của họ để truyền tải nhận thức.

Sự quan tâm đặc biệt của Grosser tới nghiên cứu về không
gian giao tiếp thể hiện qua cuộc bàn luận về nghệ thuật chân
dung. Chân dung, như ông ấy nói, phân biệt với bất kì thể loại
hội họa nào khác ở sự gần gũi về mặt tâm lí, thứ “phụ thuộc
trực tiếp vào cự li vật lí thực tế – khoảng cách đo bằng inch
và feet giữa người mẫu và họa sĩ.” Grosser đặt cự li này từ 4
đến 8 feet (1,2m đến 2,5m). Một mối liên hệ không gian giữa
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 123

nghệ sĩ và đối tượng [nghệ thuật] tạo nên phẩm chất đặc
trưng của một bức chân dung, “một trình tự giao tiếp riêng,
gần như là một cuộc đối thoại, mà ai đó khi nhìn vào bức tranh
có thể tham gia cùng với người vẽ nó.”

Miêu tả sau đó của Grosser về việc nghệ sĩ lao động trên một
bức chân dung ra sao thật gây hấp dẫn, không chỉ bởi việc
tiết lộ những khía cạnh kĩ thuật, mà còn vì sự lập luận sáng
suốt về cách con người nhận thức khoảng cách như một chức
năng của những mối quan hệ xã hội. Những mối quan hệ
không gian mà ông ấy miêu tả gần như giống với những gì tôi
đã xét tới trong nghiên cứu của mình và những gì Hediger đã
quan sát ở động vật.

Ở khoảng cách hơn 13 feet . . . gấp hai lần chiều cao


của một người thông thường, hình ảnh về con người
có thể được nhìn thấy toàn bộ như một tổng thể duy
nhất. Ở khoảng cách này . . . chúng ta chủ yếu quan
tâm tới đường bao ngoài và những tỉ lệ cơ thể . . .
chúng ta có thể thấy một người giống như một hình
cắt các-tông, thấy anh ta . . . giống thứ gì đó có một
liên kết nhỏ với chúng ta, . . . Chúng ta không chỉ nhìn
thấy chỉ là sự vững chãi và chiều sâu bên cạnh những
đối tượng, mà qua đó ta đồng cảm và nhận ra mối
quan hệ khăng khít với những gì ta nhìn thấy. Ở
khoảng cách hai lần chiều cao, hình ảnh có thể được
thấy ngay lập tức. Điều này có thể được hiểu rất vắn
tắt . . . như một phần và tổng thể. . . . Ở khoảng cách
1 2 4 | Ẩ n sa u k hô ng g ia n

mà bất kì thông điệp hay cảm nhận nào mà dáng hình


con người có thể truyển tải mạnh mẽ, không phải
bằng biểu hiện hay đặc điểm khuôn mặt, mà do vị trí
các phần trên cơ thể. . . . Người họa sĩ có thể xem
người mẫu như một ngọn cây trong khung cảnh hay
một trái táo trong tĩnh vật – hơi ấm người ngồi mẫu
không làm xáo động anh họa sĩ.

Nhưng 4 feet đến 8 feet là khoảng cách vẽ chân


dung. Ở đó, họa sĩ đủ gần để mắt anh ta không gặp
trở ngại nào trong việc nhận biết mảng, khối trên
1
mẫu, nhưng cũng đủ xa để hiệu ứng cận cảnh không
trở thành vấn đề thực sự với anh ta. Ở khoảng cách
thông thường thuận lợi cho sự gần gũi cộng đồng và
đối thoại dễ dàng, thần thái của người mẫu bắt đầu
xuất hiện. . . . Gần hơn 3 feet, khi ta có thể chạm trực
tiếp, thần thái biến mất với bất kì sự quan sát vô tư
nào. 3 feet là cự li làm việc của nhà điêu khắc, không
phải của họa sĩ. Nhà điêu khắc phải đứng đủ gần mẫu
để có thể đánh giá mẫu bằng cảm giác chạm vào.

Ở cự li tiếp xúc, những vấn đề của hiệu ứng cận cảnh


làm việc vẽ tranh trở nên khó khăn. . . . Hơn nữa, ở cự
li tiếp xúc, danh tính của người mẫu quá mạnh. Ảnh
hưởng của mẫu lên họa sĩ quá mãnh liệt, quá xáo trộn

1 Hiệu ứng cận cảnh (foreshortening): hiệu ứng hình ảnh hay ảo ảnh
thị giác do một vật xuất hiện ở khoảng cách gần hơn so với thực tế gây ra,
kiến độ tụ và tỉ lệ của vật thể thay đổi đáng kể.
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 125

tới sự cách biệt cần có của nghệ sĩ, cự li tiếp xúc


không chỉ là vị trí quan sát mà còn là vị trí của phản
ứng cơ động của một số biểu hiện vật lí của cảm xúc
hay rất nhiều hành động tình cảm khác. (tự tôi in
nghiêng những dòng này)

Điểm thú vị trong những quan sát của Grosser là chúng đồng
nhất với dữ liệu về không gian giao tiếp trong khoảng cá thể.
Dù rằng ông không sử dụng khái niệm này nhưng ông đã phân
biệt những gì tôi gọi là khoảng thân mật, khoảng cá thể,
khoảng xã hội và khoảng công cộng. Cũng thật thú vị khi ghi
lại xem có bao nhiêu dấu hiệu nhận biết chuyên về khoảng
cách mà Grosser nhắc tới. Chúng gồm có chạm và không
chạm, hơi ấm cơ thể, chi tiết hình ảnh và sự biến dạng khi tiến
tới gần; kích cỡ bất biến, độ nổi khối (do quan sát bằng hai
mắt) và độ phẳng tăng lên một cách đáng chú ý từ khoảng
cách trên 30 feet (9,1 m). Điểm nổi bật trong những quan sát
của Grosser không chỉ giới hạn ở cự li vẽ tranh mà còn nằm ở
kết luận của ông về những khuôn mẫu không gian được định
hình theo văn hóa một cách vô thức: cả nghệ sĩ và đối tượng
[nghệ thuật] của anh ta mang tới thiết lập này. Người nghệ sĩ,
được đào tạo để nhận thức về trường nhìn, làm rõ ràng những
mô thức quản lí hành vi của anh ta. Vì lí do này, người nghệ sĩ
không chỉ là một nhà phê bình trên những giá trị lớn hơn của
văn hóa mà còn trên những hiện tượng tiểu văn hóa hình
thành nên những giá trị lớn hơn.
1 2 6 | Ẩ n s au k hô ng g ia n

TƯƠNG PHẢN TRONG NHỮNG NỀN VĂN HÓA


ĐƯƠNG ĐẠI

Nghệ thuật của những nền văn hóa khác, đặc biệt nếu nó rất
khác với nền văn hóa của chúng ta, gợi mở một lời giải cho
những thế giới nhận thức của tất cả các nền văn hóa. Năm
1959, Edmund Carpenter, một nhà nhân chủng học đang làm
việc với một nghệ sĩ, Frederick Varley, và một nhiếp ảnh gia,
Robert Flaherty, cho ra một cuốn sách đáng chú ý nhất,
“Eskimo.” Phần lớn nội dung cuốn sách dành cho nghệ thuật
Aivilik Eskimo. Từ những bản khắc và chữ viết, chúng ta hiểu
được rằng thế giới nhận thức của người Eskimo khá khác với
của chúng ta và rằng một đặc điểm quan trọng của sự khác
biệt này là cách sử dụng giác quan để định hướng cơ thể của
người Eskimo. Nhiều khi ở vùng cực Bắc, không có đường
ngang phân chia trời và đất.

Trời và đất trông như nhau. Không có khoảng trung


gian, không phối cảnh, không đường bao, không thứ
gì mắt có thể bấu víu lấy ngoại trừ cả nghìn lớp sương
khói của tuyết trải dài trên mặt đất trước khi gió –
một vùng đất không có mặt đáy và cạnh bên. Khi gió
nổi lên và tuyết lấp đầy không trung, tầm nhìn giảm
xuống dưới 100 feet.

Làm thế nào người Eskimo có thể đi hàng dặm đường băng
qua lãnh thổ như vậy? Carpenter kể:
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 127

Khi lái xe, tôi có thể đi qua một thành phố phức tạp
và hỗn loạn, chẳng hạn như Detroit, đơn giản bằng
cách chạy theo chỉ dẫn lên cao tốc. Tôi bắt đầu với
giả định rằng những con phố được bố cục theo dạng
bàn cờ và như thế sẽ có một vài biển báo chỉ đường
cho tôi. Rõ ràng người Aivilik cũng như vậy, nhưng
với những điểm chỉ dẫn tự nhiên hơn. Đa phần là
không có những điểm hay vật thể thực sự, chỉ có
những mối liên hệ; liên hệ giữa tiếng nói, đường đồng
mức, tuyết, gió, hơi muối, băng vỡ. (tự tôi in nghiêng
mấy dòng trên)

Hướng thổi và mùi của gió, cùng với cảm nhận về băng tuyết
dưới chân mang lại những manh mối cho phép người Eskimo
vượt hàng dặm đường qua vùng đất mù tuyết. Người Aivilik
có ít nhất mười hai cách phân loại khác nhau về gió. Họ tích
hợp thời gian và không gian làm một thứ và sống trong
khoảng không thính-khứu giác nhiều hơn là khoảng không thị
giác. Hơn nữa, những biểu hiện trong thế giới thị giác của họ
giống như tia X. Những nghệ sĩ của họ đặt tay lên mọi thứ họ
biết khi họ nhìn thấy hay không nhìn thấy. Một bản vẽ hay bản
khắc của một thợ săn hải cẩu trên một mảng băng sẽ thể hiện
ra không chỉ những gì nằm trên tảng băng (người thợ săn và
con chó của ông ta) mà còn những thức phía dưới (con hải
cẩu đang tiếp cận lỗ thở để hít đầy không khí vào phổi).
1 2 8 | Ẩ n s au k hô ng g ia n

NGHỆ THUẬT LÀ MỘT LỊCH SỬ NHẬN THỨC

Rất nhiều năm trước, Edmund Carpenter, Marshall McLuhan


(Giám đốc trung tâm văn hóa và công nghệ Toronto) và tôi
đã nghiên cứu về nghệ thuật để xem nó có thể cho chúng tôi
biết điều gì về cách những nghệ sĩ sử dụng giác quan và cách
họ giao tiếp với người xem qua nhận thức quan của mình. Mỗi
chúng tôi đều tiếp cận chủ đề này theo cách riêng của mình
và tiến hành độc lập với nhau. Chúng tôi nhận thấy sự hấp dẫn
trong công trình nghiên cứu của mỗi người và đi đến sự nhất
trí rằng có rất nhiều thứ để học hỏi từ nghệ sĩ về cách con
người nhận thức thế giới. Hầu hết họa sĩ đều biết rằng họ đang
giải quyết sự trừu tượng ở mức độ tương đối; bất cứ thứ gì họ
làm ra đều phụ thuộc vào thị giác và được diễn giải qua các
giác quan khác. Hội họa có thể không bao giờ sản xuất trực
tiếp ra hương vị của trái cây, chất cảm bề mặt của xác thịt,
hay tiếng kêu trẻ con đòi sữa mẹ. Nhưng cả ngôn ngữ và hội
họa đều biểu trưng cho những thứ như thế; thỉnh thoảng rất
hiệu nghiệm khi họ phản hồi gần với những gì gợi lên bởi kích
thích ban đầu. Nếu người nghệ sĩ thành công và người xem có
cùng văn hóa với nghệ sĩ, người xem có thể thay thế những gì
còn thiếu trong bức tranh. Cả họa sĩ và nhà văn biết rằng yếu
điểm trong công việc thủ công của họ là cung cấp cho người
đọc, người nghe hay người xem những dấu hiệu được lựa chọn
hợp lí, thích hợp với những hiện tượng được khắc họa nhưng
bất biến trong ngôn ngữ không được nói và văn hóa của khán
giả. Nhiệm vụ của người làm nghệ thuật là xóa bỏ những vật
cản giữa khán giả của anh ta với hiện tượng mà anh ta diễn tả.
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 129

Khi làm vậy, anh ta khái quát từ bản chất mà những phần đó,
nếu được tổ chức hợp lí, có thể thành tổng thể và đưa ra một
kết luận mạnh mẽ, gọn gàng hơn người bình thường có thể
làm cho chính mình. Cụ thể hơn, một trong những chức năng
căn bản của nghệ sĩ là giúp người ngoại đạo sắp đặt thế giới
văn hóa chung của anh ta.

Lịch sử nghệ thuật lâu đời gấp ba lần so với văn học, và mối
liên hệ giữa hai bên có thể thấy ở những hình thức ra đời sớm
nhất của văn học, chẳng hạn chữ tượng hình Ai Cập. Dù vậy,
rất ít người coi nghệ thuật như một hệ thống giao tiếp có liên
kết mang tính lịch sử với ngôn ngữ. Nếu nhiều người mang
quan điểm này hơn, họ có thể nhận ra cách tiếp cận nghệ
thuật của mình thay đổi. Con người đã quen với thực tế là có
những ngôn ngữ mà lúc đầu anh ta không hiểu và phải học,
nhưng vì nghệ thuật chủ yếu là hình ảnh, anh ta hy vọng rằng
anh ta sẽ nhận được thông điệp ngay lập tức, và nếu không
như vậy thì vẫn có thứ thôi thúc anh ta.

Trong một vài trang tiếp theo, tôi sẽ cố gắng miêu tả một chút
về những gì có thể học hỏi từ việc nghiên cứu nghệ thuật và
kiến trúc. Một cách truyền thống, cả nghệ thuật và kiến trúc
đều được diễn giải và tái hiện trong những bối cảnh đương
thời. Một điểm quan trọng nhất cần nhớ là: con người hiện đại
bị ngăn cách vĩnh viễn với trải nghiệm đầy đủ trong thế giới
cảm quan của tổ tiên. Những thế giới không tránh khỏi sự tích
hợp và có nguồn gốc sâu xa trong những bối cảnh mà chỉ con
người của thời đại đó mới có thể hiểu đầy đủ. Người hiện đại
1 30 | Ẩ n sau kh ông g ia n

cần tránh những kết luận quá vội vàng khi anh ta xem một
bức tranh 15.000 năm trước trên vách hang động ở Tây Ban
Nha hoặc Pháp. Bằng việc nghiên cứu quá khứ, chúng ta có
thể học hỏi được hai điều: (a) vài thứ từ những phản hồi của
chúng ta về bản chất và tổ chức của hệ thống thị giác cùng
với những dự đoán, và (b) một số lưu ý về những gì có thể
giống với thế giới cảm quan của con người thời nguyên thủy.
Dù gì thì bức tranh của chúng ta ngày nay về thế giới của tổ
tiên, giống như một chiếc ấm trong viện bảo tàng, đã bị chắp
vá và sửa chữa, sẽ mãi mãi không hoàn chỉnh và chỉ là một
hình ảnh tiệm cận với nguyên mẫu. Lời phê bình lớn nhất mà
một người có thể đưa ra cho nhiều nỗ lực tái hiện lại quá khứ
là họ tham chiếu lên thế giới thị giác quá khứ lên cấu trúc của
thế giới thị giác hiện tại. Việc tham chiếu trình đó phần nào là
do một vài người nhận thức được những gì họ học từ những
nhà tâm lí học giao tiếp (được nhắc đến ở phần trước), cụ thể
ở đây là: con người thì chủ động dù những cấu trúc của thế
giới thị giác thì vô thức. Một vài người nhận ra rằng thị giác
không phải thụ động mà là chủ động, thực tế thì đó là một
giao dịch giữa con người và môi trường mà cả hai cùng tham
gia. Vì vậy, không phải những bức bích họa Altamira hay đền
Luxor tái hiện những hình ảnh hoặc giải đáp cho hiện tại về
khoảng thời gian chúng được tạo ra. Những ngôi đền như
Amen-Ra ở Karnak vẫn còn nguyên hệ cột. Đi vào bên trong
ngôi đền như dạo bước giữa khu rừng với những thân cây hóa
đá, một trải nghiệm có thể khiến người hiện đại cảm thấy bối
rối.
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 1 31

Nghệ sĩ bích họa thời kì đồ đá rõ ràng là những pháp sư tồn


tại trong một thế giới cảm quan phong phú mà ông ta không
hề hay biết. Giống như một đứa trẻ, ông ta chỉ lờ mờ ý thức
được rằng thế giới này có thể được trải nghiệm như một phần
tách ra từ chính ông ta. Ông ấy không thể hiểu rất nhiều hiện
tượng tự nhiên, đặc biệt khi ông ta không thể kiểm soát chúng.
Hơn nữa, dường như nghệ thuật là một trong nhiều nỗ lực của
con người nhằm kiểm soát sức mạnh của thiên nhiên. Người
pháp sư – nghệ sĩ tái tạo hình ảnh tượng trưng cho thứ nào đó
có thể là bước đi đầu tiên trong quá trình tiếp quản kiểm soát
chúng. Nếu đây là thật, mỗi bức họa là một hoạt động sáng
tạo riêng rẽ nhằm mang lại năng lượng để việc săn bắt diễn
ra thuận lợi, song nghệ thuật không phải là một danh từ riêng.
Điều này giải thích tại sao những hình con hươu và bò rừng
trên vách hang Altamira dù được vẽ tốt nhưng không có liên
kết với nhau, mà lại gắn kết với bề mặt gồ ghề trong hang. Rồi
cũng những hình ảnh kì diệu đó được giản lược thành những
kí hiệu, thứ được tái tạo lại nhiều lần, giống như những hạt
cườm trong vòng cầu nguyện, để nhân lên hiệu ứng kì ảo.

Cần phải giải thích với người đọc rằng mối quan tâm của tôi
tới việc diễn giải nghệ thuật nguyên thủy cũng như kiến trúc
chịu ảnh hưởng từ hai người đã cống hiến cuộc đời mình cho
chủ đề này. Người đầu tiên là Alexander Dorner, nhà lịch sử
nghệ thuật, giám đốc bảo tàng và sinh viên về nhận thức con
người. Dorner đã chỉ dạy cho tôi những điểm nổi bật trong
công trình nghiên cứu của Adelbert Ames và trường tâm lí
học giao tiếp. Cuốn sách của Dorner, “The Way Beyond Art”,
1 32 | Ẩ n sau kh ông g ia n

vẫn tái bản hàng năm. Tôi nhận ra rằng mình vẫn quay về với
cuốn sách đó, và khi hiểu biết của tôi về con người tăng lên
thì tôi càng đánh giá cao những quan điểm của Dorner. Gần
đây hơn, tôi bắt đầu biết tới công trình của nhà lịch sử nghệ
thuật người Thụy Sĩ Sigfried Giedion, tác giả của cuốn “The
Eternal Present”. Tôi chịu hoàn toàn trách nghiệm tái diễn lại
những suy nghĩ của những người này trong khi vẫn còn hoài
nghi với tất cả họ. Cả Dorner và Giedion đều vin vào nhận
thức. Công trình của họ chỉ ra rằng bằng việc nghiên cứu
những sản phẩm nghệ thuật, ta có thể biết được kha khá về
thế giới cảm quan trong quá khứ và nhận thức của con người
thay đổi ra sao khi sự quan tâm anh ta về nhận thức thay đổi.
Chẳng hạn, trải nghiệm không gian thời Ai Cập cổ đại rất khác
với ngày nay. Mối bận tâm của họ về hướng chuẩn và sự thẳng
hàng trong những cấu trúc tôn giáo và tế lễ nói chung rõ ràng
nhiều hơn không gian mà nó tạo ra. Việc xây dựng và định
hướng chính xác những kim tự tháp, những ngôi đền theo trục
bắc-nam hay đông-tây có những dấu hiệu kì diệu được thiết
kế để kiểm soát thế lực siêu nhiên bằng cách biểu tượng hóa
nó. Người Ai Cập đặc biệt quan tâm tới những cạnh và mặt
phẳng. Chúng ta cũng nên nhớ rằng những bức tường và
tranh vẽ Ai Cập đều phẳng và phân mảng. Không thể biết liệu
có một người chép sử làm theo hai mươi cách khác nhau hay
là hai mươi người ghi chép khác nhau cùng làm công việc này.
Hi Lạp cổ đại phát triển tới mức tinh vi trong cách kết hợp
giữa đường nét và hình thức, cùng với đó là xử lí về mặt thị
giác các cạnh và các diện, đó là lý do vì sao chúng hiếm khi
bằng nhau. Tất cả những khoảng trống và cạnh thẳng của đền
Parthenon được thi công cẩn thận và sắp đặt để trông bằng
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 1 33

nhau, cố tình bẻ cong đường diềm mái để trông như một


đường thẳng. Thân cột hơi to hơn ở giữa thân để giữ diện mạo
thon đều. Thậm chí móng của công trình cũng cao hơn vài
inch ở phần giữa để tạo nên một bề mặt mà trên đó những
thức cột trông như hoàn toàn thẳng.

Những người được giáo dục trong nền văn hóa phương Tây
đương đại bị bối rối bởi sự xuất hiện của không gian bên trong
những đền thờ Hi Lạp (chúng được lưu giữ lại đủ để người ta
cảm nhận được nguyên mẫu, chẳng hạn Hephaisteion năm
490 tcn – còn được biết đến với cái tên Thesion) trong những
Agora ở Athens. Tư tưởng phương Tây về một tòa nhà tôn
giáo là không gian giao tiếp. Những nhà nguyện đều nhỏ và
thân mật trong khi các nhà thờ đem đến cảm giác kinh sợ và
gợi về vũ trụ bởi không gian thực mà nó vây quanh. Giedion
khẳng định rằng những vòm nửa cầu và vòm cuốn thể hiện
“sự sơ khởi của kiến trúc . . . và dạng vòm lâu đời nhất, được
tìm ra ở Eridu khoảng bốn thiên niên kỉ về trước.” Dù vậy, tiềm
năng của cấu trúc chỏm cầu và vòm trong việc tạo ra “siêu
không gian” không được khai thác cho tới năm thế kỉ đầu tiên
sau công nguyên bởi người La Mã. Khả năng là vậy, nhưng ý
thức về mối liên hệ của con người với một không gian lớn hơn
là không tồn tại. Người phương Tây không xem anh ta ở trong
không gian cho tới mãi sau này. Như một vấn đề của câu
chuyện, con người chỉ bắt đầu trải nghiệm bản thân trong
không gian ở mức độ hàng ngày sử dụng tất cả các giác quan.
Như chúng ta sẽ thấy, bằng chứng cho sự phát triển không
đồng bộ của ý thức cảm quan cũng xảy ra trong nghệ thuật.
1 34 | Ẩ n sau kh ôn g g ia n

Trong nhiều năm, tôi bị bối rối bởi những thứ dường như là
bất thường trong sự phát triển của nghệ thuật. Tại sao điêu
khắc Hi Lạp lại có cả nghìn năm phát triển trước hội họa Hi
Lạp? Việc kiểm soát được những kiến thức về cơ thể con
người trong điêu khắc đạt được vào thời Hi Lạp cổ đại trước
giữa thế kỉ thứ 5 tcn. Tượng đồng “Người đánh xe Delphi” (470
tcn), tượng “Lực sĩ ném đĩa” của Myron (460-450 tcn) và đặc
biệt là tượng “Poseidon” trong viện bảo tàng ở Acropolis
Athens, không còn nghi ngờ gì nữa về khả năng biểu hiện
những điểm thiết yếu trên một cơ thể đang chuyển động
bằng chất liệu đồng và đá. Câu trả lời về sự kì lạ nằm ở chỗ
điêu khắc, như Grosser chỉ ra, là loại hình nghệ thuật của vận
động và tiếp xúc, và nếu một ai đó chiêm ngưỡng điêu khắc
Hi Lạp thì có thể dễ dàng hiểu được. Thông điệp được truyền
tải giữa những cơ bắp và khớp nối của hai cơ thể.

Ở điểm này, tôi phải giải thích tại sao người đọc không được
cho xem những tấm ảnh về điêu khắc Hi Lạp liên quan đến
phần chữ và tại sao có ít những hình ảnh về tranh vẽ ở phần
sau, hay tại sao những nội dung đó lại chỉ nằm trong một
chương có rất ít tư liệu minh họa. Quyết định không-minh-họa
không hề dễ dàng. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ mâu thuẫn với
một trong những điểm chính của cuốn sách này, đó là hầu hết
các thông tin liên lạc là giữa chúng là quan hệ trừu tượng của
các sự kiện xảy ra trên nhiều cấp độ, mà một lượng lớn thông
tin trong số đó lúc đầu không hề rõ ràng. Nghệ thuật vĩ đại
cũng tương tác theo chiều sâu. Đôi khi cần đến vài năm hoặc
thậm chí vài thế kỉ để hoàn thành thông điệp xuyên suốt. Sự
thật là một người có thể không bao giờ chắc rằng những tuyệt
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 135

tác mang lại những bí mật cuối cùng về chúng và rằng con
người biết tất cả những thứ đó là để biết về chúng. Để hiểu
biết đúng đắn về nghệ thuật, anh phải xem rất nhiều và tham
gia vào một cuộc đàm luận với nghệ sĩ thông qua tác phẩm
của ông ta. Muốn làm được điều đó cần những người trung
gian, vì một người cần nhận thức được tất cả mọi thứ. Điều
này không áp dụng cho sự sao chép. Thậm chí phần sao chép
tốt nhất cũng không thể làm gì hơn là gợi cho người xem
những thứ anh ta đã nhìn. Tốt nhất là cần một bộ nhớ trợ giúp,
và không bao giờ nên nhầm lẫn với hoặc dùng bản sao như là
một sự thay thế cho bản thật. Qui mô, là một nhân tố quan
trọng hạn chế việc sao chép. Tất cả những hoạt động nghệ
thuật đều được sáng tạo dựa trên một qui mô nhất định. Thay
đổi kích cỡ là thay đổi mọi thứ. Thêm nữa, tác phẩm điêu khắc
được trải nghiệm một cách tuyệt vời nhất khi có thể chạm và
nhìn nó từ nhiều góc độ khác nhau. Phần lớn các bảo tàng đều
phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi không để người xem
chạm vào tượng. Mục tiêu của tôi trong chương này là để thúc
đẩy bạn đọc xem đi xem lại những tác phẩm nghệ thuật và tự
hình thành cho mình những mối liên hệ với thế giới nghệ thuật.

Một phân tích về những bức tranh thời Trung Cổ cho biết
người nghệ sĩ thời đó nhận thức thế giới ra sao. Nhà tâm lí học
Gibson nhận định và miêu tả mười ba loại phối cảnh và ấn
tượng thị giác mà cùng với đó là nhận thức về chiều sâu. Nghệ
sĩ thời Trung Cổ có đôi chút kiến thức về sáu loại trong số
chúng. Phối cảnh trên không, sự nối tiếp của đường bao và
nâng cao vị trí của trường nhìn được làm chủ. Texture
1 3 6 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

perspective, size perspective, và việc giãn cách tuyến tính


phần nào đã được hiểu. (xem Phụ lục phần tóm tắt của Jame
Gibson về cô lập chiều sâu). Một nghiên cứu về nghệ thuật
thời Trung Cổ chỉ ra rằng người phương Tây chưa từng phân
biệt giữa trường thị giác (hình ảnh thực trên võng mạc) và thế
giới thị giác, là những gì được nhận thức. Người được khắc
họa không phải là hình ảnh được ghi lại trên võng mạc, mà là
những gì anh ta cảm nhận được (kích cỡ con người). Điều này
giải thích một số hiệu ứng riêng biệt và đáng chú ý trong hội
họa thời kì này. Triển lãm quốc gia tại Washington trưng bày
một số bức họa trung cổ minh chứng cho quan điểm: bức
"Rescue of St. Placidus" của Fra Filippo Lippi (giữa thế kỉ 15)
cho thấy phần hình ở hậu cảnh thực sự lớn hơn phần tiền cảnh
có hai tu sĩ đang cầu nguyện, trong khi bức “Meeting of St.
Anthony and St. Paul” của Sassetta cho thấy hai thánh chỉ lớn
hơn một chút so hai nhân vật khác ở phía trên đồi trong hậu
cảnh. Những bức tranh thế kỉ 13 – 14 trong dinh Uffizi ở
Florence cho ta thấy nhiều ví dụ về thế giới thị giác thời Trung
Cổ. Bức “Thebais” của Gherardo Stamina khắc họa một khung
cảnh khu cảng được nhìn từ trên cao – những chiếc thuyền
trên cảng trong còn nhỏ hơn những con người đang đứng
phía sau nó, song song với đó là kích cỡ không đổi của con
người theo tất cả các khoảng cách. Rất nhiều bức tranh
mosaics trước thế kỉ 15 ở Ravenna mang một truyền thống
văn hóa khác (Byzantine) và được minh họa ba chiều một
cách có ý thức và kĩ lưỡng chỉ bằng một hiệu ứng duy nhất.
Cuộn và mê cung nhìn thấy ở cự ly gần minh họa rằng một
đối tượng, đường kẻ, mặt phẳng hoặc bề mặt che khuất hay
trùng lặp một đối tượng hoặc bề mặt khác sẽ được nhìn thấy
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 1 37

trước đối tượng đó (tính chất tiếp nối của đường bao –
Gibson). Từ những bức mosaic của họ, có thể tổng hợp lại
rằng nghệ thuật Byzantine có liên hệ mật thiết với hoạt động
sinh sống và làm việc. Ngay cả khi động vật, công trình, thị
trấn đều được khắc họa bằng hiệu ứng thị giác là một sự gần
gũi kì lạ trong nghệ thuật Byzantine.

Không gian ba chiều Phục Hưng là một loại phối cảnh tuyến
tính đã được giới thiệu. Nó nhấn mạnh, đồng thời loại bỏ đi
một số quan niệm thời Trung Cổ về không gian. Việc làm chủ
hình thức diễn tả không gian mới này bắt đầu gợi ra mối quan
tâm tới sự khác biệt giữa trường thị giác và thế giới thị giác,
vì thế cũng phân biệt giữa những gì con người biết để thể hiện
và những gì anh ta gì thấy. Việc khám phá ra cái gọi là luật
phối cảnh – các đường thẳng tụ tại một điểm – xuất hiện rộng
rãi trong sáng tác của Paolo Uccello được trưng bày trong
triển lãm Uffizi ở Florence. Dù Uccello có trách nhiệm hay
không, một khi những luật về phối cảnh được phát hiện, chúng
sẽ lan tỏa rất nhanh và được đẩy lên tới đỉnh cao bởi Botticelli
trong một bức tranh có tên “Calumny.” Dù vậy, có những
tương phản cố hữu trong tranh Phục Hưng. Để giữ cho không
gian tĩnh tại và sắp đặt các vật thể bên trong như được nhìn
từ một điểm thực tế, phải xử lí không gian ba chiều theo một
“phương pháp hai chiều.” Vì tính cố định của mắt làm phẳng
những vật trong khoảng cách lớn hơn 6 feet (1,8 m), nên khó
có thể vẽ ba chiều chỉ với cách xử lí quang học này. Một tác
phẩm rất thịnh hành trong thời Phục Hưng và những thời kì
sau, bức “trompe Yoeil” đã tóm lược không gian thị giác như
1 3 8 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

được nhìn từ một điểm duy nhất. Phối cảnh Phục Hưng không
chỉ liên hệ hình dáng con người với không gian theo phương
pháp toán học khô cứng mà bằng cách xác định kích thước
tương đối ở những khoảng cách khác nhau, nhưng cho người
nghệ sĩ tự làm quen với việc bố cục và sắp đặt.

Kể từ thời Phục Hưng, những nghệ sĩ phương Tây bám theo


“mạng lưới thần bí” của không gian và những phương pháp
quan sát sự vật mới. Gyorgy Kepes, trong cuốn “The
Language of Vision” nhắc tới Leonardo da Vinci, Tintoretto và
những họa sĩ khác điều chỉnh phối cảnh tuyến tính và tạo ra
nhiều không gian hơn bằng cách đưa ra nhiều điểm tụ. Vào
thế kỉ 17 và 18, chủ nghĩa kinh nghiệm Phục Hưng và Baroque
đem tới con đường tới một quan niệm sinh động hơn về không
gian với việc tổ chức phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Không
gian thị giác Phục Hưng quá đơn giản và rập khuôn đã đè nén
người nghệ sĩ muốn đột phá và mang lại đời sống mới cho tác
phẩm. Những loại trải nghiệm không gian mới được biểu hiện,
dẫn tới nhận thức mới.

Trong ba thế kỉ, những bức tranh thay đổi từ những khẳng
định mang khuynh hướng thị giác và cá nhân cao của
Rembrandt tới cách xử lí không gian lưu tuyến của Braque.
Những bức họa của Rembrandt không được người đời thấu
hiểu trong suốt thời ông còn sống. Điều đó thể hiện rằng ông
là minh chứng sống về một cách nhìn không gian mới lạ và
khác biệt mà ngày nay đã trở nên quen thuộc. Hiểu biết của
ông về sự khác biệt giữa trường thị giác và thế giới thị giác
(đã nhắc đến ở phần trước) thực sự đáng chú ý. Đối lập với
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 139

người nghệ sĩ Phục Hưng – xem xét cách sắp đặt thị giác với
những vật thể ở xa mà mắt nhìn không đổi, Rembrandt có sự
quan tâm riêng tới cách người ta nhìn như thế nào nếu mắt cố
định và không di chuyển ra ngoài những khu vực đặc biệt của
tranh. Trong nhiều năm, tôi không hề thực sự đánh giá cao
kiến thức về thị giác của Rembrandt. Sự thấu hiểu đến theo
cách không thể lường trước được vào một chiều chủ nhật. Về
mặt thị giác, những bức họa của Rembrandt rất thú vị, chúng
hướng tới việc bắt người ta xem theo một số cách kì lạ. Những
chi tiết trông sắc cạnh và nhọn khi người xem tiến lại quá gần.
Khi đang nghiên cứu về nó (có thể tiến lại gần bao nhiêu để
chi tiết bức tranh không bị vỡ) thì tôi có một phát hiện quan
trọng về hoạt động thực nghiệm của Rembrandt dưới góc
nhìn của một người về chân dung tự họa của chính mình. Mắt
của tôi đột nhiên bị hút vào điểm tâm điểm của sự thú vị trong
bức chân dung, con mắt của Rembrandt. Đôi mắt được diễn
tả trong sự gắn kết với tổng thể gương mặt như nói rằng toàn
bộ phần đầu được cảm nhận như khối ba chiều và trở nên
sống động nếu được nhìn ở khoảng cách hợp lí. Tôi cảm nhận
trong một chớp sáng mà Rembrandt phân biệt giữa fovea,
macular và vùng nhìn ngoại vi! Ông ấy đã vẽ một trường thị
giác cố định thay vì khắc họa thế giới thị giác nhất thời của
ông. Điều này giải cho câu chuyện rằng khi được nhìn từ một
khoảng cách thích hợp (được chứng minh bằng thực nghiệm),
những bức tranh của Rembrandt hiện diện theo cả ba chiều.
Mắt nhìn phải được đặt ở trung tâm và nằm trên điểm mà
Rembrandt vẽ nhiều nhất và chi tiết nhất ở một khoảng cách
mà vùng fovea trên võng mạc và vùng chi tiết nhất trên tranh
1 4 0 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

trùng với nhau. Khi điều đó hoàn thành, hình ảnh truy cập vào
trường thị giác của người nghệ sĩ và người xem trùng khớp
nhau. Khoảnh khắc mà những chủ thể của Rembrandt nhảy ra
ngoài đời thật ngạc nhiên. Rembrandt hẳn không hề chuyển
ánh nhìn của mình từ mắt này sang mắt kia như nhiều người
Mĩ khác làm khi họ cách đối tượng [nghệ thuật] trong khoảng
4 đến 8 feet. Ông ấy vẽ chỉ một mắt rõ ràng trong khoảng
cách đó. (xem bức “Oriental Potentate” ở bảo tàng
Amsterdam và “Polish Count” ở Triển lãm Nghệ thuật Quốc
gia ở Washington) Trong những bức tranh của Rembrandt,
người ta có thể thấy một nhận thức và mối quan tâm liên quan
đến quá trình thị giác ngày càng tăng lên, dấu hiệu báo trước
khá rõ ràng về những nhà Ấn Tượng chủ nghĩa thế kỉ 19.

Hobbema, một họa sĩ Hà Lan sống cùng thời với Rembrandt


đã truyền đạt cảm nhận về không gian theo một cách rất
khác: nó “thường” hơn những phương thức cùng thời. Những
bức tranh lớn và đặc biệt chi tiết về cuộc sống làng quê hàm
chứa nhiều cảnh riêng biệt. Để đánh giá đúng được những bức
tranh này, chúng ta nên quan sát chúng trong phạm vi 2 đến
3 feet (61 cm đến 91 cm). Ở khoảng cách này, người xem buộc
lòng phải nghiêng đầu và vặn cổ để quan sát mọi thứ: ngẩng
lên để thấy ngọn cây, cúi xuống để nhìn dòng suối và nhìn
thẳng để thấy trung cảnh. Kết quả thật đáng kinh ngạc: mọi
thứ trông tự như khung cảnh Hà Lan ba trăm năm về trước
được nhìn qua cửa sổ.

Thế giới nhận thức của những nghệ sĩ theo chủ nghĩa Ấn
Tượng, chủ nghĩa Siêu Thực, chủ nghĩa Trừu Tượng và chủ
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 141

nghĩa Biểu Hiện gây sốc cho những thế hệ khán giả sau này vì
họ không sao chép những quan niệm phổ biến cả trong hội
họa lẫn nhận thức. Sau cùng thì chúng đều dễ tiếp nhận. Vào
cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, những người theo chủ nghĩa Ấn
Tượng dự báo trước nhiều đặc điểm về thị giác mà sau đó
được miêu tả về mặt kĩ thuật bởi Gibson và những nghiên cứu
sinh của ông. Gibson phân định rạch ròi giữa ánh sáng tán xạ
– thứ ánh sáng lấp đầy không trung và phản xạ từ vật thể – và
ánh sáng bức xạ – một khái niệm của những nhà vật lí. Những
nghệ sĩ Ấn Tượng chủ nghĩa, nhận ra tầm quan trọng của ánh
sáng tán xạ trong việc quan sát, nên đã nắm bắt phẩm chất
của thứ ánh sáng này khi nó lan tỏa trong không khí và phản
chiếu từ vật thể. Những bức họa của Monet về Nhà thờ ở
Rouen – tất cả đều khắc họa cùng một mặt đứng nhưng dưới
những điều kiện ánh sáng khác nhau – là một biểu hiện rõ ràng
về vai trò của ánh sáng tán xạ trong việc quan sát. Yếu điểm
của những nghệ sĩ Ấn Tượng chủ nghĩa là họ chuyển sự nhấn
mạnh của họ từ người xem trở lại không gian một lần nữa. Họ
tự cố gắng để hiểu và khắc họa những sự việc diễn ra trong
không gian. Sisley (mất năm 1899) gần như là bậc thầy của
chủ nghĩa Ấn Tượng về vẽ phối cảnh trên không. Degas,
Cezanne và Matisse, tất cả tác phẩm của họ đều được công
nhận, chúng hàm chứa và phân định chất lượng của các dòng
tượng trưng cho các cạnh. Những đoạn thẳng trong tác phẩm
của Mondrian rõ ràng sinh ra một trật tự của sự rối loạn trong
vỏ não vượt ra khỏi thức được trải nghiệm trong tự nhiên.
Raoul Dufy nắm bắt tầm quan trọng của hậu-hình-ảnh với
chất lượng chiếu sáng rõ ràng trong tranh của ông. Braque
1 4 2 | Ẩ n sa u k hô ng g ia n

chỉ ra một cách rõ ràng mối quan hệ giữa cảm nhận thị giác
và cảm nhận vận động bằng việc cố gắng truyền tải “không
gian xúc giác.” Tinh thần của Braque là gần như không thể thu
nhận được từ những bản sao. Có rất nhiều lí do cho vấn đề
này mà một trong số đó là những mặt phẳng trong tranh của
Braque không hề “phẳng.” Chất cảm bề mặt kéo bạn lại gần
khi bạn với tay chạm vào đối tượng được vẽ. Khi tranh được
treo đúng cách và người xem đứng ở cự li hợp lí, tranh của
Braque sẽ “thật” đến độ không thể tin được. Nhưng không thể
nhìn thấy điều đó trong một bản sao. Utrillo là một tù nhân
của phối cảnh không gian thị giác, nhưng tự do hơn những
nghệ sĩ Phục Hưng. Ông ta không cố gắng để tái tạo tự nhiên;
nhưng ông ta phần nào đó kiểm soát được việc truyền tải ấn
tượng rằng bạn có thể dạo bước trong không gian của ông
ấy. Paul Klee liên hệ thời gian với không gian và nhân thức sinh
động về sự thay đổi của không gian khi một ai đó di chuyển
qua nó. Chagall, Mir6 và Kandinsky, tất cả dường như biết rằng
màu nguyên chất – đặc biệt là đỏ, lam và xanh lá – tập trung
ở những điểm khác nhau trên võng mạc và độ sâu cực đại có
thể đạt được với màu đơn sắc.

Trong những năm gần đây, tác phẩm giàu-cảm-quan của


những nghệ sĩ Eskimo được những nhà sưu tập nghệ thuật
hiện đại ấp ủ, một phần vì cách tiếp cận kiểu Eskimo tương
đồng với phương pháp của Klee, Picasso, Braque và Moore.
Khác biệt nằm ở chỗ: tất cả mọi thứ người Eskimo làm ra chịu
ảnh hưởng bởi sự tồn tại bên lề của họ và liên hệ với sự thích
nghi được chuyên biệt hóa cao độ với kẻ thù, đòi hỏi môi
trường gần như không có chỗ cho sai lầm. Những nghệ sĩ hiện
7. N gh ệ th u ậ t là m ộ t d ấ u hi ệ u n h ậ n bi ế t nh ậ n t h ứ c
| 143

đại phương Tây, theo một cách khác, thông qua tác phẩm của
họ bắt đầu huy động các giác quan một cách có ý thức và
loại từ một số quá trình diễn dịch yêu cầu bởi nghệ thuật
khách quan. Nghệ thuật của người Eskimo nói với chúng ta
rằng họ sống trong một môi trường giàu-cảm-quan. Sáng tác
của những nghệ sĩ hiện đại cho thấy điều ngược lại. Có thể đó
là lí do tại sao nhiều người thấy nghệ thuật đương đại khá rối
loạn.

Trong một vài trang sách, người đọc không thể nhìn nhận một
cách công bằng về lịch sử phát triển nhận thức loài người;
trước tiên là bản thân anh ta, thứ hai là môi trường xung quanh
anh ta, rồi tương quan của anh ta với môi trường, sau cùng là
quan hệ giao tiếp giữa anh ta và môi trường. Chỉ có thể phác
họa những nét chính của câu chuyện này, câu chuyện được
chứng minh ngày càng rõ ràng rằng con người cư trú trong
nhiều thế giới cảm quan khác biệt và rằng nghệ thuật tạo nên
một trong nhiều nguồn dữ liệu phong phú về nhận thức của
loài người. Bản thân người nghệ sĩ, tác phẩm của anh ta và
nghiên cứu về nghệ thuật trong bối cảnh giao lưu văn hóa, tất
cả mang lại thông tin giá trị không chỉ về nội dung mà thậm
chí quan trọng hơn là ở cấu trúc những thế giới cảm quan
khác nhau của con người. Chương 8 sẽ mở ra mối liên quan
của nội dung và cấu trúc, đồng thời đưa ra những ví dụ cũng
rất phong phú về dữ liệu, từ những ngành nghệ thuật khác
như văn học.
1 4 4 | Ẩ n s au k hô ng gia n

8. NGÔN NGỮ CỦA KHÔNG GIAN

Franz Boas là nhà nhân chủng học đầu tiên làm rõ mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Ông ấy làm điều đó theo một
cách thức đơn giản và hiển nhiên nhất, bằng việc phân tích từ
vựng của hai ngôn ngữ, hé mở ra sự khác biệt được tạo ra bởi
những con người trong những nền văn hóa khác nhau. Tỉ dụ,
với hầu hết người Mĩ – những người không trượt truyết – thì
tuyết chỉ là một phần của thời tiết. Bảng từ vựng của chúng
ta bị giới hạn trong hai khái niệm, tuyết và tuyết tan. Người
Eskimo có nhiều khái niệm, mỗi khái niệm miêu tả tuyết trong
một trạng thái hoặc điều kiện khác nhau, thể hiện rõ ràng sự
lệ thuộc và độ chính xác của bản từ vựng để miêu tả không
chỉ thời tiết mà còn một đặc trưng về môi trường quan trọng.
Kể từ thời Boas, các nhà nhân chủng học nhận biết được ngày
một nhiều hơn về mối quan hệ quan trọng bậc nhất này –
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 4 5

ngôn ngữ và văn hóa – và họ tiến tới việc sử dụng ngôn ngữ
một cách cực kì tinh tế.

Những phân tích từ vựng thường đi kèm với các nghiên cứu
vẫn được gọi sai với cái tên những nền văn hóa ngoại lai trên
thế giới. Benjamin Lee Whorf, trong cuốn “Language,
Thought, and Reality” [Ngôn ngữ, ý nghĩ và hiện thực] đã tiến
xa hơn Boas. Ông ta đề xướng rằng mỗi loại ngôn ngữ đều
chiếm một phần đáng kể trong việc định hình thế giới nhận
thức của người sử dụng ngôn ngữ đó.

Chúng ta phân tích bản chất của những dòng chữ


phía sau bằng ngôn ngữ bản địa của mình. Chúng ta
phân loại, và tách biệt những hiện tượng khỏi thế giới
của chúng, những hiện tượng mà chúng ta không tìm
ra . . . ở phía đối lập, thế giới hiện lên ấn tượng như
những hình ảnh lưu động không ngừng trong kính
vạn hoa, những hình ảnh được sắp xếp bởi tâm trí
chúng ta – và cũng gần như là bởi hệ thống ngôn ngữ
trong tâm trí của chúng ta. Chúng ta chia nhỏ bản
chất, sắp xếp nó thành những khái niệm và gán cho
ý nghĩa, đa phần là bởi chúng ta là các bên trong một
thỏa thuận sắp xếp theo cách đó – một thỏa thuận
nắm giữ mọi cộng đồng ngôn ngữ và được lập ra
trong mô thức của ngôn ngữ. Thỏa thuận đó dĩ nhiên
là ngầm định và không được tuyên bố, nhưng những
điều khoản trong đó hiển nhiên là bắt buộc; chúng ta
1 4 6 | Ẩ n sau k h ông g ia n

không thể nói tất cả ngoại trừ việc theo dõi cách tổ
chức và phân loại dữ liệu mà bản thỏa thuận đề ra.

Tiếp đó, Whorf chỉ ra những điểm có ý nghĩa cho khoa học
hiện đại.

. . . không cá nhân nào được vô tư thoải mái miêu tả


bản chất mà luôn có vài cách diễn đạt, ngay cả khi
anh ta nghĩ mình tự do nhất. (In nghiêng bởi tôi)

Whorf đã dành nhiều năm nghiên cứu về ngôn ngữ Hopi, ngôn
ngữ của thổ dân gốc Ấn sống ở vùng hoang mạc phía bắc
Arizona. Vài người da trắng khẳng định đã làm chủ được tiếng
Hopi ở mức độ trôi chảy cao nhất, dù một số giỏi hơn những
người còn lại. Whorf đã phát hiện ra phần nào sự khó khăn khi
ông bắt đầu hiểu những khái niệm về không gian và thời gian
của người Hopi. Trong tiếng Hopi, không có từ nào tương
đương với từ “thời gian” trong tiếng Anh. Vì thời gian và không
gian gắn bó chặt chẽ với nhau nên việc loại bỏ đi chiều thời
gian cũng làm thay đổi đi không gian. Whorf nói: “Người Hopi
đã nghĩ về thế giới không có không gian tưởng tượng . . . nó
không nằm trong suy nghĩ về không gian thật ở bất cứ đâu
trong không gian thật, hay trong không gian biệt lập khỏi ý
nghĩ”. Nói cách khác, như chúng ta nghĩ, người Hopi không thể
“tưởng tượng” một nơi như kiểu thiên đàng hoặc địa ngục. Rõ
ràng với họ, không hề có không gian trừu tượng, thứ mà có
thể nhét đầy bằng những vật thể. Ngay cả hình ảnh về không
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 4 7

gian của người Anh cũng xa lạ với họ. Khi nói “nắm được” một
vài “dòng” lý do, hoặc “nhận được một vài điểm” trong một
cuộc tranh luận, điều đó hoàn toàn vô nghĩa với người Hopi.

Whorf cũng so sánh bảng từ vựng của tiếng Anh với tiếng
Hopi. Mặc dù người Hopi đã xây những ngôi nhà bằng đá vững
chắc nhưng họ không có những từ vựng nói về không gian ba
chiều; một vài từ tương đương với phòng, buồng, sảnh, hành
lang, hầm mộ, hầm, gác xép. Hơn thế nữa, ông còn chú thích:
“Xã hội Hopi không tiết lộ bất kì quyền sở hữu hay mối quan
hệ cá nhân nào với những căn phòng.” Khái niệm về một căn
phòng của người Hopi phần nào đó giống như một vũ trụ thu
nhỏ vì “những khoảng rỗng như phòng, buồng, sảnh không
thực sự được đặt tên như một vật thể, mà chúng được định
vị; chẳng hạn chỗ đặt của những vật khác được chọn để chỉ
ra vị trí của chúng trong một khoảng rỗng như thế.”

Antoine de St-Exupery đã viết và suy nghĩ về tiếng Pháp.


Giống như những nhà văn khác, ông bận tâm với cả ngôn ngữ
lẫn không gian. Ông thể hiện những suy nghĩ liên quan đến
những chức năng tích hợp bên ngoài của ngôn ngữ trong
cuốn hồi kí “Flight to Arras.”

Khoảng cách là gì? Tôi biết rằng không thứ gì thực


sự liên quan đến con người mà có thể tính toán, cân
đong đo đếm được. Khoảng cách thực không liên
quan đến mắt; nó chỉ dựa vào tinh thần, giá trị của nó
1 4 8 | Ẩ n sau k h ông g ia n

là giá trị của ngôn ngữ, ngôn ngữ ràng buộc mọi thứ
lại với nhau.

Edward Sapir, giáo viên và cũng là cố vấn của Whorf cũng


khởi xướng về mối quan hệ của con người với cái mà người ta
hay gọi nhầm là thế giới khách quan.

Chỉ là một ảo giác khi tưởng tượng rằng một người


điều chỉnh hiện thực mà không sử dụng đến ngôn
ngữ và ngôn ngữ chỉ đơn thuần là phương tiện ngẫu
nhiên giải quyết những vấn đề chuyên biệt trong
truyền đạt hoặc phản hồi thông tin. Bản chất “thế giới
thực” là một địa hạt rộng lớn được gây dựng nên bởi
thói quen ngôn ngữ của những nhóm người.

Ảnh hưởng của Sapir và Whorf đã vượt xa khỏi những hạn


định chật hẹp của hai ngành ngôn ngữ học miêu tả và nhân
chủng học. Những suy nghĩ của họ đã khiến tôi phải tham vấn
từ điển bỏ túi Oxford và truy xuất ra tất cả những khái niệm
liên quan đến không gian hoặc chứa những hàm ý về không
gian, chẳng hạn: together, distant, over, under, away from,
linked, enclosed, room, wander, fell, level, upright, adjacent,
1
congruent , v.v… Một danh sách cơ bản gợi mở ra gần 5000
từ có thể được phân vào loại “liên quan đến không gian.” Nó

1 Người dịch giữ nguyên những từ tiếng Anh để thể hiện đúng nội
dung muốn truyền đạt của tác giả
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 4 9

chiếm khoảng 20% những từ được liệt kê trong cuốn từ điển


Oxford bỏ túi. Dù rằng đã rất quen thuộc với nền văn hóa của
chính mình song tôi cũng không khỏi bất ngờ với khám phá
này.

Với cách tiếp cận từ lịch sử, nhà văn hiện đại người Pháp
Georges Mator6, trong cuốn “L'Espace Humain”, phân tích
những phép ẩn dụ trong ngôn ngữ văn học giống như một
phương tiện tiếp cận đến khái niệm mà ông ấy gọi là hình học
vô thức của không gian loài người. Phân tích của ông chỉ ra
một biến chuyển lớn từ hình ảnh Phục Hưng, đầy tính hình học
và lí trí, sang sự nhấn mạnh về “cảm giác” của không gian.
Ngày nay, quan niệm về không gian vay mượn khái niệm
chuyển động nhiều hơn và vượt qua đặc trưng thị giác để đạt
tới một không gian cảm quan sâu sắc hơn.

VĂN HỌC LÀ CHÌA KHÓA NHẬN THỨC

Phân tích của Matore về văn học tương đồng trên một số
phương diện mà tôi thực hiện trong quá trình nghiên cứu của
mình. Nhà văn, giống như họa sĩ, thường có mối liên hệ với
không gian. Thành công của họ trong việc truyền đạt nhận
thức phụ thuộc vào việc sử dụng những dấu hiệu về thị giác
cùng những dấu hiệu khác nhằm thể hiện những mức độ khác
nhau của sự gần gũi. Vì tất cả đều được thực hiện với ngôn
ngữ nên dường như bất khả thi cho một nghiên cứu về văn
học nhằm tạo ra dữ liệu về nhận thức không gian đi ngược lại
1 5 0 | Ẩ n sa u k hô ng g ia n

việc tôi có thể kiểm tra thông tin thu nhận từ những nguồn
khác. Câu hỏi tôi đặt ra cho chính bản thân là liệu ai đó có thể
sử dụng văn chương như một nguồn dữ liệu thay vì chỉ miêu
tả đơn thuần. Kết quả sẽ ra sao nếu, thay vì xem hình ảnh của
tác giả như ước lệ văn học, chúng ta kiểm chứng chúng gần
như những hệ thống gợi nhớ được hình mẫu hóa ở mức độ
cao – những hệ thống giải phóng kí ức? Để thực hiện điều đó,
cần phải nghiên cứu về văn học, không đơn thuần chỉ để vui
thú hay nắm bắt được chủ đề [hoặc cốt truyện] tổng thể, mà
còn để tự nhận thức được các thành phần quan trọng của
thông điệp mà tác giả đã cung cấp cho người đọc để xây
dựng cảm giác của riêng mình về không gian. Cần phải nhớ
lại rằng hoạt động truyền thông thực hiện trên nhiều cấp độ;
phù hợp với cấp độ này nhưng có thể không tương thích với
cấp độ khác. Phương pháp của tôi là để lọc ra cấp độ hàm
chứa những dữ liệu cảm quan, được miêu tả trong chương 4,
5 và 6. Những đoạn tiếp theo cần thiết phải tách khỏi bối cảnh
và vì thế chúng mất đi phần nào nghĩa ban đầu. Dù vậy, chúng
cho biết những nhà văn nhận thức, truyền tải ý nghĩa và sử
dụng khoảng cách tuyệt vời đến nhường nào, đó như một
nhân tố văn hóa quan trọng trong những mối quan hệ lẫn
nhau giữa các cá nhân.

Theo Marshall McLuhan, cách sử dụng đầu tiên của phối cảnh
thị giác ba chiều trong văn học được diễn tả trong cuốn “King
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 5 1

1
Lear” . Edgar thuyết phục người mù Gloucester rằng họ đang
đứng trên đỉnh vách đá Dover.

Come on, sir; here's the place: stand still. How fearful
And dizzy 'tis to cast one's eyes so low!
The crows and choughs that wing the midway air
Show scarce so gross as beetles: half way down
Hangs one that gathers samphire, dread trade!
Methinks he seems no bigger than his head:
The fishermen that walk upon the beach
Appear like mice; and yond tall anchoring bark
Diminish'd to her cock; her cock, a buoy
Almost too small for sight: The murmuring surge,
That on the unnumber'd idle pebbles chafes
Cannot be heard so high. I'll look no more,
Lest my brain turn and the deficient sight
Topple down headlong.

Hình ảnh được chồng trên hình ảnh thị giác nhằm tăng cường
hiệu ứng khoảng cách từ một độ cao. Đoạn văn tiến tới cao
trào với việc sử dụng âm thanh hoặc làm mất nó đi. Ở khúc
cuối, cũng như khi bắt đầu, cảm giác chóng mặt lại được gợi

1 King Lear: Vua Lear, một vở bi kịch của William Shakespeare. Nó


miêu tả cuộc sống của nhân vật chính sau khi chia vương quốc của mình cho
hai trong số ba người con gái dựa trên những lời khen của các con, và đều
mang lại những hậu quả bi thảm cho tất cả.
1 5 2 | Ẩ n sa u k hô ng g ia n

lên. Người đọc gần như cảm nhận được cú nhào người của
Gloucester.

Cuốn “Walden” của Thoreau được xuất bản hơn một thế kỉ
trước nhưng dường như chỉ mới được viết ngày hôm qua.

Một điều bất tiện mà thỉnh thoảng tôi gặp phải trong
một căn nhà nhỏ là khó lòng tạo một khoảng cách
vừa đủ với người khách khi chúng tôi bắt đầu nói to.
Bạn muốn một căn phòng cho những ý nghĩ của bạn
“căng buồm lướt sóng một hai vòng trước khi chúng
về bến.” Viên đạn suy nghĩ của bạn hẳn đã vượt qua
chuyển động bên và chuyển động nảy lên của nó, rơi
xuống quá trình cuối cùng và ổn định trước khi đến
tai của người nghe, nếu không nó có thể xới ra một
lần nữa qua một bên đầu. Câu văn của chúng tôi cũng
cần căn phòng rộng mở và định hình những cột trụ
trong khoảng không. Những cá nhân, như những
quốc gia, phải có đường biên giới tự nhiên trải đủ
rộng, ngay cả một vùng đất được coi là trung lập,
giữa chúng. . . . Trong căn nhà của tôi, chúng tôi thật
gần khi có thể bắt đầu để nghe. . . . Nếu chúng tôi chỉ
đơn thuần là những kẻ lắm lời và ồn ào, và chúng tôi
1
có thể đủ tư cách để đứng rất gần nhau, vai kề vai ,
và cảm nhận được hơi thở của nhau; nhưng nếu

1 Vai kề vai: nguyên văn là “cheek by jowl” một cụm từ trong tiếng
Anh chỉ trạng thái ở rất gần nhau.
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 5 3

chúng ta nói một cách cẩn trọng và thấu đáo chúng


ta muốn hơn thế, rằng tất cả nhiệt và hơi ẩm từ động
vật đều có thể tiêu tan.

Trong đoạn văn ngắn này, Thoreau nói nhiều điều áp dụng
cho các điểm được thực hiện ở nơi khác trong tập sách này.
Sự nhạy của ông với nhu cầu ở ngoài vùng nhiệt và khứu giác
(những vùng mà trong đó con người có thể ngửi thấy hơi thở
và cảm nhận được nhiệt lượng tỏa ra từ ai đó), và hành động
đẩy bức tường của anh ta để có thêm nhiều không gian để nói
ra tư tưởng lớn lao, thể hiện một số cơ chế cảm nhận và thiết
lập khoảng cách vô thức.

Lần đầu tiên tôi đọc tiểu thuyết “The Way of All Flesh” của
Butler là khi còn là một cậu bé. Những hình ảnh không gian
sống động của ông ta vẫn còn lưu lại trong tôi đến tận bây
giờ. Bất kì phần viết nào mà còn ở lại với đọc giả khoảng 30
đến 50 năm thì đều đáng xem, vì thế tôi đã đọc lại tác phẩm
của Butler. Khung cảnh diễn ra trên chiếc sofa, thứ mà
Christina – mẹ của Ernest – sử dụng để lấy lợi thế tâm lý khi
thú tội với con trai. Christina nói với Ernest:

“Con trai thân yêu nhất của mẹ”, mẹ Ernest bắt đầu
nắm tay anh và đặt tay mình vào, “hứa với mẹ không
bao giờ chán nản vì cha thân yêu của con hay vì mẹ”,
và Christina hôn Ernest một lần nữa và vuốt tóc anh.
1 5 4 | Ẩ n s au k hô ng g ia n

Nhưng tay kia bà vẫn nắm tay anh; bà muốn giữ anh.
...

“Cuộc sống nội tâm của mẹ, mẹ yêu dấu, chúng ta


đều không biết gì ngoài những vụn vỡ có thể lượm
nhặt được bất chấp mẹ, từ những thứ nhỏ nhặt giải
thoát mẹ gần như trước khi mẹ biết phải nói gì về
chúng.”

Chàng trai cau mặt lúc này, anh cảm thấy nóng và
không thoải mái. Anh ấy biết phải cẩn trọng như thế
nào và làm những gì có thể, thỉnh thoảng sự đãng trí
của anh ấy phản lại chính mình. Mẹ anh thấy anh cau
có và tận hưởng vết rạch mà bà trao cho anh. Bà thấy
mình ít tự tin nắm chắc phần thắng hơn, she had
better have foregone the pleasure of touching as it
were the eyes at the end of the snail's horns in order
to enjoy seeing the snail draw them in again – nhưng
bà biết rằng khi bà kéo anh ngồi xuống sofa và nắm
lấy tay anh, bà có một kẻ thù gần như rõ ràng trong
lòng nhân từ của mình, và có thể đẹp hơn bà. . . . (in
nghiêng bởi tôi)

Cách Butler sử dụng khoảng thân mật đầy kịch tính và chính
xác. Hiệu ứng của sự gần gũi và sự liên hệ vật lí, sắc độ giọng
nói, nóng bừng lo âu, nhận thức về cái nhăn mặt của Esrnet
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 5 5

chỉ ra “bong bóng” cá nhân của anh bị xâm nhập hiệu quả và
có mục đích như thế nào.

Một trong những thương hiệu của Mark Twain là sự biến dạng
không gian. Người đọc nhìn thấy và nghe được những thứ
không thể ở những khoảng cách không thể. Sống ở rìa vùng
Great Plains [Đại bình nguyên Bắc Mĩ], Mark Twain chịu ảnh
hưởng lan rộng của đường ranh giới. Những hình ảnh của ông
đẩy, kéo, giãn và siết cho tới khi người đọc cảm thấy choáng
váng. Cảm quan không thể tin được của ông về sự kì quặc của
không gian được minh họa trong truyện ngắn “Captain
Stormfield's Visit to Heaven” [Chuyến ghé thăm tới thiên
đường của đội trưởng Stormfield]. Đội trưởng Stormfield thực
hiện chuyến hành trình tới thiên đường trong 30 năm và đang
miêu tả cho bạn của anh ta là Peter về cuộc đua với một ngôi
sao chổi lớn bất thường:

Dần dần tôi đã tiến tới gần ngang đuôi sao chổi. Anh
biết nó trong như thế nào không? Trông như một con
muỗi đang tiến gần tới lục địa châu Mĩ. Tôi đi theo.
Tôi lái thuyền dọc quĩ đạo của hắn, lên từng nấc 150
dặm một, và rồi tôi có thể nhìn thấy hình dạng của
hắn mà thậm chí tôi còn chưa đứng tới thắt lưng của
hắn.

Rồi theo sau miêu tả về cuộc đua, sự hài lòng và thích thú giữa
“hàng trăm tỉ hành khách họp nhau từ bên dưới.”
1 5 6 | Ẩ n sau kh ông g ia n

Vâng, thưa ngài, tôi đã nhận và nhận, từng chút từng


ít một, tới lúc cuối tôi lướt qua êm ái bằng sự tráng lệ
cổ kính và hoảng hoạn của cái mũi. Cùng lúc đội
trưởng bị tống ra ngoài, và anh ta đứng đó trong ánh
sáng chói lòa màu đỏ phía trước, cùng với bạn đồng
hành, trong chiếc áo sơ mi và đôi dép, tóc của anh
giống như tất thảy tổ chuột đang treo lên, và trông
hai người đàn ông đó thật tiều tụy! Tôi chỉ đơn giản
là không thể đặt ngón cái của tôi lên mũi khi tôi trượt
đi và hát vang:

“Ta-ta! Ta-ta! Có điều gì nhắn gửi cho gia đình anh?”

Peters, đó là một sai lầm. Vâng, thưa ngài, tôi thường


hối hận về nó – nó là một sai lầm.

Tước bỏ đi nghịch lý thì có một số khoảng cách và chi tiết rất


thực tế trong lời kể của Mark Twain. Đó là bởi vì tất cả những
miêu tả (nếu chúng có giá trị) phải duy trì một sự nhất quán
giữa những chi tiết được cảm nhận và những khoảng cách mà
những chi tiết có thể được phân biệt thực sự ở đó; trạng thái
rối bời của mái tóc người đội trưởng và những biểu cảm trên
gương mặt bạn đồng hành và đội trưởng. Những quan sát này
chỉ khả thi trong mức độ thân mật của khoảng công cộng
(Chương 10). Rồi có một khoảng cách khá gần giữa Stormfield
và Peters.
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 5 7

St.-Exupery có một cảm quan tinh tế về khoảng cá thể và


khoảng thân mật cũng như kiến thức về cách sử dụng cơ thể
và những giác quan để giao tiếp. Trong những dòng văn tiếp
theo được trích ra từ “Night Flight” [Chuyến bay đêm], ba câu
văn ngắn miêu tả ba giác quan và nhiều khoảng cách.

Nâng tay, cô ấy mở cửa sổ và cảm nhận làn gió lướt


nhẹ trên gương mặt. Phòng của họ nhìn ra toàn cảnh
Buenos Aires. Một điệu nhảy đang diễn ra ở ngôi nhà
gần đó và âm nhạc đến cùng với gió, báo hiệu thời
khắc giải trí và vui chơi.

Một lát sau trong khi chồng cô, người phi công vẫn ngủ.

. . . Cô nhìn vào cánh tay lực lưỡng, trong một tiếng


đồng hồ. Cánh tay đó sẽ quyết định vận mệnh của lá
thư châu Âu, mang đầy tinh thần trách nhiệm, tựa
như số phận của một thành phố.

. . . Những vật hoang dã. Đôi bàn tay của anh ấy, và
chỉ được thuần hóa để hiền hòa hơn; nhiệm vụ thực
của họ thực mờ mịt với cô. Cô biết nụ cười đó, những
cách lịch thiệp của tình yêu, nhưng không hề biết sự
cuồng bạo trong cơn bão. Cô có thể giăng bẫy anh
trong tấm lưới mong manh của âm nhạc, tình yêu và
hoa, nhưng, mỗi lần khởi hành, anh sẽ phá hết. Dường
1 5 8 | Ẩ n sau kh ông g ia n

như với cô, anh không hề có chút xót thương nào về


chuyện đó. Anh mở mắt, “Mấy giờ rồi?” “Nửa đêm.”

1
Trong “The Trial” (Thử nghiệm), Kafka qui ước hành vi của
miền bắc và miền nam châu Âu. Những qui ước của ông
hướng tới khoảng không khứu giác:

Anh ta đã trả lời với một chút phép tắc lịch sự mà


người Ý nhận cùng nụ cười, trong khi vẫn vuốt ria
mép sắt xám rậm rạp với vẻ lo lắng. Bộ ria này hiển
nhiên là thơm tho; người ta gần như sẽ cố tới thật gần
để ngạt trong mùi thơm đó.

Kafka rất ý thức về cơ thể của ông ấy và những yêu cầu không
gian dành cho việc vận động của nó. Tiêu chí của ông về đám
đông được đặt trong khái niệm hạn chế vận động.

Sau khi rời khỏi ghế quản lí, ông ta đẩy tới thật gần
K. để K. phải đẩy ghế của anh ta trở lại nhằm có tự
do chuyển động.

. . . K. nhìn thấy một mặt bên nhỏ của bục đỡ gắn với
một cái cột gần như sát cạnh dàn hợp xướng. . . . Nó

1 Kafka: nhà văn tiếng Đức người Tiệp Khắc (sau này là Cộng hòa Séc)
xuất sắc, một trong những tác giả có ảnh hưởng lớn nhất thế kỉ 20.
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 5 9

thật nhỏ, từ khoảng cách đó, nó trông giống cái hốc


có bức tượng đặt bên trong. Chắc chắn không có
phòng cho người giảng đạo lùi đủ một bước từ ban
công. Vòm cuốn đá cũng bắt đầu thấp dần và uốn
cong về phía trước, . . . trong hoàn cảnh như vậy, khi
mà một người kích cỡ trung bình không thề đứng
thẳng phía dưới nó nhưng có thể tựa người vào ban
công. Toàn bộ cấu trúc này được thiết kế như để gây
khó cho người giảng đạo. (in nghiêng bởi tôi)

Từ “gây khó” hướng sự quan tâm tới thông điệp mà kiến trúc
mang lại. Không gian kìm nén vận động của Kafka giải phóng
những cảm xúc ẩn sâu trong lòng người đọc bằng những
phiền toái về kiến trúc trong quá khứ. Nó nhắc anh lần nữa
rằng cơ thể anh là không phải chỉ là một cái vỏ, đó là một cư
3
dân thụ động của n số cm .

Từ tiểu thuyết gia người Nhật Bản Yasunari Kawabata, người


ta có thể biết được hương vị của phương thức giác quan Nhật
Bản. Cảnh đầu tiên được trích dẫn dưới đây diễn ra mở. Cảnh
thứ hai thân mật hơn. Biến chuyển về cảm giác và tâm trạng
là đặc trưng của loại tiểu thuyết này.

Anh nói anh phải đi tới bưu điện trước khi đóng cửa,
và hai trong số họ rời khỏi căn phòng.
1 6 0 | Ẩ n s au k hô ng gia n

Nhưng ở ngay cửa lữ quán, anh bị cuốn hút bởi ngọn


núi, hương vị mới lạ mạnh mẽ. Anh bắt đầu hùng hục
leo núi.

Khi oải, anh quay ngoắt lại và nhét bộ kimono vào


trong obi của mình, anh chạy dài xuống dốc.

Quay trờ lại lữ quán Shimamura ở Tokyo, đang đoạn nói về


geisha của anh:

. . . khi cô cười, cô nghĩ “rồi” và những tiếng


Shimamura nhanh chóng nhuốm màu lên toàn thân
cô. Khi cô cúi đầu, . . . anh có thể nhìn thấy phần lưng
phía dưới bộ kimono cũng bừng đỏ lên. Vào cuộc, với
màu tóc ấy, làn da nhạy cảm ẩm ướt như thể nằm
trần truồng trước mặt anh.

Nếu người ta coi văn học như một cấu trúc thay vì nội dung
thì có thể tìm ra thứ soi tỏ những xu hướng và biến chuyển
lịch sử trong các phương thức cảm quan. Không còn nghi ngờ
gì nữa nhưng còn một số biến chuyển thích hợp cao độ với
loại môi trường mà con người thấy đồng điệu nhất trong
những thời điểm khác nhau và những nền văn hóa khác nhau.
Với phần nhận xét tóm tắt này, phải chăng tôi đã đưa ra quan
điểm – rằng văn học, cùng với tất cả mọi hình thức khác, là
một nguồn dữ liệu về cách sử dụng giác quan của con người
– giữ lại để được nhìn nhận. Với tôi, ít nhất thì những khác biệt
8. N g ôn ng ữ c ủa k hô ng g ian | 1 6 1

về mặt lịch sử và văn hóa là khá rõ ràng. Dù thế thì những khác
biệt này có thể không rõ ràng như vậy với những ai chỉ đọc
nội dung.

Hai chương tiếp theo viết về cùng nguồn dữ liệu nhưng từ hai
điểm nhìn khác nhau; cách con người cấu trúc không gian khi
cố định, bán cố định, hay di động, cũng như nhiều khoảng
không con người sử dụng trong tương tác với người xung
quanh. Nói cách khác, nó miêu tả những khối công trình được
dùng trong việc thiết kế nhà cửa và thành phố của chúng ta.
1 6 2 | Ẩ n s au k hô ng g ia n

9. NHÂN CHỦNG HỌC KHÔNG GIAN:


MỘT MÔ HÌNH TỔ CHỨC

Lãnh thổ, tạo khoảng cách và điều tiết dân số được bàn luận
trong phần đầu cuốn sách này, “hạ tầng văn hóa” là khái niệm
mà tôi áp dụng cho hành vi ở những cấp độ tổ chức thấp hơn
văn hóa. Đó là một phần của hệ thống phân loại không gian
giao tiếp, ngầm ám chỉ một tập hợp chuyên biệt của các mức
độ quan hệ với những phần còn lại của hệ thống. Bạn đọc sẽ
nhớ lại, khái niệm không gian giao tiếp đã từng xác lập những
quan sát và lí thuyết liên quan đến việc sử dụng không gian
của con người.

Chương 4, 5 và 6 dành cho những giác quan, nền tảng tâm lí


chung của loài người mà cấu trúc và ý nghĩa của nó là do tâm
lí mang lại. Đó là nền tảng cảm quan tiền văn hóa mà người
9. N hâ n c h ủn g h ọ c k hô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 6 3

làm khoa học bắt buộc phải liên hệ trong việc so sánh giữa
những hình mẫu không gian giao tiếp của nền văn hóa A với
nền văn hóa B. Vì vậy, chúng ta đã xem như có hai sự biểu đạt
không gian giao tiếp. Một, hạ tầng văn hóa, mang tính hành vi
và bắt nguồn từ nguồn gốc sinh học của loài người. Hai, tiền
văn hóa, mang tính chất tâm lí và rất thịnh hành hiện nay. Ba,
vi văn hóa, là một địa hạt mà hầu hết những quan sát không
gian giao tiếp được hình thành trên đó. Không gian giao tiếp
như một biểu hiện của vi văn hóa, có ba khía cạnh: cố định,
bán cố định và không hợp thức.

Mặc dù việc diễn giải từ mức độ này sang mức độ khác sao
cho hợp lí thường rất phức tạp, nhưng hoạt động đó vẫn được
các nhà khoa học thực hiện để phục vụ quan điểm. Không có
những hệ thống lập luận toàn diện – thứ gắn kết những cấp
độ lại với nhau, dạng bệnh lí nguy hiểm liên quan đến rối loạn
hoang tưởng sẽ phát triển, khiến con người dứt bỏ và cô lập
tâm lí. Chẳng hạn, nếu con người văn minh tiếp tục lờ đi dữ
liệu thu nhận được trên mức độ hạ tầng văn hóa, về những hệ
quả của đám đông, thì họ sẽ tiến tới nguy hiểm của sự phát
triển “bồn chứa hành vi” tương ứng. Hiện tượng xảy ra ở loài
hươu trên đảo James nhắc lại về Cái Chết Đen rùng rợn ở châu
Âu vào giữa thế kỉ 14, khi hai phần ba dân số lúc bấy giờ đã
bỏ mạng. Dù rằng một lượng lớn số người chết trực tiếp vì
1
Bacillis pestis , song không còn nghi ngờ gì nữa, hiệu ứng này

1 Bacillis pestis: một loại vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch


1 6 4 | Ẩ n sau k h ông g ia n

trở nên trầm trọng hơn bởi sự kháng cự yếu ớt trước áp lực
đám đông trong những thị trấn và thành phố thời Trung Cổ.

Sự khó khăn về phương pháp luận trong việc diễn giải từ mức
này sang mức khác bắt nguồn từ tính bất định đặc trưng của
văn hóa mà tôi đã bàn luận trong cuốn “The Silent Language”.
Tính bất định của văn hóa là một chức năng mà những hiện
tượng văn hóa diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, và sự thật
rằng hầu như không có cơ hội cho người quan sát kiểm chứng
đồng thời những mức độ chính xác tương ứng một hiện tượng
nào đó diễn ra trên hai hoặc nhiều hơn những cấp độ phân
tích hay những cấp độ hành vi riêng biệt. Bạn đọc có thể kiểm
chứng điều đó từ bản thân đơn thuần bằng việc tập trung vào
những chi tiết âm học của câu nói (cách tạo ra âm thanh) và
cùng lúc có gắng nói thật hùng hồn. Không chỉ đơn giản phát
âm rõ ràng, bạn phải nghĩ xem lưỡi đặt vào đâu, môi được giữ
ra sao và hơi thở như thế nào với mỗi âm tiết. Sự quyết định
được nhắc đến ở đây cần nhận xét thêm vào. Tất cả các sinh
vật đều lệ thuộc vào sự thừa thãi: thông tin nhận từ một hệ
thống được sao lưu bởi những hệ thống khác phòng trường
hợp sai sót. Bản thân con người cũng được lập trình ồ ạt bởi
yếu tố văn hóa theo một cách thừa thãi. Nếu anh không như
vậy, anh không thể nói hay tương tác với xung quanh; sẽ tốn
rất nhiều thời gian. Mỗi khi con người nói chuyện, họ chỉ truyền
tải một phần của thông điệp. Phần còn lại được hoàn thiện bởi
người nghe. Rất nhiều thứ không được nói ra nhưng đều được
ngầm hiểu. Với một người Mĩ, sẽ là thừa thãi khi chỉ cho một
cậu bé đánh giày màu si cần dùng. Nhưng ở Nhật Bản, người
Mĩ mà không chỉ định màu thì có thể đôi giày nâu sẽ được
9. N hâ n c h ủn g h ọ c k hô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 6 5

hoàn trả thành màu đen! Vì thế, chức năng của hình mẫu quan
niệm và hệ thống phân loại làm rõ những “phần đương nhiên”
trong truyền đạt thông tin và chỉ ra những mối quan hệ giữa
các phần với nhau.

Những gì tôi học được từ nghiên cứu của mình trên cấp độ hạ
tầng văn hóa cũng thật hữu ích trong việc tạo ra những mô
hình làm việc trên cấp độ văn hóa của không gian giao tiếp.
Dù nhiều người tin rằng hành vi lãnh thổ ở bất kì giai đoạn nào
trong cuộc đời (chẳng hạn như lúc tán tỉnh hay khi nuôi con)
khá là cố định và “cứng”. Những đường biên của các lãnh thổ
bất biến như làm cho những địa điểm đặc trưng bởi những
hoạt động trong phạm vi lãnh thổ, chẳng hạn ăn, ngủ và làm
tổ. Dù hiểu theo bất kì nghĩa nào thì lãnh thổ là vẫn một phần
nâng cấp bất di bất dịch của sinh vật, thứ được đánh dấu bởi
những dấu hiệu về hình ảnh, tiếng kêu và mùi hương. Con
người tạo ra lãnh thổ (một phần nâng cấp vật chất), cũng như
những dấu hiệu lãnh thổ vô hình và hữu hình. Vì lãnh thổ là
tương đối ổn định nên tôi xếp loại không gian này trên cấp độ
không gian giao tiếp là “không gian mang đặc tính cố định”.
Phần tiếp theo sẽ dành cho loại không gian này, sau đó sẽ là
những phần bàn luận về không gian bán cố định và không
gian không hợp thức.
1 6 6 | Ẩ n sau kh ông g ia n

KHÔNG GIAN MANG ĐẶC TÍNH CỐ ĐỊNH

Không gian mang đặc tính cố định là một trong những cách
tổ chức hoạt động cơ bản ở cả cấp độ cá thể lẫn quần thể. Nó
bao hàm những biểu hiện cụ thể cũng như ẩn đi, nội bộ hóa
những thiết kế kiểm soát hành vi khi con người di chuyển trên
trái đất. Những công trình là một biểu hiện về những hình mẫu
mang đặc tính cố định, nhưng những công trình cũng được
nhóm lại theo nhiều cách đặc trưng, cũng như được phân loại
theo những thiết kế được định hình bởi văn hóa. Bố cục của
những ngôi làng, thị trấn, thành phố và những vùng quê không
hề ngẫu hứng mà tuân theo một qui hoạch thay đổi theo thời
gian và văn hóa.

Ngay cả bên trong những ngôi nhà phương Tây cũng được tổ
chức về mặt không gian. Không chỉ có phòng riêng dành cho
những chức năng chuyên biệt – chuẩn bị đồ ăn, nấu nướng,
giải trí và sinh hoạt chung, nghỉ ngơi, hồi phục và sinh sản.
Nhưng với việc vệ sinh chẳng hạn, đôi khi, các sự vật hoặc sự
việc gắn liền với một không gian được chuyển sang một
không gian khác, chuyện này thì rõ ngay tức khắc. Người
“sống trong một mớ hỗn độn” hay “trong một trạng thái
không ngừng nhầm lẫn” sẽ thất bại trong việc phân loại hoạt
động và sự vật theo cách hoạch định không gian đồng bộ, liên
tục hay được định trước. Ở phía đối diện, phần kết thúc của tỉ
lệ này là những đoạn thẳng hợp lại, một tổ hợp chính xác của
những vật thể trong thời gian và không gian.
9. N hâ n c h ủn g h ọ c k hô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 6 7

Thực tế thì bố cục bên trong ngôi nhà ngày nay – mà người
Mĩ hay người châu Âu thường không quan tâm – mới chỉ xuất
hiện gần đây. Khi Philippe Aries chỉ ra điều đó trong cuốn sách
“Centuries of Childhood”, những căn phòng trong ngôi nhà ở
châu Âu không có chức năng cố định cho mãi đến thế kỉ 18.
Những thành viên trong gia đình không có sự riêng tư như
chúng ta thấy ngày nay. Họ không có những không gian linh
thiêng [hạn chế tiếp cận] hoặc chuyên biệt. Người lạ đến và
đi tùy ý, trong khi giường, bàn ăn dựng lên, đặt xuống tùy theo
tâm trạng và bữa ăn của các thành viên trong nhà. Trẻ con ăn
mặc và được đối xử như người lớn. Không có thắc mắc nào về
quan niệm tuổi thơ và quan niệm liên quan, gia đình hạt nhân,
phải chờ đợi các phòng được phân theo chức năng và các
thành viên. Vào thế kỉ 18, ngôi nhà đã thay đổi hình thức. Ở
Pháp, chambre được phân biệt với salle. Ở Anh, chức năng
của một căn phòng được biểu thị bằng tên của nó – bedroom,
living room, dining room. Những căn phòng được sắp xếp để
mở vào một hành lang hoặc sảnh, cũng như những ngôi nhà
cùng mở ra phố. Người sống trong nhà không còn phải đi qua
phòng này để sang phòng khác. Con người được bao bọc
trong những hình thức không gian mới. Hình mẫu gia đình bắt
đầu ổn định và bộc lộ nhiều hơn trong hình thức ngôi nhà.

Cuốn sách “Presentation of Self in Everyday Life” của


Goffman là một ghi chép chi tiết, thể hiện quan sát nhạy bén
về mối quan hệ giữa bộ mặt bên ngoài và bản thể bên trong.
Khái niệm mặt ngoài (façade) lột tả đúng ý nghĩa của nó.
Công năng được thể hiện (dưới nhiều cấp độ) bằng những
1 6 8 | Ẩ n sau kh ông g ia n

đặc điểm kiến trúc, cái tạo ra những màn che để con người
thỉnh thoảng lui vào. Để duy trì bộ mặt bên ngoài, người ta có
thể vô cùng căng thẳng. Kiến trúc có thể gánh vác gánh nặng
này cho con người, và thực sự đã là như thế. Nó là nơi mà
1
người ta có thể “buông” và được làm chính mình.

Không mấy doanh nhân có phòng làm việc tại nhà riêng. Câu
chuyện này không thể chỉ lí giải dựa trên những quy định và
mối bận của ban lãnh đạo cấp cao khi các giám đốc điều hành
không làm việc rõ ràng. Tôi đã quan sát thấy nhiều anh đa
nhân cách, với công việc thì một kiểu và về nhà lại một kiểu
khác. Việc tách bạch văn phòng và nhà ở trong những trường
hợp này giúp duy trì hai nhân cách không-tương-thích khỏi
mâu thuẫn, đồng thời có thể ổn định phiên bản lí-tưởng-hóa
của mỗi nhân cách để phù hợp với hình ảnh phản chiếu của
cả kiến trúc lẫn sự sắp đặt.

Mối quan hệ của không gian mang đặc tính cố định với nhân
cách cũng như với văn hóa được thể hiện không ở đâu rõ ràng
hơn ở trong bếp. Những phụ nữ mà tôi phỏng vấn không chỉ
bị làm phiền khi những hình-mẫu-vi-mô can thiệp lúc làm bếp.
Vợ tôi, người vật lộn nhiều năm với đủ các kiểu bếp, nhận xét
về thiết kế của cánh đàn ông như thế này: “Nếu đã từng động
tới việc bếp núc, chắc hẳn anh ta [người thiết kế] đã không
làm theo cách này.” Sự thiếu đồng bộ giữa những phần tử
thiết kế, tầm vóc và cơ thể người phụ nữ (phụ nữ thường

1 Buông: nguyên văn là let his hair down


9. N hâ n c h ủn g h ọ c k hô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 6 9

không đủ cao để với), những hoạt động diễn ra – không được


hiểu rõ căn nguyên – thường không được người thiết kế quan
tâm và thực hiện tốt. Kích cỡ, hình dạng, cách bố trí và sắp
đặt trong ngôi nhà, tất cả điều đó nói cho người phụ nữ biết
mấy anh thiết kế hiểu thấu đáo cặn kẽ, hay chỉ biết qua loa sơ
sài về ngôi nhà, về những chi tiết tiết mang đặc tính cố định.

Cảm nhận của con người về việc định hướng trong không gian
thật sự rất mạnh. Hiểu biết về không gian như vậy cuối cùng
liên kết lại để sinh tồn và suy nghĩ tỉnh táo. Bị rối loạn định
hướng không gian thì cũng có nghĩa là đang gặp vấn đề về
tâm thần. Sự khác nhau giữa việc hành động với tốc độ phản
xạ và việc dừng lại để suy nghĩ cũng có thể là sự khác biệt
giữa sự sống và cái chết – một qui luật áp dụng bình đẳng với
tất cả các loài, cho tài xế nhường đường trên làn cao tốc hay
loài gặm nhấm nhé tránh kẻ săn mồi. Lewis Mumford nhận
thấy rằng mô hình đơn nhất dạng bàn cờ của những thành
phố làm “những người xa lạ cũng giống như các cư dân sống
lâu năm nhất ở đó”. Những người Mĩ, một khi đã phụ thuộc
vào mô hình bàn cờ này, thường bực bội với bất cứ thứ gì khác
nó. Thật khó mang cho họ cảm giác “ở nhà” tại những thủ đô
châu Âu – những đô thị không tuân theo mô hình đó. Những
người đi du lịch hay sinh sống tại nước ngoài thường bị lạc.
Những lời phàn nàn hé lộ ra đặc điểm thú vị của mối quan hệ
giữa qui hoạch và con người. Gần như không có ngoại lệ,
những người mới đến sử dụng những câu từ và chất giọng
đầy-bức-xúc, như thể thành phố làm điều gì chống lại họ. Một
người đã quen với qui hoạch dạng tia kiểu Pháp hay lưới
1 70 | Ẩ n sau kh ôn g g ia n

Roman sẽ gặp khó ở một nơi như Nhật Bản, nơi mà toàn bộ
“mô hình mang đặc tính cố định” về căn bản là hoàn toàn
khác. Tóm lại, nếu ai đó bắt đầu thiết kế hai hệ thống đối
ngược thì thật khó để biết làm tốt hơn như thế nào. Những hệ
thống châu Âu tập trung vào những đoạn thẳng – họ đặt tên
cho chúng; người Nhật thì xử lí những điểm giao về mặt kĩ
thuật và quên đi những đoạn thẳng. Ở Nhật, những giao lộ –
chứ không phải là những con phố mới – được đặt tên. Những
ngôi nhà thay vì gắn với không gian thì lại được liên hệ với thời
gian – chúng được đánh số theo thứ tự xây dựng. Hình mẫu
kiểu Nhật Bản nhấn mạnh cấp bậc phát triển quanh những
vùng trung tâm; qui hoạch Mĩ tìm tới việc phát triển tới cực
điểm những vùng ngoại ô tương đồng, bởi vì một con số dọc
theo một con đường giống hệt với bất kì con đường nào khác.
Trong một tiểu khu ở Nhật, ngôi nhà đầu tiên được xây luôn
nhắc cho các nhà khác biết #1 tức là xây đầu.

Một số khía cạnh của không gian mang đặc tính cố định không
hiện ra cho tới khi người ta quan sát hành vi con người. Ví dụ,
dù phòng ăn riêng biến mất nhanh chóng trong những ngôi
nhà Mĩ, song đường phân chia giữa phòng ăn và phần còn lại
của phòng sinh hoạt chung vẫn khá rõ. Ranh giới vô hình phân
chia những khoảng sân [của các nhà khác nhau] ở vùng ngoại
ô cũng là một đặc tính cố định của văn hóa Mĩ, hay ít nhất là
của tiểu vùng văn hóa.

Những kiến trúc sư thường bận tâm với hình mẫu thị giác của
những cấu trúc – những gì mà người ta nhìn thấy. Họ gần như
hoàn toàn không quan tâm câu chuyện rằng người ta mang
9. N hâ n c h ủn g h ọ c k hô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 7 1

quanh mình những ý niệm về không gian mang đặc tính cố


định – chúng được hình thành từ người ta còn bé. Không chỉ
người Ả Rập – những người cảm thấy suy sụp nếu không có
đủ không gian – mà nhiều người Mĩ cũng vậy. Như một đối
tượng phỏng vấn của tôi đã nói: “Tôi có thể chịu đựng gần
như mọi thứ miễn là tôi có những căn phòng rộng với trần
cao.” Thật may là có một vài kiến trúc sư dành thời gian để
tìm ra những nhu cầu mang đặc tính cố định trong thâm tâm
khách hàng. Dù vậy, những khách hàng cá biệt không phải là
đối tượng cơ bản mà tôi nhắc tới. Vấn đề đang đối mặt với
chúng ta ngày nay trong việc thiết kế và tái thiết thành phố là
việc thấu hiểu những nhu cầu của đa số. Chúng ta đang xây
những chung cư siêu lớn và văn phòng khổng lồ mà không
hiểu gì về những nhu cầu của cư dân bên trong.

Điểm quan trọng của không gian mang đặc tính cố định là nó
được định hình thành một thứ mà rất nhiều hành vi được đẩy
vào. Đặc điểm này đã được Winston Churchill nhắc đến:
“Chúng ta định hình nên những tòa nhà và chúng định hình lại
chúng ta.” Trong suốt cuộc tranh luận về việc cải tạo lại Nhà
Hạ Viện sau chiến tranh, Churchill e rằng việc từ bỏ mô hình
không gian thân mật của tòa nhà – nơi mà hai phe đối lập đối
mặt nhau dọc theo một hành lang hẹp – sẽ thay đổi nghiêm
trọng mô hình nhà nước. Ông có thể không phải là người đầu
tiên chỉ ra tầm ảnh hưởng của không gian mang đặc tính cố
định, song những hệ quả của nó thì chưa bao giờ được tuyên
bố một cách ngắn gọn như ông đã làm.
1 72 | Ẩ n sau kh ôn g g ia n

Một trong những khác biệt cơ bản giữa các nền văn hóa là
chúng phát triển những đặc điểm giải phẫu và đặc điểm hành
vi khác nhau trên con người. Những yếu tố vay mượn sẽ phải
thích ứng với nền văn hóa mới. Nếu không, mới và cũ sẽ không
khớp nhau, trong một số trường hợp còn là hoàn toàn đối lập.
Chẳng hạn, Nhật Bản gặp những vấn đề trong việc đưa ô tô
vào một nền văn hóa mà ở đó, những đoạn thẳng ít được quan
tâm như các điểm. Vì thế, Tokyo nổi tiếng với việc sản xuất
một số loại đèn tín hiệu giao thông ấn tượng nhất thế giới. Ô
tô cũng không thể thích ứng tốt ở Ấn Độ, nơi có những thành
phố đông đúc và xã hội phân tầng giai cấp. Nếu những kĩ sư
Ấn Độ không thể thiết kế những con đường phân làn đi bộ và
xe cơ giới thì việc thiếu quan tâm đến người nghèo sẽ khiến
những người lái xe tầng-lớp-có-ý-thức sẽ tiếp tục gây ra thảm
họa. Ngay cả những công trình lớn của Le Corbusier ở
Chandigarh – thủ phủ bang Punjab – cũng cần cư dân sửa
chữa lại để có thể ở được. Những người Ấn Độ xây tường lên
những ban công của Le Corbusier, biến chúng thành bếp!
Tương tự, những người Ả Rập đến Mĩ nhận thấy rằng những
mô hình mang đặc tính cố định trong tư duy của chính họ
không phù hợp với ngôi nhà kiểu Mĩ. Những người Ả Rập cảm
thấy bị đè nén – trần nhà quá thấp, phòng quá nhỏ, không đủ
riêng tư với bên ngoài và chẳng có tầm nhìn.

Tuy nhiên, sự bất đồng giữa những mô hình bên trong tư duy
và bên ngoài thực tế chỉ xảy ra giữa những nền văn hóa khác
nhau. Những phát kiến khoa học như điều hòa không khí, đèn
huỳnh quang và cửa cách âm đã giúp chúng ta thiết kế nhà ở
và văn phòng mà không cần quan tâm tới khuôn khổ truyền
9. N hâ n c h ủn g h ọ c k hô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 7 3

thống của những cái cửa sổ và cửa đi. Những phát minh mới
thỉnh thoảng cũng tạo ra những căn phòng tựa như những
nhà kho lớn, ở đó “lãnh thổ” của các nhân viên trong một
“chuồng bò” là khá mờ nhạt.

KHÔNG GIAN MANG ĐẶC TÍNH BÁN CỐ ĐỊNH

Nhiều năm sau, một nhà bác sĩ tài năng và triển vọng tên là
Humphry Osmond được chỉ định điều hành một trung tâm hồi
sức và nghiên cứu lớn ở Saskatchewan. Bệnh viện của ông là
một trong những nơi đầu tiên chứng minh rõ ràng sự ràng
buộc giữa không gian mang đặc tính bán cố định và hành vi
con người. Osmond đã lưu ý rằng một số không gian, như
phòng chờ nhà ga đường sắt, có xu hướng giữ người ta ở cách
xa nhau. Chúng được ông gọi là sociofugal space. Những nơi
khác như gian hàng trong tiệm thuốc cũ hoặc những chiếc
1 74 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

bàn ở quán cà phê vỉa hè kiểu Pháp, thì có xu hướng mang lại
mọi người lại gần nhau hơn. Chúng được ông gọi là sociopetal
space. Hơn thế nữa, điều dưỡng và các y tá đa phần thích
không gian dạng trước đây hơn kiểu về sau vì chúng dễ duy
trì hơn. Những chiếc ghế trong sảnh, được tìm thấy sau một
vòng dạo thăm, sẽ sớm được xếp hàng gọn gàng dọc theo
những bức tường như chuẩn mực trong quân đội.

Một tình huống nữa thu hút sự chú ý của Osmond là “mô hình”
lão khoa nữ giới vừa được thành lập. Tất cả mọi thứ đều mới
và sáng bóng, thanh khiết và sạch sẽ. Có đủ không gian, màu
sắc cũng vui tươi. Trở ngại duy nhất là thời gian lưu trú càng
dài thì bệnh nhân càng ít giao tiếp. Dần dần họ trở thành một
thứ đồ nội thất, được gắn cố định và im lặng vào những mảng
tường thành những khoảng đều đặn giữa các giường bệnh.
Ngoài ra, tất cả họ dường như đều suy sụp.

Nhận thấy rằng không gian đó mang tính chất sociofugal hơn
là sociopetal, Osmond chỉ định một nhà tâm lý học trẻ đầy
triển vọng khác tên là Robert Sommer làm việc để tìm ra nhiều
nhất có thể về mối liên hệ giữa nội thất và những cuộc nói
chuyện. Tìm kiếm một bối cảnh trí tự nhiên mà ở người ta có
thể quan sát những cuộc nói chuyện trong một số tình huống
khác nhau, Sommer đã chọn được một tiệm cà phê trong
bệnh viện, chỗ đó có những chiếc bàn 36 inch x 72 inch, mỗi
bàn dành cho sáu người ngồi. Như hình dưới đây minh họa,
những chiếc bàn này mang lại sáu khoảng không và chiều
hướng tương tác lẫn nhau của sáu người.
9. N hâ n c h ủn g h ọ c k h ô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 7 5

Năm mươi lần quan sát những cuộc hội thoại (ở khoảng cách
phù hợp) tiết lộ ra một điều: những cuộc hội thoại theo hướng
F-A (cắt qua góc) nhiều gấp hai lần C-B (liền cạnh), trong khi
hội thoại giữa C-B nhiều gấp ba lần giữa C-D (ngang qua bàn).
Không có cuộc hội thoại nào mà Sommer quan sát được diễn
ra ở những vị trí khác. Nói cách khác, những tình huống mọi
người ngồi vuông góc với nhau sẽ tạo ra số cuộc hội thoại gấp
sáu lần so với những tình huống mặt đối mặt qua chiếc bàn
rộng 36 inch, và nhiều gấp hai lần trường hợp ngồi cạnh nhau.

Kết quả từ việc quan sát này gợi ý một giải pháp cho vấn đề
của sự rút lui dần dần của người già. Nhưng trước khi bất cứ
điều gì có thể được thực hiện thì có một số sự chuẩn bị cần
được làm trước. Như mọi người đều biết, người ta có những
cảm xúc cá nhân sâu sắc về cách sắp đặt không gian và nội
thất. Osmond, với tư cách là giám đốc, có thể sắp xếp bất kì
thứ gì ông muốn, nhưng ông biết nhân viên sẽ làm hỏng bất
kì sự dịch chuyển tùy ý nào. Vậy nên bước đầu tiên là lôi kéo
họ vào một chuỗi “những thử nghiệm”. Cả Osmond và
Sommer đều chú ý đến chi tiết: những bệnh nhân thường ở
trong mối liên hệ B-C và C-D (cạnh nhau và đối diện nhau)
nhiều hơn ở trong tiệm cà phê, và họ ngồi ở khoảng cách lớn
hơn rất nhiều. Ngoài ra, họ không có chỗ nào để đặt đồ, không
có nơi nào thuộc về riêng họ. Những đặc trưng lãnh thổ duy
nhất gắn liền với bệnh nhân là giường bệnh và ghế ngồi.
Những cuốn tạp chí mà rơi xuống sàn thì nhân viên nhanh
chóng dọn sạch. Những chiếc bàn đủ nhỏ mang lại cho mỗi
bệnh nhân một “lãnh thổ bổ sung” và giúp họ giữ lại những
1 7 6 | Ẩ n sa u kh ô ng g ia n

quyển tạp chí, sách và giấy viết. Nếu bàn hình vuông, chúng
cũng sẽ tạo nên những mối liên hệ giữa các bệnh nhân để họ
có cơ hội tối đa để giao tiếp.

Mỗi khi nhân viên được mời tham gia thử nghiệm, những chiếc
bàn nhỏ được rời đi và nhiều ghế được xếp quanh nó. Đầu
tiên, bệnh nhân sẽ phản đối. Rồi họ bắt đầu quen với vị trí
những chiếc ghế “của họ” ở những điểm riêng lẻ và họ không
hề dễ dàng di chuyển quanh những chiếc ghế. Cùng lúc, nhân
viên liên quan tới việc giữ cho cách bài trí mới nguyên vẹn
một cách hợp lí cho tới khi nó được tạo nên một sự thay thế
hơn là một đặc điểm phiền nhiễu không được chăm chút một
cách chọn lọc. Khi đạt tới trạng thái này, họ bắt đầu đếm lại.
Số cuộc hội thoại tăng lên gấp đôi, trong khi việc đọc tăng
gấp ba, nhiều khả năng là vì giờ đã có một chỗ để sách báo.
Tương tự, việc bố trí lại phòng sinh hoạt ban ngày cũng gặp
phải những sự kháng cự và làm gia tăng tối đa tương tác bằng
lời nói.

Ở điểm này có ba điều phải nói. Những kết luận được rút ra từ
việc quan sát trong bối cảnh bệnh viện vừa miêu tả bên trên
không thể áp dụng đại trà. Đó là, trạng thái vượt-chéo-góc-
vuông chỉ góp phần vào (a) những cuộc hội thoại giữa (b)
những nhân vật có liên quan một vài thứ với nhau nằm trong
(c) những bối cảnh văn hóa rất hạn chế. Thứ hai, những gì là
sociofugal trong một nền văn hóa có thể sociopetal trong một
nền văn hóa khác. Thứ ba, sociofugal space không nhất thiết
là tồi mà sociopetal space cũng không hoàn toàn là tốt.
Những gì được ưa chuộng là sự linh hoạt và đồng bộ giữa thiết
9. N hâ n c h ủn g h ọ c k hô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 7 7

kết và công năng, vì vậy có rất nhiều không gian và người ta


có thể gắn bó với nó hoặc không, tùy theo điều kiện và yêu
cầu cảm xúc. Điểm chính trong thử nghiệm kiểu Canada này
với chúng tôi là phép chứng minh của nó, rằng hoạt động cấu
trúc những đặc tính bán cố định có thể gây ảnh hưởng sâu
sắc lên hành vi và hiệu ứng này có thể ước lượng được. Hiệu
ứng này sẽ không làm bất ngờ những bà nội trợ, những người
luôn luôn cố gắng cân bằng mối liên hệ của những khuôn khổ
mang đặc tính cố định với cách sắp đặt nội thất bán cố định
của họ. Nhiều người có kinh nghiệm trong việc bài trí một căn
phòng đẹp, nhưng chỉ duy nhất một người thấy rằng cuộc nói
chuyện sẽ bất thành nếu những cái ghế bị rời khỏi vị trí đẹp.

Cần lưu ý rằng những gì là không gian mang đặc tính cố định
trong một nền văn hóa có thể bán cố định trong một nền văn
hóa khác, vân vân. Ở Nhật Bản chẳng hạn, vách tường có thể
di động được, đóng mở theo sự thay đổi hoạt động trong
ngày. Ở Mĩ, người ta di chuyển từ phòng này sang phòng khác,
hoặc từ khu vực này sang khu vực khác trong cùng một
phòng, để làm những việc khác nhau, như ăn, ngủ, làm hay
sinh hoạt chung một cách tương đối. Ở Nhật, việc người ta
vẫn ở tại một chỗ khi hoạt động thay đổi là điều bình thường.
Người Hoa mang lại cho chúng ta những cơ hội lớn hơn để
quan sát sự đa dạng trong cách xử lí không gian của con
người. Một số thứ họ xếp vào loại đặc tính cố định thì với người
Mĩ lại là bán cố định. Rõ ràng, một người khách trong ngôi nhà
Trung Hoa không di chuyển cái ghế của anh ta trừ khi chủ nhà
đề nghị. Thực hiện việc đó cũng giống như vào nhà người khác
1 7 8 | Ẩ n sa u kh ô ng g ia n

và dịch chuyển bình phong hoặc thậm chí tường chắn. Trong
ý nghĩa này, bản chất bán cố định của đồ nội thất trong những
ngôi nhà kiểu Mĩ chỉ đơn thuần là vấn đề về mức độ và hoàn
cảnh. Những cái ghế nhẹ thì linh động hơn những bộ sofa hay
bàn nặng nề. Dù vậy, tôi phải lưu ý rằng một số người Mĩ cảm
thấy do dự khi điều chỉnh nội thất trong nhà hay trong văn
phòng của người khác. Với một lớp bốn mươi học sinh, một
nửa trong số các em thấy vậy.

Nhiều phụ nữ Mĩ biết rất khó để tìm thấy một đồ vật trong căn
bếp của người khác. Ngược lại, họ có thể nổi cáu khi đồ dùng
làm bếp bị người có ý tốt giúp đỡ đặt sai chỗ. Cách thức và vị
trí mà những thuộc tính được sắp xếp và lưu trữ là một chức
năng của mô hình văn-hóa-vi-mô, đại diện không chỉ cho các
nhóm văn hóa lớn mà còn cho các biến thể thường xuyên trên
nền văn hóa – cái làm cho mỗi cá nhân độc nhất. Chỉ khi những
biến thể về phẩm chất và cách sử dụng của giọng nói làm ta
có thể phân biệt giọng những người khác nhau, việc xử lí chất
liệu cũng có một mẫu số chung đặc trưng duy nhất.

KHÔNG GIAN KHÔNG HỢP THỨC

Chúng ta quay trở về ngày nay với những phân loại trải
nghiệm không gian, thứ có thể là đáng chú ý nhất với từng cá
nhân vì nó bao hàm những khoảng cách được duy trì trong
khi gặp gỡ với người khác. Những khoảng cách này hầu hết
nằm ngoài ý thức. Tôi gọi loại này là không gian không hợp
9. N hâ n c h ủn g h ọ c k hô ng gia n : m ộ t mô h ình t ổ
ch ứ c | 1 7 9

thức vì nó không được công bố chính thức, chứ không phải vì


nó vô định hình hay không quan trọng. Như chương tiếp theo
sẽ chỉ ra, thì quả thật những mô hình không gian không hợp
thức có đường bao, nếu không muốn nói là ý nghĩa riêng biệt,
chúng định hình lên một phần thiết yếu của văn hóa. Hiểu sai
những ý nghĩa này có thể dẫn tới thảm kịch.
1 8 0 | Ẩ n s au k hô ng gia n

10. NHỮNG KHOẢNG CÁCH TRONG


XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Some thirty inches from my nose


The frontier of my Person goes,
And all the untilled air between
Is private pagus or demesne.
Stranger, unless with bedroom eyes
I beckon you to fraternize,
Beware of rudely crossing it:
I have no gun, but I can spit.

W. H. Auden

“Prologue:
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
181

The Birth of Architecture”

Loài chim và thú không chỉ dùng lãnh thổ để chiếm cứ và ngăn
chặn chính đồng loại mà chúng còn có một chuỗi những
khoảng cách được duy trì với mỗi cá thể khác. Hediger đã
phân loại chúng thành khoảng chạy trốn, khoảng xung đột,
khoảng cá thể và khoảng xã hội. Con người cũng có những
cách thức đồng bộ trong việc kiểm soát khoảng cách với
đồng loại. Với rất ít ngoại lệ, khoảng chạy trốn và khoảng xung
đột được loại trừ khỏi những phản ứng con người. Dù vậy,
những phản ứng đó vẫn xảy ra hiển nhiên trong khoảng xã hội
và khoảng cá thể.

Có bao nhiêu loại khoảng cách mà con người có và làm thế


nào để phân biệt được chúng? Những gì làm khoảng cách này
khác với khoảng cách kia? Câu trả lời không lồ lộ ra trước mặt
khi tôi bắt đầu điều tra về những khoảng cách trong xã hội
loài người. Dần dần, những bằng chứng được tích lũy chỉ ra sự
đều đặn của những khoảng cách quan sát được là hệ quả của
những biến chuyển cảm quan – một loại đã được dẫn ra trong
chương 7 và chương 8.

Một nguồn thông tin thông dụng về khoảng không phân chia
hai người là độ vang của giọng nói. Làm việc với nhà ngôn
ngữ học George Trager, tôi bắt đầu bằng việc quan sát sự
biến chuyển trong giọng nói đi kèm với những thay đổi về
khoảng cách. Người ta nói thì thào khi ở rất gần nhau và hét
thật lớn khi ở những khoảng cách lớn, câu hỏi mà Trager và
1 8 2 | Ẩ n s au k hô ng g ia n

tôi đặt ra là: “Có bảo nhiêu lần chuyển giọng kẹp giữa hai thái
cực? Phương lược của chúng tôi nhằm khám phá ra những mô
hình này là để cho Trager đứng yên, trong khi tôi đứng ở
những khoảng cách khác nhau rồi nói với ông ấy. Nếu cả hai
chúng tôi đồng thuận rằng giọng nói đã bị biến đổi thì chúng
tôi sẽ đo khoảng cách đó và ghi chép lại vào một bản miêu tả
chung. Kết quả có tám loại khoảng cách, chúng được miêu tả
trong phần cuối chương 10 của cuốn “The Silent Language”.

Việc quan sát nâng cao về loài người trong những bối cảnh xã
hội đã thuyết phục tôi rằng tám loại khoảng cách là quá phức
tạp. Chỉ bốn là đủ; chúng là những cái tôi đã nhắc đến: khoảng
thân mật, khoảng cá thể, khoảng xã hội và khoảng công cộng
(mỗi loại đi kèm với cự li gần và xa). Tôi lựa chọn rất cẩn thận
những khái niệm để miêu tả nhiều loại khoảng cách. Cách lựa
chọn đó không chỉ kế thừa thành quả nghiên cứu của Hediger
với động vật đã chỉ ra sự tiếp nối giữa hạ tầng văn hóa và văn
hóa. Nó còn là bởi nhu cầu cần tới một căn cứ cho những loại
hoạt động và những mối ràng buộc đi kèm với mỗi loại
khoảng cách, qua đó liên kết chúng lại trong tâm trí con người
thành những bản kê khai của các mối quan hệ và hoạt động.
Cần được chú thích ở điểm này, rằng cách thức con người
đang cảm nhận người khác tại một thời điểm là một nhân tố
quyết định trong khoảng cách được sử dụng. Vì vậy, những
người giận dữ hay bị kích động về điểm mà họ đang lập ra sẽ
di chuyển lại gần, họ sẽ “vặn loa to lên” bằng cách hét. Tương
tự, bất kì người phụ nữ nào cũng biết điều này – một trong
những dấu hiệu đầu tiên mà một người đàn ông bắt đầu cảm
thấy yêu đương nồng ấm là hành động tiến lại gần người phụ
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
183

nữ hơn. Nếu người phụ nữ không cùng cảm thấy như vậy, cô
ta sẽ đoạn tuyệt với những dấu hiệu đó bằng việc rời đi.

TÍNH ĐỘNG CỦA KHÔNG GIAN

Trong chương 7, chúng ta đã thấy rằng cảm quan của con


người về không gian và khoảng cách đều không cố định, rằng
có rất ít việc để làm với một điểm nhìn phối cảnh tuyến tính
được phát triển bởi những nghệ sĩ Phục Hưng mà đến nay vẫn
được dạy trong hầu hết các trường nghệ thuật và kiến trúc.
Thay vì thế, cảm quan của con người về khoảng cách cũng
giống với động vật. Nhận thức về không gian của con người
mang tính “động” vì nó liên hệ với hành động – những việc có
thể thực hiện trong một không gian – hơn là những gì có thể
nhìn thấy thụ động.

Sai lầm chung khi nắm bắt ý nghĩa của nhiều yếu tố đóng góp
cho cảm nhận của con người về không gian có thể là do hai
quan niệm sai lầm: (1) với mọi hiệu ứng đều có một nguyên
nhân riêng biệt và duy nhất; và (2) ranh giới của con người
bắt đầu và kết thúc với lớp da của anh ta. Nếu chúng ta có
thể thoát ra khỏi nhu cầu cần-một-lời-giải-thích-duy-nhất của
bản thân, và nếu chúng ta có thể nghĩ được rằng vây quanh
con người là một chuỗi những vùng mở rộng và thu nhỏ – thứ
mang lại thông tin các loại, chúng ta sẽ thấy con người theo
một cách hoàn toàn khác. Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu
1 8 4 | Ẩ n sau k h ông g ia n

học được về hành vi con người, bao gồm cả những loại mang
tính cá nhân. Tính cá nhân của mỗi người trong chúng ta,
không chỉ bao hàm tất cả những khía cạnh và tầng bậc trong
nhân cách, trong đó có những đặc tính đối lập bổ sung cho
nhau như hướng nội và hướng ngoại, độc đoán và công bằng,
1
lí trí và bản năng , mà nó còn bao gồm một số loại phụ thuộc
theo hoàn cảnh – nhân cách tùy biến (situational personality).
Dạng đơn giản nhất của “nhân cách tùy biến” xuất hiện cùng
với những phản ứng trong những giao tiếp thân mật, giao tiếp
cá nhân, giao tiếp xã hội và giao tiếp công cộng. Một vài cá
nhân không bao giờ phát triển tới giai đoạn công cộng trong
nhân cách của họ và vì vậy không thể lấp đầy khoảng không
công cộng; họ kém cỏi trong việc ăn nói hoặc kiểm soát câu
chuyện. Như nhiều bác sĩ tâm lí biết, những người gặp rắc rối
với những vùng thân mật hoặc vùng cá thể thì không thể chịu
đựng được người khác đang ở quá gần mình.

Những khái niệm như trên không dễ dàng gì mà có thể nắm


bắt được vì hầu hết quá trình “tạo khoảng cách – cảm nhận”
diễn ra vô thức. Chúng ta cảm nhận được người khác ở gần
hoặc xa song chúng ta không thể chỉ ra cái gì cho chúng ta
cảm nhận như vậy. Vậy nên có nhiều thứ đang xảy ra cùng
một thời điểm thì khó mà sắp xếp thành những nguồn thông
tin để dựa trên đó, chúng hình thành những phản ứng. Đó là

1 Lí trí và bản năng: nguyên văn là Apollonian và Dionysian, một khái


niệm trong triết học và văn học, bắt nguồn từ truyền thuyết Hi Lạp cổ đại về
hai vị thần là con của thần Zeus. Apollo – thần mặt trời đại diện cho tư duy và
lí trí trong khi Dionysus – thần rượu tiệc và khiêu vũ đại diện cho cảm xúc và
bản năng.
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
185

sắc thái của giọng nói hay lập trường, hay khoảng cách? Quá
trình sắp xếp có thể được hoàn thành chỉ với sự quan sát cẩn
thận trong một thời gian dài dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau,
tạo ghi chép về mỗi biến đổi nhỏ của thông tin nhận được. Ví
dụ, sự hiện diện hay thiếu vắng cảm nhận về sức nóng từ cơ
thể một người khác chỉ ra ranh giới giữa không gian thân mật
và không thân mật. Mùi hương của mái tóc mới gội và những
đặc điểm lu mờ của người khác được quan sát ở gần kết hợp
với những cảm giác về sức nóng để tạo ra sự thân mật. Bằng
cách sử dụng một cá nhân như một thiết bị điều khiển và
những mô hình ghi nhận thay đổi đầu vào, ta có thể nhận biết
được những điểm cấu trúc trong hệ thống tạo lập khoảng
cách – cảm nhận. Thực sự thì một người nhận ra từng thứ đơn
chiếc tạo trong một tập hợp cấu thành nên những vùng thân
mật, cá thể, xã hội và công cộng.

Những miêu tả sau đây về bốn vùng khoảng cách được biên
soạn dựa trên những quan sát và phỏng vấn với những người
chủ yếu là dân bản địa vùng duyên hải đông bắc Hoa Kì,
những người trưởng thành khỏe mạnh, thuộc tầng lớp trung
lưu và không quen biết nhau. Tỉ lệ cao những người tham gia
đang đi làm và có nghề nghiệp ổn định, nhiều người có thể
xếp vào tầng lớp trí thức. Cuộc phỏng vấn diễn ra khá hiệu
quả, các đối tượng không có biểu hiện cảm xúc quá khích nào
đáng chú ý như kiểu: mừng vui, suy sụp hay giận dữ. Không
có yếu tố môi cảnh nào bất thường như kiểu: quá nóng hay
quá lạnh, quá ồn hay quá yên ắng. Những miêu tả này chỉ thể
hiện một sự ước chừng ban đầu. Chúng dường như hơi thô khi
1 8 6 | Ẩ n sau kh ông g ia n

việc quan sát về không gian giao tiếp và cách người ta nhận-
dạng-một-loại-khoảng-cách được biết đến nhiều hơn. Cần
biết rằng những khái niệm khoảng cách này, nói chung không
đại diện cho hành vi con người – hay thậm chí là hành vi của
người Mĩ – mà chỉ đại diện cho nhóm được làm ví dụ. Những
người Mĩ da màu và người Mĩ nói tiếng Tây Ban Nha cũng như
những người đến từ những nền văn hóa Nam Âu mang những
“mẫu số” rất khác về không gian giao tiếp.

Mỗi vùng khoảng cách được miêu tả bên dưới đều có một cự
li gần và một cự li xa, chúng sẽ được bàn luận sau những phần
nhận xét giới thiệu ngắn. Cần lưu ý rằng những khoảng cách
đo được phần nào đó có những sai khác tùy theo những yếu
tố cá nhân hay yếu tố môi trường. Chẳng hạn, một mức ồn
cao hay điều kiện chiếu sáng thấp thường sẽ mang người ta
lại gần nhau hơn.

KHOẢNG THÂN MẬT

Ỡ khoảng cách thân mật, người ta không thể nhầm lẫn người
đang hiện diện và có thể trong một số trường hợp còn cảm
thấy ngột ngạt bởi sự leo thang nhanh chóng của những tín
hiệu cảm quan đi vào. Thị giác (thường bị méo mó), khứu giác,
thân nhiệt, âm thanh, mùi hương và cảm giác về nhịp thở, tất
cả kết hợp thành một tín hiệu chỉ thị không-thể nhầm-lẫn-
được của một cơ thể.
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
187

Khoảng thân m ật – cự li gần

Đây là khoảng cách nảy sinh tình cảm và tranh chấp, an tâm
và bảo vệ. Giao tiếp vật lí hay khả năng gắn kết thực thể hầu
hết phụ thuộc vào nhận thức con người. Việc sử dụng những
thụ thể khoảng cách bị giảm đi đáng kể, trừ khứu giác và giác
quan cảm nhận bức xạ nhiệt. Trong cự li giao tiếp tối đa, cơ
bắp và da truyền đạt thông tin. Hông, đùi và đầu cùng tham
gia vào, đôi khi là cả cánh tay. Trừ những giới hạn bên ngoài,
hình ảnh sắc nét bị làm mờ đi. Khi việc nhìn gần khả dĩ trong
khoảng thân mật – như với trẻ con – hình ảnh lớn hơn nhiều
và kích thích mạnh hơn vào võng mạc, nếu không muốn nói
là tất cả các bộ phận của con mắt. Những chi tiết quan sát
được từ khoảng cách này thật kì lạ. Chi tiết này cộng thêm lực
kéo ngang của cơ mắt mang lại một trải nghiệm thị giác
không thể lầm lẫn với bất kì loại khoảng cách nào khác. Việc
lên tiếng ở khoảng cách thân mật chiếm một phần rất nhỏ
trong quá trình truyền đạt thông tin, một quá trình được thực
hiện chủ yếu bằng các kênh khác. Tiếng thì thào tạo ra một
hiệu ứng kéo giãn. Những phát âm xảy ra không tự nhiên.

Khoảng thân m ật – cự li xa

(từ 6 đến 18 inch, tức là khoảng 15 cm đến 45 cm )

Đầu, đùi và hông không dễ gì để thực hiện tương tác giao tiếp,
nhưng tứ chi thì có thể với và tay thì có thể cầm nắm. Phần
đầu to hơn và những đặc điểm trên nó bị biến dạng. Với người
Mĩ, khả năng tập trung của mắt thường là một đặc điểm quan
1 8 8 | Ẩ n sau kh ông g ia n

trọng của khoảng cách này. Tròng mắt của một người được
nhìn từ khoảng cách 6 tới 9 inch (15 cm đến 23 cm) lớn hơn
đáng kể so với kích thước thật của nó. Người ta cảm nhận
được rõ ràng những mạch máu nhỏ ở lòng trắng mắt và con
o
ngươi đang mở rộng. Trường nhìn rõ (15 ) chứa cả phần trên
và phần dưới khuôn mặt, trông mũi, môi, răng, lưỡi đều như to
o o
ra và bị biến dạng. Trường nhìn ngoại vi (từ 30 đến 180 ) bao
gồm dáng đầu, dáng vai và thường là cả tay nữa.

Rất rất nhiều sự bất tiện mà người Mĩ phải trải qua khi những
người nước ngoài tiến vào trong phạm vi thân mật, hình ảnh
của họ hiện lên như một biến thể của hệ thống thị giác. Một
đối tượng phỏng vấn nói: “Những người đó ở quá gần, thật
trướng mắt. Điều đó làm tôi thực sự lo lắng. Họ để mặt họ quá
gần, cảm giác giống như thể họ đang ở bên trong bạn.” Ở vị
trí mà vùng nhìn rõ biến mất, người ta cảm thấy không thoải
mái trong cảm nhận ở cơ bắp, bắt đầu thấy trướng mắt khi
nhìn thứ gì đó quá gần. Những biểu cảm “Get your face out of
mine” [Tránh cái mặt ra xem nào!] và “He shock his fist in my
face” [Anh ta sốc với cái bản mặt tôi ngay từ đầu] rõ ràng thể
hiện người Mĩ cảm nhận được giới hạn cơ thể của mình nhiều
đến nhường nào.

Trong khoảng cách 6 tới 18 inch (15 cm đến 46 cm), giọng nói
được sử dụng nhưng thông thường được kiểm soát ở âm
lượng rất thấp, đôi khi chỉ là tiếng thì thào. Như nhà ngôn ngữ
học Martin Joos miêu tả nó: “Một lời nói thân mật chỉ tránh
trao gửi thông tin từ bên ngoài da của người nói cho người
nghe. Điểm . . . chỉ đơn giản là để nhắc nhở (hầu như không
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
189

“thông báo”) cho người nghe của một số cảm giác . . . bên
trong làn da của người nói.” Nhiệt và mùi hôi từ hơi thở của
người khác có thể bị phát hiện, dù rằng nó không hướng vào
mặt ta. Một số người còn chú ý đến thân nhiệt người khác
đang tăng hoặc giảm.

Việc sử dụng rộng rãi khoảng thân mật không được xem là
hợp lí với những người trưởng thành trung lưu Mĩ, dù rằng thời
trẻ họ có thể cũng từng thân mật với một ai đó trong ô tô
hoặc trên bãi biển. Những chuyến tàu điện ngầm và xe buýt
đông đúc có thể mang những người xa lạ tới gần nhau hơn –
một mối quan hệ không gian thân mật – nhưng người đi tàu
điện có những “thiết bị” ngăn chặn sự gần gũi thực sự ra khỏi
không gian thân mật trong vận tải công cộng. “Chiến lược” cơ
bản nhất là càng ít di chuyển càng tốt và khi phần thân hoặc
một điểm nào đó chạm vào người khác thì họ rụt lại nếu có
thể. Nếu không được thì những vùng cơ quanh đó sẽ vẫn duy
trì sức căng. Với những thành viên trong nhóm không quen
biết, việc thả lỏng và tận hưởng cơ thể khi giao tiếp với người
lạ là điều cấm kị! Trong thang máy chật chội, tay được giữ sát
thân, hoặc nắm vào tay vịn để giữ cơ thể ổn định. Đôi mắt cố
định vào vô cực và tránh để ai thấy mình đang liếc họ.

Cần chú ý thêm một lần nữa rằng mẫu số chung về khoảng
cách thân mật của người Mĩ không mang tính phổ quát. Ngay
cả những qui luật kiểm soát sự gần gũi, như tiếp xúc cơ thể
chẳng hạn, cũng không thể duy trì bất biến được. Nếu có lần
được giao tiếp với những người Nga, người Mĩ sẽ phản ánh lại
1 9 0 | Ẩ n s au k hô ng gia n

rằng có rất nhiều điểm đặc trưng trong khoảng cách thân mật
của người Mĩ hiện diện ở khoảng cách xã hội của người Nga.
Như ta đã thấy trong những chương trước, những người Trung
Đông không phản ứng một cách gay gắt với người lạ khi bị
chạm vào người ở nơi công cộng, điều mà ai đó sẽ gặp phải
với một số người Mĩ.

KHOẢNG CÁ THỂ

“Khoảng cá thể” là khái niệm được Hediger sử dụng đầu tiên


để gọi tên cho loại khoảng không gian phân tách những đồng
loại trong nhóm loài không-liên-hệ một cách nhất quán. Một
“bong bóng bảo vệ” mà sinh vật duy trì giữa nó và các cá thể
khác.

Khoảng cá thể – cự li gần

(1,5 feet tới 2,5 feet, tức là khoảng 46 cm đến 76 cm)

Giác quan cảm nhận vận động xuất phát một phần từ những
khả năng liên quan tới những gì mỗi người tham gia có thể
làm cho người khác với đầu và tứ chi của anh ta. Ở khoảng
cách này, người ta có thể giữ hoặc ôm nhau. Biến dạng thị
giác không còn rõ ràng. Dù là vậy, song vẫn có phản hồi đáng
chú ý từ các nhóm cơ mắt. Người đọc có thể trải nghiệm điều
này từ chính bản thân khi nhìn một đối tượng cách xa từ 18
inch tới 3 feet (46 cm đến 91 cm) và để ý tới những cơ quanh
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
191

mắt. Anh ấy có thể cảm nhận sức căng của vùng cơ này khi
hướng mắt vào một điểm. Ấn nhẹ đầu ngón tay vào phần dưới
mí mắt, ta sẽ cảm nhận được sự hoạt động của những vùng
cơ này – chúng dịch chuyển nhãn cầu để duy trì hình ảnh một
o
cách liền mạch. Một vùng nhìn 15 sẽ bao lấy phần trên hoặc
phần dưới khuôn mặt, đó là những phần đặc biệt rõ nét.
Những mảng phẳng hay nét bo trên khuôn mặt trở nên nổi
bật; hình ảnh phần mũi và tai bớt đập vào mắt; tóc mượt, lông
mi và con ngươi đều nhìn thấy rõ. Những tính chất ba chiều
của đối tượng được thể hiện cụ thể. Hình dáng, độ nổi khối
của các vật thể không giống như được cảm nhận từ bất kì cự
li nào khác. Chất cảm bề mặt cũng rất nổi bật và khác biệt rõ
ràng giữa các đối tượng. Hoặc là nơi người ta đứng như một
mắt xích tín hiệu trong mối quan hệ, hoặc là cách họ cảm nhận
về từng tín hiệu, hoặc là cả hai. Một người vợ có thể ở trong
vùng không gian cá thể của chồng cô ta một cách thoải mái.
Câu chuyện sẽ hoàn toàn khác với một người phụ nữ lạ.

Khoảng cá thể – cự li xa

(từ 2,5 feet đến 4 feet, tức là khoảng 76 cm đến 122 cm)

Cự li xa của khoảng cá thể được biểu thị bằng “chiều dài cánh
tay”. Cự li này kéo dài từ một điểm ngay sát vùng-dễ-chạm-
tới-nhất của một người, đến một điểm khác mà hai người có
thể chạm đầu ngón tay vào nhau nếu cùng giơ cánh tay ra.
Đây thực sự là giới hạn chế ngự vật lí. Vượt ra khỏi giới hạn
này, người ta sẽ không còn dễ dàng “đặt tay mình” lên một
người khác. Những chủ đề riêng tư có thể không được bàn
1 9 2 | Ẩ n s au k hô ng g ia n

luận khi người ta đứng ở khoảng cách này. Kích cỡ đầu trở về
bình thường và những đặc điểm cơ thể đều rõ nhìn. Người ta
cũng có thể quan sát tốt những chi tiết trên da, tóc bạc, mắt
buồn ngủ, vết ố trên răng, vết nhăn hay vết bần trên quần áo.
Vùng fovea trên võng mạc chỉ bao quát được một vùng tương
đương với kích cỡ của mũi hoặc một con mắt, vì ánh nhìn phải
đưa quanh gương mặt (vị trí định hướng của mắt là một điều
o
kiện văn hóa quan trọng). Vùng nhìn rõ 15 bao quát phần dưới
o
hoặc phần trên của mặt, trong khi vùng nhìn ngoại vi 180 bao
quát được phần tay và toàn bộ cơ thể nếu người kia đang
ngồi. Có thể phát hiện chuyển động của cánh tay nhưng của
ngón tay thì không. Âm lượng giọng nói ở mức trung bình.
Không thể cảm nhận được thân nhiệt của người khác. Khứu
giác không hoạt động một cách bình thường với những người
sử dụng nước hoa – nó tạo ra một “bong bóng hương thơm”
ngăn cản người ta phát hiện ra mùi gì lạ. Hơi thở đôi khi cũng
có thể được phát hiện ra từ khoảng cách này, nhưng người Mĩ
nói chung thì không được dạy cách định vị hơi thở từ người
khác.

KHOẢNG XÃ HỘI

Ranh giới giữa cự li xa của khoảng cá thể và cự li gần của


khoảng xã hội trùng nhau, nói ngắn gọn là “giới hạn thống trị”.
Chi tiết trên gương mặt không thể nhận ra, không thể chạm
vào nhau nếu không có những nỗ lực đặc biệt. Âm lượng
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
193

giọng nói ở mức bình thường đối với người Mĩ. Có một ít thây
đổi giữa cự li xa và cự li gần, cuộc đối thoại có thể bị gián đoạn
ở khoảng cách chưa đến 20 feet (6,1 m). Tôi đã xem xét tổng
thể về vấn đề âm thanh và thấy rằng âm lượng người Mĩ sử
dụng thấp hơn của người Ả Rập, người Tây Ban Nha, người
Nam Á, người Nga, và phần nào đó lớn hơn giới thượng lưu
Anh, người Đông Nam Á và người Nhật Bản.

Khoảng xã hội – cự li gần

(từ 4 feet đến 7 feet, tức là khoảng 122 cm đến 213cm)

Kích cỡ đầu bình thường; khi dịch chuyển ra khỏi chủ thể,
vùng fovea của mắt có thể thu nhận một lượng thông tin lớn
hơn về đối tượng. Ở khoảng cách 4 feet (122 cm), vùng nhìn
o
1 có thể bao quát một diện tích lớn hơn một con mắt. Trong
khoảng cách 7 feet (213 cm), vùng nhìn rõ nới rộng ra toàn bộ
phần mũi và mắt, hoặc nửa mặt. Nhiều người Mĩ đảo mắt khắp
khuôn mặt người đối diện. Chi tiết cấu trúc bề mặt da và tóc
o
được cảm nhận rõ ràng. Một trường nhìn 60 bao quát phần
đầu, vai và nửa thân trên trong khoảng cách 4 feet (122 cm),
và bao quát toàn thân ở cự li 7 feet (213 cm).

Trong khoảng cách này, ở cự li gần có nhiều hoạt động cá


nhân diễn ra hơn ở cự li xa. Những người làm việc cùng nhau
có xu hướng xích lại khoảng xã hội cự li gần. Đó cũng là cự li
thông dụng với những hoạt động tụ họp thông thường. Đứng
và nhìn xuống một người ở khoảng cách này mang lại hiệu
1 9 4 | Ẩ n sau k h ông g ia n

ứng độc chiếm, giống như khi một người nói chuyện với thư
kí hay tiếp tân của anh ta.

Khoảng xã hội – cự li xa

(từ 7 feet đến 12 feet, tức là từ 213 cm đến 366 cm)

Đây là khoảng cách người ta di chuyển tới khi một ai đó nói


“Hãy đứng ra xa để tôi có thể nhìn thấy [toàn thân] bạn”.
Những cuộc bàn luận về công việc và xã hội thực hiện ở giới
hạn cuối của khoảng xã hội mang một đặc tính chính thức hơn
nếu nó xảy ra trong cự li gần. Những chiếc bàn trong văn
phòng của người-có-chức-có-quyền phải đủ lớn để giữ những
vị khách ở cự li xa của khoảng xã hội. Ngay cả trong một văn
phòng với những chiếc ghế kích thước cơ bản thì chiếc ghế
đối diện cũng được đặt cách 8 hoặc 9 feet so với người ngồi
sau chiếc bàn. Ở cự li xa của khoảng xã hội, những chi tiết nhỏ
trên gương mặt, chẳng hạn những mao mạch máu trong mắt,
biến mất. Trái lại, bề mặt da, tóc, răng và trang phục lại dễ
dàng nhìn thấy được. Không ai trong những đối tượng của tôi
nhắc đến nhiệt hoặc mùi hôi từ cơ thể có thể phát hiện từ
khoảng cách này. Hình dáng toàn thân – cùng với một bối
o
cảnh xung quanh tốt – gói gọn trong một trường nhìn 60 .
Cũng trong khoảng cách 12 feet (366 cm), việc sử dụng nhóm
cơ mắt để giữ nhãn cầu hướng về một điểm ít “phản hồi” đi
trông thấy. Mắt và miệng là phần được nhìn thấy rõ nhất. Vì
vậy, người ta không phải đảo mắt để nhìn toàn bộ gương mặt
đối phương. Trong suốt những cuộc đối thoại dài, việc duy trì
giao tiếp bằng mắt ở cự li này quan trọng hơn là ở cự li gần.
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
195

Hành vi giao tiếp trong trật tự này mang điều kiện văn hóa và
hoàn toàn tùy biến. Nó cũng ràng buộc với tất cả những thứ
liên quan. Thoát khỏi ánh nhìn của người khác là cách “cấm
cửa” anh ta và dừng cuộc hội thoại, đó là lí do tại sao người ta
có thể thấy những người duy trì cự li này rướn cổ và nghiêng
mình sang để tránh chướng ngại vật. Tương tự, khi kẻ đứng
người ngồi, giao tiếp bằng mắt kéo dài trong khoảng cách
ngắn hơn 10 hoặc 12 feet (305 cm đến 366 cm) làm mỏi cơ
cổ. Các nhân viên cấp dưới thường tránh điều này nếu họ là
người nhạy cảm với sự thoải mái của sếp. Dù vậy, nếu hai
người đổi vị trí, người cấp dưới được ngồi thì cấp trên thường
sẽ tiến lại gần hơn.

Ở cự li này, âm lượng giọng nói lớn hơn nhiều so với ở cự li


gần, và ở phòng bên dễ dàng nghe được nếu cửa mở. Tăng
âm lượng hoặc hét lên có thể tạo ra hiệu ứng thu ngắn cự li,
từ khoảng xã hội thành khoảng cá nhân.

Đặc trưng giao tiếp của khoảng xã hội (cự li xa) là nó được sử
dụng để tách biệt hay ngăn cách mọi người với nhau. Cự li này
làm người ta có thể tiếp tục làm việc trước sự hiện diện của
người khác, với điều kiện họ không xuất hiện một cách thô lỗ.
Tiếp tân cũng dễ bị tác động như hầu hết nhân viên văn
phòng, riêng có nhiệm vụ kép: trả lời điện thoại lịch sự với
người gọi cũng như ghi chép. Nếu người tiếp tân cách người
khác, kể cả người lạ, trong cự li nhỏ hơn 10 feet (305 cm) cũng
đủ làm cho cô ta bắt chuyện với họ. Nhưng nếu có nhiều
không gian hơn thì cô ấy có thể làm việc khá tự do khi không
1 9 6 | Ẩ n sau kh ông g ia n

phải nói chuyện với ai. Tương tự như vậy, những anh chồng
trở về từ cơ quan thường tìm cho mình chỗ ngồi thư giãn và
đọc sách, cách những cô vợ một khoảng 10 feet (305 cm)
hoặc hơn. Ở khoảng cách này, một cặp đôi có thể “dính vào
nhau” một chút và “buông tha” tùy hứng. Một số anh đàn ông
phát hiện ra rằng: những bà vợ của họ bố trí đồ nội thất theo
kiểu lưng-tựa-lưng – một phương thức sociofugal [ngăn chia]
được ưa thích nhất của nhà làm phim hoạt hình Chick Young,
người làm ra “Blondie”. Cách bố trí chỗ ngồi theo kiểu lưng-
tựa-lưng là một giải pháp thích hợp để tối giản không gian vì
nếu muốn, hai người có thể chẳng bị ràng buộc gì đến nhau
với kiểu ngồi này.

KHOẢNG CÔNG CỘNG

Rất nhiều những biến đổi quan trọng diễn ra khi chuyển từ
khoảng cá thể và khoảng xã hội sang khoảng công cộng – loại
không gian giao tiếp nằm ngoài vòng tròn ràng buộc.

Khoảng công cộng – cự li gần

(từ 12 feet đến 25 feet, tức là khoảng 3,6 m đến 7,6 m)

Ở khoảng cách 12 feet (3,6 m), nếu bị đe dọa, một đối tượng
cảnh giác có thể đưa ra hành động tự vệ hoặc chốn chạy.
Khoảng cách này thậm chí còn gây ra một phản ứng tẩu thoát
dữ dội để lại ít dấu vết. Giọng nói to nhưng cũng không cần
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
197

phải kịch cỡ. Những nhà ngôn ngữ nhận thấy rằng sự lựa chọn
từ ngữ và cấu trúc câu cũng như những biến đổi về ngữ pháp
và cú pháp xảy ra ở cự li này. Lựa chọn khái niệm “kiểu chính
thức” của Martin Joos được mô tả khá phù hợp: “Những dòng
chữ chính thức . . . đòi hỏi sự hoạch định cấp tiến . . . của người
nói được phát ngôn một cách chính xác để đưa ra quyết định
o
trong một bước chân.” Vùng nhìn rõ nhất (1 ) bao quát toàn
bộ gương mặt. Những chi tiết nhỏ trên da và mắt không còn
rõ. Ở khoảng cách 16 feet (4,9 m), cơ thể bắt đầu mất đi độ
nổi khối, trông phẳng lì. Khó có thể nhận thấy màu mắt của
đối phương, chỉ có phần lòng trắng mắt là nhìn được. Kích cỡ
đầu giảm xuống. Vùng nhìn rõ dạng thoi bao quát một góc
o
15 thu nhận được khuôn mặt của hai người ở cách 12 feet (3,6
o
m), trong khi một trường nhìn quét một góc 60 thu nhận
được toàn thân cùng với một chút bối cảnh xung quanh. Sự
hiện diện của những người khác có thể được phát hiện thấy
trong vùng ngoại vi.

Khoảng công cộng – cự li xa

(từ 25 feet trở ra, tức là lớn hơn hoặc bằng 7,6 m)

Khoảng cách 30 feet (9,1 m) tự động thiết lập nên những đặc
điểm công cộng quan trọng. Một ví dụ tuyệt vời trong cuốn
“The Making of the President 1960” (Làm tổng thống năm
1960) của Theodore H.White khi ứng viên John F. Kenedy trở
thành tổng thống. White đang miêu tả một nhóm ở trong “nhà
ẩn cư” khi Kenedy bước vào:
1 9 8 | Ẩ n sau kh ông g ia n

Kenedy bước những bước nhẹ nhàng và uyển


chuyển, trẻ trung và mạnh mẽ như tuổi thanh xuân,
ông đi lẹ vào trong ngôi nhà nhỏ. Những người bên
đường chào hỏi ông, rồi dường như ông thoát rất
nhanh khỏi họ khi bước xuống các bậc thang của căn
nhà lệch tầng, đến một góc, nơi anh trai Bobby và
anh rể Sargent Shriver đang trò chuyện chờ ông.
Những người khác trong phòng xúc động trước sự
tham gia của ông. Rồi họ khựng lại. Khoảng cách đó,
có lẽ là 30 feet, đã tách họ ra khỏi ông, ngắn thôi
nhưng nó không thể vượt qua được. Họ, những người
đàn ông lớn tuổi mang uy-quyền-lâu-năm, đứng xa
nhau và quan sát Kenedy. Ông quay lại sau vài phút,
thấy họ đang nhìn mình và thì thầm với người anh rể.
Shriver giờ đã vượt qua khoảng trống ngăn cách để
mời họ đến. Đầu tiên là Averell Harriman; rồi Dick
Daley; sau đó Mike DiSalle, để từng người một chúc
mừng Kenedy. Tuy nhiên, không ai có thể vượt qua
khoảng mở nhỏ giữa ông ta và họ, bởi sự ngăn cách
mỏng manh này với ông, cũng bởi họ thấy mình như
những khách hàng của Kenedy thay vì là những
người họ hàng thân thích. Họ chỉ lại gần khi được mời,
bởi một người có thể là Tổng thống của Hợp Chúng
Quốc này.

Khoảng công cộng thông thường không bị hạn chế đối với
các số liệu công cộng nhưng có thể được bất cứ ai sử dụng
trong các dịp công cộng. Tuy nhiên, có một số điều chỉnh nhất
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
199

định phải được thực hiện. Hầu hết các diễn viên biết rằng ở
khoảng cách 30 feet (9,1 m) trở lên, những sắc thái tinh tế của
ý nghĩa được truyền đạt bằng giọng nói bình thường bị mất
đi, cũng như các chi tiết về biểu hiện và chuyển động trên
khuôn mặt. Không chỉ tiếng nói mà mọi thứ khác phải được
phóng đại hoặc khuếch đại. Rất nhiều nội dung truyền thông
không liên quan đến ngôn ngữ chuyển sang cử chỉ và trạng
thái cơ thể. Ngoài ra, nhịp điệu của giọng nói giảm xuống, các
từ được thể hiện rõ ràng hơn, và cũng có những thay đổi về
phong cách. Phong cách đặc trưng của Martin Joos là hóa
băng: "Phong cách hóa băng là dành cho những người vẫn
còn xa lạ." Toàn bộ cơ thể một người có thể khá nhỏ và anh
ta được nhìn nhận trong một bối cảnh. Vùng fovea trên võng
mạc bao quát đối tượng ngày càng nhiều, cho đến khi anh ta
nằm hoàn toàn trong vòng tròn nhỏ của vùng nhìn sắc nét
nhất. Tại thời điểm đó - khi mọi người trông giống như lũ kiến
- hãy liên lạc với họ khi con người nhanh chóng mất hút.
o
Trường nhìn 60 bao quát được bối cảnh, trong khi trường
nhìn ngoại vi mang chức năng chính là phát hiện sự thay đổi
của cá nhân trong chuyển động ở bên cạnh.
2 0 0 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

(table)

TẠI SAO LẠI LÀ “BỐN” KHOẢNG CÁCH?

Khi kết luận về bản miêu tả phân loại những vùng không gian
thông dụng đối với nhóm mẫu người Mĩ, một lời kết cuối cùng
về nó là theo thứ tự. Có thể nảy sinh một vài câu hỏi: Tại sao
chỉ có bốn vùng mà không phải là sáu hay tám? Tại sao lại
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
201

thiết lập vậy? Làm thế nào ta biết được cách phân loại đó đã
hợp lí hay chưa? Các loại được chọn ra như thế nào?

Như tôi đã nhắc đến ở đầu chương 8, người làm khoa học luôn
cần một hệ thống phân loại, một hệ thống bất biến nhất có
thể với hiện tượng xảy ra dưới sự quan sát, một hệ thống duy
trì sự hữu ích đủ lâu. Đằng sau mỗi hệ thống phân loại là một
học thuyết hoặc giả thuyết về bản chất dữ liệu và những hình
mẫu cơ bản của cách tổ chức. Giả thuyết đằng sau hệ thống
phân loại này là: không gian giao tiếp. Nó nằm trong bản chất
của động vật, bao gồm cả con người, thể hiện hành vi mà
chúng ta gọi là lãnh thổ. Trong khi thực hiện, chúng ta sử dụng
các giác quan để phân biệt không gian hoặc khoảng cách này
với không gian hay khoảng cách khác. Khoảng cách chuyên
biệt được lựa chọn phụ thuộc vào sự giao tiếp; mối quan hệ
tương tác các cá thể, cách thức họ cảm nhận và những việc
họ đang làm. Hệ thống phân loại bốn mức ở đây dựa vào
những quan sát trên cả động vật lẫn con người. Loài chim hay
loài vượn cũng có những khoảng thân mật, khoảng cá thể,
khoảng xã hội và khoảng công cộng của riêng chúng giống
như con người.

Người phương Tây kết hợp những hoạt động tư vấn và xã hội
cùng những mối liên hệ vào một loại khoảng cách, rồi thêm
vào đặc điểm công cộng và mối quan hệ công cộng. Những
liên hệ “công cộng” và những cách thức “công cộng” khi người
châu Âu và người Mĩ thực hành rất khác so với phần còn lại
của thế giới. Có những yếu tố bắt buộc ngầm định (những
2 0 2 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

cách thức được qui định trước) trong cách cư xử với những
người hoàn toàn xa lạ. Thế nên, chúng tôi nhận ra bốn mức
quan hệ (thân mật, cá thể, xã hội và công cộng) cùng với
những hoạt động và không gian đi kèm với chúng. Ở phần còn
lại của thế giới, những mối quan hệ có xu hướng đưa về những
mẫu số chung khác, chẳng hạn như “gia đình – không phải gia
đình” ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và những vùng trước kia là
thuộc địa của hai nước này, hay là “có thứ bậc trong xã hội –
bị ruồng bỏ” ở Ấn Độ. Cả người Ả Rập lẫn người Do Thái đều
phân biệt rõ ràng giữa những người “có liên quan” và “không
liên quan”. Nghiên cứu về người Ả Rập dẫn tôi đến niềm tin
rằng họ thực hiện theo một hệ thống để tổ chức không gian
bất qui tắc, rất khác với những gì tôi thấy ở Mĩ. Mối quan hệ
của thường dân Ả Rập với người đứng đầu của mình hoặc với
Thiên Chúa không phải là một mối quan hệ công chúng. Nó
gần gũi và mang tính cá nhân, không hề có trung gian.

Cho tới gần đây, những yêu cầu không gian của con người
mới được nghĩ tới, chúng được xem là lượng không khí thực
tế mà cơ thể người ta chiếm chỗ. Sự thực là bao quanh con
người có những phần mở rộng không thể quan sát thấy.
Những khác biệt trong vùng – thực sự thì chúng luôn tồn tại
– trở nên rõ ràng chỉ khi người Mĩ bắt đầu tương tác với người
nước ngoài – những người tổ chức giác quan của họ theo một
cách hoàn toàn khác. Những gì thân mật, gần gũi trong một
nền văn hóa có thể mang tính cá thể hoặc công cộng trong
một nền văn hóa khác. Thế nên, lần đầu tiên người Mĩ mới bắt
đầu quan tâm tới khả năng bao quát không gian của chính
mình, thứ mà trước kia họ chẳng hề bận tâm.
10. N h ữn g kh o ả ng cá ch t r ong xã h ội lo ài ng ười |
2 03

Khả năng nhận diện những vùng không gian liên quan và
những hoạt động, những mối quan hệ và những cảm xúc đi
kèm với mỗi loại ngày nay trở nên cực kì quan trọng. Dân cư
đang đổ dồn về các thành phố. Các nhà thầu và nhà đầu cơ
đang “đóng gói” người ta trong những cái hộp thẳng đứng –
cả văn phòng lẫn nhà ở. Nếu nhìn con người theo cách nhìn
của bọn buôn nô lệ ngày xưa – quan niệm về nhu cầu không
gian của họ đơn giản là những giới hạn của cơ thể – thì ta
chẳng mấy khi đoái hoài gì đến hiệu ứng đám đông. Song nếu
như xem con người như được bao bọc trong một chuỗi những
bong bóng vô hình có kích thước cụ thể thì nền kiến trúc của
chúng ta có cơ hội tìm ra nguồn sáng mới. Con người có thể
bị kẹp giữa những không gian nơi họ sinh sống và làm việc.
Họ thậm chí có thể tìm ra chính mình bị ép buộc hành vi, vào
những mối quan hệ hay những lối thoát cảm xúc, những thứ
làm con người căng thẳng quá mức. Giống như trọng lực, sức
ảnh hưởng của hai cơ thể lên nhau tỉ lệ nghịch không chỉ với
bình phương, mà có thể còn là lập phương khoảng cách giữa
họ. Khi sức ép gia tăng, độ nhạy cảm với đám đông cũng tăng
theo – người ta sẽ dịch chuyển ra biên nhiều hơn. Do đó, ngày
càng có nhiều không gian với yêu cầu “càng ít càng tốt”.

Hai chương kế tiếp – diễn giải những hình mẫu không gian
giao tiếp của con người trong những nền văn hóa khác nhau
– được viết ra để phục vụ hai mục đích: thứ nhất, làm sáng tỏ
thêm về các hình mẫu nằm ngoài-ý-thức của chính chúng ta
và hy vọng điều này sẽ góp phần cải thiện thiết kế của các
cấu trúc sinh hoạt và làm việc, đồng thời cả các thành phố; và
2 0 4 | Ẩ n s au k hô ng gia n

thứ hai, để thể hiện nhu cầu to lớn về sự hiểu biết liên quan tới
hạ tầng văn hóa. Những hình mẫu không gian giao tiếp chỉ ra
sự đối lập rõ nét của một vài sự khác biệt căn bản giữa mọi
người – những khác biệt chỉ có thể lờ đi trong trường hợp
nguy cấp. Ngày nay, những qui hoạch gia và nhà thầu Mĩ đang
tham gia vào hoạt động thiết kế đô thị ở những nước khác,
nơi mà họ rất ít hiểu được nhu cầu của dân cư về không gian,
thậm chí không biết gì về nhu cầu thay đổi theo văn hóa. Khả
năng áp đặt toàn bộ người dân vào những khuôn khổ chẳng-
vừa-vặn với họ là rất cao. Hoạt động tái thiết đô thị ở Hoa Kì
và tội ác chống lại nhân loại xảy ra nhan nhản, chứng tỏ sự
thiếu hiểu biết về cách tạo lập môi trường cộng đồng cho các
quần cư đa dạng đang đổ xô vào các thành phố của chúng
ta.
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 0 5

11. KHÔNG GIAN GIAO TIẾP TRONG


BỐI CẢNH GIAO THOA VĂN HÓA:
ĐỨC, ANH VÀ PHÁP

Người Đức, người Anh, người Mĩ và người Pháp cùng có những


đặc trưng chung trong nền văn hóa, song cũng có nhiều điểm
xung đột. Vì thế, sự hiểu sai sẽ làm tất cả trở nên nghiêm trọng
vì những người châu Âu và người Mĩ tinh tế đòi hỏi sự thể hiện
đúng mực trong hành vi của người khác. Như một hệ quả,
những khác biệt văn hóa thường dẫn tới sự vô giá trị, tính khoe
khoang hoặc thiếu quan tâm tới người khác.
2 0 6 | Ẩ n sau kh ông gia n

NGƯỜI ĐỨC

Mỗi lần người ngoại quốc giao tiếp, họ lại bắt đầu khái quát
hóa về hành vi của đối phương. Người Đức và người Thụy Sĩ
nói tiếng Đức không phải là ngoại lệ. Hầu hết những người trí
thức và có nghề nghiệp đến từ hai quốc gia này mà tôi đã nói
chuyện, sau cùng đều bắt kịp với cách sử dụng thời gian và
không gian của người Mĩ. Cả người Đức và người Thụy Sĩ nói
tiếng Đức đều có những cái nhìn nhất quán về cách thức cấu
thành thời gian chặt chẽ và lên lịch tỉ mỉ của những người Mĩ.
Họ cũng để ý rằng người Mĩ không dành ra bất cứ thời gian
rảnh nào cho mình (điều này đã được Sebastian de Grazia viết
trong cuốn “Of Time, Work, and Leisure”).

Từ khi biết cả người Đức lẫn người Thụy Sĩ (chỉ tính riêng
những người nói tiếng Đức) hoàn toàn không bình tâm về thời
gian, tôi đặt câu hỏi thêm về quan điểm của họ đối với cách
tiếp cận thời gian của người Mĩ. Họ luôn nói rằng người châu
Âu sẽ lên ít kế hoạch hơn người Mĩ trong cùng một khoảng
thời gian như vậy. Thường họ sẽ chêm thêm câu: người châu
Âu cảm thấy đỡ bị áp lực thời gian hơn người Mĩ. Người châu
Âu cho phép mình có nhiều thời gian hơn với hầu như mọi thứ
liên quan đến những mối quan hệ quan trọng của con người.
Rất nhiều người châu Âu nhận thấy rằng ở châu Âu, những
mối quan hệ con người đều quan trọng, trong khi ở Mĩ thì lịch
trình mới là trên hết. Một vài đối tượng của tôi tiến thêm một
bước suy luận nữa và liên hệ cách quản lí thời gian và thái độ
với không gian, thứ mà người Mĩ có thể xử trí một cách bình
thản đáng ngạc nhiên. Theo chuẩn mực châu Âu, người Mĩ sử
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 0 7

dụng không gian thật hoang phí và hiếm khi lên kế hoạch đầy
đủ cho những nhu cầu chung. Thực tế, người Mĩ dường như
cảm thấy không cần nhất thiết phải song hành với không gian.
Bằng việc nhấn mạnh vào lịch trình, người Mĩ có xu hướng
khuếch trương nhu cầu cá nhân. Ở điểm này, tôi sẽ đề cập thứ
mà tất cả người châu Âu không có chung cảm nhận. Nhiều
người trong số họ không thể làm gì hơn việc than vãn rằng ở
Mĩ họ cảm thấy áp lực bởi thời gian và thành phố thì thiếu
nhiều thứ. Tuy nhiên, những quan sát của một số người châu
Âu giúp ta ước đoán được rằng những “áp bức” không gian
làm người Đức ủ rột nhiều hơn so với người Mĩ.

Người Đức và những sự xâm phạm

Tôi sẽ không bao giờ quên trải nghiêm đầu tiên của mình với
những hình mẫu không gian giao tiếp kiểu Đức, điều đã xảy ra
khi tôi còn đi học. Thói quen, tâm trạng và cái “tôi” bị một
người Đức tấn công và bẻ vụn trong một vụ kiện, nơi mà 30
năm cư trú tại đất nước này và một mệnh lệnh tiếng Anh tuyệt
vời đã không làm suy chuyển định nghĩa của người Đức về
những gì cấu thành một sự xâm nhập. Để hiểu được những
vấn đề nguy cấp ở đây, ta cần liên hệ với hai hình mẫu kiểu Mĩ
cơ bản được thừa nhận ở quốc ra này và những gì người Mĩ
có xu hướng hành xử cho tất cả.

Thứ nhất, ở Mĩ chấp nhận ranh giới vô hình xung quanh một
nhóm hai hoặc ba người đang nói chuyện – thứ tách họ với
những người khác. Yếu tố “khoảng cách” có nhiệm vụ cô lập
2 0 8 | Ẩ n sau kh ông gia n

nhóm và mang lại cho nhóm một tường chắn bảo vệ của sự
riêng tư. Thông thường, âm lượng giọng nói được duy trì ở
mức thấp để tránh xâm phạm đến người khác, và nếu giọng
nói có văng vẳng sang thì người ta sẽ hành xử như thể không
nghe thấy gì. Như vậy thì tính riêng tư được có thực sự tồn
tại? Mô hình thứ hai phần nào tế nhị hơn và được thực hiện
với những trải nghiệm chính xác khi nhân vật thực sự vượt qua
ranh giới và bước vào trong phòng. Người Mĩ chẳng hề để tâm
đến những điều nói qua vọng qua cửa. Nếu ai đó đứng gần
ngưỡng cửa (cửa đang mở) và nói với người bên trong thì
hành động đó vẫn bị xem như việc bên ngoài. Trong một văn
phòng, nếu ai đó “ngó đầu qua cửa” thì nghĩa anh ta vẫn ở
ngoài. Chỉ khi nắm chặt cửa, lúc cơ thể ở trong căn phòng thì
đồng nghĩa với việc anh đã “đặt một chân vào phòng" vì nó
khá gần phần trong lãnh thổ của người khác. Không một cách
định nghĩa không gian nào của người Mĩ khả dụng ở miền bắc
nước Đức. Trong tất cả các trường hợp người Mĩ cho rằng anh
ta ở ngoài, anh ngang nhiên bước vào lãnh thổ của người Đức
với định nghĩa của mình. Trải nghiệm theo sau mang đến cuộc
xung đột giữa hai hình mẫu.

Một ngày xuân ấm áp, một tiết trời mà bạn chỉ có thể tìm thấy
ở miền đất Colorado cao ráo, không khí sạch sẽ, trong vắt,
một tiết trời làm bạn hạnh phúc với từng khoảng khắc mình
được sống. Tôi đứng bên ngưỡng cửa một ngôi nhà nghỉ cuối
tuần, để nói chuyện với một người phụ nữ trẻ sống ở căn hộ
tầng trên. Tầng một ngôi nhà đã chuyển đổi chức năng, làm
thành một studio nghệ thuật. Bố cục khép kín vì lối vào chung
cho tất cả những người thuê nhà. Những người sinh sống
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 0 9

trong căn hộ sử dụng chung một lối vào và đi bộ dọc theo


một bức tường của studio để tới cầu thang lên căn hộ. Bạn
đọc có thể cho rằng họ có “đặc quyền” trên lãnh địa của anh
nghệ sĩ. Khi tôi đứng ở trên bậc cửa nói chuyện, tôi liếc nhìn
sang trái và thấy rằng cách tôi 50 đến 60 feet, bên trong
1
studio, nghệ sĩ gốc Phổ cùng hai người bạn cũng đang đối
thoại với nhau. Anh ấy đang ngẩng mặt, nếu liếc sang một bên
thì sẽ thấy tôi. Tôi để ý đến anh ta nhưng không muốn mình
xuất hiện hỗn hào hoặc làm gián đoạn cuộc nói chuyện giữa
họ. Một cách vô thức, tôi áp dụng qui tắc Mĩ và cho rằng hai
hoạt động – cuộc nói chuyện của tôi và cuộc nói chuyện của
anh ta – không liên quan đến nhau. Ngay lúc đấy, tôi biết được
rằng đó là một sai lầm bởi gần như ngay lập tức, anh nghệ sĩ
rời chỗ, chạy qua không gian chung, đẩy bạn tôi sang một
bên, và với ánh mắt giận dữ, anh bắt đầu la mắng tôi. Tôi có
quyền gì mà vào studio của anh ta mà không chào hỏi? Ai cho
cho phép tôi?

Lúc đấy thấy bị ngược đãi và nhục nhã ghê gớm, và sau gần
ba mươi năm tôi vẫn còn nhớ cảm giác tức giận của mình.
Những nghiên cứu sau đó mang lại cho tôi nhiều hiểu biết hơn
về hình mẫu không gian giao tiếp của người Đức. Tôi đã học
được rằng trong mắt người Đức, tôi là kẻ thô lỗ không thể
chấp nhận được. Tôi đã phạm vào vùng “bên trong” ngôi nhà.

1 Phổ: một vương quốc trong lịch sử Đức tồn tại từ năm 1701 đến 1918.
Cho đến khi Đức bị đánh bại tại Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2 1 0 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

Khi nhìn vào trong cũng có nghĩa là đã xâm nhập. Với người
Đức, không có thứ gì nằm trong căn phòng mà không ở bên
trong một vùng bị xâm nhập, đặc biệt nếu nhìn được vào
những phần khác, không kể xa bao nhiêu.

Mới đây, trong khi đang điều tra về những gì con người nhìn
thấy ở những trạng thái thân mật, cá thể, xã hội, công cộng,
tôi nhận được một bài kiểm tra độc lập xem người Đức cảm
nhận như thế nào về sự xâm phạm thị giác. Trong quá trình
nghiên cứu, tôi đã hướng dẫn các đối tượng chụp hình riêng
rẽ cả một người đàn ông và một người phụ nữ trong từng bối
cảnh bên trên. Một trong những trợ tá của tôi, cũng từng là
người Đức, đã chụp “out” nét những đối tượng khảo sát ở
khoảng công cộng, vì như anh ấy nói: “Anh thực sự không
được phép nhìn người khác trong khoảng công cộng vì đó là
sự xâm phạm.” Điều này có thể giải thích cho hành xử bất
thường đằng sau “những qui tắc Đức” chống lại việc người lạ
chụp ảnh công khai mà không xin phép.

“Khối cầu riêng tư”

Người Đức xem không gian của riêng mình như một phần mở
rộng của bản ngã. Người ta có thể phát hiện một manh mối
của cảm giác này thông qua khái niệm “Lebensraum”. Tôi
chẳng thể dịch được vì từ này bao hàm quá nhiều thứ. Hifler
đã sử dụng nó như một đòn bẩy tâm lí hiệu quả để chinh phục
người Đức.
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 1 1

Đối lập với người Ả Rập, cái “tôi” của người Đức bộc lộ ra
mạnh mẽ hơn, anh ta sẽ bảo vệ bằng được “khối cầu riêng tư”
của mình. Điều này được quan sát thấy trong suốt Thế chiến
thứ hai, lính Mĩ được trao cơ hội trông coi những tù nhân Đức
dưới nhiều điều kiện và địa điểm khác nhau, trong đó có vùng
Midwest. Tại đó, cứ bốn tù nhân chiến tranh Đức thì ở trong
một cái lều nhỏ. Ngay khi có vật liệu, mỗi người trong bộ tứ
xây một vách ngăn để có không gian của riêng mình. Trong
một bối cảnh ít được ưa thích hơn tại Đức, khi Wehrmacht
(Lực lượng vũ trang Đức quốc xã) đang trong quá trình sụp
đổ, cần thiết phải sử dụng những hàng rào ngăn chặn, bởi tù
binh Đức đang tiến tới nhanh hơn so với những gì họ có thể
kiểm soát. Trong hoàn cảnh này, mỗi người lính tìm được vật
liệu đều tự xây một chỗ ở nhỏ cho mình, đôi khi chỉ bằng cái
hốc dành cho con cáo. Điều này làm người Mĩ khó hiểu bởi
người Đức không hề góp sức và chung nguồn vật liệu khan
hiếm với nhau để tạo ra một không gian lớn hơn, hiệu quả hơn,
đặc biệt là vào những đêm mùa xuân lạnh giá. Kể từ đó, tôi
thường xuyên quan sát những trường hợp sử dụng phần mở
rộng trong kiến trúc như một nhu cầu của bản ngã. Những
ngôi nhà kiểu Đức có ban công được sắp xếp để đạt được sự
riêng tư về thị giác. Sân được rào chắn cẩn thận; nhưng dù có
được rào chắn hay không thì chúng vẫn là bất khả xâm phạm.

Dưới con mắt của người Mĩ, mấy tay Đức đặc biệt có vấn đề
với không gian chung đụng. Tôi không thể tìm lại được những
tài liệu về những ngày đầu cư trú sau Thế chiến thứ hai, khi
mà Berlin đang loạn lạc. Tình huống sau đây được ghi chép lại
2 1 2 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

(bởi một người quan sát) thực sự là cơn ác mộng, vì nó đi


cùng với những sai lầm khinh suất trong sự va chạm văn hóa.
Ở Berlin vào thời điểm đó, tình trạng thiếu thốn chỗ ở thực sự
không thể nói trong một hai câu được. Để tạo dựng lòng tin,
các nhà chức trách về hoạt động cư trú trong vùng tạm chiếm
của Mĩ sắp xếp lại nơi ở cho những cư dân Berlin. Họ chung
khu bếp và khu vệ sinh với hàng xóm. Sự sắp xếp cuối cùng
phải bãi bỏ khi những tay quá khích bắt đầu giết lẫn nhau vì
phải chung đụng.

Những công trình công cộng và tư nhân ở Đức thường có cửa


hai lớp để cách âm, cũng giống như nhiều phòng khách sạn.
Ngoài ra, cánh cửa cũng được người Đức chọn rất tỉ mỉ. Khi
đến với nước Mĩ, họ cảm thấy cánh cửa của chúng ta sao mà
mỏng và nhẹ quá. Cái cách đóng mở cửa cũng khác nhau ở
hai quốc gia. Trong văn phòng, người Mĩ luôn để cửa mở;
người Đức thì đóng nó lại. Ở Đức, cửa đóng không có nghĩa là
người đằng sau cánh cửa muốn một mình hoặc không muốn
ai làm phiền, hay là anh ta đang làm việc gì đó mà không muốn
người khác thấy. Đó đơn giản chỉ là người Đức nghĩ việc mở
cửa thể hiện sự bất cẩn và mất trật tự. Đóng cửa giúp giữ lại
nguyên vẹn bầu không khí trong phòng và tạo ra một ranh
giới bảo vệ. Bằng không, người ta sẽ cảm thấy quá liên quan
với những người xung quanh. Một đối tượng người Đức của
tôi nhận xét rằng: “Nếu không có những cái cửa, gia đình
chúng tôi sẽ phải thay đổi cách sống của mình. Không có
những cái cửa, chúng tôi sẽ mâu thuẫn, xung đột nhiều hơn. .
. . Khi không thể đối thoại, anh có thể lùi lại sau cánh cửa. . . .
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 1 3

Nếu không có những cái cửa, tôi lúc nào cũng sẽ bị mẹ tôi
kiểm soát.”

Bất cứ khi nào một người Đức tham gia vào chủ đề không
gian đóng kín kiểu Mĩ, anh ta có thể vin vào để nhận xét về
tiếng ồn truyền qua tường và cửa. Với nhiều người Đức, những
cánh cửa định hình cuộc sống của người Mĩ. Chúng mỏng
manh và rẻ tiền; hiếm khi chúng vừa vặn; và chúng thiếu đi sự
chắc chắn của những cánh cửa Đức. Cửa không phát ra âm
thanh chắc nịch, nặng tai khi đóng lại. Những âm thanh của ổ
khóa không rõ ràng, nó rời rạc và có thể còn không có.

Luật mở cửa của Mĩ và qui tắc đóng cửa của Đức gây ra những
mâu thuẫn trong các chi nhánh và công ti con của Mĩ tại Đức.
Qui tắc này dường như khá đơn giản nhưng không nắm được
nó thì cũng gây ra va chạm và hiểu lầm đáng kể giữa những
quản lí người Đức và người Mĩ. Một lần tôi nghe điện để tư vấn
cho một tập đoàn – họ hoạt động trên toàn thế giới. Một trong
những câu hỏi đầu tiên được nhắc tới: “Làm thế nào để bảo
người Đức để cửa phòng của họ luôn mở?” Trong công ti này,
việc mở cửa đang làm cho người Đức cảm thấy thông thống,
khiến tất cả diễn ra trong bầu không khí không thoải mái và
phù hợp với công việc. Nhưng mặt khác, việc đóng cửa làm
những người Mĩ thấy ngột ngạt, một nơi đầy mưu mô mà họ
phải rời bỏ. Dù là đóng cửa hay mở cửa, thì người ở hai quốc
gia này cũng không có cùng suy nghĩ với nhau.

Trật tự trong không gian


2 1 4 | Ẩ n sa u k hô ng g ia n

Lề lối và tính chất phân cấp trong văn hóa Đức được truyền
tải thông qua cách xử lí không gian của họ. Người Đức muốn
biết về nơi họ chịu đựng và phản ứng kịch liệt với những người
cắt ngang đoàn người hay những người “không theo hàng
theo lối” hay những người không tuân theo những dấu hiệu
kiểu như “Hãy giữ nguyên” “Chỉ người được ủy thác”. Thái độ
của người Đức với chúng ta có thể theo dõi được phần nào
khi ta để ý tới những đường ranh giới hoặc thẩm quyền nói
chung.

Dù rằng vậy, mối quan ngại của người Đức tới thói vô-lề-vô-
lối của người Mĩ không sánh được với người Ba Lan, những
người không thấy phiền gì với một sự xáo trộn nho nhỏ. Với
họ, hàng lối đại diện cho tổ chức và quyền lực mù quáng. Một
lần tôi nhìn thấy một người Ba Lan phá hàng trong quán cà
phê chỉ để “khuấy động những con chiên ngoan đạo”.

Những người Đức xác định khoảng cách xâm phạm một cách
chính xác đến máy móc, như tôi đã đề cập từ trước. Một lần
tôi yêu cầu sinh viên của tôi miêu tả về khoảng cách mà ở đó,
kẻ thứ ba xen vào cuộc nói chuyện giữa hai người, không có
sinh viên người Mĩ nào trả lời. Mỗi sinh viên Mĩ đều biết khi nào
anh ta bị xen ngang, nhưng lại không thể xác định sự xen
ngang đó, hay nói cách khác là chỉ ra làm thế nào mà anh ta
biết điều đó xảy ra. Song mấy sinh viên Đức và Ý, những người
từng làm việc tại Đức, thì trả lời không chút do dự. Tất cả họ
một mực cho rằng người thứ ba xen có thể cắt ngang hai
người kia nếu anh ta tiến tới gần hơn 7 feet (2,1 m)!
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 1 5

Nhiều người Mĩ cảm thấy rằng mấy tay Đức quá cứng nhắc
trong hành vi, không linh động và rất ư công thức. Ấn tượng
đó một phần được tạo ra bởi những khác biệt trong cách ứng
xử với những chiếc ghế khi ngồi. Người Mĩ dường như không
phiền nếu ai đó kéo ghế ra để điều chỉnh cự li cho phù hợp –
nhưng sẽ phiền nếu không nói năng gì, hay nhận xét về cách
làm của những người khác có thể là bất lịch sự. Ở Đức, việc
thay đổi vị trí ghế ngồi bị xem là một sự xâm phạm. Một điều
trở ngại cho những người không biết là hầu hết đồ nội thất ở
Đức đều nặng hơn. Ngay cả kiến trúc sư lỗi lạc Mies van der
Rohe, người thường phản đối truyền thống Đức trong những
công trình của mình, vẫn làm ra những chiếc ghế rất nặng mà
bất kể người khỏe mạnh nào cũng gặp khó khi di chuyển nó.
Với một người Đức, đồ nội thất nhẹ là thứ đáng nguyền rủa,
không chỉ vì nó có vẻ mỏng manh mà còn bởi mọi người có
thể di chuyển nó và phá hỏng hết trật tự, bao gồm cả sự xâm
phạm vào “khối cầu cá nhân”. Trong một trường hợp mà tôi
được thông báo, một nhà soạn báo người Đức chuyển tới Hoa
Kì sống đã bắt vít chiếc ghế của ông ta vào sàn “ở một vị trí
hợp lí” vì ông ta không thể dung thứ cho thói quen dịch-
chuyển-ghế kiểu Mĩ.

NGƯỜI ANH

Có thể nói rằng người Anh và người Mĩ là hai dân tộc lớn bị
phân chia vì một ngôn ngữ. Những khác biệt – có thể đổ lỗi
2 1 6 | Ẩ n s au k hô ng g ia n

cho ngôn ngữ – có thể không phải vì quá nhiều từ được sử


dụng trong hoạt động giao tiếp ở nhiều cấp độ bắt đầu từ âm
điệu kiểu Anh (những thanh âm đã ảnh hưởng tới rất nhiều
người Mĩ) và sự tiếp nối từ cái “tôi” này sang cái “tôi” khác
trong cách ứng xử với thời gian, không gian và vật chất. Nếu
đã từng tồn tại hai nhóm văn hóa mà giữa chúng có những
khác biệt sâu sắc về không gian giao tiếp, thì đó chính là tầng
lớp có học thức Anh (trường công) và tầng lớp trung lưu Hoa
Kì. Một trong những lí do cơ bản cho sự khác biệt lớn này là ở
Mĩ, chúng ta sử dụng không gian như một cách phân loại
người và hoạt động, trong khi tại Anh, không gian là hệ thống
xã hội, nó cho biết bạn là người như thế nào. Ở Mĩ, địa chỉ là
một dấu hiệu quan trọng để xác định vị trí (không chỉ áp dụng
với nhà của một người mà còn áp dụng địa chỉ cơ quan).
Joneses đến từ Brooklyn và Miami không “ở trong” giống như
Joneses đến từ Newport and Palm Beach. Greenwich và Cape
Cod là những thế giới hoàn toàn xa lạ với Newark và Miami.
Hoạt động kinh doanh trên đại lộ Madison và đại lộ Park sôi
động hơn trên đại lộ Bảy và đại lộ Tám. Trong một văn phòng,
vị trí góc thường “đáng tin cậy” hơn vị trí cạnh thang máy
hoặc ở cuối hành lang. Dù vậy, người Anh sinh ra đã mang
mình một hệ thống xã hội. Lãnh Chúa vẫn là Lãnh chúa, chẳng
quan trọng bạn tìm thấy anh ta ở đâu, kể cả ở trong hàng cá.
Ngoài những phân biệt về mặt giai cấp còn có những khác
biệt giữa hai bên trong cách thức phân bổ không gian.

Tầng lớp trung lưu lớn lên Mĩ cảm thấy họ có “quyền” sở hữu
căn phòng của riêng mình, hoặc ít nhất là một phần căn
phòng. Những đối tượng Mĩ trong cuộc khảo sát của tôi được
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 1 7

yêu cầu vẽ một căn phòng hoặc một văn phòng lí tưởng. Kết
quả y nguyên với tất cả mọi người: căn phòng được vẽ chỉ
dành cho họ, không một ai khác. Khi được yêu cầu vẽ căn
phòng hoặc nơi làm việc hiện tại, họ chỉ vẽ phần diện tích của
họ trong căn phòng chung rồi vẽ thêm một đường vào giữa.
Cả nam và nữ trong cuộc khảo sát đều nhận định bếp và
phòng ngủ thuộc về người mẹ hoặc người vợ, trong khi “lãnh
địa” của người cha là phòng học hoặc phòng làm việc (nếu
có); nếu không thì đó là “xưởng”, là “tầng hầm”, đôi khi là chiếc
bàn làm việc hoặc nhà xe. Những người phụ nữ Mĩ muốn một
mình có thể đi vào phòng ngủ và đóng cửa lại. Cửa đóng là
dấu hiệu của “Đừng làm phiền” hay “Tôi đang giận”. Người Mĩ
có bức vào nếu cửa mở, dù ở nhà hay ở cơ quan. Anh ta không
thả lỏng bản thân mà vẫn giữ ở trong trạng thái sẵn sàng trả
lời người khác. Cửa đóng dành cho những hội nghị, những
cuộc nói chuyện riêng và cho những việc cần sự tập trung,
học, nghỉ, ngủ, thay đồ và quan hệ tình dục.

Giới trung lưu và thượng lưu Anh thì khác, họ được nuôi nấng
trong cùng một vườn ươm có cả những bé trai lẫn bé gái. Đứa
lớn tuổi nhất chiếm một phòng cho mình, phòng mà nó bỏ
trống khi nó chuyển tới trường nội trú, có thể là lúc chín hoặc
mười tuổi. Sự khác biệt giữa căn phòng của riêng một người
và những qui định ngay-từ-đầu trong không gian chung
(dường như không quan trọng) ảnh hưởng quan trọng lên thái
độ của người Anh về không gian của riêng mình. Anh ta có
thể không bao giờ có một căn phòng cố định của riêng mình,
cũng hiếm khi mong chờ điều đó xảy đến với mình và người
2 1 8 | Ẩ n s au k hô ng g ia n

khác. Ngay cả những Nghị viên Quốc hội cũng chẳng có văn
phòng. Họ thường làm việc trên bậc thềm nhìn ra sông
Thames. Thế nên, người Anh bị bối rối với nhu cầu cần chỗ
bảo mật để làm việc trong một văn phòng Mĩ. Những người
Mĩ làm việc tại Anh có thể bị phiền nếu họ không được cấp
cho những gì họ xem là không gian làm việc khép kín thích
đáng. Khi nhìn nhận về nhu cầu này, có thể xếp người Mĩ vào
một vị trí ở giữa người Đức và người Anh.

Những hình mẫu đối lập – kiểu Anh và kiểu Mĩ – có một số qui
tắc ngầm định đáng chú ý, đặc biệt nếu ta giả định rằng con
người cũng như các động vật khác có một nhu-cầu-định-sẵn
là đôi khi muốn tách mình khỏi người khác. Một sinh viên người
Anh trong một buổi hội thảo của tôi đã nêu ví dụ về những gì
xảy ra khi những mô hình ẩn này bị phá vỡ. Rõ là cậu ta đang
trải qua cảm giác tồi tệ trong những mối quan hệ với người
Mĩ. Dường như không thứ gì đúng, và từ những nhận xét của
anh ta, có thể thấy khá rõ ràng là chúng ta, những người Mĩ
không biết cách phải hành xử như thế nào. Việc phân tích về
những lời phàn nàn của cậu ta chỉ ra rằng nguồn phiền toái
chính đến từ việc người Mĩ dường như không đủ tinh tường để
bắt được manh mối về những lần cậu sinh viên đó không
muốn những suy nghĩ của mình bị can thiệp. Như cậu ta đã
tuyên bố: “Tôi đi khắp căn hộ và kiểu như bất cứ chỗ nào tôi
muốn một mình thì bạn cùng phòng lại bắt chuyện với tôi.
Anh hỏi tôi với vẻ dễ mến “Có chuyện gì vậy?” và muốn biết
khi nào tôi giận. Rồi tôi giận dữ đáp lại.”
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 1 9

Mất một khoảng thời gian rồi cuối cùng, chúng tôi cũng có
thể nhận diện được hầu hết những điểm đối lập trong những
vấn đề của người Mĩ và người Anh – những thứ gây ra mâu
thuẫn trong trường hợp này. Khi người Mĩ muốn một mình,
anh ta đi vào trong phòng và đóng cửa lại – anh ta lệ thuộc
vào đặc tính che chắn của kiến trúc. Để từ chối nói chuyện với
ai khác hiện diện trong phòng, đưa cho họ một “phép hành xử
thầm lặng” là hình thức từ chối tối ưu và một dấu hiệu chắc
chắn của sự không vừa lòng. Ngược lại, người Anh thiếu
phòng từ bé, nên chưa bao giờ thực hành sử dụng không gian
như một hình thức trốn tránh người khác. Họ có một rào chắn
trong tâm trí, cái mà họ dựng lên và những người khác được
cho là sẽ nhận ra. Vì thế, người Anh càng muốn tách riêng
mình khi đang ở với một bạn Mĩ thì hình như mấy ông Mĩ càng
muốn xen vào để chắc chắn mọi thứ đều ổn. Căng thẳng kéo
dài đến khi nào cả hai đã hiểu về nhau. Điều quan trọng là nhu
cầu về không gian và kiến trúc của hai bên là không giống
nhau.

Việc sử dụng điện thoại

Những cơ chế bảo mật nội bộ của người Anh và màn chắn
riêng tư của người Mĩ tạo nên những thói quen khác nhau
trong việc sử dụng điện thoại. Không có tường hay cửa nào
có thể chặn được cuộc điện thoại. Vì không thể biết ai gọi đến
hay sự khẩn cấp của công việc từ tiếng chuông điện thoại,
người ta bắt buộc phải nghe máy. Hẳn sẽ ai đó sẽ đoán, người
Anh, khi họ cảm thấy cần phải suy nghĩ, đối xử với điện thoại
2 2 0 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

như một sự xen ngang bởi một ai đó không biết chuyện gì


đang xảy ra. Vì không thể biết bên kia sẽ bận tâm thế nào nên
họ do dự khi nghe điện; thay vào đó, họ viết ghi chú. Gọi điện
thoại là hành động “tham vọng” và thô lỗ. Một lá thư hoặc điện
tín có thể chậm hơn, nhưng nó sẽ ít làm phiền hơn. Những
cuộc gọi phục vụ cho công việc và những tình huống thực sự
khẩn cấp.

Tôi sử dụng hệ thống này cho mình trong nhiều năm khi sống
ở Santa Fe, New Mexico, thời gian đó tôi gặp nhiều phiền
muộn. Tôi miễn điện thoại vì nó tính phí. Bên cạnh đó, tôi giữ
yên tĩnh cho mình trong một chỗ ẩn dật trên núi và không
muốn bị làm phiền. Cách cư xử này của tôi đã gây sốc với
người khác. Họ thực sự không biết phải làm gì với tôi. Bạn có
thể thấy nét bối rối trên gương mặt họ khi nghe câu trả lời từ
câu hỏi “Làm thế nào để liên lạc với anh?” “Viết cho tôi một
tấm thiệp. Tôi sẽ tới bưu điện hằng ngày.”

Mang lại cho phần lớn những công dân tầng lớp trung lưu
những căn phòng riêng và thoát khỏi thành phố để đến vùng
ngoại ô, chúng ta sau đó tiến hành can thiệp vào những không
gian riêng tư nhất trong nhà của họ với một thiết bị công cộng
nhất, chiếc điện thoại. Bất kì ai vào bất kì lúc nào cũng có thể
“động đến” chúng ta. Thực tế, chúng tôi lắp đặt những thiết
bị tinh vi, do đó những người bận rộn có thể tác động vào.
Những kĩ năng tốt nhất và sự khéo léo phải được vận dụng
vào quá trình sàng lọc thông điệp sao cho những người khác
không bị xúc phạm. Càng ngày, công nghệ của chúng ta càng
mâu thuẫn với những nhu cầu của mọi người – nhu cầu được
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 2 1

ở riêng với gia đình hay suy nghĩ của mình. Vấn đề bắt nguồn
từ sự thật rằng từ tiếng chuông điện thoại, không thể biết
được ai đang gọi và việc của họ khẩn thiết thế nào. Một vài
người không công khai điện thoại nhưng rồi lại làm việc đó với
những người bạn đến từ thành phố, những người muốn liên
lạc với họ. Giải pháp của chính quyền là dùng những điện thoại
đặc biệt cho những người quan trọng (theo truyền thống
thường là màu đỏ). Đường dây đỏ vượt qua những thư kí,
những giờ giải lao, những tín hiệu bận và những thanh niên.
Nó được kết nối trực tiếp với bộ chuyển tín hiệu của Nhà
Trắng, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc.

Những người hàng xóm

Những người Mĩ sống ở Anh kiên định một cách đáng chú ý
trong những phản ứng của họ với người Anh. Đa số họ bị tổn
thương và bối rối vì họ được nuôi dưỡng trong những mô hình
“hàng xóm kiểu Mĩ” và không thực hiện được đúng điều đó với
những người Anh. Ở đây bà con hàng xóm chẳng có ý nghĩa
gì. Sự thật rằng bạn phải sống sát vách một gia đình, không
cho bạn vào thăm, mượn mõ hay sinh hoạt gì đó với họ, hoặc
là lũ trẻ của bạn cũng không được chơi với con của họ. Các
con số chính xác về những người Mĩ thích ứng tối với người
Anh thật khó để thu thập. Thái độ của người Anh đối với người
Mĩ cơ bản có chút nặng nề vì tình trạng thuộc địa của chúng
ta. Thái độ này đa phần nằm trong ý thức, vì thế hình như
được thể hiện nhiều hơn quyền im lặng của người Anh để giữ
quyền riêng tư của anh ta trước thế giới. Với những hiểu biết
2 2 2 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

sâu sắc nhất của tôi, người ta hiếm khi cố gắng làm thân với
người Anh trên cơ sở mệnh lệnh (nếu việc đó thành). Họ có
thể quen biết hay thậm chí thích những người hàng xóm,
nhưng điều đó không xảy ra nếu họ sống sát vách, vì những
mối quan hệ kiểu Anh không được hình thành theo không gian
mà theo tình huống xã hội.

Phòng của ai là phòng ngủ?

Ở tầng trên nhà của tầng lớp trung lưu Anh là người đàn ông,
không phải phụ nữ, người có nhu cầu riêng tư với phòng ngủ,
có lẽ là sự bảo vệ khỏi những đứa trẻ chưa thích nghi với các
hình mẫu riêng tư kiểu Anh. Đàn ông, chứ không phải phụ nữ,
có phòng thay đồ. Họ cũng cần riêng tư để làm việc. Người
Anh cũng kĩ tính với trang phục của họ và dành nhiều thời
gian và sự chú tâm trong việc mua bán. Ngược lại, phụ nữ Anh
tiếp cận việc mua bán quần áo theo cung cách làm ta nhớ lại
mấy chàng người Mĩ.

Nói to và nói khẽ

Việc giãn cách hợp lí giữa mọi người được duy trì theo rất
nhiều phương thức. Độ to của giọng nói là một trong những
cơ chế thay đổi tùy theo văn hóa. Ở Anh và ở châu Âu nói
chung, người Mĩ liên tục bị cáo buộc nói to. Một trong hai chức
năng kiểm soát giọng nói là: (a) âm lượng và (b) định hướng.
Những người Mĩ tăng âm lượng như một chức năng của
khoảng cách, sử dụng vài cấp độ (thì thào, nói bình thường,
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đứ c , A nh v à Pháp | 2 2 3

hét to, vv. . .). Trong nhiều tình huống, nếu người Mĩ không
nghe lỏm thì họ chẳng quan tâm đến đám đông đang tụ tập
ngày càng nhiều. Sự cởi mở của họ cho thấy rằng họ không
có gì để giấu. Người Anh thể hiện sự quan tâm, mà họ có được
khi không có chỗ làm việc riêng tư và không xen ngang, họ
đã phát triển những kĩ năng trong việc phát ra tiếng nói hướng
về nhận vật đang trò chuyện, điều chỉnh cận thận nó, do đó
giọng nói chỉ vừa đủ vượt qua tiếng ồn xung quanh và khoảng
cách. Với người Anh, nghe lỏm là xâm phạm người khác, một
cách làm sai lầm và một dấu hiệu của hành vi xã hội kém ý
thức. Dù vậy, qua cách điều chỉnh tiếng nói của mình, người
Anh, trong một bối cảnh Mỹ, có thể phát ra âm thanh và ánh
nhìn đậm đặc mưu mô với người Mỹ, điều này có thể dẫn đến
việc họ bị coi là kẻ gây rối.

Hành xử bằng ánh mắt

Một nghiên cứu về hành xử bằng ánh mắt tiết lộ một vài sự
đối lập thú vị giữ hai nền văn hóa. Người Anh ở quốc gia này
gặp rắc rối không chỉ với khi họ muốn một mình và thu mình
lại, mà còn là khi họ muốn tương tác. Họ không bao giờ biết
chắc chắn người Mĩ đang lắng nghe hay không. Chúng ta, theo
một cách khác, cũng không chắc chắc như vậy khi đoán người
Anh có hiểu chúng ta hay không. Rất nhiều tham vọng của
các trung tâm giao tiếp dựa trên những khác biệt trong cách
sử dụng đôi mắt. Người Anh được dạy để nghiêm túc chú ý,
lắng nghe cẩn thận, những gì phải làm nếu anh ta là người lịch
sự và không có tường chắn bảo vệ nào để ngăn âm thanh.
2 2 4 | Ẩ n s au k hô ng gia n

Anh ta không nhúc nhích cái đầu hay thì thầm để cho bạn biết
anh ấy hiểu. Anh ta nháy mắt để bạn biết rằng anh ta đã nghe
thấy. Mặt khác, người Mĩ được dạy không nhìn chằm chằm.
Chúng ta nhìn thẳng vào mắt người khác mà không hề dao
động chỉ khi muốn cực kì chắc chắn rằng chúng ta đang liên
lạc với anh ta.

Ánh nhìn người Mĩ hướng về đối phương trong cuộc nói


chuyện thường “lang thang” từ mắt này sang mắt kia và thậm
chí dời khỏi khuôn mặt một lúc lâu. Hành vi lắng nghe đúng
mực kiểu Anh bao gồm cả việc cố định đôi mắt ở khoảng xã
hội, thế nên bất kì mắt nào nhìn vào đều trông như đang nhìn
thẳng vào bạn. Để làm được điều này, người Anh phải cách xa
o
8 feet hoặc hơn. Sẽ là quá gần khi phạm vi bao quát 12 của
vùng macula trên võng mạc không cho một trường nhìn ổn
định. Ở khoảng gần hơn 8 feet, người ta phải nhìn vào mắt này
hoặc mắt kia.

NGƯỜI PHÁP

Người Pháp sống ở phía nam và phía đông Paris nói chung
thuộc về những nền văn hóa phức tạp quanh Địa Trung Hải.
Cách sử dụng không gian của dân Địa Trung Hải có thể quan
sát được trong đám đông trên tàu, xe buýt, ô tô, quán cà phê
dọc đường và trong nhà của họ. Dĩ nhiên trường hợp ngoại lệ
là trong các lâu đài và biệt thự của những người giàu có. Cuộc
sống đông đúc thường đồng nghĩa với trạng thái ràng buộc
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 2 5

về cảm giác. Bằng chứng rõ nét về các giác quan của người
Pháp không chỉ xuất hiện trong cách họ ăn, giải trí, trò chuyện,
viết lách, tụ tập cà phê mà còn có thể nhìn thấy trong cách
họ làm bản đồ. Bản đồ thật kì lạ như cách họ nghĩ ra và được
thiết kế để du khách có thể tìm được những thông tin chi tiết
nhất. Qua việc sử dụng bản đồ Pháp, một người có thể sử
dụng tất cả các giác quan của mình. Mấy tấm bản đồ này có
thể làm cho bạn đi dạo loanh quanh và chúng cũng nói cho
bạn biết nơi đâu có thể tận hưởng cảnh trí; nơi đâu bạn sẽ tìm
ra những chuyến đi đẹp như tranh vẽ, và thỉnh thoảng là nơi
để nghỉ ngơi, tái tạo bản thân, dạo bộ hay thậm chí là ăn một
bữa dễ chịu. Những tấm bản đồ thông báo cho khách du lịch
những giác quan và những vị trí mà anh ấy có thể sử dụng
trong chuyến đi.

Nhà và gia đình

Một lí do khả dĩ cho vấn đề tại sao người Pháp thích ở ngoài
trời hơn ở trong đám đông – điều kiện mà nhiều người trong
số họ phải chấp nhận sống chung. Người Pháp lấy thú vui giải
trí trong những nhà hàng và quán cà phê. Nhà là nơi dành cho
gia đình còn không gian ngoài trời dành cho hoạt động giải trí
và sinh hoạt chung. Tầng lớp lao động và tiểu tư sản đặc biệt
đông đúc, điều đó có nghĩa là người Pháp có liên quan nhiều
với nhau về mặt tri giác. Cách bài trí trong văn phòng, nhà ở
hay bố cục những thị trấn, thành phố và vùng nông thôn cũng
gắn kết với họ.
2 2 6 | Ẩ n sau kh ông gia n

Trong những cuộc trò chuyện, mối gắn kết này đạt đến mức
cao; khi nói chuyện với bạn thì người Pháp thực sự đang nhìn
vào bạn và không có lầm lẫn gì trong chuyện này. Trên đường
phố Paris, đàn ông Pháp nhìn thẳng vào phụ nữ. Nên phụ nữ
Mĩ, trở về nước sau thời gian sống tại Pháp, thường trải qua
thời kì thiếu thốn cảm xúc. Nhiều người nói với tôi rằng, bởi
họ đã bắt đầu quen với việc được chú ý nên thói quen “không
nhìn” của người Mĩ làm họ cảm thấy như mình không tồn tại.

Không chỉ liên hệ mật thiết với nhau, người Pháp còn quen
thuộc với những gì là cảm giác đầu vào gia tăng mạnh mẽ với
chúng ta. Ô tô Pháp được thiết kế đáp ứng nhu cầu Pháp. Kích
thước nhỏ của nó được sử dụng để áp dụng một tiêu chuẩn
sinh hoạt thấp hơn và giá vật liệu cao hơn. Không còn nghi
ngờ gì khi xem giá cả là một nhân tố, nhưng thật ngây thơ khi
cho đó là nhân tố chính. Ô tô chỉ như một cách biểu đạt của
văn hóa, giống như ngôn ngữ, và vì thế nó có những đặc điểm
thích nghi trong bối cảnh văn hóa. Những thay đổi trong chiếc
xe sẽ phản chiếu và được phản chiếu lại sự thay đổi của địa
điểm. Nếu người Pháp lái xe Mĩ, họ sẽ phải từ bỏ nhiều cách
thức hành xử với không gian nơi họ yêu mến. Giao thông dọc
theo đại lộ Chams-Elysees và quanh Khải Hoàn Môn là một sự
giao thoa giữa đường Tumpike ở New Jersey chiều chủ nhật
và trường đua Indianapolis. Những chiếc ô tô mang kích thước
Mĩ sẽ gây ra nhiều vụ tự tử. Ngay cả ở định dạng “compact”,
những chiếc xe Mĩ trong dòng giao thông ở Paris trông như
một con cá mập giữa bầy săn sắt. Ở Hoa Kì, những chiếc xe
đó trông bình thường vì mọi xe xung quanh đều cùng cỡ.
Trông bối cảnh ngoại quốc, Detroit Iron bị người ta xét nét lại
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 2 7

xem nó là cái gì. Những kẻ khổng lồ Mĩ này khẳng định cái


“tôi” và ngăn cản việc chồng lấn những “khối cầu cá nhân”
trong một chiếc xe, vì thế mỗi hành khách bị ràng buộc rất ít
với những người khác. Với câu chuyện này, tôi không có ý
rằng tất cả người Mĩ đều như vậy, và họ đều tuân theo khuôn
khổ Detroit. Nhưng từ khi Detroit không sản xuất những-gì-
được-mong-muốn, nhiều người Mĩ thích mấy xe châu Âu cỡ
nhỏ và dễ điều khiển hơn, thứ phù hợp với những phẩm chất
cá nhân và nhu cầu ngày càng thân mật của họ. Trái lại, nếu
ai đó đơn thuần nhìn vào kiểu cách của ô tổ Pháp, anh ta sẽ
thấy tính cá nhân mạnh mẽ hơn trong những thiết kế của Mĩ.
So sánh với những Peugeot, Citroen, Renault, Dauphine và hai
dòng C.V.shoebox nhỏ nhắn, ta sẽ cần rất nhiều năm thay đổi
kiểu dáng để tạo ra những sự khác biệt như vậy tại Mĩ.

Cách sử dụng những không gian mở

Vì tổng số nhu cầu không gian sẽ được giữ ở mức cân bằng
nên thị dân Pháp học cách làm ra các công viên và không gian
ngoài trời. Với họ, thành phố là một nơi mà người ta có thể
tìm thấy sự hài lòng, vậy nên mọi người sống tại đó. Không
khí sạch sẽ vừa phải, vỉa hè rộng 70 feet hay những chiếc ô tô
sẽ không hấp dẫn người ta như khi họ bước qua những đại lộ
có những tiệm cà phê ngoài trời và những không gian mở cho
mọi người tụ hội và thưởng thức cùng nhau. Vì người Pháp
thưởng thức và hòa mình vào thành phố – những hình ảnh,
những âm thanh và cả những mùi hương của nó; vỉa hè rộng
cùng những công viên lớn và đại lộ thênh thang – nhu cầu cần
2 2 8 | Ẩ n sau kh ông gia n

không gian tách biệt trong chiếc ô tô có thể phần nào ít hơn
so với ở Mĩ, nơi mà người ta thích nhà chọc trời và những sản
phẩm của Detroit, nơi người ta bị tấn công trực diện bởi rác
rưởi và đồ ô uế, rồi bị ngộ độc bởi khói và carbon dioxide.

Mạng lưới hình sao và bàn cờ

Có hai hệ thống chính ở châu Âu định hình không gian. Một là


“mạng lưới hình sao” ở Pháp và Tây Ban Nha – một dạng
sociopetal space [không gian kết nối]. Cái còn lại, “mạng lưới
bàn cờ”, xuất xứ từ vùng Tiểu Á, được người La Mã sử dụng
và mang tới Anh vào thời Caesar – một dạng sociofugal space
[không gian chia cắt]. Hệ thống của người Pháp và người Tây
Ban Nha kết nối tất cả các điểm và các chức năng. Trong hệ
thống tàu điện ngầm ở Pháp, những đường tàu thường xuyên
giao nhau tại những địa điểm được ưa thích như quảng trường
Concorde, nhà hát Opera và nhà thờ Madeleine. Hệ thống lưới
bàn cờ phân chia các hoạt động bằng cách trải đều chúng ra.
Cả hai hệ thống đều có những ưu điểm nhưng một người quen
với hệ thống này sẽ khó khăn trong việc sử dụng hệ thống
còn lại.

Tỉ dụ, một sự nhầm lẫn trong việc định hướng ở tâm điểm của
mạng lưới hình tia trở nên nghiêm trọng hơn nhiều với người
khách du lịch. Thế nên bất kì lỗi nào cũng tương đương với với
chọn sai hướng. Trong hệ thống lưới bàn cờ, những lỗi cơ bản
giữa việc chọn hướng vuông góc hay đi thẳng thường đủ rõ
để người ta cảm nhận được, ngay cả với những người định
hướng kém. Nếu bạn đang đi đúng hướng, dù bạn có lỡ đi qua
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 2 9

một hay hai ô phố thì lỗi này cũng dễ dàng sửa chữa bất cứ
lúc nào. Ngược lại, có một số ưu điểm cố hữu trong hệ thống
tâm điểm. Một khi đã học được cách sử dụng nó, bạn sẽ dễ
dàng định vị đối tượng hoặc sự kiện trong không gian hơn,
bằng việc gọi tên một điểm đầu đoạn đường. Vì thế, ngay cả
trên một vùng đất lạ, hoàn toàn có thể hẹn gặp một người ở
km số 50 trên Quốc lộ 20 nam Paris; đó là tất cả những thông
tin mà anh ta cần. Ngược lại, hệ thống định vị lưới cần tới ít
nhất hai đoạn thẳng và một điểm để định vị vật gì đó trong
không gian (thường cần nhiều đường và nhiều điểm, phụ
thuộc vào việc bạn làm bao nhiêu lần). Hệ thống hình sao có
thể tích hợp một số lượng hoạt động khác nhau trong những
điểm trung tâm với ít không gian hơn so với hệ thống lưới. Vì
thế, những khu vực cư trú, mua sắm, chợ búa, thương mại và
giải trí đều có thể gặp nhau và vươn ra từ những tâm điểm.

Thật khó tin rằng mô hình hình sao tác động được tới bao
nhiêu khía cạnh trong đời sống người Pháp. Gần như là toàn
bộ nền văn hóa được sắp đặt trên một mô hình mà động lực,
ảnh hưởng và sự kiểm soát tuân theo một loạt những giao
điểm. Có mười sáu đường cao tốc chính chạy vào Paris, mười
hai vào Caen (gần bờ biển Omaha), mười hai vào Amiens,
mười một vào Le Mans và mười vào Rennes. Ngay cả những
con số đó cũng không đủ để truyền tải hình ảnh về ý nghĩa
thực sự của bố cục này. Ở Pháp, một chuỗi mạng lưới hình sao
xây lên những tâm điểm ngày càng lớn hơn. Mỗi tâm điểm nhỏ
có một kênh riêng với một mức kế tiếp cao hơn. Như một qui
luật chung, những tuyến đường giữa các vùng trung tâm
2 30 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

không đi qua những thị trấn khác, vì mỗi thị trấn được kết nối
với vùng khác bằng tuyến đường riêng của mình. Điều này đối
lập với mô hình Mĩ gồm những chuỗi đô thị nhỏ nằm dọc theo
những con đường nối những trung tâm chính, giống nhưng
những chuỗi hạt trên một cái vòng cổ.

Trong cuốn sách “The Silent Language”, tôi đã miêu tả người


ta thường nhìn thấy một người phụ trách một văn phòng Pháp
ở giữa văn phòng – với cấp dưới vây quanh như những vệ tinh
trên những cánh tỏa ra từ anh ta. Tôi cũng đã có lần được đối
diện với “một nhân vật trung tâm” khi thành viên người Pháp
trong đội ngũ các nhà khoa học dưới sự lãnh đạo của tôi muốn
một chức vụ cao hơn, vì bàn của anh ta ở giữa! Ngay cả De
Gaulle cũng đưa chính sách quốc tế dựa trên nền tảng coi
Pháp là trung tâm. Dĩ nhiên, có người sẽ nói rằng hệ thống
trường học Pháp ngữ cũng theo mô hình tập trung cao độ
không hề có bất kì mối liên hệ nào với cách bố trí trong các
văn phòng, những hệ thống tàu điện ngầm, đường đi lại và
thực tế là với toàn bộ đất nước, nhưng tôi không đồng ý với
họ. Kinh nghiệm lâu dài với những mô hình khác nhau về văn
hóa đã dạy cho tôi rằng những đường may sợi chỉ cơ bản
thường trải đều trên toàn bộ tấm vải xã hội.

Lí do cho việc nhận định lại ba nền văn hóa châu Âu này – ba
nền văn hóa mà tầng lớp trung lưu ở Mĩ có liên hệ chặt chẽ
(về cả lịch sử và văn hóa) hơn bất cứ nền văn hóa nào khác –
là một cách mang lại sự đối lập để nhấn mạnh những “mẫu số
chung” ngầm định của chúng ta. Phần nhận định lại này chỉ ra
cách sử dụng giác quan khác nhau dẫn tới rất nhiều nhu cầu
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 3 1

khác nhau liên quan đến không gian, không quan trọng ở cấp
độ quan tâm của người dùng. Bất kì thứ gì từ một văn phòng
tới một thị trấn hay thành phố, cũng sẽ phản ánh cách định
hình cảm giác của những nhà thầu và cư dân của tòa nhà hoặc
đô thị đó. Khi xem xét giải pháp cho những vấn đề chẳng hạn
như việc tái thiết đô thị và thành phố nén, điều thiết yếu là
phải biết dân cư cảm nhận không gian như thế nào và họ sử
dụng các giác quan của mình ra sao. Chương tiếp theo sẽ đề
cập tới những người tương đối khác biệt với chúng ta về tất
cả những khía cạnh liên quan đến không gian, từ họ, chúng ta
có thể biết thêm về bản thân.
2 32 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

11. Không gian giao tiếp trong bối cảnh giao thoa văn hóa: Đức,
Anh và PhápỞ loài người, những hình mẫu không gian giao
tiếp đảm nhận một vai trò tương đương với biểu hiện hành vi
ở những hình thức sống thấp hơn; đó là, chúng đồng thời hợp
nhất và phân chia nhóm từ những cá nhân khác nhau, một
phần bằng cách tăng cường đặc trưng nhóm, phần khác bằng
cách làm giao tiếp nội bộ nhóm khó khăn hơn. Dù rằng con
người có thể là một loài đặc biệt về mặt sinh lí và di truyền,
những hình mẫu không gian giao tiếp của người Mĩ và người
Nhật thường tác động vào một người theo mô hình phân chia
lãnh thổ giống như loài chim trĩ châu Mĩ và chim đinh viên
châu Úc được miêu tả ở chương 2.

NHẬT BẢN

Trong xã hội Nhật Bản cũ, tổ chức không gian đi liền với tổ
chức xã hội. Mạc phủ Tokugawa sắp xếp Daimyo, hay các lãnh
chúa phong kiến vào những khu vực trung tâm quanh kinh đô
Edo (Tokyo). Sự quần tụ quanh vùng lõi thể hiện mối quan hệ
khăng khít và lòng trung thành với Shogun; đa số quí tộc nằm
trong vòng bảo vệ. Ở bờ bên kia của quốc đảo này, chạy theo
chiều bắc nam và dọc theo sườn núi là những người ít được
tin tưởng hơn hoặc lòng trung thành của họ đang bị đặt nghi
vấn. Khái niệm trung tâm – vị trí có thể tiếp cận từ mọi hướng
– là một chủ đề được phát triển mạnh mẽ trong văn hóa Nhật
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 3 3

Bản. Toàn bộ cách bố trí này mang đậm chất Nhật. Người
Nhật biết mình sẽ thừa nhận nó như biểu hiện của một mô
hình hoạch định chức năng trong hầu như mọi lĩnh vực đời
sống người Nhật.

Như đã nhắc đến từ trước, người Nhật gọi tên những giao lộ
thay vì đặt tên những con đường dẫn họ tới đó. Trên thực tế,
mỗi góc của giao lộ có một đặc điểm nhận dạng riêng. Đoạn
đường từ A đến B dường như không định trước với người
phương Tây và cũng không căng thẳng như với chúng ta.
Không có thói quen sử dụng đường đi cố định, người Nhật
không xác định điểm đến của họ khi đi ngang qua Tokyo.
Những tài xế taxi phải hỏi đường ở những trạm cảnh sát,
không chỉ vì phố không có tên mà còn bởi những ngôi nhà
được đánh số theo thời điểm chúng được xây. Những người
hàng xóm thường không biết về nhau nên không thể chỉ
1
đường. Để đương đầu với điều này, sau V-J Day quân Mĩ cát
cứ tại Nhật buộc phải đặt tên một vài đường chính ở Tokyo,
đặt cho các con phố những biển báo tiếng Anh (Đại lộ A, B
và C). Người nhật chờ đợi một cách “lịch sự” cho tới cuối thời
gian chiếm đóng để gỡ biển xuống. Dù vậy, sau đó người
Nhập lại rơi vào cái bẫy “đổi mới văn hóa” ngoại quốc. Họ phát
hiện ra rằng việc tạo ra một con đường kết nối hai điểm thực

1 V-J Day: Victory over Japan Day, ngày chiến thắng phe phát xít trên
toàn khu vực Thái Bình Dương. Mỗi nước trong khu vực có một ngày kỉ niệm
khác nhau, trong khoảng từ 15 tháng 8 đến 2 tháng 9.
2 3 4 | Ẩ n sa u kh ô ng gia n

sự hữu ích. Thật thú vị khi thấy sự thay đổi liên tục trong nền
văn hóa Nhật Bản.

Có thể thấy mô hình Nhật Bản nhấn mạnh vào các tâm điểm
không chỉ áp dụng trong cách sắp đặt không gian – tôi hi vọng
chứng minh được – mà ngay cả trong những cuộc nói chuyện.
Chảo nướng Nhật Bản hibachi và vị trí đặt nó mang theo một
sắc thái cảm xúc mạnh ngang bằng, nếu không muốn nói là
hơn, quan niệm của chúng ta về lò sưởi. Như một mục sư già
đã từng giải thích: “Để thực sự hiểu về người Nhật, anh phải
dành ra vài đêm đông lạnh lẽo quây quần cùng họ quanh
hibachi. Tất cả mọi người ngồi cùng nhau. Một tấm mền chung
phủ lên hibachi và chân của tất cả mọi người. Theo cách này,
nhiệt được giữ lại. Khi anh chạm tay vào và cảm nhận được
hơi ấm từ cơ thể họ, là khi anh đã hiểu về người Nhật. Đó thực
sự là Nhật Bản!” Trong những khái niệm tâm lí, tăng cường
vào trung tâm là tích cực còn tăng cường vào cạnh biên là
tiêu cực (khi lạnh giá đến vào mùa đông). Người ta sẽ thắc
mắc khi người Nhật nói rằng phòng của chúng ta trong như
chả có gì (vì vùng trung tâm trống).

Một khía cạnh khác của sự đối lập trung tâm – cạnh biên tác
động lên cách thức và những tình huống người di chuyển
cùng với thứ được cho là không gian mang đặc tính cố định
và bán cố định. Ở Nhật Bản, chúng là bán cố định. Những vách
tường có thể di chuyển và những căn phòng thì đa chức năng.
Tại những lữ quán (ryokari) ở vùng quê Nhật Bản, người khách
khám phá ra rằng các thứ đến với anh ta khi khung cảnh thay
đổi. Anh ta ngồi ở giữa phòng, trên tatami (một loại chiếu)
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 3 5

trong khi những tấm cửa trượt đóng hoặc mở. Tùy vào thời
gian trong ngày, căn phòng có thể bao gồm tất cả phần bên
ngoài trời hay nó thu lại cho tới khi tất cả chỉ còn là một phòng
ngủ. Một vách trượt ra sau và một bữa ăn được bưng lên. Khi
ăn xong và đến giờ ngủ, đệm ngủ được trải ra ở đúng vị trí
những hoạt động ăn uống, nấu nướng, suy nghĩ và sinh hoạt
tập thể diễn ra. Buổi sáng, khi phòng một lần nữa lại được mở
ra ngoài trời, những tia nắng rực rỡ hay hương thơm dịu dàng
từ ngọn núi mờ sương đi sâu vào không gian thân mật và lướt
qua làm nó trở nên tươi mới.

Một ví dụ tốt về những khác biệt trong thế giới nhận thức của
phương Tây và phương Đông là bộ phim Nhật Bản “Woman
in the Dunes”. Những dấu hiệu tri giác của người Nhật được
minh họa rõ ràng hơn trong bộ phim. Xem nó, người ta có cảm
giác đang đi sâu vào bên trong lớp da của những nhân vật
trên màn ảnh. Một vài lúc, ta không thể nhận ra phần nào trên
cơ thể đang được nhìn thấy. Ống kính máy quay đi chậm, thể
hiện từng chi tiết trên cơ thể. Khung hình của làn da được kéo
rộng; bề mặt của nó trong như một địa hình, ít nhất là dưới
con mắt người phương Tây. Mụn trứng cá đủ lớn để soi được
từng cái trong khi các hạt cát trở nên giống như hệt những
viên sỏi thạch anh thô. Trải nghiệm không khác gì khi nhìn vào
nhịp sống đang nảy lên của phôi cá dưới kính hiển vi.

Một trong những khái niệm được sử dụng thường xuyên nhất
bởi người Mĩ để miêu tả người Nhật “modus operandi” là một
từ “vô hướng”. Một nhân viên ngân hàng người Mĩ, người đã
2 3 6 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

sống nhiều năm ở Nhật và co kéo để chỗ ở nhỏ nhất có thể,


nói với tôi rằng những gì anh ta thấy chán nản và khó khăn
nhất chính là tính vô hướng của họ. Anh ta phàn nàn: “Một
người thuần Nhật có thể lái xe nhanh hơn bất cứ gã điên nào
tôi biết. Họ cứ nói quanh co vòng vèo về một điểm và không
bao giờ để ý đến điều đó.” Dĩ nhiên, điều anh ấy không nhận
ra rằng tính khí khăng khăng đòi “đến một điểm” nhanh chóng
của người Mĩ chỉ như đang làm bực người Nhật – họ không
hiểu tại sao chúng ta lúc nào cũng phải “lí trí” như thế.

Những nhà truyền giáo trẻ Dòng Tên hoạt động tại Nhật Bản
vấp phải khó khăn lớn lúc ban đầu, với việc rao giảng của
mình. Tam đoạn luận là thứ họ dựa vào để lập nên quan điểm,
nó xung đột với một số hình mẫu cơ bản nhất trong đời sống
người Nhật. Sự khó xử của họ là: trung thành với đạo và thất
bại, hay là từ bỏ nó và thành công. Nhà truyền giáo Dòng Tên
thành công nhất ở Nhật, thời kì tôi ghé năm 1957, đã phạm
phải những qui tắc nhóm khi ông ta đã tán thành phong tục
địa phương. Sau một bài giới thiệu tam luận ngắn gọn, ông ta
sẽ chuyển chủ đề và nói quanh một điều rồi lán lại với những
cảm xúc tuyệt vời (cái này quan trọng với người Nhật) mà
người ta có nếu họ theo đạo Công Giáo. Điều gây hứng thú
cho tôi là ngay cả những người anh em theo Công Giáo của
anh ta biết việc gì anh ta đang làm và có thể biết khi nào anh
ta đạt được, thì văn hóa của họ vẫn đủ mạnh để giữ người ta.
Vậy nên một vài người có thể để bản thân của họ noi theo
gương của anh ta và xâm nhập vào chính mình nhiều hơn.
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 3 7

Đám đông đông như thế nào?

Với người phương Tây trong những nhóm không quen biết,
“chen chúc” là một từ mang những dấu hiệu khó chịu. Những
người Nhật mà tôi biết thích việc chen chúc hơn, ít ra là trong
một vài trường hợp. Họ cảm thấy thoải mái khi ngủ gần nhau
trên cùng một mặt sàn, cái mà họ nhắc đến như “phong cách
Nhật Bản” đối lập với “phong cách Mĩ”. Thế nên, không có gì
ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng theo Donald Keene, tác giả
cuốn “Living Japan”, không có từ ngữ tiếng Nhật nào chỉ sự
riêng tư. Nhưng người ta không thể nói rằng khái niệm về sự
riêng tư không tồn tại trong tiếng Nhật, nó chỉ rất khác so với
quan niệm phương Tây. Trong khi một người Nhật có thể
không muốn một mình nên sẽ không phiền khi mọi người rải
rác xung quanh anh ta, thì anh ta vẫn có những cảm giác
mạnh mẽ chống lại sự chung đụng một vách tường của nhà
hoặc căn hộ anh ta với một nhà hoặc căn hộ khác. Anh ta xem
nhà mình và khu vực vây quanh ngay sát nó là một cấu trúc
duy nhất. Khu vực tự do này, miếng đất trống này, được xem
như một phần của ngôi nhà (giống như cái mái nhà). Theo
truyền thống, nó có một khu vườn dù nhỏ bé, thứ giúp người
trong nhà tương tác trực tiếp với thiên nhiên.

Quan niệm Nhật Bản về khoảng không chứa “ma”

Những khác biệt giữa phương Tây và Nhật Bản không chỉ
dừng lại ở việc “dịch chuyển quanh một điểm” với việc “tiến
tới một điểm”, hay là việc “tập trung vào những đoạn thẳng”
2 3 8 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

với việc “tập trung vào các giao điểm”. Toàn bộ trải nghiệm
về không gian trong những mối liên hệ trọng yếu nhất khác
với chúng trong nền văn hóa phương Tây. Khi những người
phương Tây nghĩ và nói về không gian, họ có ý nhắc đến
khoảng cách giữa những vật thể. Ở phương Tây, chúng ta
được dạy nhận thức và phản ứng với những cách sắp xếp đồ
vật và nghĩ về không gian là một thứ “trống rỗng”. Ý nghĩa
của điều này thực sự sáng tỏ chỉ khi nó đối lập với người Nhật,
những người được dạy là phải “ban cho những khoảng trống
ý nghĩa” – tức là nhận thức về hình dạng và cách sắp đặt của
không gian; họ gọi thứ này là “ma”. “Ma”, hay khoảng nghỉ, là
một khối công trình cơ bản trong tất cả trải nghiệm về không
gian của người Nhật. Nó có chức năng không chỉ trong những
cách bài trí hoa mà còn rõ ràng là một dấu hiệu ẩn trong bố
cục của tất cả các không gian. Kĩ năng Nhật trong cách xử lí
và sắp đặt “ma” thật phi thường và đáng ngưỡng mộ, thậm
chí đôi khi còn là kinh hoàng ở các nước châu Âu. Kĩ năng đó
được hình thành từ thế kỉ 15, trong vườn thiền ở Ryoanji, bên
ngoài cố đô Kyoto. Khu vườn đến như một bất ngờ. Dạo bước
qua khoảng tối, cánh cửa khối nhà chính, người ta đi vòng qua
một khúc uốn và đột nhiên vào trong sự hiện diện của một
sức mạnh sáng tạo mãnh liệt – mười lăm hòn đá nổi trên mặt
sóng của vụn sỏi. Ngắm nhìn Ryoanji là một trải nghiệm đầy
cảm xúc. Người ta sẽ bị chinh phục bởi tính trật tự, sự thanh
tịnh, và qui luật của sự tối giản. Con người và thiên nhiên bằng
cách nào đó đã chuyển hóa, và có thể xem như hòa quyện
vào nhau. Đây cũng là một thông điệp triết học về mối quan
hệ giữa con người và thiên nhiên. Việc nhóm lại không phụ
thuộc vào vị trí người ta ngồi để thưởng ngoạn khung cảnh,
11. K hô ng gia n g ia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 3 9

một trong những hòn đá đặt trong khu vườn luôn ẩn đi (có
thể là một manh mối khác dẫn tới tư duy người Nhật). Họ tin
rằng kí ức và trí tưởng tượng luôn luôn có thể tham gia vào
quá trình nhận thức.

Một phần trong kĩ năng tạo ra khu vườn người Nhật bắt nguồn
từ sự thật: trong nhận thức về không gian, người Nhật sử dụng
thị giác cũng như tất cả các giác quan khác. Khứu giác, những
biến chuyển về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bóng đổ và màu
sắc cùng làm việc theo một cách để gia tăng hoạt động sử
dụng toàn bộ thân thể như một cơ quan thụ cảm. Đối lập với
phối cảnh một điểm tụ của những họa sĩ Phục Hưng và
Baroque, vườn Nhật Bản được thiết kế để tận hưởng từ nhiều
điểm nhìn. Người thiết kế làm ra khu vườn mà du khách có thể
dừng chân ở chỗ này hay chỗ khác, có thể nhận ra điểm đặt
chân trên hòn đá ở giữa hồ, nhờ vậy anh ta có thể ngẩng lên
vào đúng thời điểm để bắt được một cái nhìn thoáng qua hay
cả một khung cảnh không ngờ. Nghiên cứu về những không
gian Nhật minh họa thói quen dẫn dắt cá nhân tới một điểm,
nơi mà anh ta có thể phát hiện ra điều gì đó cho bản thân.

Những mô hình kiểu Ả Rập được miêu tả dưới đây không có


gì để “dẫn dắt” người ta đi bất cứ đâu. Trong thế giới Ả Rập,
một người được mong đợi kết nối những điểm riêng biệt trên
cơ thể anh ta một cách rộng rãi, và cũng rất nhanh. Vì lí do
này, bạn đọc phải “đổi chiều bánh răng tâm lý” khi xem về
người Ả Rập.
2 4 0 | Ẩ n s au k hô ng gia n

THẾ GIỚI Ả RẬP

Dù có mối quan hệ hơn hai nghìn năm lịch sử, người phương
Tây và người Ả Rập vẫn không hiểu nhau. Nghiên cứu về
không gian giao tiếp hé lộ ra những cái nhìn sâu hơn về sự khó
khăn này. Những người Mĩ ở vùng Trung Đông bị tấn công
ngay tức khắc bởi hai cảm giác đối lập. Ở nơi công cộng, họ
bị đè nén và ngột thở vì mùi, chen chúc và tiếng ồn; trong
những ngôi nhà, người Mĩ thường cảm thấy “thông thống” vì
không gian quá nhiều! (Các ngôi nhà và căn hộ của tầng lớp
trung lưu và thượng lưu Ả Rập mà người Mĩ trọ thường rộng
hơn nơi ở mà họ thường sinh sống.) Cả sự kích thích giác quan
ở mức cao – thứ được người Mĩ trải nghiệm ở những nơi công
cộng – và sự bất an cơ bản đến từ việc sống trong một ngôi
nhà quá rộng đã giới thiệu với người Mĩ về thế giới cảm quan
của các nước Ả Rập.

Hành vi ở nơi công cộng

Hành động xô đẩy ở những nơi công cộng là đặc trưng của
văn hóa Trung Đông. Nhưng đó không phải toàn bộ những gì
người Mĩ nghĩ về nó (xô đẩy và thô lỗ) mà bắt nguồn từ một
loại các giả định khác nhau, không chỉ liên quan đến các mối
quan hệ giữa mọi người, mà còn là cách người ta trải nghiệm
ra sao. Nghịch lí thay, người Ả Rập xem người Bắc Âu và người
Mĩ quá kiêu kì. Điều này làm tôi rất bối rối khi bắt đầu khảo sát
về hai cách nhìn. Bằng cách nào mà những người Mĩ đứng gọn
sang một bên và tránh va chạm, lại bị coi là kiêu kì? Tôi từng
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 4 1

yêu cầu người Ả Rập giải thích về nghịch lí này. Không ai trong
số những đối tượng của tôi có thể nói cụ thể cho tôi về những
gì trong hành vi của người Mĩ là có trách nhiệm, nhưng tất cả
họ đồng ý rằng ấn tượng này đã được phổ biến rộng rãi khắp
các nước Ả Rập. Sau nhiều lần không thành công trong nỗ lực
thâu tóm được cách nhìn sâu sắc trong thế giới nhận thức Ả
Rập vào một thời điểm cụ thể, tôi đã xếp nó vào loại câu hỏi
mà chỉ có thời gian mới trả lời được. Khi câu trả lời đến, đó là
bởi một phiền toái dường như không quan trọng.

Trong khi chờ một người bạn ở sảnh một khách sạn ở
Washington D.C và muốn được dễ nhận ra và một mình, tôi
đã ngồi ở một chiếc ghế riêng bên ngoài dòng người đi lại.
Trong một bối cảnh như vậy, hầu hết người Mĩ tuân theo một
qui luật ràng buộc tất cả bởi chúng ta hiếm khi nghĩ về nó, vì
thế có thể tuyên bố là tuân theo: ngay khi một người dừng lại
hoặc ngồi xuống ở một nơi công cộng, những quả bóng bay
quanh anh ta có một khối cầu riêng tư được coi là bất biến.
Kích cỡ của khối cầu này thay đổi theo mức độ chen chúc, độ
tuổi, giới tính và sự quan trọng của nhân vật cũng như những
thứ xung quanh. Bất kì ai bước vào khu vực này và ở lại đó
đều đang xâm phạm nó. Thực tế, một người lạ chen ngang
vào, ngay cả với mục đích riêng, nhìn nhận về câu chuyện xâm
phạm bằng việc bắt đầu yêu cầu “Xin lỗi, nhưng tôi có thể nói
với bạn . . . ?”

Để tiếp tục, khi tôi đợi ở khoảng sảnh vắng người, một người
lạ bước tới nơi tôi đang ngồi và đứng gần đủ để tôi có thể dễ
2 4 2 | Ẩ n s au k hô ng gia n

dàng chạm vào anh ta, thậm chí là có thể nghe được nhịp thở.
Ngoài ra, phần mờ của cơ thể anh ta lấp đầy vùng nhìn ngoại
vi ở phía bên trái tôi. Nếu khu sảnh đông người, tôi sẽ hiểu
cách hành xử của anh ấy, nhưng trong một khoang sảnh trống
vắng, sự hiện diện của anh ta làm tôi cực kì không thoải mái.
Cảm thấy phiền phức vì bị xen vào, tôi đã dịch người sang như
một cách để phản ứng với sự phiền toái. Lạ thay, những hành
động của tôi dường như khuyến khích anh ấy lại gần hơn. Mặc
cho ý muốn thoát khỏi sự phiền phức cám dỗ, tôi bỏ sang một
bên những ý nghĩ về việc từ bỏ bài đăng của mình, nghĩ: “Làm
thế quái nào với nó đây. Tại sao ta phải di chuyển? Ta ở đây
trước và không định để việc này đẩy tôi đi thậm chí anh ta có
là ông chủ đi nữa. May thay, một nhóm người sớm đã tới chỗ
của kẻ tra tấn tôi, ngay lập tức họ tham gia vào vụ này. Cách
hành xử của họ giải thích hành vi của anh chàng kia, với những
gì tôi biết từ cả câu nói lẫn cử chỉ thì họ là những người Ả Rập.
Tôi không thể đưa ra nhận định quan trọng này bằng việc nhìn
vào đối tượng đang ở một mình, bởi lẽ khi ấy anh ta chẳng nói
gì và còn đang mặc quần áo Mĩ.

Khi miêu tả cảnh đó với một đồng nghiệp Ả Rập, hai hình mẫu
đối lập nổi lên. Quan điểm và cảm giác của tôi về vòng tròn
riêng tư của riêng mình ở một nơi “công cộng” ngay lập tức
khiến bạn Ả Rập thấy kì lạ, bối rối. Anh ta nói: “Sau tất cả, đây
là một nơi công cộng, phải không?” Theo đuổi lộ trình của
cuộc điều tra, tôi nhận ra rằng ở Ả Rập, suy nghĩ rằng tôi
không có quyền với bất cứ thứ gì bởi đức tính xâm chiếm một
vị trí nhất định của họ; vị trí của tôi hay cơ thể của tôi, chẳng
cái nào là bất khả xâm phạm. Với người Ả Rập, không có gì
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 4 3

gọi là xâm phạm ở nơi công cộng. Công cộng nghĩa là công
khai. Với cách nhìn như vậy, nhiều hành vi kiểu Ả Rập – thứ bị
xem là rối rắm, phiền phức và đôi khi là kinh khủng – bắt đầu
có lí. Tỉ dụ, tôi đã hiểu được rằng nếu A đang đứng ở góc phố
và B muốn chỗ đứng thì B vẫn trong quyền hạn của mình nếu
anh ta làm những gì có thể để khiến A đủ khó chịu mà bỏ đi.
1
Ở Beirut , chỉ có người gan lì mới ngồi hàng cuối trong rạp
chiếu phim chỉ, bởi lẽ thường có những người phải đứng – họ
muốn có chỗ ngồi – sẽ xô đẩy và gây phiền toái để mọi người
bỏ cuộc và rời đi. Dưới góc nhìn khác, người Ả Rập “xen vào”
không gian của tôi trong sảnh khách sạn rõ ràng đã lựa chọn
nó vì chính lí do mà tôi đưa ra: đó là một chỗ tốt để quan sát
hai cửa và thang máy. Thái độ của tôi thay vì làm anh ta đi ra
xa thì lại chỉ khuyến khích anh ta tiến gần hơn. Tay này nghĩ
rằng hắn đang làm cho tôi dời đi.

Một nguồn xung đột thầm lặng khác giữa người Mĩ và người
Ả Rập là trong khu vực mà người Mĩ hành xử rất suồng sã –
các thói quen và quyền trên đường đi. Nói chung, ở Mĩ, chúng
ta có xu hướng chặn những xe lớn hơn, mạnh hơn, nhanh hơn
và chở nặng hơn. Trong khi một người đi bộ dọc theo một con
đường có thể thấy phiền, nghiễm nhiên anh ta sẽ bước sang
bên tránh một ô tô đang lao nhanh. Anh ta hiểu rằng vì mình
đang di chuyển nên không có quyền sở hữu không gian xung

1
Beirut: thủ đô Li-băng (Lebanon), một quốc gia giáp
Địa Trung Hải và Syria.
2 4 4 | Ẩ n sau kh ông gia n

quanh, thứ mà anh ta có khi đứng yên (giống như tôi trong
sảnh khách sạn). Ngược lại, những người Ả Rập rõ ràng có
quyền giãn cách khi họ di chuyển. Một ai đó đi vào không gian
mà một người Ả Rập khác cũng đang di chuyển vào là một sự
xâm phạm quyền lợi của anh ta. Người Ả Rập sẽ tức giận khi
ai đó cắt mặt anh ta trên đường cao tốc. Cách hành xử vô lễ
đó của người Mĩ làm người Ả Rập gọi đó là hung hăng và kiêu
ngạo.

Những quan niệm về sự riêng tư

Trải nghiệm được miêu tả trên đây và nhiều trải nghiệm khác
gởi mở cho tôi rằng, những người Ả Rập thực sự có một tập
hợp hoàn toàn đối lập của những giả định liên quan đến cơ
thể và những quyền lợi gắn liền với nó. Chắc chắn xu hướng
Ả Rập xô đẩy mọi người ở nơi công cộng, rồi là sờ sịt và cấu
véo phụ nữ trên phương tiện giao thông công cộng sẽ không
được những người phương Tây dung thứ. Câu chuyện cho tôi
thấy rằng họ không có bất kì khái niệm nào về vùng riêng tư
bên ngoài cơ thể. Điều này được chứng minh là chính xác.

Ở thế giới phương Tây, một con người đồng nghĩa với một cá
nhân bên trong lớp da. Và ở miền bắc châu Âu nói chung, da
và thậm chí cả quần áo có thể là bất khả xâm phạm. Bạn cần
được cho phép để chạm vào một trong hai, nếu bạn là một
người lạ. Qui tắc này áp dụng ở một số vùng trong nước Pháp,
nơi mà việc đơn thuần chạm vào người khác trong cuộc tranh
luận được chính thức xem là tấn công. Với người Ả Rập, vị trí
của bản thể con người trong mối liên hệ với cơ thể là khá khác
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g i ao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 4 5

biệt. Bản thể tồn tại ở một nơi nào đó bên trong cơ thể. Dù
vậy, cái “tôi” không hoàn toàn ẩn đi vì nó có thể dễ dàng chạm
tới bằng sự xúc phạm. Xúc giác không thể với tới nó nhưng
ngôn ngữ thì có thể. Sự phân ly của cơ thể và bản ngã có thể
giải thích tại sao việc cắt cụt tay của kẻ trộm một cách công
khai được cho phép như một tiêu chuẩn trừng phạt ở Ả-rập
Xê-út. Nó cũng làm sáng tỏ lý do tại sao một chủ nhân Ả Rập
sống trong một căn hộ hiện đại có thể cung cấp đầy tớ của
mình chỉ một căn phòng có kích thước khoảng 5 x 10 x 4 feet,
treo trên trần nhà, để giữ nguyên diện tích sàn, rồi còn mở ra
để có thể theo dõi được người hầu.

Như ai đó có thể nghi ngờ, những định hướng sâu sắc về bản
thân giống kiểu vừa được miêu tả cũng được phản ánh trong
ngôn ngữ. Điều này mang lại cho tôi sự chú ý vào một buổi
chiều, khi một cộng sự Ả Rập là tác giả của cuốn từ điển Anh
– Ả Rập đến văn phòng tôi và thả mình xuống ghế trong trạng
thái rõ là kiệt sức. Khi tôi hỏi anh ấy có chuyện gì đang xảy ra,
anh ấy trả lời: “Tôi dành cả chiều để tìm từ Ả Rập tương đương
với từ “rape” trong tiếng Anh. Không có từ như thế trong ngôn
ngữ Ả Rập. Tất cả các nguồn, cả viết và nói, có thể tiếp cận
đều không cho kết quả nào hơn một sự gần đúng, chẳng hạn
“Anh bắt cô chống lại ý định của mình.” Không có thứ gì trong
tiếng Ả Rập tiệm cận ngữ nghĩa của các ông mà được diễn tả
chỉ trong một từ.”

Những quan niệm khác biệt về sự thế chỗ bản ngã trong mối
liên hệ với cơ thể thật không dễ dàng nắm bắt. Tuy nhiên, khi
2 4 6 | Ẩ n sau kh ôn g gia n

một ý tưởng như vậy được chấp nhận, hoàn toàn có thể hiểu
được nhiều phương diện khác trong cuộc sống các nước Ả
Rập mà điều trái ngược sẽ khó giải thích. Một trong những
phương diện đó là mật độ dân số cao của nhiều thành phố Ả
Rập như Cairo, Beirut và Damascus. Theo những nghiên cứu
về động vật được trình bày trong những chương trước, những
người Ả Rập đang sống trong một “bồn chứa hành vi”. Có thể
là họ đang phải chịu đựng những áp lực từ dân số, song cũng
có thể sức ép liên tục từ sa mạc dẫn đến một sự thích nghi
văn hóa với mật độ cao – điều này đã được miêu tả bên trên.
Việc giấu cái “tôi” vào “bên trong lớp da” không chỉ giúp người
Ả Rập có thể thích nghi với mật độ cao, mà còn giải thích tại
sao sự leo thang trong hoạt động giao tiếp của người Ả Rập
mạnh hơn nhiều khi so với hình mẫu giao tiếp của người Bắc
Âu. Không chỉ sự gia tăng mức ồn, mà cả cái nhìn xuyên thấu
đôi mắt, cái chạm vào tay và việc cùng đắm mình trong hơi
thở vừa ẩm vừa ấm suốt cuộc hội thoại thể hiện sự gia tăng
của những tín hiệu cảm quan đầu vào tới một mức độ mà
nhiều người châu Âu không thể chịu đựng được.

Giấc mơ Ả Rập về một ngôi nhà có nhiều không gian là thứ,


rất không may, nhiều người không thể có được. Nhưng khi anh
ta có khoảng trống, thì sẽ rất khác so với một người tìm được
nó trong đa phần những ngôi nhà Mĩ. Những không gian Ả
Rập trong ngôi nhà của tầng lớp khá giả lớn hơn rất nhiều so
với tiêu chuẩn của chúng ta. Họ tránh việc chia phòng vì người
Ả Rập không thích ở một mình. Hình thức của ngôi nhà như
kiểu giữ mọi người trong gia đình sống quần tụ trong một lớp
vỏ bảo vệ duy nhất, bởi người Ả Rập sống rất khăng khít với
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 4 7

nhau. Những tính cách của họ xen kẽ và được nuôi dưỡng từ


người khác như rễ cây và đất. Nếu chỉ có một mình và không
chủ động liên hệ bằng một số cách, người ta có thể bị tước
đoạt đi cuộc sống của mình. Một ông lão Ả Rập nói về giá trị
này: “Thiên Đường mà không có con người thì không nên
bước chân vào, vì đó chẳng khác gì Địa Ngục.” Vậy nên, những
người Ả Rập ở Hoa Kì thường cảm thấy bị tước đoạt về mặt
xã hội và cảm quan, đồng thời ao ước được quay trở về nơi
có hơi ấm con người.

Vì như chúng ta biết, không có sự riêng tư về mặt vật lí trong


gia đình Ả Rập, thậm chí cả trong ngôn ngữ, nên ta có thể
đoán rằng những người Ả Rập sẽ sử dụng các phương tiện
khác để ở một mình. Và đó là dừng nói chuyện. Giống như
người Anh, khi thu mình lại, người Ả Rập không ám chỉ rằng
có điều gì không đúng hay anh ta đang rút lui, chỉ là anh ta
muốn đơn độc với suy nghĩ của chính mình hoặc không muốn
bị xen vào. Một người được khảo sát nói rằng cha cô ấy muốn
có những ngày không phải nói một từ nào, và trong gia đình
không ai phải bận lòng về điều đó. Nhưng vì chính lí do này,
một sinh viên trao đổi người Ả Rập tới thăm một nông trại tại
Kansas đã không thể bắt được dấu hiệu về sự tức giận đến từ
mấy người chủ khi họ “lẳng lặng cư xử” với cậu ta. Cậu sinh
viên chỉ phát hiện ra có sự “sai sai” khi họ đưa cậu tới thị trấn
và cố tình đẩy cậu lên xe buýt tới Washington, D.C., trụ sở của
chương trình trao đổi chịu trách nhiệm về sự có mặt của cậu
ta ở Hoa Kì.
2 4 8 | Ẩ n sau kh ôn g gia n

Những khoảng cá thể của người Ả Rập

Giống như những chủng người khác trên thế giới, người Ả Rập
không thể lập công thức riêng cho những qui luật về hình mẫu
hành vi bất định của họ. Thực tế, họ thường phủ nhận bất kì
qui luật nào, và họ thường bị lo lắng bởi những đề xuất như
vậy. Thế nên, để xác định người Ả Rập thiết lập khoảng cách
ra sao, tôi đã khảo sát cách sử dụng từng giác quan một cách
riêng biệt. Dần dần, những hình mẫu hành vi rõ ràng và riêng
biệt bắt đầu hiện ra.

Khứu giác chiếm một vị trí nổi bật trong đời sống Ả Rập. Nó
không chỉ là một trong những cơ chế thiết lập khoảng cách
mà còn là một phần thiết yếu của hệ thống hành vi phức tạp.
Những người Ả Rập không ngừng thở vào người đối diện khi
nói chuyện. Dù vậy, thói quen này có nhiều cách thực hiện
khác nhau. Với người Ả Rập, những mùi thơm mang lại cảm
giác dễ chịu và là một cách để gắn kết với người khác. Ngửi
bạn của một ai đó không chỉ là hành động đẹp mà còn được
ưa chuộng, hơi thở của bạn từ chối anh ta là việc làm hổ thẹn.
Theo một cách khác, người Mĩ – những người được dạy không
được thở vào mặt người khác – tự động truyền đạt cảm giác
xấu hổ khi cố tỏ ra lịch sự. Ai sẽ mong đợi khi các nhà ngoại
giao cao nhất của chúng ta đang cư xử tốt nhất có thể, mà
cũng tự thấy "xấu hổ"? Song đây là những gì xảy ra liên tục,
bởi vì ngoại giao không chỉ thông qua ánh mắt mà còn qua
hơi thở.
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 4 9

Với việc tập trung vào khứu giác, người Ả Rập không cố gắng
loại bỏ tất cả mùi cơ thể, chỉ làm đậm chúng và sử dụng chúng
trong việc xây dựng những mối quan hệ. Hoặc là họ không tự
nhận thức về việc nói với những người khác khi họ không thích
những gì ngửi thấy. Một người dời nhà vào buổi sáng có thể
bị ông chú nhắc nhở: “Habib, bụng cháu có mùi khó chịu và
hơi thở cháu không được thơm tho cho lắm. Tốt hơn là không
nói quá gần mọi người trong ngày hôm nay.” Mùi hương thậm
chí được coi như một tiêu chí chọn bạn đời. Khi trai gái được
ghép cặp cho đám cưới, người đàn ông đi giữa đôi khi sẽ yêu
cầu được ngửi cô gái. Cô ấy có thể bị hạ bệ nếu không “đẹp
mùi”. Người Ả Rập thừa nhận rằng mùi hương và cách bố trí
có liên quan đến nhau.

Nói ngắn gọn, ranh giới khứu giác thể hiện hai vai trò trong
cuộc sống người Ả Rập. Nó bao gồm những người muốn kết
thân và tách biệt những người không muốn. Người Ả Rập thấy
cần thiết phải ở trong vùng khứu giác như một phương cách
lưu lại những thay đổi nhỏ trong cảm xúc. Hơn thế nữa, anh
ấy có thể cảm thấy đông đúc ngay sau khi ngửi thấy mùi gì
đó khó chịu. Dù không có nhiều thông tin về “khứu giác tập
trung” song điều này có thể chứng minh là có ý nghĩa như bất
kì biến số nào khác trong đám đông phức tạp bởi nó được liên
quan trực tiếp lên hệ thống hóa học trên cơ thể, cũng như với
trạng thái sức khỏe và cảm xúc. (Bạn đọc sẽ nhớ lại rằng đó
là khứu giác trong hiệu ứng Bruce làm giảm sự thụ thai ở
chuột.) Thế nên, không có gì bất ngờ khi biết ranh giới khứu
giác cấu thành một cơ chế thiết lập khoảng cách bất thường
2 5 0 | Ẩ n sau k h ông gia n

cho những người Ả Rập, đối lập với những cơ chế thị giác của
người phương Tây.

Đối mặt và không đối mặt

Một trong những phát hiện sớm nhất của tôi trong lĩnh vực
giao tiếp văn hóa là vị trí của cơ thể con người trong cuộc nói
chuyện thay đổi cùng với văn hóa. Dù là vậy, tôi đã từng bối
rối khi một người bạn Ả Rập đặc biệt dường như không thể
vừa đi bộ và vừa nói chuyện. Sau nhiều năm ở Hoa Kì, anh bạn
không thể ép mình đi thẳng và quay mặt về phía trước trong
khi đang nói. Câu chuyện của chúng tôi bị dừng khi anh đang
nhìn thẳng, rồi gần như chắn phía trước tôi và quay sang một
bên để chúng tôi có thể nhìn thấy nhau. Mỗi khi ở trong tình
huống này, anh ấy sẽ dừng lại. Hành vi của anh ấy được giải
thích khi tôi hiểu rằng với người Ả Rập, nhìn qua loa vào người
khác bị xem bị xem là bất lịch sự, còn ngồi hoặc đứng quay
lưng vào nhau bị cho là thô lỗ. Bạn phải tương tác khăng khít
với những người Ả Rập là bạn của mình.

Một người hiểu nhầm quan niệm Mĩ là những người Ả Rập đều
nói chuyện ở những khoảng cách gần. Trường hợp này không
phải tất cả. Trong những sự kiện xã hội, họ có thể ngồi phía
đối diện căn phòng và nói vang qua cho người khác. Dù vậy,
họ có xu hướng nổi cáu khi người Mĩ sử dụng những khoảng
cách không rõ ràng với họ, chẳng hạn khoảng xã hội được
khuyến cáo là từ 4 feet đến 7 feet. Họ thường xuyên phàn nàn
rằng người Mĩ lạnh lùng, xa cách, vô tâm. Đó là những gì mà
một nhà ngoại giao Ả Rập lớn tuổi nghĩ về các y tá trong một
bệnh viện ở Mĩ, khi cô ấy sử dụng cự li “nghiệp vụ”. Ông có
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 5 1

cảm giác mình bị lờ đi và rằng họ không chăm sóc tốt cho


ông. Một đối tượng người Ả Rập khác đã phê bình, ám chỉ đến
cách hành xử kiểu Mĩ: “Có chuyện gì vậy? Tôi có mùi hôi à?
Hay họ sợ tôi?”

Những người Ả Rập tương tác với người Mĩ báo lại việc trải
nghiệm về cách sử dụng rất khác của đôi mắt ở nơi riêng tư
và nơi công cộng, cũng như giữa bạn bè và người lạ. Đó gần
như là một sự bình lặng có thể sao chép một phần. Tuy một
người sẽ thật thô lỗ khi đi quanh nhà người Ả Rập ngó nghiêng
các thứ, nhưng người Ả Rập cũng nhìn mọi người theo kiểu
thù địch hay thách thức (dưới con mắt của người Mĩ). Một
người báo tin Ả Rập nói rằng anh ta liên tục trong trạng thái
sôi máu với mấy tay Mĩ bởi cái cách anh ta nhìn họ mà không
nể nang gì. Trên thực tế, anh ta có vài lần vừa may tránh được
những cuộc đánh lộn với đàn ông Mĩ, những người chắc mẩm
rằng sự nam tính của họ bị thách thức bởi cách anh ta nhìn
họ. Như đã nói từ trước, khi nói chuyện, người Ả Rập tập trung
nhìn vào mắt đối phương, và sự tập trung đó làm những người
Mĩ cực kì khó chịu.

Sự gắn kết

Bây giờ bạn đọc có thể tổng kết lại, những người Ả Rập gắn
bó với người khác đồng thời trên nhiều cấp độ khác nhau. Sự
riêng tư ở một nơi công cộng hoàn toàn xa lạ với họ. Chẳng
hạn, những hoạt động giao dịch ở chợ không chỉ diễn ra giữa
người bán và người mua, mà là giữa tất cả mọi người. Bất cứ
2 5 2 | Ẩ n sau k h ông gia n

ai đứng xung quanh cũng có thể tham gia vào. Nếu một người
lớn nhìn thấy một cậu bé đập vỡ cửa sổ, anh ta sẽ ngăn lại dù
không quen cậu. Sự gắn kết và tham gia còn được biểu hiện
theo nhiều nhiều cách khác. Nếu hai người đàn ông đánh nhau,
đám đông chắc chắn can ngăn. Ở cấp độ chính trị, thất bại
trong việc can thiệp khi rắc rối đang bùng lên luôn bị gạt sang
một bên, chuyện mà dường như Bộ Ngoại Giao ta lúc nào
cũng tham gia vào. Có vài người trên thế giới hiện nay vẫn
còn ý thức điều khiển khuôn phép văn hóa, thứ định hình suy
nghĩ của họ. Người Ả Rập thường quan sát cách hành xử của
chúng ta như thể nó bắt nguồn từ một loạt những giả định ẩn
của chính họ.

Cảm nhận về những khoảng không bị quây kín

Trong quá trình phỏng vấn người người Ả Rập, khái niệm
“tomb” (ngôi mộ) luôn song hành với không-gian-đóng-kín.
Nói ngắn gọn, người Ả Rập không phiền khi phải chen chúc
nhưng ghét bị vây trong những bức tường. Họ nhạy cảm quá
mức với sự chật chội trong kiến trúc, hơn cả chúng ta. Không
gian kín gặp phải ít nhất ba yêu cầu để vừa lòng người Ả Rập:
phải có nhiều không gian không bị cản trở mà trong đó có thể
đi quanh (có thể lên tới hàng nghìn feet vuông); trần cực cao
– thực tế là cao tới mức bình thường nó không chạm tới
trường nhìn; và ngoài ra, phải có tầm nhìn không bị cản trở.
Đó là những không gian mà những người Mĩ được nhắc đến ở
phần trước cảm thấy không thoải mái. Người ta thấy nhu cầu
về tầm nhìn của người Ả Rập được biểu thị bằng nhiều cách,
thậm chí có phần tiêu cực, việc chặn tầm nhìn nhà hàng xóm
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 5 3

là một trong những cách hiệu quả nhất để chọc ngoái ông ta.
Ở Beirut, mọi người có thể chứng kiến thứ được xem như là
“ngôi nhà trái khoáy” ở đây. Không có gì hơn ngoài một bức
tường dày cao bốn tầng nhà, được xây trên một dải đất hẹp
sau một cuộc tranh chấp kéo dài giữa những người hàng xóm,
để thể hiện mục đích ngăn tầm nhìn ra Địa Trung Hải từ bất kì
ngôi nhà nào xây ở mảnh đất đằng sau. Theo những người
cung cấp thông tin của tôi, cũng có một ngôi nhà và một khu
đất nhỏ giữa Beirut và Damascus hoàn toàn bị vây kín bởi một
bức tường nhà hàng xóm, nó được xây đủ cao để chắn hết
tầm nhìn từ tất cả các cửa sổ!

Những ranh giới

Những hình mẫu không gian giao tiếp cho thấy những điều
khác về văn hóa Ả Rập. Chẳng hạn, toàn bộ ý niệm về ranh
giới như một quan điểm trừu tượng gần như không thể nắn
được. Theo nghĩa nào đó, đường bao không tồn tại. “Những
cạnh biên” của các thành phố, vâng, nhưng những đường biên
giới lâu dài của lãnh thổ (những nét đứt), thì không. Trong quá
trình làm việc với những đối tượng người Ả Rập, tôi trải qua
thời gian khó khăn với việc diễn giải khái niệm ranh giới của
chúng ta sang những khái niệm có thể tương đương với họ.
Để làm rõ những đặc trưng giữa hai định nghĩa rất khác biệt,
tôi nghĩ có thể hữu ích khi chỉ ra những hoạt động tạo nên sự
xâm nhập. Cho tới nay, tôi vẫn không thể phát hiện bất kì điều
gì, thậm chí là từ xa giống với khái niệm pháp lí của chúng ta
về sự xâm phạm.
2 5 4 | Ẩ n sau kh ông gia n

Cách hành xử Ả Rập với bất động sản của chính họ rõ ràng là
một phần kế thừa của (và vì thế cũng là bất biến với) cách
tiếp cận với cơ thể. Những đối tượng của tôi đơn giản đã thất
bại trong phản ứng với bất kì sự xâm nhập nào được nhắc tới.
Họ dường như không hiểu những gì tôi nói với khái niệm này.
Điều này có thể được giải thích bằng sự thật là họ tổ chức
những mối quan hệ với người khác theo những hệ thống xã
hội gần gũi hơn là bởi những hệ thống không gian. Đã hàng
nghìn năm, những người Hồi giáo, người Marinity, người Druze
và người Do Thái sống trong những ngôi làng của họ, mỗi làng
có sự gắn kết họ tộc mạnh mẽ. Thứ hạng tín nhiệm của họ là:
đầu tiên chính mình, rồi đến họ hàng, đồng hương hoặc đồng
chủng, những người cùng vùng hoặc cùng quốc gia. Ai không
được xếp hạng thì là người lạ. Người lạ và kẻ địch rất gần với
nhau, nếu không muốn nói là tương đương, trong suy nghĩ của
người Ả Rập. Trong bối cảnh này, sự xâm phạm phụ thuộc
vào việc bạn là ai, thay vì một mảnh đất hay một không gian
với ranh giới có thể bị từ chối với một người và mọi người, bạn
bè và kẻ thù, tất cả như nhau.

Tóm lại, những hình mẫu không gian giao tiếp không giống
nhau. Việc khảo sát họ có thể hé mở những khuôn khổ văn
hóa ẩn đã định hình cấu trúc của một thế giới nhận thức làm
tiền đề cho con người. Việc nhận thức thế giới theo cách khác
thường dẫn đến những định nghĩa khác biệt về thứ cấu thành
cuộc sống đông đúc, những mối liên hệ nội bộ khác biệt, cùng
với một cách tiếp cận tới chính trị địa phương và quốc tế khác
biệt. Ngoài ra còn có những chênh lệch lớn khác trong mức
độ gắn kết của những cấu trúc văn hóa, thứ khiến các qui
11. K hô ng gia n gia o t i ếp t r on g b ối cả nh g iao th oa
vă n h óa : Đ ứ c , A nh v à Pháp | 2 5 5

hoạch gia phải bắt đầu nghĩ về những loại thành phố khác
nhau, những thành phố bất biến với những hình mẫu không
gian giao tiếp của con người sống tại đó. Thế nên, sẽ có một
sự nhìn nhận về cuộc sống đô thị mà tôi sẽ đề cập tới trong
những chương còn lại của cuốn sách này.
2 5 6 | Ẩ n sau kh ôn g gia n

13. NHỮNG THÀNH PHỐ VÀ NỀN VĂN


HÓA

Sự bùng nổ dân số thế giới trong những thành phố ở khắp nơi
đang tạo ra một chuỗi những “bồn chứa hành vi” gây chết
chóc nhiều hơn cả bom hydro. Con người đối mặt với một
chuỗi phản ứng và thực tế không có kiến thức về cấu trúc của
những nguyên tử văn hóa tạo ra nó. Nếu những gì chúng ta
biết về động vật khi chúng tụ tập hoặc di chuyển tới một vùng
sinh cảnh không tương đồng đều phù hợp với con người thì
chúng ta hiện nay đang đối mặt với những hậu quả khủng
khiếp của những “bồn chứa đô thị”. Những nghiên cứu về
phong tục học và không gian giao tiếp tương ứng sẽ cảnh báo
cho ta những nguy hiểm trước mắt khi dân cư nông thôn đổ
dồn vào trung tâm thành phố. Sự điều chỉnh của những người
đó không chỉ vì vấn đề kinh tế mà còn gắn với toàn bộ cách
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 5 7

sống. Có những điều phức tạp được thêm vào trong cách xử
trí với những hệ thống giao tiếp xa lạ, những không gian
không đồng nhất và bệnh lí song hành cùng một bồn chứa
hành vi đang sưng tấy lên.

Tầng lớp người da đen hạ lưu ở Hoa Kì đặt ra những vấn đề


rất nghiêm trọng trong sự điều chỉnh cuộc sống thị dân của
họ, những vấn đề mà nếu không được giải quyết ổn thỏa thì
chúng sẽ hủy hoại chúng ta bằng cách làm cho những thành
phố không thể ở được. Một thực tế thường bị bỏ qua là những
người da đen hạ lưu và người da trắng trung lưu khác nhau về
văn hóa. Trên nhiều phương diện, tình cảnh của người da đen
ở Mĩ giống với thổ dân da đỏ. Những khác biệt cơ bản giữa
các nhóm thiểu số này với nền văn hóa đang thịnh hành phải
thực hiện với những giá trị cốt lõi như cách sử dụng và cấu
trúc không gian, thời gian và vật chất, tất cả được học từ khi
còn nhỏ. Một số người phát ngôn da đen cho tới nay đã nói
rằng không một người da trắng nào có thể hiểu người da đen.
Họ đúng nếu đang đề cập tới văn hóa người da đen. Dù vậy,
có vài người hiểu được thực tế rằng những khác biệt văn hóa
– kiểu mà nhiều người da đen phải trải qua như một sự cô lập,
trong khi nó ngày càng trầm trọng hơn bởi thành kiến – không
giống như thành kiến và cũng không phải là thành kiến. Chúng
được sinh ra cùng với con người và nằm trong cốt lõi của nhân
tình thế thái.

Một điểm mà tôi muốn nhấn mạnh là trong những thành phố
chính của Hoa Kì, con người của những nền văn hóa cực-kì-
khác-nhau hiện nay đang tương tác với nhau trong một tình
2 5 8 | Ẩ n sau kh ôn g gia n

trạng tập trung cao độ đầy nguy hiểm, nó gợi nhớ lại một
nghiên cứu của nhà bệnh lí học Charles Southwick. Southwick
đã khám phá ra rằng chuột peromyscus có thể chịu được mật
độ cao trong lồng cho tới khi giống chuột lạ được đưa vào.
Không chỉ gia tăng xung đột một cách đáng kể mà còn gia
tăng về khối lượng của tuyến thượng thận cũng như số lượng
bạch cầu trong máu (tất cả đều là biểu hiện của căng thẳng).
Ngày nay, dù cho tất cả định kiến và sự buộc tội cùng một
quá-khứ-đáng-xấu-hổ có thể được xóa bỏ, song người da đen
hạ lưu ở các thành phố Mĩ sẽ vẫn phải đối mặt với một hội
chứng hiện nay đang căng thẳng tới mức cùng cực: bồn chứa
(thường được nhắc đến với cái tên “the jungle” – rừng rậm),
những khác biệt văn hóa lớn tồn tại giữa người da đen và
người da trắng trung lưu ở Mĩ đang chồi lên, cùng với một sinh
cảnh hoàn toàn xa lạ.

Những nhà xã hội học Glazer và Moynihan trong cuốn sách


hấp dẫn của họ “Beyond the Melting Pot” đã chứng minh rõ
ràng rằng: thực tế không có melting pot [cái chậu hòa quyện]
nào ở những thành phố của Mĩ. Nghiên cứu của họ tập trung
vào New York nhưng những kết luận có thể áp dụng cho nhiều
thành phố khác. Những nhóm sắc tộc chính trong các thành
phố ở Mĩ duy trì những bản sắc riêng biệt qua nhiều thế hệ.
Nhưng những chương trình nhà ở và quy hoạch thành phố
hiếm khi quan tâm tới những khác biệt sắc tộc này. Thậm chí
khi đang viết chương này, tôi được đề nghị tư vấn cho một sở
quy hoạch đô thị đang xem xét vấn đề trong cuộc sống đô thị
vào năm 1980. Toàn bộ bản qui hoạch sau khi bàn luận dựa
trên sự hiện diện đầy đủ của tất cả những khác biệt về mặt
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 5 9

sắc tộc cũng như giai cấp vào thời điểm đó. Không có tiền lệ
nào chỉ cho tôi rằng những khác biệt đó sẽ biến mất trong
một thế hệ!

NHU CẦU KIỂM SOÁT

Lewis Mumford khẳng định rằng căn nguyên của bộ luật


1
Hammurabi là để chống lại sự vô lề lối của những người đổ
xô vào những thành phố sơ khai vùng Lưỡng Hà. Từ đó, một
bài giảng được mang tới nhà lặp đi lặp lại nhiều lần – bài giảng
về mối quan hệ của con người với thành phố – là nhu cầu cần
những đạo luật bắt buộc thay thế cho tập tục bộ lạc. Những
luật lệ và các cơ quan thực thi pháp luật hiện diện ở các thành
phố trên toàn thế giới, nhưng một số lần họ nhận ra những
khó khăn khi ứng phó với những vấn đề đang đối diện với họ
và họ cần sự giúp đỡ. Một sự trợ giúp luật pháp và trật tự mà
không phải sử dụng khoảng giãn cách tối đa có thể là sức
mạnh của phong tục và ý kiến công chúng trong các vùng
dân tộc. Những vùng này thực hiện nhiều mục đích hữu ích;
một trong những điều quan trọng nhất là chúng hoạt động
như những khu vực tiếp nhận suốt đời, trong đó thế hệ thứ hai
có thể học cách chuyển đổi sang cuộc sống thành thị. Vấn đề

1 Bộ luật Hammurabi: một trong những đạo luật đầu tiên được ghi lại
trong lịch sử. Hammurabi là vua đầu tiên của Đế quốc Babylon. Ở thời hiện
đại, Hammurabi được biết đến như một nhà làm luật thời cổ đại, bức chân
dung của ông được treo ở rất nhiều tòa nhà công quyền trên thế giới.
2 6 0 | Ẩ n sau kh ông gia n

chính với vùng đất khi hiện nay nó được đặt trong thành phố
là kích thước của nó bị giới hạn. Khi số thành viên tăng lên ở
một cấp độ lớn hơn khả năng biến dân cư nông thôn trở thành
cư dân thành phố (đó là số di chuyển ra khỏi khu vực), chỉ còn
hai lựa chọn: tăng trưởng lãnh thổ hoặc quá tải số lượng.

Nếu vùng đất không thể mở rộng và thất bại trong việc duy
trì một mật độ lành mạnh (mật độ này sẽ thay đổi tùy theo
mỗi nhóm sắc tộc) thì một bồn chứa sẽ phát triển. Khả năng
thông thường của các cơ quan thực thi luật pháp không thể
đối phó với những bồn chứa. Điều này được minh họa bởi sự
việc xảy ra tại Thành phố New York với những cư dân da đen
và cư dân gốc Puerto Rico. Theo một tờ báo “Time” gần đây
thông báo, 232 000 người bị gói gọn trong ba dặm rưỡi
2
vuông [tương đương với 25604 người/km ] ở khu Harlem.
Ngoài việc để cho bồn chứa phát triển và hủy hoại thành phố,
có một giải pháp thay thế: đưa ra những đặc điểm thiết kế sẽ
chống lại một loạt các hiệu ứng bồn chứa nhưng sẽ phá hủy
vùng đất trong quá trình phát triển. Ở động vật, giải pháp này
đủ đơn giản và đáng sợ như những gì chúng ta thấy trong
những chương trình tái thiết cũng như mở rộng đô thị. Để tăng
mật độ trong một quần thể chuột và duy trì sức khỏe những
mẫu vật, đặt chúng vào trong các hộp sao cho chúng không
nhìn thấy nhau, dọn các lồng của chúng và cho ăn đầy đủ. Bạn
có thể chồng mấy cái hộp lên nhiều tầng nếu muốn. Thật
không may, những con vật bị nhốt lồng trở nên ngu độn, đó
là cái giá rất đắt phải trả cho một hệ thống sắp xếp! Câu hỏi
chúng ta phải tự đặt ra cho chính mình là “Để sắp đặt con
người, chúng ta có thể đi bao xa trên con đường của thiếu
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 6 1

thốn cảm nhận giác quan?” Vì thế, một trong những nhu cầu
cấp bách của loài người là những nguyên lí thiết kế không gian
nhằm duy trì một mật độ lành mạnh, một tỉ lệ tương tác lành
mạnh, một số lượng ràng buộc hợp lí, và một cảm giác tiếp
nối trong việc nhận dạng sắc tộc. Việc tạo ra những nguyên lí
sẽ yêu cầu những nỗ lực tổng hợp của nhiều chuyên gia đa
ngành, tất cả cùng làm việc trên một phạm vi rộng lớn.

Quan điểm này được làm căng vào năm 1964 tại hội nghị
Delos lần hai. Được tổ chức bởi kiến trúc sư, nhà qui hoạch đô
thị và cũng là nhà xây dựng người Hi Lạp C. A. Doxiadis, những
hội nghị Delos thường niên tập hợp một đội ngũ ấn tượng
gồm các chuyên gia trên toàn thế giới, những người có nhiều
kiến thức và kĩ năng có thể đóng góp thích hợp cho nghiên
cứu về thứ mà Doxiadis gọi là ekistics (nghiên cứu về chỗ ở).
Những kết luận đạt được bởi nhóm này là: (1) Cả những
chương trình “New Town” ở Anh lẫn Israel đều dựa trên dữ
liệu thiếu và đã cũ. Những thị trấn quá nhỏ, nhưng ngay cả
kích cỡ lớn hơn mà các qui hoạch gia người Anh đặt ra hiện
nay cũng dựa trên việc nghiên cứu hạn chế. (2) Mặc dù công
chúng nhận thức được tình trạng tuyệt vọng của những đô thị
phát triển, song không có giải pháp nào được thực hiện cho
tình trạng đó. (3) Sự gia tăng thảm khốc của cả dân số lẫn số
lượng ô tô đang tạo ra một tình trạng hỗn loạn mà ở đó không
có những đặc tính tự-vá-lỗi. Hoặc là những chiếc ô tô xe đọng
tại trung tâm thành phố vì những tuyến cao tốc (dẫn tới hiệu
ứng nghẹt thở xuất hiện ở London và New York City), hoặc là
thành phố tìm đường để những chiếc xe biến mất trong một
ma trận xa lộ, như trường hợp của Los Angeles. (4) Để duy trì
2 6 2 | Ẩ n sau kh ông gia n

tăng trưởng kinh tế, một vài hoạt động sẽ khích lệ một lượng
lớn các ngành công nghiệp, dịch vụ, và những khả năng như
tái xây dựng những thành phố trên thế giới. (5) Qui hoạch,
giáo dục và nghiên cứu về ekistics không chỉ cần kết hợp và
bảo đảm mà còn cần được nâng lên tầm cao mới trong ưu
tiên của các nhà chức trách.

TÂM LÍ HỌC VÀ KIẾN TRÚC

Để giải quyết những vấn đề đô thị ghê gớm, nhu cầu về các
chuyên gia không chỉ là những đội ngũ mà ta thường thấy –
các nhà qui hoạch đô thị, kiến trúc sư, kĩ sư tất cả các loại,
chuyên gia kinh tế, chuyên gia hành pháp, chuyên gia giao
thông vận tải, nhà giáo dục, luật sư, nhà hoạt động xã hội và
nhà khoa học về chính trị – mà còn bao gồm một số chuyên
gia mới. Những nhà tâm lí học, nhân chủng học và tập quán
học, họ hiếm khi (nếu đã từng có) nổi trội như những thành
viên lâu năm của những ban ngành qui hoạch thành phố.
Những ngân sách cho nghiên cứu không được nâng lên đặt
xuống như đã từng xảy ra trong quá khứ. Khi các dự án qui
hoạch tốt được phát triển, những nhà qui hoạch không hề bị
ép buộc phải chứng minh một kết quả đổ vỡ trong quá trình
thực thi, việc này thường được châm trước trên sân của chính
trị hay phát triển bền vững. Hoạt động qui hoạch và tái thiết
cũng không được tách rời nhau; thay vào đó, tái thiết phải là
một phần trong qui hoạch.
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 6 3

Hãy xem ví dụ về nhà ở công được xây dựng cho những nhóm
thu nhập thấp tại Chicago – hoạt động đó khơi khơi lên rồi
mất tăm, không giải quyết được vấn đề căn bản. Một điều đã
hằn sâu vào trong suy nghĩ rằng dân cư thu nhập thấp đổ dồn
vào Chicago và nhiều thành phố ở Mĩ khác, phần lớn là người
da đen tới từ các vùng nông thôn hoặc thị trấn nhỏ niềm Nam.
Hầu hết họ không có truyền thống hay kinh nghiệm gì trong
đời sống thị dân. Từng hàng từng dãy chung cư cao tầng
trông bớt thảm hại hơn mấy khu ổ chuột, nhưng sự phiền toái
trong cuộc sống thì nhiều hơn những thứ mà nó đã thay thế.
Những người da đen thực tế đã thẳng thắn lên án nhà ở cao
tầng. Tất cả họ đều thấy trong đó là ưu thế da trắng, một biểu
tượng thất bại trong những quan hệ dân tộc. Họ đùa về cách
người da trắng ngày nay đang chồng người da đen lên đầu
nhau, nhét họ vào những tầng nhà cao. Nhà cao tầng thất bại
trong việc giải quyết nhiều vấn đề con người cơ bản. Như một
người thuê nhà miêu tả tòa nhà của anh ta cho tôi: “Không có
chỗ nào cho gia đình. Người mẹ không thể nhìn ra lũ trẻ nếu
chúng ở sân chơi phía dưới mười lăm tầng nhà. Chúng bị
những tên côn đồ đánh đập, những thang máy thì không an
toàn và bẩn thỉu (người ta sử dụng chúng như toa lét, như để
khiêu khích lại những tòa nhà), chúng chậm chạp và hỏng hóc.
Khi tôi muốn về nhà, tôi phải đắn đo gấp đôi vì việc đi thang
máy sẽ mất của tôi nửa giờ. Anh đã từng phải leo mười lăm
tầng nhà khi thang máy hỏng chưa? Anh không làm việc đó
thường xuyên. . . .”

Vui thay, một vài kiến trúc sư đang bắt đầu nghĩ về mô hình
phát triển nhà hai-tầng, ba-tầng, bốn-tầng được thiết kế
2 6 4 | Ẩ n sau kh ôn g gia n

hướng tới sự an toàn cho con người. Dù vậy, có một chút dữ


liệu trong những loại không gian phù hợp nhất với người da
đen. Kinh nghiệm thu được từ Chiến tranh thế giới thứ hai của
chính tôi khi phục vụ trong trung đoàn hậu cần cùng với một
kĩ sư da đen. Trung đoàn đóng tại Texas, liên quân với năm
nước châu Âu. Thực sự thì điều này không xảy ra cho tới khi
chúng tôi tới Philippin, nơi mà người ta tìm nhận thấy một
cuộc sống trên một qui mô phù hợp với họ. Họ có thể dễ dàng
nhận thấy mình thích nghi với xã hội và kinh tế Philippin, nơi
một người có thể bắt đầu chuyện kinh doanh trong một cửa
tiệm bằng tre không lớn hơn hai trạm điện thoại. Khu chợ mở
cùng tất cả những hoạt động của nó dường như thích hợp với
nhu cầu không gian giao tiếp của người da đen hơn là những
cửa hàng đông đúc bốn mặt là tường và cửa sổ.

Nói cách khác, tôi nghĩ rằng qui mô là yếu tố then chốt trong
qui hoạch các khu phố, các tiểu khu và những kế hoạch phát
triển nhà ở. Quan trọng nhất, qui mô đô thị phải phù hợp với
qui mô sắc tộc, vì mỗi nhóm sắc tộc dường như phát triển trên
qui mô của riêng nó.

Ngoài ra có những khác biệt giai cấp, được báo cáo trong
nghiên cứu của nhà tâm lí học Marc Fried và các nhà xã hội
học Herbert Gans, Peggy Gleicher và Chester Hartman, trong
một loạt những ấn bản quan trọng tại West End, Boston.

Những kế hoạch xóa sạch khu ổ chuột và tái thiết đô thị của
Boston bỏ mặc câu chuyện rằng những khu ở của tầng lớp
lao động tương đối khác so với tầng lớp trung lưu. Những cư
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 6 5

dân West End gắn bó khăng khít với nhau; với họ, những hành
lang, cửa hàng, nhà thờ và thậm chí cả đường phố đóng góp
những phần thiết yếu của cuộc sống gắn kết trong một cộng
đồng. Như Hartman chỉ ra, trong việc tính toán mật độ dân số
tại khu West End, thực sự có những thời điểm không gian
sống khả dụng hơn trông thấy khi được đánh giá theo những
tiêu chuẩn trung lưu, chỉ dựa trên đơn vị cư trú. Một điểm bổ
sung được tạo ra về “urban village” – làng trong phố (khái
niệm của Gan). Khu West End ở Boston là một “thiết bị” biến
dân quê nhập cư trở thành thị dân, một quá trình cần tới ba
thế hệ. Nếu nó cần được “làm mới”, thì một giải pháp thỏa
mãn hơn sẽ là cải tạo, thay vì phá bỏ toàn bộ khu, nơi không
chỉ bao gồm các tòa nhà mà còn có những hệ thống xã hội.
Khi tái thiết đô thị buộc phải phá bỏ để hiện đại hơn song ít
những không gian tích hợp hơn thì một lượng đáng kể người
Ý trở nên suy sụp và rõ ràng họ mất đi nhiều niềm vui trong
cuộc sống. Thế giới của họ tan vỡ, không phải thông qua dã
tâm hay thiết kế mà với những ý định tốt nhất, vì những lời
của Fried: “. . . nhà chỉ đơn thuần là một căn hộ hay một ngôi
nhà, nhưng là một khu vực địa phương, trong đó có một vài
khía cạnh ý nghĩa nhất của cuộc sống mà con người trải qua.”
Mối quan hệ của cư dân West End với ngôi làng đô thị của họ
được thêm vào tất cả những thứ khác ở một qui mô. Con phố
vừa quen thuộc, vừa thân mật.

Trong khi người ta rất ít biết đến thứ gì đó trìu tượng như kiểu
qui mô, tôi cho rằng nó thể hiện một phương diện trong yêu
cầu của con người rằng họ sẽ hiểu được tối đa về những ảnh
hưởng trực tiếp của nó lên quyết sách hình thành mật độ dân
2 6 6 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

số hợp lí. Ngoài ra, những tiêu chuẩn thiết lập cho mật độ dân
số đô thị “lành mạnh” khó gấp đôi vì các qui luật cơ bản cho
việc ước tính kích cỡ đơn vị ở phù hợp cho một gia đình không
được ai biết đến. Trong một vài năm, kích cỡ của những không
gian ở đi theo một lộ trình không-được-quan-tâm-thích-đáng,
từ vừa đủ tới hoàn toàn thiếu hụt, vì kinh tế và những áp lực
gia tăng khác. Không chỉ người nghèo mà ngay cả người khá
cũng thấy mình bị ép buộc bởi những nhà xây dựng đầu cơ
nhà cao tầng, những người cấu bớt 6 inch ở chỗ này rồi 1 feet
ở chỗ kia để giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Không một đơn
vị độc lập nào có thể được xem xét ngoài bối cảnh. Một căn
hộ vừa đủ trở thành không thể ở được với một số người đúng
lúc một tòa chung cư mọc lên bên cạnh chắn hết tầm nhìn.

BỆNH LÍ VÀ SỰ QUÁ TẢI

Giống như ung thư và khói thuốc, người ta không trải qua
những hiệu ứng tích tụ của tình trạng đông đúc cho tới khi sự
phá hủy hoàn tất. Hơn nữa, hầu hết những gì được biết về khía
cạnh con người trong các thành phố là những sự thật trần trụi
của tội phạm, bất hợp pháp, vô giáo dục và bệnh tật; nhu cầu
khẩn thiết của chúng ta ở thời điểm hiện tại là cần có nghiên
cứu giàu tưởng tượng trên một qui mô rộng lớn. Mặc dù có
nhiều nghiên cứu về cuộc sống đô thị sẽ chứng minh được
tính hợp lí khi mối quan hệ giữa bồn chứa đô thị và bệnh lí của
con người được thừa nhận, tôi biết chỉ có nó mới liên hệ trực
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 6 7

tiếp với những hệ quả thiếu hụt không gian. Nghiên cứu này
được hoàn thành bởi Chombart de Lauwes, một cặp vợ chồng
người Pháp, họ kết hợp những kĩ năng về xã hội học và tâm lí
học. Họ cung cấp một vài dữ liệu cố định đầu tiên về những
hệ quả của tình trạng đông đúc trong nhà ở đô thị. Với sự tinh
tế điển hình kiểu Pháp, Chombart de Lauwes đã thu thập dữ
liệu đo được về mọi khía cạnh có thể tưởng tượng được của
cuộc sống gia đình công nhân Pháp. Ban đầu, họ ghi chép và
tính toán sự đông đúc bằng số lượng cư dân trên đơn vị cư
trú. Chỉ số này gợi mở một chút ít, rồi Chombart de Lauwes
đã quyết định sử dụng một chỉ số mới để xác định trạng thái
đông đúc – số mét vuông trên đầu người trên một đơn vị.
Những kết quả của chỉ số này gây sững sờ; khi không gian khả
2
dụng dưới mức 8 tới 10 m một người thì những bệnh lí trên
cơ thể và của xã hội tăng gấp đôi! Dịch bệnh, tội phạm và
trạng thái đông đúc chắc chắn là liên quan đến nhau. Khi
2
không gian khả dụng tăng trên 14 m một người, tỉ lệ bệnh lí
các loại cũng tăng nhưng không quá mạnh. Chorbart de
Lauwes cũng không giải thích được những số liệu sau này để
nói rằng những gia đình loại hai thường di động lên trên và có
xu hướng dành nhiều sự chú ý hơn để tiến lên hơn là họ đã
làm với con cái của họ. Một ghi chú về sự thận trọng được đưa
ra ở đây. Không có gì là thần kì ở một không gian 10 đến 13
2
m . Con số này chỉ có thể áp dụng với một bộ phận hạn chế
của dân cư Pháp vào một thời điểm cụ thể, nó không thể
chứng minh sự thích hợp với bất kì quần cư nào khác. Để tính
toán tình trạng đông đúc cho những nhóm sắc tộc khác nhau,
cần quay lại phần diễn giải về các giác quan trong những
chương trước.
2 6 8 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

Mức độ gắn kết cảm giác và cách con người sử dụng thời gian
xác định không chỉ những điểm mà họ bắt đầu trở nên chen
chúc, mà còn là những phương pháp cho việc giảm thiểu đông
đúc. Người Puerto Rico và người da đen có mức độ gắn kết
cao hơn người New England, người Mĩ gốc Đức và Scandinavi.
Những người gắn-bó-khăng-khít rõ ràng cần những mật độ
cao hơn, và họ có thể cần nhiều sự bảo vệ hoặc che chắn từng
bên ngoài. Thật vô cùng quan trọng khi chúng ta hiểu nhiều
hơn về cách tính toán mật độ tối đa, tối thiểu và tối ưu của
những vùng miền văn hóa khác nhau tạo nên những thành
phố.

THỜI GIAN ĐƠN NHIỆM VÀ ĐA NHIỆM

Thời gian và cách nó được xử lí tạo ra rất nhiều thứ để làm với
việc cấu trúc không gian. Trong cuốn “The Silent Language”,
tôi đã diễn giải hai phương cách xử lí thời gian đối lập nhau,
đơn nhiệm và đa nhiệm. Đơn nhiệm là đặc tính của của những
người bị ràng buộc ở mức thấp, những người phân chia thời
gian; họ lên lịch một việc vào một thời điểm và trở nên mất
định hướng nếu phải xử lí nhiều việc thứ cùng lúc. Những
người đa nhiệm, có thể bởi họ gắn kết nhiều hơn với nhau, có
xu hướng duy trì vài hoạt động diễn ra cùng một lúc như
những kẻ tung hứng. Thế nên, những người đơn nhiệm thường
thấy dễ dàng hơn khi có thể phân chia các hoạt động trong
không gian, trong khi những người đa nhiệm có xu hướng gom
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 6 9

các hoạt động lại. Dù vậy, nếu hai loại người này tương tác lẫn
nhau, nhiều khó khăn gặp phải có thể vượt qua với cấu trúc
hợp lí của không gian. Chẳng hạn, những người Bắc Âu đơn
nhiệm nhận thấy họ gần như không thể chịu được những sự
gián đoạn liên tục của những người đa nhiệm Nam Âu, như
thể chưa có thứ gì được xong. Vì tính trật tự không quan trọng
với người Nam Âu nên khách hàng “bon chen” nhất vẫn được
phục vụ đầu tiên, dù anh ta có thể là kẻ vào cuối cùng.

Để giảm thiểu hiệu ứng đa nhiệm, người ta phải giảm thiểu


mối gắn kết, có nghĩa là phân chia các hoạt động với càng
nhiều màng ngăn càng tốt. Mặt khác, người đơn nhiệm phục
vụ những khách hàng đa nhiệm phải giảm thiểu hoặc loại bỏ
ngăn cách vật lí, qua đó con người có thể tương tác. Đó
thường là tương tác vật lí. Với người làm kinh doanh phục vụ
người Mĩ La tinh, thành công của chiếc ghế dài (đối lập với cái
bàn) là một ví dụ về thứ mà tôi nhắc đến. Chúng tôi chưa áp
dụng dù là những nguyên lí đơn giản như vậy lên bản qui
hoạch không gian đô thị. Người Naple đa nhiệm xây dựng và
1
sử dụng Galeria Umberto , nơi mà mọi người có thể vào cùng
nhau. Plaza của người Tây Ban Nha và piazza của người Ý
phục vụ cả hai chức năng gắn kết và đa nhiệm, trong khi phố
chăng dây Main Street đậm chất Mĩ không chỉ phản ánh cách
cấu trúc thời gian mà còn thể hiện sự thiếu gắn kết của chúng
ta. Bởi lẽ những thành phố lớn của ta ngày nay tổng hợp

1 Galeria Umberto: không gian có mái vòm kính giữa các công trình,
tựa như phố đi bộ trong nhà, bắt nguồn từ miền bắc nước Ý.
2 7 0 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

những thành phần nổi bật của tất thảy các dạng kể trên, nên
sẽ sinh ra tác dụng phụ trong những mối quan hệ giữa hai
nhóm nếu tất cả các loại không gian được đem ra.

Người qui hoạch thành phố nên tiến xa hơn trong việc tạo ra
những không gian đồng nhất, điều đó sẽ khuyến khích và thúc
đẩy vùng miền văn hóa. Việc này sẽ phục vụ hai mục tiêu: thứ
nhất, nó sẽ hỗ trợ thành phố và vùng trong quá trình chuyển
đổi diễn ra từ thế hệ này sang thế hệ khác khi người dân quê
chuyển thành thị dân; và thứ hai, nó sẽ thúc đẩy những kiểm
soát xã hội chống lại sự vô luật lệ. Như hiện nay, chúng ta đã
và đang tạo ra sự vô luật lệ trong các vùng văn hóa, bằng việc
để chúng biến thành bồn chứa. Theo lời của Barbara Ward,
chúng ta phải tìm cách làm cho "khu ổ chuột" trở nên đáng
trân trọng. Điều này không chỉ có nghĩa là chúng sẽ an toàn,
mà mọi người có thể chuyển vào khi vùng đất đã thực hiện
các chức năng của nó.

Trong quá trình qui hoạch những thành phố mới và đổi mới
những đô thị cổ, chúng ta có thể phải tích cực xem xét việc
tăng cường nhu cầu liên tiếp của con người thuộc một tiểu
khu lâu đời, nơi mà anh ta được mọi người biết đến. Họ cần
một nơi mà người ta có cảm giác trách nhiệm với nhau. Ngoài
nhóm sắc tộc ra, hầu như mọi thứ về những thành phố Mĩ ngày
nay đều là sociofugal [ngăn chia] và định hướng con người,
làm họ xa lánh xung quanh. Những ví dụ gây sốc vừa qua về
những người bị đánh đập hay thậm chí là bị giết, trong khi
“những hàng xóm” của họ khóa cửa và cũng không nghe máy,
đã chỉ ra khoảng cách mà sự xa lánh này tạo ra.
13 . N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 7 1

HỘI CHỨNG Ô TÔ

Chúng ta chạm tới trạng thái sợ hãi ra sao? Trực giác mách
bảo rằng, có nhiều lời giải thích trong việc bổ sung thiết kế,
sắp đặt những tòa nhà và các không gian. Dù vậy, có một sản
phẩm kĩ thuật nhân tạo xây nên nền văn hóa của chúng ta. Nó
đã thay thế hoàn toàn cách sống dựa trên những gì chúng ta
hoàn toàn phụ thuộc vào hòng thỏa mãn các nhu cầu, mà thật
khó có thể hình dung được chúng ta đã từng từ bỏ nó. Thứ
mà tôi đang nhắc đến đương nhiên ô tô. Đó là kẻ tiêu thụ
không gian cá thể và không gian công cộng nhiều nhất mà
con người từng tạo ra. Ở Los Angeles, nơi được mệnh danh
thiên đường xe hơi, Barbara Ward đã nhận thấy rằng 60% đến
70% không gian là dành cho ô tô (đường phố, chỗ đỗ xe và
cao tốc). Xe cộ ngốn hết không gian mọi người gặp nhau. Bãi
đỗ, vỉa hè, tất cả mọi thứ thuộc về ô tô.

Có những hệ quả bổ sung của hội chứng này cũng đáng được
xem xét. Người ta không những chẳng còn mong muốn đi bộ,
mà còn không thể mong muốn tìm một chỗ để đi bộ. Điều này
làm cho mọi người yếu đi, và tách họ ra khỏi nhau. Khi đi bộ,
người ta quen biết nhau chỉ bằng ánh mắt. Với ô tô thì ngược
lại. Bụi bẩn, tiếng ồn, khí thải, xe ô tô chưa sử dụng, và sương
mù đã làm cho không khí ngoài trời ở đô thị trở nên quá khó
chịu. Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia đều đồng thuận rằng
các cơ bắp bị nhão và tình trạng giảm lưu thông máu đến từ
việc thiếu tập thể dục đều đặn khiến con người dễ bị đau tim
hơn.
2 7 2 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

Không có sự bất tương thích cố hữu nào giữa con người trong
bối cảnh đô thị và ô tô. Tất cả nằm ở việc qui hoạch phù hợp
và những đặc điểm thiết kế bên trong phân tách được ô tô ra
khỏi con người, một điểm được nhấn mạnh trong cuốn “The
Heart of Our Cities” của kiến trúc sư Victor Gruen. Cũng có
muôn vàn các ví dụ về cách thực hiện điều này bằng kế hoạch
đầy tham vọng.

Paris được biết đến như một thành phố nơi không gian ngoài
trời hấp dẫn con người, nơi không chỉ đáp ứng mà còn làm
thỏa mãn từng bước chân, hơi thở. Vỉa hè dọc theo đại lộ
Champs-Elysees tạo nên một cảm giác thênh thang tuyệt vời
cùng với cách biệt hàng trăm feet với đường giao thông. Đáng
chú ý là những ngõ ngách thì quá chật để cho xe cộ đi vào,
chúng không chỉ mang tới sự đa dạng mà còn giống như một
lời gợi nhắc liên tục rằng: Paris là dành cho mọi người. Venice,
không còn nghi ngờ gì nữa, là một trong những thành phố đáp
ứng tuyệt vời nhất trên thế giới, với sức hấp dẫn gần như là
phổ quát. Những đặc điểm nổi bật nhất của Venice là sự vắng
bóng của các phương tiện giao thông, sự đa dạng của không
gian và những cửa tiệm tuyệt vời. Quảng trường San Marco
nằm ở trung tâm mà có bãi đỗ xe thì sẽ là một thảm họa. Hoàn
toàn không thể tưởng tượng nổi!

Florence, khác với Paris hay Venice, là một thành phố kích
thích người ta đi bộ. Vỉa hè ở phần trung tâm thị trấn hẹp, vậy
nên đi bộ từ Ponte Vecchio tới Piazza della Signoria, người ta
mặt đối mặt nhau và bước đi xung quanh nhiều người. Ô tô
không hợp với thiết kế của Florence và nếu người trong thị
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 7 3

trấn ngăn xe vào trung tâm, sự thay đổi có thể thật phi
thường.

Ô tô không chỉ bó buộc người ta trong một cái kén bằng kính
và kim loại, ngăn cách họ với thế giới bên ngoài, mà nó còn là
phương cách làm tiêu biến cảm giác chuyển động trong
không gian. Mất đi cảm giác chuyển động dẫn đến sự cô lập,
không chỉ với mặt đường và tiếng ồn xung quanh mà còn với
thị giác. Người tài xế lái xe di chuyển trong một dòng phương
tiện giao thông trên đường cao tốc, trong khi chi tiết quan sát
được ở khoảng cách gần bị nhòa đi bởi tốc độ.

Toàn bộ cơ thể con người được thiết kế để di chuyển trong


môi trường bình thường với tốc độ ít hơn 5 mile/h (8 km/h).
Có bao nhiêu người có thể nhớ những thứ nhìn đã trông thấy
khi đi qua vùng đồng quê sau một tuần, nửa tháng hay một
một tháng? Ở tốc độ đi bộ, ngay cả người đi bộ cũng có thể
nhìn thấy những cái cây, lá và cành, bề mặt của những tảng
đá, những hạt sỏi, những con kiến, bọ cánh cứng, sâu bướm,
thậm chí cả chuột cống, ruồi và muỗi, không nói gì về chim và
động vật hoang dã khác. Không chỉ trường nhìn cận cảnh bị
nhòa bởi tốc độ của xe hơi, mà mối liên hệ của ai đó với đồng
quê cũng thay đổi rất lớn. Tôi nhận ra điều đó một lần trong
khi lái xe về từ Santa Fe, New Mexico, tới vùng dự trữ Indian
ở bắc Arizona. Con đường dẫn tôi đến phía bắc núi Taylor, nơi
tôi biết rất rõ vì đã đi qua sườn phía nam năm mươi lần trên
tuyến cao tốc Albuquerque – Gallup. Đang lái xe ở phía tây
(với tốc độ bình thường của ô tô), người ta nhìn thấy ngọn núi
quay đi khi những diện khác của nó hiện ra. Một cái nhìn toàn
2 7 4 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

cảnh được hoàn thành trong một hoặc hai giờ, và kết thúc với
những vách đá sa thạch đỏ Navajo bên ngoài Gallup. Với tốc
độ đi bộ (có thể cưỡi ngựa nếu phải đi xa), ngọn núi không di
chuyển hay quay đi. Không gian và khoảng cách cùng tự thân
mảnh đất có nhiều ý nghĩa. Khi tốc độ tăng lên, sự gắn kết
cảm giác biến mất, cho đến lúc một người phải trải qua sự
thiếu thốn cảm giác thực. Trong những chiếc xe hiện đại kiểu
Mĩ, cảm giác vận động của không gian thiếu vắng hẳn. Khoảng
không vận động và khoảng không thị giác bị cô lập với nhau,
chúng không còn tăng cường bổ sung cho nhau. Giảm sóc
mượt, da ghế êm, lốp mềm, tay lái trợ lực và mặt đường trơn
mượt tạo ra một trải nghiệm giả tạo của mặt đất. Một nhà sản
xuất sẽ không ngừng quảng cáo về sản phẩm của ông ta bằng
cách giới thiệu chiếc xe của hạnh phúc trọn vẹn: bồng bềnh
như mây khi lướt trên đường!

Những chiếc ô tô cô lập con người với môi trường xung quanh
và tương tác từ con người. Chúng chỉ cho phép những kiểu
tương tác hạn chế nhất, thường là cạnh tranh, hung hăng và
phá hoại. Nếu con người xích lại gần nhau lần nữa, trao nhau
cơ hội làm quen và gắn kết với tự nhiên, cần phải tìm ra một
số giải pháp cơ bản phải cho những vấn đề đặt ra bởi xe hơi.

NHỮNG TÒA NHÀ BAO CHỨA CỘNG ĐỒNG

Nhiều nhân tố bổ sung cho ô tô đang tổng hợp lại để dần dần
bóp nghẹt “trái tim” đô thị của chúng ta. Thời điểm này, không
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 7 5

thể nói: liệu xung đột ở vùng trung tâm thành phố có thể xóa
bỏ được hay không, hay liệu những hệ quả cuối cùng sẽ là gì
nếu xu hướng này không kết thúc. Dù vậy, có một vài điểm
khích lệ nhỏ trên bình diện ngang đáng để xem xét. Một trong
số chúng là Marina City, những tòa tháp (nhà ở) hình trụ tròn
của Bertrand Goldberg. Những tòa tháp tọa lạc ở một ô phố
khu trung tâm bên bờ sông Chicago. Những mặt sàn bên dưới
xoáy lên trên và tạo ra khoảng đỗ xe mở, ngăn cách với đường
phố cho những cư dân sống bên trong. Marina City có nhiều
đặc điểm đáp ứng những nhu cầu của cư dân thành phố:
những nhà hàng, các bar và quán rượu, một siêu thị, cửa hàng
rượu, rạp hát, sân trượt băng, nhà băng, bến tàu và thậm chí
một triển lãm nghệ thuật. Nó an toàn, được bảo vệ khỏi thời
tiết và có thể là cả bạo lực (bạn không cần đi ra ngoài vì bất
kì điều gì). Nếu doanh số thuê nhà không quá lớn vì không
gian nhỏ trong các căn hộ, một số người thuê có thể quen
biết nhau và phát triển một “cộng đồng”. Tầm nhìn ra ngoài
thành phố, đặc biệt vào buổi đêm, là một điểm đáng chú ý và
một trong những tài sản giá trị nhất của thành phố, nhưng bao
nhiêu người đánh giá đúng về nó? Về mặt thị giác, thiết kế của
Marina City thật tuyệt vời. Nhìn từ một khoảng cách, những
tòa tháp trong như những cây thông trên những rặng núi
quanh vịnh San Francisco. Những ban công kích thích vào
vùng fovea trên võng mạc, và mời gọi người xem tới gần hơn,
hứa hẹn những bất ngờ mới trong mỗi lần dịch chuyển trường
nhìn. Một cách tiếp cận đầy hứa hẹn khác tới việc thiết kế đô
thị được phát triển bởi Chloethiel Smith, một kiến trúc sư ở
Washington, D.C. Cô Smith luôn quan tâm tới khía cạnh con
người trong kiến trúc, vận dụng để tạo nên điều thú vị, sự thỏa
2 7 6 | Ẩ n s au k hô ng gia n

mãn về mặt thị giác, cùng với những giải pháp đồng nhất về
mặt con người cho những vấn đề của hoạt động tái thiết đô
thị. Những chiếc xe hơi được xử lý một cách kín đáo nhất có
thể và tránh xa mọi người.

Những nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư nên đón nhận những
cơ hội thử nghiệm những hình thức mới mẻ, cấp tiến, tích hợp
sẽ duy trì một cộng đồng trọn vẹn. Một trong những ưu điểm
của Marina City – ngoại trừ sự tuyệt vời mà nó sinh ra về mặt
hình ảnh – là nó tạo ra một số lượng xác định và được mô-tả-
rõ-ràng của không gian bao chứa mà không gây ra “hiệu ứng
chết chóc” của những đoạn hành lang dài. Sẽ không có việc
tràn ra hay lan rộng từ cấu trúc này. Khuyết điểm chính của
nó là không gian sống chật trội, chỉ có một số người thuê
thuật lại trải nghiệm họ không giống như giam cầm. Trong
trung tâm thành phố, người ta cần nhiều không gian trong nhà
hơn, nhất định không thể ít hơn. Ngôi nhà phải là một liều
thuốc giải tỏa những căng thẳng đô thị.

BẢN THÔNG CÁO CHO QUI HOẠCH THÀNH


PHỐ TRONG TƯƠNG LAI

Thành phố tồn tại với nhiều dạng thức trong khoảng năm
nghìn năm qua. Câu chuyện có vẻ không giống như kiểu sẽ có
phiên bản “được làm sẵn” để thay thế. Tôi không còn nghi ngờ
gì về chuyện thành phố là một biểu hiện của nền văn hóa của
những con người sản sinh ra nó, một sự tiếp nối của xã hội,
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 7 7

thể hiện nhiều chức năng phức hợp và tương tác nội bộ, trong
đó có những chức năng ta chưa từng quan tâm tới. Nếu nhìn
từ góc nhìn của một nhà nhân chủng học, người ta có thể e
sợ đủ thứ khi tiếp cận thành phố, và kiến thức của chúng ta
gần như không đủ để lên kế hoạch một cách thông minh cho
thành phố tương lai. Nhưng chúng ta phải lên kế hoạch vì
tương lai đã ập tới rồi. Có một vài điểm mà quyết định tới
những giải pháp cho một số vấn đề mà chúng ta đang đối mặt
hiện nay. Đó là:

1. Tìm kiếm những phương pháp thích hợp để tính toán


và ước lượng qui mô dành cho con người ở tất cả các kích
thước, bao gồm cả những khoảng ẩn của văn hóa. Việc chia
lưới hợp lí qui mô mà con người và xe hơi đặt ra là một thách
thức với chúng ta.
2. Tạo lập cách sử dụng mang tính xây dựng của các
vùng sắc tộc. Bằng cách nào đó, có một định dạng gần gũi
giữa hình ảnh về bản thân mà con người có và không gian anh
ta cư trú. Rất nhiều tác phẩm văn học đại chúng hiện nay đã
cống hiến cho nghiên cứu về bản sắc phản ánh mối quan hệ
này. Một động lực rất thực tế ở đây là để khám phá và thỏa
mãn những nhu cầu của người Mĩ nói tiếng Tây Ban Nha, người
da đen và những nhóm sắc dân khác. Nhờ đó, những không
gian mà họ cư trú không chỉ tương xứng với những nhu cầu
của họ, mà còn củng cố những yếu tố tích cực trong nền văn
hóa giúp mang lại bản sắc và sức mạnh.
3. Giữ gìn những không gian ngoài trời lớn và có thể sẵn-
sàng-sử-dụng-được. London, Paris và Stockholm là những mô
hình mà nếu điều chỉnh hợp lí sẽ chứng minh được tính hữu
2 7 8 | Ẩ n s au k hô ng gia n

dụng với các qui hoạch gia Mĩ. Những mối nguy ở nước Mĩ
hiện nay đến từ sự phá hoại những không gian ngoài trời. Việc
này có thể cực kì nguy hiểm, nếu không muốn nói là chết
người, với toàn thể quốc gia. Việc giải quyết vấn đề không
gian ngoài trời và nhu cầu tương tác với thiên nhiên của con
người bị làm rối rắm thêm bởi tình trạng gia tăng tỉ lệ tội phạm
và bạo lực, đi cùng với những bồn chứa trong thành phố.
Những công viên và bãi biển đang trở nên nguy hiểm hơn
từng ngày. Điều này chỉ tăng cường cảm giác đông đúc mà
cư dân đô thị phải trải qua khi họ bị cô lập với các cơ sở giải
trí. Ngoài các khu vực vui chơi giải trí của thành phố và vành
đai xanh, việc bố trí một loạt các không gian ngoài trời nguyên
bản là một trong những nhu cầu lớn nhất của chúng tôi. Thất
bại trong việc thực hiện bước này bây giờ có thể đồng nghĩa
với thảm họa cho các thế hệ tương lai.
4. Bảo tồn những công trình và khu dân cư cổ có giá trị
khỏi “quả bom” tái thiết. Chẳng cứ mới là tốt mà cũ là tệ. Có
nhiều nơi trong những thành phố của chúng ta – đôi khi chỉ
một vài ngôi nhà hoặc một cụm nhà – xứng đáng được bảo
tồn. Chúng thể hiện sự tiếp nối với quá khứ và đóng góp cho
sự đa dạng của cảnh quan đô thị.

Trong bài nhận xét vắn tắt này, tôi không có gì để nói về
những bước tiến vượt bậc của người Anh đã làm trong công
cuộc tái thiết đô thị với qui hoạch London, được đề ra đầu tiên
bởi Sir Patrick Abercrombie và Mr. J. H. Foreshaw vào năm
1943. Bằng việc xây dựng “những khu phố mới”, người Anh
đặc biệt chứng minh rằng họ không e ngại việc qui hoạch.
Tương tự, những hàng rào bảo vệ mở của đất nước (những
13. N h ững t hà n h p h ố và n ề n văn h óa | 2 7 9

vành đai xanh) phân cắt những trung tâm chính, chúng đảm
bảo cho những thế hệ tương lai chống lại hình mẫu siêu đô thị
mà chúng ta trải nghiệm ở Mĩ khi sáp nhập các thành phố. Dĩ
nhiên, có những sai phạm, nhưng những ban ngành cồng kềnh
quản lí những thành phố của chúng ta có thể học hỏi từ người
Anh, rằng: qui hoạch phải được định hướng và áp dụng nhất
quán. Dù vậy, cần phải làm rõ việc sử dụng những qui hoạch
của người Anh như một mô hình chính sách, không phải thực
tế, vì những qui hoạch của họ không thể áp dụng trong trường
hợp của Mĩ. Chúng ta là một nền văn hóa rất khác.

Không kế hoạch nào là hoàn hảo, nhưng những kế hoạch vẫn


rất cần thiết nếu chúng ta muốn tránh những lộn xộn toàn
diện. Bởi những môi trường tạo ra những mối quan hệ, và các
qui hoạch gia không thể nghĩ hết mọi thứ, nên những đặc
trưng quan trọng sẽ không thể bị bỏ qua. Để giảm thiểu hậu
quả nghiêm trọng của những sai lầm trong qui hoạch tác
động lên con người, cần phải tích hợp những chương trình
nghiên cứu với đầy đủ nhân sự và được tài trợ một cách hợp
lí. Một nghiên cứu như vậy không xa xỉ hơn chiếc giác kế trong
buồng lái máy bay.
2 8 0 | Ẩ n sau kh ông gia n

14. KHÔNG GIAN GIAO TIẾP VÀ


TƯƠNG LAI CỦA CON NGƯỜI

Cuốn sách này này nhấn mạnh rằng hầu hết mọi thứ mà con
người và những thứ họ làm gắn với trải nghiệm không gian.
Cảm giác của con người về không gian là một sự tổng hợp
của nhiều dữ liệu cảm quan đầu vào: thị giác, thính giác, vận
động, khứu giác và nhiệt. Mỗi thứ trong số chúng cấu thành
một hệ thống phức tạp – chẳng hạn, có hàng tá cách khác
nhau trong việc trải nghiệm chiều sâu thị giác – và tự thân mỗi
loại cũng được định hình bởi văn hóa. Vì thế, không có lựa
chọn nào khác ngoài việc chấp nhận sự thật rằng con người –
phía sau là những nền văn hóa khác nhau – sống trong những
thế giới cảm quan khác biệt.
14. Kh ôn g gia n gia o ti ếp và t ư ơn g lai c ủa c on
ng ười | 2 8 1

Chúng ta học được từ nghiên cứu về văn hóa rằng việc định
hình thế giới nhận thức là một chức năng không chỉ của văn
hóa mà còn của mối quan hệ, hoạt động và cảm xúc. Thế nên,
con người từ những nền văn hóa khác nhau, khi thông dịch
hành vi của người khác, thường lầm lẫn về mối quan hệ, hoạt
động hoặc những cảm xúc. Điều này dẫn đến hoặc là sự liên
minh trong những cuộc gặp gỡ, hoặc là những hoạt động
truyền thông lộn xộn.

Vì vậy, nghiên cứu văn hóa trong cảm nhận về không gian
giao tiếp là nghiên cứu về cách sử dụng bộ máy thụ cảm của
họ trong những trạng thái cảm xúc khác nhau trong suốt các
hoạt động khác nhau, trong những mối quan hệ khác nhau, và
trong những thiết chế và bối cảnh khác nhau. Không một kĩ
thuật nghiên cứu nào khảo sát đối tượng phức tạp và đa chiều
như không gian giao tiếp. Kĩ thuật phục vụ là một chức năng
riêng biệt của không gian giao tiếp được kiểm nghiệm ở một
khoảng thời gian nhất định. Dù vậy, nói chung, trong tiến trình
nghiên cứu, tôi có nhiều quan tâm với cấu trúc hơn là bối cảnh
và nhiều hứng thú với những câu hỏi “Như thế nào?” hơn là
“Tại sao?”
2 8 2 | Ẩ n sau kh ông gia n

HÌNH THỨC VÀ CÔNG NĂNG, NỘI DUNG VÀ


CẤU TRÚC

Hỏi những câu được đặt ra với hình thức – công năng như kiểu
“Chúng ta cầm nắm được vì chúng ta có tay hay là chúng ta
có tay bởi chúng ta cầm nắm được?” là không có kết quả, theo
quan điểm của tôi. Tôi không bận tâm với nội dung của văn
hóa như một số đồng nghiệp của mình, vì kinh nghiệm của tôi
là quá tập trung vào nội dung thường dẫn tới mất định hướng.
Điều này cũng dẫn tới thất bại trong việc hiểu về những hoàn
cảnh, nơi nội dung bị lược đi khá nhiều. Đây là ví dụ về trường
hợp của văn hóa da màu. Thực tế, nhiều người tin rằng những
người da màu Mĩ không có văn hóa của riêng mình vì nội dung
hiển hiện của văn hóa họ rất yếu ớt. Với những người quan sát
ấy, người Mĩ gốc Tây Ban Nha ở New Mexico nói tiếng Anh,
gửi con vào trường nội thành, sống trong một ngôi nhà hiện
đại và lái Buick có cùng văn hóa với những hàng xóm người
Mĩ gốc Anh của anh ta. Trong khi tôi đi tìm ngoại lệ cho quan
điểm này, nó thực sự thay đổi chậm chạp, bằng chứng là cuốn
sách của Glazer và Moynihan “Beyond the Melting Pot”. Quan
điểm mà tôi mong muốn lập ra thật mơ hồ và dễ gây hiểu lầm.
Đó là bởi tôi đã khái quát hóa về các nhóm có thể phân biệt
rõ ràng trong một vài bối cảnh khác nhau (hầu hết đời sống
riêng tư của họ), và không thể phân biệt (chủ yếu trong cuộc
sống công cộng của họ), hoặc nơi nội dung khá tương đồng
nhưng lại cấu trúc theo nhiều cách khác nhau. Giống như bạn
đọc nghi ngờ, những hình mẫu không gian giao tiếp chỉ là một
14. Kh ôn g gia n gia o ti ếp và t ư ơn g lai c ủa c on
ng ười | 2 8 3

vài trong nhiều điểm khác nhau cho phép con người phân biệt
nhóm này với nhóm kia.

Chẳng hạn, tôi vừa mới tiến hành nghiên cứu trên việc giao
tiếp không lời giữa những người da màu hạ lưu và những người
da trắng tầng lớp trung lưu thấp. Những khác biệt trong việc
sử dụng thời gian thể hiện một nguồn bất đồng hết sức thông
thường. Ngoài ra, giọng nói, bàn chân, bàn tay, mắt, cơ thể và
không gian đều được sử dụng khác nhau, điều này thường gây
ra thất bại khi xin việc đối với người da màu, thậm chí cả
những người có động lực rất cao. Những thất bại này không
phải lúc nào cũng xảy ra vì định kiến song người ta có thể theo
dõi những trường hợp mà cả hai bên đều hiểu sai hành vi của
nhau. Chung qui lại, cách giao tiếp của người da màu mà tôi
và sinh viên đang nghiên cứu khá mờ nhạt, do đó ngay cả
những dấu hiệu phản ánh nỗi khát khao công việc của người
da màu có thể không được người phỏng vấn da trắng – người
đang mong chờ động lực mạnh mẽ như một nhân chứng quan
trọng cho thấy ứng viên sẽ làm tốt – phát hiện ra. Ở những lần
như vậy, người ta có thể xác định mối nguy của nội dung quá
tải. Người da màu nhận thức được người đối thoại đang không
“đọc được” anh ta. Những gì anh ấy không biết là: trong khi
anh ấy có thể nhận thức được những sắc thái trong mối tương
tác da trắng – da màu tốt hơn người da trắng, thì vẫn còn rất
nhiều điểm anh ta không thể lần ra.

Vì người Mĩ chúng ta định hướng sự chú ý của mình tới nội


dung nhiều hơn là cấu trúc hoặc hình thức nên tầm quan trọng
2 8 4 | Ẩ n sau kh ôn g gia n

của văn hóa thường bị giảm xuống. Chúng ta có xu hướng bỏ


qua ảnh hưởng của hình thức công trình lên con người sống
bên trong, hay là những hệ quả của sự quá tải với người da
màu, hoặc là hậu quả của việc sở hữu giác quan của một người
được điều hòa bởi nền văn hóa Negro trong khi cố gắng đối
phó với các giáo viên "trắng" và những tư liệu học tập "trắng".
Quan trọng nhất, chúng ta liên tục thất bại trong việc chấp
nhận thực tế về khác biệt văn hóa trong biên giới đất nước.
Người da màu, người Anh-điêng, người gốc Tây Ban và người
Puerto Rico bị đối xử như thể họ là những kẻ ngoan cố, vô
giáo dục, họ cũng như tầng lớp trung lưu Mĩ – là di sản của
văn hóa Bắc Âu – thay vì những-gì-họ-thực-sự-là – thành viên
của những vùng miền văn hóa khác biệt với hệ thống giao
tiếp, tổ chức và giá trị của riêng họ. Bởi người Mĩ chúng ta có
một “một thiên hướng văn hóa”, chúng ta tin rằng chỉ trong
những khác biệt bề nổi giữa con người trên toàn thế giới.
Chúng ta không chỉ mất đi sự phong phú đến từ việc hiểu biết
về những nhóm người khác mà còn thường hay chậm chạp
sửa sai những hành xử của mình khi những khó khăn bắt đầu
tăng lên. Thay vì ngừng lại và chờ vài giây để nhìn, chúng ta
có khuynh hướng làm tới, điều có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng mà thường không đoán định được. Hơn nữa,
việc bận tâm tới nội dung thường che đi những chức năng
khái quát hoặc dự báo của giao tiếp đã được nhắc đến trong
chương 1. Khi người ta không phản hồi những giao tiếp khái
quát, “cam kết cảm xúc” sẽ dịch chuyển ra ngoài nhận thức
tới những mức độ cao hơn của nó. Đó là khi mà cái “tôi” được
gắn kết một cách có ý thức thì khó mà trở về trạng thái cãi
vã; trong khi khả năng đánh giá chính xác những biến chuyển
14. Kh ôn g gia n gia o ti ếp và t ư ơn g lai c ủa c on
ng ười | 2 8 5

làm mượt “bộ lông đang xù” trước khi người ta nhận thức
được một tình huống thậm chí còn đang phát triển. Ở động
vật, xung đột khủng khiếp nổ ra khi trình tự tổng thể bị rút
ngắn. Điều này xảy ra với tình trạng quá tải hoặc khi động vật
lạ được đưa vào tình trạng ổn định.

QUÁ KHỨ SINH HỌC CỦA LOÀI NGƯỜI

Người phương Tây đặt bản thân tách rời khỏi tự nhiên, vì thế
cũng là tách rời khỏi thế giới động vật. Họ có thể tiếp tục làm
ngơ những chân lí về sự kế tục động vật của mình nếu không
ở trong tình trạng bùng nổ dân số, điều đã trở nên đặc biệt
dữ dội trong hai mươi năm qua. Nó, cùng với sự xói mòn bên
trong các thành phố có người nghèo khổ từ các vùng nông
thôn, đã tạo ra điều kiện mang tất cả dấu ấn của quá trình tích
tụ dân số và sự đổ vỡ theo sau nó trong thế giới động vật.
Người Mĩ trong những thập niên 30, 40 của thế kỉ 20 từng sợ
những vòng xoay kinh tế; ngày nay, chúng ta càng kinh hãi
hơn với vòng xoay dân số.

Rất nhiều nhà tập quán học lưỡng lự đề xuất rằng những phát
hiện của họ áp dụng cho con người, thậm chí là cho những
loài đông đúc và quá tải, được người ta biết đến nhờ việc chịu
đựng những rối loạn tuần hoàn, những cơn đau tim và khả
năng kháng cự thấp với dịch bệnh. Một trong những khác biệt
chính giữa con người và động vật là con người kiểm soát được
2 8 6 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

bản năng bằng việc phát triển những phần nâng cấp của mình,
rồi tiến hành sàng lọc các giác quan, nhờ đó anh ta có thể tiếp
nhận nhiều người hơn trong một không gian nhỏ hơn. Sự ngăn
chia giúp ích, nhưng hoạt động tích tụ cực điểm có thể vẫn
gây chết người. Ví dụ cuối cùng tình trạng quá tải dân số
nghiêm trọng ở đô thị trong một thời gian dài là ở thời Trung
Cổ, một thời kì được biết đến nhiều với những dịch bệnh
hoành hành.

Nhà sử học tại Havard tên Wiliam Langer trong bài báo “The
Black Death” (cái chết đen) đã khẳng định từ 1348 đến 1350,
sau một thời kì phát triển nhanh, dân số châu Âu giảm một
phần tư bởi dịch bệnh. Lây truyền bọ chét từ chuột sang
người, dịch bệnh này có nguyên nhân từ một loại sinh vật đặc
biệt (Bacillus pestis). Còn nhiều tranh cãi về lí do dịch bệnh
chấm dứt. Trong khi mối quan hệ giữa con người và dịch bệnh
thực sự phức tạp thì có một số thứ gợi ra: sự kết thúc của
bệnh dịch trùng khớp với những thay đổi về mặt xã hội và kiến
trúc – thứ đã giảm thiểu đáng kể áp lực của cuộc sống thành
thị. Tôi đang nhắc tới những thay đổi trong ngôi nhà mà
Philipe Aries miêu tả, nó được bảo vệ và kiên cố hóa (xem
chương 9). Những hoạt động đó thay đổi điều kiện được hậu
thuẫn bởi tình hình chính chị ổn định đã giảm đi đáng kể
những sức ép từ cuộc sống đông đúc ở thành thị.

Nếu con người quan tâm tới những nghiên cứu động vật, anh
ta có thể phát hiện những nét chính đang dần dần hiện lên
trong cơ chế nội tiết – không giống như cái nhiệt kế trong nhà.
Khác biệt duy nhất là thay vì điều tiết nhiệt độ thì hệ thống
14. Kh ôn g gia n gia o ti ếp và t ư ơn g lai c ủa c on
ng ười | 2 8 7

đó điều hòa nội tiết điều tiết dân số. Đa phần những khám phá
nổi bật của những nhà tập quán học thực nghiệm – mà nghiên
cứu của họ được mô tả trong chương 2 và 3 – là các hậu quả
sinh lí và hành vi thảm bại của quá trình tích lũy dân số trước
thời kì sụp đổ, cùng với đó là những ưu thế được các loài
chuộng, để lập lãnh thổ, không gian của riêng mình.

Những báo cáo gần đây được thực hiện bởi hai nhà bệnh lí
học H. L. Ratcliffe và R. L. Snyder trong phòng thí nghiệm
Penrose của vườn thú Philadelphia có thể rất thú vị. Báo cáo
dựa trên một nghiên cứu 25 năm về nguyên nhân cái chết của
16 000 loài chim và thú đã chứng minh rằng một lượng lớn
động vật không những bị căng thẳng từ tình trạng quá tải dân
số mà còn phải chịu đựng những bệnh lí giống như con người:
cao huyết áp, bệnh về hệ tuần hoàn và tim, thậm chí khi chúng
được cho ăn với chế độ ít béo.

Những nghiên cứu về động vật cũng chỉ cho chúng ta biết
rằng sự đông đúc không tốt cũng chẳng tồi, nhưng xa hơn sự
quá khích và những gián đoạn trong quan hệ xã hội như một
hậu quả của việc chồng lấn những khoảng cá thể dẫn tới sụp
đổ dân số. Sự ngăn chia hợp lí có thể giảm thiểu cả gián đoạn
lẫn sự quá kích và cho phép tập trung dân cư ở mức cao hơn.
Sự ngăn chia là thứ gì chúng ta nhận được từ những căn
phòng, căn hộ và tòa nhà trong thành phố. Sự ngăn chia như
thế diễn ra cho tới khi nhiều cá nhân tụ tập trong một phòng;
rồi một sự thay đổi sẽ diễn ra quyết liệt. Những bức tường sẽ
2 8 8 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

không còn che chắn và bảo vệ nữa, thay vào đó là sức ép nội
tại trong cư dân.

Bằng sự vượt trội của mình, con người đã giảm đi đáng kể


khoảng xung đột trong tình trạng sơ khai của mình, một tình
trạng hiển nhiên xảy ra khi mật độ dân số cao. Phản ứng xung
đột (duy trì cách biệt giữa một cá thể và địch thủ) là một
trong những phương cách căn bản và thành công để ứng phó
với nguy hiểm, song cần có đủ không gian để nó thực hiện
chức năng của mình. Thông qua một quá trình tập làm quen,
phần lớn những sinh vật bậc cao, gồm có con người, có thể
dồn vào một diện tích cho trước mà vẫn cảm thấy an toàn,
những cuộc gây hấn được đặt dưới sự kiểm soát. Dù vậy, nếu
con người kinh hãi lẫn nhau, nỗi sợ sẽ triệu hồi phản ứng xung
đột, bùng phát nhu cầu không gian. Nỗi sợ, cộng với sự đông
đúc, rồi sẽ sinh ra hoảng loạn.

Sai lầm trong việc đánh giá tầm quan trọng của mối quan hệ
mật thiết giữa con người và môi trường đã dẫn đến những bi
kịch trong quá khứ. Nhà tâm lí học Marc Fried và nhà xã hội
học Chester Hartman đã báo cáo tình trạng đau buồn và suy
sụt sâu sắc trên bộ phận người dân tái định cư ở khu West
End, Boston theo sau việc phá hủy khu làng đô thị của họ, như
một phần của chương trình tái thiết. Dân West End buồn rầu
không chỉ vì môi trường mà còn vì toàn bộ những mối quan
hệ phức tạp – công trình, đường phố, con người – giống như
một phần tích hợp trong cách sống. Thế giới của họ đã bị tan
vỡ.
14. Kh ôn g gia n gia o ti ếp và t ư ơn g lai c ủa c on
ng ười | 2 8 9

NHU CẦU CẦN NHỮNG CÂU TRẢ LỜI

Để giải quyết nhiều vấn đề đô thị phức tạp đang hiện diện ở
Hợp Chúng Quốc hiện nay, chúng ta phải bắt đầu bằng việc
đặt nghi vấn cho những giả thiết cơ bản liên quan đến mối
quan hệ giữa con người và môi trường, cũng như giữa con
người với nhau. Hơn hai nghìn năm trước, Plato đã kết luận
rằng việc khó nhất trên đời là hiểu bản thân mình. Chân lí này
liên tục được chứng thực, song những ẩn ý của nó thì vẫn
chưa được nhận thức đầy đủ.

Phát hiện về bản thân trên cấp độ văn hóa thậm chí còn có
thể cấp thiết hơn nó trên cấp độ cá nhân. Dù vậy, độ khó của
việc này sẽ không khiến chúng ta xem nhẹ tầm quan trọng
của nó. Người Mĩ cần phải sẵn lòng bảo hộ và tham gia vào
đội nghiên cứu trên diện rộng được định hướng tới việc học
hỏi nhiều hơn về mối quan hệ nội tại của con người và môi
trường. Một điểm liên tục được nhấn mạnh bởi các nhà tâm lí
học giao tiếp là sai lầm của việc giả định hai bên tách biệt, cô
lập và không là một phần của hệ thống tương tác. (xem cuốn
“Explorations in Transactional Psychology” – Những khám
phá trong Tâm lí học giao tiếp – của Kilpatrick).

Trích dẫn lời của Ian Mc Harg viết về “Man and His
Envrironment” [Con người và môi trường xung quanh] trong
cuốn “The Urban Condition”:
2 9 0 | Ẩ n sau kh ông gia n

. . . Không một loài nào có thể tồn tại mà không có


môi cảnh, không một loài nào có thể tồn tại độc
quyền trong môi trường, không loài nào có thể sống
sót, duy trì như một thành viên bất khả xâm phạm
trong một quần xã sinh thái. Mỗi thành viên đều phải
điều chỉnh những thành viên khác trong quần xã và
môi trường để tồn tại. Con người không nằm ngoài
bài thử này.

Không chỉ có người Mĩ phải sẵn sàng bỏ tiền. Một số thay đổi
sâu sắc hơn cần đến những cách khó để xác định được, chẳng
hạn một sự hồi sinh tinh thần phiêu lưu và sự phấn khích của
những ngày biên giới. Vì ngày nay, chúng ta đương đầu với
đô thị và những biên giới văn hóa. Câu hỏi là: “Bằng cách nào
ta có thể phát triển chúng?” Quá khứ bất-cần-suy-nghĩ đang
khiến chúng ta tốn kém, vì sự hoang dã mà giờ đây, thứ ta
phải làm chủ là một thế giới đòi hỏi bộ não nhiều hơn là cơ
bắp. Chúng ta cần cả sự phấn khích lẫn ý tưởng, và chúng ta
sẽ khám phá ra rằng: cả hai đều được tìm thấy trong con
người hơn là trong sự vật, trong cấu trúc hơn là nội dung,
trong sự gắn kết hơn là việc tách rời khỏi cuộc sống.

Những nhà nhân chủng học và nhà tâm lí học cần phải phát
hiện ra cách tính toán những tỉ số liên quan đến con người
theo một cách đơn giản và hợp lí. Tỉ dụ, một số nhóm người
đã được biết tới, như người Ý và Hi Lạp, có một sự gắn kết
cảm giác tốt hơn những nhóm người khác, chẳng hạn người
Đức và người Scandinavi. Để lên kết hoạch một cách thông
14. Kh ôn g gia n gia o ti ếp và t ư ơn g lai c ủa c on
ng ười | 2 9 1

minh, chúng ta cần phải có một thước đo định lượng cho sự


gắn kết như vậy. Một khi chúng ta biết cách tính toán các con
số của sự gắn kết, những câu hỏi mà ta cần phải trả lời sẽ là:
Mật độ tối đa, tối thiểu và lí tưởng cho nông thôn, thành thị và
vùng ven đô là gì? Kích cỡ tối đa có thể của những nhóm khác
nhau sống dưới các điều kiện đô thị đặt ra trước khi những
điều tiết xã hội thông thường bắt đầu bị phá vỡ? Có những
dạng khác nhau nào của những cộng đồng nhỏ? Họ muốn liên
kết như thế nào? Bằng cách nào họ được tích hợp trong
những tổng thể lớn hơn? Có thể phân loại họ được không, hay
chỉ có một số lượng giới hạn có thể phân loại được? Bằng
“hình thức trị liệu nào”, không gian có thể giúp giải tỏa những
căng thẳng và chữa lành những căn bệnh của xã hội?

KHÔNG THỂ RŨ BỎ VĂN HÓA

Trong những hàm nghĩa vắn tắt nhất có thể, thông điệp của
cuốn sách này không nằm ở chuyện con người gặp khó thế
nào khi không thể rút bản thân ra khỏi nền văn hóa của chính
mình, bởi nó đã ăn sâu vào gốc rễ hệ thống thần kinh và xác
lập cách anh cảm nhận thế giới. Đa phần văn hóa nằm ẩn và
ngoài sự kiểm soát tùy ý, đan dệt lên sự tồn tại của con người.
Ngay cả khi những mảng nhỏ của nền văn hóa được nâng tầm
để nhận nhiều sự quan tâm hơn, chúng cũng khó để thay đổi,
không chỉ vì đó là trải nghiệm mang tính cá nhân mà còn bởi
2 9 2 | Ẩ n sau kh ông gia n

con người không thể hành xử hay tương tác với tất cả theo
một cách vô nghĩa ngoại trừ qua trung gian văn hóa.

Con người và phần nâng cấp cấu thành một hệ thống liên hệ
nội bộ. Sai lầm to lớn nhất là việc hành xử như thể con người
là một đồ vật còn nhà anh ta, thành phố, công nghệ hay ngôn
ngữ làm những món khác. Bởi sự liên kết nội tại giữa con người
và phần nâng cấp mà nó cho chúng ta chú ý nhiều hơn đến
những loại nâng cấp mà chúng ta tạo ra, không chỉ cho chính
mình mà còn cho những người khác mà chúng có thể gây
bệnh cho. Mối quan hệ giữa con người và những phần nâng
cấp đơn giản là một sự tiếp nối và một hình thức chuyên biệt
hóa của mối quan hệ giữa cách sinh vật nói chung trong môi
trường sống của chúng. Dù vậy, khi một cơ quan hay một quá
trình bắt đầu nâng cấp, tốc độ tiến hóa tăng lên mức mà phần
nâng cấp có thể tiếp quản. Đây là những gì chúng ta thấy
trong những thành phố của mình và trong quy trình tự động
hóa. Đây cũng là những gì Norbert Wiener nói khi ông đã thấy
trước những mối nguy trong máy vi tính, một phiên bản nâng
cấp chuyên biệt của một phần bộ não con người. Bởi những
phần nâng cấp đều bất động (và thường thì cũng “im hơi lặng
tiếng” luôn), nên rất cần xây dựng phản hồi (nghiên cứu) bên
trong chúng để qua đó chúng ta có thể biết điều gì đang xảy
ra, đặc biệt khi xem những phần nâng cấp định hình hoặc là
kế tục môi trường tự nhiên. Phần phản hồi này phải được tăng
cường cả trong thành phố lẫn cách cư xử của chúng ta trong
những mối liên hệ sắc tộc.
14. Kh ôn g gia n gia o ti ếp và t ư ơn g lai c ủa c on
ng ười | 2 9 3

Khủng hoảng sắc tộc, khủng hoảng đô thị và khủng hoảng


giáo dục đều có liên quan đến nhau. Nếu xem xét một cách
tổng thể, cả ba có thể coi như những mặt khác nhau của một
cuộc khủng hoảng lớn hơn, sự phát triển tự nhiên quá mức
của con người đang hình thành một chiều chiều không gian
mới – chiều sâu văn hóa – một “kích thước” không thể nhìn
thấy bằng mắt. Câu hỏi là: “Con người có thể cố tình thờ ơ với
nó – chiều sâu văn hóa – bao lâu nữa đây?
2 9 4 | Ẩ n sau kh ôn g gia n

PHỤ LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CỦA JAMES GIBSON


VỀ MƯỜI BA PHỐI CẢNH KHÁC NHAU ĐƯỢC
KHÁI QUÁT TỪ NHẬN THỨC CỦA THẾ GIỚI
THỊ GIÁC

Trong phần đầu cuốn của mình, Gibson nói rằng không có thứ
gì tương tự như nhận thức không gian mà không có một
phông nền. Giống như những nhà tâm lí học giao tiếp, ông
nhận định rằng nhận thức phụ thuộc vào kí ức hay kích thích
quá khứ, ngoài ra, nó có một quá khứ đặt nền móng cho
những nhận thức về “ở đây” và “lúc này”. Ông phân định ra
mười ba dạng thức khác nhau của phối cảnh “những biến
chuyển cảm quan” – những ấn tượng thị giác song hành cùng
Ph ụ l ụ c | 2 9 5

nhận thức về chiều sâu qua một bề mặt nối tiếp và “chiều sâu
trên một đường chu vi”. Những biến chuyển cảm quan này và
những dạng thức khác nhau của phối cảnh có phần giống với
các nhóm thanh âm đối lập chính, mà chúng ta gọi là nguyên
âm và phụ âm. Chúng cấu thành những phân nhóm cấu trúc
cơ bản của trải nghiệm ăn khớp hơn với những biến thể riêng
của trường nhìn. Nói cách khác, một khung cảnh bao chứa
thông tin được dựng nên mà không có một số yếu tố khác
nhau. Những gì Gibson đã làm là để phân tích và mô tả hệ
thống và tổ hợp “những biến số kích thích” kết hợp với nhau
để mang lại thông tin mà con người cần để di chuyển hiệu quả
và thực hiện hiện tất cả những chuyển động trên bề mặt hành
tinh này. Điều quan trọng là Gibson cho chúng ta một hệ
thống hoàn chỉnh chứ không phải chỉ là những phần rời rạc
trong một hệ thống.

Biến chuyển cảm quan và những dạng thức khác nhau của
phối cảnh được chia làm bốn nhóm: phối cảnh vị trí; phối cảnh
thị sai, phối cảnh độc lập vị trí hoặc chuyển động; chiều sâu
trên một đường chu vi.

Nhiều loại ở đây bạn đọc có thể dễ dàng nhận ra. Tầm quan
trọng và ý nghĩa diễn tả của chúng được kiểm chứng bằng tài
năng, năng lượng và cảm xúc vươn tới nhiều nỗ lực khác nhau
của nhiều họa sĩ, nhằm phát hiện và mô tả những nguyên lí
tương tự. Spengler nhận ra điều này khi ông nhân cách hóa
nhận thức không gian như là biểu tượng chính của văn hóa
phương Tây. Những nhà văn như Conrad, người muốn làm cho
độc giả của mình nhìn thấy những gì ông đã nhìn thấy, và
2 9 6 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

Melville, người bị ám ảnh bởi truyền thông, đã và đang tiếp


tục xây dựng hình ảnh trực quan của họ về quá trình được mô
tả dưới đây.

Những phối cảnh vị trí

1. Phối cảnh chất cảm. Sự gia tăng dần dần trong mật độ
chất cảm của một bề mặt khi nó lùi xa một khoảng.
2. Phối cảnh kích thước. Khi một vật thể lùi ra xa, chúng
giảm khoảng cách. (Rõ ràng không được những họa sĩ Ý ở thế
kỉ 12 nhận thức đầy đủ khi áp dụng lên con người.)
3. Phối cảnh tuyến tính. Có thể hầu hết được biết đến
hình thức của phối cảnh trong xã hội phương Tây. Nghệ thuật
Phục Hưng được biết đến nhiều nhất vì sự kết hợp của nó với
thứ-quen-được-gọi là luật phối cảnh. Những đoạn thẳng song
song như ray tàu hay đường cao tốc giao nhau tại một điểm
tụ trên đường chân trời, minh họa loại hình phối cảnh này.

Những phối cảnh thị sai

4. Phối cảnh ống nhòm. Phối cảnh ống nhòm thực hiện
vô thức. Bởi vì nó được cảm nhận, do sự phân tách của hai
mắt, nên mỗi bên hiện một hình ảnh khác nhau. Sự khác biệt
càng rõ ràng hơn ở cự li gần hơn là khoảng cách xa. Nhắm và
mở một mắt rồi thực hiện tương tự với bên còn lại, bạn sẽ thấy
sự khác nhau trong những hình ảnh hiện lên.
5. Phối cảnh chuyển động. Khi một người di chuyển
trong không gian, càng tiến gần một đối tượng đứng yên,
chuyển động biểu kiến của vật càng nhanh. Tương tự, những
Ph ụ l ụ c | 2 9 7

vật di chuyển ở những tốc độ đồng nhất hiện lên như đang
chuyển động chậm đi khi khoảng cách tăng lên.

Những phối cảnh độc lập theo vị trí hay chuy ển của
người quan sát

6. Phối cảnh trên không. Những người chăn nuôi phương


Tây đã từng rất vui với thu nhập từ những tay trưởng giả xa
lạ, cùng những khác biệt cục bộ trong “phối cảnh trên không”.
Số lượng chưa-từng-có những kẻ ngây thơ này sẽ bị đánh
thức và kích thích, khi nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy thứ trông
giống một ngọn đồi, loan báo rằng đó là một buổi sáng đẹp
trời trong veo mà họ dự định đi bộ trước khi ăn sáng. Một số
được khuyên can. Những người khác bỏ qua chỉ khám phá ra
rằng ngọn đồi chỉ gần hơn một chút ở nửa cuối của hành trình
một-giờ-đi-bộ khi họ xuất phát. “Ngọn đồi” được chứng minh
là một ngọn núi từ bất kể vị trí nào cách nó ba đến bảy dặm.
Nó trông như bị giảm qui mô vì hình ảnh từ phối cảnh trên
không không giống. Sự rõ ràng cực kì của không khí khô vùng
núi cao thay đổi phối cảnh trên không, đem tới một ấn tượng
rằng mọi thứ gần hơn cả dặm đường so với thực tế. Từ đây,
chúng tôi tổng kết rằng phối cảnh trên không xuất phát từ
tình trạng sương mù gia tăng và những thay đổi màu sắc vì
không khí loãng. Nó là một vật chỉ thị của khoảng cách, nhưng
không ổn định và đáng tin đáng như một số hình thức phối
cảnh khác.
7. Phối cảnh mờ. Những nhiếp ảnh gia và họa sĩ giống
như những tín đồ của phối cảnh mờ. Hình thức này của nhận
thức không gian thị giác là hiển nhiên khi tập trung và một vật
đặt trước mặt, do đó phông nền phía sau bị mờ. Những vật ở
2 9 8 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

trong một mặt phẳng thị giác khác với mặt phẳng mà mắt tập
trung vào thì sẽ ít rõ ràng hơn.
8. Vị trí bên trên tương đối trong trường nhìn. Trên
boong của một tàu hay trên bình nguyên Kansas và miền
đông Colorado, đường chân trời trông như một đường ngang
tầm mắt. Bề mặt quả đất leo từ chân một người lên ngang
tầm mắt. Người ta đứng cách mặt đất càng xa thì hiệu ứng
này càng rõ. Trong bối cảnh thường ngày, người ta nhìn xuống
đối tượng ở gần và ngẩng lên khi chúng ở xa.
9. Biến đổi cấu trúc bề mặt hoặc khoảng cách tuyến tính.
Một thung lũng phía sau cạnh một vách đá thường trông như
xa hơn bởi sự phá vỡ hoặc sự gia tăng nhanh mật độ chất cảm
bề mặt. Dù đã qua nhiều năm từ lúc trông thấy lần đầu một
vài thung lũng ở Thụy Sĩ, song tôi có thể nhớ lại rõ ràng những
cảm giác kì lạ mà nó sinh ra. Đứng trên gờ cỏ, tôi nhìn xuống
1500 feet bên dưới, nơi có những con đường và nhà cửa của
một ngôi làng. Những lá cỏ rõ ràng ăn vào trường nhìn, mỗi lá
bằng chiều rộng của một ngôi nhà nhỏ.
10. Biến đổi số lượng hình ảnh kép. Nếu ai đó nhìn vào một
điểm ở xa, mọi thứ giữa người nhìn và điểm đó sẽ trông như
nhân đôi. Đứng càng gần, hiệu ứng càng tăng lên. Đứng càng
xa, hiệu ứng càng giảm đi. Độ chuyển là dấu hiệu nhận biết
khoảng cách, độ chuyển gấp thì gần, chuyển mềm thì xa.
11. Biến đổi mức độ chuyển động. Một trong những cách
thích hợp và có thể phụ thuộc của độ sâu cảm giác là chuyển
động khác biệt của những vật thể trong trường nhìn. Những
vật thể đó gần hơn nhiều những vật ở xa. Chúng cũng di
chuyển nhanh hơn, như đã ghi ở mục 5. Nếu hai vật trông như
chồng vào nhau khi chúng không thay đổi vị trí tương đối với
Ph ụ l ụ c | 2 9 9

nhau lúc người nhìn thay đổi vị trí, thì nghĩa là chúng nằm trên
cùng một mặt phẳng hoặc ở quá xa nhau khiến người ta
không cảm thấy được sự thay đổi. Những khán giả qua màn
ảnh nhỏ đã quen thuộc với phối cảnh loại này vì nó xuất hiện
bất kể lúc nào máy quay di chuyển qua không gian theo một
cách tương tự chuyển động của người nhìn.
12. Sự hoàn thiện hoặc tiếp nối của đường bao. Một đặc
trưng của nhận thức độ sâu được phát hiện trong thời chiến
là sự tiếp nối của đường bao. Ngay cả nếu không có chất cảm
khác nhau, không thay đổi hình ảnh kép và không thay đổi
mức độ chuyển động thì cách một vật che khuất (hiện tượng
nhật thực) vật khác xác định liệu một vật trông như ở sau một
vật khác hay không. Ví dụ, nếu đường bao đối tượng bị cắt
đứt bởi quả trình che lấp, việc này sẽ làm một vật xuất hiện
đằng sau vật kia.
13. Những chuyển biến giữa ánh sáng và bóng đổ. Chỉ cần
một biến chuyển hoặc thay đổi chất cảm bề mặt đột ngột của
một đối tượng trong trường thị giác cũng sẽ phát ra tín hiệu
của một mặt dựng hoặc một cạnh, thế nên một biến đổi đột
ngột trong độ sáng sẽ diễn ra như một vết cắt. Những chuyển
biến độ sáng dần dần là phương thức chính của việc cảm nhận
độ dày hoặc độ nổi khối của vật thể.
3 00 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

DANH MỤC THAM KHẢO

ALLEE, WARDER C. The Social Life of Animals. Boston:


Beacon Press, 1958.

AMES, ADELBERT. Xem Kilpatrick.

APPLEYARD, DONALD, LYNCH, KEVIN, and MYER, JOHN R.


The View from the Road. Cambridge: The MIT Press and
Harvard University Press, 1963.

ARIES, PHILIPPE. Centuries of Childhood. New York: Alfred A.


Knopf, 1962.

AUDEN, W. H. "Prologue: The Birth of Architecture." About


the House. New York: Random House, 1965.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 0 1

BAIN, A. D. "Dominance in the Great Tit, Parus Major." Scottish


Naturalist, Vol. 61 (1949), pp. 369-472.

BAKER, A., DAVIES, R. L., and SP/ADON, P. Psychiatric


Services and Architecture. Geneva: World Health
Organization, 1959.

BALINT, MICHAEL. "Friendly Expanses—Horrid Empty


Spaces." International Journal of Psychoanalysis, 1945.

BARKER, ROGER G., and WRIGHT, HERBERT F. Midwest and


Its Children. Evanston: Row, Peterson & Company, 1954.

BARNES, ROBERT D. "Thermography of the Human Body."


Science, Vol. 140 (May 24, 1963), pp. 870-77.

BATESON, GREGORY. "Minimal Requirements for a Theory of


Schizophrenia." AMA Archives General Psychiatry, Vol.
2 (1960), pp. 477-91.

BATESON, GREGORY, with JACKSON, D. D., HALEY, J., and


WEAKLAND, J. H. "Toward a Theory of Schizophrenia."
Behavioral Science, Vol. 1 (1956), pp. 251-64. Phần mô tả
công trình nghiên cứu của Bateson và phần bàn bàn
luận về khái niệm “double bind” của ông xem Don D.
Jackson, "Interactional Psychotherapy," in
Contemporary Psychotherapies, edited by Morris I.
Stein. New York: Free Press of Glencoe, 1961.
3 02 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

BENEDICT, RUTH. Chrysanthemum and the Sword. Boston:


Houghton Mifflin, 1946.

BERKELEY, GEORGE (Bishop Berkeley). A New Theory of


Vision and Other Writings. (Everyman's Library edition)
New York: E. P. Dutton, 1922.

BIRDWHISTELL, RAYMOND, L. Introduction to Kinesics.


Louisville: University of Louisville Press, 1952.

BLACK, JOHN W. "The Effect of Room Characteristics upon


Vocal Intensity and Rate." Journal of Acoustical Society
of America, Vol. 22 (March 1950), pp. 174-76.

BLOOMFIELD, LEONARD. Language. New York: H. Holt &


Company, 1933.

BOAS, FRANZ. Introduction, Handbook of American Indian


Languages. Bureau of American Ethnology Bulletin 40.
Washington, D.C.: Smithsonian Institution, 1911.

o The Mind of Primitive Man. New York: The Macmillan


Company, 1938.

BOGARDUS, E. S. Social Distance. Yellow Springs, Ohio:


Antioch Press, 1959.

BONNER, JOHN T. "HOW Slime Molds Communicate."


Scientific American, Vol. 209, No. 2 (August 1963), pp.
84-86.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 0 3

BRODEY, WARREN. "Sound and Space." Journal of the


American Institute of Architects, Vol. 42, No. 1 (July
1964), pp. 58-60.

BRUNER, JEROME. The Process of Education. Cambridge:


Harvard University Press, 1959.

BUTLER, SAMUEL. The Way of All Flesh. Garden City, N.Y.:


Doubleday & Company, Inc.

CALHOON, S. W., and LUMLEY, F. H. "Memory Span for


Words Presented Auditorially." Journal of Applied
Psychology, Vol. 18 (1934), pp. 773-84.

CALHOUN, JOHN B. "A 'Behavioral Sink,'" in Eugene L. Bliss,


ed., Roots of Behavior. New York: Harper & Brothers,
1962. Ch. 22.

o "Population Density and Social Pathology." Scientific


American, Vol. 206 (February 1962), pp. 139-46.
o "The Study of Wild Animals under Controlled
Conditions." Annals of the New York Academy of
Sciences, Vol. 51 (1950), pp. 113-22.

CANTRIL, HADLEY. See Kilpatrick.

CARPENTER, C. R. "Territoriality: A Review of Concepts and


Problems," in A. Roe and G. G. Simpson, eds., Behavior
and Evolution. New Haven: Yale University Press, 1958.
3 0 4 | Ẩ n sa u kh ô ng gia n

CARPENTER, EDMUND, VARLEY, FREDERICK, and


FLAHERTY, ROBERT. Eskimo. Toronto: University of
Toronto Press, 1959.

CHOMBART DE LAUWE, PAUL. Famille et Habitation. Paris:


Editions du Centre National de la Recherche Scientific,
1959.

o "Le Milieu Social et L'Etude Sociologique des Cas


Individuels." Informations Sociales, Paris, Vol. 2 (1959),
pp. 41-54.

CHRISTIAN, JOHN J. "The Pathology of Overpopulation."


Military Medicine, Vol. 128, No. 7 (July 1963), pp. 571-603.

CHRISTIAN, JOHN L, and DAVIS, DAVID E. "Social and


Endocrine Factors Are Integrated in the Regulation of
Growth of Mammalian Populations." Science, Vol. 146
(December 18, 1964), pp. 1550-60.

CHRISTIAN, JOHN J., with FLYGER, VAGN, and DAVIS,


DAVID E. "Phenomena Associated with Population
Density." Proceedings National Academy of Science,
Vol. 47 (1961), pp. 428-49.

o "Factors in Mass Mortality of a Herd of Sika Deer


(Cervus nippori)." Chesapeake Science, Vol. 1, No. 2
(June 1960), pp. 79-95.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 0 5

DEEVEY, EDWARD S. "The Hare and the Haruspex: A


Cautionary Tale," Yale Review, Winter 1960. DE
GRAZIA, SEBASTIAN. Of Time, Work, and Leisure. New
York: Twentieth Century, 1962.

DELOS SECRETARIAT. "Report of the Second Symposion."


Delos Secretariat, Athens Center of Ekistics, Athens,
Greece (See Watterson).

DORNER, ALEXANDER. The Way Beyond Art. New York:


New York University Press, 1958.

DOXIADIS, CONSTANTTNOS A. Architecture in Transition.


New York: Oxford University Press, 1963.

EIBL-EIBESFELDT, I. "The Fighting Behavior of Animals."


Scientific American, Vol. 205, No. 6 (December 1961),
pp. 112-22.

EINSTEIN, ALBERT. Foreword, Concepts of Space by Max


Jammer. New York: Harper Torch Books, 1960.

ERRINGTON, PAUL. Muskrats and Marsh Management.


Harrisburg: Stackpole Company, 1961.

o Of Men and Marshes. New York: The Macmillan


Company, 1957.
o "Factors Limiting Higher Vertebrate Populations."
Science, Vol. 124 (August 17, 1956), pp. 304-07.
3 0 6 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

o "The Great Horned Owl as an Indicator of Vulnerability


in the Prey Populations." Journal of Wild Life
Management, Vol. 2 (1938).

FRANK, LAWRENCE K. "Tactile Communications." ETC. A


Review of General Semantics, Vol. 16 (1958), pp. 31-97.

FRIED, MARC. "Grieving for a Lost Home," in Leonard J. Duhl,


ed., The Urban Condition. New York: Basic Books, 1963.

FRIED, MARC, with GLEICHER, PEGGY. "Some Sources of


Residential Satisfaction in an Urban Slum." Journal of
the American Institute of Planners, Vol. 27 (1961).

FULLER, R. BUCKMINSTER. Education Automation.


Carbondale: Southern Illinois University Press, 1963.

o No More Secondhand God. Carbondale: Southern


Illinois University Press, 1963.
o Ideas and Integrities. Englewood Cliffs, N.J.:
PrenticeHall, 1963.
o The Unfinished Epic of Industrialization. Charlotte:
Heritage Press, 1963.
o Nine Chains to the Moon. Carbondale: Southern Illinois
University Press, 1963.

GANS, HERBERT. The Urban Villagers. Cambridge: The MIT


Press and Harvard University Press, 1960.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 0 7

GAYDOS, H. F. "Intersensory Transfer in the Discrimination of


Form." American Journal of Psychology, Vol. 69 (1956),
pp. 107-10.

GELDARD, FRANK A. "Some Neglected Possibilities of


Communication." Science, Vol. 131 (May 27, 1960), pp.
1583-88.

GrosoN, JAMES J. The Perception of the Visual World.


Boston: Houghton Mifflin, 1950.

"Observations on Active Touch." Psychological Review, Vol.


69, No. 6 (November 1962), pp. 477-91.

"Ecological Optics," Vision Research, Vol. 1 (1961), pp. 253-62.


Printed in Great Britain by Pergamon Press.

"Pictures, Perspective and Perception." Daedalus, Winter


1960.

GIEDION, SIGFRTED. The Eternal Present: The Beginnings of


Architecture, Vol. II. New York: Bollingen Foundation,
Pantheon Books, 1962.

GILLIARD, E. THOMAS. "Evolution of Bowerbirds." Scientific


American, Vol. 209, No. 2 (August 1963), pp. 38-46.

o "On the Breeding Behavior of the Cock-of-the-Rock


(Aves, Rupicola rupicola)." Bulletin of the American
Museum of Natural History, Vol. 124 (1962).
3 0 8 | Ẩ n sa u k hô ng gia n

GLAZER, NATHAN, and MOYNEHAN, DANIEL PATRICK.


Beyond the Melting Pot. Cambridge: The MIT Press and
the Harvard University Press, 1963.

GOFFMAN, ERVTNG. Behavior in Public Places. New York:


Free Press of Glencoe, 1963.

o Encounters. Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1961.

The Presentation of Self in Everyday Life. Garden City, N.Y.:


Doubleday & Company, Inc., 1959.

GOLDFINGER, ERNO. "The Elements of Enclosed Space."


Architectural Review, January 1942, pp. 5-9.

o "The Sensation of Space. Urbanism and Spatial Order."


Architectural Review, November 1941, pp. 129-31.

GROSSER, MAURICE. The Painter's Eye. New York: Rinehart


& Company, 1951.

GRUEN, VICTOR. The Heart of Our Cities. New York: Simon


and Schuster, 1964.

GUTKTND, E. H. The Twilight of Cities. New York: Free Press


of Glencoe, 1962.

HALL, EDWARD T. The Silent Language. Garden City, N.Y.:


Doubleday & Company, Inc., 1959.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 0 9

o "Adumbration in Intercultural Communication." The


Ethnography of Communication, Special Issue,
American Anthropologist, Vol. 66, No. 6, Part II
(December 1964), pp. 154-63.

"Silent Assumptions in Social Communication." Disorders of


Communication, Vol. XLH, edited by Rioch and
Weinstein. Research Publications, Association for
Research in Nervous and Mental Disease, Baltimore:
Williams and Wilkins Company, 1964.

"A System for the Notation of Proxemic Behavior." American


Anthropologist, Vol. 65, No. 5 (October 1963), pp. 1003-
26.

"Proxemics—A Study of Man's Spatial Relationships," in I.


Oaldston, ed., Man's Image in Medicine and
Anthropology. New York: International Universities
Press, 1963.

"Quality in Architecture—An Anthropological View." Journal


of the American Institute of Architects, July 1963.

"The Madding Crowd." Landscape, Fall 1962.

"The Language of Space." Landscape, Fall 1960.

HARTMAN, CHESTER W. "Social Values and Housing


Orientations." Journal of Social Issues, January 1963.
3 10 | Ẩ n sau kh ông g ia n

HEDIGER, H. Studies of the Psychology and Behavior of


Captive Animals in Zoos and Circuses. London:
Butterworth & Company, 1955.

o Wild Animals in Captivity. London: Butterworth &


Company, 1950.
o "The Evolution of Territorial Behavior," in S. L.
Washburn, ed., Social Life of Early Man. New York:
Viking Fund Publications in Anthropology, No. 31
(1961).

HELD, RICHARD, and FREEDMAN, S. J. "Plasticity in Human


Sensory Motor Control." Science, Vol. 142 (October 25,
1963), pp. 455-62.

HESS, ECKHARD H. "Pupil Size as Related to Interest Value of


Visual Stimuli." Science, Vol. 132 (1960), pp. 349-50.

HINDE, R. A., and TINBERGEN, NIKO. "The Comparative Study


of Species—Specific Behavior," in A. Roe and G. G.
Simpson, eds., Behavior and Evolution. New Haven: Yale
University Press, 1958.

HOCKETT, CHARLES F., and ASHER, ROBERT. "The Human


Revolution." Current Anthropology, Vol. 5, No. 3 (June
1964).

HOWARD, H. E. Territory in Bird Life. London: Murray, 1920.


Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 11

HUGHES, RICHARD. A High Wind in Jamaica. New York: New


American Library, 1961.

ITTELSON, WILLIAM H. See Kilpatrick.

IZUMI, K. "An Analysis for the Design of Hospital Quarters for


the Neuropsychiatric Patient." Mental Hospitals
(Architectural Supplement), April 1957.

JACOBS, JANE. The Death and Life of Great American Cities.


New York: Random House, 1961.

Joos, MARTIN. "The Five Clocks." International Journal


American Linguistics, April 1962.

KAFKA, FRANZ. The Trial. New York: Alfred A. Knopf, 1948.

KAWABATA, YASUNARI. Snow Country. New York: Alfred A.


Knopf, 1957.

KEENE, DONALD. Living Japan. Garden City, N.Y.: Doubleday


& Company, Inc., 1959.

KEPES, GYORGY. The Language of Vision. Chicago: Paul


Theobald, 1944.

KILPATRICK, F. P. Explorations in Transactional Psychology.


New York: New York University Press, 1961. Contains
articles by Adelbert Ames, Hadley Cantril, William
3 12 | Ẩ n sau kh ông g ia n

Ittelson, F. P. Kilpatrick, and other transactional


psychologists.

KLLNG, VINCENT. "Space: A Fundamental Concept in


Design," in C. Goshen, ed., Psychiatric Architecture.
Washington, D.C.: American Psychiatric Association,
1959.

KROEBER, ALFRED. An Anthropologist Looks at History,


edited by Theodora Kroeber. Berkeley: University of
California Press, 1963.

LA BARRE, WESTON. The Human Animal. Chicago: University


of Chicago Press, 1954.

LANGER, WILLIAM L. "The Black Death." Scientific American,


Vol. 210, No. 2 (February 1964), pp. 114-21.

LEONTIEV, A. N. "Problems of Mental Development." Moscow,


USSR: RSFSR Academy of Pedagogical Sciences, 1959.
{Psychological Abstracts, Vol. 36, p. 786.)

LEWTN, KURT, LDPPIT, RONALD, and WHITE, RALPH K.


"Patterns of Aggressive Behavior in Experimentally
Created 'Social Climates.'" Journal of Social Psychology,
SPSSI Bulletin, Vol. 10 (1939), pp. 271-99.

LISSMAN, H. W. "Electric Location by Fishes." Scientific


American, Vol. 208, No. 3 (March 1963), pp. 50-59.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 13

LONDON COUNTY COUNCIL. Administrative County of


London Development Plan. First Review 1960. London:
The London County Council, 1960.

LORENZ, KONRAD. Das Sogenannte Bose; Zur


Naturgeschichte der Aggression. (The biology of
aggression.) Vienna: Dr. G. Borotha-Schoeler Verlag,
1964.

o Man Meets Dog. Cambridge: Riverside Press, 1955.


o King Solomon's Ring. New York: Crowell, 1952.
o "The Role of Aggression in Group Formation," in
Schaffner, ed., Group Process. Transactions of the
fourth conference sponsored by Josiah Macy, Jr.,
Foundation. Princeton: 1957.

LYNCH, KEVIN. The Image of the City. Cambridge: The MIT


Press and Harvard University Press, 1960.

MCBRIDE, GLEN. A General Theory of Social Organization


and Behavior. St. Lucia, Australia: University of
Queensland Press, 1964.

MCCULLOCH, WARREN S. "Teleological Mechanisms." Annals


of the New York Academy of Sciences, Vol. 50, Art. 9
(1948).

MCCULLOCH, WARREN S., and PITTS, WALTER. "HOW We


Know Universals, the Perception of Auditory and Visual
3 14 | Ẩ n sau kh ôn g g ia n

Forms." Bulletin of Mathematical Biophysics, VoL 9


(1947), pp. 127-47.

Mc HARG, IAN. "Man and His Environment," in Leonard J.


Duhl, ed., The Urban Condition. New York: Basic Books,
1963.

MCLUHAN, MARSHALL. Understanding Media. New York:


McGraw-Hill, 1964.

o The Gutenberg Galaxy. Toronto: University of Toronto


Press, 1963.

MATORE, GEORGES. L'Espace Humain. L'expression de


Yespace dans la vie, la pensie et Vart contemporains.
Paris: Editions La Colombe, 1961.

MEAD, MARGARET, and METRAUX, RHODA. The Study of


Culture at a Distance. Chicago: University of Chicago
Press, 1953.

MOHOLY-NAGY, LASZLO. The New Vision. New York:


Wittenborn, Schultz, 1949.

MONTAGU, ASHLEY. The Science of Man. New York: Odyssey


Press, 1964.

MOWAT, FARLEY. Never Cry Wolf. Boston: Atlantic Monthly


Press. Little, Brown, 1963.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 1 5

MUMFORD, LEWIS. The City in History. New York: Harcourt,


Brace, 1961.

NORTHRUP, F. S. C. Philosophical Anthropology and Practical


Politics. New York: The Macmillan Company, 1960.

OSMOND, HUMPHRY. "The Relationship Between Architect


and Psychiatrist," in C. Goshen, ed., Psychiatric
Architecture. Washington, D.C.: American Psychiatric
Association, 1959.

o "The Historical and Sociological Development of


Mental Hospitals," in C. Goshen, ed., Psychiatric
Architecture. Washington, D.C.: American Psychiatric
Association, 1959.
o "Function as the Basis of Psychiatric Ward Design."
Mental Hospitals (Architectural Supplement), April
1957, pp. 23-29.

PARKES, A. S., and BRUCE, H. M. "Olfactory Stimuli in


Mammalian Reproduction." Science, Vol. 134 (October
13, 1961), pp. 1049-54.

PIAGET, JEAN, and INHELDER, BARBEL. The Child's Concept


of Space. London: Routledge & Kegan Paul, 1956.

PORTMANN, ADOLF. Animal Camouflage. Ann Arbor:


University of Michigan Press, 1959.
3 1 6 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

RATCLIFFE, H. L., and SNYDER, ROBERT L. "Patterns of


Disease, Controlled Populations, and Experimental
Design." Circulation, Vol. XXVI (December 1962), pp.
1352-57.

REDFIELD, ROBERT, and SINGER, MELTON. "The Cultural


Role of Cities," in Margaret Park Redfield, ed., Human
Nature and the Study of Society, VoL 1. Chicago:
University of Chicago Press, 1962.

RICHARDSON, JOHN. "Braque Discusses His Art" Realitis,


August 1958, pp. 24-31.

ROSENBLITH, WALTER A. Sensory Communication. New


York: The MIT Press and John Wiley & Sons, 1961.

ST.-EXUPERY, ANTOINE DE. Flight to Arras. New York:


Reynal and Hitchcock, 1942.

o Night Flight. New York: Century Printing Company,


1932.

SAPIR, EDWARD. Selected Writings of Edward Sapir in


Language, Culture and Personality. Berkeley: University
of California Press, 1949.

"The Status of Linguistics as a Science." Language, Vol. 5


(1929), pp. 209-10.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 17

SCHAFER, WDLHELM. Der kritische Raum und die kritische


Situation in der tierischen Sozietdt. Frankfurt: Kramer,
1956.

SEARLES, HAROLD. The Non-Human Environment. New


York: International Universities Press, 1960.

SEBEOK, T. "Evolution of Signaling Behavior." Behavioral


Science, July 1962, pp. 430-42.

SELYE, HANS. The Stress of Life. New York: McGraw-Hill,


1956.

SHOEMAKER, H. "Social Hierarchy in Flocks of the Canary."


The Auk, Vol. 56: pp. 381-406.

SINGER, MILTON. "The Social Organization of Indian


Civilization." Diogenes, Spring 1964.

SMITH, CHLOETHIEL W. "Space." Architectural Forum,


November 1948.

SMITH, KATHLEEN, and SINES, JACOB O. "Demonstration of


a Peculiar Odor in the Sweat of Schizophrenic Patients."
AM A Archives of General Psychiatry, Vol. 2 (February
1960), pp. 184-88.

SNOW, CHARLES PERCY. The Two Cultures and the


Scientific Revolution. Cambridge, England: Cambridge
University Press, 1959.
3 1 8 | Ẩ n sa u kh ôn g g ia n

SNYDER, ROBERT. "Evolution and Integration of Mechanisms


that Regulate Population Growth." National Academy of
Sciences, Vol. 47 (April 1961), pp. 449-55.

SOMMER, ROBERT. "The Distance for Comfortable


Conversation: A Further Study." Sociometry, Vol. 25
(1962).

o "Leadership and Group Geography." Sociometry, Vol.


24 (1961).
o "Studies in Personal Space," Sociometry, VoL 22
(1959).

SOMMER, ROBERT, and Ross, H. "Social Interaction on a


Geriatric Ward." International Journal of Social
Psychology, Vol. 4 (1958), pp. 128-33.

SOMMER, ROBERT, and WHITNEY, G. "Design for


Friendship." Canadian Architect, 1961.

SOUTHWICK, CHARLES H. "Peromyscus leucopus: An


Interesting Subject for Studies of Socially Induced
Stress Responses." Science, Vol. 143 (January 1964), pp.
55-56.

SPENGLER, OSWALD. The Decline of the West. 2 vols. New


York: Alfred A. Knopf, 1944.
Da n h m ụ c tha m k h ả o | 3 1 9

THTEL, PHILIP. "A Sequence-Experience Notation for


Architectural and Urban Space." Town Planning Review,
April 1961, pp. 33-52.

THOREAU, HENRY DAVID. Walden. New York: The Macmillan


Company, 1929.

Time MAGAZINE. "NO Place Like Home," July 31, 1964, pp. 11-
18.

TINBERGEN, NIKO. Curious Naturalists. New York: Basic


Books, 1958.

o "The Curious Behavior of the Stickleback." Scientific


American, Vol. 187, No. 6 (December 1952), pp. 22-26.

TRAGER, GEORGE L., and BLOCH, BERNARD. Outline of


Linguistic Analysis. Baltimore: Linguistic Society of
America, 1942.

TRAGER, GEORGE L., and SMITH, HENRY LEE, JR. An Outline


of English Structure. Norman: Battenburg Press, 1951.

TWAIN, MARK (SAMUEL L. CLEMENS). "Captain Stormfield'S


Visit to Heaven," in Charles Neider, ed., The Complete
Mark Twain. New York: Bantam Books, 1958.

WARD, BARBARA. "The Menace of Urban Explosion." The


Listener, Vol. 70, No. 1807 (November 14, 1963), pp.
78587. London: British Broadcasting Corporation.
3 20 | Ẩ n sa u kh ôn g gia n

WATTERSON, JOSEPH. "Delos II. The Second Symposion to


Explore the Problems of Human Settlements." Journal
of the American Institute of Architects, March 1965, pp.
4753.

WEAKLAND, J. H., and JACKSON, D. D. "Patient and


Therapist Observations on the Circumstances of a
Schizophrenic Episode." AM A Archives Neurology and
Psychiatry, Vol. 79 (1958), pp. 554-75.

You might also like